Đề tài Phân tích thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam

Liên tục nghiên cứu các công thức cho sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt hoặc cũng có thể là cải tiến sản phẩm đã có rồi VD: Humberger nhân chay, thức uống dầu chất xơ Khác biệt về hương vị nhưng cũng có thể sáng tạo về hình dáng, hoặc cách thưởng thức Nhằm kích thích tính tò mò thích khám phá của các bạn trẻ. Lưu ý không lạm dụng gấp gáp cho ra những sản phẩm mới mà chưa qua khảo sát dùng thử. Mặt khác luôn đảm bảo chất lượng những sản phẩm cũ đặt biệt là các sản phẩm chủ lực.

docx22 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 19978 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Tiểu luận có thể coi là một công trình khoa học nhỏ . Do vậy để hoàn thành tốt bài tiểu luận này là một vấn đề không hề dễ đối với sinh viên năm nhất như chúng em . mặc dù gặp nhiều khó khăn trong việc làm bài tiểu luận này nhưng chúng đã hết sức cố gắng tìm mọi thông tin tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: internet, báo chí , các tài liệu trên thư viện ……………..Sau khi hoàn tất bài tiểu luận này chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ : của nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp bọn em nghiên cứu đề tài này và bộ phận thư viện đã tạo điều kiện để chúng em mượn sách và phòng học để nhóm chúng em nghiên cứu bên cạnh đó chúng em xin cảm ơn một người rất quan trọng giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này là: TH.S NGUYỄN TAM SƠN đã giúp đưa ra định hướng giúp chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành bài tiều luận này nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thấy , cô và các bạn sinh viên để chúng em rút kinh nghiệm lần sau. Trong bài tiểu luận này chúng em có tham khảo một số tài liệu và trang web sau: ™ Một số trang web http:// kilobook.com.vn http:// tailieu.vn http:// xaluan.com.vn http:// kfc.com.vn Lời mở đầu Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân ngày càng cao, nhịp sống của con người cũng tăng nhanh.Từ đó con người phát sinh thêm những nhu cầu mới . Một trong số đó có nhu cầu về thời gian rất được chú trọng. Do xã hội phát triển, để thí chứng thì đời sống của người dân cũng trở nên nhanh và gấp. Mà quỹ đạo thời gian chỉ có 24h/ngày, vì thế việc sử dụng thời gian sao cho hợp lí với công việc hàng ngày của mình là rất cần thiết. Việc tiêu thụ thời gian cho các hoạt động hàng ngày bao gồm nhiều việc trong đó có thể kể đến bữa ăn của con người. Ngoài việc phải được ăn ngon, có đủ chất để đảm bảo sức khỏe thì phải đòi hỏi phải tốn ít thời gian. Việc này góp phần thúc đẩy sự ra đời và phát triển của công nghệ thức ăn nhanh (fast food) trên toàn thế giới. Tại Việt Nam ,kể từ khi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM năm 1994 (Chicken Texas trên đường Nguyễn Trãi, Quận 1), đến nay đã xuất hiện những chuỗi cửa hàng fastfood theo các phong cách Âu, Mỹ, Á pha trộn với thói quen ẩm thực kiểu Việt Nam. Bên cạnh bánh mì kẹp thịt Hamburger, gà chiên, khoai tây trộn xốt có cơm cajun, salad bắp cải, salad bắp non . Hiện nay thị trường Thức ăn nhanh tại Việt Nam đang diễn ra những cuộc cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt của ba ông lớn là KFC, Lotteria và Jollibee. Để làm rõ vấn đề trên nhóm chúng tôi xin thực hiện đề tài nghiên cứu “ phân tích thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam”. Đối tượng nghiên cứu KFC LOTTERIA JOLLIBEE Mục tiêu Tìm hiểu lịch sử hình thành của từng hãng thức ăn nhanh. Sự phát triển của các hệ thống thức ăn nhanh ở Việt Nam. Chiến lược kinh doanh. Một số đề xuất của nhóm nhằm phát triển thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Thông qua sách báo, internet. Khảo sát thực tế ý kiến của khách hàng. Phân tích, đánh giá chung. Với những đặc điểm riêng về sản phẩm, phong cách phục vụ, chiến lược kinh doanh… KFC, LOTTERIA và JOLLIBEE đạt được những thành công đáng kể tại thì trường thức ăn nhanh ở Việt Nam. Theo nghiên cứu của nhóm với 42,33% thị phần KFC chiếm vị trí thứ nhất trong thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam, về thứ hai là Lotteria với 37,67%, Jollibee xếp vị trí thứ ba với 12,48% thị phần, còn lại là các doanh nghiệp nhỏ khác.Vậy làm thế nào để ba nhãn hiệu này đạt đươc kết quả như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua các phân tích sau của nhóm. I/ Hệ thống cửa hàng KFC: Lịch sử hình thành Gà rán Kentucky (KFC), nhãn hiệu được tiên phong bởi ông Harland Sanders, đã phát triển và trở thành một trong những hệ thống phục vụ thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới, với hơn 1 tỉ bữa ăn tối KFC được phục vụ hàng năm trên hơn 80 quốc gia khác nhau. Nhưng để có được thành công như vậy thì không phải dễ dàng. