Đề tài Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng

MỤC LỤC PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1 I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP, PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 1 1. Khái niệm, vai trò, chức năng của tài chính doanh nghiệp 1 1.1 Khái niệm của tài chính doanh nghiệp 1 1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1 1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1 1.4. Bản chất của tài chính doanh nghiệp 2 2.Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích cấu trúc tài chính 2 2.1. Khái niệm 2 2.2. Ý nghĩa 3 2.3. Vai trò 3 II.TÀI LIỆU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH 3 1. Bảng cân đối kế toán 3 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 4 3. Bản thuyết minh báo cáo tài chính 5 III. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 5 1. Phương pháp so sánh 5 2. Phương pháp loại trừ: 6 2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn: 6 2.2 Phương pháp số chênh lệch 6 3. Phương pháp tỷ lệ 6 4. Phương pháp phân tích tương quan 7 5. Phương pháp cân đối liên hệ 7 IV.NỘI DUNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 7 1. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 7 1.1. Khái quát chung về cấu trúc tài sản 7 1.2 Các chỉ tiêu phân tích 8 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 12 2.1. Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn 12 2.2. Các chỉ tiêu phân tích 13 3. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 16 3.1 Khái quát chung về phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 16 3.2 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính dài hạn 17 3.3 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn 19 PHẦN II:PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 21 A.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 21 I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng 21 1. Quá trình hình thành và phát triển 21 II. Đặc điểm tổ chức quản lý 22 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 22 B.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 23 I. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp 23 II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty 27 1. Khái quát về nguồn vốn của công ty 27 2. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty 28 3. Phân tích tính ốn định của nguồn tài trợ 32 III. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 35 1. Các chỉ số cân bằng tài chính dài hạn 35 2. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn 36 PHẦN III 37 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 37 I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY 37 2.Nhược điểm 38 II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM CẢI THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG 38 1. Quản lý và sử dụng tài sản cố định 39 2. Quản lý phải thu khách hàng 40 3.Các biện pháp quản lý và sử dụng hàng tồn kho 40 4. Biện pháp quản lý tiền và tương đương tiền 40 5. Đầu tư tài chính 41 6. Bộ máy kế toán 42

doc48 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8630 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính tại công ty cổ phần Vinatex Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Lấy số liệu: - Tổng tài sản: MS 270 - Hàng tồn kho: MS 140 = MS 141 – MS 149 Giá trị: Khi K4 lớn: Giá trị hàng tồn kho nhiều, hoạt động SXKD được diễn ra 1 cách liên tục không bị gián đoạn. Tuy nhiên, chi phí bảo quản, lưu kho bãi tăng, vốn bị ứ động. Tuy vậy có một số trường hợp hàng tồn kho lớn được đánh giá là hợp lý, ví dụ trong trường hợp đầu cơ, hoặc những sản phẩm kinh doanh theo thời vụ. Khi K4 nhỏ thì ngược lại. Thông thường, khi chỉ tiêu K4 lớn thì K3 nhỏ và ngược lại (có những trường hợp cả K4 và K3 nhỏ như trường hợp bán hàng thu tiền ngay). Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý đến những điểm sau: Ø Giá trị của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động SXKD của từng loại hình doanh nghiệp. Ø Giá trị của chỉ tiêu này còn tùy thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh. Ø Phân tích tỷ trọng HTK cần xem xét trong mối tương quan với tăng trưởng của doanh nghiệp 1.2.5 Tỷ trọng tài sản cố định (K5) Giá trị còn lại của TSCĐ K5 = *100% Tổng tài sản Ý nghĩa: Số liệu này cho biết TSCĐ chiếm bao nhiêu % trong tổng tài sản. Lấy số liệu: Tùy thuộc vào mục đích phân tích mà chỉ tiêu này được lấy theo các cách khác nhau. Có 2 cách lấy số liệu như sau: v TSCĐ bao gồm: § TSCĐ hữu hình (mã số 221) § TSCĐ thuê tài chính (mã số 224) § TSCĐ vô hình (mã số 227) v TSCĐ (MS 220) bao gồm: 3 loại tài sản trên và chi phí xây dựng cơ bản dở dang (MS 230). Giá trị: Giá trị K5 tùy thuộc vào đặc điểm trong từng lĩnh vực kinh doanh. § K5 đạt giá trị lớn trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp nặng như là đóng tàu, luyện gang thép,…K5 cũng đạt giá trị cao đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng như sản xuất và phân phối điện, vận chuyển hàng không, hàng hải, đường sắt, bưu điện,… § K5 đạt giá trị thấp đối với những doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ ngoại trừ trường hợp kinh doanh khách sạn và các hoạt động vui chơi, giải trí. Khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý: § Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp: Trong giai đoạn đầu tư thì giá trị của chỉ tiêu này sẽ khác khi hoạt động của doanh nghiệp đang ở giai đoạn suy thoái hoặc là khi doanh nghiệp thanh lý tài sản để chuyển sang lĩnh vực hoạt động khác. Vì vậy để phân tích chỉ tiêu này cần phải xem xét chỉ tiêu này trong nhiều kỳ và trong mối liên hệ với giá trị các khoản đầu tư XDCB hoặc các khoản thanh lý TSCĐ trong kỳ. § Do giá trị còn lại được sử dụng để tính toán trong chỉ tiêu này cho nên phương pháp khấu hao cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ tiêu này. § TSCĐ được phản ánh theo giá trị lịch sử và khi đánh giá lại giá trị TSCĐ thì phải tuân theo quy định của nhà nước cho nên có thể không phản ánh đúng năng lực cơ sở vật chất hiện có của doanh nghiệp. 2. