Trong 3 năm qua, NHN0&PTNT chi nhánh Thành Sen đã có nhiều nỗ
lực và trên thực tế đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận: Trước hết
đó là sự nỗ lực trong việc tạo lập nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự huy
động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, năm 2009 là
49.652 triệu đồng và đến năm 2011 số lượng nguồn vốn tự huy động lên đến
con số là 117.041 triệu đồng. Cùng với huy động vốn thì hoạt động sử dụng
vốn của Ngân hàng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là: Địa b àn
cho vay được mở rộng, đối tượng cho vay ngày càng lớn, số lượng người vay
ngày càng nhiều. Năm 2011 chi nhánh đã cho 10.216 lượt hộ vay vốn để sản
xuất kinh doanh, doanh số thu nợ đạt 146.151 triệu đồng, đây chính là thành
quả cao nhất của Ngân hàng huyện trong mấy năm trở lại đây, được xếp thứ
nhất toàn tỉnh. Vốn vay giúp các nông hộ sản xuất, khôi phục một số làng
nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn
rỗi, tăng thu nhập, từng bước cải thiện và ổn định đời sống. Bên cạnh đó chi
nhánh đã không ngừng đổi mới, cải tiến thủ tục cho vay nhằm phục vụ và đáp
ứng nhu cầu ngày càng lớn, một cách nhanh chóng và kịp thời từ đó khẳng
định hiệu quả kinh doanh và vai trò của Ngân hàng trong công tác cho vay,
góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế
xã hội của huyện nhà.
53 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Hà tĩnh chi nhánh Thành Sen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g dư nợ sản xuất và làm tốt công tác thu hồi vốn, điều đó đã tác động
tốt đến hai phía. Một bên là các hộ sản xuất (khách hàng) một bên là
NHNo&PTNT Thành Sen, các cán bộ công nhân viên đã đến từng hộ gia đình
cung ứng vốn đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế hộ, nhờ có nguồn vốn vay
mà các hộ gia đình đầu tư thâm canh đa dạng hóa ngành nghề, chuyên môn
hóa kết hợp với phát triển tổng hợp, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
tiên tiên, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hợp lý đã nâng cao năng suất,
sản lượng và đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác với sự có mặt của tín
dụng đã đem lại những khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng trong hoạt động
kinh doanh là tăng nguồn thu và tối thiểu hóa chi phí, nhìn vào lợi nhuận
người ta sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để thấy được
hiệu quả của hoạt động cho vay và mức ảnh hưởng của các hoạt động cho
vay tới ngân hàng ta xem xét ở bảng 2.2.
Qua bảng 2.2 kết quả kinh doanh cho thấy nguồn thu chủ yếu là thu nhập
từ các hoạt động tín dụng, tức thu lãi cho vay và từ điều chuyển vốn trong
năm 2010 chiếm tỷ trọng 96% trong tổng thu nhập, tăng 23.04%. Trong thu
từ lãi cho vay chiếm 97.75% tổng thu từ hoạt động kinh doanh tăng 21.28%
so với năm 2009, còn lại là thu bất thường và thu dịch vụ chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng thu nhập. Năm 2010 thu bất thường chiếm 3.41%, thu dịch vụ
0.59% trong tổng thu và tỷ lệ này đều tăng hơn so với năm 2009 tương ứng
với 65.51% và 70.13%. Như vậy năm 2010 tất cả các khoản thu nhập đều
tăng lên đã làm cho tổng thu tăng 23.81% tức tăng 4.379 triệu đồng. Trong
khi đó tốc độ tăng chi phí 22.08% tức tăng 3.110 triệu đồng, tăng mạnh nhất
là chi trả nguồn vốn huy động, năm 2010 trả lãi huy động đạt 5.116 triệu đồng
tăng 39.78% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ngân hàng đã thực hiện
nhiều biện pháp huy động vốn tốt nên làm cho nguồn vốn huy động tăng rất
cao như: đẩy mạnh tiếp thị, thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong giao tiếp,
đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ tận tình nhanh gọn, năng động
trong việc áp dụng cơ chế lãi suất huy động vốn cả nội tệ và ngoại tệ, đảm bảo
sức thu hút tiền gửi.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 31
BẢNG 2.2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM (2009-2011)
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Giá trị
(Tr.đ) Tỷ lệ (%)
+/-
(Tr.đ) Tỷ lệ (%)
+/-
(Tr.đ) Tỷ lệ (%)
I. TỔNG DƯ NỢ 132.874 164.510 194.317 31.636 23,81 29.807 18,12
II. TỔNG THU 18.002 100,00 22.381 100,00 25.914 100,00 4.379 25,07 3.533 15,78
1. Thu từ hoạt động TD 17.464 87,01 21.487 96,00 24.972 96,36 4.023 23,04 3.485 16,22
+ Thu lãi cho vay 17.318 99,16 21.004 97,75 24.441 97,87 3.686 21,28 3.437 16,36
+ Thu từ điều chuyển vốn 146 0,84 483 2,25 531 2,13 337 230,82 48 9,94
2. Thu bất thường 461 2,56 763 3,41 745 2,88 302 65,51 -18 -2,36
3. Thu dịch vụ 77 0,43 131 0,59 197 0,76 54 70,13 66 50,38
III. TỔNG CHI 14.085 100,00 17.195 100,00 20.378 100,00 3.110 22,08 3.183 18,51
1. Chi trả lãi NV HĐ 3.660 25,98 5.116 29,75 7.208 35,37 1.456 39,79 2.092 40,89
2. Chi lãi tiền vay cấp trên 5.107 36,26 6.028 35,06 6.611 32,44 921 18,03 583 9,67
3. Chi RR, BHTG 736 5,23 802 4,66 1.003 4,92 66 8,97 201 25,06
4. Chi cho HĐKD 3.080 21,87 3.429 19,94 3.594 17,64 349 11,33 165 4,81
5. Chi khác 1.502 10,66 1.820 10,59 1.962 9,63 318 21,17 142 7,80
IV. LỢI NHUẬN 3.917 - 5.192 - 5.536 - 1.275 32,55 344 6,63
(Nguồn: Báo cáo phòng kế toán Ngân hàng nông nghiệp Thành Sen)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 32
Đồng thời đây cũng là năm bắt đầu thực hiện gửi góp theo tháng và chi
phí trả lãi tiền vay cấp trên cũng tăng lên. Năm 2010 là 6.028 triệu đồng tăng
921 triệu đồng tức tăng 18,03% so với năm 2009. Chi phí này tăng ảnh hưởng
đến tăng chi phí, nên chi nhánh cần xem xét sự tăng của khoản này xuất phát
từ nguyên nhân khách quan hay chủ quan, để có biện pháp điều chỉnh giảm
thiểu chi phí. Do tốc độ tăng chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng thu nhập nên lợi
nhuận của ngân hàng năm 2010 đạt 5.192 triệu đồng tăng 1.275 triệu đồng so
với năm 2009. Cũng chính tốc độ tăng của thu nhập và chi phí chênh lệch
nhau rất lớn nên lợi nhuận năm nay tăng rất cao, đây là một thành quả đáng
mừng của chi nhánh. Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2010 trở đi bắt đầu
có các doanh nghiệp tư nhân vay vốn, còn trước đó chỉ có hộ sản xuất vay vốn
nên đã đẩy doanh số cho vay tăng cao và dĩ nhiên thu lãi cho vay cũng lớn
hơn, mặt khác DSCV cũng tăng sơ với năm 2009, bên cạnh đó nguồn vốn
hoạt động tăng những lãi suất huy động còn thấp. Sang năm 2011 lợi nhuận
của ngân hàng đạt 5.536 triệu đồng tăng 6,63% so với năm 2010, có được
điều này là do khối lượng giá trị thu nhập tăng nhanh hơn chi phí, năm 2011
thu nhập đạt 25.914 triệu đồng tăng 3.533 triệu đồng, chiếm hơn 15,78% so
với năm 2010, chi phí đạt 20.378 triệu đồng tăng 3.183 triệu đồng chiếm
18,51% so với năm 2010, tuy nhiên tốc độ tăng của chi phí cao hơn thu nhập
nên lợi nhuận năm 2011 đạt 5.536 triệu đồng tăng 344 triệu đồng chiếm
6,63% tỷ lệ này thấp hơn so với năm trước, trong đó thu nhập tăng vẫn từ hoạt
động tín dụng có tốc độ tăng 16,22% so với năm 2010. Chứng tỏ năm qua
ngân hàng đã mở rộng các khoản cho vay, áp dụng các biện pháp thu lãi có
hiệu quả, đa dạng các hình thức cho vay... đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ
nhịp nhàng giữa các bộ phận có liên quan như: tín dụng, kế toán, kiểm ngân,
hành chính thu đầy đủ kịp thời cả gốc và lãi của khách hàng đến trả nợ vay,
huy động một cách chính xác thông qua dịch vụ tăng. Về chí phí năm 2011
đạt 20.378 triệu đồng tăng lên 18,51% so với năm 2010, chi phí tăng chủ yếu
là chi phí trả lãi, nguồn vốn huy động tăng 40,89% so với năm 2010, trả lãi
tiền vay cấp trên tăng 9,67%, chi phí rủi ro, bảo hiểm tiền gửi tăng 25,06% so
với năm trước. Nguyên nhân là do trông năm qua ngân hàng tiếp tục thực hiện
tốt các biện pháp nhằm tăng nguồn huy động vốn, mặt khác năm nay sự cạnh
tranh về sự huy động về nguồn vốn nên đã đẩy lãi suất tiền gửi tăng cao hơn
so với năm trước.
