Đề tài Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần In Quảng Bình

Qua quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần In Quảng Bình đã có những bước tiến lớn và đem lại những thành tựu đáng kể, đang dần khẳng định vị thế của mình trong tỉnh cũng như trong cả nước. Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế luôn mang lại những cơ hội, nhưng đồng thời cũng không ít rủi ro thách thức cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó công ty cần nhận thức được tầm quan trọng và thiết yếu của công tác phân tích tài chính. Thông qua phân tích tài chính người lãnh đạo có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị, từ đó có hướng giải quyết, những chính sách kinh tế - tài chính đúng đắn; cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, quyết định đầu tư vào công ty mình; là cơ sở quan trọng để các nhà tín dụng, các nhà cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn trong quá trình cho vay, đồng thời cung cấp thông tin cho nhân viên về tình hình hoạt động, hiệu quả của công ty để kích thích nhân viên gắn bó, cống hiến cùng sự phát triển và phồn thịnh của doanh nghiệp. Chính vì thế, công tác phân tích tài chính tại công ty là nhu cầu cấp thiết hiện nay.

pdf97 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1612 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính tại Công ty Cổ Phần In Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hàng tồn kho Trđ 61.141 58.621 64.727 (2.520) (4,12) 6.106 10,42 3. Tài sản ngắn hạn Trđ 176.496 177.666 248.937 1.170 0,66 71.271 40,12 4. Nợ ngắn hạn Trđ 102.864 112.414 139.748 9.550 9,28 27.334 24,32 5. EBIT Trđ 54.953 54.514 71.871 (439) (0,80) 17.357 31,84 6.Chi phí lãi vay Trđ 1.503 3.539 2.903 2.036 135,46 (636) (17,97) 7. Tổng tài sản Trđ 274.489 341.106 397.804 66.617 24,27 56.698 16,62 8. Tổng nợ phải trả Trđ 102.865 117.414 139.783 14.549 14,14 22.369 19,05 9. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát [(9)=(7)/(8)] Lần 2,67 2,91 2,85 0,24 8,87 (0,06) (2,04) 10. Khả năng thanh toán hiện thời [(10)=(3)/(4)] Lần 1,72 1,58 1,78 (0,14) (7,89) 0,20 12,71 11. Hệ số khả năng thanh toán nhanh [(11)=(3-2)/(4)] Lần 1,12 1,06 1,32 (0,06) (5,57) 0,26 24,47 12.Khả năng thanh toán lãi vay [(12)=(5)/(6)] Lần 36,56 15,40 24,76 (21,16) (57,87) 9,35 60,72 (Nguồn: Xử lý số liệu ) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 63 Lớp: ĐH Kế toán K54  Hệ số khả năng thanh toán tổng quát Biểu đồ 2.7: Biến động khả năng thanh toán tổng quát giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu ) Hệ số phản ánh một đồng nợ của doanh nghiệp đảm bảo bao nhiêu đồng tài sản, chỉ tiêu chỉ tiêu này này càng lớn thì khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp càng lớn, ngược lại nếu tỷ số này càng nhỏ thì phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn, mất dần khả năng thanh toán, dẫn đến nguy cơ phá sản. Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.7 ta thấy, hệ số khả năng thanh toán toán tổng quát của doanh nghiệp năm 2014 là 2,91 lần, giá trị này tăng lên 0,24 lần, tương ứng tăng lên 8,87% so với năm 2013 ở mức 2,67 lần. Trong năm 2015 là 2,85 lần giảm 2,04% so với năm 2014, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản cao hơn tốc độ tăng của tổng nợ phải trả. Nhìn chung trong giai đoạn 2013 – 2015 tổng tài sản của doanh nghiệp có thể sử dụng để trả nợ khá cao, tăng qua các năm, vì thế khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp được đảm bảo điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp cao, thừa khả năng thanh toán, qua số liệu này nói lên tình hình kinh doanh và hoạt động của doanh nghiệp rất khả quan và hiệu quả. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 64 Lớp: ĐH Kế toán K54  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Biểu đồ 2.8: Biến động hệ số khả năng thanh toán hiện thời giai đoạn 2013 - 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu ) Khả năng thanh toán hiện thời nó cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để có thể thanh toán. Qua bảng 2.8, biểu đồ 2.8 ta thấy, khả năng thanh toán hiện thời có nhiều biến động. Cụ thể là năm 2013 hệ số này ở mức 1,72 lần, năm 2014 hệ số này có xu hướng giảm 0,14 lần tương ứng giảm 7,89%, nguyên nhân là do trong năm 2014 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên làm cho tỷ số này giảm. Sang năm 2015 thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời tăng lên mức là 1,78 lần, so với năm 2014 ở mức 1,58 lần tương ứng mức 0,2 lần, tương ứng tăng 12,71%. Qua quá trình phân tích ta thấy, hệ số này có nhiều biến động, giảm trong năm 2014 và tăng lên trong năm 2015, trong các năm thì chỉ tiêu này lớn hơn 1 nên khả năng thanh toán thanh toán hiện thời tốt nhưng tỷ trọng các khoản phải thu chiếm chủ yếu trong tài sản ngắn hạn nên khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn thấp, và gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình trả nợ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 65 Lớp: ĐH Kế toán K54  Hệ số khả năng thanh toán nhanh 115,355 119,045 184,210 102,864 112,414 139,748 1.12 1.06 1.32 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 - 50,000 100,000 150,000 200,000 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TSNH - HTK ( triệu đồng) Nợ ngắn hạn ( triệu đồng) hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần) Biểu đồ 2.9: Biến động hệ số khả năng thanh toán nhanh giai đoạn 2013 - 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu ) Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đã loại trừ ảnh hưởng của hàng tồn kho, (đây là khoản mục có có tính thanh khoản kém nên mất nhiều thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể trả nợ). Vì thế hệ số này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dể chuyển thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Qua bảng 2.8, biểu đồ 2.9 ta thấy, năm 2014 đạt mức 1,06 lần giảm 5,57% so với năm 2013 ở mức là 1,12 lần, nguyên nhân là do nợ ngắn hạn tăng lên; tài sản ngắn hạn tăng và hàng tồn kho giảm nhưng tốc độ tăng của TSNH – HTK thấp hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên làm cho hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm. Năm 2015 so với năm 2014 thì hệ số này tăng lên 24,47%, năm 2015 đạt 1,32 lần. Qua quá trình phân tích cho thấy doanh nghiệp có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn