Lời nói đầu
Cùng với sự hội nhập mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu như hiện nay, Việt Nam đã có những bước đi mạnh mẽ cho riêng mình, nhưng mục tiêu cuối cùng cũng chính là : hội nhập với nền kinh tế thế giới. Năm 2006 vừa qua đã diễn ra một sự kiện mang tính lịch sử cho nền kinh tế nước nhà đó chính là : Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO.
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước, đã tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ta. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh mạnh mẽ và khắc nghiệt của cơ chế thị trường cũng là một thách thức không nhỏ đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm hơn nữa tới chiến lược kinh doanh của mình.
Hiệu quả kinh doanh luôn là bài toán khó đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp, chiến thắng đối thủ cạnh tranh khẳng định vị trí của mình thì doanh nghiệp phải làm sao định vị được thị trường của mình, đồng thời thị phần phải ngày càng được mở rộng.
Có lẽ, giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm luôn là một trong số chìa khoá quan trọng để tìm ra lời giải đáp cho doanh nghiệp. Có thể nói đó cũng chính là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, phản ánh trình độ quản lý, sử dụng lao động, trình độ tổ chức công nghệ sản xuất sản phẩm. Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm giúp doanh nghiệp giảm được gía bán, đẩy nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho danh nghiệp, tăng khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh , mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. Vì vậy phân tích và các giải pháp hạ thấp chi phí sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn được các nhà quản lý quan tâm.
Xuất phát từ thực tế đó, qua thời gian thực tập tại công ty 20, đối diện với thực trạng quản lý sản xuất kinh doanh của công ty, tôi xin mạnh dạn đi sâu nghiên cứu vấn đề “Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20” với thời gian thực tập ít, kinh nghiệm hạn chế, chắc chắn báo cáo thực thậo của tôi còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cam ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong trường cũng như của cán bộ công nhân viên công ty 20 đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này.
74 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3268 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giám đốc kỹ thuật: Có nhiệm vụ phụ trách mảng kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, mẫu mốt…
- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ phụ trách việc ký kết hợp đồng kinh tế để lên kế hoạch sản xuất trình Giám đốc.
- Phó giám đốc chính trị: Phụ trách công tác Đảng, công tác tư tưởng, chính trị trong toàn công ty.
Phòng tài chính kế toán : trang 27 đến trang 28
Kế toán trưởng (Trưởng phòng) phải tốt nghiệp Đại học tài chính kế toán hoặc Đại học Kinh tế quốc dân (khoa Kế toán) phải có chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, có thời gian công tác tài chính đúng chuyên ngành từ 5 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực tổ chức điều hành tốt cơ quan tài chính kế toán Công ty.
Chức năng:
- Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán. Đảm bảo phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn Công ty.
- Là cơ quan sử dụng chức năng Giám đốc đồng tiền để kiểm tra giám sát mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
- Là cơ quan thực hiện chức năng quan sát viên của Nhà nước tại Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, cơ quan tài chính cấp trên và Pháp luật về thực hiện các nghiệp vụ tài chính kế toán của Công ty.
Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch tài chính, cân đối nguồn vốn để đảm bảo mọi nhu cầu về vốn phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
- Thực hiện chế độ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời liên tục và có hệ thống số liệu kế toán về tình hình luân chuyển sử dụng vốn tài sản cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức theo dõi công tác hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm, định kỳ tổng hợp báo cáo chi phí sản xuất và giá thành thực tế sản phẩm. Tham mưu cho giám đốc Công ty các biện pháp nhằm giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm.
- Phản ánh chính xác giá trị của các loại hàng hoá, vật tư, thiết bị, sản phẩm của công ty. Giúp giám đốc Công ty ra những quyết định sản xuất kinh doanh kịp thời chính xác.
- Chủ trì (phòng Tổ chức sản xuất phối hợp) thực hiện kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty trước Đảng uỷ và Ban giám đốc theo định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Khai thác nguồn tiền mặt phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Toàn công ty.
- Kiểm tra giám sát tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của toàn Công ty, thông qua công tác quản lý thu chi tài chính, phân phối thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước. Đề xuất với Giám đốc các biện pháp phân phối, sử dụng các quỹ của Công ty. Tổng hợp phân tích tình hình quản lý các quỹ của Công ty trong năm.
- Chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ hạch toán, quản lý tài chính ở các xí nghiệp thành viên một cách thường xuyên và có nề nếp đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành.
Chương II
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giảm chi phí sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
của sản phẩm may mặc tại công ty 20
Có thể thấy rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với môi trường và thị trường nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải luôn có cách đánh giá, nhìn nhận về thị trường, vì khi định vị được thị trường mới có thể đưa ra được chiến lược về sản phẩm để sản xuất. Mỗi doanh nghiệp với một chiến lược phát triển khác nhau, áp dụng cho mỗi thị trường khác nhau, song mục đích chung là làm sao tối đa hoá lợi nhuận cho mỗi đồng vốn bỏ ra. Mà như ta biết, lợi nhuận là hiệu số của doanh thu và chi phí. Khi chi phí càng nhỏ, thì lợi nhuận ắt sẽ tăng lên. Đồng thời, khi chi phí càng thấp, thì giá cả giảm xuống, làm tăng sản phẩm bán ra.
Như vậy, có thể thấy giá cả sản phẩm là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mà giá cả lại phụ thuộc vào giá thành. Vì thế, giảm giá thành sản phẩm luôn là cá bài toán đối với từng doanh nghiệp. Và nó đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hội nhập như hiện nay.
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty 20
Có thể thấy rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc giảm giá thành của sản phẩm. Song trong số đó có một số nhân tố chính như : nhân tố khối lượng (∆Q); nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm (∆k), nhân tố giá thành sản phẩm (∆z) .
Có thể thấy, ba nhân tố trên chính là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc hạ giá thành sản phẩm của công ty 20. Cụ thể như sau:
Nhân tố khối lượng sản phẩm : (∆Q)
Trong điều kiện chỉ có khối lượng sản phẩm thay đổi các nhân tố khác không đổi ( kết cấu và giá thành đơn vị không đổi), thì nhân tố khối lượng sản phẩm tỷ lệ thuận với mức hạ . Tức là : nếu ta giả định nhân tố kết cấu không đổi thì khi khối lượng sản phâẩ tăng hoặc giảm thì sẽ tác dộng đến mức hạ gái thành, có thể tăng hoặc giảm với cùng một tỷ lệ tương ứngtheo biến động của khối lượng sản phẩm.
Như vậy, khi tỷ lệ hạn giá thành không đổi chí có mức hạ thay đổi. Do đó, khi khối lượng sản phẩm thay đổi chỉ có mức hạ ảnh hưởng đến mức hạn giá thành hiện thực so với kế hoạch , còn tỷ lệ hạ thì không ảnh hưởng đến kết quả hạ giá thành so với kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng sản xuất tới mức hạ giá thành sản phẩm so sánh được xác định như sau :
Gọi : - ∆MQ là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tới mức hạ
- ∆Tq là ảnh hưởng của nhân tố khối lượng đến tỷ lệ hạ của giá thành thực hiện so với kế hoạch.