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương. Trong suốt 30 năm sau, Sanders đã trải qua rất nhiều công việc khác nhau, từ người điều khiển giao thông đến nhân viên đại lý bảo hiểm, nhưng trong suốt thời gian này, trình độ nấu ăn của ông vẫn không hề thay đổi. Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Vì lúc ấy ông chưa có nhà hàng nên những vị khách phải ăn trên những chiếc bàn đặt tại trạm xăng của khu phố nhỏ bé. Sau đó ông lại tạo ra một món ăn gọi là “món thay thế bữa ăn ở nhà” để bán cho những gia đình bận rộn. Ông gọi nó là “Buổi ăn tối ngày chủ nhật, bảy ngày trong một tuần”. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel” – Đại tá danh dự bang Kentucky. Bốn năm sau, những thiết lập ban đầu của ông đã được liệt kê trong danh sách Duncan Hines “Khám phá những món ăn ngon”. Khi mà nhu cầu và những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dung về thức ăn lên cao, ông ấy đã di chuyển nhiều nơi nhằm nâng cao năng suất của mình. Trong một thập kỷ sau, ông đã thành công với công thức pha chế bí mật của 11 loại hương vị và thảo mộc cùng với kỹ thuật nấu cơ bản mà vẫn được áp dụng đến ngày hôm nay. Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông đã tự phát triển và thành lập Doanh nghiệp nhuợng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở US và ở Canada, và năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu đô của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky. Dưới sự quản lý của người sở hữu mới, tập đoàn Gà Rán Kentucky đã phát triển một cách nhanh chóng. Công ty đã thực hiện cổ phần hóa ra công chúng vào năm 1966 và được liệt kê trên thị trường chứng khoán New York vào năm 1969 và được mua lại bởi PepsiCo vào năm 1986. Đến năm 1997 PepsiCo đã chuyển hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh, bao gồm cả nhãn hiệu KFC, sang một công ty về nhà hàng độc lập, gọi là Tricon Global Restaurant. Ngày nay, công ty nhà hàng (hiện giờ được gọi là tập đoàn Yum!Brands) là tập đoàn lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng với gần 35,000 cửa hàng trên khắp 110 quốc qua. Cho đến khi ông mất đi bởi sự tác động mạnh của bệnh bạch cầu vào năm 1980 ở độ tuổi 90, ông đã đi gần 250,000 dặm/năm để viếng thăm các nhà hàng. Năm 1939: Ông Sanders đưa ra món gà rán cho thực khách với một loại gia vị mới pha trộn 11 nguyên liệu khác nhau. Ông nói: "Với loại gia vị thứ mười một đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay". Năm 1950: Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 65, với $105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ. Gà rán KFC và khoai tây chiên Món Combo 3 Bắp cải trộn (Coleslaw) Việc kinh doanh đã phát triển, vượt quá tầm kiểm soát nên ông đã bán lại cho một nhóm người. Họ lập nên Kentucky Fried Chicken Corporation và mời ông Sanders làm "Đại sứ Thiện chí". Năm 1964: John Y. Brown và Jack Massey mua lại nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" với giá 2 triệu USD. Mời "Colonel" Sanders làm "Đại sứ Thiện chí" và đã có 638 nhà hàng. Năm 1969: Tham gia Thị trường chứng khoán New York, "Colonel" Sanders mua 100 cổ phần đầu tiên. Năm 1986: Nhãn hiệu "Kentucky Fried Chicken" được Pepsi Co mua lại vào ngày 1 tháng 10. Năm 1991: Ra mắt logo mới, thay thế "Kentucky Fried Chicken" bằng "KFC". Năm 1992: KFC khai trương nhà hàng thứ 1.000 tại Nhật Bản. Năm 1994: KFC khai trương nhà hàng thứ 9.000 tại Thượng Hải (Trung Quốc). Năm 1997: "Tricon Global Restaurants" và "Tricon Restaurants International" (TRI) được thành lập ngày 7 tháng 10. Năm 2002: Tricon mua lại A&W All American Food và Long John Silver's (LJS) từ Yorkshire Global Restaurants và thành lập YUM! Restaurants International (YRI). KFC là hệ thống nhà hàng phục vụ gà rán lớn nhất với hơn 10.000 nhà hàng tại 92 quốc gia. KFC và hệ thống nhượng quyền đang tạo việc làm cho hơn 200.000 người trên toàn thế giới. KFC phục vụ hơn 4.5 tỉ miếng gà hằng năm và khoảng 7 triệu thực khách một ngày trên toàn thế giới (dữ liệu năm 1998). KFC thuộc YUM! Restaurants