PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp phân tích . 6 4.1 Phương pháp so sánh . 6
4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤ CHI PHÍ
1.1 Giá thành sản phẩm 9
1.2 Các tiêu chí liên quan đến giá thành 9
1.3 Phương pháp tính giá thành 10
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.2 Cơ cấu tổ chức công ty . 13
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn . 14
2.2.1.1 Chức năng . 14
2.2.1.2 Nhiệm vụ 14
2.2.1.3 Quyền hạn 14
2.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 17
2.3 Thuận lợi và khó khăn . 17
2.3.1 Thuận lợi . 17
2.3.2 Khó khăn . 17
2.4 Quy trình sản xuất và tính giá thành của công ty 18
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
3.1 Tình hình giá thành giá thành theo khoản mục tại Công ty 19
3.1.1 Bảng tổng hợp chi phí để sản xuất nệm . 19
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và công thức tính 20
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 20
3.2.1 Xác định đối tượng phân tích . 20
3.2.2 Phân tích và nhận xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố . 20
3.2.2.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố NVLTT 21
3.2.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CPNCTT 22
3.2.2.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CP SXC . 22
3.2.2.4 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố . 23
CHƯƠNG 4 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
4.1 Kết luận . 24
4.2 Kiến nghị . 24
BẢNG PHỤ LỤC CHI PHÍ ĐỂ SẢN XUẤT NỆM TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT 27
Bảng 1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý 2/2011 . 27
Bảng 2 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp Quý 2/2011 . 28
Bảng 3 Tình hình chi phí sản xuất chung Quý 2/2011 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 28
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới, để tồn tại được trên thị trường thế giới đòi hỏi nhà quản lý của các DN Việt Nam phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng đứng vững hơn trên thị trường thế giới.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã và giá cả hợp lý, nhằm thu hút người tiêu dùng đồng thời thu được lợi nhuận tối ưu. Để có được một mức giá phù hợp đòi hỏi các nhà quản lý phải tiết kiệm các khoản chi phí một cách hiệu quả và có những chính sách hạ giá thành để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh, do đó tìm cách hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Tính giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố nào đã làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định về chính sách kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Qua thời gian học tập ở trường được sự hướng dẫn của thầy và tìm hiểu về bộ môn Phân tích hoạt động kinh doanh, nhóm em đã quyết định chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại Công ty TNHH nệm ƯU VIỆT” làm đề tài báo cáo.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và đề ra một số giải pháp hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tình hình giá thành theo khoản mục tại Công ty TNHH nệm Ưu Việt.
- Thời gian: Các số liệu thống kê dùng phân tích nguồn từ phòng kế toán công ty giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện trong Quý 2/2011
28 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại công ty TNHH nệm Ưu Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRUNG TÂM ĐẠI HỌC TẠI CHỨC CẦN THƠ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
-----&-----
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
Giảng viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện:
THẠC SĨ: BÙI VĂN TRỊNH NHÓM: 01
LỚP: KTDN09B
Cần Thơ, 07 /2011
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN NHÓM 01
1. Nguyễn Ngọc Tiến CT09DN149
2. Mai Việt Thanh CT09DN118
3. Phạm Ngọc Thắm CT09DN115
4. Trần Thị Yến Phương CT09DN079
5. Phan Thị Trang CT09DN167
6. Nguyễn Thị Huyền Thương CT09DN105
7. Lê Thị Ngọc Thúy CT09DN137
8. Trần Kim Oanh CT09DN075
9. Ngô Phương Thảo CT09DN107
10. Nguyễn Thị Phơ CT09DN077
11. Võ Thị Hoa Phượng CT09DN085
12. Trần Tố Như CT09DN066
13. Âu Thị Thủy CT09DN125
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Mục tiêu nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp phân tích 6 4.1 Phương pháp so sánh 6
4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn 7
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤ CHI PHÍ
1.1 Giá thành sản phẩm 9
1.2 Các tiêu chí liên quan đến giá thành 9
1.3 Phương pháp tính giá thành 10
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.2 Cơ cấu tổ chức công ty 13
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 14
2.2.1.1 Chức năng 14
2.2.1.2 Nhiệm vụ 14
2.2.1.3 Quyền hạn 14
2.2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 17
2.3 Thuận lợi và khó khăn 17
2.3.1 Thuận lợi 17
2.3.2 Khó khăn 17
2.4 Quy trình sản xuất và tính giá thành của công ty 18
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
3.1 Tình hình giá thành giá thành theo khoản mục tại Công ty 19
3.1.1 Bảng tổng hợp chi phí để sản xuất nệm 19
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và công thức tính 20
3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành 20
3.2.1 Xác định đối tượng phân tích 20
3.2.2 Phân tích và nhận xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 20
3.2.2.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố NVLTT 21
3.2.2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CPNCTT 22
3.2.2.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố CP SXC 22
3.2.2.4 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 23
CHƯƠNG 4 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
4.1 Kết luận 24
4.2 Kiến nghị 24
BẢNG PHỤ LỤC CHI PHÍ ĐỂ SẢN XUẤT NỆM TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT 27
Bảng 1 Tình hình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Quý 2/2011 27
Bảng 2 Tình hình chi phí nhân công trực tiếp Quý 2/2011 28
