MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
1.1.1.Khái niệm tài chính doanh nghiệp
1.1.2.Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp
1.1.3.Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.MỤC TIÊU, Ý NGHĨA, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1.Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.2.Ý nghĩa phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.3.Các phương pháp phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
1.2.3.1. Phương pháp so sánh
1.2 3.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ
1.2.3.3.Phương pháp thay thế liên hoàn
1.2.3.4.Phương pháp Dupont
1.3.Căn cứ phân tích và đánh giá tài chính
1.3.1. Bảng cân đối kế toán
1.3.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
1.3.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.3.4. Thuyết minh các báo cáo tài chính
1.4.NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
1.4.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản
1.4.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.4.1.3. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
1.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính
1.4.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản
1.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi
1.4.3. Phân tích rủi ro trong hoạt động kinh doanh
1.4.3.1. Phân tích khả năng thanh toán
1.4.3.2. Phân tích khả năng quản lý nợ
1.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (Đẳng thức Dupont)
1.4.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất
1.4.4.2. Đẳng thức Dupont thứ 2
1.4.4.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN HÙNG CƯỜNG THIÊN VIỆT
2.1.1. Giới thiệu về công ty
2.1.2.Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của công ty
2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.3.1.Phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính của công ty
2.3.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.3.1.2. Phân tích bảng Kết quả hoạt động kinh doanh
2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính
2.3.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản
2.3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời
2.3.2.3. Phân tích rủi ro tài chính
2.3.2.4. Phân tích khả năng quản lý nợ
2.3.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
2.3.3.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất
2.3.3.2. Đẳng thức Dupont thứ 2
2.3.3.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3.1. CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty
3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn của công ty
3.1.2.1.Thuận lợi
3.1.2.2.Khó khăn
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao doanh thu
3.2.1.1.Cơ sở của biện pháp
3.2.1.2.Nội dung của biện pháp
3.2.1.3.Đánh giá kết quả
3.2.2. Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2.2.1.Cơ sở đề ra biện pháp
3.2.2.2.Mục đích của biện pháp
3.2.2.3.Nội dung biện pháp
3.2.2.4. Kết quả thực hiện
3.2.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
81 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5690 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oát: Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 03 thành viên cùng có nhiệm kỳ như nhiệm kỳ của HĐQT. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những vấn đề thuộc quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm soát.
Giám đốc công ty: Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty trong mọi giao dịch. Theo quy định tại Điều lệ công ty, Giám đốc có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại điều 33 của Điều lệ công ty.
Phòng kế toán tài chính: Hạch toán, thống kê các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của nhà nước. Tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện nghiêm túc các quy định về kế toán- tài chính hiện hành. Phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên cung cấp cho giám đốc về tình hình tài chính, nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn. Lập kế hoạch về vốn và đào tạo cho các hoạt động kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho giám đốc về công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp bố trí cán bộ công nhân viên đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh đề ra. Xây dựng cơ chế hợp lý cho cán bộ công nhân viên với mục đích khuyến khích người lao động và kiểm tra xử lý những trường hợp bất hợp lý, có kế hoạch đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, chăm sóc sức khỏe an toàn lao động.
Phòng kinh doanh: Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về việc xây dựng chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh các mặt hàng đã sản xuất, khai thác kinh doanh các mặt hàng khác(nếu có) có thể vận dụng cơ sở vật chất, thị trường hiện có. Tổ chức hoạt động Marketing để duy trì và mở rộng thị trường, đa dạng hóa hình thức dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh.
Phòng nhân sự: Tham mưu và giúp việc cho giám đốc về việc tuyển dụng đào tạo đội ngũ nhân viên lao động.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty.
Đặc điểm, cơ cấu sản phẩm của Công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt.
Công ty CPT Đ Hùng Cường Thiên Việt là công ty Cổ Phần có rất nhiều ngành nghề kinh doanh,đặc thù của các ngành nghề chủ yếu là dịch vụ và thương mại,không đi sâu vào sản xuất một sản phẩm cụ thể nào mà chỉ có một lĩnh vực nhỏ kinh doanh hàng nội thất, do đó cơ cấu về sản phẩm của Công ty chủ yếu là hàng nội thất.
c) Cơ sở vật chất trang thiết bị
Về cơ sở vật chất: Công ty đã có trụ sở làm việc khang trang với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp với tính chất công việc của từng phòng ban bên cạnh đó Công ty đã xây dựng thêm nhà tập thể cho cán bộ công nhân viên lao động ở xa.
Về máy móc thiết bị: Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh vận chuyển hàng hóa, công ty hiện có 2 xe bán tải chuyên phục vụ chuyển hàng cho khách và 1 xe ô tô 4 chỗ phục vụ cho cán bộ quản lý.
d)Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
Thuận lợi.
Đất nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập, cùng với đó nền kinh tế nước ta đang bước vào một giai đoạn mới. Nên vị thế phát triển của ngành nói chung và công ty Cổ phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt nói riêng là rất lớn. Với nhu cầu hiện nay ngành xây dựng phát triển đi cùng với đó là sự phát triển của các mặt hàng trang thiết bị đồ nội thất nhà ở, văn phòng, đây là mặt hàng có rất nhiều thuận lợi và cơ hội phát triển.
Được sự chỉ đạo, hỗ trợ phát triển của lãnh đạo giám đốc Công ty và các phòng ban trong định hướng phát triển và tổ chức để tham gia vào ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Khí thế tích cực của người lao động và sự hỗ trợ thiết thực với nhiều hình thức, trên nhiều lĩnh vực của Công ty là nguyên nhân động lực cho sản xuất kinh doanh phát triển.
Bộ máy lãnh đạo Công ty được bổ sung tăng cường, đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, sự năng động và vận dụng sáng tạo trong nghiệp vị quản lý, tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh.
Khó khăn.
Công ty mới được thành lập nên số lượng chi nhánh và cửa hàng của công ty còn tương đối ít.
Trên thị trường có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp cũng như tiềm tàng.
Trong nền kinh tế hiện nay giá cả vẫn là điều quan tâm của các nhà quản lý.
2.3.Phân tích tình hình tài chính tại Công ty.
2.3.1.Phân tích tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính của Công ty.
2.3.1.1. Phân tích bảng Cân Đối Kế Toán.
Phân tích cơ cấu tài sản.
