Đề tài: Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Phần I: CHỈ TIÊU TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
I Phân tích quy mô vốn huy động
II Phân tích cơ cấu vốn huy động
1 Cơ cấu vốn theo loại tiền
2 Cơ cấu vốn theo đối tượng
3 Cơ cấu vốn theo kì hạn
Phần II: NHÓM CHỈ TIÊU CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN
I Chỉ tiêu lãi suất bình quân
1 Phân tích biến động lãi suất huy động vốn
2 Phân tích mối liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động
3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn
II Nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn
1 Tổng chi phí huy động vốn
2 Tiền lãi chi trả cho khách hàng
3 Chi phí trên một đồng vốn huy động
KẾT LUẬN
---------
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quy định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng được nhấn mạnh trong trường hợp của ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác.Có thể nói vốn như nguồn đầu vào để các ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng nào có vốn lớn sẽ có lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình.Vốn là xuất phát điểm đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, vốn quy định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động của mình, các ngân hàng luôn chú trọng tới hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập tháng 7- 1988 trên cơ sở sáp nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Giai đoạn 2002-2008 là thời kỳ đất nước đang chuyển mình, cùng với đó là những sự kiện kinh tế thế giới như cuối năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nhiều nền kinh tế suy giảm, nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản Tuy là một nước xã hội chủ nghĩa không nằm trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa nhưng chúng ta không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.
Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn song ngân hàng Công Thương Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng. Đó là cơ sở tiếp tục củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
Dựa vào cơ sở những điều lý luận trên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài : “Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công ThươngViệt Nam giai đoạn 2002-2008”.
Bố cục của tiểu luận gồm 2 phần:
-Phần I: nhóm chỉ tiêu tổng vốn huy động
-Phần II: nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn
32 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5238 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI
Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công Thương Việt Nam
giai đoạn 2002-2008
Nhóm thực hiện:
Vũ Thị Lan Phương (nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Huyền (CQ491187)
Nguyễn Thị Huyền (CQ491205)
Vũ Thị Minh Khuê
Ngô Thị Hải Yến
Lớp: Thống kê kinh tế xã hội 49
Mục lục
Lời mở đầu
: Chỉ tiêu tổng vốn huy động 4
Phân tích quy mô vốn huy động 4
Phân tích cơ cấu vốn huy động 8
Cơ cấu vốn theo loại tiền 9
Cơ cấu vốn theo đối tượng 11
Cơ cấu vốn theo kì hạn 13
: Nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn 15
Chỉ tiêu lãi suất bình quân. 15
Phân tích biến động lãi suất huy động vốn 15
Phân tích mối liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động 18
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn. 19
Nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn 22
Tổng chi phí huy động vốn 22
Tiền lãi chi trả cho khách hàng 25
Chi phí trên một đồng vốn huy động 27
Kết luận
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường bất kì một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn, vốn quy định khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này càng được nhấn mạnh trong trường hợp của ngân hàng thương mại là đơn vị kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác.Có thể nói vốn như nguồn đầu vào để các ngân hàng thương mại tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ngân hàng nào có vốn lớn sẽ có lợi thế trong hoạt động kinh doanh của mình.Vốn là xuất phát điểm đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, vốn quy định quy mô của hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng. Xuất phát từ vai trò quan trọng của vốn trong hoạt động của mình, các ngân hàng luôn chú trọng tới hoạt động huy động vốn.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập tháng 7- 1988 trên cơ sở sáp nhập vụ tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Giai đoạn 2002-2008 là thời kỳ đất nước đang chuyển mình, cùng với đó là những sự kiện kinh tế thế giới như cuối năm 2007 và năm 2008 nền kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng, lạm phát tăng cao, nhiều nền kinh tế suy giảm, nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản… Tuy là một nước xã hội chủ nghĩa không nằm trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa nhưng chúng ta không nằm ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này.
Dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước có những khó khăn song ngân hàng Công Thương Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh của mình thể hiện ở nguồn vốn huy động qua các năm không ngừng tăng. Đó là cơ sở tiếp tục củng cố niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng.
Dựa vào cơ sở những điều lý luận trên nhóm 4 đã lựa chọn đề tài : “Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của ngân hàng Công ThươngViệt Nam giai đoạn 2002-2008”.
Bố cục của tiểu luận gồm 2 phần:
-Phần I: nhóm chỉ tiêu tổng vốn huy động
-Phần II: nhóm chỉ tiêu chi phí huy động vốn
PHẦN I : CHỈ TIÊU TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
Hoạt động huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quy mô và hiệu quả của vốn huy động ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay, các khoản đầu tư.
Để phân tích, đánh giá công tác huy động vốn, ta dùng hai chỉ tiêu là tổng vốn huy động (phản ánh quy mô vốn huy động) và cơ cấu vốn huy động được phân loại tùy theo mục đích nghiên cứu.
I. Phân tích quy mô tổng vốn huy động
Tổng vốn huy động là toàn bộ giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh khác và được ngân hàng dùng làm vốn để kinh doanh.
