MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
1. Bối cảnh nghiên cứu. 2
1.1. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng. 2
1.2 Kinh tế hộ nông dân và vấn đề nghiên cứu hệ thống sản xuất nông nghiệp ở ĐBSH 4
2. Giới thiệu một số nét chính về báo cáo 6
3. Mục đích nghiên cứu 8
4. Giả thiết nghiên cứu 9
5. Các câu hỏi nghiên cứu 9
PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Phương pháp tiếp cận phát triển hệ thống canh tác 11
2.1.1.Lý thuyết hệ thống 11
2.1.2. Hệ thống nông nghiệp 11
2.1.3. Hệ thống canh tác 12
2.1.4. Phát triển hệ thống canh tác 14
2.1.5. Vấn đề chuyển đổi hệ thống canh tác 16
2.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi hệ thống canh tác 16
2.2.Kinh tế hộ nông dân 17
2.2.1.Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 17
2.2.2.Động thái kinh tế hộ nông dân 19
2.3. Thu nhập và cách tính thu nhập của hộ nông dân 20
2.3.1 Cách tính thu nhập 20
2.3.2 Các loại thu nhập ở hộ nông dân 24
2.3.3. Yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân 25
2.3.4. Ứng xử của các nông hộ 31
2.4. Phương pháp triển khai nghiên cứu 33
2.4.1. Phân vùng và chọn điểm nghiên cứu 33
2.4.2. Lựa chọn hộ điều tra và phương pháp điều tra phỏng vấn 37
2.4.3. Các công cụ nghiên cứu chính 37
3.1. Tổng quan về địa bàn bàn nghiên cứu 38
3.1.1. Khái quát về đặc điểm nhiên, kinh tế - xã hội vùng ĐBSH 38
3.1.2. Một số đặc điểm của hệ thống canh tác tại địa bàn nghiên cứu 41
3.1.2.2. Tỉnh Hà Tây 44
3.1.2.3. Tỉnh Thái Bình 45
3.1.2.4. Tỉnh Nam Định 47
3.2. Hiện trạng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH 55
3.2.1. Tình trạng chung của các hộ nông dân trong các vùng nghiên cứu 56
3.2.2. Thu nhập của hộ phân theo hệ thống canh tác 62
PHẦN IV: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP 72
4.1. Phân tích định lượng 72
4.1.1. Phương pháp mô phỏng 72
4.1.2. Kết quả mô phỏng 73
4.2. Phân tích định tính những ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác 81
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính SWOT 81
4.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính 82
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 90
5.1. Kết quả nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân do biến động hệ thống sản xuất ở ĐBSH 90
5.1.1. Hệ thống canh tác của hộ nông dân ĐBSH rất phong phú đa dạng và có sự khác biệt giữa các tiểu vùng 90
5.1.2.Thu nhập của hộ tăng dần theo sự phát triển của hệ thống canh tác 91
Thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay nhìn chung vẫn ở mức trung bình so với các vùng trên cả nước. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, bình quân thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay khoảng 28 đến 30 triệu đồng/năm. 91
Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực tăng dân số ngày càng lớn, các hộ nông dân ở ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH đã dần dần hình thành 3 loại hộ chủ yếu, đó là: hộ thuần nông, hộ kiêm (sản xuất nông nghiệp kết hợp các ngành nghề phi nông nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh phi nông nghiệp. 91
5.1.3. Mức độ phân hoá thu nhập giữa các nhóm hộ của các vùng ngày càng gia tăng Error! Bookmark not defined.
Khoảng cách chênh lệch giữa nhóm hộ có thu nhập cao nhất với có hộ thu nhập thấp nhất chênh lệch nhau là khá lớn, đặc biệt là ở vùng ven đô thị 24,7 lần, sau đó đến vùng thuỷ sản ven biển, và mức chênh lệch thấp nhất là vùng nông nghiệp đa dạng 5,5 lần; vùng thuần lúa 12,7 lần; và vùng thuỷ sản ven biển 8,1 lần. Tính trung bình thì một hộ phi nông nghiệp có mức thu nhập cao gấp 8 lần so với một hộ nông nghiệp thuần tuý. Error! Bookmark not defined.
Qua hệ số gini cho thấy xu hướng bất bình đẳng trong thu nhập và tiêu dùng giữa các nhóm hộ ngày càng lớn có nghĩa là khoảng cách chênh lệch về chi cho tiêu dùng của người nghèo và người giàu trong vùng ĐBSH ngày càng doãng ra. Hệ số gini đặc biệt cao ở vùng ven đô và vùng thuần lúa (0,53). Error! Bookmark not defined.
5.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ theo hệ thống canh tác tại các vùng ở ĐBSH 91
5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH 96
5.2.1.Quan điểm 96
5.2.2. Trao đổi về định hướng và giải pháp chuyển đổi hệ thống sản xuất của vùng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân 97
PHỤ LỤC 102
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
Danh mục các bảng
Bảng I-1: Thu nhập bình quân đầu người tháng (1000 đồng) 3
Bảng I-2: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn không có đất (%) 3
Bảng II-1. miêu tả vùng nghiên cứu 36
Bảng II-2. chọn các điểm nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng 37
Bảng III-1.Tình hình phân bổ sử dụng đất của vùng ĐBSH 2000-2004 38
Biều III-2. Giá trị sản xuất vùng ĐBSH và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 (Giá so sánh 1994) 41
Bảng III-3. Phân loại hộ ở các vùng điều tra theo định hướng kinh doanh (hộ) 49
Bảng III-4.Cơ cấu hộ phân theo hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông năm 2004 của các vùng trong ĐBSH (%) 50
Bảng III-5.Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất ở các vùng (%) 50
Bảng III-6.Cơ cấu nhóm hộ phi nông nghiệp phân theo các ngành sản xuất (%) Error! Bookmark not defined.
Bảng III-7. Thu nhập thuần trên ha của một số cây trồng chính ở các vùng năm 2004 52
Bảng III-8.Thu nhập của các phương thức chăn nuôi của các hộ năm 2004 53
Bảng III-9. Thu nhập thuần trên ha nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 (trđ) * 54
Bảng III-10. Quy mô ruộng đất và lao động bq/hộ ở các vùng năm 2004 56
Bảng III-11: Thu nhập bình quân/hộ ở các vùng năm 2004 57
Bảng III-12. Mức chi tiêu của hộ ở các vùng năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III-13. Hệ số Gini tính cho chi tiêu theo năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III- 14. Hệ số Gini chi tiêu và thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 15. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ ở ĐBSH năm 2004 61
Bảng III – 16. Khoảng cách thu nhập đầu người giữa các nhóm hộ năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 17. Tăng thu nhập trung bình ở ĐBSH qua một số năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III -18. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ nông dân ở Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 19. Tỷ lệ việc làm chính của chủ hộ ở ĐBSH (%) Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 20. Hệ số Gini tính cho thu nhập và ruộng đất qua các năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 21. Cơ cấu hộ theo hoạt động sản xuất kinh doanh ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 22. Mức thu nhập của hộ phân theo loại hình sản xuất năm 2004 62
Bảng III-23. Cơ cấu thu nhập của hộ ở các vùng năm 2004 60
Bảng III – 24. Thu nhập của hộ thuần nông theo hệ thống canh tác năm 2004 65
Bảng III – 25. Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III-26. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm ở ĐBSH năm 2004 67
Bảng III-27. Thu nhập của nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác năm 2004 71
Bảng III-28. Thu nhập của nhóm hộ phi nông nghiệp năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng IV-1. Hệ số tương quan giữa tổng thu nhập hộ với các yếu tố đầu vào năm 2004 74
Bảng IV-2. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 76
Bảng IV- 3. Hệ số co dãn (hồi quy) giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 78
Bảng IV-4. Hệ số tương quan giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của các hộ năm 2004 78
Bảng IV-5: Hệ số co dãn giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của hộ năm 2004 79
Bảng IV-6. Một số chỉ tiêu bình quân của hộ nông dân năm 2004 79
Bảng IV-7. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 81
Bảng IV-8 : Một số hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 82
Bảng IV-9. Tỷ lệ hộ điều tra được thụ hưởng một số chính sách nhà nước các cấp tính đến 12/2004 (%) 84
Bảng IV-10. Kế hoạch phát triển của hộ nông dân 86
Bảng IV-11. Một số khuyến nghị của hộ nông dân 87
Bảng IV-12. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả của nó 88
111 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4124 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ trên 70% số người được hỏi đồng ý. Ngoài ra, các ý kiến còn tập trung vào vấn đề giải quyết quỹ đất cho sản xuất tại vùng ven đô, các chính sách thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới hộ nông dân hay việc cung cấp các giống cây con chuẩn và tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt mới.
