TÓM TẮT Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nước đang có nhiều biến động: lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng gia tăng, Bên cạnh đó, với việc điều chỉnh lãi suất cơ bản của Ngân Hàng Nhà Nước trong thời gian gần đây càng làm cho tình hình tài chính trong nước có chiều hướng phát triển rất khó dự đoán.
Với sự điều chỉnh trên của Ngân Hàng Nhà Nước nhằm mục đích điều hoà lại nguồn vốn cũng như hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thông. Để có thể thực hiện tốt chức năng này thì cần phải có sự góp sức của các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang nói riêng, với công việc cụ thể là các ngân hàng thắt chặt tín dụng và tăng lãi suất huy động vốn nhằm hạn chế bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần làm giảm tỷ lệ lạm phát, bình ổn giá cả thị trường.
Để làm tốt được điều này, ngoài việc phải tăng lãi suất huy động vốn vừa đảm bảo được lợi nhuận vừa thu hút được lượng tiền gửi của khách hàng so với ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng còn phải quản lý tốt các hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng. Để làm tốt được cả hai việc trên thì ngân hàng một mặt phải nghiên cứu tình hình hiện tại của thị trường và các chính sách của Ngân Hàng Nhà Nước cũng như của Tỉnh. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần đánh giá lại hoạt động của chính ngân hàng mình trong những năm qua nhất là đối với các ngân hàng chỉ vừa mới thành lập hơn hai năm như Sacombank An Giang
Đề tài phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang với mục tiêu là làm rõ tình hình hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang bao gồm việc làm rõ nguyên nhân tăng giảm thông qua việc phân tích dư nợ, doanh số cho vay và doanh số thu nợ, cũng như là rõ những nguyên nhân làm gai tăng nợ quá hạn tại Chi nhánh. Từ đó, đề ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Chi nhánh
Đề tài tập trung làm rõ các vấn đề sau trong giai đoạn 2005-2007:
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/duc/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Phân tích hoạt động tín dụng gồm các nội dung:
@ Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân
@ Phân tích hoạt động tín dụng doanh nghiệp
@ Phân tích hoạt động bảo lãnh
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/duc/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Phân tích rủi ro tín dụng gồm các nội dung:
@ Phân tích nợ quá hạn tại Chi nhánh giai đoạn 2005-2007
@ Phân tích nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/duc/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif[/IMG] Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng, và hạn chế rủi ro tín dụng
Cuối cùng đưa ra kết luận nhằm đánh giá lại những điều đạt được so với các mục tiêu đề ra
MỤC LỤC TÓM TẮTi
MỤC LỤCii
DANH MỤC CÁC BẢNGiii
DANH MỤC CÁC BIỀU ĐỒiii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÀI VIẾTiv
Chương 1. Phần mở đầu. 1
1.1. Lý do chọn đề tài:1
1.2. Mục tiêu và Phạm vi nghiên cứu:1
1.3. Phương pháp nghiên cứu:2
1.4. Những đóng góp cơ bản của khoá luận:2
Chương 2. Cơ sở lý luận. 3
2.1. Lý thuyết3
·Tín dụng ngân hàng. 3
·Vai trò của tín dụng. 3
·Chức năng của tín dụng. 3
·Các hình thức tín dụng:3
·Các loại hình tín dụng:3
·Bảo lãnh ngân hàng:4
·Định nghĩa về rủi ro trong hoạt động của ngân hàng:4
·Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của Sacombank An Giang:4
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng. 5
[IMG]file:///C:/DOCUME%7E1/duc/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image003.gif[/IMG]Chương 3. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín6
3.1. Vài nét về: 6
3.2. Vài nét sơ lược về Sacombank An Giang. 7
3.3. Sơ đồ tổ chức của Sacombank An Giang. 9
3.4. Quy trình cấp tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang15
3.4.1. Quy trình cấp tín dụng Sacombank An Giang. 15
3.4.2. Quy trình xử lý rủi ro tín dụng Sacombank An Giang. 18
Chương 4. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của Sacombank An Giang20 4.1. Tình hình chung về KT- XH và hoạt động tín dụng của các TCTD tại tỉnh An Giang:20 4.1.1. Vài nét sơ lược về tình hình KT- XH của tỉnh An Giang:20
4.1.2. Vài nét về tình hình hoạt động tín dụng của các TCTD trong tỉnh An Giang trong năm 200721 4.2. Hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang. 22
4.2.1. Hoạt động tín dụng cá nhân. 22
ØHoạt động cho vay sản xuất kinh doanh. 22
ØHoạt động cho vay góp chợ. 24
ØHoạt động tín dụng tiêu dùng. 27
4.2.2. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp. 30
4.2.3. Hoạt động bảo lãnh. 31
4.3. Rủi ro tín dụng:32
Chương 5. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang. 39 5.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 39
5.2. Giảm thiểu rủi ro tín dụng. 40
Chương 6. Kết luận. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO43
PHỤ LỤC44
54 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2508 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín - Chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình ổn giá cả trên thị trường góp phần cải thiện tình hình SXKD của người dân. Do đó, khả năng trả nợ của các khách hàng khả quan hơn so với hai năm trước đó. Đó cũng là lý do giải thích cho hiện tượng doanh số thu nợ trong cho vay SXKD thông thường đạt gần xấp xỉ so với doanh số cho vay loại hình này, cụ thể đạt 826.216 triệu đồng so với doanh số cho vay là 827.414 triệu đồng. Tuy nhiên, cho vay SXKD MRTLĐB thì doanh số thu nợ chỉ bằng một nửa so với doanh số cho vay đây là điều mà Chi nhánh cần quan tâm trong việc lập kế hoạch sau năm sau.
Về dư nợ của hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh
Bảng 4.2: Dư nợ trong hoạt động cho vay SXKD
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
CV SXKD
T.Thường
30.231
123.356
234.997
CN
24.185
101.152
199.747
DN
6.046
22.204
35.250
MRTLĐB
0
23.496
121.059
CN
0
15.501
93.215
DN
0
7.989
27.844
Tổng cộng
30.231
146.852
356.056
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Cá nhân)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hình thức cho vay SXKD thông thường luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với hình thức cho vay SXKD MRTLĐB, lý do được đưa ra để giải thích cho vấn đề trên là do tại Chi nhánh việc cho vay MRTLĐB phải lựa chọn kỹ khách hàng đáp ứng các tiêu chí như đã nêu trên. Trong năm 2006, tổng dư nợ cho vay SXKD đạt 146.852 triệu đồng cao hơn so tổng dư nợ của năm 2005 trong cùng loại hình, vì trong năm 2005 do Chi nhánh mới thành lập và chỉ hoạt động được 4 tháng nên chưa phản ánh được kết quả thực sự về hoạt động cho vay SXKD trong thời điểm 2005, tuy nhiên trong năm 2005 tổng dư nợ đạt 30.231 triệu đồng và chiếm tỷ lệ hơn 20% so với năm 2006. Sang năm 2007 tổng dư nợ tăng khá cao so với hai năm trước đó, cụ thể tổng dư nợ cho vay SXKD năm 2007 đạt 356.056 triệu đồng cao hơn 200 triệu đồng so với năm 2006 và tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Sở dĩ, đạt được điều này là do Chi nhánh đã có sự đầu tư khá lớn cho việc đào tạo nhân viên, cũng như các kế hoạch đề ra đã được Chi nhánh hoàn thành tốt. Bên cạnh đó, khách hàng cũng đang có nhu cầu về vốn khá lớn cho hoạt động kinh doanh của họ, đặc biệt trong năm 2006 và 2007 giá dầu luôn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của các khách hàng. Do đó, đối với các khách hàng cũ thì họ muốn tăng thêm vốn để đáp ứng kịp thời cho công việc kinh doanh của họ, ngoài ra các khách hàng mới cũng từng bước có mối quan hệ với Chi nhánh nhằm tìm kiếm nguồn vốn cho hoạt động SXKD. Do đó, dư nợ trong năm 2006 và 2007 đã tăng khá nhanh. Trong cả hai loại hình cho vay SXKD thì đối tượng cá nhân luôn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với doanh nghiệp, cụ thể cho vay đối tượng cá nhân luôn chiếm trên 80% so với đối tượng doanh nghiệp.
