LỜI MỞ ĐẦU 04
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 07
1.1. Khái quát chung 07
1.2 Vai trò, ý nghĩa và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 10
1.3 Phương pháp phân tích 11
1.4 Nội dung phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 13
Chương II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH 22
2.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty 22
2.2. Phân tích thực trạng tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty 34
Chương III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH 64
3.1. Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty 64
3.2. Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty TNHH TM Hà Thanh 66
KẾT LUẬN 82
92 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình hình quản lý và sử dụng VLĐ trong các năm 2006, 2007 và 2008 ta thấy hiệu suất sử dụng VLĐ của Công ty không ổn định. Và để biết được liệu hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty qua các năm có tốt hơn không ta cần phân tích khả năng sinh lời của VLĐ.
d. Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động
Mối quan tâm của các nhà quản trị ở doanh nghiệp khi tiến hành phân tích tài chính không chỉ quan tâm đến khả năng hoán chuyển thành tiền của TSLĐ và tốc độ quay vòng của các tài sản đó mà nhà phân tích thường hướng đến tiềm lực trong dài hạn như dự đoán dòng tiền, đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do khả năng sinh lời là yếu tố an toàn cơ bản thể hiện khả năng chi trả của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình trên thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn kết quả đạt cao hay thấp mà đánh giá là doanh nghiệp đó hoạt động tốt hay xấu sẽ chưa được xác định bởi vì với lượng chi phí bỏ ra doanh nghiệp có đem lại một giá trị tương xứng không. Chính vì lẽ đó để đánh giá đúng hơn nữa về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp các nhà phân tích còn sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo bằng tỷ số giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Cụ thể là chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn lưu động.
Chỉ tiêu này được tính qua 3 năm 2006, 2007 và 2008 như sau:
Từ việc tính toán trên ta tổng hợp bảng sau:
Bảng 2.8: BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA VLĐ
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
CL 2007/2006
CL 2008/2007
1. Lợi nhuận sau thuế
468.304.461
680.888.679
692.860.627
212.584.218
11.971.948
2. Giá trị vốn ngắn hạn
12.106.010.242
11.026.453.284
15.808.075.266
-1.079.556.958
4.781.621.982
3. Sức sinh lời của vốn ngắn hạn (3) = (1)/(2)*100
3,87
6,18
4,38
2,31
-1,79
Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy trong năm 2007 VLĐ của Công ty sử dụng hiệu quả hơn năm 2006 được thể hiện thông qua sự tăng lên của tỷ suất sinh lời vốn lưu động. Trong năm 2007 tỷ suất này đạt được 3,78% cao hơn 2,31% so với 2006. Điều này có nghĩa là năm 2007 cứ 100đ VLĐ bỏ ra thì thu được 3,87đ LNST. Đây là dấu hiệu lạc quan thể hiện những nổ lực của Công ty trong việc gia tăng doanh số cũng như tiết kiệm vốn trong năm 2007 làm số vòng quay VLĐ quay nhanh 0,71 vòng.
Nhưng ở năm 2008, doanh thu tăng 11.971.948đ tương ứng tỷ lệ 1,76% trong khi giá trị VLĐ tăng đến 4.781.621.980đ tương ứng tỷ lệ 43,37% so với năm 2007 điều đó đã lý giải tại sao tỷ suất sinh lời VLĐ năm 2008 lại giảm xuống như vậy, giảm 1,8%. Số liệu phân tích cho thấy, năm 2007 cứ 100đ VLĐ bỏ vào đầu tư mang lại 6,18đ LNST thì sang năm 2008 chỉ còn 4,18đ mặc dù con số này vẫn cao hơn năm 2006. Đó là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân, số vòng quay vốn giảm, doanh thu tăng nhưng chi phí cũng tăng theo. Tỷ suất sinh lời của VLĐ giảm chỉ bằng 4,38%. Chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty đã có dấu hiệu không tốt so với năm trước, nếu tiếp tục duy trì tình trạng này thì Công ty có nguy cơ thua lỗ do đó qua phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty là để tìm ra nguyên nhân để khắc phục những yếu kém từ đó có biện pháp thích hợp nhằm tăng hiệu quả.
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho
Để phân tích hiệu quả sử dụng HTK ta sử dụng hai chỉ tiêu là số vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK.
Số vòng quay HTK
b. Số ngày một vòng quay HTK
Tổng hợp lại ta có bảng sau:
Bảng 2.9: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG HÀNG TỒN KHO
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
CL 2007/2006
CL 2008/2007
1. Giá vốn hàng bán
12.153.988.761
18.562.696.966
18.193.624.569
6.408.708.205
-369.072.397
2. Giá trị hàng tồn kho
8.008.318.373
5.845.934.539
12.009.084.521
-2.162.383.834
6.163.149.982
3. Số vòng quay HTK = (1)/(2)
1,52
3,18
1,51
1,66
-1,66
4. Số ngày một vòng quay HTK = 360/(3)
237,21
113,37
237,63
-123,83
124,25
Từ việc tính toán được các chỉ tiêu thể hiện qua bảng số liệu trên chúng ta thấy hiệu quả sử dụng HTK của Công ty không ổn định qua các năm. Số vòng quay HTK và số ngày một vòng quay HTK là chỉ tiêu thể hiện rõ nét nhất. Nếu như trong năm 2006, tốc độ lưu chuyển của HTK là 1,52 vòng/năm thì vào năm 2007 con số này đã tăng lên gấp đôi đạt 3,18 vòng/năm tăng 1,66 vòng, tương ứng làm giảm số ngày một vòng quay HTK từ 237,21 ngày vào năm 2006 xuống còn 113,37 ngày vào năm 2007. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ trong năm 2007 công tác quản lý và sử dụng HTK của Công ty tốt hơn, khả năng hoán chuyển thành tiền của khoản mục này nhanh hơn so với năm 2006. Nhưng đến cuối năm 2008 số vòng quay HTK đã giảm xuống, thậm chí còn thấp hơn năm 2006 chỉ còn 1,51 vòng/năm. Chính vì vậy đã làm cho HHTK tăng lên 124,25 ngày. Điều này có nghĩa là thời gian để chuyển đổi HTK thành tiền dài nên việc đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn vào năm 2008 gặp khó khăn, chứng tỏ tình hình quản lý và sử dụng HTK của đơn vị là chưa tốt. Tuy nhiên điều này cũng do một số nguyên nhân khách quan sau:
Thứ nhất, do đầu năm 2009 Công ty phải xuất bán sản phẩm cho các đối tác trong và ngoài nước theo đơn đặt hàng đã nhận trong năm. Mà quy mô mở rộng nên lượng nguyên vật liệu mua vào tăng cao cũng là điều dễ hiểu.
Thứ hai, để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như để có thể chủ động trong việc cung ứng hàng hóa buộc Công ty phải sản xuất sản phẩm hoàn thành trước thời gian hợp đồng. Đó cũng là lý do tại sao lượng thành phẩm vào cuối năm tăng cao như vậy.
Thứ ba, do đặc điểm sản phẩm của Công ty là có chu kỳ sản xuất dài nên có khi đang trong quá trình sản xuất vào cuối niên độ kế toán dẫn đến chi phí sản xuất dở dang tăng cao.
