Đề tài Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc

LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Chính vì vậy, ngay từ thời cổ xưa người ta đã thấy sự cần thiết muốn duy trì và phát triển đời sống của mình và xã hội thì phải tiến hành sản xuất những vật dụng, thức ăn đồ mặc, nhà ở như thế nào, muốn sản xuất phải hao phí bao nhiêu sức lao động và phải có những tư liệu sản xuất gì, trong thời gian bao lâu, kết quả sản xuất sẽ phân phối như thế nào v.v . Tất cả những điều đó liên quan đến sản xuất mà con người quan tâm đã đặt ra nhu cầu tất yếu phải thực hiện chức năng quản lí sản xuất. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có xác định phương hướng mục tiêu đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện có sẵn về các nguồn nhân lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích kinh doanh để từ bỏ cơ chế đánh giá đầy đủ mặt mạnh yếu trong quản lý doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quá trình sản xuất là quá trình kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất và đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Bởi vì giai đoạn sản xuất chính là giai đoạn tạo ra giá trị thặng dư và nó vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó qua phân tích kinh doanh giúp các nhà doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực tế để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp nhằm huy động mọi khả năng tiềm tàng về lao động, máy móc, . vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao kết quả sản xuất, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh là một trong những hoạt động quan trọng trong nền kinh tế. Có nhiều nhân tố tác động tới hoạt động kinh doanh: các nhân tố về điều kiện tự nhiên, con người, các nhân tố khoa học kỹ thuật, các nhân tố văn hóa, chính trị, xã hội Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Con người phải thường xuyên điều tra tính toán, cân nhắc, soạn thảo và lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và đồng thời cũng phải thường xuyên đánh giá kết quả công việc, tìm ra những nguyên nhân của những thiếu sót ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh và những tiềm năng chưa sử dụng, đề ra các biện pháp khắc phục thiếu sót, khai thác tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Chính vì những lẽ đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:"Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất" Để thực hiện đề tài nhóm đã chọn một doanh nghiệp tư nhân thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nội dung phân tích sử dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp bao gồm: v Phân tích tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp v Phân tích tình hình trang bị và sử dụng tài sản v Phân tích tình hình cung ứng và sử dụng vật liệu Những nội dung phân tích trên sẽ thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố sản xuất với kết quả sản xuất, thấy được những nguyên nhân tích cực, những nguyên nhân tiêu cực trong quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất. Từ đó, có những giải pháp thích hợp để sử dụng các yếu tố sản xuất tốt hơn, đem lại kết quả cao hơn trong sản xuất.

doc42 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6144 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gian nhất định, hoặc thời gian lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao năng suất lao động là biện pháp chủ yếu giá thành sản phẩm Như vậy, năng suất lao động càng cao thì chi phí lao động xã hội tính trên 1 sản phẩm càng thấp và ngược lại. Đối với doanh nghiệp sản xuất, năng suất lao động được xác định: Khối lượng sản phẩm sản xuất Năng suất lao động = (1) Thời gian lao động Thời gian lao động Năng suất lao động = (2) Khối lượng sản phẩm sản xuất Thực tế trong các doanh nghiệp sản xuất rất nhiều loại sản phẩm khác nhau, cho nên chỉ tiêu (1) trên không sử dụng số lượng sản phẩm tính bằng giá trị sản phẩm sản xuất. tuy nhiên, để đảm bảo tính so sánh được thì thước đo giá trị phải được tính theo giá cố định và giá trị sản xuất dung để tính