Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Nam Thành

LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam đang hoà nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 có ý nghĩa rất quan trọng với nền kình tế nước nhà. Nó đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nhưng cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn. Do đó kinh tế thế giới có nhiều biến động đã tác động đến tất cả các nền kinh tế các nước trên thế giới nói chung và tác động đến nền kinh tế Việt Nam nói riêng, mà cụ thể là ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp kinh doanh trong nước. Do đó tình hình hoạt động của các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ hiện nay cho nên trong đợt thực tập kinh tế này đã giúp em có thể vận dụng được những kiến thức đã học trong 4 năm ngồi trên ghế nhà trường vào phân tích tình hình thực tế của doanh nghiệp và em cũng chọn chuyên đề “ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Nam Thành “ làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp của em. Công ty Nam Thành là công ty kinh doanh tiêu thụ sản phẩm nên khả năng thu thập số liệu đề hoàn thành bài báo cáo này của em là hoàn toàn được, tại đây em sẽ củng cố được nhiều kiến thức, rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp và tạo được nhiều mối quan hệ mới tại công ty và với nhiều khách hàng nên em đã liên hệ và xin được thực tập tại Công ty Nam Thành. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cô, các chú, các anh, chị trong công ty Nam Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt cho em tại cơ sở thực tập và em cũng xin cám ơn sự hướng dẫn tận tình chu đáo của cô giáo Th.s Lê Thu Thuỷ để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập kinh tế của mình. Bài báo cáo thực tập này gồm có 3 phần chính : Phần 1 : Giới thiệu chung về công ty Phần 2 : Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phần 3 : Đánh giá chung và định hướng đề tài tốt nghiệp Do kiến thức thực tế của em còn kém nên không thể tránh được những sai sót trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo của mình, nên em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và bạn bè để bài báo cáo của em được hoàn thiện nhất và đợt thực tập tốt nhiệp của em thành công. Em xin chân thành cám ơn! MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 2 1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty 2 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 3 1.3 Quy trình điều phối hàng hoá của công ty . 6 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ mày quản lý . . 7 Phân 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 10 2.1 Tình hình tiêu thị sản phẩm và công tác marketing 10 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương . 20 2.3 Phân tích công tác vật tư, quản lý tài sản cố định 27 2.4 Phân tich chi phí và giá thành . 30 2.5 Phân tính tình tài chính của doanh nghiệp 33 Phân 3 ĐÁNH GIÁ CHÚNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG 39 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 39 3.2 Định hướng để tài tốt nghiệp 40 Phụ Lục 41 Tài liệu TK 43

doc46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 20849 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Nam Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty như công ty Anh Ngọc, Công ty tin học Hà Uy, công ty Kỹ Nghệ Việt … Với sản phẩm card màn hình GALAXY : Đối thủ cạnh ranh trực tiếp với công ty cung cấp sản phẩm này và các công ty cung cấp các loại card màn hình khác như công ty Anh Ngọc… Các chỉ tiêu so sánh Công ty Nam Thành Doanh nghiệp khác Chính sách sản phẩm - Sản phẩm đa dạng về tính năng, chât lưọng tốt, có độ ổn định cao, sản phẩm hot trên thị trường, ...luôn nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ nhà cung cấp. - Sản phẩm đa dạng phong phú, nhưng chất lượng không ổn định, lại không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ các nhà cung cấp Chính sách giá Mềm mỏng dễ dàng thích nghi với các điều kiện kinh doanh Ưu tiên cho cạnh tranh về giá Chính sách phân phối - Có mạng lưới phân phối ổn định rộng khắp toàn miền Bắc - Cung cấp nhỏ lẻ, mạng lưới nhỏ Chính sách xúc tiến bán hàng - Áp dụng nhiều hình thức khác nhau, rõ ràng - không hoặc rất ít phân biệt giữa các hình thức. Thị trường Rộng lớn Còn hẹp 2.1.7. Công tác thu thập thông tin marketing của công ty : Về bản thân Doanh Nghiệp: Công ty sử dụng hình thức phát quà cho khách hàng đã sử dụng lâu năm vào các dịp kỷ niệm để thay cho lời cảm ơn như vào các dịp Tết âm lịch Tết dương lịch Ngày quốc khánh … Qua đó sẽ tiến hành thăm dò ý kiến của Khách hàng thông qua một bản thống kê khảo sát để từ đó biết thu thập được nhiều thông tin phản hồi trực tiếp hoặc gián tiếp của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, dịch vụ sau bán hàng và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thực trạng của sản phẩm dịch vụ mà công ty cung cấp cho khách hàng, điểm mạnh yếu so với các nhà cung cấp khác qua ý kiến đánh giá của khách hàng. Mỗi khách hàng ghé thăm trang web của công ty đều có thể gặp bảng câu hỏi và yêu cầu trả lời về chất lượng dịch vụ khi cần thiết, được cung cấp thông tin về bộ phận hỡ trợ và phán ánh thông tin của khách hàng tới công ty Về bên ngoài doanh nghiệp : Công ty có đội ngũ nhân viên kinh doanh chuyên giám sát thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp xúc với các khách hàng của đối thủ để thu thập các thông số về giá, sản phẩm mới, các chương trình khuyến mãi, chính sách của đối thủ… Thông qua các hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm mới để nắm bắt nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh … Thông qua các phương tiện như : truyền hình, viễn thông, các thông tin của người khảo sát thị trường … Tiếp cận thị trường qua các kênh bán hàng hoặc các đại lý, ghi nhận các nhu cầu của thị trường về chất lượng, chủng loại sản phẩm, những nhu cầu mới phát sinh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. 2.1.8. Nhận xét về tình hình hoạt động tiêu thụ của công ty Nhận xét về tình hình tiêu thụ : Công ty đang đứng trước những cơ hội phát triển rất lớn do nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty đang cung cấp ngày càng tăng cao được thể hiện qua sản lượng tiêu thụ năm 2008 và số lượng đại lý của công ty cũng tăng lên đáng kể với 74 đại lý ngoại tỉnh và 34 đại lý, siêu thị tại Hà Nội. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty đang tiếp tục phát triển dựa trên số lượng đại lý có sẵn và dựa vào sản phẩm của công ty đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Ngoài ra công ty còn đang mở rông mặt hàng cung cấp trong các năng tiếp theo. Doanh thu của công ty tập trung chủ yếu vào mặt hàng Loa Microlab, các sản phẩm khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Đặc biết trong năm 2008 thì doanh thu với sản phẩm laptop tăng lên vượt trội ( tăng 45% so với năm 2007) Nhận xét về công tác Marketing Chính sách giá : Công ty thực hiện giá bán và chính sách giảm giá thống nhất trên toàn hệ thống phân phối. Chính sách linh hoạt đảm bảo phù hợp với xu thế thị trường, luôn mang tính cạnh tranh với các đối thủ khác. Chính sách sản phẩm : Công ty cũng cấp các sản phẩm có thương hiệu mạnh, được tiêu thụ tại các thị trường mục tiêu cụ thể. Chính sách phân phối : Mở rộng mạng lưới phân phối, bao phủ hầu hết miền bắc, người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm và mua sản phẩm của công ty. Chính sách xúc tiến bán hàng : Công ty luôn thực hiện chương trình xúc tiến bán hàng vào thời điểm thích hợp, nhằm kích thích mua hàng, tăng doanh thu, tăng thị phần. 2.2. PHÂN TÍCH LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG 2.2.1. Cơ cấu lao động Số lượng lao động đang của công ty không ngừng tăng lên theo từng năm do công ty đang phát triển sang kinh doanh sang các sản phẩm khác và đẩy mạnh khai thác, chăm sóc các khách hàng cũ. Số lượng lao động của công ty trong các năm gần đây được thể hiện trong bảng sau : Bảng 2.4 : Số lượng lao động Đơn vị : Người Năm CB quản lý LĐ trực tiếp LĐ gián tiếp Tổng kết Số lg % Số lg % Số lg % 2006 7 13% 38 70,4% 9 16,6% 54 2007 8 13,1% 43 70,5% 10 16,4% 61 2008 10 13,5% 53 71,6% 11 14,9% 74 Nguồn : phòng hành chính - nhân sự Qua bảng ta thấy số lượng lao động của công ty tăng lên liên tục qua từng năm do công ty có chính sách tuyển dụng hợp lý, giúp hoàn thiện bộ máy của công ty làm cho công ty liên tục phát triển. Từ 54 lao động năm 2007 đến nay đã tăng lên là 74 lao động năm 2008, công tác quản lý nhân viên tại công ty được thực hiện và duy trì tốt thông qua tỷ lệ của các thành phần lao động thay đổi rất ít qua các năm. Bảng 2.5 : Cơ cấu lao động theo cấp độ Đơn vị : Người Năm ĐH và sau ĐH Cao đẳng Trung cấp LĐ phổ thông Tổng Số lg % Số lg % Số lg % Số lg % 2006 16 29,6% 14 25,9% 14 25,9% 10 18,6% 54 2007 21 34,4% 12 19,7% 15 24,6% 13 21,3% 61 2008 28 37.8% 11 14,9% 18 24,3% 17 23% 74 Nguồn : Phòng hành chính – nhân sự Qua đó ta thấy sự dịch chuyển số cấp độ của nhân viên thay đổi qua từng năm. Sự dịch chuyển từ cấp độ cao đẳng ( tỷ lệ % đang có xu hướng giảm theo từng năm) sang cấp ĐH và sau ĐH có tỷ lệ % tăng lên hàng năm ( 29,6% năm 2007 lên 34,4 % năm 2007 và tăng lên 37,8% năm 2008) Qua đó ta thấy được sự chú trọng vào việc phát triển con người tại công ty đang được tăng cao, nâng cao trình độ, tăng hiệu quả bán hàng, làm tăng doanh thu cho công ty. Bảng 2.6 : Cơ cấu lao động theo giới tính Đơn vị : Người Năm Nam Nữ Tổng Số lg % Số lg % 2006 30 55,6% 24 44,4% 54 2007 34 55,7% 27 44,3% 61 2008 40 54,3 % 34 45,7% 74 Nguồn : Phòng hành chính - nhân sự Qua đây ta thấy tỷ lệ nam- nữ tại công ty là khá cân bằng, do đặc thù của công ty kinh doanh thương mại. Tuy nhiên tỷ lệ nam giới vẫn cao hơn là do nam giới có thể đảm nhiệm một số công việc tốt hơn nữ giới như ở bộ phận bảo hành, bộ phận kho hàng, bộ phận kinh doanh phân phối Bảng 2.7 : Cơ cấu lao động theo độ tuổi Đơn vị : Người tuổi 18-20 và > 40 21-30 31-40 Tuổi đời bình quân Năm Số lg % Số lg % Số lg % 2006 3 5,6% 38 70,4% 13 24% 27,5 2007 4 6,6% 43 70,5% 14 22,9% 27,6 2008 3 4,1% 54 73% 17 22,9% 27,4 Nguồn : Phòng hành chính – nhân sự Qua đó ta thấy : với độ tuổi trung bình của các năm như vậy thì đội ngũ nhân viên của công ty còn rất trẻ, có tài năng phát triển , có tính linh động và phát triển tốt, giúp cho công ty phát triển được bên vững trong tương lai. 2.2.2. Định mức lao động Mức lao động : Là lượng lao động hao phí hợp lý nhất được quy định để hoàn thành một công việc nhất định trong các điều kiện về tổ chức- kỹ thuật- tâm sinh; kinh tế - xã hội nhất định. Định mức lao động : Là một quá trình đi xác định lượng lao động hao phí hợp lý đó. Đối với công ty Nam Thành việc định mức lao động là việc tính ra doanh số bán hàng một tháng cho từng nhân viên bán hàng. Việc định mức lao động dựa trên các yếu tố sau : Kinh nghiệm và trình độ của nhà quản lý Tình hình cụ thể của từng , thời điểm, thời kỳ trong năm Doanh số bán hàng của các tháng trước đó. Dựa vào đó mà thực tế các nhà quản lý công ty đã tính ra doanh số bán hàng dự tính trong các tháng tiếp theo. Ví dụ như định mức lao động cho nhân viên kinh doanh phân phối tháng 01/01/2008 như sau : Chủng loại Doanh số khoán Tổng Việt Khoa N.Anh Thanh Hoàn 1.Loa A&FC+ MD seies+ tai nghe Microlab 3,842 4,250 8,908 17,000 2. Loa khác 45,854 53,530 68,276 34,340 202,000 3. Nguồn CP350P,CP400HP, LW6400,Green star và Case Huntkey 15,053 10,278 19,670 45,000 4.Hàng tồn kho(Linksys, các mã case Lucky và nguồn Huntkey còn lại) 2,700 1,500 1,800 6,000 5.Laptop 33.000 33.000 Tổng 67,449 69,558 98,654 34,340 33.000 303,000 2.2.3. Tình hình sử dụng thời gian lao động Thời gian làm việc Từ thứ 2 đến thứ 6 : Sáng : từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút Chiều : từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút Thứ 7 : Sáng : từ 8 giờ 00 phút đến 12 giờ 00 phút Chiều : Nghỉ Với chế độ làm việc trên thì hoàn toàn phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty, mọi nhân viên đều đồng thuận với chế độ làm việc đó. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu công việc của từng bộ phận và từng thời điểm, Công ty có thể phải phân ca làm việc hoặc bố trí thời giờ làm việc trong ngày có sự khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tối thiểu 44 giờ làm việc / tuần . trong trường hợp vì yêu cầu công việc mà phải thay đổi về thời giờ làm việc hàng ngày của nhân viên thì rưởng bộ phận có trách nhiệm thông báo trước 8 giờ , trong trường hợp đặc biệt thì phải báo trước 2 giờ. Thời gian làm thêm Do yêu cầu của công việc mà phải bố trí người làm thêm giờ thì thời gian làm thêm giờ sẽ do người sử dụng lao động quyết định , tuy nhiên đảm bảo tổng số giờ làm thềm không vượt quá 200 giờ / năm. Thời gian nghỉ ngơi Nghỉ tuần : Người lao động được nghỉ mỗi tuần 1,5 ngày vào ngày chủ nhật và buổi chiều thứ bảy. Nghỉ lễ tết : Người lao động được nghỉ làm việc , hưởng nguyên lương các ngày lễ, tết theo quy định của Bộ luật lao động, đó là những ngày lễ tết sau : Tết dương lịch ( 1 ngày ) Tết âm lịch (4 ngày ) Ngày giỗ tổ ( 1 ngày ) Ngày chiến thắng (1 ngày) Ngày quốc tế lao động ( 1 ngày ) Ngày quốc khánh ( 1 ngày ) Nghỉ phép năm : Người lao động sẽ được nghỉ phép 12 buổi / năm . Số ngày nghỉ phpé sẽ tăng thêm nếu theo thâm niên làm việc, cứ 5 năm làm việc thì được tăng thêm 1 ngày 2.2.4. Năng suất lao động Bảng 2.8 : Năng suất lao động năm 2007 và 2008 Đơn vị : ngàn đồng Năm Doanh thu Số lao động Năng suất LĐ Thu nhập BQ 2007 49.767.172 61 815.855 4.000 2008 53.748.546 74 726.332 4.444 Tăng giảm năm 2008 so với năm 2007 Giá trị 3.981.375 13 -89.523 444 % 8% 21,3% -11% 11% Nguồn : Phòng kế toán Qua bảng ta thấy năng suất lao động của năm 2008giảm so với năm 2007là 11% là do năm 2008khủng hoảng nên kinh tế toàn cầu và mức độ cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng mạnh mẽ và do trong giai đoạn này công ty đang cần bổ xung thêm nhân lực để củng cố bộ máy hoạt động của công ty. Tuy nhiên thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty vẫn không ngừng tăng lên để đảm bảo quyền lợi của nhân viên. Thu nhâp bình quân đầu người năm 2008 tăng 11% và đạt 4.444.000 đồng 2.2.5. Công tác tuyển dụng và đào tạo Công tác tuyển dụng : Khi có nhu cầu lao động, việc tuyển dụng được thông báo nội bộ công ty, trung tâm giới thiệu việc làm và trên trang web của công ty, sau đó tổ chức kiểm tra, phỏng vấn và thử việc. Thời gian thử việc vẫn được hưởng lương tuỳ theo công việc, khi đạt yêu sẽ được tuyển dụng chính thức, được ký kết hợp đồng lao động, được hưởng các chế độ về BHXH, BHYT. Nguyên tắc tuyển dụng của công ty : Công tác tuyển dụng lao động được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, bình đẳng và công khai. Công ty sẽ chỉ tuyển dụng những người có nguyện vọng làm việc lâu dài cho công ty và đạt các tiêu chuẩn qui định qua các kỳ phòng vấn, thi tuyển do Công ty tổ chức. Đối tượng và điều kiện tuyển dụng : Công ty chỉ tuyển những công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có sức khoẻ tốt và không bị hạn chế bởi một số trường hợp sau : Bị mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc có triệu trứng mắc bệnh đó. Những người than kinh khônhg bình thường hoặc người bị thương tật không đảm bảo được công việc. Nhưng người vi phạm kỷ luật đang bị truy nã hoặc đang chờ toà án xét xử hoặc bị xử án treo. Nghiện mà tuy hoặc mắc các tệ nạn xã hội khác như mại dâm, đánh bạc… Công tác đào tạo nhân viên Do đặc thù của công ty là công ty thương mại , kinh doanh bán hàng nên trong năm 2009, nhân viên được tham gia 3 khóa tập huấn do công ty tổ chức và về cơ bản công tác đào tạo đã được thực hiện tương đối tốt và hiệu quả, cụ thể như sau: Kỹ năng bán hàng cho nhân viên Khóa tập huấn kỹ năng làm việc nhóm Khóa tập huấn công tác văn thư - hành chính Kết quả cho thấy kỹ năng bán hàng của nhân viên, khả năng làm việc nhóm được cải thiện đáng kế, công tác văn thư, hành chính đi vào nề nếp, nghiêm chỉnh với bằng chứng là doanh thu của công ty tăng lên và khách hàng đều rất bằng lòng với chất lượng dịch vụ khách hàng. 2.2.6. Tổng quỹ lương và đơn giá lương Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là toàn bộ các khoản tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng Theo tính kế hoạch, quỹ lương của công ty phân theo 2 loại là quỹ lương kế hoạch và quỹ lương thực hiện. Tổng quỹ lương kế hoạch của công ty năm 2008 là : 7.000.000.000 đồng Tổng quỹ lương thực tế của công ty năm 2008 là : 7.120.000.000 đồng Đơn giá lương : Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu được xây dựng như sau: Đg = , trong đó : là tổng quỹ lương theo kế hoạch : là tổng doanh thu theo kế hoạch 2.2.7. Trả lương cho các bộ phận và cá nhân Tiền lương của từng người lao động ( Lt) được phân phối gồm 2 phần : lương kinh doanh và thưởng kết quả sản xuất kinh doanh. Lương kinh doanh: HSLkdqd = x ( NCtt + NC cđ) Lkd = Ltt x HSLkdqd Trong đó : HSL kdqd : Hệ sơ lương kinh doanh quy đổi của từng người HSLkd : Hệ số lương kinh doanh HSpc : Hệ số phụ cấp theo lương kinh doanh NCc : Ngày công chuẩn trong tháng NCtt : Ngày công làm việc thực tế cảu từng người. NCcđ : Ngày công chế độ của từng người trong tháng Lkd : Lương kinh doanh của từng người lao động Ltt : Lương tối thiếu theo vùng qui định của nhà nước Ví dụ 1 : Ông A, là chuyên viên phòng hành chính nhân sự của công ty, hệ số lương kinh doanh hiện hưởng là bậc 2/10 nhạch Chuyên viên hệ số 3.29. Tháng 3/2008 ngày công chuẩn là 24 ngày, Ông A đi làm 22 ngày công thực tế.01 ngày nghỉ vì con gái lấy chồng, 01 ngày nghỉ việc riêng không hưởng lương,lương tối thiểu vùng là 980,000đ/tháng. Tiền lương tháng của ông A được tính như sau : Lkd = (đồng) Thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh ( Tkd ) : Công ty phân phối tiền thưỏng theo tháng và theo quí : Công ty phân phối tiền thưởng theo tháng : Đối với nhân viên kinh doanh phân phối : Điều kiện( Ngày công nợ <= 28ngày ) Mức thưỏng Loại Đạt 141 điểm doanh số 150% lương cơ bản A1 Đạt 131-140 điểm doanh số 130% lương cơ bản A2 Đạt 121-130 điểm doanh số 110% lương cơ bản A3 Đạt 111-120 điểm doanh số 80% lương cơ bản A4 Đạt 101-110 điểm doanh số 50% lương cơ bản A5 Đạt 91-100 điểm doanh số 20% lương cơ bản A6 Từ 90 trở xuống Không được thưởng B Đối với kinh doanh bán lẻ : Mức thưởng Đạt 100% kế hoạch doanh số trở nên, ngày công nợ bán lẻ <= 14ngày Nhân viêc Marketing- dự án Đối với doanh số bán hàng không phải doanh số dự án Thưởng 0,4 % doanh số khoánvà 0,6 % doanh số vượt / mức doanh số khoán tối thiểu 1500 triwuj đồng/tháng Thưỏng thêm 0,1% doanh số Enduer vượt Đối với doanh số dự án Thưởng 0,5 % doanh số dự án ( nếu quan hệ đó do người khác giới thiệu) Thưởng 1,5 % doanh số dự án ( tự mình kiếm được ) Nhân viên kinh doanh Enduser Thưởng 10% lương cơ bản Thưởng 0,2% doanh số vượt enduser ( tối thiểu 250,000 đồng) Nhân viên Enduser-Dealer Thưởng 10% lương cơ bản Thưởng 0,2% doanh số vượt enduser và 0,1% doanh số vượt dealer Nhân viên kinh doanh Laptop Thưởng 10% lương cơ bản Thưởng 0,3% doanh số laptop vượt Trưởng phòng KDBL Thưởng 10% lương cơ bản Thưởng 0,2% doanh số vượt enduser và 0,1% doanh số vượt dealer Công ty phân phối tiền thưởng theo quý như sau : Quí I : Phân phối vào dịp kỷ niệm ngày chiến thắng và ngày quốc tế lao động Quí II : Phân phối vào đầu tháng 7 Quí III : Phân phối 2 tháng (7,8) vào dịp quốc khánh Quí IV cộng tháng 9 : Phân phối (9,10,11,12) vào dịp tết Nguyên Đán Phân phối tiền thưởng : Tkd = ∑ Lkd x n x k Trong đó : Tkd : Thưởng theo kết quả kinh doanh của từng người lao động N  : Tỷ lệ thưởng theo kết quả kinh doanh ( n <=3) K  : Hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc cảu từng người ( k<=1) Ví dụ : Trong quý I năm 2008, Tổng giám đốc quyết định thưởng theo quý với quỹ tiền thưởng tương ứng là 20% quỹ lương kinh doanh. Tháng 01 và 02 năm 2008 ngày công