Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động

Mục tiêu nghiên cứu ¯ Phân tích những tác động của môi trường đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. ¯ Đánh giá thực trạng, năng lực và những tiềm năng của công ty trong thời gian qua về tình hình doanh thu và lợi nhuận ¯ Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động Trên cơ sở đó tìm ra những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế trong quá trình hoạt động kinh doanh, tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở cho việc thực hiện các chiến lược mới nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Một số quan điểm được sử dụng khi phân tích: ¯ Xem xét một hiện tượng kinh tế gắn liền với một thời điểm nhất định, và trong trạng thái vận động ¯Xem xét một hiện tượng, một chỉ tiêu kinh tế trong mối quan hê với một bộ phận cấu thành và gắn liền với sự tác động và vận động với nhân tố này ¯ Xem xét quan điểm trên khi phân tích ta có thể vận dụng phương pháp khác 3.2. Phương pháp thu thập số liệu. Thu thập số liệu trực tiếp từ các tài liệu của phòng kế toán, phòng hành chính, phòng kinh doanh tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC. Tham khảo ý kiến của các cô chú, anh chị trong các phòng ban về các vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra còn sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp từ các nguồn khác. 3.3. Phương pháp phân tích ¯ Khảo sát thực tế ¯ Phương pháp so sánh theo dãy số biến động ¯ Phương pháp thay thế liên hoàn ¯ Phương pháp nghiên cứu hoạch định chiến lược 4. Phạm vi nghiên cứu Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC là một công ty tương đối lớn, được cổ phần hoá từ công ty của nhà nước và nó bắt đầu đi vào hoạt đông từ năm 2003, nên các số liệu nghiên cứu được thực hiện trong vòng 3 năm tính đến năm 2005. Mặt khác, do công ty có phạm vi kinh doanh rộng với rất nhiều lĩnh vực kinh doanh nên hoạt động kinh doanh diễn ra rất đa dạng và phức tạp. Do đó đề tài này chỉ tập trung phân tích những hoạt động kinh doanh có tính chất bao quát, tổng thể, đi vào phân tích những lĩnh vực trọng điểm tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

docx97 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng thanh toán, tình hình nợ, và hiệu quả sử dụng lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụt giảm này. ¯Ảnh hưởng của các khoản phải thu bình quân đến vòng quay các khoản phải thu (HCKPT) Doanh thu thuần năm 2005 Doanh thu thuần năm 2005 HCKPT = - Phải thu bình quân năm 2005 Phải thu bình quân năm 2004 316.624.893.959 316.624.893.959 = - 41.275.295.585 45.567.898.418 = 0,72 Do các khoản phải thu của năm 2005 giảm 4.292.602.833 đồng, tương ứng giảm 9,42% nên làm cho vòng quay các khoản phải thu giảm 0,72 vòng. Bảng 10: VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 204,, 2005 ĐVT: Đồng VN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Doanh thu thuần 292.927.970.180 360.570.759.806 316.624.893.959 67.642.789.626 23,09 -43.945.865.847 -12,19 - Các khoản phải thu đầu kỳ 67.144.125.270 50.850.127.743 40.285.669.093 - Các khoản phải thu cuối kỳ 48.099.695.765 40.285.669.093 42.264.922.076 2.Các khoản phải thu bình quân 57.621.910.518 45.567.898.418 41.275.295.585 -12.054.012.100 -20,92 -4.292.602.833 -9,42 - Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ 27.510.156.829 15.903.126.018 4.742.112.421 - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ 15.903.126.018 4.742.112.421 12.507.694.029 3. Giá trị hàng tồn kho bình quân 21.706.641.424 10.322.619.220 8.624.903.225 -11.384.022.204 -52,44 -1.697.715.995 -16,45 4. Vòng quay các khoản phải thu (vòng): (1)/(2) 5,08 7,91 7,67 2,83 55,71 -0,24 -3,03 5. Vòng quay hàng tồn kho (vòng): (1)/(3) 13,49 34,93 36,71 21,44 158,84 1,78 5,10 6. Thời gian quay vòng hàng tồn kho (ngày): 360/(5) 26,69 10,31 9,81 -16,38 -38,84 -0,50 -4,85 Nguồn :Bộ phận tài chính - kế toán Doanh thu thuần năm 2005 - Doanh thu thuần năm 2004 HDTT = Các khoản phải thu bình quân năm 2004 316.624.893.959 - 360.570.759.806 = 45.567.898.418 = -0,96 ¯Ảnh hưởng của doanh thu thuần đến vòng quay các khoản phải thu (HDTT) Do doanh thu thuần năm 2005 giảm 43.945.865.847 đồng, tương ứng giảm 12,19% làm cho vòng quay các khoản phải thu tăng 0,96 bởi vì tốc độ giảm của các khoản phải thu bình quân nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần (9,42% < 12,19%) nên vòng quay các khoản phải thu năm 2005 thấp hơn vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là: VCKPT = 0,72 - 0,96 = -0,24 vòng Tuy vòng quay các khoản phải thu có giảm nhưng trong năm 2005, công ty đã cố gắng hoạt động rất tích cực trong việc giữ vững và không ngừng đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, tránh để xãy ra tình trạng bị hách hàng chiếm dụng vốn quá lâu và quá nhiều. 2.6.3.2. Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay được mấy vòng trong kỳ, chỉ tiêu này cao chứng tỏ tình hình đầu tư cho tồn kho để biến thành doanh thu có hiệu quả. Từ bảng số liệu trước cho ta thấy, vòng quay hàng tồn kho có xu hướng phát triển tích cực qua các năm 2003, 2004, 2005. Cụ thể vòng quay hàng tồn kho trong năm 2003 là 13,49 vòng/năm và sang năm 2004 đã tăng lên 34,93 vòng/năm tăng 21,44 vòng, tương ứng tăng 158,84%. Sở dĩ vòng quay các khoản phải thu tăng nhanh như vậy là do giá trị hàng tồn kho bình quân năm 2004 giảm 11.384.022.204 đồng so vơi năm 2003, tức giảm 52,44% trong khi tốc độ tăng của doanh thu thuần trong năm 2004 là 23,09%. Đến năm 2005 vòng quay hàng tồn kho tiếp tục tăng lên đến 36,71 vòng/năm, tăng 1,78 vòng, tương ứng tăng 5,10% so với năm 2004. Nguyên nhân của nó là do giá trị hàng tồn kho bình quân của năm 2005 giảm 1.697.715.995 đồng so với năm 2004, tức giảm 16,45% trong khi tốc độ giảm của doanh thu trong năm 2004 là 12,19%. Điều này cho thấy trong năm 2005 công ty đã hạn chế hàng tồn kho để giảm chi phí hoạt động kinh doanh của mình. 2.6.3.3. Thời gian luân chuyển hàng tồn kho Cũng từ bảng số liêu trước cho ta thấy số vòng quay của hàng tồn kho tương đối nhanh, mất 26,69 ngày/vòng ở năm 2003, sang năm 2004 số vòng quay của hàng tồn kho lại tiếp tục tăng lên chỉ mất 10,31 ngày/vòng, giảm 16,38 ngày, tương ứng giảm 38,63% so với năm 2003. Đến năm 2005 số vòng quay tiêp tục tăng lên và chỉ mất 9,81 ngày/vòng, giảm 0,5 ngày, tương ứng giảm 4,85% so với năm 2004. Nhìn chung, với sự thay đổi tốc độ luân chuyển hàng tồn kho qua 3 năm 2003, 2004, 2005 thể hiện công ty đã tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để quay vòng nhanh, tạo điều kiện thuận lợi về vốn để tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động. Mặc dù tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là