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp 2.1. Khái quát chung về cấu trúc nguồn vốn Cấu trúc nguồn vốn của DN là mối quan hệ tỉ lệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu hay tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy khi phân tích cấu trúc nguồn vốn cần xem đến nhiều mặt và cả mục tiêu của doanh nghiệp để có đánh giá đầy đủ nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.2. Các chỉ tiêu phân tích 2.2.1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp 2.2.1.1. Hệ số tự tài trợ (H1)Vốn chủ sở hữu NV H1 = * 100% Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng NV thì VCSH chiếm bao nhiêu % Lấy số liệu: MS 400 = MS 410 + MS 430 Giá trị: H1 lớn VCSH trong DN lớn điều đó có nghĩa là nợ phải trả và khả năng tự chủ của DN cao.Trong trường hợp này tình hình tài chính của DN được đánh giá là tốt do DN không bị áp lực về vấn đề thanh toán, đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN. H1 nhỏ VCSH trong DN nhỏ điều đó có nghĩa là nợ phải trả và khả năng tự chủ của DN thấp. Trong trường hợp này tình hình tài chính của DN được đánh giá là xấu do DN bị áp lực về vấn đề thanh toán, không đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất của DN. 2.2.1.2 Hệ số nợ (H2) NPT H2 = *100% NV Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nợ phải trả chiếm bao nhiêu %. Lấy số liệu: MS 300 = MS 310 + MS 330 Giá trị: H2 lớn thể hiện mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng lớn và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay sẽ khó khăn hơn khi DN hoạt động không có hiệu quả, không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ. Đối với các chủ nợ, hệ số này càng cao càng thể hiện khả năng thu hồi vốn của họ càng thấp. Vì vậy các chủ nợ thường thích các DN có hệ số nợ thấp. H2 nhỏ thể hiện mức độ phụ thuộc của DN vào chủ nợ càng nhỏ và khả năng huy động, tiếp nhận các khoản nợ vay sẽ thuận lợi hơn khi DN hoạt động có hiệu quả, có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ. Đối với các chủ nợ, hệ số này càng thấp càng thể hiện khả năng thu hồi vốn của họ càng cao. Vì vậy các chủ nợ thường không thích các DN có hệ số nợ cao. Hai chỉ tiêu này có mối quan hệ là: Hệ số tự tài trợ + hệ số nợ = 100% (= 1) Hay: H1 + H2 = 1 Trong 2 chỉ tiêu trên nếu chỉ tiêu (1) càng cao thì nó thể hiện khả năng tự chủ của DN cao và ngược lại nếu chỉ tiêu (2) cao thì nó thể hiện tính tự chủ của DN thấp, sự phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn. Tuy nhiên ta không thể kết luận được trường hợp nào là tốt hay không tốt, nó có hiệu quả hay không thì sẽ được tìm hiểu kĩ trong chương phân tích hiệu quả của DN. Khi phân tích tính tự chủ về tài chính, có thể thiết kế bảng số liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Chênh lệch N+1/N Chênhlệch N+2/N+1 N N+1 N+2 +/- Mức +/- % +/- Mức +/- % VCSH Đồng NPT NV H1 % H2 H3 2.2.1.3 Hệ số giữa nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (H3) NPT H3 = *100% VCSH Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết nợ phải trả bằng bao nhiêu % vốn chủ sở hữu Lấy số liệu: MS 300 = MS 310 + MS 330 Giá trị: Tỉ suất này phản ánh mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu H3 lớn : Khi chỉ tiêu này càng cao thể hiện tính tự chủ của DN sẽ bị giảm. H3 nhỏ : Khi chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ mức độ an toàn đối với các khoản nợ phải trả càng được đảm bảo, ngay cả khi doanh nghiệp hoạt động bị thua lỗ. 2.2.2 Phân tích tính ốn định của nguồn tài trợ 2.2.2.1 Tỷ suất nguồn vốn thường xuyên (H4) NVTX H4 = *100% NV Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng NV của DN những NV sử dụng lâu dài (nguồn vốn thường xuyên) chiếm bao nhiêu % Chỉ tiêu này càng lớn tính ổn định của nguồn tài trợ càng cao và ngược lại Đối với những nguồn này trong ngắn hạn DN không bị áp lực về vấn đề thanh toán 2.2.2.2 Tỷ suất nguồn vốn tạm thời (H5): NVTT H5 = *100% NV Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng NV của DN những nguồn sử dụng trong ngắn hạn, dưới 1 năm ( NVTT) chiếm bao nhiêu %. Chỉ tiêu này càng lớn tính ổn định của nguồn tài trợ càng thấp và ngược lại. Đối với những nguồn này DN phải có nghĩa vụ thanh toán trong vòng 1 năm nên trong ngắn hạn DN bị áp lực về vấn đề thanh toán Cả hai chỉ tiêu trên đều phản ánh tính ổn định về nguồn tài trợ của DN Mối quan hệ giữa H4 và H5 là: H4 + H5 = 1 2.2.2.3 Tỷ suất vốn chủ sở hữu trên nguồn vốn thường xuyên (H6) VCSH H6 = *100% NVTX Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng NVTX thì VCSH chiếm bao nhiêu %, tỷ lệ còn lại là của nợ phải trả. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ nguồn ổn định có tính tự chủ cao và ngược lại. Khi phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ, có thể thiết kế bảng số liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Chênh lệch N+1/N Chênhlệch N+2/N+1 N N+1 N+2 +/- Mức +/- % +/- Mức +/- % VCSH Đồng NNH = NVTT NDH NVTX NV H4 % H5 H6 3. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 3.1 Khái quát chung về phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp Cân bằng tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính doanh nghiệp đảm bảo sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố tài sản. Phân tích cân bằng là so sánh giữa các yếu tố tài sản và các yếu tố nguồn vốn khi tiến hành phân tích, căn cứ váo thời gian sử dụng có thể tách chúng thành hai trường hợp như sau: Ø Những yếu tố mang tính chất dài hạn: thì ta tiến hành so sánh giữa tài sản sử dụng ổn định (TSDH) với nguồn vốn ổn định (NVTX) Ø Những yếu tố mang tính chất ngắn hạn: ta tiến hành so sánh giữa tài sản sử dụng tạm thời (TSNH) nguồn vốn tạm thời (NVTT) Mục đích: Xem xét mối quan hệ giữa từng loại tài sản để chỉ ra những mất cân bằng trong tài trợ ở doanh nghiệp. Cân bằng tài chính thể hiện ở 3 nội dung chính sau đây: Ÿ Cân bằng giữa NVTX với TSDH : đây là cân bằng dài hạn Ÿ Cân bằng giữa NVTT với TSNH (trừ tiền và các khoản tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn)đây là cân bằng tài chính ngắn hạn, là cân bằng giữa nhu cầu tài trợ cho hoạt động kinh doanh với nguồn vốn tạm thời. ŸCân bằng giữa vốn lưu động ròng (VLĐR) và nhu cầu VLĐR: chênh lệch giữa hai yếu tố này thể hiện khoản vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn có được từ hoạt động kinh doanh hoặc các khoản này hình thành từ các khoản cho vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt về VLĐR. Cân bằng tài chính là một đòi hỏi cấp bách thường xuyên và doanh nghiệp cần duy trì tình trạng cân bằng tài chính để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả để đảm bảo khả năng thanh toán an toàn. Phân tích cân bằng tài chính còn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ phù hợp. 3.2 Vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính dài hạn 3.2.1 Khái niệm và các phương pháp tính vốn lưu động ròng Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lập BCĐKT. VLĐ của doanh nghiệp là số vốn tối thiểu, cần thiết đản bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại TSNH nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Các phương pháp xác định vốn lưu động ròng (VLĐR): v Phương pháp 1: Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên với giá trị tài sản dài hạn. VLĐR = NVTX - TSDH Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết nguồn gốc hình thành của VLĐR. Có nghĩa là NVTX sau khi đã tài trợ đủ cho TSCĐ và ĐTNH thì phần dôi ra đó chính là VLĐR. Cách