năng suất lao động phải được loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu. Sở dĩ như vậy vì ; GTSX là sự kết tinh của lao động quá khứ ( vật hóa: NVL, khấu hao…) và lao động sống. Sự kết tinh này trong1 sản phẩm giữa các kì phân tích sẽ khác nhau, nên chỉ tiêu năng suất lao động tính ra sẽ khác nhau. Việc khác nhau này không phải do thay đổi lao động mới sang tạo ra mà do giá trị lao động quá khứ của xã hội đã tạo ra trước đó. Lượng thời gian hao phí có thể sử dụng nhiều đơn vị thời gian khác nhau ( giờ, ngày, tháng, năm). -Năng suất lao động bình quân giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân một giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp. -Năng suất lao động bình quân ngày: nói lên khối lượng sảm xuất thực hiện trong một ngày công. -Năng suất lao động bình quân năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Trong đó: Tg: Tổng số giờ làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Tn : Tổng số ngày làm việc trong năm của toàn bộ công nhân Gs: Giá trị sản xuất CN: Số lao động bình quân trong năm n: là số ngày làm việc bình quân trong năm của 1 công nhân. h: là số giờ làm việc bình quân trong ngày của 1 công nhân. - Năng suất lao động giờ: chính là giá trị sản xuất bình quân 1 giờ làm việc của công nhân sản xuất trực tiếp. Năng suất lao động giờ biến động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhưng có thể qui về các nhân tố sau: + Do trình độ thành thạo về kỹ thuật, kỹ năng của công nhân + Do trình độ cơ giới hóa, tự động hóa cao hay thấp, tình trạng máy móc thiết bị mới hay cũ. + Do phẩm chất, quy cách, số lượng vật liệu cung cấp cho sản xuất có đầy đủ không. + Do trình độ quản lý, tổ chức sản xuất , bố trí nơi làm việc, sử dụng kích thích lao động. - Năng suất lao động ngày: Nói lên khối lượng sản xuất thực hiện trong một ngày công. Nó không chỉ phản ánh năng suất lao động giờ mà còn phản ánh tình hình sử dụng thời gian lao động trong ngày. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động ngày và năng suất lao động ngày có mối quan hệ như sau: Số giờ làm việc Năng suất lao Năng suất lao = bình quân trong x động trong một động ngày ngày giờ Qua công thức này: nếu tốc độ tăng của năng suất lao động ngày càng cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ thì chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày đã tăng lên và ngược lại. Do vậy, từ đây ta có thể đánh giá tình hình sử dụng ngày công trong kỳ phân tích. - Năng suất lao động năm: phản ánh khối lượng sản phẩm sản xuất được trong năm của một công nhân. Giữa chỉ tiêu năng suất lao động năm và năng suất lao động ngày được thể hiện qua công thức: Năng suất Số ngày làm việc bình quân Năng suất lao động = một công nhân sản xuất x lao động năm trong năm ngày Qua công thức này, nếu tốc độ tăng năng suất lao động năm cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động ngày, thì chứng tỏ số ngày làm việc bình quân một công nhân sản xuất trong năm tăng lên và ngược lại. Từ mối liên hệ này cho phép ta đánh gia được tình hình sử dụng số ngày công lao động của một công nhân sản xuất trong năm. Thông qua 3 loại năng suất lao động được trình bày trên ta có thể thiết lập được phương trinh biểu hiện mối liên hệ các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Giá trị Số công nhân Số ngày làm Số giờ làm Năng suất sản = sản xuất * việc bình quân * việc bình quân * lao động xuất bình quân 1 CN trong năm 1 ngày giờ Hay Gs = CN x n x h x Nh Nếu các chỉ tiêu về lao động thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch ta có thể đánh giá được ảnh hướng từng nhân tố đến giá trị sản xuất. Phân tích năng suất lao động năm: - Chỉ tiêu phân tích: Nn = n * h * Nh => Xác định: Nn0, Nn1 Kỳ gốc : Nn0 = n0.h0.Nh0 Kỳ phân tích : Nn1 = n1.h1.Nh1 - Đối tượng phân tích: ΔNn = Nn1 – Nn0 - Các nhân tố ảnh hưởng: + Ảnh hưởng của số ngày làm việc bình quân trong năm của công nhân sản xuất: ΔNn(n) = n1.h0.Nh0 – Nn0 = (n1-n0).h0.Nh0 + Ảnh hưởng của số giờ làm việc bình quân trong ngày của công nhân sản xuất: ΔNn(h) = n1.h1.Nh0 – n1.h0.Nh0 = (h1-h0).n1.Nh0 + Ảnh hưởng của năng suất lao động giờ: ΔNn(Nh) = Nh1- n1.h1.Nh0 = (Nh1-Nh0).n1.h1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔNn = ΔNn(n) + ΔNn(h) + ΔNn(Nh) 1.3.2. Phương pháp phân tích: Phân tích chung tình hình sử dụng năng suất lao động là xem xét đánh giá tình hình biến động năng suất lao động giờ, ngày, năm, đồng thời tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động đó nhằm xác định trọng tâm phân tích, đề ra biện pháp không ngừng nâng cao năng suất lao động. Phân tích năng suất lao động cần áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp so sánh, phương pháp số chênh lệch và thực hiện theo các nội dung sau: - So sánh, xác định mức độ tăng, giảm các loại năng suất lao động. Trên cơ sở đó, đánh giá tình hình thực hiện các loại năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động theo giờ công, ngày công. - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu giá trị sản xuất sản xuất trong kỳ, trong đó đi sâu phân tích nhân tố năng suất lao động. - Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng của các nhân tố, đặc biệt là số ngày làm việc bình quân một công nhân. Đánh giá một số trường hợp biến động năng suất lao động + Năng suất lao động giờ giảm: biểu hiện không tốt, nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình này có thể do trình độ thành thạo kỹ thuật của công nhân chưa tốt, máy móc thiết bị cũ kỹ, quy cách, phẩm chất nguyên vật liệu không đảm bảo. + Năng suất lao động ngày. Trường hợp 1: - Năng suất lao động giờ tăng: Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ tăng năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa tốt giờ công lao động trong ngày. - Năng suất lao động giờ giảm: Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày, mặc dù năng suất lao động giờ ảnh hưởng không tốt đến năng suất lao động ngày. Trường hợp 2: - Năng suất lao động giờ tăng, chứng tỏ doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động. Năng suất lao động giờ giảm: Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày nhỏ hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. Nếu tốc độ giảm của năng suất lao động ngày lớn hơn năng suất lao động giờ, doanh nghiệp không sử dụng tốt giờ công lao động trong ngày. 2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định trong doanh nghiệp là tư liệu lao động chủ yếu, thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Mặt khác, giá trị còn lại của tài sản cố định thể hiện một lượng vốn đang đầu tư vào sản xuất kinh doanh luôn được đòi hỏi với hiệu quả cao Do vậy, cần có biện pháp sử dụng và quản lý tài sản cố định khoa học, hợp lý nhằm huy động đến mức tối đa, không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Qua phân tích sẽ chỉ ra những ưu điểm và tồn tại trong việc trang bị và sử dụng tài sản cố định. Từ đó có phương hướng đầu tư, xây dựng tài sản cố định được hợp lý hơn, việc khai thác và sử dụng tài sản cố định ngày càng cao hơn. Nội dung phân tích này thể hiện ở hai mặt: Phân tihcs tình hình trang bị và phân tihcs tình hình sử dụng tài sản cố định 2.1 Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Việc phân tích tình hình trang bị TSCĐ thể hiện trên hai mặt, đó là phân tích tình hình biến động TSCĐ và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. 2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản cố định Mục tiêu: nhằm đánh giá tính hợp lí trong việc đầu tư cho TSCĐ, tình hình phân bổ TSCĐ của doanh nghiệp Phương pháp phân tích: So sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc giữa số cuối kỳ và số đầu năm, tức là so sánh về nguyên giá và tỷ trọng của từng loại TSCĐ. So sánh theo chiều ngang để đánh giá ựu biến động về quy mô của TSCĐ tăng hay giảm so với đầu năm, theo đó sẽ đánh giá tình hình đầu tư mở rộng quy mô của doanh nghiệp. So sánh theo chiều dọc để đánh giá tính hợp lý về tình hình đầu tư cho TSCĐ của doanh nghiệp. Thông thường, ở doanh nghiệp sản xuất thì tỷ trọng của TSCĐ dành cho sản xuất phải chiếm tỷ trọng lớn và có xu hương biến động tăng lên là hợp lý. Tuy nhiên, tỷ trọng TSCĐ dành cho sản xuất sản phẩm tuy thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng thời kỳ ( giai đoạn khoa học ông nghệ) Qua phân tích biến động về mặt kết cấu TSCĐ nhằm khai thác được những tiềm năng đang tiềm ẩn và khắc phục những yếu kém trong việc bố trí cơ cấu TSCĐ. TSCĐ trong doanh nghiệp xét theo phạm vi có thể chia làm 3 nhóm: Tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng Tài sản cố định không dùng, chưa dùng, chờ thanh lý 2.