CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong nền kinh tế đang phát triển và hội nhập của nước ta hiện nay, vốn
luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh tế. Nhưng song song
tồn tại là lãi suất cũng biến động mạnh cùng với nhu cầu vốn và xu thế phát triển
kinh tế. Việt Nam phát triển kinh tế xuất phát từ một nước nông nghiệp cho nên
vấn đề về vốn đang gặp nhiều khó khăn. Cung cầu vốn hiện nay đang là một
điểm nóng của kinh tế Việt Nam. Nguồn cung vốn của nước ta hiện nay chủ yếu
từ các ngân hàng. Qua thực tế cho thấy một nghịch lý đang diễn ra trong nền kinh
tế là sự không gặp nhau giữa cung - cầu mặc dù một bên là doanh nghiệp và hộ
kinh doanh có nhu cầu vốn cao với một bên là các ngân hàng thương mại luôn
sẵn cung và luôn mong muốn kiếm lợi nhuận bằng đầu tư tín dụng. Sự không gặp
nhau này có rất nhiều nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, biến động
của lãi suất là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến cung cầu tín
dụng hiện nay. Ở Việt Nam, cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang trở nên
nóng bỏng và kéo theo một loạt các phản ứng: khi lãi suất tăng khiến chi phí huy
động tăng, người đi vay cũng chịu chi phí cao hơn, rủi ro thất bại của dự án đầu
tư cũng tăng theo và nếu quá ngưỡng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ nợ.
Hòa cùng nhịp điệu phát triển của nền kinh tế nước nhà, nền kinh tế của
huyện Trà Ôn thời gian qua đã có nhiều thay đổi tích cực. Trên tinh thần đó,
Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trà Ôn với
các nghiệp vụ kinh doanh đã và đang đổi mới, mở rộng quy mô hoạt động để
khẳng định mình là ngân hàng thương mại quốc gia có mạng lưới hoạt động tận
huyện xã. Để ngân hàng hoạt động ngày càng chất lượng, hiệu quả thì việc phân
tích và quản lý rủi ro luôn được đặt lên hàng đầu nhất là vấn đề về lãi suất.
iến động lãi suất đang là điểm nóng hiện nay, cho nên
vấn đề phân tích lãi suất tín dụng để hiểu sâu sắc, toàn diện nhằm phát huy năng
lực quản lý đồng thời hạn chế thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho ngân
hàng cũng như nền kinh tế - xã hội của nước ta. Đó chính là lý do em quyết định
chọn đề tài “ Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi
ro lãi suất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn” làm luận văn tốt
nghiệp.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Ở Việt Nam, từ tháng 8/2000 đến giữa năm 2002, Ngân hàng Nhà Nước
(NHNN) điều hành lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản. Với cơ chế này, lãi suất
của các tổ chức tín dụng vừa chứa đựng yếu tố thị trường, vừa chứa đựng các yếu
tố can thiệp hành chính của NHNN. Ngày 30/5/2002 NHNN đã ra quyết định số
546/2002/QĐ - NHNN quy định: Từ ngày 01/6/2002 lãi suất bằng đồng Việt
Nam được thực hiện theo cơ chế lãi suất thỏa thuận (tức là lãi suất thị trường)
nhằm giảm sự can thiệp hành chính của NHNN đối với các tổ chức tín dụng
(TCTD), tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tăng quyền tự chủ trong kinh
doanh và quản lý kinh doanh có hiệu quả, góp phần thúc đẩy thị trường tài chính
tiền tệ phát triển. Như vậy, lãi suất từ ngày 01/6/2002 trở đi do thị trường quyết
định, các lực lượng thị trường sẽ tác động làm cho lãi suất thay đổi thường xuyên
và khó dự đoán, điều này khiến cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy
cơ tiềm ẩn của rủi ro lãi suất. Cho nên phân tích tình hình biến động lãi suất đối
với quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm chú ý của các ngân hàng.
Trên thế giới khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng đã đạt trình độ tiên tiến. Đó là việc áp dụng các phương pháp lượng
hóa rủi ro (như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng ) đồng thời sử dụng
các công cụ hiện đại vào phòng chống các rủi ro như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
hoán đổi, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Ở nước ta với cơ chế điều
hành trên, cùng với quá trình hội nhập thì ngân hàng phải có giải pháp trong quản
trị rủi ro hiệu quả để ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Trong thực tiễn hiện
nay có một mô hình định giá lại đây là quản lý chênh lệch độ nhạy cảm lãi suất.
Nhà quản lý sẽ tiến hành phân tích kỳ hạn, định giá lại cơ hội gắn với tài sản sinh
lợi của ngân hàng, những khoản tiền gửi cũng như các khoản vốn vay trên thị
trường, kiểm soát và bảo vệ thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi và tỷ lệ thu nhập cận
biên giá trị tài sản và giá trị ròng của tài sản.
Như vậy, với những căn cứ khoa học, thực tiễn và căn cứ vào mô hình
lượng hóa rủi ro lãi suất, chuyên đề tập trung nghiên cứu phân tích tình hình biến
động lãi suất tác động đến nhu cầu vốn và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo &
PTNT huyện Trà Ôn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong tiến trình tự do hóa tài chính.
Đây là điều kiện để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản
phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhằm mang lại lợi
nhuận cho mình. Tuy nhiên cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn do sự
biến động thường xuyên của lãi suất thị trường tác động lớn cả về nhu cầu tín
dụng của doanh nghiệp - hộ kinh doanh cá thể và ngân hàng, tức là phải hạn chế
tới mức tối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của
ngân hàng. Vấn đề trên đã trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý ngân
hàng nói chung và đối với NHNo & PTNT huyện Trà Ôn nói riêng.
Hiện nay, các ngân hàng đang đứng trước thực trạng lãi suất biến động như
vậy thì vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức cho ngân hàng. Phân tích đề tài này
cũng mong đạt được một số đóng góp trong việc hạn chế tới mức tối đa mọi ảnh
hưởng xấu của lãi đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau:
- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm (2005 -
2007).
- Phân tích, đánh giá tình hình tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất
khi lãi suất biến động tại NHNo & PTNT Trà Ôn.
- Đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình đánh giá lại và mức tác động của sự
thay đổi lãi suất đến thu nhập của ngân hàng.
- Đề ra biện pháp hạn chế rủi ro lãi suất tín dụng và một số kiến nghị trong
công tác quản trị rủi ro lãi suất đối với NHNo & PTNT huyện Trà Ôn.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Qua quá trình phân tích tình hình biến động lãi suất, đề tài trả lời được một
cách chi tiết, khoa học, có hệ thống và tương đối hoàn chỉnh các vấn đề quan
trọng đặt ra như sau: lãi suất tín dụng là gì? Rủi ro lãi suất là gì? Rủi ro lãi suất
có các trường hợp nào? Tính chất của rủi ro lãi suất?
Tại sao khi biến động lãi suất tín dụng sẽ kèm theo một phản ứng dây
chuyền về rủi ro lãi suất hay nói khác đi là tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với lãi
suất? Hai thành phần tài sản và nguồn vốn góp phần tạo nên rủi ro hay hạn chế
rủi ro lãi suất? Nếu cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhạy cảm với biến động lãi suất
thì chúng ta có thể đo lường được mức độ rủi ro lãi suất không? Khi cơ cấu đó
thay đổi thì ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu quan trọng của ngân hàng là lợi
nhuận?
Ngân hàng có thể tính được mức độ ảnh hưởng của lãi suất đến lợi nhuận
hay không? Từ đó nhà quản trị ngân hàng có thể tìm ra những biện pháp gì để
hạn chế rủi ro lãi suất nhằm mục đích đem lại hiệu quả hoạt động cho ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Không gian
Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn chi nhánh huyện Trà Ôn
có nhiều phòng ban, bộ phận và chi nhánh trực thuộc. Việc thực hiện nghiên cứu
cũng như thu thập số liệu, thông tin cho đề tài chủ yếu được thực hiện tại phòng
kế toán và tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn.
1.4.2. Thời gian
Số liệu phân tích đề tài được cung cấp qua các năm 2005 - 2007. Thời gian
thực hiện đề tài luận văn bắt đầu từ ngày 11/2/2008 đến ngày 25/4/2008.