thức tế đều là 24 công. Ông A tháng 01 và 02 tham gia đủ công, tháng 03 ngày công diễn biến như ví dụ 1. Trong quý I hệ số đánh giá mức độ hoàn thành công việc của ông A trong từng tháng đều là 1.0 . Tiền thưởng quí I của ông A được tính như sau : Tổng quỹ lương quí I : ∑Lkd = ( 980,000 x 3.29 x 2 + 3,090,000 ) = 9,538,000 ( dồng) Tkd = 9,538,000 x 20% x(1.0 +1.0+1.0)/3 = 1,907,600 (đồng) 2.2.8. Nhận xét về tính hình lao động và trả tiền lương Tình hình lao động : Công ty có chế độ làm việc hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nhân viên công ty được tuyển chọn theo qui trình đầy đủ, đúng qui cách,chất lượng nhân viên đạt tiêu chuẩn công ty, nhân viên không ngừng được nâng cao trình độ. Về trả tiền lương : Công ty trả lương theo chế độ lương nhà nước,Công ty thực hiên trả lương, thưởng rất rõ ràng và minh bạch, chế độ lương thưởng của công ty rất tốt. 2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định 2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp Do đặc thù công ty là công ty thương mai nên sẽ không có nguyên vật liệu dùng trong công ty. 2..3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu Do đặc thù là công ty không sử dụng nguyên vật liệu nên không có mức tiêu hao nguyên vật liệu. 2..3.3. Tình hình nhập xuất hàng Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá trị nhỏ hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm : Chi phí mua hàng, vận chuển, bảo hiểm,, chi phí bằng tiền khác (nếu có), để có được hàng tồn kho tại địa điểm và trnạg thái hiện tại. Giá trị thuần có thể thực hiện được, được xác định bằng gí bán ước tính trừ (-) chi phí tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho : Bình quân gia quyến Phương pháp hạnh toán hàng tồn kho : Kê khai thương xuyên 2..3.4. Tình hình dự trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu Nhân viên quản lý kho luôn luôn phải kiểm soát số lượng sản phẩm tại kho, phải đam bảo sản phẩm luôn có tính đầy đủ và sẵn sàng. Phải thường xuyên thông báo số lượng sản phẩm tồn kho cho bộ quận quản lý, để cho việc nhập hàng có kế hoạch cụ thể và hợp lý. Công ty bảo quản sản phẩm tại 2 kho là kho tại An Khánh và kho tại 52 Phố Vọng, Các kho đều đảm bảo độ thoáng mát, khô ráo, sạch sẽ… Việc nhập xuất sản phẩm đểu do nhân viên quản lý kho đảm nhiệm và chịu trách nhiệm . nhân viên quản lý kho có nhiệm vụ là Nhận đơn hàng từ nhân viên điều hàng In phiếu xuất hàng Chuẩn bị sản phẩm, viết hoá đơn và dán tem sản phẩm Chuyển hàng và lấy ký nhận mang về Giải quyết các vấn đề phát sinh với đơn hàng. 2.3.5. Cơ cấu và tính hình hao mòn tài sản cố định : Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình : Là khoản thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Có thời gian sử dụng 01năm trở lên TSCĐ trong công ty phân lớn là các loại sau : Nhà, công ty… Máy tính, điện thoại, bàn ghế, trang thiết bị, công cụ quản lý… Phương tiện vận tải : ôtô … Phương pháp kế toán TSCĐ : Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng phù hợp với quy định tại Quyết định số 206/2003/ QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về việc ban hàng chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. TSCĐ được xác định theo nguyên giá trừ (-) giá trị hao mòn luỹ kế Nguyên giá của TSCĐ bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến. Những chi phí mua sắm, cải tiến và tân trang được tính vào giá trị TSCĐ. Riêng những chi phí bảo trì sửa chữa được tính vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ và bất kỳn các khoản lãi lỗ nào phát sinh do thanh lý đều được tính vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cơ cấu : TSCĐ hữu hình gồm nguyên giá và giá trị hao mòn (Khấu hao TSCĐ) Bảng 2.9 : Cơ cấu tài sản cố định Đơn vị : đồng Chỉ tiêu Năm Tăng giảm 2008 so với 2007 2007 2008 I. TSCĐ hữu hình 1.023.583.938 797.644.654 -225.939.284 - 22% - Nguyên giá 1.385.592.625 1.215.510.797 - 170.081.828 - 12,3% - Giá trị hao mòn luỹ kế ( 362.008.687) (417.866.143) -55.857.456 15,4% II. TSCĐ vô hình 35.648.533 29.984.531 - 5.664.002 -15,9% - Nguyên giá 70.356.485 55.833.278 -14.523.207 - 20,6% - Giá trị hao mào luỹ kế (34.707.952) (25.848.747) 8.859.205 - 25,5% Ta thấy nguyên giá TSCĐ hữu hình của công ty năm 2008 giảm 225.939.284 đồng so với nguyên giá TSCĐ của năm 2007 là do trong năm 2008 công ty đã thanh lý tài sản nhiều hơáno với mua mới về cho nên nguyên giá TSCĐ năm 2008 đã tăng giảm 22% so với năm 2007. Tuy nhiên giá trị hao mòn luỹ kế của năm 2008 vẫn cao hơn 55.857.456 đồng so với năm 2007 là do mức khấu hao hàng năm trong năm 2008 lớn hơn giá trị hao mòn do thanh lý nhượng bán và các khoản giảm khác là 55.857.456 đồng. Ta thấy nguyên giá TSCĐ vô hình của công ty năm 2008 nhỏ hơn 5.664.002 đồng so với năm 2007 là do trong năm 2008 công ty chỉ phải mua giá trị các phần mền với giá trị nhỏ. Tuy nhiên giá trị hao mòn luỹ kế năm 2008 lại thấp hơn 8.859.205 so với năm 2007. 2.3.6. Tình hình sử dụng tái sản cố định Thời gian ước tính của các tài sản của công ty như sau : Loại TSCĐ Thời gian (năm) Phương tiện vận tải 06-10 Thiết bị dụng cụ quản lý 03-05 Tài sản cố định vô hình 03 Trên thưc tế thì công ty vẫn thường xuyên sửa chữa nâng cấp thiết bị công cụ quản lý, phương tiện vận tải do đo ở công ty còn một số tài sản hết khấu hao nhưng vẫn có khả năng sử dụng. Tuy nhiên các tài sản này sẽ được công ty thanh lý trong thời gian sắp tới. 2.3.7. Phân tích về công tác quản lý vật tư và tài sản Sản phẩm dự trữ trong kho : Công ty tiến hành kiểm kê hao hụt sản phẩm thường xuyên, đánh giá phẩm chất, đề xuất giảm giá hàng tồn kho (nếu có) vào thời điểm cuối năm. Phải luôn đảm bảo kế hoạch nhập hàng và xuất hàng đúng kế hoạch của công ty. Công tác quản lý kho hjoàn thàng tốt công việc trong năm 2008 Tái sản cố định : Trong năm 2008 công ty đã thanh lý nhiều tài sản cố định và thay mới các tài sản tương tự, đánh giá giá trị tài sản cố định cuối năm, có làm nhãn mác gắn trực tiếp trên tái sản và làm hồ sơ tài sản cố định. Nhờ đó mà công ty có thể quản lý tài sản cố định của mình, thuận tiện cho việc kiểm kê và đánh giá giá trị tài sản hàng năm. 2.4. Phân tích chi phí và giá thành 2.4.1. Các loại chi phí doanh nghiệp Chi phí doanh nghiệp được phân ra hai loại là : Chi phí theo yếu tố và chi phí theo khoản mục. Tuy nhiên công ty đã áp dụng cách tập hợp chi phí theo yếu tố. Gồm có 5 yếu tố sau: - Chi phí nguyên vật liệu : Công ty không sử dụng nguyên vật liệu nên không có chi phí này. - Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định của công nhân viên tham ra vào hoạt động sản xuất của công ty. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm toàn bộ tiền trích khấu hao tài sản cố định cho sản xuất của công ty. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ những chi phí về dịch vụ mua từ bên ngoài như: Tiền điện, nước, điện thoại, thuê gia công sửa chữa... - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các chi phí khác bằng tiền cho hoạt động sản xuất của công ty như: Tiền trả lãi vay, tiếp khách, hội họp công tác phí... Bảng 2.10 : Tập hợp chi phí năm 2007 và 2008 Đơn vị : đồng Các loại chi phí theo yếu tố Năm 2007 Năm 2008 Tăng /giảm năm 2008 so với 2007 Chi phí nguyên vật liệu - - - Chi phí nhân công 810.580.000 1.466.253.946 655.673.946 Chi phí khấu hao TSCĐ 159.613.161 288.860.056 129.246.895 Chi phí dịch vụ mua ngoài 771.331.030 592.989.582 -178.341.448 Chi phí khác bằng tiền 633.861.223 724.832.051 90.970.828 Tổng 2.375.365.414 3.072.935.635 697.570.221 Ta thấy chi phí năm 2008 tăng 697.570.221 đồng so vơi năm 2007 chủ yếu là do chi phí nhân công năm 2008 tăng lên cao, do chính sách của công ty về cải thiện mức lương cho đội ngũ nhân viên hàng năm và do năm 2008 trải qua những đợt tăng lương tối thiểu của nhà nước. 2.4.2.Xây dựng giá thành kế hoạch. Giá thành kế hoạch: căn cứ, phương pháp, kết quả, số liệu về giá thành toàn bộ sản lượng và đơn vị sản phẩm chủ yếu. Giá thành kế hoạch là mức giá mà các nhà quản lý xây dựng để dự kiến sẽ bù đắp được những chi phí sẽ phải bỏ ra khi tiêu thụ một sản phẩm. 2.4.3. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế Công ty xây dựng giá thành dựa trên các yếu tố chi phí mà cụ thể như sau : - Chi phí giá vốn : Là chi phí nhập khẩu đã bao gồm cả chi phí thuế, bảo hiểm, và chi phí vận chuyển được phân bổ cho từng mặt hàng. - Chi phí nhân công : Là toàn bộ chi phí được phân bổ dùng để trả lương cho công nhân, các khoản bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo qui định để tiêu thụ hết lô hàng đó. Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là toàn bộ chi phí khấu hao được phân bổ dùng trong khâu tiêu thụ lô hàng này. - Chi phí dịch vụ mua ngoài : chi phí được phân bổ để tiêu thụ cho lô hàng đó - Chi phí khác bằng tiền được phân bổ dùng để chi cho lô hàng đó Giá thành đơn vị thực tế i = ∑ Chi phí i (i=1..5) Trên đây chỉ là phương pháp xây dựng giá thành kế hoạch nhưng chưa được công ty áp dụng để lập kế hoạch giá thành cho các sản phẩm. Hiện nay công ty đang tính giá thành trực tiếp theo các khoản mục cụ thể cho từng sản phẩm. 2.4.4. Các loại sổ sách kế toán Do số lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều trong ngày và để thuận lợi cho việc ghi chép và phản ánh số liệu vào hệ thống tài khoản và sổ sách thì kế toán đã lựa chọn hình thức sổ kế toán sử dụng là nhật ký chung kết hợp với nhật ký đặc biệt. Nhật ký đặc biệt bao gồm 3 loại sổ nhật ký. Nhật ký thu, chi : Số thu , chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng , theo dõi tình hình thu chi phát sinh trong kỳ, quản lý lượng tiền mặt tồn quỹ. Nhật ký bán hàng :Theo dõi doanh thu, công nợ khách hàng và đại lý để báo cáo cho Ban Quản lý điết được doanh thu tiêu thụ theo tuần, tháng và số luỹ kế nhằm kịp thời có biện pháp điều chỉnh hiệu quả, có chiến lược kinh daonh cho phù hợp với tình hình thực tế. Nhật ký mua hàng : Theo dõi quá trình nhập khẩu hàng hoá, mua hàng hoá tại công ty. Nhật ký chung : dùng để tổng hợp các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong tháng theo thứ tự thời gian và ghi chép số liệu từ các nhật ký trên trừ nhật ký thu chi. Cuối tháng, căn cứ vào số liệu nhật ký chung tiến hành chuyển vào sổ cái tài khoản. Trong quá trình ghi chép vào các sổ nhật ký thì kế toán cũng tiến hành theo dõi các đối tượng kế toán riêng biệt trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết như tài sản cố định, nguyên vật liệu,... cuối tháng, tổng hợp số liệu và khoá các sổ, thẻ kế toán chi tiết này. Sau đó, căn cứ vào số liệu của số, thẻ chi tiết để lập bảng cân đối số phát sinh và kiểm tra, chỉnh sửa vì đây là căn cứ để lập báo cáo tài chính Trình tự ghi sổ : Hàng ngày, phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, kế toán căn cứ vào chứng từ ngày để làm gốc. Chứng từ ngày đến đwocj dùng làm căn cứ ghi vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt. Đồng thời mở các sổ kế toán chi tiết liên quan theo từng đối tượng của công ty. Cuối tháng, kế toán tổng hợp số liệu nhật ký đặc biệt và căn cứ vào nhật ký chung trích lọc các tài khoản phù hợp trên sổ cái. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng với số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính của công ty. Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung tại công ty Sổ quỹ Báo cáo tàichính Máy vi tính Chứng từ gốc Sổ cái Bảng tổng hợp chi phí Sổ, thẻ kế toán chi tiêt Bảng cân đối số phát sinh 2.5 Phân tích tình hình tài chính 2.5.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu Mã số Năm Tăng giảm năm 2008 so với năm 2007 2007 2008 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 49.183.121.764 59.582.640.343 10.399.518.579 21,14% 2.Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 03 - 212.504.099 212.504.099 3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ(10=01-03) 10 49.183.121.764 59.370.136.244 10.187.014.480 20,71% 4. Giá vốn hàng bán 11 45.109.618.445 52.510.884.919 7.401.266.474 16,41 % 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ(20=10-11) 20 4.073.503.319 6.859.251.325 2.785.748.006 68,39 % 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 119.359.913 81.779.650 -37.560.263 -31,47 % 7. Chi phí tài chính 22 1.217.907.746 2.451.928.195 1.234.020.449 101% -Trong đó: Lãi vay phải trả 23 1.088.454.426 1.788.047.285 699.592.859 64,27% 8. Chi phí bán hàng 24 70.056.768 251.144.826 181.088.058 258,49% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.305.308.645 3.305.158.619 999.849.974 43,37% 10. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh(30=20+(21-22)-(24+25) 30 599.590.073 932.799.335 333.209.262 55,57% 11. Thu nhập khác 31 - 338.274.062 338.274.062 12. Chi phí khác 32 - 371.436.586 371.436.586 13. Lợi nhuận khác (40 =31-32) 40 - (33.162.524) (33.162.524) 14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40) 50 599.590.073 899.636.811 300.046.738 50,04% 15. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 167.885.220 233.005.934 65.120.714 38,79% 16. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51) 60 431.704.853 666.630.877 234.926.024 54,42% Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu 8,28% 11,55% Với nỗ lực xúc tiến bán hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, nâng cao hiệu quả kinh doanh ...ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp năm 2008 là 59.582.640.343 đồng tăng so với năm 2007 là 10.399.518.579 dồng (tương ứng là 21,14%), doanh thu thuần của công ty cũng tăng lên 10.187.014.480 đồng (tương ứng là 20,71%). Trong đó chủ yếu cũng là do năm 2008 tinh hình tiêu thụ sản phẩm laptop của công ty phát triển mạnh mẽ tăng 144,71% và do dòng sản phẩm chính của công ty là loa Microlab cũng tăng 115.41 % so với năm 2007. Mặc dù công ty đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng trong năm 2008 công ty cũng phải tăng thêm chi phí nhiều ( như chi phí bán hàng tăng 181. 088.058 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 999.849.974 đồng, chi phí tài chính tăng 1.234.020.449 đồng ) đã làm giảm một lượng doanh thu đáng kế của công ty. Tuy nhiên kinh doanh mang lại hiệu quả cao, lợi nhuận trước thuế tăng 300.046.738 đồng( tương ứng 50,04%) so vơi năm 2007, sau khi nộp thuế công ty cũng thu được lợi nhuận sau thúê năm 2008 là 666.630.877 đồng tăng so với năm 2007 là 234.926.024 đồng (tương ứng là 54,42%). Xét về tỷ suất nhuận trên doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2007 (11,55% của năm 2008 so với 8,28% của năm 2007) chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn, lợi nhuận sinh ra doanh thu cao, cụ thể là trong năm 2008 thì cứ 100 đ doanh thu thì công ty thu về được 11,55 đồng lợi nhuận. 2.5.2. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán năm 2007 và năm 2008 Tại ngày 31/12/2008 Tài sản Mã số Năm Tăng giảm năm 2008 so với năm 2007 2007 2008 A. Tài sản ngắn hạn 100 15.713.345.602 15.544.207.945 -169.137.657 - 1,1% I. Vốn bằng tiền 110 1.590.187.970 1.431.264.451  -158.923.519 - 1,0% II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - 1. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 121 -   - 2. Đầu tư ngắn hạn khác 128 -  -  3. Dự phòng giảm giá đầu t ngắn hạn 129 -  -  III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 2.484.961.263 5.727.271.972  3.242.310.709  130,5% 1. Phải thu của khách hàng 131 2.484.961.263 3.175.903.874 2. Trả trước cho ngời bán 132 1.588.489.982  3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 972.878.116 7. Phải thu khác 139 -  -  IV. Hàng tồn kho 140 10.518.180.358 8.373.171.522  -2.145.008.836 -20,4% 1. Hàng tồn kho 141 10.518.180.358 8.373.171.522 2. Nguyên vật liệu 142 3. Công cụ, dụng cụ 143 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 1.120.016.011 12.500.000  -1.107.516.011 - 98,9% 1. Thuế GTGT khấu trừ 151 8.847.149 - 2.Chi phí trả trước ngắn hạn 153 -  2.500.000  4 Tài sản ngắn hạn khác 158 1.111.168.862  10.000.000  B. Tài Sản dài hạn 200 1.231.051.426 974.850.441  -256.200.985 - 20,8% I. Tài sản cố định 220 1.059.232.471 827.629.185  -231.603.286 - 21,9% 1. TSCĐ hữu hình 221 1.023.583.938 797.644.654 Nguyên giá 222 1.385.592.625 1.215.510.797 Giá trị hao mòn luỹ kế 223 (362.008.687) (417.866.143) 2.TSCĐ vô hình 227 35.648.533  29.984.531  Nguyên giá 228 70.356.485 55.833.278 Giá trị hao mòn luỹ kế 229 (34.707.952) (25.848.747) II. Bất động sản đàu tư 220 - - III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 230 -  -  IV. Tài sản dài hạn khác 240 171.818.955 147.221.256 - 24.597.699 - 14,3% 1. Tài sản dài hạn khác 248 171.818.955 147.221.256 Tổng cộng tài sản 16.944.397.028 16.519.058.386  -425.338.642  -2,5% Nguồn vốn Mã số Năm 2007 2008 A. Nợ phải trả 300 13.560.610.591 13.317.606.214  -243.004.377  1,8% I. Nợ ngắn hạn 310 13.560.610.591 13.317.606.214  -243.004.377  1,8% 1. Vay ngắn hạn 311 7.282.187.551 5.368.820.119 2.. Phải trả cho người bán 312 844.317.757  87.864.678  3. Người mua trả tiền trớc 313 22.299.105  353.920  4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nớc 314 411.806.178 114.784.464 5. Phỉa trả công nhân viên 315 - - 6. Phải trả nội bộ 316 5.000.000.000  7.120.000.000  7. Các khoản phải trả, nộp ngắn hạn khác 317 625.783.033 8. Phải trả, phải nộp khác 318 -  -  II. Nợ dài hạn 320 -  -  B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 3.383.786.437 3.201.452.172  -182.334.265  5,4% I. Vốn chủ sở hữu 410 3.383.786.437 3.045.573.911 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 2.500.000.000 2.500.000.000  -  - 2. Quỹ đầu tư phát triển 412 -  467.634.782  3. Quỹ dự phòng tài chính 413 - 77.939.130 4. Lợi nhuận chưa phân phối 414 883.786.437 9. Nguồn vốn đầu t xây dựng cơ bản 417  - -  II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430  -  155.878.261 1.Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 155.878.261 Tổng cộng nguồn vốn 440 16.944.397.028 16.519.058.386  -425.338.642  -2,5% Nhận xét : Về tài sản : Năm 2008, tài sản ngắn hạn giảm 169.137.657 đồng (tương ứng là 1,1%) so với năm 2007, chủ yếu là do các khoản sau biến động : Vốn bằng tiền của công ty giảm 158.923.519 đồng (tướng ứng là 1,0%) Các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng 3.242.310.709 đồng (tương ứng là 130,5%) Hàng tồn kho giảm 2.145.008.836 đồng (tương ứng là 20,4%) Tài sản ngắn hạn khác giảm 1.107.516.011 đồng (tương ứng là 98,9 %) Về tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn năm 2008 giảm 256.200.985 đồng (tương ứng là 20,8%) so với năm 2007, chủ yếu là do các khoản sau biến động : Tài sản số định giảm 231.603.286 đồng (tương ứng là 21,9%) Tài sản dài hạn khác giảm 24.597.699 đồng (tướng ứng là 14,3 %) Do vậy Tổng tài sản của công ty năm 2008 đã giảm  425.338.642 đồng(tương ứng là 2,5%) so với năm 2007. Về nguồn vốn : Năm 2008, nguồn vốn của công ty giảm 425.338.642 (tương ứng là 2,5 %) so với năm 2007, chủ yếu là do các khoản sau biến động : Nợ ngắn hạn của công ty giảm 243.004.377 đồng (tương ứng là 1,8%) so với năm 2007 Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty giảm 182.334.265 (tương ứng là 5,4%) so với năm 2007 Bảng : Cơ cấu tài sản Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng giảm năm 2008 so với 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tài sản ngắn hạn 15.713.345.602 92,7% 15.544.207.945 94,1% -169.137.657 39,8% Tài sản dài hạn 1.231.051.426 7,3% 974.850.441 5.9 %  -256.200.985 60,2% Tổng tài sản 16.944.397.028 100% 16.519.058.386 100%  -425.338.642 100% Qua đó ta thấy cơ cấu tài sản của công ty vẫn tương đối ổn định, năm 2007 thì tài sản ngắn hạn chiếm 92,7 % tổng tài sản và tài sản dài hạn chiếm 7,3% , sang năm 2008 thì tỷ lế tài sản ngắn hạn tăng lên 94,1 % tồng tài sản còn tài sản dài hạn chỉ chiếm 5,9 %, không thay đổi nhiều. Bảng : Cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng giảm năm 2008 so với 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nợ phải trả 13.560.610.591 80,0% 