Ta có:
DMq = å(Qoi x qS - Qoi) (Zoi - Zli)
= åQoi (qS - 1 (Zoi - Zli)
= Mo x qS -Mo
= Mo (I- 1)
= -3.300.000 (1,44583 - 1)
= 1.512.390 nghìn đồng
Biết rằng:
qS% =
=
= 1,4583%
Mo là mức hạ tính theo khối lượng, kết cấu giá thành đơn vị kế hoạch, Mq là kết quả so sánh 2 tổng giá thành, chỉ khác nhau khối lượng thựuc hiện so với kế hoạch do đó Mq là mức ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm thay đổi đến kết quả hạ giá thành thực hiện so với kế hoạch.
Do sản lượng phản ánh quy mô, còn tỷ lệ hạ giá thành phản ánh tốc độ giá thành nên khi sản lượng thay đổi tỷ lệ hạ vẫn giữ nguyên như kế hoạch. Có nghĩa là:
DTq = - To
= To - To = 0
Như vậy, do khối lượng sản phẩm thực hiện so với kế hoạch tăng không ảnh hưởng đến tỷ lệ giá thành nhưng lại làm cho giá thành sản phẩm giảm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là sự cố gắng đáng ghi nhận của Công ty trong việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất để cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, có thể thấy rằng giá thành sản phẩm giảm chưa nhiều, do vậy Công ty cần tiếp tục nghiên cứu tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm để đẩy mạnh khối lượng bán ra.
Đặc biệt cần phân tích nhu cầu thị trường, trên cơ sở đó đẩy mạnh bán ra những sản phẩm có tỷ lệ hạ giá thành cao. Có như vậy mới góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng vị thế của Công ty trên thị trường.
Nhân tố cơ cấu khối lượng sản phẩm
Mỗi một loại sản phẩm khác nhau thì có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau, vì vậy, khi thay đổi cơ cấu sản lượng thì mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng sẽ thay đổi. Nếu ta thay đổi cơ cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ cao và giảm tỷ trọng loại sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ thấp, thì mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành sẽ tăng thêm, điều này được đánh giá là tốt. Ngược lại sẽ làm cho mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành giảm xuống.
Ký hiệu:
- DKM : Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm thay đổi đến mức hạ.
- DKT: Là ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu ản phẩm thay đổi đến tỷ lệ hạ giá thành.
Ảnh hưởng của cơ cấu sản lượng sản xuất được xem xét trong điều kiện giả định: sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế và giá thành đơn vị kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của cơ cấu sản phẩm tới mức hạ giá thành sản phẩm đó là:
DKM = å(Qli - qS x Qoi) (Zoi - ZTi)
= å(Qli - Qoi) (Zoi - ZTo) - DQM
= [(25.000 - 40.000) (180.000 - 200.000) + (30.000 - 20.000) (450.000 - 500.000) + (50.000 - 30.000) (950.000 - 1.000.000) ] - (-1.512.390)
= +312.390 nghìn đồng
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản phẩm với tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm là:
DKT = x 100%
= x 100%
= 0,4463%
Như vậy, do kết cấu khối lượng từng loại sản phẩm thay đổi đã làm cho tỷ lệ hạ giá thành tăng thêm 0,4463%, tương ứng với mức tăng là 312.390 nghìn đồng.
Nhân tố giá thành sản phẩm ∆z ( trang 59 đến 60)
Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh thành tích của Công ty trong việc tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Ký hiệu:
- DZM: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến mức hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
- DZr: Là ảnh hưởng của nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm đến tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm so sánh được.
Ảnh hưởng của nhân tố giá thành đến mức hạ giá thành được xác định:
DZM = åQliZli - åQli Zoi
= 64.500.000 - 65.500.000
= -1.000.000 nghìn đồng
Ảnh hưởng của giá thành tới tỷ lệ hạ:
DZT = x 100%
= x 100%
= -1,42857%
Do giá thành đơn vị thay đổi đã làm cho mức hạ tăng thêm 1.000.000 nghìn đồng, tương ứng với 1,42857%. Điều này chứng tỏ Công ty đã có cố gắng lớn trong việc hạ giá thành đơn vị sản phẩm, thể hiện chất lượng tương đối tốt trong quản lý kinh doanh. Việc thực hiện kế hoạch giá thành, xét cụ thể thì chưa được hoàn hảo vì sản phẩm quân phục cán bộ hè có giá thành thực hiện lớn hơn so với giá thành kế hoạch. Đây là sản phẩm duy nhất có ảnh hưởng không tốt đến việc hạ giá thành toàn bộ sản phẩm. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần tìm ra nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm này tăng để tiết kiệm chi phí ở mức thấp nhất, nâng cao lợi nhuận cho mình.
Tổng hợp của ba nhân tố
Bảng: Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến mức hạ giá thành sản phẩm
của công ty
Nhân tố
Mức hạ
Tỷ lệ hạ ( %)
1. Khối lượng sản phẩm
- 1.512.390
0
2. cơ cấu khối lượng sản phẩm
312.390
0.4463
3. Giá thành đơn vị sp
- 1.000.000
- 1,4287
4. Tổng
- 2.200.000
- 0,9824
Nhìn chung, doanh nghiệp đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành ở cả hai chỉ tiêu :
Mức hạ giá thành đã hạ thêm 2.200.000 nghìn đồng
Tỷ lệ hạ giá thaàn đã hạ thêm 0,9824%
Đây là biểu hiện tốt, thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc quản lý và phấn đấu hạ giá thành sản phẩm. để tăng thêm lợi nhậm và tăng thêm tích luỹ.
Để thấy rõ nguyên nhân và có kết luận cụ thể ta đi sâu nghiên cứư cá nhân tố ảnh hưởng đến các kết quả này của công ty :
Do khối lượng sản phẩm nhìn chung tăng thêm 4,583%
{ (70.000.000 : 48.000.000 – 1) x 100% } đã làm mức hạ giá thành hạ thấp thêm 1.512.390 nghìn đồng. Đây là kết quả của sự cố gắng của doanh nghiệp trong khâu sản xuất, nhằm tăng thêm khối lượng sản xuất để cung cấp cho thị trường, nhằm tăng thêm lợi tức. Nhưng tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất cá mặt hàng của công ty chưa toàn diện, mặt hàng quân phục cán bộ hè chỉ dạt 62.5% so với kế hoạch
{ ( 25.000: 40.000) x 100%}. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả. Còn nếu do nhu cầu thị trường giảm mà doanh nghiệp điều chỉnh ở khâu sản xuất, thì đây là điều cần thiết chứng tỏ tính linh hoạt của bộ máy quản lý công ty.
Do cơ cấu mặt hàng thay đổi đã làm cho mức hạ bị giảm đi 0,4463% tương ứng 312.390 nghìn đồng là do công ty tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ GBD len am và quân phcụ đại lễ ; giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm quân phục cán bộ mùa hè.