Như vậy, ngân hàng có được kết quả như trên là nhờ vào công tác thẩm
định cho vay, thu nợ của cán bộ ngân hàng, nhờ vào sự cố gắng nỗ lực rất lớn
của toàn thể cán bộ công nhân viên nên đã nâng cao chất lượng trong công tác
cho vay. Bên cạnh đó là các đối tượng vay vốn năm trước đã có điều kiện trả
nợ nên ngân hàng đã có vốn để quay vòng thu được lãi cao, một nguyên nhân
nữa là do ngân hàng đã mở rộng DSCV, mà DSCV và dư nợ tăng là một biểu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 33
hiện tốt trong hoạt động kinh doanh, đồng thời với việc giải quyết tốt công tác
thu hồi vốn vay.
2.1.2 Thực trang về tình hình sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất
trên địa bàn
2.1.2.1 Một vài nét khái quát về nhóm hộ điều tra
Dân số nói chung và lao động nói riêng là điều kiện chủ yếu cho sự tồn
tại và phát triển của xã hội loài người, là cơ sở của sự tiến bộ về văn hóa, kinh
tế xã hội. Trên địa bàn nói chung và 3 phường, xã: x.Thạch Trung, p.Thạch
Quý, p.Thạch Linh nói riêng số lượng dân cư và lao động tương đối dồi dào
và chủ yếu là lao động thuần nông. Để hiểu rõ về dân số và lao động của các
nhóm hộ nghiên cứu chúng ta đi phân tích bảng 2.3.
Qua 90 hộ điều tra trên 3 xã trên địa bàn ta thấy tình hình BQ nhân khẩu
trên hộ không cao. Trông 3 xã được điều tra thì có xã Thạch Trung BQ nhân
khẩu trên hộ cao nhất 6,2 khẩu/hộ. Tiếp theo là p.Thạch Quý BQ nhân khẩu là
5,3 khẩu/hộ, thấp nhất là p.Thạch Linh có BQ nhân khẩu 4,97 khẩu/hộ. Đây là
3 xã thuộc miền Tây của huyện có khoảng hơn 2/3 là đồng bằng, một bộ phận
nhỏ giáp miền núi, đời sống còn thấp đến nay nhiều người vẫn quan niệm "
Đông con hơn đông của ".
Nếu chúng ta so sánh với các xã khác ở vùng nông thôn thì BQ nhân
khẩu như thế này là không cao nhưng đem so với BQ của địa bàn nhà thì đây
là con số khá lớn.Xã Thạch Trung LĐ trong tuổi có 102/186 người đạt BQ hộ
là 3,4 người. Thấp nhất là p.Thạch Linh lao động BQ trong tuổi đạt 3,0
người/hộ. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực cho sự phát triển kinh tế, góp phần
thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn vì quy mô lao động đặc biệt là
lao động trong độ tuổi sẽ ảnh hưởng đến quy mô sản xuất của các nông hộ.
Nếu như tổng số nhân khẩu phản ánh quy mô lao động thì trình độ văn
hóa của chủ hộ sẽ phản ánh chất lượng lao động. Trình độ văn hóa của chủ hộ
tất yếu sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay của các hộ nghiên cứu. Nhìn
chung so với trước đây trình độ văn hóa như thế là không thấp, nhưng như thế
chỉ mới giải quyết được đọc và viết. 2 địa bàn Thạch Quý, Thạch Trung trình
độ văn hóa trung bình của chủ hộ lớp 6, thấp hơn p.Thạch Linh BQ 1 lớp.
Nguyên nhân là do trước đây cha mẹ đông con cái, cuộc sống nghèo đói mà
ruộng vườn thì nhiều nên không có điều kiện, thời gian để cho con cái đi học.
Trước hết phải giải quyết được nhu cầu đủ ăn, đủ mặc là trên hết đã, cộng
thêm đó là quan niệm "học cũng chẳng để làm gì" khi mà chưa có gì lót bụng.
Song song với tình hình dân số và lao động thì đất đai cũng là một nguồn lực
sản xuất của các hộ nông dân, nó là tiền đề đầu tiên của quá trình sản xuất.
Đất đai tham gia vào mọi quá trình sản xuất vật chất xã hội. Trong công
nghiệp, thương mại, ngành nghề đất đai là cơ sở, là nền tảng để xây dựng nhà
xưởng, cửa hàng... Trong nông nghiệp đất đai tham gia với tư cách là yếu tố
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 34
tích cực của quá trình sản xuất, tư liệu sản xuất chủ yếu khó có thể thay thế
được, quyết định đến sự thất bại hay thành công của quá trình sản xuất. Ở 3
xã điều tra 90 hộ thì ta thấy đất đai BQ nhân khẩu lớn nhất là xã Thạch Trung
BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH NHÂN KHẨU, LAO ĐỘNG, ĐẤT ĐAI, TRÌNH
ĐỘ VĂN HÓA CỦA NHÓM HỘ NGHIÊN CỨU
Chỉ tiêu ĐVT Thạch Linh Thạch Quý Thạch Trung
Tổng số hộ điều tra Hộ 30 30 30
Tổng nhân khẩu Khẩu 149 159 186
BQ nhân khẩu/hộ KH/Hộ 5,0 5,3 6,2
DT đất NN BQ/khẩu Sào 1,2 1,5 1,6
LĐBQ trong tuổi Người 3,0 3,1 3,4
Trình độ VHBQ/hộ Lớp 7 6 6
(Nguồn: Số liệu điều tra từ các hộ năm 2012)
1,6 sào/khẩu (700m2), thấp nhất là xã Thạch Quý, BQ nhân khẩu đạt 1,2
sào/khẩu ( tương ứng 567m2). Đất nông nghiệp ở đây chủ yếu canh tác lúa,
lạc, khoai lang và được cấp. Điều này sẽ giúp người dân nơi đây mở rộng sản
xuất, tận dụng chăn thả gia súc giảm chi phí, tăng thu nhập.
Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta khẳng định rằng: Quy mô
nhân khẩu, số lượng lao động, quy mô đất đai, đều có ảnh hưởng đến quy mô
sản xuất kinh doanh của nông hộ và quy mô sản xuất kinh doanh lại ảnh
hưởng đến nguồn vốn vay. Vì thế cần có những chính sách nâng cao dân trí,
nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao thu nhập, cải tiến bộ
mặt kinh tế nông thôn.