Các hộ vùng ven đô tập trung kiến nghị:
Chính sách ruộng đất rõ ràng: Đây là vấn đề được nhiều hộ ở vùng ven đô quan tâm nhất với trên 85% ý kiến đồng tình. Theo họ chính sự không rõ ràng và ổn định về ruộng đất, nhất là ở những vùng ven đô rủi ro mất đất nông nghiệp do tác động đô thị hoá là rất lớn đã không cho phép họ mạo hiểm đầu tư
Vốn và lãi suất vốn vay: Chủ yếu là mong muốn được vay vốn nhiều hơn với các thủ tục đơn giản. Ngoài ra là thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn với những lãi suất ưu đãi.
Dịch vụ công và khuyến nông: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,….
Các hộ vùng đa dạng nông nghiệp lại tập trung kiến nghị:
Cải thiện điều kiện tiếp cận vốn: Với 70% số hộ đều cho rằng việc được vay vốn với lãi suất thấp sẽ rất quan trọng đối với thu nhập của hộ. Đặc biệt với những hộ nghèo việc cải thiện được các điều kiện tiếp cận được vốn vay là rất cần thiết như tài sản thế chấp, tín chấp,…
Cơ sở hạ tầng: Quan trọng nhất là giao thông thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng (20% ý kiến)
Dịch vụ công và kiến nông như giống, thuốc BVTV,… đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người nông dân bằng các chính sách ưu đãi.
Bảng IV-11. Một số khuyến nghị của hộ nông dân
Vùng ven đô
Vùng đa dạng NN
Số ý kiến
% ý kiến
Số ý kiến
% ý kiến
Đầu tư giao thông thuỷ lợi
-
0,00
4
20,00
Giảm thuỷ lợi phí
-
0,00
1
5,00
Hỗ trợ đầu tư trồng cây xuất khẩu
3
21,43
1
5,00
Phân bổ công nghiệp rộng rãi
0,00
1
5,00
Vay vốn với lãi suất thấp
10
71,43
14
70,00
Tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
3
21,43
4
20,00
Có thông tin về thời tiết, thị trường
-
0,00
2
10,00
Sự quan tâm của nhà nước với người nông dân
5
35,71
4
20,00
Có nguồn cung cấp cây, con giống chuẩn
4
28,57
2
10,00
Có thị trường ổn định
3
21,43
3
15,00
Chính sách ruộng đất rõ ràng
12
85,71
1
5,00
Bảo hộ sản phẩm làm ra
-
0,00
2
10,00
Nguồn: Tổng hợp ý kiến đánh giá của hộ nông dân, 2005
4.2.2.2. Kết quả SWOT về tiềm năng, lợi thế cơ hội và thách thức của mỗi vùng
Kết quả SWOT về tiềm năng, lợi thế cơ hội và thách thức trong phát triển hệ thống canh tác của các nhóm hộ
Kết quả phân tích SWOT của vùng đa dạng hóa và vùng ven đô thị đối với các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến thu nhập của từng nhóm hộ khác nhau. Có thể chia ra các yếu tố này thành 2 loại, đó là: (1) Các yếu tố bên trong của nông hộ bao gồm những lợi thế cũng như những điểm hạn chế ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ; (2) Sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Đây có thể được coi là cơ hội nhưng cũng là hiểm hoạ ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân. Với các yếu tố bên ngoài này, các hộ cũng nhìn nhận các cơ hội và những mối hiểm hoạ khác nhau.
Có thể nhiều nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của từng nhóm hộ và hậu quả của việc thu nhập thấp gây ra đối với từng nhóm hộ có sự khác nhau (xem thêm phụ lục 1):
Bảng IV-12. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả của nó
Thứ tự
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp
Hệ quả chính do thu nhập thấp gây ra
1
Thiếu vốn
Không có điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất
2
Diện tích đất canh tác ít
Quy mô sản xuất nông nghiệp còn hạn hẹp
3
Ngành nghề chưa phát triển
Không an toàn cho sản xuất, rủi ro cao
4
Cơ sở hạ tầng kém: Hệ thống tưới tiêu không tốt, giao thông đi lại khó khăn
Năng suất thấp, hiệu quả kinh tế thấp
5
Giá vật tư nông nghiệp đầu vào cho sản xuất cao
Tiêu thụ sản phẩm chậm, không kịp thời
6
Giá sản phẩm đầu ra bấp bênh
Khó tiếp cận thị trường
7
Dịch vụ công và khuyến nông chưa tốt
Khó nâng trình độ dân trí, kiến thức kỹ thuật và quản lý
8
Khó tiếp cận trực tiếp với thị trường
Khó phát triển kinh tế hàng hoá
9
Trình độ canh tác thấp
Dư thừa lao động
10
Chưa có quy hoạch vùng tổng thể sản xuất
Không thể xây dựng được vùng tiêu thụ tập trung
Lợi thế hay nguồn lực của hộ gia đình giảm dần từ hộ giàu, khá xuống hộ nghèo. Người giàu có lao động, đất và có kiến thức canh tác trong khi người nghèo duy chỉ có lao động được xem là lợi thế.
Ngược lại điểm yếu lại tăng lên từ hộ giàu đến hộ nghèo: Đối với các hộ giàu, vấn đề vốn và thông tin thị trường là điểm yếu của họ thì ở những hộ nghèo, trung bình ngoài vấn đề vốn họ còn có nhiều hạn chế khác như diện tích đất thấp, kiến thức người lao động hạn chế, nợ nần rủi do, khả năng đầu tư thâm canh thấp.
Ngay trong vùng các nhóm hộ nhìn nhận cơ hội và mối đe dọa cũng khác nhau.
Chỉ có các hộ giàu mới nhìn thấy cơ hội phát triển thành vùng chuyên canh, có cơ hội chuyển đổi cây trồng vật nuôi, có thể phát triển các ngành nghề trong nông thôn. Thực tế cho thấy, những hộ giàu có nhiều nguồn lực hơn nên họ có thể dễ dàng nhìn nhận và tiếp cận được các cơ hội đến với mình cũng như giảm thiểu được các rủi ro. Những hộ nghèo thì khó có thể nhìn nhận được những cơ hội cho mình.
Chính sách đổi mới được tất cả các loại hộ thừa nhận như một sự quan tâm của Nhà nước đối với nông dân, nhưng cụ thể về từng chính sách vẫn có những hạn chế khác nhau. Nếu các hộ khá giàu cho rằng để vay vốn các thể chế tài chính cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích quy định về thủ tục thì những người nghèo cho rằng họ vẫn gặp những khó khăn trong những quy định cụ thể như thế chấp, định mức vay, thời hạn vay, lãi xuất…
Mối đe doạ đến người sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: thời tiết, biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng đáp ứng của dịch vụ công, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản thấp,….
Sự khác nhau về các đánh giá lợi thế, các cơ hội và những khó khăn giữa các loại hộ (Xem thêm phụ lục 2 và Phụ lục 3)
Sự khác nhau về thu nhập của hộ nông dân không chỉ xuất phát từ những điều kiện bên trong là nội lực của mỗi loại hộ mà còn chịu sự tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài như là những chính sách xã hội, của địa phương,...
Đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp:
Những hộ có thu nhập khá thường có các yếu tố nội sinh thuận lợi cho phát triển sản xuất như có nhiều đất đai để canh tác trong và có nhiều lao động gia đình. Họ dám đầu tư cho sản xuất thông qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và quan trọng hơn là họ không ngần ngại việc tìm tòi và thử nghiệm những kỹ thuật mới, cây con mới trong sản xuất. Trong khi đó, những khó khăn và thách thức đối với họ chỉ là các vấn đề có tính chủ quan và ảnh hưởng tới cả cộng đồng như hệ thống kênh mương, đường giao thông chưa phù hợp… Các thông tin về thị trường cũng là yếu tố được các hộ nhóm này đề cập nhiều. Điều này cũng chứng tỏ sự phát triển trong sản xuất của họ đã quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của thị trường tức họ đã biết sản xuất những thứ mà thị trường yêu cầu thay vì thụ động chỉ làm những cái mình có.
Với các nhóm hộ có thu nhập thấp hơn thì lợi thế của hộ cũng không khác nhiều so với các nhóm hộ khác như họ cũng có lao động, đất đai…trong khi các khó khăn lại nhiều hơn trong đó nổi bật lên là vấn đề vốn, thiếu các kỹ năng về quản lý, những thông tin về khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất. Ngoài ra khả năng nắm bắt các thông tin thị trường của nhóm hộ này còn kém.