Do thay đổi giá thành đơn vị đã làm cho mức hạ hạ thêm 1.000.000 nghìn đồng tương ứng 1, 4287%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng hợp lý lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất trong giá thaànhsản phẩm. Đây là ưu điểm lớn nhất của công ty thể hiện chất lượng tốt trong quaảnlý kinh doanh. Nhưng việc thực hiện kế hoạch giá thành đơn vị cao hơn kế hoạch. Công ty cần đi sâu nghiên cứư xem xét cá khoản mục giá thành của sản phẩm quân phục cán bộ hè , nguyên nhân tại sao không đạt kế hoạch?
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm công ty 20
Toàn bộ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm so sánh được và sản phẩm không so sánh dược, Đối với toàn bộ sảp phẩm ta chỉ có thể tiến hành so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá thành kế hoạch nhằm đánh giá khái quát tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành. Qua đó thấy được ưu, nhược điểm trong công tác quản lý giá thành. Từ đó có những biện pháo áp dụng đạt hiệu quả cao.
1. Chỉ tiêu đánh giá hạ giá thành sản phẩm công ty 20
Để phân tích, ta tiến hành sử dụng các chỉ tiêu sau:
1.Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch giá thành toàn bộ sản phẩm : R ( %)
+) Nếu R < 100 thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Khi đó chênh lệch sẽ mang dấu (-); ( ∆z) < 0.
Số chênh lệch ( ∆z) : là số chi phí tiết kiệm đựoc do hạ giá thành tính trên số lượng sản phẩm thực tế.
+) Ngược lai nếu R> 100, ( ∆z) > 0 : giá thành thực tế cao hơn giá thành kế hoạch. Khi đó doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch hạ giá thành.
Thực trạng khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc của công ty 20
Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty 20
Sản phẩm chủ yếu của công ty 20
Bảng 1: Sản phẩm may mặc của công ty phục vụ bộ quốc phòng
TT
Sản phẩm
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
I
Hàng may đo
1.
Quân phục mùa hè
Xuất
30.000
27756
39544
28236
35698
2
Quân phục đông len nam nữ
Xuất
3.700
2.500
3.953
2.300
3.562
3
Đại lễ phục hè
xuất
560
450
902
469
512
4
Áo khoác quân sự
Cái
900
622
950
698
864
5
Quân phục cán bộ đông nam
xuất
32.000
28.000
36.489
29.976
32.962
6
Quân phục nam đặc cỡ
bộ
1.800
1.550
5.032
1.654
1.836
II
Hàng loạt
1.
Quân phục cán bộ GBD len nam
bọ
10.000
9.100
10.517
9.000
9.500
2
Quân phục cán bộ đông nam STH
bộ
9.500
8.000
10.230
8.500
9.300
3
Quân phục cán bộ động nam Tropican
bộ
34.500
30.000
36.000
32.000
34.000
4
Quân phục sĩ quan dã ngoại nam nữ
bộ
4.500
3000
4.800
3.500
4.000
5
Quân phục sĩ quan động Tripican
bộ
4.000
3.200
4.200
3.000
3.800
6
Quân phục sĩ quan nam nữ cá loại
bộ
50.000
10.000
54.700
45.600
49.800
7
Áo hè cán bộ dài tay
Cái
69.000
55.000
74.000
54.000
68.000
8
Áo lót ĐKĐA 13
Cái
420.500
350.000
460.000
380.000
420.000
9
Áo ấm 3 lớp nam nữ
Cái
38.000
40.000
42.000
42.000
38.600
10
Quần dài cán bộ nam nữ
Cái
60.000
57.000
58.000
56.500
59.000
11
Mũ mềm dã ngoại
Cái
50.000
45.000
55.000
45.500
50.000
12
Màn tuyn cá nhân
Cái
38.000
20.000
40.000
29.000
35.000
13
Áo xuân thu nam nữ
Cái
68.500
67.000
67.000
59.000
65.000
14
Khăn mặt
Cái
485.000
550.000
550.000
450.000
500.000
15
Bít tất
Cái
600.000
700.000
700.000
500000
625.000
Nhìn vào bảng số liệu 1 ta thấy sản phẩm phục vụ quốc phòng của công ty 20 khá nhiều chủng loại, từ những sản phẩm nhỏ : bít tất, khăn mặt đến những sản phẩm lớn hơn như : Đại lễ phục , quân phục các mùa …
Và trên thực tế, công ty 20 là đơn vị chuyên cung cấp hàng hoá chất lượng cao cho toàn quân. Hàng năm, đơn vị đã may hàng trăm những bộ đại lễ phục, lễ phục cho cán bộ cao cấp của bộ quốc phòng.
Bảng 2 : Các mặt hàng xuất khẩu của công ty 20
Stt
Mặt hàng
ĐVT
2001
2002
2003
2004
2005
1
Jacket
Cái
54.500
45.000
45.000
70.000
78.000
2
Đồng phục cảnh sát
bộ
34.000
28.000
28.000
45.000
52.000
3
bộ đồ đua ôtô xe máy
bộ
18.500
16.000
16.000
25.000
24.000
( Nguồn : Phòng kinh doanh công ty)
Nhìn vào bảng 2 ta thấy về sản phẩm xuất khẩu của công ty 20 còn là rất ít trong số những mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Điều này không khó hiểu, vì công ty 20 là một công ty dệt may đặc thù, chuyên phục vụ cho toàn quân. Tuy nhiên, trong giai đoạn sắp tới với sự hội nhập ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam với nền kinh tế thế giới thì công ty 20 sẽ tăng cường saả xuất những mặt hàng xuất khẩu.
Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây
Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 20
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Thực hiện các năm
Tỷ. đ
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1
Doanh thu
Tỷ. đ
104.000
136.400
169.800
247.500
322.890
332.640
318.990
324.284
345.660
367.830
- Quốc phòng
Tỷ. đ
79.100
96.600
102.200
125.200
171.200
203.700
179.500
224.540
183.913
202.690
- Kinh tế:
Tỷ. đ
24.900
39.800
67.600
122.300
151.690
128.930
137.040
98.593
160.113
163.400
+ Nội địa
Tỷ. đ
17.700
29.700
58.600
99.200
130.990
111.060
119.740
64.9990
121.987
127.580
+ Xuất khẩu
Tỷ. đ
7.200
10.100
9.000
23.100
20.700
17.870
17.300
33.602
38.126
35.810
- Khác
Tỷ. đ
2.450
0.743
1.633
1.730
2
Lợi nhuận
Tỷ. đ
7.100
7.900
9480
13.200
16.600
16.160
14.558
16.055
16.273
16.760
3
Nộp ngân sách
Tỷ. đ
5.700
8.100
8.500
11.300
13.560
14.920
15.479
26.230
23.253
20.560
4
Tài sản cố định
Tỷ. đ
28.330
50.540
72.490
91.300
96.340
127.380
152.980
203.596
224.937
232.370
5
Vốn lưu động
Tỷ. đ
4.190
6.390
7.390
7.390
7.390
11.310
14.710
16.075
16.025
26.020
- Vốn ngân sách
Tỷ. đ
4.190
6.390
7.390
7.390
7.390
11.280
14.680
15.722
15.673
25.670
- Tự bổ sung
Tỷ. đ
0.027
0.027
352
352
352
6
Lao động bình quân
Người
1.375
1.853
2.644
2.687
2.779
2.961
3.422
4.014
4.151
4.100
7
Tổng chi phí sản xuất
Tỷ. đ
90.248
118.948
149.754
220.775
290.098
298.433
285.162
277.700
301.688
324.980
(Nguồn : Phòng sản xuất kinh doanh)
Nhìn vào bảng 3 ta thấy, lợi nhuận hàng năm của công ty luôn đạt trung bình trên 15 tỷ đồng. Trong đó, năm cao nhất đạt 16.76 tỷ đồng vào năm 2005.