2.1.2.2 Thực trạng sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất.
Khi vay được vốn thì quyền sở hữu vốn thuộc về các hộ sản xuất, nên họ
sử dụng vốn để làm gì có đúng mục đích vay đã ghi trong khế ước hay
không? Điều này được thể hiện qua bảng 2.4.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 35
BẢNG 2.4: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NHÓM HỘ NGHIÊN CỨU
Xã
Chỉ tiêu
Xã Thạch Linh Xã Thạch Quý Xã Thạch Trung
Tổng
giá trị
(Tr.đ)
BQC
(Tr.đ) Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ
hộ
vay
(Tr.đ)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ
hộ
vay
(Tr.đ)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
vay
(Hộ)
BQ hộ
vay
(Tr.đ)
Trồng trọt 8,1 1,41 9 0,90 14,63 2,85 14 1,05 19,9 3,65 15 1,33 42,63 1,12
Chăn nuôi 113,6 19,79 18 6,31 120,8 23,50 19 6,40 111 20,37 21 5,29 345,4 5,96
Ngành nghề 296 51,57 10 29,60 263 51,17 9 29,22 337 61,83 10 33,70 896 30,90
Khác 156,3 27,23 18 8,68 115,57 22,48 13 8,89 77,1 14,15 11 7,00 348,97 9,18
Tổng 574 100 30 19,13 514 100 30 17,13 545 100 30 18,17 1.633 18,14
Đúng mục đích 347,7 60,57 6 57,95 337,4 65,64 9 37,71 396,2 72,70 9 40,02 1.081,3 54,05
Sai mục đích 226,3 39,43 24 9,43 176,6 34,36 21 8,41 148,8 27,30 21 7,09 551,7 8,34
(Nguồn: Số liệu điều tra thực của các hộ năm 2012)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 36
Qua bảng 2.4 cho thấy vốn vay được sử dụng vào mục đích ngành nghề -
dịch vụ chiến tỷ trọng lớn nhất, bình quân chung 1 hộ là 30,90 triệu đồng
(chiếm 54,87%) với tổng số tiền 896 triệu đồng. Ta thấy số tiền vay ngành
nghề ghi trong sổ khế ước của 3 địa bàn là 716 triệu đồng, bình quân chung 1
hộ là 47,73 triệu đồng còn thực tế các hộ đã sử dụng lớn hơn số tiền mình đã
cam kết sử dụng, nhưng số hộ sử dụng lại nhiều hơn nên đẩy bình quân chung
một hộ giảm xuống còn 30,90 triệu đồng/hộ.
Nguyên nhân là do 15 hộ vay dịch vụ ngành nghề họ đã sử dụng đúng mục
đích 100% vốn như đã cam kết, điều này cũng dễ hiểu vì đây là các hộ vay
với số tiền rất lớn từ 30 triệu đồng trở lên, với số tiền này đối với các doanh
nghiệp không đáng gì, nhưng đối với các hộ nông dân là cả một gia tài, nên
khi vay họ đã tính toán rất kỹ lượng thu, chi, lợi nhuận mà mình đầu tư để
cuối cùng làm sao trả cả gốc lẫn lãi. Ngoài 15 hộ vay này ra có 14 hộ ghi
trong sổ khế ước vay phát triển chăn nuôi nhưng thực tế dùng vốn để phát
triển sản xuất ngành nghề, làm cho số hộ sử dụng vốn phát triển ngành nghề -
dịch vụ đạt 29 hộ. Nguyên nhân của việc sử dụng sai mục đích là do các hộ
này vay dưới 30 triệu nên khỏi phải rườm rà thủ tục thế chấp, thẩm định... họ
ghi là mục đích phát triển chân nuôi. Trong 3 xã bình quân chung một hộ sử
dụng vốn cao nhất cho dịch vụ - ngành nghề là xã Thạch Trung đạt 33,7 triệu
đồng/hộ, với tổng số tiền 337 triệu đồng (chiếm 61,83%) do xã Thạch Trung
có một trung tâm chợ khá lớn, là nơi rất thuận lợi để phát triển buôn bán,
ngành nghề. Song song với việc sử dụng vốn vay lớn nhất cho dịch vụ ngành
nghề thì số hộ sử dụng vốn vay chăn nuôi lại nhiều nhất đạt 58 hộ (chiếm
64,44%) tổng số hộ sử dụng vốn. Bình quân chung một hộ sử dụng là 5,96
triệu đồng/hộ trong đó bình quân chung một hộ sử dụng cao nhất thuộc về
p.Thạch Quý 6,40 triệu đồng/hộ với tổng số tiền 120,8 triệu đồng (chiếm
23,50%), p.Thạch Linh có 18 hộ sử dụng vốn với tổng số tiền 113,6 triệu
đồng (chiếm 19,79%), bình quân chung một số hộ là 6,31 triệu đồng/hộ. Thấp
nhất là xã Thạch Trung bình quân chung một số hộ chỉ là 5,3 triệu đồng, do số
tiền sử dụng ít 111 triệu đồng (chiếm 20,37%) mà số hộ sử dụng thì nhiều 21
hộ. Sở dĩ số hộ sử dụng vốn vay cho chăn nuôi nhiều là vì đây là hướng đầu
tư lâu dài, sản phẩm chăn nuôi luôn có thị trường tiêu thụ, và nhu cầu về mặt
hàng này ngày càng tăng lên. Mặt khác 3 xã này đều nằm về phía tây của tỉnh
nhất là xã Thạch Quý, Thạch Trung đất đai rộng lớn có tâp quán chăn nuôi thả
rong cho nên chi phí và thức ăn không cao, đã đem lại lợi nhuận lớn cho các
hộ gia đình. Kết hợp với truyền thống nông nghiệp lâu đời chăn nuôi thể hiện
quy mô, trình độ thâm canh ngày càng cao dựa trên những tiến bộ khoa học
kỹ thuật, mở rộng ngành nghề với quy mô lớn hiệu quả sản xuất ngày càng
tăng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 37
Tiếp đến là nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, đây là lĩnh vực đầu tư vốn vay
vào sản xuất ít bình quân chỉ đạt 1,12 triệu đồng/hộ trong đó xã Thạch Trung
sử dụng vốn vay vào trồng trọt là 1,33 triệu đồng/hộ với số tiền 19,9 triệu
đồng, chiếm 2,85% còn xã Thạch Linh chỉ sử dụng 8,1 triệu đồng chiếm
1,41% và lĩnh vực này bình quân một hộ sử dụng là 0,9 triệu đồng/hộ.
Nguyên nhân là do xã Thạch Quý, Thạch Trung quy mô đất đai rộng lớn, diện
tích đất nông nghiệp rất cao đạt 1,5 sào/khẩu có nghĩa là bình quân mỗi hộ gia
đình là 9 sào ruộng, trồng trọt ở đây chủ yếu là lúa, lạc, khoai cho nên lợi
nhuận thấp mặc dù vậy họ vẫn phải đầu tư một ít vốn vào lĩnh vực này.
2.1.2.3 Kết quả sản xuất các ngành của nhóm hộ vay vốn.
Lợi nhuận là mục tiêu hướng tới cuối cùng của các doanh nghiệp vì vậy
để đạt được mục tiêu, thành công trong kinh doanh điều đầu tiên đó là cần
phải hạch toán kinh doanh lãi lỗ, đó là điều kiện sống còn của các chủ thể
kinh doanh nhất là các chủ thể vay vốn. Vậy việc sử dụng vốn vay vào sản
xuất các ngành của các hộ điều tra có hiệu quả hay không ta tiến hành phân
tích bảng 2.5.
Qua bảng 2.5 cho thấy, tình hình sản xuất của các hộ đều đem lại một
khoản lợi nhuận trên tất cả các lĩnh vực, trong ngành trồng trọt với cây trồng
chính là lúa 2 vụ còn cây vụ đông có lạc và khoai lang, nhưng các hộ vay vốn
chủ yếu sử dụng mua lân đạm đầu tư vào cây lúa nên ngành trồng trọt ở đây
cũng chính là sản xuất lúa. Lúa là cây trồng có giá trị kinh tế không cao,
nhưng nó phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng đầu tư của người dân,
sản xuất lúa là ngành có lợi nhuận thấp. Trong năm 2011 doanh thu bình quân
chung của cả 3 địa bàn đạt 6.549,08 nghìn đồng/hộ, như vậy một năm bình
quân 8,034 sào/hộ đất canh tác, hộ có một khoản thu nhập hỗn hợp (MI) là
4.397,54 nghìn đồng. Nếu trừ khấu hao các tư liệu sản xuất và công lao động
của gia đình, một năm hộ có một khoản lợi nhuận là 949,48 nghìn đồng.