Bảng 3 Tình hình chi phí sản xuất chung Quý 2/2011 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với thế giới, để tồn tại được trên thị trường thế giới đòi hỏi nhà quản lý của các DN Việt Nam phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để ngày càng đứng vững hơn trên thị trường thế giới.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra những sản phẩm chất lượng, đa dạng về mẫu mã và giá cả hợp lý, nhằm thu hút người tiêu dùng đồng thời thu được lợi nhuận tối ưu. Để có được một mức giá phù hợp đòi hỏi các nhà quản lý phải tiết kiệm các khoản chi phí một cách hiệu quả và có những chính sách hạ giá thành để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh doanh, do đó tìm cách hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng. Tính giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố nào đã làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó giúp cho nhà quản lý có các quyết định về chính sách kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Qua thời gian học tập ở trường được sự hướng dẫn của thầy và tìm hiểu về bộ môn Phân tích hoạt động kinh doanh, nhóm em đã quyết định chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại Công ty TNHH nệm ƯU VIỆT” làm đề tài báo cáo.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các khoản mục chi phí tạo nên giá thành sản phẩm của công ty.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và đề ra một số giải pháp hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu tình hình giá thành theo khoản mục tại Công ty TNHH nệm Ưu Việt.
- Thời gian: Các số liệu thống kê dùng phân tích nguồn từ phòng kế toán công ty giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện trong Quý 2/2011
4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
4.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích hoạt động kinh doanh. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó đánh giá các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh.
Trong đề tài phân tích nhóm lựa chọn phân tích so sánh tình hình giá thành theo khoản mục chi phí giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế thực hiện, từ đó tìm ra nguyên nhân làm cho giá thành đơn vị tăng hay giảm
Chênh lệch giữa kỳ KH và kỳ TH = Số liệu kỳ TH - Số liệu kỳ KH
4.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Sử dụng phương pháp này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tới đối tượng phân tích..
Đặc điểm của phương pháp này: Muốn xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đó thì chỉ có nhân tố đó được biến đổi, còn các nhân tố khác cố định. Các nhân tố này phải được sắp xếp theo trình tự nhất định, nhân tố số lượng sắp trước nhân tố chất lượng sắp sau. Xác định ảnh hưởng của nhân tố số lượng trước nhân tố chất lượng xác định sau.
Cách phân tích: Lần lượt đem số thực tế vào thay cho số kế hoạch của từng nhân tố, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi, các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn. Tổng ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích. Cụ thể:
Bước 1: Xác định công thức:
- Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
- Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau.
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích
Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Ta có: Q = a x b x c
Gọi Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích. Q1 = a1 x b1 x c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch. Q0 = a0 x b0 x c0
Khi đó đối tượng phân tích: rQ = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 - a0 x b0 x c0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế).
- Thay thế lần 1(nhân tố a): a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0;
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là: ra = a1 x b0 x c0 - a0 x b0 x c0
- Thay thế lần 2 (nhân tố b): a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là: rb = a1 x b1 x c0 - a1 x b0 x c0;
- Thay thế lần 3 (nhân tố c): a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là: rc = a1 x b1 x c1 - a1 x b1 x c0
à Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đúng bằng đối tượng phân tích, ta có: rQ = ra + rb + rc Đúng bằng đối tượng phân tích
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤ CHI PHÍ
1.1 GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
- Giá thành sản phẩm: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính cho một đại lượng, kết quả, sản phẩm hoàn thành nhất định
- Giá thành kế hoạch: là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch được coi là muc tiêu mà doanh nghiệp phải cố gắng thực hiện hoàn thành nhằm để thực hiện hoàn thành mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
- Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. Giá thành thực tế được xác định sau khi đã xác định được kết quả sản xuất trong kỳ. Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHI PHÍ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁ THÀNH
Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục của khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra một loạt nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như chi phi về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao tài sản cố định… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí sản xuất có các đặc điểm: vận động thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp cuả ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất. Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả SXKD
Thông thường, các doanh nghiệp phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế gồm ba loại chi phí sau:
1.2.1 Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trực tiếp: bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên vật liệu này có thể xuất từ kho ra để sử dụng và cũng có thể mua về đưa vào sử dụng ngay hoặc do tự sản xuất ra và đưa vào sử dụng ngay.