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh sẽ bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển dần vào giá trị sản phẩm. TSCD càng tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh thì càng cũ đi, tình trạng kỹ thuật càng kém; số hao mòn lũy kế càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn của TSCĐ, ta có chỉ tiêu phân tích sau: H= H: Hệ số hao mòn tài sản cố định HM: Giá trị hao mòn lũy kế NG: Nguyên giá TSCĐ Hệ số hao mòn càng gần 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng cũ do đó doanh nghiệp cần đổi mới và trang bị lại tài sản cố định. Hệ số hao mòn tài sản cố định càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ tài sản cố định của doanh nghiệp càng mới hoặc được đổi mới nhiều. Phương pháp phân tích: là so sánh hệ số hao mòn tài sản cố định ở các thời điểm cuối kỳ so với đầu năm, ta sẽ đánh giá được sự biến động về tình trạng kỹ thuật của TSCĐ, từ đó có biện pháp như: trang bị đổi mới, sửa chữa TSCĐ. 2.2 Phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ Để đánh giá TSCĐ sử dụng có hiệu quả hay không ta tính chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định (H) Hs: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Gs: Giá trị sản xuất đầu kỳ + cuối kỳ : Nguyên giá TSCĐ bình quân = 2 NGđk: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ NGck: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ Trong đó, nguyên giá tài sản cố định có thể tính toàn bộ tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doang hoặc chỉ tính tài sản cố định dùng trong sản xuất + Trường hợp tính theo TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh, chỉ tiêu phản ánh này phản ánh cứ một đồng nguyên giá tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại + Trường hợp tính theo tài sản cố định dùng cho sản xuất: chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng nguyên giá TSCĐ dùng trong sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Nó phản ánh tình hình sử dụng TSCĐ đối với bộ phận tài sản cố định dùng cho sản xuất. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ việc quản lý và sử dụng TSCĐ dùng trong sản xuất của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại Phương pháp phân tích: tình hình sử dụng tài sản cố định qua các chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tiến hành bằng cách so sánh chỉ tiêu giữa các kỳ phân tích với kế hoạch hoặc giữa các kỳ với nhau. Qua đó, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp biến động theo chiều hướng tốt hay xấu và tìm hiểu các nguyên nhân có liên qua, làm cơ sở cho các biện pháp về quản lý, sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp Phương pháp phân tích ΔHs = Hs1 – Hs0 Nếu ΔHs > 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định tốt hơn Nếu ΔHs < 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định kém hơn Nếu ΔHs = 0 : Hiệu suất sử dụng tài sản cố định không thay đổi Hiệu suất sử dụng tài sản cố định thay đổi sẽ làm cho giá trị sản xuất thay đổi, ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất như sau: Gs = * Hs ΔGs = Gs1 – Gs0 Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất là: Nguyên giá TSCĐ bình quân và hiệu suất sử dụng TSCĐ - Ảnh hưởng của nguyên giá TSCĐ bình quân (ΔGs) ΔGs = (1 - 0)*Hs - Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định (ΔHsGs) ΔHsGs = 1*(Hs1 – Hs0) - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ΔHsGs = ΔGs + ΔHsGs Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng hay giảm thường do một số nguyên nhân sau: +Tình trạng kỹ thuật tài sản cố định mới hay cũ +Cơ cấu tài sản cố định có hợp lý hay không +Tình trạng cung ứng nguyên vật liệu choa sản xuất có bảo đảm chất lượng kịp thời và đầy đủ không +Tình hình quản lý và sư dụng tài sản cố định. 