Với sự biến động của thị trường về nhiều yếu tố, đặc biệt là giá cả của một số mặt hàng gia tăng, điều đó đã tác động đến nhu cầu về vốn tăng cao nên dư nợ cho vay SXKD cho cá nhân và cả doanh nghiệp từng bước gia tăng trong năm 2006 và năm 2007.
Nhìn chung, hoạt động cho vay SXKD trong ba năm qua đều có xu hướng tăng lên trong doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ, cùng với sự tăng lên của hoạt động SXKD thông thường thì cho vay SXKD theo MRTLĐB cũng đã có sự phát triển trong hai năm 2006 và năm 2007. Điều này cho thấy, Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng và Chi nhánh đã có được một số lượng khách hàng thân thiết, bên cạnh đó Chi nhánh cũng có những chính sách nhằm thu hút, “giữ chân” những khách hàng cũ, những khách hàng có uy tín và làm cho họ có mối quan hệ lâu dài với Chi nhánh
Hoạt động cho vay góp chợ
Cho vay góp chợ là một phần của hoạt động tín dụng tại Sacombank An Giang, hoạt động này được tiến hành vào năm 2006 và năm 2007 đánh dấu sự phát triển, mở rộng trong hoạt động góp chợ, cụ thể tính đến ngày 31/12/2007 số chợ Chi nhánh thiết lập mối quan hệ bao gồm: chợ Hồng Ngự - Đồng Tháp, năm chợ tại thành phố Long Xuyên (chợ Trà Ôn, chợ Mỹ Hoà, chợ Mỹ Long, chợ Long Xuyên, chợ Mỹ Bình), và các chợ tại các huyện trong tỉnh An Giang bao gồm: chợ Tân Châu 1 An Giang, ba chợ thuộc Châu Phú (chợ Kinh 7, chợ Vịnh Tre, chợ Cái Dầu), chợ Châu Long, và chợ Châu Đốc. Dưới đây là các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cùng với nợ quá hạn trong hoạt động cho vay góp chợ tại Sacombank An Giang
Về doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại các chợ trong hai năm 2006, 2007
Bảng 4.3: Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ tại các chợ trong năm 2006, 2007
Đvt: triệu đồng
GÓP CHỢ
Năm
2006
2007
DS CV
DS TN
DS CV
DS TN
1
CHỢ HỒNG NGỰ ĐT
1.390
500
46
27
2
CHỢ TRÀ ÔN
…….
…….
184
91
3
CHỢ MỸ HOÀ
…….
…….
169
94
4
CHỢ MỸ LONG
…….
…….
43
25
5
CHỢ LONG XUYÊN
…….
…….
436
251
6
CHỢ TÂN CHÂU 1 AG
…….
…….
1690
1057
7
CHỢ KINH 7 CP
…….
…….
260
197
8
CHỢ VỊNH TRE CP
…….
…….
402
214
9
CHỢ CÁI DẨU CP
…….
…….
774
434
10
CHỢ CHÂU LONG
…….
…….
98
46
11
CHỢ CHÂU ĐỐC
…….
…….
840
470
12
CHỢ MỸ BÌNH
…….
…….
227
57
TỔNG CỘNG
1.390
500
5.169
2.963
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Dựa vào bảng số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ trong năm 2006, 2007, ta thấy trong năm 2006 doanh số cho vay đạt 1.390 triệu đồng và doanh số thu nợ đạt 500 triệu đồng, là do hoạt động góp chợ trong năm 2006 chưa thực sự phát triển. Sang năm 2007, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng và tăng khá nhanh do đây là năm đánh dấu sự mở rộng hoạt động cho vay góp chợ tại Chi nhánh cùng với sự “tiếp sức” từ các Phòng giao dịch tại các huyện thị của Chi nhánh, cụ thể về doanh số cho vay trong năm 2007 đạt 5.169 triệu đồng tăng 3,7 lần, và doanh số thu nợ đạt 2.963 triệu đồng tăng 5,93 lần. Đạt cao nhất là Chợ Tân Châu 1 với doanh số cho vay và doanh số thu nợ lần lượt là hơn 1.690 triệu đồng và hơn 1.057 triệu đồng, trong các chợ thì chợ Hồng Ngự ĐT có doanh số cho vay giảm đi đáng kể từ 1.390 triệu đồng trong năm 2006 còn 46 triệu đồng trong năm 2007, là do trong năm 2007 sự thành lập Chi nhánh Đồng Tháp nên Chi nhánh An Giang đã chuyển chợ này sang cho Đồng Tháp nên góp phần làm cho doanh số cho vay tại chợ này giảm đi trong năm 2007, kéo theo việc giảm xuống của doanh số thu nợ của riêng chợ này.
Bảng 4.4: Dư nợ cho vay góp chợ
Đvt: triệu đồng
STT
GÓP CHỢ
Năm
Tỷ lệ (%) chợ năm 2007
2006
2007
Dư nợ
Dư nợ
1
CHỢ HỒNG NGỰ ĐT
270
23
0.93
2
CHỢ TRÀ ÔN
…….
81
3.27
3
CHỢ MỸ HOÀ
…….
77
3.11
4
CHỢ MỸ LONG
…….
21
0.85
5
CHỢ LONG XUYÊN
…….
216
8.73
6
CHỢ TÂN CHÂU 1 AG
…….
867
35.03
7
CHỢ KINH 7 CP
…….
160
6.46
8
CHỢ VỊNH TRE CP
…….
172
6.95
9
CHỢ CÁI DẨU CP
…….
364
14.71
10
CHỢ CHÂU LONG
…….
38
1.54
11
CHỢ CHÂU ĐỐC
…….
402
16.24
12
CHỢ MỸ BÌNH
…….
54
2.18
TỔNG CỘNG
270
2.475
100
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Cá nhân)
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hoạt động góp chợ tại Chi nhánh đang tăng lên cụ thể dư nợ trong năm 2006 đạt 270 triệu đồng đến năm 2007 dư nợ góp chợ đã tăng nhanh chóng đạt 2.475 triệu đồng tăng hơn 9 lần so với năm 2006, để đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh đã có sự đầu tư tốt về đội ngũ nhân viên trong hoạt động góp chợ, công tác tiếp thị đạt hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, việc tạo lập được mối quan hệ tốt với các ban quản lý chợ cùng với sự thành lập của các phòng giao dịch tại các huyện thị thành trong tỉnh An Giang của Chi nhánh đã góp phần tăng lượng khách hàng cũng như dư nợ cho toàn Chi nhánh.
Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ dư nợ của từng chợ trong hoạt động góp chợ năm 2007
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Trong năm 2007, tổng số chợ là 12 chợ, trong đó dẫn đầu về dư nợ là chợ Tân Châu 1 An Giang với dư nợ đạt hơn 867 triệu đồng chiếm tỷ lệ 35,03% so với tổng dư nợ của hoạt động góp chợ năm 2007, lý giải cho sự dẫn đầu về dư nợ tại chợ Tân Châu 1 là trong năm 2006 Chi nhánh đã thành lập PGD Tân Châu với đội ngũ nhân viên là người tại địa phương nên thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng đặc biệt là việc phát triển mối quan hệ với các ban quản lý chợ tại chỗ, tiếp theo là chợ Châu Đốc với dư nợ đạt hơn 402 triệu đồng chiếm tỷ lệ 16,24%, thấp nhất là chợ Mỹ Long với dư nợ đạt hơn 21 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0,85%. Sở dĩ dư nợ tại hai chợ Tân Châu 1 An Giang và chợ Châu Đốc chiếm tỷ lệ lớn nhất, nhì và số dư nợ đạt khá cao so với các chợ còn lại là do quy mô hai chợ này khá lớn, đặc thù của cho vay góp chợ là cán bộ tín dụng căn cứ vào quy mô của chợ, bên cạnh đó còn xét tới số lượng tiểu thương trong chợ và nhu cầu vay vốn của các tiểu thương thông qua ban quản lý chợ, vì vậy với quy mô lớn nên chợ Tân Châu 1 An Giang và chợ Châu Đốc đạt tỷ lệ cũng như dư nợ cao hơn so với các chợ khác. Tuy nhiên, khi xét về dư nợ từ năm 2006 thì sự biến động lớn nhất là sự đi giảm đi về dư nợ của Chợ Hồng Ngự ĐT, cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ của chợ Hồng Ngự ĐT có sự sụt giảm nhanh chóng từ 270 triệu đồng trong năm 2006 còn 23 triệu đồng trong năm 2007 là do nguyên nhân như đã trình bày trong việc phân tích doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Cùng với đà tăng trưởng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì việc gia tăng nợ quá hạn trong toàn bộ hoạt động tín dụng của Chi nhánh là điều không thể tránh khỏi.
