Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề: - Gạo là một loại hàng hóa thiết yếu đặc biệt bởi là lương thực chính của gần một nửa dân số thế giới. Chính từ yếu tố này đã tạo nên nhưng đặc điểm rất đặc thù của mặt hàng gạo so với các hàng hóa khác trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước. - Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới với sản lượng xuất khẩu năm 2009 đạt trên 6 triệu tấn với trị giá FOB khoảng 2.4 tỉ USD. Ngành xuất khẩu gạo đã góp phần ổn định thu nhập của người nông dân trước những khó khăn hiện nay, do chi phí trồng lúa hiện đang quá cao. Chính vì thế nghiên cứu cải thiện quá trình xuất khẩu gạo, dự báo thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo của Việt Nam đối với thế giới là một vấn đề được các nhà quản lý đặc biệt quan tâm. - Qua quá trình tiếp xúc, thực tập, làm việc với công ty Tân Thạnh An, em quyết định chọn đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TÂN THẠNH AN” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích, đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong 2 năm 2008, 2009. - Vận dụng các lý thuyết đã học và kết quả hoạt động của công ty trong 2 năm 2008, 2009 để đưa ra giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong thời gian tới. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An trong năm 2008, 2009. - Phạm vi nghiên cứu: các thông tin, số liệu trong năm 2008, 2009 về sản lượng xuất khẩu, chủng loại, thị trường xuất khẩu của công ty Tân Thạnh An, thông tin về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam và thế giới. - Không gian nghiên cứu: văn phòng công ty Tân Thạnh An. - Thời gian nghiên cứu: 01 tháng. 1.4. Cấu trúc khóa luận: gồm 5 chương - Chương 1: Mở đầu - Chương 2: Tổng quan - Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả và thảo luận - Chương 5: Kết luận và kiến nghị

doc82 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3138 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà cuộc khủng hoảng bùng nổ, cơn sốt lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay đã diễn ra, cao điểm lãi suất huy động lên đến 17 18% và ở mức huy động này, lãi suất cho vay tương ứng là 21%. Như ta biết tỷ suất sinh lợi của các công ty thương mại và đặc biệt là công ty Tân Thạnh An phụ thuộc nhiều vào lãi suất cho vay vì công ty sử dụng hầu như toàn bộ là vốn vay. Điều này là một khó khăn rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp trong đó có Tân Thạnh An và những nhà cung ứng gạo của công ty ở miền Tây. - Năm 2008 ở Việt Nam đã có một cuộc khủng hoảng gạo ảo do những tin đồn thất thiệt cộng với việc mất mùa diễn ra trên toàn thế giới. Vào thời điểm đó, đỉnh cao của cơn sốt là Philippin đã mua gạo để dự trữ với giá cao ngất ngưỡng là 1200USD/tấn, điều này tạo nên tâm lý sốt gạo trên toàn thế giới, khiến mọi người đều có nhu cầu tồn trữ gạo vì sợ giá sẽ lên cao thêm. Ở Việt Nam, cơn sốt được tăng lên cao thêm do tin đồn về việc mất mùa vụ Đông Xuân ở miền Bắc, điều này làm cho giá gạo trong nước lúc sốt đã tăng lên hơn 20 ngàn đồng 1kg. Từ những khủng hoảng trên, Chính Phủ Việt Nam tại thời điểm đó đã ban hành công điện: ngưng xuất gạo để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho Việt Nam. Vì lý do này, năm 2008 chính là một năm đầy khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Đến cuối năm 2008, đầu năm 2009, tình hình sốt gạo đã tan biến sau tin trúng mùa của Đồng Bằng Sông Cửu Long và Đồng bằng Bắc Bộ, thực chất cuộc khủng hoảng chỉ xuất phát từ những tin đồn thất thiệt và sự sai lầm trong đánh giá thị trường của Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Đây chính là lý do khiến cho kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2008 của công ty Tân Thạnh An thấp. 4.1.2. Tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu: Năm Ký kết So sánh ký kết Thực hiện So sánh thực hiện So sánh thực hiện và ký kết Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị (hợp đồng) (USD) Tuyệt đối (hđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (hđ) Tương đối (%) (hợp đồng) (USD) Tuyệt đối (hđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Tuyệt đối (hđ) Tương đối (%) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) 2008 55 47,155,000 - - - - 48 41,004,272 - - - - -7 -12.73 -6,150,728 -13 2009 78 50,046,000 23 42 2,891,000 6.13 74 48,121,371 26 54.17 7,117,099 17 -4 -5.13 -1,924,629 -4 Bảng 4.2. Tình Hình Ký Kết Và Thực Hiện Các Hợp Đồng Xuất Khẩu Của Công Ty Năm 2008, 2009 Nguồn tin: Số liệu của công ty * Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy: - Số lượng hợp đồng ký kết và giá trị của nó trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008, cụ thể là năm 2008 công ty đã ký 55 hợp đồng và năm 2009 là 78 hợp đồng, tăng 42% tương ứng với lượng là 23 hợp đồng. - Về giá trị, năm 2009 đạt 50,046,000 USD tăng 6.13% so với năm 2008 là 47,155,00 USD tương ứng với 2,891,000 USD. - Về thực tế, năm 2009 công ty đã thực hiện được 74 hợp đồng với giá trị là 48,121,371 USD tăng về lượng là 54.17% ứng với 26 hợp đồng và về giá trị là 17% ứng với 7,117,099 USD so với năm 2008. - Giá trị bình quân của một hợp đồng năm 2009 khoảng 650,000USD giảm so với năm 2008 là 850,000USD - Số hợp đồng không thực hiện được trong năm 2009 là 4 giảm so với năm 2008. Tỉ lệ hợp đồng không thực hiện được cũng giảm rõ rệt từ 12.73% xuống chỉ còn 5,13%. * Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: - Do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 như đã nói ở trên và vào năm 2009, khủng hoảng đã đi qua. - Công ty tích cực tham gia các hội thảo cũng như các buổi triển lãm về lúa gạo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các festival lúa gạo, từ đó đã ký kết được một số hợp đồng với các đối tác mới, tuy giá trị chưa cao nhưng rất có tiềm năng phát triển trong tương lai như AFR, APEX v.v.. - Các hợp đồng không thực hiện được xuất phát từ nguyên nhân của cả bên cung ứng và bên mua trong đó chủ yếu là do bên cung ứng. Sự biến động rất mạnh trong giá gạo đã làm các nhà cung ứng không có khả năng bù đắp khoản lỗ và phá sản do không phản ứng kịp với sự biến động của thị trường từ đó không thể thực hiện được hợp đồng. Đây là thực trạng chung của ngành xuất khẩu gạo lúc bấy giờ, rất nhiều công ty nhỏ do không đủ tiềm lực tài chính và giá gạo tăng quá nhanh đã phải phá sản. - Giá trị bình quân của một hợp đồng năm 2009 chỉ bằng 76% so với năm 2008 trong trong khi lượng vẫn tăng cao. Nguyên nhân chính của việc này là do cơn sốt gạo vào năm 2008, giá gạo tăng cao, các doanh nghiệp cung ứng bán gạo cho Tân Thạnh An liên tục thua lỗ do vừa ký bán thì giá nguyên liệu đã tăng lên, nhập vào để sản xuất sẽ gây lỗ mặc dù họ đã dự phòng rất nhiều. Ở hoàn cảnh đó, công ty Tân Thạnh An đã chia xẻ rất nhiều với những nhà cung ứng của mình bằng việc giảm giá cho họ. Điều này tuy gây thiệt hại đến lợi ích của công ty trước mắt nhưng về lâu dài sẽ tạo được mối quan hệ bền vững với các nhà cung ứng, đồng thời nó cũng giúp các nhà cung ứng có khả năng giao hàng kịp thời để Tân Thạnh An có thể giữ uy tín với các khách hàng nước ngoài. - Nguyên nhân thứ 2 khiến giá trị bình quân năm 2009 giảm là do vào năm 2009, cơn sốt gạo đi qua, giá gạo các loại liên tục sụt giảm rất mạnh (từ 1200USD/tấn xuống còn 500-600USD/tấn). 