1.5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài đi sâu nghiên cứu thông qua bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất để tìm hiểu về tình hình tài sản và
nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất, nhận biết rủi ro lãi suất, đo lường rủi ro lãi suất
và mức độ thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHNo & PTNT qua 3
năm 2005 - 2007 như thế nào, sử dụng mô hình định giá lại để phân tích rủi ro
lãi suất tại NHNo & PTNT nhưng không đi sâu phân tích từng kỳ hạn cụ thể (tức
phân tích biến động lãi suất qua các năm 2005 - 2007). Từ đó đề ra giải pháp góp
phần hạn chế và phòng ngừa rủi ro lãi suất trong hoạt động quản trị ngân hàng.
1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
- Quản trị ngân hàng trong thương mại năm 2001, tác giả Perter S.Rose:
Cung cấp cho ta những kỹ thuật và chiến lược để quản lý nguồn vốn phòng
chống rủi ro lãi suất, tác giả cho rằng rủi ro lãi suất là một thách thức lớn đối với
hoạt động quản lý tài sản - nguồn vốn của ngân hàng và một trong những mục
tiêu của hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, quản lý chênh lệch nhạy cảm lãi suất.
- Quản trị ngân hàng năm 2001, tác giả Lê Văn Tư: quản lý lãi suất, trong
đó tổng quan về lãi suất, các phép đo lãi suất, dự báo mức thay đổi lãi suất và
mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất. Tài liệu cung cấp các mục tiêu nghiên cứu: khái
niệm, tính chất rủi ro lãi suất, đánh giá rủi ro lãi, phân tích độ nhạy cảm của lãi
suất ngân hàng trên bảng tổng kết tài sản, phương pháp quản trị rủi ro lãi suất.
- Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng năm 2005, tác
giả Nguyễn Văn Tiến. Nghiên cứu về các phép đo lãi suất và những ứng dụng
trong kinh doanh của ngân hàng, xác định lãi suất hòa vốn bình quân, xác định
chênh lệch đầu ra - đầu vào, dự báo lãi suất. Đặt biệt là phương pháp lượng hóa
rủi ro lãi suất, cung cấp cho ta những biện pháp rất hiện đại để các nhà quản trị
ngân hàng quản trị rủi ro lãi suất một cách hiệu quả để tránh những thiệt hại có
thể xảy ra ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Tùy vào tình hình thực tế mà
các nhà quản trị ngân hàng có thể vận dụng một cách sáng tạo những phương
pháp sau: Mô hình kỳ hạn đến hạn, mô hình định giá, mô hình thời lượng; trong
đó mô hình định giá lại là mô hình đo lường rủi ro lãi suất được đưa vào nghiên
cứu trong đề tài vì mô hình đơn giản và phù hợp với thực tế kinh tế nước ta.
- Một số tài liệu nghiên cứu hổ trợ là tiểu luận và luận văn về phân tích hoạt
động huy động vốn, cho vay; phân tích rủi ro tín dụng; quản trị rủi ro lãi suất tại
NHNo & PTNT huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long và các ngân hàng khác trên địa
bàn trong và ngoài tỉnh Vĩnh Long, những tài liệu có liên quan đến đề tài để
nghiên cứu:
+ Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Trà Ôn năm 2001
tác giả La Như Thể. Nội dung tìm hiểu về hoạt động tín dụng qua các năm 1998
- 2000, phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn tại
ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả cũng như đáp ứng được nhu cầu vốn cho vay
ngắn và dài hạn tại NHNo & PTNT Trà Ôn
+ Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân Hàng Ngoại Thương Cần Thơ tháng 4
năm 2007 tác giả Phạm Ngọc An và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT
tỉnh Sóc Trăng tháng 4 năm 2007 tác giả Châu Thị Nhãn. Nội dung phân tích
nhạy cảm của tài sản và nguồn vốn với biến động lãi suất, nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động quản lý của nhà quản trị ngân hàng và biện pháp quản trị rủi ro lãi
suất tại ngân hàng.
+ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản suất tại NHNo & PTNT thị
xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang tháng 4 năm 2007 tác giả Tống Nhật Minh. Nội
dung tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại ngân hàng nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động cũng như đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hộ kinh doanh cá
thể ở trên địa bàn tại NHNo & PTNT thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang.
+ Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ ở
huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long tháng 4 năm 2007 của tác giả Lê Minh Tiến.
Nội dung chính là nghiên cứu thu nhập bình quân của người dân ở huyện và nhu
cầu vốn vay của nhân dân tại huyện, từ đó mà ngân hàng có thể cung cấp các
dịch vụ tín dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.
- Nội dung phân tích của đề tài chủ yếu là sử dụng phương pháp tổng hợp,
phân tích và đánh giá các số liệu thứ cấp thu được từ các bảng báo cáo trong 3
năm 2005, 2006, 2007 của NHNo & PTNT huyện Trà Ôn và số liệu thứ cấp thu
được thông qua sách, báo, tạp chí, internet, Phương pháp so sánh đối chiếu số
liệu tuyệt đối, số liệu tương đối, trên cơ sở xem xét xử lý, giải trình lý do sự tăng
giảm, dùng phương pháp phân tích đánh giá mặt mạnh để phát huy, mặt yếu để
khắc phục nhằm đưa ra những ý kiến đóng góp thiết thực cho ngân hàng.
97 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Trà Ôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chẳng hạn lãi suất cho vay có xu hướng thay đổi chậm
hơn chi phí trả lãi trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng hiện nay.
Qua hai bảng 13 và 14 dưới đây chúng ta thấy rằng, cơ cấu các khoản mục
tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất của ngân hàng qua các năm là khác nhau,
điều này là đương nhiên, nhưng nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến thu nhập
thuần từ lãi của ngân hàng lại chính là lãi suất. Lãi suất của NHNo & PTNT Trà
Ôn qua 3 năm có xu hướng tăng dần, cả lãi suất huy động vốn và lãi suất cho vay.
Cụ thể, lãi suất huy động bình quân (đầu vào) năm 2005 là 9%/năm tăng lên
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 65 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
10,80%/năm năm 2006; năm 2007 tăng 11,04%/năm tức tăng 0,24% so với năm
2006; lãi suất cho vay bình quân (đầu ra) cũng tăng từ 11,64%/năm năm 2005
tăng lên là 12,6%/năm năm 2006 tức tăng 0,96%/năm so với năm 2005; và tiếp
tục tăng cao năm 2007 là 13,20%/năm tức tăng 0,60%/năm so với năm 2006.
Điều này dẫn đến thu nhập và chi phí của ngân hàng tăng liên tục trong 3 năm.
Cũng qua bảng phân tích, nếu ngân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng
lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm và không
trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn đến hậu quả tương tự như khi người vay vốn
gặp rủi ro. Vì vậy, cơ cấu của các khoản mục tài sản và nguồn vốn nhạy cảm tăng
qua các năm nhưng với sự điều chỉnh lãi suất linh hoạt của lãi suất đầu vào – đầu
ra nên phần bù do chênh lệch lãi suất này cũng đủ để thu nhập thuần của ngân
hàng tăng lên qua các năm. Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra (chưa kể các chi
phí vận hành) của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn cao so với các nước có
hệ thống ngân hàng phát triển. Điều này thể hiện sự lạc hậu và kém phát triển của
hệ thống ngân hàng chúng ta.