Là một đơn vị kinh doanh thương mại, thị trường luôn biến động, nhu cầu thị hiếu của khách hàng ngày càng tăng cao, bên cạnh đó hàng hóa của Công ty có thể bán được rất nhanh theo mùa vụ, do vậy việc dự trữ một lượng hàng lớn là điều dễ hiểu nhằm phục vụ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Do đó việc quản lý và sử dụng HTK tại Công ty là một việc khó khăn mà quan trọng nhất là xác định mức dự trữ HTK cho mỗi bộ phận HTK sao cho hợp lý, điều này phụ thuộc rất nhiều vào uy tín và những nổ lực chiếm lĩnh thị trường của Công ty bây giờ và trong tương lai. Để có được mức độ dự trữ hợp lý HTK cho mỗi kỳ kinh doanh, Công ty cần kết hợp chặt chẽ các bộ phận liên quan trong đó bao gồm phòng kinh doanh có như vậy mới nâng cao được hiệu quả quản lý HTK, tránh lãng phí cho Công ty.
2.2.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu
a. Số vòng quay khoản phải thu khách hàng
Khi đó:
b. Số ngày một vòng quay khoản phải thu
Khi đó:
Từ việc tính toán trên ta có bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.10: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
CL 2007/2006
CL 2008/2007
1. Doanh thu thuần
14.129.898.483
20.703.692.110
21.100.898.992
6.573.793.627
397.206.882
2. Giá trị khoản phải thu khách hàng
3.680.317.467
4.983.175.895
921.979.090
1.302.858.428
-4.061.196.805
3. Số vòng quay khoản phải thu khách hàng (3) = (1)/(2)
3,84
4,15
22,89
0,32
18,73
4. Số ngày một vòng quay khoản phải thu KH (4) = 360/(3)
93,77
86,65
15,73
-7,12
-70,92
Trong sản xuất kinh doanh, vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt, có nghĩa là giảm ghánh nặng trả lãi vay ngân hàng, chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của các khoản phải thu càng nhanh.
Qua bảng số liệu trên ta thấy trong 3 năm qua tình hình quản lý nợ phải thu khách hàng của Công ty đạt được hiệu quả cao và biến đổi theo chiều hướng tốt hơn. Thể hiện qua sự tăng lên của số vòng quay của khoản phải thu khách hàng và sự giảm xuống của số ngày một vòng quay. Từ năm 2006-2008 Hphthu đều tăng lên qua các năm, nếu trong năm 2006 chỉ đạt 3,84 vòng/năm thì sang năm 2007 đã đạt được 4,15 vòng/năm và đạt được con số cao nhất 22,89 vòng/năm ở năm 2008. Sở dĩ chỉ tiêu này có sự thay đổi tốt như vậy là vì:
Trong năm 2007, mặc dù khoản phải thu khách hàng tăng lên so với năm 2006 1.302.858.428đ nhưng do trong năm Công ty đã tiêu thụ được một lượng hàng đáng kể, tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu nên đã làm cho số vòng quay khoản phải thu khách hàng tăng 0,32 vòng.
Đến năm 2008, nhờ công tác tiêu thụ thuận lợi, sản phẩm Công ty ngày càng đa dạng phong phú lại được nhiều khách hàng biết đến nên doanh số trong năm tăng lên 397.206.882đ so với năm 2007. Bên cạnh đó các khách hàng lại thanh toán trước thời hạn cũng góp phần làm cho số vòng quay khoản phải thu tăng 18,73 vòng. Chính vì vậy đã làm cho số ngày của một vòng quay khoản phải thu giảm xuống từ 93,77 vòng vào năm 2006 xuống 86,65 ngày năm 2007 và chỉ còn 15,73 ngày năm 2008. Đây là dấu hiệu tốt thể hiện nổ lực của Công ty trong việc chú trọng cũng như đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, giảm ứ đọng vốn góp phần nâng cao hơn nữa số vòng quay vốn cho năm 2009. Ngoài ra việc giảm số vòng quay khoản phải thu cũng có nghĩa là giảm gánh nặng trả lãi ngân hàng, góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu của năm 2006 thì cần phải mất 93,77 ngày, còn năm 2007 còn 86,65 ngày với số ngày lớn hơn thời gian quy định của Công ty, ở Công ty quy định hiện nay chỉ cho khách hàng nợ không quá 30 ngày. Vì vậy việc thu hồi nợ năm 2006-2007 tương đối chậm. Cho nên Công ty cần tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ cho đúng hạn, có thể bằng cách lập kế hoạch tín dụng bán hàng như trả tiền trước thời hạn trong vòng bao nhiêu ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán còn nếu như trả chậm hơn so với thời hạn thì sẽ bị tính lãi suất nhằm chuyển đổi khoản phải thu thành tiền nhanh hơn và trong năm 2008 Công ty đã làm được điều đó với số ngày của một vòng quay khoản phải thu khách hàng chỉ mất 15,73 ngày, sớm gần một nửa thời hạn tín dụng của Công ty. Vì vậy Công ty cần phát huy.
Từ những phân tích trên ta có thể tổng hợp tổng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ qua bảng sau:
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
31/12/2008
CL 2007/2006
CL 2008/2007
1. Doanh thu thuần
14.129.898.483
20.703.692.110
21.100.898.992
6.573.793.627
397.206.882
2. Lợi nhuận thuần tư hoạt động kinh doanh
534.550.986
723.973.874
795.700.616
189.422.888
71.726.742
2. Lợi nhuận sau thuế
468304461
680.888.679
692.860.627
212.584.218
11.971.948
3. Vốn lưu động
12.106.010.242
11.026.453.284
15.808.075.266
-1.079.556.958
4.781.621.982
4. Số vòng quay VLĐ
1,17
1,88
1,33
0,71
-0,54
5. Số ngày một vòng quay VLĐ
308,44
191,73
269,70
-116,71
77,97
6. Tỷ suất sinh lời VLĐ
3,87
6,18
4,38
2,31
-1,79
Qua các chỉ tiêu tài chính trên đã cho chúng ta thấy phần nào bức tranh hoạt động của Công ty trong việc quản lý và sử dụng VLĐ. Xét về cơ bản hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty trong một vài năm vừa qua biến động không ổn định. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng VLĐ ngay từ khâu xác định nhu cầu vốn, huy động vốn đến khâu sử dụng VLĐ để hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn.
So sánh với các chỉ tiêu tương ứng của ngành cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty còn chưa cao, cả về tốc độ luân chuyển và sức sinh lợi của VLĐ. Sức sinh lợi của Công ty còn thấp. Tốc độ luân chuyển vốn chậm, thời gian của vòng luân chuyển vốn dài như năm 2006 phải mất 308,44 ngày, năm 2007 có giảm xuống còn 191,73 ngày song năm 2008 lại tăng lên 269,70 ngày. Vì vậy cần thu ngắn thời gian luân chuyển VLĐ hơn nữa.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TM HÀ THANH
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
Là một doanh nghiệp thương mại chuyên sản xuất, kinh doanh hàng lâm sản, xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, trải qua quá trình thành lập mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh song Công ty đã không ngừng cố gắng phát triển và nâng cao trình độ quản lý để phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội. Năm 2008 Công ty đã thu được những kết quả như sau:
- Trong hoạt động kinh doanh Công ty đã tạo được uy tín lớn, có mối quan hệ với nhà cung cấp và ngân hàng tạo điều kiện cho việc quay vòng vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
- Lượng vốn lưu động trong năm qua tăng hơn so với 2 năm trước điều đó cho thấy sự chú trọng trong khâu dự trữ vốn đã tốt hơn.
- Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường, sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn sẽ góp phần tăng doanh thu cao hơn chi phí, tối đa hóa lợi nhuận.