Đặc điểm cơ bản của vốn huy động là nguồn vốn này là tài sản người ký thác, ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi vay khi đến kỳ hạn thanh toán hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn.
Công thức Vhd=
Trong đó Vhd: Tổng vốn huy động
Vi: Số lượng mỗi khoản huy động
Phân tích biến động quy mô tổng vốn huy động
Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Một dãy số thời gian bao gồm hai yếu tố là thời gian và số liệu của hiện tượng nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Các số liệu của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số thời gian.
Trong phân tích quy mô tổng vốn huy động của ngân hàng, ta có thể sử dụng phương pháp dãy số thời gian để xác định quy luật, phân tích xu hướng biến động, mức độ biến động qua thời gian của tổng vốn huy động. Để phân tích đặc điểm biến động của tổng vốn huy động qua các năm ta dùng các chỉ tiêu như mức độ bình quân qua thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn.
Đơn vị: tỷ đồng(%)
Bảng 1: Biến động vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008
Chỉ tiêu
VHĐ
(tỷ đồng)
Lượng tăng tuyệt đối
(tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(%)
Tốc độ tăng
(%)
gi
(tỷ đồng)
Năm
ti
Ti
ai
Ai
gi
2002
59284
-
-
-
-
-
-
2003
71146
11862
11862
120
120
20
20
592.84
2004
81597
10451
22313
115
138
15
38
711.46
2005
100572
18975
41288
123
170
23
70
815.97
2006
126624
26052
67340
126
214
26
114
1005.72
2007
151459
24835
92175
120
255
20
155
1266.24
2008
174905
23446
115621
115
295
15
195
1514.59
Bình quân
109370
19270
-
119.8
-
19.8
-
-
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002-2008)
Có thể khẳng định huy động vốn là một trong những mặt mạnh của Vietinbank khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại khác. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước cùng với sản phẩm tiền gửi ngày càng đa dạng, đã đem lại nhiều tiện ích cho các khách hàng đến gửi tiền. Đây là lý do khiến tổng nguồn vốn huy động hàng năm của Vietinbank luôn có sự tăng trưởng cao.
Kết quả tính toán cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2008, tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm của ngân hàng đạt 109370 tỷ đồng với lượng tăng bình quân hàng năm đạt 19270 tỷ đồng. Năm 2003 đánh dấu một năm các định chế tài chính ngân hàng cố gắng huy động các nguồn vốn dài hạn . Riêng Vietinbank đã phát hành thành công đợt huy động trái phiếu VNĐ loại 2 năm và 3 năm thu về hơn 2.000 tỷ. Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 đạt 71146 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2002, tương ứng với 11862 tỷ đồng. Có được kết quả như vậy, đối với công tác huy động vốn VNĐ, Vietinbank đã đưa ra một sản phẩm khá hấp dẫn công chúng đó là tiết kiệm dự thưởng. Sản phẩm này đã khuyến khích được rất nhiều tầng lớp dân cư đến gửi tiền tại Vietinbank, đưa số dư tiền gửi từ cá nhân năm 2003 tăng 21%. Tuy năm 2004 cũng xuất hiện một số khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh như: giá vàng và giá các mặt hàng thiết yếu tăng cao, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng khi liên tục tăng lãi suất huy động vốn để thu hút nguồn tiền gửi…nhưng ngân hàng vẫn đạt được tốc độ tăng nguồn vốn huy động ở mức cao. Cụ thể, tổng vốn huy động năm 2004 đạt 81597 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2003, tương ứng với 10451 tỷ đồng.
Trong các năm 2005-2006, GDP hàng năm ở mức cao đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tổng vốn huy động liên tục tăng và đạt tốc độ phát triển khá ổn định, năm 2005 đạt 100572 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 126624 tỷ đồng, tăng 26%, tương ứng với 26052 tỷ đồng.
Năm 2007, Vietinbank đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: năng động điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với diễn biến thị trường, tăng cường tiếp thị, cung cấp gói sản phẩm (tiền gửi, tín dụng, thanh toán quốc tế…), khai thác nhiều kênh huy động vốn linh hoạt, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt là khai trương thêm 46 điểm giao dịch mẫu có thiết kế quy chuẩn mang thương hiệu Vietinbank. Tính đến ngày 31/12/2007, tổng nguồn vốn huy động là 151459 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2006, tương ứng là 24835 tỷ đồng.
Năm 2008, kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu. GDP trong nước là 6.23%, thấp hơn so với năm 2007(8.5%). Áp lực về thâm hụt thương mại đẩy tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ tăng cao gây rủi ro tỷ giá cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Trước những nguy cơ và thách thức đó, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ngân hàng biến động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy có nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhưng trong năm 2008, ngân hàng đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn. Tổng vốn huy động đạt 174905 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2007, tương ứng là 23446 tỷ đồng.
Nhìn chung, tổng vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008 liên tục tăng khá cao và duy trì được sự ổn định qua các năm với tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 19.8 %.
Biểu đồ 1: Biến động vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008
II. Phân tích cơ cấu vốn huy động
Để phân tích cơ cấu vốn huy động ta phải sử dụng phương pháp phân tổ thống kê.
Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ có tính chất khác nhau.
Phân tổ thống kê là một trong những phương pháp quan trọng của phân tích thống kê, đồng thời cũng là cơ sở để thực hiện các phương pháp phân tích thống kê khác. Bởi vì chỉ sau khi phân chia tổng thể phức tạp thành các tổ có tính chất, đặc điểm khác nhau thì các chỉ tiêu phân tích khác tính ra với có ý nghĩa.
Trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng, ta có thể phân tổ vốn huy động theo các tiêu thức như: đối tượng huy động, loại tiền tệ hoặc theo kỳ hạn.
1. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Vốn huy động được chia thành hai loại là vốn huy động bằng nội tệ và vốn huy động bằng ngoại tệ.
- Vốn huy động bằng nội tệ: Là những khoản vốn bằng đồng Việt Nam mà ngân hàng huy động được.
- Vốn huy động bằng ngoại tệ: Là những khoản vốn bằng ngoại tệ mà ngân hàng huy động được.
Công thức dti= (lần hoặc %)
Vhd= Vnt+Vngt
Trong đó : dti: tỷ trọng vốn huy động theo loại tiền tệ i
Vit: vốn huy động của loại tiền tệ i
Vnt: vốn huy động bằng nội tệ
Vngt: vốn huy động bằng ngoại tệ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng vốn huy động theo từng loại tiền tệ chiếm bao nhiêu % trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Qua đó ngân hàng sẽ quyết định xem nên ưu tiên huy động loại vốn nào cho phù hợp với định hướng kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ của Vietinbank trong năm 2008
Đơn vị tính: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
VHĐ(tỷ đồng)
Tỷ trọng VHĐ(%)
Nội tệ
130479
74.6
Ngoại tệ
44426
25.4
Tổng
174905
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008)
Biểu đồ 2: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ
Kết quả tính toán cho thấy, trong năm 2008, tỷ trọng vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm ưu thế hơn so với đồng ngoại tệ. Vốn huy động bằng đồng nội tệ chiếm 74.6% trong tổng vốn huy động, tương ứng với 130479 tỷ đồng. Trong khi đó vốn huy động bằng ngoại tệ chỉ đạt 44426 tỷ đồng, chiếm 25.4% trong tổng vốn huy động. Có sự khác biệt này trước hết là do lãi suất huy động tiền VNĐ thường cao hơn so với lãi suất huy động ngoại tệ. Hơn nữa tỷ giá ngoại tệ trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, tăng giảm không ổn định, lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế cũng biến động ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người gửi tiền.
2. Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động
Vốn huy động được chia thành vốn huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng, vốn huy động từ dân cư và vốn huy động từ các đối tượng khác.
Công thức dđti= (lần hoặc %)
Vhd= VTCKT + VTCTD + VDC + VK
Trong đó dđti: Vỷ trọng vốn huy động theo đối tượng i
Vđti: Vốn huy động từ đối tượng i
VTCKT: Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế
VTCTC: Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng
VDC: Vốn huy động từ dân cư
Vk: Vốn huy động từ các đối tượng khác
Ý nghĩa: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động phản ánh tỷ trọng vốn huy động của từng đối tượng huy động trong tổng vốn chiếm bao nhiêu lần hoặc %. Qua đó giúp ta xác định được đối tượng huy động nào mang lại nguồn vốn lớn nhất, từ đó ngân hàng sẽ có những biện pháp để thu hút khách hàng hiệu quả hơn. Do hạn chế về nguồn số liệu, nên trong phần phân tích thống kê nhóm chúng em chọn phân tích cơ cấu huy động vốn theo hai chỉ tiêu là vốn huy động từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động từ dân cư.
Bảng 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của
Vietinbank năm 2008.
Đơn vị tính: tỷ đồng(%)
Chỉ tiêu
VHĐ(tỷ đồng)
Tỷ trọng VHĐ(%)
Dân cư
46350
26.5
Tổ chức tín dụng
128555
73.5
Tổng
174905
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008)
Biểu đồ 3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động
Năm 2008, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại về tiền gửi từ khách hàng để đảm bảo nguồn vốn và tính thanh khoản. Với lợi thế là một ngân hàng quốc doanh có mạng lưới rộng lớn và thương hiệu mạnh, trong tình hình huy động vốn khó khăn thì nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng vào Vietinbank vẫn ổn định và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 128555 tỷ đồng, chiếm 73.5% trong tổng vốn huy động. trong khi đó vốn huy động từ dân cư chiếm 26.5% và tương ứng là 46350 tỷ đồng.
3. Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Vốn huy động được chia thành vốn huy động có kỳ hạn và vốn huy động không kỳ hạn.