International (YRI) với các nhãn hiệu khác phục vụ các sản phẩm riêng biệt: A&W All American Food: Hot-dog, burger, khoai tây chiên. KFC: Gà rán truyền thống Long John Silver's: Hải sản Pizza Hut: Bánh pizza Taco Bell: Taco, món ăn với hương vị của Mexico. Sự phát triển của KFC tại Việt Nam KFC được biết đến tại Việt Nam với một tên gọi thân quen khác đó là Gà rán Kentucky chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh chuyên nghiệp, phục vụ các món ăn làm từ gà, bơ-gơ và món nổi tiếng nhất là Gà rán Kentucky. Sau một loạt thành công của hệ thống chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh với thương hiệu KFC (trên 10.000 nhà hàng đã được phát triển trên toàn thế giới), tại Việt Nam KFC đã tham gia vào thị trường lần đầu tiên vào tháng 12/1997 tại trung tâm thương mại Sài Gòn Super Bowl. Giờ đây, hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh này đã có mặt ở hầu hết các đường phố của Việt Nam. Các cột mốc phát triển nhà hàng đầu tiên tại các tỉnh thành: Tháng 12/1997 - TP.HCM. Tháng 06/2006 - Hà Nội. Tháng 08/2006 - Hải Phòng & Cần Thơ. Tháng 07/2007 - Đồng Nai – Biên Hòa. Tháng 01/2008 - Vũng Tàu. Tháng 05/2008 - Huế. Tháng 12/2008 - Buôn Ma Thuột. Tháng 11/2009 - Đà Nẵng. Tháng 04/2010 - Bình Dương. Tháng 11/2010 - TP. Vinh, Nghệ An. Tháng 05/ 2011 - TP. Nha Trang - Khánh Hòa. Tháng 06/2011 - Long Xuyên - An Giang. Tháng 08/2011 - Quy Nhơn và Rạch Giá. Tháng 09/2011 - Phan Thiết. Tháng 12/2011 - Hải Dương. Chiến lược kinh doanh của KFC Sản phẩm: Sản phẩm chủ yếu của KFC là Buckets, Burgers và Twisters và thịt gà Colonel Crispy Strips với những món ăn thêm mang phong cách quê hương.Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hambeger, khi xâm nhập vào Việt Nam, KFC đã chế biến thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khẩu vị người Việt Nam như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo…Kích thước của Hambeger cũng thay đổi, trở nên nhỏ hơn thích hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của người Việt Nam. Danh mục sản phẩm được sắp xếp theo nhiều loại giúp cho ngưòi tiêu dùng dễ chọn lựa thức ăn ưa thích. Với việc mở rộng sang các nguyên liệu tôm cá, một số nước giải khát thay thế sản phẩm nước ngọt Pepsi, KFC tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng khi chỉ độc quyền phục vụ chỉ mỗi món gà.Đặc biệt đối với giới thanh niên hiện nay luôn thích đi tìm cái mới, cái lạ. KFC không những chỉ chú trọng đến việc phát triển thêm dòng sản phẩm mới, thay đổi sản phẩm để bắt kịp thị hiếu người tiêu dùng mà còn đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ của kháck hàng. Với việc phát triển thêm các dòng sản phẩm mới, cải thiện dòng sản phẩm cũ, nhất là thay đổi loại dầu rán cùng với những nguyên liệu gà sạch đã giúp cho KFC nâng cao uy tín của mình trên thị trường, tăng thêm vị thế cạnh tranh trong thương trường quốc tế. Chiến lược giá: Trong những bước đầu tiên thâm nhập thị trường Việt Nam khi mà người dân còn quá xa lạ với thức ăn nhanh cùng mùi vị của nó, KFC sử dụng chiến thuật định giá thâm nhập thị trường, sử dụng giá thấp để thu hút thị phần lớn trước khi các đối thủ đuổi kịp. Khi đã có đủ số khách hàng trung thành sẽ tiến hành tăng giá. Và rõ ràng chiến lược này có hiệu quả khi năm 2006 KFC bắt đầu có lời và số lượng khách hàng và khách hàng trung thành tăng vọt. Đi cùng với sự cạnh tranh hiện nay trên thị trường của các hãng Lotteria hay Jolie Bee, KFC có những ý tưởng cạnh tranh mới lạ, ví dụ như kết hợp các phần ăn 2 người với giá khá mềm (trung bình là 69.000đ/phần) cùng những hoạt động đóng góp cho quỹ từ thiện hoặc các sự kiện lễ hội, tết mang nhiều ý nghĩa. Phân phối: KFC đã mở rộng mạng lưới của mình khắp cả nước, trong đó chủ yếu là các thành phố lớn nơi thuận tiện đi lại và có số người trẻ tuổi cao như: siêu thị, khu công nghiệp. Hệ thống phân phối của KFC chủ yếu được mở rộng thông qua nhượng quyền. Tuy nhiên thời gian đầu để được KFC nhượng quyền thường phải trả phí cao, theo thời gian phí này có xu hướng giảm xuống làm cho hệ thống KFC ngày càng được mở rộng. Chiến lược xúc tiến: + Khuyến mãi: Nắm được thị hiếu của thanh niên Việt Nam nói riêng cũng như người Việt Nam nói chung, KFC thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi không chỉ trong ngày lễ mà còn trong ngày thường . Vào dịp Noel thì KFC có chương trình quảng cáo với nội dung: "Giáng sinh là thời gian đẹp nhất trong năm, đó là thời gian cho gia đình và bạn bè. Hãy để KFC chuyển những lời chúc tốt đẹp, những món quà ý nghĩa nhất đến người thương yêu của bạn”.  