tính này thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ và đồng thời phản ánh tác động của việc đầu tư lên cân bằng tài chính tổng thể. · VLĐR > 0: Có sự dư thừa của NVTX dùng để tài trợ cho TSNH, cân bằng tài chính dài hạn đảm bảo nhưng mức độ cân bằng tài chính dài hạn tốt hay xấu thì phụ thuộc vào NVTX nhiều hay ít hay nói cách khác là giá trị VLĐR lớn hay nhỏ. · VLĐR < 0 : Có sự thiếu hụt NVTX, nó đáp ứng đủ TSDH, do đó phải huy động 1 phần từ NVTT. Cân bằng tài chính dài hạn rất khó khăn, tài sản luân chuyển chậm do đầu tư 1 phần từ NVTT nên chịu áp lực thanh toán cao. · VLĐR = 0 : Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng . v Phương pháp 2: Vốn lưu động ròng còn được tính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. VLĐR = TSNH - NNH Chỉ tiêu này thể hiện cách sử dụng vốn lưu động ròng đó là vốn lưu động ròng được phân bổ vào các khoản nợ ngắn hạn như khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao. Phân tích mối quan hệ này thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. VLĐR > 0: Cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt, NVTX tài trợ cho TSNH. Trong trường hợp này NVTT < TSNH VLĐR < 0: Trong trường hợp này TSNH < NVTX, do đó ngoài việc tài trợ đủ cho TSNH, một phần NVTT tài trợ cho TSDH, cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là không tốt. VLĐR = 0: Trong trường hợp này TSNH = NVTT, toàn bộ NVTT được đảm bảo bằng TSNH tức là dùng TSNH để thanh toán NNH, cân bằng tài chính dài hạn được đảm bảo nhưng không tốt. 3.2.2 Các chỉ số cân bằng tài chính dài hạn 3.2.2.1 Đánh giá nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn(S1) Nguồn vốn thường xuyên S 1 = TSDH Tỷ suất này cho phép ta đánh giá tính ổn định của nguồn tài trợ cho TSCĐ và thể hiện phương thức tài trợ TSCĐ (TSCĐ được tài trợ chủ yếu từ NVTX) S1 < 1 hay NVTX < TSCĐ và đầu tư dài hạn: NVTX không đủ tài trợ cho TSDH phần thiếu hụt được bù đắp một phần từ NVTT hay các khoản nợ ngắn hạn. Cân bằng tài chính dài hạn trong trường hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn chịu áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn. Doanh nghiệp cần phải có những hướng điều chỉnh trong dài hạn để tạo ra một cân bằng theo hướng mới bền vững hơn. S1 = 1 hay NVTX = TSCĐ và đầu tư dài hạn: NVTX tài trợ vừa đủ TSDH, cân bằng tài chính dài hạn tuy có tiến triển tốt hơn nhưng độ tin cậy chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững. S1 > 1 hay NVTX > TSCĐ và đầu tư dài hạn: Điều đó có nghĩa là toàn bộ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn từ NVTX và phần NVTX dư ra dung để tài trợ thêm cho TSNH. Cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt và an toàn. 3.2.2.2 Đánh giá vốn chủ sở hữu so với tài sản dài hạn(S2) Do trong NVTX bao gồm VCSH và NDH nên để đánh giá tính tự chủ của doanh nghiệp thì nhà phân tích còn sử dụng tỉ số sau: VCSH S 2 = TSDH Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ tính tự chủ và tính ổn định trong việc tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp là cao. 3.3 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn Nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp là số vốn cần thiết mà doanh nghiệp phải ứng ra để hình thành mức dự trữ hàng tồn kho nhất định và các khoản cho khách hàng nợ sau khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp và các khoản chiếm dụng đương nhiên khác như nợ ngân sách nhà nước, nợ cán bộ công nhân viên, nợ khác. Nội dung chủ yếu của phương pháp này là căn cứ vào các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhu cầu vốn để xác định nhu cầu của từng khoản vốn trong từng khâu rồi tổng hợp lại toàn bộ nhu cầu vốn lưu động ròng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu nhu cầu VLĐR hoạt động kinh doanh một cách tổng quát được tính như sau: NCVLĐR = HTK + các khoản phải thu ngắn hạn – các khoản phải trả ngắn hạn (không tính vay ngắn hạn và vay dài hạn đến hạn trả) Cách lấy số liệu: Ÿ HTK: MS 140 Ÿ Các khoản phải thu ngắn hạn: MS 130+ MS 150 Các khoản phải trả ngắn hạn (không tính vay NH và vay DH đến hạn trả): MS 310 – MS 311 hay MS 312 + 313 + 314 + 315 + 316 + 317 + 318 + 319 + 320 Ngân quỹ ròng = VLĐ ròng – Nhu cầu VLĐ ròng Ø Nếu ngân quỹ ròng > 0: Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn và dài hạn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐR: Ở một góc độ khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao để sinh lời. Ø Ngân quỹ ròng = 0: Toàn bộ các khoản vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là dấu hiệu về tình trạng mất cân bằng về tài chính Ø Ngân quỹ ròng <0: Điều này có nghĩa vốn lưu động ròng không đủ tài trợ nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một phần TSDH khi VLĐR âm. Cân bằng tài chính được xem kém an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp. PHẦN II:PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG A.KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng 1. Quá trình hình thành và phát triển Năm 1995 Tiền thân của Công ty CP Vinatex Đà Nẵng là Chi nhánh Tổng Công Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng, được thành lập trên cơ sở sát nhập Chi nhánh liên hiệp Dệt tại ĐN với Chi nhánh Liên hiệp May tại Đà Nẵng theo quyết định số 100/QĐ/TCLĐ ngày 26/10/1995 của Hội đồng quản trị Tổng Công Dệt May Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế: VIETNAM NATIONAL TEXTILE AND GARMENT CORPORATION - DANANG BRANCH - GỌI TẮT VINATEX ĐÀ NẴNG, là đơn vị hạch toán phụ thuộc. Năm 2002 Tháng 01/2002,  trên cơ sở sát nhập Chi nhánh Tổng Công Dệt May Việt Nam tại Đà Nẵng và Công ty Dệt May Thanh Sơn theo quyết định số 299/QĐ-TCCB ngày 28/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng được thành lập (tên giao dịch gọi tắt VINATEX ĐÀ NẴNG) , là đơn vị hạch toán độc lập có con dấu riêng và có tài khoản tại ngân hàng, có chức năng SX-KD theo đăng ký kinh doanh và là đơn vị trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc, kinh doanh thương mại hàng Dệt May, thiết bị phụ tùng điện - điện lạnh, có trụ sở văn phòng đặt tại 25-Trần Quí Cáp-TP Đà Nẵng. Năm 2005 Ngày 1/9/2005, Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt May Đà Nẵng được cổ phần hóa theo quyết định số 142/2004/QĐ-BCN của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ngày 23/11/2004 và đổi tên thành công ty CP SX XNK Dệt May ĐN, tên Tiếng Anh là : DANANG TEXTILE MANUFACTURING EXPORRT IMPORT JOINT STOCK ENTER PRISE, tên viết tắt là VINATEX DANANG, hoạt động theo điều lệ tổ chức hoạt động được hội đồng cổ đông thông qua ngày 20/07/2005. Năm 2008 Ngày 01/07/2008 được đổi tên Cty CP Vinatex Đà Nẵng. §         Trụ sở              :     Số 25 đường Trần Quí Cáp, Phường Thạch Thang,  Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. §         Điện thoại        :    84.511.3823725; 84.511.3827116 §         Fax                  :       84.511.3823367 §         E-mail              :     vinatexdn@dng.vnn.vn §         Web site          :     www.vinatexdn.com.vn II. Đặc điểm tổ chức quản lý 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty B.PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG I. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp Phân tích cấu trúc tài sản là nhằm xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tổng tài sản để có những đánh giá đặc trưng về cấu trúc tài sản của công ty cũng như đánh giá tính hợp lý của việc đầu tư cho tài sản. Số liệu để phân tích là từ Bảng cân đối kế toán. Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Đồ thị 2.1: Tỷ trọng TSNH và TSDH qua 3 năm 2007-2009 Bảng 2.1. Bảng phân tích cấu trúc tài sản ĐVĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 TÀI SẢN Giá trị(VNĐ) Tỷ trọng (%) Giá trị (VNĐ) Tỷ trọng(%) Giá trị(VNĐ) Tỷ trọng(%) Mức Tỷ trọng Mức Tỷ trọng A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 9.683.289.271 40,45 10.165.118.276 44,77 12.114.989.236 53,30 481.829.005 4,98 1.949.870.960 19,18 1. Tiền và CKTĐT 118.184.551 0,49 1.050.809.403 4,63 1.352.658.063 5,95 932.624.852 789,13 301.848.660 28,73 2. Các khoản ĐTTCNH - - - - 1.000.000.000 4,40 - - 1.000.000.000 - 3. Các khoản PTNH 7.262.853.490 30,34 6.755.878.102 29,75 5.355.595.138 23,56 -506.975.388 -6,98 -1.400.282.964 -20,73 4..Hàng tồn kho 2.293.451.230 9,58 2.348.430.771 10,34 4.401.236.035 19,36 54.979.541 2,40 2.052.805.264 87,41 5.TSNH khác 8.800.000 0,04 10.000.000 0,04 5.500.000 0,02 1.200.000 13,64 -4.500.000 -45,00 B.TSDH 14.255.063.202 59,55 12.542.528.072 55,23 10.614.453.189 46,70 -1.712.535.130 -12,01 -1.928.074.883 -15,37 1.Tài sản cố định 13.621.404.696 56,90 11.907.428.713 52,44 9.839.234.139 43,29 -1.713.975.983 -12,58 -20.681.94.574 -17,37 2.Các khoản ĐTTCDH - - - - - - - - - - 3.Bất động sản đầu tư - - - - - - - - - - 4.Tài sản dài hạn khác 633.658.506 2,65 635.099.359 2,80 775.219.050 3,41 1.440.853 0,23 140.119.691 22,06 TỔNG CỘNG TS 23.938.352.473 100 22.707.646.348 100 22.729.442.425 100 -1.230.706.125 -5,14 21.796.077 0,10 Bảng phân tích trên thể hiện các chỉ tiêu cơ bản phản ánh cấu trúc tài sản của Công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng. Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy quy mô của công ty có sự biến động qua 3 năm. Tài sản năm 2008 giảm 1.230.706.125 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,14% so với năm 2007. Giá trị tài sản của năm 2009 tăng 21.796.077 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 0,1% so với năm 2008. Điều này cho thấy quy mô tài sản của Công ty có sự biến động rất lớn. Sự thay đổi này do TSNH và TSDH có sự biến động. Để đánh giá chính xác hơn ta cần xem xét sự biến động từng loại tài sản. Tài sản ngắn hạn Tài sản của công ty có khuynh hướng tăng từ 9.683.289.271đồng năm 2007 lên 10.165.118.276 đồng năm 2008 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,98% so với năm 2007, đến năm 2009 lại tăng lên 12.114.989.236 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng năm 2008 là 19,18%. * Năm 2008 so với năm 2007 - Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền: Mục đích của việc lưu trữ tiền là thông suốt quá trình kinh doanh, thuận lợi trong sản xuất lưu thông và có tính thanh khoản cao. Tuy nhiên nếu tiền dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến việc đáp ứng các nhu cầu nhưng nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm lãng phí và giảm hiệu quả kinh doanh do lượng tiền này không sinh lời. Đối với công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng thì tiền của công ty chủ yếu là tiền gửi ngân hàng còn tiền mặt tại công ty chiếm tỷ trọng nhỏ vì hoạt động chủ yếu là bán buôn nên việc thanh toán được thực hiện phần lớn qua ngân hàng. Trong năm 2008 công ty đã có những cố gắng trong việc dự trữ tiền mặt thể hiện qua 2 năm. Từ 118.184.551 đồng lên 1.050.809.403 đồng tức là nó đã tăng lên 789,13% điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty tăng mạnh giúp cho công ty chủ động hơn trong việc thanh toán các khoản nợ. - Các khoản phải thu ngắn hạn: Đây là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn sau tài sản cố định của doanh nghiệp. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm xuống 506.975.388 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm xuống là 6,98%.Vì vậy chứng tỏ doanh nghiệp đã có những chính sách hợp lý để thu hồi các khoản nợ. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động góp phần không nhỏ vào việc cải thiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một lượng tài sản lưu động nằm trong kho của công ty dưới dạng thành phẩm tồn kho, hàng mua đang đi đường. Hàng tồn kho năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 54.979.541 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2,4%. Nguyên nhân của sự tăng này do công ty mở rộng kinh doanh nên cần phải dự trữ một lượng hàng để đáp ứng nhu cầu thị trường. - Tài sản ngắn hạn khác: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản của công ty. Tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng lên là 1.200.000 đồng tương ứng với mức tăng là 13,64%. Công ty đã thực hiện tốt việc phân bổ và sử dụng vốn hợp lý vào những hoạt động của mình. * Năm 2009 so với năm 2008 - Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền: Từ 1.050.809.403 đồng năm 2008 tăng lên 1.352.658.063 đồng năm 2009 tức là nó đã tăng lên 28,73%. Điều này cho thấy công ty chủ động được trong việc thanh toán. - Các khoản phải thu ngắn hạn: Từ 6.755.878.102 đồng năm 2008 giảm xuống còn 5.355.595.138 đồng năm 2009 tức là nó đã giảm xuống 506.975.388 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,98%. Công ty đã quản lý tốt công tác nợ phải thu vì thế mà công ty hạn chế được việc khách hàng chiếm dụng vốn của công ty. - Hàng tồn kho: Hàng tồn kho năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 2.052.805.264 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 87,41%. Nguyên nhân của sự tăng nhanh này là do sự tăng lên của nguyên liệu tồn kho, công ty gia tăng việc dự trữ nguyên liệu tồn kho để đáp ứng cho quá trình SXKD của mình trong thời gian tới. - Tài sản ngắn hạn khác: Tăng lên 4.500.