Công thức dkhi= (lần hoặc %)
Vhd= Vckh+Vkk
Trong đó dkhi: tỷ trọng vốn huy động theo kỳ hạn i
Vik: vốn huy động theo kỳ hạn i
Vckh: vốn huy động có kỳ hạn
Vkkh: vốn huy động không kỳ hạn
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng của vốn huy động theo từng kỳ hạn huy động chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Từ đó ngân hàng xác định được vốn huy động theo kỳ hạn nào có hiệu quả nhất, tỷ trọng giữa các loại kỳ hạn đã hợp lý hay chưa…từ đó ngân hàng có những biện pháp cụ thể để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Bảng 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn của Vietinbank năm 2008
Đơn vị tính: tỷ đồng(%)
Chỉ tiêu
VHĐ(tỷ đồng)
Tỷ trọng VHĐ(%)
Có kỳ hạn
107042
61.2
Không kỳ hạn
67863
38.8
Tổng
174905
100
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2008)
Biểu đồ 4: Cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn
Kết quả tính toán trong bảng cho thấy tỷ trọng của vốn có kỳ hạn chiếm ưu thế rõ rệt so với vốn không kỳ hạn. Với tỷ trọng vốn huy động có kỳ hạn chiếm tới 61.2% trong tổng vốn huy động, tương ứng với 107042 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn huy động không kỳ hạn đạt 67863 tỷ đồng, chiếm 38.8% trong tổng vốn huy động. Điều này cho thấy Vietinbank có một cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn rất hợp lý vì vốn có kỳ hạn là một nguồn vốn ổn định giúp cho ngân hàng có thể đảm bảo an toàn và cân đối các nguồn vốn đầu tư cho các dự án, tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận.
Phần II. NHÓM CHỈ TIÊU CHI PHÍ HUY ĐỘNG VỐN
Chỉ tiêu lãi suất bình quân.
1. Phân tích biến động lãi suất huy động vốn
Lãi suất là một trong những chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn, lãi suất cao làm chi phí trả lãi của ngân hàng cao nhưng đồng thời với lãi suất huy động cao ngân hàng sẽ thu hút được nguồn vốn lớn từ đó đảm bảo nguồn vốn hoạt động và đầu tư của ngân hàng. Như vậy ngân hàng luôn phải căn cứ vào chi phí cũng như lợi ích khi tăng hoặc giảm lãi suất để đưa ra mức lãi suất hợp lý sao cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
Lãi suất bình quân:
Trong đó: ΣTL : tổng tiền lãi.
ΣV: tổng vốn huy động.
Bảng 5: Lãi suất huy động bình quân của NHCTVN giai đoạn 2002-2008
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Lãi suất huy động bình quân(%)
5.8
6.01
6.12
6.5
6.6
7
10.23
(Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002-2008)
Biểu đồ 5 : Biểu đồ biểu thị biến động của lãi suất huy động bình quân
giai đoạn 2002-2008
Bảng6 : Biến động lãi suất huy động bình quân của NHCTVN
giai đoạn 2002-2008
Năm/Chỉ tiêu
Lãi suất huy động bình quân
(%)
Lượng tăng giảm tuyệt đối (%)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng giảm
(%)
yi
δi
Δi
ti
Ti
ai
Ai
2002
5.8
-
-
-
-
-
-
2003
6.01
0.21
0.21
1.036
1.04
0.04
0.04
2004
6.12
0.11
0.32
1.018
1.06
0.02
0.06
2005
6.5
0.38
0.7
1.062
1.12
0.06
0.12
2006
6.6
0.1
0.8
1.015
1.14
0.02
0.14
2007
7
0.4
1.2
1.06
1.21
0.06
0.21
2008
10.23
3.23
4.43
1.46
1.76
0.46
0.76
Bình quân
6.89
0.738
-
1.098
-
0.98
-
Qua bảng và biểu đồ ta thấy: lãi suất huy động bình quân của NHCTVN giai đoạn 2002-2008 nhìn chung tăng tương đối qua các năm, biến động lớn vào năm 2007 và 2008. Từ năm 2002 đến năm 2006 lãi suất biến động nhẹ, năm sau cao hơn năm trước nhưng có sự biến động lớn vào 2 năm cuối trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2007 là một năm “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp và dân cư đổ vào đầu tư vào hai thị trường này nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng và hưởng lãi suất. Do đó để thu hút khách hàng gửi tiền NHCTVN đã tăng lãi suất huy động, cụ thể lãi suất bình quân năm 2007 tăng 0.4% so với năm 2006 tương ứng tăng 1.06 lần so với năm 2006, tăng 1.76 lần so với năm 2002. Sang đến năm 2008, là năm diễn ra cuộc đua về tăng lãi suất huy động giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt, lãi suất huy động bình quân tăng 46% so với năm 2007 và tăng 76% so với năm 2002, nguyên nhân khiến lãi suất huy động của năm 2008 cao là do năm 2008 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao đã tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Đối với NHTM, kinh doanh trong lĩnh vực tiện tệ, lạm phát tăng cao sức mua của đồng tiền giảm đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của tất cả các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Để đảm bảo nguồn vốn hoạt động của ngân hàng buộc các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động của mình.
2. Phân tích mối liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động
Hồi quy tương quan là một phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ và mức độ chặt chẽ giữa các hiện tượng. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan trong nghiên cứu hoạt động huy động vốn, nhóm chúng em lựa chọn nghiên cứu mối liên hệ giữa lãi suất huy động bình quân và tổng vốn huy động. Thông qua việc xây dựng mô hình phù hợp và tính toán hệ số tương quan hoặc tỉ số tương quan chúng ta sẽ biết được 2 vấn đề trên có tồn tại mối liên không và nếu có thì mức độ chặt chẽ của mối liên hệ như thế nào.