Trong đó xã đem lại hiệu quả nhất là p.Thạch Linh với bình quân 6,13 sào/hộ,
một hộ bán được 6.231,44 nghìn đồng sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí
thì một năm bình quân hộ đạt 1.624,2 nghìn đồng lợi nhuận. Do đất đai ở đây
rộng lớn 1,6 sào/1 khẩu nhưng đất xấu nên chi phí làm đất làm cỏ nhiều đẩy
chi phí tự có cao lên hẳn. Trong đó sản xuất lúa chi phí trực tiếp bao gồm: tiền
mua lân, đạm, tiền thuê cày bừa, tiền thuê tuốt lúa, thủy lợi phí... Chính do 2
xã Thạch Trung, Thạch Quý tự túc được cày bừa nên chi phí trực tiếp giảm
xuống, còn chi phí tự có tăng lên. Ngược lại p.Thạch Linh chi phí cày bừa
phải trả 60.000 đồng/sào/1 vụ, ngoài ra do dùng cày bừa nên đẩy khấu hao
tăng lên kéo theo lợi nhuận giảm (khấu hao cày bừa, trâu bò cày kéo).
Bên cạnh trồng trọt thì chăn nuôi ở đây chủ yếu là lợn nái, lợn thịt, trâu
bò sinh sản và cày kéo, vịt và nuôi cá nước ngọt... còn gia cầm chủ yếu
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 38
Bảng 2.5: KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ VAY VỐN
ĐVT: Nghìn đồng
Xã
Chỉ tiêu
Thạch Linh Thạch Quý Thạch Trung BQC
I: Trồng trọt
1. Doanh thu 6.231,44 6.554,93 6.735,13 6.549,08
2. Tổng chi phí 4.607,24 5.393,60 6.387,53 5.599,60
Chi phí trực tiếp 2.432,22 1.821 1.855,15 1.979,24
CP tài chính 138,24 160,46 203,78 172,30
CP tự có 1.780,78 3.008,57 3.841,93 3.046,74
Khấu hao 256 403,57 486,67 401,32
3. Lợi nhuận 1.624,2 1.161,33 347,6 949,48
II: Chăn nuôi
1. Doanh thu 17.433,67 35.173,58 32.569,9 28.735,38
2.Tổng chi phí 15.040,06 32.827,70 29.017,12 25.927,72
Chi phí trực tiếp 6.726,56 18.059,26 16.400 13,872,66
CP tài chính 969,39 976,57 811,89 914,72
CP tự có 6.7692,89 13.303,79 11.613,9 10.671,31
Khấu hao 551,22 488,08 381,33 469,03
3. Lợi nhuận 2.393,61 2.345,88 3.552,78 2.797,66
III:Ngành nghề
1. Doanh thu 62.766.4 70.523 85.960,8 73.172,72
2. Tổng chi phí 47.691,46 56.255,86 65.049,92 56.337,33
Chi phí trực tiếp 38.432 45.586 53.054,2 45.694,34
CP tài chính 4.092,96 4.248,53 4.744,32 4.365,65
CP tự có 4.244 4.731,11 5.044 4.671,03
Khấu hao 922,5 1.690,22 2.207,4 1.606,31
3. Lợi nhuận 15.074,94 14.267,14 20.910,88 16,835,39
(Nguồn: Số liệu điều tra của các hộ năm 2011)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 39
là nuôi phục vụ gia đình. Năm qua lợi nhuận của ngành chăn nuôi cả 3 xã đạt
bình quân 2.797,66 nghìn đồng/1 hộ, trong đó p.Thạch Linh với 18 hộ sử
dụng vốn cho chăn nuôi là chủ yếu nên đem lại lợi nhuận bình quân 2.393,6
nghìn đồng/hộ, p.Thạch Quý có 19 hộ sử dụng vốn cho mục đích này chủ yếu
là nuôi vịt, lợn nái, bò sinh sản đạt lợi nhuận bình quân hộ là 2.345,88 nghìn
đồng/hộ. Cao nhất là xã Thạch Trung trong năm qua ngành chăn nuôi đem lại
lợi nhuận 3.552,78 nghìn đồng/hộ, lợi nhuận cho một hộ sở dĩ có sự chênh
lệch này là vì, hai xã Thạch Quý và Thạch Trung có các hộ chăn nuôi vịt đàn,
nên doanh thu trong năm rất cao nhưng chi phí cho chăn nuôi cũng lớn. Mặt
khác các hộ sản xuất thường kết hợp chăn nuôi vịt đàn với cá để tận dụng
phân vịt làm thức ăn cho cá, giảm một khoản chi phí để nâng cao lợi nhuận.
Đối với việc phát triển ngành nghề - dịch vụ đem lại một khoản lợi nhuận
cao hơn so với trồng trọt và chăn nuôi, nhưng số hộ phát triển đơn thuần về
ngành nghề không kết hợp nông nghiệp là, ít bởi để phát triển một ngành nghề
nào đó đòi hỏi người kinh doanh phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và
nguồn vốn rất lớn. Để hiểu rõ hơn vấn đề riêng biệt của từng xã ta đi vào phân
tích cụ thể: Xã Thạch Trung bình quân hộ vay cho phát triển ngành nghề cao,
nên tổng lợi nhuận đáng kể hơn, đạt bình quân 20.910,88 nghìn đồng/hộ tức
bình quân đạt 1.7742,57 nghìn đồng/tháng. P.Thạch Linh đạt 62.766,4 nghìn
đồng/hộ đem lại lợi nhuận 15.074,94 nghìn đồng/hộ. Trong khi đó p.Thạch
Quý doanh thu đạt bình quân 70.532 nghìn đồng/hộ, nhưng lợi nhuận thấp
hơn chỉ đạt 14.267,14 nghìn đồng/hộ.
Qua đó cho thấy nguồn vốn của ngân hàng đã thực sự tăng nguồn thu
nhập của người dân, việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả cũng đồng thời đánh
dấu bước đầu tư đúng hướng của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn cho ngành nghề là một vấn đề phức
tạp, bởi ngoài những tài sản cố định, đầu tư cho cơ sở sản xuất mua sắm trang
thiết bị, công cụ lao động... mà còn có những chi phí phát sinh đôi khi việc
tính toán không thể lường hết được. Hiệu quả sử dụng vốn vay là một chỉ tiêu
chất lượng cần thiết quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của chi nhánh, để
thấy được tính tích cực của người sử dụng vốn ta xem xét tình hình thanh toán
vốn của nhóm hộ.
2.1.2.4 Tình hình thanh toán vốn vay của nhóm hộ nghiên cứu
Khách hàng hoàn trả vốn vay đúng thời hạn phản ánh sự thành công
trong hoạt động tín dụng. Khi vốn vay được hoàn trả đúng hạn sẽ giúp ngân
hàng nhanh quay vòng vốn tái đầu tư của mình, đồng thời giúp các hộ nông
dân có thể vay vốn mở rộng sản xuất. Việc thu hồi vốn vay khi đến hạn và lãi
cho vay là nhiệm vụ quan trọng nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của
NHN0&PTNT. Đối với các hộ vay vốn tại 3 xã điều tra thấy rằng hộ đều có ý
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 40
thức được việc vay, trả nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng. Để
hiểu rõ tình hình cụ thể ta đi sâu vào phân tích bảng 2.6.