4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng: CHỦNG LOẠI GẠO NĂM 2008 NĂM 2009 So sánh về lượng So sánh về giá trị Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tuyệt đối (tấn) Tương đối (%) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Nếp 10% tấm 8,022 2,238,780 1,000 405,000 -7,022 -87.53 -1,833,780 -81.91 Nếp 5% tấm 660 461,200 358 202,370 -302 -45.76 -258,830 -56.12 Gạo 10% tấm 10,539 4,571,115 - - -10,539 -100 -4,571,115 -100 Gạo 10-15% tấm 2,237 1,140,615 - - -2,237 -100 -1,140,615 -100 Gạo 15% tấm 7,119 2,754,897 33,423 12,431,376 26,304 369.47 9,676,479 351.25 Gạo 25% tấm 15,268 6,440,940 26,923 9,609,304 11,654 76.33 3,168,363 49.19 Gạo 5% tấm 48,778 22,534,796 57,330 23,556,587 8,553 17.53 1,021,791 4.53 Tấm gạo 2,350 861,930 7,209 1,869,335 4,859 206.77 1,007,405 116.88 Tấm nếp - - 150 47,400 150 - 47,400 - TỔNG CỘNG 94,973 41,004,272 126,394 48,121,371 Bảng 4.3. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Trong Năm 2008, 2009 Nguồn tin: Số liệu của công ty Hình 4.2. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Bảng 4.4. Tỉ Trọng Xuất Khẩu Của Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Của Công Ty Đvt: % CHỦNG LOẠI GẠO 2008 2009 Theo lượng Theo kim ngạch Theo lượng Theo kim ngạch Nếp 10% tấm 8.45 5.46 0.79 0.84 Nếp 5% tấm 0.69 1.12 0.28 0.42 Gạo 10% tấm 11.10 11.15 0.00 0.00 Gạo 10-15% tấm 2.35 2.78 0.00 0.00 Gạo 15% tấm 7.50 6.72 26.44 25.83 Gạo 25% tấm 16.08 15.71 21.30 19.97 Gạo 5% tấm 51.36 54.96 45.36 48.95 Tấm gạo 2.47 2.10 5.70 3.88 Tấm nếp 0.00 0.00 0.12 0.10 TỔNG CỘNG 100 100 100 100 Nguồn tin: Số liệu của công ty * Nhận xét: - Công ty Tân Thạnh An khá đa dạng về sản phẩm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của mình thể hiện qua, 9 mặt hàng chính là: Gạo (5%, 10%, 10-15%, 15%, 25%), Nếp (5%, 10%), Tấm gạo, tấm nếp. Các mặt hàng khi xuất ra nước ngoài đều chịu sự kiểm định của các công ty kiểm định quốc tế do khách hàng nước ngoài yêu cầu như SGS, VFC v.v.. Vì thế công ty Tân Thạnh An luôn phải đảm bảo chất lượng cho khách hàng, giống như mẫu mà 2 bên đã thỏa thuận vì nếu có trục trặc về chất lượng thì chi phí phải trả để khắc phục thiệt hại là rất lớn. - Qua bảng số liệu và hình, ta thấy: tổng sản lượng xuất khẩu của công ty tăng 33% tương ứng với 31,421 tấn, tuy nhiên có sự thay đổi trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu, cụ thể như sau: + 2 mặt hàng gạo chính mà công ty tập trung xuất khẩu là gạo 5% tấm và gạo 25% tấm giữ tỉ trọng ở mức cao nhất như sau: về lượng, gạo 5% chiếm 51.36% trong năm 2008 và 45,36% trong năm 2009; Gạo 25% chiếm 16,08% trong năm 2008 và 21,3% trong năm 2009. + Mặt hàng gạo 10% với tỉ trọng xuất khẩu khá cao trong năm 2009 là 14% không còn được mua bán trong năm 2009, tỉ lệ này giảm còn 0%. + Trong năm 2009, tỉ trọng xuất gạo 15% tấm đã vươn lên đạt mức 33,423 tấn về lượng và 12,431,376 USD về giá trị. Đây là mức tăng rất ấn tượng: đạt 369% về lượng và 351% về giá trị + Gạo 25% tấm cũng đạt mức tăng cao là: 76.33% tương ứng với 11,654 tấn về lượng và 49.19% tương ứng với 3,168,363USD về giá trị. + Mặt hàng sụt giảm về tỉ trọng xuất khẩu còn lại là nếp với mức giảm là 87.53% tương ứng với 7,022 tấn về lượng và 81.91% tương ứng với 1,833,780 USD về giá trị. + Các mặt hàng còn lại có giá trị thay đổi không đáng kể. * Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: - Mặt hàng gạo 5% và 25% là 2 mặt hàng gạo chủ đạo của công ty, luôn đạt tỉ trọng cao trong các mặt hàng gạo xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân do các hợp đồng xuất gạo 25% hầu hết là từ các hợp đồng tập trung xuất qua Philippin được phân chỉ tiêu từ Hiệp hội, 1 quốc gia luôn phải chịu thiên tai quanh năm vì thế luôn trong tư thế thiếu gạo. Bên cạnh đó, nền chính trị của Philippin cũng rất bấp bênh, vì thế Chính phủ Philippin luôn chăm lo về vấn đề an ninh lương thực, đây chính là vấn đề tối quan trọng trong việc ổn định chính trị. - Về phần gạo 5%, đây là loại gạo mà Việt Nam có thế mạnh sản xuất vì thế chi phí sản xuất của loại gạo này của Việt Nam thuộc loại thấp từ đó dẫn đến giá thành rất cạnh tranh. Các công ty đa quốc gia như OVLAS, WEETIONG v..v.. là các khách hàng chiến lược của công ty chuyên đặt gạo 5% với số lượng lớn và ổn định. - Những hợp đồng gạo 10% năm 2008, qua năm 2009 không còn nữa. Nguyên nhân là do đây là loại gạo Nga nhập, tất cả các tiêu chuẩn chất lượng đều giống với gạo 5% chỉ khác chỗ có 10% tấm. Loại gạo này các nhà cung ứng rất ngại sản xuất vì chi phí khá cao (không chênh nhiều so với gạo 5%) nhưng giá bán lại không cao. Điều này làm cho không những nhà cung ứng mà chính công ty Tân Thạnh An cũng e dè trong việc thực hiện các hợp đồng gạo 10% và đến năm 2009, công ty đã từ chối thực hiện các hợp đồng này. - Mặt hàng gạo 15% có sản lượng xuất khẩu tăng đột biến do vào năm 2009, công ty có đặt được mối quan hệ bán hàng với Malaysia. Do Malaysia tiêu thụ gạo 15% rất nhiều, do đó dẫn đến sự tăng đột biến này. - Về phần mặt hàng nếp và tấm, chiếm tỉ trọng rất thấp trong các mặt hàng. Nguyên nhân, đây thuộc loại mặt hàng mà công ty chỉ mua khi ở giá tốt và dự trữ, chờ giá cao để bán. Thực chất đây là một hình thức đầu tư thêm của công ty khi có cơ hội thị trường chứ không phải là mặt hàng kinh doanh chính (mua bán liên tục để giữ quan hệ khách hàng) như đối với gạo 5%, 15%, 25%. 4.1.4. Tình hình xuất khẩu theo thị trường: Bảng 4.5. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Khách Hàng Trong năm 2008, 2009 KHÁCH HÀNG 2008 2009 Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) AFRIMEX SAL - - 3,000 1,170,000 APEX LIMITED - - 2,500 917,000 ARROCES Y CEREALES, S.A. 250 175,000 - - ASCOT COMMODITIES SA 5,250 1,535,625 - - CHEE HOE PTE LTD 484 300,718 396 187,132 CEREAL INVESTMENTS - - 2,000 589,995 E D AND F LIMITED - - 1,000 342,000 EURICOM S.P.A 375 262,500 - - FOOD FOR LESS (FIJI) LTD - - 1,449 624,325 HOLBUD LIMITED 2,500 1,255,000 3,000 1,170,000 KWEE GEE PTE. LTD 5,000 1,823,500 150 60,000 NEW UNIVERSAL PTE,LTD 2,000 828,000 - - THANH NGHE TINH 17,023 7,414,230 2,000 809,500 OVLAS TRADING (CO) S.A. 36,114 19,296,800 33,600 12,383,800 PRODGAMMA-GRAIN, LTD - - 11,000 4,562,250 PT ALAM MAKMUR 472 201,780 - - PETER CREMER (S) GMBH 1,000 495,000 700 283,500 SEACOR TRADING LLC, USA - - 13,598 4,803,897 SENGLONG (S) PTE LTD - - 4,100 1,496,000 SIA BALTIKAS CO - - 400 147,200 TBA SUNTRA B.V. 125 81,250 - - VINAFOOD II 6,318 3,865,689 6,198 2,582,604 TORUNLAR - - 6,500 2,456,500 TRUNG AN 1,500 810,000 8 3,000 WEE TIONG (S) PTE LTD 7,270 2,659,180 34,303 13,532,669 TỔNG CỘNG 85,681 41,004,272 125,902 48,121,371 Nguồn tin: Số liệu của công ty Bảng 4.6. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Quốc Gia Nhập Khẩu NƯỚC NHẬP KHẨU 2008 2009 Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) ABIDJAN - - 3,250 1,222,000 TRUNG PHI 375 262,500 2,000 589,995 ANGOLA 12,000 5,461,000 4,100 1,332,500 CONGGO 470 329,000 8,000 3,280,050 COTONOU - - 750 275,000 DAKAR - - 4,100 1,589,500 DILITIMOR 500 197,000 1,352 550,790 FIJI - - 1,449 624,325 FREETOWN 13,394 8,283,300 9,750 3,808,750 GAMBIA 500 390,000 2,500 1,007,500 GHANA 6,000 2,964,000 4,295 1,421,035 INDONESIA 4,650 1,589,940 4,188 1,716,574 KAOHSIUNG - - 499 136,740 KENYA 2,500 1,255,000 5,500 2,079,000 LEONE 4,000 2,044,500 7,955 2,703,965 LITHUANIA - - 400 147,200 LOME - - 2,000 552,000 PHILIPPIN 6,318 3,865,689 3,200 1,332,800 RUSSIA - - 11,000 4,562,250 SINGAPORE 34,724 14,267,343 42,606 16,530,398 TIMOR 250 95,000 7,000 2,659,000 TỔNG CỘNG 85,681 41,004,272 125,894 48,121,371 Nguồn tin: Số liệu của công ty Bảng 4.7. Tình Hình Xuất Khẩu Theo Khu Vực THỊ TRƯỜNG 2008 2009 So sánh kim ngạch Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Tuyệt đối (USD) Tương đối (%) Châu Phi 39,239 20,989,300 54,200 19,861,295 -1,128,005 -5.37 Châu Âu 0 0 400 147,200 147,200 - Châu Á 46,442 20,014,972 69,845 27,488,552 7,473,580 37.34 Châu Úc 0 0 1,449 624,325 624,325 - TỔNG CỘNG 85,681 41,004,272 125,894 48,121,371 Nguồn tin: Số liệu của công ty Hình 4.3. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Theo Thị Trường * Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy: - Qua 2 năm 2008, 2009, ta có thể thấy được thị trường xuất khẩu của công ty hầu hết là vào 2 thị trường Châu Á và Châu Phi. + Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Á của công ty năm 2008 đạt 20,014,972 USD và vào năm 2009 là 27,488,552 USD. + Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu Phi của công ty năm 2008 đạt 20,989,300 USD và vào năm 2009 là 19,861,295 USD. - Kim ngạch xuất khẩu vào Châu Phi của công ty qua 2 năm nhìn chung không thay đổi vẫn giữ ở mức xấp xỉ 20 triệu USD, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào Châu Á của công ty vào năm 2009 đã có sự tăng đột biến so với năm 2008, đạt mức tăng là 7,473,580 USD tương ứng với 37.34%. - Năm 2009 cũng xuất hiện một lượng kim ngạch nhỏ vào thị trường Châu Âu và Châu Úc nhưng không đáng kể. - Nếu nhìn vào bảng 4.5, ta sẽ thấy khách hàng của công ty chỉ xoay quanh một số khách hàng chiến lược, mà trong cả năm 2008 và 2009, công ty chỉ tìm kiếm được rất ít những khách hàng chiến lược mới. * Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: - Châu Á và Châu Phi là 2 đại lục mà lương thực chính của họ là gạo, vì thế nhu cầu tiêu thụ gạo của 2 châu lục này là lớn nhất trên thế giới, khác với Châu Âu, Châu Mỹ hay Châu Úc, lương thực chính của họ là bánh mì nên họ chỉ ăn gạo như một loại thức ăn thay thế. (Xem kĩ hơn ở phần phân tích “Các nước tiêu thụ gạo chính trên thế giới” ở chương 2). Trong khi các hợp đồng Châu Á thì thường là những hợp đồng tập trung đi Philippin và Malaysia, những hợp đồng Châu Phi thường là những hợp đồng với các công ty đa quốc gia. - Sự tăng đột biến của kim ngạch xuất khẩu vào Châu Á trong năm 2009, nguyên nhân chính là do vào năm 2009, công ty có thêm một thị trường tiêu thụ mới là Nga, trong năm, công ty đã xuất khẩu được sang Nga 11,000 tấn gạo với giá trị hơn 4,500,000 USD. Bên cạnh đó, sản lượng xuất khẩu gạo sang Singapore cũng tăng lên khoảng 25% với giá trị tương ứng khoảng 2 triệu USD. - Châu Âu và Châu Úc tuy chỉ là 2 thị trường tiêu thụ lúa gạo nhỏ bé nhưng công ty cũng đã bước đầu thâm nhập để mở rộng thị trường cho tương lai. - Nguyên nhân của việc chậm chạp trong phát triển khách hàng là do theo đã nêu ở phần tổng quan, công ty hiện chưa có một bộ phận marketing đúng nghĩa, hiện tại phòng kinh doanh đảm đương luôn nhiệm vụ marketing nhưng tất nhiên, nghiệp vụ của họ sẽ rất hạn chế do không đúng chuyên môn. Vào năm 2008 và 2009, khi nhu cầu gạo trên thế giới đối với Việt Nam là lớn, vấn đề khách hàng có vẻ như không cấp bách lắm, nhưng hiện nay vào năm 2010, khi nhu cầu gạo thế giới đối với Việt Nam thấp do vào đầu năm trong khi Việt Nam hạn chế xuất khẩu do đã ký một số lượng lớn hợp đồng tập trung với Philippin thì Pakistan đã bán ra thị trường một lượng gạo rất lớn. Điều này đã đáp ứng cầu của thị trường thế giới. Điều đó dẫn đến hiện tại, nhu cầu gạo thế giới hiện rất thấp và đương nhiên cầu thấp thì vấn đề thiếu đơn hàng sẽ nảy sinh. Nếu công ty có một bộ phận Marketing tốt thì có thể đối phó với vấn đề này một cách chủ động hơn. 4.1.5. Tình hình xuất khẩu theo phương thức thanh toán quốc tế: Bảng 4.8. Các Phương Thức Thanh Toán Công Ty Áp Dụng THANH TOÁN 2008 2009 Số lượng (tấn) Giá trị (USD) Số lượng (tấn) Giá trị (USD) L/C 58,106 27,652,135 89,287 33,765,111 T/T 27,575 13,352,137 36,607 14,356,260 TỔNG CỘNG 85,681 41,004,272 125,894 48,121,371 Nguồn tin: Số liệu của công ty Bảng 4.9. So Sánh Tỉ Trọng Của Thanh Toán L/C So Với Thanh Toán T/T Đvt: % THANH TOÁN 2008 2009 L/C 67.44 70.17 T/T 32.56 29.83 TỔNG CỘNG 100 100 Nguồn tin: Số liệu của công ty Hình 4.4. So Sánh Tỉ Trọng Của Thanh Toán L/C So Với Thanh Toán T/T * Nhận xét: - Công ty Tân Thạnh An sử dụng 2 hình thức thanh toán chính để thanh toán với các khách hàng nước ngoài là thanh toán L/C và T/T. - Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy: + tỉ trọng thanh toán bằng L/C qua 2 năm 2008 và 2009 đều cao hơn tỉ trọng thanh toán bằng T/T. + có sự thay đổi nhẹ trong tỉ trọng của thanh toán L/C với thanh toán T/T: trong năm 2009, tỉ lệ thanh toán bằng L/C đã tăng nhẹ từ 67.44% lên 70.17% và T/T cũng giảm theo tương ứng. * Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên: - Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức thanh toán bằng L/C là an toàn nhất vì thế công ty chủ động thanh toán bằng L/C mặc dù mức phí khá cao. Chỉ một số khách hàng đã