Thu nhập khác là các khoản thu thậpbất thường, đâycũng là khoản thu nhập
phụcủa ngân hàng không đángkể. Tuy nhiên, các khoản thu nhậpvềdịchvụ là khoản
thu nhập thường xuyên nhưng chiếmtỉlệrất nhỏ.Năm 2004, thuvềdịchvụ chỉ
chiếm 1,12% trongtổng thu nhập,năm 2006 chỉ chiếm 0,93% trongtổng thu nhập.
Hoạt độngdịchvụcũngnăm trong tình hình hoạt động chungcủa NHNo&PTNT
quận CáiRăngcũng chịusự ảnhhưởngcủa biến độngvề việc chia tách và thuhẹp địa
bàn hoạt động. Trong thời gian qua, do kinhtếcủa quận đang chuyểnhướng theo chủ
trươngcủa chính phủ nên khách chưa có nhucầu caovềsửdụng cácloại hìnhdịchvụ
của ngân hàng, nên dùtổng thu nhậpcủa ngân hàng cótăng giảm qua cácnăm nhưng
thu nhậpvềdịchvụvẫn không có những biến động đángkể. Tiêu biểu lànăm 2006,
hoạt độngcủa ngân hàngdầndần đi vào ổn định, thu nhậpcủa ngân hàngtăng lên
đángkể nhưng thu nhậpvềdịchvụcũng khôngtăng lên nhiều,nếudựa theotỉlệ trên
tổng thu nhập sovớinăm 2004 vànăm 2005 thì ta thấy giảm.
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm
2006 Tiền % Tiền %
Thu lãi cho vay
cầm cố 75.000 101.300 100.800 26.300 35 -500 -0,49
Thu lãi từ hoạt
động thanh toán 83.500 55.000 83.000 -28.500 -34,1 28.000 50,9
Thu lãi từ hđkd
ngoại hối 23.500 1.500 2.500 -22000 -93,6 1.100 73,3
Thu nhập bất
thường từ dịch vụ 5.000 7.700 3.140 2.770 55,4 -4629 -59,5
Tổng 187.000 165.570 189.540 -21.430 -11,4 23.970 14,4
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _37_
0
15000
30000
45000
60000
75000
90000
105000
120000
2004 2005 2006 Năm
Số tiền Thu lãi
CVCC
Thu từ HĐTT
Thu từ
HĐKD ngoại
hối
TN bất
thường
Biểu đồ 2: TÌNH HÌNH DOANH THU VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
Chú thích: CVCC: Cho vay cầm cố.
HĐTT: Hoạt động thanh toán.
HĐKD: Hoạt động kinh doanh.
TN: Thu nhập.
Theo kết quả trên, ta thấy doanh số cho vay cầm cố là cao nhất. Hoạt động
thanh toán cũng có doanh thu cao, ngược lại doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại
hối có những biến động rất bất thường. Doanh thu của thu lãi cho vay cầm cố hầu như
không biến động qua các năm mặc dù có sự chia tách, thay đổi địa bàn hoạt động.
Thu nhập bất thường về dịch vụ là những khoản phí thu nhập nhỏ, không nằm
trong khoản mục dịch vụ và không phát sinh thường xuyên. Khi nào khách hàng có
nhu cầu hoặc phát sinh từ ngân hàng cấp trên.
Thu nhập bất thường về dịch vụ trong năm 2005 tăng lên so với năm 2007 là
2.770.000 đồng, tương ứng 55,4%, tuy nhiên năm 2006 giảm hơn năm 2005 là 4.629
đồng, tương ứng 59,5%. Nguyên nhân do không phát sinh.
Thu lãi cho vay cầm cố, thu từ hoạt động thanh toán, thu từ kinh doanh ngoại
hối và thu nhập bất thường về dịch vụ là những khoản thu tiêu biểu trong hoạt động
kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng. Cùng với hoạt động thu lãi
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _38_
cho vay, thu lãi tiền gửi, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng cho phép góp phần
làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
Năm 2005 thu nhập về dịch vụ so với năm 2004 giảm 21,4 triệu đồng, tương
ứng 11,4%, nguyên nhân là do tình hình kinh doanh của ngân hàng bị biến động, ngân
hàng chú trọng nhiều hơn đến hoạt động tín dụng để ổn định tình trạng trong thời kì
mới.
Đến năm 2006, thu nhập của hoạt động dịch vụ lại tăng trở lại so với năm 2005
thu về khoản mục này tăng 23,97 triệu đồng, tương ứng 14,4%. Mặc dù vậy, cho đến
thời điểm này thu về dịch vụ vẫn là khoản thu nhập phụ của toàn bộ ngân hàng.
Hoa hồng thu lãi cho vay hộ nông dân và cán bộ công nhân viên là phần ngân
hàng trích cho người môi giới, không phải là thu nhập dịch vụ.
* So sánh thu nhập của hoạt động dịch vụ so với các thu nhập khác
Thu nhập về hoạt động dịch vụ cũng là một phần thu nhập trong hệ thống thu
nhập của NHNo&PTNT quận Cái Răng. Bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu từ hoạt động
tín dụng, thu dịch vụ và các khoản thu nhập khác. So với thu nhập trong toàn bộ hoạt
động của ngân hàng, thu về dịch vụ chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ.
Bảng 8 :SO SÁNH THU NHẬP HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG KHÁC
ĐVT: 1000đ
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm
Khoản mục Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Thu lãi tiền gửi 10.400 0.06 23.000 0.14 201.000 0.98
Thu lãi cho vay 216.684.600 96.73 15.649.200 98.25 20.019.600 97.81
Thu lãi dịch vụ 187.000 1.08 165.570 1.04 189.540 0.93
Thu nhập khác 367.000 2.13 90.230 0.57 56.860 0.28
Tổng 20.467.000 100,00 15.928.000 100,00 17.249.000 100,00
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy thu nhập của thu lãi cho vay là cao nhất, chiếm
tỉ lệ 96,7%; 98,2% và 97,8% lần lượt qua các năm 2004, 2005, 2006. Thu về dịch vụ
chiếm tỉ trọng không đáng kể so với tổng thu nhập, thu dịch vụ còn rất thấp. Mặc dù
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _39_
có cao hơn thu lãi tiền gửi trong năm 2004 và 2005 nhưng đến năm 2006, thu nhập về
dịch vụ lại thấp hơn thu lãi tiền gửi. Nguyên nhân là do NHNo&PTNT quận Cái Răng
có tình hình huy động vốn rất khả quan nên thu nhập về tiền gửi có xu hướng tăng.
Thu về dịch vụ năm 2004 còn thấp hơn khoản thu nhập khác, nhưng đến năm 2005 và
2006 trở lại cao hơn.
98.92
1.08 1.04
98.96
0.93
99.07
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Biểu đồ 3: SO SÁNH THU NHẬP VỀ DỊCH VỤ VỚI TỔNG CÁC LOẠI
THU NHẬP KHÁC.
Thu nhập khác là các khoản thu thập bất thường, đây cũng là khoản thu nhập
phụ của ngân hàng không đáng kể. Tuy nhiên, các khoản thu nhập về dịch vụ là khoản
thu nhập thường xuyên nhưng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Năm 2004, thu về dịch vụ chỉ
chiếm 1,12% trong tổng thu nhập, năm 2006 chỉ chiếm 0,93% trong tổng thu nhập.