Cụ thể nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ như sau:
Bảng 4.5: Nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ năm 2007 tại Sacombank AG
Đvt: triệu đồng
GÓP CHỢ
Năm
Tỷ lệ NQH/DN
2006
2007
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn
1
CHỢ HỒNG NGỰ ĐT
…….
7
0,26%
2
CHỢ MỸ HOÀ
…….
20
0,74%
3
CHỢ MỸ BÌNH
…….
0,32
0,01%
TỔNG CỘNG
0
27
1,01%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Nhìn vào bảng số liệu về nợ quá hạn tại trong hoạt động góp chợ, thì trong năm 2007 tại Chi nhánh có ba chợ còn tồn tại nợ quá hạn là chợ Hồng Ngự ĐT với số tiền nợ quá hạn là hơn 7 triệu đồng và chợ Mỹ Hoà với số tiền là hơn 20 triệu đồng, và chợ Mỹ Bình với số tiền là hơn 300 ngàn, tổng số tiền nợ quá hạn trong hoạt động góp chợ là hơn 27 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,01% trên tổng dư nợ của riêng hoạt động góp chợ.
Qua quá trình phân tích về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, trong hoạt động cho vay góp chợ, đã cho ta có cái nhìn chung về kết quả của hoạt động này. Với sự gia tăng qua các năm cùng với số lượng khách hàng tăng lên, thì hoạt động này đã góp phần chung vào trong tổng thu nhập của Chi nhánh và đã tạo được một mạng lưới phát triển khá rộng trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, thì nợ quá hạn cũng có chiều hướng gia tăng trong hoạt động này, khi nhìn vào tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay của loại hình này là 1,01% tuy vẫn còn nằm trong giới hạn “khá an toàn”, nhưng nó vẫn góp phần làm tăng tổng nợ quá hạn của Chi nhánh. Đây là điều mà Chi nhánh cần phải cân nhắc hơn và cần có chính sách điều chỉnh nhằm kiềm chế sự gia tăng nợ quá hạn trong hoạt động này trong thời gian tới.
Hoạt động tín dụng tiêu dùng
Hoạt động tín dụng tiêu dùng là một loại hình gồm nhiều mảng nhất trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh bao gồm: cho vay tiêu dùng, bất động sản; cho vay mua sắm, sửa chữa nhà; cho vay cầm cố sổ tiền gửi; cho vay cán bộ công nhân viên; cho vay khác.
Về doanh số cho vay và doanh số thu nợ trong ba năm 2005, 2006, 2007 tại Chi nhánh cụ thể như sau:
Bảng 4.6: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ tại Chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 06/05
Chênh lệch 07/05
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
CVTD, BĐS
385
14.134
33.538
13.749
9,41
33.153
7,16
CV MS, SCN
250
14.456
34.648
14.206
9,72
34.398
7,42
CV CCSTG
1.401
53.100
249.400
51.699
35,38
247.999
53,52
CV CBCNV
34.846
81.535
138.207
46.689
31,95
103.361
22,31
CV Khác
642
20.422
45.066
19.780
13,54
44.424
9,59
Tổng DSCV
37.524
183.647
500.859
146.123
100
463.335
100
CVTD, BĐS
246
6.489
24.033
6.243
7,41
23.787
6,54
CV MS, SCN
119
7.581
20.242
7.462
8,86
20.123
5,53
CV CCSTG
1.245
29.955
221.357
28.710
34,10
220.112
60,48
CV CBCNV
9.074
34.399
87.263
25.325
30,08
78.189
21,48
CV Khác
299
16.755
22.033
16.456
19,54
21.734
5,97
Tổng DSTN
10.983
95.179
374.928
84.196
100
363.945
100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Doanh số cho vay tại Chi nhánh trong năm 2005 đạt 37.524 triệu đồng. Sang năm 2006, doanh số cho vay tăng nhanh đạt 183.647 triệu đồng tăng hơn 4 lần so với năm 2005, với sự tăng nhanh chóng trong toàn bộ các hình thức cho vay với tốc độ tăng trung bình 33 lần so với năm 2005. Trong năm 2007, doanh số cho vay tăng cao hơn so với năm 2005 và năm 2006 đạt 500.859 triệu đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2006 và tăng gấp 13 lần so với năm 2005. Việc tăng lên của doanh số cho vay trong năm 2006 và năm 2007 là do Chi nhánh đã thành lập các PGD tại các huyện, thị xã trong tỉnh đã góp phần vào việc gia tăng mạng lưới hoạt động của Chi nhánh trong địa bàn Tỉnh, đồng thời góp phần mở rộng nhiều đối tượng khách hàng hơn cho Chi nhánh. Do doanh số cho vay tăng nên doanh số thu nợ trong các năm qua tại Chi nhánh cũng tăng lên đáng kể, một phần doanh số thu nợ đạt được theo như kế hoạch đề ra, phần khác là do khách hàng trả trước hạn, và phần khác là do hoạt động của các cán bộ tín dụng tại Chi nhánh luôn đôn đốc các khách hàng ngay khi đến hạn trả nợ theo lịch đã đề ra. Dựa vào bảng số liệu trên đây, doanh số thu nợ tại Chi nhánh từ năm 2005 đạt 10.983 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 95.179 triệu đồng tăng gấp 8 lần so với năm 2005, nhưng sự tăng nhanh nhất là trong năm 2007 với doanh số thu nợ đạt 374.928 triệu đồng tăng gấp 4 lần so với năm 2006 và tăng gấp 34 lần so với năm 2005.
Xét về doanh số cho vay của các thành phần cụ thể, trong năm 2005 doanh số cho vay cán bộ công nhân viên đạt cao nhất với 34.846 triệu đồng bao gồm cả cán bộ công nhân viên trong và ngoài Chi nhánh, tốc độ phát triển trong cho vay cán bộ công nhân viên cũng được duy trì trong năm 2006 và năm 2007 và năm 2007 doanh số cho vay trong loại hình này đạt 138.207 triệu đồng. Tăng nhanh nhất trong các loại hình là cho vay cầm cố sổ tiền gửi từ 1.401 triệu đồng trong năm 2005 lên 249.400 triệu đồng trong năm 2007.
Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay, thì doanh số thu nợ của các loại hình như cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay cầm cố sổ tiền gửi cũng có sự gia tăng và chiếm vị trí nhất và nhì trong toàn bộ các loại hình cho vay tại Chi nhánh trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. Cụ thể như sau: doanh số thu nợ cho vay cầm cố sổ tiền gửi tăng từ 1.245 triệu đồng trong năm 2005 lên 221.357 triệu đồng trong năm 2007, về doanh số thu nợ của cho vay cán bộ công nhân viên tăng từ 9.074 triệu đồng trong năm 2005 đến năm 2006 là 34.399 triệu đồng và sang năm 2007 đạt 87.263 triệu đồng.
Dưới đây là biểu đồ về dư nợ cho vay của hoạt động tín dụng này:
Biểu đồ 4.2: Dư nợ cho vay trong hoạt động tín dụng tiêu dùng
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Nhìn vào biểu đồ, dư nợ tăng lên từng năm cụ thể trong năm 2005 dư nợ đạt 34.768 triệu đồng, sang năm 2006 dư nợ tăng lên hơn 88 triệu đồng so với năm 2005 đạt 123.235 triệu đồng, bước sang năm 2007 dư nợ tăng khá cao cụ thể đạt 249.166 triệu đồng tăng gấp 2 lần so với năm 2006 và gấp 7 lần so với năm 2005.