BẢNG 13: THU TỪ LÃI SUẤT CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2005 2006 2007 Tài sản
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Thu nhập
từ lãi
I. Tổng tài sản nhạy cảm với lãi suất 139.422 17.202,46 167.618 24.023,02 191.034 27.287,83
Cho vay ngắn hạn 139.422 17.202,46 167.618 24.023,02 191.034 27.288
- Doanh nghiệp tư nhân 2.000 12,60 252 2.100 14,40 302,40 2.500 16,20 405
- Hộ sản xuất kinh doanh 132.574 12,36 16.386,15 161.201 14,40 23.212,94 177.448 14,40 25.552,51
- Cho vay dự án 4.848 11,64 564,31 4.317 11,76 507,68 11.086 12,00 1.330,32
II. Khoản mục tài sản
có lãi suất cố định
43.317 5.455,16 35.688 5.135,83 50.333 8.150,10
1. Chứng khoán dài hạn 29 3,00 0,87 30 3,60 1,08 32 4,20 1,34
2. Cho vay trung và dài hạn 43.288 12,60 5.454,29 35.658 14,40 5.134,75 50.301 16,20 8.148,76
Tổng thu nhập từ lãi 182.710 22.657 203.276 29.158 241.335 35.437
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
BẢNG 14: CHI CHO LÃI SUẤT CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2005 2006 2007
Nguồn vốn
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
% / năm
Chi phí
lãi
1. Tiền gửi kho bạc 28.101 2,40 674,42 30.573 2,40 733,75 31.675 2,40 760,20
2. Tiền gửi tiết kiệm 80.832 5.263 82.586 5.798,66 101.046 8.412,57
- Tiền gửi không kỳ hạn 30.483 2,40 731,59 40.008 3,00 1.200,24 41.255 3,00 1.237,65
- Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 50.349 9,00 4.531,41 42.578 10,80 4.598,42 59.791 12,00 7.174,92
3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng không kỳ hạn 118 2,40 2,83 176 2,40 4,22 13 2,40 0,31
4. Tiền gửi các tổ chức kinh tế không kỳ hạn 1.712 2,40 41,09 2.110 2,40 50,64 951 2,40 22,82
5. Giấy từ có giá 6.016 570,38 7.092 791,41 8.639 1.022,82
- Ngắn hạn 2.571 9,00 231,39 2.847 10,80 307,48 2.863 12,00 343,56
- Dài hạn 3.445 9,84 338,99 4.245 11,40 483,93 5.776 11,76 679,26
6. Nguồn vốn DANIDA 5.632 2,40 135,17 5.632 2,40 135,17 11.252 2,40 270,05
7. Nguồn vốn trung ương 63.700 8,64 5.503,68 77.609 9,00 6.984,81 90.257 9,00 8.123,13
Tổng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất 186.111 12.190,57 205.778 14.498,66 243.833 18.611,90
Khoản mục có lãi suất cố định 3.956 9.84 389,27 4.569 11,40 520,87 4.956 11,76 582,83
Tổng chi cho lãi suất 12.579,84 15.019,53 19.194,73
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 68 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Một trong những thước đo của một hệ thống ngân hàng phát triển là bên
lãi suất (chênh lệch đầu vào – đầu ra) thấp và phần lớn thu nhập của ngân hàng
có được từ các hoạt động dịch vụ. Điều này đang ngược lại ở các ngân hàng Việt
Nam, lợi nhuận cao là tốt, nhưng lợi nhuận cao từ việc “độc canh” tín dụng là
điều không tốt cho cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Sở dĩ có sự gia tăng lãi
suất của NHNo & PTNT Trà Ôn trong thời gian vừa qua là do hệ quả của cuộc
đua cạnh tranh huy động vốn quyết liệt của các ngân hàng. So với đầu năm 2005,
lãi suất huy động của các ngân hàng trong nước tăng từ 0,24 – 0,84%/năm (tùy
theo từng kỳ hạn), dao động từ 8 – 9,72%/năm. Hiện lãi suất cho vay ngắn hạn
của các ngân hàng từ 10 – 13,8%/năm; cho vay trung và dài hạn từ 10,8 –
15,4%/năm. Riêng lãi suất huy động ngoại tệ USD có tốc độ tăng nhanh hơn,
mức tăng 0,45 – 0,7%/năm, dao động từ 4 - 4,8%/năm. Không chỉ tăng lãi suất,
các ngân hàng còn cạnh tranh huy động vốn bằng các hình thức phát hành kỳ
phiếu, khuyến mãi…Tốc độ huy động vốn của các ngân hàng trong nước vào đầu
năm 2007 tăng 22,03%, còn cho vay tăng chậm hơn là 13,68% so với đầu năm
2006.
Bên cạnh đó, có nhiều tác động dẫn đến việc lãi suất tăng. Đó là, Cục Dự
Trữ Liên Bang Mỹ (FED) tăng lãi suất liên tục khiến cho lãi suất USD của các
ngân hàng trong nước tăng từ 2005 đến cuối năm 2007, nhất là trong quý IV năm
2006 Việt Nam chính thức là thành viên của hiệp hội thương mại quốc tế WTO,
nhưng đến cuối năm 2007 thì lãi suất đồng USD có xu hướng sụt giảm do những
biến động mạnh từ thị trường tài chính Mỹ đang trên đà suy thoái và nhiều ngân
hàng Mỹ phải tuyên bố đóng cửa để điều chỉnh do đứng trước nguy cơ bờ vực
phá sản, hậu quả của việc tăng lãi suất là hàng loạt các vấn đề về lạm phát tăng,
giá cả leo thang… Cuộc đua huy động vốn hiện nay còn gọi là “các ngân hàng
đang phá giá nhau”. Nhiều ngân hàng tăng lãi suất khiến các ngân hàng khác
cũng phải tăng lãi suất để giữ khách hàng, nếu không khách hàng sẽ rút vốn sang
gửi ở các ngân hàng khác, thực ra việc tăng lãi suất huy động của các ngân hàng
là chỉ mục đích cạnh tranh còn hoàn toàn không phải do nhu cầu vốn tăng. Theo
thống kê của ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãi suất của VNĐ đã tăng khoảng
0,06 – 0,18 điểm phần trăm/năm tùy theo từng kỳ hạn, lãi suất USD cũng tăng
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 69 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
cao nhất khoảng 0,5 điểm phần trăm/năm. Tăng chủ yếu là lãi suất huy động, còn
lãi suất cho vay thì chưa điều chỉnh nhiều, chỉ dưới 0,1 điểm phần trăm/năm.
Trước việc tăng lãi suất huy động khá nhanh thời gian vừa qua, nhiều ý kiến tỏ ra
lo ngại về sự tác động của nó tới lãi suất cho vay, gây ảnh hưởng không tốt tới
đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
Việt Nam chỉ mới áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận mà bản chất là cho
các ngân hàng tự quyết định lãi suất huy động và cho vay từ năm 2002, đây là
một thời gian chưa dài. Còn nếu ngân hàng tăng lãi suất huy động mà không tăng
lãi suất cho vay thì khoảng cách lãi suất sẽ co hẹp lại, lợi nhuận giảm và không
trích đủ dự phòng rủi ro cũng dẫn ngân hàng đến hậu quả tương tự khi người vay
vốn gặp nhiều rủi ro. Nếu lãi suất trên thị trường tăng và lãi suất huy động tăng
cùng mức độ thì thu nhập thuần từ lãi sẽ giảm do chi phí tiền lãi huy động nguồn
vốn cao hơn doanh thu từ lãi hay ngân hàng đang trong tình trạng nhạy cảm nợ.
Nếu lãi suất trên thị trường giảm và lãi suất cho vay, huy động giảm cùng mức độ
thì thu nhập thuần từ lãi sẽ tăng do chi phí tiền lãi huy động vốn nhỏ hơn doanh
thu từ lãi.