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 45%. Nguyên nhân tăng là do tăng các khoản tạm ứng và chi trả trước trong đó chủ yếu là TSNH khác. Còn chi phí trả trước ngắn hạn và các khoản thuế phải thu ở năm 2009 không còn nên làm cho chỉ tiêu này giảm xuống. Tỷ trọng tài sản dài hạn: Tài sản của công ty có khuynh hướng giảm từ 14.255.063.202 đồng năm 2007 xuống còn 12.542.528.072 đồng năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,01% so với năm 2007, đến năm 2009 lại tiếp tục giảm xuống 10.614.453.189 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,37% so với năm 2008. - Tài sản cố định Là doanh nghiệp sản xuất nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp.TSCĐ của công ty giảm qua 3 năm, năm 2008 giảm 1.713.975.983 đồng so với năm 2007 tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,58%. Năm 2009 tiếp tục giảm 20.681.94.574 đồng so với năm 2008 tương ứng với tỷ lệ giảm là 17,37%. Nguyên nhân là do công ty thuộc doanh nghiệp sản xuất nên cần ít đầu tư, mở rộng TSCĐ và do công ty hoạt động lâu năm không còn ở giai đoạn đầu thành lập nên tỷ trọng này có xu hướng giảm. Ngoài ra do giá trị tài sản bị hao mòn và do công ty thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng nên giá trị tài sản giảm qua 3 năm. - Tài sản dài hạn khác: Có xu hướng tăng dần qua 3 năm, trong năm 2008 tài sản dài hạn khác tăng lên so với năm 2007 là 1.440.853 đồng tức là tăng lên so với năm 2007 là 0,23%. Tương tự đối với năm 2009 tiếp tục tăng lên 140.119.691 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 22,06%. Nguyên nhân là do công ty đã giảm vốn góp kinh doanh nhưng lại đầu tư vào TTCK dài hạn. Công ty đã thận trọng trong việc phân bổ chi phí dài hạn hợp lý để không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty 1. Khái quát về nguồn vốn của công ty Phân tích cấu trúc nguồn vốn là sự phân tích về tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ để biết được tình hình tài chính của công ty cũng như năng lực của công ty trong việc tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình. Cấu trúc nguồn vốn được phân tích qua bảng 2.2. Qua bảng phân tích trên ta thấy cùng với sự biến động của tài sản thì nguồn vốn cũng biến động theo. Năm 2008 nguồn vốn giảm đi một lượng là 1.230.706.125 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm so với năm 2007 là 5,14%. Điều này cho thấy có sự thu hẹp giá trị đầu tư trong cơ cấu tài chính của công ty khi VCSH giảm đi 1.900.447.398 tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,45%. Năm 2008 nợ phải trả tăng lên 669.741.273 đồng so với năm 2007 trong khi đó VCSH giảm 1.900.447.398 đồng so với năm 2007 vì Nhà nước thu hồi các cơ sở sản xuất đã làm VCSH giảm đáng kể, ngoài ra do Công ty kinh doanh thua lỗ và lý do thiên tai nên cũng góp phần làm giảm chỉ tiêu VCSH. Vào cuối năm 2007, VCSH của Công ty tiếp tục giảm, dù trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, công ty vẫn làm ăn có lãi và năm 2009 nợ phải trả tiếp tục giảm 2.392.602.051 đồng so với năm 2008 nhưng VCSH lại tăng lên 2.414.398.128 đồng. Năm 2009 công ty không chỉ huy động được nguồn nợ ngắn hạn mà còn huy động được nguồn nợ dài hạn tăng 276.760.001 đồng so với năm 2008. Đây là nguồn mà việc sử dụng vốn với thời gian sử dụng lâu hơn 1 năm thuận lợi cho HĐSXKD của công ty. Đối với VCSH qua 3 năm chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc nguồn vốn của công ty. Với VCSH có thời gian sử dụng vốn lâu dài và mang tính ổn định. Qua việc phân tích cấu trúc nguồn vốn ở trên, chúng ta nhận thấy cấu trúc nguồn vốn liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Vì vậy, ta cần đi sâu phân tích những chỉ tiêu có liên quan để hiểu rõ hơn tính tự chủ về tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ tại Công ty như thế nào. 2. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty Tính tự chủ về tài chính của công ty được thể hiện qua bảng 2.3 Bảng 2.2: Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn ĐVT: Đồng Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Giá trị (Đồng) CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức % Mức % A. Nợ phải trả 8.677.519.468 9.347.260.741 6.954.658.690 669.741.273 7,72 -2.392.602.051 -25,60 1. Nợ ngắn hạn 8.677.519.468 9.347.260.741 6.677.898.689 669.741.273 107,72 -2.669.362.052 -28,56 2. Nợ dài hạn - - 276.760.001 - - 276.760.001 - B. Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.360.385.607 15.774.783.735 -1.900.447.398 -12,45 2.414.398.128 18,07 1. Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.733.769.524 15.546.927.912 -1.527.063.481 -10,01 1.813.158.388 13,20 2. Nguồn KP và quỹ khác - -373.383.917 227.855.823 -373.383.917 - 601.239.740 -161,02 Tổng cộng 23.938.352.473 22.707.646.348 22.729.442.425 -1.230.706.125 -5,14 21.796.077 0,10 Bảng 23. Phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Giá trị CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức % Mức % 1. Nợ phải trả Đồng  8.677.519.468 9.347.260.741 6.954.658.690 669.741.273 7,72 -2.392.602.051 -25,60 Nợ ngắn hạn 8.677.519.468 9.347.260.741 6.677.898.689 669.741.273 107,72 -2.669.362.052 -28,56 Nợ dài hạn - - 276.760.001 - - 276.760.001 - 2. Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 1.336.038.607 15.774.783.735 -1.900.447.398 -12,45 2.414.398.128 18,07 3. Tổng tài sản 23.938.352.473 22.7076.46.348 22.729.442.425 -1.230.706.125 -5,14 21.796.077 0,10 H1 = NPT/ NV  % 36,25 41,16 30,60 H2 = VCSH/ NV 63,75 58,84 69,40 H3 = NPT/ VCSH 56,86 69,96 44,09 36,25 41,16 30,6 63,75 58,84 69,4 0 20 40 60 80 100 120 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 % Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất nợ Đồ thị 2.2. Biến động của tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ qua 3 năn 2007-2009 Việc phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng được thực hiện thông qua các chỉ tiêu: Hệ số nợ, hệ số tự tài trợ và hệ số nợ trên VCSH.. Từ bảng phân tích trên cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty khá cao trong 3 năm qua. Năm 2007 hệ số tự tài trợ là 63,75%, hệ số nợ là 36,25%. Năm 2008 hệ số tự tài trợ là 58,84%, hệ số nợ là 41,16%. Hệ số tự tài trợ năm 2008 giảm xuống so với năm 2007 là 4,91%, hệ số nợ tăng lên là 4,91%. Nguyên nhân tỷ suất tự tài trợ giảm là do năm 2008 VCSH giảm 1.900.447.398 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 12,45%. Điều này cho thấy công ty đã tăng dần tính tự chủ của mình, giảm dần sự lệ thuộc từ bên ngoài, giảm dần sức ép từ các khoản nợ, giảm chi phí sử dụng vốn tăng mức tìn nhiệm của công ty tạo tiền đề để tiếp cận với các khoản vay nợ cũng như nắm bắt các cơ hội đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của công ty sau này. Tính tự chủ của công ty còn thể hiệnqua hệ số NPT/VCSH hệ số này tăng 13,1% trong năm 2008 so với năm 2007 nhưng lại giảm mạnh 25,87% vào năm 2009. Đây là một dấu hiệu tốt. Thông qua số liệu đã được so sánh cho thấy hệ số nợ qua 3 năm có những biến động khác nhau. Vào năm 2007 toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ từ 36,25% NPT và 63,75% tài trợ từ VCSH. Năm 2008 hệ số nợ có xu hướng tăng lên, tài sản được tài trợ từ 41,16% NPT với tỷ lệ tăng là 4,91% và 58,84% là VCSH giảm 4,91% so với năm 2007. Đến năm 2009 hệ số nợ chỉ còn 30,16% giảm 10,57% so với năm 2008 và sự tự tài trợ từ VCSH tăng lên 10,57%. Nợ phải trả ít, vốn chủ sở hữu nhiều tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cao, nguồn vốn chủ yếu được hình thành từ VCSH. Trong trường hợp này gặp nhiều thuận lợi trong vấn đề huy động thêm vốn. Vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh ít phụ thuộc bên ngoài do đó công ty ít bị ràng buộc hoặc bị sức ép của khoản nợ vay. 3. Phân tích tính ốn định của nguồn tài trợ Đồ thị 2.3. Biến động NVTX và NVTT qua 3 năm 2007-2009 Bảng 2.4. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Giá trị Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Mức % Mức % 1. Vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.360.385.607 15.774.783.735 -1.900.447.398 -12,45 2.414.398.128 18,07 2.NVTT = Nợ ngắn hạn 8.677.519.468 9.347.260.741 6.677.898.689 669.741.273 7,72 -2.669.362.052 -28,56 3. Nợ dài hạn - - 276.760.001 - - 276.760.001 4.NVTX=NDH+ VCSH 15.260.833.005 13.360.385.607 16.051.543.736 -1.900.447.398 -12,45 2.691.158.129 20,14 5.NV 23.938.352.473 22.707.646.348 22.729.442.425 -123.070.6125 -5,14 21.796.077 0,10% Tỷ suất NVTT 36,25 41,16 29,38 Tỷ suất NVTX 63,75 58,84 70,62 Tỷ suất VCSH/NVTX 100 100 98,28 Qua bảng số liệu phân tích trên ta thấy tỷ suất NVTX của công ty tương đối cao và ổn định, chứng tỏ tính ổn định của nguồn tài trợ cao. Năm 2009 NVTX là cao nhất trong 3 năm và đạt 70,62%, năm 2008 tỷ suất này là 58,84% nguyên nhân NVTX tăng lên là do VCSH tăng lên 18,07%, đồng thời tổng nguồn vốn cũng tăng lên 21.796.077 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,1% do đó làm cho tỷ suất NVTX tăng lên. - Đối với chỉ tiêu tỷ suất NVTT: Tỷ suất NVTT biến động qua các năm, cao nhất là ở năm 2008, NVTT chiếm 41,16%, thấp nhất là ở năm 2009 NVTT chiếm 29,38%. Năm 2008 NVTT cao hơn so với năm 2007 là 669.741.273 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,91% làm cho công ty phải chịu áp lực trong thanh toán, không đủ khả năng để tài trợ cho các nhu cầu rất lớn về vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cũng sẽ chịu một khoản chi phí rất lớn. Điều này cho thấy tính ổn định của công ty thay đổi liên tục qua các năm. Tuy nhiên năm 2009 NVTT lại thấp hơn so với năm 2008 là 2.669.362.052 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,78%. - Đối với chỉ tiêu tỷ suất NVTX: Tỷ suất NVTX của công ty cao và có biến động qua 3 năm. NVTX chiếm tỷ trọng thấp nhất là ở năm 2008 chiếm tỷ trọng 58,84%, cao nhất là ở năm 2009 chiếm 70,62%. NVTX bao gồm NDH và VCSH, NVTX biến động như sau: Năm 2008 NVTX ít hơn năm 2007 là 1.900.447.398 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4,91%. Năm 2009 NVTX cao hơn so với năm 2008 là 2.691.158.129 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20,14%. - Đối với chỉ tiêu tỷ suất VCSH/NVTX qua 3 năm cao chứng tỏ NVTX chủ yếu của công ty là VCSH điều này cho thấy công ty có tính tự chủ cao vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu quả. Nguyên nhân là do những năm gần đây công ty là ăn có lãi đã bổ sung vốn chủ sở hữu đồng thời công ty tiến hành cổ phần hóa đã làm tăng vốn điều lệ (hay vốn đầu tư của chủ sở hữu). Điều này cho thấy NVTX ngày càng được tài trợ bởi VCSH trong tương lai thì tính ổn định sẽ tăng lên và doanh nghiệp sẽ bị ít áp lực thanh toán dài hạn. III. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp 1. Các chỉ số cân bằng tài chính dài hạn Bảng 2.5. Bảng phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Nguồn vốn thường xuyên 15.260.833.005 13.360.385.607 16.051.543.736 2. Nguồn vốn chủ sở hữu 15.260.833.005 13.360.385.607 15.774.783.735 3. Giá trị tài sản dài hạn 14255063202 12.542.528.072 10.614.453.189 4. Tốc độ tăng NVTX (%) - -12,45 20,14 5. Tốc độ tăng VCSH (%) - -12,45 18,07 6. Tốc độ tăng TSDH (%) - -12,01 -15,37 7. VLĐR 1.005.769.803 817.857.535 5.437.090.547 8. Tỷ suất NVTX/TSDH 107,06 106,52 151,22 9. Tỷ suất VCSH/TSDH 107,06 106,52 148,62 Dựa vào bảng trên có thể nói Công ty đạt trạng thái cân bằng tài chính dài hạn trong cả 3 năm vì VLĐR >0 chứng tỏ NVTX không những tài trợ hoàn toàn cho TSDH mà còn một phần tài trợ cho TSNH. Trong trường hợp này TSNH được hình thành từ 2 nguồn NVTT và NVTX, do đó doanh nghiệp có dư 1 lượng vốn để thanh toán nợ ngắn hạn có nghĩa là khi bán toàn bộ TSNH thì doanh nghiệp thanh toán hết phần nợ ngắn hạn và còn dư một phần, phần dư này là của NVTX tài trợ cho nó. Khi NNH đáo hạn doanh nghiệp có thừa TSNH để thanh toán . Tài chính được đánh giá là bền vững. Đây là trạng thái cân bằng tài chính được đánh giá là tốt nhất. Tình hình cân bằng tài chính dài hạn của doanh nghiệp tăng, VLĐR vào năm 2007 là 1.005.769.803 đồng, năm 2008 giảm xuống 817.857.535 đồng năm 2009 tăng lên 5.437.090.547 đồng. Điều này cho thấy mức độ an toàn của doanh nghiệp cao bởi vì không những TSDH và TSNH cũng được tài trợ bằng NVTX. Tỷ suất NVTX/TSDH tăng lên qua các năm. Năm 2007 là 107,06 %, năm 2008 là 106,52 %, năm 2009 là 151,22% chứng tỏ cân bằng tài chính dài hạn được đánh giá là tốt và an toàn, nguyên nhân là do sự gia tăng của VCSH năm 2009. Hơn nữa ta thấy tỷ suất VCSH/TSDH qua các năm đều vượt lên lớn hơn 1 thể hiện rõ tính tự chủ và ổn định trong tài trợ TSDH của công ty cao 2. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn Bảng 2.5. Bảng phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 1. Các khoản phải thu ngắn hạn 7.271.653.490 6.765.878.102 5.361.095.138 2. HTK 2.293.451.230 2.348.430.771 4.401.236.035 3. Các khoản phải trả ngắn hạn (không tính vay NH) 8.677.519.468 7.947.260.741 6.677.898.689 4. VLĐR 1.005.769.803 817.857.535 5.437.090547 5. Nhu cầu VLĐR 887.585.252 1.167.048.132 3.084.432.484 6. Ngân quỹ ròng 118.184.551 -349.190.597 2.352.658.063 Hàng tồn kho ngày càng tăng vì công ty kinh doanh có lãi, quy mô kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, nên nhu cầu dự trữ HTK là rất cần thiết. Nhu cầu VLĐR liên tục tăng qua các năm, năm 2007 là 887.585.252 đồng, năm 2008 tăng lên 1.167.048.132 đồng và tiếp tục tăng lên tới 3.084.432.484 đồng vào năm 2009 ,do công ty đã chiếm dụng một số vốn lớn, số vốn đó đã bù đắp được giá trị HTK và giá trị các khoản phải thu vì vậy công ty không cần vay thêm vốn để đầu tư vào HĐSXKD điều này cho thấy năm 2009 công ty đạt hiệu quả tài chính cao. Nguyên nhân làm cho nhu cầu VLĐR tăng mạnh chủ yếu là do tình hình kinh doanh của công ty thuận lợi nên doanh thu tăng trưởng cao đã kéo theo khoản mục HTK tăng đột biến. Vì năm 2007 và năm 2009 dương nên doanh nghiệp đạt cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Đặc biệt là năm 2009. Năm 2008 doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn và trong trường hợp này doanh nghiệp phải vay ngắn hạn để đáp ứng phần ngân quỹ ròng bị âm và tài trợ một phần TSCĐ khi VLĐR âm. Vì năm 2008 công ty không có trạng thái cân bằng tài chính ngắn hạn nên điều này gây khó khăn cho công ty khi tiếp cận nguồn tài trợ từ bên ngoài trong tương lai. PHẦN III MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY 1. Ưu điểm: - Một số thành tích đạt được của công ty trong những năm vừa qua:   Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc”  của Tập đoàn Dệt May Việt Nam qua các năm 2000, 2001, 2002. Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc”  năm 2003 của Bộ Công Nghiệp. Bằng khen của Bộ Thương Mại về thành tích xuất khẩu năm 2005. Cờ Thi đua “Đơn vị xuất sắc”  năm 2006, 2007 của chính phủ. Cờ Thi đua “Đơn vị xuất sắc”  năm 2008 của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam. Giải thưởng “Doanh nghiệp ứng dụng CNTT hiệu quả”  năm 2006, 2007, 2008 của thành phố Đà Nẵng - NVSH của công ty cao nên khả năng thanh toán tức thời của công ty cao. Tại công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng công tác phân tích cấu trúc tài chính được chú trọng đầu tư đáng kể, nó giúp cho nhà quản trị hình thành những đánh giá và kiến nghị về tình hình tài chính của công ty với các cấp lãnh đạo để từ đó đưa ra kế hoạch hoạt động sản xuất và phương án kinh doanh tối ưu phục vụ cho hoạt động SXKD của công ty nhằm mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao. - Lợi nhuận của công ty có lãi và được gia tăng. Để có được sự ổn định và phát triển như vậy là nhờ vào việc vận dụng một cách chính xác và hợp lý đường lối chủ trương xây dựng phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, vận dụng tối đa những ưu điểm vốn có trong công tác quản lý. Bên cạnh đó thì cán bộ công nhân viên trong công ty luôn có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc, họ là những con người có năng lực sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm trước những khó khăn của công ty đã tạo ra động lực thúc đẩy công ty hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Tình hình tài chính của công ty qua 3 năm 2007-2009 vừa qua nhìn chung đạt được những hiệu quả nhất định và từng bước phát triển đảm bảo cho hoạt động của công ty được triển khai thực hiện tốt. Sự ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến tài chính của công ty tác động rất lớn. - Trong những năm gần đây,cùng với sự đổi mới và phát triển nước ta nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, Công Ty CP 28 Đà Nẵng đã đạt được mộ số thành tựu đáng kể , đóng góp vào sự phát triển của đất nước và cho Ngân sách Nhà nước. Điều đó thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được trong 3 năm từ năm 2007 đến năm 2009 . Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu mà công ty đạt được trong 3 năm 2007-2009 Chỉ Tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng doanh thu 38.389.453.761 41.596.217.950 30.633.710.407 Giá vốn hàng bán 31.387.171.383 34.798.467.448 23.944.587.746 Các khoản phải nộp NSNN 303.350.362 491.855.952 442.641.450 Lợi nhuận 1.024.200.000 1.030.125.289 1.039.279.118 2.Nhược điểm Trong hoạt động SXKD của công ty TSDH chiếm tỷ trọng lớn hơn TSNH trong tổng tài sản là điều hợp lý. Tuy nhiên sự giảm sút tỷ trọng TSDH chủ yếu do sự giảm sút của TSCĐ từ 56,9% trong năm 2007 còn 52,44% năm 2008 và năm 2009 xuống còn 46,7%. Điều này cho ta thấy công tác quản lý, sử dụng VCĐ trong hoạt động của công ty không được đảm bảo tốt, vì vậy công ty cần có chính sách, biện pháp không ngừng gia tăng tỷ trọng TSCĐ thích hợp và phân phối hợp lý với giá trị đầu tư để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ và đảm bảo phát triển hoạt động của công ty. II. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM CẢI THIỆN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINATEX ĐÀ NẴNG Phân tích cấu trúc tài chính đã cho thấy thực trạng của đối tượng cần phân tích thể hiện một cách sâu sắc cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn. Vì vậy việc phân bổ tình hình tài sản và cân đối nguồn tài trợ tài sản hợp lý sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động cho công ty đồng thời giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra với công ty trong tương lai. Trong cơ cấu tài sản, nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2007-2009 vừa qua có nhiều biến động. Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu về tình hình hoạt động của công ty, kết hợp với kiến thức đã học ở trường em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính của công ty như sau: Quản lý và sử dụng tài sản cố định Để có nhận xét chính xác về thực trạng TSCĐ tại công ty trước hết ta đi đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại công ty năm 2009 thông qua chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ. Hao mòn là nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ sẽ bị hao mòn dần và đến một lúc nào đó sẽ không còn sử dụng được nữa. Mặt khác quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì việc phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định là một đề hết sức quan trọng nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ. Bảng 3.2. Đánh giá thực trạng TSCĐ tại công ty ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Nguyên giá TSCĐ 20.524.159.527 20.119.264.521 Tổng khấu hao 8.616.730.814 10.280.030.382 Hệ số hao mòn 41,98% 51,10% Qua bảng phân tích trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty tương đối cũ và giá tri hao mòn chiếm gần nửa trong tổng TSCĐ của công ty. Vào đầu năm hiệu suất hao mòn là 41,98% nhưng đến cuối năm hệ số này không được cải thiện mà trái lại nó càng tăng lên là 51,1%. Đối với một đơn vị SXKD giá trị TSCĐ luôn chiếm một giá trị lớn trong cơ cấu TS. Tuy nhiên giá trị TSCĐ của công ty liên tục giảm trong những năm gần đây, Mặc dù trong những năm qua công ty đã có đầu tư TSCĐ nhưng số đầu tư tương đối nhỏ trong khi TSCĐ cũ đi càng nhiều. Qua đó có các biện pháp như sau: Đối với máy móc quá cũ, không còn phù hợp cho sản xuất thì công ty nên thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ để nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới hoặc thuê tài chính để bù vào những TSCĐ đã được thanh lý này.Mặt khác công ty cần lập kế hoạch đầu tư thêm TSCĐ để khoản mục này phù hợp với quy mô của công ty và đáp ứng yêu cầu của HĐSXKD. Đặc biệt là đầu tư, mua sắm những máy móc hiện đại có năng suất cao và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Với những TSCĐ mới nó sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh của công ty. Đồng thời việc đầu tư TSCĐ thì công ty nên chú trọng đào tạo cho công nhân để nâng cao tay nghề cho phù