đã loại trừ yếu tố hàng tồn kho cao, doanh nghiệp không phụ thuộc quá trình trả nợ nhiều vào hàng tồn kho, tình hình tài chính của công ty khá tốt, khá mạnh, đó là một tín hiệu đáng mừng, công ty nên có chính sách phát huy lợi thế này và ổn định tài chính để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kinh doanh để trả lãi cho khoản mà công ty đã vay. Chỉ tiêu này được các nhà cung cấp tín dụng quan tâm hàng đầu nh m đánh giá khả năng trả lãi vay của đơn vị, làm căn cứ ra quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 66 Lớp: ĐH Kế toán K54 Biểu đồ 2.10: Biến động khả năng thanh toán lãi vay giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu ) Qua bảng 2.8 và biểu đồ 2.10 ta ta thấy, khả năng thanh toán lãi vay của công ty có nhiều biến động, cụ thể là năm 2014 ở mức 15,4 lần giảm xuống 21,16 lần, tương ứng giảm 57,87% so với năm 2013 là 36,5 lần, nguyên nhân là do EBIT có giảm và giảm không đáng kể còn chi phí lãi vay tăng quá mạnh, tăng 135,46% năm 2014 so với năm 2013, do trong năm 2014 doanh nghiệp có vay dài hạn nên làm cho chi phí lãi vay tăng cao. Và hệ số này tăng lên 24,76 lần trong năm 2015, tăng lên mức 60,72% so với năm 2014, do EBIT tăng lên 31,84%, và chi phí lãi vay giảm 17,97% làm cho khả năng thanh toán lãi vay tăng. Qua quá trình phân tích trong giai đoạn 2013 – 2015 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn vay hiệu quả, dù tỷ trọng nợ vay nhỏ so với tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng khả năng trả lãi vay cao, doanh nghiệp cần có chính sách để duy trì ổn định khả năng thanh toán lãi vay ở mức này và xem xét đi vay để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.  Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH Hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH cho biết khả năng biến đổi thành tiền của TSNH trong công ty tại thời điểm phân tích. Chỉ tiêu này cao, chứng tỏ khả năng chuyển đổi thành tiền lớn dẫn đến tình trạng thanh toán dồi dào và ngược lại, khi chỉ tiêu này quá nhỏ khả năng chuyển đổi kém sẽ gây áp lực tài chính trong quá trình đi tìm kiếm nguồn thanh toán. Biểu đồ 2.11 ta ta thấy, hệ số này còn ở mức thấp 0,162 lần ở năm 2014 giảm xuống 10,93% so với năm 2013 là 0,18 lần. Năm 2015 hệ số này là 0,17 lần tăng lên 5,52% so với năm 2014. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 67 Lớp: ĐH Kế toán K54 Biểu đồ 2.11: Biến động hệ số khả năng chuyển đổi thành tiền của TSNH giai đoạn 2013 – 2015 ( Nguồn: Xử lý số liệu ) Qua quá trình phân tích cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của tài sản ngắn hạn trong giai đoạn 2013 – 2015 của công ty chậm, khả năng thanh toán b ng tiền mặt của doanh nghiệp thấp, gây áp lực cho doanh nghiệp trong quá trình thanh toán. Doanh nghiệp cần rà soát lại tài sản ngắn hạn, để nâng cao hiệu quả thanh toán cho khách hàng, tạo sự tin tưởng đối với đối tác và nhà cung cấp. 1.3.3.4. Phân tích tình hình biến động cơ cấu vốn của công ty giai đoạn 2013 - 2015 Bảng 2.9. Tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 +/- % +/- % 1. Tài sản ngắn hạn Trđ 176.496 177.668 248.936 1.172 0,66 71.268 40,11 2. Nợ phải trả Trđ 102.865 117.414 139.783 14.549 14,14 22.369 19,05 3. Vốn chủ sở hữu Trđ 171.624 223.692 258.021 52.068 30,34 34.329 15,35 4. Tổng TS ( Tổng NV) Trđ 274.489 341.106 397.804 66.617 24,27 56.698 16,62 5. D/A [(5) = (2)/(4)] % 37,48 34,42 35,14 (3,05) (8,15) 0,72 2,08 6. D/E [(6)=(2)/(3)] % 59,94 52,49 54,18 (7,45) (12,43) 1,69 3,21 ( Nguồn: Xử lý số liệu ) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 68 Lớp: ĐH Kế toán K54  Tỷ suất nợ trên tổng nguồn vốn Năm 2014 so với năm 2013 tỷ suất nợ trên tổng nguồn vốn giảm 8,15% đó là số tài sản được tài trợ b ng vốn vay giảm, và tỷ trọng dưới 50% khả năng trả nợ của công ty tương đối tốt. Năm 2015 so với năm 2014 D/A tăng lên 2,08%. Điều này các chủ nợ và các nhà cho vay rất thích, nhưng các cổ đông lại không thích về điều này, nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh.  Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Theo bảng 2.9 cho ta thấy, tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu có nhiều biến động, cụ thể là: Năm 2014 là 52,49% so với năm 2013 ở mức 59,94%, D/E giảm 12,43%, năm 2015 là 54,18% tăng lên 3,21% so với năm 2014. Qua quá trình phân tích ta thấy tài sản doanh nghiệp tài trợ chủ yếu là vốn chủ sở hữu, ít gặp khó khăn về tài chính trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có nhiều ưu điểm như là áp lực trả nợ tăng lên, tạo động lực doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn để kinh doanh có hiệu quả hơn; và giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vậy trong thời gian tới doanh nghiệp cần đánh giá lại khả năng tài chính của mình, xem xét ưu điểm của việc đi vay để có chính sách điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý và có lợi cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. 1.3.3.5. Phân tích khả năng sinh lời tại công ty Cổ phần In Quảng Bình Bảng 2.10: Tình hình khả năng sinh lời tại công ty giai đoạn 2013 – 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 +/- % +/- % 1. LNST Trđ 42.427 46.284 58.999 3.857 9,09 12.715 21,55 2. Doanh thu thuần Trđ 560.700 627.523 762.976 66.823 11,92 135.453 17,75 3. TS BQ Trđ 274.489 341.105 397.805 66.616 24,27 56.700 14,25 4. VCSH BQ Trđ 171.624 223.691 258.021 52.067 30,34 34.330 13,31 5. Đòn bẫy tài chính [(9)=(3)/(4)] Lần 1,60 1,52 1,54 (0,07) (4,66) 0,22 1,09 6. ROS [(5)=(1)/(2)] % 7,57 7,38 7,73 (0,19) (2,53) 0,36 4,62 7. ROA [(6)=(1)/(3)] % 15,46 13.57 14.83 (1.89) (12,21) 1.26 8,51 8. ROE [(7)=(1)/(4)] % 24,72 20,69 22,87 (4,03) (16,30) 2,17 9,51 (Nguồn: Xử lý số liệu) Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 69 Lớp: ĐH Kế toán K54  Tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu (ROS) Biểu đồ 2.12: Biến động tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu) ROS cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu thuần. Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.12 cho ta thấy, ROS của công ty năm 2014 đạt 7,38%, điều này cho biết cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì công ty thu được 7,38 đồng lợi nhuận. Công ty muốn có nhiều lợi nhuận thì càng phải thúc đẩy hoạt động tiêu thụ đồng thời cắt giảm các loại chi phí khác. Song chỉ tiêu này giảm 0,19 đồng, tương ứng giảm 2,53% so với năm 2013. Nguyên nhân của việc giảm này là do năm 2014 tốc độ tăng của Doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của LNST, do doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn và chi phí lãi vay tăng 135,46% làm cho chi phí tăng và làm giảm LNST song ảnh hưởng của lạm phát và kinh tế toàn cầu phục hồi sau suy thoái do vậy làm cho ROS sụt giảm. Năm 2015 so với năm 2014 tỷ suất này tăng 0,36% và tương ứng với tốc độ tăng là 4,62%. Do sự cố gắng nổ lực của công ty trong quá trình đưa nhân tố LNST và doanh thu thuần tăng lên. Qua quá trình phân tích, trong giai đoạn 2013 – 2015 ROS có nhiều biến động, trong những năm tới công ty cần có các chính sách để kiểm soát tốt hơn nữa về các khoản chi phí, đồng thời kích thích nâng cao năng suất lao động, mở rộng, tìm kiếm các cơ hội hợp tác làm ăn để gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 70 Lớp: ĐH Kế toán K54  Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Biểu đồ 2.13: Biến động tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu) ROA cho biết một đồng tài sản của doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này càng cao thể hiện trình độ sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Qua bảng 2.9 và biểu đồ 2.13 cho ta thấy, ROA giai đoạn 2013 -2015 có nhiều biến động, cụ thể năm 2014 tỷ số này đạt mức 13,57% tức là cứ 100 đồng TS BQ thì tạo ra 13,57 đồng LNST và giảm 1,89 đồng so với năm 2013 tương ứng giảm 12,21%, nguyên nhân là do công ty đầu tư nhiều máy móc thiết bị để mở rộng hoạt động kinh doanh nên làm cho tốc độ tăng của tài sản bình quân lớn hơn tốc độ tăng của LNST. Và chỉ tiêu này tăng trong năm 2015 đạt mức 14,83%, nhưng thấp hơn năm 2013, so với năm 2014 thì tăng lên 8,51%, do doanh thu thuần tăng nên làm cho LNST tăng lên và tài sản cũng tăng lên với tốc độ tăng chậm hơn so với lợi nhuận sau thuế nên làm cho tỷ số ROA tăng lên. Ta thấy r ng, ROA giảm trong năm 2014 và tăng lên năm 2015 thể hiện doanh nghiệp sử dụng và quản lý tài sản tốt hơn, hiệu quả hơn. Để phân tích sâu hơn, về khả năng sinh lời của một đồng tài sản mà công ty sử dụng dưới sự phản ánh cụ thể của những bộ phận như: tài sản, chi phí và doanh thu nào thì tác giả xin sử dụng mô hình Dupont. Đồng thời xem xét chúng trong mối quan hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra, cụ thể như sau: ROA = LNST = LNST x Doanh thu thuần TSBQ Doanh thu thuần TSBQ Hay: Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 71 Lớp: ĐH Kế toán K54 Bảng 2.11: Tình hình biến động tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 +/- % +/- % 1. ROS % 7,57 7,38 7,73 (0,19) (2,53) 0,36 4,62 2. Số vòng quay tài sản Vòng 2,04 1,84 1,92 (0,2) (9,8) 0,08 4,35 3. ROA % 15,46 13,57 14,83 (1.89) (12,21) 1.26 8,51 (Nguồn: Xử lý số liệu) Bảng 2.10 cho ta thấy, ROA chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là ROS và số vòng quay của tài sản. Muốn đẩy nhanh ROA thì phải có các biện pháp nh m nâng cao hiệu quả của từng nhân tố. Ta tiến hành phân tích như sau: - ROA năm 2013 ROA (2013) = 42.427 x 560.700 560.700 274.489 15,46% = 7,57% x 2,04 - ROA năm 2014 ROA (2014) = 46.284 x 627.523 627.523 341.105 13,57% = 7,38% x 1,84 - ROA năm 2015 ROA (2015) = 58.999 x 762.976 762.976 397.805 14,83% = 7,73% x 1,92 Như vậy ta ta thấy, ROA năm 2014 giảm so với năm 2013 là 1,89%, tương đương giảm 12,21% nguyên nhân là do: - ROS của công ty năm 2014 so với năm 2013 giảm 2,53%, do tốc độ tăng của LNST (9,09%) nhỏ hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần (11,92%) làm cho tỷ số ROA = ROS x Số vòng quay tài sản Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 72 Lớp: ĐH Kế toán K54 ROA giảm, chứng tỏ chi phí của công ty còn lớn, và công tác quản lý chi phí chưa hiệu quả,nên chi phí cũng tác động làm giảm ROA. - Vòng quay của tài sản cũng giảm 9,8 vòng năm 2014 so với năm 2013, nguyên nhân là do doanh nghiệp không khai thác hiệu quả các tài sản, và doanh nghiệp vậy nên các tài sản hoạt động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến tỷ số ROA. Năm 2015 ROA đạt mức 14,83% tức tăng lên 8,51% so với năm 2014 đạt nguyên nhân là do: - ROS của hai năm này tăng lên 4,62%, nguyên nhân là do doanh nghiệp có biện pháp siết chặt, cắt giảm và quản lý chặt chẽ hơn về chi phí, cần tích cực phát huy hơn nữa. Nên đồng thời nó tác động làm ROS tăng lên. - Số vòng quay tài sản của công ty năm 2015 tăng so với năm 2014 là 4,35 vòng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vận động và luân chuyển nhanh, cần được nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong các bộ phận của công ty để góp phần nâng cao ROA thông qua nhân tố này. Qua quá trình phân tích ta thấy, ROA của công ty có nhiều biến động, công ty cần phải nâng cao hơn nữa quá trình sản xuất, và sử dụng hiệu quả, tăng năng suất các tài sản, nâng cao năng suất của người lao động, giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận để tăng sức sinh lời của đồng vốn.  Đòn bẩy tài chính Biểu đồ 2.14: Biến động đòn bẩy tài chính giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu) Đòn bẫy tài chính được xem xét dưới gốc độ mối quan hệ giữa TS BQ và VCSH BQ. Từ kết quả bảng 2.9, biểu đồ 2.14 ta thấy, đòn bẫy tài chính có sự biến động trong ba năm, và gia trị thấp cụ thể là: Năm 2014 tỷ số này ở mức là 1,52 lần tức là một đồng vốn chủ sở hữu tài trợ cho 1,52 đồng tài sản, và giảm 0,07 đồng so với năm 2013 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 73 Lớp: ĐH Kế toán K54 ở mức 1,6 lần, và tăng lên 1,54 lần trong năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 0,22 lần, tương ứng tăng 1,09%. Qua quá trình phân tích đòn bẩy tài chính trong giai đoạn 2013 – 2015 ta thấy, trong năm 2014 thì doanh nghiệp khả năng tự chủ được về nguồn vốn chủ sở hữu và tăng vay nợ vào năm 2015. Doanh nghiệp nên xem xét, đánh giá về lợi ích của việc đi vay nợ nhiều hơn để làm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi trong nguồn vốn vay hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) . Biểu đồ 2.15: Biến động tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty giai đoạn 2013 – 2015 (Nguồn: Xử lý số liệu) Trong ba chỉ tiêu sinh lời của công ty thì ROE được các nhà quan tâm nhiều nhất, chỉ tiêu này cho biết họ bỏ ra 100 đồng vốn thì sẽ thu lại bao nhiêu đồng LNST. ROE càng cao thì chứng tỏ sử dụng vốn của