Qua bảng 2.6 ta nhận thấy với 90 hộ được điều tra tại 3 địa bàn DSV đạt
1.633 triệu đồng, đã trả được 500 triệu đồng, DN còn lại 1.133 triệu đồng cụ
thể p.Thạch Linh DSV của 30 hộ đạt 574 triệu đồng trong đó có 3 hộ mục
đích vay phát triển ngành nghề trong vòng 12 tháng đã đến hạn trả nợ là 210
triệu đồng, có 3 hộ mục đích vay phát triển chăn nuôi trả trước hạn là 24 triệu
đồng làm cho tổng nợ đã trả đạt 234 triệu đồng (chiếm 40,77%), DN còn lại là
340 triệu đồng (chiếm 59,23%). P.Thạch Quý DSV của 30 hộ đạt 514 triệu
đồng, trong đó có 2 hộ vay đã đến hạn trả với số tiền là 130 triệu đồng (chiếm
25,29%), có 4 hộ trả trước hạn là 14 triệu đồng (chiếm 2,72%), DN còn lại là
370 triệu đồng (chiếm 71,98%). Cuối cùng là xã Thạch Trung trong 30 hộ vay
545 triệu đồng có 1 hộ đến hạn trả nợ đạt 100 triệu đồng (chiếm 18,35%), có
4 hộ trả trước hạn với số tiền 22 triệu đồng (chiếm 4,03%), DN còn lại là 423
triệu đồng (chiếm 77,61%).
Nguyên nhân là do: Các hộ vay với số tiền lớn cho mục đích phát triển
ngành nghề thời hạn vay chỉ trong vòng 12 tháng nên các hộ đã đến trả nợ, ở
các xã điều tra việc phát triển ngành nghề chủ yếu nhỏ lẻ như: Chạy xe công
nông, buôn bán tạp hóa, dịch vụ vật tư nông nghiệp với quy mô nhỏ... ít chịu
sự rủi ro, đem lại khoản thu ổn định nên đầu năm vay cuối năm họ có thể
thanh toán được món nợ cho Ngân hàng. Còn các hộ vay vì mục đích phát
triển chăn nuôi thì sau mỗi vụ nuôi, bán sản phẩm họ tích góp lại trả dần dần.
Cũng qua bảng 2.6 ta thấy nợ quá hạn của 3 xã đều là 0 triệu đồng vì
chúng tôi tiến hành điều tra tình hình sử dụng vốn vay trong năm 2011 nên đã
chọn những hộ vay vốn vào cuối năm 2010, mà thời hạn vay của các hộ trong
vòng 12 tháng thì hộ đã trả nợ hết. Còn những hộ vay trong vòng 24 tháng tất
cả số tiền vay đều đang trong hạn.
Thông qua phân tích tình hình thanh toán nợ nhóm hộ điều tra chúng tôi nhận
thấy đa số các hộ đều có ý thức trách nhiệm trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đây
là một thành tích đáng mừng cho chi nhánh Ngân hàng nó thể hiện chi nhánh
đã xem xét rất kỹ tình hình thực tế trước khi cho vay, có những đứng vững và
lâu dài trên thị trường đầu tư tiền tệ Ngân hàng bên cạnh những điều đạt được
chi nhánh cần có sự liên kết với người dân, với các tổ chức đoàn thể khác để
hướng dẫn người dân cách thức làm kinh tế. Đồng tời điều này sẽ giúp người
dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng nguồn vốn đầu tư, tạo thu nhập góp phần
thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 41
BẢNG 2.6: TÌNH HÌNH THANH TOÁN VỐN VAY CỦA NHÓM HỘ NGHIÊN CỨU
Xã
Chỉ tiêu
Tổng cả 3 xã Thạch Linh Thạch Quý Thạch Trung
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Giá trị
(Tr.đ)
Tỷ lệ (%)
Doanh số vay 1.633 100 574 100 514 100 545 100
Nợ đã trả 500 60,62 234 40,77 144 28,02 122 22,39
Dư nợ trong hạn 1.133 69,38 340 59,23 370 71,98 423 77,61
Nợ quá hạn 0 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2012)
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 42
2.2 Nhận xét về tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ tại
NHN0&PTNT Thành Sen.
2.2.1. Những kết quả đạt được
+ Ngân hàng trong những năm qua đã hoàn thành vượt kế hoạch đặt ra
trong doanh số cho vay, thành công nhất là năm 2011. Ngân hàng đã thu hút
được nhiều khách hàng đến giao dịch với chi nhánh, tăng về doanh số cho vay
và số lượng hộ vay, năm 2009 là 8.491 hộ với số tiền cho vay là 96.667 triệu
đồng, đến năm 2011 là 10.216 hộ trong tổng doanh số cho vay là 167.624
triệu đồng.
+ Chất lượng dịch vụ, uy tín của NHN0&PTNT từng bước được nâng lên
rõ rệt. Vốn tín dụng đã đến được với tất cả hộ nông dân sản xuất, cán bộ tín
dụng gần gũi và sát với người dân hơn, các thủ tục vay được đơn giản hóa nên
ngày càng góp phần kích thích vay vốn của các hộ mở rộng sản xuất hơn.
+ Ngân hàng đã triển khai các chương trình phối hợp, hội nông dân,
thành lập các tổ vay vốn, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các chi
nhánh một cách nhanh chóng kịp thời cung ứng vốn cho người dân thông qua
mỗi xóm là một tổ nhỏ và mỗi xã là một tổ lớn.
+ Sổ sách được quyết toán theo tháng, từng quý tránh được những tiêu
cực trong các hoạt động kinh doanh. Thuận lợi cho phát huy và rút kinh
nghiệm cho các tháng, các quý tiếp theo.
+ Không ngừng tạo mối quan hệ với các hội nông dân, hội phụ nữ để
tăng doanh số cho vay, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu lãi và thu gốc.
+ Mạnh dạn thực hiện cho vay không đảm bảo tài sản đến 30 triệu đồng
đối với những vùng có sản xuất hàng hóa nông sản phẩm và 50 triệu đối với
con giống .
+ Không ngừng mở rộng quy mô đầu tư kích thích xuất hiện nhiều ngành
nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn nhằm phát huy lợi thế so
sánh của từng vùng, từng địa phương.
+ Ngoài ra ta thấy năng lực sản xuất của các nông hộ ngày càng tăng lên
cả về số lượng và chất lượng.
+ Mục đích vay vốn của các nông hộ rất đa dạng nhưng mục đích vay
vốn phát triển sản xuất chăn nuôi, phát triển ngành nghề, phát triển sản xuất
kết hợp với chăn nuôi chiếm ưu thế. Chứng tỏ đầu tư của các nông hộ chuyển
sang hướng sản xuất những sản phẩm có ưu thế phù hợp với nhu cầu của thị
trường và đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.
+ Như vậy vốn vay đã tháo gỡ được những khó khăn, giúp các nông hộ
có tiền kịp thời giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 43
2.2.2 Những mặt hạn chế
Bên cạnh những điều đạt được thì chi nhánh ngân hàng và những người
nông dân cũng không tránh khỏi những tồn tại trong việc cho vay và sử dụng
vốn vay đó là:
+ Hoạt động của Ngân hàng chưa gắn kết được với các chương trình
khuyến nông, khuyến lâm, vốn vay chưa kết hợp với chuyển giao kỹ thuật.
+ Khối lượng vốn có tăng nhưng chưa đủ mạnh, cơ cấu đầu tư thay đổi
chậm chủ yếu cho vay trung hạn và ngắn hạn, ít cho vay dài hạn.
+ Một số địa bàn có dư nợ tăng trưởng chậm, thậm chí không tăng mà
còn giảm do họ sợ không trả được nợ, sợ rủi ro chưa mạnh dạn vay vốn, chấp
nhận hoàn cảnh khó khăn, không dám rời bỏ tập quán canh tác cũ, chịu khổ
chút còn hơn là nợ nần.
+ Một số địa bàn vùng xa cơ hội tiếp cận vốn của người dân rất khó
khăn. Họ chỉ được tiếp cận với những lượng vốn nhỏ, nhưng số lượng người
dân được vay cũng rất ít.
+ Năng lực sản xuất của các hộ được nâng lên nhưng chưa đáp ứng được
yêu cầu sản xuất hàng hóa. Vốn vay đầu tư sai mục đích chiếm tỉ trọng cao,
bình quân mỗi hộ 8,34 triệu đồng nên vốn vay chưa phát huy đúng vai trò của
nó.