13.317.606.214 80,6%  -243.004.377 39,8% Vốn chủ sở hữu 3.383.786.437 20% 3.201.452.172 19,4%  -182.334.265 60,2% Tổng nguồn vốn 16.944.397.028 100% 16.519.058.386 100%  -425.338.642 100% Qua đó ta thấy cơ cấu về nguồn vốn của công ty là ổn định, các khoản nợ của công ty năm 2007 chiếm 80% tổng nguồn vốn còn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 20% , sang năm 2008 thì tỷ lệ nợ phải trả của công ty là 80,6% còn tỷ lệ vốn chủ sở hữu của công ty là 19,4%, không thay đổi nhiều. Qua 2 bảng cơ cấu tài sản và cơ câu nguồn vốn ta thấy : Các khoản nợ phải trả của công ty rất lớn, luôn lớn hơn 80 % tổng nguồn vốn của công ty trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty chỉ nhỏ hơn 20% tổng nguồn vốn, do đó tình hình thanh toán của công ty có gặp ít khó khăn Nhưng theo cơ cấu tài sản ta lại thấy tài sản ngắn hạn của công ty năm 2008 chiếm 94,1% tổng tài sản của cô ng ty (năm 2007 là 92,7%) cho nên khả năng trả các khoản nợ của công ty lại hoàn toàn có thể, mà trên thực tế thì khả năng thanh toán của công ty là rất cao. Sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty Nam Thành là Tài sản ngắn hạn > Nợ ngắn hạn ( TSCĐ < Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu). Qua đó ta thấy tài sản ngắn hạn được tài trợ bằng nợ ngắn hạn và một phần vốn chủ sở hữu cho nên tình hình tài chính của công ty là bền vững. 2.5.3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu tài chính Công thức 2007 2008 1. Các tỷ số về khả năng thanh toán 1a. Khả năng thanh toán chung 1,16 1,17 1b. Khả năng thanh toán nhanh 0,38 0,54 2. Các tỷ số về cơ cấu tài chính 2a. Tỷ số cơ cấu ngắn hạn 0,93 0,94 2b. Tỷ số cơ cấu dài hạn 0,07 0,06 2c. Tỷ số cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu 0.20 0.18 2d. Tỷ số tài trợ dài hạn 0.20 0.18 3. Các chỉ số về khả năng hoạt động 3a. Tỷ số vòng quay tài sản ngắn hạn 4,11 3,80 3b. Tỷ số vòng quay tổng tài sản = 3,80 3,55 3c. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = 5,90 6,29 3d. Thơì gian thu tiền bán hàng 18,44 35,08 3e. Thời gian thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp 109,72 92,57 4. Các tỷ số khả năng sinh lời 4a. ROS ( sức sinh lời của doanh thu thuần) 0,009 0,011 4b. ROE (Sức sinh lợi vốn chủ sở hữu ) 0,17 0,2 4c. ROA (Sực sinh lời tổng tài sản) 0,03 0,04 2.5.4. Nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp Về khả năng thanh toán : Nhìn chung doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn vì các chỉ số khả năng thanh toán chung của năm 2007 là 1,16 và của năm 2008 là 1,17 đều lớn hơn 1. Tuy nhiên khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh ngiệp vẫn còn gặp khó khăn vì các chỉ số thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 0,38 và cảu năm 2008 là 0,54 đều nhỏ hơn 1, qua đó ta cũng thấy sang năm 2008 chỉ số này đã tăng lên 0,16 đơn vị so với năm 2007. Về cơ cấu tài chính : Qua các chỉ tiêu về hoạt động tài chính thì cơ cấu tài sản của công ty là công ty có tỷ lệ tài sản ngắn hạn(năm 2008 chiếm 94% tổng tài sản) lớn hơn nhiểu so với tài sản dài hạn.nhưng ta vẫn coi đó là sự hợp lý bởi vì đây là công ty kinh doanh thương mại nên tài sản cố định nhỏ. Qua chỉ số cơ cấu nguồn vốn thì ta cũng thấy tỷ lệ ốn chủ sở hữu như thế là hơi thấp ( năm 2008 là 0,18 <<0,5) tình hình tài chính công ty không được bền vững,cho nên công ty cần bổ xung thêm lượng vốn chủ sở hữu trong các năm tiếp theo để nâng cao tình bền vững về cơ cấu nguồn vốn của công ty. Về khả năng hoạt động của công ty : Qua các chỉ tiêu hoạt động của công ty thì ta thấy các chỉ số về vòng quay là đều lớn chứng tỏ công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn tài sản của mình. Với chỉ số thu tiền bán hàng của công ty : năm 2008 chỉ số này tăng gần gấp 2 lần, chứng tỏ năm 2008 có nhiều biến động về khả năng thu hồi tiền của công ty, công ty bị chiếm dụng vốn tăng lên. Tuy nhiên công ty có chỉ số thanh toán tiền cho nhà cũng cấp lại cao, cao gần gấp 2,6 lân trong năm 2008, chứng tỏ công ty đang có lợi khi chiếm dụng được vốn của nhà cung cấp. Về khả năng sinh lợi : Ta thấy các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty còn thấp, tuy nhiên tỷ số ROE của công ty năm 2008 là 0,2 cho thấy cổ đông của công ty cũng được chia cổ tức lớn,rất quan trọng với các cổ đông . PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 3.1. Đánh gía chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 3.1.1. Các ưu điểm : Marketing : Sản phẩm chất lượng cao của các công ty có thương hiệu mạnh trên thị trường Việt Nam, được nhiều người biết đến. Chính sách giá : Thực hiện giá bán và chính sách chiết khấu, giảm giá thống nhất trên toàn hệ thống phân phối, giúp cho giá của các sản phẩm được ổn định cho khách hàng an tâm. Công ty có mạng lưới phân phối rộng khắp miền Bắc với trên 300 đại lý lớn nhỏ. Công ty thường xuyên đẩy mạnh thực hiện công tác xúc tiến bán hàng như quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại nhằm tăng doanh thu, thị phần của công ty góp phần xây dựnh hình ảnh tốt đẹp của công ty với khách hàng. Lao động tiền lương : Công ty áp dụng theo đúng chế độ lao động của Nhà nước, chế độ đãi ngộ,chăm sóc nhân viên tốt và tạo sự gắn bó lâu dài với công ty. Chế độ lương thưởng rõ rang , gắn liền với trách nhiệm của từng nhân viên góp phần kích thích hiệu quả kinh doanh, tạo sự gắn bó và cố gắng của nhân viên với công ty. Công ty có chế độ tuyển dụng rõ ràng, theo qui định của công ty, có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên, nâng cao năng lực cho nhần viên cũng như nhà quản lý. Công tác quản lý vật tư và tài sản Công tác quản lý kho luôn có vài trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của công ty, tình hình tại kho thường xuyên được báo cáo với các nhà quản lý cấp trên Tài sản của công ty thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa nâng cấp tài sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp : Công ty đã thực hiện tốt các công tác kiểm soát và giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp nhằm hạ giá thành sản phẩm của công ty để cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Công ty luôn định giá thành sản phẩm với mức giá hợp lý, nhằm cạnh trạnh về giá ới các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, giá thành đơn vị nhằm để bù đắp hết các phẩn chi phí do sản phẩm đó gây ra. Tình hình tài chính : Cơ cấu tài sản và nguốn vốn của công ty luôn ổn định, khả năng thanh toán của công ty rất khả quan, cán cân thanh toán an toàn Hịêu quả kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên theo từng năm, công ty đã khai thác hiệu quả kinh doanh với hiệu