Phần mở đầu:
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hòa nhập được với nền kinh tế thế giới, đánh dấu vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển, đất nước càng lớn mạnh và nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập với thế giới, ngoài những thuận lợi thì Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thử thách lớn. Và để vượt qua được những khó khăn, thử thách đó, đưa Việt Nam vững bước trên con đường phát triển thì một yêu cầu tiên quyết và cần thiết đó là xây dựng một nền hành chính hợp lý, có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan trọng là cải cách thủ tục hành chính. Trước sự đòi hỏi đó và để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách về quy trình, thủ tục hành chính nói riêng. Thấy được tính cấp thiết của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước hiện nay và để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, nhóm em chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước".
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Phần mở đầu:
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hòa nhập được với nền kinh tế thế giới, đánh dấu vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, nền kinh tế càng phát triển, đất nước càng lớn mạnh và nhất là việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), hội nhập với thế giới, ngoài những thuận lợi thì Việt Nam cũng đứng trước những cơ hội và thử thách lớn. Và để vượt qua được những khó khăn, thử thách đó, đưa Việt Nam vững bước trên con đường phát triển thì một yêu cầu tiên quyết và cần thiết đó là xây dựng một nền hành chính hợp lý, có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan trọng là cải cách thủ tục hành chính. Trước sự đòi hỏi đó và để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác cải cách hành chính nói chung, cải cách về quy trình, thủ tục hành chính nói riêng. Thấy được tính cấp thiết của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước hiện nay và để hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này, nhóm em chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước".
II. Nội dung:
1. Thủ tục hành chính trong việc công ty cổ phần thành lập chi nhánh:
Trước hết, chúng ta hiểu Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính nhà nước.
Để hiểu rõ hơn về định nghĩa này, chúng ta đi tìm hiểu về một loại thủ tục hành chính cụ thể như sau:
Năm 2008 công ty cổ phần dầu thực vật Tường An, có trụ sở tại Hà Nội, muốn lập một chi nhánh tại tỉnh Hải Dương đã thực hiện các thủ tục như sau:
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thành lập chi nhánh công ty đã nộp hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh tới Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương nơi công ty muốn đặt chi nhánh. Hồ sơ gồm:
+ Thông báo thành lập chi nhánh.
+ Biên bản họp của Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh.
+ Quyết định của chủ tịch Hội đồng quản trị về việc thành lập chi nhánh.
+ Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh.
+ Bản sao có công chứng CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh.
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Bản sao điều lệ công ty.
+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh.
+ Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đã đăng kí mẫu dấu và khắc dấu.
à Sau 7 ngày công ty đã nhận được Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động chi nhánh.
- Sau đó công ty tiếp tục thông báo bằng văn bản tới phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch - đầu tư thành phố Hà Nội để bổ sung vào hồ sơ đăng kí kinh doanh để được cấp lại Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho công ty.
à 3 ngày sau công ty được cấp lại Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh trên.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí hoạt động của chi nhánh, công ty đã thực hiện thủ tục đăng kí cấp mã số thuế phụ cho chi nhánh tại cục thuế thành phố của công ty ở Hà Nội và cục thuế thành phố tại tỉnh Hải Dương. Hồ sơ gồm có:
+ Hồ sơ nộp tại cục thuế thành phố Hà Nội:
٠ Công văn xin cấp mã số thuế phụ cho chi nhánh
٠Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp
٠Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh.
+ Hồ sơ nộp tại cục thuế tỉnh Hải Dương:
٠Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của doanh nghiệp;
٠Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh;
٠Quyết định cấp mã số thuế phụ cho chi nhánh của cơ quan thuế ở nơi công ty đặt trụ sở.
٠Tờ khai mẫu 02/DKT về đăng kí thuế cho chi nhánh
àSau khi gửi hồ sơ, công ty được cấp mã số thuế phụ cho chi nhánh tại tỉnh Hải Dương trong vòng 5 ngày.
=> Việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần dầu thực vật Tường An mất 15 ngày để hoàn tất các loại thủ tục.