Bảng 7: Số liệu lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động
của ngân hàng giai đoạn 2002-2008
Năm
Lãi suất huy động
bình quân (%)
Tổng nguồn vốn huy động ( tỷ đồng)
2002
5.8
59284
2003
6.01
71146
2004
6.12
81597
2005
6.5
100572
2006
6.6
126624
2007
7
151459
2008
10.23
174905
(Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002 - 2008)
Qua chạy mô hình SPSS ta có kết quả sau
Hàm
Mô hình
SE
Tuyến tính
=-54384.5366+23752.15
3307175824.4
Hypebol
=343230.03-1561788.72
2040313433.5
Parabol
=-1019676.102+274520.98-15417.973
259123780.6
Qua bảng trên ta thấy, SE của mô hình Parabol là nhỏ nhất và qua kiểm định mô hình trên có ý nghĩa, như vậy mô hình Parabol là tốt nhất.
=-1019676.102+274520.98-15417.973
Với η =0.977 hay 97.7% liên hệ tương quan giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động là chặt chẽ. Lãi suất huy động bình quân giải thích được 97.7% sự biến động của tổng nguồn vốn, khi lãi suất huy động bình quân tăng thì tổng nguồn vốn huy động cũng tăng.
3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn.
Trong nghiên cứu thống kê, khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố tới một hiện tượng nghiên cứu ta thường sử dụng phương pháp chỉ số
Nghiên cứu chỉ số so sánh các hiện tượng nhằm đánh giá sự biến động các hiện tượng, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố cấu thành đối với hiện tượng nghiên cứu. Dựa vào hệ thống chỉ số ta có thể xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiện tượng nghiên cứu. Căn cứ và so sánh mức ảnh hưởng của các nhân tố có thể biết được nhân tố nào có tác động chủ yếu đối với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của hiện tượng.
Dưới đây là mô hình phân tích sự biến động của lãi suất huy động bình năm 2008 so với năm 2007 (năm gốc)
Mô hình: Lãi suất huy động bình quân năm 2008 biến động do 2 nhân tố: lãi suất huy động của từng loại vốn theo kì hạn và kết cấu từng loại vốn theo kì hạn.
Bảng 8: Bảng số liệu về lãi suất và vốn huy động theo kì hạn
Đơn vị tính: tỉ đồng.
Năm
Vốn huy động theo
ri
Vi
riVi
2007
CKH
8.4
112004
9409
KKH
3.01
39455
1187
∑
-
151459
10596
2008
CKH
13.7
107042
14665
KKH
4.75
67863
3223
∑
-
174905
17888
(Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2007 và 2008)
∑r0V1=0.084*107042 + 0.0301* 67863 =11034.
Phương trình mối liên hệ:
Biến động tuyệt đối:
3.23 = 3.93+ (-0.7) (%)
Lãi suất huy động vốn bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 46.2% tương đương với tăng 3.23% do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Lãi suất huy động của từng loại vốn theo kì hạn tăng dẫn đến lãi suất huy động vốn bình quân của ngân hàng tăng 62.4% tức tăng 3.93%
Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn có sự thay đổi dẫn đến lãi suất bình quân năm 2008 so với năm 2007 giảm 10% tức giảm 0.7%
Qua phần phân tích trên cho thấy yếu tố tác động chủ yếu khiến lãi suất năm 2008 tăng là do lãi suất của vốn huy động theo từng kì hạn tăng . Năm 2008 là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính vì vậy ảnh hưởng một phần tới tâm lý của khách hàng đối với việc gửi tiền vào ngân hàng. Nhằm đảm bảo vốn huy động của ngân hàng các ngân hàng đã có những chiến lược tăng lãi suất huy động, mặt khác thời điểm cuối năm 2007 và năm 2008, lạm phát luôn ở mức cao, để lãi suất thực luôn dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng. Đó là một số lý do khiến lãi suất huy động vốn của các ngân hàng trong năm 2008 có tốc độ tăng lớn hơn so với các năm trước đó. Tăng lãi suất là một trong những chiến lược giữ vai trò quan trọng nhất của Vietinbank, đem lại cho doanh nghiệp nguồn vốn lớn cụ thể nguồn vốn huy động năm 2008 là 174905 tỉ đồng, dù năm 2008 có nhiều khó khăn, nền kinh tế thế giới suy giảm, nhiều ngân hàng trên thế giới phá sản nhưng Vietinbank vẫn huy động được nguồn vốn lớn, qua đó cho thấy uy tín cũng như những chiến lược mà ngân hàng đưa ra là rất hợp lý.
Nhóm chỉ tiêu chí phí huy động vốn.
Tổng chi phí huy động vốn.
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, chi phí của hoạt động này ảnh hưởng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy xác định và phân tích chính xác chi phí huy động vốn rất hữu ích cho ngân hàng để xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả.