Tình hình hạ giá thành sản phẩm ở công ty 20 trong những năm gần đây.
Công ty 20 là một công ty đặc thù, sản xuất đồ may mặc cho bộ quốc phòng, nên số lượng sản phẩm đa dạng và phong phú. Song trong phân tích này tôi chỉ phân tích việc hạ giá thành đối với một số sản phẩm tiêu biểu :
Bảng : Giá thành và khối lượng của ba loại sản phẩm
Tên sản phẩm
Quân phục cán bộ hè
40.000
25.000
200.000
180.000
200.000
Quân phục cán bộ BGĐ len nam
20.000
30.000
500.000
450.000
400.000
Áo hè cán bộ dài tay
10.000
15.000
-
80.000
90.000
Quân phục đại lễ
30.000
50.000
1.000.000
950.000
950.000
(Nguồn : Phòng kế hoạch tổ chức sản xuất)
Căn cứ vào biểu số liệu trên ta có biểu phân tích sau :
Bảng : Phân tích mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành chung cho toàn bộ sản phẩm của đơn vị
Đơn vị : 1000 đồng
Chỉ tiêu
Tổng giá thành sản phẩm thực hiện Q1Z1
5.000.000
12.000.000
1.350.000
47.500.000
65.850.000
Tổng giá thành sản phẩm thực hiện tính theo giá thành kế hoạch sản xuất ( Q1Z0)
4.500.000
13.500.000
1.200.000
47.500.000
66.700.000
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch giá thành
1,11
0,89
1,125
1
0,987
Mức tăng, giảm giá thành thực tế so với kế hoạch
+ 500.000
- 1.500.000
+150.000
0
-850.000
Căn cứ vào số liệu bảng trên để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch cần hạ giá thành chung cho toàn bộ sản phẩm.
Đó là công việc đầu tiên cần thực hiện nhằm cung cấp thông tin khái quát nhất về tình hình hạ giá thành sản phẩm cho nhà quản lý.
Tuy nhiên, để tiến hành phân tích chỉ tiêu này ta cần phải loại trừ những yếu tố biến động của sản lượng sản phẩm.
Áp dụng công thức :
Tỷ lệ % thực hiện kế hoạch hạ giá thành toàn bộ sản phẩm R (%)
Σ ( Q1i x Z 1i)
R(%) = ------------------------- x 100 %
Σ ( Q1i x Z 0i)
Trong đó,
Q1i : Số lượng sản phẩm i sản xuất thực tế năm 2005
Z0i, Z1i : Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i kế hoạch năm 2005 và thực hiện năm 2005.
Ta có :
Tỷ lệ hoàn thành 65.850.000
kế hoạch hạ giá = ------------------ x 100% = 98,72%
thành sản phẩm 66.700.000
Số tuyệt đối = 65.850.000 – 66.700.000 = - 850.000 (nghìn đồng_)
Nhận xét :
Như vậy, xét về tình hình hạ thấo giá thành chung cho toàn bộ sản phẩm của công ty 20 ta thấy :
Nhìn chung tổng giá thành sản phẩm thực tế của công ty 20 năm 2005 đã giảm so với kế hoạch là 1,3 % ( 1 – 0,987). Với mức tiết kiệm, tổng mức chi phí chung cho 4 loại sản phẩm là 850.000 ( nghìn đồng).
Trong đó, giá thành đơn vị sản phẩm quân phục cán bộ hè và áo cán bộ dài tay kỳ thực hiện so với kế hoạch đặt ra làm tổng mức chi phí chung cho 4 loại sản phẩm tăng 650.000 ( nghìn đồng).
+ Sản phẩm đại lễ quân phục không đổi so với kế hoạch
+ Sản phẩm quan phục cán bộ GBĐ len nam giảm 11 % làm tổng mức chi phí giảm 1.500.000 ) nghìn đồng)
Thành quả trên thể hiện được sự nỗ lực cố gắng của công ty trong việc hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, do những khó khăn chung của nền kinh tế, tỷ lệ giảm giá thành còn chưa cao và không đồng đều. Đặc biệt, trong những sản phẩm trênt hì loại sản phẩm quân phục cán bộ hè và áo hè cán bộ dài tay không những không hoàn thành kế hoạch đề ra mà còn vượt quá so với kế hoạch. Đây chính là nhân tố làm tăng chi phí và do đó tỷ lệ hạ giá thành tăng lên. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý khắc phục tình trạng này nhằm tiết kiệm chi phí, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Với tình hình trên, công ty thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm chưa toàn diện, việc cần đặt ra là sự cần thiết đi sau phân tích giá thành của sản phẩm quân phục cán bộ hè và áo hf cán bộ dài tay và làm rõ nguyên nhân tại sao làm cho giá thành của hai loại sản phẩm này không thực hiện được để từ đó có những biện pháp hợp lý hơn làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được của công ty 20
Trong các doanh nghiệp sản xuất để thuận lợi cho việc lập kế hoạch hạch toán và phân tích, căn cứ vào phương pháp quản lý toàn bộ sản phẩm hàng hoá, người ta thường chia tổng sản phẩm hàng hoá sản xuất thành hai loại : sản phẩm so sánh được và sản phẩn không so sánh được
Sản phẩm so sánh được : Là sản phẩm đã chính thức sản xuất ở nhiều năm( kỳ) và quá trình sản xuất ổn đinh, có tài liệu giá thành thực tế tương đối chính xác, là căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích.
Sản phẩm không so sánh được : Là saả phẩm mới đưa vào sản xuất hoặc mới sản xuất ở kỳ trước, quá trình sản xuất chưa ổn đinh, do đó tài liệu giá thành thực tế còn nhiều biến động. Vì thế, chưa đủ căn cứ để so sánh khi sử dụng làm tài liệu phân tích.
Mục tiêu của phân tích tình hình biến động giá thành là : đánh giá chung tình ình biến động gái thành của toàn bộ sản phẩm theo từng loại sản phẩm để cho ta nhận thức được một cách tổng quát khă năng tăng giảm lợi tức của doanh nghiệp, do tác động ảnh hưởng đến giá thnàh của từng lạo sản phẩm.
Phân tích đánh giá tình hình biến động của tổng giá thnàh còn là cơ sở định hướng và đặt vấn đề cần đi sau nghiên cứưc giá thnàh của loại saả phẩm nào.
Để phân tích tình hình tực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được tại công ty 20 trước hết ta cần đánh giá chung tình ình thực hiện kế hoạch của công ty :
Trong đó:
- Qoi: Khối lượng kế hoạch từng sản phẩm năm 2005
- Qti: Khối lượng thực hiện từng sản phẩm năm 2005
- Zti: Giá thành đơn vị từng sản phẩm năm 2004
- Zoi: Giá thành đơn vị từng sản phẩm năm 2005
- Zli: Giá thành đơn vị từng sản phẩm thực hiện năm 2005.