Đối với các hộ nông dân vùng ven đô thị: Các nhóm hộ có thu nhập khác nhau cũng có các lợi thế và điểm yếu, cơ hội và các mối đe doạ từ bên ngoài. Ngoài các điểm là lợi thế chung cho cả vùng như nằm tiếp giáp với một thành phố lớn có nhu cầu tiêu dùng cao và đa dạng, hệ thống giao thông thuỷ lợi hoàn thiện...thì một vấn đề được đặt ra đó là việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng khu công nghiệp đã khiến cho quỹ đất sản xuất của tất cả các hộ giảm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông hộ khi đây là vùng sản xuất hàng hoá cung cấp sản phẩm nông nghiệp cho đô thị.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Kết quả nghiên cứu về thu nhập của hộ nông dân do biến động hệ thống sản xuất ở ĐBSH
5.1.1. Hệ thống canh tác của nông dân ĐBSH rất phong phú đa dạng và mức thu nhập có sự khác biệt giữa các công thức luân canh cây trồng và vật nuôi
ĐBSH có điều kiện đất đai bằng phẳng, màu mỡ, độ phì nhiêu cao và thời tiết khí hậu ôn hoà, lượng nước mặt và nước ngầm phong phú là điều kiện thuận lợi cho Vùng phát triển sản xuất nông nghiệp với các tập đoàn cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú bao gồm: cây lương thực (lúa, ngô, khoai…); cây thực phẩm bao gồm đủ các loại cây ăn củ, quả, lá, thân; cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đỗ tương; cây cây ăn quả như: cam, chanh, bưởi, na, vv…vật nuôi bao gồm trâu, bò, lợn và gia cầm; phát triển thuỷ sản như cá, tôm, các con đặc sản…cho đến nay, nông nghiệp vẫn là cơ sở và chỗ dựa cho mọi hoạt động kinh tế khác của hộ. Thu nhập của hệ thống canh tác cây trồng, vật nuôi tăng dần theo sự phát triển của hệ thống canh tác:
- Đối với hệ thống canh tác cây trồng: Thu nhập trên 1 ha canh tác phụ thuộc vào hệ thống luân canh cây trồng trên từng loại đất. Thực tế ở hầu hết các vùng thu nhập của công thức luân canh 2 vụ lúa/năm đạt thấp nhất. Nếu lấy thu nhập thuần trên 1 ha đất canh tác 2 lúa năm 2004 làm gốc (=1) để so sánh thì thấy thu nhập thuần trên 1 ha canh tác của các công thức luôn canh cây trồng tăng dần: công thức 2 vụ lúa + 1 vụ ngô đông sẽ tăng gấp 1,3 lần; 2 vụ lúa + 1 vụ khoai lang sẽ tăng gấp 1,58 lần; 2 lúa + 1 vụ khoai tây tăng gấp 1,76 lần; vụ lúa xuân + 2 vụ dưa hấu tăng gấp 3,82 lần và cao nhất là công thức trồng 3 vụ dưa hấu + 1 vụ rau tăng gấp 4,79 lần.
- Đối với hệ thống canh tác ngành chăn nuôi: lợn thịt và gia cầm thịt phương thức chăn nuôi kết hợp sử dụng thức ăn công nghiệp có thu nhập/kg sản phẩm cao hơn chăn nuôi tận dụng; chăn nuôi lợn giống theo phương thức tận dụng kết hợp giữa chế biến nông sản với nuôi lợn nái đem lại thu nhập/kg sản phẩm cao hơn chăn nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp.
- Nuôi trồng thuỷ sản theo phương thức đa dạng các loại thuỷ ngư có thu nhập/ha cao hơn nuôi độc canh một loại cá.
5.1.2.Thu nhập của hộ phụ thuộc vào mức độ phát triển của hệ thống canh tác
Thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay nhìn chung vẫn ở mức trung bình so với các vùng trên cả nước. Theo kết quả điều tra của chúng tôi, bình quân thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH hiện nay khoảng 28 đến 30 triệu đồng/năm.
Trước sự giảm thiểu đất canh tác và áp lực tăng dân số ngày càng lớn, các hộ nông dân ở ĐBSH nói chung đều có xu hướng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế, nhưng đồng thời vẫn giữ các hoạt động sản xuất nông nghiệp như là cơ sở cho mọi hoạt động kinh tế hộ gia đình. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế hộ nông dân ở ĐBSH đã dần dần hình thành 3 loại hộ chủ yếu, đó là: hộ thuần nông, hộ kiêm (sản xuất nông nghiệp kết hợp các ngành nghề phi nông nghiệp) và hộ chuyên kinh doanh phi nông nghiệp.
Cơ cấu giữa các loại hộ này luôn biến đổi theo thời gian và luôn có sự khác nhau giữa các vùng ở ĐBSH: vùng cận đô có tỷ lệ hộ thuần nông thấp và tỷ lệ hộ phi nông nghiệp cao, trong khi tại các vùng khác tỷ lệ hộ thuần nông và hộ kiêm chiếm đại đa số. Xu thế phát triển hệ thống canh tác của hộ hiện nay ở ĐBSH là sự phối hợp giữa kinh doanh sản xuất nông nghiệp với phi nông nghiệp.
Mức thu nhập của các nhóm hộ tính theo hệ thống canh tác thì mức thu nhập bình quân/hộ của nhóm hộ kiêm cao hơn nhóm hộ thuần nông. Các nhóm hộ có cùng hệ thống sản xuất ở các vùng khác nhau cũng có thu nhập khác nhau: vùng ven đô > duyên hải ven biển > đa dạng nông nghiệp > thuần lúa.
5.1.3. Để thực hiện mục tiêu tăng thu nhập, xu hướng chuyển dịch hệ thống canh tác của hộ giữa các vùng ở ĐBSH tương đối giống nhau theo hướng tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh nông nghiệp và phi nông nghiệp
- Hệ thống canh tác cây trồng chính của các vùng từ năm 2000 đến 2004, chuyển dịch theo hướng giảm diện tích trồng lúa, khoai lang, tăng diện tích cây công nghiệp ngắn ngày, ngô đông và các loại rau quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản.
- Các hoạt động kinh doanh trong quá trình phát triển hệ thống canh tác của các hộ nông dân ở hầu hết các vùng của ĐBSH từ năm 2000 đến 2004 diễn ra theo hướng chuyển dần từ sản xuất thuần nông sang sản xuất kiêm kết hợp giữa nông nghiệp với ngành nghề phi nông nghiệp sử dụng sản phẩm nông sản làm nguyên liệu và các hoạt động cung cấp dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp.
5.1.4. Lợi thế phát triển hệ thống canh tác nông nghiệp của hộ nông dân ở các vùng
Vùng ven đô: Tập chung phát triển chăn nuôi và phát triển rau màu
Vùng đa dạng: Phát triển rau màu, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản
Vùng thuần lúa: Lúa + rau màu hoặc chuyển đổi vùng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản
Vùng ven biển: Phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp chăn nuôi
5.1.5.Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống canh tác và thu nhập cho hộ nông dân theo hệ thống canh tác, trong đó: diện tích đất đai, vốn, lao động và mức độ phát triển hệ thống canh tác là những yếu tố cơ bản, :
Đầu tư vốn cho thương mại dịch vụ ở vùng ven đô.
Vốn và hệ số quay vòng đất đối với vùng đa dạng hoá nông nghiệp.
Vốn và diện tích mặt bằng đối với vùng thuỷ sản ven biển.
Mở rộng diện tích đất canh tác và lao động vùng thuần lúa.
Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân tại các vùng ở ĐBSH thông qua các hàm tương quan cho thấy:
Thu nhập của hộ ở các vùng khác nhau chịu ảnh hưởng của các nhân tố nguồn lực khác nhau:
vùng kinh tế ven đô: Thu nhập của hộ phụ thuộc nhiều vào các hoạt động phi nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, kinh doanh thương mại, dịch vụ;
Vùng đa dạng hoá: Thu nhập của hộ phụ thuộc vào các hoạt động chăn nuôi, canh tác lúa màu và nuôi trồng thuỷ sản. Bên cạnh đó các hoạt động phi nông nghiệp như kinh doanh thương mại, dịch vụ cũng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập.
Vùng thuần lúa: Điểm khác biệt của vùng này với các vùng khác là thu nhập của hộ hầu như chỉ phụ thuộc vào hoạt động trồng lúa, còn các hoạt động khác có ảnh hưởng rất bé đến thu nhập.
Xét trong toàn vùng ĐBSH hiện nay, chi phí cơ hội cho các hoạt động nông nghiệp thấp hơn các hoạt động phi nông nghiệp. Nói cách khác các hoạt động phi nông nghiệp có ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân hơn các hoạt động nông nghiệp.