Hoạt động dịch vụ cũng năm trong tình hình hoạt động chung của NHNo&PTNT
quận Cái Răng cũng chịu sự ảnh hưởng của biến động về việc chia tách và thu hẹp địa
bàn hoạt động. Trong thời gian qua, do kinh tế của quận đang chuyển hướng theo chủ
trương của chính phủ nên khách chưa có nhu cầu cao về sử dụng cácloại hình dịch vụ
của ngân hàng, nên dù tổng thu nhập của ngân hàng có tăng giảm qua các năm nhưng
thu nhập về dịch vụ vẫn không có những biến động đáng kể. Tiêu biểu là năm 2006,
hoạt động của ngân hàng dần dần đi vào ổn định, thu nhập của ngân hàng tăng lên
đáng kể nhưng thu nhập về dịch vụ cũng không tăng lên nhiều, nếu dựa theo tỉ lệ trên
tổng thu nhập so với năm 2004 và năm 2005 thì ta thấy giảm. Để thấy rõ hơn sự
chênh lệch của thu nhập về dịch vụ so với tổng thu nhập được thể hiện rõ hơn qua các
biểu đồ “So sánh thu nhập về dịch vụ với tổng các loại thu nhập khác” (Biểu đồ 3)
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _40_
3.2.2.2. Phân tích tình hình thu lãi cho vay cầm cố
Thu lãi cho vay cầm cố là phần thu lãi suất khi ngân hàng cho khách hàng vay
một khoản tiền nhất địhc dựa trên giá trị của vật cầm cố. Cầm cố là hoạt động nằm
tronghình thức tín dụng ngắn hạn của ngân hàng, nhưng vì NHNo&PTNT quận Cái
Răng hoạt động chủ yếu là cho vay nông nghiệp, nên hoạt động cho vay cầm cố được
xem như là một hoạt động dịch vụ. Ngân hàng nhận cầm cố sổ tiết kiệm, csác chứng
từ có giá nằm trong phạm vi phát hành của chính ngân hàng. Khách hàng có thể đem
đến thế chấp cho ngân hàng để vay một số tiền nhất định tuỳ theo giá trị của tài sản
thế chấp đó. Trong 03 năm qua (2004 - 2006) tình hình cho vay cầm cố được thực
hiện như sau:
Bảng 09: TÌNH HÌNH CHO VAY CẦM CỐ CỦA NHNo&PTNT
QUẬN CÁI RĂNG
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005 Khoản mục Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 tiền % Tiền %
Doanh số
cho vay
1635,5 1596,2 858,5 -39,3 -2,40 -737,7 -46,22
Lãi thu được 75,0 101,3 100,8 26,3 35,07 -0,5 -0,49
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Biểu đồ 04: TÌNH HÌNH CHO VAY CẦM CỐ QUA 03 NĂM
0
500
1000
1500
2000
2004 2005 2006 Năm
Số tiền (triệu đồng)
Ds cho vay
Lãi thu được
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _41_
Doanh số cho vay là phần ngân hàng đã chi ra cho khách hàng vay trong khi thu
giữ những chứng từ có giá và sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành, bên cạnh đó ngân
hàng còn thu lãi từ hoạt động này.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay giảm dần qua các năm từ
năm 2004 đến năm 2006. Tuy nhiên lãi thu được lại tăng dần. Nguyên nhân là do:
năm 2004 khách hàng tham gia cầm cố cho ngân hàng trả lãi chậm vì thu nhập của họ
còn bị hạn chế, đến năm 2005 và 2006, mặc dù doanh số cho vay có xu hướng giảm
nhưng do những món cho vay cầm cố của năm trước còn tồn đọng lại nên lãi thu được
cao hơn.
Cụ thể là doanh số cho vay năm 2005 giảm so với năm 2004 là 39,3 triệu đồng,
tương ứng với 2,4%. Còn doanh thu lãi cho vay cầm cố năm 2005 so với năm 2004
tăng 26,3 triệu đồng tương ứng 2,5%.
Đến năm 2006, doanh số cho vay so với năm 2005 giảm 737,7 triệu đồng tương
ứng 46,2%.
Đây là một tỉ lệ giảm đáng kể, nguyên nhân là do khách hàng không co nhu cầu
cầm cố, vì trong giai đoạn kinh doanh mới ngân hàng đã tạo điều kiện cho khách hàng
vay thế chấp theo hoạt động tín dụng dễ dàng hơn, khách hàng có thể vay thế chấp tài
sản với một khoản tiền lớn trong khi cầm cố không có được một khoản tiền lớn như
thế.
Tuy nhiên, lãi thu được trong năm 2006 so với năm 2005 chỉ giảm 500.000
đồng tương ứng 0,49 % giảm không đáng kể.
Nhìn vào biểu đồ, doanh số cho vay về hoạt động cầm cố có xu hướng giảm dần
theo các năm, đây là tình trạng cầm cố phải được khắc phục trong thời gian tới, theo
tình hình này thì có chiều hướng giảm trong năm 2007, do đó lãi thu được ở hoạt
động cho vay cầm cố cũng giảm theo.
3.2.2.3. Phân tích hoạt động thanh toán của ngân hàng
Hoạt động thanh toán của ngân hàng là hoạt động có sự liên kết giữa ngân hàng
với tổ chức khác để hưởng hoa hồng dịch vụ.
Hoạt động thanh toán của ngân hàng bao gồm hoạt động chuyển tiền trong
nước, thu dịch vụ kiều hối bằng Western Union và thu phí chuyển tiền kiều hối bằng
chứng minh nhân dân.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _42_
Bảng 10: DOANH THU HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG
ĐVT: 1000đ
Khoản mục 2004 2005 2006
Chuyển tiền trong nước 73.000 52.000 72.500
Thu kiều hối Western Union (USD) 10.400 3.000 10.000
Thu kiều hối Western Union (JPY) 0 0 500
Thu hoa hồng dịch vụ (USD) 100 0 0
Tổng 83.500 55.000 83.000
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
2004 2005 2006 Năm
Số tiền
(triệu đồng) Chuyển tiền trong
nước
Thu kiều hối Western
Union (USD)
Thu kiều hối Western
Union (JPY)
Thu hoa hồng dịch vụ
(USD)
Biểu đồ 05: DOANH THU HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN CỦA NGÂN HÀNG.
Trong năm 2004 tổng thu phí dịch vụ thanh toán là 83,5 triệu đồng.
Đến năm 2005, doanh thu của dịch vụ thanh toán giảm 28,5 triệu đồng, tương
ứng 34%.
Đến năm 2006, doanh thu về dịch vụ thanh toán tăng lên 28 triệu đồng tương
ứng 52%. Tuy nhiên, doanh thu trong năm này không tăng cao chỉ ngang bằng với
năm 2004. Nguyên nhân là do trong 3 năm (2004 - 2006) có sự biến động kinh doanh
trong ngân hàng đặc biệt là trong năm 2005, doanh thu về dịch vụ thanh toán có phần
giảm sút, năm 2006 tình hình kinh doanh dần đi vào ổn định nhưng doanh thu không
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _43_
tăng cao do đây chỉ là giai đoạn đầu phát triển kinh tế của quận, ngân hàng đang duy
trì hoạt động này nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn trong thời gian tới.
Nhìn vào từng khoản mục doanh thu của hoạt động dịch vụ thanh toán ta thấy
thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước là có doanh thu cao nhất.
Năm 2004 doanh thu dịch vụ này là 73 triệu đồng.
Đến năm 2005 là 52 triệu đồng giảm 21 triệu đồng tương ứng là 28,7%.