BẢNG 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT TB QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2005 2006 2007
Tài sản
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 139.422 12,36 17.232,56 167.618 13,20 22.125,58 191.034 14,40 27.508,90
Khoản mục có lãi suất cố định 43.317 12,60 5.457,94 35.688 14,40 5.139,07 50.333 16,20 8.153,95
Tổng 182.739 22.690,50 203.306 27.264,65 241.367 35.662,85
Nguồn vốn Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 186.111 9,00 16.749,99 205.778 10,80 22.224,02 243.833 12,00 29.259,96
Khoản mục có lãi suất cố định 3.956 9,84 389,27 4.569 11,40 520,87 4.956 11,76 582,83
Tổng 190.067 17.139,26 210.347 22.744,89 248.789 29.842,79
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
BẢNG 16: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT THAY ĐỔI 1%/NĂM QUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2005 2006 2007
Tài sản
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất cho
vay trung
bình
% / năm
Thu
nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu nhập
từ lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 139.422 13,36 18.626,78 167.618 14,20 23.801,76 191.034 15,40 29.419,24
Khoản mục có lãi suất cố định 43.317 13,60 5.891,11 35.688 15,40 5.495,95 50.333 17,20 8.657,28
Tổng 182.739 24.517,89 203.306 29.297,71 241.367 38.076,52
Nguồn vốn Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 186.111 10,00 18.611,10 205.778 11,80 24.281,80 243.833 13,00 31.698,29
Khoản mục có lãi suất cố định 3.956 10,84 428,83 4.569 12,40 566,56 4.956 12,76 632,39
Tổng 190.067 19.039,93 210.347 24.848,36 248.789 32.330,68
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
BẢNG 17: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT CỦA TÀI SẢN THAY ĐỔI TĂNG 0.5%/NĂM VÀ KHOẢN
MỤC NGUỒN VỐN THAY ĐỔI TĂNG 1.5%/NĂMQUA 3 NĂM (2005-2007)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
2005 2006 2007
Tài sản
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu
nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu
nhập
từ lãi
Số tiền
Lãi suất
cho vay
trung bình
% / năm
Thu
nhập
từ lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 139.422 12,86 17.929,67 167.618 13,70 22.963,67 191.034 14,90 28.464,07
Khoản mục có lãi suất cố định 43.317 13,10 5.674,53 35.688 14,90 5.317,51 50.333 16,70 8.405,61
Tổng 182.739 23.604,20 203.306 28.281,18 241.367 36.869,68
Nguồn vốn Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Số tiền
Lãi suất
huy động
trung bình
% / năm
Chi phí
lãi
Khoản mục nhạy cảm với lãi suất 186.111 10,50 19.541,66 205.778 12,30 25.310,69 243.833 13,50 32.917,46
Khoản mục có lãi suất cố định 3.956 11,34 448,61 4.569 12,90 589,40 4.956 13,26 657,17
Tổng 190.067 19.990,27 210.347 25.900,09 248.789 33.574,63
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 73 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
BẢNG 18: TỔNG HỢP THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN
KHI LÃI SUẤT BIẾN ĐỘNG
Đơn vị tính: Triệu đồng
NĂM
CHỈ TIÊU
2005 2006 2007
Khi lãi suất chưa biến động (trường hợp 1) 5.551,24 4.519,76 5.820,06
Khi lãi suất tăng 1% (trường hợp 2) 5.477,96 4.449,35 5.745,84
Khi lãi suất tăng không cùng mức độ (trường hợp 3) 3.613,93 2.381,09 3.295,05
(Nguồn: Nguồn vốn NHNo & PTNT Trà Ôn qua 3 năm 2005 – 2007)
Trường hợp 1: Thể hiện thu nhập từ lãi với mức lãi suất trung bình ở
bảng 15.
Trường hợp 2: Nếu như lãi suất thị trường tăng 1% cho khoản mục tài
sản và nguồn vốn huy động thì thu nhập thuần từ lãi của NHNo & PTNT Trà Ôn
qua 3 năm sẽ biến động như ở bảng 16. Nếu như không xét đến các khoản mục
chi phí và thu nhập ngoài lãi suất khác thì thu nhập từ lãi của ngân hàng sẽ tăng ít
hơn so với chi phí về lãi suất, từ đó làm cho thu nhập từ lãi sẽ giảm xuống. Tuy
nhiên qua bảng 18 thì thu nhập thuần năm 2005 là 5.477,96 triệu đồng giảm
73,28 triệu đồng so với trường hợp 1 (khi lãi suất chưa thay đổi), năm 2006 là
4.449,35 triệu đồng giảm 70,41 triệu đồng so với trường hợp 1 (khi lãi suất chưa
thay đổi), năm 2007 là 5.745,84 triệu đồng so với trường hợp 1 (khi lãi suất chưa
thay đổi). Ta thấy chênh lệch nhạy cảm càng hẹp về sau, nên rủi ro lãi suất càng
giảm. Lúc này ngân hàng sẽ phải gánh chịu rủi ro lãi suất và chấp nhận lỗ một
khoản tiền bằng hiệu số chênh lệch của thu nhập thuần từ lãi suất trong hai
trường hợp ở bảng 15 – bảng 16.
Trường hợp 3: Khi lãi suất tăng lên nhưng không cùng mức độ thì thu
nhập của ngân hàng sẽ thay đổi thì được biểu hiện ở bảng 17.
Khi lãi suất tăng nhưng không cùng mức độ trên tài sản và nguồn vốn dẫn
đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn giảm 1% (lãi suất
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 74 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
cho vay < lãi suất huy động). Khi đó, thu nhập từ lãi tăng nhưng mức độ chậm
hơn chi phí từ lãi làm cho thu nhập từ lãi giảm so với hai trường hợp 1 và 2.
Nếu như lãi suất của những tài sản nhạy cảm tăng lên 0,5%/năm và lãi
suất của những khoản nguồn vốn tăng lên 1,5%/năm thì ngân hàng hiện có mức
nhạy cảm nguồn vốn sẽ chỉ nhận được mức thu nhập lãi nhỏ hơn 2 trường hợp ở
bảng 15 và bảng 16. Cụ thể, năm 2005 là 3.613,93 triệu đồng, lỗ 1.937,31 triệu
đồng so với trường hợp 1 (khi lãi suất chưa biến động); năm 2006 là 2.381,09
triệu đồng, lỗ 2.138,67 triệu đồng so với trường hợp 1 (khi lãi suất chưa biến
động); năm 2007 là 3.295,05 triệu đồng, lỗ 2.525,01 triệu đồng so với trường hợp
1 (khi lãi suất chưa biến động).
Tuy nhiên, năm 2006 và năm 2007 so với năm 2005 thì lợi nhuận ròng
giảm vào năm 2006 và tăng trở lại vào năm 2007 ở cả 3 trường hợp, mức độ tăng
như vậy là do năm 2006 ngân hàng tăng lãi suất cạnh tranh chậm so với lãi suất
thay đổi của thị trường và làm cho thu nhập ròng cũng giảm theo. Tuy nhiên,
năm 2007 có sự tăng trở lại là do hoạt động tích cực của ngân hàng và áp dụng
lãi suất thỏa thuận nên chênh lệch nhạy cảm lãi suất thu hẹp dẫn đến rủi ro lãi
suất giảm dần.
Như vậy, khi ngân hàng đang ở trong trạng thái nhạy cảm nguồn vốn
(nguồn vốn nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất) lãi suất tăng
nhưng không cùng mức độ dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất
huy động giảm 1% thì thu nhập thuần từ tiền lãi giảm. Qua việc phân tích sự ảnh
hưởng của lãi suất đến thu nhập của ngân hàng như trên, chúng ta cũng thấy được
rằng: NHNo & PTNT Trà Ôn vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Vì thế
khi lãi suất thay đổi, ngân hàng phải chịu rủi ro cả hai phía bên nguồn vốn và bên
tài sản. Ban giám đốc ngân hàng cần phải quyết định xem sẽ chấp nhận hay sẽ
đối phó với rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ro hoặc bằng những
công cụ nào cho phù hợp để đem lại hiệu quả cao trong hoạt động của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 75 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo
& PTNT HUYỆN TRÀ ÔN
4.1. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN
TẠI
Trong hoạt động của ngân hàng, vấn đề quản trị rủi ro lãi suất là rất phức
tạp trước tình hình biến động lãi suất, nhưng NHNo & PTNT Trà Ôn đã bước đầu
thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất. Mặc dù có những khó
khăn, nhưng ngân hàng đã làm được những mặt tích cực trong công tác quản trị
rủi ro lãi suất.
Trước sự diễn biến phức tạp của lãi suất trong những năm qua, đặc biệt là
cuộc chạy đua lãi suất năm 2005 đến năm 2007 làm cho các ngân hàng bối rối,
nhưng dưới sự quản trị linh hoạt, hiệu quả trong việc điều hành lãi suất làm cho
hoạt động huy động và cho vay các loại tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
của ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định góp phần quan trọng trong giữ vững cơ
cấu của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm nói trên.