Thu nhập nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp:
Thu nhập nông nghiệp nhìn chung vẫn phụ thuộc vào cả 3 yếu tố sản xuất là đất, lao động và vốn. Sự phụ thuộc cao nhất ở vùng đa dạng hoá và vùng duyên hải ven biển, thấp nhất là vùng thuần nông và ven đô. Điều đó cho phép kết luận rằng: Vẫn có thể tiếp tục tăng được thu nhập nông nghiệp cho các hộ nông dân ở ĐBSH từ việc đầu tư thêm vốn, đất và lao động; Hiệu quả đầu tư tổng hợp của cả 3 yếu tố này thấp trong điều kiện chúng ta giữ đất làm lúa, hoặc công nghiệp hoá. Những biến động của các yếu tố lao động, đất và vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ở ĐBSH phụ thuộc nhiều vào 2 yếu tố chính đó là vốn đầu tư và đất đai canh tác, trong đó yếu tố đất vẫn ảnh hưởng nhiều nhất. Xét trong từng vùng thì: Riêng vùng ven đô thì vốn quan trọng hơn; Vùng đa dạng + thủy sản ven biển bao gồm cả 2 yếu tố là vốn và diện tích đất đai ; Vùng thuần lúa thì yếu tố diện tích đất là quan trọng nhất.
Hiệu quả của vốn đầu tư và việc tăng thu nhập của hộ nông dân, nhìn chung, cho cả vùng ĐBSH, việc đầu tư vốn cho nuôi thuỷ sản và trồng rau màu sẽ đem lại hiệu quả thu nhập cao nhất và đầu tư vốn cho thâm canh lúa đem lại hiệu quả thấp nhất. Xét trong từng vùng cụ thể:
Xét trong từng vùng cụ thể, ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập nông nghiệp có sự khác nhau, mỗi vùng đều có những lợi thế riêng:
Vùng kinh tế ven đô: Các hoạt động chăn nuôi và trồng lúa, màu có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập nông nghiệp của hộ, và hoạt động thuỷ sản là có ảnh hưởng ít nhất. Như vậy, với sự giảm thiểu đất canh tác nông nghiệp ở những vùng ven đô thị, xu hướng phát triển chăn nuôi quy mô lớn và sản xuất các sản phẩm rau tươi sống phục vụ cho thị trường đô thị nhằm nâng cao thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân ngày càng phát triển.
Vùng đa dạng hoá nông nghiệp: Thu nhập nông nghiệp ở đây nhìn chung chịu sự tác động khá đồng đều của các yếu tố. Tuy vậy, các yếu tố về diện tích và sản lượng của lúa và rau màu vẫn có sự ảnh hưởng rõ hơn.
Vùng thuần lúa: Hoạt động trồng lúa có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông nghiệp. Tuy nhiên trong những năm gần đây việc chuyển dịch từ thâm canh lúa sang đa canh lúa màu và chăn nuôi ở một số hộ đã góp phần nâng cao mức độ ảnh hưởng của các hoạt động này đến thu nhập của hộ song song với lúa.
Vùng thuỷ sản ven biển: Việc mở rộng diện tích và đầu tư vốn cho nuôi trồng thuỷ sản sẽ ảnh hưởng nhiều đến thu nhập nông nghiệp của hộ. Thu nhập nông nghiệp luôn tỉ lệ thuận với diện tích nuôi trồng thuỷ sản cho thấy hiệu quả kinh tế rất lớn từ hoạt động này so với các vùng khác. Ngoài ra diện tích lúa và vốn cho chăn nuôi cũng đóng góp lớn cho sự biến thiên của thu nhập nông nghiệp. Điều này sẽ rất thích hợp ở những vùng trũng cần mở rộng việc chuyển diện tích thuần lúa kém hiệu quả sang kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi.
5,1.6.Những hạn chế trong quá trình phát triểnhệ thống canh tác của hộ nông dân ở các vùng
Kết quả tổng hợp các ý kiến đánh giá của hộ nông dân cho thấy hiện nay hộ nông dân đang gặp phải 6 khó khăn chính hạn chế đến nguồn thu từ sản xuất nông nghiệp của mình.
(i)Thiếu đất canh tác, đặc biệt là các hộ vùng ven đô
hầu hết các hộ nông dân vùng ĐBSH đều thiếu đất canh tác, trong đó ở vùng ven đô do chịu ảnh hưởng mạnh của quá trình đô thị hoá, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đất canh tác nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp là một trong những nguyên nhân căn bản làm hạn chế đến thu nhập từ nông nghiệp của các hộ nông dân.
(ii) Thiếu vốn - Khó khăn chung ở tất cả các vùng
Đây dường như là vấn đề mà bất cứ loại hộ nào ở tất cả các vùng khi được hỏi đều nói đến tầm quan trọng của vốn đầu tư để mở rộng sản xuất. Điều này, cho thấy vốn có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống canh tác của hộ nông dân song vẫn chưa được đáp ứng.
(iii) Kiến thức về khoa học kỹ thuật và kỹ năng quản lý sản xuất cũng là khó khăn hiện nay các hộ gặp phải, đặc biệt là các hộ nghèo
Thiếu kiến thức sản xuất cũng là vấn đề được nhiều hộ nông dân đề cập tới trong việc nâng cao thu nhập của hộ. Rõ ràng khi các yếu tố đầu vào đặc biệt là đất đai (tư liệu sản xuất chính trong sản xuất nông nghiệp) đã hạn chế và ngày càng bị thu hẹp thì hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị canh tác là vấn đề được hầu hết các hộ nông dân quan tâm. Tuy vậy, làm thế nào để nắm rõ quy trình sản xuất hay áp dụng các chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào phục vụ cho sản xuất của hộ nông dân là một vấn đề cần phải đẩy mạnh hơn nữa dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng thực sự chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ nông dân.
(iv) Thiếu việc làm và năng suất lao động nông nghiệpquá thấp
Tại các vùng mà chúng tôi điều tra cho thấy số nhân khẩu trong các hộ nông dân trung bình khoảng 4 đến 5 người, trong đó có khoảng 2 đến 3 lao động. Tỷ lệ này nhìn chung là thấp so với những năm trước đây. Theo đánh giá có khoảng 50 - 60% số hộ chỉ có từ 1 đến 2 lao động hay thiếu sức lao động gia đình bởi vì mức độ cơ giới hoá nông nghiệp hiện nay vẫn còn rất thấp và lao động thủ công vẫn là chủ yếu.
Việc thiếu lao động trong nông thôn hiện nay còn thể hiện dưới hình thức thiếu kỹ năng và trình độ tay nghề. Thực tế cho thấy, lao động trong nông nghiệp hiện rất dư thừa, nhất là tại các vùng bị thu hồi đất nông nghiệp hay vào thời điểm nông nhàn nhưng lại thiếu những lao động có trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật hay nắm bắt những phương pháp mới cho sản xuất.
(v) Giá của các vật tư nông nghiệp đầu vào tăng mạnh, giá nông sản thấp
Đây cũng làm yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân. Thực tế trong những năm qua, nhất là từ năm 1998 trở lại đây, giá các loại đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là phân bón tăng mạnh nhưng giá bán các sản phẩm sản xuất ra lại không tăng hoặc tăng không đáng kể. Điều này đã làm giảm lợi nhuận trong sản xuất của nông hộ dẫn tới giảm thu nhập.
(vi) Chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa thực sự đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu canh tác của hộ
Theo kết quả phỏng vấn các hộ điều tra ở 4 vùng cho thấy: ngoài chính sách giao quyền sử dụng đất nông nghiệp lâu dài, hầu hết các chính sách hỗ trợ cho chuyển dịch hệ thống sản xuất chưa đến được với các hộ nông dân. Đặc biệt việc tập trung mở rộng qui mô đất canh tác hết sức hạn chế, chỉ có 1-4% số hộ có thể đấu thầu thêm đất để lập trang trại sản xuất hàng hoá còn lại hầu hết sản xuất nông nghiệp đều mang tính chất trang trải lương thực cho gia đình là chính.
Tỷ lệ hộ nông dân được vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp rất thấp, cao nhất là Vùng ven đô (nơi có nhiều hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp) cũng chỉ đạt tới 21% số hộ.
Trong khi đó, mức đóng góp xã hội (làm đường, xây dựng trường học, trạm xá, y tế, phòng chống bão lụt, các loại hội, vv...) của các hộ bình quân mỗi năm khá cao: Hà Tây 500 – 700 ngàn đồng, Hải Dương 400- 600 ngàn đồng, Thái Bình 450 – 650 ngàn đồng và Nam Định 400- 500 ngàn đồng.
5.1.7.Những thách thức đối với các nhóm hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi phát triển hệ thống canh tác các vùng ở ĐBSH
1.Lợi thế hay nguồn lực của hộ gia đình giảm dần từ hộ giàu, khá xuống hộ nghèo. Người giàu có lao động, đất và có kiến thức canh tác trong khi người nghèo duy chỉ có lao động được xem là lợi thế.
