Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương

Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, từ năm 2003 cho tới nay, từ khi mới là một công ty nhỏ mới chập chững tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành bao bì nhựa, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đã trải qua không ít những thăng trầm. Nhưng với những nỗ lực lao động hết mình xuất phát trong chính những con người Thái Dương, công ty đã vượt qua được những khó khăn đó và ngày càng khẳng định được vị trí của mình như ngày hôm nay. Trong giai đoạn 2008-2010 vừa qua, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những dư âm mà nó để lại, công ty Thái Dương cũng đã đạt được những thành quả nhất định như sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận. Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng củ a mình thông qua việc cung cấp kịp thời các đơn đặt hàng, xuất khẩu ngày một tăng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động, công nghệ, việc quảng cáo, tiếp thị để từ đó có hướng quản lý phù hợp. Trong năm 2010 với sự linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất đã giúp Thái Dương tiết kiệm được một khoản khi phí.

pdf115 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4738 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tín dụng thắt chặt và lãi suất huy động vốn cao. So với các doanh nghiệp trong ngành thì công ty Thái Dương có số vòng quay khoản phải trả thấp, khoản phải trả ở đây chủ yếu là phải trả cho nhà cung cấp của doanh nghiệp, như vậy Thái Dương chiếm dụng vốn của của nhà cung cấp khá lâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh, làm giảm uy tín của công ty, tác động không tốt đến tình hình cung cấp nguyên vật liệu của công ty. Kết quả kinh doanh của Thái Dương khá là thấp so với các doanh nghiệp trong ngành: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thấp. 2. Cơ hội và thách thức. 2.1. Cơ hội 78 Xu hướng và nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì nhựa tại nước ta và trên thế giới đang ngày một tăng. Ở nước ta mặc dù trong giai đoạn vừa qua mặc dù gặp phải không ít những khó khăn do bị ảnh hưởng từ sự khủng hoảng kinh tế trên thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng ngành bao bì nhựa vẫn tăng với tốc độ vào khoảng 15%/ năm và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, và tăng mạnh hơn khi nền kinh tế đi vào ổn định. Nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân tăng thì cũng làm tăng nhu cầu các sản phẩm bao bì, túi để đựng, cụ thể là các mặt hàng như túi PE, túi shopping,.. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi đang tăng trưởng mạnh, khiến cho nhu cầu bao bì sử dụng là rất lớn. Đây được xem là những điều kiện rất có lợi cho việc tăng trưởng của ngành bao bì nước ta. Từ khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, quan hệ kinh tế thương mại của nước ta với các nước đang ngày càng được mở rộng, các rào cản dần dần được gỡ bỏ, đây là những điều vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước khác, mang lại nguồn lợi nhuận lớn hơn nữa. Nước ta đang ngày một đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập khẩu giúp các doanh nghiệp trong ngành thuận tiện hơn trong quá trình nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng như là xuất khẩu sản phẩm dễ dàng hơn. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, trong đó đặc biệt tập trung vào các dự án sản xuất nguyên vật liệu nhựa. Tính đến thời điểm này, nhiều dự án được đầu tư xây dựng cho ngành nhựa như: nhà máy sản xuất PP1, nhà máy sản xuất PE… Khi các dự án mới này hoàn thiện thì các nhà máy này có thể nâng tổng công suất thêm 1.2 triệu tấn/năm. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa trong nước có thể chủ động hơn trong nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, giảm thiểu những rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu, tỷ giá. 2.2. Thách thức. 79 Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bao bì hiện nay đang rất nhiều, trong đó có không ít những doanh nghiệp có quy mô lớn với lịch sử phát triển lâu dài, thêm vào đó là việc các nhà máy sản xuất bao bì mới vẫn liên tục gia tăng. Những điều đó đã góp phần làm tăng áp lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành về nguồn nguyên vật liệu, lao động, giá cả, thị trường, kết quả kinh doanh. Những loại sản phẩm cũng sử dụng cho mục đích đóng gói, làm bao bì cho sản phẩm thì hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại như bao dứa, bìa carton, bao giấy,… nó cũng gây một áp lực các doanh nghiệp sản xuất bao bì nhựa, dệt như Thái Dương dù không lớn. Bắt đầu từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực vào năm 2009 nhưng tình hình kinh tế thế giới vẫn còn rất nhiều bất ổn đã gây nên những tác động nhất định đến tình hình kinh tế trong nước ta. Đến thời điểm năm 2010, ở nước ta tình trạng nhập siêu, lạm phát cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động vốn tăng cùng với việc nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng đã gây khó khăn cho các công ty trong việc huy động vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, nhất là đối với những doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay như Thái Dương. Lĩnh vực sản xuất bao bì dệt có đặc điểm là sử dụng nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài do đó nhu cầu ngoại tệ là rất lớn. Mà với tình hình như ở nước ta hiện nay đang rất khan hiếm ngoại tệ, đặc biệt là USD đã làm cho việc nhập khẩu nguyên vậy liệu gặp phải những khó khăn nhất định. Thêm vào đó, những nguyên vật liệu chính này được biết đến là những chế phẩm từ dầu thô, do đó giá của nguyên vật liệu này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những biến động của giá dầu. Mà như hiện nay, giá dầu thô trên thế giới đang không ổn định, tăng giảm thất thường, đặc biệt là thời kỳ cuối năm 2010 giá dầu trên thế giới ngày một tăng. Chính những nguyên nhân đó đã làm cho giá nguyên vật liệu ngày càng tăng gây ảnh hưởng xấu đến việc nhập khẩu nguyên vật liệu của doanh nghiệp, làm tăng chi phí giá vốn hàng bán, sản xuất gặp khó khăn, làm tăng giá thành sản xuất thì việc tiêu thụ sản phẩm cũng không dễ dàng. 80 Trong thời đại khoa học kỹ thuật như hiện nay thì công nghệ, trang thiết bị đóng một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất có sử dụng các trang thiết bị hiện đại như Thái Dương. Hiện nay trên thế giới, máy móc, thiết bị được cải tiến từng ngày nếu như không chịu khó quan tâm, đầu tư cập nhập thì các doanh nghiệp rất dễ bị các doanh nghiệp khác đi trước về công nghệ. Chính vì vậy, Thái Dương cần hết sức chú ý đến việc thay đổi, cải tiến máy móc trang thiết bị của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các đối thủ trong ngành. 