- Đối với khoản mục tiền của Công ty năm 2008 so với năm 2007 đã tăng lên một lượng 584.221.583đ ( tương ứng tỷ lệ 536,91% ). Sự tăng lên của khoản mục VBT đã góp phần làm cho giá trị tài sản năm 2008 tăng lên. Khoản mục này có vai trò quan trọng trong thanh toán, trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì thế Công ty nên giữ một lượng tiền đủ để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Công tác thu hồi nợ đã được chú trọng và quản lý tốt hơn nên đã giúp cho kỳ thu tiền bình quân của Công ty trong năm qua giảm xuống đáng kể chỉ còn 15,73 ngày trong khi thời hạn tín dụng của Công ty là 30 ngày. Và mặc dù Công ty chưa có chính sách tín dụng mới cho khách hàng nhưng với những khách hàng quen thuộc và làm ăn lâu dài vẫn được duy trì đảm bảo.
Tuy nhiên song song với những thành tựu đạt được như trên Công ty không thể tránh khỏi những yếu tố tiêu cực tác động tù môi trường bên ngoài. Thông qua số liệu phân tích các chỉ tiêu ta thấy tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty vẫn còn vài điểm hạn chế nhất định. Cụ thể như sau:
3.1.1. Công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền
Qua 3 năm phân tích 2006, 2007 và 2008 ta nhận thấy rằng lượng vốn bằng tiền tại quỹ của Công ty tại thời điểm cuối năm tăng cao, đặc biệt là năm 2008. Vì vậy đơn vị phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng vốn bằng tiền nhiều như vậy. Ta có thể ước tính nhu cầu vốn bằng tiền cho năm đến bằng cách sử dụng phương pháp ước tính bằng tỉ lệ phần trăm trên doanh thu.
3.1.2. Công tác quản lý và sử dụng các khoản phải thu
Mặc dù kỳ thu tiền bình quân năm 2008 là 15,73 ngày chưa vượt qua mức quy định thời hạn tín dụng của Công ty. Tuy nhiên tỷ trọng các khoản phải thu của Công ty trong tổng tài sản lưu động vẫn còn cao đứng thứ hai sau HTK, do đó Công ty nên lập chính sách tín dụng bán hàng như trả trước thời hạn trong vòng bao nhiêu ngày sẽ được hưởng chiết khấu thanh toán, nhằm chuyển đổi khoản phải thu thành tiền nhanh hơn nữa.
3.1.3 Quản lý và sử dụng hàng tồn kho
Là một doanh nghiệp thương mại chuyên sản xuất và chế biến các mặt hàng lâm sản nên lượng HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSLĐ là điều không thể tránh khỏi. Sở dĩ lượng HTK tại thời điểm cuối năm chiếm tỷ trọng cao như vậy là vì Công ty đang trong giai đoạn sản xuất với mức độ cao, số lượng đơn đặt hàng phải xuất bán đầu năm sau nhiều. Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng HTK của Công ty trong năm 2008 thấp hơn so với những năm trước. Tình hình tồn kho NVL và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm tăng mạnh cho thấy Công ty vẫn phải lập kế hoạch sản xuất chặt chẽ, kiểm soát công tác quản lý và sử dụng NVL cho hợp lý, ta có thể lập dự toán cụ thể như dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất, dự toán chi phí nguyên vật liệu...
Như vậy trên cơ sở phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ 3 năm 2006, 2007 và 2008 phần nào cho chúng ta thấy bức tranh hoạt động của Công ty trong việc quản lý và sử dụng VLĐ. Bên cạnh những mặt đạt được thì những hạn chế vẫn tồn tại. Vì thế việc nghiên cứu tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là điều hết sức cần thiết.
Song với vị trí là một sinh viên trong khả năng giới hạn về kiến thức, thời gian, mặt khác việc phân tích vốn lưu động để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động là một vấn đề rất khó khăn vì VLĐ dùng cho hoạt động kinh doanh là rất cần thiết đối với doanh nghiệp và nó tác động đến rất nhiều lĩnh vực và hiệu quả đem lại là rất lớn, vì thế em xin đưa ra một số biện pháp của mình để tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả và sử dụng VLĐ như sau:
3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY
- Một số biện pháp quản lý VLĐ:
+ Định kỳ phải kiểm kê, đánh giá lại toàn bộ vật tư, hàng hóa, tiền và các khoản phải thu để xác định số VLĐ hiện có. Trên cơ sở đó đối chiếu với sổ sách để có hướng điều chỉnh hợp lý.
+ Tính toán tương đối chính xác nhu cầu VLĐ cho năm kế hoạch cũng như có kế hoạch sử dụng số vốn đó.
+ Xác định nhu cầu VLĐ để Công ty chủ động tìm các nguồn tài trợ. Muốn có nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh Công ty phải thường xuyên thiết lập mối quan hệ với các đơn vị tài chính, ngân hàng, có chiến lược thu hút vốn từ ngân sách nhà nước cũng như từ nội bộ.
Đối với ngân hàng: Công ty cần có kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để xin vay vốn ngắn hạn tạm trữ vật tư, hàng hóa. Công ty phải thiết lập và trình bày các dự án có tính khả thi cao nhằm tìm kiếm các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi phục vụ cho đầu tư chiều sâu và phát triển lâu dài.
Đối với ngân sách: Công ty cần đưa ra những phương hướng phát triển, các luận án kinh tế vừa phát triển công ty, vừa phát triển kinh tế tỉnh nhà.
Thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành trái phiếu cho công nhân viên.
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ:
+ Lập kế hoạch thu chi tiền mặt, xác định lượng tiền dự trữ hợp lý, không để lượng tiền nhàn rỗi nhiều, phải nhanh chóng đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tăng số vòng quay vốn. Công ty có thể sử dụng mua hàng trả tiền sớm để hưởng chiết khấu, giảm giá, trả bớt các khoản nợ.
+ Cần kiểm tra chặt chẽ hơn tình hình thanh toán, lên kế hoạch thu hồi nợ nhanh tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng quá lâu. Sau khi thu hồi công nợ phải đưa nhanh vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
+ Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn tránh tình trạng khách hàng từ chối thanh toán, dây dưa trong thanh toán.
+ Có biện pháp mua hàng thanh toán ngay được hưởng ưu đãi, hoa hồng, giảm giá, hưởng các khoản chiết khấu khi thanh toán trước hạn...Trong chừng mực nhất định chi tiền cho việc thu tiền sẽ làm cho thời gian thu tiền lại, giảm các khoản phải chi để dự trữ phải thu nợ khó đòi, giảm tổn thất nợ khó đòi sẽ tiết kiệm được chi phí.
+ Tính toán nhu cầu tiêu thụ để dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lý, tránh được HTK quá cao.
+ Những hàng hóa, vật tư tồn đọng lâu ngày do kém phẩm chất hay không phù hợp với nhu cầu sử dụng Công ty cần chủ động giải quyết. Hàng hóa ứ đọng trước đây quá cao thì nên giảm giá để giảm giá trị của lượng hàng hóa này, phần chênh lệch thiếu phải được xử lý và kịp thời bù đắp góp phần bổ sung nguồn vốn lưu động.Cụ thể:
3.2.1 Biện pháp 1: “ Dự đoán nhu cầu vốn lưu động”
VLĐ đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại từng thời điểm mà cần có một lượng vốn lưu động nhất định. Nếu thiếu VLĐ có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất, còn dư thừa VLĐ sẽ gây ra tình trạng tồn đọng VLĐ làm hiệu quả sử dụng VLĐ giảm, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định nhu cầu VLĐ trước mỗi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là cần thiết.