Bảng 6. Bảng phân tích cơ cấu tài sản.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
(đồng)
(%)
(%)
(%)
A. TS ngắn hạn
3,557,642,313
27.8
2,212,393,704
16.1
-1,345,248,609
-37.8
I.Tiền và các khoản TĐ tiền
2,337,571,257
18.3
1,026,128,321
7.5
-1,311,442,936
-56.1
II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
163,572,127
1.3
93,294,642
0.7
-70,277,485
-42.96
1. Phải thu khách hàng
91,707,206
0.7
53,294,642
0.4
-38,412,564
-41.9
2. Trả trước cho người bán
-
-
-
-
-
3. Các khoản phải thu khác
-
-
162,230,100
1.2
-
-
4. Thuế GTGT được khấu trừ.
71,869,921
0.6
40,226,615
-31,643,306
-44
IV. Hàng tồn kho
1,056,493,929
8.3
1,093,160,742
7.9
36,666,813
3.5
V. TS ngắn hạn khác
-
-
-
-
-
-
1. Thuế và các khoản phải thu Nhà nước
-
-
-
-
-
-
2. TSNH khác
-
-
-
-
-
-
B. TS dài hạn
9,226,837,821
72.2
11,545,685,821
83.9
2,318,848,000
25.1
I. Tài sản cố định
3,816,145,034
29.8
5,162,833,634
37.5
1,346,688,600
35.29
1. TSCĐ hữu hình
3,816,145,034
29.8
5,162,833,634
37.5
1,346,688,600
35.29
- Nguyên giá
4,186,455,333
32.7
5,707,455,333
41.5
1,521,000,000
36.3
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(370,310,299)
-2.9
-544,622,299
-4
-174,312,000
47.07
2. TSCĐ vô hình
-
-
-
-
-
-
- Nguyên giá
-
-
-
-
-
-
- Giá trị hao mòn luỹ kế
-
-
-
-
-
-
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
5,370,842,787
42.0
6,382,852,787
46.4
1,012,010,000
18.84
II. Tài sản dài hạn khác
39,850,000
0.3
-
-
-
-
TỔNG TÀI SẢN
12,784,480,134
100
13,758,269,825
100
973,789,691
7.62
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty Cổ Phần tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt)
*) Phân tích tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm xuống từ 27.8% năm 2008 xuống 16.1% vào năm 2009. Tài sản ngắn hạn giảm nhiều như vậy chứng tỏ Công ty đã làm tốt công tác thu hồi công nợ.
Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 1.311.442.936đồng, tương ứng tỷ lệ 56.1%, nguyên nhân do công ty dùng tiền đầu tư TSCĐ.
Các khoản phải thu ngắn hạn giảm xuống từ 163.572.127 đồng năm 2008 xuống 93.294.642 đồng năm 2009 tương ứng tỷ lệ giảm là 42.96%. Trong đó chủ yếu là khoản phải thu của khách hàng giảm từ 91.707.206 đồng năm 2008 xuống 53.294.642 đồng năm 2009 tương ứng giảm 41.9%. Điều này phản ánh công ty đã làm tốt hơn công tác thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn.
Hàng tồn kho tăng 3.666.813đồng tương ứng 3%. Lượng hàng tồn kho tăng nhằm đề phòng giá cả thị trường lên xuống đồng thời dễ cung ứng hàng hóa kịp thời phục vụ nhu cầu khi cần thiết.
*) Phần tài sản dài hạn
Tài sản cố định của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1,346 triệu đồng (tương ứng tăng 35.29%). Do năm 2009 công ty đã đầu tư thêm vào tài sản cố định. Điều này chứng tỏ công ty chú trọng đến việc đầu tư vào tài sản và các khoản đầu tư dài hạn như xây dựng thêm cửa hàng và đại lý, nâng cao năng lực kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khác.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang do xây dựng thêm các cửa hàng và đại lý năm 2008 là 5.370 triệu đồng tương ứng 42%, năm 2009 là 6.382 triệu đồng tương ứng 46.4%. Như vậy qua 2 năm chi phí này tăng 1.012 triệu đồng tương ứng tăng 18.84%.
*)Nhận xét chung:
Nhìn vào bảng phân tích tình hình tài sản của công ty ta thấy tổng tài sản tăng lên qua 2 năm. Năm 2008, tổng tài sản của công ty là 12,78 tỷ đồng nhưng đến năm 2009 con số đó đã lên 13.76 tỷ đồng tương ứng với nó là tăng 7.62%. Trong khi đó chủ yếu là tăng tài sản dài hạn, trong năm 2008 tổng tài sản dài hạn là 9.2 đồng sang năm 2009 con số này là 11.5 tỷ đồng tức là tăng 25%.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty
Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, chủ doanh nghiệp phải quan tâm nhiều tới việc xem xét đến kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của công ty như mức độ tự chủ và những khó khăn mà công ty còn phải đương đầu, điều này phản ánh qua tỷ suất tự tài trợ.
Tỷ suất tự tài trợ
=
Nguồn vốn CSH
*100
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ năm 2008 là:
= 16,3%
Tỷ suất tự tài trợ năm 2009 là:
6,756,866,180
* 100
=
44.1%
13,758,269,525
Tỷ suất tự tài trợ của công ty năm 2009 tăng 27.8% thể hiện khả năng độc lập về tài chính hay mức độ tài trợ năm 2009 tăng cao hơn so với năm 2008. Nhưng để rút ra được kết luận chính xác hơn ta thông qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 7: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ
Giá trị
Tỷ lệ
A.Nợ phải trả
7,091,372,085
55.5
7,001,403,346
50.9
,
-89,968,739
-1.27
I.Nợ ngắn hạn
5,001,372,085
39.1
7,001,403,346
50.9
2,000,031,261
40
1.Phải trả người bán
2,193,679,131
17.2
4,964,860,008
36.1
2,771,180,877
39.1
2.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
17,692,954
0.1
6,543,338
0.09
-11,149,616
-0.2
3.Phải trả người lao động
0
0
0
0
0
0
4.Chi phí phải trả
0
0
0
0
0
0
5.Vay ngắn hạn
2,800,000,000
21.9
2,030,000,000
14.8
-770,000,000
-10.9
II. Nợ dài hạn
2,080,000,000
16.3
0
0.0
-2,080,000,000
-29.3
1.Dự phòng trợ cấp mất việc làm
0
0
0
0
0
0
B.Nguồn vốn chủ sở hữu
5,693,108,049
44.5
6,756,866,179
49.1
1,063,758,130
15.0
I. Vốn chủ sở hữu
5,693,108,049
44.5
6,756,866,179
49.1
1,063,758,130
15.0
1.Vốn đầu tư chủ sở hữu
5,600,917,281
43.8
6,600,917,280
48.0
999,999,999
14.1
2 Quỹ đầu tư & phát triển
15,748,887
0.1
21,748,887
0.2
6,000,000
0.1
3.Quỹ dự phòng tài chính
16,445,164
0.1
38,445,164
0.3
22,000,000
0.3
4.Lợi nhuận chưa phân phối
59,996,717
0.5
95,754,848
0.7
35,758,131
0.5
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác
0
0.0
0
0.0
0
0.0
1.Quỹ khen thưởng, phúc lợi
0
0.0
0
0.0
0
0.0
Tổng nguồn vốn
12,784,480,134
100
13,758,269,525
100
973,789,391
7.62
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt)
*) Nợ phải trả
Nợ phải trả từ năm 2008 đến năm 2009 giảm xuống 89,968,739 đồng, tương ứng với nó là giảm 1.27%. Nguyên nhân chủ yếu do công ty làm tốt công tác thanh toán các khoản dài hạn. Nợ dài hạn còn tồn đọng trong năm 2008 là 2.800 triệu đồng đã được thanh toán hết trong năm 2009. Công ty chứng tỏ được khả năng thanh toán nợ cao.
*) Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu năm sau tăng hơn năm trước 1,063,758,130 đồng tương ứng tăng 15%, chứng tỏ khả năng huy động vốn nói riêng và tình hình tài chính của doanh nghiệp đi lên. Do nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng tương đương với khoản nợ phải trả (năm 2009 nợ phải trả là 50.9% và nguồn vốn chủ sở hữu là 49,1%) chứng tỏ nên khả năng sinh lời của công ty sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Nguồn vốn chủ sở hữu được chia ra bao gồm vốn đầu tư, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính với tỷ trọng lần lượt 49.1%,48.1% và 0.2% trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất 49.1% cho thấy nguồn vốn đầu tư sản xuất của công ty rất dồi dào, khả năng đáp ứng mở rộng sản xuất của công ty là rất lớn.
Nhận xét chung:
Tổng nguồn vốn tăng lên chủ yếu là do vốn chủ sở hữu tăng từ 5,693,108,049 đồng lên 6,756,866,179 đồng. Nợ phải trả giảm do vay ngắn hạn giảm 770,000,000 đồng tương ứng 10.9%. Nhưng nguyên nhân chính do Công ty trả được khoản nợ dài hạn của năm 2008 sang năm 2009 bằng 0 đồng, tương ứng giảm 29.3%. Chứng tỏ khả năng tài chính của Công ty tương đối tốt. Tuy nhiên về phía doanh nghiệp ta thấy công ty chưa chú trọng tận dụng nguồn vay dài hạn đầu tư kinh doanh.
Phân tích cân đối giữa cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Bảng 8. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm2009
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
(Đồng)
(%)
(Đồng)
(%)
Tổng tài sản
12,784,480,134
100
13,758,269,825
100
TS ngắn hạn
3,557,642,313
27.8
2,212,393,704
16.1
TS dài hạn
9,226,837,821
72.2
11,545,685,821
83.9
Tổng nguồn vốn
12,784,480,134
100
13,758,269,525
100
Nợ phải trả
7,091,372,085
55.5
7,001,403,346
50.9
Nguồn vốn CSH
5,693,108,049
44.5
6,756,866,179
49.1
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Bảng 9. Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.
Năm 2008 Năm 2009
TSNH
27.8%
TSDH
72.2%
Nợ phải trả 55.5%
Vốn CSH
44.5%
TSNH
16.1%
TSDH
83.9%
Nợ phải trả
50.9%
Vốn CSH
49.1 %
Qua bảng trên chúng ta có thể thấy cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt:
Năm 2008 tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng 27.8% tổng tài sản của công ty, năm 2009 là 16.1%. Tài sản dài hạn của năm 2008 chiếm tỷ trọng 72.2%, năm 2009 là 83.9%. Như vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty giảm xuống 1,45 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 11.7%. Đồng thời tài sản dài hạn tăng 2,32 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là 11.7%. Như vậy công ty hiện tại có xu hướng tăng lên về TSDH nhằm đề ra chiến lược phát triển dài hạn.
Năm 2008 nợ phải trả của công ty chiếm 55.5%, năm 2009 là 50.9%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 chiếm 44.5%, năm 2009 là 49.1%.
Qua đây ta thấy công ty đã giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng tỷ trọng tài sản dài hạn. Công ty đã đầu tư chiều sâu theo hướng đảm bảo phù hợp với ngành nghề của mình. Điều này cũng chứng tỏ công ty đã quan tâm đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
Cơ cấu nguồn vốn được đảm bảo bởi 50.9% tổng vốn còn lại 49.1% được đảm bảo bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ tốt chiếm được lòng tin các nhà đầu tư, tuy nhiên độ an toàn cao nhưng lợi nhuận thấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công ty. Tuy nhiên điều này cho thấy vốn tự có của Công ty cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư vì thông thường các chủ nợ thích tỷ suất tự tài trợ( hệ số vốn chủ sở hữu) càng cao càng tốt vì nó đảm bảo cho các món nợ được hoàn trả đúng hạn.
2.3.1.2. Phân tích bảng Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 10. Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: đồng
CHỈ TIÊU
2008
2009
Chênh lệch
(+/-)
%
1.Tổng doanh thu
22,578,000,000
35,510,328,019
12,932,328,019
57.3
2. Các khoản giảm trừ
0
0
0
0
3.Doanh thu thuần
22,578,000,000
35,510,328,019
12,932,328,019
57.3
4.Giá vốn hàng bán
20,971,241,097
32,741,639,490
11,770,398,393
52.1
5.Lãi/lỗ từ bán hàng
1,606,758,903
2,768,688,529
1,161,929,626
72.3
6.Chi phí bán hàng
0
0
0
0
7.Chi phí quản lý kinh doanh
614,267,220
806,767,220
192,500,000
31.3
8.Lãi/lỗ hoạt động kinh doanh
992,491,683
1,961,921,309
969,429,626
97.7
9.Dthu từ hoạt động t/chính
0
0
0
0
10.Chi phí tài chính
416,102,794
430,312,794
14,210,000
3.4
11.Lãi/lỗ từ hoạt động t/chính
-416,102,794
-430,312,794
-14,210,000
3.4
12.Thu nhập bất thường
0
0
0
0
13.Chi phí bất thường
0
0
0
0
14.Lãi/lỗ bất thường
0
0
0
0
15.Lợi nhuận trước thuế
576,388,889
1,531,608,515
955,219,626
165.7
16.Thuế thu nhập doanh nghiệp
161,388,889
428,850,384
267,461,495
165.7
17.Lợi nhuận sau thuế
415,000,000
1,102,758,131
687,758,131
165.7
(Nguồn phòng tài chính kế toán Công ty)
Biểu đồ 1: Bảng so sánh doanh thu của Công ty qua 2 năm 2008, 2009:
Biểu đồ 2: Bảng so sánh lợi nhuận của Công ty qua 2 năm 2008, 2009:
Qua bảng trên ta thấy tình hình thực hiện các chỉ tiêu của công ty trong những năm gần đây có sự tăng giảm rõ rệt được thể hiện qua:
Doanh thu của hoạt động kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với sản lượng kinh doanh cùng kỳ. Chính vì vậy, khi sản lượng hai năm 2008, 2009 tăng thì doanh thu cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân chủ quan có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng doanh thu tăng nhanh từ năm 2008 là 22,6 tỷ đồng sang năm 2009 là 35.5 tỷ đồng (tăng 57.3%), lợi nhuận năm 2008 là 415 triệu đồng, năm 2009 là 1,003 tỷ đồng (tăng 165.7%). Từ đó cho thấy năm 2009 doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp năm 2008 là 992 triệu đồng, năm 2009 là 1.96 tỷ đồng, tăng 969.4 triệu đồng (tăng 97.7%). Lợi nhuận gộp tăng là do tốc độ doanh thu thuần tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 so với năm 2008 tăng, năm 2008 là 614 triệu đồng sang năm 2009 là 806.8 triệu đồng (tăng 31.3%) nhưng so với doanh thu cũng như lợi nhuận thì chi phí này phản ánh hoạt động hiệu quả của đội ngũ cán bộ quản lý, văn phòng.
Chỉ tiêu thu hoạt động tài chính năm 2008 là -416 triệu đồng và năm 2009 là -430 triệu đồng, giảm tương ứng 3.4%. Chứng tỏ Công ty đầu tư chưa hiệu quả vào hoạt động tài chính.