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thiết bị sản xuất đến giá trị SX. Các khả năng tiềm tàng của tài sản cố định biểu hiện chủ yểu qua các thiết bị sản xuất, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều loại thiết bị sản xuất khác nhau. Đối với thiết bị chủ yếu có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất thường được doanh nghiệp quan tâm thông qua quá trình phân tích, đánh giá. Phân tích các nhân tố của thiết bị tác động ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bao gồm 3 nhân tố tác động: số lượng thiết bị tham gia hoạt động sản xuất, thời gian sử dụng của thiết bị và hiệu suất đem lại kết quả cao hay thấp. Mục tiêu thực hiện phân tích này là để tăng cường công tác tổ chức quản lý, nhằm phát huy tốt nhất các tiềm năng sử dụng thiết bị vào sản xuất Để đánh giá tổng quát các nhân tố của việc sử dụng số lượng, thời gian và hiệu suất của thiết bị ta có thể biểu diễn qua phương trình kinh tế như sau: Gs = Q* n* c*g* Nsd Trong đó Gs : giá trị sản xuất Q : số lượng máy móc thiết bị n : số ngày làm việc bình quân một thiết bị c : số ca làm việc bình quân trong ngày g : số giờ làm việc bình quân trong ca Nsd : năng suất sử dụng bình quân giờ Hoặc : Gs = Q* Tg* Nsd Với Tg : tổng số giờ làm việc bình quân của máy móc, thiết bị 3. Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ nguyên vật liệu: Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành đều đặn, liên tục phải thường xuyên cung cấp các loại nguyên vật liệu, năng lượng đủ về số lượng, kịp thời về thời gian, đúng về qui cách phẩm chất. Đây là một vấn đề bắt buộc nếu thiếu thì không thể có quá trình sản xuất sản phẩm được. Doanh nghiệp sản xuất cần phải có nguyên vật liệu, năng lượng mới tồn tại được. Vì vậy để đảm bảo nguyên vật liệu, năng lượng cho sản xuất là một tất yêu khách quan, một điều kiện chung của mọi nền sản xuất xã hội. Đảm bảo cung ứng, dự trữ, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì: - Cung ứng, dự trữ đồng bộ, kịp thời và hợp lý nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh cua doanh nghiệp - Đảm bảo cung ứng nguyên vật liệu có chất lượng tốt còn là điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động. - Cung ứng sử dụng tiết kiệm, dự trữ đầy đủ nguyên vật liệu còn ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính doanh nghiệp,ảnh hưởng đến việc giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. Vì vậy, phải thường xuyên, định kỳ phân tích tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ nguyên vật liệu để kịp thời nêu lên những nhược, ưa điểm trong công tác quản lý vật tư ở doanh nghiệp. Do đó, việc cung ứng nguyên vật liệu phải quán triệt các yêu cầu: - Đảm bảo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành được liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch. - Thúc đẩy quá trình luân chuyển nhanh vật tư, sử dụng vốn hợp lý có hiệu quả và tiết kiệm. Để đáp ứng được yêu cầu trên, nhiệm vụ của phân tích tình hình cung ứng, sử dụng và dự trữ nguyên vật liệu bao gồm: + Kiểm tra tình hinh thực hiện cung cấp nguyên vật liệu đối chiếu với tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình kho tàng để kịp thời báo cáo cho bộ phận thu mua có biện pháp khắc phục kịp thời. + Phân tích tình dự trữ những loại nguyên vật liệu chủ yếu trong doanh nghiệp. + Phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình sử dụng các loại nguyên vật liệu để có biện pháp sử dụng tiết kiệm vật tư. 3.1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Yêu cầu đầu tiên đối với việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất là phải đảm bảo đủ về số lượng. nghĩa là, nếu cung cấp số lượng quá lớn,dư thừa sẽ gây ra ứ đọng vốn và do đó sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Nhưng ngược lại, nếu cung cấp không đủ về số lượng sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh. Trên