Chí phí huy = chi phí trả lãi + chi phí liên quan đến hoạt động huy động vốn
động vốn
Chi phí huy động vốn gồm 2 khoản: chi phí trả lãi và các chi phí khác có liên quan như chi phí in ấn, chi phí quảng cáo, chi phí dịch vụ…
Sau đây là một số phân tích biến động của chỉ tiêu chi phí huy động vốn giai đoạn 2002-2008 thông qua số liệu thu thập được từ bản báo cáo thường niên của doanh nghiệp nhằm đưa ra một số đánh giá về chất lượng hoạt động đi vay của ngân hàng công thương và xác định một số nhân tố thực tế ảnh hưởng đến những biến động đó.
Bảng 9 : Chi phí huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2002-2008.
Đơn vị tính: ti đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Chi phí huy động vốn
3547
3965
5391
8134
5805
13478
18230
(Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002- 2008)
Biểu đồ 6 : Chi phí huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2002-2008
Thông qua bảng thống kê và đồ thị cho thấy chi phí ngân hàng bỏ ra nhằm thu hút vốn có xu hướng tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước trừ năm 2006 chi phí huy động giảm từ 8134 tỷ đồng xuống 5805 tỷ đồng. Trong đó, nếu năm 2002 ngân hàng phải chi ra khoản tiền khoảng 3547 tỷ đồng cho việc huy động vốn thì đến cuối giai đoạn khảo sát, con số này tăng lên gần 6 lần tức là khoảng 18230 tỷ đồng. Thực trạng trên phù hợp với xu hướng cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt trong việc thu hút vốn nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể năm 1997, cả nước có bốn ngân hàng quốc doanh, 51 ngân hàng cổ phần (bao gồm ngân hàng cổ phần nông thôn) và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài (kể cả ngân hàng liên doanh). Trong suốt mười năm, kể từ khi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối đầu với nguy cơ đổ vỡ vào năm 1997, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước là không cho thành lập mới bất cứ một ngân hàng thương mại cổ phần nào. Đến tháng 5/2008, cả nước vẫn còn bốn ngân hàng quốc doanh (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vừa được cổ phần hóa, một ngân hàng quốc doanh khác được thành lập mới là Ngân hàng Chính sách), 36 ngân hàng cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh. Con số này cho thấy trong thời gian mười năm, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đã giảm đi đáng kể do có một số bị phá sản hoặc bị rút giấy phép hoạt động, trong khi đó, số lượng ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam lại tăng lên khá nhiều, từ 23 đến 44 chi nhánh. Thực tế đó cho thấy tiềm lực cạnh tranh của các ngân hàng được cải thiện do quy luật đào thải của thị trường.
Bảng 10 : Biến động của chi phí huy động vốn của Vietinbank
giai đoạn 2002-2008
Năm/Chỉ tiêu
CP huy động vốn (tỷ đồng)
yi
Lượng tăng giảm tuyệt đối (tỷ đồng)
Tốc độ phát triển (%)
Tốc độ tăng giảm (%)
δi
Δi
ti
Ti
ai
Ai
2002
3547
-
-
-
-
-
-
2003
3965
418
418
111.78
111.78
11.78
11.78
2004
5391
1426
1844
135.96
151.99
35.96
51.99
2005
8134
2743
4587
150.88
229.32
50.88
129.32
2006
5805
-2329
2258
71.37
163.66
-28.63
63.66
2007
13478
7673
9931
232.18
379.98
132.18
279.98
2008
18230
4752
14265
135.26
459.77
35.26
359.77
Bình quân
8364.3
2447.2
-
131.36
-
31.36
-
Thông qua bảng dữ liệu có thể thấy rằng chỉ trừ năm 2006 có chi phí huy động vốn giảm còn lại các năm chi phí huy động vốn đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu này không đồng đều. Có thể thấy năm 2007 có lượng tăng tuyệt đối (7673 tỷ đồng) cũng như tốc độ phát triển liên hoàn (132.18%) hay tốc độ tăng liên hoàn (279.98 %) đều cao nhất trong thời kỳ 7 năm. Các năm còn lại có tốc độ phát triển và tốc độ tăng (giảm) liên hoàn không đồng đều. Điều này cho thấy vào năm 2007 ngân hàng có sự tăng trưởng vượt bậc trong hoạt động huy động vốn. Điều này có thể được lý giải do sự tăng trưởng tổng vốn huy động thông qua việc tăng lãi suất nhằm thu hút lượng tiền gửi từ khách hàng. Điển hình năm 2002 lãi suất huy động vốn bình quân là 5.8% đến năm 2007 con số này là 7% và đến cuối giai đoạn khảo sát lãi suất bình quân tăng lên gần gấp 2 lần tương ứng 10.23%. Qua phân tích trên có thể thấy chi phí cho vay tăng thể hiện sự tăng lên về quy mô huy động vốn cũng như có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được. Chính vì vậy việc huy động lượng vốn như thế nào là hợp lý cần được tính toán cẩn trọng tránh xảy ra việc lãng phí nguồn lực, ứ đọng vốn và giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Tiền lãi chi trả cho khách hàng.
