Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Mê Kông

Có các chính sách hợp lý để nguồn nhập khẩu xăng dầu thuận lợi hơn, đặc biệt có thêm nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia. + Có các chính sách giá sàn hợp lý, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn linh hoạt hơn về giá. + Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý một cách phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của chính mình bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ thị trường về các mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. 2.2. Kiến nghị đối với công ty - Công ty cần tăng cường hơn nữa các hình thức quảng cáo và khuyến mãi cũng như làm tăng thêm tính nổi bật cho biểu tượng “Ngọn lửa đỏ” của công ty nhằm gây sự chú ý cao cho mọi người cũng như những phương tiện lưu thông trên đường. - Trong tương lai nếu có đầu tư xây dựng thêm các sản phẩm khác tại công ty thì cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu người tiêu dùng ở thị trường hiện tại để có thể cung cấp được những sản phẩm phù hợp, nhất là nhu cầu của người dân đi lại trên đường quốc lộ, cách xa trung tâm thành phố khác với nhu cầu của người dân sống tại trung tâm thành thị. Hơn nữa cần nghiên cứu kỹ những điều kiện về nguồn lực của công ty để có những quyết định đầu tư phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu nhập khẩu Nhà nước giao. - Giữ mối quan hệ và chăm sóc tốt với khách hàng, tích cực tham gia các hoạt động địa phương và phong trào từ thiện. Đại học Kin

pdf90 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dầu khí Mê Kông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óa lu n t t nghi p GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 53 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 61 Năm 2007, mức lợi nhuận trên doanh thu là 0,93%, con số này có nghĩa là 1 đồng doanh số bán ra sẽ mang lại 0,0093 đồng lợi nhuận sau thuế. Cho thấy khả năng sinh lời của lĩnh vực hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Năm 2008, mức lợi nhuận trên doanh thu là 0,61% tương ứng giảm 0,32% so với năm 2007. Nguyên nhân là do việc tiêu thụ hàng hóa gặp những khó khăn, bên cạnh đó nhiều đơn vị kinh doanh xăng dầu ra đời dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt, nhất là cạnh tranh về giá cả đã làm cho doanh thu bán hàng của công ty giảm, làm cho lợi nhuận đạt được không cao. Năm 2009, mức lợi nhuận trên doanh thu là 0,63%, tức tăng 0,02% so với năm trước. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự chuyển biến tích tích cực. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh là 2,54% đến năm 2008 giảm còn 1,48%, tức giảm 1,06%. Đến năm 2009 là 1,56%, tương ứng tăng 0,08%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả nhưng không phát triển được hiệu quả qua các năm mà còn có xu hướng giảm là điều không tốt cho hiệu quả kinh doanh của công ty. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 11,14%, nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân bỏ ra sẽ lãi 0,1114 đồng. Đến năm 2008 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 8,31%, tương ứng giảm 2,84% so với năm 2007. Sang năm 2009 là 9,22%, tức tăng 0,91% so với năm 2008. Như vậy, năm 2009 công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu đạt hiệu quả hơn năm 2008. * Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Qua 3 năm cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có sự tăng giảm không đồng đều. Cụ thể: Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận chi phí là 0,86% nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu về được 0,0086 đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 0,0052 đồng lợi nhuận giảm 0,0034 đồng so với năm 2007. Do chi phí sản xuất kinh doanh năm 2008 quá lớn nên tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giảm xuống. Và đến năm 2009 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu về được 0,0053 đồng lợi nhuận tăng 0,0001 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 62 đồng so với năm 2008. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên là một dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn còn chưa cao, đòi hỏi công ty cần có những biện pháp quản lý chặt chẽ những khoản chi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. Qua 3 năm 2007-2009 cho thấy các tỷ suất lợi nhuận năm 2009 cao hơn năm 2008, chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của năm 2009 hiệu quả hơn năm 2008. Tuy nhiên, công ty cần có nhiều biện pháp tích cực để quản lý trong việc kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, từ đó khắc phục sự lãng phí, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường đầu vào, khắc phục những điều kiện bất lợi cho công ty. Tích cực làm tốt công tác hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Công ty cần có kế hoạch xâm nhập vào thị trường mới có mức tiêu dùng cao bằng các mặt hàng cao cấp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, đưa hoạt động của công ty ngày càng đi lên. 3.5 Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2007-2009 Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp đó trong một thời kỳ. Đối với các nhà đầu tư thì đây là mối quan tâm hàng đầu vì nó ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của họ. Đối với các doanh nghiệp, khả năng thanh toán ảnh hưởng lớn đến uy tín, năng lực của của công ty. Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông tuy là đơn vị trực thuộc Tâp đoàn dầu khí Việt Nam nhưng khả năng thanh toán cũng có thể phản ánh được khả năng làm chủ về tài chính và năng lực riêng mà công ty có được. Các hệ số về khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm.Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 63 Bảng 8: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. TSLĐ và ĐTNH Triệu đồng 461.757 626.467 710.458 164.710 35,67 83.991 13,41 2. Hàng tồn kho Triệu đồng 263.679 380.144 427.941 116.465 44,17 47.797 12,57 3. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 422.103 583.646 661.778 161.543 38,27 78.132 13,39 4. Khả năng thanh toán hh (1/3) Lần 1,094 1,073 1,074 -0,021 -1,88 0,001 0,02 5.Khả năng thanh toán nhanh (1-2/3) Lần 0,469 0,422 0,427 -0,047 -10,02 0,005 1,18 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán của công ty GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 56 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 64 Qua bảng phân tích ta thấy, các chỉ số về khả năng thanh toán hiện hành tại công ty qua 3 năm không cao và năm 2008 giảm 0,021 lần so với năm 2007. Chứng tỏ công ty chỉ đảm bảo khả năng thanh toán ở mức thấp. Tuy nhiên hệ số này phù hợp với giải pháp sử dụng tối đa vốn cho hoạt động kinh doanh. Nếu xét về tính kinh tế và khả năng luân chuyển của các khoản mục tài sản ngắn hạn, tình hình kinh doanh của công ty thì khả năng thanh toán của công ty được xem là ở mức đảm bảo. Năm 2009, nhu cầu về vốn lưu động tăng lên, các khoản mục nợ ngắn hạn cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, do đó khả năng thanh toán chỉ tăng 0,001 lần. Như vậy, công ty cần phấn đấu trong những năm tới để khả năng thanh toán được nâng cao hơn. Xem xét khả năng thanh toán nhanh, ta thấy năm 2007 công ty có 0,469 đồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn, hệ số này giảm xuống 0,047 lần năm 2008 và tăng lên 0,005 lần năm 2009. Xem xét tính kinh tế của các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền thì khả năng thanh toán nhanh của công ty không phải ở tình trạng xấu. Phân tích rõ thì thấy rằng, lượng hàng hóa tồn kho lớn đã làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhanh của công ty dẫn đến hệ số này luôn thấp hơn 1 và giảm dần, đây là điều tất yếu vì công ty đang có những chính sách tín dụng để cạnh tranh đồng thời tăng khối lượng lưu chuyển hàng hóa. Nhưng nếu hệ số thanh toán còn giảm hoặc kéo dài ở mức thấp thì lại là xu hướng xấu, công ty cần có nhiều cố gắng để có hệ số thanh toán cao hơn, để có thể chủ động hơn về tài chính. Có thể nói, trong giai đoạn 2007-2009 vị thế tự chủ về tài chính của công ty không cao, nhưng cũng đảm bảo cho công ty không bị chi phối nhiều bởi các khoản nợ ngắn hạn. Trong điều kiện cạnh tranh, huy động vốn từ nhiều nguồn là cần thiết để mở rộng hoạt động kinh doanh. Nợ ngắn hạn tăng dần dẫn đến giảm khả năng thanh toán. Về lâu dài, công ty cần tích cực phấn đấu để tăng nguồn vốn chủ sở hữu, xây dựng các chiến lược tốt hơn về hoạch định nhu cầu tiêu thụđể nợ ngắn hạn tuy có tăng nhưng giảm về tỷ trọng, tăng khả năng thanh toán của công ty. Là đơn vị trực thuộc, công ty cũng cần rất nhiều sự ủng hộ từ phía Tổng công ty Dầu Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để kinh doanh ngày càng thuận lợi hơn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 65 3.6 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009 3.6.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 3.6.1.1 Tình hình vốn của công ty qua 3 năm Trong nền kinh tế thị trường, tiền đề để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định. Qúa trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, phát triển và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong một thời điểm nhất định vốn ở các trạng thái và hình thức khác nhau, trong các hoạt động vốn luân chuyển không ngừng. Để xem xét tình hình vốn của công ty ta xem xét bảng 9: Cơ cấu vốn theo mục đích sử dụng của công ty qua 3 năm. Qua bảng số liệu ta thấy: Vốn của công ty năm 2008 so với năm 2007 tăng 154.789 triệu đồng, tương ứng tăng 27,27%. Sự tăng lên này là do năm 2008 so với năm 2007 TSLĐ & ĐTNH tăng 164.710 triệu đồng với tốc độ tăng 35,67% trong khi đó TSCĐ & ĐTDH giảm 9.921 triệu đồng với tốc độ giảm 9,37%. Sang năm 2009 vốn của công ty tăng 84.379 triệu đồng, tương ứng tăng 11,68% so với năm 2008. Sự tăng lên này là do năm 2009 so với năm 2008 TSLĐ & ĐTNH tăng 83.991 triệu đồng với tốc độ tăng 13,41%, còn TSCĐ & ĐTDH tăng 388 triệu đồng với tốc độ tăng 0,4%. Đại học K n h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 66 Bảng 9: Cơ cấu vốn theo mục đích sử dụng của công ty qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Gía trị % Gía trị % Gía trị % +/- % +/- % A. TSLĐ và ĐTNH 461.757 81,34 626.467 86,71 710.458 88,05 164.710 35,67 83.991 13,41 1. Tiền 66.253 11,67 114.375 15,83 161.538 20,02 48.122 72,63 47.163 41,24 2. Các khoản phải thu 131.300 23,13 131.594 18,21 120.569 14,94 294 0,22 -11.025 -8,38 3. Hàng tồn kho 263.679 46,45 380.144 52,62 427.941 53,04 116.465 44,17 47.797 12,57 4. Tài sản lưu động 525 0,09 354 0,05 410 0,05 -171 -32,57 56 15,82 B. TSCĐ và ĐTDH 105.935 18,66 96.014 13,29 96.402 11,95 -9.921 -9,37 388 0,40 1. Tài sản cố định 101.220 17,83 89.726 12,42 88.598 10,98 -11.494 -11,36 -1.128 -1,26 2. Chi phí XDCB DD 1.319 0,23 2.536 0,35 3.687 0,46 1.217 92,27 1.151 45,39 3. Ký quỹ, ký cược 3.115 0,55 3.221 0,45 3.366 0,42 106 3,40 145 4,50 4. Chi phí trả trước 281 0,05 531 0,07 760 0,09 250 88,97 229 43,13 Tổng cộng 567.692 100,00 722.481 100,00 806.860 100,00 154.789 27,27 84.379 11,68 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán của công ty GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 59 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 67 Nếu đánh giá riêng từng năm thì có thể nói xu hướng biến động của năm 2009 tốt hơn so với năm 2008, bởi vì trong năm 2008 lượng tiền mặt tăng rất lớn, các khoản phải thu giảm, điều này chứng tỏ trong năm 2009 công ty đảm bảo được khả năng thu hồi nợ cũng như tăng được khả năng thanh toán. TSCĐ & ĐTDH năm 2008 so với năm 2007 giảm 9.921 triệu đồng tương ứng 9,37%. Mức giảm này là do công ty thanh lý một số thiết bị máy móc cũ mà không có mua sắm mới. TSCĐ & ĐTDH năm 2009 tăng so với năm 2008 là 388 triệu đồng, tương ứng tăng 0,4%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do công ty đã chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp cơ sở vật chất. TSCĐ & ĐTDH nếu xét về tỷ trọng thì có xu hướng giảm xuống qua các năm, trong khi đó TSLĐ & ĐTNH có xu hướng ngược lại là tăng từ 81,34% năm 2007 lên 86,71% năm 2008 và 88,05% năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do sự gia tăng của hàng tồn kho và vốn bằng tiền. Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn trong TSLĐ & ĐTNH. Năm 2007 chiếm 46,45%, năm 2008 chiếm 52,62% và năm 2009 chiếm 53,04%. Sở dĩ như vậy là do công ty thực hiện theo sự chỉ đạo của nhà nước về đảm bảo an ninh năng lượng cho vùng ĐBSCL, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông thuỷ sản, tránh tình trạng thiếu nguồn năng lượng để phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên hàng tồn kho lớn cũng làm gây ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vốn bằng tiền của công ty tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có xu hướng tăng lên từ 11,67% năm 2007 lên 15,83% năm 2008 và 20,02% năm 2009. Điều này sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh của công ty khá thuận lợi và giúp công ty chủ động hơn trong kinh doanh. Các khoản phải thu có xu hướng giảm, như vậy công ty đã có những biện pháp, chính sách thu hồi nợ rất tốt, nâng cao hoạt động tài chính của công ty. 3.6.1.2 Tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông là một công ty cổ phần nhà nước, vì vậy vốn hoạt động kinh doanh của công ty được hình thành bởi các nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động. Nói cách khác, nguồn vốn là nơi cung cấp và bổ sung vốn cho công ty. Là một công ty cổ phần nhà nước nên công ty có nguồn vốn cấp phát chủ yếu. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 68 Ngoài ra trong quá trình kinh doanh công ty còn có nguồn vốn tự bổ sung mà chủ yếu là do công ty lấy từ phần lợi nhuận để lại doanh nghiệp. Ngoài trích lợi nhuận để tạo thêm vốn kinh doanh, công ty còn có thể vay vốn ưu đãi từ Tập đoàn dầu khí Việt Nam hoặc huy động vốn bằng cách phát hành cổ phần. Để biết cụ thể về tình hình nguồn vốn của công ty ta đi xem xét bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành của công ty qua 3 năm. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 69 Bảng 10: Cơ cấu nguồn vốn theo nguồn hình thành của công ty qua 3 năm 2007-2009 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2008/2007 Năm 2009/2008 Gía trị % Gía trị % Gía trị % +/- % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ 438.519 77,25 594.177 82,24 670.107 83,05 155.658 35,50 75.930 12,78 1. Nợ ngắn hạn 422.103 74,35 583.646 80,78 661.778 82,02 161.543 38,27 78.132 13,39 2. Nợ dài hạn 10.789 1,90 5.453 0,75 3.536 0,44 -5.336 -49,46 -1.917 -35,15 3. Nợ khác 5.627 0,99 5.078 0,70 4.793 0,59 -549 -9,76 -285 -5,61 B. NVCSH 129.173 22,75 128.304 17,76 136.753 16,95 -869 -0,67 8.449 6,59 1. Nguồn vốn-quỹ 127.578 22,47 126.836 17,56 134.153 16,63 -742 -0,58 7.317 5,77 2. Nguồn kinh phí 1.595 0,28 1.468 0,20 2.600 0,32 -127 -7,96 1.132 77,11 Tổng cộng 567.692 100,00 722.481 100,00 806.860 100,00 154.789 27,27 84.379 11,68 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán của công ty Khóa lu n t t nghi p GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 62 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 70 Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007 là 154.789 triệu đồng, tương ứng tăng 27,27%, đến năm 2009 nguồn vốn tăng so với năm 2008 là 84.379 triệu đồng tương đương tăng 41,68%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trả tăng lên, năm 2008 tăng lên 155.658 triệu đồng, tương đương tăng 35,50%; đến năm 2009 tăng lên 75.930 triệu đồng, tương ứng tăng 12,78%. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm 2007 giảm 0,67% tương ứng giảm 869 triệu đồng, nhưng đến năm 2009 lại tăng 6,59% tương ứng tăng 8.449 triệu đồng. Ta thấy rằng khoản nợ phải trả năm 2008 tăng nhưng nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống, thể hiện khả năng bảo toàn và phát triển vốn của công ty cũng như chi trả cho Tập đoàn dầu khí Việt Nam chưa được tốt lắm. Thông qua việc phân tích cơ cấu vốn của công ty ta có thể đánh giá một cách khái quát tình hình tài chính của công ty chưa được tốt, đây là khó khăn của công ty trong thời gian tới. Công ty cần có kế hoạch huy động và sử dụng vốn tốt hơn để nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.6.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua 3 năm 2007-2009 3.6.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm 2007-2009 Việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong kinh doanh, nó có ý nghĩa cung cấp thông tin cho nhà quản trị để làm căn cứ cho việc ra các quyết định cho kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo, mức dự trữ hàng tồn kho, mức phân bổ kết cấu vốn lưu động và khả năng thanh toán để điều chỉnh cán cân thanh toán và thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ của công ty. Vốn lưu động là yếu tố quan trọng đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh được liên tục, nhịp nhàng, đảm bảo sự cân đối hài hoà trong hoạt động của doanh nghiệp, nó có vai trò thúc đẩy phát triển. Hiện nay, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển phải phấn đấu nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đây là nhiệm vụ cấp thiết đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tận dụng triệt để và tiết kiệm các yếu tố đầu vào: Vốn, lao động, vật tư, thiết bịvà thu được kết quả đầu ra tối đa. Do vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải đặt nó trong mối liên hệ với kết quả và hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần dầu khí Mê Kông qua 3 năm 2007-2009 được đánh giá qua bảng 11: Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 71 Bảng 11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 1.547.860 1.742.880 2.004.082 195.020 261.202 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 14.397 10.662 12.615 -3.735 1.953 3. Vốn lưu động bình quân Triệu đồng 461.757 626.467 710.458 164.710 83.991 4. Thời gian phân tích Ngày 360 360 360 - - 5. Số lần luân chuyển VLĐ (1/3) Lần 3,35 2,78 2,82 -0,57 0,04 6. Số ngày luân chuyển VLĐ (4/5) Ngày 107 129 127 22 -2 7. Hiệu suất sinh lợi VLĐ (2/3) Lần 0,031 0,017 0,018 -0,014 0,001 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán của công ty GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 64 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 72 Qua bảng số liệu ta có nhận xét: Năm 2008 so với năm 2007 tổng doanh thu tăng 195.020 triệu đồng và vốn lưu động tăng 164.710 triệu đồng nhưng số lần luân chuyển vốn lưu động năm 2008 giảm xuống 0,57 lần, số ngày luân chuyển tăng 22 ngày. Năm 2008 một đồng vốn lưu động bỏ ra tạo được 0,017 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm so với năm 2007 là 0,014 đồng. Nguyên nhân là do giá xăng dầu tăng mạnh, thị trường xăng dầu thế giới biến động và lượng tồn kho lớn. Với chu kỳ vòng quay của vốn lưu động bình quân năm 2008 thì doanh thu năm 2008 có thể đạt được: 3,35 * 626.467 = 2.098.664,45 triệu đồng Nhưng trên thực tế năm 2008 doanh thu là 1.742.880 