tương đối tốt, nhưng với những biến động như thị trường như hiện nay công ty nên tính toán một mức vòng quay hàng tồn kho hợp lý hơn nữa, nhất là các hàng hoá quan trọng để hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng trở nên hiệu quả hơn. Tóm lại: Do sự mất cân đối về vốn dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao nhưng hiệu suất sử dụng lại giảm, bên cạnh đó tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng hiệu suất sử dụng cũng giảm mạnh, dẫn đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản thấp. Mặt khác, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu cũng không thật sự tốt, tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho thì tương đố tốt. Như vậy, tình hình hoạt động của công ty là chưa thật tốt, để làm cho hoạt động trở nên tốt hơn thì phải tăng vòng quay của vốn. Bên cạnh việc tăng doanh thu cần chú ý đến nhu cầu vốn lưu động ở các khâu nhằm giảm bớt vốn ứ đọng, tránh lãng phí vốn. Cụ thể là, phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tích cực thu hồi công nợ. Nếu thực hiện tốt các vấn đề trên sễ đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nghĩa là sử dụng có hiệu quả hơn. 2.7. Phân tích khả năng thanh toán của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp còn được thể hiện rỏ nét qua khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì cũng có nghĩa là tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan và ngược lại. Do vậy, khi đánh giá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì cần phải xem xét khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh. Biểu đồ 10: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH, THANH TOÁN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 2.7.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Qua Biểu đồ 10 và bảng số liệu phân tích tình hình thanh toán của công ty (trang 71) ta thấy, tỷ số thanh toán hiện thời của công ty là tương đối tốt. Năm 2003 tỷ số thanh toán ngắn hạn của công ty là 1,07 lần điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ thì có 1,07 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán, sang năm 2004 thì đã tăng lên 1,83 lần, điều này cũng đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 1,38 đồng tài sản lưu động đảm bảo được thanh toán, tăng 0,31 đồng so với năm 2003, tương ứng tăng 28,60%. Đến năm 2005 thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm xuống còn 1,30 lần, giảm 0,08 đồng, tương ứng giảm 5,79% so với năm 2004. Bảng 11: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004,2005 ĐVT: ĐồngVN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng tài sản lưu động 70.599.606.829 62.937.863.146 61.072.180.777 -7.661.743.683 -10,85 -1.865.682.370 -2,96 2. Nợ ngắn hạn 65.998.248.366 45.750.057.702 46.901.486.417 -20.248.190.664 -30,68 1.151.428.715 2,52 3. Hàng tồn kho 15.903.126.018 4.742.112.421 12.507.694.029 -11.161.013.597 -70,18 7.765.581.599 163,76 4. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: (1)/(2) 1,07 1,38 1,30 0,31 28,97 -0,08 -5,79 5. Khả năng thanh toán nhanh: (1)/(3) 0,83 1,27 1,04 0,44 53,49 -0,23 -18,11 Nguồn: Bộ phận tài chinh - kế toán Như vậy nguyên nhân của việc giảm khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2005 so với năm 2004 là do, năm 2005 tài sản lưu động giảm 1.865.682.370 đồng, tương ứng giảm 1,96% so với năm 2004, bên cạnh đó nợ ngắn hạn năm 2005 lại tăng lên 1.151.428.715 đồng, tương ứng tăng 2,52% so với năm 2004. Với việc tác động của tài sản lưu động và tăng nợ ngắn hạn đã khiến khả năng thanh toán ngắn hạn giảm xuống chỉ còn 1,30. Tuy nhiên đây vẫn là tỷ số cao vì công ty chỉ cần 76,80% giá trị tài sản lưu đông của công ty là đã thoả mãn các món nợ hiện tại. 2.7.2. Khả năng thanh toán nhanh Nếu ta chỉ xem xét khả năng hanh toán ngắn hạn thôi thì chưa đủ vì trong tài sản lưu động còn có hàng tồn kho, hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ khó có thể chuyển nhanh thành tiền được. Do đó, để đánh giá chính xác hơn về khả năng thanh toán của công ty ta cần loại bỏ tài sản này ra khỏi chỉ tiêu thanh toán. Qua bảng trước ta thấy ở năm 2003, chỉ số thanh toán nhanh của công ty là 0,83 lần, điều này đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ thì có 1,83 đồng tài sản lưu động được đảm bảo thanh toán nhanh, sang năm 2004 đã tăng lên 1,27 lần, tức tăng 0,44 đồng, tương ứng tăng 53,44% so với năm 2003. Đến năm 2005 thì giảm xuống chỉ còn 1,04 lần, giảm 0,23 đồng so với năm 2004, tương ứng giảm 18,11%. Như vậy trong năm 2005 tài sản lưu động vẫn có thể đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh cho 104,00% nợ ngắn hạn, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty đảm bảo bằng 1,04 đồng tài sản lưu động có thể chuyển đổi ngay thành tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Nhận xét về tình hình thanh toán của công ty: Từ số liệu phân tích tình hình ở trên ta nhận thấy tình hình thanh toán của công ty tương đối tốt. Trong năm 2005 mặc dù tài sản lưu động giảm so với năm 2004 là 2,96% bên cạnh việc giá trị hàng tồng kho tăng 163,76% và nợ ngắn hạn cũng tăng 2,52%, nhưng khả năng thanh toán ngắn hạn thì vẫn được đảm bảo ở mức 1,30 (1,30 > 1) còn khả năng thanh toán nhanh tuy giảm nhiều so với năm 2004 nhưng vẫn ở mức cho phép 1,04 (1,04 >1). Nên trong thời gian tới công ty không có biện pháp để giảm bớt hàng tồn kho và tăng cường thu hồi công nợ nhằm nâng cao khả năng thanh toán nhanh thì có thể làm cho tình hình tài chính trở nên khó khăn. 2.8. Phân tích tình hình nợ của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại -DIC Việc tiến hành phân tích tình hình công nợ của công ty trong toàn bộ tài sản hay nguồn vốn hoạt đồng của công ty sẽ cho chúng ta có một cái nhìn cụ thể hơn về tỷ suất nợ trên tổng tài sản hay nguồn vốn, để từ đó có thể đánh giá xem xét trong nguồn vốn hay tài sản của công ty có bao nhiêu là của các chủ nợ cung cấp. Từ đó, có khả năng thanh toán nợ nếu các chủ nợ yêu cầu trả nợ, khi đó nguồn vốn của công ty có khả năng đảm bảo cho việc thanh toán nợ hay không. Qua bảng số liệu sau (trang 71) cho ta thấy, tổng nguồn vốn chủ sở hữu từ khi công ty đi vào cổ phần hoá đã tăng lên một cách rỏ rệt, từ 5.377.287.830 đồng của năm 2003 đã tăng lên đến 19.067.143.475 đồng, tăng 13.689.846.645 đồng tương ứng tăng 254,89% trong năm 2004. Đến năm 2005 tiếp tục tăng lên 26.664.876.077 đồng, tăng 7.597.732.600 đồng, tương ứng tăng 39,85% so với năm 2004. Tình hình nợ của công ty chỉ tăng ở mức 7,18% trong năm 2005 so với năm 2004. Điều này cho thấy tuy trong những năm qua công ty không ngừng huy động vốn từ nhiều nguồn để tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Để xem xét rỏ hơn về tình hình công nợ của công ty ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu sau đây. 2.8.1. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ vốn do các chủ nợ cung cấp trong tổng tài sản. Cụ thể, trong năm 2003 tỷ suất nợ trên tổng tài sản là 0,92 lần, điều này có nghĩa là trong 1 đồng tài sản của công ty thì có đến 0,92 đồng là tiền của các chủ nợ cung cấp cho công ty. Sang năm 2004 tỷ suất này giảm xuống còn 0,70 lần, tức một 1 đồng tài sản của công ty thì nay chỉ còn có 0,70 đồng do chủ nợ cung cấp, đã giảm 0,22 đồng tương ứng giảm 23,58%. Đến năm 2005 tỷ sất này chỉ còn lại 0,65 lần tức là 1 đồng tài sản của công ty thì chỉ có 0,65 đồng do các chủ nợ đóng góp, như vậy tỷ suất này giảm 0,05 đồng, tương ứng giảm 7,14%. Bảng 12: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỢ CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 ĐVT: ĐồngVN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Tổng số nợ 66.276.926.679 46.032.172.236 49.336.616.92 -20.244.754.443 -30,55 3.304.444.690 7,18 2. Tổng tài sản 71.654.205.509 65.099.315.711 76.001.493.000 -6.554.889.798 -9,15 10.902.177.289 16,75 3. Nguồn vốn chủ sở hữu 5.337.278.830 19.067.143.475 26.664.876.077 13.689.864.645 254,59 7.597.732.602 39,85 4. Tổng tài sản cố định 1.054.598.680 2.161.452.623 14.929.312.223 1.106.853.885 104,95 12.767.886.658 590,72 5. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản: (1)/(2) 0,92 0,70 0,65 -0,22 -23,55 -0,05 -7,14 6. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu: (1)/(3) 12,33 2,41 1,85 -9,92 -80,41 -0,56 -23,24 7. Tỷ suất nợ trên tài sản cố định: (1)/(4) 62,85 21,30 3,30 -41,55 -66,11 -18,00 -84,51 Nguồn: Bộ phận tài chinh - kế toán Điều nay cho thấy đến năm 2005 công ty tiến hành giải quyêt việc thanh toán ở một tỷ lệ hợp lý bên cạnh đó không ngừng gia tăng tài sản cố định của công ty lên. Bởi nếu tỷ suất này quá cao hay quá thấp sẻ không tốt cho công ty. Như vậy, trong năm 2005 công ty đã làm tốt việc giảm tỷ suất nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là vì trong năm 2005 công ty đã tích cực giải quyết để hạn chế việc tăng thêm các khoản nợ nên tốc độ tăng của nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu (7,18% < 39,85%), do đó tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu giảm đi rất nhiều. Sau đây là biểu đồ thể hiện các số liệu về tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ suất nợ trên tài sản cố định. Biểu đồ 11: TÌNH HÌNH NỢ CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 2.8.2. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho ta biết tỷ lệ (%) của nguồn vốn được cung cấp bởi chủ nợ so với với vốn chủ sở hữu của công ty. Cụ thể là trong năm 2003 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu là 12,33 lần điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tương ứng có 12,33 đồng vốn đựoc chủ nợ cung cấp. Sang năm 2004, tỷ suất này giảm xuống còn 2,41 lần cũng đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty tương ứng chỉ có 2,41 đồng vốn của chủ nợ, giảm 9,92 đồng so với năm 2003 tương ứng giảm 80,41%. Đến năm 2005 tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm và chỉ còn 1,85 lần nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu của công ty thì tương ứng có 1,85 đồng vốn được chủ nợ cung cấp, giảm 0,56 đồng, tương ứng giảm 23,24% so với năm 2004. Như vậy, trong năm 2005 công ty đã làm tốt việc giảm tỷ suất nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là vì trong năm 2005 công ty đã tích cực hạn chế việc tăng thêm các khoản nợ nên tốc độ tăng của nợ nhỏ hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu (7,18% < 39,85%), do đó tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu giảm rất nhiều. 2.8.3. Tỷ suất nợ trên tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ dựa trên tài sản cố định, chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ khả năng thanh toán nợ từ giá trị tài sản càng lớn. Dựa vào chỉ tiêu này ta thấy, trong năm 2003 tỷ suất nợ trên tài sản cố định là 62,58 lần, có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản cố định phải thanh toán cho 62,85 đồng của chủ nợ. Sang năm 2004, tỷ suất này đã giảm xuống còn 21,30 lần nghĩa là cứ 1 đồng giá trị tài sản cố định chỉ phải thanh toán 21,30 đồng của chủ nợ cung cấp, giảm 41,55 đồng, tương ứng giảm 66,11% so với năm 2003. Đến năm 2005, tỷ suất này tiếp tục giảm xuống và chỉ còn 3,30 lần đồng nghĩa với việc 1 đồng tài sản cố định phải thanh toán 3,30 đồng của chủ nợ cung cấp, giảm 18,00 đồng so với năm 2004, tương ứng giảm 84,51%. Điều này cho thấy trong năm 2004 và năm 2005 khả năng thanh toán của giá trị tài sản cố định đã tăng rất nhiều. Nguyên nhân là do trong năm 2005 công ty đã đầu tư thêm nhà xưởng và thiết bị sản xuất mới cùng một số máy móc thiết bị để phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là năm 2005 giá trị tà sản cố định đã tăng 12.767.886.658 đồng, tương ứng tăng 590,72%, trong khi đó tổng số nợ chỉ tăng 3.304.444.690 đồng, tương ứng tăng 7,18% so với năm 2004. Nhân xét tình hình công nợ: Qua phân tích trên ta thấy tình hình công nợ của công ty đã được cải thiện tích cực, công ty đã kiềm chế sự phát sinh nợ mới, đồng thời tiến hành thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ, ngoài ra nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong các năm 2005 và tăng giá trị tài sản cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty nhìn chung là rất tốt. 2.9. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC Biểu đồ 12: NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY QUA 3 NĂM 2003, 2004, 2005 Nhìn chung, qua biểu đồ trên và các số liệu từ bảng phân tích tình hình lao động của công ty (trang sau) nhìn chung mức lương bình quân của công ty là tương đối cao so với mức lương chung tại các thời điểm so sánh. Cụ thể là thu nhập bình quân năm 2004 là 2.147.325 đồng, tăng hơn so với năm 2003 là 121.510 đồng, hay tăng 5,65%. Đến năm 2005 thu nhập bình quân của công nhân viên là 2.487.542 đồng, tăng 340.217 đồng, tương ứng tăng 15,84% so với năm 2004. Năng suất lao động của công ty trong năm 2004 là 1.151.128 đồng, tăng so với năm 2003 là 587.514 đồng, tức tăng 48,96%. Đến năm 2005 năng suất lao động của công ty là 2.147.659 đồng, tăng 996.531 đồng, tương ứng tăng 86,57%. Như vậy, tốc độ tăng của năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân (86,57% > 15,84%), chứng tỏ công ty hoạt động rất hiệu quả, công ty vừa đảm bảo tích lũy để tái sản xuất mở rộng, vừa đảm bảo nâng cao mức sống của công nhân viên, đó là một trong những điều cần thiết để không ngừng hạ giá thành, tăng tích luỹ, và nâng cao mức