2.Ngược lại điểm yếu lại tăng lên từ hộ giàu đến hộ nghèo: Đối với các hộ giàu, vấn đề vốn và thông tin thị trường là điểm yếu của họ thì ở những hộ nghèo, trung bình ngoài vấn đề vốn họ còn có nhiều hạn chế khác như diện tích đất thấp, kiến thức người lao động hạn chế, nợ nần rủi do, khả năng đầu tư thâm canh thấp.
3.Ngay trong vùng các nhóm hộ nhìn nhận cơ hội và mối đe dọa cũng khác nhau.
Chỉ có các hộ giàu mới nhìn thấy cơ hội phát triển thành vùng chuyên canh, có cơ hội chuyển đổi cây trồng vật nuôi, có thể phát triển các ngành nghề trong nông thôn. Thực tế cho thấy, những hộ giàu có nhiều nguồn lực hơn nên họ có thể dễ dàng nhìn nhận và tiếp cận được các cơ hội đến với mình cũng như giảm thiểu được các rủi ro. Những hộ nghèo thì khó có thể nhìn nhận được những cơ hội cho mình hơn.
Chính sách đổi mới được tất cả các loại hộ thừa nhận như một sự quan tâm của Nhà nước đối với nông dân, nhưng cụ thể về từng chính sách vẫn có những hạn chế khác nhau. Nếu các hộ khá giàu cho rằng để vay vốn các thể chế tài chính cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giải thích quy định về thủ tục thì những người nghèo cho rằng họ vẫn gặp những khó khăn trong những quy định cụ thể như thế chấp, định mức vay, thời hạn vay, lãi xuất…
4.Mối đe doạ đến người sản xuất từ nhiều nguồn khác nhau như: thời tiết, biến động của thị trường, cơ sở hạ tầng thấp kém, khả năng đáp ứng của dịch vụ công, giá cả vật tư nông nghiệp đầu vào cao trong khi giá nông sản thấp,….
5.1.8. Để phát triển hệ thống canh tác tăng thu nhập các hộ nông dân ở các vùng có một số kiến nghị
Kiến nghị của các hộ vùng ven đô: (i) Chính sách ruộng đất rõ ràng để hạn chế rủi ro khi bị mất đất nông nghiệp do tác động đô thị hoá là rất lớn đã không cho phép họ mạo hiểm đầu tư; (ii) Vốn và lãi suất vốn vay: Chủ yếu là mong muốn được vay vốn nhiều hơn với các thủ tục đơn giản. Ngoài ra, thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn với những lãi suất ưu đãi; (ii) Dịch vụ công và khuyến nông: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt,….
Kiến nghị của các hộ vùng khác: (i) Cải thiện điều kiện tiếp cận vốn, đặc biệt với những hộ nghèo nên xem xét việc ưu tiên tín chấp; (ii) Cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng; (iii) Tăng cường dịch vụ công và khuyến nông như giống, thuốc bảo vệ thực vật,… đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người nông dân bằng các chính sách ưu đãi.
5.2. Đề xuất giải pháp tăng thu nhập của các hộ nông dân ĐBSH
5.2.1.Quan điểm
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội của vùng ĐBSH là nơi đất chật người đông, nơi đang diễn ra quá trình đô thi hoá mạnh mẽ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển, trình độ dân trí cao, đời sống dân cư tương đối ổn định, quan điểm để tăng thu nhập các hộ phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế tức là phải thay đổi hệ thống canh tác cho hợp lý:
Đối với phát triển hệ thống canh tác chung của ĐBSH
- Tăng thu nhập của hộ nông dân theo hướng chuyển dịch hệ thống canh tác trên cơ sở qui hoạch chung của vùng, gắn sản xuất nông nghiệp với phát triển chế biến và tiêu thụ nông sản, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung có hiệu quả và phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế cao, đảm bảo xã hội phát triển và hạn chế suy thoái môi trường).
- Chuyển dịch hệ thống canh tác trên cơ sở khai thác hợp lý các lợi thế của từng vùng ở ĐBSH và tôn trọng quyền quyết định của các hộ nông dân thông qua điều tiết của thị trường.
- Khuyến khích tăng thu nhập trên cơ sở chuyển dịch hệ thống canh tác, tăng đầu tư mở rộng qui mô sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả và không ổn định.
Đối với hệ thống canh tác nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng đối với thu nhập của một số hộ nông dân, song hệ thống canh tác nông nghiệp chuyển dịch sang các cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển hàng hoá nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động cho người nông dân;
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo sát với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trên cơ sở phát huy lợi thế sẵn có của vùng;
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đi đôi với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Đối với hệ thống sản xuất phi nông nghiệp
- Phát triển hệ thống hoạt động phi nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp như: chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
- Khôi phục các nghề truyền thống, đầu tư khoa học công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Tăng cường sự tham gia của lao động nông nghiệp, nông thôn vào làm việc ở các khu công nghiệp, doanh nghiệp và các liên doanh với nước ngoài với mức thu nhập cao và ổn định
5.2.2. Trao đổi về định hướng và giải pháp chuyển đổi hệ thống sản xuất của vùng nhằm nâng cao thu nhập cho hộ nông dân
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về thu nhập của các hệ nông dân ở các vùng với các hệ thống sản xuất khác nhau và những phân tích về các yếu tố thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng đến thu nhập của các hệ thống sản xuất của các vùng ở ĐBSH, chúng tôi có một số ý kiến trao đổi về định hướng chuyển đổi hệ thống sản xuất của Vùng như sau:
5.2.2.1. Vùng ven đô
Định hướng phát triển hệ thống canh tác
Vấn đề bức bách nhất của vùng nông thôn ven đô hiện nay là đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá tăng nhanh; lao động nông nghiệp dư ra ngày càng nhiều, đồng nghĩa với thiếu việc làm một cách nghiêm trọng. Do vậy, con đường thoát nghèo đói và tụt hậu trong phát triển kinh tế – xã hội nông thôn vùng ven đô là phải phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp như: và đẩy mạnh phát triển thương mại dịch vụ. Bởi vậy, hệ thống sản xuất của các hộ nông dân ven đô chuyển sang các hoạt động ít phụ thuộc vào đất đai hơn mà có thu nhập cao hơn. Đó là:
Sản xuất nông nghiệp
- Đối với sản xuất trồng trọt: Phát huy thế mạnh của sản xuất hoa, cây cảnh và các cây khác có giá trị kinh tế cao. Hình thành các vùng trồng rau chất lượng cao, rau sạch; diện tích trũng thâm canh lúa nước với các giống có chất lượng cao.
- Đối với chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá với qui mô lớn theo hình thức trang trại và đa dạng các còn nuôi theo nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Đó là: chăn nuôi lợn hướng nạc xuất khẩu và tiêu dùng của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và một số thị thành phố, thị trấn, thị tứ khác; phát triển nuôi gia cầm lấy thịt và lấy trứng cho thị trường nội địa.
- Đối với nuôi trồng thuỷ sản: phát triển theo hướng vừa mở rộng qui mô và thâm canh nuôi cá nước ngọt trên các diện tích đất trũng trồng lúa không hiệu quả và diện tích ao hồ hiện có.
Sản xuất phi nông nghiệp
+ Phát triển thương mại, dịch vụ;
+ Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: chế biến thực phẩm, rau quả; phát triển các nghề truyền thống kết hợp với việc sử dụng công nghệ cao: mộc, khảm trai, vv...;
+ Tăng cường hoạt động có thu nhập bằng lương ở mức cao và ổn định trong các khu chế suất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp.
Giải pháp và chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống canh tác vùng ven đô
- Tiến hành qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của xã trên cơ sở đó bố trí khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ và khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư đảm bảo an toàn cho sản xuất và bảo vệ môi trường;
- Đối với các hộ bị mất đất do thu hồi của nhà nước ngoài chính sách đền bù đất hợp lý cần gắn với đào tạo và bố trí việc làm cho lao động mất đất;
- Chính sách cho vay vốn cần giải quyết số lượng vay nhiều hơn đối với các hộ kinh doanh phi nông nghiệp và chăn nuôi ở qui mô lớn và các thủ tục đơn giản. Ngoài ra, thời hạn vay cũng cần được kéo dài hơn và những lãi suất ưu đãi;
- Dịch vụ công và khuyến nông, khuyến công: Dịch vụ cung cấp cây con giống, vật tư nông nghiệp, công nghệ cao cho sản xuất nông sản sạch và các dịch vụ tư vấn, đào tạo về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; kiến thức lựa chọn sản phẩm và kinh doanh theo cơ chế thị trường….