Để thu hút vốn huy động thì Ban lãnh đạo và các cán bộ ngân hàng đã nỗ
lực rất nhiều cùng với việc áp dụng các biện pháp quảng cáo, thông tin, tuyên
truyền, nhất là áp dụng các hình thức huy động và cho vay hấp dẫn phù hợp với
lợi ích của ngân hàng và cả khách hàng. Cho nên ngân hàng NHNo & PTNT Trà
Ôn chiếm hơn 99% thị phần trên địa bàn. Chiếm ưu thế hơn cả là ngân hàng
thương mại duy nhất trên địa bàn cùng với thương hiệu Agribank mang phồn
thịnh đến với mọi nhà. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã tận dụng được chiến
lược quảng bá thu hút khách hàng quan tâm đến với ngân hàng.
Chính những mặt tích cực đó làm cho cơ cấu của tài sản và nguồn vốn
nhạy cảm lãi suất ổn định cụ thể làm cho hệ số rủi ro lãi suất năm 2005 là 0,75;
năm 2006 là 0,81; năm 2007 là 0,78 tức chênh lệch nhạy cảm càng hẹp lại thì rủi
ro lãi suất càng giảm tạo nên tính ổn định trong hoạt động đạt mục tiêu lợi nhuận
của ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 76 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ giúp NHNo & PTNT Trà Ôn hạn chế
được phần nào rủi ro lãi suất và hiện tại công tác quản lý rủi ro của ngân hàng
vẫn còn những hạn chế cơ bản như sau:
Một là, chưa có sự quan tâm toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất của bộ
máy lãnh đạo ngân hàng. Sự thiếu quan tâm thể hiện ở chỗ ngân hàng chưa xây
dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, chưa có những quy định cụ thể,
những nội dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro…
Trong thời gian qua, mặc dù lãi suất thị trường Việt Nam có nhiều biến
động, nhưng thực tế mức độ dao động không quá lớn nên những thiệt hại do rủi
ro lãi suất của ngân hàng chưa nhiều. Tuy nhiên, kinh nghiệm tại một số quốc gia
cho thấy, những cú sốc lớn về lãi suất có thể gây nên những hậu quả hết sức
nghiêm trọng đối với ngân hàng và nền kinh tế nói chung. Nếu không nhận thức
đầy đủ về loại rủi ro này NHNo & PTNT Trà Ôn có thề không có những chuẩn bị
cần thiết, tạo cho mình khả năng chống đỡ trước những biến động lớn của thị
trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế, tài chính quốc tế hiện nay.
Hai là, trong nhận thức về rủi ro lãi suất NHNo & PTNT Trà Ôn mới chỉ
dừng lại ở nhận định là ngân hàng có rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trường thay
đổi nhưng chưa đo lường đánh giá cụ thể mức rủi ro là bao nhiêu lãi suất biến
động theo chiều hướng nào sẽ gây ra thiệt hại cho ngân hàng… Hiện nay, các
ngân hàng mại tại nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp,
mô hình để lượng hóa rủi ro lãi suất phù hợp với trình độ của từng ngân hàng và
quy định của cơ quan quản lý ở từng nước. Mặc dù mỗi mô hình đo lường rủi ro
lãi suất đều có mặt hạn chế nhất định, nhưng việc sử dụng những mô hình này có
thể giúp NHNo & PTNT Trà Ôn xác định một cách cụ thể những thiệt hại cả
trong quá khứ, hiện tại và dự tính thiệt hại trong tương lai mỗi khi lãi suất thị
trường biến động. Những tính toán này sẽ là cơ sở cần thiết để ngân hàng áp
dụng các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế thấp nhất những tổn thất có thể xảy
ra. Tuy nhiên, do chưa thực hiện việc lượng hóa rủi ro lãi suất vì chưa có đủ điều
kiện cần thiết nên các biện pháp mà NHNo & PTNT Trà Ôn đã sử dụng để kiểm
soát loại rủi ro này chỉ dựa trên cảm tính và chưa hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 77 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Ba là, NHNo & PTNT Trà Ôn chưa thực hiện một cách toàn diện những
biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro lãi suất. Cụ thể, về các biện pháp nội
bảng, chủ yếu ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng chính sách lãi suất thả
nổi trong cho vay trung – dài hạn mà chưa có biện pháp tích cực để duy trì sự cân
xứng về kỳ hạn của tài sản và nguồn vốn. Về các biện pháp ngoại bảng: cho đến
nay, hầu hết các ngân hàng hoàn toàn chưa ứng dụng các nghiệp vụ phái sinh
trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Hiện tại, ngân hàng Nhà nước đã ban hành quy chế thực hiện giao dịch
hoán đổi lãi suất, trong đó quy định những điều kiện cụ thể đối với các tổ chức
tín dụng thực hiện giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, NHNo & PTNT Trà Ôn vẫn
chưa chuẩn bị đầy đủ những điều kiện này. Chẳng hạn, một trong những điều
kiện quy định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình
thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi
ro” thì hiện nay chưa được xúc tiến tại ngân hàng.
4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN
Sau khi nhận biết và lượng hóa các rủi ro lãi suất bằng kinh nghiệm, công
thức, mô hình khác nhau để thấy được những mặt làm được và những mặt tồn tại
nói trên, thì việc quan tâm và làm như thế nào để có thể hạn chế những mặt tồn
tại nói trên là rất quan trọng vì nó giúp ta có thể đạt được lợi nhuận đề ra, thì
chính bản thân NHNo & PTNT Trà Ôn phải có những biện pháp và sử dụng các
công cụ khác nhau để điều tiết giảm thiểu rủi ro về lãi suất trong hoạt động ngân
hàng. Việc sử dụng các biện pháp, công cụ điều tiết lãi suất như thế nào phụ
thuộc rất nhiều vào chiến lược về quản lý rủi ro của ngân hàng cũng như khả
năng phân tích, dự báo xu hướng thay đổi của lãi suất trên thị trường. Ngân hàng
vẫn có thể chấp nhận rủi ro, không sử dụng hay chỉ sử dụng các biện pháp điều
tiết rủi ro lãi suất ở một quy mô nhất định nếu như họ tin rằng xu thế của lãi suất
thị trường sẽ theo chiều hướng có lợi cho ngân hàng và nếu rủi ro có xảy ra thì đó
là điều đã được lường trước và nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của ngân hàng,
ngân hàng chấp nhận được rủi ro này.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 78 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Ta thấy qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 thì NHNo & PTNT Trà Ôn
luôn ở trạng thái nhạy cảm nguồn vốn tức tài sản nhạy cảm lãi suất luôn nhỏ hơn
nguồn vốn nhạy cảm lãi suất nhưng ở mức chênh lệch không quá cao. Nhưng nó
cũng ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng tức giảm lợi nhuận ròng
do thu từ lãi suất ở trạng thái tăng năm 2005, nhưng giảm vào năm 2006 và tăng
mạnh trở lại vào năm 2007 do tác động mạnh của lãi suất thị trường. Do đó để
đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn thì chúng ta phải có sự điều chỉnh lại cơ
cấu của tài sản và nguồn vốn nhạy cảm lãi suất để giảm thiểu rủi ro lãi suất. Bởi
vì, qua dự báo của các chuyên gia kinh tế Việt Nam và thế giới thì lãi suất có xu
hướng tăng không vì mục đích đáp ứng nhu cầu vốn của dân cư mà lãi suất tăng
do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng Việt Nam hiện
nay. Sự tăng lên của lãi suất như vậy sẽ để lại nhiều nguyên nhân và hậu quả như:
khủng hoảng tài chính (thực chứng là nền kinh tế Mỹ trong những tháng cuối
năm 2007 và đầu năm 2008 bước vào giai đoạn suy thoái, nhất là khi mà nền tài
chính Mỹ lại rơi vào sự khủng hoảng), lạm phát tăng, đời sống xã hội bắt đầu có
những biến đổi không ngừng (chiến tranh, đối nghèo vì khủng hoảng tiền tệ và
giá cả, thiếu lương thực…)…
Do chưa được phép sử dụng các công cụ hiện đại về lãi suất, nên các ngân
hàng chủ yếu thực hiện biện pháp tái cấu trúc lại tài sản và nguồn vốn của ngân
hàng để hạn chế rủi ro lãi suất. Chỉ với cách này ngân hàng có thể hạn chế được
rủi ro lãi suất, nhưng lại dẫn đến hạn chế mục tiêu của ngân hàng trong việc thay
đổi cơ cấu tài sản và nguồn vốn và tốn kém nhiều chi phí. Các biện pháp hạn chế
rủi ro lãi suất của ngân hàng thực tế hiện nay bao gồm:
4.2.1. Điều chỉnh cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn
Trong những thời kỳ ngân hàng thấy xu hướng lãi suất giảm, nhà quản trị
ngân hàng đã thay đổi cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn theo xu hướng: giảm thời
gian tồn tại của nguồn vốn, tức là giảm thời hạn huy động vốn có thời hạn lâu dài
và tổng thời gian tồn tại của tài sản, tức là kéo dài thời gian cho vay.