81 CHƢƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG I. PHƢƠNG HƢỚNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tƣ. Từ giữa năm 2010, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đang tiến hành xây dựng thêm một nhà máy mới trên diện tích hiện có và được biết sẽ hoàn thành vào giữa năm 2011. Như vậy sau khi xây dựng xong thì diện tích nhà xưởng của công ty đã tăng lên đáng kể, công ty sẽ tiến hành giãn cách vị trí các giữa máy móc mà trước kia vốn được bố trí rất sát nhau. Việc làm đó sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho quá trình sản xuất, giám sát tại phân xưởng, hơn thế nữa có thể phân chia khu vực sản xuất sản phẩm một cách hợp lý hơn. Tiếp tục xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất nhằm đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng của khách hàng, kho để dự trữ đáp ứng sản lượng ngày một tăng của công ty trong thời gian tới. Nghiên cứu phát triển thị trường, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng của khách hàng đặc biệt là của khách hàng tổ chức đây là đối tượng khách hàng mang lại tỷ trọng doanh thu rất lớn cho Thái Dương. Bên cạnh đó, chú ý đến việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp nhằm tăng trưởng doanh thu xuất khẩu. Tiếp tục xây dựng và phát huy năng lực dự báo nhu cầu và những diễn biến thị trường để từ đó có các biện pháp chủ động phòng ngừa những đột biến. Tăng cường vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tích cực tìm kiếm, huy động vốn từ các nhà đầu tư, cổ đông của công ty, huy động vốn từ các tổ chức tín dụng với chi phí thấp nhất góp phần làm giảm rủi ro tín dụng mà hiện nay công ty đang phải đối mặt. 82 Tích cực tìm hiểu, nâng cao hiểu biết về pháp luật để chủ động đối phó với những bất chắc có thể xảy ra khi tham gia vào thương mại quốc tế. Nhận thức rõ tính chất của từng yếu tố chi phí, đâu là chi phí tốt và đâu là chi phí xấu để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Theo đó, những chi phí tốt là những chi phí mà mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như đối với ngành bao bì thì chất lượng bao bì rất là quan trọng vì nó hỗ trợ cho việc vận chuyển, bảo quản sản phẩm,… khi đó chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo rằng hầu hết số sản phẩm của mình bán ra là đạt tiêu chuẩn thì chi phí kiểm tra này là loại chi phí tốt. Ngược lại, nếu như doanh nghiệp phải bỏ chi phí để khắc phục những lỗi, sai sót trong sản phẩm của mình thì nó lại là loại chi phí xấu. Hiện tại, công ty Thái Dương đang áp dụng hệ thống quản lý chất lương ISO 9001:2008 và trong thời gian tới đang triển khai để áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 14000, HACCP. Công ty Thái Dương đang nỗ lực để cắt giảm chi phí hơn nữa vì so với các doanh nghiệp trong ngành thì tỷ suất phí của Thái Dương vẫn nhỉnh hơn một chút. Tuy nhiên, Thái Dương quyết định sẽ cắt giảm chi phí của mình theo nguyên tắc cắt giảm có trọng tâm, loại chi phí nào chiếm tỷ trọng lớn sẽ được ưu tiên xem xét. Đối với các doanh nghiệp sản xuất như Thái Dương thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, trong đó chủ yếu là chi phí nguyên vật liệu. Để tiết kiệm khoản chi phí nguyên vật liệu nói trên, Thái Dương đang tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp với chi phí thấp nhất, thiết lập mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh đó, Thái Dương cũng đang nỗ lực tiết kiệm các khoản chi phí khác như tiết kiệm chi phí nhân công bằng việc phân bổ hợp lý lao động tại phân xưởng, tiết kiệm chi phí điện sản xuất bằng việc tạm ngừng hoạt động những máy móc không cần thiết trong những giờ cao điểm mà không ảnh hưởng đến năng suất công việc. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của công ty sang các lĩnh vực khác như sản xuất nước tắm cho trẻ em, nước uống tinh khiết đóng chai. 83 2. Marketing. Không ngừng nâng cao vị thế của công ty trong ngành dựa trên các yếu tố như: uy tín của công ty, chất lượng sản phẩm, sự đa dạng của sản phẩm, giá thành thấp, giá bán cạnh tranh. Mở rộng hệ thống phân phối của mình thông qua việc hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị từng bước nâng cao thị phần trong nước và xuất khẩu. Tham gia hiệp hội nghề nghiệp trong nước để từ đó trao đổi thông tin về sản phẩm, thị trường, đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Phát triển website riêng của công ty để giới thiệu sản phẩm, liên kết với các khách hàng, nhà cung cấp trong và ngoài nước, tăng thêm sự hiểu biết về công ty. Xây dựng thêm các biển quảng cáo ở những khu vực lân cận. 3. Nguồn nhân lực. Xây dựng chính sách lương thưởng theo hướng phát huy tối đa tính tự chủ, sáng tạo và đóng góp tích cực của người lao động. Tổ chức huấn luyện đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, bố trí lao động phù hợp theo trình độ tay nghề, bậc lương phù hợp. Tăng cường tổ chức đào tạo, cử các cán bộ quản lý, nhân viên doanh nghiệp tham gia các buổi hội thảo, tập huấn, khóa đào tạo ngắn hạn góp phần nâng cao trình độ nghiệp vụ để nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành cũng như tính chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của nhân viên từ đó đem lại kết quả công việc cao hơn. II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THÁI DƢƠNG. 1. Giải pháp về vốn. Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song chung nhất lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu, tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi 84 ro cho phép. Chính vì thế, thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty là nhỏ và công ty sẽ thoát khỏi nguy cơ phá sản. Trước tiên, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm:  Sử dụng linh hoạt, tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến.  Lợi nhuận giữ lại: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này. Để tăng lợi nhuận giữ lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Tuy nhiên nguồn vốn chủ sở hữu là một con số còn quá khiêm tốn so với lượng vốn mà công ty cần được đáp ứng. Vì vậy, công ty vẫn cần phải huy động từ các nguồn khác như:  Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương người lao động, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ,... đây là hình thức tài trợ "miễn phí" vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời hạn nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Các khoản nợ tích luỹ là nguồn tài trợ tự động, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh của công ty tại từng thời điểm. Chúng tự phát thay đổi cùng với các hoạt động kinh doanh của công ty: khi công ty thu hẹp sản xuất, các khoản này sẽ giảm theo, ngược lại chúng sẽ tự động tăng lên khi sản xuất mở rộng. Như vậy, để tận dụng và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này thì việc mở rộng sản xuất, đầu tư đúng hướng, tiết kiệm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trên thị trường là giải pháp tối ưu nhất.  Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Thực tế trong ba năm qua, công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn 85 không ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi đó công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư cho TSCĐ. Vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn. Mặc dù các khoản vay dài hạn phải chịu chi phí lớn hơn nên có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng xét về mục tiêu lâu dài thì điều đó là cần thiết. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay, cũng như bản thân công ty có thời gian để thực hiện kế hoạch trả dần tiền vay ngắn hạn. Tuy nhiên, khi huy động vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng có một số vấn đề mà công ty cần xem xét, đó là: ● Công ty cần phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng để được vay vốn trung và dài hạn. ● Công ty phải đảm bảo sử dụng tốt các nguồn vốn khác để khi giảm nợ ngắn hạn tức là lượng vốn lưu động giảm sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. ● Số vốn dài hạn này phải được sử dụng đúng mục đích là đầu tư cho TSCĐ cần thiết và dự án đầu tư là khả thi. ● Chi phí huy động và sử dụng vốn dài hạn không quá lớn so với vốn ngắn hạn, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công ty áp dụng và thực hiện tốt được các biện pháp nêu trên thì chắc chắn rằng nợ ngắn hạn sẽ giảm được một lượng tương đối lớn, công ty sẽ có điều kiện vay vốn trung và dài hạn đồng thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, quá trình sản xuất diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn. Mặc dù vậy, trong tình hình hiện nay khi mà lãi suất ngân hàng tăng cao, các ngân hàng trong nước thực hiện thắt chặt tín dụng, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc thì việc huy động vốn từ ngân hàng là vô cùng khó khăn bất kể là vay vốn ngắn hạn, trung hay dài hạn. Và thực tế là, ngân hàng không phải là kênh huy động vốn duy nhất 86 của doanh nghiệp. Trong những tình huống cấp bách như vậy, công ty vừa và nhỏ như Thái Dương có thể tìm kiếm những nguồn vốn bên ngoài khác với chi phí thấp hơn. Một trong những biện pháp thường được các doanh nghiệp áp dụng đó là cùng liên kết với một doanh nghiệp khác cũng có nhu cầu giống như mình để mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy, khúc mắt về vốn đã được tháo gỡ, vấn đề tiếp theo của doanh nghiệp chỉ là làm thế là để điều hành, thực hiện sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao nhất, hai bên cùng có lợi. Một biện pháp huy động vốn khác nữa cũng rất có hiệu quả cho những công ty vừa và nhỏ như công ty Thái Dương đó là sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính. CCTC là hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các doanh nghiệp mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của phương thức này là - đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền tương xứng cho chủ tài sản. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức CTTC không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản. Ngoài ra, các công ty CTTC có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản khi đó doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh. Rõ ràng, loại hình này rất thích hợp với những doanh nghiệp như Thái Dương bởi vì thủ tục đi thuê đơn giản, linh hoạt nhanh gọn hơn đi vay vì bớt được thời gian làm thủ tục thế chấp, bảo lãnh. Thêm vào đó, hình thức thuê tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được rủi ro về tính lạc hậu và lỗi thời của tài sản, đặc biệt đối với những thiết bị có tốc độ phát triển nhanh. Hơn nữa, hình thức này có thể giúp doanh nghiệp vừa có vốn vừa có trang thiết bị máy móc hiện đại để tập trung sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. 2. Giải pháp về lao động. Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Ngày nay, mặc dù có rất nhiều máy móc, thiết bị 87 tự động nhưng các máy móc đó cho dù hiện đại đến đâu đi nữa nếu thiếu sự điều khiển của con người cũng trở nên vô tác dụng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động tác động đến mọi khâu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Do đó, công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động, khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn, tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó, công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động: Thứ nhất, công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. Thứ hai, người lao động chỉ có thể phát huy tốt khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung, công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực thông qua nâng cao trình độ người lao động thể hiện ở chỗ: Công ty đã có chương trình đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản xuất. Hình thức đào tạo chưa được phong phú mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống là cử cán bộ đi tham gia các khóa học tại các trường đại học. Vì vậy, công ty cần mở rộng nội dung đào tạo, kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị. Số lượng công nhân viên có trình độ đại học ở công ty còn ít. Công ty có thể tuyển dụng để có được những người có 88 trình độ cao hoặc tuyển chọn những người trẻ tuổi, có năng lực để đào tạo đại học và trên đại học, đặc biệt là chuyên nghành Quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh đó, công ty cần đào tạo bộ phận chuyên trách Marketing. Ngoài ra công ty cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp công nghệ để nâng cao trình độ người lao động, làm chủ các công nghệ mới. Tác dụng của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc công ty quan tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty. Người lao động trực tiếp sản xuất sau khi được đào tạo, nâng cao tay nghề thì công việc làm sẽ chuẩn xác hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc cũng rút ngắn đi. Do đó góp phần nâng cao năng suất và giảm bớt chi phí sản xuất của toàn công ty. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty có nghĩa là nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, sức lao động của công ty qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả kinh doanh của công ty. Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả năng kết hợp giữa thời cơ với nguồn lực của mình để sinh lợi cao nhất. 3. Giải pháp về tiết kiệm chi phí.  Về việc giảm chi phí giá vốn hàng bán. Giảm chi phí nguyên vật liệu: Đối với mặt hàng bao bì nhựa, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên giảm chi phí nguyên vật liệu không có nghĩa là cắt giảm nguyên vật liệu dưới mức định mức kỹ thuật cho phép. Bởi làm như vậy sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Công ty chỉ có thể giảm chi phí nguyên vật liệu bằng cách định mức tiêu hao chặt chẽ hơn, tổ chức thu mua nguyên vật liệu hiệu quả hơn, thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị để giảm bớt tối thiểu số lượng sản phẩm bị lỗi do máy móc, bị đứt hoặc không đảm bảo độ dai của bao bì, nâng cao ý 89 thức trách nhiệm của công nhân ở mọi khâu sản xuất, xử lý nghiêm khác với những hành vi làm lãng phí nguyên liệu. Giảm chi phí tiền lương của doanh nghiệp bằng cách nâng cao năng suất lao động, cắt giảm những lao động lười nhác, có trình độ chuyên môn yếu kém. Để thực hiện công tác này đạt kết quả tốt yêu cầu công ty phải xây dựng được cơ cấu lao động tối ưu nhất, tổ chức lao động khoa học, phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tiến hành xây dựng bản kế hoạch công việc, thời gian làm việc, số lượng công việc hợp lý. Ngoài ra, công ty cũng nên thực hiện tiết kiệm tối đa các loại chi phí khác như chi phí điện, nước, các nguyên vật liệu phụ, chịu khó chăm sóc, bảo quản máy móc cẩn thận để tránh những khoản chi cho việc sửa chữa hay thay thế các bộ của máy móc, vì hầu hết các trang thiết bị của công ty đều là những trang thiết bị hiện đại do đó chi phí sữa chữa không phải là nhỏ.  Về việc giảm chi phí bán hàng. Chi phí này bao gồm các chi phí chung như chi phí khấu hao TSCĐ cho các cửa hàng, hoa hồng hàng bán, chi phí vận chuyển, quảng cáo, các khoản chi phí của nhân viên bán hàng,… Năm 2010, chi phí bán hàng của Thái Dương tăng lên khá nhiều cho thấy công ty đã ý thức được tầm quan trọng của việc quảng bá sản phẩm, xúc tiến bán hàng, tuy nhiên đây là một khoản chi phí vì vậy cần phải có kế hoạch cụ thể, hợp lý chứ không phải càng nhiều thì càng tốt. Thái Dương có thể sử dụng các giải pháp sau cho việc giảm chi phí bán hàng của mình: Tính toán chi phí cho nhân viên bán hàng một cách hợp lý để vừa có thể động viên, khuyến khích sự nhiệt tình, chủ động, sáng tạo của họ trong công việc mà cũng vừa tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp. Công ty nên áp dụng đa dạng các biện pháp quảng cáo nhưng không làm giảm hiệu quả của nó chẳng hạn liên kết mạnh mẽ với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước cũng như các Hiệp hội nghề nghiệp để có thể sớm tìm thêm được những thị trường khác mà không mất nhiều chi phí quảng bá, ứng dụng thương mại điện tử trong quảng bá doanh nghiệp thông qua các cổng thông tin thương mại điện tử hay các sàn giao dịch B2B để tiết kiệm chi phí quảng cáo. 90 Cắt giảm chi phí đi lại giao dịch của nhân viên bán hàng bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thông tin trao đổi với đối tác. Xúc tiến mở rộng sang các thị trường mới hiệu quả hơn, cần mở rộng thêm những sản phẩm khác cho đa dạng hơn. Khi thâm nhập vào các thị trường mới, không thể tránh khỏi việc gia tăng chi phí cho các nghiên cứu, thử nghiệm ban đầu tuy nhiên không phải vì vậy mà lạm dụng quá mức chi phí bán hàng, cần có sự giám sát chặt chẽ những hoạt động xúc tiến bán hàng ở thị trường mới đồng thời liên tục đánh giá hiệu quả của chúng.  