* Phân tích: Từ thực tế của hoạt động đăng kí thành lập chi nhánh của công ty cổ phần dầu thực vật Tường An tại tỉnh Hải Dương có thể thấy rằng:
- Cách thức thực hiện hoạt động quản lý hành chính trong việc thành lập chi nhánh của công ty cổ phần được quy định trong những quy phạm pháp luật hành chính bao gồm: đối tượng áp dụng, thời hạn, cơ quan thụ lý hồ sơ, hồ sơ và biện pháp xử lý trong trường hợp vi phạm nhằm thực hiện các quy phạm pháp luật hành chính về thủ tục đăng ký kinh doanh trong quản lý hành chính nhà nước.
- Đặc điểm:
+ Thủ tục này được thực hiện bởi các chủ thể có thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội, Phòng đăng ký kinh doanh - sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương ( theo điều 6 Nghị định số: 88/2006/NĐ-CP của chính phủ về Đăng ký kinh doanh).
+ Thủ tục đăng ký kinh doanh được quy định bởi các quy phạp pháp luật hành chính về thủ tục đăng ký kinh doanh (từ điều 14 - điều 35 của Nghị định số: 88/2006/NĐ-CP của chính phủ về Đăng ký kinh doanh)
+ Thủ tục thể hiện tính mềm dẻo và linh hoạt: mỗi 1 loại công việc có một thủ tục nhất định và trong thủ tục cũng có những quy định về thời hạn, thời hiệu nhằm đảm bảo cho chủ thể thực hiện cũng như chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính thực hiện đúng nghĩa vụ và quyền lợi của mình. Mặt khác, thủ tục phải phù hợp với thực tế, đảm bảo thích ứng với sự biến đổi linh hoạt của hoạt động quản lý.
- Ưu điểm::
+ Là phương tiện để triển khai và thực hiện các quy phạm thủ tục về đăng ký kinh doanh. Đảm bảo cho các quyết định về đăng ký kinh doanh được thự hiện và đảm bảo hiệu lực pháp luật.
+ Đề cao trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc thụ lý hồ sơ và là phương tiện để họ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình. Đồng thời giúp bảo vệ được lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp tham gia.
+ Việc triển khai thực hiện theo cơ chế “một cửa” đạt tỷ lệ cao; nhiều cơ quan, đơn vị duy trì lịch trực và giải quyết công việc khá tốt, thủ tục hành chính được niêm yết công khai, thời gian giải quyết được rút ngắn, bước đầu đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp giải quyết tốt công việc của mình.
+ Xoá bỏ cơ chế “xin - cho” giúp các doanh nghiệp ít phải gặp vướng mắc trong quá trình làm thủ tục đặt chi nhánh.
+ Các hồ sơ đã phần nào được đơn giản hoá, loại bỏ những giấy tờ rườm rà, trung gian.
- Nhược điểm của thủ tục đăng ký kinh doanh:
+ Tuy đã loại bỏ được cơ chế xin - cho, song việc đăng kí lại phải thông qua nhiều loại giấy tờ khá phức tạp ở nhiều cơ quan khác nhau, gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi muốn thành lập các chi nhánh. Trong khi đó cơ chế “một cửa” lại chưa được thực hiện đồng đều ở các địa phương nên các doanh nghiệp phải qua nhiều cơ quan mới xin được một loại giấy tờ, gây mất thời gian cho doanh nghiệp và lãng phí cho nhà nước.
+ Mặt khác, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm cũng chưa thật chủ động thể hiện vai trò của mình trong các thủ tục hành chính như thế này (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Các cơ quan này nên chủ động phối hợp với UBND Tỉnh, Thành phố để các doanh nghiệp không phải mất quá nhiều thời gian cho một loại giấy tờ. Việc trả kết quả cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian qui định nên các doanh nghiệp thường chọn biện pháp: nhờ người quen tại các cơ quan này lấy giúp kết quả.
+ Hơn nữa, những qui định về thủ tục loại này lại được qui định nhiều lần, trong nhiều văn bản, trong khi đó ở mỗi địa phương lại có những “ tiền lệ” khác nhau; điều này đã tạo ra môi trường không thật sự lành mạnh cho các doanh nghiệp, dễ gây ra tệ quan liêu trong khi thực hiện thủ tục hành chính.
2. Sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
a. Sự cần thiết của thủ tục hành chính:
Hoạt động quản lí nhà nước nào cũng cần những thủ tục nhất định. Kết quả của hoạt động quản lí phụ thuộc nhiều vào thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí. Thủ tục đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành bộ máy nhà nước cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của người dân. Chính vì vậy thủ tục tiến hành các hoạt động quản lí được quan tâm dưới mọi góc độ. Các hoạt động khác nhau cần có những thủ tục khác nhau để tiến hành. Tương ứng với lĩnh vực hành pháp là thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính có những vai trò sau:
- Là nhân tố bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng quản lí hành chính của bộ máy nhà nước.
- Bảo đảm tính toàn diện, khách quan trong việc phân tích vấn đề và nghiên cứu tình huống của những sự việc cụ thể, giúp các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hành chính sử dụng đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Thủ tục hành chính giúp hạn chế các tiêu cực phát sinh từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự tiến bộ khoa học kĩ thuật cũng như việc mở rộng giao lưu quốc tế và các hiện tượng xã hội, các vấn đề xã hội ngày càng phức tạp.
- Xã hội ngày càng phát triển về mọi mặt, do đó có nhiều quyền và nghĩa vụ mới của công dân xuất hiện, thủ tục hành chính góp phần tạo điều kiện cho các công dân thực hiện các quyền này trên thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn được hưởng những ưu đãi của nhà nước.
- Giúp phát triển nguyên tắc dân chủ trong quản lí, tính công khai và sự kiểm tra của dư luận xã hội, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào công việc quản lí nhà nước, chống quan liêu, chống tham nhũng và những vi phạm pháp luật khác.
- Tiết kiệm sức lực, phương tiện thời gian và tài chính của nhân dân khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Đề cao trách nhiệm của các chủ thể thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước.
Thủ tục hành chính hợp lí sẽ tạo nên sự hài hoà, thống nhất trong bộ máy nhà nước, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Thủ tục hành chính bất hợp lí là mảnh đất tốt cho tệ tham nhũng, cửa quyền, làm giảm lòng tin của nhân dân vào chính quyền, làm đất nước trì trệ, chậm phát triển.
Do đó, việc cải cách thủ tục hành chính là rất quan trọng và cực kì cấp thiết đối với nước ta. Hiện nay, công cuộc cải cách hành chính do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, được nhà nước thực hiện 15 năm qua đã được tiến hành tương đối đồng bộ, trong đó thủ tục hành chính được coi là khâu đột phá. Đây được coi là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và thường xuyên. Cho đến nay, nhu cầu cải cách thủ tục hành chính vẫn đặt ra một cách cấp thiết vì thủ tục hành chính còn nhiều bất cập: mang đậm dấu ấn của thời bao cấp, nặng nề cơ chế “xin - cho”, rườm rà, phức tạp, nhiều cấp trung gian, coi trọng sự thuận lợi cho hoạt động nhà nước, ít chú ý đến lợi ích và sự thuận tiện cho dân, phân tán chồng chéo, thiếu thống nhất, thiếu công khai….
b. Giải pháp tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trước tình hình hiện nay:
Chính do những nguyên nhân trên, thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-TW ngày 1/8/2007 Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương khoá X về đẩy mạnh Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Quyết định số 94/2006 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010. Quyết định số 30 QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010, có thể đề ra một số giải pháp để cải cách thủ tục hành chính đó là:
Tổ chức soát xét toàn bộ các quy định hiện hành về thủ tục hành chính, về phí và lệ phí. Những thủ tục được ban hành không đúng thẩm quyền, trái pháp luật, thực sự không cần thiết thì bãi bỏ; những thủ tục không phù hợp với thực tế thì sửa đổi, bổ sung; những thủ tục ban hành phân tán ở nhiều văn bản thì hợp nhất trong một văn bản. Và các cơ quan Nhà nước phải tổ chức tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về những thủ tục đã lỗi thời, trái pháp luật để kịp thời xử lí. Công bố công khai các thủ tục (các loại giấy tờ, biểu mẫu) và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi.