Tiền lãi chi trả là một chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn của ngân hàng, tiền lãi là số tiền mà ngân hàng phải trả đối tượng huy động vốn: khách hàng, tổ chức tín dụng… khi đến hạn thanh toán. Tiền lãi chi trả cao dẫn đến chi phí huy động vốn của ngân hàng cao vì vậy xem xét và phân tích tổng tiền lãi chi trả giúp ngân hàng đánh giá trong tổng chi phí huy động vốn, chi phí trả lãi và chi phí khác có liên quan chiếm bao nhiêu phần trăm từ đó có những điều chỉnh về chính sách lãi suất cũng như giúp ngân hàng phân tích và đánh giá giữa hiệu qủa và chi phí của đồng vốn huy động.
Trong bài tiểu luận này để phân tích tiền lãi chi trả, nhóm chúng em xin vận dụng phương pháp chỉ số để nghiên cứu ảnh hưởng của lãi suất bình quân và tổng vốn huy động đến tiền lãi chi trả năm 2008, năm 2007 được lấy làm gốc so sánh.
Bảng 11: Số liệu tổng tiền lãi phải trả trong 2 năm 2007 và 2008
Năm
(%)
ΣV (tỉ đồng)
TL (tỉ đồng)
2007
7
151459
10596
2008
10.23
174905
17888
(Nguồn báo cáo tài chính của Vietinbank năm 2007 và 2008)
Phương trình mối liên hệ:
Tiền lãi = lãi suất bình quân* tổng vốn huy động
TL =
Biến động tuyệt đối:
ΔTL() = = (10.23%-7%)*174905=5650.5. (tỉ đồng)
ΔTL(ΣV) = =7%*(174905-151459)= 1641.5 (tỉ đồng)
ΔTL = TL 1 – TL 0 = ΔTL() + ΔTL(ΣV) = 17888-10596 =7292 (tỉ đồng)
Biến động tương đối:
Qua hệ thống chỉ số trên ta thấy tiền lãi năm 2008 tăng 68.88% so với năm 2007 tức là tăng 7292 tỉ đồng do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Lãi suất bình quân của năm 2008 tăng 46.2% làm tiền lãi chi trả tăng 53.33% so với năm 2007 tức là tăng 5650.5 tỉ đồng.
Tổng vốn huy động năm 2008 tăng 15.48% so với năm 2007 làm tiền lãi tăng 15.49 % tức là tăng 1641.5 tỉ đồng.
Như vậy, nhân tố chính làm tiền lãi chi trả trong năm 2008 tăng cao là do lãi suất bình quân năm 2008, nhân tố này tác động làm tiền lãi tăng 53.3%, tổng vốn huy động cũng là nhân tố đóng góp làm tổng tiền lãi tăng 15.49%. Có thể thấy rằng năm 2008 chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có được nguồn vốn huy động là tương đối lớn, nguyên nhân dẫn đến chi phí trả lãi lớn là do yếu tố khách quan, khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng thì buộc ngân hàng Vietinbank nói riêng và các ngân hàng trên thế giới nói chung phải tăng lãi suất để củng cố niềm tin của khách hàng từ đó đảm bảo nguồn vốn hoạt động.
3. Phân tích chi phí trên một đồng vốn huy động
Chi phí trên một đồng vốn huy động cho biết để huy động được một đồng vốn thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí.
Trong đó: CP/ dongvon: là chi phí cho một đồng vốn huy động
CP: tổng chi phí huy động vốn
ΣV: tổng vốn huy động.
Chi phí huy động vốn là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả trong việc huy động nguồn vốn, có xảy ra sự lãng phí nguồn lực không. Phân tích chi phí trên một đồng huy động vốn cho phép các nhà lãnh đạo có cái nhìn cụ thể hơn về những mặt tích cực cũng như hạn chế trong hoạt động huy động vốn của từng chi nhánh trong hệ thống ngân hàng đa dạng như hiện nay.