Sau đây là dư nợ của từng loại hình cụ thể:
Bảng 4.7: Dư nợ của hoạt động tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 06/05
Chênh lệch 07/06
2005
2006
2007
Số tiền
%
Số tiền
%
CVTD, BĐS
605
8.250
17.755
7.645
8,64
9.505
7,55
CV MS, SCN
275
7.150
21.556
6.875
7,77
14.406
11,44
CV CCSTG
651
23.796
51.839
23.145
26,16
28.043
22,27
CV CBCNV
32.052
79.188
130.132
47.136
53,28
50.944
40,45
CV Khác
1.185
4.851
27.884
3.666
4,14
23.033
18,29
Tổng cộng
34.768
123.235
249.166
88.467
100
125.931
100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Trong các loại hình trong hoạt động tín dụng tiêu dùng, tăng nhanh nhất là cho vay cán bộ công nhân viên với dư nợ trong năm 2006 và 2007 đạt 79.188 triệu đồng, và 130.132 triệu đồng; tiếp theo là cho vay cầm cố sổ tiền gởi với dư nợ trong năm 2006 đạt 23.796 triệu đồng và năm 2007 đạt 51.839 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã có sự chuẩn bị chu đáo cho kế hoạch đề ra cho từng năm (cụ thể là năm 2006 và năm 2007). Bên cạnh đó, việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu bao gồm các hàng hoá phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và các mặt hàng phục vụ cho các công trình xây dựng trong năm 2006 và năm 2007 nên việc tăng dư nợ trong hai năm qua là điều tất yếu.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh đã và đang từng bước phát triển, tăng đều và nhanh qua các năm. Cùng với việc thành lập các phòng giao dịch , bên cạnh đó, với việc đề ra các kế hoạch kinh doanh và với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, thì việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại Chi nhánh trong thời gian tới sẽ còn được tiếp tục và đạt được nhiều kết quả cao hơn.
4.2.2. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp
Doanh nghiệp là đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn khá lớn kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đến doanh nghiệp lớn, do đó việc thu hút các doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng là điều mà các ngân hàng đều có sự quan tâm đặc biệt trong cả hai hoạt động là huy động vốn và hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động tín dụng, bên cạnh việc thu lãi từ hoạt động tín dụng, tín dụng doanh nghiệp còn tạo nhiều điều kiện cho ngân hàng bán chéo các sản phẩm dịch vụ như chuyển tiền, bảo lãnh, trả lương qua thẻ…. Vì thế, các Ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng cần quan tâm đến hoạt động tín dụng dành cho các doanh nghiệp.
Dưới đây là dư nợ, doanh số cho vay, cũng như doanh số thu nợ trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh.
Biểu đồ 4.3: Dư nợ, Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ cho vay DN
Đvt: triệu đồng (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Doanh nghiệp)
Nhìn vào biểu đồ, dư nợ, doanh số cho vay cùng với doanh số thu nợ đều tăng qua từng năm trong đó doanh số thu nợ trong năm 2005 và năm 2007 luôn cao hơn so với doanh số cho vay và dư nợ. Cụ thể trong năm 2005, doanh số thu nợ đạt 11.355 triệu đồng và năm 2007 đạt 458.046 triệu đồng. Riêng năm 2006, doanh số cho vay đạt 110.827 triệu đồng cao hơn doanh số thu nợ và dư nợ trong năm. Lý giải cho việc doanh số cho vay trong năm 2006 tăng cao là do việc cộng dồn doanh số cho vay trong năm 2005 với năm hiện hành, đồng thời với việc gia tăng dư nợ đạt 30.199 triệu đồng trong năm 2006 của các khách hàng tại Chi nhánh nhằm phục vụ cho việc sản xuất cũng như bổ sung nguồn vốn kinh doanh, cộng với những biến động về giá cả trong năm, do đó đã làm tăng nhu cầu vay vốn cao. Tuy nhiên, việc tăng nhanh về dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ chủ yếu nằm trong năm 2007 với tốc độ tăng trung bình 3 lần so với năm 2006 và 33 lần so với năm 2005, cụ thể về doanh số cho vay đạt 369.902 triệu đồng, và doanh số thu nợ đạt 458.046 triệu đồng, dư nợ đạt 63.094 triệu đồng. Với việc tăng nhanh về dư nợ cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ đã cho thấy được hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh đã và đang ngày càng phát triển.
Tuy hoạt động tín dụng doanh nghiệp chỉ bằng 20% so với 80% hoạt động tín dụng cá nhân nhưng hoạt động này cũng đã có sự phát triển khá nhanh với sự tăng nhanh trong dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, đã cho thấy Chi nhánh đã có sự quan tâm trong hoạt động này, bên cạnh đó góp phần đa dạng hoá khách hàng cho chi nhánh.
4.2.3. Hoạt động bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh được thực hiện trong năm 2006 với doanh số bình quân hành tháng đạt 2,9 tỷ đồng, tính đến ngày 31/12/2006 thì doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh đạt 5,5 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào bảo lãnh nội địa và trong năm 2006 số lượng công ty được Chi nhánh bảo lãnh tập trung vào Công ty Xây Dựng Điện Minh Sang với 110 hồ sơ, và Công ty TNHH Sông Hồng với 14 hồ sơ. Doanh số bảo lãnh trong năm 2006 cụ thể như sau:
Bảng 4.8: Doanh số bảo lãnh tại Chi nhánh trong năm 2005, 2006, 2007
Đvt: triệu đồng
Bảo lãnh nội địa
Năm
2005
2006
2007
Bảo lãnh thanh toán
0
2.500
6.000
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
0
1.500
4.000
Bảo lãnh dự thầu
0
900
2.100
Các bảo lãnh khác
0
600
1.500
Tổng cộng
0
5.500
13.600
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy doanh số của hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh trong năm 2006 đạt 5.500 triệu đồng và doanh số này đã tăng gấp 2 lần trong năm 2007 và đạt 13.600 triệu đồng.
Xét doanh số của từng loại bảo lãnh, trong năm 2006 bảo lãnh thanh toán chỉ đạt 2.500 triệu đồng nhưng sang năm 2007 doanh số của bảo lãnh này đã tăng lên 6.000 triệu đồng tăng gấp 3 lần so với năm 2006, ngoài ra các loại bảo lãnh khác như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh khác đều có sự gia tăng về doanh số trong năm 2007 cụ thể: bảo lãnh thực hiện hợp đồng tăng từ 1.500 triệu đồng lên 4.000 triệu đồng, bảo lãnh dự thầu tăng từ 900 triệu đồng lên 2.100 triệu đồng và các loại bảo lãnh khác tăng từ 600 triệu đồng lên 1.500 triệu đồng, tất cả doanh số của các loại bảo lãnh trong năm 2007 với tốc độ tăng là 147%, và gấp 2 lần so với năm 2006, xét về tổng doanh số bảo lãnh thì năm 2007 tăng 8,1 tỷ đồng so với năm 2006, đặc biệt trong năm 2007 Chi nhánh có phát hành được một bảo lãnh thanh toán quốc tế với trị giá 38.000 USD, điều này đánh dấu sự phát triển trong của nghiệp vụ bảo lãnh tại Chi nhánh và cho thấy được triển vọng phát triển của nghiệp vụ này trong thời gian tới.