Qua đây ta thấy được tình hình hoạt động của công ty tốt, doanh thu tăng 57.3%, giá vốn hàng bán tăng 52.1%, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ tăng 31.3%. Công ty Cổ Phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ cho nhà nước tăng 267 triệu đồng qua 2 năm tương ứng 165.7%.
2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính
2.3.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Có thể nói tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà mức độ hoạt động sẽ được biểu thị khác nhau, nhưng thông qua sự biến động về mức độ hoạt động cũng chứng minh được hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính.
Công thức tính khả năng quản lý tài sản:
Công thức tính Vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển = NVCSH + NDH – TSCĐ& ĐTDH
VLC(2008) = 5.693.108.049 + 2.080.000.000 – 9.226.837.821 = -1.454
VLC(2009) = 6.756.866.179 + 0 – 11.545.685.821 = -4.789
Công thức tính Kỳ thu tiền bình quân:
Công thức tính số ngày tồn kho bình quân:
Công thức tính Vòng quay Tài sản cố định:
Công thức tính Vòng quay toàn bộ vốn:
Công thức tính Vòng quay vốn lưu động:
Bảng 11: Phân tích khả năng quản lý tài sản của công ty.
Chỉ tiêu
Đvị tính
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Kết quả
Kết quả
(+/-)
(%)
1.Vốn luân chuyển
Đồng
-1,454
-4,789
-3,335
229.4
2. Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
7
9
2
28.5
3.Số ngày tồn kho bình quân
Ngày
48
37
-11
-22.9
4. Vòng quay TSCĐ
Vòng
2.54
3.08
0.54
21.26
5. Vòng quay toàn bộ vốn
Vòng
1.17
2.58
1.41
120.5
6.Vòng quay vốn lưu động
Vòng
6.35
16.05
9.7
152.8
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Nhận xét:
Vốn luân chuyển: Năm 2008 và 2009 là 2 năm Công ty chú trọng đầu tư vào TSDH do đó nguồn vốn luân chuyển luôn ở mức thấp. Năm 2008 vốn luân chuyển thiếu hụt 1,45 tỷ đồng, sang năm 2009 công ty đầu tư mạnh vào TSDH nên vốn luân chuyển tiếp tục giảm là -4.7 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Công ty rất quan tâm đến chiến lược phát triển lâu dài, đầu tư mua sắm tài sản cố định. Tuy nhiên cần điều chỉnh cao hơn mức luân chuyển vốn trong Công ty tăng khả năng chủ động trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Năm 2009 là 9 ngày, cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty rất nhanh, đảm bảo xoay vòng vốn phục vụ cho sự hoạt động kinh doanh của Công ty.
Số ngày tồn kho bình quân: Năm 2008 là 48 phản ánh cứ một đồng vốn đấu tư vào hàng tồn kho thì có 48 đồng giá vốn hàng bán. Năm 2009 vòng quay hàng tồn kho là 37 phản ánh một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho thì có 37 đồng giá vốn hàng bán. Nguyên nhân do Công ty tập trung nhập hàng cung ứng cho toàn thị trường.
Như vậy chỉ số này có giá trị giảm qua 2 năm là 11 đồng tương ứng giảm 22.9%, có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi do hơn khi khoản mục hàng tồn kho giảm do doanh nghiệp bán hàng nhanh, hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều, chứng tỏ khả năng quản trị hàng tồn kho có hiệu quả.
Vòng quay TSCĐ: Năm 2008 là 2.54 vòng tức là cứ 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra được 2.54 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 là 3.08 vòng phản ánh một đồng đầu tư vào tài sản cố định tạo ra được 3.08 đồng doanh thu thuần, tăng 0.54 vòng tương ứng 21.26%. Vòng quay tài sản cố định tăng chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả hơn.
Vòng quay toàn bộ vốn: Năm 2008 chỉ số này là 1.17 vòng phản ánh 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra 1.17 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 chỉ số này tăng lên 2.58 vòng tức 1 đồng vốn sử dụng bình quân tạo ra 2.58 đồng doanh thu thuần. Chỉ số vòng quay toàn bộ vốn qua 2 năm tăng 120.5% chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn trong Công ty cao.
Vòng quay vốn lưu động: Năm 2008 cứ 1 đồng đầu tư vào TSLĐ thu được 6.35 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 chỉ số này tăng lên là 16.05 vòng, phản ánh 1 đồng đầu tư vào TSL Đ thu được 16.05 đồng doanh thu thuần (tăng 9.7 đồng, tương ứng 152.8%). Như vậy chỉ số vòng quay vốn lưu động công ty đã thể hiện quá trình luân chuyển vốn lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh liên tục và có lãi.
Nhận xét chung: Qua phân tích khả năng quản lý tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt, ta thấy khả năng quản lý tài sản của công ty nhìn chung là tốt, song hiệu quả sử dụng vốn luân chuyển còn thấp. Công ty cần tìm biện pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
2.3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời.
Việc phân tích khả năng sinh lời giúp cho công ty đánh giá được tình trạng tăng trưởng, có thể điều chỉnh lại cơ cấu tài chính hợp lý, ngăn ngừa rủi ro ở mức tốt nhất, cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Các hệ số sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của doanh nghiệp cùng loại. Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Các công thức tính khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH (ROE):
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu(ROS)
Tỷ suất VCSH/Tổng tài sản.
Bảng 11. Bảng phân tích khả năng sinh lời của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Kết quả
Kết quả
(=/-)
%
1Lợi nhuận/Vốn CSH (ROE)
7.29
16.32
9.03
123.9
2.Lợi nhuận/tổng TS (ROA)
3.25
8.02
4.77
146.8
3.Lợi nhuận/doanh thu(ROS)
1.84
3.11
1.27
69.0
4.Vốn CSH/tổng TS
44.53
49.11
4.58
10.3
5.EBIT/DT
2.55
4.31
1.76
69.0
Qua bảng phân tích khả năng sinh lời ta thấy:
Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu(ROE).
Phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào công ty. Tăng mức tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Bởi vì bất cứ doanh nghiệp nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo ra càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Do đó chỉ tiêu này nhằm đánh giá mức độ tạo ra lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu doanh nghiệp.
Trong năm 2009, doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty là 16.32 có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ hữu thì tạo ra 16.32 đồng lợi nhuận sau thuế. Tăng hơn 9.03 so với năm 2008 tức là năm 2008 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tăng thêm được 7.29 đồng lợi nhuận sau thuế.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng hơn qua 2 năm thể hiện sự sử dụng có hiệu quả hơn của nguồn vốn chủ sở hữu. Trong các năm tiếp theo công ty cần phải sử dụng một số biện pháp tài chính cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho mình.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Trong năm 2008 là 3.25 và năm 2009 là 8.02. Nghĩa là nếu ta huy động 1 đồng vốn sử dụng trong năm 2008 thì tạo ra được 3.25 đồng lợi nhuận sau thuế và tạo ra được 8.02 đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2009.