các nhà đầu tư có hiệu quả và ngược lại. Qua bảng 2.9 ta ta thấy, ROE qua các năm có nhiều biến động, cụ thể là năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt mức 20,69% nghĩa là cứ 100 đồng vốn của nhà đầu tư tạo ra được 20,69 đồng LNST và giảm 4,03 đồng so với năm 2013, tương ứng giảm 16,3%. Năm 2015 so với năm 2014 thì tỷ số ROE tăng lên 9,51%. Năm 2013 ROE là 24,72% rất cao, gần gấp đôi so với lãi suất ngân hàng là 13%/năm [9]. Năm 2014 tỷ suất ROE ở mức 20,69% so với lãi suất ngân hàng là 7,5% , ROE rất cao, cao gần gấp ba lần lãi suất ngân hàng. Năm 2015 là 22,87% rất cao so với lãi suất ngân hàng là 6,5%/năm. Qua quá trình phân tích ta thấy tỷ số ROE có nhiều biến động, mặc dù giảm trong năm 2014, tăng lên trong năm 2015 và giá trị tỷ suất này rất cao, thể hiện doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, làm ăn rất có lãi. Doanh nghiệp trong thời gian Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 74 Lớp: ĐH Kế toán K54 tới cần xem xét, nghiên cứu để phát huy những lợi thế và khắc phục những điểm yếu để giữ mức sinh lời của vốn chủ sở hữu thế này và nâng cao hơn nữa. Để có cái nhìn rõ hơn về các nhân tố ảnh hướng đến sự biến động của ROE qua các năm này thì tác giả phân tích b ng mô hình Dupont. Cụ thể như sau: ROE = LNST = LNST x Doanh thu thuần x TSBQ VCSHBQ Doanh thu thuần TSBQ VCSHBQ Hay ROE = ROS x Số vòng quay tài sản X Đòn bẫy tài chính Bảng 2.12: Tình hình biến động tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2013 - 2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 +/- % +/- % 1. ROS % 7,57 7,38 7,73 (0,19) (2,53) 0.36 4,62 2. Số vòng quay tài sản Vòng 2,04 1,84 1,92 (0,2) (9,8) 0,08 4,35 3. Đòn bẩy tài chính Lần 1,60 1.52 1.54 (0.07) (4,66) 0.22 1,09 4. ROE % 24,72 20.69 22.87 (4.03) (16,30) 2.17 9,51 (Nguồn: Xử lý số liệu) Bảng 2.11 ta thấy, ROE chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: ROS, số vòng quay tài sản và đòn bẫy tài chính. Muốn thúc đẩy nhanh tỷ suất này thì phải có biện pháp nh m nâng cao hiệu quả từng nhân tố. Ta tiến hành phân tích như sau: ROE năm 2013 ROE (2013) = 42.427 x 560.700 x 274.489 560.700 274.489 171.624 24,72% = 7,57% x 2,04 x 1,6 ROE năm 2014 ROE (2014) = 46.284 x 627.523 x 341.105 627.523 341.105 223.691 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 75 Lớp: ĐH Kế toán K54 20,69% = 7,38% x 1,84 x 1,52 ROE năm 2015 ROE (2015) = 46.284 x 627.523 x 341.105 627.523 341.105 223.691 22,87% = 7,73% x 1,92 x 1,54 - Đánh giá trong phạm vi hai năm 2013 – 2014 Ta thấy ROE của năm 2014 giảm so với năm 2013 là 16,3%, chứng tỏ hiệu quả vốn của công ty ở mức cao nhưng giảm trong năm 2014, việc giảm đó do ảnh hưởng của ba nhân tố sau: - ROS năm 2014 giảm so với năm 2013 là 2,53% làm cho ROE giảm chứng tỏ công ty quản lý không tốt về chi phí, nên công ty xem xét đánh giá lại các chi phí của mình và nâng cao quản lý doanh nghiệp để LNST và làm tăng ROE. - Vòng quay tài sản năm 2014 giảm 9,8% so với năm trước nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả khả năng sử dụng tài sản, cần có chính sách khai thác, nâng cao hiệu quả của sử dụng tài sản để góp phần nâng cao ROE. - Đòn bẩy tài chính năm 2014 so với năm 2013 giảm 4,66% đây là dấu hiệu cho việc thay đổi kết cấu của VCSH với vốn vay của công ty theo chiều hướng giảm vốn vay. Đánh giá trong phạm vi hai năm 2014 – 2015 Tỷ số ROE năm 2015 so với năm 2014 tăng lên 9,51%, nguyên nhân tăng đó do ảnh hưởng của ba yếu tố sau: - Tỷ số ROS tăng lên nguyên nhân là do tốc độ tăng của LNST cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần, điều đó cho thấy năm 2015 doanh nghiệp kiểm soát chi phí tốt hơn năm 2014; giảm chi phí tác động làm cho ROE tăng lên. - Vòng quay tài sản tăng lên 0,08 vòng, tương ứng tăng 4,35%, do doanh nghiệp quản lý tốt hơn; phát huy hiệu quả của tài sản nên tác động làm cho LNST tăng lên, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hơn. - Đòn bẩy tài chính năm 2015 tăng lên so với năm 2014 là 1,09% cho thấy doanh nghiệp tăng vay nợ lên tài trợ cho tài sản trong quá trình hoạt động kinh doanh, điều Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 76 Lớp: ĐH Kế toán K54 này thúc đẩy tăng năng suất lao động; doanh nghiệp quản lý và sử dụng nợ vay cho có hiệu quả, thúc đẩy tăng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Qua quá trình phân tích ta thấy, tỷ suất ROE chịu tác động cùng chiều của ba nhân tố là ROS, Vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Nếu kiểm soát tốt chi phí; quản lý tăng hiệu quả sử dụng tài sản, tăng nợ vay và sử dụng hiệu quả nợ vay thì tác động làm cho ROE tăng lên. Nên trong thời gian tới doanh nghiệp cần đánh giá lại công tác quản lý chi phí, tài sản và tỷ trọng cơ cấu nợ vay trong tổng nguồn vốn để có chính sách phù hợp nh m nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn vay đồng thời giảm tối thiểu chi phí phát sinh để tăng hiệu quả đồng vốn của chủ sở hữu. 1.4. NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN QUẢNG BÌNH. 1.4.1. Những điểm mạnh và nguyên nhân Trong giai đoạn 2013 – 2015 mặc dù chịu nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế nhưng công ty Cổ phần In Quảng Bình đã nỗ lực cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cụ thể: Thứ nhất về quy mô kinh doanh: Doanh nghiệp đã mở rộng quy mô kinh doanh, lượng vốn đưa vào kinh doanh tăng, tạo điều kiện nâng cao năng lực kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã tận dụng cac nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài để tăng vốn, mở rộng quy mô. Tận dụng mối quan hệ lâu năm và uy tín từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần dự thầu và trúng thầu lớn các dự án in sách, vở, cho các trường học trên địa bàn trong và ngoài tỉnh, đồng thời là công ty uy tín, chất lượng in các loại báo, tạp chí, Công báo cho các cơ quan nhà nước. Thứ hai về hiệu quả kinh doanh và khả năng trả nợ: Trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động gặp nhiều khó khăn, thách thức, doanh thu tăng đáng kể, lợi nhuận sau thuế tăng cao. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao và tăng trong các năm. Hiệu quả sử dụng vốn của công ty, hoạt động khá hiệu quả. Doanh nghiệp có chính sách quản lý tốt về đồng vốn của cổ đông, đạt hiệu quả cao. Khả năng thanh toán lãi vay của công ty khá lớn, đảm bảo cho việc trả nợ vay cho các nhà tín dụng, tạo sự tin tưởng, uy tín đối với người cho vay. Thứ ba về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản: Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên 50% so với tổng nguồn vốn, và tăng qua các năm cho thấy trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu, vay nợ không nhiều, đảm bảo khả năng tự chủ tài chính Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 77 Lớp: ĐH Kế toán K54 khá tốt của công ty. Doanh nghiệp không đè nặng về áp lực trả nợ, điều đó cho thấy doanh nghiệp mạnh về tài chính và hoạt động kinh doanh ổn định. Thứ tư là bộ máy quản lý và bộ máy kế toán: Công ty có bộ máy tập trung gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng, hợp lý. Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán và các chính sách của nhà nước về tiền lương, bảo hiểm khá tốt, phù hợp đạt hiệu quả nhất đối với đơn vị mình. 1.4.2. Những điểm hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những thuận lợi doanh nghiệp còn có nhiều điểm hạn chế cần được khắc phục, cụ thể là: - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có nhiều bất ổn, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khá cao so tỷ trọng của tài sản dài hạn. Công ty chưa quản lý tốt hiệu quả tài sản ngắn hạn so với tài sản dài hạn. - Doanh nghiệp quản lý công nợ không hiệu quả và có nhiều bất cập, cụ thể như: Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn khá nhiều, nên làm cho khả năng huy động, xoay vòng vốn chậm, giảm hiệu quả kinh doanh. - Hiệu suất sử dụng tài sản chưa hiệu quả do doanh nghiệp quản lý tài sản chưa khoa học, chưa khai thác hết công suất của tài sản. - Doanh nghiệp kiểm soát, quản lý các chi phí trong và ngoài sản xuất chưa tốt, còn nhiều bất cập và kém hiệu quả. - Doanh nghiệp chưa chú trọng đến đội ngũ công nhân viên, chưa phát huy hết khả năng, chưa khuyến khích, kích thích sự cống hiến của nhân viên. Chưa chú trọng tới đội ngũ nhân viên, chưa tạo được cơ hội cho các nhân viên làm việc vì công ty. Bên cạnh đó sự phối hợp chưa chặt chẽ, giữa các phòng ban để nâng cao hiệu quả làm việc. - Đặc biệt doanh nghiệp chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính. Doanh nghiệp còn thờ ơ với công tác này, dẫn đến doanh nghiệp không đánh giá được tiềm năng, thế mạnh của đơn vị, và những điểm yếu của công ty nên không đề ra được phương án, kế hoạch đúng đắn để quản lý công ty. Các nhà quản lý chưa sử dụng kết quả phân tích tài chính như một công cụ hữu hiệu cho công tác quản lý tài chính và công ty. Các đối tượng sử dụng chưa sử dụng hiệu quả kết quả này, trong việc quyết định đầu tư nên chưa tạo động lực cho công tác phân tích tài chính. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 78 Lớp: ĐH Kế toán K54 - Công tác hạch toán trên nhiều sổ khác nhau và và nhiều báo cáo tài chính phục vụ riềng từng đối tượng khác nhau, công ty còn có gian lận trong quá trình hạch toán và lập báo cáo tài chính. - Trong quá trình hoạt động công ty không lên sàn chứng khoán và không phân tích EPS và P/E. Điều này các cổ đông, các nhà đầu tư không thấy được lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu. Nên doanh nghiệp là công ty cổ phần nên không có khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán. - Về khách quan thì trên phương diện pháp lý việc phân tích tài chính chưa phải là một việc bắt buộc, nên trong quá trình phân tích rất khó khăn để lấy số liệu trung bình ngành, phục vụ quá trình phân tích. Kết luận chƣơng 2: Việc phân tích tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá một cách toàn diện về tình hình tài chính của công ty, và trở thành công cụ đắc lực cho quản lý nh m nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Qua quá trình phân tích tình hình tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính tại công ty Cỏ phần in Quảng Bình. Tác giả đánh giá và đưa ra những điểm mạnh và điểm hạn chế tình hình tài chính tại doanh nghiệp. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan tác động đến tình hình tài chính công ty. Đây chính là cơ sở để đưa ra các giải pháp nh m nâng cao tình hình tài chính, và xây dựng phương hướng phát triển cho công ty cổ phần In Quảng Bình trong chương 3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 79 Lớp: ĐH Kế toán K54 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN QUẢNG BÌNH 3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN IN QUẢNG BÌNH 3.1.1. Mục tiêu Công ty Cổ phần In Quảng Bình là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong tỉnh Quảng Bình, cũng như trong cả nước về lĩnh vực in ấn với tổng tài sản 100 tỷ đồng. Theo đuổi phương châm nâng cao dịch vụ In ấn, công ty luôn đón đầu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào trong quá trình in ấn, luôn giữ chữ tín với khách hàng và đối tác, luôn lấy chất lượng dịch vụ làm mục tiêu để phấn đấu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh nên công ty đã gặt hái nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Lĩnh vực hoạt động chính là dịch vụ In ấn, mục tiêu phấn đấu của công ty là tiếp tục mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh để trở thành một trong những công ty mạnh về In ấn của khu vực miền Trung và trong cả nước. 3.1.2. Phƣơng hƣớng Để đạt được mục tiêu phát triển của mình công ty đã đề ra các phương hướng thực hiện trong thời gian tới như sau: - Mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao công suất và chất lượng in ấn. - Tăng cường hoạt động Marketing, tìm đầu mối, mở rộng thị trường, tìm kiếm các gói thầu in lớn. - Tăng cường chất lượng của mạng lưới giao hàng, xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới trong thời gian tới. - Không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu b ng các thiết bị tiên tiến hiện đại, tiêu hao ít nhiên liệu, điện năng nhưng vẫn nâng cao được công suất và chất lượng in ấn. - Giảm chi phí kinh doanh trong quản lý và kinh doanh để hạ giá thành sản phẩm, tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. - Cải cách, tinh giảm bộ máy quản lý của công ty một cách năng động, gọn nhẹ và hiệu quả. Thường xuyên có nhiều chính sách để thu hút nhân tài, lực lượng lao Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 80 Lớp: ĐH Kế toán K54 động có tay nghề cao. Tiếp tục rà soát, sàng lọc, đào tạo lại đội ngũ nhân viên nâng cao đội ngũ lao động cả về chuyên môn cũng như ý thức, trách nhiệm, ý thức kỷ luật. - Thường xuyên quan tâm đến đời sống của người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. - Không ngừng phát triển, mở rộng sản xuất để tạo công ăn việc làm cho người lao động của địa phương, thực hiện đầy đủ và ngày càng tăng nghĩa vụ nộp ngân sách, tích cực vận động cán bộ công nhân viên tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa. 3.2. GIẢI PHÁP VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN QUẢNG BÌNH. 