1.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) tính vào chi phí theo quy định
1.2.3 Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất dùng ở phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng.
1.3 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH
Trong bài phân tích nhóm lựa chọn phương phaps tình giá thành bằng phương pháp trực tiếp. Cụ thể:
Phưong pháp này chủ yếu áp dụng cho những doanh nghhiệp có qui trình sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối trưọng tính giá thành phù hợp với nhau. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng khối lượng lớn và it loại sản phẩm hoạc để tính toán giá thành của những công việc, kêt quả trong từng gia đoạn sản xuất nhất định.
Việc tính giá thành sản phẩm sẽ được thực hiện dựa trên ba loại chi phí NVL TT, CP NCTT, CP SXC.
Trong đó chi phí NVL TT được xác định dựa trên định mức nguyên vật liệu, chi phí NCTT và chi phí sản xuất chung là chi phí đã phân bổ cho sản phẩm đó. Tổng chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung của từng nhóm sản phẩm sẽ được phân bổ cho tùng loại sản phẩm chi tiết trong nhóm sản phẩm. Sau khi đã phân bổ cho từng loại sản phẩm, cùng với chi phí nguyên vật liệu của loại sản phẩm đó ké toán xác định được giá thành toàn bộ của loại sản phẩm.:
Giá thành toàn bộ SP = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + CP SXC
Ký hiệu: NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
NCTT: Nhân công trực tiếp
CP SXC: Chi phí sản xuất chung
Sau đó căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho kế toán sẽ xác định giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm. Công thức xác định giá thành dơn vị của từng loại sản phẩm :
Giá thành toàn bộ sản phẩm
Z đơn vị =
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho
Chương 2
MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Sau sự kiện Hoa Kỳ kết thúc lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, đất nước ta đã không ngừng mở cửa giao lưu, hợp tác về kinh tế - văn hóa – chính trị với các nước trên thế giới. Chính điều này đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế thì đới sống và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng ngày càng cao. Nắm bắt được tình hình này ban giám đốc công ty đã quyết định thành lập Công Ty TNHH Nệm Ưu Việt. Ngày 09 tháng 11 năm 1993 Công Ty chính thức được thành lập theo quyết định số 1264/GP-UB của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên: Công ty TNHH nệm Ưu Việt
Tên tiếng Anh: Uu Viet Co.LTD
Địa chỉ: C6/5D Quốc lộ 1A, Ấp 3, Xã Tân Kiên, H.Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
Chi nhánh Cần Thơ: Tại địa chỉ số: 1B- Trần Quang Khải-TTTM Cái Khế
Điện thoại : 08.7560893
Fax : 08.7560898
Email : ưuviet@hcm.vnn.vn
Wedsite :www.uuviet.com
Số tài khoản : 1344009 Ngân Hàng Thương Mại Á Châu
Công Ty TNHH SX Mousse Ưu Việt còn được gọi tắt là Công Ty Ưu Việt. Công ty có vốn đầu tư ban đầu là 3.225.000.000Đ, trong đó vốn cố định là 682.000.000Đ và vốn lưu động là 2.543.000.000Đ. Sau một thời gian hoạt động và phát triển nguồn vốn của công ty đã tăng lên 7.225.000.000Đ, trong đó vốn cố định là 2.543.000.000Đ và vốn lưu động đã tăng lên 4.682.000.000Đ.
Sau khi được thành lập cho đến năm 1995 : mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là mousse, và nệm lò xo. Với dây chuyền hiện đại, đội ngủ công nhân trẻ lành nghề và sự hướng dẩn của các chuyên gia nước ngoài cộng thêm nguồn nguyên liệu được nhập khẩu, các sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Nhũng sản phẩm của công ty thực sự là những sản phẩm có chất lượng tốt, mẩu mã phong phú và đa dạng.
Để mở rộng sản xuất, năm 1999 công ty đã xây dựng thêm phân xưởng mousse tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh thuộc khu công nghiệp Vĩnh Lộc. Hoạt động chủ yếu của phân xưởng mousse là sản xuất mousse các loại nhằm cung cấp cho thị trường và phân xưởng sản xuất nệm lò xo tại trụ sở chính của công ty.