làm ăn lâu dài và có uy tín thì công ty mới chấp nhận thanh toán T/T như OVLAS, WEETIONG v.v…. Đặc biệt năm 2008 và 2009 nằm trong giai đoạn của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, vì vậy rủi ro thanh toán quốc tế cũng rất cao nên trong 2 năm này, đối với công ty Tân Thạnh An thì phương thức thanh toán L/C chiếm đa số. - Như đã phân tích ở trên, trong năm 2009, công ty đã tạo được mối quan hệ với một số đối tác mới có tiềm năng, nhưng vì chỉ mới giao dịch nên độ an toàn trong thanh toán rất được lãnh đạo công ty quan tâm, vì thế tất cả những hợp đồng với các đối tác mới này đều được thanh toán qua L/C. Điều này kết hợp với chính sách phòng ngừa rủi ro trong thanh toán trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thế giới đã làm cho tỉ trọng thanh toán bằng L/C của công ty tăng nhẹ. 4.2. Nhận xét, đánh giá chung về công ty: 4.2.1. Những thành công trong hoạt động xuất khẩu gạo: - Qua 2 năm 2008, 2009, công ty luôn đứng top 10 về tổng sản lượng xuất khẩu, cụ thể năm 2008 công ty đứng hàng thứ 6 và năm 2009, công ty đứng hàng thứ 8 về sản lượng xuất khẩu gạo do Hiệp hội lương thực Việt Nam thống kê. Hình 4.5. Xếp Hạng Của Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam Đối Với Các Công Ty Xuất Khẩu Gạo Năm 2009 Nguồn tin: Hiệp hội lương thực Việt Nam - Trải qua nhiều biến cố thị trường trong 2 năm khủng hoảng nhưng công ty Tân Thạnh An vẫn luôn xác định là đặt uy tín lên hàng đầu vì thế thương hiệu Tân Thạnh An đã xây dựng được uy tín của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. 4.2.2. Phân tích ma trận SWOT cho tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Tân Thạnh An: Điểm mạnh (Strengths): S1: Công tác dự báo khá tốt từ đó mang lại lợi nhuận trực tiếp cho công ty. S2: Quan hệ khách hàng tốt, từ đó có được mối quan hệ nhà cung ứng và các khách hàng nước ngoài đều tốt. S3: Đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ, nhiệt tình, tận tâm với công việc. S4: Quan hệ tốt với các ngân hàng. S5: Là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam. Cơ hội (Oppoturnities): O1: Việt Nam là một quốc gia có thế mạnh về sản xuất lúa gạo. O2: Sau khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), chính phủ Việt Nam đã tích cực cải cách các thủ tục hành. O3: Gần đây tỷ giá thay đổi theo chiều hướng tăng. O4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã cơ bản đi qua. Điểm yếu (Weaknesses): W1: Công ty chưa có một bộ phận Marketing giỏi, hiện tại bộ phận kinh doanh đảm đương phần Marketing, mà nghiệp vụ marketing của bộ phận kinh doanh thì còn hạn chế. W2: Công ty chưa có một hệ thống kho bãi để lưu trữ hàng hóa. Thách thức (Threats): T1: Gói kích thích kinh tế của Chính phủ trong năm 2009 dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu đã không còn ở năm 2010. T2: Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tuy đã đi qua nhung vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. T3: Philippin đã đắc cử tổng thống mới, điều này đe dọa đến các hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung của Việt Nam. a) Điểm mạnh (Strengths): - Công ty có đội ngũ nhân viên vừa có đủ năng lực, trình độ vừa tận tâm, nhiệt tình đáp ứng khá tốt cho nhu cầu công việc - Công ty có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng do nhu cầu sử dụng vốn rất cao và uy tín của công ty khi luôn hoàn trả vốn đúng hạn, đặc biệt là đối với Vietcombank (VCB) và Ngân hàng Á Châu (ACB). Do vậy khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn (cả thế chấp lẫn tín chấp). - Trong bất cứ ngành hoạt động kinh doanh sản xuất hay thương mại thì khả năng dự báo giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào hiệu quả kinh doanh của công ty mà đặc biệt là với các công ty thương mại. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành kinh doanh xuất khẩu gạo, công ty có khả năng nắm bắt thị trường khá tốt, khả năng dự báo giá gạo cũng đạt mức tương đối, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh khá tốt cho công ty. - Đầu ra và đầu vào của sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của một công ty. Qua nhiều năm làm việc uy tín, công ty có một hệ thống các nhà cung ứng rất có uy tín, đủ khả năng để thực hiện những lô hàng từ 1.000 tấn trở lên, bên cạnh đó công ty cũng thiết lập được rất nhiều mối quan hệ với các khách hàng mua gạo lớn trên thế giới, đặc biệt là các công ty đa quốc gia lớn như WEETIONG, OVLAS, SEACOR. - Là thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam từ năm 2006, trải qua quá trình kinh doanh tốt và luôn giữ uy tín, công ty thường được những ưu đãi của Hiệp hội trong quá trình hoạt động kinh doanh mà cụ thể là công ty thường được phân chỉ tiêu xuất gạo thuộc các hợp đồng tập trung của Chính phủ khá cao. b) Điểm yếu (Weeknesses): - Là một doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất khẩu nhưng công ty chưa có một bộ phận chuyên trách về marketing. Do đó việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, giữ vững vị thế cạnh tranh trên thương trường còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Công tác marketing trong thời gian qua còn giao cho Phòng Kinh doanh đảm nhiệm chưa thật sự khởi sắc vì nghiệp vụ marketing còn hạn chế. + Thực tế hiện nay, hoạt động của Phòng Kinh doanh chủ yếu là trực tiếp kí kết hợp đồng nội, ngoại với các đơn vị đối tác, mà chưa có chuyên môn marketing theo đúng nghĩa của nó. Những cán bộ, nhân viên của Phòng nhìn chung nắm rõ một số thị trường mà mình thường xuyên có quan hệ buôn bán, còn những thông tin kinh tế, sự biến động giá cả, khả năng cung cầu… là những vấn đề luôn biến động ở cả thị trường trong và ngoài nước thì công ty lại không nắm bắt kịp thời, có khi rất sơ sài, không có sơ sở, có khi lại gây ảnh hưởng không tốt cho việc xác định chiến lược kinh doanh của công ty. + Trên thực tế, công ty còn thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn về quản trị marketing. Vì vậy đây chính là nguyên nhân cho công tác marketing của công ty đến nay chủ yếu cũng dựa trên kinh nghiệm là chính. Sự nhạy bén của một số cán bộ, nhân viên dường như mang tính tự phát, cảm tính mà thiếu đi những cơ sở khoa học chắc chắn, thiếu sự nghiên cứu và vận dụng các công cụ kỹ thuật, các kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết vào các công việc cụ thể của mình một cách chủ động. Dĩ nhiên marketing không chỉ là một môn khoa học đơn thuần mà còn là một nghệ thuật, nhưng cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm cảm tính mà thiếu đi các điều kiện cần thiết khác như: Các phương tiện, cơ sở và phương pháp tính toán, phân tích, đánh giá