Trên thực tế cho thấy, năm 2008 Công ty đã huy động thừa VLĐ so với nhu cầu, làm giảm hiệu quả sử dụng của VLĐ. Chính vì vậy mà Công ty cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu VLĐ và khắc phục tình trạng mắc phải như năm 2008. Trong ngắn hạn, Công ty có thể áp dụng một số phương pháp xác định nhu cầu VLĐ đơn giản như phương pháp phần trăm trên doanh thu và phương pháp hồi quy đơn biến. Tuy nhiên trong bài này em chỉ xin trình bày phương pháp phần trăm trên doanh thu. Phương pháp này gồm có hai bước:
Bước 1: Dựa vào BCĐKT năm 2008 tính tỷ lệ phần trăm các khoản mục có mối quan hệ trực tiếp với doanh thu. Với doanh thu năm 2008 là 21.100.898.992đ
Bảng 3.1: BẢNG TÍNH TỶ LỆ % CÁC KHOẢN MỤC CÓ QUAN HỆ TRỰC TIẾP VỚI DOANH THU
Tài sản
Số tiền
% trên
doanh thu
Nguồn vốn
Số tiền
% trên doanh thu
1. Tiền
693.032.498
3,28
1. Nợ ngắn hạn
(không kể nợ vay)
3.857.583.120
18,28
2. Các khoản đầu tư tài chính
5.000.000
0,02
3. Các khoản phải thu
2.712.845.107
12,86
4. Hàng tồn kho
12.099.084.521
57,34
5. Tài sản lưu động khác
388.113.140
1,84
Tổng cộng
15.898.075.266
75,34
Tổng cộng
3.857.583.120
18,28
Bước 2: Trên cơ sở dự báo kế hoạch tăng doanh thu năm 2009 xác định nhu cầu VLĐ tạm thời cho năm này.
Ta có kế hoạch tăng doanh thu của Công ty năm 2009 so với năm 2008 là 30% như vậy doanh thu theo kế hoạch năm 2009 là:
21.100.898.992 + 21.100.898.992 * 30% = 27.431.168.689đ
Khi đó nhu cầu VLĐ năm 2009 là: 75,34% * 27.431.168.689 = 20.667.497.845đ
Do vậy VLĐ phải huy động thêm trong năm 2009 là:
20.667.497.845 – 15.898.075.266 = 4.769.422.579đ
Từ việc tính toán trên ta có thể lập bảng xác định nhu cầu VLĐ cho năm 2009 như sau:
Bảng 3.2: BẢNG ƯỚC TÍNH NHU CẦU VÓN LƯU ĐỘNG NĂM 2009
Tài sản
Số tiền
CL so
với trước
Nguồn vốn
Số tiền
CL so
với trước
1. Tiền
900.942.247
207.909.749
1. Nợ ngắn hạn (không kể nợ vay)
5.014.417.636
1.156.834.516
2. Các khoản đầu tư tài chính
6.500.000
1.500.000
3. Các khoản phải thu
3.526.698.639
813.853.532
4. Hàng tồn kho
15.728.809.877
3.629.725.356
5. Tài sản lưu động khác
504.547.082
116.433.942
Tổng cộng
20.667.497.845
4.769.422.579
Tổng cộng
5.014.417.636
1.156.834.516
Tóm lại việc dự đoán nhu cầu VLĐ là thiết thực đối với Công ty. Đảm bảo đầu tư lượng vốn lưu động, tránh tình trạng thiếu hay thừa VLĐ cho hoạt động kinh doanh, đảm bảo quá trình sản xuất của Công ty tiếp diễn liên tục. Đồng thời đảm bảo việc sử dụng VLĐ hiệu quả và tiết kiệm, là cơ sở để đánh giá hiệu quả quản trị VLĐ của Công ty.
3.2.2. Biện pháp 2: “ Ước tính nhu cầu VBT”
Tiền là một phần quan trọng trong lưu thông, đáp ứng các nhu cầu thanh toán và chi tiêu tại doanh nghiệp. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là cần phải có một lượng tiền là bao nhiêu để hiện tại và trong tương lai doanh nghiệp có thể hoạt động liên tục và có hiệu quả và không còn cách nào khác là phải tiến hành dự toán dòng tiền thu vào, chi ra theo dự tính và từ đó thể hiện khả năng trả thu nhập cho người lao động, thanh toán bằng tiền cho nhà cung cấp và các khoản chi tiêu khác. Để quản lý ta có thể đưa ra mức tiền mặt dự kiến trong một khoảng có nghĩa là lượng tiền mặt có thể sẽ dao động từ mức cao nhất đến mức thấp nhất, ta có thể sử dụng phương pháp ước tính tỷ lệ % trên doanh thu.
3.2.2.1 Phương pháp ước tính nhu cầu VBT
Vì ước tính nhu cầu VBT cho năm 2009 mang tính chất ngắn hạn do vậy ta có thể sử dụng phương pháp ước tính bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. Các bước tiến hành dự đoán nhu cầu VBT theo phương pháp tỷ lệ phần trăm trên doanh thu:
- Dựa vào BCĐKT lập kế hoạch tăng doanh thu trong năm.
- Tính tỷ lệ phần trăm VBT trên doanh thu của 2 năm gần nhất.
- Xác định lượng VBT ở mức dao động cao nhất và thấp nhất ( của 2 năm gần nhất ).
- Mức VBT cho kế hoạch năm.
3.2.2.2 Thực hiện ước tính nhu cầu VBT năm 2009
Thực hiện ước tính lượng VBT dự trữ cho năm 2009, để xác định ta lấy 2 năm gần nhất 2007, 2008.
+ Kế hoạch tăng doanh thu của Công ty năm 2009 so với năm 2008 là 30% như vậy doanh thu theo kế hoạch năm 2009 là:
21.100.898.992 + 21.100.898.992*30% = 27.431.168.689đ
+ Tỷ lệ VBT trên doanh thu của Công ty qua 2 năm 2007, 2008 như sau:
+ Mức dao động lượng VBT tại mức cao nhất và thấp nhất:
Tại mức cao nhất: 27.431.168.689 x 3,28% = 899.742.332,7đ
Tại mức thấp nhất: 27.431.168.689 x 0,53% = 145.385194đ
+ Mức VBT cho kế hoạch năm 2009 là:
Lượng VBT
899.742.332,7ñ
522.563.763,4ñ
145.385.194ñ
Thôøi gian
Giôùi haïn treân
Möùc tieàn theo thieát keá
Giôùi haïn döôùi
Sơ đồ 3.1: SƠ ĐỒ THEO DÕI SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LƯỢNG VBT
Nhìn vào đồ thị ta thấy mức tiền lên xuống không thể dự toán được cho đến khi nó đạt mức giới hạn trên. Tại mức giới hạn trên Công ty có thể sử dụng số tiền vượt quá ở mức thiết kế để mua chứng khoán, gửi ngân hàng lấy lãi và cân đối mức tiền dự kiến. Với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cân đối tiền lại dao động cho đến khi tụt xuống giới hạn dưới là điểm mà Công ty cần phải có sự bổ sung tiền để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết, do vậy tại giới hạn dưới Công ty phải đi vay ngắn hạn để có một lượng tiền ở mức dự kiến. Như vậy mô hình này cho phép việc nắm giữ tiền ở mức độ hoàn toàn tự do trừ khi nó đạt đến mức giới hạn trên và dưới.
Tóm lại với doanh thu là 27.431.168.689đ ta chỉ cần dự trữ lượng tiền là 522.563.763,4đ.