Hiện nay, các sản phẩm của công ty đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, được người tiêu dùng đánh giá cao đã làm cho uy tín của công ty ngày càng được nâng lên trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
Với phương châm hoạt động : “ Nệm Ưu Việt chất lượng ưu việt ” cùng với uy tín và chất lượng sẳn phẩm của mình, công ty đã khẳng định được chổ đứng trên thị trường mà nhiều doanh nghiệp muốn có. Cũng chính nhờ điều này mà tất cả mọi sản phẩm của công ty được người tiêu dụng tín nhiệm và sử dụng. Nhờ sự nổ lực đó mà nhiều năm liền công ty được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2002 đến 2006 như:
Huy chương vàng hội chợ EXPO năm 2002-2003.
Cúp vàng thương hiệu mạnh hội chợ hàng Xuất Khẩu năm 2003.
2.2 CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.2.1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.2.1.1 Chức năng
- Công ty Ưu Việt là doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng : mousse, nệm mousse, giường Divan, giường gổ cao cấp, gối, tủ và khung lò xo.
- Thu mua và nhập khẩu các loại : vật tư, nguyên liệu, hóa chất, phục vụ cho sản xuất. Các loại linh kiện phụ tùng, máy móc thiết bị…
- Công ty còn xuất khẩu các mặt hàng của mình sang nhiều nước và khu công nghiệp
2.2.1.2 Nhiệm vụ
- Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bảo đảm điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.
- Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước về kê khai thuế và nộp thuế cùng với các nghĩa vụ tài chính khác.
- Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo đúng quy định của pháp luật về luật lao động. Thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và quan tâm đến đời sống của công nhân viên trong công ty.
- Đồng thời công ty cũng tuân thủ các quy định khác của pháp luật về an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và các tài sản khác của quốc gia.
2.2.1.3 Quyền hạn
Công ty có quyền tự chủ trong kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sử dụng các nguồn vốn mà công ty huy động được. Tự chủ các công việc và quan hệ nội bộ trong công ty.
Tuyển dụng và sử dụng lao động theo yêu cầu của mình. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh. Độc lập ký kết hợp đồng kinh tế và tìm kiếm thị trường.
2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ GĐ
Phòng Kinh Doanh
Phòng Hành Chánh Nhân Sự
Phòng Tài Chính Kế Toán
Phòng Kỹ Thuật
Hành chánh
P. Kế toán Toaans
Khối KD Đại Lý
Xưởng Mousse
Kho vật tư
Phòng Cung Ứng
Thủ qủy
Kho TP
Khối KD Dự Án
Chi nhánh bán hàng
Xưởng may
Xưởng lò xo
Bảo vệ
Nhân sự tiền lương
Vải ép mousse
Phân xương nệm
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty
2.3 MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.3.1 Thuận lợi
Với việc sử dụng các tư liệu lao động hiện đại và đội ngủ công nhân viên lành nghề đã giúp cho hoạt động của công ty luôn được duy trì và phát triển. Các đơn vị, phòng ban có mối quan hệ khắn khít với nhau tạo diều kiện cho công việc luôn được thống nhất và ổn định.
Công ty đang hoạt động trên một đất nước có chế độ chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững đã tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh của công ty không bị đình trệ. Đồng thời với những chính sách mở cửa của Đảng và Nhà Nước giúp cho công ty có thể mở rộng thị trường của mình ra nhiều nước trên thế giới. Cũng trong thời gian vừa qua, với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ Chức Thương nại Quốc Tế (WTO) giúp cho các doanh nghiệp có thể bình đẳng trong việc buôn bán trên thị trường các nước.
Phương châm, uy tín và chất lượng của mình, công ty đã khẳng định cho mình một chổ đứng trên thị trường mà nhiều doanh nghiệp muốn có. Cũng chính nhờ điều này mà tất cả mọi sản phẩm của công ty được người tiêu dụng tín nhiệm và sử dụng. Viêc mở rộng quy mô sản xuất đang nằm trong tầm kiểm soát của Ưu Việt.
2.3.2 Khó khăn
Sự cạnh tranh vốn có của nền kinh tế thị trường trong bối cảnh đất nước thời kỳ hậu WTO là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh những Công ty lớn hoạt dộng cùng ngành nghề sản xuất như Kin Đan, Vạn Thành…còn có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ khác đều muốn chiếm lĩnh thị phần của công ty. Những doanh nghiệp nước ngoài có nguồn lực tài chính mạnh mẽ cũng đang và sẽ đầu tư vào thị trường đầy tiềm năng này.
Việc đổi mới công nghệ sản xuất không phải chuyện nói là làm được, mà còn tùy thuộc vào tình hình của công ty. Công ty còn phải tìm cách đối phó việc giá cả của các nguồn nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng.
Hệ thống pháp luật và kế toán của Viêt Nam chưa hoàn thiện nên phải đổi mới qua từng năm. Chính điều này làm cho một số hoạt động của công ty gặp phải nhiều trở ngại và vướng mắc.