suất cao. 3.1.2. Các nhược điểm : Marketing : Chưa có chiến lược cụ thể cho từng khu vực Xúc tiến bán hàng chưa đồng đều các dòng sản phẩm khác nhau Cần có những chiến lược marketing dài hạn hơn nữa Giá cả cân phải điều chỉnh sát với diễn biến của thị trường, của đối thủ cạnh tranh. Công tác quản lý chi phí và giá thành của doanh nghiệp Công tác quản lý chi phí còn chưa được chặt chẽ, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc kiểm soát chi phí . Đặc biệt là cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Dựa trên các chi phí thực tế nhưng rất khó để phân bổ chính xác cho nên giá thành đơn vị chưa phải là tốt nhất. Tiền lương Công ty áp dụng chế độ lương thưởng tốt, tuy nhiên chế độ trừ lương vẫn còn chưa được hợp lý vì tính ngày công nợ cho nhân viên kinh doanh quá ít, cần phải tăng thêm trogn tương lai. Tình hình tài chính : Các chỉ số tài chính của công ty còn thấp phán ảnh không tốt về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, công ty cần thiết phải tăng nguồn vốn chủ sở hữu trong tương lai để cơ cấu vốn của công ty được hợp lý hơn. 3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp Trong quá trình phân tích của công ty: Phân công lao động và trả lương nhìn chung hợp lý nhưng còn nhiều hạn chế cần khắc phục. Cho nên em chọn đề tài tốt nghiệp về lao động và tiền lương để tìm ra những nguyên nhân cụ thể, phát huy mặt tốt và khắc phục những mặt chưa đạt yêu cầu để công ty hoạt động tốt hơn. Em sẽ tìm hiểu thật kỹ tình hình lao động tiền lương, dùng những kiến thức được thầy cô trang bị và tìm hiểu thực trạng xã hội ngày nay, em tin rằng sẽ tìm ra phương hướng giải pháp cụ thể về nâng cao chất lượng làm việc của công nhân viên, hướng họ thành những thành viên quan trọng trong việc xây dựng công ty để họ đưa ý thức trách nhiệm lên hàng đầu. Để đạt được như vậy cần quan tâm đến mức lương, thưởng phù hợp với năng lực hoạt động của mỗi người cũng là tránh tình trạng công nhân viên luôn yêu cầu tăng lương tại công ty hiện nay. Qua những lý do trên nên em sẽ chọn đề tai “ Phân tích tình hình lao động, tiền lương của công ty đề làm đề tài tốt ngiệp của mình “. Phụ lục 1 : Catalog một số sản phẩm của công ty. Loa microlab A6380 Case huntkey H001 Galaxy NVIDIA GeForce 9400 GT Turbo nguồn Huntkey vista 550 DELL 1435 T6400 Phụ lục 2 : HỆ THỐNG THANG, BẢNG LƯƠNG CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN ÁP DỤNG ĐÓNG BHXH TT Chức danh HÖ sè l¬ng c¬ b¶n Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 GĐ 5.53 5.92 6.34 6.78 7.25 7.76 8.31 8.89 5,423 5,803 6,209 6,644 7,109 7,607 8,139 8,709 2 PGĐ 4.32 4.63 4.95 5.30 5.67 6.07 6.49 6.94 4,237,834 4,534,482 4,851,896 5,191,528 5,554,935 5,943,781 6,359,846 6,805,035 3 TP 3.47 3.72 3.98 4.26 4.55 4.87 5.21 5.58 3,405,402 3,643,780 3,898,845 4,171,764 4,463,787 4,776,252 5,110,590 5,468,331 4 PP&TĐ 2.51 2.69 2.87 3.07 3.29 3.52 3.77 4.03 2,459,457 2,631,619 2,815,832 3,012,941 3,223,846 3,449,516 3,690,982 3,949,350 5 CVC 2.09 2.24 2.39 2.56 2.74 2.93 3.14 3.36 3.59 3.84 2,049,548 2,193,016 2,346,527 2,510,784 2,686,539 2,874,596 3,075,818 3,291,125 3,521,504 3,768,009 6 CV 1.73 1.85 1.98 2.12 2.27 2.43 2.60 2.78 2.98 3.19 1,697,850 1,816,700 1,943,868 2,079,939 2,225,535 2,381,322 2,548,015 2,726,376 2,917,222 3,121,428 7 Cán sự, Lái xe 1.42 1.52 1.63 1.74 1.86 1.99 2.13 2.28 2.44 2.61 2.79 2.99 1,391,600 1,489,012 1,593,243 1,704,770 1,824,104 1,951,791 2,088,416 2,234,606 2,391,028 2,558,400 2,737,488 2,929,112 8 CNKT 1.17 1.25 1.34 1.43 1.53 1.64 1.76 1.88 2.01 2.15 2.30 2.46 1,146,600 1,226,862 1,312,742 1,404,634 1,502,959 1,608,166 1,720,737 1,841,189 1,970,072 2,107,977 2,255,536 2,413,423 9 TVVS, LPT 1.08 1.15 1.23 1.32 1.41 1.51 1.62 1.73 1.85 1.98 2.12 2.27 1,056,440 1,130,391 1,209,518 1,294,184 1,384,777 1,481,712 1,585,432 1,696,412 1,815,161 1,942,222 2,078,177 2,223,650 HỆ SỐ LƯƠNG KINH DOANH TT Chức danh HÖ sè l¬ng c¬ b¶n Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12 1 GĐ 12.87 14.16 15.57 17.13 18.84 20,73 22,80 25,08 10,296 11,326 12,458 13,703 15,057 16,582 18,24 20,064 2 PGĐ 9.01 9.91 10,90 11.99 19,19 14,51 15.96 17.56 7,208 7,929 8,722 9,594 10,553 11,609 12,769 14,046 3 TP 6.44 7.08 7.79 8.56 9.42 10.36 11.4 12.54 5,152 5,667 6,234 6,848 7,533 8,286 9,12 10,032 4 PP&TĐ 4.18 4.60 5.06 5.57 6.12 6.74 7.41 8.15 3,334 3,678 4,046 4,456 4,896 5,392 5,931 6,520 5 CVC 3.22 3.54 3.89 4.28 4.71 5.18 5.70 6.27 6.90 7.59 2,576 2,734 3,112 3,423 3,766 4,142 4,556 5,016 5,518 6,069 6 CV 2.48 2.72 2.99 3.29 3.62 3.98 4.38 4.82 5.31 5.84 1,984 2,176 2,392 2,632 2,896 3,186 3,504 3,856 4,248 4,673 7 Cán sự, Lái xe 2.00 2.2 2.42 2.66 2.93 3.22 3.54 3.90 4.29 4.72 5.19 5.71 1,6 1,76 1,936 2,13 2,343 2,577 2,834 3.118 3,43 `3,773 4,15 4,565 8 CNKT 1.56 1.72 1.89 2.08 2.28 2.51 2.76 3.04 3.34 3.68 4.05 4.45 1,248 1,373 1,51 1,66 1,827 2,01 2,211 2,432 2,675 2,943 3,237 3,561 9 TVVS, LPT 1.40 1.54 1.69 1.86 2.05 2.25 2.48 2.73 3.0 3.3 3.63 3.99 1,12 1,232 1,355 1,491 1,640 1,804 1,984 2,183 2,401 2,641 2,905 3,195 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo bằng Tiếng việt [1] Khoa kinh tế và quản lý, Đề cương thực tập và các quy định về đồ án , 2006 [2] Ngô Trần Ánh chủ biên & các tác giả , Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2000 [3] Nguyễn Tiến Dũng, Bài giảng quản trị marketing, 2003 [4] Philip Kotler, Marketing căn bản, NXB Thống kê, 2000 [5]Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật,2009. [6]Ths.Nguyễn Tấn Thịnh, Giáo trình quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật,2005. MỤC LỤC Trang Lời mở đầu 1 Phần 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY………………………….. 2 1.1 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty…… 2 1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty……………………………… 3 1.3 Quy trình điều phối hàng hoá của công ty……………………... 6 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ mày quản lý………………….……………... 7 Phân 2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.. 10 2.1 Tình hình tiêu thị sản phẩm và công tác marketing…………… 10 2.2 Phân tích công tác lao động, tiền lương…………………………. 20 2.3 Phân tích công tác vật tư, quản lý tài sản cố định……………… 27 2.4 Phân tich chi phí và giá thành……………………………………. 30 2.5 Phân tính tình tài chính của doanh nghiệp……………………… 33 Phân 3 ĐÁNH GIÁ CHÚNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG……..……………….. 39 3.1 Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp………… 39 3.2 Định hướng để tài tốt nghiệp…………………………………….. 40 Phụ Lục 41 Tài liệu TK 43

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Nam Thành.DOC