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu(ROS)
Năm 2008 cứ 1 đồng doanh thu thì có 1.84 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 cứ 1 đồng doanh thu thì có 3.11 đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi doanh thu tăng 1.27 tương ứng tăng 69%. Chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đã được cải thiện.
Tỷ suất VCSH/Tổng tài sản.
Năm 2008 tỷ suất này là 44.53 có nghĩa cứ 1 đồng được đầu tư vào tài sản thì đem lại 44.53 đồng cho vốn chủ sở hữu. Sang năm 2009 tỷ suất này là 49.11, có nghĩa 1 đồng từ tổng TS đem lại 49.11 đồng VCSH.
Tỷ suất Ebit/doanh thu
Năm 2008 tỷ suất này bằng 2.55 tức 1 đồng lợi nhuận trước thuế tạo ra 2.55 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 tỷ suất này bằng 4.31 phản ánh 1 đồng lợi nhuận trước thuế đem lại 4.31 đồng doanh thu thuần. Qua 2 năm tỷ suất này tăng 69% chứng tỏ hoạt động kinh doanh Công ty hiệu quả.
2.3.2.3. Phân tích rủi ro tài chính.
Các công thức tính hệ số khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán nhanh:
Bảng 12: Bảng phân tích các hệ số về khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Kết quả
Kết quả
1.Khả năng thanh toán hiện hành
0.71
0.32
-0.39
2.Khả năng thanh toán nhanh
0.5
0.16
-0.34
Qua bảng trên ta thấy:
Khả năng thanh toán hiện hành:
Khả năng thanh toán hiện hành của công ty cả hai năm đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty chưa đủ khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán của công ty năm 2008 là 0.71 nghĩa là cứ 1 đồng nợ đến hạn trả được đảm bảo bằng 0.71 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2009 thì cứ 1 đồng nợ đến hạn trả thì được đảm bảo bằng 0.32 đồng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh:
Năm 2008 là 0.5, Năm 2009 là 0.16 nghĩa là cứ 1 đồng nợ đến hạn trả thì được đảm bảo bằng 0.5 đồng tài sản có tính thanh khoản đối với năm 2008 và được đảm bảo bằng 0.16 đồng tài sản có tính thanh khoản đối với năm 2009. Chỉ tiêu này đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp một cách thận trọng hơn bởi nó loại trừ hàng tồn kho vì hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền.
2.3.2.4. Phân tích khả năng quản lý nợ.
Bảng 13. Bảng phân tích khả năng quản lý nợ.
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
1.Nợ dài hạn/tổng NV
16.3%
0
-16.3%
2.Nợ dài hạn/Vốn CSH
36.5%
0
-36.5%
3.Nợ phải trả/Vốn CSH
1.25%
1.04%
-0.21%
4.Hệ số nợ
50.47%
50.89%
0.42%
Nhận xét chung:
Ta thấy khoản nợ dài hạn của công ty đã được trả đầy đủ vào năm 2009.
Hệ số nợ của Công ty chiếm 50.47% tổng nguồn vốn kinh doanh trong năm 2008 và chiếm 50.89% năm 2009. Hệ số nợ của công ty cho thấy khả năng tự chủ tài chính của Công ty tương đối cao, Công ty chủ động trong hoạt động của mình.
2.3.3. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
2.3.3.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất
=
=
Tỷ suất sinh lời tài sản của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008, cụ thể năm 2008 là 3.23, năm 2009 là 8.02. Cũng có thể coi công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản hiện có của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2008 cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản công ty sẽ thu được 3.23 đồng lợi nhuận sau thuế. Đó là do hai nhân tố ảnh hưởng:
- 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 1.84 đồng lợi nhuận sau thuế
- 1 đồng vòng quay tổng tài sản tạo ra 1.76 đồng lợi nhuận sau thuế
Năm 2009 cứ 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản của công ty sẽ thu được 8.02 đồng lợi nhuận sau thuế. Đó là do hai nhân tố ảnh hưởng:
- 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 3.11 đồng lợi nhuận sau thuế
- 1 đồng vòng quay tài sản tạo ra 2.58 đồng lợi nhuận sau thuế.
Ta có: ROA = ROA(2009) – ROA(2008)
= 8.02 - 3.23= 4.82
*) Tác động của ROS tới ROA là:
D ROA = D ROS x VQTTS(2008)
= (3.11 – 1.84) x 1.76 = 1.27 x 1.76
= 2.24
*) Tác động của VQTTS tới ROA là:
D ROA = ROS(2009) x D VQTTS
= 3.11 x (2.58 – 1.76) = 3.11 x 0.82
= 2.55
Do tổng hợp cả 2 yếu tố thì ROA thay đổi là:
2.24 + 2.55 = 4.79
Như vậy, nhân tố chính đóng vai trò quyết định đối với ROA là vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản chịu tác động của nhân tố doanh thu và tổng tài sản. Công ty phải tăng ROS cụ thể là quản lý chặt chẽ các khoản chi phí làm giảm trực tiếp lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh, đó là chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính.
2.3.3.2. Đẳng thức Dupont thứ 2
Ta có:
D ROE = ROE(2009) - ROE
= 16.3 – 7.25 = 9.05
*) Tác động của ROA lên ROE là:
D ROE = D ROA x (TTS/ VCSH )(2008)
= 2.24x 2.25
= 5.04
*) Tác động của tỷ số (TTS/ VCSH ) lên ROE là:
D ROE = ROA(2009) x D (TTS/ VCSH )
= 8.02x (2.04 – 2.25) = 8.02 x (-0.21)
= - 1.68
=> Tác động của cả 2 nhân tố tới ROE là: 5.04 + (- 1.68) = 3.36
ROE thay đổi 3.36 thì ROA làm thay đổi 5.04 còn tỷ số (TTS/ VCSH ) làm ROE thay đổi 1.68
2.3.3.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp
Ta thấy, năm 2008 cứ 1 đồng vốn chủ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 7.26 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2009 là 16.3 đồng lợi nhuận sau thuế. Ta thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu tăng đáng kể.
Dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta xem xét yếu tố ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
Ta có: D ROE = ROE(2009) – ROE(2008)
= 16.3 – 7.26 = 9.04
*) Tác động của ROS tới ROE là:
D ROE = D ROS x VQTTS(2009) x (TTS/ VCSH)(2008)
= 1.27 x 2.58 x 1.76
= 5.77
*) Tác động của VQTTS lên ROE là:
D ROE = ROS(2008)x D VQTTS x (TTS/ VCSH)(2008)
= 1.84 x 0.82 x 2.04
= 3.08
*) Tác động của TTS/ VCSH lên ROE là:
D ROE = ROS(2008) x VQTTS(2008) x D (TTS/ VCSH)
= 1.84 x 1.76 x (-0.21)
= -0.68
=> Tổng hợp tác động của cả 3 nhân tố lên ROE là: 5.77 + 3.08 +(- 0.68) = 8.17
ROE chính là chỉ số đo lường mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn góp.