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính - Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh đồng thời xây dựng cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn hợp lý. Doanh nghiệp cần chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn, đồng thời xác định cơ cấu vốn hợp lý nâng cao hoạt động kinh doanh của công ty. - Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu, đồng thời xem xét tăng vay nợ để kích thích quá trình kinh doanh. Lập kế hoạch phân bổ, sử dụng vốn có hiệu quả đem lại hiệu quả cao nhất, tránh ứ đọng vốn, không hiệu quả. - Chú trọng đầu tư, quản lý đúng hướng tài sản dài hạn và đặc biệt là tài sản cố định. Duy trì khai thác toàn bộ TSCĐ hiện có, tận dụng công suất hiện có của máy móc, thiết bị, thường xuyên bảo dưỡng định kỳ để tăng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. Thường xuyên tiến hành đánh giá và đánh giá lại TSCĐ hiện có, để lựa chọn phương pháp khấu hao phù hợp, đồng thời tính toán, nghiên cứu, lập kế hoạch, đầu tư có lựa chọn TSCĐ phải dựa trên nhu cầu thực tế kinh doanh của doanh nghiệp, để khai thác tối đa hiệu quả sử dụng tài sản. - Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ, nâng cao khả năng thanh toán. Thường xuyên đối chiếu công nợ, đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản thu đến hạn, đôn đốc khách hàng trả tiền đúng hạn. Có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn và trước hạn. Đồng thời tiến hành phân loại nợ, và đánh giá khả năng xoay vòng vốn để có chính sách quản lý tốt về công nợ. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 81 Lớp: ĐH Kế toán K54 - Tăng cường các biện pháp tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thứ nhất là, Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, chi phí nguyên vật liệu góp phần giảm chi phí sản xuất cụ thể: + Lựa chọn các vật tư chất lượng, dự trữ hàng tồn kho hợp lý, hiệu quả, giảm các khoản chi phí dự trở hàng tồn kho, nhưng cũng đảm bảo tiến độ quá trình in ấn. + Xây dựng kế hoạch mua nguyên vật liệu, tìm nhà cung ứng và tạo mối quan hệ thân thiết để giảm chi phí mua. + Các nguyên vật liệu, các loại giấy in, mực in nhập khẩu cao, doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung cấp trong nước vẫn đạt đạt chất lượng và yêu cầu đề ra để giảm chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu. Thứ hai, tổ chức quản lý, phân công lao động hợp lý, sử dụng hiệu quả chi phí lương, thưởng trong kinh doanh. Để tăng năng suất lao động của nhân viên, đồng thời giảm chi phí nhân công và các chi phí khác. + Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ các khoản chi phí ngoài sản xuất, lập định mức và có biện pháp điều chỉnh phù hợp khi có phát sinh. - Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, chuyên môn hóa, và công tác bán hàng, giao hàng, hoa hồng bán hàng có kế hoạch, chiến lược và mục tiêu cụ thể. - Tăng cường tìm kiếm nhiều hợp đồng, chủ động tham gia đấu thầu các gói in ấn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ in ấn, nâng cao chất lượng, tạo uy tín với khách hành để nâng cao doanh thu. - Tuyển chọn đội ngũ giao hàng, và tư vấn dịch vụ in cho khách hàng năng động, nhiệt tình, niềm nở và có kiến thức chuyên môn tư vấn tốt, để tạo sự tin tưởng cho khách hàng để thúc đẩy tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh. - Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp bán chịu, thu tiền sau nhưng phải tính toán các lợi ích của việc này đem lại. - Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, doanh nghiệp cần rà soát lại chất lượng lao động, xây dựng chính sách bồi dưỡng tay nghề, đào tạo nâng cao, thường xuyên tập huấn nâng cao tay nghề, nghiệp vụ của công, nhân viên. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 82 Lớp: ĐH Kế toán K54 - Doanh nghiệp cần có các chính sách để thu hút các nhân tài, các kỹ thuật giỏi, có tay nghề cao để nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty. 3.2.2. Giải pháp về tổ chức phân tích tài chính Doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò, và tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính, để tìm ra điểm mạnh, yếu, nghiên cứu và đánh giá nguyên nhân, tìm ra giải pháp nh m nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.2.1. Quy trình phân tích Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích. - Xác định mục tiêu phân tích. - Lập kế hoạch phân tích. - Thu thập. xử lý thông tin. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp phân tích. Bước 2: Tiến hành phân tích. Bước 3: Lập báo cáo phân tích tài chính 3.2.2.2. Nhân sự và tổ chức Qua thực trạng cho ta thấy công tác phân tích tài chính tại công ty Cổ phần In Quảng Bình còn quá sơ sài và không được chú trọng vì vậy, công ty cần thành lập một bộ phận phân tích tài chính. Bộ phận này sẽ lập và tiến hành phân tích, đánh giá và có sự phối hợp với các bộ phận và các phòng ban của công ty để thực hiện có hiệu quả về công tác này. Để đảm bảo việc phân tích tài chính có hiệu quả thì đòi hỏi nhân viên phân tích tài chính công ty cần có những tiêu chuẩn nhất định như sau: - Am hiểm về chuyên môn tài chính – kế toán. - Được đào tạo về kỹ thuật phân tích. - Có kiến thức đặc điểm kinh doanh và mội trường kinh doanh của ngành cũng như kiến thức về pháp luật, tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, công ty có thể mời một số chuyên gia phân tích ở các công ty tư vấn đào đạo chuyên môn nghiệp vụ phân tích. H ng năm công ty cần phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cập nhật các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết cho nhân viên phân tích. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 83 Lớp: ĐH Kế toán K54 - Thành lập một ban phân tích với các quy định về quyền hạn và trách nhiệm đối với mỗi chuyên viên phân tích tạo nên tính tích cực trong công tác phân tích: + Trưởng ban phân tích: Trưởng ban phân tích nên là kế toán trưởng, sẽ nắm rõ quy chế về công tác quản lý tài chính và diễn biến tài chính trong công ty, là người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về toàn bộ công tác phân tích tài chính. + Các chuyên viên là các nhân viên kế toán hiện nay, nhưng cần phải huấn luyện và đào đạo về công tác phân tích tài chính một cách toàn diện và chuyên môn hóa. Trên cơ sở nhân sự trên, trưởng ban phân tích có trách nhiệm triển khai công tác phân tích, tổng hợp kết quả và viết báo cáo lên ban giám đốc, và công bố ra bên ngoài doanh nghiệp. 3.2.2.3. Thông tin để sử dụng phân tích Các thông tin được sử dụng để phân tích là thông tin bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực trạng rất phổ biến hiện nay các công ty ở khâu hạch toán thường đối phó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp hoạch toán trên ba loại sổ sách khác nhau và đưa ra ba hoặc nhiều hơn các báo cáo tài chính cho các đối tượng khác nhau. Do đó các thông tin cung cấp cho quá trình phân tích không thiết thực sai lệch kết quả phân tích. Doanh nghiệp cần trung thực hơn trong quá trình cung cấp các báo cáo tài chính, đồng thời các chuyên viên phân tích luôn kịp thời nắm bắt thông tin một cách chính xác và kịp thời. Các thông tin cơ bản các chuyên viên cần theo dõi là:  Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất vì nó ảnh hưởng đến số lãi vay và nợ vay phải trả của doanh nghiệp, và đến các khoản đầu tư tài chính của công ty.  Theo dõi giá cả các yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh để kết hợp phân phân tích thị trường và có dự báo phù hợp.  Nghiên cứu chiến lược kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh để có biện pháp kinh doanh phù hợp và linh hoạt.  Nắm bắt chủ trương pháp luật liên quan đến ngành và các chính sách của tỉnh Quảng Bình để nắm bắt cơ hội, phát triển kinh doanh. Ngoài ra công ty cần thu thập tốt cả các số liệu kế toán cần thiết cho quá trình phân tích. Đảm báo tính chính xác các thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 84 Lớp: ĐH Kế toán K54 3.2.2.4. Phƣơng pháp sử dụng trong quá trình phân tích Công ty nên sử dụng các phương pháp sau để phục vụ cho quá trình phân tích đạt hiệu quả cao nhất: - Phương pháp phân tích tỷ số. - Phương pháp liên hệ cân đối. - Phương pháp đồ thị. - Phương pháp tài chính Dupont. 3.2.2.5. Các nhóm chỉ tiêu dùng trong quá trình phân tích Trong quá trình phân tích tùy vào mục đích, yêu cầu của các chủ thể để công ty sử dụng các chỉ tiêu phù hợp trong quá trình phân tích. Tác giả xin đưa ra các nhóm chỉ tiêu trong quá trình phân tích:  Nhóm chỉ tiêu khái quát tài sản và nguồn vốn  Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán  Nhóm chỉ tiêu phân tích cơ cấu vốn  Nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời  Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động 3.3. Kiến nghị nh m thực hiện các giải pháp Từ thực trạng phân tích tài chính tại công ty Cổ phần In Quảng Bình ta thấy bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác này vẫn còn một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này một mặt xuất phát từ yếu tố chủ quan của công ty, mặt khác cũng do một số yếu tố khách quan từ phía Nhà nước. Để khắc phục những hạn chế này, đề tài nhận thấy ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân công ty, công ty rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, cụ thể như sau: 3.3.1. Về phía Nhà nước Nh m tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác phân tích tài chính, về phía nhà nước cần có những chính sách thay đổi trong cơ chế, chính sách như sau: - Xây dựng các quy định làm định hướng cho công tác phân tích tài chính doanh nghiệp để công tác này không diễn ra một cách tự phát trong các doanh nghiệp, đồng Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 85 Lớp: ĐH Kế toán K54 thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có một động lực để đầu tư thỏa đáng công tác này. Cụ thể, Bộ tài chính nên ban hành một số nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích có tính bắt buộc hoặc tham khảo cho các doanh nghiệp. - Xây dựng quy định về việc công bố thông tin, đặc biệt là các công ty cổ phần. Hiện nay mặc dù các văn bản hiện tại đã quy định được trách nhiệm công bố thông tin nhưng các quy định này vẫn chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó Bộ nên ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công bố thông tin của mình thiếu độ tin cậy, sai lệch. - Ban hành những quy định cụ thể đối với công tác thống kê. Phân tích tài chính sẽ trở nên đầy đủ, thiết thực hơn nếu hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng để tiến hành phân tích. Thông qua việc đối chiếu với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, nhà quản lý tài chính biết được vị thế của doanh nghiệp mình, từ đó đánh giá được cụ thể hơn thực trạng tài chính cũng như hiệu quả sản xuất của đơn vị mình. - Chế độ kế toán Việt Nam còn chưa có tính đồng bộ và thống nhất, thường xuyên có sự thay đổi, bổ sung. Đây chính là yếu tố khó khăn cho công ty trong quá trình thực hiện, Vì vậy, Nhà nước cần hoàn thiện chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chính sách pháp luật. Để phù hợp với sự phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập với sự thay đổi đó. Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện kịp thời hệ thống kế toán, chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán. Đồng thời Nhà nước cũng cần tiếp thu những ý kiến phản hồi từ phía doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán mới. Và các hệ thống chỉ tiêu tài chính đặc trưng cho từng nghề, và định hướng phát triển cho từng nghành, nghề. 3.3.2. Về phía công ty Cổ phần In Quảng Bình Để làm tốt công tác phân tích tài chính nh m cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết cho các đối tượng quan tâm, công ty cần: - Công ty nên chú trọng và nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phân tích tài chính, đến công tác quản lý và ra quyết định của công ty mình. - Công ty nên thành lập bộ phận phân tích tài chính, phân công nhân viên chuyên thực hiện phân tích, tổng hợp tình hình và viết báo cáo nhận xét, đánh giá tình hình tài Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 86 Lớp: ĐH Kế toán K54 chính cùng các giải pháp kiến nghị để giải quyết các vấn đề tồn tại và phát huy tiềm năng trong kinh doanh. - Hiện nay công ty làm kế toán máy b ng bảng tính