Sang năm 2006 lại tăng trở lại 72,5 triệu đồng xấp xỉ năm 2004, tăng hơn so với
năm 2005 20,5 triệu tương ứng 39,4%. Nếu bỏ qua tình hình biến động về thu hẹp địa
bàn, thay đổi môi trường kinh tế thì hoạt động về dịch vụ thanh toán của ngân hàng
vẫn không có nhiều biến động. Loại hình dịch vụ này phục vụ cho nhu cầu phát sinh
của các tầng lớp dân cư trong hoạt động diễn ra thường ngày.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, khách hàng của ngân hàng có thói quen sử dụng
tiền trong nước nhiều hơn, chỉ có một số ít có nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển tiền từ
nước ngoài, dịch vụ kiều hối bằng Western Union ngày càng trở nên phổ biến hơn nên
được sử dụng thường xuyên hơn, khách hàng sử dụng dịch vụ này phần lớn là khách
hàng từ Mĩ.
Dịch vụ Western Union sử dụng tiện lợi, nhanh chóng cho khách hàng, người
nhận lại được miễn phí hoa hồng dịch vụ nên được khách hàng ưa chuộng nhiều hơn.
Ngược lại hoa hồng dịch vụ bằng chứng minh nhân thì ít được sử dụng. Trong năm
2005 và năm 2006 không có số phát sinh. Khoản mục thu dịch vụ kiều hối Western
Union bằng JPY là khoản mục thu ít nhất trong tất cả các khoản mục doanh thu của
hoạt động dịch vụ thanh toán. Đây là khách hàng vãng lai ngân hàng hoạt động thanh
toán thất thường và đây chỉ là khoản phụ thu trong dịch vụ thanh toán.
Nhìn chung hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng còn mang tính không
thường xuyên chỉ phát sinh khi có nhu cầu của khách hàng và nó chỉ là một khoản thu
nhập rất nhỏ trong toàn bộ doanh thu của ngân hàng. Trong các khoản mục kinh
doanh dịch vụ thì doanh thu về hoạt động thanh toán đứng hàng thứ hai sau thu lãi
cho vay cầm cố. Tuy nhiên, ngân hàng hoạt động theo qui tắc “các khoản sinh lời
càng cao thì rủi ro càng cao”. Nếu trong tương lai nâng cao hoạt động thanh toán lên
để tăng doanh thu thì độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng ngày càng được
nâng cao.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _44_
3.2.2.4. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Hoạt động kinh doanh ngoại hối là hoạt động càng trở nên phổ biến với các
ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng tại các thành phố lớn. Tuy nhiên đối với
các hệ thống ngân hàng nông nghiệp, ngoài trụ sở chính thì các phòng giao dịch và
các chi nhánh cấp 1 ra, các chi nhánh cấp 2 hoạt động chủ yếu cho nông nghiệp mà
chưa chú trọng nhiều đến hoạt động kinh doanh ngoại hối. Ngân hàng No&PTNT
quận Cái Răng mặc dù nằm tiếp giáp với trung tâm Thành phố Cần Thơ nhưng tình
hình mua bán ngoại tệ vẫn không có xu hướng khả quan.
Bảng 11: DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI
ĐVT: 1000đ.
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005
Khoản mục
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tiền % Tiền %
Thu từ kinh doanh
ngoại tệ USD 23.500 1.200 1.650 -22.300 -94,89 450 37,50
Thu từ kinh doanh
ngoại tệ AUD 0 300 0 300 - -300 -100
Thu từ kinh
doanh ngoại tệ JPY 0 0 850 0 - 850 -
Tổng 23.500 1.500 2.500 -22.000 -93,62 1.000 66,67
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Biểu 06: DOANH THU HOẠT ĐỘNG NGOAI HỐI QUA 03 NĂM
0
5000
10000
15000
20000
25000
2004 2005 2006 Năm
Số tiền (1000 đồng)
USD
AUD
JPY
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _45_
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng cũng là hoạt động không thường
xuyên. Ngoại tệ bằng USD vẫn được mua bán nhiều và thường xuyên nhất.
Năm 2004, doanh thu của hoạt động kinh doanh ngoại tệ duy nhất chỉ có USD,
doanh thu đạt 23,5 triệu.
Năm 2005, doanh thu giảm đáng kể chỉ còn 1,5 triệu đồng do nhu cầu trao đổi
ngoại tệ của ngân hàng trong năm này quá ít giảm 22 triệu tương ứng 93,6%.
Đến năm 2006, doanh thu của hoạt động dịch vụ này có tăng nhưng không đáng
kể, doanh thu là 2,5 triệu đồng tăng 1 triệu so với năm 2005, tương ứng 66,67%. Nhìn
vào tỉ lệ tăng 66,67% là cao nhưng thực sự số tiền tăng lên là quá thấp. Kinh doanh
ngoại hối là một lĩnh vực ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập, nguồn
ngoại tệ từ các nước đi vào nước ta rất nhiều đặc biệt là ở các khu vực có tiềm năng
phát triển như quận Cái Răng, NHNo&PTNT quận Cái Răng cần chú trọng hơn nữa
để cạnh tranh với các ngân hàng khác trong thời gian tới.
3.2.2.5. Hoa hồng thu lãi nông dân và cán bộ công nhân viên
Hoa hồng thu lãi cho vay hộ nông dân và cho vay cán bộ công nhân viên là hoạt
động dịch vụ có lợi nhuận vô hình, nhưng lợi ích mà nó mang lại cũng đáng kể.
Bảng 12: DOANH SỐ THU LÃI VÀ HOA HỒNG CHO VAY
ĐVT:Triệu đồng
So sánh
2005/2004
So sánh
2006/2005 Khoản mục
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tiền % Tiền %
Hoa hồng
thu nợ nông dân
0 134,5 180,0 134,5 - 45,5 33,83
Lãi cho vay hộ
nông dân thu được
15.679 9.234,0 13.216,0
-
6.445
-41,11 3.982,0 43,12
Hoa hồng CBCNV 0 6,0 1,6 6 - -4,4 -73,33
Lãi cho vay
CBCNV thu được
1.295 602,0 302,7 -693 -53,51 -299,3 -49,72
(Nguồn: phòng kinh doanh NHNo&PTNT qu ận Cái Răng)
Ghi chú: CBCNV: Cán bộ công nhân viên.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _46_
0
4000
8000
12000
16000
2004 2005 2006 Năm
Số tiền
Hoa hồng
Lãi cho vay
thu được
0
200
400
600
800
1000
1200
2004 2005 2006 Năm
Số tiền
Hoa hồng
Lãi cho vay
thu được
Biểu đồ 07: DOANH SỐ THU LÃI Biểu đồ 08: DOANH SỐ THU LÃI VÀ
VÀ HOA HỒNG CHO VAY CHI HOA HỒNG CHO VAY
HỘ NÔNG DÂN CBCNV
Hoa hồng trích cho những người chịu trách nhiệm thu hộ cho ngân hàng, hoạt
động này chỉ bắt đầu từ năm 2005 do tình hình kinh doanh biến động, ngân hàng đã
áp dụng và xem đây là một trong những biện pháp để ổn định tình hình kinh doanh
của ngân hàng. Năm 2004, do địa bàn hoạt động còn rộng, dư nợ cao nên tổng lãi thu
được trong năm về lĩnh vực cho vay hộ nông dân là 15.679 triệu đồng.
Năm 2005, do bị chia tách nên doanh số thu lãi giảm xuống còn 9.234 triệu
đồng.
Đến năm 2006, doanh số thu lãi lại tăng lên, đạt doanh số là 13.216 triệu đồng,
tăng % so với năm 2005 .