Bên cạnh đó KFC còn có các chương trình khuyến mãi trong năm: Mua hàng vào ngay thời điểm chuông cửa hàng reo, khách hàng sẽ được tặng: 01 miếng gà, 01 phiếu đổi miễn phí 02 ly Pepsi lớn khi mua 02 ly Pepsi nhỏ cho lần mua hàng sau .Mỗi ngày có 24 lần rung chuông Trong mùa dịch cúm, KFC tung ra chương trình khuyến mãi: khách hàng nào dám gác nỗi lo cúm gà, dùng thẻ VIP giá 15.000đ sẽ được giảm 10% số tiền mỗi lần ăn trong một năm kể từ ngày mua thẻ. Mặc khác KFC còn liên kết với các với các nhãn hiệu khác cùng làm khuyến mãi như mực in Laser hiệu Vmax : “Khi mua bất kỳ 01 sản phẩm mực in laser hiệu Vmax, khách hàng sẽ được tặng 1 coupon trị giá 40 00 0đ, sử dụng tại các nhà hàng thức ăn nhanh KFC. Chương trình kéo dài từ 1/12 đến 31/12/2007 tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai. Với hệ thống phân phối toàn quốc, sản phẩm mực in Vmax (dùng cho máy in HP, Canon, Samsung...) có chất lượng tương đương mực in chính hãng nhưng giá thấp hơn từ 30 đến 60%”. Quan hệ công chúng: Để quảng bá cho thương hiệu của mình , KFC thường xuyên có các hoạt động từ thiện , tài trợ như : Nhân kỉ niệm 8 năm ngày thành lập chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC tại VN, chuỗi nhà hàng này đã đóng góp tiền cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, tàn tật quận Gò Vấp. ông Graham Allen - Chủ tịch Tập đoàn Yum Restaurant International, tập đoàn có nhiều thương hiệu nổi tiếng (trong đó có KFC), đã trao tặng số tiền 64 triệu đồng cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi - tàn tật Q.Gò Vấp (TP.HCM) nhằm góp phần vào hoạt động nuôi dạy trẻ bất hạnh. Bên cạnh đó KFC cũng thành lập đội tình nguyện KFC Team tham gia các hoạt động từ thiện , giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật ,….Tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước . Quảng cáo: Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nổi tiếng trên thế giới đó là : fastfood . KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí , tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình , internet. Bên cạnh đó KFC còn tổ chức quảng cáo ngoài trời như : panô , áp-phích, bảng hiệu , phát leaflet… II/ LOTTERIA Lịch sử hình thành: Lotteria là một nhãn hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ Nhật bản, nay đã có mặt ở nhiều nước Đông Á. Được đặt theo tên của công ty mẹ Lotte, Lotteria tương tự như nhãn hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng McDonald's. Năm 1972, nhà hàng Lotteria đầu tiên được mở tại Nhật. Năm 1979, nhà hàng đầu tiên cũng được mở tại Hàn Quốc và giờ đây đã trở thành nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng, nhờ vào trình làng thức ăn nhanh kiểu Hàn như bánh kẹp kim chi, gà lắc. Tính đến nay có tổng cộng 1.577 cửa hàng Lotteria được mở trên toàn cầu.  Lotteria đã có mặt tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam. Sư phát triển hệ thống thức ăn nhanh lotteria ở Việt Nam: Tại Việt Nam, Lotteria hiện đang là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh gần gũi với người tiêu dùng Việt. Với hơn 86 hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh có mặt trên khắp Việt Nam và tập trung nhiều tại các thành phố lớn, Lotteria Việt Nam đang ngày càng chứng tỏ được vị thế của người đi trước đối với các thương hiệu thức ăn nhanh nước ngoài khác đã và đang có mặt tại Việt Nam hiện nay. Ngay từ ngày khai trương cửa hàng lotteria đầu tiên tại TP.HCM vào tháng 2.1998 đã tập trung phát triển bánh mì hamburger làm sản phẩm chủ lực. Và chiến lược này đã mang về cho Lotteria hơn 70% thị phần, KFC 20%, Jollibee 5% và 5% còn lại cho các doanh nghiệp trong nước (theo Lotteria Vietnam). Trong năm 2009, chuỗi thức ăn nhanh này đã phát triển thêm 16 cửa hàng và đạt mức tăng trưởng 38% Mục tiêu của Công ty trong vòng 5 năm tới là đạt con số 200 cửa hàng. Lotteria cho biết, thời gian tới, chiến lược đầu tư và nhượng quyền thương mại tại Việt Nam sẽ được Công ty tiến hành song song.Hiện nay, mỗi cửa hàng Lotteria có tổng doanh thu khoảng 700 triệu đồng/tháng. Chiến lược kinh doanh của lotteria Sản phẩm :  Tại Việt Nam, Lotteria tập trung phát triển bánh mì Hamburger làm sản phẩm chủ lực, chiến lược này đã mang về cho Lotteria hơn 70% thị phần sản phẩm Hamburger.  