Mặc khác, khi nhận thấy xu hướng tăng, các nhà quản trị đã thay đổi cơ
cấu của tài sản và nguồn vốn theo hướng: kéo dài thời gian tồn tại của nguồn
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 79 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
vốn, tức là tăng thời hạn huy động vốn có thời hạn và thời gian tồn tại của tài sản,
tức là giảm thời gian cho vay. Còn đối với NHNo & PTNT Trà Ôn đang trong
trạng thái nhạy cảm nguồn vốn và với tình hình lãi suất biến động tăng mạnh như
hiện nay thì có một trong hai cách là:
4.2.1.1. Kéo dài thời gian tồn tại của nguồn vốn (tức là tăng thời gian
huy động vốn có thời hạn)
- Hoán đổi các khoản mục nguồn vốn: NHNo & PTNT Trà Ôn cũng có thể
làm cho độ co giãn lãi suất của nguồn vốn được giảm xuống để cân bằng hoặc
tiến tới cân bằng với bên tài sản thông qua việc chuyển đổi một số khoản mục
của nguồn vốn. Chẳng hạn, NHNo & PTNT Trà Ôn có thể trả lãi các khoản vay
thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất biến đổi và thay vào
đó là các khoản vay thị trường liên ngân hàng (hoặc vay tái cấp vốn) với lãi suất
cố định. Như vậy, ngân hàng sẽ đạt được mục tiêu giảm rủi ro lãi suất của mình.
Độ co giãn của lãi suất chuyển đổi cũng như khối lượng của khoản mục nguồn
vốn này sẽ quyết định độ co giãn lãi suất chung toàn bộ nguồn vốn giảm xuống
được bao nhiêu, có đạt mục tiêu cân bằng hay giảm chênh lệch với bên tài sản
hay không.
- Tăng quy mô cân số (tăng tổng nguồn vốn, tăng tổng tài sản). Nếu như các
biện pháp chuyển đổi khoản mục tài sản hay nguồn vốn không đem lại kết quả
điều tiết rủi ro lãi suất như mong muốn hoặc mới chỉ đạt một phần yêu cầu thì
ngân hàng phải sử dụng biện pháp tăng quy mô cân số với mục đích đồng thời
tăng độ co giãn lãi suất một bên bảng cân đối và giảm độ co giãn lãi suất của bên
kia. Chẳng hạn, khi độ co giãn lãi suất của tài sản quá cao so với nguồn vốn thì
ngân hàng có thể huy động vốn vay ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng (với
lãi suất biến đổi) để rồi đem đầu tư lại cho các sản phẩm có lãi suất cố định (độ
co giãn lãi suất bằng 0). Tuy nhiên, sử dụng biện pháp này cần hết sức thận trọng
vì có những hạn chế nhất định.
Quy mô tổng nguồn vốn/tổng tài sản tăng lên sẽ có thể làm thay đổi cơ cấu
và hàng loạt chỉ số hoạt động, các tỷ lệ an toàn khác mà ngân hàng phải đảm bảo
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 80 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
tuân thủ. Do vậy, cần tính toán kỹ và sử dụng biện pháp này ở mức độ tương đối
hạn chế.
4.2.1.2. Giảm thời gian tồn tại của tài sản (tức là thời gian cho vay có
thời hạn)
Hoán đổi các khoản mục đầu tư: với việc hoán đổi một số khoản mục
trong doanh mục đầu tư (sử dụng vốn), ngân hàng có thể làm tăng độ co giãn của
lãi suất cố định sang một số doanh mục đầu tư có lãi suất biến đổi. Theo đó,
NHNo & PTNT Trà Ôn có thể thỏa thuận với khách hàng về một lãi suất linh
hoạt, không cố định và được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1
năm. Điều này sẽ giúp cho độ co giãn lãi suất của toàn bộ tài sản tăng lên, bớt
chênh lệch với độ co giãn lãi suất của toàn bộ nguồn vốn. Độ co giãn của lãi suất
địch chuyển này sẽ quyết định co giãn lãi suất chung của toàn bộ tài sản tăng
được bao nhiêu, có đạt mục tiêu giảm rủi ro lãi suất hay không.
4.2.2. Ngân hàng thực hiện cân đối phù hợp về mặt thời gian giữa tài sản
và nguồn vốn
Một ngân hàng đã chủ động tìm kiếm các dự án có sự trùng hợp giữa thời
gian của tài sản và nguồn vốn. Cụ thể, một số ngân hàng đã đa dạng hóa các kỳ
hạn gửi tiền không kỳ hạn, kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng… và các kỳ hạn cho
vay tương ứng. Sự tương ứng giữ kỳ hạn huy động vốn và cho vay một mặt đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng, mặt khác giúp cho ngân hàng hạn chế được
rủi ro lãi suất.
4.2.3. Giải pháp về kỳ định giá của ngân hàng
Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn nhất định đã phản ánh
sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản và nguồn vốn trong cùng một nhóm. Do
đó, để hạn chế vấn đề này, ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống mạng nội
bộ Online, vì khi đó ngân hàng có thể định giá tài sản tại bất cứ thời điểm nào.
Xét từ gốc độ này thì mô hình định giá lại trong quản trị rủi ro lãi suất của ngân
hàng trở nên có ý nghĩa thực tế hơn.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 81 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
4.2.4. Áp dụng nghiệp vụ đảm bảo rủi ro lãi suất
Với sự ra đời của các công cụ hiện đại như công cụ kỳ hạn về lãi suất,
hoán đổi tiền gửi sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng có thể giảm được rủi ro lãi suất
nhưng ít tốn kém và không nhất thiết phải điều chỉnh cơ cấu lại tài sản và nguồn
vốn. Bên cạnh đó, thị trường tài chính Việt Nam kém phát triển cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến việc áp dụng các kỹ thuật quan hệ rủi ro lãi suất, gây khó khăn
cho việc hạn chế rủi ro lãi suất của ngân hàng chủ yếu là tái cấu trúc tài sản và
nguồn vốn cho phù hợp với mức tăng hoặc giảm lãi suất thị trường.
Với thực trạng hoạt động của ngân hàng hiện nay, thiết nghỉ việc nhận biết
và ứng dụng các phương pháp quản trị rủi ro lãi suất nhằm giảm rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. NHNo & PTNT Trà Ôn cần
nghiên cứu kĩ các phương pháp để lựa chọn, ứng dụng vào thực tiễn hoạt động
kinh doanh của mình.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 82 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Trong những năm qua NHNo & PTNT Trà Ôn đã đóng góp tích cực vào
sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của
nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước,
gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho người lao động. Ngoài mục tiêu kinh doanh
mang lại lợi nhuận, ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản
suất, đảm bảo đời sống và có cơ hội vươn lên làm giàu, có những đóng góp tích
cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao
đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn.