Ở lĩnh vực cho vay cán bộ công nhân viên, lãi thu được năm 2004 là 1.295 triệu
đồng, nhưng những năm về sau có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2005, doanh số thu lãi
cán bộ công nhân viên giảm xuống còn 602 triệu đồng và năm 2006 tiếp tục giảm
xuống còn 302,7 triệu đồng. Nguyên nhân giảm là do trong những năm qua ngân hàng
không kiểm soát được lượng thu nhập của cán bộ công nghân viên, dẫn đến khó thu
nợ nên ngân hàng quyết định cắt giảm doanh số cho vay trong cấn bộ công nhân viên.
Hoa hồng thu lãi hộ nông dân và cán bộ công nhân viên trên bảng số liệu là thực
chi, không phải là số cần trích trong năm.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _47_
Do đó, hoạt động dịch vụ này mang tính chất là điều kiện giúp ngân hàng kinh
doanh có hiệu quả hơn.
3.2.2.6. Các loại hình kinh doanh dịch vụ khác
Trong 03 năm (2004 – 2006) các loại hình kinh doanh dịch vụ như kiểm đếm
tiền, thu từ làm đại lí cho bảo hiểm, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng
không có số phát sinh.
Đây là các khoản mục dịch vụ ngân hàng không hoạt động vì trong những năm
vừa qua tình hình kinh tế trong quận có nhiều biến động, người dân không có nhu cầu
sử dụng các loại hình bảo hiểm, các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng nhỏ lẻ
nên nghiệp vụ bảo lãnh không dùng đến.
Trong quận, các dự án xây dựng khu dân cư và quy hoạch là những dự án lớn,
do các nhà thầu có uy tín đăng kí xây dựng nên họ không hợp tác với chi nhánh ngân
hàng cấp 2 như NHNo&PTNT quận Cái Răng. Mô hình buôn bán nhỏ và doanh
nghiệp tư nhân chiếm đa số trong các mô hình kinh doanh tại quận nên việc sử dụng
các dịch vụ này thông qua ngân hàng vẫn còn khá mới đối với họ. Các hộ kinh doanh
có thể tự quản lí nguồn tài chính và khả năng thanh toán của họ cũng đảm bảo trong
quá trình xây dựng bằng cách xoay vòng vốn.
Hoạt động kiểm đếm tiền chủ yếu hoạt động cho các đại lí vé số nhưng hoạt động
này không thường xuyên do phía khách hàng không yêu cầu. Mặt khác, người dân
cũng không có thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng, khách hàng chỉ nhắm đến ngân
hàng ở hoạt động cho vay và huy động vốn. Trong thời gian tới, khi kinh tế quận phát
triển đa dạng hơn thì các dịch vụ này sẽ có triển vọng hơn, đây cũng là các loại hình
kinh doanh nhằm củng cố vị thế của ngân hàng trước các đối thủ cạnh tranh.
3.2.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT
quận Cái Răng
Hoạt động kinh doanh dịch vụ là một hoạt động mang lại thu nhập không lớn
cho ngân hàng nên chi phí của nó cũng chiếm một tỉ lệ nhỏ trong toàn bố chi phí hoạt
động.
Chi phí của hoạt động dịch vụ được tính vào chung với chi phí hoạt động ngân
quỹ vì hoạt động dịch vụ được xem như là hoạt đông kèm theo của hoạt động ngân
quỹ.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _48_
Bảng 13: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VÀ NGÂN QUỸ
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 2004 2005 2006
Vận chuyển tiền 18 2,3 4,4
Kiểm đếm phân loại tiền 1 1,6 0,6
Chi nghiệp vụ kho quỹ 7 6,6 14,2
Tổng 26 10,5 19,4
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Chi phí hoạt động dịch vụ chỉ chiếm 50% trong chi phí hoạt động dịch vụ và
ngân quỹ, kết quả kinh doanh của hoạt động dịch vụ như sau:
Bảng 14: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Ta thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ của ngân hàng mang lại lợi nhuận cao,
chi phí thấp.
Doanh thu của dịch vụ năm 2005 giảm so với năm 2004, trong năm này doanh
thu giảm 21,43 triệu đồng tương ứng với 11,46%. Trong khi đó, doanh thu năm 2006
so với năm 2005 lại tăng lên 23,97 triệu, số tăng lên này đạt 14,48% so với năm trước.
Về chi phí, năm 2005 chi phí hoạt động dịch vụ giảm so với năm 2004 là 7,75
triệu tương ứng 59,62%. Sang năm 2006, chi phí này lại tăng lên so với năm 2005 là
4,45 triệu đồng, tương ứng 84,76%; tuy nhiên đây chỉ là khoản chi phí nhỏ.
So Sánh
2004/2005
So Sánh
2005/2006
Khoản
mục
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Tiền % Tiền %
Doanh thu 187 165,57 189,54 -21,43 -11,46 23,97 14,48
Chi phí 13 5,25 9,70 -7,75 -59,62 4,45 84,76
Lợi nhuận 174 160,25 179,84 -13,75 -7,90 19,59 12,22
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _49_
Lợi nhuận năm 2005 lại giảm so với năm 2004, cụ thể số giảm này là 13,75
triệu đồng, đạt tỉ lệ 7,90%. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu giảm, do sự thu hẹp
địa bàn hoạt động. Nhưng bước sang năm 2006, lợi nhụân lại tăng lên do doanh số thu
được trong năm này tăng lên, số tăng lên này là 19,59 triệu đồng tương ứng 12,22%
so với năm trước.
Có thể minh họa so sánh sự chênh lệch giữa lợi nhuận và chi phí bằng biểu đồ
sau đây:
0
50
100
150
200
2004 2005 2006 Năm
Số tiền
(triệu đồng)
Doanh thu
chi phí
lợi nhuận
Biểu đồ 09: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ CỦA
NGÂN HÀNG QUA 03 NĂM
Ta thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ là một hoạt động an toàn, ít mang lại rủi
ro và có lợi nhuận cao. Hoạt động dịch vụ diễn ra tại quầy, chỉ giao dịch một lần mà
không cần kiểm tra quá trình thực hiện, không giống như hoạt động tín dụng hay huy
động vốn, hoạt động kinh doanh dịch vụ không cần phải có nhân viên của ngân hàng
kiểm tra quá trình sử dụng dich vụ của khách hàng như thế nào. Chất lượng dịch vụ
được nhìn nhận thông qua thái độ của khách hàng, muốn biết được dịch vụ của ngân
hàng có hiệu quả hay không chỉ cần xem xét thái độ của khách hàng tại quầy giao
dịch. Ở các lĩnh vực dịch vụ như cho vay cầm cố, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _50_
hiện hợp đồng mặc dù có rủi ro hơn nhưng độ an toàn của nó vẩn cao hơn ở hoạt động
tín dụng và huy động vốn.
Bảng 15: SO SÁNH HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC
Nội dung so sánh Tín dụng Huy động vốn Kinh doanh dịch vụ
Uy tín của ngân hàng Cao Cao Cao
Lợi nhuận Cao Không xác định Cao
Rủi ro Cao Cao Thấp
Thời gian hoàn thành
một nghiệp vụ
Tùy thuộc
khách hàng
Tùy thuộc
khách hàng Ngắn
Tính chủ động của ngân hàng Cao Cao Thấp
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Hoạt động tín dụng và huy động vốn có thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào sự
thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Rủi ro cao do tình trạng không ổn định về
kinh tế của khách hàng, khách hàng có thể không có khả năng chi trả hoặc rút tiền gởi
bất ngờ làm ngân hàng mất cân bằng trong kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh
dịch vụ độ an toàn cao hơn nhưng phụ thuộc vào nhu cầu phát sinh của khách hàng.