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng vốn lưu động chưa được hiệu quả. Năm 2009 so với năm 2008 tổng doanh thu tăng lên 261.202 triệu đồng và vốn lưu động tăng lên 83.991 triệu đồng. Điều đó đã làm cho số lần luân chuyển VLĐ năm 2009 tăng lên 0,04 lần, số ngày luân chuyển giảm 2 ngày. Năm 2009 một đồng vốn lưu động bỏ ra tạo được 0,018 đồng lợi nhuận, tăng so với năm 2008 là 0,001 đồng. Với chu kỳ vòng quay của vốn lưu động bình quân năm 2008 thì doanh thu năm 2009 có thể đạt được là: 2,78 * 710.458 = 1.975.073,2 triệu đồng Trong khi đó doanh thu thực tế năm 2009 là 2.004.082 triệu đồng. Như vậy công ty đã sử dụng lãng phí nguồn vốn lưu động, công ty cần có những chính sách để sử dụng hiệu quả vốn lưu động, mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Từ công thức: M = V D Trong đó: D: Doanh thu V: Vốn lưu động bình quân M: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Ta xét các nhân tố ảnh hưởng: * Năm 2008 so với năm 2007 - Ảnh hưởng của doanh thu: M = 7 0708 OV DD  = 757,461 350,545,1002,738,1  = 0,42 lần Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 73 - Ảnh hưởng do vốn lưu động bình quân: M = 08 08 V D - 07 08 V D = 467,626 002,738,1 - 757,461 002,738,1 = -0,99 lần Như vậy, doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 là 192.652 triệu đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng 0,42 lần, đồng thời do vốn lưu động bình quân năm 2008 tăng 164.710 triệu đồng so với năm 2007 đã làm giảm tốc độ luân chuyển xuống 0,99 lần. * Năm 2009 so với năm 2008 - Ảnh hưởng của doanh thu: M = 08 0809 V DD  = 467,626 002,738,1670,997,1  = 0,41 lần - Ảnh hưởng do vốn lưu động bình quân: M = 09 09 V D - 08 09 V D = 458,710 670,997,1 - 467,626 670,997,1 = - 0,38 lần Như vậy, do doanh thu năm 2009 tăng so với năm 2008 là 259.668 triệu đồng đã làm cho tốc độ luân chuyển tăng 0,41 lần, đồng thời do vốn lưu động bình quân tăng 83.991 triệu đồng đã làm giảm tốc độ luân chuyển xuống 0,38 lần. Qua 3 năm ta nhận thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu chưa được khả quan cho công ty. Hiệu suất sinh lợi vốn lưu động của công ty tăng, cụ thể: Một đồng vốn lưu động bỏ ra năm 2008 thu được 0,017 đồng lợi nhuận, giảm 0,014 đồng so với năm 2007, năm 2009 một đồng vốn lưu động bỏ ra thu được 0,018 đồng lợi nhuận, tăng 0,001 đồng so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã có cố gắng phát huy khả năng của mình trong quản lý và sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3.6.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm 2007-2009 Vốn cố định của doanh nghiệp là bộ phận của vốn đầu tư trước về tài sản cố định. Đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Vốn cố định của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư đúng Đại học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 74 hướng vào vốn cố định sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao trong kinh doanh góp phần cho doanh nghiệp cạnh tranh tốt hơn và đứng vững hơn trong cơ chế thị trường. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là điều quan trọng cho phép doanh nghiệp và các nhà quản lý tài chính biết được những ưu điểm và những mặt còn tồn tại trong công tác quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Để biết cụ thể tình hình sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần dầu khí Mê Kông trong thời gian qua ta đi vào phân tích bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 75 Bảng 12: Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 1. Tổng doanh thu Triệu đồng 1.547.860 1.742.880 2.004.082 195.020 261.202 2. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 14.397 10.662 12.615 -3.735 1.953 3. Vốn cố định bình quân Triệu đồng 105.935 96.014 96.402 -9.921 388 4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3) Lần 14,61 18,15 20,79 3,54 2,64 5. Hiệu suất sinh lợi VCĐ (2/3) Lần 0,136 0,111 0,130 -0,025 0,019 Nguồn: Phòng tài chính - kế toán công ty GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 68 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 76 Hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty có xu hướng tăng lên, năm 2007 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 14.61 đồng doanh thu, năm 2008 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 18,15 đồng doanh thu, tăng 3,54 đồng so với năm 2007; năm 2009 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 20,79 triệu đồng doanh thu, tăng 2,64 đồng so với năm 2008. Như vậy công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn cố định qua 3 năm. Mặt khác, vốn cố định bình quân có xu hướng giảm xuống vào năm 2008, giảm 9.921 triệu đồng và tăng 388 triệu đồng vào năm 2009. Điều này chứng tỏ công ty luôn chú trọng vấn đề đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật mới để có thể phục vụ công tác bán hàng tốt nhất, tránh hao hụt xăng dầu, nâng cao chất lượng hàng hoá và uy tín doanh nghiệp. Hiệu suất sinh lợi vốn cố định giảm vào năm 2008 và đã tăng lên vào năm 2009. Năm 2007 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 0,136 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2008 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 0,111 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,025 đồng so với năm 2007. Năm 2009 một đồng vốn cố định bình quân mang lại 0,13 đồng lợi nhuận, tăng 0,019 đồng so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã rất cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn cố định. 3.7 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2007-2009 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp muốn đạt được kết quả cao trong sản xuất kinh doanh thì phải không ngừng đầu tư vào nguồn lực con người. Bởi con người không chỉ là chủ thể của quá trình SXKD mà còn tác động trực tiếp tới quá trình SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp là quản lý và sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả để khai thác tối đa năng lực của họ để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Để hiểu rõ hơn hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta xem xét bảng 13: Qua phân tích tình hình lao động của công ty ta thấy lao động của công ty không ngừng tăng về số lượng và chất lượng. Qua bảng số liệu ta thấy năng suất lao động qua 3 năm có sự giảm xuống. Cụ thể, năng suất lao động năm 2007 là 7.133 triệu đồng/người. Năm 2008 là 6.703 triệu đồng/người giảm 430 triệu đồng/người hay giảm 6,02%. Đến năm 2009 năng suất lao Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 77 động là 6.073 triệu đồng/người giảm 630 triệu đồng/người hay giảm 9,4%. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tốc độ tăng của lao động nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mặc dù năng suất lao động có xu hướng giảm nhưng cũng thể hiện được sự bố trí lao động hợp lý trong công ty cùng với sự nỗ lực của tất cả cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao năng suất lao động. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 78 Bảng 13: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm 2007-2009 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu Tr.đ 1.547.860 1.742.880 2.004.082 195.020 12,60 261.202 14,99 2. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 14.397 10.662 12.615 -3.735 -25,94 1.953 18,32 3. Tổng số lao động Người 217 260 330 43 19,82 70 26,92 4. NSLĐ bình quân (1/3) Tr.đ/Người 7.133 6.703 6.073 -430 -6,02 -630 -9,40 5. Sức sinh lời của một lao động (2/3) Tr.đ/Người 66,35 41,01 38,23 -25,34 -38,19 -2,78 -6,78 6. Qũy lương Tr.đ 12.187 16.068 22.057 3.881 31,85 5.989 37,27 7. Thu nhập bình quân Tr.đ 4,68 5,15 5,57 0,47 10,04 0,42 8,16 8. Doanh thu/Qũy lương Lần 127,01 108,47 90,86 -18,54 -14,60 -17,61 -16,23 9. Lợi nhuận/Qũy lương Lần 1,18 0,66 0,57 -0,52 -43,83 -0,09 -13,81 Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của công ty GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 71 Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 79 Sức sinh lời của một lao động có xu hướng giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể: Năm 2007 sức sinh lời của một lao động là 66,35 triệu đồng/người, có nghĩa là cứ 1 lao động tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được 66,35 triệu đồng lợi nhuận. Năm 2008 cứ một lao động tạo ra 41,01 triệu đồng/người giảm 25,34 triệu đồng/người hay giảm 38,19% so với năm 2007. Năm 2009 sức sinh lời của một lao động là 38,25 triệu đồng giảm 2,78 triệu đồng/người giảm 6.78%. Thu nhập của người lao động trong công ty là sự phán ánh kết quả sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của công ty. Việc xác định mức lương thích hợp sẽ khuyến khích khả năng làm việc của người lao động trong công ty được tốt hơn. Từ đó sẽ tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với hoạt động kinh doanh của công ty, xóa bỏ sự ngăn cách giữa chủ lao động và người lao động làm cho người lao động tự giác và có trách nhiệm hơn trong công việc của mình. Ta thấy tổng quỹ lương qua 3 năm tăng lên rõ rệt làm cho thu nhập bình quân một lao động cũng tăng lên. Cụ thể: Năm 2007 tổng quỹ lương là 12.187 triệu đồng. Năm 2008 tổng quỹ lương là 16.068 triệu đồng tăng 3.881 triệu đồng hay tăng 31,85% so với năm 2007. Đến năm 2009 tổng quỹ lương là 22.057 triệu đồng tăng 5.989 triệu đồng hay tăng 37,27% so với năm 2008. Thu nhập bình quân của người lao động cũng không ngừng tăng lên. Cụ thể: Năm 2007 thu nhập bình quân 1 lao động 1 tháng là 4,68 triệu đồng nhưng sang năm 2008 đã tăng 0,47 triệu đồng hay tăng 10,04% so với năm 2007 và năm 2009 là 5,57 triệu đồng tăng 0,42 triệu đồng hay tăng 8,16% so với năm 2008. Từ đó chứng tỏ công ty rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, mức tiền lương đó đảm bảo cho cuộc sống của người lao động được cải thiện đáng kể, người lao động có thể yên tâm làm tốt công việc được giao góp phần xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh. Doanh thu trên quỹ lương và lợi nhuận trên quỹ lương đều giảm xuống qua 3 năm. Doanh thu trên quỹ lương năm 2008 giảm 18,54 lần hay giảm 14,6% so với năm 2007, giảm 17,61 lần hay giảm 16,23% so với năm 2008. Lợi nhuận trên quỹ lương giảm 0,52 lần hay giảm 43,83%, giảm 0.09 lần hay giảm 13,81% so với năm 2008. Tuy nhiên, sự giảm xuống này có thể hiểu được là do trong giai đoạn này giá xăng dầu thế giới biến động đột biến làm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty gặp khó khăn. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 80 Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU KHÍ MÊ KÔNG 4.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần dầu khí Mê Kông Sau 12 năm hoạt động công ty đã khẳng định được vị thế của mình là một công ty kinh doanh xăng dầu uy tín cao của Tập đoàn dầu khí Việt Nam trên thị trường tại khu vực ĐBSCL. Việc đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 ngày từ khi thành lập đã phát huy tác dụng tích cực, nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. 4.1.1 Những thuận lợi Công ty nằm tại Cần Thơ là trung tâm của vùng ĐBSCL, nên rất thuận lợi cho việc kinh doanh cũng như giao nhận và xuất nhập hàng hóa. Đội ngũ cán bộ công nhân viên còn rất trẻ, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng nổ, nhiệt tình trong công tác. Các cửa hàng bán lẻ được phân bố ở các địa điểm thích hợp cho việc kinh doanh như nằm trên trục quốc lộ. Công ty luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Tập đoàn dầu khí, Tổng công ty dầu và hội đồng quản trị công ty cổ phần dầu khí Mê Kông và luôn có sự hỗ trợ đầy đủ kịp thời về nguồn vốn kinh doanh từ Tổng công ty dầu Việt Nam. Tập đoàn dầu khí đã chuyển phần vốn góp của Tập đoàn tại công ty cổ phần dầu khí Mê Kông cho Tổng công ty dầu Việt Nam quản lý nên công ty sẽ dễ dàng nhận được sự hỗ trợ về mọi mặt của Tổng công ty dầu Việt Nam (PV OIL) 4.1.2 Những khó khăn Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông còn rất trẻ, ra đời năm 1997 nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 81 Tổng kho xăng dầu Cần Thơ có vị trí cảng không thuận lợi, luồng vào cảng từ cửa Định An quá cạn do đó không thể tiếp nhận tàu nước ngoài có trọng tải lớn, chỉ nhập được các lô hàng nhỏ nên chi phí phát sinh lớn. Năng lực tồn chứa của công ty thấp nên gặp rất nhiều khó khăn khi nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn để tồn trữ trong điều kiện giá cả thế giới có nhiều biến động mạnh như thời gian qua. Hệ thống kho trung chuyển tại các tỉnh chưa được xây dựng đồng bộ nên phải thuê kho chứa làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận. Công ty không có nguồn vốn để đầu tư và phát triển nên làm giảm khả năng cạnh tranh. Tình hình kinh doanh xăng dầu trong gian đoạn