3.2.3. Biện pháp 3: “ Giảm thiểu tỷ trọng các khoản phải thu”
* Mục tiêu của biện pháp: giảm được số vốn của Công ty bị khách hàng chiếm dụng, chuyển các khoản phải thu thành tiền để trả nợ.
Kết quả: giảm được chi phí trả lãi suất vốn vay, tăng vòng quay của VLĐ.
* Giải pháp thực hiện:
Để giải quyết kịp thời yêu cầu của quá trình sản xuất, ngoài việc sử dụng vốn cố định ra, việc sử dụng VLĐ là yêu cầu cần thiết. Qua phân tích cho thấy trong năm 2008 các khoản phải thu của Công ty chiếm tỷ trọng 17,16% trong tổng số VLĐ và đầu tư ngắn hạn. Trong các khoản phải thu thì khoản trả trước cho người bán là 1.790.866.017đ chiếm 66,01% và khoản phải thu khách hàng là 921.979.090đ chiếm 33,99%.
Từ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy trong năm 2008 doanh thu của Công ty đạt hơn 21 tỷ đồng, khoản phải thu giảm còn 2,7 tỷ đồng chứng tỏ trong năm Công ty đã tích cực tìm biện pháp tăng doanh thu và quản lý công nợ tốt. Tuy nhiên vốn nằm trong khoản phải thu đặc biệt là khoản phải thu khách hàng thì không có khả năng sinh lãi, lại có nguy cơ mất nếu xảy ra tình trạng khó đòi. Trong khi đó để thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục Công ty phải vay vốn để hoạt động sản xuất, mua hàng hóa và những chi phí cần thiết khác, vì thế Công ty phải chịu một khoản chi phí về lãi vay. Cho nên vấn đề đặt ra cho Công ty là làm sao giảm tỷ trọng các khoản phải thu hơn nữa để thu hồi vốn tiếp tục đầu tư vào quá trình kinh doanh tăng khả năng sinh lãi nhằm mang lại lợi nhuận cho Công ty cao nhất.
Để hạn chế cho việc đi vay nợ đầu tư cho hoạt động sản xuất, Công ty cần tích cực tăng cường các biện pháp để thu hồi nhanh công nợ. Đây là mục tiêu đặt ra cho các nhà quản lý trong chính sách bán hàng và thu hồi công nợ sao cho việc thanh toán được thanh toán nhanh gọn nhất, giảm được lãi tiền vay.
Thời gian trung bình để thu hồi các khoản nợ của khách hàng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến vốn vay và lãi suất. Vì vậy Công ty cần phải đưa ra các chính sách ưu đãi với những khách hàng thường xuyên của Công ty và thanh toán tiền đúng hạn. Để giảm thời gian thanh toán chậm Công ty cần đưa ra các giải pháp sau:
- Trước khi ký hợp đồng mua bán cần tìm hiểu tình hình tài chính của các chủ thể xem có đủ khả năng thanh toán tiền hàng đúng hạn hay không. Đối với những khách hàng đặt hàng với khối lượng lớn, như đòi các dịch vụ có thời gian thực hiện dài và tốn kém, Công ty cần phải đòi các khoản ứng trước và những cam kết một cách chắc chắn rằng khách hàng đó sẽ thanh toán cho doanh nghiệp.
- Khi làm hợp đồng ký kết cần ghi rõ thời hạn trả tiền, nếu đến hạn chưa thanh toán hết thì khách hàng phải chịu thêm một lãi suất của khoản tiền chưa thanh toán hết bằng lãi suất vay ngân hàng.
- Khi đến hạn thanh toán Công ty làm văn bản đòi nợ gửi đến khách hàng, gọi điện thoại, nếu khách hàng không trả thì sau một thời gian lại làm văn bản trong đó ghi số tiền khách hàng nợ cùng với số lãi đã được tính gửi đến cho các khách hàng.
- Giảm giá cho những khách hàng thường xuyên của Công ty.
- Thưởng cho những người đến thanh toán tiền hàng sớm và đúng hạn.
- Công ty cử cán bộ đi đôn đốc thu hồi nợ, có khuyến khích khen thưởng theo tỷ lệ % số tiền đòi được.
- Nếu gặp trường hợp nợ khó đòi do khách hàng khó khăn về tài chính và xét về lâu dài khách hàng không có khả năng trả nợ thì Công ty cũng cần chấp nhận phương thức đòi nợ bằng cách chiết khấu dần, nhằm thu hồi lại các khoản nợ khó đòi.
- Công ty cần lập kế hoạch và quản lý các khoản nợ khó đòi. Muốn vậy kế toán có thể sử dụng phương pháp ước tính nợ khó đòi theo thời gian nợ của từng khách hàng. Đây là phương pháp theo dõi chi tiết thời gian nợ của từng khách hàng, qua đó xây dựng tỷ lệ nợ khó đòi cho từng khoảng thời gian cụ thể.
Theo phương pháp này, Công ty lập một bảng kê theo dõi tất cả các khoản phải thu của khách hàng, số tiền nợ, thời điểm thu nợ và thời gian trễ hạn. Sau đó phân loại thời gian trễ hạn theo từng khoản ( 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày, 120 ngày...) và dựa vào kinh nghiệm để ước tính tỷ lệ mỗi loại có thể trở thành nợ khó đòi. Nguyên tắc chung là thời gian nợ quá hạn càng lớn thì tỷ lệ nợ khó đòi càng cao.
Ví dụ: Có bảng theo dõi tình hình trả nợ của từng khách hàng vào cuối năm như sau:
Bảng 3.3: THEO DÕI TÌNH HÌNH TRẢ NỢ CỦA TỪNG KHÁCH HÀNG
Đvt: triệu đồng
Tên KH
Tổng nợ
Chưa đến hạn
Quá hạn từ1-30 ngày
Quá hạn từ 31-60 ngày
Quá hạn từ61-90 ngày
Quá hạnhơn 90 ngày
A
1.000
500
200
300
B
2.000
800
1.000
200
C
3.000
2.000
200
100
300
400
D
4.000
1.500
500
1.000
600
400
Tổng
10.000
4.800
1.700
1.300
1.100
1.100
Bảng 3.4: BẢNG ƯỚC TÍNH NỢ KHÓ ĐÒI
Đvt: triệu đồng
Khoảng thời gian chưa
đến hạn
Tổng nợ
Tỷ lệ nợ khó đòi
ước tính
Số tiền
Chưa đến hạn
4.800
1%
48
Quá hạn 1-30 ngày
1.700
5%
85
Quá hạn 31-60 ngày
1.300
10%
130
Quá hạn 61-90 ngày
1.100
20%
220
Quá hạn > 90 ngày
1.100
30%
330
Tổng cộng
10.000
813
3.2.4 Biện pháp 4 : Giảm bớt hàng tồn kho
Qua phân tích khoản mục hàng tồn kho năm 2008 ở chương 2 ta thấy: Hàng tồn kho ở Công ty chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động cụ thể là năm 2006 hàng tồn kho là 8.008.318373đ chiếm 66,15%, năm 2007 hàng tồn kho là 5.845.934.539đ chiếm 53, 02 %, năm 2008 giá trị hàng tồn kho là 12.009.084.521đ chiếm 75,97% trong tổng tài sản lưu động.
Như vậy ta thấy lượng hàng tồn kho năm 2008 lớn nhất lại chiếm đến 75,97% trong tổng TSLĐ, điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng TSLĐ của Công ty. Do đó Công ty cần phải quản lý sử dụng HTK hiệu quả hơn.