+ Một số cán bộ tín dụng còn chưa có thái độ nhiệt tình với người dân và
phong cách giao tiếp còn mang tính mệnh lệnh, sách nhiễu người vay. Công
tác huy động vốn chưa thực sự phong phú, chưa đưa ra hình thức phù hợp với
người dân. Khả năng tuyên truyền tiếp thị, marketting còn hạn chế.
+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của huyện nên thu nhập bình
quân đầu người còn thấp, sự tích lũy trong dân cư chưa đáng kể. Điều này đã
ảnh hưởng đến việc huy động tiền gửi trong dân cư.
+ Sản phẩm nông sản tiêu thụ chậm, mất giá. Dịch bệnh triền miên nhiều
hộ không tái sản xuất được, phải bỏ làng đi làm ăn để kiếm sống. Đây là một
trong những khó khăn của NHN0&PTNT Thành Sen trong việc cho vay và
thu hồi nợ vay của người dân.
+ Năng lực hạch toán kinh doanh của các nông hộ vay vốn ở đây còn non
kém nên việc đầu tư vốn chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về công tác cho vay và sử
dụng vốn vay của các nông hộ tại Ngân hàng
2.3.1 Giải pháp về phía NHN0&PTNT Thành Sen
Trong nền kinh tế thị trường, trước những thách thức khó khăn mà nền
kinh tế đem lại, để hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả, chi nhánh
NHN0&PTNT Thành Sen đã không ngừng nỗ lực cải tiến, đổi mới trong kế
hoạch kinh doanh của mình, với những nỗ lực đó trong mấy năm qua chi
nhánh đã thu được những kết quả đáng khích lệ, giúp chi nhánh có thể đứng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 44
vững được trong cơ chế thị trường và kinh doanh có lãi. Bên cạnh đó còn tồn
tại những khó khăn cần được giải quyết. Trước thực tế đó là một sinh viên
thực tập tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
nguồn vốn vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho các nông hộ tại chi
nhánh NHN0&PTNT Thành Sen như sau:
2.3.1.1 Giải pháp về huy động vốn
+ Tăng cường hơn nữa công tác tiếp thị, thực hiện văn hóa doanh nghiệp
trong giao tiếp, đổi mới phong cách giao dịch, thái độ phục vụ nhanh gọn,
thuận tiện. Năng động linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế lãi suất huy động
vốn (cả nội tệ và ngoại tệ), đảm bảo có sức hấp dẫn thu hút tiền gửi và đảm
bảo yêu cầu kinh doanh.
+ Mạng lưới Ngân hàng đặc biệt là quầy gửi tiết kiệm cần được mở rộng
hơn nữa. Đào tạo nhân viên Ngân hàng ngoài nghiệp vụ giỏi cần phải là một
người bạn của dân, gợi ý cho họ, giúp đỡ tư vấn họ gửi tiền vào Ngân hàng.
Điều này đòi hỏi nhân viên luôn luôn phải tìm hiểu tâm lý khách hàng, tìm ra
được những vướng mắc từng bước đáp ứng nhu cầu và tâm lý khách hàng và
xem đây là nhiệm vụ hàng đầu.
+ Chỉ đạo mạnh mẽ việc triển khai huy động nguồn vốn bằng phương
thức giao khoán chỉ tiêu đến tận cán bộ đặc biệt là cán bộ tín dụng. Thường
xuyên đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu giao khoán từng
tháng, từng quý, từng năm.
+ Phục vụ ngày càng tốt hơn mối quan hệ tiền gửi đối với các tổ chức
kinh tế như: Kho bạc, Bưu điện, Bảo hiểm xã hội, các hợp tác xã, doanh
nghiệp tư nhân, tiền gửi các cá nhân lao động nước ngoài...
+ Tăng cường quảng cáo tiếp thị trên các phương tiện thông tin đại
chúng, phát tờ rơi tuyên truyền đến tận hộ dân tại địa bàn.
2.3.1.2 Giải pháp về đầu tư tín dụng
* Đa dạng hóa hình thức cho vay: Có thể áp dụng các hình thức cho vay
như sau:
+ Tìm hiểu thông tin về khách hàng chủ yếu thông qua mô hình tổ tín
chấp của các hội phụ nữ, hội nông dân để hướng tới cho phép thực hiện
phương thức cho vay không đảm bảo tài sản.
+ Tiếp tục cũng cố và đẩy mạnh cho vay qua tổ theo quyết định 67 của
Chính phủ và Nghị quyết liên tịch 2308 và 02 nâng dần suất đầu tư cho một tổ
viên phù hợp với nhu cầu của từng dự án. Để nâng cao quy mô và hiệu quả
hoạt động của phương thức cho vay này.
+ Đầu tư cho các dự án có nhu cầu vốn lớn thông qua nghiệp vụ cho vay
hợp vốn và đồng tài trợ giữa các Ngân hàng nhằm chia sẽ rủi ro.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 45
+ Xác định và mở rộng đối tượng cho vay: Ngay từ khi mới thành lập
NHN0&PTNT Thành Sen đã xác định khách hàng chính của mình là cấc hộ
sản xuất ở địa bàn nông thôn.
* Củng cố, nâng cao chất lượng cho vay: Chất lượng hoạt động tín dụng
là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tính hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng. Vì vậy, chất lượng đầu tư cho vay phải luôn được quan
tâm chú trọng.
+ Giao chỉ tiêu kế hoạch thu nợ, thu lãi đến từng cán bộ tín dụng.
+ Thường xuyên phân tích dự nợ, phân tích đảm bảo nợ vay, làm cơ sở
để phân loại nợ. Tập trung phân tích nợ quá hạn, đánh giá thực chất nợ xấu để
làm cơ sở trích đúng và đủ dự phòng rủi ro, tiến hành xử lý trong thời hạn
theo quy định và tiến hành các biện pháp tích cực để thu hồi tối đa các khoản
nợ này.
+ Công tác thẩm định trước và sau cho vay là một khâu cực kỳ quan
trọng, có thể quyết định trên 90% chất lượng cho vay vì vậy cần phải tuân thủ
nguyên tắc bất di bất dịch.
+ Gia hạn nợ cho khách hàng xây dựng cơ bản nhằm tạo điều kiện cho
khách hàng này trả được nợ do thời hạn thu hồi vốn khá dài.
+ Xem xét miễn giảm tiền lãi cho vay đối với một số khách hàng không
có khả năng trả nợ do tổn thất tài sản từ vốn vay do các nguyên nhân khách
quan như: Dịch bệnh, thiên tai.
* Hoàn thiện chính sách lãi suất: Trong thời gian qua NHN0&PTNT
Thành Sen áp dụng khung lãi suất căn cứ theo thời hạn cho mọi đối tượng.
Điều này không gây được sự hấp dẫn đối với khách hàng. Vì vậy, muốn mở
rộng quy mô tín dụng chi nhánh cần chú trọng đến tâm lý khách hàng để tối
đa hóa lợi ích của khách hàng và lợi ích của mình:
+ Đối với khách hàng trung thành, khách hàng thường xuyên, khách
hàng vay vốn lớn như: Bưu điện, Bảo hiểm... cần có chính sách ưu đãi về lãi
suất.
+ Đối với khách hàng có quy mô nhỏ như: Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh, hợp tác xã... cần đưa ra mức lãi suất hợp lý nhằm giữ chân các khách
hàng hiện tại, đồng thời thu hút khách hàng tiềm năng.
* Hoàn thiện thủ tục cho vay: Cần đơn giản thủ tục cho vay, chỉ chú
trọng những nội dung thiết yếu, loại bỏ những thủ tục không cần thiết.
+ Cải tiến quy trình nhận hồ sơ, thẩm định và xét duyệt cho vay theo
hướng nhanh gọn và chawnt chẽ. Phù hợp với quy chế cho vay thông thoáng
nhưng vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả theo quyết định số 72 của Hội đồng
quản trị NHN0&PTNT Việt Nam.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 46
+ Mở rộng mục đích cho vay tới các hộ sản xuất mà không nhất thiết chỉ
cho vay với mục đích chăn nuôi như hiện nay để các hộ dịch vụ và ngành
nghề có vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
2.3.1.3 Giải pháp về nâng cao trình độ của cán bộ Ngân hàng
+ Không ngừng rèn luyện tác phong làm việc có kỷ cương, kỷ luật, hiệu
quả, phong cách ứng xử với khách hàng và phẩm chất trung thực, trung thành
với ngành.