Biểu 2.3: Phân tích mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành của 3 loại sản phẩm so sánh được
Đơn vị tính: 1000 đồng
Tên sản phẩm
Tổng giá thành sản phẩm tính theo
Nhiệm vụ hạ
Tổng giá thành sản phẩm tính theo
Kết quả hạ
QoiZti
QoiZli
QoiZoi
Mức hạ
Tỷ lệ hạ (%)
QliZti
QliZoi
QliZli
Mức hạ
Tỷ lệ hạ (%)
Quân phục cán bộ hè
8.000.000
8.000.000
7.200.000
-800.000
-1
5.000.000
4.500.000
5.000.000
0
0
Quân phục cán bộ GBĐ len nam
10.000.000
8.000.000
9.000.000
-1.000.000
-1
15.000.000
13.500.000
12.000.000
-3.000.000
-2
Xuất QP Đại lễ
30.000.000
28.500.000
28.500.000
-1.500.000
-5
50.000.000
47.500.000
47.500.000
-2.500.000
-5
Tổng
48.000.000
45.500.000
44.700.000
-3.300.000
-6,875
70.000.000
65.500.000
64.500.000
-5.500.000
-7,8
2.2.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch
Để phân tích chi tiết hơn ta cần xem xét 2 chỉ tiêu là mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành. Nhờ các chỉ tiêu này có thể giúp ta xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm.
Nếu mức hạ < 0 và tỷ lệ hạ < 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp đã hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh được và ngược lại. Nếu chỉ hoàn thành 1 chỉ tiêu thì kết luận hoàn thành không toàn diện.
Nhìn vào biểu 1 ta có thể kết luận như sau:
- Đối với mức hạ (Mo) và tỷ lệ hạ (To) giá thành sản phẩm kỳ kế hoạch 2005:
Ta có thể thấy rằng, Công ty đã đặt mục tiêu giá thành sản phẩm của Công ty trong năm 2005 sẽ giảm 6,875% so với giá thành thực hiện năm 2004, tức là tổng mức chi phí sản xuất sản phẩm phải tiết kiệm được là 3.300.000 nghìn đồng.
- Đối với mức hạ (M1) và tỷ lệ hạ (T1) giá thành thực hiện năm 2005.
Nhìn chung, có thể nói công ty đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm. Các sản phẩm của Công ty đều đạt và hạ giá thành hơn mức kế hoạch đề ra.
Từ các kết quả tính toán trên ta có thể xác định mức chênh lệch qua các chỉ tiêu:
+ Mức hạ:
M = M1 - M0
= -5.500.000 - (-3.300.000)
= -2.200.000 (nghìn đồng)
+ Tỷ lệ hạ:
T = T1 - T0
= -7,875% - (-6,875%)
= -0,982%
Đối với chỉ tiêu mức hạ giá thành:
Mức hạ giá thành chung cho 3 loại sản phẩm so sánh được của Công ty 20 nhìn chung đã hoàn thành vượt mức kế hoạch, mức hạ giá thành chung đã giảm được 2.200.000 nghìn đồng so với kế hoạch đề ra. Các sản phẩm quân phục cán bộ GBĐ len nam và quân phục đại lễ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra làm tổng mức chi phí tiết kiệm được 3.000.000 nghìn đồng còn sản phẩm quân phục cán bộ hè không hoàn thành kế hoạch đề ra làm tổng mức chi phí tăng lên 800.000 nghìn đồng.
Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hạ giá thành:
Nhìn chung tốc độ hạ giá thành của cả 3 loại sản phẩm nhanh hơn tốc độ hạ giá thành theo kế hoạch năm 2005 là 0,982%. Chỉ tiêu hạ giá thành của 2 loại sản phẩm quân phục cán bộ GBĐ len và quân phục đại lễ đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá thành còn sản phẩm quân phục cán bộ hè không hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá
Trong quá trình phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội và nhu cầu đa dạng của thị trường về sản phẩm hàng hoá đã làm cho các sản phẩm sản xuất của mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng và biến đổi hàng ngày, do đó các sản phẩm không so sánh được có chiều hướng tăng lên và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số sản phẩm là mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất.
Để thấy được chi phí đầu tư và kết quả thu về trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, mà trong Công ty có sản xuất sản phẩm không so sánh được, mà loại sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số sản phẩm được sản xuất của Công ty, thì việc phân tích trong tình hình thực hiện hạ thấp giá thành của sản phẩm so sánh được chưa cho ta thấy rõ được sự cố gắng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm. Để thấy rõ được kết quả này ta phải phân tích chỉ tiêu chi phí cho 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá.
Chỉ tiêu này được biểu hiện như sau:
=
F = x 1.000
Trong đó:
F - Là chi phí cho 1000 đồng sản phẩm hàng hoá
Q - Là sản lượng của từng loại sản phẩm
Z - Là chi phí đơn vị của từng sản phẩm
P - Là đơn giá bán buôn xí nghiệp của từng sản phẩm.
Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá biểu hiện mối quan hệ giữa chi phí và giá bán buôn sản phẩm của Công ty, cứ 1000 đồng sản phẩm hàng hoá bán ra thì chi phí chiếm bao nhiêu, thể hiện mức hao phí lao động cao hay thấp trong 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá của Công ty.
Phương pháp phân tích: So sánh chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giữa các kỳ phân tích để đánh giá chung chênh lệch chi phí bình quân, sau đó sử dụng phương pháp liên hoàn để xác định các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên mức độ ảnh hưởng đó.
Để thuận tiện cho quá trình phân tích em xin trình bày số liệu về sản lượng, chi phí bình quân một sản phẩm và giá bán buôn đơn vị của Công ty sản xuất và tiêu thụ bốn loại sản phẩm tiêu biểu qua tài liệu sau đây:
Bảng 2.5: Sản lượng sản phẩm sản xuất, giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá, giá bán sản phẩm 4 loại sản phẩm của Công ty
Chỉ tiêu
Quân phục cán bộ hè
Quân phục cán bộ GBĐ len nam
Áo hè cán bộ dài tay
Quân phục đại lễ
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
Kế hoạch 2005
Thực hiện 2005
1. Khối lượng sản phẩm sản xuất
40.000
25.000
20.000
30.000
10.000
15.000
30.000
50.000
2. Giá thành sản phẩm (1000 đồng/sản phẩm)
180.000
200.000
450.000
400.000
80.000
90.000
950.000
950.000
3. Giá bán sản phẩm (1000đ/sản phẩm)
220.000
200.000
500.000
500.000
100.000
100.000
1.100.000
1.100.000
Căn cứ vào số liệu trên ta có bảng phân tích:
Bảng 2.6: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá
Chỉ tiêu
Tổng giá thành sản phẩm tính theo
Tổng giá bán sản phẩm tính theo
Kế hoạch
Thực hiện
Thực hiện tính theo kế hoạch
Kế hoạch
Thực hiện
Thực hiện tính theo kế hoạch
1. Quân phục cán bộ hè
7.200.000
5.000.000
4.500.000
8.800.000
5.000.000
5.500.000
2. Quân phục cán bộ GBĐ len nam
9.000.000
1.200.000
13.500.000
10.000.000
15.000.000
15.000.000
3. Áo hè cán bộ dài tay
800.000
1.350.000
1.200.000
1.000.000
1.500.000
1.500.000
4. Quân phục đại lễ
28.500.000
47.500.000
470.500
33.000.000
55.000.000
55.000.000
Tổng cộng
45.500.000
65.850.000
66.700.000
52.800.000
76.500.000
77.000.000
2.3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá
Việc đánh giá chung được tiến hành bằng phương pháp so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, tính ra lượng chênh lệch DF. Mức chênh lệch dưới không càng lớn thì chi phí sản xuất và tiêu thụ mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá càng giảm, lợi nhuận kinh doanh trong kỳ càng cao.