Sơ đồ 2: Sơ đồ Dupont
Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH (ROE)
7.26; 16.3
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
3.23 ; 8.02
Doanh lợi doanh thu (ROS)
1.84 ; 3.11
Vòng quay tổng tài sản
1.76 ; 2.58
Hệ số vốn CSH
2.25 ; 2.04
Lãi ròng
415 ; 1.103
Doanh thu thuần
22.558 ; 35.510
Doanh thu
22.558 ; 35.510
TSCĐ
9227 ; 11546
TSLĐ
3558 ; 2213
Doanh thu thuần
22.558 ; 35.510
Tổng tài sản
12.784 ; 13.758
Chi phí HĐ
1030 ;
1236
Khấu hao
370;
545
Thuế
161;
429
Tiền& TĐ tiền
2238;
1026
KPT
164;
92
HTK
1056:
1093
TSLĐ khác
2338;
1026
Tổng chi phí
1561 ; 2210
Chia cho
Trừ đi
Cộng với
Chia cho
Nhân với
Nhân với
Bảng 14: Bảng tổng hợp chỉ tiêu phân tích tài chính
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
1.Các hệ số hoạt động
1.Vốn luân chuyển
-1.454
-4.789
2.Kỳ thu tiền bình quân
7
9
3.Số ngày tồn kho bình quân
48
37
4.Vòng quay TSCĐ
2.54
3.08
5.Vòng quay toàn bộ vốn
1.17
2.58
6.Vòng quay vốn lưu động
6.35
16.05
2.Phân tích khả năng sinh lợi
1.Tỷ suất lợi nhuận vốn CSH(ROE)
7.29
16.32
2.Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản(ROA)
3.25
8.02
3.Tỷ suấtdoanh thu(ROS)
1.84
3.11
3.Phân tích khả năng thanh toán
1.Khả năng thanh toán hiện hành
0.71
0.32
2.Khả năng thanh toán nhanh
0.5
0.16
4.Phân tích khả năng quản lý nợ
1.Nợ dài hạn/Tổng nguồn vốn
16.3
0
2.Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu
36.5
0
3.Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu.
1.25
1.04
4.Hệ số nợ
50.47
50.89
5.Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
1.Đẳng thức Dupont thứ nhất
3.23
8.02
2.Đẳng thức Dupont thứ hai
7.26
16.3
3.Đẳng thức Dupont tổng hợp
7.26
16.3
CHƯƠNG III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
3.1. CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP.
3.1.1. Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty.
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty ở phần trước ta thấy, doanh thu thuần tăng 57.3%, giá vốn hàng bán tăng 52.1%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 31.3%, lợi nhuận sau thuế tăng 165.7%. Có thể nói tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng trưởng so với năm trước. Dựa vào bảng số 14 ta có thể rút ra được một số nhận xét sau:
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động
Tỷ số về hoạt động của công ty khá tốt, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản liên tục tăng trong 2 năm, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của công ty ngày càng cao, hàng hóa tiêu thụ tốt, số ngày lưu kho thấp, khả năng thu hồi vốn nhanh. Kỳ thu tiền bình quân liên tục giảm nhanh cho thấy công tác quản lý và thu hồi công nợ của công ty ngày càng được làm tốt.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.
Các chỉ số ROA, ROE, doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng hơn qua 2 năm thể hiện sự sử dụng có hiệu quả hơn của nguồn vốn chủ sở hữu. Trong các năm tiếp theo công ty cần phải sử dụng một số biện pháp tài chính cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng sinh lời, tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho mình.
Phân tích khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của công ty cả hai năm đều nhỏ hơn 1, thể hiện năng lực chi trả các khoản nợ vay của công ty còn yếu vì vậy công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến các chỉ tiêu này để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Nhóm khả năng quản lý nợ:
Chỉ số nợ ngày càng tăng cao (năm 2008 la 50.47%, năm 2009 là 50.89%) Đòi hỏi công ty phải nỗ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận để bù đắp những khoản lãi vay. Nhưng quan trọng hơn là cần phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho công ty.
3.1.2. Những thuận lợi, khó khăn của công ty.
3.1.2.1.Thuận lợi:
Như vậy qua phân tích có thể thấy năm 2009 doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn so với năm 2008, tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu chưa thực sự hiệu quả so với tốc độ tăng giá vốn, cụ thể tốc độ tăng của doanh thu qua 2 năm là 57.3% trong khi đó tốc độ tăng giá vốn hàng bán đã là 52.1%, điều này làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Doanh nghiệp cần có biện pháp nâng cao doanh thu hơn nữa trong những kỳ tiếp theo.
3.1.2.2.Khó khăn:
- Cơ cấu vốn chưa tối ưu : phần lớn tài sản của Công ty được tài trợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu, tuy độ an toàn cao nhưng lợi nhuận thấp. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công ty.
- Tỷ trọng hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn dẫn tới vòng quay hàng tồn kho thấp, vòng quay các khoản phải thu thấp làm tăng số ngày một vòng quay hàng tồn kho, tăng số ngày phải thu của khách hàng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty thấp, công ty bị ứ đọng vốn nhiều. Công ty cần tìm hiểu biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tăng làm giảm lợi nhuận, Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và phương hướng giải quyết.
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Trên đây, ta đã phân tích mọi vấn đề về tình hình tài chính của công ty Cổ phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt. Qua đó, phần nào thấy được những mặt đã đạt được và những mặt hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt đã đạt được, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt hạn chế doanh nghiệp nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục.
Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường hiện nay đều đang gặp phải như: sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước khiến hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn, khủng hoảng kinh tế…những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển thích nghi để khắc phục.
Vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là bước cản trở doanh nghiệp trên con đường phát triển.
Từ những nhận định đó, cộng thêm với sự tìm hiểu về tình hình thực tế tại doanh nghiệp và một chút hiểu biết của bản thân, em mạnh dạn xin đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần Tập Đoàn Hùng Cường Thiên Việt với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nhằm cải thiện tình hình tài chính của công ty.
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao doanh thu
3.2.1.1.Cơ sở của biện pháp:
Việc tăng doanh thu và lợi nhuận là mục tiêu của mọi doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và việc tăng doanh thu này còn có ý nghĩa hơn khi doanh thu và lợi nhuận tăng lên mà chi phí không tăng vì như thế sẽ tiết kiệm được chi phí góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty đã cho thấy doanh thu của công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 12.932.328.019đ tương ứng với tỷ lệ tăng 57.3%. Trong khi đó chỉ số lợi nhuận trên doanh thu chỉ tăng 1.27%. Nguyên nhân của tình hình trên là:
Công tác Marketing thị trường còn yếu kém, trong bối cảnh cạnh tranh cao, sản phẩm trên thị trường phong phú đòi hỏi chất lượng sản phẩm luôn đi đôi với chất lượng dịch vụ.
3.2.1.2.Nội dung của biện pháp
Công ty cần thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình hình:
Công ty cần làm cho tốc độ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên để tăng doanh thu và từ đó nâng cao lợi nhuận.
Để có thể đẩy nhanh tốc độ bán hàng và cung cấp dịch vụ công ty có thể sử dụng các biện pháp sau:
Công ty cần mở rộng thêm các đại lý, chi nhánh cung cấp dịch vụ. Khuyến khích các chi nhánh bằng cách cho các chi nhánh hưởng hoa hồng theo doanh thu, khen thưởng cho các chi nhánh có doanh thu vượt chỉ tiêu trong các quý và trong năm.