2.4 QUY TRÌNH KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
Công ty sản xuất bao gồm nhiều loại hình khác nhau, có đặc điểm riếng về tổ chức sản xuất quản lý cũng như quy trình công nghê sản xuất sản phẩm làm ra rất đa dạng. Tuy nhiên, nếu xét một cách tổng quát thì quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm của các doanh nghiệp – công ty sản xuất có những điểm chung, có tính chất căn bản bao gồm:
Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất pháp sinh theo 3 khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực trực tiếp và chi phí SX chung
Bước 2: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết chuyển các khoản chi phí này về tài khoản tính giá thành.
Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và đánh giá sana3 phẩm dỡ dang cuối kỳ.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Sau khi tính được giá thành toàn bộ của chu kỳ sản xuất kinh doanh cho sản phẩm, bộ phận kế toán tiến hành tính giá thành đơn vị cho các loại sản của công ty, từ đó giúp cho BGĐ đưa ra những chính sách về giá phù hợp.
Chương 3
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐỂ TẠO RA SẢN PHẨM NỆM LÒ XO
3.1 TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH THEO KHOẢN MỤC TẠI CÔNG TY
3.1.1 Bảng tổng hợp chi phí theo khoản mục trong quá trình sản xuất Nệm Quý 2/2011
Khoản mục chi phí
ĐVT
Lượng hao phí /SP
Đơn giá
( ĐVT: 1.000đ)
Thành tiền
( ĐVT: 1.000đ)
KH
TH
KH
TH
KH
TH
1.NVL trực tiếp
1.1 – NVL chính:
Thép 4.00mm
Thép 2.4 mm
Mousse KA
Vải đệm nỉ
Vải gấm khổ 2m0
1.2- NVL phụ:
Dây viền
Chỉ may
Ny long PE
Kg
Kg
mm
Mét
Mét
Mét
Mét
Kg
5,93
41,96
38,23
4,46
1,19
16,17
552
1,5
5,72
40,02
38,1
4,45
1,19
16,14
550
1,44
15.906
14.114
6.669
46.200
137.883
1.300
10
62.000
15.912
14.200
6.700
46.300
137.900
1.310
12
62.000
94.323
592.223
254.956
206.052
164.081
21.021
5.520
93.000
91.017
568.284
255.270
206.035
164.101
21.143
6.600
89.280
2. Nhân công trực tiếp:
Công nhân SX khung
Công nhân SX mousse
Công nhân SX vải ép
Công nhân đóng gói
Giờ
Giờ
Giờ
Giờ
0,75
0,48
0,52
0,16
0,77
0,43
0,50
0,15
82.019
72.118
65.293
60.345
83.994
75.234
66.676
65.434
61.514
34.617
33.952
9.655
64.675
32.351
33.338
9.815
3. Chi phí SXC:
Chi phí khả biến
Chi phí bất biến
423.125
210.000
410.399
202.981
Z đơn vị sản phẩm
2.204,039
2.155,289
(Nguồn từ phòng kế toán công ty TNHH nệm Ưu Việt)
3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành và công thức tính
3.1.2.1 Các nhân tố phản ảnh về lượng
- Số lượng NVL sản xuất 1 sản phẩm:
Ví dụ : Để sản xuất một tấm nệm cần 5Kg thép 4.00mm, Vải đệm nỉ: 4mét/sp…
Thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm: Nhân tố này thường liên quan tới chi phí nhân công trực tiếp.
Ví dụ: Để sản xuất 1 tấm nệm thì thời gian mà công nhân SX khung cần 1 giờ, công nhân SX mousse cần 0,5 giờ…
Công thức tính:
Biến động về lượng = Giá kỳ gốc (Lượng kỳ thực hiện – Lượng kỳ kế hoạch)
3.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng về giá
- Đơn giá nguyên vật liệu
- Đơn giá nhân công
Công thức tính:
Biến động về giá = Lượng thực hiện (Giá kỳ thực hiện – Giá kỳ kế hoạch)
3.2 XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG PHÂN TÍCH VÀ PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3.2.1 Xác định đối tượng phân tích
Xác định đối tượng phân tích: rZ = Z1 – Z0
Gọi Z1: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực hiện
Gọi Z0: Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
Ta có: rZ = Z1 – Z0 = 2.155.289 – 2.204.039 = - 48.750đ
Qua kết quả trên cho thấy giá thành đơn vị kỳ thực hiện đã giảm hơn so với giá thành đơn vị kỳ kế hoạch 48.750đ/sp.Tình hình thực hiện hạ giá thành đơn vị sản phẩm của công ty tốt.