Menu của Lotteria đa dạng, trình bày hấp dẫn, thích nghi đáp ứng nhu cầu khẩu vị người Việt Nam với các món cơm .Kèm theo đó là các món giái khát, ăn chơi phù hợp với các bạn trẻ thích khám phá các mùi vị mới . Giá : Chủ trương định vị về giá cả hợp túi tiền của đa số đại bộ phận khách hàng mục tiêu là giới trẻ, gia đình .So với đối thủ trực tiếp là KFC thì có phần cao hơn về định vị giá khỏang 60000đ đến 115000đ một phần cơm trưa.Trong khi KFC chỉ vào khỏang 30000đ đến 55000đ. Nhận diện vị trí đến sau đối thủ KFC định vị giá chung cao hơn nhưng các sản phẩm chủ đạo thì giá lại thấp hơn, như Hamburger Lotteria chỉ khỏang 25000đ /1cái Phân phối : Thương hiệu Lotteria - thức ăn nhanh Hàn Quốc đã và đang tăng tốc đầu tư chiếm những vị trí “chiến lược” ở TP.HCM. Cho đến nay, Lotteria đã có 50 cửa hàng trên cả nước. Ngoài việc đầu tư vốn thuê mặt bằng ở những vị trí chiến lược, họ còn tập trung đào tạo nguồn nhân lực quản lý, kinh doanh, bán hàng  Lotteria đã chọn những ngã 4 lớn, quan trọng của các quận để đặt cửa hàng. Bên cạnh đó, các ngã 3, ngã 4 nêu trên đều là những “trọng điểm” kẹt xe vào giờ cao điểm của các quận Khi kẹt xe thì mọi người chắc chắn sẽ nhìn thấy Lotteria và rất nhiều người sẽ vào ăn trong lúc đang kẹt xe  Lotteria tại khu phố Tây Đề Thám – Phạm Ngũ Lão, Lotteria cạnh trung tâm ILA trên đường Nguyễn Thị Minh Khai và Lotteria tại Nam Sài Gòn thì lại mang tính chất khác. Đây chính là những khu vực tập trung nhiều người, đặc biệt là người nước ngoài. Khu phố Tây thì không lúc nào vắng bong khách du lịch, trung tâm ILA thì lúc nào cũng nhiều trẻ em “thế hệ mới” – thích ăn gà rán hơn cơm. Khu vực Nam Sài Gòn thì cũng không cần phải nói nhiều về số lượng người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc.  Trên đây chỉ là khu vực trung tâm thành phố, những khu vực xa hơn một tí thì chưa thấy Lotteria vươn tới (ngoại trừ khu vực Nam Sài Gòn). Lotteria đã có một chiến lược “táo bạo” nhằm nâng cao vị thế hình ảnh của mình trong ngành kinh doanh thức ăn nhanh của Việt Nam. Đặt văn phòng tại lầu 8 và 9 của một cao ốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Lotteria Việt Nam đang muốn tăng trưởng thị phần của mình trước một đối thủ “truyền kiếp” là KFC. =>Chiến lược chọn vị trí đặt cửa hàng, đầu tư kinh phí rất lớn cho các vị trí đẹp, thậm chí thành lập một đội chuyên săn lùng những vị trí chiếc lược tiềm năng .Thể hiện trên nhằm chứng tỏ Lotteria Việt nam đang muốn tăng trưởng thị phần của mình.Tổ chức các chiến lược rầm rộ hòanh tráng, tìm cách “phơi mình” ra trước công chúng, khai trương liên tiếp các cửa hàng. Quan hệ công chúng : Lotteria luôn có ý thức trách nhiệm đối với các hoạt động xã hội, lợi ích cộng đồng nên một phần lợi nhuận của doanh nghiệp đã được trích cho các hoạt động như: tham gia chiến dịch Yêu môi trường để giảm các sản phẩm dùng 1 lần, chiến dịch Vì thế giới tươi đẹp để giúp đỡ người tàn tật, bệnh nhân ung thư  Chiêu thị : Không gian: có diện tích rộng, nội thất và cách trang trí mang tính trẻ trung và hiện đại, thu hút khách hàng chủ yếu là giới trẻ nhiều hơn.  Không gian bên trong Lotteria rộng rãi, sang trọng và lịch thiệp với hai gam đỏ hạnh phúc và gam trắng tinh khiết được kết hợp hài hòa, cá tính. Không gian tầng 1 mang dấu ấn giao lưu Việt Hàn với Poster cỡ lớn là nụ cười thân thiện của hai bé gái trong hai bộ trang phục truyền thống Áo dài và Hanbuk .Tầng 2 lộng lẫy với những bộ bàn ghế xinh xắn được bài trí khéo léo tạo không gian riêng tư cho mỗi thực khách. Một không gian blue night trong suốt được tạo nên bởi bức tường đá đen lấp lánh thủy tinh, điểm nhấn là những bức họa trang nhã và xanh xanh dãy tre Việt Nam dọc tường kính. Không gian tầng 3 rộng và thoáng với những chiếc ghế quây quần thân mật phù hợp cho tiệc tùng hay sinh nhật. Với phong cách phục vụ tận tình, năng động, bất cứ thực khách Việt Nam hay nước ngoài nào cũng nhận được sự thoải mái, hài lòng đúng như tiêu chí của Lotteria: Quick service & Happy time. Một không gian Hàn Quốc vừa trẻ trung vừa lãng mạn là nơi thích hợp để thực khách thưởng thức chất lượng tuyệt hảo của những fastfood đến từ xứ sở của kim chi. Star burger, beef, fish, cheese burger mang lại những hương vị đặc trưng khác nhau.  Phong cách phục vụ: Đội ngũ nhân viên trẻ trung, nhiệt tình, chu đáo, lịch sự. Có đồng phục đặc trưng. Với phương châm quý khách là gia đình của Lotteria, Lotteria mong muốn sẽ làm giúp cho khách hàng trải qua những dịch vụ không những chuyên nghiệp mà còn tạo cảm giác thoải mái như ở nhà.  