3.2.4. Phân tích tình hình kinh doanh dịch vụ theo quý
Thu lãi cho vay cầm cố (CVCC) là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất và
doanh thu cũng thường xuyên nhất. Hoạt động thanh toán cũng là hoạt động hoạt
động có thu nhập thường xuyên trong năm vì nhu cầu chi trả của các doanh nghiệp và
cá nhân phát sinh nhiều trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thu nhập của hoạt động
thanh toán cũng tương đối lớn, đứng thứ hai sau hoạt động thu lãi cho vay cầm cố.
Ngược lại, thu nhập về hoạt động kinh doanh ngoại hối diễn ra thất thường và
có chiều hướng gia tăng vào quý cuối năm. Các hoạt động dịch vụ khác tuy có thu
nhập đều trong tất cả các quý, nhưng ở quý 4 của năm thu nhập thường cao hơn. Ta
có bảng “Thu nhập dịch vụ theo quý” (Bảng 16).
51
Bảng 16: THU NHẬP DỊCH VỤ THEO QUÝ
ĐVT: 1000đ
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng.)
Ghi chú: CVCC: Cho vay cầm cố.
KDNH: Kinh doanh ngoại hối.
TNBT: Thu nhập bất thường.
DV: Dịch vụ.
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Quý
CVCC
Thanh
Toán
KD
NH
TNBT
từ DV
CVCC
Thanh
Toán
KH
NH
TNBT
từ DV
CVCC
Thanh
Toán
KH
NH
TNBT
từ DV
Quý 1 11.500 23.500 0 1.500 19.300 10.000 0 670 15.000 12.000 0 810
Quý 2 32.000 25.000 0 1.000 33.200 12.000 615 900 30.000 21.000 0 580
Quý 3 11.000 20.000 0 2.000 25.000 16.000 288 3.000 24.800 17.000 1.000 650
Quý 4 20.500 1.500 23.500 500 24.000 17.000 597 3.200 31.000 83.000 1.500 1.100
Tổng 75.000 83.500 23.500 5.000 101.300 5.500 1.500 7.770 100.800 83.000 2.500 3.140
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _52_
Trong hoạt động thanh toán, khoản mục thu phí kiều hối bằng Western Union
cũng góp phần tạo nên sự tăng giảm của doanh thu trong hoạt động này. Thông
thường hoạt động kiều hối và chuyển tiền từ nước ngoài phát sinh nhiều vào những
tháng cuối năm, lúc có số khách hàng ở nước ngoài có nhu cầu chuyển tiền về nước
vào dịp giáp tết để người thân mua sắm tiêu dùng. Ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 17: TỔNG HỢP KINH DOANH DỊCH VỤ THEO QUÝ
ĐVT: 1000đ
Quý 2004 2005 2006
Quý 1 36.500 29.970 27.810
Quý 2 58.000 46.715 51.580
Quý 3 33.000 44.288 42.650
Quý 4 59.500 44.797 66.600
Tổng 187.000 165.770 188.640
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Biểu đồ 10: SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH
DỊCH VỤ THEO QUÝ
Nhìn vào bảng tổng hợp về doanh thu dịch vụ của từng quý ta thấy có sự tăng
giảm về doanh thu qua các quý, quý 4 của các năm đều có xu hướng tăng. Ở quý 1
20000
30000
40000
50000
60000
70000
Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Quý
Số tiền
(triệu đồng)
2004
2005
2006
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _53_
của các năm thường có doanh thu nhỏ nhất do sau tết nguyên đán khách hàng ít có
nhu cầu sử dụng dịch vụ. Từ quý 2 trở đi tình hình lao động sản xuất kinh doanh đi
vào ổn định nên khách hàng có nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ trở lại. Tuy nhiên,
nhìn vào biểu đồ cho ta thấy, hoạt động kinh doanh dịch vụ có thu nhập không đều ở
các thời điiểm khác nhau trong năm.
3.2.5. Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh dịch vụ
3.2.5.1. Tỉ lệ % của các khoản mục thu nhập.
Bảng 18: TỈ LỆ PHẦN TRĂM TỪNG KHOẢN MỤC THU NHẬP
ĐVT: 1000đ
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Khoản mục
Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %
Thu lãi CVCC 75.000 40,11 101.300 61,18 100.800 53,21
HĐTT 83.500 44,65 55.000 33,22 83.000 43,81
KDNH 23.500 12,57 1.500 0,91 2.500 1,32
TN BT DV 5.000 2,67 7.770 4,69 3.140 1,66
Tổng 187.000 100,00 165.570 100,00 189.540 100,00
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Chú thích: CVCC: Cho vay cầm cố.
HĐTT: Hoạt động thanh toán.
KDNH: Kinh doanh ngoại hối.
TNBTDV: Thu nhập bất thường dịch vụ.
Năm 2004
40.11
44.65
12.57
2.67
Thu lãi CVCC
HĐTT
KDNHối
TN BT DV
Năm 2005
61.18
33.22
0.91 4.69
Thu lãi
CVCC
HĐTT
KDNHối
TN BT DV
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _54_
Năm 2006
53.21
43.81
1.32 1.66
Thu lãi
CVCC
HĐTT
KDNHối
TN BT DV
Biểu đồ 11: SO SÁNH TỈ LỆ PHẦN TRĂM TỪNG KHOẢN MỤC DỊCH VỤ
Chú thích: CVCC: Cho vay cầm cố.
HĐTT: Hoạt động thanh toán.
KDNH: Kinh doanh ngoại hối.
TNBTDV: Thu nhập bất thường dịch vụ.
Tỉ lệ phần trăm của khoản mục thu lãi cho vay cầm cố và thu từ hoạt động thanh
toán chiếm cao nhất trong các khoản mục thu nhập. Năm 2004, thu lãi cho vay cầm cố
chiếm 40%, thu từ hoạt động thanh toán chiếm 44,6%. Hoạt động thu nhập bất thường
từ dịch vụ luôn chiếm tỉ lệ thấp trong các khoản mục thu nhập vì đây là thu nhập bất
thường ngân hàng không chủ động được.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối năm 2004 chiếm 12,4%, đến năm 2005 giảm
đáng kể chỉ còn 1,1% và năm 2006 cũng không tăng nhiều chỉ có 1,5%. Đây là hoạt
động cần phải xem xét lại.
3.2.5.2.Chỉ tiêu lợi nhận ròng / thu nhập (LNR/TN)
Bảng 19: CHỈ TIÊU LỢI NHUẬN RÒNG / THU NHẬP
ĐVT: 1000đ
Chỉ Tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Thu nhập (TN) 187.000 165.570 189.540
Lợi nhuận ròng (LNR) 174.000 160.250 179.840
LNR/TN (%) 93 96 95
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _55_
Hoạt động kinh doanh dịch vụ mang lại lợi nhuận cao, chỉ số LNR/TN qua tất
cả các năm đều cao. Năm 2004 chỉ số LNR/TN đạt 93%, năm 2005 tăng lên 96% đến
năm 2006 tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 95%. Điều này chứng tỏ hoạt
động kinh doanh dịch vụ có hiệu quả rất cao.
3.2.5.3. Chỉ tiêu Tổng chi phí/ tổng thu nhập (∑CP / ∑TN)
.
Bảng 20: TỔNG CHI PHÍ / TỔNG THU NHẬP
ĐVT: triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Thu nhập (TN) 187,00 165,57 189,54
Chi phí (CP) 13,00 5,25 97,00
∑CP / ∑TN (%) 6,95 3,17 5,10
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Tỉ lệ ∑CP / ∑TN có xu hương giảm qua các năm, tỉ lệ này cũng tương đối nhỏ.
Năm 2004 tỉ lệ ∑CP / ∑TN là 6,95%; đến năm 2005 giảm xuống còn 3,17%, năm
2006 tăng lên 5,1% nhưng vẫn thấp hơn năm 2004.