5.2.2.2. Các vùng khácxa vùng đô thị
Định hướng phát triển hệ thống canh tác
Sản xuất nông nghiệp
- Phát triển sản xuất trồng trọt hàng hoá: Đẩy mạnh thâm canh lúa nước, hình thành vùng lúa cao sản hàng hoá; Phát huy thế mạnh của cây rau màu vụ đông và các cây khác có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho chế biến.
- Phát triển chăn nuôi công nghiệp: Phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá bao gồm lợn nạc và lợn sữa theo nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; gia cầm lấy thịt và lấy trứng cho thị trường nội địa.
- Nuôi trồng thuỷ sản qui mô lớn: phát triển thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản nước lợ như tôm càng xanh, ngao biển và cá các loại thuỷ hải sản xuất khẩu.
Sản xuất phi nông nghiệp
+ Phát triển thương mại, dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống;
+ Phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp: chế biến thuỷ hải sản, rau quả; phát triển các nghề truyền thống, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc, máy may, vv...;
+ Tăng cường hoạt động có thu nhập bằng lương ở mức cao và ổn định trong các khu chế suất, khu công nghiệp và các doanh nghiệp.
Giải pháp thúc đẩy quá trình phát triển hệ thống canh tác tăng thu nhập của các hộ nông dân xa đô thị
Cải thiện điều kiện tiếp cận thị trường, vốn, đặc biệt với những hộ nghèo, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng; Tăng cường dịch vụ công và khuyến nông
Hỗ trợ tiếp cận thị trường: Một thực tế khi khảo sát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các xã vùng ĐBSH cho thấy là tỷ lệ hộ chuyển sang sản xuất nông sản hàng hoá còn rất hạn chế, một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải nói đến là yếu tố thị trường tiêu thụ nông sản phẩm. Một hiện tượng phổ biến là các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ một sản phẩm nào đó thì tiêu thụ dễ với giá cao có lãi. Khi qui mô sản xuất mặt hàng đó mở ra diện rộng là nhiều hộ sản xuất lại bị thua lỗ do thị trường không tiêu thụ được hết sản phẩm. Bởi vậy, để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế điều đầu tiên là phải tính đến yếu tố thị trường.
Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của hộ nông dân, Nhà nước cần tăng cường đầu tư:
- Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, kiên cố hoá kênh mương phục vụ tưới tiêu chủ động, đặc biệt phục vụ cho mở rộng sản xuất vụ đông và các cây rau màu có giá trị cao trong nội vùng và phát triển nuôi trồng thuỷ sản, làm muối các vùng ven biển.
- Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến nông sản phẩm, đặc biệt chế biến thịt lợn và rau quả.
- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường ở các vùng sản xuất công nghiệp và các làng nghề...
- Cung cấp và đổi mới hệ thống nghiên cứu phục vụ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: tăng cường đầu tư cho nghiên cứu phân tích dự báo thị trường trong và ngoài nước để khuyến cáo người dân lựa chọn sản phẩm đầu tư sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Tập trung cho nghiên cứu tạo giống mới và áp dụng công nghệ tiên tiến, đáp ứng giống tốt cho yêu cầu sản xuất;
- Tăng cường trang thiết bị cơ khí hoá nông nghiệp, điện khí hoá nông thôn
Tiếp tục hoàn thiện và đổi mới các chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
(1) Chính sách hỗ trợ kinh tế hộ phát triển sản xuất hàng hoá
+ Hướng dẫn chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng theo qui hoạch chung của từng vùng để đạt hiệu quả cao hơn;
+ Cung cấp giống và vật tư nông nghiệp có chất lượng cao; đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật; hỗ trợ tiêm phòng cho gia súc kịp thời;
+ Cung cấp thông tin nhanh nhạy về thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu;
+ Cho thuê đất để làm trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm, bò sữa và các ngành nghề chế biến nông sản phẩm, tiểu thủ công nghiệp đối với hộ nông dân để tạo thành vùng sản xuất tập trung, chánh ô nhiễm môi trường;
+ Tăng cung cấp tín dụng trung và dài hạn cho phát triển thuỷ sản, chăn nuôi qui mô lớn sử dụng thức ăn công nghiệp và chế biến nông sản;
+ Khuyến khích các doanh nghiệp hợp đồng tiêu thụ sản phẩm theo hình thức ứng vật tư trước với các hộ sản xuất.
+ Khuyến khích Phát triển hợp tác xã và kinh tế hợp tác trong sản xuất và xuất khẩu
(2) Chính sách đất đai
Chính sách đất đai phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải giúp kinh tế hộ mở rộng qui mô, tạo ra các vùng sản xuất hàng hoá tập trung; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề, công nghiệp và dịch vụ nông thôn:
- Đẩy nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho các hộ, nhất là các hộ làm kinh tế trang trại và các doanh nghiệp. Khuyến khích nông dân tiến hành “dồn điền, đổi thửa” theo phương châm: dân chủ, tự nguyện và thoả thuận. Đơn giản hoá qui trình và thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi đất nông, ngư nghiệp. Đặc biệt chuyển diện tích đất lúa trũng năng suất thấp sang nuôi trồng thuỷ sản.
- Điều chỉnh cơ sở pháp lý để nông dân và các doanh nghiệp tư nhân được sử dụng đất đai làm tài sản thế chấp, góp vốn sản xuất, kinh doanh, liên doanh và liên kết…
(3) Chính sách thương mại và thị trường
- Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, thuỷ sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này được ưu tiên vay vốn tín dụng, đầu tư cơ sở hạ tầng ở vùng nguyên liệu, phối hợp các hoạt động khuyến nông, chuyển giao giống và kỹ thuật mới.
- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại (thông qua hội chợ, triển lãm, quảng cáo, tìm kiếm và mở rộng thị trong và ngoài nước) tiêu thụ các hàng hoá nông, thuỷ sản, công nghiệp và ngành nghề nông thôn.
- Xúc tiến thành lập các hiệp hội ngành hàng để trao đổi thông tin thị trường, giá cả, tạo lập các cơ hội tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Khuyến khích kinh tế hộ và trang trại trực tiếp sản xuất, chế biến tiêu thụ và xuất khẩu nông, thuỷ sản.
(4) Chính sách đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ cho nông thôn, nông dân
- Về đào tạo nguồn nhân lực: tăng cường đầu tư hệ thống đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo nghề, tập trung đào tạo nông dân, thanh niên nông thôn về kỹ thuật nông nghiệp, ngư nghiệp, chế biến sản phẩm và học nghề mới cho thanh niên nông thôn đặc biệt quan tâm tới các hộ bị thu hồi đất cho sản xuất công nghiệp và đô thị hoá để có thể vào làm việc ở các khu chế xuất đóng trên địa bàn;
- Nội dung đào tạo tập trung vào: kỹ thuật sản xuất nông, thủy sản theo hướng hàng hoá, quy mô lớn; kỹ thuật chế biến nông, thuỷ sản; kiến thức quản lý, lựa chọn sản phẩm và kinh doanh theo cơ chế thị trường.
- Xã hội hoá công tác đào tạo. Đa dạng hoá phương pháp đào tạo, hướng vào đào tạo gắn với thực tiễn, thông qua mô hình đã chuyển đổi hiệu quả để người được đào tạo lựa chọn và học tập.
- Khuyến khích các viện nghiên cứu khoa học, các cơ sở nhân giống, các trạm thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông triển khai chuyển giao công nghệ và khoa học kỹ thuật tại cơ sở.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả đối với từng nhóm hộ
Nhóm
Hệ số quan trọng
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp
Hệ quả chính do thu nhập thấp gây ra
Nhóm giàu
1
Diện tích đất canh tác thấp
Thu nhập thấp
Ngành nghề
chưa phát triển
Không an toàn cho sản xuất
Thuỷ lợi không đảm bảo
Lãi sản xuất thấp
Giá đầu vào đầu tư
cho sản xuất còn cao
Năng suất thấp
Giống không đảm bảo
Tiêu thụ sản phẩm chậm, không kịp thời
Giao thông
chưa đảm bảo
Quy mô sản xuất còn hạn hẹp
Vốn đầu tư hạn chế
Nhóm khá (Nhóm không đánh hệ số quan trọng vào các ý)
Giá chi phí đầu vào cao
Đời sông bấp bênh
Phụ thuộc lúa
Khó phát triển kiến thức
Giá thị trường bấp bênh
Khó phát triển kinh tế
Ngành nghề chưa phát triển
Học vấn của trẻ em khó phát triển
Hệ thống tưới tiêu không tốt
Khó tiếp cận thị trường
Rủi ro trong sản xuất
Nhóm trung bình
1
Diện tích bậc thang không đảm bảo cho thâm canh, tăng vụ
Đời sống gặp nhiều khó khăn
Giống cây trồng
, vật nuôi tiếp cận chưa cao
Đầu tư cho học hành còn hạn chế
Không tiếp cận trực tiếp với thị tr
Nhóm nghèo
1
Thiếu vốn
Không có điều kiện đầu tư vào sản xuất
Chưa có ngành nghề mới
Dư thừa lao động
Cơ sở hạ tầng kém
Không thu hút được các nhà đầu tư
Tiếp cận thị trường chậm
Khó bán hàng và giá cả thì thấp bênh
Trình độ canh tác thấp
Năng suất thấp
6
Chưa mạnh dạn đầu tư
Không mở rộng được sản xuất
7
Chưa có quy hoạch vùng tổng thể sản xuất
Không thể xây dựng được vùng tiêu thụ tập trung
Phụ lục 2: Sự khác nhau về các đánh giá lợi thế, các cơ hội và những khó khăn giữa các loại hộ phân theo mức thu nhập
Trắng
Hộ có thu nhập cao nhất
Lợi thế: - Có sẵn lao động gia đình- Có nhiều diện tích có thể sản xuất được lúa và rau màu- Người lao động có tính cần cù, có ý chí vươn lên làm giàu
Điểm yếu: - Thiếu vốn- Trình độ canh tác thấp- Chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất đặc biết là các ngành nghề mới- Chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi - Chưa mạnh dạn tiếp cận thị trường
Cơ hội: - Có thể xây dựng vùng sản xuất chuyên canh các loại rau màu- Có khả năng chăn nuôi theo hướng quy mô lớn- Có thể khoang vùng nuôi trồng thuỷ sản theo hướng tập trung- Có sự quan tâm của các cấp chính quyền- Có khả năng phát triển ngành nghề mới.