Khuyến mãi: Rất ít khi khuyến mãi, gần đây nhất là chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng sử dụng sản phẩm lotteria. Sổ tay giảm giá cho nhiều sản phẩm . Dịch vụ kèm theo :  Đáp ứng nhu cầu dùng bữa tại nhà lotteria cho phép khách hàng đặt hàng mang đến tận nhà qua điện thoại hoặc qua mail đăng ký . Nhận tổ chức tiệc sinh nhật ,đăng ký thẻ thành viên, thẻ giảm giá . Quảng cáo : Trang Website thông tin được thiết kế khá đơn giản, không có nhiều sáng tạo, thông tin không mới không tạo cảm giá năng động tươi trẻ Lotteria chủ trương đánh vào cảm nhận trực tiếp của khách hàng ,cảm giác thân quen đi vào lòng khách hàng .Từ đó thông qua hình thức truyền miệng –công cụ mạnh nhất và đỡ tốn kém nhất  Không quảng cáo nhiều trên truyền hình hoặc các kênh tryền thômg gián tiếp khác. Một lần nữa lotteria khẳng định chiến lược marketing quảng bá là tác đông trực tiếp vào giác quan của người tiêu dùng bằng các hình quảng cáo sinh sinh động giàu tính nhân văn , tăng số lượng cửa hàng cũng là một phần của chiến lược này/ III\ Jollibee Lịch sử hình thành Jollibee là một chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh có trụ sở tại Philippines, ra đời năm 1978 với người sáng lập là ông Tony Tan, một người Philippines gốc Hoa mà hiện nay là một trong những doanh nhân có tổng tài sản lớn nhất Philippines. Jollibee là một hiện tượng thành công của Philippines. Khởi nghiệp vào năm 1975 từ một tiệm kem nhỏ chỉ với hai chi nhánh cung cấp thức ăn nóng và bánh mì kẹp, Jollibee nhanh chóng phát triển thành công ty vào năm 1978 với 7 cửa hàng nhằm khảo sát tính khả thi của dự án hamburger. Và đó cũng là khởi đầu của một công ty làm thay đổi ngành thức ăn nhanh tại Philippines. Năm 1984, Jollibee đạt doanh thu 500 triệu peso Philippines và trở thành một trong 500 tập đoàn hàng đầu của quốc gia này. Năm 1987 ghi dấu 10 năm hoạt động, Jollibee nằm trong danh sách 100 tập đoàn hàng đầu của Phillipines. Jollibee trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh đầu tiên ở Phillipines phá vỡ kỷ lục doanh thu 1 tỷ peso Philippines vào năm 1989. Năm 1993, Jollibee trở thành công ty phục vụ thức ăn nhanh đầu tiên được niêm yết trên thị trường chứng khoán Phillipines, từ đó mở rộng vốn đầu tư và đặt nền tảng cho việc liên tục mở rộng kinh doanh rộng khắp Phillipines và cả ở nước ngoài. Sau Phillipines, những cửa hàng thức ăn nhanh mang thương hiệu Jollibee cũng đã xuất hiện ở khắp nơi như Mỹ, Ả-rập Xê-út, Hong Kong, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Dubai, Brunei… Sự phát triển của Jollibee ở Việt Nam Vào thị trường Việt Nam năm 1997 với 1 cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu, đến nay Jollibee đã có 24 cửa hàng, gồm 20 cửa hàng tại miền Nam, 1 cửa hàng tại Nha Trang và 3 cửa hàng tại khu vực phía Bắc.. Tổng vốn đầu tư của Jollibee tại Việt Nam đến nay là hơn 85 tỉ đồng Trong tổng số 10 cửa hàng của Jollibee tại Việt Nam hiện nay, các cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền, và hình thức này vẫn tiếp tục được JFC khuyến khích. Theo đó, đối tác có các điều kiện: mặt bằng diện tích từ 100 - 150m2, vốn khoảng 4 tỉ đồng là có thể tiến tới việc hợp tác kinh doanh với Jollibee. Chiến lược kinh doanh của jollibee Sản phẩm Lợi thế cạnh tranh của jollibee so với đối thủ là: truyền thống gia đình và phát triển mùi vi thơm ngon từ thịt gà. “Ngôi nhà rộng mở” của Jollibee luôn chú trọng đến việc chế biến các bữa ăn ngon đảm bảo chất lượng nhất.Việc sử dụng công thức truyền thống, ít chất béo đã giúp cho món ăn được các khách hàng của Jollibee trên khắp thế giới ưa chuộng. Ở Việt Nam Cơm Gà tại Jollibee chế biến và phục vụ cùng rau cải và canh rau, phù được với sở thích ẩm thực của khách hàng Việt Nam. Do đó, đây là món chiếm hơn 1/2 trong tổng doanh thu của Jollibee tại nước ta. Ngoài ra, Jollibee Chili wings (cánh gà cay chiên giòn), Jollibee Spaghetti và một số loại Yumburger của Jollibee cũng được thực khách ưa chuộng không kém. Với cách trang trí sang trọng, tươi sáng với hai màu đỏ, vàng làm chủ đạo, Jollibee với hình ảnh biểu tượng là chú ong đầu bếp đáng yêu ngay trước cửa mỗi chi nhánh nhà hàng ngày trở nên quen thuộc với khách hành. Giá cả Đơn giản rẻ mà vẫn ngon miệng đó chính là bí quyết thành công của hệ thống