Bảng 12: Chi phí trên một đồng vốn huy động của Vietinbank
giai đoạn 2002-2008
Năm / Chỉ tiêu
Vốn huy động
(tỷ đồng)
Chi phí huy động
(tỷ đồng)
CP cho một đồng vốn huy động
(tỷ đồng/tỷ đồng)
2002
49654
3547
0.0071
2003
57151
3965
0.0694
2004
77505
5391
0.0696
2005
95919
8314
0.0867
2006
96430
5805
0.0602
2007
118122
13478
0.1141
2008
126898
18230
0.1437
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietinbank giai đoạn 2002 - 2008)
Dùng phương pháp dãy số thời gian phân tích biến động của chi phí trên một đồng vốn huy động:
Bảng 13: Biến động chi phí cho một đồng vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008
Chỉ tiêu
Năm
Tổng chi phí trên tổng vốn
(tỷ đồng/tỷ đồng)
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
(tỷ đồng/tỷ đồng)
Tốc độ phát triển
(lần)
Tốc độ tăng
(lần)
gi
(lần)
yi
δi
Δi
ti
Ti
ai
Ai
2002
0.0071
-
-
-
-
-
-
-
2003
0.0694
0.0623
0.0623
9.775
9.775
8.775
8.775
0.0071
2004
0.0696
0.0002
0.0625
1.003
9.803
0.003
8.803
0.0694
2005
0.0867
0.0171
0.0796
1.246
12.211
0.246
11.211
0.0696
2006
0.0602
-0.0265
0.0531
0.694
8.479
-0.306
7.479
0.0867
2007
0.1141
0.0539
0.107
1.895
16.07
0.895
15.07
0.0602
2008
0.1437
0.0296
0.1366
1.259
20.239
0.259
19.239
0.1141
Bình quân
0.0787
0.0228
-
3.373
-
3.207
-
-
Biểu đồ 7: Biến động chi phí cho một đồng vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008
Qua số liệu trên ta thấy, chi phí trên một đồng vốn huy động của Vietinbank giai đoạn 2002-2008 có xu hướng tăng. Trừ năm 2006 chi phí trên một đồng vốn huy động giảm từ 0,0867 xuống còn 0,0602 do tổng lượng vốn huy động trong thời gian này tăng không nhiều, trong khi nhờ chính sách quản lý tốt dẫn đến tiết kiệm được các khoản chi phí phát sinh đã làm cho chi phí trên một đồng vốn huy động năm 2006 giảm đáng kể.
Năm 2007, các ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập đẩy lãi suất huy động vốn lên cao gây tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Để tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn huy động đã có, Vietinbank phải tăng chi phí cho hoạt động huy động vốn bằng nhiều giải pháp có hiệu quả như tăng cường quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại … đặc biệt là khai trương thêm 46 điểm giao dịch mới làm cho nguồn vốn huy động trong năm 2007 tăng. Tuy nhiên, chi phí cho huy động vốn tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006 nên chi phí trên một đồng huy động vốn tăng cao từ 0,0602 lên 0,1141, tức là năm 2006 để có một đồng vốn huy động chỉ phải bỏ ra 0,0602 đồng chi phí, nhưng đến năm 2007 để có một đồng vốn huy động phải bỏ ra 0,1141 đồng chi phí.
Năm 2008 chi phí trên một đồng vốn huy động tăng 1,259 lần so với năm 2006 và tăng 20,239 lần so với năm 2002. Nguyên nhân chính của việc tăng cao như vậy là do thực trạng nền kinh tế nước ta thời kỳ này, lạm phát tăng cao, suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu, các ngân hàng thương mại phải đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình. Vietinbank tiếp tục thực hiện các biện pháp để thu hút khách hàng như tăng chi phí quảng cáo, chi phí khuyến mại …
KẾT LUẬN
Bất chấp những ảnh hưởng do diễn biến phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, khả năng huy động vốn của Vietinbank giai đoạn 2002-2008 đạt được những tín hiệu tích cực thể hiện uy tín của một ngân hàng có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính.
Trong suốt thời kỳ khảo sát tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm của ngân hàng đạt 109370 tỷ đồng với lượng tăng bình quân hàng năm đạt 19270 tỷ đồng, đồng thời duy trì được sự ổn định qua các năm với tốc độ tăng bình quân qua các năm đạt 19.8 %. Năm 2007 là năm đánh dấu một giai đoạn phát triển nóng của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Chính nhân tố này đã tác động đến việc điều chỉnh tăng lãi suất của Vietinbank nhằm thu hút lượng tiền gửi bị phân tán do các nhà đầu tư chuyển dòng tiền vào hai thị trường trên. Đến năm 2008, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao đã tác động giảm đến sức mua của đồng tiền làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn của tất cả các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng. Để đảm bảo nguồn vốn hoạt động của mình buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động của mình từ 7% năm 2007 đến 10.23% năm 2008. Thông qua phân tích hồi quy tương quan cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lãi suất huy động bình quân và tổng nguồn vốn huy động. Hệ quả của việc tăng lãi suất là chi phí huy động vốn tăng thể hiện sự tăng lên về quy mô huy động vốn đồng thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được do sự gia tăng của chi phí trên một đồng vốn huy động.
Để tiếp tục duy trì và phát triển nguồn vốn huy động đã có, Vietinbank phải tăng chi phí cho hoạt động huy động vốn bằng nhiều giải pháp có hiệu quả, không chỉ đơn thuần thông qua công cụ lãi suất, như tăng cường quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại …. Điều này xét về dài hạn sẽ đem lại hiệu quả theo chiều sâu trong quá trình cơ cấu vốn của Vietinbank.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng Thống kê tài chính – Biên soạn T.S Bùi Đức Triệu
Báo cáo tài chính của ngân hàng Vietinbank từ năm 2002 đến năm 2008
Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê - NXB Thống kê 2006 - Đồng chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Phác - Trần Phương
Giáo trình lý thuyết thống kê-NXB Thống kê 2006 – Đồng chủ biên PGS.TS Trần Ngọc Phác – T.S Trần Thị Kim Thu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thống kê hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Công Thương Việt Nam giai đoạn 2002 - 2008.doc