sống của người lao động. Bảng 13: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 ĐVT: ĐồngVN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Năng suất lao động bình quân 587.514 1.151.128 2.147.659 563.614 48,96 996.51 86,57 Thu nhập bình quân 2.025.815 2.147.325 2.487.542 121.510 5,65 340.217 15,84 Nguồn: Bộ phận tài chinh - kế toán 2.10. Phân tích tình hình nộp thuế cho ngân sách nhà nước của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại DIC Từ số liệu của bảng bảng phân tích tình hình nộp ngân sách nhà nước (trang 76) ta thấy, năm 2003 tổng nộp ngân sách nhà nước của công ty là 52.726.658.770 đồng. Sang năm 2004 tổng nộp ngân sách nhà nước tăng lên đến 60.954.339.673 đồng, tăng 8.218.680.903 đồng, tương ứng tăng 15,59% so với năm 2003, nguyên nhân của việc tăng này là do: thuế GTGT hàng nội địa tăng 1.216.690.925 đồng, tương ứng tăng 54,36%; thuế GTGT hàng nhập khẩu tăng 3.132.358.895 đồng, tương ứng tăng 12,21%; thuế nhâp khẩu tăng 3.742.170.596 đồng, tương ứng tăng 11,44%; thế thu nhập doanh nghiệp tăng 127.360.487 đồng, tương ứng tăng 38,42%. Nhưng đến năm 2005 tổng nộp ngân sách nhà nước giảm xuống còn 40.523.811.103 đồng, tương ứng giảm 20.421.528.570 đồng, tương ứng giảm 33,50% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự sụt giảm này cụ thể như sau: so với năm 2004 thì năm 2005, thuế GTGT hàng nội địa tăng 411.700.612 đồng, tương ứng tăng 18,39%; thuế GTGT hàng nhập khẩu giảm 1.667.158.989 đồng, tương ứng giảm 6,50%; thuế nhập khẩu giảm 19.181.263.137 đồng, tương ứng giảm 58,63% và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 15.192.944 đồng, tương ứng tăng 4,56% Nhìn vào bảng phân tích tình hình nộp ngân sách nhà nước sau ta thấy đóng góp cho ngân sách nhà nước năm 2005 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2004 (giảm 33,50%) bởi vì năm 2005 công ty cắt giảm bớt kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu đồng thời đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng thay thế được sản xuất trong nước. Dựa vào thuế thu nhập doanh nghiệp công ty đã nộp cho ngân sách vào năm 2005 tăng so với năm 2004, ta có thể thấy rằng công ty hoạt động khá hiệu quả, cụ thể tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2005 giảm hơn năm 2004 với tốc độ 12,19% nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp vẫn tăng 4,56% chứng tỏ lợi nhuận của công ty vẫn tăng mạnh. Bảng 14: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2003, 2004, 2005 ĐVT: ĐồngVN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Thuế GTGT hàng nội địa 1.021.608.463 2.238.299.388 2.650.000.000 1.216.690.925 54,36 411.700.612 18,39 2. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 22.525.760.458 25.658.119.353 23.990.960.364 3.132.358.895 12,21 -1.667.158.989 6,50 3. Thuế nhập khẩu 28.973.590.542 32.715.861.138 13.534.598.001 3.742.270.596 11,44 -19.181.263.137 -58,63 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp 205.699.307 333.059.794 348.252.738 127.60.487 38,42 15.192.944 4,56 5. Tổng nộp ngân sách 52.726.658.770 60.945.39.673 40.523.811.103 8.218.680.903 15,59 -20.421.528.570 -33,50 Nguồn: Bộ phận tài chinh - kế toán Bảng 15: Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh công ty trong 3 năm 2003,2004,2005 ĐVT: ĐồngVN Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2004/2003 Chênh lệch 2005/2004 2003 2004 2005 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Lợi nhuận chi phí 0,15 0,24 2,42 0,09 60,00 2,18 900,08 2. Lợi nhuận trên tổng doanh thu (ROS) 0,15 0,24 2,36 0,09 60,00 2,12 800,83 3. Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 0,61 1,32 9,84 0,71 116,39 8,52 600,45 4. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 8,13 4,49 28,04 -3,64 -44,77 23,55 500,24 5. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 4,09 5,54 4,17 1,45 35,49 -1,37 -24,73 6. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu 54,48 18,91 11,87 -35,56 -65,29 -7,04 -37,23 7. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 267,28 224,23 37,05 -43,05 -16,1 -187,18 -83,48 8. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 3,24 5,18 5,11 1,94 59,88 -0,07 -1,35 9. Thời gian quay vòng tài sản lưu động (ngày) 111,11 69,49 70,45 -41,62 -37,46 0,96 1,38 10. Vòng quay các khoản phải thu (vòng/năm) 5,08 7,91 7,67 2,83 55,71 -0,24 -3,03 11. Vòng quay hàng tồn kho (vòng/năm) 13,49 34,93 36,71 21,44 158,84 1,78 5,10 12. Thời gian quay vòng hàng tồn kho (ngày) 26,69 10,31 9,81 -16,38 -38,84 -0,50 -4,85 13. Khả năng thanh toán ngắn hạn 1,07 1,38 1,30 0,31 28,97 -0,08 -5,79 14. Khả năng thanh toán nhanh 0,83 1,27 1,04 0,44 53,49 -0,23 -18,11 15. Tỷ suất nợ trên tổng tài sản 0,92 0,70 0,65 -0,22 -23,55 -0,05 -7,14 16. Tỷ suất nợ trên nguồn vốn chủ sở hưu 12,33 2,41 1,85 -9,92 -80,41 -0,56 -23,24 17. Tỷ suất nợ trên tài sản cố định 62,85 21,30 3,30 -41,55 -66,11 -18,00 -84,51 Nguồn: Bộ phận tài chinh - kế toán 3. Đánh giá chung về tình hình hoạt động tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC 3.1. Những mặt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động 3.1.1. Những mặt đạt được Năm 2005 điều đạt được của công ty trong hoạt động kinh doanh chính là mặt hàng clinker, doanh thu của mặt hàng này trong năm qua là tương đối lớn, tuy tốc độ có giảm so với năm 2004 nhưng nhìn chung công ty đã đạt được kế hoạch đề ra. Với tốc độ tăng trưởng là 128,64% chiếm tới 88,67% trong tổng lợi nhuận trong năm 2005, có thể nói mặt hàng clinker là mặt hàng kinh doanh quan trọng của công ty, khi thực hiện kinh doanh mặt hàng này có hiệu qủa sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Ngoài lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, công ty còn có hoạt động cung cấp dịch vụ như dịch vụ vận chuyển và dịch vụ xây dựng, đây là các hoạt động mang tính chất hổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, với những kết quả đã đạt được của các hoạt động cung cấp dịch vụ trong năm 2005 cho thấy doanh thu và lợi nhuận của lĩnh vực này đã tăng nhiều so với năm 2004 (tốc độ tăng trưởng là 185,03%). Nguyên nhân là do, trong năm qua công ty đã căt giảm bớt các chi phí hoạt động không cần thiết, cải tổ lại hệ thống cung cấp dịch vụ làm cho nó hoạt động trở nên hiệu quả hơn. Tuy đây là các hoat động mang tính chất hổ trợ nhưng nếu duy trì hoạt động có hiệu quả nó sẽ thúc đẩy tốt hơn cho kết quả kinh doanh chung, mặt khác cung câp dịch vụ xây dựng cũng là một mặt hàng tiềm năng khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai. Đối với tình hình hoạt động kinh doanh chung của công ty, theo bảng 15 tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh nhìn chung cho thấy, trong năm 2005 công ty đã hoạt động