cửa hàng ăn nhanh Jollibee. Các món ăn Jollibee đơn giản, không phải là thứ xa xỉ nhưng phải được nấu thật ngon, thu hút thực khách có thu nhập trung bình có đến ăn thường xuyên. Giá thành của Jollibee chỉ từ 15.000 – 45.000 đồng phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam. Chiêu thị Không chỉ nhắm đến giới trẻ, Jollibee đưa ra khái niệm “Ngôi nhà rộng mở”, để mở rộng đối tượng khách hàng ra tất cả các thành viên trong gia đình. Cha mẹ, anh trai, chị gái, em họ… đều là những đối tượng có thể đến Jollibee và cùng thưởng thức những bữa ăn ngon miệng trong bầu không khí ấm cúng. Các cửa hàng thiết kế sang trọng, ấm cúng, nội thất trang trí tươi sáng, đẹp mắt.Đội ngũ nhân viên luôn nhiệt tình, thân thiện và thỉnh thoảng còn mặc trang phục các chú ong vui nhộn đón chào thực khách. Dịch vụ kèm theo và khuyến mãi Chuỗi cửa hàng Jollibee thường xuyên có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giảm giá, các chương trình rút thăm với nhiều phần quà giá trị như “Cùng ăn gà rán, cùng đến Philippines” Đêm hội “Khám phá Thị trấn Halloween cùng Jollibee” các bé sẽ tự khám phá gần 10 gian hàng trò chơi khác nhau, được trải nghiệm không khí lễ hội tưng bừng với tiết mục kịch thiếu nhi vui nhộn, màn xiếc và ảo thuật độc đáo chắc chắn sẽ đem lại những tiếng cười sảng khoái. Đặc biệt các bé còn được hòa mình mình vào cuộc thi trang phục đẹp nhất và tham dự chương trình rút thăm may mắn với cơ hội trúng những phần quà hấp dẫn. Jollibee vừa hợp tác với công ty PepsiCo Việt Nam thực hiện chương trình khuyến mãi mang tên “ Hè rộn ràng, ngập tràn quà tặng cùng Jollibee” gồm 4 bộ quà tặng cho 34 giải thưởng với tổng giá trị hơn 185 triệu đồng. Jollibee còn có dịch giao hàng tận nơi nhanh chóng đến khách hàng quanh khu vực kinh doanh bán lẻ của nhà hàng.ngoài ra cung cap thêm dịch tổ chức tiệc trọn gói dành cho trẻ em với mong muốn mang lại khoanh khắc đặc biệt đáng nhớ dành cho các bé Phân phối Jollibee có Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nổi tiếng ở Việt Nam với nhiều chi nhánh ở khắp các tỉnh thành. Kinh doanh chủ yếu qua hình thức nhượng quyền thương hiệu. Theo ông Tony Tan cho biết : “Chúng tôi sẽ tiếp tục nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam trong 2 năm tới. Để đạt được mục tiêu có 500 cửa hàng tại Việt Nam, ngoài việc tăng tốc đầu tư của Jollibee, chúng tôi cũng cần đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu” Vào thị trường Việt Nam từ năm 1997 nhưng với việc không ngừng mở rộng hệ thống các cửa hàng, Jollibee đã có một vị trí nhất định trong thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam. Chiến lược vô hình: nền văn hóa đặc trưng châu Á Văn hóa là một trong những nét chính để phân biệt Jollibee với các công ty kinh doanh thức ăn nhanh khác. Có thể khẳng định văn hóa của Jollibee là nền văn hóa châu Á. Chúng ta có thể nhận thấy sự khác biệt ở các thành viên trẻ của Jollibee trong việc thể hiện sự kính trọng đối với những người lớn tuổi và những người có chức vụ cao. Sự tôn trọng này được thể hiện qua cách xưng hô đầy kính trọng của một giám đốc trẻ đối với những người ủy nhiệm bán sản phẩm lớn tuổi của công ty. Khôn khéo trong việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với các đại lý ủy nhiệm bán hàng của công ty và luôn tìm kiếm những hợp đồng làm ăn mà cả hai bên đều có lợi. Đồng thời Jollibee cũng cho phép các đại lý ủy nhiệm hiện tại điều hành các cửa hàng mới cũng như thiết lập liên doanh với các cửa hàng mới, hoặc thực hiện một số công việc quản lý thích hợp với các đại lý ủy nhiệm hiện hành và đại lý mới.  IV. Khảo sát ý kiến khách hàng thông qua câu hỏi trắc nghiệm Nhóm thực hiện khảo sát thị trường thông qua ý kiến của khách hàng và thu được kết quả sau: Mức độ thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh. a/ Thường xuyên : 30,56% b/ Thỉnh thoảng : 47,81% c/ Hầu như không : 21,63% Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm. a/ Tốt : 56,18% b/ Bình thường 35,78% c/ Không chấp nhận được : 8,04% Giá cả . a/ Đắt : 47,97% b/ Chấp nhận được : 43,58% c/ Rẻ : 8,45% Loại khách hàng thường sử dụng thức ăn nhanh. a/ Công nhân, viên chức : 39,17% b/ Học sinh, sinh viên : 40,62% c/ Trẻ em : 20.21% Hình ảnh trong tâm trí khách hàng. a/ Ngon miệng : 50.80% b/ Không gian đẹp : 30,51% c/ Giá đắt : 18,69% Thông tin đến với khách hàng thông qua. a/ Truyền miêng : 47,37% b/ Poster quảng cáo : 