Chi phí quản lý doanh nghiệp. Là một doanh nghiệp được thành lập chưa lâu, quy mô kinh doanh của Thái Dương không phải là lớn, trong năm 2010 công ty đã thực hiện những biện pháp để cắt giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí này cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí kinh doanh nên đây không phải là một vấn đề đáng lo ngại. Chi phí này bao gồm chi phí lương cho bộ phận quản lý, khấu hao máy tính và thiết bị văn phòng, chi phí điện nước, điện thoại… Công ty Thái Dương có thể duy trì những biện pháp quản lý hiện tại nhằm ổn định chi phí kinh doanh đồng thời tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự, quản lý tiền lương, không ngừng đạo tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ lao động, quản lý công ty. 4. Gải pháp cho việc quản lý chất lƣợng sản phẩm. Khi mua một sản phẩm ngoài việc mong muốn sản phẩm, dịch vụ phải có khả năng thoả mãn một nhu cầu xác định, người tiêu dùng còn mong muốn sản phẩm đó có độ tin cậy, độ an toàn và chi phí để thoả mãn nhu cầu phải thấp hơn các sản phẩm cùng loại. Đây chính là một trong những yếu tố làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Trong mấy năm vừa qua, chất lượng sản phẩm của Thái Dương đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắt khe hơn về việc lựa chọn những sản phẩm phải có chất lượng cao hơn. Do vậy, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn chế tối đa lô hàng bị trả về do không đủ tiêu chuẩn của hàng thì ngay từ khi chọn nhà cung cấp phải lựa chọn những bên có uy tín bởi những nguyên vật liệu đầu vào 91 nếu có kiểm tra thì rất khó có thể nhận thấy được chất lượng của nó mà chỉ khi đưa vào sử dụng mới nhận thấy được chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào đó có đạt tiêu chuẩn hay không. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm công ty có thể thực hiện lập ngay một đội kiểm tra chất lượng, đảm trách việc kiểm nghiệm từ khâu nhập nguyên vật liệu về, sản xuất sản phẩm, đưa sản phẩm vào trong kho, chịu trách nhiệm theo dõi số lượng hàng lỗi, hàng bị trả lại, tìm ra nguyên nhân để báo cáo lên ban giám đốc nhằm tìm ra những giải pháp để ngăn chặn kịp thời những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. 5. Giải pháp cho việc bán hàng, mở rộng thị trƣờng. Trong nền kinh tế thị trường, công ty cần phải bán cái mà thị trường cần chứ không phải bán cái mà công ty có. Nhưng để biết thị trường đang có nhu cầu về loại sản phẩm nào công ty phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường là một công việc phức tạp do đó công ty cần phải có một bộ phận chuyên trách về công việc này. So với mấy năm trước đây hoạt động bán hàng của công ty Thái Dương đã khá hơn rất nhiều, song vẫn còn điểm yếu so với các doanh nghiệp trong ngành. Đội ngũ xúc tiến thương mại, tiếp thị, hệ thống nhân viên bán hàng còn yếu về kinh nghiệm. Mạng lưới trao đổi thông tin, đại lý tiêu thụ của công ty còn ít. Hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, ảnh hưởng đến khả năng phản ứng nhanh, khả năng xoay chuyển tình thế của công ty. Các hoạt động xúc tiến bao gồm các nội dung như: Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm... được sử dụng để thông tin về hàng hoá nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, giới thiệu về công ty, nâng cao uy tín của công ty. Các hoạt động hỗ trợ bán là một trong những hoạt động quan trọng trong chính sách cạnh tranh của một doanh nghiệp vì đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ mà nó còn tăng cường cho các chính sách giá cả, phân phối... nhằm tằng sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí cho hoạt động quảng cáo xúc tiến thường rất lớn song hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường cạnh tranh đều phải xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây ấn tượng cho 92 khách hàng. Đây chính là những cuộc cạnh tranh phi giá giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể tiến hành các hoạt động quảng bá sản phẩm, doanh nghiệp mình theo các hướng sau:  Mở rộng hoạt động quảng cáo cho những sản phẩm của công ty, đặc biệt là những sản phẩm mang tính năng đặc biệt. Hoạt động quảng cáo được thực hiện nhằm tạo ra sự chú ý của khách hàng và thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm của mình. Trong thời kỳ hiện nay khi mà người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến mẫu mã sản phẩm mà còn còn quan tâm đến mức độ an toàn đối với người sử dụng. Khi quảng bá các sản phẩm của mình công ty Thái Dương cần khẳng định những thế mạnh của sản phẩm đó là những sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu làm được như vậy, chắc chắn sản phẩm của công ty sẽ được gây được sự chú ý, niềm tin, uy tín đối với khách hàng.  Công ty cần tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin, sử dụng trang web của công ty để quảng bá sản phẩm của mình với các khách hàng trong và ngoài nước. Đối với những khách hàng đã từng biết đến công ty thì việc quảng cáo qua mạng sẽ mang lại hiệu quả cao, còn đối với những khách hàng mới chưa hề biết đến tên tuổi, hàng hoá của công ty thì trang web của công ty chưa chắc đã được họ quan tâm. Vì lý do đó, công ty nên quảng cáo các sản phẩm của mình qua cách trình bày trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm vì bao bì là một trong những phương tiện quảng cáo hữu hiệu. Trên các nhãn mác cần ghi rõ thông tin như: tên, ký hiệu hàng hóa, số điện thoại, địa chỉ công ty.  Công ty nên duy trì tổ chức các hoạt động như hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là những hội chợ ở nước ngoài, in ấn, phát hành các tài liệu về công ty, về sản phẩm của mình như ra đời catologue, tờ rơi quảng cáo. Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, quảng cáo sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng sức mạnh về cạnh tranh, tăng thị phần của công ty trên thị trường. Tuy nhiên khi thực hiện các hoạt động này, công ty cần tính toán sao cho 93 chi phí bỏ ra phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như tương xứng với doanh thu thu được của mình. 6. Giải pháp công nghệ. Đối với bất cứ một công ty nào, mà nhất là đối với những công ty sản xuất kinh doanh chủ yếu theo phương thức đơn đặt hàng thì sản phẩm sản xuất đủ số lượng, đảm bảo về chất lượng đơn đặt hàng theo đúng thời gian tiến độ giao hàng sẽ làm tăng uy tín, độ tin cậy của khách hàng đối với công ty từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Ngược lại việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng kém, số lượng không đảm bảo, không đúng tiến độ giao hàng, sẽ nhanh chóng làm mất lòng tin của khách, làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Muốn sản phẩm sản xuất ra theo đúng yêu cầu của khách hàng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường thì công ty phải có năng lực phù hợp. Một