Áp dụng công thức:
Fo = x 1.000
Trong đó:
Qoi- Sản lượng sản phẩm i kế hoạch năm 20005
Zoi - Giá thành đơn vị sản phẩm i kế hoạch năm 2005
Poi - Giá bán sản phẩm i kế hoạch năm 2005
Ta có:
Chi phí sản xuất tính trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá kế hoạch năm 2005 của Công ty là:
Fo = x 1000
= 861,7 đồng
Áp dụng công thức:
Fo = x 1000
Trong đó:
Qli - Sản lượng sản phẩm i thực hiện năm 2005
Zli - Giá thành đơn vị sản phẩm i thực hiện năm 2005
Pli - Giá bán sản phẩm i thực hiện năm 2005
Ta có:
Chi phí sản xuất tính trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện năm 2005 của Công ty là:
F1 = x 1000
= 860,78 đồng
So sánh chi phí sản xuất tính trên 1000 đồng sản phẩm hàng hoá thực hiện so với kế hoạch năm 2005 của Công ty 20 là:
DF = F1 - Fo
= 860,78 - 861,7
= -0,92 đồng
Chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá thực tế so với kế hoạch giảm 0,.92 đồng trong 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá tiêu thụ. Đây là đối tượng phân tích mà ta cần xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích này.
2.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá
Có ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuấ trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá đó là: nhân tố kết cấu sản phẩm, nhân tố chi phí đơn vị sản phẩm và nhân tố giá bán sản phẩm.
Ta sử dụng phương pháp liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố khối lượng sản phẩm thay đổi sẽ không ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng sản lượng hàng hoá. Điều này được chứng minh như sau:
=
Chi phhí sản xuất thay dổi theo sự thay đổi của khối lượng sản phẩm hàng hoá. Tổng sản phẩm bán theo kế hoạch được điều chỉnh theo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch là:
åQoi =
Chi phí sản xuất bình quân trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá khi sản lượng thay đổi sẽ là:
Điều này chứng tỏ chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá sẽ không thay đổi khi khối lượng sản phẩm thay đổi.
2.3.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm (DFQ)
Do mỗi mặt hàng sản xuất và tiêu thụ có mức chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá khác nhau, nếu ta thay đổi kết cấu mặt hàng trong trường hợp tăng tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí cao và giảm tỷ trọng những sản phẩm có mức chi phí thấp sẽ làm cho chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá tăng hoặc ngược lại sẽ làm cho chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giảm.
Điều kiện chỉ có kết cấu sản phẩm thay đổi còn các nhân tố khác không đổi (chi phí đơn vị và giá bán không đổi)
Được xác định trong điều kiện giả định: Sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế, giá thành và giá bán kế hoạch.
Ta có thể xác định được chỉ tiêu FQ1 là chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá khi kết cấu sản phẩm thay đổi bằng công thức sau (Thay "Q1" cho "Qo")
FQ = x 1000
= x 1000
= 866 đồng
Mức ảnh hưởng của kết cấu thay đổi đến thay đổi của chi phí bình quân chung (DF) là:
DF(Q) = FQ - Fo
= 866,2 - 861,7
= +4,5 đồng
2.3.2.2. Nhân tố giá thành toàn bộ của đơn vị sản phẩm (DFZ)
Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm thay đổi sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Để tiện phân tích chúng ta giả định chỉ có chi phí thay đổi, còn các nhân tố khác không đổi (kết cấu và giá bán không đổi).
Nhân tố này phản ánh thành tích (hoặc khuyết điểm) của doanh nghiệp việc tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí phí tiêu thụ sản phẩm.
Ảnh hưởng của nhân tố này được xác định trong điều kiện giả định: sản lượng thực tế, cơ cấu sản lượng thực tế, giá thành thực tế và giá bán kế hoạch.
Khi đó ta có thể xác định được FZ là chi phí sản xuấ trên 1000 đồng, giá trị sản lượng hàng hoá khi chi phí đơn vị sản phẩm (thay "Z1" cho "Zo") thay đổi như sau:
FZ = x 1000
= x 1000
= 855,2 đồng
Mức ảnh hưởng của giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm thay đổi đến việc thay đổi của chi phí bình quân chung (DF) là:
DF(Z) = FZ - FQ
= 855,2 - 866,2
= -11 đồng
2.3.2.3. Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm (DFP)
Giá bán đơn vị thay đổi làm cho chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng sản phẩm thay đổi. Điều kiện chỉ có giá bán thay đổi còn kết cấu và chi phí không đổi.
Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm có thể là nhân tố khách quan phụ thuộc vào quan hệ cung cầu hàng hoá do doanh nghiệp sản xuất ra trên thị trường, cũng có thể là nhân tố chủ quan tuỳ thuộc vào chất lượng hàng hoá, chính sách định giá, chính sách marketing sản phẩm của doanh nghiệp.
Ta có thể xác định đượcchỉ tiêu FP là chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng sản phẩm hàng hoá khi giá bán (Thay "P1" cho "P0") thay đổi của Công thức như sau:
FP = x 1000
= x 1000
= 860,78 đồng
Mức ảnh hưởng của giá bán đơn vị sản phẩm thay đổi đến việc thay đổi của chi phí bình quân chung (DF) là:
DF(P) = FP - FZ
= 860,78 -855,2
= +5,58 đồng
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản lượng sản phẩm hàng hoá:
Bảng 2.7: Tổng hợp ba nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hoá
Các nhân tố
Mức ảnh hưởng
1. Kết cấu sản lượng
+4,5
2. Giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm
-11
3. Giá bán đơn vị sản phẩm
+5,58
Tổng cộng
-0,92
Nhận xét:
Nhìn chung mức chi phí sản xuất trên 1000 đồng sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm 0,92 đồng là biểu hiện tốt, thể hiện chất lượng trong công tác quản lý chi phí, giảm chi phí nhằm tăng thêm lợi tức. Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả này ta đi sâu xem xét từng nhân tố ảnh hưởng:
- Do kết cấu sản phẩm thay đổi giữa thực hiện so với kế hoạch đã làm cho chi phí bình quân chung tăng 4,5 đồng trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá. Việc tăng này là do doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản phẩm quân phục đại lễ 66,67% (50.000 : 30.000 x 100%) sản phẩm này có chi phí bình quân caolà 950.000 đồng và giảm tỷ trọng sản phẩm quân phục cán bộ hè 37,5% (25.000: 40.000 x 100%) sản phẩm này có chi phí bình quân thấp là 200.000 đồng trên một đơn vị tiền tệ giá trị sản lượng hàng hoá. Việc thay đổi kết cấu này nhìn chung không có lợi cho doanh nghiệp, vì lợi tức giảm. Như vậy doanh nghiệp cần tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quân phục cán bộ hè, nếu khách hàng (thị trường) vẫn còn có nhu cầu.