Sở dĩ, đạt được điều này là do trong 2006 và 2007 tỉnh An Giang có tốc độ phát triển về kinh tế khá cao hoà vào xu thế chung của cả nước, ngoài ra với tình hình xuất khẩu trong tỉnh có bước phát triển khá nhờ thị trường và giá cả thuận lợi trên các mặt hàng trọng điểm của tỉnh như gạo, thủy sản…như đã trình bày trong phần vài nét về tình hình KT- XH của tỉnh An Giang trong năm 2007, do đó đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong tỉnh phát triển. Vì vậy, nhu cầu về việc bảo lãnh các hợp đồng cũng như bảo đảm về việc thanh toán, dự thầu các công trình cho doanh nghiệp mình cũng tăng theo, tạo ra nhu cầu về loại hình này khá lớn. Nhận thấy được điều đó, Chi nhánh đã đề ra các kế hoạch và đào tạo nhân viên, nâng cao chuyên môn cho nhân viên trong việc thực hiện các công việc bảo lãnh trong các loại hình kể trên, và tạo được uy tín tốt cho các doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng.
4.3. Rủi ro tín dụng:
Về việc quản lý các khoản nợ quá hạn, tại Sacombank An Giang nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm nợ tương ứng với thời hạn nợ kéo dài của khách hàng, cụ thể như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Có khả năng thu hồi
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu; Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần 2; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý; Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5
Với việc phân thành 5 nhóm nợ, Chi nhánh có cái nhìn cụ thể hơn về thời hạn nợ của khách hàng, bên cạnh đó Chi nhánh sẽ có những kế hoạch thu nợ cùng với việc trích lập dự phòng cụ thể trong năm cũng như các năm tiếp theo. Để xem xét kỹ hơn về rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, trước tiên cần phải điểm lại tình hình nợ quá hạn Chi nhánh trong những năm 2005, 2006 và 2007.
Sau đây là bảng thống kê nợ quá hạn tại Chi nhánh phân theo nhóm nợ:
Biểu đồ 4.4: Nợ quá hạn tại Chi nhánh qua từng năm
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ quá hạn tại Chi nhánh có xu hướng biến động qua từng năm cụ thể từ năm 2005 nợ quá hạn khá cao đạt 1.076 triệu đồng, đây là năm đánh dấu lần đầu tiên thành lập Chi nhánh nên việc quản lý các khoản nợ chưa được quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, sang năm 2006 nợ quá hạn đã được kéo giảm xuống một cách đáng kể chỉ còn 224 triệu đồng, điều đó cho thấy Chi nhánh đã có sự quản lý chặt chẽ các khoản nợ phát sinh, cũng như các khoản tiền vay của khách hàng. Nhưng sang năm 2007, nợ quá hạn tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2006 với tổng số nợ quá hạn là 509 triệu đồng, đây là năm có nhiều sự biến động về giá cả các mặt hàng, làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Bên cạnh đó, lạm phát tăng nhanh làm cho việc trả các khoản vay của các khách hàng chậm trễ dù có sự quan tâm của các cán bộ tín dụng.
Tuy nhiên, khi xét từng nhóm nợ cụ thể sau đây thông qua biểu đồ sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn về nợ quá hạn tại Chi nhánh đang có những bất cập, hạn chế nào đang tồn tại
Biểu đồ 4.5: Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ tại Chi nhánh qua từng năm
Đvt: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Trong năm 2005, nợ quá hạn thuộc nhóm 2 tăng khá cao 856 triệu đồng, ngoài ra nợ nhóm 4 cũng chiếm số lượng khá lớn cho thấy trong năm 2005 với việc mới thành lập Chi nhánh đã không có sự quản lý chặt chẽ nguồn vay nợ của khách hàng cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức của các cán bộ tín dụng. Bước sang năm 2006, các nhóm nợ đều được quản lý chặt chẽ, do đó đã làm giảm đáng kể các nợ quá hạn của từng nhóm cụ thể như sau nợ quá hạn thuộc nhóm 2 từ 856 triệu đồng đã giảm xuống còn 13 triệu đồng, nhóm 3 từ 63 triệu đồng giảm còn 44 triệu đồng, nhóm 4 từ 112 triệu đồng còn 40 triệu đồng, đánh dấu sự quản lý chặt chẽ các nguồn vốn vay của ngân hàng, nhưng nợ nhóm 5 lại có xu hướng tăng lên từ 45 triệu đồng lên 127 triệu đồng, tăng nợ quá hạn cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, đây là điều đáng báo động, vì nhóm 5 là nhóm có khả năng không thu hồi được nguồn tiền đã cho vay. Nguyên nhân là do việc không quản lý chặt các khoản nợ của các cán bộ tín dụng, mặt khác như đã nói như trên năm 2006 là năm có nhiều sự biến động về kinh tế nên việc trả nợ của các khách hàng có sự chậm trễ, thậm chí không còn khả năng trả nợ. Ngoài ra, công tác thẩm định của các cán bộ thẩm định trước khi cho vay còn lỏng lẽo, chủ quan. Sang năm 2007, nợ nhóm 3, 4 lại có xu hướng tăng lên tới 221 triệu đồng trong nhóm 3 và 237 triệu đồng trong nhóm 4, tuy nhóm 5 giảm mạnh từ 127 triệu đồng năm 2006 xuống còn 40 triệu đồng trong năm 2007, đó cũng là tín hiệu tốt trong việc quản lý nợ, nhưng việc vẫn còn nợ nhóm 5 và việc tăng lên của nhóm 3 và nhóm 4 thì Chi nhánh nên xem xét lại trong công tác thu hồi nợ.
Xét về từng nhóm nợ thì cho ta có cái nhìn cụ thể như trên, khi xét đến nợ quá hạn của từng loại hình thì số liệu nợ quá hạn như sau
Bảng 4.9: Nợ quá hạn theo từng loại hình tại Chi nhánh qua từng năm
Đvt: triệu đồng
Nợ quá hạn theo từng loại hình
Năm
2005
2006
2007
Nông nghiệp
50
39
350
Tiêu dùng
1.026
185
132
Góp chợ
0
0
27
Tổng nợ quá hạn
1.076
224
509
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Tại Chi nhánh, nợ quá hạn theo loại hình thì chỉ tập trung vào ba loại hình là tiêu dùng, nông nghiệp, và góp chợ. Nhìn chung, nợ quá hạn tại chi nhánh có xu hướng biến động qua các năm cụ thể trong giai đoạn 2005-2007, cụ thể như sau trong năm 2005 tổng nợ quá hạn đạt 1.076 triệu đồng, nhưng sang năm 2006 thì con số này đã giảm còn 224 triệu đồng và sang năm 2007 lại tăng thêm 285 triệu đồng so với năm 2006 đạt 509 triệu đồng.
Trong số 1.076 triệu đồng nợ quá hạn trong năm 2005 thì nợ quá hạn trong tiêu dùng chiếm khá lớn với 1.026 triệu đồng, nông nghiệp chiếm 50 triệu đồng, sang năm 2006 thì số nợ quá hạn có xu hướng giảm trên cả nông nghiệp và tiêu dùng chỉ còn 39 triệu đồng giảm 11 triệu đồng so với năm 2005 trong nông nghiệp, và 185 triệu đồng giảm 841 triệu đồng so với năm 2005 trong loại hình tiêu dùng. Nhưng trong năm 2007, nợ quá hạn lại tăng lên trong cả ba loại hình, tăng cao nhất là loại hình nông nghiệp từ 39 triệu đồng đã tăng lên 350 triệu đồng, do trong năm 2007 hạn hán, mất mùa, thiên tai, dịch bệnh diễn ra nhiều nên việc cho vay nông nghiệp tăng và khả năng trả nợ của các khách hàng bị hạn chế nên đã góp phần làm tăng nợ quá hạn trong năm. Nợ quá hạn trong tiêu dùng tiếp tục giảm xuống còn hơn 132 triệu đồng. Trong loại hình góp chợ, tuy chỉ mới được hình thành từng năm 2006 và được phát triển trong năm 2007 thì số chợ đã tăng lên 12 chợ như đã phân tích ở phần trên, từ đó đã góp phần gia tăng nợ quá hạn tại Chi nhánh, cụ thể năm 2007 nợ quá hạn trong góp chợ là hơn 26 triệu đồng, cho thấy rằng khi càng tăng thêm loại hình cho vay thì nợ quá hạn tại Chi nhánh có xu hướng gia tăng, đó là điều Chi nhánh cần phải đặc biệt quan tâm.