tới dự báo sẽ có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt hơn khi chính phủ dần dần tiến tới cơ chế thả nổi thị trường xăng dầu, doanh nghiệp phải tự cân đối lãi lỗ nhập khẩu kinh doanh. Trong khi đó, nguồn cung cấp xăng dầu trên thị trường thế giới ngày càng khó khăn do bất ổn chính trị tại một số nước làm cho giá cả xăng dầu thế giới ngày càng tăng cao, điều này sẽ gây nhiều khó khăn, thách thức cho công ty. 4.2 Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2015 – 2025 * Định hướng phát triển Phát triển công ty cổ phần dầu khí Mê Kông trở thành công ty sản xuất kinh doanh xăng dầu chủ lực và vững mạnh nhất trong hệ thống kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại khu vực ĐBSCL, đảm bảo các mục tiêu gia tăng sản lượng đáp ứng không chỉ tốt nhu cầu sử dụng năng lượng, phục vụ sự phát triển KT-XH của đất nước mà còn xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. * Mục tiêu Tiêu thụ ổn định sản phẩm của nhà máy lọc dầu Dung Quất, mục tiêu đến năm 2010 tiêu thụ 1 triệu tấn xăng dầu, năm 2015 tiêu thụ 3 triệu tấn và 4 triệu tấn vào năm 2025. Mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, chiếm lĩnh 20 – 30% thị trường Campuchia và mở rộng xuất khẩu sang Lào. Thành lập và đưa vào hoạt động văn phòng đại diện công ty tại Singapore, chủ Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 82 động trong công tác tìm kiếm nguồn hàng hóa nhập khẩu nhằm chủ động hơn việc xuất khẩu sang các thị trường lân cận. Mở rộng kinh doanh phân bón, xây dựng hệ thống tiêu thụ và đại lý để tiêu thụ ổn định tối thiểu 200.000 tấn/năm sản phẩm phân đạm của ngành tại khu vực ĐBSCL vào năm 2015. Tích cực phát huy hơn nữa thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất pha chế dầu nhớt, sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao mang thương hiệu Petromekong, kinh doanh đa dạng hóa các sản phẩm dầu khí. Đầu tư nâng cao tổng kho theo từng giai đoạn, mục tiêu đến năm 2015 đạt tổng sức chứa 100.000 m3 xăng dầu, xây dựng thêm 20 – 30 KTC/CHXD tại các thị trường trọng điểm ở các tỉnh. Hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy nhựa đường, nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy sản xuất Ethanol và Biodiezeltại Thành phố Cần Thơ để tận dụng lợi thế nguồn nhiên liệu tại địa phương. 4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn luôn là vấn đề lâu dài mang tính cấp bách và là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. Để không ngừng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh của công ty, đưa mức lợi nhuận ngày càng tăng, công ty phải áp dụng nhiều giải pháp khác nhau. Căn cứ vào thực trạng kinh doanh và tiềm năng sẵn có của công ty, tôi xin trình bày một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 4.3.1 Giải pháp về thị trường * Giải pháp về địa bàn hoạt động Tập trung duy trì và mở rộng thị phần đối với các địa bàn đã có tại các tỉnh ĐBSCL. Mở rộng các hoạt động kinh doanh ra nước ngoài, tập trung xuất khẩu sản phẩm hàng hóa dịch vụ sang thị trường Campuchia và Lào, mục tiêu đến năm 2025 đạt 30 % thị trường Campuchia, 10 % tại Lào. Đạ học Ki h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 83 * Giải pháp về lĩnh vực hoạt động Công ty sẽ tập trung mọi thế mạnh sẵn có của công ty, của công ty PV OIL và Tập đoàn để chú trọng phát triển lĩnh vực mũi nhọn là sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, công ty cũng mở rộng phát triển các lĩnh vực nhằm tăng doanh thu và thu về lợi nhuận cao. * Giải pháp về khách hàng Duy trì và mở rộng số lượng đại lý và tổng đại lý hiện có trong toàn công ty năm 2025 đạt số lượng 680 đại lý và 23 tổng đại lý so với hiện nay. Hệ thống Cụ thể từng giai đoạn 2010 2015 2020 Tổng đại lý 17 20 23 Đại lý 480 530 680 4.3.2 Giải pháp về hợp tác quốc tế Tăng cường hợp tác quốc tế với các đối tác, các bạn hàng đã có quan hệ mua bán lâu năm trong đó chú trọng tới các vấn đề sau: Tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp tại các nước như Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan để khai thác tối đa nguồn hàng nhập khẩu tại các nước. Hợp tác với các đối tác tại thị trường Campuchia để đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu hàng hóa xăng dầu, phân bón, hóa chấtsang thị trường vốn còn rất nhiều tiềm năng này. Đẩy mạnh việc hợp tác và triển khai các dự án đầu tư kho xăng dầu, cửa hàng xăng dầu với các đối tác tại thị trường Campuchia, Lào. 4.3.3 Giải pháp về tổ chức quản lý Xây dựng công ty cổ phần dầu khí Mê Kông hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con là các công ty cổ phần tại các tỉnh ĐBSCL có vốn góp chi phối của công ty mẹ, chuyên kinh doanh xăng dầu, hóa chất, phân đạm như công ty mẹ. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 84 Mỗi công ty con sẽ thành lập thêm các công ty cổ phần khi phát triển vững mạnh và đủ điều kiện. Bố trí nhân lực đủ mạnh cho hoạt động của các công ty con tại các tỉnh. 4.3.4 Giải pháp về nhân lực Về tuyển dụng nhân sự: CBCNV được tuyển dụng phải có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, năng động đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong điều kiện mới khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Về đào tạo: Đào tạo CBCNV theo các mục tiêu cụ thể phù hợp chiến lược phát triển từng thời kỳ và chiến lược phát triển chung của công ty. Về đời sống CBCNV: Quan tâm, chú trọng nâng cao đời sống CBCNV phấn đấu đến năm 2015 lương bình quân của CBCNV công ty tăng gấp đôi hiện nay, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động, tạo điều kiện cho CBCNV an tâm công tác và cống hiến lâu dài cho công ty. Về chính sách đãi ngộ: Đảm bảo công bằng dân chủ, công khai minh bạch chính sách lương, thưởng rõ ràng gắn với hiệu quả và chất lượng công việc nhằm tạo động lực khuyến khích CBCNV sáng tạo trong công việc, nâng cao tinh thần trách nhiệm, phấn đầu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 4.3.5 Tăng cường sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh Sử dụng vốn là một khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh, nó là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu, các bộ phận trong kinh doanh, từ phương hướng kinh doanh đến các biện pháp tổ chức thực hiện cũng như sự quản lý, hạch toán theo dõi, nghệ thuật kinh doanh và cơ hội kinh doanh. Mục đích của sử dụng vốn trong