- Do thay đổi giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm đã làm cho phí bình quân chung giảm 11 đồng trên một đơn vị tiền tệ giá trị sản lượng sản phẩm. Việc giảm này được đánh giá tốt về chất lượng trong công tác quản lý chi phí để tăng thêm lợi nhuận. Nhưng chỉ có sản phẩm quân phục cán bộ GBĐ len nam là có mức chi phí giảm, còn sản phẩm quân phục cán bộ hè và áo hè cán bộ dài tay mức chi phí thực hiện cao hơn kế hoạch đặt ra. Vấn đề đặt ra ở đây là doanh nghiệp cần đi sâu nghiên cứu các khoản mục chi phí của sản phẩm quân phục cán bộ hè và áo hè cán bộ dài tay tại sao lại cao hơn kế hoạch từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục.
- Do giá bán không đổi làm cho chi phí chung cho một đơn vị tiền tệ giá trị sản lượng hàng hoá tăng 5,58 đồng.
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của công ty 20
3.1. Đánh giá chung về tình hình quản lý chi phí của Công ty
Có thể nói, từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty 20 nói riêng đã phải vượt qua không ít khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu để tồn tại, ổn định, sản xuất kinh doanh và phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, những thay đổi trong khoa học kỹ thuật, sự đa dạng của nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh phải tìm ra những biện pháp mới để có thể ứng xử linh hoạt, hợp lý với những y của thị trường, họ phải làm một công việc hoàn hảo nếu họ muốn là người chiến thắng trong các thị trường. Vậy đâu là chìa khóa để một doanh nghiệp có thể đứng vững và thành công trong khi đó có hàng trăm doanh nghiệp cùng đang sản xuất một mặt hàng như họ, cũng có chất lượng tương đương như nhau. Câu trả lời chính là làm thế nào để giảm được chi phí ở tất cả các khâu, từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, giảm được các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra sản phẩm, tức là doanh nghiệp đã hạ thấp được giá thành, giá bán sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường, tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh, đẩy mạnh khả năng tăng thị phần và uy tín của doanh nghiệp.
Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, Công ty 20 đã dần dần thích nghi với sự chuyển đổi của nền kinh tế, bước vào kinh doanh theo một cơ chế hoạt động mới với nhiều nỗ lực và quyết tâm hơn. Ngay từ những ngày đầu, Công ty đã nhanh chóng nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo tối đa chi phí kinh doanh tăng lợi nhuận để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong cả nước.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế về công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh ở Công ty, tôi thấy được Công ty 20 có nhiều cố gắng đáng kể trong công tác quản lý chi phí cũng như đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu để giảm chi phí sản xuất trong điều kiện hiện nay.
3.1.3. Những ưu điểm
Từ một Công ty có cơ sở vật chất nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cả chiều rộng và chiều sâu. Công ty đã đầu tư thêm thiết bị hiện đại dây chuyền sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, tuyển dụng và đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề… nhờ vậy có thể nâng cao năng suất lao động, sản phẩm của Công ty gia tăng đáng kể và đạt kết quả không nhỏ trong việc tiết kiệm chi phí làm doanh thu bán hàng tăng.
- Bên cạnh đó, Công ty còn tiến hành trang bị các máy móc thiết bị quản lý, thiết bị văn phòng hiện đại, nhằm phục vụ cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của ác phòng ban như: mua sắm các máy vi tính, phần mềm sử dụng, máy in… cho các phân xưởng, các bộ phận, các phòng ban, các máy tính này được nối mạng với nhau từ ban giám đốc đến tất cả các phòng, các đơn vị nhằm cung cấp nhanh chóng, kịp thời các thông tin giúp cho toàn bộ hoạt động hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau, cung cấp số liệu giữa các bộ phận, lập báo cáo kế toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời và đầy đủ. Công ty còn tạo điều kiện để cho cán bộ của Công ty đi học, nâng cao trình độ nghiệp vụ mở rộng kiến thức, đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp.
- Để hoàn thiện chế độ kế toán tài chính, đã có sự thay đổi về cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và các sổ sách kế toán. Công ty cũng đã nhanh chóng, kịp thời thay đổi sao cho phù hợp với quy định của Nhà nước nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Công ty, nắm bắt tình hình thực tế và đánh giá hiệu quả kinh doanh, từ đó phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót để có giải pháp khắc phục và ngăn chặn kịp thời, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho kỳ sau cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, công tác quản lý tài chính nói chung và công tác quản lý chi phí kinh doanh tính giá thành nói riêng của Công ty còn gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
- Hiện nay, Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương: trả lương theo thời gian đối với bộ phận nhân viên gián tiếp, nhân viên văn phòng và trả lương theo sản phẩm đối với nhân viên trực tiếp sản xuất. Với hình thức trả lương cho sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định.Công ty đã thực hiện việc gắn thu nhập người lao động với kết quả sản xuất chung của toàn Công ty. Qua đó người lao động có ý thức trách nhiệm hơn với công việc được giao, giảm bớt số sản phẩm hỏng hăng hái sản xuất, tiết kiệm chi phí của Công ty.
Xong trong quá trình khảo sát thực tế tại Công ty, tôi thấy vẫn còn một số tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết như:
3.1.2. Nhược điểm
- Tại Công ty, chi phí khấu hao tài sản cố định là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất chung, mức tăng lại cao. Nguyên nhân là do việc tính khấu hao tài sản cố định còn chưa đầy đủ do trượt giá, do việc đánh giá lại tài sản cố định còn chưa tốt… gây khó khăn cho việc quản lý khấu hao tài sản cố định nói riêng và quản lý chi phí sản xuất kinh doanh nói chung trong Công ty.
- Trong chi phí nguyên vật liệu, do đơn giá nguyên vật liệu đều tăng cao nên làm cho tổng mức chi phí sản xuất tăng lên, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Điều này chứng tỏ Công ty quản lý chưa tốt các nguồn đầu vào, chưa mở rộng được các mối quan hệ với các nhà cung ứng, chưa lựa chọn được các nhà cung ứng tốt nhất, giao hàng với giá rẻ và chất lượng cao.