Đứng trước sự phát triển của nền kinh tế trong nước và trên thế giới thì
vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi ngân hàng là hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên
muốn đạt được hiệu quả kinh tế như mong muốn đòi hỏi các ngân hàng không
ngừng nỗ lực hơn nữa, khắc phụ những khó khăn và hạn chế của mình để vươn
lên phát triển. Đây cũng chính là sự nỗ lực của NHNo & PTNT Trà Ôn trong thời
gian qua. Bằng chính nghị lực của mình, ngân hàng đã vượt qua bao nhiêu khó
khăn về biến động của nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh của ngân hàng
thương mại khác ngoài huyện, chi nhánh đã trở thành một trong những ngân hàng
quan trọng hiện nay. Phấn đấu theo phương châm đã đề ra cho định hướng hoạt
động trong tương lai: “phát huy truyền thống và nội lực nâng cao tầm vị thế, tăng
nguồn vốn – tăng trưởng tín dụng an toàn phục vụ đầu tư và sản xuất kinh doanh,
góp phần phát triển kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Trong ba năm,
ngân hàng đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, phục vụ ngày càng tốt hơn cho
công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Để đạt được những thành tựu đó, NHNo & PTNT Trà Ôn đã luôn quan
tâm đến công tác quản trị rủi ro của mình, bởi vì hoạt động của ngành ngân hàng
luôn có sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro lãi suất. Một trong những loại hình
rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng thường xuyên phải đối mặt là rủi ro lãi suất. Do đó,
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 83 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
việc quản trị rủi ro lãi suất là một việc làm cần thiết đối với mỗi ngân hàng trong
giai đoạn hiện nay và NHNo & PTNT Trà Ôn nói riêng. Qua quá trình phân tích,
chuyên đề đã khái quát hóa một phần nào đó về thực trạng rủi ro lãi suất của
ngân hàng, cũng như vấn đề đã được và chưa được giải quyết. Từ đó các nhà
quản trị ngân hàng có thể có những chiến lược phản ứng với sự biến động của lãi
suất thị trường nhằm hạn chế tối đa rủi ro lãi suất, đồng thời tối đa hóa mục tiêu
lợi nhuận của ngân hàng mình.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với NHNo & PTNT Trà Ôn
Một là: Trong bối cảnh lãi suất thị trường có xu hướng biến động nhiều
hơn, cần có sự quan tâm của bộ máy lãnh đạo và cán bộ ngân hàng trong nhận
thức một cách toàn diện về quản lý rủi ro lãi suất, trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng, như xây dựng một chính sách quản lý rủi ro lãi suất, có những nội
dung cần thực hiện trong quá trình quản lý rủi ro… Đặc biệt trong xu thế hội
nhập kinh tế tài chính quốc tế hiện nay vì trên thực tế muốn biết được mức độ tổn
thất của rủi ro lãi suất để có biện pháp phòng chống thì NHNo & PTNT Trà Ôn
cần phải tính toán được rủi ro lãi suất tác động như thế nào đến thu nhập ròng
cũng như giá trị tài sản của ngân hàng. Để xác định một cách chính xác những
tác động này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản –
nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời phải có những kiến thức nhất định về tài
chính để nắm vững những kỹ thuật đo lường rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng các
mô hình. Đối với NHNo & PTNT Trà Ôn, đây là vấn đề tương đối mới và phần
lớn cán bộ nhân viên ngân hàng điều chưa được trang bị những kiến thức này.
Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ nhân viên ngân hàng về mặt
nghiệp vụ phái sinh như giao dịch kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn… vẫn còn hạn
chế. Ngân hàng chưa có đội ngũ nhân viên am hiểu những kiến thức về tài chính,
pháp lý, về thị trường giao dịch, đặc biệt là kỹ thuật định giá các công cụ tài
chính phái sinh, và đây là một trong những nguyên nhân gây trở ngại trong việc
triển khai các nghiệp vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 84 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
Hai là: Tổ chức bộ phận chuyên trách thực hiện việc đo lường, đánh giá
rủi ro là công việc tương đối khó và đòi hỏi những kỹ thuật khá phức tạp. Công
việc này có một vị trí quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro lãi suất của ngân
hàng nên thường do một bộ phận chuyên trách thực hiện. Cần sự quan tâm đến
việc đo lường, đánh giá rủi ro lãi suất, cần được phân công cụ thể cho bộ phận
nào trong ngân hàng nghiên cứu thực hiện.
Ba là: Hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của ngân hàng cần được đáp
ứng yêu cầu quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng trong xu thế hội nhập
quốc tế. Cần chuẩn bị những điều kiện cụ thể để ứng dụng các nghiệp vụ phái
sinh trong phòng ngừa rủi ro lãi suất. Chẳng hạn, một trong những điều kiện quy
định trong quy chế là các tổ chức tín dụng phải “xây dựng quy trình thực hiện
giao dịch hoán đổi lãi suất, trong đó gồm cả biện pháp phòng ngừa rủi ro” thì cần
được xúc tiến tại ngân hàng trong tương lai.
Tóm lại: Để tăng cường quản lý rủi ro lãi suất nhằm giảm thiểu những tổn
thất đối với NHNo & PTNT Trà Ôn từ loại rủi ro này, đòi hỏi trong thời gian tới,
NHNo & PTNT Trà Ôn cần quan tâm tìm hiểu những nguyên nhân gây hạn chế,
trên cơ sở đó nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết, nhanh chóng khắc phục
những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý rủi ro lãi suất
5.2.2. Đối với ngân hàng cấp trên
Ngân hàng Nhà nước tăng cường quan tâm chỉ đạo và hổ trợ cho công tác
quản trị rủi ro của các NHTM thông qua việc phổ biến kinh nghiệm về quản lý
rủi ro của các ngân hàng trong và ngoài nước, ban hành các văn bản thống nhất
về quản lý rủi ro và biện pháp chế tài nghiêm túc các NHTM không tuân thủ các
quy định này. Hỗ trợ các NHTM trong việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ nghiệp
vụ. NHNN cần thực hiện hiệu quả chức năng quản lý Nhà nước ở lĩnh vực là đầu
mối soạn thảo và ban hành các văn bản thống nhất về quản lý rủi ro trong hoạt
động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, tuân thủ những tiêu chí hướng dẫn
trong hệ thống quản lý rủi ro của Ủy ban Basel, những tiêu chí đang được hầu hết
các ngân hàng thương mại trên thế giới áp dụng. Bên cạnh đó, NHNN trên cơ sở
nghiên cứu cập nhật số liệu báo cáo thống kê từ các ngành, để đưa ra dự báo về
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 85 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
xu hướng phát triển, rủi ro có thể gặp của các ngành kinh tế từ đó các NHTM có
định hướng đầu tư một cách hiệu quả hạn chế được rủi ro.
5.2.3. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương
Cần có cơ quan dự báo sự thay đổi của lãi suất: Việc đo lường rủi ro lãi
suất không nhằm đánh giá những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu trong quá
khứ, trong điều kiện lãi suất thị trường biến động mà quan trọng hơn, giúp các
ngân hàng dự tính được những thiệt hại có thể phát sinh trong tương lai, qua đó
giúp ngân hàng lựa chọn những giải pháp phòng ngừa một cách có hiệu quả
những rủi ro này. Để dự tính chính xác mức độ thiệt hại của ngân hàng khi lãi
suất thị trường biến động thì một trong những vấn đề quan trọng là phải dự báo
chính xác mức độ biến động của lãi suất trong tương lai. Cho đến nay, tại Việt
Nam chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm thực hiện dự báo xu hướng biến động
của những biến số vĩ mô quan trọng, trong đó có lãi suất. Đây cũng là một trở
ngại không nhỏ đối với các ngân hàng trong việc lượng hóa rủi ro lãi suất một
cách chính xác.
Chưa hoàn thiện các văn bản pháp lý về việc đo lường và quản trị rủi ro
lãi suất tại các ngân hàng thương mại: Cho đến nay, trong các văn bản pháp luật
về hoạt động ngân hàng chưa có văn bản nào quy định về quản lý, đo lường rủi
ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, kể cả trong quy chế giám sát và thanh
tra ngân hàng Nhà nước cũng chưa có quy định nội dung giám sát này. Một khi
cơ quan quản lý chưa có yêu cầu cụ thể thì các ngân hàng thương mại chưa thể
nhận thức đầy đủ về sự cần thiết cũng như cách thức thực hiện việc quản lý rủi ro
lãi suất và đây cũng chính là một điểm hạn chế cho việc lượng hóa rủi ro lãi suất
tại các ngân hàng thương mại.