kinh doanh là đảm bảo nhu cầu về vốn cho việc phát triển kinh doanh trên cơ sở nguồn vốn có hạn. Vì vậy, vốn phải được sử dụng một cách hợp lý, còn các TSCĐ khác phải luôn nâng cao hiệu suất và thời gian sử dụng, rút ngắn thời gian khấu hao để tái đầu tư tài sản mới, tránh hao mòn vô hình. Trong điều kiện có sự biến động về giá cả thì chênh lệch chỉ số giá và tỷ giá là không thể tránh khỏi. Công ty cần phải đánh giá và đánh giá lại tài sản. Để làm được điều đó trước hết đối với một kho tàng, nhà cửa, thiết bị nếu thấy đã hư Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 85 hỏng, xuống cấp và không cần thiết trong kinh doanh thì có thể thanh lý, giảm bớt chi phí sửa chữa. Đối với vốn lưu động trong kinh doanh phải tăng nhanh vòng quay của vốn bằng cách đẩy mạnh bán ra, tăng cường các đại lý, cửa hàng bán lẻ để phục vụ khách hàng thuận tiện, dự trữ hàng hóa hợp lý tránh ứ đọng vốn. Vì vậy, tăng cường sử dụng và bảo toàn vốn là vấn đề rất quan trọng và cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với công ty. 4.3.6 Phấn đấu giảm chi phí kinh doanh Chi phí kinh doanh là tất cả các khoản chi phí từ khi mua hàng cho đến khi bán hàng và bảo hành hàng hóa cho khách hàng trong một thời gian nhất định. Chi phí kinh doanh là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Nếu chi phí kinh doanh càng cao thì hiệu quả kinh doanh thu được càng thấp. Vì vậy, phấn đấu giảm chi phí kinh doanh là vấn đề hết sức cần thiết, cụ thể công ty cần giảm các khoản chi phí sau: + Giảm giá vốn hàng tiêu thụ: Đây là khoản chi phí lớn nhất trong kinh doanh. Muốn vậy công ty cần khai thác tốt nguồn hàng, lựa chọn thị trường hàng mua và đối tác mua hàng, đảm bảo hàng mua bán được trên thị trường, giá rẻ nhằm giảm chi phí giá vốn hàng bán. + Giảm chi phí lưu thông: Công ty cổ phần dầu khí là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, chi phí lưu thông này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có chi phí lưu thông thì sẽ không thực hiện được việc lưu thông hàng hóa. Giảm chi phí lưu thông là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, mức chi phí cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tổ chức quản lý và các nhân tố chủ quan của người quản trị điều hành công ty. Muốn giảm chi phí lưu thông ta phải giảm chi phí từng khoản mục chiếm trong tổng chi phí, trong đó chi phí vận chuyển là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Muốn giảm chi phí vận chuyển thì công ty nên có những biện pháp như rút ngắn quãng đường vận tải bình quân và lựa chọn đúng đắn phương tiện vận tải hàng hóa, kết hợp chặt chẽ mua và bán, chủ động tiến hành các hoạt động dịch vụ, phân bố hợp lý mạng Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 86 lưới kinh doanh tạo cho hàng hóa có đường vận động hợp lý và ngắn nhất, sử dụng phương thức vận chuyển tiên tiến. + Giảm chi phí bảo quản và hao hụt: Để giảm chi phí này công ty phải tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lưới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hóa luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới trong bảo quản hàng hóa, tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ, công nhân viên phụ trách công tác bảo quản. Công ty cổ phần dầu khí là một đơn vị kinh doanh các loại hàng hóa có tính chất lý hóa rất khác với công ty khác, việc giảm chi phí bảo quản và hao hụt công ty có thể áp dụng các biện pháp sau: Kiểm tra chặt chẽ số lượng hàng hóa nhập kho, có sự phân loại hàng hóa và biện pháp bảo quản thích hợp ngay từ đầu, cải tiến kỹ thuật bảo quản hàng hóa ở kho, trạm, các cửa hàng; xây dựng các định mức hao hụt và quản lý chặt chẽ các khâu, các yếu tố có liên quan đến hao hụt tự nhiên, tăng cường bồi dưỡng kỹ thuật bảo quản, bảo vệ hàng hóa. Tóm lại, muốn tăng hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận thì đi đôi với doanh số bán hàng và dịch vụ cần phải giảm các chi phí kinh doanh không cần thiết. Trong mối quan hệ giữa chi phí và thu nhập phải có chi mới có thu, phải biết chi mới có thu, cần phát huy những chi phí có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty, cần giảm các khoản chi không tạo nguồn thu, các khoản chi có tính chất phô trương, hình thức, lãng phí. Vì vậy, muốn kinh doanh có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề giảm chi phí kinh doanh là vấn đề được đặt lên hàng đầu. 4.3.7 Đảm bảo an toàn cho công tác tồn chứa Do xăng dầu là chất dễ cháy nổ, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng con người, vì vậy khi tiến hành kinh doanh xăng dầu đòi hỏi công ty cần phải có các dụng cụ phòng chống cháy nổ hiện đại, thuận lợi, được trang bị mọi lúc mọi nơi. Mặt khác, công ty nên tiến hành cơ giới hóa và tự động hóa để người bán hàng ít tiếp xúc với xăng dầu. Để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, công ty phải có Đại học Kin h ế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 87 chế độ bồi dưỡng về mặt vật chất hơn nữa cho những người trực tiếp tiếp xúc và tránh bị nhiễm độc xăng dầu. Nếu công ty làm tốt công tác này là đã góp phần giảm thiệt hại tới mức thấp nhất về tài sản và con người, tăng doanh số bán ra. 4.3.8 Tăng cường hoạt động hỗ trợ và kích thích bán hàng Quảng cáo sản phẩm là công tác mà công ty đang rất quan tâm. Tuy vị trí địa lý của công ty thuận lợi cho việc kinh doanh nhưng hiện tại có khá nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty cũng xác định quảng cáo là việc rất cần thiết cho chính mình. Vì vậy, để mọi người biết đến và sử dụng những mặt hàng của công ty thì công ty đã và đang lập ra kế hoạch quảng cáo để hỗ trợ hoạt động bán hàng của công ty với những nhân viên có chuyên môn cao và hiểu biết rộng trong lĩnh vực quảng cáo. Quảng cáo sản phẩm trên báo chí, áp phích, bảng hiệu trên các trục đường chính, đầu mối giao thông thu hút sự chú ý, hoặc có thể quảng cáo ngay tại cửa hàng thông qua đội ngũ nhân viên bán hàng, bày hàng trong tủ kính, biểu tượng, tranh ảnh, khuyến mãi bằng việc tặng các sản phẩm như áo, tranh ảnh, mũ có in hình biểu tượng của công ty. Dù quảng cáo bằng phương tiện nào cũng phải đáp ứng đầy đủ nội dung, đặc điểm hình ảnh của mặt hàng, đảm bảo tính chính xác, tránh lãng phí, tăng cường công tác tiếp thị dưới mọi hình thức, công ty cần có kế hoạch sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân viên tiếp thị vì đó là những trợ thủ đắc lực cho công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt chính sách chu kỳ sống của sản phẩm trong từng thời kỳ trên từng địa bàn. Ngoài ra, hàng năm công ty cần tổ chức các hội nghị khách hàng nhằm tổng hợp phân tích những thông tin mới về thị trường hàng hóa. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để công ty củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống, mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới để tận dụng tối đa năng lực của mình, tăng doanh thu bán hàng, tăng lợi nhuận, tạo được vị thế trên thương trường. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 88 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Ngay từ khi thành lập đến nay, công ty gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn cố gắng duy trì sự tồn tại và giữ vững tốc độ phát triển ổn định. Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy công ty cổ phần dầu khí Mê Kông đã phần nào đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Trong 3 năm liền đều đạt tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận khá cao và hoàn thành tốt nhiệm vụ được nhà nước giao và phục vụ ngày một tốt hơn đối với nhu cầu người tiêu dùng. Công ty cổ phần dầu khí Mê Kông có một đội ngũ công nhân viên trẻ, năng động, ham học hỏi, có trình độ chuyên môn cao và có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đời sống của công nhân viên ở công ty ngày càng được nâng cao và được quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho họ gắn bó với công ty. Mặc dù thời gian hoạt động của công ty chưa lâu nhưng công ty đã có nhiều uy tín với khách hàng. Tạo được chữ “tín” trên thương trường, đó là một thành công lớn trên con đường phát triển. Bên cạnh đó, quá trình hoạt động kinh doanh cũng còn nhiều hạn chế, những tồn tại này cần có các giải pháp thích hợp để khắc phục. - Xăng dầu nước ta hoàn toàn nhập khẩu ở các nước như: Trung Quốc, Singapore, Thái LanChúng ta không quyết định giá cả xăng dầu mà xăng dầu là mặt hàng chủ lực của công ty nên rất dễ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Mặt khác, xăng dầu còn ảnh hưởng đến các sản phẩm khác bởi vì đây là nhiên liệu vận chuyển, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến giá thành sản phẩm. - Bên cạnh đó, trái đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và xăng dầu góp phần không nhỏ tạo ra “hiệu ứng nhà kính” làm cho trái đất nóng lên. Vấn đề này không chỉ là nỗi lo của một nước mà là nỗi lo của cả thế giới. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 89 - Tình hình kinh doanh xăng dầu đã có nhiều thay đổi khi Việt Nam gia nhập WTO, thị trường bán lẻ xăng dầu dần dần mở cửa. Thị trường xăng dầu ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty kinh doanh xăng dầu chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với nhà nước + Có các chính sách hợp lý để nguồn nhập khẩu xăng dầu thuận lợi hơn, đặc biệt có thêm nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia. + Có các chính sách giá sàn hợp lý, tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn linh hoạt hơn về giá. + Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy, Nhà nước cần tạo ra môi trường pháp lý một cách phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của chính mình bằng cách xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đơn giản gọn nhẹ, quản lý chặt chẽ thị trường về các mặt hàng, đặc biệt là xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu. 2.2. Kiến nghị đối với công ty - Công ty cần tăng cường hơn nữa các hình thức quảng cáo và khuyến mãi cũng như làm tăng thêm tính nổi bật cho biểu tượng “Ngọn lửa đỏ” của công ty nhằm gây sự chú ý cao cho mọi người cũng như những phương tiện lưu thông trên đường. - Trong tương lai nếu có đầu tư xây dựng thêm các sản phẩm khác tại công ty thì cần nghiên cứu kỹ về nhu cầu người tiêu dùng ở thị trường hiện tại để có thể cung cấp được những sản phẩm phù hợp, nhất là nhu cầu của người dân đi lại trên đường quốc lộ, cách xa trung tâm thành phố khác với nhu cầu của người dân sống tại trung tâm thành thị. Hơn nữa cần nghiên cứu kỹ những điều kiện về nguồn lực của công ty để có những quyết định đầu tư phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu nhập khẩu Nhà nước giao. - Giữ mối quan hệ và chăm sóc tốt với khách hàng, tích cực tham gia các hoạt động địa phương và phong trào từ thiện. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 90 - Giám sát và kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm của công ty, thường xuyên kiểm tra chất lượng xăng dầu của các đại lý, cửa hàng xăng dầu tránh tình trạng vì lợi ích riêng làm giảm chất lượng sản phẩm. 2.2.1. Đối với lãnh đạo Công ty - Thông báo những mục tiêu và nhiệm vụ của công ty cần đạt được trong năm cho toàn thể cán bộ công nhân viên công ty. - Đề ra những mục tiêu cụ thể cho các phòng ban, các chi nhánh và chỉ đạo công tác thực hiện. - Tạo sự liên kết giữa các phòng ban cả về công việc và tinh thần. - Quan tâm gần gũi hơn với các nhân viên, thăm hỏi giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu. - Tạo động lực cho nhân viên bằng những chính sách, chế độ khen thưởng. Tạo ra những buổi sinh hoạt tập thể nhằm tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 2.2.2 Đối với nhân viên - Tích cực hoàn thành tốt công tác được giao. - Thực hiện tốt các quy định trong công ty. - Mạnh dạn đề xuất ý kiến để hoàn thành tốt những mục tiêu, khắc phục khoảng cách giữa thực tế với kế hoạch. Đại học Kin h tế Hu ế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Ngô Sỹ Hùng SVTH: Đàm Thị Quý 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần dầu khí Mê Kông qua 3 năm 2007-2009 2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (TS.Trịnh Văn Sơn, ĐHKT Huế) 3. Giáo trình Thống kê doanh nghiệp (PGS.TS Hoàng Hữu Hoà, ĐHKT Huế) 4. Giáo trình Thống kê kinh doanh (GS.TS Phạm Ngọc Kiểm – PGS.TS Nguyễn Công Nhự, ĐHKTQD, NXB Thống kê, năm 2004) 5. Giáo trình quản trị doanh nghiệp (Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thuỷ, ĐHKT Huế) 6. Tạp chí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam 7. Một số luận văn tốt nghiệp khoá trước 8. Trang web: www.petromekong.com.vn và một số trang web khác Đại học Kin h tế Hu ế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6_dam_thi_quy_8489.pdf
Luận văn liên quan