thực tế cho thấy, các doanh nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh phần lớn là do thiếu nguyên vật liệu. Về phương pháp phân tích Để phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu về mặt số lượng, người ta tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung cấp từng loại nguyên vật liệu, theo công thức sau: Trong đó: : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL : khối lượng cung ứng thực tế của VL i : khối lượng cung ứng kế hoạch của VL i Pki : Đơn giá mua kế hoạch của vật liệu i Vki = Vsxi + Vck - Vdk Với: Vsxi là khối lượng nguyên vật liệu i cần cho sản xuất trong kỳ Vck: khối lượng NVL i dự kiến tồn đầu kỳ Vdk : khối lượng NVL i thực tế tồn đầu kỳ Vsxi = Qk* mi Qk : Khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch mi : định mức tiêu hao NVL i cho một đơn vị sản phẩm Nếu Tv >= 100% : DN hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL. Nếu Tv < 100% :doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu. Việc không hoàn thành kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu có thể do những nguyên nhân sau: + Do doanh nghiệp giảm hợp đồng sản xuất sản phẩm nào đó, do đó phải giảm số lượng cung ứng nguyên vật liệu cần dùng sản xuất sản phẩm đó. + Doanh nghiệp giảm kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu vì thực hiện tiết kiêm j được hao phí nguyên vật liệu. + Doanh nghiệp gặp khó khăn về tình hình tài chính, phương tiện vận tải, hoặc do nguồn nguyên vật liệu khan hiếm… -Kiểm tra nguyên vật liệu tồn kho, đối chiếu định mức dự trữ để giải quyết tình hình tồn kho không hợp lý: 3.2. Phân tích tình hình dự trữ NVL Để đảm bảo cho sản xuất được tiến hành liên tục thì dự trữ NVL cần phải có kế hoạch hợp lý, khoa học. Trong diều kiện bình thường tồn kho NVL phù hợp với định mức thì được đánh giá là tốt, tồn kho thiếu hụt so với định mức thì gây gián đoạn cho sản xuất, tồn kho dư thừa quá mức cho phép thì gây ứ đọng vốn, vòng quay vốn lưu động sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc kiểm tra NVL theo thời điểm không phản ánh được chính xác, chẳng hạn kiểm tra vào thời điểm nguyên vật liệu nhập kho hoặc trước ngày nhập kho. Để thấy rõ hơn tình hình tồn kho NVL ảnh hưởng một cách cụ thể đến tiến độ sản xuất như thế nào, người ta có tính số ngày NVL tồn kho đảm bảo cho SX, công thức tính như sau: : số ngày NVL i đảm bảo cho SX : khối lượng NVL i tồn kho : Khối lượng NVL i sử dụng cho một ngày Số ngày nêu trên đươc so sánh với số ngày còn chờ đến đợt cung cấp vật liệu lần sau để đánh giá được đúng đắn hơn về tình hình đảm bảo NVL cho sản xuất, phát hiện những trường hợp tồn kho NVL không đảm bào cho sản xuất để có biện pháp khắc phục kịp thời. 3.3. Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng nguyên vật liệu. Cung ứng nguyên vật liệu kịp thời là cung ứng đúng thời gian đặt ra của doanh nghiệp.Thông thường thời gian cung ứng nguyên vật liệu xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh,tình hình dự trữ cần cung cấp trong kỳ.Điều kiện quan trọng đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hoàn thành tốt và nhịp nhàng là phải cung ứng những loại nguyên vật liệu cần thiết một cách kịp thời trong cả thời gian dài (tháng,quý,năm) Trong nhiều trường hợp,nếu xết về mặt khối lượng cung ứng một loại vật tư nào đó trong một kỳ kinh doanh thi doanh nghiệp vẫn đảm bảo nhưng do việc cung ứng không kịp thời đã dẫn đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị ngừng trệ vì chờ đợi vật tư. 3.3.4. Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất. Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để giảm chi phí sản xuất.Do vậy,phân tích tình hình sủ dụngnguyeen vật liệu trong sản xuất chỉ ra những mặt sử dụng nguyên vật liệu trong sản xuất còn lãng phí cũng như những ảnh hưởng tích cực,tiêu cực của tình hình cung ứng,sử dụng nguyên vật liệu đến kết quả sản xuất là việc làm cần thiết đối với doanh nghiệp.thuộc nội dung phân tích này cần thực hiện đánh giá chung về nguyên vật liệu tiêu dùng trong sản xuất,phân tích chi tiết nguyên vật liệu tiêu dùng trong sản xuất,phân tích mối liên hệ giữa cung ứng,dự trữ,sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất. 3.4.1.