hiệu quả… thì chắc chắn hoạt động này sẽ bị khập khiểng, mang tính chủ quan và nhiều yếu tố rủi ro. - Là một doanh nghiệp xuất khẩu tuy nhiên công ty lại chưa có bất kỳ một hệ thống kho bãi nào để lưu trữ hàng hóa khi cần thiết mà chỉ để nhờ ở các kho của các nhà cung ứng. + Thực tế hiện nay, khi công ty ký hợp đồng với nước ngoài và biết được thời gian tàu cập cảng, công ty sẽ ký kết hợp đồng với các nhà cung ứng ở miền Tây hẹn giao hàng đúng ngày của bên khách hàng nước ngoài lấy hàng, từ đó giảm bỏ được khâu trung gian từ kho của nhà cung ứng đến kho của công ty. + Công ty thực hiện điều này một phần vì muốn tập trung vào chuyên môn của mình là xuất khẩu, không tham gia tồn trữ hàng nhưng chính điều này đã tạo nên những bất lợi cho công ty, đặc biệt khi giá gạo biến động mạnh như năm 2008 và 2009. Vì khi giá gạo biến động mạnh, các nhà cung ứng tuy đã kí kết với công ty nhưng vì hàng hóa vẫn nằm ở kho của họ nên họ sẽ dễ dàng ép công ty bằng nhiều cách để công ty phải nâng hoặc hạ giá một ít theo chiều hướng có lợi cho họ. + Bên cạnh đó, một số nhà cung ứng, tuy năng lực sản xuất cao nhưng lại từ chối, không muốn tồn trữ hàng cho công ty, vì thế việc mua bán sẽ gặp khó khăn. + Việc không có hệ thống kho bãi còn là một rủi ro khá lớn nếu các nhà cung ứng không uy tín, hoặc khi thị trường gạo có biến động mạnh, một số nhà cung ứng phá sản hoặc không có khả năng giao hàng, sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho công ty. c) Cơ hội (Opportunities): - Về thị trường: + Việt Nam là 1 quốc gia có thế mạnh về xuất khẩu gạo nhờ có 2 vùng đồng bằng lớn màu mỡ là Đồng bằng Bắc bộ và Đồng bằng Sông cửu long. Từ đó chi phí sản xuất ra hạt gạo ở Việt Nam cũng thấp hơn so với các quốc gia khác. Điều này làm cho giá gạo ở Việt Nam rất cạnh tranh so với các nước khác trên thế giới. Đây là một thế mạnh lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong đó có công ty Tân Thạnh An. + Chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến trong công tác marketing sang các thị trường mới vì thế hàng năm, ta lại có thêm một số hợp đồng tập trung mới. Vốn là một thành viên của Hiệp hội, công ty Tân Thạnh An có quyền lợi là được phân chỉ tiêu xuất khẩu sang các quốc gia đó (thông thường các hợp đồng tập trung thường có giá khá tốt, mang lại lợi nhuận cho công ty). + Nhờ quá trình làm ăn uy tín lâu dài mà Tân Thạnh An đã xây dựng được uy tín đối với các khách hàng trong nước cũng như ngoài nước từ đó quan hệ mua bán của công ty ngày càng phát triển. Các khách hàng nước ngoài rất mạnh dạn khi đặt hàng ở công ty. Một số khách hàng truyền thống như: OVLAS, WEETIONG và trong năm 2009 đã bắt đầu quan hệ mua bán với một tập đoàn lớn chuyên mua bán nông sản của Mỹ là SEACOR. - Về chính sách: + Sau khi đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), đã có bước chuyển biến mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính vốn rất phức tạp ở Việt Nam trước đây. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm những thủ tục hành chính nhanh hơn từ đó cũng đỡ vất vả hơn trong việc hoàn tất bộ chứng từ để khách hàng nước ngoài thanh toán cũng như việc báo cáo thuế hay hoàn thuế. Rất nhiều giấy tờ được đơn giản hóa hoặc rút ngắn thời gian giải quyết ví dụ như: thủ tục làm CO, tờ khai hải quan, các thủ tục về hoàn thế GTGT ..v..v.. - Về tài chính: + Sau đợt khủng hoảng tài chính năm 2008 thì cho đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phục hồi một cách rõ nét: đơn hàng của các công ty nước ngoài đặt ở Việt Nam được cải thiện từ đó mang lại việc làm cho các công ty, xí nghiệp sản xuất cũng như thương mại ở Việt Nam trong đó có công ty Tân Thạnh An. Tình hình tài chính ổn định cũng góp phần làm giảm lãi suất cho vay của ngân hàng từ đó giảm chi phí tài chính của công ty Tân Thạnh An một cách đáng kể (vì Tân Thạnh An là công ty sử dụng đến hơn 99% là vốn vay ngân hàng), không chỉ vấn đề lãi suất mà cả vấn đề độ thoáng trong việc cho vay cũng được nới rộng hơn so với giai đoạn khủng hoảng (định giá tài sản, hạn mức tín dụng). + Với uy tín và khối lượng vay khá lớn, Tân Thạnh An là một trong những đối tác chiến lược với những ngân hàng cho vay, cụ thể, Tân Thạnh An là khách hàng số 1 của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Bình Tây. Bên cạnh đó, công ty còn là khách hàng lớn của ngân hàng ACB chi nhánh Bình Tây và Vietcombank chi nhánh Vĩnh Lộc. Từ mối quan hệ này, công ty luôn được những ưu ái về phía ngân hàng về lãi suất, định giá tài sản cũng như hạn mức tín dụng, được ưu đãi vay tín chấp, đánh giá cho vay dựa trên khả năng trả nợ chứ không hoàn toàn dựa vào tài sản thế chấp. + Vào thời điểm cuối năm 2008, Tân Thạnh An chỉ vay vốn ở Vietcombank và vào thời điểm đó, Chính phủ quyết định thắt chặt tín dụng và các ngân hàng phải đồng loạt thực thi chính sách ấy. Vietcombank là ngân hàng nhà nước nên là đơn vị tiên phong trong việc này. Vào thời điểm ấy, hạn mức cho vay của Tân Thạnh An tại Vietcombank đã hết do bị thắt chặt, công ty đã chuyển hướng sang vay ở một ngân hàng khác là ACB. Vốn là ngân hàng cổ phần nên việc vận dụng chính sách cũng thông thoáng hơn. Kết quả là công ty đã vay được đủ số vốn cần thiết, từ đó cũng thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với một ngân hàng khác, tạo đối trọng trong việc vay vốn kinh doanh của công ty. + Với việc thiết lập mối quan hệ với ACB, công ty đã thu về rất nhiều lợi ích. Do có đối trọng và tình hình tài chính của từng ngân hàng là khác nhau tại từng thời điểm nên công ty có thể linh hoạt vay giữa 2 ngân hàng để mang về lợi ích tốt nhất cho công ty. Cụ thể là: hội đồng thẩm định giá của ACB thường đánh giá cao các bất động sản là nhà cửa ở các vị trí tốt trong nội thành như Q1, Q3 trong khi hội đồng thẩm định giá của Vietcombank lại thiên về các bất động sản là đất dự án. Vietcombank là ngân hàng cổ phần trong đó nhà nước chiếm đa số nên một mặt ngân hàng có rất nhiều khách hàng lớn vì thế tăng trưởng tín dụng của ngân hàng thường ở mức cao, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, cơn khủng hoảng tài chính thế giới đã đẩy lãi suất cho vay lên đến 21%, vào thời điểm đó một mặt các công ty ở ngoài đều có nhu cầu về tín dụng rất nhiều do các dự án vẫn đang lở dỡ, các ngân hàng đều muốn cho vay với lãi suất cao để kiếm lời. Nhưng mặt khác ngân hàng nhà nước hạn chế hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng ở mức 15% trong khi các hầu hết các ngân hàng vào thời điểm đó đều đã vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng. Lãi suất cho vay: Cuối năm 2008: 21%. Từ tháng 2/2009 -> hết năm 2009: 6.5% (gói kích cầu thứ 1 