Tỉ lệ ∑CP / ∑TN nhỏ là điều có lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì
hoạt động này không cần phải trả lãi như nghiệp vụ huy động vốn hay trích hoa hồng
thu nợ như nghiệp vụ cho vay.
3.2.5.4. So sánh kết quả hoạt động dịch vụ giữa chỉ tiêu đặt ra và doanh số
thực thu.
Vào đầu mỗi kỳ kinh doanh, do NHNo&PTNT quận Cái Răng là chi nhánh cấp
2 nên hội sở đặt chỉ tiêu cho ngân hàng đạt mức doanh thu dịch vụ hàng năm là 8%
trên tổng doanh thu của toàn bộ ngân hàng.
Việc đặt ra chỉ tiêu thu dịch vụ cho NHNo&PTNT là chưa hợp lý. Với một
quận vừa mới bước đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Cái Răng thì các dịch vụ
của ngân hàng hiện đại còn khá mới,khách hàng chưa nắm bắt được thông tin và
chưa có nhu cầu sử dụng cao.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _56_
Bảng 21: SO SÁNH CHỈ TIÊU VÀ DOANH THU DỊCH VỤ
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu của
hội sở
(8% doanh thu)
Doanh số
thực thu Số tiền %
2004 1380,00 187,00 -1193,00 -86,4
2005 1274,24 165,57 -1108,67 -87
2006 1637,36 189,54 -1447,82 -88,4
(Nguồn: Phòng kinh doanh NHNo&PTNT quận Cái Răng)
Thu nhập của ngân hàng về khoản mục kinh doanh dịch vụ là quá thấp so với
chỉ tiêu của hội sở đặt ra. Năm 2004 doanh thu thấp hơn 1193 triệu đồng tương ứng
86,4%; năm 2005 không đạt 1180,67 triệu đồng tương ứng 87%. Đến năm 2006,
không đạt 1447,82 triệu đồng tương ứng 88,4%. Như vậy, doanh thu của ngân hàng
tăng qua các năm nhưng doanh thu về kinh doanh dịch vụ vẫn không tăng theo kịp với
tốc độ tăng trưởng của doanh thu toàn bộ ngân hàng, doanh số không đạt tăng lên qua
các năm. Nguyên nhân là do những năm qua quận Cái Răng còn đang trong giai đoạn
phát triển, kinh tế nông nghiệp vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trong tổng thu nhập kinh tế của
quận nên hoạt động dịch vụ của ngân hàng còn mang tính chất khởi đầu trong thời kì
mới.
3.2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
3.2.6.1. Nhân tố chủ quan
Ngân hàng còn hoạt động mang tính lệ thuộc vào ngân hàng cấp trên, nhiều hoạt
động kinh doanh mang tính chất thu hộ và chi hộ, ngân hàng không có những khoản
thu nhập này. Các khoản phí thu dịch vụ do ngân hàng cấp trên cố định nên
NHNo&PTNT quận Cái Răng khó linh hoạt với khách hàng. Mặt khác ngân hàng chỉ
chú trọng nhiều đến hoạt động cho vay và huy động vốn, hoạt động kinh doanh dịch
vụ chỉ được xem là khoản thu nhập phụ của ngân hàng. Dịch vụ chưa được chú trọng
đúng mức là một trong những nguyên nhân làm cho thu nhập về dịch vụ không cao,
trong báo cáo tài chính cuối năm để xác định mục tiêu và phương hướng kinh doanh
cho năm sau, ngân hàng chỉ nói qua và đa dạng hoá và chú trọng doanh thu dịch vụ
mà chưa đưa ra một chỉ tiêu hay biện pháp thực hiện cụ thể
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _57_
Ngoài ra, ngân hàng chưa có điều kiện để tiếp cận nhiều hơn với hoạt động
dịch vụ.Chẳng hạn như hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nguồn ngoại tệ chủ yếu được
giao dịch trong trung tâm thành phố, khách hàng của ngân hàng chỉ là các cá nhân có
nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ sang tiền Việt Nam rất nhỏ, những khoản tiền lớn của
doanh nghiệp thường được giao dịch ở các ngân hàng trung tâm thành phố. Trong lĩnh
vực bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng, ngân hàng chưa có đủ năng lực
để bảo lãnh các hợp đồng và các gói thầu lớn vì ngân hàng chỉ là chi nhánh cấp hai.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT Quận Cái Răng chưa được
phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, các loại hình dịch vụ chưa được đa dạng và
chưa nâng cao chất lượng dịch vụ đối với từng loại khách hàng.
3.2.6.2. Nhân tố khách quan
Các nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ của
ngân hàng bao gồm:
- Các ngân hàng hoạt động trong Thành Phố Cần Thơ có các loại hình dịch vụ
rất đa dạng: là nguyên nhân dẫn đến NHNo&PTNT Quận Cái Răng mất nhiều khách
hàng. Trong hoạt động kinh doanh dịch vụ, tính đa dạng và hấp dẫn luôn là yếu tố để
thu hút khách hàng, các tầng lớp có thu nhập cao trong quận cũng có xu hướng chọn
ngân hàng cao cấp hơn
- Hội sở đặt ra tỉ lệ thu nhập và phí thu không phù hợp: Quận Cái Răng là quận
đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nhưng hội sở đặt ra cho NHNo&PTNT quận Cái
Răng tỉ lệ kinh doanh dịch vụ 8% là không hợp lí. Các khoản phí phải thu ngân hàng
cấp trên cũng đặt các mức phí cố định cho toàn hệ thống làm ngân hàng khó linh
hoạt đến với từng loại khách hàng, giá mua ngoại tệ của ngân hàng hội sở mua lại
của chi nhánh cấp 2 bằng với tỉ giá mua ban đầu của chi nhánh đó làm cho các chi
nhánh ngân hàng không có lãi. Năng lực thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các chi
nhánh cũng tuỳ thuộc vào mức độ cấp vốn của ngân hàng cấp trên.