Sau đây là một số chỉ tiêu cho thấy khả năng quản lý các khoản nợ quá hạn tại chi nhánh
Bảng 4.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Chi nhánh qua các năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Nợ quá hạn
1.076
224
509
Tổng dư nợ
69.711
293.356
676.795
TL NQH/Tổng DN (%)
1.54
0.08
0.08
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Nhìn vào bảng số liệu trên, khi xét về tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ thì tỷ lệ này luôn thấp hơn 2% so với qui định của ngân hàng là 5%, cụ thể trong năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 1,54%, trong năm 2006 là 0,08% và tỷ lệ này bằng với năm 2007. Với việc quản lý tốt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn thấp hơn 1% từ năm 2006 đến năm 2007, từ đó cho thấy khả năng kiểm soát nợ quá hạn tại Chi nhánh là khá tốt. Tiếp theo sau đây là một số chỉ tiêu về hệ số thu nợ và tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các năm
Bảng 4.11: Hệ số thu nợ qua các năm tại Chi nhánh
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch 2007/2006
2005
2006
2007
DSTN
30.800
329.613
1.522.786
298.813
1.193.173
DSCV
66.000
553.257
1.906.225
487.257
1.352.968
HỆ SỐ TN
46,67%
59,58%
79,88%
12,91%
20,31%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy hệ số thu nợ tại Chi nhánh tăng qua các năm cụ thể trong năm 2005 hệ số thu nợ đạt 46,67%, do đây là năm đầu tiên thành lập Chi nhánh nên hệ số thu nợ chưa cao, sang năm 2006 thì hệ số thu nợ đạt trên 50% chỉ tăng hơn 12% so với năm 2005 điều đó nói lên trong một đồng doanh số cho vay thì Chi nhánh chỉ thu về khoản 50% đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra. Vì vậy, tuy có sự gia tăng trong doanh số thu nợ và doanh số cho vay nhưng tốc độ tăng của hệ số thu nợ chưa cao cho thấy trong năm 2006 việc quản lý nợ tại Chi nhánh chưa thực sự tốt. Vào năm 2007, hệ số thu nợ đạt trên 70% tăng hơn 20% so với năm 2006 điều này có nghĩa trong một đồng doanh số cho vay thì chi nhánh thu về khoản 70% đồng vốn- một hệ số khá cao, cho thấy Chi nhánh đã từng bước có sự quan tâm đúng mức trong việc quản lý các khoản nợ, và Chi nhánh đã từng bước hoàn thiện công tác thu hồi các khoản nợ.
Bên cạnh hệ số thu nợ, tỷ lệ rủi ro tín dụng cũng phản ánh được khả năng quản lý nợ của ngân hàng, đồng thời tỷ lệ này còn cho thấy lợi nhuận của ngân hàng qua hoạt động tín dụng. Dưới đây là tỷ lệ rủi ro tín dụng tại chi nhánh qua 3 năm
Bảng 4.12: Tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh qua các năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2006/2005
Chênh lệch
2007/2006
2005
2006
2007
Tổng Dư nợ
69.711
293.356
676.795
223.645
383.439
Tổng TS có
85.819
309.629
732.442
223.810
422.813
TL RRTD
81,23%
94,74%
92,40%
13,51%
-2,34%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Nhìn chung qua 3 năm, thì tỷ lệ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh luôn trên 80%, điều này nói lên rằng mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải cũng khá lớn, đi kèm với rủi ro lớn thì lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng theo. Nhìn vào bảng số liệu trên, năm 2006 là năm ngân hàng có tỷ lệ rủi ro cao nhất trong ba năm đạt tới 94,74%, với sự gia tăng trong tài sản cùng với dư nợ cao hơn rất nhiều so với năm 2005, cho thấy năm 2006 là năm Chi nhánh có lợi nhuận cao, sang năm 2007 thì TL RRTD có sự xu hướng biến động theo chiều hướng giảm so với năm 2006 cụ thể đạt 92,40% và từ mức 13,51% trong sự chênh lệch giữa năm 2006/2005 xuống tới giá trị âm là -2,34% trong sự chênh lệch giữa năm 2007/2006, cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách hạn chế việc tăng quá nhanh về lợi nhuận và thận trọng hơn trong việc hạn chế các rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Qua việc phân tích về nợ quá hạn theo nhóm nợ, theo loại hình và một số hệ số về hoạt động tín dụng thì tác giả đã nhận thấy các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang xuất phát từ hai phía, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan cụ thể:
Nguyên nhân khách quan:
Môi trường kinh doanh không ổn định, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với sự tăng nhanh về giá cả các mặt hàng từ phục vụ tiêu dùng cho đến các sản phẩm phục vụ các mục đích khác đã làm cho lạm pháp tăng, chính điều này đã ảnh hưởng chung đến nền tài chính trong nước, trong đó hoạt động tín dụng tại các ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng cũng chịu ảnh hưởng, làm gia tăng nợ quá hạn cho chi nhánh.
Môi trường pháp lý chưa đi vào khuôn khổ thống nhất. Đặc điểm nổi bật đó là các văn bản pháp lý liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng ngân hàng vừa thiếu, vừa thừa, vừa chồng chéo, vừa sơ hở, vừa bất cập. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng
Thiên tai, địch họa, những điều kiện bất thường của thiên nhiên làm ảnh hưởng không thuận lợi cho người kinh doanh. Nguyên nhân này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nông nghiệp, như chúng ta đã biết nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, cho nên trong năm 2006, 2007 nhiều dịch bệnh, hạn hán đã làm cho ngành nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá của một số mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu cũng bị kéo theo sự tăng giá của thị trường thế giới nên làm cho việc trả nợ của các nông dân chậm dẫn đến nợ quá hạn tăng, cụ thể tại Chi nhánh nợ quá hạn trong cho vay nông nghiệp tăng khá nhanh.
Nguyên nhân chủ quan:
Về phía cán bộ tín dụng:
Việc chưa tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thẩm định, còn chủ quan trong việc định giá tài sản thế chấp của khách hàng đã góp phần gia tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Ngoài ra, việc định giá các tài sản thế chấp chưa theo sát sự biến động giá của thị trường cũng gây ra khả năng mất phần vốn đã cho vay.
Ý thức chuyên môn của cán bộ tín dụng chưa cao trong việc quản lý các hồ sơ tín dụng nhiều hồ sơ còn thiếu sót một số giấy tờ cần thiết như tờ trình, phương án vay vốn của khách hàng…, bên cạnh đó cán bộ tín dụng tại Chi nhánh nói chung và các Phòng giao dịch tại các huyện thị trong tỉnh nói riêng còn tồn tại tư tưởng coi nhẹ việc đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn, cụ thể trong năm 2006 nợ nhóm 5 đã tăng khá nhanh và sang năm 2007 tuy có sự giảm xuống trong nợ nhóm 5 nhưng lại có sự gia tăng nợ trong nhóm 3 và nhóm 4.
Việc quản lý khách hàng cùng với việc thực hiện theo đúng quy trình tín dụng còn chưa tuân thủ đúng theo chính sách tín dụng đã đề ra. Do một cán bộ tín dụng phải quản lý quá nhiều khâu trong quy trình tín dụng từ việc thẩm định, làm hợp đồng đến việc theo dõi lịch trả nợ của khách hàng để nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, chính điều này đã gây ra áp lực cho cán bộ tín dụng, làm giảm chất lượng của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Về phía khách hàng:
Việc lập các báo cáo tài chính chưa thể hiện rõ, đầy đủ các thông tin về năng lực tài chính cùng với khả năng trả nợ. Ngoài ra, việc quản lý yếu kém trong hoạt động SXKD, bộ máy quản lý còn nhiều bất cập nhất là đối với các doanh nghiệp chưa phù hợp với hiện nay.
Giá trị các tài sản đảm bảo chưa đáp ứng đủ yêu cầu, giá trị của các trang thiết bị chưa đảm bảo được khoản vay, thể hiện rõ nhất là trong hoạt động cho vay góp chợ, với việc thế chấp tài sản để vay vốn là sạp kinh doanh thì khả năng thu hồi vốn vay khi khách hàng mất khả năng trả nợ là rất lâu, mất rất nhiều thời gian.