- Muốn mở rộng thị trường hơn nữa công ty cần phải thường xuyên tiến hành tiếp xúc với khách hàng trên mọi phương tiện, cũng có thể gặp trực tiếp hoặc trên các phương tiện thông tin truyền thông, trên các tạp chí báo ngành. Không ngừng quảng bá hình ảnh và tên tuổi của công ty, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ.
- Hàng năm công ty có thể tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua hội nghị này công ty có thể lắng nghe tiếp thu những ý kiến nhận xét của khách hàng về mình, chỗ nào tốt, chỗ nào chưa tốt. Từ đó phát huy những điểm tốt và khắc phục những điểm còn hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
3.2.1.3.Đánh giá kết quả:
Dự kiến kết quả đạt được: Theo tính toán nghiên cứu và kinh nghiệm của phó giám đốc và phòng tài chính kế toán trên cơ sở thực tế tại công ty thì sau khi thực hiện biện pháp trên thì doanh thu của công ty sẽ tăng khoảng 10%.
Doanh thu dự kiến = 35.510.328.019 * (1+10%) =39.061.360.810
STT
Chỉ tiêu
Số tiền
1
Giá vốn = 80,01% * doanh thu dự kiến
31.252.994.780
2
Chi phí NC thị trường = 0,15% * doanh thu dự kiến
58.592.041
3
Chi phí Marketing = 0,2% * doanh thu dự kiến
78.122.721
4
Chi phí cải tiến kĩ thuật = 0,8% * doanh thu dự kiến
312.490.886
5
Các chi phí khác = 0,2% doanh thu dự kiến
78.122.721
6
Tổng chi phí
31.702.200.433
Kết quả dự kiến:
Số tiền thu được sau khi thực hiện biện pháp = doanh thu dự kiến – Tổng chi phí
= 39.061.360.810 – 31.702.200.433
= 7.359.160.376(đ)
Bảng 16: Kết quả dự kiến và so sánh với các giá trị khi chưa thực hiện biện pháp:
Chỉ tiêu
Trước khi thực hiện
Sau khi thực hiện
Chênh lệch
Giá trị
%
1. Doanh thu thuần về BH và CCDV
35,510,328
39,061,360
3,551,032
10
2.Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
1,961,921
7,359,160
5,397,239
275
3. Doanh thu hoạt động tài chính
0
0
0
0
4. Chi phí tài chính
430,312
430,312
0
0
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
806,767
806,767
0
0
6. Thu nhập khác
0
0
0
0
7. Chi phí khác
0
0
0
0
8. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
724,842
6,122,081
5,397,239
745
9. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
202,956
1,714,183
1,511,227
745
10.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
521,886
4,407,898
3,886,012
745
Nhận xét: Sau khi thực hiện biện pháp lợi nhuận sau thuế Công ty tăng 745 triệu đồng. Như vậy biện pháp mang lại hiệu quả cao, đề nghị công ty xem xét thực hiện giải pháp.
3.2.2. Biện pháp 2: Tiết kiệm chi phí quản lý doanh nghiệp
3.2.2.1.Cơ sở đề ra biện pháp
Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành để tăng lợi nhuận là việc mà các doanh nghiệp, các công ty luôn suy nghĩ để phát triển doanh nghiệp, công ty mình. Và trong ba yếu tố chi phí cơ bản của công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt là chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác thì chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn cả.
Qua các số liệu phân tích ở công ty ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng về số tuyệt đối, năm 2009 chi phí quản lý doanh nghiệp là 806.767.220 đồng tăng 31.3% so với năm 2008 (năm 2008chi phí quản lý doanh nghiệp là 614.267.220 đồng)
Để hiểu rõ thêm về tình hình gia tăng của các khoản mục trong chi phí quản lý doanh nghiệp, ta xét biểu đồ thể hiện chi phí quản lý doanh nghiệp qua hai năm 2008 và 2009 như sau:
Biểu đồ 5: Biểu đồ chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008
42%
7%
1%
2%
9%
30%
9%
Lương
Chi phí công cụ
dụng cụ
Chi phí vật liệu
Chi phí khấu hao
TSCĐ
Thuế, phí, lệ phí
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
Chi phí bằng
tiền khác
Biểu đồ 6: Biểu đồ chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009
44%
3%
1%
1%
7%
37%
7%
Lương
Chi phí công cụ
dụng cụ
Chi phí vật liệu
Chi phí khấu hao
TSCĐ
Thuế, phí, lệ phí
Chi phí dịch vụ
mua ngoài
Chi phí bằng
tiền khác
Bảng 15: Tỷ trọng các thành phần trong chi phí quản lý doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Chi phí tiền lương
257,992,232
41.9
354,977,577
43.8
37.6
Chi phí công cụ, dung cụ
42,998,705
7.1
24,203,017
3.2
(43.7)
Chi phí vật liệu
6,142,672
0.9
8,067,672
0.9
31.3
Chi phí khấu hao TSCĐ
12,285,344
2.1
8,067,672
0.9
(34.3)
Thuế, phí lệ phí
55,284,050
9.1
56,473,075
7.2
2.2
Chi phí dịch vụ mua ngoài
184,280,166
29.9
293,503,871
36.9
59.3
Chi phí bằng tiền khác
55,284,050
9.0
56,473,705
7.1
2.2
Tổng
614,267,220
100
806,767,220
100
31.3
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguyên nhân chính làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng chủ yếu là do chi phí dịch vụ mua ngoài tăng. Năm 2009 chi phí dịch vụ mua ngoài chiếm 37% trong tổng chi phí quản lý tăng 31.3 % so với năm 2008 tương ứng tăng về số tuyệt đối là 193.500.000 đồng. Hiện nay công ty vẫn chưa có biện pháp giảm khoản chi phí này nên tốc độ tăng lên rất nhanh, vì vậy Công ty cần tìm biện pháp giảm chi phí này trong chi phí quản lý doanh nghiệp để gia tăng lợi nhuận cho công ty.
3.2.2.2.Mục đích của biện pháp
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3.2.2.3.Nội dung biện pháp.
Bảng 16: Phân tích tình hình thực hiện chi phí dịch vụ mua ngoài
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
(đồng)
(%)
(đồng)
(%)
Điện, internet
58,969,653
32
73,375,968
25
24.4
Điện thoại
101,354,091
55
187,842,477
64
85.3
Nước
9,214,008
5
11,740,155
4
27.4
Báo, tạp chí, foto
1,842,802
1
11,740,155
4
537.1
Dịch vụ mua ngoài khác
12,899,612
7
8,805,116
3
(31.7)
Tổng
184,280,166
100
293,503,871
100
59.3
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán- Công ty CPTĐ Hùng Cường Thiên Việt)
Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí điện thoại năm 2009 tăng lên cả về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm 2008. Năm 2009 chi phí điện thoại tăng 64% về tỷ trọng, tăng 86.488.396 đồng về số tuyệt đối tương ứng với 85.3%. Đây là điều chưa hợp lý vì thực tế hiện nay giá cước điện thoại đang có xu hướng giảm mà tiền điện thoại của Công ty lại có xu hướng tăng. Qua điều tra cho thấy một thực tế là việc nhân viên dùng điện thoại của Công ty vào việc riêng rất nhiều. Vì vậy, đã làm cho tiền điện thoại của Công ty tăng nhanh dẫn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng.