Mối đe doạ: - Thiếu thông tin về thị trường- Vay vốn của ngân hàng khó khăn do quy định mức vay thấp, phải thế chấp và lãi suất cao- Hệ thống thuỷ lợi chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất.- Giao thông nông thôn còn bất cập- Chất lượng các loại cây, con giống không đảm bảo thường xuyên liên tục
Đỏ
Hộ có thu nhập thấp
Lợi thế: - Lao động sẵn có và có kiến thức
Điểm yếu: - Diện tích canh tác còn ít- Vốn đầu tư còn ít, nguồn vay hạn hẹp lãi xuất cao
C¬ héi: - C¬ chÕ chÝnh s¸ch cña §¶ng vµ Nhµ níc th«ng tho¸ng- §· cã chiÒu híng ph¸t triÓn chuyÓn ®æi c©y trång vËt nu«i
Mèi ®e do¹: - Thêi tiÕt thÊt thêng- C«ng t¸c thuû lîi cha ®¸p øng ®îc yªu cÇu dÉn ®Õn kh«ng an toµn trong s¶n xuÊt
- Giao th«ng thuû lîi cha ®¸p øng yªu cÇu- Nguån cung cÊp gièng c©y, con cha ®¶m b¶o chÊt lîng
- ThÞ trêng tiªu thô s¶n phÈm cha æn ®Þnh- Gi¸ c¶ kh«ng æn ®Þnh
- Gi¸ vËt t ®Çu vµo cña s¶n xuÊt cßn cao- Gi¸ thuû lîi phÝ qu¸ cao- Gi¸ trÞ ngµy c«ng lao ®éng cßn thÊp
Xanh nân chuèi
Lîi thÕ: - §Êt ®ai nhiÒu- NhiÒu lao ®éng- Ngêi lao ®éng cÇn cï chÞu khã kiªn nhÉn, d¸m nghÜ d¸m lµm
§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn- ThÞ trêng tiªu thô s¶n phÈm- KiÕn thøc cßn thiÕu do khã tiÕp cÇn ®îc víi khoa häc c«ng nghÖ- NhiÒu diÖn tÝch s¶n xuÊt gÆp trë ng¹i vÒ giao th«ng nh ph¶i ®i qua s«ng- Ngµnh nghÒ cha ph¸t triÓn- Vay vèn nhng kh«ng biÕt c¸ch lµm ¨n.
C¬ héi:
Mèi ®e do¹: - Rñi ro cßn cao vÒ ch¨n nu«i vµ trång trät
- HÖ thèng tíi tiªu- Giao th«ng bÊt tiÖn- Khã kh¨n trong viÖc vay vèn, cha hiÓu biÕt vÒ thñ tôc vay vèn- Cã kh¶ n¨ng ch¨n nu«i nhng kh«ng cã ®Êt
Xanh
Lîi thÕ:- Ruéng ®Êt réng dÔ canh t¸c- D thõa lao ®éng
§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn s¶n xuÊt, kinh doanh- ThiÕu th«ng tin vÒ khoa häc kü thuËt- ThiÕu n¨ng lùc qu¶n lý- KÐm hiÓu biÕt vÒ thÞ trêng- Kh«ng cã vèn tÝch luü
C¬ héi: - Cã c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®Çu t cña nhµ níc
Mèi ®e do¹: - Thêi tiÕt- ThÞ trêng bÞ Ðp gi¸- Con c¸i kh«ng cã kh¶ n¨ng theo häc c¸c trêng §¹i häc, Cao ®¼ng- Tôt hËu so víi sù ph¸t triÓn cña x· héi
Vµng
Hé TB
Lîi thÕ: - Cã lao ®éng s¶n xuÊt- Cã kh¶ n¨ng tiÕp thu khoa häc kü thuËt- Cã kh¶ n¨ng qu¶n lý trong s¶n xuÊt- Cã kinh nghiÖm s¶n xuÊt- Cã tr×nh ®é tiÕp cËn thÞ trêng
§iÓm yÕu:- Xa trung t©m huyÖn- Sù giao lu hµng ho¸ kÐm, ®Çu ra cña s¶n xuÊt cha m¹nh- DiÖn tÝch canh t¸c bËc thang- ChuyÓn dÞch c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i kh«ng thuËn lîi
C¬ héi: - Cã ®iÒu kiÖn, chÝnh s¸ch chuyÓn ®æi c¬ cÊu c©y trång vËt nu«i- §îc vay vèn cho s¶n xuÊt vµ ch¨n nu«i
M«i ®e do¹: - Gièng c©y trång vËt nu«i cha ®¶m b¶o- ¶nh hëng cña thiªn tai ngËp óng- §Çu ra kh«ng ®¶m b¶o, bÞ Ðp gi¸
Phô lôc 3: VÊn ®Ò träng t©m ®èi víi viÖc t¨ng thu nhËp cña c¸c nhãm hé n«ng d©n
Nhãm 1
Nhãm hé giµu
Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh- Lao ®éng cã kinh nghiÑm
- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn c¸c ngµnh nghÒ truyÒn thèng, ch¨n nu«i lîn, gµ
§iÓm yÕu: - ThiÕu ®Êt NN ®Ó canh t¸c
- ThiÕu vèn ®Ó ph¸t triÓn ngµnh nghÒ phô
- Sù kÐm hiÓu biÕt vÒ thÞ trêng.
C¬ héi: - Cã kh¶ n¨ng ch¨n nu«i theo híng quy m« lín- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ngµnh nghÒ míi.
Mèi ®e do¹: - ThÊt nghiÖp trong d©n c v× kh«ng cã ruéng ®Êt
- ThiÕu hiÓu biÕt vÒ thÞ trêng - Kh«ng cã vèn ®Çu t s¶n xuÊt
Nhãm 2
Nhãm hé kh¸
Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh- Lao ®éng cã tr×nh ®é, ch¨m chØ
- GÇn Hµ néi, giao th«ng thuËn lîi ®Ó dÔ lu th«ng hµng hãa
§iÓm yÕu: - ThiÕu ®Êt NN ®Ó canh t¸c
- L§ phæ th«ng kh«ng ®îc ®µo t¹o
- C«ng viÖc kh«ng æn ®Þnh
- L§ trÎ Ýt
C¬ héi: - Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ®îc ch¨n nu«i gia ®×nh- Lµm c¸c ngµnh nghÒ míi.
- §i lµm ngoµi (lµm thuª)
Mèi ®e do¹: - kh«ng cã ruéng ®Êt trong khi còng kh«ng cã ®Êt ®Ó më réng ch¨n nu«i.
Lao ®éng thñ c«ng, cha ®îc ®µo t¹o
Nhãm 3
Nhãm hé TB
Lîi thÕ: - Cã s½n lao ®éng gia ®×nh
§iÓm yÕu: - L§ tr×nh ®é thÊp
- Kh«ng cã vèn ®Ó ph¸t triÓn ch¨n nu«i
C¬ héi: - §îc ®µo t¹o vÒ tay nghÒ vµ trë thµnh c«ng nh©n trong c¸c khu c«ng nghiÖp t¹i ®Þa ph¬ng.