của chính phủ: hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu, giảm 4% lãi suất cho vay, từ 10.5% xuống còn 6.5%). Từ đầu năm 2010 đến nay: công ty vay với lãi suất từ 12%->14%/năm. + Trong thời gian qua, việc tỷ giá tăng liên tục cũng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. (16,000đồng/USD vào đầu năm 2008 và hiện nay, tháng 7 năm 2010 là khoảng 19,000đồng/USD). + Năm 2010, cơ bản cuộc khủng hoảng đã đi qua nên Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách nới rộng tiền tệ nhằm để bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế đạt 6.5%. Tuy nhiên việc nới rộng này luôn được Chính phủ theo sát nhằm không để lạm phát xảy ra như năm 2008. d) Thách thức (Threats): - Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới tuy đã đi qua nhưng vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đòi hỏi doanh nghiệp mà đặc biệt là doanh nghiệp xuất khẩu phải cẩn thận trong hoạt động của mình vì doanh nghiệp xuất khẩu luôn phải làm việc với các công ty nước ngoài, những công ty trong môi trường tài chính rất ảo và khó kiểm soát. (Cuộc khủng hoảng cuối năm 2008 xuất phát từ nguyên nhân của việc thị trường tín dụng quá phát triển tạo nên bong bóng giá trị ảo ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh như chứng khoán, bất động sản. - Thị trường gạo cũng như nhiều thị trường nông sản khác trên thế giới đều tiềm ẩn sự rủi ro do hoạt động sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, khi nạn mất mùa xảy ra, giá cả sẽ biến động mạnh, nếu không có sự điều chỉnh hợp lý có thể sẽ gây ra thiêt hại lớn cho doanh nghiệp. - Vào năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng quyền lợi từ gói kích cầu thứ 1 của chính phủ, cụ thể là: Chính phủ sẽ chịu dùm các doanh nghiệp 4% lãi suất cho vay, lãi suất thực vay lúc đó của doanh nghiệp chỉ co khoảng 6.5%. Đây là thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là Tân Thạnh An khi tỷ trọng vốn vay trong toàn bộ vốn sử dụng của công ty chiếm đến 99% và doanh số năm của công ty là khá lớn. Đến năm 2010 thì sự hỗ trợ đó không còn và lãi suất cho vay lại có chiều hướng tăng, có thể nói một cách nôm na, chi phí xuất khẩu bình quân một đơn vị sản phẩm của công ty phải tăng lên gần gấp đôi (2009: lãi suất cho vay la 6.5%, hiện nay: lãi suất cho vay là 13-14%). Điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty rất nhiều và đây cũng là thách thức lớn nhất của công ty cho đến thời điểm này. - Giá gạo từ đỉnh điểm của cơn sốt gạo năm 2008 là 1200USD/tấn cho đến nay thì chỉ còn xoay quanh khoảng 400USD/tấn. Sự sụt giảm liên tục này là một khó khăn vô cùng to lớn đối với các công ty xuất khẩu gạo vì một mặt Nhà nước buộc các doanh nghiệp phải mua lúa cho nông dân ở mức giá cao, đảm bảo lãi 30%. Nhưng giá thế giới lại liên tục sụt giảm, gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Và khi giá đi xuống như vậy thì tất yếu là trong chuỗi những người sản xuất và tiêu thụ nó sẽ bị thiệt hại (từ nông dân trồng -> lực lượng hàng sáo thu gom -> nhà máy thu mua để sản xuất -> các doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ trong nước hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu). - Bất lợi cuối cùng là qua năm 2010, theo dự thảo của Bộ Công Thương thì sắp tới, tất cả các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo đều bắt buộc phải có nhà máy sản xuất. Nhà nước làm điều này nhằm hạn chế những doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia thị trường sẽ làm cho thị trường manh mún, khó quản lý và hoạt động cũng không hiệu quả. - Năm 2010 sẽ là năm quyết định đối với thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam bởi năm nay, Philippin có tổng thống mới, với tuyên bố là sẽ cải cách Nông nghiệp để 3 năm sau, Philippin sẽ không phải nhập khẩu gạo nữa. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến thị trường gạo tập trung của Việt Nam bởi Philippin là thị trường tập trung lớn nhất của Việt Nam. Việc trước mắt ngành xuất khẩu gạo VN sẽ phải đối mặt chính là sự thay đổi trong các hợp đồng tập trung của Chính phủ Philippin với Chính phủ VN * Tóm lại: Ma trận SWOT đã cho ta thấy một cách toàn diện về thực trạng của công ty cũng như các yếu tố khách quan của thị trường vào thời điểm này. Từ đó ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. 4.3. Những giải pháp cụ thể giải quyết những tồn tại hiện nay của công ty Tân Thạnh An: 4.3.1. Giải pháp 1: Đầu tư quan tâm kỹ cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường tu tìm kiếm khách hàng, cụ thể là xây dựng một bô phận marketing chuyên trách về vấn đề này: a) Mục tiêu: - Để chủ động hơn trong việc kinh doanh xuất khẩu, công ty cần nghiên cứu thị trường để tìm ra những nguy cơ và cơ hội của thị trường để từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Do vậy nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó là công cụ để giúp công ty tồn tại và phát triển. - Mục tiêu của việc xây dựng Bộ phận Marketing: Hoạt động Marketing giúp nhiều trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, nó còn giúp công ty hiểu được khách hàng của mình, nắm bắt được thông tin một cách cụ thể, kịp thời và giúp cho cán Bộ của công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới và dễ thành công. b) Cách thực hiện: Tuyển một nhân viên có nghiệp vụ, trình độ về Marketing để thực hiện nhiệm vụ này. Có 2 cách để thực hiện: * Tuyển một nhân viên mới, trẻ, tốt nghiệp đại học về chuyên ngành marketing - Công ty sẽ đến các trường đại học có dạy các chuyên ngành về Marketing để trao học bổng, tìm những sinh viên giỏi, có năng lực. Sau đó lựa chọn một sinh viên xuất sắc, nhận vào công ty để vừa làm việc, vừa đào tạo và ký hợp đồng dài hạn. - Ưu điểm: + Chi phí sử dụng lao động sẽ rẻ do là nhân lực mới, chưa có kinh nghiệm nhiều. + Dễ tìm, có rất nhiều sinh viên giỏi ở các trường đại học sẵn sàng cho các doanh nghiệp có nhu cầu. + Có thể đào tạo họ theo hướng phù hợp nhất với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, và vì họ là người mới nên sẽ rất dễ tiếp thu. - Nhược điểm: + Rất tốn thời gian. Thời gian để họ có thể thích ứng 100% với công việc có thể mất từ 2-3 năm. + Tốn công đào tạo. Do là người mới 100%, chỉ vừa tốt nghiệp từ ghế nhà trường, chưa có kinh nghiệm thực tế nên phải đào tạo họ về nghiệp vụ thực tế của công việc. + Rủi ro khi nhân viên đó không phù hợp với công việc có thể sẽ bỏ việc làm phí công đào tạo của công ty. Và điều này cũng thường xảy ra vì những sinh viên mới ra trường thường chưa muốn ổn định công việc mà lại thích thay đổi. * Tuyển một chuyên gia về marketing: - Công ty sẽ chiêu mộ, tìm một chuyên