Đối với khách hàng là CBCNV thì việc khai báo về thu nhập của bản thân cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của chính khách hàng, nếu có sự gian dối trong đơn yêu cầu vay vốn thì việc giải ngân cho đối tượng này là một rủi ro mà ngân hàng không thể tránh khỏi.
Việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích của các khách hàng cũng là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho Chi nhánh, nhất là đối với cho vay tiêu dùng.
Chương 5. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang
5.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
Tiếp tục thực hiện phương châm: “nhanh- gọn- cao” cụ thể nhanh về thời gian giải quyết hồ sơ- gọn về thủ tục pháp lý- cao về tỷ lệ cho vay. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên từng bước áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn dành cho các khách hàng cũ và hạ thấp lãi suất cho vay so với lãi suất hiện hành nhằm thu hút thêm khách hàng mới cho Chi nhánh. Vì hiện tại, lãi suất cho vay đối với các ngân hàng nói chung và Sacombank An Giang nói riêng đều đang ở mức khá cao, do đó với việc áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn so với các ngân hàng khác trong tỉnh thì Sacombank An giang sẽ có thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, lãi suất cho vay thấp đồng nghĩa với hiệu quả tín dụng thấp, do vậy phòng cá nhân lẫn phòng doanh nghiệp cần phải lựa chọn đúng đối tượng để áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn mức cho vay hiện hành như các khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm của ngân hàng, có uy tín, hoạt động có hiệu quả…Ngoài ra, việc hạ mức lãi suất cho vay cũng cần cân đối với các chính sách của Ngân hàng Nhà Nước, và phù hợp với tình hình thực tế trong tỉnh. Với việc áp dụng phương châm trên thì Chi nhánh nên cố gắng rút ngắn thời gian trong việc làm hồ sơ, cũng như giải ngân mà vẫn đảm bảo tính hợp lệ theo qui định của ngân hàng và phải đầy đủ các chứng từ trong hồ sơ tín dụng.
Tập trung đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ tín dụng hơn nữa đặc biệt là trình độ thẩm định. Tuỳ theo từng thời điểm, Chi nhánh nên liên hệ với Hội Sở để đưa nhân viên tín dụng trong đó có nhân viên của phòng cá nhân và phòng doanh nghiệp đào tạo nâng cao nghiệp vụ.
Ngoài ra, cần chú trọng tăng cường công tác kiểm tra khách hàng thông qua hệ thống thẩm định trước khi cho vay nhằm hạn chế tối đa các khách hàng không trung thực, có nguy cơ gia tăng nợ quá hạn cho Chi nhánh. Không những thế, công tác kiểm tra còn phải được thực hiện trong và sau khi cho vay nhằm giảm thiểu việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng.
Không nên tập trung vào một loại hình cho vay, cụ thể trong năm 2006 ngành nông nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng trong việc tăng sản lượng nuôi cá tra, nên các ngân hàng đã gia tăng việc cho vay vào loại hình này tăng khá nhanh, vì vậy việc kiểm soát sẽ không được chặt chẽ. Ngoài ra, với những biến động của thị trường là những biến động không thể dự đoán chính xác, chính vì thế nên phân tán việc cho vay theo các loại hình là điều mà Chi nhánh nên quan tâm. Đồng thời, Chi nhánh cũng nên làm tốt công tác dự báo, phân tích ngành, tình hình xuất nhập khẩu, cung cầu về từng ngành hàng trong tình hình đầy biến động của thị trường, nhất là đối với loại hình cho vay nông nghiệp, cho vay doanh nghiệp.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, đôn đốc các nhân viên tín dụng về các thiếu sót trong việc làm hồ sơ, nhắc nhở các nhân viên tín dụng trong việc nhắc nhở các khách hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ. Nên để cho mỗi cán bộ tín dụng chuyên sâu vào một lĩnh vực nhất định không nên để cán bộ tín dụng quản lý theo địa bàn vì như thế khó cho việc quản lý các khách hàng.
Chi nhánh nên luôn quan tâm đến tình hình biến động của bất động sản, để định giá tài sản thế chấp hợp lý hơn, và phải luôn định giá tài sản đảm bảo theo thời gian. Nhằm mục đích khi giá bất động sản đi xuống thì Chi nhánh có thể hạ hạn mức dư nợ của khách hàng, và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo, với mục đích hạn chế mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.
Trong các giải pháp về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, Chi nhánh cần tập trung vào một số giải pháp sau: tăng cường kiểm tra khách hàng; phân tán các khoản cho vay; và luôn định giá tài sản bảo đảm theo thời gian. Về các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng, Chi nhánh nên chú trọng vào công tác thẩm định khách hàng nhằm hạn chế các khách hàng không đủ tiêu chuẩn; và kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn tại Chi nhánh.
5.2. Giảm thiểu rủi ro tín dụng
Phòng Cá nhân và Phòng Doanh nghiệp:
Chi nhánh nên thực hiện tốt các nghiệp vụ thẩm định tín dụng với tiêu chí 8C như sau:
Tính cách người đi vay (Character)
Tư cách người đi vay (Capacity)
Khả năng trả nợ (Capability)
Dòng tiền (Cashflow)
Vốn (Capital)
Điều kiện hoạt động (Condition)
Tài sản chung (Collectability)
Tài sản thế chấp (Collecteral)
Theo như các tiêu chí trên thì việc thẩm định phải được thực hiện trước khi tiến hành cấp tín dụng cho tất cả các khách hàng, nhằm hạn chế tối đa việc khách hàng tạo lập hồ sơ giả nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên áp dụng tốt việc chấm điểm và xếp hạng tín dụng cụ thể là xuất phát từ việc trung thực trong việc chấm điểm khách hàng của nhân viên tín dụng. Để hiểu hơn về việc sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng, tác giả đưa ra khái niệm sau: “Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp phát tín dụng”. Với việc áp dụng hệ thống chấm điểm như thế sẽ góp phần hạn chế các khách hàng không đủ tiêu chuẩn và góp phần giúp chi nhánh có những quyết định chính xác hơn trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.
Có mối quan hệ tốt với các cơ quan đoàn thể, chính quyền địa phương nơi cư trú của khách hàng nhằm có được những thông tin của các khách hàng chính xác hơn, và nhằm quản lý được khách hàng tốt hơn
Nhân viên tín dụng nên trung thực trong việc chấm điểm và xếp hạn tín dụng cho khách hàng với những thông tin cung cấp phải thật sự chính xác. Nên giảm bớt các việc lập báo cáo nhằm để nhân viên xử lý nợ tập trung hơn vào công việc của mình. Định kỳ, Chi nhánh nên có sự kiểm tra tất cả các hồ sơ vay, lập danh sách các nợ quá hạn và các khách hàng cần chú ý để quản lý tốt hơn về các khoản nợ
Đối với doanh nghiệp, Chi nhánh nên có sự chú ý đặc biệt hơn về tính trung thực của các tài sản đảm bảo, và các giấy tờ có giá khác khi họ vay vốn.
Phòng Hỗ trợ
Nên thường xuyên đôn đốc nhân viên tín dụng nhắc nhở các khách hàng tới kỳ hạn trả nợ. Bên cạnh đó, thường xuyên rà soát, phân tích từng món nợ quá hạn cụ thể như tại Chi nhánh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 nợ quá hạn tập trung vào ba loại hình là tiêu dùng, nông nghiệp và góp chợ, Chi nhánh nên phân loại và tìm ra nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, từ đó tìm ra cách giải quyết. Việc này đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa phòng Hỗ trợ và các phòng tín dụng tại Chi nhánh. Không nên để tư tưởng quá hạn 10 ngày mới bắt đầu nhắc nhở khách hàng trả nợ, khi đã quá hạn dù 1 ngày, nhân viên tín dụng cũng phải nhắc nhở khách hàng trả nợ. Nên giao chỉ tiêu thu nợ cho từng cán bộ tín dụng, nếu trong kỳ cán bộ nào làm tốt công tác thu nợ sẽ có hình thức khen thưởng, từ việc làm này Chi nhánh sẽ đánh giá được năng lực của nhân viên và có chính sách điều chỉnh thích hợp trong công việc sau này.