- Cã tiÒn ®Òn bï nhng chñ yÕu ®Ó mua s¾m vËt dông trong gia ®×nh
- DÏ tiªu thô s¶n phÈm
- GÇn thÞ trêng lín lµ thñ ®« Hµ Néi
Mèi ®e do¹: - Cã ®Êt ®Ó s¶n xuÊt ch¨n nu«i, lµm nghÒ.- T¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch ®èi n«ng d©n khi bÞ thu håi ®Êt- Kh«ng nªn thu håi hÕt ®Êt NN ®èi víi ND khi ND vÉn cã nhu cÇu sö dông)
Nhãm 4
Nhãm hé nghÌo
Lîi thÕ: - Cã nguån lao ®éng ®Ó phôc vô s¶n xuÊt- Kh¶ n¨ng tiÕp thu khoa häc kü thuËt- Cã kinh nghiÖm trong ch¨n nu«i vµ kh¶ n¨ng tiÐp cËn thÞ trêng
§iÓm yÕu: - ThiÕu vèn s¶n xuÊt, kinh doanh- Kh«ng hiÓu biÕt vÒ nhu cÇu cña thÞ trêng.
- Kh«ng cã tiÒn cho con c¸i häc hµnh
- §Êt n«ng nghiÖp kh«ng cã
C¬ héi: - Hy väng vµo c¸c chÝnh s¸ch cña nhµ níc hç trî vïng ®· bÞ thu håi ®Êt.
- Cã kh¶ n¨ng ph¸t triÓn ngµnh nghÒ phô
Mèi ®e do¹: - Kh«ng cã ®Êt s¶n xuÊt, trong khi chØ lµ lao ®éng phæ th«ng nªn kh«ng biÕt sÏ lµm gi?
- Kh«ng cã vèn ®Ó s¶n xuÊt
- Kh«ng biªt ph¶i lµm g× khi ®· bÞ thu håi ®Êt
Nhãm 5
Lîi thÕ: Lao ®éng s½n cã
®Þa ph¬ng cã ngµnh nghÒ phô
GÇn thÞ trêng Hµ néi
§iÓm yÕu: - §Êt ®ai bÞ thu håi, hÕt ®Êt canh t¸c
- ThiÕu vèn s¶n xuÊt, më mang ngµnh nghÒ
- Ngµnh nghÒ cha ph¸t triÓn
- Lao ®éng kh«ng cã tay nghÒ. Kh«ng qua ®µo t¹o
C¬ héi: §i lµm thuª cho c¸c khu c«ng nghiÖp
Mèi ®e do¹: Kh«ng cã viÖc lµm
Kh«ng cã thu nhËp
Kh«ng cã tiÒn cho con ®i häc
Bảng các chữ viết tắt
Đồng bằng sông Hồng
ĐBSH
Nông nghiệp
NN
Hệ thống canh tác
HTCT
Tiểu thủ công nghiệp
TTCN
Thương mại dịch vụ
TMDV
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phùng Văn Chính, Lý Nhạc, Dương Hiểu Tuyền – Canh tác học, NXB Nông nghiệp 1987.
Dufunier M- Chĩnh sách nông nghiệp và khai thác nông nghiệp gia đình, bài giảng tại khoá học Việt – Pháp về kinh tế và phát triển nông nghiệp 1992.
Phạm tiến Dũng - Luận án phó tiến sĩ về vận dụng lý thuyết hệ thống nông nghiệp hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng 1995.
M.Daw, Gdatton and Ncalter Lan MacĐonal- Phát triển hệ thống canh tác, người dịch Trần Đức Viên, Lê Trọng Cúc 1995.
Lê Thế Hoàng – Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi tỉnh Sơn La nhằm phát triển kinh té – xã hội và bảo vệ môi trường 2000.
Giá trình hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Tổng cục Thống kê - Hệ thống số liệu VHLSS các năm 1992-1993, 1997-1998, 2002 và 2004.
Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Hoài đức tỉnh Hà Tây 2000, 2003 và 2004.
Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 2000, 2003 và 2004
Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định 2000, 2003 và 2004
Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương 2000, 2003 và 2004
Các báo cáo kết quả sản xuất của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình 2000, 2003 và 2004
Niên giám thống kê các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Nam Định và Thái Bình năm 2004.
Hệ thống canh tác, Trường đại học Cần Thơ.
Nguyễn Mạnh Hải, Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2005.
Lê Thị Nghệ, Nguyễn Văn Thăng – Nghiên cứu giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tăng thu nhập cho các hộ nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng 2002.
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Bảng I-1: Thu nhập bình quân đầu người tháng (1000 đồng) 3
Bảng I-2: Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn không có đất (%) 3
Bảng II-1. miêu tả vùng nghiên cứu 36
Bảng II-2. chọn các điểm nghiên cứu ở Đồng bằng sông Hồng 37
Bảng III-1.Tình hình phân bổ sử dụng đất của vùng ĐBSH 2000-2004 38
Biều III-2. Giá trị sản xuất vùng ĐBSH và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2004 (Giá so sánh 1994) 41
Bảng III-3. Phân loại hộ ở các vùng điều tra theo định hướng kinh doanh (hộ) 49
Bảng III-4.Cơ cấu hộ phân theo hệ thống canh tác của nhóm hộ thuần nông năm 2004 của các vùng trong ĐBSH (%) 50
Bảng III-5.Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống sản xuất ở các vùng (%) 50
Bảng III-6.Cơ cấu nhóm hộ phi nông nghiệp phân theo các ngành sản xuất (%) Error! Bookmark not defined.
Bảng III-7. Thu nhập thuần trên ha của một số cây trồng chính ở các vùng năm 2004 52
Bảng III-8.Thu nhập của các phương thức chăn nuôi của các hộ năm 2004 53
Bảng III-9. Thu nhập thuần trên ha nuôi trồng thuỷ sản năm 2004 (trđ) * 54
Bảng III-10. Quy mô ruộng đất và lao động bq/hộ ở các vùng năm 2004 56
Bảng III-11: Thu nhập bình quân/hộ ở các vùng năm 2004 57
Bảng III-12. Mức chi tiêu của hộ ở các vùng năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III-13. Hệ số Gini tính cho chi tiêu theo năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III- 14. Hệ số Gini chi tiêu và thu nhập của hộ nông dân ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 15. Khoảng cách thu nhập giữa các nhóm hộ ở ĐBSH năm 2004 61
Bảng III – 16. Khoảng cách thu nhập đầu người giữa các nhóm hộ năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 17. Tăng thu nhập trung bình ở ĐBSH qua một số năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III -18. Thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp của hộ nông dân ở Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 19. Tỷ lệ việc làm chính của chủ hộ ở ĐBSH (%) Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 20. Hệ số Gini tính cho thu nhập và ruộng đất qua các năm Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 21. Cơ cấu hộ theo hoạt động sản xuất kinh doanh ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III – 22. Mức thu nhập của hộ phân theo loại hình sản xuất năm 2004 62
Bảng III-23. Cơ cấu thu nhập của hộ ở các vùng năm 2004 60
Bảng III – 24. Thu nhập của hộ thuần nông theo hệ thống canh tác năm 2004 65
Bảng III – 25. Cơ cấu nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác ở ĐBSH năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng III-26. Cơ cấu thu nhập của nhóm hộ kiêm ở ĐBSH năm 2004 67
Bảng III-27. Thu nhập của nhóm hộ kiêm phân theo hệ thống canh tác năm 2004 71
Bảng III-28. Thu nhập của nhóm hộ phi nông nghiệp năm 2004 Error! Bookmark not defined.
Bảng IV-1. Hệ số tương quan giữa tổng thu nhập hộ với các yếu tố đầu vào năm 2004 74
Bảng IV-2. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 76
Bảng IV- 3. Hệ số co dãn (hồi quy) giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố cơ bản tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 78
Bảng IV-4. Hệ số tương quan giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của các hộ năm 2004 78
Bảng IV-5: Hệ số co dãn giữa thu nhập thành phần với vốn đầu tư của hộ năm 2004 79
Bảng IV-6. Một số chỉ tiêu bình quân của hộ nông dân năm 2004 79
Bảng IV-7. Hệ số tương quan giữa thu nhập nông nghiệp với các yếu tố thành phần tác động đến thu nhập của hộ năm 2004 81
Bảng IV-8 : Một số hạn chế trong sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân 82
Bảng IV-9. Tỷ lệ hộ điều tra được thụ hưởng một số chính sách nhà nước các cấp tính đến 12/2004 (%) 84
Bảng IV-10. Kế hoạch phát triển của hộ nông dân 86
Bảng IV-11. Một số khuyến nghị của hộ nông dân 87
Bảng IV-12. Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp và hậu quả của nó 88
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thu nhập của hộ nông dân do thay đổi hệ thống canh tác ở Đồng bằng sông Hồng.doc