- Khách hàng trong quận chưa ý thức được nhu cầu sử dụng, người dân trong
quận chưa quan tâm nhiều đến các loại hình dịch vụ của ngân hàng, chẳng hạn như
dịch vụ mua bảo hiểm, người dân không thấy được lợi ích của bảo hiểm nên không
tự nguyện mua trừ khi có sự bắt buộc. Người dân thường kinh doanh nhỏ theo quy
mô gia đình nên cũng không cần sự đảm bảo về tài chính của ngân hàng.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _58_
- Kinh tế của quận chưa chuyển đổi hoàn toàn, quận Cái Răng đang trong giai
đoạn phát triển, các dự án đầu tư đang trong giai đoạn đi vào hoạt động nên hoạt
động kinh doanh trên địa bàn quận cũng chưa được ổn định và chưa thể hiện rõ nét
nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của dân cư trong quận.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _59_
Chương 4
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA NHNo&PTNT
QUẬN CÁI RĂNG
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Thành phố Cần Thơ đang trong xu thế phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Hướng đến phát triển Thành phố Cần Thơ từ năm 2004 – 2010 tập trung vào các lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại, nông nghiệp theo cơ cấu sau:
Bảng 22: ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ TỪ
NĂM 2004 – 2010
Ngành Năm 2004 (%) Năm 2005 (%) Năm 2010 (%)
Thương mại - Dịch vụ 42,82 43,14 53,00
Công nghiệp 38,54 39,59 38,50
Nông nghiệp 19,34 17,37 8,50
Tổng 100,00 100,00 100,00
(Nguồn: Báo thông tin, NHNo&PTNT Việt Nam, Tháng 01 – 2006)
Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần theo các năm do quá trình đô thị hoá của Thành
phố Cần Thơ là thương mại dịch vụ chiếm cao nhất 53% vào năm 2010. Do đó, các
loại dịch vụ của ngân hàng cũng nên thay đổi theo bao gồm cả hoạt động tín dụng,
huy động vốn và các dịch vụ khác của ngân hàng. Dịch vụ của ngân hàng ngày đa
dạng hơn, phát triển bền vững để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng. Phát triển
dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối là điều kiện cần thiết để hướng đến xây
dựng hệ thống dịch vụ của ngân hàng hiện đại. Khi kinh doanh thì bất kì doanh
nghiệp nào cũng muốn có lợi nhuận, đối với NHNo&PTNT thì bên cạnh thu lợi nhuận
còn có chức năng là nâng cao đời sống dân cư ngày càng tiện lợi. an toàn hơn. Khi
kinh tế nông nghiệp không còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của quận thì
ngân hàng cũng phải chuyển hướng kinh doanh theo xu thế mới. Ngày nay ngân hàng
không chỉ đơn thuần đóng vai trò hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp mà cần phải mở
rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh khác để cạnh tranh và tồn tại.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _60_
4.2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG
4.2.1 Thuận lợi
Ngân hàng có đội ngũ cán bộ giỏi, có kinh nghiệm, hầu hết các cán bộ trong
ngân hàng đều sinh sống tại quận Cái Răng và Thành phố Cần Thơ, hiểu biết rõ về
tình hình dân cư của quận. Bắt đầu hoạt động từ năm 1988 đến nay, NHNo&PTNT
quận Cái Răng đã rất quen thuộc đến người dân, ngân hàng cũng có vị trí tiếp giáp với
quận Ninh Kiều, trung tâm của Thành phố Cần Thơ, đây là vị trí khá tốt để ngân hàng
hoạt động.
Kinh tế quận Cái Răng đang chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng
nông nghiệp sẽ giảm dần trong thời gian tới. Đời sống dân cư cũng sẽ chuyển dần từ
sản xuất nông nghiệp sang tham gia vào các hoạt động kinh tế khác nên có nhu cầu sử
dụng các dịch vụ thông qua ngân hàng nhiều hơn như; chuyển tiền, trao đổi ngoại tệ
hay tham gia nhiều hơn các loại hình bảo hiểm. Hiện tại, vị trí của ngân hàng đang bị
che khuất do chưa mở rộng lộ giới, khi lộ giới được mở rộng ngân hàng sẽ kinh doanh
tốt hơn và nằm sát ngay quốc lộ 1, thu hút thêm nhiều khách vãng lai.
4.2.2 Khó khăn
Quận Cái Răng là một quận mới hình thành và đang trong giai đoạn đầu tư của
chính phủ, kinh tế phát triển chưa hoàn chỉnh. NHNo&PTNT quận Cái Răng phụ
thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên và khó linh hoạt trong kinh doanh vì chưa phân
loại được khách hàng để phục vụ. Hoạt động kinh doanh dịch vụ cũng chưa được đầu
tư đúng mức.
Các ngân hàng khác đang kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ và có xu
hướng mở rộng mạng lưới tại quận Cái Răng. Mặt khác, các ngân hàng này chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ nhiều hơn, khách hàng của họ nhằm đến là tầng lớp dân
cư có thu nhập cao và các doanh nghiệp trên địa bàn quận. Như vậy, người dân có dịp
so sánh chất lượng dịch vụ giữa các ngân hàng và đưa ra quyết định lựa chọ ngân
hàng tốt hơn.
Thành phố Cần Thơ đang có khoản 25 ngân hàng và văn phòng đại diện hoạt
động. Các ngân hàng này luôn có xu hướng mở rộng mạng lưới trên khắp địa bàn
thành phố, hầu hết là các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, xem Thành phố Cần
Thơ như là một thị trường tiềm năng cần khai thác. Hệ thống các ngân hàng này đều
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _61_
chú trọng đến kinh doanh dịch vụ và đa dạng, nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch
vụ của họ.
Khác với NHNo các ngân hàng thương mại chú trọng nhiều đến lợi nhuận nên
tính cạnh tranh của các ngân hàng trên địa bàn thành phố diễn ra khá gay gắt. Hầu hết
các ngân hàng này đều đặt chi nhánh và phòng giao dịch tại quận Ninh Kiều Thành
phố Cần Thơ, nên quận Cái Răng là thị trường mới mà các ngân hàng quan tâm mở
rộng thị trường.
Hiện nay đã có 02 ngân hàng mở chi nhánh mới tại quận Cái Răng đó là: chi
nhánh Ngân hàng EXIMBANK tại phường Lê Bình và chi nhánh Ngân hàng Nông
Thôn Miền Tây đặt tại phường Phú Thứ. Sắp tới sẽ có nhiều ngân hàng nữa mở chi
nhánh tại quận Cái Răng.
Ngoài ra NHNo&PTNT quận Cái Răng còn có các đối thủ cạnh tranh khác hoạt
động theo hình thức nhỏ lẻ là bưu điện, các của hàng kinh doanh vàng bạc đá quí và
các công ty tài chính. Các loại hình dịch vụ này hoạt động nhỏ, theo hình thức trao
tay, đã có từ lâu và rất quen thuộc đối với người dân.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận Cái Răng sắp tới sẽ có
nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, cần phải chủ động trước những hệ thống ngân hàng và
các đối thủ khác để cạnh tranh công bằng, hiệu quả.
4.4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ TẠI NHNo&PTNT QUẬN CÁI RĂNG
4.4.1. Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Tăng cường công tác nhân sự, ngân hàng tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ công
nhân viên về nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ. Xây dựng không khí giao dịch “vui lòng
khách đến vừa lòng khách đi”. Ngân hàng thực hiện dịch vụ cho khách hàng từ đầu
đến cuối, khách hàng chỉ nhận tiền hoặc dịch vụ sau cùng mà không cần quan tâm đến
trình tự hay hồ sơ, hợp đồng. Ngân hàng nên tổ chức tư vấn tại nơi giao dịch, nhân
viên phòng giao dịch sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng, thấy được lợi ích khi sử dụng các dịch vụ đó.
4.4.2 Thay đổi hình thức trả lương cho nhân viên
Ngoài mức lương cố định trả cho nhân viên hàng tháng, ngân hàng nên trả lương
cho nhân viên theo hình thức hoa hồng môi giới. Thực hiện theo phương châm “toàn
ngân hàng tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ”, nhân viên của ngân hàng sử dụng
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _62_
các mối quan hệ của mình để làm môi giới cho khách hàng sử dụng các dịch vụ của
ngân hàng, theo đó nhân viên sẽ hưởng mức hoa hồng tuỳ theo các loại hình dịch vụ
mà mình môi giới được.
4.4.3 Đánh thức nhu cầu của khách hàng
Giúp cho khách hàng nghe, thấy các dịch vụ ngân hàng mọi lúc mọi nơi nhằm
nhắc nhở nhu cầu sử dụng các loại dịch vụ của khách hàng bằng cách:
- Mang dịch vụ về với những nơi còn là nông thôn của quận: cán bộ tín dụng
trong khi làm công tác thẩm định sẽ giới thiệu với người dân về các loại dịch vụ của
ngân hàng như loại hình bảo hiểm, kinh doanh ngoại hối…Nhằm tạo lòng tin cho
khách hàng cao hơn khi chính nhân viên của ngân hàng giới thiệu các sản phẩm dịch
vụ đó.