năng lực công nghệ cũ kỹ, lạc hậu không thể cho ra đời những sản phẩm bảo đảm được những đòi hỏi của thị trường. Một năng lực công nghệ lỗi thời chỉ có thể cho ra những sản phẩm ngốn nhiều nhiên liệu, chất lượng kém, giá thành cao với tiến độ sản xuất ì ạch. Tất cả những điều này đều tạo ra những tác động tiêu cực đối với khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy, muốn nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty thì đầu tư đổi mới công nghệ là một giải pháp hết sức cần thiết. Trong năm 2010 vừa qua, công ty Thái Dương đã có những đầu tư nhất định về công nghệ nhưng nếu muốn tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất, khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì Thái Dương cần phải tiếp tục đầu tư hơn nữa các máy móc trang thiết bị hiện đại. Đầu tư về công nghệ cần phải đầu tư một cách đồng bộ, đúng hướng và có trọng điểm nhằm tạo ra được những sản phẩm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã của khách hàng. 94 KẾT LUẬN Trong chặng đường hình thành và phát triển của mình, từ năm 2003 cho tới nay, từ khi mới là một công ty nhỏ mới chập chững tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành bao bì nhựa, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương đã trải qua không ít những thăng trầm. Nhưng với những nỗ lực lao động hết mình xuất phát trong chính những con người Thái Dương, công ty đã vượt qua được những khó khăn đó và ngày càng khẳng định được vị trí của mình như ngày hôm nay. Trong giai đoạn 2008-2010 vừa qua, mặc dù phải đương đầu với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và những dư âm mà nó để lại, công ty Thái Dương cũng đã đạt được những thành quả nhất định như sự tăng lên của doanh thu và lợi nhuận. Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng của mình thông qua việc cung cấp kịp thời các đơn đặt hàng, xuất khẩu ngày một tăng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động, công nghệ, việc quảng cáo, tiếp thị để từ đó có hướng quản lý phù hợp. Trong năm 2010 với sự linh hoạt trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất đã giúp Thái Dương tiết kiệm được một khoản khi phí. Tuy nhiên, công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương vẫn còn khá nhiều yếu điểm cần phải được khắc phục như công ty chưa thực sự đưa ra một sách lược bán hàng phù hợp, chất lượng lao động của doanh nghiệp chưa thực sự tốt, tỷ suất phí của công ty vẫn còn cao so với các doanh nghiệp trong ngành đặc biệt là tỷ suất phí giá vốn hàng bán. Công ty có quy mô nhỏ nhưng có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu cao, khả năng thanh toán trong ngắn hạn thấp, công ty phải đối mặt với mức rủi ro tín dụng lớn. Qua việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thái Dương giai đoạn 2008-2010, thấy được những điểm mạnh cũng như điểm yếu của công ty, em đã mạnh dạn đưa ra những giải pháp mà cần thiết cho việc phát triển của công ty giúp công ty phát huy những điểm mạnh, khắc phục nhũng điểm yếu, vượt qua những thách thức cũng như tận dụng được cơ hội mà thị trường mang lại trong thời gian gian tới. 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. THS. Nguyễn Tấn Bình (2006), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2. PGS.TS. Phạm Thị Gái (2004) Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 3. Các báo cáo tài chính, thông tin, số liệu nội bộ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Thái Dương năm 2008, 2009, 2010. 4. Các báo tài chính đã được kiểm toán của các công ty HPB, STP, TTP năm 2010. 5. Quyết định về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010, Bộ Công nghiệp Số 11/2004/QĐ-BCN, ngày 17 tháng 2 năm 2004. 5. Nguyễn Thị Vân Anh- chuyên viên phân tích (2011), Báo cáo triển vọng ngành nhựa, ngày 06/05/2011,. 6. Lê Đăng Doanh (2008), Nhìn lại kinh tế Việt Nam 2008, ngày 10/03/2011, 7. Anh Quân (2010), Kinh tế vĩ mô 2010, ngày 12/03/2011 < co-mot-co-hoi-de-on-dinh.htm> 8. Anh Quân (2010), Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê, ngày 10/03/2011, < tich-du-bao/viet-nam-2009-cac-chi-so-kinh-te-va-bon-han-che-tu-goc-nhin-thong- ke/77960.113121.html> 9. Vốn cho doanh nghiệp: Không chỉ từ ngân hàng ngày 27/03/2011 10. Giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 04/05/2011, < cho-doanh-nghiep-vua-va-nho.html> 11. Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ, ngày 01/03/2011 < D&f=W> 96 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 A. Tài sản ngắn hạn 22,081 29,143 34,414 45,776 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 1,025 2,458 1,458 2,845 II. Các khoản phải thu 10,642 13,094 16,391 28,339 1. Phải thu của khách hàng 9,765 11,518 14,407 25,166 2. Trả trước cho người bán 877 1,576 500 1,686 3. Phải thu khác 0 0 1,500 1,503 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 0 0 (16) (16) III. Hàng tồn kho 10,348 12,579 15,000 12,851 IV. Tài sản ngắn hạn khác 66 1,012 1,565 1,741 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 54 90 100 50 2. Thuế GTGT được khấu trừ 0 898 0 0 - Thuế GTGT được khấu trừ 133 0 0 1,415 1,277 3. Tài sản ngắn hạn khác 12 24 50 414 B. Tài sản dài hạn 45,005 40,728 36,601 37,504 I. Tài sản cố định 45,005 40,728 36,451 36,973 1. Tài sản cố định hữu hình 41,129 37,030 32,930 33,630 - Nguyên giá 55,468 55,468 55,468 61,068 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (14,338) (18,438) (22,538) (27,438) 2. Tài sản cố định vô hình 3,876 3,698 3,521 3,343 - Nguyên giá 5,454 5,454 5,454 5,454 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (1,578) (1,756) (1,933) (2,111) 97 II. Tài sản dài hạn khác 0 0 150 531 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 67,086 69,871 71,015 83,280 A. Nợ phải trả 38,838 37,698 41,123 52,326 I. Nợ ngắn hạn 21,961 25,198 25,123 38,326 1. Vay và nợ ngắn hạn 13,199 13,940 12,846 19,283 - Vay và nợ ngắn hạn 9,741 11,786 10,746 16,633 - Nợ dài hạn đến hạn phải trả 3,458 2,154 2,100 2,650 2. Phải trả người bán 7,054 8,799 9,401 16,175 3. Người mua trả tiền trước 0 0 20 23 - Phải thu của khách hàng 0 0 0 23 4. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 920 1,526 1,430 1,468 + Thuế TNDN 920 1,526 1,410 1,442 + Thuế cá nhân 0 0 20 25 + Thuế khác 0 0 0 1 5. Phải trả người lao động 756 879 850 821 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 32 54 576 556 - Phải trả & phải nộp khác (3382) 32 54 56 56 - Phải trả & phải nộp khác (3383) 0 0 20 0 - Nhận ký quỹ ký cược ngắn hạn (3386) 0 0 500 500 II. Nợ dài hạn 16,877 12,500 16,000 14,000 1. Phải trả dài hạn khác 3,877 0 6,000 6,000 2. Vay và nợ dài hạn 13,000 12,500 10,000 8,000 B. Vốn chủ sở hữu 28,248 32,173 29,892 30,954 I. Vốn chủ sở hữu 28,248 32,173 29,892 30,954 1. Vốn chủ sở hữu 23,805 23,805 23,805 23,805 2. Quỹ đầu tư phát triển 0 0 1,020 1,563 3. Quỹ dự phòng tài chính 0 0 837 1,260 98 4. Lãi sau thuế chưa phân phối 4,443 8,368 4,230 4,326 - Lãi năm trước 1,876 4,443 0 0 - Lãi năm nay 2,567 3,924 4,230 4,326 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 67,086 69,871 71,015 83,280 Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Thái Dƣơng giai đoạn 2008-2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 120,306 146,762 150,052 2. Các khoản giảm trừ 0 54 2 3. Doanh thu thuần BH và c/c dịch vụ 120,306 146,708 150,050 4. Giá vốn hàng bán 109,838 135,045 138,392 5. Lợi nhuận gộp BH và c/c dịch vụ 10,468 11,663 11,658 6. Doanh thu hoạt động tài chính 44 37 342 7. Chi phí tài chính 686 891 1,477 Trong đó: chi phí lãi vay 658 867 1,145 8. Chi phí bán hàng 723 783 1,206 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,734 4,390 3,591 10. Lợi nhuận thuần 5,369 5,636 5,726 11. Thu nhập khác 98 163 64 12. Chi phí khác 16 159 22 13. Lợi nhuận khác 82 4 42 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,451 5,640 5,768 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,363 1,410 1,442 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,088 4,230 4,326 99 Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán của HPB năm 2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 A. Tài sản ngắn hạn 78,310 64,168 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 22,782 1,706 1. Tiền 3,962 1,706 2. Các khoản tương đương tiền 18,820 0 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 16,405 8,400 III. Các khoản phải thu 22,848 31,716 1. Phải thu của khách hàng 22,259 30,558 2. trả trước cho người bán 513 725 3. Phải thu khác 455 1,069 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) (379) (636) IV. Hàng tồn kho 12,603 20,702 1.hàng tồn kho 12,610 20,702 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (7) V. Tài sản ngắn hạn khác 3,672 1,644 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 49 13 2. Thuế GTGT được khấu trừ 1,555 1,439 3. Tài sản ngắn hạn khác 2,068 192 B. Tài sản dài hạn 48,324 46,343 I. Tài sản cố định 43,612 42,105 1. Tài sản cố định hữu hình 23,025 20,035 - Nguyên giá 111,110 108,444 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (88,086) (88,409) 3. Tài sản cố định vô hình 3,918 3,837 - Nguyên giá 4,067 4,067 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (149) (230) 100 3. Chi phí xây dựng dở dang 16,669 18,233 II. Tài sản dài hạn khác 4,712 4,238 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 9 3.lợi thế thương mại 4,712 4,229 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 126,634 110,511 A. Nợ phải trả 55,875 38,530 I. Nợ ngắn hạn 55,671 34,699 1. Vay và nợ ngắn hạn 45,271 14,300 2. Phải trả người bán 4,482 15,398 3. Người mua trả tiền trước 164 669 4. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 2,121 943 5. Phải trả người lao động 1,693 1,406 6. Chi phí phải trả 281 13 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 1,072 1,012 quỹ khen thưởng phúc lợi 587 958 II. Nợ dài hạn 204 3,831 3. Phải trả dài hạn khác 3,500 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 204 331 B. Vốn chủ sở hữu 70,759 71,981 I. Vốn chủ sở hữu 69,098 69,984 1. Vốn chủ sở hữu 38,800 38,800 2. Thặng dư vốn cổ phần 16,451 16,451 4. Cổ phiếu quỹ (285) (285) 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 1,033 2 7. Quỹ đầu tư phát triển 5,466 6,395 8. Quỹ dự phòng tài chính 1,320 1,711 10. Lãi sau thuế chưa phân phối 6,313 6,910 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 1,661 1,997 101 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 126,634 110,511 Phụ lục 4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HPB năm 2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 184,267 188,710 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần BH và c/c dịch vụ 184,267 188,710 4. Giá vốn hàng bán 168,410 168,894 5. Lợi nhuận gộp BH và c/c dịch vụ 15,857 19,816 6. Doanh thu hoạt động tài chính 835 858 7. Chi phí tài chính 1,910 2,586 chi phí lãi vay 1,111 2,096 8. Chi phí bán hàng 3,109 3,454 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,463 4,677 10. Chênh lệch thu chi của phí để trích quỹ DN 11. Lợi nhuận thuần 8,210 9,957 12. Thu nhập khác 287 885 13. Chi phí khác 16 369 14. Lợi nhuận khác 271 516 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8,481 10,473 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,988 1,848 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 91 (9) 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6,402 8,634 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 102 Phụ lục 5: Bảng cân đối kế toán của STP năm 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 A. Tài sản ngắn hạn 64,347 120,880 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 4,323 35,224 1. Tiền 4,323 4,224 2. Các khoản tương đương tiền - 31,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 4,359 16,351 1. Đầu tư ngắn hạn 5,008 17,352 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) (649) (1,001) III. Các khoản phải thu 32,799 37,432 1. Phải thu của khách hàng 29,447 33,800 2. trả trước cho người bán 66 749 3. Phải thu khác 3,286 2,897 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) (14) IV. Hàng tồn kho 20,023 30,359 1.hàng tồn kho 20,023 30,359 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 2,843 1,514 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 2,421 1,445 3. Tài sản ngắn hạn khác 422 69 B. Tài sản dài hạn 23,226 56,322 II. Tài sản cố định 14,690 11,630 1. Tài sản cố định hữu hình 14,609 11,549 - Nguyên giá 31,710 32,386 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (17,101) (20,837) 2. Chi phí xây dựng dở dang 81 81 II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 8,367 31,658 1. Đầu tư vào công ty con 900 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 1,920 21,600 3. Đầu tư dài hạn khác 5,547 10,058 103 III. Tài sản dài hạn khác 169 13,034 1. Chi phí trả trước dài hạn 169 13,034 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 87,573 177,202 A. Nợ phải trả 14,806 20,471 I. Nợ ngắn hạn 14,635 20,369 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 9,426 15,307 3. Người mua trả tiền trước 38 348 4. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 2,522 1,207 5. Phải trả người lao động 2,434 2,574 6. Chi phí phải trả 149 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 210 296 quỹ khen thưởng phúc lợi 5 488 II. Nợ dài hạn 171 102 1. Phải trả dài hạn khác 114 102 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 57 B. Vốn chủ sở hữu 72,767 156,731 I. Vốn chủ sở hữu 72,767 156,731 1. Vốn chủ sở hữu 35,000 70,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 19,775 54,103 3. Cổ phiếu quỹ (2,219) 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (5) 5. Quỹ đầu tư phát triển 4,537 10,806 6. Quỹ dự phòng tài chính 975 1,775 7. Lãi sau thuế chưa phân phối 12,485 22,266 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 87,573 177,202 104 Phụ lục 6: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của STP năm 2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 153,139 192,964 2. Các khoản giảm trừ 16 55 3. Doanh thu thuần BH và c/c dịch vụ 153,123 192,909 4. Giá vốn hàng bán 129,690 168,250 5. Lợi nhuận gộp BH và c/c dịch vụ 23,433 24,659 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,977 14,736 7. Chi phí tài chính 1,804 2,753 chi phí lãi vay 107 35 8. Chi phí bán hàng 1,718 2,150 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,476 6,033 10. Chênh lệch thu chi của phí để trích quỹ DN 11. Lợi nhuận thuần 17,412 28,459 12. Thu nhập khác 410 919 13. Chi phí khác 296 334 14. Lợi nhuận khác 114 585 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 17,526 29,044 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,526 3,278 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 16,000 25,766 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 105 Phụ lục 7: Bảng cân đối kế toán của TTP năm 2010. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 A. Tài sản ngắn hạn 64,347 120,880 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 4,323 35,224 1. Tiền 4,323 4,224 2. Các khoản tương đương tiền - 31,000 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 4,359 16,351 1. Đầu tư ngắn hạn 5,008 17,352 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn (*) (649) (1,001) III. Các khoản phải thu 32,799 37,432 1. Phải thu của khách hàng 29,447 33,800 2. trả trước cho người bán 66 749 3. Phải thu khác 3,286 2,897 4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) (14) IV. Hàng tồn kho 20,023 30,359 1.hàng tồn kho 20,023 30,359 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 2,843 1,514 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 2. Thuế GTGT được khấu trừ 2,421 1,445 3. Tài sản ngắn hạn khác 422 69 B. Tài sản dài hạn 23,226 56,322 II. Tài sản cố định 14,690 11,630 1. Tài sản cố định hữu hình 14,609 11,549 - Nguyên giá 31,710 32,386 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (17,101) (20,837) 2. Chi phí xây dựng dở dang 81 81 II. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 8,367 31,658 1. Đầu tư vào công ty con 900 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 1,920 21,600 3. Đầu tư dài hạn khác 5,547 10,058 106 III. Tài sản dài hạn khác 169 13,034 1. Chi phí trả trước dài hạn 169 13,034 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 87,573 177,202 A. Nợ phải trả 14,806 20,471 I. Nợ ngắn hạn 14,635 20,369 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán 9,426 15,307 3. Người mua trả tiền trước 38 348 4. Thuế & các khoản phải nộp Nhà nước 2,522 1,207 5. Phải trả người lao động 2,434 2,574 6. Chi phí phải trả 149 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 210 296 quỹ khen thưởng phúc lợi 5 488 II. Nợ dài hạn 171 102 1. Phải trả dài hạn khác 114 102 2. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 57 B. Vốn chủ sở hữu 72,767 156,731 I. Vốn chủ sở hữu 72,767 156,731 1. Vốn chủ sở hữu 35,000 70,000 2. Thặng dư vốn cổ phần 19,775 54,103 3. Cổ phiếu quỹ (2,219) 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (5) 5. Quỹ đầu tư phát triển 4,537 10,806 6. Quỹ dự phòng tài chính 975 1,775 7. Lãi sau thuế chưa phân phối 12,485 22,266 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 87,573 177,202 107 Phụ lục 8: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TTP năm 2010 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 1. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 1,052,515 1,342,645 2. Các khoản giảm trừ 7,944 8,130 3. Doanh thu thuần BH và c/c dịch vụ 1,044,571 1,334,515 4. Giá vốn hàng bán 926,106 1,203,024 5. Lợi nhuận gộp BH và c/c dịch vụ 118,465 131,491 6. Doanh thu hoạt động tài chính 12,560 11,636 7. Chi phí tài chính 1,222 4,731 chi phí lãi vay 175 191 8. Chi phí bán hàng 13,712 17,444 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 20,877 22,715 10. Chênh lệch thu chi của phí để trích quỹ DN 11. Lợi nhuận thuần 95,214 98,237 12. Thu nhập khác 4,804 746 13. Chi phí khác 2,721 30 14. Lợi nhuận khác 2,083 716 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 97,297 98,953 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 13,391 13,572 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 83,906 85,381

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf6287_1159.pdf
Luận văn liên quan