viên marketing từ những công ty khác trong ngành hoặc các ngành có liên quan, những nhân viên làm ở các tổ chức marketing lớn. Những chuyên viên này thường có thâm niên cao trong marketing trong chính lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty nên công ty không cần phải đào tạo mà họ vẫn có thể làm việc một cách hiệu quả. - Ưu điểm: + Không cần phải tốn công đào tạo vì họ đã có kinh nghiệm về nghề nghiệp mà họ sẽ phải làm ở những công ty khác. + Không cần tốn thời gian đào tạo, có thể sử dụng họ ngay, họ có thể tìm kiếm, giao dịch với những khách hàng mới cho công ty. + Những chuyên viên này đã kinh doanh lâu trong ngành marketing nên họ cũng ít khi di chuyển công việc trừ khi các chính sách đãi ngộ của công ty không được tốt hoặc môi trường làm việc không phù hợp với họ. Bên cạnh đó, họ cũng đã trưởng thành và có thể chịu được áp lực công việc cao. - Nhược điểm: + Chi phí sử dụng lao động cao. + Khó tìm kiếm, cần phải có thời gian và phải có chế độ hậu đãi cao hơn nơi làm việc cũ thì mới có thể kéo họ về được với công ty ta. + Các chuyên gia giỏi thường có cá tính đặc biệt, đôi khi sẽ thực hiện đúng ý hoàn toàn của lãnh đạo mà chỉ cố chấp theo ý mình. c) Dự trù chi phí: (số liệu thu thập từ quá trình nghiên cứu thực tế) - Ở cả 2 phương pháp, ta đều phải đầu tư một vị trí làm việc cho nhân viên marketing đó. Các khoản đầu tư cụ thể như sau: + Máy vi tính: 10,000,000 đồng + Máy fax: 3,000,000 đồng + Điện thoại: 300,000 đồng + Bàn, ghế làm việc: 1,000,000 đồng + Văn phòng phẩm: 100,000 đồng Tổng cộng: 14,300,000 đồng - Chi phí sử dụng lao động của từng phương pháp như sau: + chuyên gia: 1000$-2000$/ tháng tùy theo hiệu quả công việc mà chuyên gia đó thể hiện. + sinh viên: 4,000,000- 5,000,000 đồng/tháng và tùy theo mức độ tiến bộ cũng như khả năng, trình độ mà người đó thể hiện lương có thể tăng lên. d) Dự trù hiệu quả mang lại - Cả 2 phương pháp đều mong đợi sẽ hoàn thiện bộ phận Marketing của công ty: + Bộ phận marketing tốt sẽ chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn khách hàng bằng nhiều cách như: tham dự các hội thảo về lúa gạo trong và ngoài nước nhằm tiếp xúc, đặt mối quan hệ với các công ty, tập đoàn lớn kinh doanh gạo trên thế giới. + Một bộ phận marketing tốt còn sẽ hoàn thành tốt công việc tiếp xúc khách hàng. Ví dụ: giao dịch từ xa (bằng emails, điện thoại di động) cho đến giao dịch tại chỗ, khi khách hàng đến Việt Nam đặt vấn đề giao dịch và muốn đi xem nhà xưởng cũng như văn phòng của công ty. e) Kết luận - Cả 2 phương pháp đều tốt trong những điều kiện cụ thể vì thế công ty nên cân nhắc chọn lựa phương pháp phù hợp nhất với điều kiện của công ty. + Phương pháp sử dụng chuyên gia: phù hợp nếu công ty đang gặp khủng hoảng về khách hàng, thiếu khách hàng trầm trọng, hoặc nghiệp vụ giao tiếp khách hàng của công ty hiện quá yếu và các khách hàng không hài lòng với điều này. + Phương pháp sử dụng sinh viên: phù hợp khi công ty không gặp khủng hoảng về khách hàng trầm trọng. Công ty có thời gian thì nên đào tạo một vài sinh viên có khả năng, việc đào tạo một mặt chi phí sẽ giảm hơn so với phương pháp hơn, nhưng mặt quan trọng khác là sẽ đào tạo họ theo đúng mục đích cụ thể của công ty cần, từ đó họ sẽ làm việc thích hợp nhất ở công ty Tân Thạnh An. - Tuy nhiên, ở cả 2 phương pháp, đều nên chú trọng đến những chế độ đãi ngộ đối với họ, nhằm giữ họ làm việc cho công ty lâu dài, điều này sẽ giúp cho công ty làm việc một cách hiệu quả hơn vì sự ổn định trong bộ máy hoạt động cũng chính là sự ổn định đối với hoạt động kinh doanh của công ty. 4.3.2. Giải pháp 2: Đầu tư hệ thống kho bãi để lưu trữ hàng, kết hợp với sản xuất một mặt nhằm hạn chế rủi ro cho công ty khi phải lưu trữ hàng hóa bên ngoài, mặt khác từng bước khép kín quy trình kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên đây là kế hoạch đầu tư lớn, đòi hỏi rất nhiều vốn, vì thế phải thận trọng xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án. a) Mục tiêu: - Đầu tư một hệ thống kho để dự trữ hàng hóa khi có nhu cầu, và nếu không có nhu cầu thì cũng dễ dàng cho thuê lại. - Đầu tư máy móc thiết bị chế biến gạo để kết hợp với hoạt động tồn trữ hàng nhằm nâng cao hiệu quả của kho bãi. b) Cách thực hiện: có 2 cách * Trực tiếp đầu tư: - Công ty sẽ lên kế hoạch xây dựng (hoặc mua) một hệ thống nhà kho, sau đó lắp đặt máy móc thiết bị để thực hiện việc sản xuất. Cuối cùng là xây dựng hệ thống nhân lực có trình độ nhằm quản lý sản xuất cũng như tồn trữ tại kho. - Ưu điểm: + Góp phần khép kín quy trình hoạt động kinh doanh lúa gạo của công ty: từ việc mua lúa của nông dân sản xuất thành gạo thành phẩm và sau đó xuất khẩu. Việc này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. + Chủ động quyết định trong kinh doanh vì hệ thống kho là của công ty đầu tư 100%. - Nhược điểm: + đòi hỏi nguồn vốn lớn do phải đầu tư từ nhà kho đến trang thiết bị máy móc tuy nhiên qui mô có thể sẽ không lớn do nguồn vốn có hạn. + đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, có chất lượng vì quản lý sản xuất và tồn trữ hàng nông sản là công việc rất khó khăn, đòi hỏi tính tỉ mỉ, trung thực của người quản lý, nếu không sẽ rất dễ gây ra hao hụt từ đó làm cho chi phí sản xuất cũng như lưu trữ tăng lên. + truyền thống hoạt động của công ty Tân Thạnh An từ lúc thành lập đến nay là chỉ hoạt động thương mại, không tham gia sản xuất. Vì thế công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu tham gia hoạt động sản xuất này. Từ các kỹ thuật trong sản xuất, tồn trữ gạo, nguồn nhân lực quản lý (đặc biệt quan trọng), hệ thống mối lái để mua lúa của nông dân với giá tốt. * Hợp tác với những công ty sản xuất gạo có tiếng trên thị trường - Công ty Tân Thạnh An sẽ hợp tác với một công ty chuyên sản xuất gạo (ví dụ: Thịnh Phát, Phát Tài, v.v..) đầu tư hệ thống kho bãi để tồn trữ và kết hợp sản xuất gạo. - Ưu điểm: + Chi phí đầu tư sẽ nhẹ hơn so với phương thức đầu tư trực tiếp từ đó có khả năng thực hiện với qui mô lớn dẫn đến chi phí đơn vị thấp và sẽ đạt lợi nhuận cao hơn. + Công ty Tân Thạnh An chỉ cần góp vốn và xây dựng nhà kho, các vấn đề về nguồn nhân lực quản lý hay máy móc thiết bị sẽ do bên công ty chuyên sản xuất gạo đảm nhận vì họ vốn đã có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Họ sẽ biết cách chọn người quản lý hoặc cách đầu tư máy móc thiết bị, các kỹ thuật trong tồn trữ hàng nhằm giảm thiểu hao hụt, sau cùng là hệ thống mối lái, hàng sáo mua lúa của nông dân, họ cũng nắm rất rõ. - Nhược điểm: + Do là hợp tác kinh doanh nên cần tìm kiếm những đối tác cực kỳ đáng tin cậy, có uy tín trên thị trường nếu không sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty. + Phải có những qui định chặt chẽ trong hợp đồng hợp tác kinh doanh để đảm bảo quyền lợi của công ty. c) Dự trù chi phí: (số liệu thu thập từ quá trình nghiên cứu thực tế) - Đất: nếu tính mặt bằng đất ở An Giang, một nơi rất phù hợp để xây nhà máy thì giá đất là khoảng 300-400 ngàn đồng/m2. Một nhà máy rộng 4,000m2, khuôn viên khu đất khoảng 8,000m2 sẽ có giá khoảng 2,800,000,000 đồng. - Nhà xưởng: chi phí đầu tư một nhà xưởng rộng 4,000m2 vào khoảng 2.6 tỷ đồng. - Máy móc thiết bị: với nhà xưởng khoảng 2,000m2 thì sẽ thích hợp cho dàn máy với công suất khoảng 200 tấn gạo/ngày, chi phí đầu tư dàn máy ước lượng khoảng 8 tỷ đồng. - Tổng chi phí đầu tư khoảng: 13,400,000,000 đồng. d) Dự trù hiệu quả mang lại: (số liệu thu thập từ quá trình nghiên cứu thực tế) - Sau khi đã trừ hết chi phí ta được lợi nhuận đơn vị là: 80-100đồng/kg. - Với công suất 200 tấn gạo/ngày và trong điều kiện làm được 50% công suất thì ta tính được lợi nhuận trước thuế 1 năm như sau: 3,240,000,000 đồng. Sau khi trừ đi 25% thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế là: 2,430,000,000 đồng - Với lợi nhuận trên thì thời gian hoàn vốn khoảng 5.5 năm. e) Kết luận: - Giải pháp này đã giúp hoàn thiện một phần những điểm yếu của công ty Tân Thạnh An, mặt khác giải pháp cũng công ty đối phó với những thách thức của thị trường gạo Việt Nam trong giai đoạn tới, cụ thể như sau: + xây dựng được một hệ thống kho bãi, một mặt nếu hoạt động có hiệu quả sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty từ quá trình sản xuất. + với hệ thống kho bãi này, công ty có thể chủ động hơn trong việc tồn trữ hàng hóa khi giá biến động lên hoặc xuống, vì thế một mặt có thể nắm bắt được những cơ hội của thị trường và mặt khác có thể phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi giá cả biến động mạnh. + hệ thống kho bãi cũng giúp công ty Tân Thạnh An thực hiện yêu cầu của dự thảo của bộ Công Thương, giúp hợp thức hóa hoạt động của công ty. - Tuy nhiên, giải pháp đòi hỏi nguồn vốn đầu tư khá lớn nên cần: + khai thác triệt để kho bằng cách tiếp thị, tìm đối tác, hoặc cho thuê lại, hoặc để chứa hàng. + lên kế hoạch bảo trì nhà xưởng để không bị hao mòn vô hình. + phải có kế hoạch dự án đầu tư, phải phân khúc dự án theo từng giai đoạn, hoàn thành công trình, công trình hoàn thành đến đâu thì phải nghiệm thu rõ ràng. + hạng mục công trình nào đã được hoàn tất thì có thể tận dụng để khai thác sớm. * Kết luận chương 4: - Đây là chương quan trọng nhất của khóa luận. Ở chương này giúp chúng ta có thể biết rõ được toàn cảnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty trong 2 năm 2008, 2009 của Công ty TNHH Tân Thạnh An. Nội dung quan trọng nhất của chương này là phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty, qua đó đánh giá, nhận xét thông qua 5 nội dung phân tích cơ bản là: tình hình kim ngạch xuất khẩu, tình hình ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, tình hình xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng, theo cơ cấu thị trường, các phương thức thanh toán trong xuất khẩu. Qua quá trình phân tích, rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty, từ đó phát huy những thế mạnh, khắc phục những tồn tại của công ty. Cuối cùng, đưa ra những biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Tân Thạnh An. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: - Khóa luận đã hoàn thành 3 nhiệm vụ: + Giới thiệu cơ bản về thị trường xuất khẩu gạo trên thế giới cũng như của Việt Nam nói chung và của công ty Tân Thạnh An nói riêng. + Phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của công ty Tân Thạnh An, từ đó một mặt chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu để trên cơ sở đó, lãnh đạo công ty có thể phát huy những điểm mạnh cũng như hạn chế những điểm yếu. Mặt khác khóa luận còn chỉ ra những cơ hội thị trường hiện tại cũng như những rủi ro, thách thức đang tiềm ẩn của thị trưởng, giúp công ty có thể nắm bắt những cơ hội, tạo ra lợi nhuận tối đa cũng như có thể nhận biết những rủi ro để có biện pháp né tránh, khắc phục. + Khóa luận cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục những điểm yếu của công ty cũng như để đối phó với những thách thức của thị trường. Tuy rằng những giải pháp trên vẫn còn khá chủ quan, duy ý chí do thời gian thực hiện cũng như trình độ của em còn hạn chế, tuy nhiên, hy vọng cũng gợi ý được cho ban lãnh đạo hướng để giải quyết những vấn đề còn tồn tại của công ty. 5.2. Kiến nghị: - Năm 2010 là một năm thử thách đối với thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam do Philippin vừa mới thay tổng thống, sẽ có rất nhiều chính sách, hợp đồng chính phủ sẽ thay đổi, trong đó có thể có hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Philippin, vì thế chính phủ nên tích cực phòng ngừa rủi ro này bằng nhiều cách: + Một mặt tạo mối quan hệ tốt với chính quyền mới của Philippin nhằm có thể duy trì những hợp đồng xuất khẩu gạo quan trọng (Philippin là thị trường tập trung lớn nhất của Việt Nam, chiếm 26.64% tổng sản lượng xuất khẩu). + Mặt khác, không ngừng mở rộng thị trường, tạo quan hệ với các quốc giá khác, có nhu cầu về gạo lớn như các quốc gia ở Châu Phi hay Trung Đông. - Đã vào tổ chức thương mại quốc tế WTO, chính phủ Việt Nam cần không ngừng cải cách các thủ tục hành chính, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, từ đó mới có thể cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Cụ thể như cải cách thủ tục làm các chứng từ xuất khẩu, các thủ tục về hoàn thuế (do công ty Tân Thạnh An là công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, vì thế số thuế được hoàn mỗi năm là rất lớn, nếu số tiền đó được hoàn đúng hạn thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho công ty Tân Thạnh An nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu khác nói chung). TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân “KỸ THUẬT NGOẠI THƯƠNG”. Nhà xuất bản thống kê năm 2005 GS.TS Đồng Thị Thanh Phương “ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ”. Nhà xuất bản thống kê 2008 GS.TS Võ Thanh Thu & Th.S Ngô Thị Hải Xuân “ KINH TẾ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI”. Nhà xuất bản lao động – xã hội năm 2006. GS.TS Võ Thanh Thu “KỸ THUẬT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU”. Nhà xuất bản thống kê năm 2005. Báo cáo: Tổng kết xuất khẩu gạo năm 2009 và triển khai mua vào lúa gạo hàng hóa vụ Đông Xuân 2009/2010. Hiệp hội Lương thực Việt Nam Một số website tham khảo: vi.wikipedia.org

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty tân thạnh an.doc
Luận văn liên quan