- Xây dựng trang web và email riêng cho ngân hàng: giúp khách hàng là các
doanh nghiệp sẽ tiện lợi hơn trong việc sử dụng các loại dịch vụ của ngân hàng.
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ mà không cần đến ngân hàng để giao dịch trực
tiếp. Họ có thể gửi email để ngân hàng thực hiện các loại hợp đồng trước, sau đó ngân
hàng chỉ đến kiểm tra và xử lý giao dịch một lần. Ngoài ra, trang web riêng còn giúp
cho khách hàng cập nhật hơn về thông tin mới nhất của ngân hàng như lãi suất huy
động vốn, chương trình khuyến mãi trong tháng hay các loại hình dịch vụ mới…
- Sử dụng triệt để kênh truyền thông của quận: đưa bản tin 5 phút lên đài truyền
thanh quận, thường đặt ở nơi có dân cư đông như tại chợ, gần nhà văn hoá… Ở đó có
những khách hàng có thu nhập cao, ngân hàng thông tin những điều mới nhất về các
loại hình dịch vụ để người dân có nhu cầu đến với ngân hàng.
4.4.4 Thực hiện chiến lược “ngân hàng đến với khách hàng”
Ngân hàng không nên bỏ qua những khách hàng tiềm năng dù là khách hàng nhỏ
hay lớn, thuộc mọi tầng lớp dân cư. Tận dụng khách hàng vay vốn của ngân hàng để
kinh doanh, cán bộ tín dụng giới thiệu cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của
ngân hàng như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hiểm tài sản để khách hàng sử dụng,
xem như là sản phẩm kèm theo của hoạt động tín dụng
4.4.5. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ
Các khoản mục dịch vụ của ngân hàng chưa được đa dạng, cần phát triển thêm
các loại hình mới như: thêm các loại hình bảo hiểm, nhận trả lương cho cán bộ công
nhân viên qua thẻ, thu hộ và chi hộ cho các trường học, cơ quan đoàn thể… để thu
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _63_
phí. Nhằm tạo ra sự liên kết giữa ngân hàng và khách hàng, thu hút khách hàng vãng
lai.
4.4.6 Thay đổi hình ảnh của ngân hàng
Sắp đến mở rộng lộ giới quốc lộ 1, ngân hàng sẽ có vị trí tốt hơn, khách hàng sẽ
dể dàng nhìn thấy ngân hàng hơn trước đây. Ngân hàng nên để bảng hiệu và băng gôn
trước ngân hàng để khách hàng dễ dàng nhìn thấy những hoạt động chính của ngân
hàng. Trong phòng giao dịch của ngân hàng luôn có câu slogan của NHNo&PTNT
Việt Nam. Bên cạnh đó, NHNo&PTNT quận Cái Răng nên tạo điểm nhấn riêng cho
mình bằng cách đặt câu slogan: “Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn quận
Cái Răng – nơi trao gởi niềm tin của khách hàng” trước cổng ngân hàng.
4.4.7. Chú trọng dịch vụ chăm sóc khách hàng
Thông qua địa chỉ Email, ngân hàng có thể gửi thư thăm hỏi hoặc giới thiệu sản
phẩm dịch vụ mới nhất của ngân hàng, giữ mối quan hế sâu sắc với khách hàng, làm
cho khách hàng trở nên thân thiết với khách hàng, đây cũng là cách giữ chân của
khách hàng. Có thể tặng quà cuối năm đối với những khách hàng lớn, hoặc đối với
khách hàng thân thiết ngân hàng mở tài khoản miễn phí, làm cho khách hàng thấy
được rằng họ quan trọng đối với ngân hàng.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _64_
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Trong quá trình hội nhập, ngành ngân hàng là một trong những ngành có hoạt
động kinh doanh nhạy cảm và rủi ro cao. Do đó, nếu muốn kinh doanh có hiệu quả và
bền vững trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay thì phải đa dạng hoá, nâng cao
chất lượng các sản phẩm dịch vụ, NHNo&PTNT quận Cái Răng là một chi nhánh cấp
hai của NHNo&PTNT Việt Nam nhưng cũng không nằm ngoài quỹ đạo của quá trình
hội nhập. Với chức năng là hổ trợ cho sản xuất nông nghiệp và làm thay đổi bộ mặt
nông thôn của quận, ngân hàng đã có những thành tích đáng kể trong những năm qua.
Tuy nhiên, khi tỉ trọng sản xuất nông nghiệp của quận giảm thì ngân hàng cũng bắt
đầu giảm doanh số cho vay sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh doanh của ngân
hàng cũng bị ảnh hưởng bởi khách hàng đã nhìn nhận ngân hàng như một loại hình
hoạt động chỉ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Tình hình đó buộc NHNo&PTNT
Quận Cái Răng phải thay đổi hình thức kinh doanh cho phù hợp, bên cạnh hoạt động
kinh doanh truyền thống còn phải đổi mới, mở rộng thêm các lĩnh vực khác để cạnh
tranh và hội nhập.
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1 Đối với ngân hàng cấp trên
Cần phải để cho các chi nhánh hoạt động linh hoạt hơn, không nên áp các mức
thu phí và chỉ tiêu thu dịch vụ mà nên để các chi nhánh tuỳ thuộc vào tình hình kinh
doanh phát triển các sản phẩm dịch vụ thích hợp. Ngân hàng cấp trên nên tạo điều
kiện để các chi nhánh hoạt động tốt hơn như: cung cấp đầy đủ nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh, giúp cho các chi tự thu chi và có lợi nhuận, sau khi trừ chi phí hoạt
động sẽ nộp lại cho hội sở. Không nên có hiện tượng thu hộ, chi hộ hay kinh doanh
dịch vụ thay cho ngân hàng cấp trên sẽ không tạo ra động lực kinh doanh cho các chi
nhánh.
5.2.2 Đối với NHNo&PTNT Quận Cái Răng
Linh hoạt với nhiều thành phần khách hàng, chủ động kinh doanh theo năng lực
kinh doanh mà ngân hàng hiện có, sau đó phát triển thêm các loại hình mới. Cùng với
việc kinh doanh hoạt động tín dụng và huy động vốn, cần chú ý đến thu nhập của hoạt
động kinh doanh dịch vụ, xem khoản thu nhập này như một phần thu nhập chính của
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _65_
ngân hàng. Vào đầu các kỳ kinh doanh nên đặt ra chỉ tiêu và biện pháp thực hiện cụ
thể cho các khoản mục kinh doanh dịch vụ.
5.2.3 Đối với khách hàng
Quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xem các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng như là phương tiện để nâng cao chất lượng cuộc sống,
tiện ích và an toàn. Xem ngân hàng như một điểm đến cần thiết, tạo mối quan hệ giữa
ngân hàng và khách hàng ngày càng chặt chẽ hơn.
Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng
GVHD: ĐÀM THỊ PHONG BA SVTH: MAI THỊ ĐÀO DUYÊN _66_
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&&&
SÁCH
1. Nguyễn Tấn Bình (2004). Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê.
2. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách
Đại Học Cần Thơ.
3. Đỗ Tất Ngọc (2007). “Agribank phải làm gì khi bước vào hội nhập WTO”,
báo thông tin NHNo&PTNT Việt Nam (số tháng 1/2007).
4. Lê Văn Tư (2005). Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính.
5. Lê Văn Thơ (2006). “Chi nhánh Cần Thơ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế”, báo thông tin NHNo&PTNT Việt Nam ( số tháng 1/2006).
WEBSITE
1. http:// www.baocantho.com
2. http:// www.ypvn.com
3. http:// www.agribank.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ của NHNo&PTNT quận Cái Răng.pdf