kinh doanh rất hiệu quả. với các tiêu chí đánh giá về khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh như: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho thấy, các tỷ suất này đều tăng trong năm 2005 và đạt được tốc độ tăng trưởng rất cao. Bên cạnh đó, với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty cũng cho thấy, trong năm 2005 vòng quay hàng tồn kho tăng nhanh và thời gian quay vòng hàng tôn kho cũng giảm đi nhiều so với năm 2004. Với chỉ tiêu đánh giá về khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh đều lớn hơn một(>1).Những chỉ tiêu đánh giá về tình hình nợ của công ty cũng cho thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, và đặc biệt là tỷ số nợ trên tài sản cố định đều giảm trong năm 2005. Điều này chứng tỏ, trong năm 2005 công ty đã quản lý các khoản nợ của mình có hiệu quả hơn, đông thời trong năm này công ty cũng tăng nguồn vốn chủ sở hữu của mình lên để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh. Trong năm 2004, với sự biến động của nền kinh tế đã có những ảnh hưởng lớn đến ngành xây dựng chung và công ty nói riêng. Trong bối cảnh đó nó đã làm cho doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm xuống , tuy nhiên công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC vẩn duy trì được một mức lợi nhuận cao, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng. Nguyên nhân là vì công ty có nguồn cung ứng hàng hoá với giá cả và số lượng tương đối ổn định. Chính vì vậy, ngay cả khi giá cả nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường biến động tăng cao nhưng lợi nhuận của công ty thu được cũng không giảm. Có thể nói trong năm 2005 công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại –DIC đã có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, thích ứng tốt với sự thay đổi của môi trường nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh thực cao nhất. Với những kết quả kinh doanh khá thành công mà công ty đã đạt được trong năm 2005 có một yếu tố quan trọng đó là việc công ty đã đầu tư thêm nguồn vốn và tăng tài sản cố định của mình nhằm phát triển các hoạt động kinh doanh, chính điều này nó cũng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn tránh lãng phí nguồn lực của công ty. 3.1.2. Những mặt còn hạn chế Trong năm 2005 mặt hàng sắt và các mặt hàng khác của công ty đã kinh doanh không mấy hiệu quả, cả doanh thu và lợi nhuận của các mặt hàng này đều giảm so với năm 2004. Năm 2005 doanh thu của mặt hàng sắt giảm với tốc độ 42,68% và lợi nhuận giảm vơi tốc độ 32,97%, còn các mặt hàng còn lại doanh thu của nó cũng giảm với tốc đô 43,06% còn lợi nhuận giảm 17,97% so với năm 2004. Tuy vậy, nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu các mặt hàng này (32,97% < 42,68) và (17,79% < 43,06%) cho thấy điều khả quan. Bên cạnh việc lợi nhuân gộp thu được từ các mặt hàng này mang lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005 chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Nguyên nhân chính của việc này là do chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh này quá lớn và không có hiệu quả. Công ty cần xem xét điều chỉnh các yếu tố có liên quan đến chi phí cho các măt hàng này để nó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Qua bảng 15 tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh chung của công ty nhìn chung thấy kết quả khá tốt. Tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu về hiệu qủa sử dụng vốn mà công ty chưa đạt được như: hiệu qủa sử dụng tổng tài sản, hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, hiệu quả sử dụng tài sản cố định, hiệu qủa sử dụng tài sản lưu động, thời gian quay vòng tài sản lưu động và vòng quay các khoản phải thu cho thấy các tỷ suất này của năm 2005 giảm so với năm 2004. Nguyên nhân là do, trong năm 2005, nguồn vốn chủ sở hữu đã tăng lên rất nhiều đồng thời việc đầu tư vào tài sản cố định cũng tăng lên cao, cả hai đều có tốc độ tăng cao so với tốc độ tăng của lợi nhuận trong khi đó doanh thu lại giảm. Điều này cũng cho thấy việc đầu tư quá cao vào hoạt động kinh doanh sẽ làm cho hoạt động kinh doanh tăng trưởng không kịp, sử dụng không có hiệu quả vốn đầu tư. Việc đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu và gia tăng tài sản cố định cho hoạt động kinh doanh là rất quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển quy mô hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy công ty cần phát huy có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư của mình. 3.2. Đánh giá những điểm mạnh điểm yếu cơ hội và đe doạ trong năm qua Để có thể nhận biết cách rõ hơn về những điểm mạnh điểm yếu của công ty đi đến khắc phục những nhược điểm của mình, công ty cũng phải nhận ra những cơ hội và đe doạ từ môi trường bên ngoài mang lại để có những dự đoán trước cho việc cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. 3.2.1. Những điểm mạnh S1. Lợi nhuận tăng trưởng ổn định S2. Hoạt động lâu trong ngành xây dựng S3. Đội ngủ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm trong kinh doanh S4. Có mối quan hệ tốt với khách hàng với nhà cung cấp S5. Có nguồn tài chính mạnh S6. Thị trường kinh doanh rộng lớn 3.2.2. Những điểm yếu W1. Doanh thu giảm W2: Chi phí cho hoat động kinh doanh vẩn còn cao W3. Thiếu bộ phận marketing W4. Chưa khai thác hết thi trường Tp Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ W5. Thiếu thông tin W6. Nguồn vốn và tài sản đầu tư vượt mức cần thiết W7. Hoạt động cung cấp dịch vụ chưa hiệu quả 3.2.3. Những cơ hội O1. Nền kinh tế tăng trưởng cao O2. Các bộ Luật doanh nghiệp và Luật xây dựng dần được hoàn thiện O3. Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác hết như thị trường các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên O4. Thu nhập và mức sống của người dân ngày được nâng cao O5. Quá trình đô thị hoá diển ra ngày càng nhanh O6. Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới 3.2.4. những đe doạ T1. Giá nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng cao trong thời gian tới T2. Ưu thế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài T3. Giá xăng dầu tiếp tục tăng cao T4. Tỷ giá các đồng ngoại tệ mạnh và giá vàng thiếu ổn định T5. Các biến động về kinh tế - chính trị không ngừng xảy ra trên thế giới MA TRẬN SWOT RÚT GỌN CỦA CÔNG TY CÔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI – DIC SWOT Điểm mạnh (S) S1. Lợi nhuận tăng trưởng ổn định S2. Hoạt động lâu trong ngành xây dựng S3. Đội ngũ công nhân viên có trình độ, kinh nghiệm trong kinh doanh S4. Có mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp S5. Có nguồn tài chính mạnh S6. Có thị trường kinh doanh rộng, lớn Điểm yếu (W) W1. Doanh thu có xu hướng giảm W2. Thiếu bộ phận marketing W3. Chưa khai thác hết các thị trường W4. Thiếu thông tin W5. Hoạt động kinh doanh chưa khai thác tốt lĩnh vực cung câp dịch vụ W6. Chi phí cho hoạt động kinh doanh còn cao Cơ hội (O) O1. Nền kinh tế tăng trưởng cao O2. Bộ luật doanh nghiệp và bộ luật xây dựng dần được hoàn thiện O3. Có nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác O4. Thu nhập và mức sống của người dân được nâng cao O5. Quá trình đô thị hoá diễn ra rất mạnh O6. Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới Các chiến lược (SO) 1. S2,S5,S6 + O1,O3,O7: Đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ kinh doanh, mở rộng sãn xuất. 2. S3,S4 + O4,O6: Phát triển thị trường củ và xâm nhập thị trường mới Các chiến lược (WO) 1. W1,W2,W3,W4 + O1,O4: Kết hợp về phía trước 2. W5 + O3,O5: Đa dạng hoá theo chiều ngang 3. W6 + O7: Cắt giảm những bộ phận, lĩnh vực hoạt động không hiệu quả Đe doạ (T) T1. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu có xu hướng tăng trong thời gian tới T2. Sự xâm nhập thị trường của các công ty nước ngoài T3. Giá nhiên liệu ngày một tăng cao T4. Sự quản lý ngoại tệ chặt chẻ của nhà nước T5. Biên động về kinh tế - chính trị liên tục xãy ra trên thế giới Các chiến lược (ST) 1. S2,S3,S5 + T2,T5: Đa dạng hoá hoạt động đồng tâm 2. S3,S4,S5 + T1,T2: Kết hợp về phía sau 3. S1,S3 + T4,T5: Liên doanh, liên kết Các chiến lược (WT) 1. W2,W3,W4 + T2,T5: Phát triển nguồn nhân lực 2. W1, W6 + T1,T3: Cắt giảm chi phi Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI–DIC Qua phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cũng như nhận ra nhũng điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe doạ thông qua ma trận SWOT. Ta có thể kết hợp các yếu tố trên để đưa ra các giải pháp làm cho hoạt động kinh doanh ngày càng trở nên hoàn thiện hơn: Sử dụng các điểm mạnh và kết hợp mọi nguồn lực để tận dụng các cơ hội mà môi trường kinh doanh mang lại, bên cạnh đó không ngừng khắc phục các điểm yếu và chủ động đối phó với những đe doạ có thể xảy ra. Sau đây là những vấn đề còn tồn tại, những hoạt động kinh doanh còn hạn chế của công ty và một số giải pháp nhằm giúp công ty có thể khắc phục, giãi quyết tình hình trên để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trở nên hoàn thiện hơn. 1. Quản lý chi phí 1.1. Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính Trong năm 2005, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tốc độ cao 22,84% trong khi đó tốc độ tăng của doanh thu lại giảm 12,19%, điều này ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó tình hình về chi phí cho thấy không mấy khả quan, chi phí tài chính tuy có giảm so với năm 2004 nhưng vẩn còn ở mức rất cao trong khi lợi nhuận đem lại từ hoạt động tài chính là không đáng kể làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh chung của công ty. Để có thể sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính có hiệu quả hơn, công ty có thể tiến hành thêm các giải pháp sau. Chi phí quản lý doanh nghiệp: công ty nên lập một kế hoạch phân bổ chi phí cụ thể với một tỷ lệ phù hợp được tính toán dựa trên chức năng hoạt động của các phòng ban ở mổi thời kỳ hoạt động. Khi đó các phòng ban sẽ tự quản lý nguồn ngân sách được cung cấp cho hoạt động của bộ phận mình nằm trong chỉ tiêu được phân bổ. Như vậy, sẽ làm cho các phòng ban có ý thức, trách nhiệm và có biện pháp kiểm soát chặt chẻ hơn về chi phí cho hoạt động của phòng mình có hiệu quả hơn, ngoại trừ những khoản chi phí lớn vượt quá tầm kiểm soát của phòng ban phải được kiến nghị lên ban giám đốc công ty, đến cuối kỳ nếu phòng ban nào làm tốt công tác tiết kiệm chi phí hoàn thành các chỉ tiêu được giao phó sẽ có những biện pháp khen thưởng thích hợp . Chi phí quản lý tài chính: chi phí tài chính hàng năm chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy công ty cần tiến hành rà soát lại tất cả các khoản chi phí không thực sự cần thiết và các khoản chi phí mà hoạt động của nó không đem lại hiệu qủa để có biên pháp cắt giảm nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí của công ty. 1.2. Chi phí bán hàng Trong năm 2005, với việc doanh thu giảm so với năm 2004 thì một phần nguyên nhân cũng là do chi phí cho các hoạt động bán hàng chưa được hợp lý, điều này trái ngược với chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính. Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC với hoạt động chính là kinh doanh các mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng nên cũng cần phải có một khoản ngân sách hợp lý cho hoạt động bán hàng, lĩnh vực này đem lại tới hơn 95% doanh thu và 80,63% lợi nhuận. Nếu có một ngân sách lớn hơn cho hoạt động này sẽ giúp cho bộ phận kinh doanh đẩy mạnh công tác chiêu thị bán hàng, mở rộng thị phần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức cao từ đó sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Giải pháp cho ngân sách chi phí bán hàng thì công ty nên căn cứ vào doanh thu từ hoạt động kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng để từ đó đưa ra một tỷ lệ phần trăm chi phí bán hàng trên doanh thu kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng, có như vậy hoạt động bán hàng mới đem lại hiệu quả cao hơn. 1.3. Chi phí cho nghiên cứu phát triển Được cổ phần hoá từ công ty Nhà Nước nên nguồn vốn của công ty cũng từ đó tăng lên rât nhiều góp phân mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty, chính vì vậy để dần thích ứng với quy mô của mình hoạt động của mình thì công ty cần nên thiết lập khoản chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển, điều này sẽ giúp công ty phát triển các mặt hàng kinh doanh mới đồng thời tránh được nhưng rủi ro trong hoạt động kinh doanh làm cho công ty ngày càng phát triên lớn mạnh lên. 2. Phát triển hoạt động kinh doanh 2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh Công ty Cổ Phần Đầu Tư Và Thương Mại-DIC có tầm hoạt động tương đố lớn (khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ) và doanh thu khá cao chúng tỏ đây là một công ty không nhỏ. Trong tình hình kinh tế luôn biến động trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng thì hoạt động kinh doanh của công ty khó tranh khói những rủi ro bởi tác động của thị trường, thêm vào đó khi Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới thì cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn giữa các doanh nghiêp. Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển lên trong tương lai thì phải có chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn. Giải pháp cho vấn đề này công ty nên đầu tư thuê các công ty chuyên trách có kinh nghiệm và giàu uy tín hoạch định cho công ty một chiến lực kinh doanh, có như thế công ty mới chủ động được và tìm cách ứng phó với những thay đổi đột ngột của môi trường kinh doanh ngày một trở nên khốc liệt như hiện nay, đồng thời vạch sẵn cho mình một con đường đi thuận lợi và khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Kế hoạch cụ thể cho từng năm: để có một hướng đi cụ thể công ty cần phải lập một kế hoạch kinh doanh cho ngắn hạn, khi có mục tiêu sẽ giúp công ty định hướng được những bước đi cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch kinh doanh nhằm đưa ra những mục tiêu cụ thể như số lượng, giá bán, doanh thu, chi phí, lợi nhuận cần đạt được,… Nhưng việc lập kế hoạch kinh doanh phải được tính toán dựa trên các kết quả mà công ty đã đạt được trong những năm qua và trên khả năng mà công ty có thể thực hiện được, không đề ra mục tiêu quá cao hay quá thấp mà phải phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Khi có được kế hoạch cụ thể mọi thành viên trong công ty mới biết để phấn đấu hoàn thành những mục tiêu cụ thể được giao cho mình. 2.2. Mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ Các thị trường kinh doanh hiện tại của công ty thuộc các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ. Trong năm 2005 doanh thu từ các thị trường này có xu hướng giảm rất nhiều so với năm 2004, thị trường Đồng Băng Sông Cửu Long giảm 7,15%, Tp Hồ Chí Minh giảm 16,99% và cuối cùng là thị trường miền Đông Nam Bộ giảm 19,04%. Điều này chứng tỏ thị phần của công ty đã bị giảm sút, nó chương tương xứng với quy mô và tiềm năng hoạt động của công ty. Trong thời gian tới công ty cần phải tăng cường mở rộng thị trường ở khu vực này nhằn khai thác những tiêm năng mà nó mang lại, tổ chức lại kênh phân phối, tăng cường quảng bá sản phẩm để mở rộng thị trường hiện tại. Bên cạnh đó, công ty cũng nên phát triển thị trường hoạt động kinh doanh của mình ở một số tỉnh khác thuộc Miền Trung và Tây Nguyên. Để thực hiện được việc này công ty nên cử các cán bộ chuyên trách đi khảo sát, tìm hiểu và nghiên cứu các thị trường mà công ty muốn hướng đến để xem xét khả năng phát triển của vùng cũng như các yếu tố liên quan đến mặt hàng kinh doanh. Từ đó đi đến việc đánh giá khả năng thành công của công ty khi tiến hành đầu tư vào những thị trường đó để đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với thị trường mới. 2.3. Sắp xếp và đào tạo nâng cao nguồn nhân lực 2.3.1. Sắp xếp lại nguồn nhân lực Hoạt động của công ty ngày càng phát triển, quy mô hoạt động ngày càng lớn điều này đòi hỏi cơ cấu nhân sự ở các phòng ban cũng phải có những điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển của công ty. Hiên nay phòng kinh doanh nhập khẩu của công ty thực hiện rất nhiều chức năng vừa thực hiện chức năng ký kết hợp đồng mua hàng, nhập khẩu hàng hóa, vừa thực hiện việc kinh doanh hàng hóa của công ty đồng thời thực hiện luôn các chức năng marketing. Chính vì vậy, hoạt động của phòng trở nên bận rộn dể gây chồng chéo dẩn đến hoạt động kém hiêu quả ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh của công ty. Để giải quyết vấn đề này công ty nên tổ chức lại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu như sau. Nhằm giảm bớt các chi phí không cần thiết và bộ máy công ty cồng kềnh thì phòng kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn giữ nguyên nhưng cần chia ra các bộ phận chuyên trách nhỏ hơn như bộ phận nhập khẩu, bộ phận kinh doanh và bộ phận marketing, mỗi bộ phận các nhân viên sẽ được đào tạo sâu hơn trong lĩnh vực mà mình hoạt động. Bộ phận xuất nhập khẩu: Bộ phận này sẽ chuyên trách thực hiện các công việc tìm kiếm nguồn hàng từ các nhà cung cấp và nhập khẩu hàng hóa. Bộ phận kinh doanh: Bộ phận này sẽ thực hiện việc kinh doanh tất cả các mặt hàng của công ty đồng thời thực hiện việc ký kết hợp đồng, giao nhận hàng hóa, thu tiền,… với chức năng cụ thể này các nhân viên thuộc bộ phận này sẽ thực hiện tốt hơn công tác bán hàng của mình. Bộ phận marketing: Bộ phân này giữ chức năng hoạch định các chiến lực kinh doanh và lập các kế hoạch kinh doanh cho công ty, ngoài ra còn có nhiệm vụ hoạch định các chính sách bán hàng, giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin và tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhằm hổ trợ cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Như vậy, những công việc mà phòng kinh doanh nhập khẩu đảm nhiệm sẽ được giãi quyết một cách chuyên nghiệp hơn. 2.3.2. Đào tạo nâng cao nguồn nhân lực Con người là một yếu tố then chốt tạo nên sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Do đó, để doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh tốt, có hiệu qủa thì nguồn nhân lực của doanh nghiệp cần phải được chú trọng đào tạo nâng cao khả năng quản lý về kinh tế và giỏi trong chuyên môn. Đội ngũ kinh doanh nhập khẩu, vì họ cần phải có những kiến thức sâu rộng và có kinh nghiệm trong buôn bán quốc tế, họ phải luôn cập nhật những quy định, có liên quan đến công tác chuyên môn của mình, nhạy bén với sự thay đổi của môi trường để có thể đưa ra các quyết định chính xác. Đội ngũ nhân viên kinh doanh thì cần phải có kinh nghiệm và sự nhiệt tình trong công việc, đồng thời họ phải nắm rõ những vấn đề và thủ tục có liên quan đến công tác của mình. Công ty cần hổ trợ cho họ nhiều hơn nữa trong các hoạt động này và cần có những chính sách khen thưởng hợp lý để thúc đẩy và khuyến khích họ hoạt động tốt hơn. Đội ngũ các cán bộ quản lý cần phải luôn nắm rỏ tình hình tài chính để lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh và thường xuyên cập nhật thông tin thị trường trong và ngoài nước, các nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh để từ đó có thể nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường, của ngành nhằm đưa ra phương hướng hoạt động cho công ty. 3. Tăng doanh thu và lợi nhuận 3.1. Nghiên cứu tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm Trong môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt như hiện nay thì để tăng cường khả năng kinh doanh, mở rộng thị trường thì hàng hóa của công ty phải luôn tạo nên thế cạng tranh, ngoài yếu tố hàng đầu là chất lượng thì yếu tố giá cả cũng được xem là yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Chính vì thế, ngoài việc sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, mẩu mã đẹp công ty phải không ngừng nghiên cứu đưa ra các biện phấp sản xuất hợp lý, cắt giảm bớt các chi phí không cần thiết để các sản phẩm được tạo ra với chi phí thấp nhất. Điều này sẽ giúp cho các sản phẩm của công ty tăng tính cạnh tranh từ đó nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho công ty. 3.2. Có kế hoạch thu mua và dự trữ hàng hoá hợp lý Trên thị trường luôn biến động