3.2.2 Phân tích và nhận xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới giá thành
3.2.2.1 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố NVL trực tiếp
ZVL = ZVL1 – ZVL0 = 1.401.730 – 1.431.176 = -29.446
Trong đó:
- Do lượng hao phí NVL thay đổi:
ZVLM = Đơn giá kỳ KH x (Lượng hao phí kỳ TH – Lượng hao phí kỳ KH)
ZVLM = 15.906 (5,72 – 5,93) + 14.114 (40,02 – 41,96) + 6.669 (38,1 – 38,23) + 46.200 (4,45 – 4,46) + 137.883 (1,19 – 1,19) + 1.300 (16,14 – 16,17) + 10 (550 – 552) + 62.000 (1,44 – 1,5) = - 35.829
Nhận xét: Do cả 8 loại vật liệu để tạo ra sản phẩm có lượng hao phí kỳ thực hiện tiết kiệm hơn so với kỳ kế hoạch (Thép 4.00mm giảm 0,21kg, Thép 2.4 mm giảm 1,94 kg, Mousse KA (1m6 x 2m0) giảm 0,13 mm, Vải đệm nỉ (1m6 x 2m0) giảm 0,01mét, Dây viền giảm 0,03mét, Chỉ may giảm 2 mét, Ny long PE giảm 0,06 kg) làm cho giá thànhị kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch giảm: 35.829đ/sp
- Do đơn giá vật liệu thay đổi:
ZVLG = Lượng hao phí kỳ TH x (Đơn giá kỳ TH – Đơn giá kỳ KH)
ZVLG = 5,72 (15.912 – 15.906) + 40,02 (14.200 – 14.114) + 38,1 (6.700 – 6.669) + 4,45 (46.300 – 46.200) + 1,19 (137.900 – 137.883) + 16,14 (1.310 – 1.300) + 550 (12 -10) + 1,44 (62.000 – 62.000) = 6.383
Nhận xét: Do đơn giá 8 loại vật liệu để tạo ra sản phẩm kỳ thực hiện đều tăng hơn so với kỳ kế hoạch (Thép 4.00mm tăng 6đ, Thép 2.4 mm tăng 86đ, Mouse KA (1m6 x 2m0) tăng 31đ Vải đệm nỉ (1m6 x 2m0) tăng 100đ, Dây viền tăng 10đ, Vải gấm khổ 2m0 tăng 17đ, Chỉ may tăng 2đ ) làm cho Z kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 6.383đ/sp
3.2.2.2 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố nhân công trực tiếp
ZNC = ZNC1 – ZNC0 = 140.179 – 139.738 = 441
Trong đó:
- Do thời gian lao động làm thay đổi:
ZNCT = Đơn giá kỳ KH x (Lượng hao phí kỳ TH – Lượng hao phí kỳ KH)
ZNCT = 82.019 (0,77 – 0,75) + 72.118 (0,43 – 0,48) + 65.293 (0,5 – 0,52) + 60.345 (0,15 – 0,16) = - 3.874
Nhận xét: Do cả 4 loại nhân công trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm có lượng hao phí giờ công giữa kỳ thực hiện tiết kiệm hơn so với kỳ kế hoạch (Công nhân SX mousse giảm 0,05 giờ; Công nhân SX vải ép mousse giảm 0,02 giờ; Công nhân đóng gói giảm 0,01 giờ) làm cho giá thành kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch giảm 3.874đ/sp
- Do đơn giá giờ công lao động thay đổi:
ZNCG = Lượng hao phí kỳ TH x (Đơn giá kỳ TH – Đơn giá kỳ KH)
ZNCG = 0,77 (83.994 – 82.019) + 0,43 (75.234 – 72.118) + 0,5 (66.676 – 65.293) + 0,15 (65.434 – 60.345) = 4.315
Nhận xét: Do đơn giá giờ công của nhân công kỳ thực hiện cao hơn so với kỳ kế hoạch (Công nhân SX mousse tăng 3.116đ/giờ; Công nhân SX khung lò xo tăng 1.975đ/giờ ; Công nhân SX vải ép mousse tăng 1.383đ/giờ ; Công nhân đóng gói tăng 5.089đ/giờ) làm cho giá thành kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch tăng 4.315đ/sp.