- Để giảm tiền điện thoại bao gồm cả cước thuê bao cố định và cước di động. Công ty cần khoán mức sử cho từng bộ phận, phòng ban và từng cá nhân giữ chức vụ theo chức năng công việc cụ thể của từng phòng và từng cá nhân sử dụng. Từ đó mọi người sẽ có ý thức tốt hơn trong việc tiết kiệm chi phí điện thoại cho Công ty.
- Ngoài ra công ty cũng phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng điện và internet, tránh tình trạng nhân viên lãng phí điện và sử dụng internet vào việc riêng.
Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp thì số tiền điện thoại Công ty sẽ giảm được 10%.
Vậy, số tiền điện thoại sẽ tiết kiệm được là:
86.488.396 ´ 10% = 8.648.838 đồng
Bên cạnh chi phí điện thoại làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài tăng thì chi phí điện và internet cũng tăng lên. Qua điều tra cho thấy nhân viên của công ty vẫn chưa có ý thức tiết kiệm điện, vào internet nghe nhạc và xem phim nhiều dẫn đến tiền điện và internet tăng nhanh, công ty cần nâng cao ý thức cho nhân viên của mình hơn nữa về việc tiết kiệm điện như: tắt những thiết bị không cần thiết, hạn chế vào internet ngoài mục đích phục vụ cho công việc. Hiện nay giá điện đã tăng lên, sử dụng điện trả theo mức độ, vì vậy nếu công ty tiết kiệm được khoản tiền này sẽ tạo ra một lượng tiền để phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Dự kiến sau khi thực hiện biện pháp, chi phí điện và internet giảm được 7%. Cụ thể Công ty sẽ tiết kiệm được: 14.406.315 ´ 7% = 1.008.442 đồng.
3.2.2.4. Kết quả thực hiện
Bảng 17: Ước tính chi phí quản lý doanh nghiệp sau khi thực hiện biện pháp.
Chỉ tiêu
Trước khi
Sau khi
Chênh lệch
thực hiện
thực hiện
Chi phí tiền lương
354,977,577
354,977,577
0
Chi phí công cụ, dụng cụ
24,203,017
24,203,017
0
Chi phí vật liệu
8,067,672
8,067,672
0
Chi phí khấu hao TSCĐ
8,067,672
8,067,672
0
Thuế, phí lệ phí
56,473,075
56,473,075
0
Chi phí dịch vụ mua ngoài
293,503,871
202,266,440
-91,237,431
Chi phí bằng tiền khác
56,473,705
56,473,705
0
Tổng
801,766,589
710,529,158
-91,237,431
Như vậy sau khi thực hiện biện pháp thì chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 91.237.431 đồng làm cho tổng chi phí giảm được 91.237.431 đồng.
Tiết kiệm được một khoản chi phí và khoản chi phí này có thể sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Công ty giảm một khoản tiền vay và không mất chi phí sử dụng vốn nếu là vốn vay, không mất chi phí cơ hội nếu là vốn chủ. Tạo được thói quen tiết kiệm cho cán bộ công nhân viên và góp phần tăng lợi nhuận cho công ty.
3.2.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của công ty.
Việc phân tích tình hình tài chính đối với mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp cho doanh nghiệp thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được hiệu quả của việc sử dụng vốn. Nhờ đó các nhà quản trị đưa ra các biện pháp hữu hiệu, nhằm phát huy những thế mạnh của doanh nghiệp, đồng thời khắc phục kịp thời những tồn tại khó khăn trong hoạt động tài chính. Thực tế cho thấy công ty đã thực hiện tương đối tốt việc phân tích tình hình tài chính, nhưng để hoàn thiện hơn nữa cho việc lập báo cáo tài chính thì công ty cần bổ sung thêm việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Vì hiện nay trong hệ thống báo cáo tài chính công ty lập gồm có: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, và thuyết minh báo cáo tài chính. Do đó công ty cần lập và đưa thêm báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào hệ thống báo cáo tài chính của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định của doanh nghiệp.
Tác dụng chủ yếu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.
Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánh giá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tương đương tiền trong doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin về các nguồn tiền hình thành từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo.
Như vậy việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là cần thiết đối với doanh nghiệp, nó không chỉ đơn thuần là hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính mà nó còn cung cấp những thông tin quan trọng cho nhiều đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Hoạt động tài chính là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh từ huy động vốn cho tới khi phân phối lợi nhuận. Hơn thế nữa thông qua đó người ta có thể giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại công ty kết hợp với những kiến thức đã học ở trường, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty, em hy vọng nó sẽ đóng góp phần nhỏ vào công tác quản lý tài chính của công ty trong thời gian tới.
Tuy nhiên tài chính là một đề tài rất rộng lớn. Hơn nữa, do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô, ban lãnh đạo công ty và những ý kiến đóng góp của bạn đọc để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong Công ty đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của nhà trường, các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh. Đặc biệt là Thầy Nguyễn Ngọc Điện đã nhiệt tình hướng dẫn và chỉ bảo để giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn.
Hải Phòng, ngày 24 tháng 6 năm 2010
Danh mục tài liệu tham khảo
Giáo trình “Phân tích tài chính doanh nghiệp”. Đồng chủ biên GS.TS.Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ. NXB Tài chính Hà Nội năm 2008.
Giáo trình “Tài chính doanh nghiệp” – TS. Nguyễn Minh Kiều. Trường Đại học kinh tế TP.HCM và chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright. NXB Giáo dục năm 2006.
Giáo trình “Phân tích hoạt động kinh doanh” – PGS.TS Phạm Thị Gái. Trường Đại học kinh tế quốc dân. NXB Giáo dục năm 2004.
Luận văn tốt nghiệp” Phân tích tài chính và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Hoàng Phương” tác giả Dương Thị Huệ
Luận văn tốt nghiệp” Phân tích và biện pháp nâng cao cải thiện tình hình tài chính của Công ty Hoa Tiêu khu vực II” tác giả Hà Thị Hiền.
Trang webs và tài liệu trên mạng:
www.Taifile.vn
www.Ebook.edu.vn
Danh mục các từ viết tắt sử dụng trong bài khoá luận
1.DN : doanh nghiệp
2.TS : tài sản
3.NV : nguồn vốn
4.TSNH : tài sản ngắn hạn
5.TSDH : tài sản dài hạn
6.Nợ NH : nợ ngắn hạn
7.Nợ DH : nợ dài hạn
8.Vốn CSH : vốn chủ sở hữu
9.Vốn LĐ ròng : vốn lưu động ròng
10.HĐ KD : hoạt động kinh doanh
11.Thuế TN DN : thuế thu nhập doanh nghiệp
12.LNtt : lợi nhuận trước thuế.
13.LNst : lợi nhuận sau thuế
14.TSCĐ : tài sản cố định
15.TSLĐ : tài sản lưu động
16.CTCPTĐ: Công ty cổ phần tập đoàn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tài chính và một số biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hùng Cường Thiên Việt.doc