và chứa đựng nhiều rủi ro, để giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp, làm tăng uy tín với khách hàng và luôn luôn đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng khi họ cần thì công ty phải có chính sách thu mua và dự trữ hàng hóa hợp lý để hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả nhất. Một số giải pháp sau đây có thể giúp công ty làm điều đó. Luôn thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp, tiến hành ký kết hợp đồng dài hạn, thực hiện đầy đủ các điều khoản được ký kết trong hợp đồng, đặc biệt là việc thanh toán tiền hàng. Tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh cho các nhà cung cấp hiện tại để nâng cao chất lượng của các nguồn hàng và tìm được một mức giá hợp lý hơn. Thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin của ngành. Đồng thời nắm rỏ giá cả hàng hóa từ các nhà cung cấp để có chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như thỏa thuận hợp đồng với khách hàng. Tích cực tìm kiếm thêm những nhà cung cấp mới có khả năng cung cấp hàng hóa với chất lượng và số lượng ổn định, giá cả hợp lý để công ty có thêm sự lựa chọn cũng như giảm bớt sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp hiện tại. Ngoài ra, công ty tìm biện pháp khai thác các khoản chiết khấu, giảm giá mà nhà cung ứng đưa ra. Đồng thời xem xét diển biến hoạt động kinh doanh của họ nhằm tránh những rũi ro có thể xảy ra. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự đổi mới khá toàn diện của nền kinh tế để hội nhập với kinh tế thế giới làm cho thị trường trong nước trở nên đầy biến động. Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh nhiều vấn đề được đặt ra đối với từng doanh nghiệp mà trong đó vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và nhất là công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC nói riêng. Qua quá trình tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC về doanh thu, lợi nhuận và tài chính cũng như những nhận địng trong công tác quản lý đi đến những kết luận sau. Nhìn chung, trong năm 2005 công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC đã kinh doanh có hiệu quả hơn năm trước, công ty cần duy trì mức tăng trưởng về lợi nhuận đồng thời cần tiếp tục phát huy hơn nữa mọi nguồn lực của mình để phát triển doanh thu. Bên cạnh đó, công ty nghiên cứu cắt giảm bớt các khoản chi phí không hiêu quả để hoạt động kinh doanh trở nên tốt hơn. Để có thể đứng vũng và phát triển trên thị trường ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt và đối phó với những tác động từ môi trường bên ngoài, công ty cần có chiến lược kinh doanh với những kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ hoạt động. Sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn và tài sản đầu tư cho công ty, điều nay sẽ mang lại lợi nhuận nhiều hơn, đạt kết quả cao hơn trong kinh doanh. Trong tương lai, nền kinh tế sẽ có nhiều thay đổi, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Muốn nâng cao hiệu qủa sán xuất kinh doanh công ty phải phối hợp cách toàn diện các nguồn lực, hạn chế những nhược điểm đồng thời phát huy những thế mạnh của công ty tạo nên vị thế cạnh tranh trên thị trường. Trãi qua nhiều thử thách phải đối mặt công ty vẫn đứng vững và không ngừng phát triển. Để có được kết quả đó, công ty đã biết vượt qua những chặng đường khó khăn trong quá khứ, với những thành tựu mà công ty có được cùng với sự nổ lực phấn đấu không ngừng chắc chắn trong tương lai công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC sẽ ngày càng lớn mạnh hơn. 2. Kiến nghị Nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn tồn tại trên để công ty hoạt động được hiệu quả hơn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty và tạo được nhiều tích lũy hơn, em xin có vài lời kiến nghị đóng góp. 2.1. Kiến nghị đối với công ty Để công ty hoạt động tốt hơn, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường và phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới thì công ty nên thành lập bộ phận marketing thuộc phòng kinh doanh nhập khẩu. Bộ phận này sẻ chuyên trách về các công việc sâu hơn của mình hổ trợ tốt hơn cho Ban Giam Đốc về các chiến lược và kế hoạc kinh doanh, bên cạnh đó bộ phận này còn phụ trách các công việc như thiết lập các chiến lược quảng bá sản phẩn, hình ảnh công ty, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và các công việc khác, từ đó có chiến lược giá, phân phối hàng hóa cũng như các hoạt động tiếp thị phù hợp cho hàng hóa một cách tốt nhất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với những biến động liên tục xảy ra thì nguồn nội lực của các doanh nghiệp đã có thêm một yếu tố hết sức quan trọng góp phần cho sự thành bại của doanh nghiệp đó là yếu tố thông tin. Thế nhưng yếu tố này chưa được công ty thực sự xem trọng, đây cũng chính là điểm yếu của công ty. Do đó, một chiến lược kinh doanh dù có hoàn thiện đến mấy trong quá trình thực hiện nếu thiếu những thông tin cần thiết cho sự đánh giá và điều chỉnh kịp thời với những thay đổi của thị trường thì chiến lược đó khó đạt được thành công. Vậy, công ty nên sớm hoàn thiên cho mình hệ thồng thu thập và cung cấp thông tin cho các bộ phận chức năng trong công ty để có thể truy cập các thông tin cần thiết cho hoạt động kinh doanh khi cần. 2.2. Kiến nghị với các bộ ngành Nhà nước cần quan tâm, tạo mọi điều kiện hơn nữa về nguồn vốn trung-dài hạn và nguồn vốn ưu đãi với lãi suất thấp giúp cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển công ty lớn lên tăng cường sức cạnh tranh của mình trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới. Có chính sách ưu đãi hơn nữa về thế nhập khẩu trong một số hoạt động kinh doanh của ngành xây dụng như các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng, sắt thép, … Nhanh chóng hoàn thiện các văn bản pháp luật về luật doanh nghiệp từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS –TS Phạm Thị Gái. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Giáo Dục, 1997 2. Nguyển Thị Thanh Nguyệt – Trần Ái Kết. Quản trị tài chính. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 1997 3. ThS Nguyển Tấn Bình - ThS Bùi Văn Duơng. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. NXB Đại Học Quấc Gia Tp Hồ Chí Minh, 2003 4. TS Phạm Văn Được – Đặng Thị Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2005 5. ThS Đổ Thị Tuyết – ThS Trương Hòa Bình. Quản trị doanh nghiệp. Tủ sách Đại Học Cần Thơ, 2005 6. Cùng những tài liệu của công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại-DIC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan van HKToan.docx
  • docBIA MAU.DOC
  • rtfluan van HKToan.rtf
  • rtfmuc luc HKToan.rtf
Luận văn liên quan