3.2.2.3 Phân tích ảnh hưởng của nhân tố chi phí sản xuất chung
ZSXC = ZSXC1 – ZSXC0 = 613.380 – 633.125 = -19.745
Trong đó:
- Do chi phí khả biến thay đổi:
ZKB = ZKB1 – ZKB0 = 410.399 – 423.125 = - 12.726
Nhận xét: Do ở kỳ thực hiện công ty tiết kiệm chi phí khả biến hơn so với kỳ kế hoạch, làm cho giá thành thực tế giảm hơn so với kỳ kế hoạch: 12.726đ/sp
- Do chi phí bất biến thay đổi:
ZBB = ZBB1 – ZBB0 = 202.981 – 210.000 = - 7.019
Nhận xét: Do ở kỳ thực hiện công ty tiết kiệm chi phí bất biến hơn so với kỳ kế hoạch nên làm cho giá thành kỳ thực hiện giảm hơn so với kỳ kế hoạch 7.019đ/sp
3.2.2.4 – Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành:
- Các nhân tố làm giảm giá thành (1): -59.448
+ Mức hao phí NVL : - 35.829
+ Thời gian lao động: - 3.784
+ Chi phí khả biến: -12.726
+ Chi phí bất biến: -7.019
- Các nhân tố làm tăng giá thành (2): 10.698
+ Đơn giá vật liệu: 6.383
+ Đơn giá giờ công: 4.315
Tổng cộng (1)+(2): -48.750 à Đúng bằng ĐTPT
Tóm lại, trong quá trình tiến hành sản xuất so với kế hoạch đề ra thì công ty đã có những chính sách tiết kiệm chi phí như mức hao phí NVL, thời gian lao động đối với mỗi bộ phận nhân công, chi phí khả biến và chi phí bất biến đều giảm hơn so với kế hoạch đưa ra nên công ty đã thực hiện tốt kế hoạch và đã tiết kiệm được một khoản chi phí với trị giá 48.750đ/1sp.
Chương 4
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Để tạo ra một sản phẩm nệm của công ty TNHH nệm Ưu Việt cần rất nhiều loại NVL, cần nhiều công nhân ở các khâu khác nhau nên việc tính giá thành rất phức tạp nhưng công ty đã thực hiện rất tốt công việc tính giá thành nhờ sự phân công hợp lý giữa kế toán trưởng và các kế toán viên.
Tóm lại, việc tính giá thành vô cùng quan trọng, đó là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doah của công ty. Qua đó, giúp cho nhà quản lý tìm ra các giải pháp để tiết kiệm chi phí làm hạ giá thành sản phẩm. Từ đó, giúp cho các sản phẩm của công ty cạnh tranh tốt hơn so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Tuy lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp nhưng để đạt được điều đó các doanh nghiệp cần quan tâm tới giá thành sản phẩm. Một sản phẩm khi được bán ra trên thị trường không chỉ thu hút người tiêu dùng bằng mẫu mã, chất lượng mà còn thu hút người tiêu dùng bằng giá cả hợp lý. Các nhà quản lý doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giá thành sản phẩm tại đơn vị mình để có thể đưa ra các chiến lược về giá nhằm thu hút khách hàng mua sản phẩm của công ty nhiều, giá phải chăng nhưng vẫn đảm bảo công ty hoạt động có lãi.
4.2 KIẾN NGHỊ:
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, hoạt động kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng doanh thu qua các năm của Công ty Ưu Việt liên tục tăng cao mặc dù tình hình kinh tế chung những năm này rất khó khăn, giá xăng dầu và các nguyên phụ liệu tăng trong khi giá bán ra lại phải giảm giá hoặc không được tăng mới giữ được khách hàng. Mặc dù gần đây giá sản phẩm của công ty có tăng nguyên nhân là do giá NVL và chi phí nhân công tăng nhưng công ty đã có những chiến lược đúng đắn để giữ được khách hàng và tăng doanh số. Để đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh, Công ty cần quan tâm đến:
- Tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý điều hành trong hệ thống sản xuất kinh doanh của Công ty, hình thành các quy trình quản lý điều hành trong từng lĩnh vực, từng đơn vị cơ sở.
- Các khoản chi phí sản xuất đều được tập hợp đúng để tính giá thành sản phẩm tạo ra. Tuy nhiên còn nhiều sản phẩm hỏng nên làm chênh lệch giữa thực tế và định mức sử dụng nguyên vật liêu. Cần xem xét nguyên nhân để có hướng khắc phục kịp thời.
- Củng cố mạnh các hoạt động dịch vụ hiện có mà trước hết là phương thức kinh doanh và tay nghề. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm được nguyên vật liệu và thời gian sản xuất.
- Bảo toàn và phát triển vốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng gắn nhiệm vụ trước mắt với mục tiêu phát triển lâu dài để xây dựng cơ cấu vốn hợp lý và quy trình quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành tài chính nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng các biện pháp kích thích làm tăng thu nhập cho toàn thể các cán bộ công nhân viên, làm cho cán bộ công nhân viên tập trung vào công việc của mình nhằm đem lại năng suất lao động tối đa cho công ty.