Xem xét số liệu nhận thấy tình hình nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm trong năm này tăng mạnh. Vì vậy để giảm giá trị HTK ta cần có kế hoạch sản xuất cụ thể và hợp lý hơn. Công ty nên lập dự toán cho từng đối tượng và từng bộ phận cụ thể.
Đối với nguyên vật liệu tồn kho: vì sản phẩm của Công ty chế biến có chu kỳ sản xuất dài vì thế đòi hỏi Công ty phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tình hình sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu để tránh tình trạng mất mát, lãng phí. Công ty có thể lập dự toán cho tình hình sản xuất thu mua NVL, giảm chi phí đầu vào của NVL bằng cách lựa chọn các nhà cung ứng có chi phí thấp. Có kế hoạch đảm bảo duy trì cung ứng NVL với chi phí thấp ổn định trong dài hạn. Mặt khác việc sử dụng NVL tiết kiệm hợp lý sẽ mang lại hiệu quả trong việc sử dụng vốn cho Công ty.
Đối với chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong các đơn vị hoạt động sản xuất, vì vậy Công ty cần xây dựng mô hình lập kế hoạch sản xuất hiệu quả, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ sản xuất để giảm lượng sản phẩm dở dang trong quá trình sản xuất như dựa vào tình hình dự báo tiêu thụ mà Công ty nên lập dự toán tiêu thụ trên cơ sở đó có kế hoạch về số lượng sản phẩm cần sản xuất.
Để quản lý tốt HTK, có nhiều mô hình ứng dụng như mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ), mô hình cung cấp theo nhu cầu sản xuất (POQ), mô hình khấu trừ theo sản lượng... nhưng dưới đây em đưa ra mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ) phù hợp với Công ty hơn vì thích hợp cho loại tồn kho mà việc đặt hàng được thực hiện không liên tục, những lần cung cấp NVL, hàng hóa là bằng nhau và đặt hàng có thể dự trữ để sử dụng cho thời kỳ hoạch định. Đây là lượng hàng tối ưu sao cho chi phí tồn kho thấp nhất, nó dựa trên cơ sở ước lượng mức sử dụng, chi phí đặt hàng và chi phí duy trì tồn kho. Mô hình EOQ được áp dụng với các điều kiện giả định như sau:
Nhu cầu vật tư biết trước ổn định
Thời gian vận chuyển không thay đổi
Số lượng của một đơn hàng được vận chuyển một chuyến
Không có việc khấu trừ theo sản lượng
Không có việc thiếu hàng tồn kho
Mô hình này giải quyết 2 vấn đề cơ bản: Lượng hàng cần mua tối ưu và thời điểm đặt hàng lại (ROP).
Gọi: - Q: Số lượng hàng của một đơn hàng
- S: Chi phí cho mỗi lần đặt hàng, bao gồm chi phí thủ tục giấy tờ, kiểm nhận hàng hóa, chi phí chuẩn bị phương tiện để thực hiện một đơn hàng, chi phí khác...
- D: Nhu cầu vật tư trong năm.
- Cđh: Chi phí đặt hàng
- H: Chi phí bảo quản cho mỗi đơn vị hàng tồn, bao gồm chi phí thuê kho, chi phí sử dụng máy móc thiết bị trong kho, chi phí lao động, thuế-bảo hiểm, chi phí mất mát, hư hỏng...
- Ctt: Chi phí tồn trữ trong năm
- TC: tổng chi phí về hàng tồn kho
Khi đó ta có:
Gọi Q* là sản lượng tối ưu mà tại đó lượng hàng tồn kho có chi phí thấp nhất.
Tức là: TC = Cđh + Ctt min
hay : Cđh = Ctt
hoặc
Từ đó suy ra:
Như vậy với lượng hàng dự trữ thì chi phí đặt hàng là thấp nhất.
Giả định rằng nhu cầu gỗ mỗi năm của Công ty là 150.000 tấn, chi phí cho mỗi lần đặt hàng là 10.000.000đ, chi phí bảo quản cho mỗi tấn gỗ là 50.000đ.
Vậy mức đặt hàng tối ưu cho mỗi đơn hàng là:
Như vậy Công ty nên đặt hàng với số lượng 15.492 tấn cho mỗi lần đặt hàng để giảm thiểu chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản.
Khi đó:
Số lần đặt hàng trong năm của Công ty là:
Chi phí đặt hàng trong năm là:
Chi phí bảo quản trong năm là:
Số lượng gỗ cần sử dụng trong năm của Công ty là 150.000 tấn và giả sử số ngày làm việc trong năm là 360 ngày. Nên số lượng gỗ được dùng mỗi ngày là:
150.000 : 360 = 417 ( tấn/ngày )
Ở Công ty thường mất 3 ngày để vận chuyển, do đó Công ty thường đặt hàng sớm hơn trước khi tồn kho cạn sạch. Thời điểm đặt hàng lại của Công ty:
ROP = Thời gian vận chuyển x Lượng gỗ dùng mỗi ngày
= 3 x 417 = 1.251 tấn
Như vậy Công ty phải đặt hàng lại khi nào trong kho chỉ còn 1.251 tấn gỗ. Trên thực tế nhu cầu vật tư không biết chắc được cho nên Công ty cần có dự trữ an toàn để cho quá trình sản xuất được liên tục. Do đó Ban lãnh đạo Công ty quyết định mức dự trữ an toàn là 500 tấn. Nên điểm đặt hàng mới là:
Còn đối với những vật tư khác ta cũng có cách tương tự, nhưng chỉ giới hạn ở những vật tư có số lượng sử dụng lớn và thường xuyên.
Ngoài ra còn có một hệ thống được sử dụng để theo dõi mức tồn kho là hệ thống ABC. Hệ thống này được sử dụng để phân loại các HTK để đảm bảo các loại HTK quan trọng sẽ được theo dõi thường xuyên.
3.2.5 Biện pháp 5: “ Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ”
Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ tức là rút ngắn thời gian của VLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số lượng VLĐ trong luân chuyển.
Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ là điều kiện rất quan trọng để phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. Bởi vì số lượng VLĐ nhiều hay ít trong điều kiện sản xuất kinh doanh nhất định phụ thuộc vào yếu tố tốc độ luân chuyển của vốn. Công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà không cần bổ sung thêm vốn.
Qua phân tích ở phần 2.2 ta thấy hiện nay hiệu quả quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty chưa cao, tốc độ luân chuyển VLĐ còn chậm. Vì vậy đơn vị cần có một vài bộ phận nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ đặc việc là việc đẩy mạnh tiêu thụ sẽ góp phần tăng doanh thu, giảm bớt lượng hàng tồn kho ứ đọng, vòng quay của vốn sẽ nhanh hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Từ lý do trên mà việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu là quan trọng và cấp thiết trong thời gian tới, do đó em xin đưa ra một số biện pháp sau:
Mở rộng thị trường tiêu thụ
Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là một việc làm tất yếu và cần thiết. Hiện nay hoạt động tiêu thụ chủ yếu của Công ty là xuất bán trực tiếp cho các đơn đặt hàng trong và ngoài nước. Vì vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Công ty cần có thêm hoạt động bán sỉ, bán buôn không chỉ để tăng doanh số bán mà còn để nhằm tìm kiếm nhiều thị trường, có thêm nhiều khách hàng mới lạ, nhiều đối tác kinh doanh để từ đó có những bước đột phá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm không chỉ đối với khách hàng trong khu vực miền Trung mà còn thêm khách hàng ở các khu vực khác. Đồng thời Công ty nên chú trọng công tác nghiên cứu, thăm dò thị trường mới nếu có điều kiện thuận lợi trong việc xúc tiến tiêu thụ thì nên mở các văn phòng đại diện, các thị trường mới có khả năng hợp tác với công ty.