Excel, gây tốn kém thời gian, dể gây sai sót. Chính vì vậy công ty nên tìm, hoàn thiện về phần mềm kế toán trong công ty để tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhân viên kế toán và hiệu quả công việc nâng lên và tốt nhất. - Thường xuyên cập nhật và trao đổi thông tin với bên ngoài doanh nghiệp về kinh tế, chính trị và pháp luật. - Thực hiện nghiêm túc công tác kế toán và kiểm toán theo chế độ kế toán mới ban hành, những chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam. Để có được những thông tin kế toán có giá trị. thì công ty nên có những biện pháp kiểm tra b ng chính kiểm toán nội bộ trước khi kiểm toán qua các dịch vụ kiểm toán. - Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ quản lý bởi vì tất cả các quyết định về kinh doanh, tài chính, quản lý của công ty đều từ cán bộ quản lý. Do vậy, trình độ, năng lực và đạo đức của họ quyết định sự hoạt động có hiệu quả của công ty,hiệu quả hoạt động tài chính và công tác phân tích tài chính tại công ty. - Mở lớp tập huấn, đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện các kỹ năng, phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính, nh m nâng cao chất lượng phân tích cho đội ngũ nhân viên. - Tổ chức các đợt thi đua hoàn thành nhiệm vụ, từ đó biểu dương và khen thưởng các cá nhân, bộ phận đạt kết quả tốt trong kỳ. Tạo không khí làm việc vui tươi, cạnh tranh lành mạnh từ đó nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên trong toàn công ty. Như vậy cần có sự phối hợp của Nhà nước, và lãnh đạo công ty trong việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính thì kết quả thu được hiệu quả và mang tính khả thi cao. Kết luận chương 3: Trong chương 3, tác giả đánh giá và đưa ra các giải pháp nh m phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm hạn chế tình hình tài chính của công ty Cổ phần In Quảng Bình. Đồng thời đề xuất quy trình phân tích, phương pháp, quy trình cũng như thông tin, cơ sở dữ liệu để làm rõ tầm quan trọng của công Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 87 Lớp: ĐH Kế toán K54 tác phân tích tài chính và đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình phân tích. Ngoài ra, điều kiện về chính sách Nhà nước và của công ty cũng là yếu tố để hoàn thiện bộ máy tổ tức, công tác quản lý tại công ty. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 88 Lớp: ĐH Kế toán K54 PHẦN III: KẾT LUẬN Qua quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ phần In Quảng Bình đã có những bước tiến lớn và đem lại những thành tựu đáng kể, đang dần khẳng định vị thế của mình trong tỉnh cũng như trong cả nước. Trong điều kiện hiện nay, những biến động của thị trường và điều kiện kinh tế luôn mang lại những cơ hội, nhưng đồng thời cũng không ít rủi ro thách thức cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó công ty cần nhận thức được tầm quan trọng và thiết yếu của công tác phân tích tài chính. Thông qua phân tích tài chính người lãnh đạo có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị, từ đó có hướng giải quyết, những chính sách kinh tế - tài chính đúng đắn; cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, quyết định đầu tư vào công ty mình; là cơ sở quan trọng để các nhà tín dụng, các nhà cho vay tin tưởng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp để có quyết định đúng đắn trong quá trình cho vay, đồng thời cung cấp thông tin cho nhân viên về tình hình hoạt động, hiệu quả của công ty để kích thích nhân viên gắn bó, cống hiến cùng sự phát triển và phồn thịnh của doanh nghiệp. Chính vì thế, công tác phân tích tài chính tại công ty là nhu cầu cấp thiết hiện nay. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, báo cáo đã hoàn thành những vấn đề sau: Về lý luận: Báo cáo đã tổng hợp được những vấn đề lý luận cơ bản, cũng như quy trình tổ chức công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp. Ngoài ra báo cáo còn làm rõ vai trò, tầm quan trọng; phương pháp và cơ sở dữ liệu trong công tác phân tích tài chính. Về thực tiễn: Báo cáo đã đi sâu tìm hiểu về tình hình hoạt động, ngành nghề kinh doanh và các đặc điểm của công ty Cổ phần In Quảng Bình. Trên cơ sở đó báo cáo đánh giá thực trạng tình hình tài chính tại công ty, từ đó có một số đánh giá những điểm mạnh; điểm yếu và nguyên nhân hạn chế còn tồn tại về tình hình tài chính cần khắc phục của doanh nghiệp. Dựa trên việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, khóa luận đã đưa ra được những giải pháp hoàn thiện tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần In Quảng Bình. Ngoài ra khóa luận đề xuất về quy trình, phương pháp, công tác nhân sự và cơ sở dữ liệu trong công tác phân tích tài chính, nh m tạo điều kiện để hoàn thiện tình hình tài chính thì Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 89 Lớp: ĐH Kế toán K54 khóa luận đưa ra những kiến nghị với Nhà nước và công ty liên quan đến công tác kế toán và phân tích tài chính. Ngoài những kết quả đã đạt được, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về thời gian, khả năng nên báo cáo còn có rất nhiều hạn chế chưa thể đánh giá một các toàn diện hơn về tình hình công ty, tình hình tài chính cũng như những giải pháp nh m hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại doanh nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Tuyết Khanh SVTH: Trần Ngọc Thành 90 Lớp: ĐH Kế toán K54 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đoàn Xuân Biên (2009), Tổ chức công tác kế toán, NXB Thống kê. [2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT – BTC ban hành ngày 22/12/2014. [3] Ngô Thế Chi (2001), Đọc, lập, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê. [4] Phan Đức Dũng (2013), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB Lao động xã hội. [5] Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội- Giáo trình quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB Thống kê Hà Nội. [6] Bùi Hữu Phước (2007), Tài chính doanh nghiệp, NXB Lao động. [7] Ngô Hà Tấn (2010), Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán, NXB Giáo dục Việt Nam. [8] Tài liệu của công ty: Báo cáo tài chính giai đoạn 2013 - 2015 và các tài liệu liên quan đến công ty Cổ phần In Quảng Bình. [9] Website: www:http:tailieu.vn www:http:danketoan.com www:http:doko.vn www:http:luanvan.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhoa_luan_tot_nghiep_thanh_019.pdf
Luận văn liên quan