Hạn chế việc cho vay các loại hình có sự biến động lớn theo thời gian, giá, thị trường cụ thể như trong lĩnh vực nông nghiệp, việc cá tra có giá trên thị trường trong năm 2006 đã làm tăng doanh số cho vay trong loại hình này. Nhưng sang năm 2007, với việc biến động lớn về giá đã làm cho giá cá tra giảm xuống kéo theo nợ quá hạn trong lĩnh vực nông nghiệp tại Chi nhánh tăng trong năm 2007.
Kiên quyết xử lý đối với nợ quá hạn nhóm 5 bằng cách lập biên bản, kiện ra toà các trường hợp nợ kéo dài, từ đó có hướng xử lý các tài sản thế chấp nhằm thu hồi lại vốn vay.
Phân loại đúng mục đích sử dụng vốn theo từng ngành nghề cụ thể trên hệ thống T24 để dễ quản lý các khoản nợ quá hạn theo loại hình và ngành nghề đã cấp tín dụng.
Ngoài ra, đối với các khoản nợ quá hạn hiện tại, Chi nhánh có quyền khởi kiện ra tòa đối với các chủ thể có các khoản nợ quá hạn khi chủ thể đó không trả nợ trong thời hạn mà chi nhánh đã gia hạn để từ đó có hướng giải quyết nhanh hơn để kịp thời thu hồi vốn cho Chi nhánh. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể yêu cầu tòa án tiến hành bán đấu giá tài sản đảm bảo hoặc nhận tài sản cấn trừ nợ của khách hàng khi khách hàng mất khả năng trả nợ cho Chi nhánh. Với việc làm trên, Chi nhánh có thể thu hồi nhanh chóng các khoản nợ quá hạn cũng như vốn về nhằm hạn chế bớt các khoản trích lập dự phòng rủi ro và làm tăng thêm lợi nhuận cho Chi nhánh.
Chương 6. Kết luận
Tuy chỉ mới thành lập được hơn hai năm nhưng Sacombank An Giang đã tạo được uy tín và thương hiệu trong lòng các khách hàng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự năng nỗ nhiệt tình, cung cách phục vụ sẵn sàng hết lòng vì khách hàng của nhân viên bên cạnh các chương trình hoạt động xã hội tại Chi nhánh. Từ đó, góp phần tăng nhanh về số lượng khách hàng cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp qua đó kéo theo sự gia tăng trong dư nợ và doanh số cho vay, đồng thời nợ quá hạn tại Chi nhánh cũng có sự gia tăng trong hoạt động tín dụng. Do đó, vô hình chung đã tạo ra một sức ép lớn lên Chi nhánh khi nguồn vốn đang bị khách hàng chiếm giữ, chính điều đó đã làm giảm đi tính thanh khoản cho Chi nhánh.
Chính sự biến động trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong hơn hai năm qua, với việc phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank An Giang, tác giả nhận thấy rằng đề tài đã đề cập được một số vấn đề như sau:
Nêu lên được thực trạng của hoạt động tín dụng trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2007 tại Chi nhánh.
Đưa ra được các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và một số biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
Do hạn chế về thời gian cùng với việc tiếp cận với các kiến thức về hoạt động của ngân hàng chưa được nhiều của tác giả nên việc làm rõ một số vấn đề còn hạn chế. Vì thế, các giải pháp mà tác giả đưa ra trong đề tài chỉ là những giải pháp mang tính khách quan. Do đó, những giải pháp trên đây không thể chấm dứt hoàn toàn những rủi ro tín dụng. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý thầy, cô trong khoa Kinh tế- QTKD cùng với sự nhận xét và đóng góp từ kinh nghiệm thực tế của các anh chị tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín- Chi nhánh An Giang.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
&
Sách
TS. Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tín Dụng Và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng. NXB Tài Chính
PGS.TS Nguyễn Thị Mùi. 2005. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. Học Viện Tài Chính. NXB Tài Chính
PGS. TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại. NXB Thống Kê
Các báo cáo
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán 12/2006, tình hình thu nợ của Sacombank – An Giang năm 2005, 2006, 2007.
Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2007 và mục tiêu và phương hướng hoạt động giai đoạn 2008-2010 của Sacombank- An Giang.
Báo cáo tình hình Kinh Tế- Xã Hội năm 2007 của tỉnh An Giang
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 2005. Chính sách tín dụng.
Các tài liệu trên Internet
Song Linh. 20.08.2005. Nặng gánh rủi ro tín dụng. Báo VnExpress. Đọc từ:
TS Phan Thị Thu Hà. Khoa Ngân hàng- Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân. 30.01.2007. Rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam- Cách tiếp cận từ tính chất sở hữu. Kiểm toán Việt Nam. Đọc từ:
Chuyên đề- Khóa luận tốt nghiệp
Nguyễn Ngọc Bửu Châu. 2006. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng Công Thương- Chi nhánh An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế- QTKD. Đại học An Giang
Nguyễn Thị Thùy Đăng. 2006. Phân tích hiệu quả tín dụng Sacombank chi nhánh An Giang. Chuyên đề tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế- QTKD. Đại học An Giang
Nguyễn Ngọc Châu Thuỷ. 2006. Phân tích hiệu quả tín dụng công thương nghiệp và tiêu dùng tại Ngân hàng Á Châu- Chi nhánh An Giang. Khoá luận tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế- QTKD. Đại học An Giang.
Lê Thị Huyền Trân. 2006. Tình hình hoạt động tín dụng và một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang. Khoá luận tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế- QTKD. Đại học An Giang.
Nguyễn Thị Ngọc Duyên. 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCPNT Mỹ Xuyên. Khoá luận tốt nghiệp. Khoa Kinh Tế- QTKD. Đại học An Giang.
PHỤ LỤC
Các bảng số liệu
Bảng 1: Tình hình KT- XH của Tỉnh An Giang
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Thực hiện năm 2006
Năm 2007
So NQ HĐND
vượt (+)/
thấp hơn (-)
NQ HĐND tỉnh
Ước thực hiện
Tốc độ tăng GDP
%
9,05
13,20
13,63
+0,43
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản
%
-2,69
7,65
9,03
+1,38
- Khu vực công nghiệp - xây dựng
%
17,96
15,50
15,55
+0,05
- Khu vực dịch vụ
%
14,60
15,82
15,80
-0,02
Cơ cấu kinh tế
%
100
100
100
- Khu vực nông - lâm - thuỷ sản
%
34,56
31,64
32,52
-0,88
- Khu vực công nghiệp - xây dựng
%
12,78
12,73
12,69
-0,04
- Khu vực dịch vụ
%
52,66
55,63
54,79
-0,84
GDP bình quân đầu người
Tr. đồng
9,653
11,374
11,357
-0,017
Kim ngạch xuất khẩu
Tr. USD
444
450
540
+90
Đọc từ:
Bảng 2: Dư nợ cho vay trong hoạt động tín dụng tiêu dùng
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Dư nợ
37.524
183.647
500.859
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Cá nhân)
Bảng 3: Dư nợ, Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ cho vay DN
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Dư nợ cho vay DN
6.046
30.199
63.094
Doanh số cho vay DN
7.489
110.827
369.902
Doanh số thu nợ DN
11.355
80.277
458.046
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng Phòng Doanh nghiệp)
Bảng 4: Nợ quá hạn tại Chi nhánh qua từ năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Nợ quá hạn
1.076
224
509
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Bảng 5: Nợ quá hạn theo từng nhóm nợ tại Chi nhánh qua từng năm
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2005
2006
2007
Nhóm 2
856
13
11
Nhóm 3
63
44
221
Nhóm 4
112
40
237
Nhóm 5
45
127
40
(Nguồn: Báo cáo tín dụng Phòng Hỗ Trợ)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 13. VUONG NGOC SAM.doc