Mặt khác, Công ty cần khai thác tối đa thị trường nội địa, tìm hiểu nghiên cứu điều tra nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, đặc biệt là các tầng lớp dân cư, cần phải chú trọng hơn nữa về mặt giá cả, chất lượng sản phẩm, điều quan trọng hơn là Công ty cần có những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng, với những khách hàng mua hàng với số lượng lớn Công ty cần xây dựng một chính sách chiết khấu, giảm giá hay có các giải thưởng có giá trị nhằm thu hút khách hàng về phía công ty, giữ được khách hàng đồng thời bán được nhiều sản phẩm hơn.
Để làm tốt công tác trên, đẩy nhanh được tốc độ tiêu thụ hàng hóa Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ bán hàng và nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm nhạy bén và có trình độ chuyên môn cao, mặt khác nên có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với cán bộ công tác trong lĩnh này nhằm kích thích họ nghiên cứu, thăm dò và xúc tiến được việc bán hàng hiệu quả hơn.
Xây dựng và quảng bá rộng rãi thương hiệu của Công ty
Đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay, việc xây dựng cho mình một thương hiệu là một công tác khá mới mẻ và còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân là do không thấy hết tầm quan trọng của nó, do chưa có điều kiện quảng bá rộng rãi và tiên tiến, việc đầu tư cho công tác này còn chưa được chú trọng và khuyến khích...
Hiện nay, Công ty TNHH TM Hà Thanh đã xây dựng cho mình một thương hiệu lấy tên là “ HATHACO” tuy nhiên việc quảng bá rộng rãi nó còn chưa được chú trọng. Trong thời gian tới, Công ty cần chú ý hơn nữa đến việc quảng bá rộng rãi thương hiệu của mình đến người tiêu dùng nhằm tạo ra một hình ảnh đẹp về Công ty, tạo ra niềm tin và uy tín của Công ty đối với khách hàng. Để làm được điều này Công ty cần quan tâm đến một số công tác sau:
+ Quảng cáo:
Đây là hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm của Công ty cho khách hàng, làm cho khách hàng chú ý đến, quen biết và ngày càng có thiện cảm với sản phẩm của đơn vị. Thông qua hoạt động quảng cáo sẽ thu hút, lôi cuốn khách hàng và thúc đẩy khách hàng vào quá trình tiêu dùng sản phẩm của Công ty, từ đó ta sẽ tăng được doanh số bán của Công ty. Tuy nhiên khi tiến hành hoạt động quảng cáo cần chú ý các yêu cầu sau:
- Dung lượng quảng cáo phải cao. Muốn vậy thông tin quảng cáo phải ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng và tập trung theo nguyên tắc chỉ đưa vào quảng cáo những thông tin mà khách hàng quan tâm như chất lượng, giá cả và tính có thể so sánh.
- Tính nghệ thuật phải nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Muốn vậy những thông tin cần truyền đạt phải hấp dẫn, gây được sự chú ý in đậm trong trí nhớ của người nhận thông tin.
- Thông tin phải được đảm bảo độ tin cậy cao, chính xác và trung thực. Như vậy việc quảng cáo mới đem lại hiệu quả từ đó mới có thể lôi cuốn, thu hút khách hàng, làm cho khách hàng có cảm tình với sản phẩm của công ty.
+ Quảng báo rộng rãi thương hiệu của Công ty
Để làm tốt công tác này, Công ty cần tăng cường các hoạt động giới thiệu sản phẩm, duy trì hệ thống quảng cáo các pano tấm lớn tại các tỉnh, thành phố. Tăng cường hoạt động quảng cáo trên truyền hình, sóng phát thanh...
Chú trọng đầu tư thích đáng vào việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của Công ty với các nguồn nhân lực và vật lực có thể để nâng cao uy tín và tầm quan trọng của Công ty lên cao hơn.
Tăng cường hoạt động dịch vụ bán hàng
Ngoài những chính sách quảng bá ở trên Công ty cần sử dụng một số dịch vụ cho việc bán hàng được tốt hơn như tư vấn cho khách hàng, bảo hành sản phẩm...
Bên cạnh đó để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ , căn cứ vào nhu cầu của VLĐ đã xác định và tình hình cung ứng vật tư, Công ty cần tổ chức mua sắm, dự trữ vật liệu hợp lý nhằm rút bớt số lượng dự trữ luân chuyển hàng ngày, kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư ứ đọng để giảm vốn.
Mặt khác Công ty cần phải đầu tư mua mới những công nghệ hiện đại để rút ngắn chu kỳ sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm. Đồng thời phải theo dõi tình hình thanh toán để kịp thời tăng tốc độ luân chuyển của VLĐ.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một hướng đi đúng không chỉ riêng Công ty TNHH TM Hà Thanh mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác có mặt trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, nhu cầu về vốn lưu động là vô cùng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất để đạt được lợi nhuận cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này buộc các doanh nghiệp phải tìm các biện pháp tăng vòng quay vốn lưu động để khả năng sinh lời vốn lưu động là cao nhất. Rõ ràng trong điều kiện hiện nay, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động được khẳng định như một xu thế khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong sự phát triển doanh nghiệp.
Qua thời gian ngắn thực tập và phân tích tình hình quản lý và sử dụng VLĐ ở Công ty TNHH TM Hà Thanh cho thấy được những mặt mạnh cũng như những điểm yếu tồn tại, từ đó em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp với hy vọng nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở Công ty. Qua đó cũng giúp cho em hiểu sâu hơn và phần nào nắm bắt được sự cần thiết phải theo dõi và quản lý vốn trong công tác sau này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Traàn Thò Caåm Thanh cùng các, anh, chị phòng kế toán Công ty TNHH TM Hà Thanh đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt luận này. Em xin chân thành cảm ơn.