Từ khi Đảng và Nhà nước trao quyền tự chủ trong kinh doanh, làm việc theo quan điểm "lời ăn, lỗ chịu", với những điều kiện thuận lợi về kinh tế chính trị để các doanh nghiệp tự do phát triển, thúc đẩy các khả năng tiềm ẩn của doanh nghiệp, nhờ vậy có thể nói, các doanh nghiệp đang có được những cơ hội kinh doanh lớn cho cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên với quy luật cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường, sự biến đổi từng ngày, từng giờ của môi trường kinh doanh thì các doanh nghiệp luôn phải năng động, sáng tạo, đổi mới tư duy, cách nhìn nhận về thị trường, đảm bảo doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả cao trong kinh doanh, mở rộng cả về chiều rộng và chiều sâu. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhau, trong đó kế toán quản trị là công cụ hữu hiệu nhất giúp nhà quản trị đề ra các quyết định tài chính tối ưu. Có nhiều nhân tố tài chính tác động đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp, nhưng nhân tố cơ bản nhất tác dụng trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp là chỉ tiêu, chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm. Giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những mục tiêu mà toàn thể cán bộ công nhân viên của các doanh nghiệp nói chung và Công ty 20 đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới.
3.2. Một số giải pháp tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
Qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi phí và giá thành sản phẩm của Công ty 20, ta thấy hơn 40 năm tồn tại và phát triển, với quy mô lớn và đội ngũ công nhân dày dạn kinh nghiệm nhưng vấn đề quản lý và sử dụng chi phí sản xuất không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế nhất định.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty 20, tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực hiện chi phí và giá thành sản phẩm tại Công ty dưới góc nhìn của tài chính doanh nghiệp, bằng những kiến thức đã học, tôi xin phép được đề đạt một số ý kiến với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí cũng như hiệu quả kinh doanh của Công ty 20.
3.2.1. Đối với kế cấu khối lượng sản phẩm hàng hóa
Nhân tố kế cấu khối lượng sản phẩm hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm bởi vì khi các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường, giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm, họ phải nghiên cứu loại sản phẩm nào được ưa chuộng nhất, lượng sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường và đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không? Do đó kết cấu khối lượng thực sự là vấn đề cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và giá thành của từng loại sản phẩm. Công ty nên sản xuất nhiều hơn những sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành cao, những sản phẩm có chi phí thấp vì sản phẩm có mức hạ và tỷ lệ giá thành cao thì tăng khối lượng làm cho sản phẩm đó và ngược lại. Nếu Công ty đã xác định chính xác những sản phẩm có tỷ lệ hạ và mức hạ cao, Công ty nên có kế hoạch ưu tiên về sản lượng sản xuất ra. Nhưng để đánh giá tình hình biến đội của khối lượng sản phẩm, Công ty cần có những thông tin về nhu cầu đối với từng loại sản phẩm của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh kết cấu sản phẩm trong quá trình sản xuất một cách hợp lý. Nếu nhu cầu thị trường đối với sản phẩm giảm mà sản phẩm đó lại mang nhiều lợi nhuận cho Công ty thì Công ty nên có ngay những biện pháp khắc phục như mở rộng sang khu vực thị trường khác hoặc nghiên cứu một sản phẩm mới thay thế cho sản phẩm cũ khi nó không còn nhu cầu nữa.
3.2.2. Đối với đơn giá nguyên vật liệu
Để sản xuất ra những sản phẩm có thể tồn tại và phát triển trên thị trường, Công ty cần chú ý luôn nâng cao chất lượng của sản phẩm. Mà sản phẩm có chất lượng cao thì sự phụ thuộc đầu tiên đó là chất lượng của những nguyên vật liệu làm ra nó. Công ty phải luôn chú ý đến khâu đầu vào của sản phẩm, nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn phải là những nguyên vật liệu đúng quy cách, có chất lượng tốt. Trong điều kiện Việt Nam ta hiện nay, do trình độ kỹ thuật còn hạn chế nên đôi khi Công ty còn phải nhập nguyên vật liệu của nước ngoài. Giá cả thị trường trong và ngoài nước luôn biến động nên giá nguyên vật liệu thường xuyên tăng, không chỉ tăng về giá trị thực tế mà còn tăng về cả chi phí khác như chi phí bảo quản, bốc dỡ, vận chuyển… do vậy, đơn giá nguyên vật liệu ít thay đổi, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm Công ty cần có những biện pháp cụ thể như: tìm thị trường mà ở đó nguyên vật liệu có quan hệ cung ứng lớn hơn cầu thì giá cả sẽ hợp lý hơn. Mặt khác, Công ty cũng cần nghiên cứu phương pháp thu mua, phương thức thanh toán, vận chuyển, bảo quản, bốc xếp… phù hợp với chi phí thấp nhất có thể. Công ty có thể áp dụng phương thức nên mua khi tỷ giá ngoại tệ thấp và thanh toán khi tỷ giá ngoại tệ cao để tránh việc sự dao động của tỷ giá là ảnh hưởng đến giá cả nguyên vật liệu. Tuy nhiên, giá cả phù hợp phải đi đôi với chất lượng cao. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra có tiêu chuẩn chất lượng cao với giá thành thấp.
3.2.3. Đối với chi phí động lực
Đối với các khoản chi phí động lực, Công ty cần theo dõi một cách chặt chẽ khoản mục chi phí này ở từng phân xưởng, từng công đoạn sản xuất, Công ty có thể kiểm soát đồng hồ đo điện dựa trên tình hình sản xuất thực hiện tại Công ty, từ đó Công ty sẽ biết được đơn vị nào sử dụng hợp lý, đơn vị nào lãng phí từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Dù chi phí này chiếm tỷ trọng không nhiều trong khoản mục chi phí sản xuất chung song tiết kiệm được tổng chi phí ta cần chú ý tiết kiệm từng khoản mục, từng loại chi phí, điều này góp phần không nhỏ trong công tác tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Đối với chi phí khấu hao tài sản cố định
Để khắc phục tình trạng khấu hao tài sản cố định quá cao, làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, Công ty có thể đánh giá lại tài sản cố định, đối với những tài sản cố định đã hết thời gian sử dụng thì không tính khấu hao và có kế hoạch mới đầu tư cần tính toán lại mức khấu hao sao cho hợp lý, tránh tình trạng khấu hao lớn hơn giá trị thực hiện hao mòn. Đồng thời Công ty cũng cần chú ý đến hao mòn vô hình đối với các thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. Công ty nên thực hiện khấu hao nhanh để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh những thiệt hại do hao mòn vô hình, mở rộng sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận.
3.2.5. Đối với nhân viên phân xưởng
Đối với những nhân viên phân xưởng, Công ty cần chú ý giảm quỹ lương bằng cách nâng cao hiệu quả làm việc của họ, quản lý chặt chẽ công việc, có thể giảm một vài người nếu thấy cần thiết để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tránh tình trạng nhân viên có nhiều nhưng lượng công việc ít là tăng tổng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
3.2.6. Tăng năng suất lao động
Công ty cần nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất, tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp duy trì chất lượng sản phẩm tốt, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hóa thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều khiển nó. Để nâng cao năng lực của công nhân, Công ty có thể áp dụng các hình thức sau:
+ Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật ngắn hạn
+ Tổ chức các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như toàn Công ty.
+ Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật.
+ Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu học hỏi tích lũy kinh nghiệm sản xuất.
Bên cạnh đó, Công ty còn phải cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân như: điều kiện nhà xưởng, ánh sáng, độ thông gió, điều kiện vệ sinh công nghiệp… để công nhân có khả năng phát huy và nâng cao tay nghề.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cho sản phẩm tại công ty 20.docx