hợp với công nghệ mới. Mặt khác cần quan tâm tới công tác quản lý TSCĐ thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ cũng như sửa chữa kịp thời những hư hỏng để không làm giảm công suất làm việc của nó. Quản lý phải thu khách hàng Khoản phải thu cũng là một bộ phận liên quan trực tiếp đến NCVLĐR làm mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty. Việc quản lý tốt công tác thu hồi nợ làm giảm nhanh nợ phải thu là một giải pháp cải thiện CBTC cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi công nợ, nhắc nhở việc thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ phải đưa nhanh vào quá trình SXKD nhằm tăng tốc độ lưu chuyển VLĐ. 3.Các biện pháp quản lý và sử dụng hàng tồn kho Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tồn kho có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sản xuất kinh doanh như dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khi mà giữa các giai đoạn này các hoath động không phải lúc nào cũng được diễn ra đồng bộ. Mục tiêu chính của nhà quản lý HTK là kiểm soát và đầu tư vào tồn kho như thế nào để hiệu quả nhất. Việc lập dự phòng nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty được điều hoà và liên tục. Theo tình hình thực tế đã phân tích lượng HTK tăng qua 3 năm làm cho vốn ứ đọng, vòng quay vốn chậm dẫn đến thiếu vốn cho HĐSXKD. Do đó công ty cần trích lập dự phòng đối với HTK, phản ánh đúng giá trị thuần tuý của HTK trong công ty nhằm đưa ra một hình ảnh trung thực về tài sản của công ty. 4. Biện pháp quản lý tiền và tương đương tiền Để duy trì một lượng vốn bằng tiền phù hợp, công ty cần phải lập kế hoạch vốn bằng tiền, thông qua đó có thể phân tích được tiền thu, dòng tiền chi và nợ tới hạn của công ty. Từ đó công ty có thể dự toán được nguồn thu chi trong tháng để có kế hoạch huy động phù hợp. Việc quản lý vốn bằng tiền nhằm nục đích xây dựng một cách chính xác lượng tiền phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tránh rủi ro và lượng tiền nhàn rỗi. Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Vốn bằng tiền 1.050.809.403 1.352.658.063 Chỉ tiêu này cho ta thấy lượng tiền tại công ty có xu hướng tăng lên, lượng tiền này ta có thể điều chỉnh được để giảm lượng tiền nhàn rỗi, có nhiều cách để giảm lượng tiền này xuống như: gửi tiền vào ngân hàng, đem đi đầu tư tài chính ngắn hạn hoặc dài hạn…để thu lại lợi nhuận từ bên ngoài phục vụ cho nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra đối với tiền thì khả năng gian lận và sai sót rất lớn nên công ty cần có những biện pháp tích cực để hạn chế mức thấp nhất. Khi khách hàng trả tiền cho công ty thì doanh nghiệp phải kiểm tra kỹ và chính xác. Bên cạnh đó công ty phai kiểm tra độc lập thông qua kiểm kê quỹ hay đối chiếu ngân hàng. Đầu tư tài chính Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay với các chính sách khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trường chứng khoán ở nước ta đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vốn kinh doanh có hiệu quả, giả phóng một số vốn dư thừa trong doanh nghiệp. Nhưng tại công ty đầu tư tài chính còn hạn chế, công ty không có điều kiện đầu tư ra bên ngoài vì vậy trong thời gian tới công ty nên đầu tư ra bên ngoài để hoạt động kinh doanh của công ty có kết quả ngày càng tốt hơn. Trong bối cảnh đầu năm 2009 vừa rồi, Công ty sẽ phải hoàn thành công tác cổ phần hóa, việc thay đổi hình thức huy động vốn đối với công ty là hoàn toàn phù hợp. Mặt khác, hiện nay Thành phố Đà Nẵng là một thành phố đang phát triển. Với tiềm lực hiện có, Công ty hoàn toàn có thể xây dựng một phương án phát hành vốn thông qua bán cổ phần rộng rãi cho các nhà đầu tư thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển lớn, công chúng đã mạnh dạn bỏ tiền nhàn rỗi vào kênh huy động vốn này, nhằm tìm kiếm khả năng sinh lời cao nhất thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần. Vì vậy, đây là một thời cơ thuận lợi đối với Công ty. Những nhà đầu tư mua cổ phần của Công ty sẽ kỳ vọng vào tương lai và trước mắt họ sẽ chưa quan tâm đến tỉ suất lợi nhuận hay mức cổ tức là bao nhiêu. Bộ máy kế toán Hiện nay tại công ty cổ phần VINATEX Đà Nẵng bộ máy kế toán tuy ổn định nhưng còn thiếu bộ máy kế toán quản trị. Bộ phận kế toán quản trị sẽ giúp cho nhà quản lý đưa ra những quyết định đúng đắn về việc kinh doanh. Kế toán quản trị đề cập tới việc cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản lý. Sử dụng để hoạch định, phối hợp kiểm soát các hoạt động của công ty. Do vậy việc lập thêm bộ phận kế toán quản trị là một việc mà công ty nên làm để giúp ban lãnh đạo của công ty có thể đưa ra quyết định chính xác, dễ dàng hơn. Hiện nay công ty vẫn chưa áp dụng các mẫu báo cáo tài chính mới theo thông tư 23 của bộ tài chính. Và để thuận tiện cho việc xem xét tình hình tài chính nói chung của công ty, các nhà quản trị có thể thiết kế bảng sau: Bảng 3.4. Bảng kê diễn biến nguồn tài trợ và sử dụng nguồn tài trợ Nguồn tài trợ Sử dụng nguồn tài trợ Rút tiền Cấp tín dụng cho khách hàng Trích khấu hao Dự trữ hàng hóa Xây dựng cơ bản hoàn thành Đầu tư TSCĐ Vay ngắn hạn Nạp thuế cho nhà nước Chiếm dụng của người bán Thanh toán đầu tư XDCB Tăng các khoản phải trả cán bộ công nhân viên Lập quỹ khen thưởng phúc lợi Vay dài hạn Tăng vốn kinh doanh Trích lập quỹ đầu tư phát triển Tăng lợi nhuận Tăng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Thông qua bảng kê như trên các nhà quản trị dễ dàng nhìn thấy được nguồn tài trợ của công ty cũng như tình hình sử dụng nguồn tài trợ đã hợp lý chưa từ đó đưa ra các quyết định của mình hoặc công ty có thể lập biểu cân đối thu chi tài chính tổng hợp theo năm như sau: Phần thu Phần chi I. Các khoản phải thu từ HĐKD I. Chi cho SXKD Lợi nhuận thực hiện trong năm Chi đầu tư XDCB Khấu hao cơ bản TSCĐ Chi bổ sung vốn Các khoản phải thu Chi trích lập quỹ Số dư các quỹ đầu năm Chi khác II. Các khoản không bồi hoàn II. Các khoản chi khác Nhận của cơ quan quản lý cấp trên Nộp NSNN Nhận từ ngân sách Trả nợ NH III. Các khoản nhận khác Chi khác Vay ngân hàng KH ứng trước Vay khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Phân tích hoạt động kinh doanh phần I Trường Đại Học Kinh tế - Đại Học Đà Nẵng - 2009 Tài chính doanh nghiệp THs Nguyễn Minh Kiều - 2008 Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh THs Nguyễn Thị Hoài Thương – 2009 Đại Học Duy Tân` Kế toán doanh nghiệp PGS.TS Nguyễn Văn Công Nhà xuất bản tài chính – 2008 MỤC LỤC BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM LÊ VĂN VŨ PHAN THANH LÂM HOÀNG VĂN QUÂN NGUYỄN XUÂN THẮNG NGUYỄN TRỌNG HIẾU BÙI VIẾT UYÊN LINH VƯƠNG THỊ NHƯ ÁNH BÙI DUY KHÁNH TRẦN VĂN PHƯỚC NGUYỄN HỮU TUẤN HOÀNG ANH NGUYÊN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc55979538-NHOM-PTBCTC.doc
Luận văn liên quan