Quy nhơn,tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyeãn Chí Thanh
CTY TNHH TM HÀ THANH Mẫu số B 01-DN
KCN PHÚ TÀI TP QUY NHƠN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn vị tính: đồng
TÀI SẢN
MÃ SỐ
THUYẾT MINH
NĂM 2006
NĂM 2007
NĂM 2008
1
2
3
4
5
6
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN(100=110+120+130+140+150)
100
12.106.010.242
11.026.453.284
15.808.075.266
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
156.797.018
108.810.915
693.032.498
1.Tiền
111
V.01
156.797.018
10.810.915
693.032.498
2. Các khoản tương đương tiền
112
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
V.02
5.000.000
5.000.000
5.000.000
1.Đầu tư ngắn hạn
121
5.000.000
5.000.000
5.000.000
2.Dự phòng giảm giá chứngkhoán đầu tư ngắn hạn
129
III.Các khoản phải thu
130
3.668.217.467
4.998.175.895
2.712.845.107
1.Phải thu của khách hnàg
131
3.680.317.467
4.983.175.895
921.979.090
2.Trả trước cho người bán
132
3.680.317.467
15.000.000
1.790.866.017
3.Phải thu nội bộ
133
4.Phải thu theo tiến độ kế hoạchhợp đồng xây dựng
134
5.Các khoản phải thu khác
135
V.03
(12.800.000)
6.Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
IV.Hàng tồn kho
140
8.008.318.373
5.845.934.539
12.099.084.521
1.Hàng tồn kho
141
V.04
8.008.318.373
5.845.934.539
12.099.084.521
2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
267.677.384
68.531.935
388.113.140
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2.Thuế GTGT được khấu trừ
152
253.177.384
54.551.916
379.329.523
3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước
154
V.05
4.Tài sản ngắn hạn khác
158
14.500.000
13.980.019
8.783.617
B.TÀI SẢN DÀI HẠN+A28(200=210+220+240+250+260)
200
4.948.078.539
4.799.956.780
3.930.996.216
1
2
3
4
5
6
I.Các khoản phải thu
210
1.Phải thu dài hạn của khách hàng
211
2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
212
2.Phải thu nội bộ dài hạn
213
V.6
3. Phải thu dài hạn khác
218
V.7
4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
II.Tài sản cố định
220
4.878.940.177
4.720.960.367
3.849.888.854
1.Tài sản cố định hữu hình
221
V.8
4.878.940.177
4.720.960.367
3.849.888.854
- Nguyên giá
222
7.348.834.497
8.040.446.634
7.735.894.293
-Giá trị hao mòn lũy kế
223
(2.469.894.320)
(3.319.486.267)
(3.886.005.439)
2.Tài sản cố định thuê tài chính
224
V.9
- Nguyên giá
225
-Giá trị hao mòn lũy kế
226
3.Tài sản cố định vô hình
227
V.10
- Nguyên giá
228
- Giá trị hao mòn lũy kế
229
4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
V.11
III.Bất động sản đầu tư
240
V.12
- Nguyên giá
241
- Giá trị hao mòn lũy kế
242
II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
1.Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3.Đầu tư dài hạn khác
258
V.13
4.Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
259
IV. Tài sản dài hạn khác
260
69.138.362
78.996.413
81.107.362
1.Chi phí trả trước dài hạn
261
V.14
78.996.413
81.107.362
2.Tài sản thuế thu nhập hoàn lại
262
V.21
3.Tài sản dài hạn khác
268
Tổng cộng tài sản(270=100+200)
270
17.054.088.781
15.826.410.064
19.739.071.482
NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ(300=310+330)
300
12.308.426.850
10.800.647.831
14.640.495.539
I.Nợ ngắn hạn
310
10.665.669.868
9.573.426.143
13.976.723.069
1.Vay và nợ ngắn hạn
311
V.15
8.990.769.958
7.351.812.667
10.119.139.943
2.Phải trà cho người bán
312
1.754.424.713
2.593.295.509
2.073.722.317
3.Người mua trả tiền trước
313
1.725.025.469
4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
V.16
41.320.982
57.494.563
(5.133.149)
5.Phải trả công nhân viên
315
20.000.000
213.000.000
6.Chi phí phải trả
316
V.17
46.279.065
9.004.318
1
2
3
4
5
6
7.Phải trả nội bộ
317
8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợpđồng xây dựng
318
9.Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
V.18
(167.124.850)
(448.876.586)
(158.035.829)
10.Dự phòng phải trả ngắn hạn
320
II. Nợ dài hạn
330
1.642.756.982
1.237.921.688
663.772.470
1. Phải trả dài hạn người bán
331
2. Phải trả dài hạn nội bộ
332
V.19
3. Phải trả dài hạn khác
333
4. Vay và nợ dài hạn
334
V.20
1.642.756.982
1.220.499.583
638.499.583
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
335
V.21
6. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
336
17.422.105
25.272.887
7.Dự phòng phải trả dài hạn
337
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU(400=410+430)
400
4.745.661.931
5.014.762.233
5.098.575.943.
I. Vốn chủ sở hữu
410
4.745.661.931
5.031.369.233
5.104.475.943
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
V.22
4.277.357.470
4.350.480.554
4.411.615.316
2.Thặng dư vốn cổ phần
412
3.Vốn khác của csh
413
4. Cổ phiếu ngân quỹ
414
5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản
415
6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái
416
7.Quỹ đầu tư phát triển
417
8.Quỹ dự phòng tài chính
418
16.607.000
9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
419
10.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
420
468.304.461
680.888.679
692.860.627
11.Nguồn vốn đầu tư XDCB
421
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
430
(16.607.000)
(5.900.000)
1.Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi
431
(16.607.000)
(5.900.000)
2. Nguồn kinh phí
432
V.23
4.Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
433
Tổng cộng nguồn vốn(440=300+400)
440
17.054.088.781
15.826.410.064
19.739.071.482
CTY TNHH TM HÀ THANH Mẫu số B 01-DN
KCN PHÚ TÀI TP QUY NHƠN ( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đvt: đồng
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
14.129.898.483
20.703.692.110
21.100.898.992
2. Các khoản giảm trừ
03
0
3. Doanh thu thuần về bán hàng vàcung cấp dịch vụ (10=01-03)
10
14.129.898.483
20.703.692.110
21.100.898.992
4. Giá vốn hàng bán
11
12.153.988.761
18.562.696.966
18.193.624.569
5. Lợi nhuận gộp về bán hàngvà cung cấp dịch vụ(20=10-11)
20
1.975.909.722
2.140.995.144
2.907.274.423
6.Doanh thu họat động tài chính
21
4.284.185
37.095.411
44.826.071
7. Chi phí tài chínhtrong đó: chi phí lãi vay
22
588.709.201
742.377.709
1.134.651.576
1.134.651.576
8. Chi phí bán hàng
24
5.792.837
160.364.115
186.667.053
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
851.140.883
551.374.857
835.081.249
10. Lợi nhuận thuần từ họat độngkinh doanh (30=20+(21-22)-(24+25)
30
534.550.986
723.973.874
795.700.616
11.Thu nhập khác
31
60.165.500
83.195.186
28.773.123
12. Chi phí khác
32
43.770.061
2.861.272
9.343.589
13. Lợi nhuận khác( 40=31-32)
40
16.395.439
80.333.914
19.429.534
14. Tổng lợi nhuận trước thuế(50=30+40)
50
550.946.425
804.307.788
815.130.150
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành
51
82.641.964
123.419.109
122.269.523
16. Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52)
60
468.304.461
680.888.679
692.860.627
Lập, ngày...tháng...năm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, ghi họ tên ) ( Ký, ghi họ tên ) ( Ký, ghi họ tên )
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyeãn Chí Thanh
Lớp: Kế toán A vaên baèng 2 Khóa 06
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HÀ THANH
Tính chất của đề tài:
I. Nội dung nhận xét:
1. Tình hình thực hiện:
2. Nội dung của đề tài:
- Cơ sở lý thuyết:
- Cơ sở số liệu:
- Phương pháp giải quyết các vấn đề:
3. Hình thức của đề tài:
- Hình thức trình bày:
- Kết cấu của đề tài:
4. Những nhận xét khác:
II. Đánh giá cho điểm:
- Tiến trình làm đề tài: ..........
- Nội dung đề tài: ..........
- Hình thức đề tài: ..........
Tổng cộng: ..........
Ngày...tháng...năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ THỰC TẬP
Quy nhơn, ngày...tháng...năm 2009
Trường Đại học Quy Nhơn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Khoa kinh tế & QTKD Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
--------- ---------
NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
Họ tên sinh viên thực hiện:
Lớp:..................................................... Khóa:
Họ tên giáo viên hướng dẫn:
Tên đề tài:
Các số liệu ban đầu:
Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Số lượng các bảng biểu, sơ đồ:
Ngày giao nhiệm vụ thiết kế:
Quy nhơn, ngày...tháng...năm
Giáo viên hướng dẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty Hà Thanh.doc