+ Đông viên khen ngợi kịp thời, thưởng phạt nghiêm minh rõ ràng.
+ Để đáp ứng được yêu cầu trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay
Ngân hàng huyện cần phải tiến hành phân loại đội ngũ cán bộ để có kế hoạch
đào tạo lại, trang bị thêm kiến thức về kinh tế thị trường, nghiệp vụ kinh
doanh, cũng như các kỹ năng tính toán nhất là trình độ tin học và ngoại ngữ.
Phấn đấu cán bộ NHN0&PTNT Thành Sen không chỉ giỏi về nghiệp vụ kinh
doanh mà còn là người tư vấn, tiếp thị tích cực cho ngân hàng.
2.3.2 Giải pháp về phía chính quyền địa phương
+ Phát huy tối đa quyền tự chủ kinh doanh của NHN0&PTNT chi nhánh
Tỉnh nhà, nhằm thúc đẩy nguồn vốn đến nhanh và đầy đủ tới mọi nhà có nhu
cầu.
+ Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đồng bộ theo hướng minh bạch, rõ
ràng tác động thuận chiều với các chủ trương chính sách trong vấn đề tăng
cường đầu tư vốn cho khu vực nông nghiệp và nông thôn.
+ Đẩy mạnh công tác tập huấn khoa học kỹ thuật, đưa tới người dân các
loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao nhằm giúp các hộ
nông dân đầu tư vốn có hiệu quả.
+ Giảm bớt hoặc bỏ qua những khoản đầu tư không cần thiết để phát
triển nhằm giảm bớt gánh nặng về đầu tư, giảm thiểu chi phí, tạo điều kiện
cho các hộ sản xuất có lãi.
+ Đẩy mạnh công tác chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi đưa vào
những cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên
của địa phương.
2.3.3 Giải pháp về phía nông hộ
Qua phân tích tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các nông hộ tại
chi nhánh NHN0&PTNT chi nhánh Thành Sen tôi xin đưa ra một số giải pháp
cho các nông hộ góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả cho vay và sử
dụng vốn vay như sau:
+ Nâng cao năng lực sản xuất của các nông hộ để họ có thể mở rộng quy
mô sản xuất, tăng năng lực hạch toán sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng
cao trình độ sản xuất và sự hiểu biết để họ sử dụng nguồn vốn vay một cách
có hiệu quả nhất.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 47
+ Tạo điều kiện cho các hộ nắm bắt và thực hiện tốt các nguyên tắc,
những quy trình và thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Không
ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến các nghiệp vụ tín dụng tới
các hộ dân có liên quan đến vay vốn.
+ Trong cơ chế thị trường như hiện nay kinh doanh lãi lỗ là điều kiện
sống còn của những người vay vốn, nó sẽ quyết định việc trả nợ vay, thu
nhập... vì vậy trước khi vay vốn các hộ sản xuất cần vạch ra cho mình được
một kế hoạch sản xuất nuôi con gì? Trồng cây gì? Làm ngành gì? ... sau đó
cần phải tính toán kỷ lưỡng mình sẽ phải bỏ ra bao nhiêu vốn cho dự án này,
vốn mình đã có trong tay là bao nhiêu? Còn thiếu bao nhiêu nữa để đi vay làm
sao cho dự án được diễn ra một cách suôi sẽ và mang lại hiệu quả cao.
+ Ngân hàng nói chung và các chấp chính quyền nói riêng cần khuyến
khích, động viên các nông hộ tham gia vào các ngành nghề theo khuynh
hướng hiệp hội, hợp tác xã nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng mối liên kết
tạo ra một lượng sản phẩm lớn để có thể tìm thị trường tiêu thụ dễ dàng hơn.
Đồng thời khi vay vốn có thể bảo vệ quyền hạn và lợi ích hợp pháp của mình,
giảm rủi ro về đầu tư vốn vay.
+ Ở mỗi xã, mỗi xóm các hộ vay vốn nên tập trung thành từng nhóm,
từng tổ và cử ra một người giám sát tình hình sử dụng vốn được vay để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
+ Cấc hộ nông dân cần mạnh dạn đa dạng hóa trong sản xuất kinh doanh
vừa tạo được công ăn việc làm, vừa tăng thu nhập, hạn chế rủi ro nhất là trong
sản xuất nông nghiệp. Tự tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ
thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
2.4 Kiến nghị, đề xuất
Để giúp cho NHN0&PTNT Thành Sen kinh doanh ngày một tốt hơn và
người dân sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn góp phần thúc đẩy kinh tế nông
nghiệp và nông thôn phát triển chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
* Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương:
+ Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất rủi ro lớn nhất, dịch bệnh
xẩy ra thường xuyên, nhiều khi mất mùa trắng, lợn bò chết hết. Chính vì vậy
Nhà nước cần có những chính sách tạo điều kiện cho người dân vay vốn lãi
suất thấp hơn và giúp đỡ các hộ khi mất màu trắng tay không có khả năng trả
được nợ cho Ngân hàng.
+ Nhà nước cần có những chính sách thỏa đáng tạo môi trường pháp lý
thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp thu mua các sản phẩm chế biến, sản
xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp vật tư đầu vào cho nông
nghiệp nông thôn. Vì đây là một trong những nhân tố đảm bảo sự ổn định và
phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn của địa phương, tăng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 48
trưởng kinh tế vùng, tạo việc làm tăng thu nhập cho người lao động, khai thác
có hiệu quả tiềm năng về vốn và những nguồn lực còn tiềm ẩn trong dân cư.
+ Hiện nay ở hầu hết các địa phương lao động dư thừa rất nhiều, trong
khi đó việc làm thì không có, thu nhập thấp mà nhu cầu cuộc sống không
ngừng tăng lên nên số lượng lao động trẻ di cư về thành thị mà nhất là vào
miền nam sinh sống, làm ăn rất lớn. Vì vậy Nhà nước cần có chủ trương và
chính sách phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề phù hợp với địa phương,
đồng thời tìm kiếm thị trường tiêu thụ để người dân yên tâm vốn để sản xuất,
tạo thu nhập ổn định đời sống.
+ Cần tìm ra những hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo
hướng phát triển đa dạng hóa ngành nghề, tạo điều kiện thuận tiện để phát
triển trang trại, đồng thời hướng dẫn và trợ giúp các hộ vay vốn áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật từ đó nhân rộng phong trào nhằm đưa nền
kinh tế Tỉnh nhà phát triển để Ngân hàng có cơ hội đầu tư, phục vụ tốt người
dân.
+ Đây là địa bàn có vốn huy động tại địa bàn rất thấp, kinh doanh chủ
yếu vay vốn Ngân hàng cấp trên lãi suất cao, không chủ động do vậy đề nghị
NHN0&PTNT Trung ương quan tâm hỗ trợ vốn thông qua chương trình dự án
thuộc vốn ủy thác đầu tư như ADB, WB, KFW...
+ Chính quyền địa phương cần có trách nhiệm kết hợp với cán bộ tín
dụng Ngân hàng trong công tác thẩm định kiểm tra sử dụng vốn vay, giúp đỡ
cán bộ ngân hàng xử lý nợ khó đòi hoặc trốn nợ.
+ Ở một số xã hiện nay có tình trạng nếu các hộ vay vốn lên UBND xã
ký xác nhận thì cứ một triệu phải nộp cho ủy ban là hai ngàn đồng. Đây là
một con số không lớn nhưng đối với những hộ nông dân vay hàng trăm triệu
thì lại là vấn đề. Chính vì vậy cần có những chính sách giảm bớt các khoản
chi phí không cần thiết, thông thoáng hơn một chút để nâng cao thu nhập cho
người dân.
* Đối với NHN0&PTNTThành Sen.