24.82% c/ Internet : 27,81% Phong cách phục vụ chuyên nghiệp năng động. a/ Đồng ý : 67,18% b/ Trung lập : 23,93% c/ Không đồng ý : 8,89% Nhiều loại thức ăn đa dạng, phong phú, nhiều sự lựa chọn. a/ Đồng ý : 49,89%. b/ Trung lập : 29,18% c/ Không đồng ý : 20,93% Chất lượng đảm bảo, an toàn, sạch sẽ hợp vệ sinh. a/ Đồng ý : 39,15% b/ Trung lập : 33,68% c/ Không đồng ý : 27,17% Màu sắc thiết kế không gian bên trong hài hòa, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu. a/ Đồng ý : 70,21% b/ Trung lập : 20,76% c/ Không đồng ý : 9,03% V. Một số đề xuất của nhóm giúp phát triển thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam Sản phẩm: Liên tục nghiên cứu các công thức cho sản phẩm mới, độc đáo, khác biệt hoặc cũng có thể là cải tiến sản phẩm đã có rồi VD: Humberger nhân chay, thức uống dầu chất xơ Khác biệt về hương vị nhưng cũng có thể sáng tạo về hình dáng, hoặc cách thưởng thức Nhằm kích thích tính tò mò thích khám phá của các bạn trẻ. Lưu ý không lạm dụng gấp gáp cho ra những sản phẩm mới mà chưa qua khảo sát dùng thử. Mặt khác luôn đảm bảo chất lượng những sản phẩm cũ đặt biệt là các sản phẩm chủ lực. Trên hết là cam kết sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an tòan thực phẩm .Gứi đến khách hàng những thông điệp về sức khỏe   Giá cả:  Việc định giá một sản phẩm là hết sức quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của một doanh nghiệp.Khách hàng hầu hết cho rằng giá như hiện giờ là hơi mắc, liệu có nên giảm giá ? Theo nhóm chúng tôi thì không nên, có thể dùng hình thức khuyến mãi chứ không giảm trực tiếp vào sản phẩm, thay vào đó các hãng phải làm tốt hơn những gì đã làm, dịch vụ hoàn hảo hơn thỏa mản những nhu cầu cơ bản nhất về sinh lý và những nhu cầu cao hơn về tâm lý. Tạo cho khách hàng cảm giác được nhận nhiều hơn những gì mà họ bỏ ra để chiếm được niềm tin của họ.Chiến lược này là chiền lược mở rộng ảnh hưởng , doanh thu lâu dài phụ thuộc vào lượng khách hàng đến với doanh nghiệp, chính là số lượng sản phẩm được tiêu thụ chứ không dựa trên giá cả.   Phân phối: Cần phải phát triển đồng bộ là hệ thống quản lý, các nhà cung cấp tại các điểm phân phối khác nhau. Tốc độ gia tăng chi nhánh phải đi đôi với khả năng quản lý kiểm sóat trên phạm vi rộng : +  Tiếp tục mở rộng hệ thống nhượng quyền trên khắp cả nước, chủ yếu định vị là các thành phố, thị xã nơi có tốc độ đô thị hóa cao +  Quản lý chặt chẽ hệ thống phân phối của mình từ việc tuyển chọn nhân viên cơ sở vật chất, vị trí, mua hàng, lưu kho, bán hàng Chất lượng các cửa hàng cần đồng nhất với nhau trên cả nước (luôn phải có tầm nhìn tổng thể và hành động địa phương ) +  Cải thiện chất lượng đội ngũ phục vụ, trao dồi khả năng giao tiếp, sử lý tình huống với khách hàng, phẩm chất của mỗi nhân viên là đại diện cho phẩm chất của cả doanh nghiệp. Chú trọng quá trình tuyển dụng nhân sự ,giữ chân nhân viên và phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Xây dựng văn hóa riêng trong nội bộ doanh nghiệp là mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp, từ đó giúp nhân viên thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhân viên với khách hàng  + Cải thiện quy trình phục vụ cho khách hàng thuận tiện thỏai mái nhất khi có nhu cầu. Thời gian là yếu tố rất quan trọng càng nhanh càng tốt. Khách hàng không muốn đợi trong những nhà hàng thức ăn nhanh. Đồng thời phát triển hệ thống giao hàng tận nơi, đáp ứng cho các công ty, tổ chức  + Tiếp tục hợp tác với các hệ thống phân phối khác như: Big C, trung tâm mua sắm plaza, công ty ,có thể là sân bay ,bến xe ,các điểm dừng chân hoặc cũng có thể là các trung tâm vui chơi giải trí như Suối Tiên, Đầm Sen  Chiêu thị: Tận dụng các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm trong năm, tung ra các gói khuyến mãi phù hợp VD: Nhân dịp 20/11 giảm giá khi có Thầy cô đi cùng , đón noel khuyến mãi cho khách hàng một ly kem Kicado mát lạnh Thẻ thành viên cho khách hàng sử dụng thuờng xuyên với những ưu đãi đặc biệt Phổ biến thêm các dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật liên hoan, các khỏan đầu tư thiết kế không gian sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Quảng bá thương hiệu thông qua việc quảng cáo trên truyền hình, các kênh thông tin trung gian . ¶¶¶¶ HẾT ¶¶¶¶ MỤC LỤC:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxĐề tài phân tích thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam.docx