- Hiện nay, giá cả thường biến động lên xuống thất thường. Vì thế công ty nên xây dựng các chính sách dự trù về giá cả để khi có biến động thì công ty vẫn có thể trang trải được những khoản chi phí đó. Đồng thời nên chủ động tìm thêm những nguồn cung cấp mới với giá rẻ mà vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu sản xuất.
- Công ty cũng cần dự trữ vật tư với giá rẻ, vừa đủ để sản xuất cho khoảng hai mùa vụ, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí. Mặt khác không nên vì giá rẻ mà dự trữ quá nhiều vì như thế sẽ làm chôn vốn của công ty và về lâu dài nếu chế độ bảo quản không hợp lý thì chất lượng vật tư sẽ bị xuống cấp.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn nhưng với uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao trên thị trường. Ngoài những sản phẩm chính là nệm, nệm Mousse công ty còn sản xuất Giường ghế salon ….chính nhờ vào việc không ngừng tìm tòi những sản phẩm mới để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng cao công ty dần dần đã được sự ủng hộ của khách hàng, ngay cả đối với khách hàng khó tính nhất công ty cũng nhận được sự ủng hộ từ họ.Hy vọng rằng với những thành quả hiện có, Công ty sẽ ngày càng phấn đấu hơn nữa trong việc đa dạng mẫu mã sản phẩm, chúc thương hiệu Ưu Việt sẽ ngày càng vang xa và ngày càng thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư của các tập đoàn lớn trên thế giới.
Do kiến thức có hạn và chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm về thực tế, nên những phân tích và giải pháp nhóm em đưa ra chưa thật cụ thể và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy chỉ dẫn thêm và điều chỉnh giúp nhóm để nhóm ngày càng hoàn thiện hơn về môn học này cũng như sẽ cố gắng hơn trong các môn học khác.
BẢNG PHỤ LỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT NỆM CÔNG TY TNHH NỆM ƯU VIỆT
Bảng 1: TÌNH HÌNH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU QUÝ 2/2011
Diễn giải
ĐVT
Lượng hao phí/sp
Đơn giá
(ĐVT: đồng)
Thành Tiền
(ĐVT: đồng)
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
1. NVL chính
Thép 4.00mm
Kg
5,93
5,72
15.906
15.912
94.323
91.017
Thép 2.4 mm
Kg
41,96
40,02
14.114
14.200
592.223
568.284
Mousse KA (1m6 x 2m0)
mm
38,23
38,1
6.669
6.700
254.956
255.270
Vải đệm nỉ (1m6 x 2m0)
Mét
4,46
4,45
46.200
46.300
206.052
206.035
Vải gấm khổ 2m0
Mét
1,19
1,19
137.883
137.900
164.081
164.101
2. NVL phụ
-
-
Dây viền
Mét
16,17
16,14
1.300
1.310
21.021
21.143
Chỉ may
Mét
552
550
10
12
5.520
6.600
Ny long PE
Kg
1,5
1,44
62.000
62.000
93.000
89.280
TỔNG CỘNG
1.431.176
1.401.730
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Bảng 2 TÌNH HÌNH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP QUÝ 2/2011
Nhân công trực tiếp sản xuất
ĐVT
Lượng hao phí/sp
Đơn giá
(ĐVT: đồng)
Thành Tiền (ĐVT: đồng)
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Kế hoạch
Thực hiện
Công nhân SX khung lò xo
Giờ
0,75
0,77
82.019
83.994
61.514
64.675
Công nhân SX mousse
Giờ
0,48
0,43
72.118
75.234
34.617
32.351
Công nhân SX vải ép mousse
Giờ
0,52
0,5
65.293
66.676
33.952
33.338
Công nhân đóng gói
Giờ
0,16
0,15
60.345
65.434
9.655
9.815
TỔNG CỘNG
139.738
140.179
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUÝ 2/2011
CP SXC
Kế hoạch (ĐVT: đồng)
Thực hiện (ĐVT: đồng)
Chi phí sản xuất chung khả biến
423.125
410.399
Chi phí sản xuất chung bất biến
210.000
202.981
TỔNG CỘNG
633.125
613.380
(Nguồn từ phòng kế toán công ty)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bùi Văn Trịnh (2011), Phân tích hoạt động kinh doanh, Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ.
Một số bài mẫu trên trang:
Công ty TNHH nệm Ưu Việt (2011), Báo cáo chi phí sản xuất của quý 2/2011 và một số tài liệu có liên quan,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình giá thành theo khoản mục chi phí tại Công ty TNHH nệm ƯU VIỆT.doc