+ Có một điều xảy ra hiện nay là ở hầu hết người dân đó là những hộ gia
đình có các khoản tiền gửi tiết kiệm khá lớn như: 100 hay 200 triệu đồng
nhưng không giám gửi ở Ngân hàng mới mà đi vào Ngân hàng tỉnh để gửi,
nguyên nhân chủ yếu là do một phần vì không yên tâm, một phần vì sợ anh
em làng xóm dị nghị. Chính vì thế Ngân hàng cần tìm ra những giải pháp
thích hợp nhằm lấy được lòng tin trong nhân dân để huy động được những
nguồn vốn nhàn rỗi đó, từ đó cho các nông hộ vay vốn sản xuất thu lãi.
+ Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi hội nghị, hội thảo, thảo
luận trực tiếp với khách hàng, tiếp cận gần gũi với khách hàng, khuyến khích
người dân nói lên suy nghĩ của mình, giúp đỡ họ về phương thức làm ăn, tính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 49
toán làm sao cho có hiệu quả, nắm bắt nhanh chóng kịp thời về thông tin
khách hàng để từ đó giải quyết cho vay, xử lý món nợ được nhanh chóng.
+ Cần thực hiện chính sách như giản nợ và cho vay lưu vụ đối với những
hộ gia đình chấp hành tốt, nhưng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh mà
chưa trả được nợ. Kiên quyết xử lý những hộ vay có khả năng trả nhưng chây
lỳ.
+ Cần có chủ trương phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành chức năng
trong việc cung cấp vốn và kiến thức sản xuất quản lý nhất là cần phải gắn bó,
có những hình thức khen thưởng kịp thời đối với các tổ trưởng tổ vay vốn làm
việc tốt, hăng say, nhiệt tình vì hơn ai hết họ là những người hằng ngày sống
với người dân, họ biết rõ những ai hay chây lỳ nợ, vay mà không muốn trả,
thậm chí họ thẩm định dự án nào có thể vay được, mang tính khả thi cao.
+ Bên cạnh đó bản thân chi nhánh cần tăng cường tuyên truyền, khen
thưởng các cá nhân thực hiện tốt, các tập thể điển hình.
* Đối với hộ sản xuất vay vốn.
+ Không ngừng tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới để ứng dụng vào sản xuất, đưa các loại cây trồng vật nuôi có năng suất
cao chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy
kinh tế nông nghiệp nông thôn.
+ Qua điều tra 90 hộ 3 xã Thạch Quý, Thạch Trung, Thạch Linh tôi nhận
thấy mặc dù vốn đầu tư nhỏ nhưng hầu như nhà nào cũng mua lợn, mua bò và
trong mỗi gia đình ít nhất có đến 2 con và 1 con bò, rất nhiều gia đình nuôi
đến 15 con lợn/ 1 lứa. Với số lượng nuôi như thế hàng năm lượng phân
chuồng thải ra rất là lớn, trong khi đó lượng phân bón ruộng không là bao vậy
mà chưa hề có một hộ gia đình nào xây dựng hầm BIOGAS. Chi phí xây
dựng và mua bếp chỉ hết 4 triệu đồng, khấu hao 1 năm khoảng 320 ngàn
đồng/năm, theo chúng tôi tính toán chỉ cần nuôi 10 con lợn/lứa/năm là một
năm có được 7 bình gas với giá gas như năm 2011 là 108.000đ/bình thì 1 năm
chúng ta tiết kiệm được 1.206.000đ. Mặt khác vừa mang lại môi trường trong
sạch, bầu không khí trong lành cho người trong gia đình và cho cả hàng xóm
xung quanh.
+ Qua thực tế chúng tôi cũng nhận thấy các hộ gia đình nên mạnh dạn
đầu tư vào các mô hình sản xuất khác như mô hình lúa - cá; mô hình vịt - cá;
hơn là chỉ độc canh cây lúa rủi ro cao và năng suất lại thấp nhất là chi phí lân
đạm ngày một tăng như hiện nay.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 50
KẾT LUẬN.
Trong 3 năm qua, NHN0&PTNT chi nhánh Thành Sen đã có nhiều nỗ
lực và trên thực tế đã gặt hái được những thành quả đáng ghi nhận: Trước hết
đó là sự nỗ lực trong việc tạo lập nguồn vốn huy động, nguồn vốn tự huy
động chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, năm 2009 là
49.652 triệu đồng và đến năm 2011 số lượng nguồn vốn tự huy động lên đến
con số là 117.041 triệu đồng. Cùng với huy động vốn thì hoạt động sử dụng
vốn của Ngân hàng cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ đó là: Địa bàn
cho vay được mở rộng, đối tượng cho vay ngày càng lớn, số lượng người vay
ngày càng nhiều. Năm 2011 chi nhánh đã cho 10.216 lượt hộ vay vốn để sản
xuất kinh doanh, doanh số thu nợ đạt 146.151 triệu đồng, đây chính là thành
quả cao nhất của Ngân hàng huyện trong mấy năm trở lại đây, được xếp thứ
nhất toàn tỉnh. Vốn vay giúp các nông hộ sản xuất, khôi phục một số làng
nghề truyền thống, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nhàn
rỗi, tăng thu nhập, từng bước cải thiện và ổn định đời sống. Bên cạnh đó chi
nhánh đã không ngừng đổi mới, cải tiến thủ tục cho vay nhằm phục vụ và đáp
ứng nhu cầu ngày càng lớn, một cách nhanh chóng và kịp thời từ đó khẳng
định hiệu quả kinh doanh và vai trò của Ngân hàng trong công tác cho vay,
góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế
xã hội của huyện nhà.
Song song với tình hình cho vay của Ngân hàng thì tình hình sử dụng
vốn vay của các nông hộ còn có một số vấn đề sau: Như chúng ta đã biết đời
sống kinh tế xã hội của địa bàn đang gặp rất nhiều khó khăn, người dân chủ
yếu sống dựa vào nông nghiệp, hơn nữa là độc canh cây lúa, lạc, khoai còn
rau đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày chiếm diện tích rất ít, sản
phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng, chăn nuôi với các loại con chính là lợn,
trâu bò cày kéo và sinh sản, gia cầm nhưng được nuôi phân tán, quy mô nhỏ
lẻ trong các hộ gia đình để tận dụng các sản phẩm dư thừa trong trồng trọt nên
hiệu quả chưa cao, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, trình độ
dân trí cũng như trình độ lao động còn thấp kém. Chính vì vậy mà việc đầu tư
vốn vào sản xuất còn hạn chế, tâm lý sợ thất bại, làm đủ ăn đủ mặc là được.
Nên nhu cầu vay vốn chủ yếu xuất phát từ nhu cầu hằng ngày như: mua xe cộ,
làm nhà, đi nước ngoài... và sử dụng cũng chủ yếu cho những mục đích đó.
Nhưng việc vay vốn cho những mục đích này là rất khó khăn nên các hộ phải
ghi trong khế ước vay là dùng cho mục đích chăn nuôi. Chính vì vậy mà việc
sử dụng vốn sai mục đích chiếm tỷ trọng khá lớn. Mặc dầu vậy thì hầu hết các
hộ đều thanh toán được lãi và gốc khi đến hạn nên không ảnh hưởng nhiều
cho Ngân hàng, và cũng chính nhờ có vốn vay mà đời sống của nhiều hộ
trong vùng đã thoát nghèo, nhiều hộ đã đạt đến mức khá giả.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 51
Tài liệu tham khảo
1. Piter Rose - Quản trị Ngân hàng thương mại.
2. Fredrich S Mishkin - Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính.
3. Tài liệu tại các phòng của NHNo&PTNT Thành Sen.
4. Học viện Ngân hàng - Giáo trình Marketinh Ngân hàng.
5. Luật các tổ chức tín dụng.
6. Tài liệu nhóm hộ điều tra tại xã Thạch Trung, phường Thạch Quý,
Thạch Linh.
7. Tạp chí nghiên cứu kinh tế 2008,2009
8. Thời báo kinh tế 2008,2009
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: Lê Văn Cần
SVTH: Trương Thị Huyền Lớp: 49B2 - TCNH 52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_thuc_tap_truong_thi_huyen_0526.pdf