Cải cách thủ tục hành chính phải tiến hành đồng thời ở tất cả các khâu, các lĩnh vực nhưng trọng tâm là các thủ tục đang gây nhiều bức xúc cho xã hội như thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu, đầu tư, xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấp đất, đăng kí kinh doanh, hộ khẩu, thanh tra doanh nghiệp…
Cần xây dựng các thủ tục hành chính đơn giản, thống nhất, công khai, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đây được coi là những tiêu chuẩn của thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính càng đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu càng tạo điều kiện thuận lợi để nhanh chóng thực hiện quyền công dân, bảo đảm mở rộng dân chủ XHCN. Thủ tục hành chính càng có sự thống nhất thì công việc hành chính càng được giải quyết một cách lưu loát, tránh phiền hà. Xoá bỏ về cơ bản các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, gây phiền hà cho doanh nghiệp và nhân dân; hoàn thiện các thủ tục hành chính mới theo hướng công khai, đơn giản và thuận tiện cho dân. Giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, hình thành bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Ví dụ như: Việc khiếu nại, tố cáo của công dân về những hành vi trái pháp luật của các cán bộ, cơ quan Nhà nước trong quá trình quản lí trên mọi lĩnh vực là có tính chất như nhau nên cần có một văn bản quy định chung về thủ tục giải quyết vụ việc này. Thẩm quyền và nội dung giải quyết có thể khác nhau, nhưng thủ tục giải quyết tương tự nhau, vì vậy không nên tách ra để quy định rải rác ở nhiều văn bản khác nhau.
Để đạt được điều đó, cần xây dựng quy chế hoạt động của cơ quan, quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan theo hướng tăng cường trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng dầu cơ quan, giảm dần các dầu mối trung gian sao cho một việc được giải quyết chủ yếu ở một cấp. Khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu giải quyết công việc liên quan đến nhiều ngành, nhiều người thì một cơ quan, một công chức phải làm đầu mối tiếp xúc, nhận hồ sơ, giải quyết công việc.
Để cải cách thủ tục hành chính được thực hiện thuận lợi cũng như kết quả cải cách hành chính được bền vững thì đồng thời phải cải cách thể chế hành chính nói chung; cải cách bộ máy hành chính tinh, gọn, thẩm quyền và trách nhiệm rõ ràng; xây dựng quy chế công chức, công vụ đảm bảo đội ngũ công chức trên thực tế có năng lực, lương tâm và trách nhiệm. Đó là những nội dung rất quan trọng trong cải cách hành chính, nhằm xây dựng một nền hành chính trong sạch và có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lí có hiệu lực và hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh và làm việc theo pháp luật.
III. Kết luận:
Như vậy, từ thực trạng pháp luật về một loại thủ tục hành chính cụ thể thì việc cải cách thủ tục hành chính được đặt ra một cách cấp thiết. Thủ tục hành chính đúng, hợp lý sẽ giúp quản lý tốt xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngược lại thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo, không cần thiết, thiếu tính khả thi sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, hủy hoại lòng tin của công chúng, tạo điều kiện phát sinh tệ nhũng nhiễu...Và cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng trong thời gian tới cần hướng tới mục tiêu hình thành một nền hành chính trong sạch, gần dân, có hiệu lực, hiệu quả, không chỉ đi sau phản ánh và đổi mới cho phù hợp với các thành quả cải cách kinh tế đã đạt được, mà phải có tác dụng mở đường, tạo điều kiện và tiền đề cho cải cách kinh tế, nhất là trong xu thế hội nhập hiện nay.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Trường Đại học Luật hà Nội
(Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội - 2008)
2. Giáo trình thủ tục hành chính, Học Viện Hành Chính Quốc Gia
3. Thủ tục hành chính - Hành trang doanh nghiệp Việt, Nxb chính trị quốc gia, 2008.
4.Nghị định số: 88/2006/NĐ-CP của chính phủ về Đăng ký kinh doanh
5. http: www.asa.com
6. http: www.thutuchanhchinh.vn
7.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích thực trạng pháp luật về một thủ tục hành chính cụ thể và nhận xét về sự cần thiết của thủ tục hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.doc