Mặc khác, các văn bản pháp lý về nghiệp vụ phái sinh cũng chưa được
hoàn thiện. Hiện tại, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản quy định về nghiệp vụ
phái sinh ngoại tệ như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, đối với nghiệp vụ
phái sinh lãi suất mới chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất, chưa có văn bản pháp lý
nào được ban hành để hướng dẫn các NHTM thực hiện các nghiệp vụ phái sinh
về lãi suất khác như kỳ hạn tiền gửi (FFD), kỳ hạn với các giao dịch phái sinh về
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 86 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
chứng khoán như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn trái phiếu, cổ phiếu cũng chưa có
cơ sở pháp lý để thực hiện tại Việt Nam.
Thị trường tài chính – tiền tệ chưa phát triển: Dưới sự quản lý của NHNN
cần tác động thúc đẩy thị trường tài chính phát triển và hiện đại, thị trường sẽ làm
cho các công cụ thị trường phát huy tác dụng, trong đó bao gồm cả lãi suất. Cần
đa dạng hóa các chủng loại công cụ tài chính. Thị trường tiền tệ phát triển sẽ là
nơi cung cấp những thông tin quan trọng về mức lãi suất ngắn hạn để có thể trở
thành đường cong lãi suất, làm cơ sở cho việc dự báo lãi suất của thị trường cũng
như việc định giá các trái phiếu có lãi suất cố định và các hợp đồng phái sinh
giúp NHNo & PTNT trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa
rủi ro lãi suất có hiệu quả.
Luận văn tốt nghiệp
GVHD: Hứa Thanh Xuân - 87 - SVTH: Lê Thị Đặng
MSSV:4043205
TÀI LIỆU THAM KHẢO
------------------------------
1. Ts. Lê Văn Tư. Quản trị ngân hàng thương mại (2001), NXB Tài Chính.
2. Ts. Nguyễn Văn Tiến. Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
của ngân hàng, NXB Thống Kê.
3. Peter S.Rose. Quản trị ngân hàng thương mại (2001), NXB Tài Chính.
4. Ths. Thái Văn Đại. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại (2005), tủ sách
trường Đại học Cần Thơ.
5. Đoàn Thị Cẩm Vân. Tài chính tiền tệ 1 (tháng 1 năm 2006), tủ sách trường
Đại học Cần Thơ.
6. Tạp chí ngân hàng. Từ năm 2002 đến năm 2008
7. Một số tài liệu, bài viết có liên quan từ mạng Internet.
Danh mục từ viết tắc
NHNo & PTNT: ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn
NHNN: ngân hàng Nhà Nước
NHTM: ngân hàng thương mại
CBCNV: cán bộ công nhân viên
PGĐ: Phó Giám đốc
VNĐ: Việt Nam đồng
Mục lục
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU...............................................................................1
1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................3
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.....................................................................4
1.6. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.8
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN.......................................................................8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................20
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ RỦI
RO LÃI SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN ..............................................22
3.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNT TRÀ ÔN.......................................22
3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT VÀ THỰC
TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHNo TRÀ ÔN TRONG 3 NĂM...........35
3.2.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn, tài sản và nguồn vốn nhạy
cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn...................................................35
3.2.2. Phân tích tình hình biến động của tài sản, nhu cầu vốn và nguồn vốn
nhạy cảm với lãi suất tại NHNo & PTNT Trà Ôn..........................................49
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI
NHNo & PTNT HUYỆN TRÀ ÔN .................................................................75
4.1. NHẬN XÉT VỀ NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ NHỮNG MẶT TỒN
TẠI...................................................................................................................75
4.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN .............................................................77
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................82
5.1. KẾT LUẬN...............................................................................................82
5.2. KIẾN NGHỊ..............................................................................................83
Trang
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp này, trước hết tôi xin chân thành
cảm ơn các Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học
Cần Thơ đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học. Đặc
biệt là cô Hứa Thanh Xuân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn đến Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Trà Ôn, cùng cô chú và các anh chị trong phòng
Kế Toán đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực
tập tại Ngân hàng.
Tôi cũng vô cùng biết ơn các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu
cũng như động viên khuyến khích tôi suốt thời gian qua.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài Luận văn này nhưng có thể đề tài
vẫn còn nhiều thiếu sót, vì vậy tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp của
quý thầy cô, Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam chi nhánh Trà Ôn và các bạn sinh
viên nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này hơn.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Đặng
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Trà Ôn, ngày … tháng …năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…....................……………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2008
Giáo viên hướng dẫn
Hứa Thanh Xuân
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày …tháng …năm 2008
Giáo viên phản biện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 25 tháng 04 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Đặng
DANH MỤC BIỂU BẢNG
BẢNG 1: CÁC KHOẢN CHO VAY VÀ ĐI VAY VỚI THỜI HẠN 1 NĂM
LÃI SUẤT 4%/NĂM……………..………………………………………......12
BẢNG 2: CÁC KHOẢN CHO VAY VÀ ĐI VAY VỚI THỜI HẠN 2 NĂM
LÃI SUẤT 5%/NĂM…………..…………………………………………......12
BẢNG 3: SỰ THAY ĐỔI CỦA LÃI SUẤT ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU
NHẬP…....16
BẢNG 4: TÀI SẢN VỚI LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH NHIỀU HƠN NGUỒN VỐN
CÓ LÃI SUẤT CỐ ĐỊNH………….…………………………………….......17
BẢNG 5: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM…..……………………………………………………………...27
BẢNG 6: CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRONG NĂM 2008……...….........33
BẢNG 7: TÌNH HÌNH TÀI SẢN TẠI NHNo TRÀ ÔN QUA 3 NĂM.....…..37
BẢNG 8: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo TRÀ ÔN QUA 3 NĂM......41
BẢNG 9:TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo TRÀ ÔN QUA 3
NĂM.................................................................................................................45
BẢNG 10: TÌNH HÌNH TÀI SẢN BIẾN ĐỘNG LÃI SUẤT QUA 3 NĂM .50
BẢNG 11: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT CỦA
NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM (2005-2007)……………………….57
BẢNG 12: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI
SUẤT CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM ......…………………...62
BẢNG 13: THU TỪ LÃI SUẤT CỦA NHNo TRÀ ÔN QUA 3 NĂM……...66
BẢNG 14: CHI CHO LÃI SUẤT CỦA NHNo TRÀ ÔN QUA 3 NĂM.........67
BẢNG 15: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT TB
QUA 3 NĂM …………………………………………………………………70
BẢNG 16: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT
THAY ĐỔI 1%/NĂM QUA 3 NĂM………………………............................71
BẢNG 17: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA THU NHẬP VỚI LÃI SUẤT
CỦA TÀI SẢN THAY ĐỔI TĂNG 0.5%/NĂM VÀ KHOẢN MỤC NGUỒN
VỐN THAY ĐỔI TĂNG 1.5%/NĂMQUA 3 NĂM .......................................72
BẢNG 18: TỔNG HỢP THU NHẬP TỪ TIỀN LÃI CỦA NHNo & PTNT
TRÀ ÔN KHI LÃI SUẤT BIẾN ĐỘNG…..…………………………………73
Trang
DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH TẠI HỘI SỞ HUYỆN
NHNo & PTNT TRÀ ÔN…………………………………………………….25
DANH MỤC HÌNH
HÌNH 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT
TRÀ ÔN QUA 3 NĂM……………………………………………………….28
HÌNH 2: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TÀI SẢN TẠI NHNo & PTNTN
TRÀ ÔN QUA 3 NĂM ………………………………………………………38
HÌNH 3: KHÁI QUÁT CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NHNo & PTNT TRÀ
ÔN QUA 3 NĂM …………………………………………………………….41
HÌNH 4: KHÁI QUÁT VỀ VỐN HUY ĐỘNG CỦA NHNo & PTNT TRÀ ÔN
QUA 3 NĂM …………………………………………………………….......46
HÌNH 5: TÌNH HÌNH CHO VAY NGẮN HẠN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT
TẠI NHNo & PTNT TRÀ ÔN QUA 3 NĂM ……………………………….51
HÌNH 6: TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT TẠI
NHNo & PTNT TRÀ ÔN TRONG 3 NĂM …………………………………58
Trang
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LÃI
SUẤT TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI
SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRÀ ÔN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Hứa Thanh Xuân Lê Thị Đặng
MSSV : 4043205
Lớp: Kế toán 02 – K30
Cần Thơ,2008
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình biến động lãi suất tín dụng và quản trị rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Trà Ôn.pdf