Đánh giá chung về nguyên vậy liệu tiêu dùng trong sản xuất. Khối lượng nguyên vật liệu từng loại tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm được xác định theo công thức sau. Vsx=Vxk-Vcl Trong đó: Vsx:khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất Vxk:khối lượng nguyên vật liệu xuất kho cho sản xuất Vcl: khối lượng nguyên vật liệu còn lại chưa hoặc không dùng đến Để đánh giá tình hình sử dụng khối lượng nguyên vật liệu vào sản xuất,cần xây dựng mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo từng loại nguyên vật liệu như sau: - Mức biến động tuyệt đối: là mức chênh lệch so sánh giữa nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thực tế và khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất kế hoạch. Ta có: ∆V=Vsx1-Vsxk Mức biến động tuyệt đối chỉ phản ánh đơn thuần về khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất tăng,giảm bao nhiêu so với kế hoạch,giúp cho việc đánh giá và định hướng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu cho kỳ tới được đúng đắn,hợp lý hơn. - Mức biến động tương đối: là mức chênh lệch so sánh giữa khối lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất thực tế và kế hoạch được đã được điều chỉnh theo khối lượng sản phẩm sản xuất thực tế (Vdsxk) ∆V=Vsx1-Vdsxk Trong đó: Vdsxk =Vsxk . Q1,Qk :số lượng sản phẩm sản xuất thực tế,kế hoạch của từng loại sản phẩm có sử dụng nguyên vật liệu cần phân tích. Mức biến động tương đối phản ánh tình hình sử dụng nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm đã tiết kiệm hay lãng phí. Vdsxk < 0: thể hiện mức nguyên vật liệu tiết kiệm được Vdsxk > 0: thể hiện mức nguyên vật liệu thật lãng phí 3.4.2:Phân tích mối quan hệ giữa cung ứng,dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu. Để biết được tình hình dự trữ ,cung cấp và sử dụng nguyên vậy liệu,tác động ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm sản xuất thì việc phân tích định kỳ tình hình cung cấp nguyên vật liệu là cần thiết.Mối quan hệ của 3 mặt trên được thể hiện qua phương trình kinh tế sau: Q= Q:khối lượng sản xuất của sản phẩm i Vdki :khối lượng vật liệu i tồn kho đầu kỳ Vnki :khối lượng vật liệu i nhập kho trong kỳ Vcki : khối lượng vật liệu i tốn kho cuối kỳ mi:định mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho 1 đơn vị sản phẩm Việc cung ứng,dự trữ và sủ dụng nguyên vật liệu có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất.Khi nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ tăng lên là yếu tố thuận lợi cho việc tăng khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.Còn khi nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng thì trong trường hợp nào đó có thể gây ảnh hưởng giảm khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tuy nhiên,mối quan hệ giữa các yếu tố này ( tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ và tồn cuối kỳ ) với kết quả sản xuất thể hiện qua số liệu nhiều khi không biểu hiện được sự tác động nhân quả giữa chúng.Chẳng hạn,có thể nói do yếu tố tồn kho nguyên vật liệu cuối kỳ tăng làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm,nhưng cũng có thể ngược lại,do khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ giảm làm cho nguyên vật liệu tồn cuối kỳ tăng. Hoặc trường hợp yếu tố tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng và khối lượng sản xuất trong kỳ cũng tăng,nhưng việc tăng khối lượng sản xuất trong kỳ tăng trong một chừng mực nào đó ( chưa cần đến lượng tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng thêm) thì có thể la do yêu cầu tiêu thụ, hoặc yêu cầu dự trữ hàng hóa…chứ chưa hẳn là do tác động của tồn đầu kỳ,nhập trong kỳ tăng lên.Tồn đầu kỳ tăng lên có thể là do kết quả của sản xuất và sự trữ kỳ trước,nhập trong kỳ tăng lên có thể là do kết quả của các yếu tố thuộc quá trình cung ứng nguyên vật liệu….còn mối quan hệ giữa sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất qua số liệu tính toán tuy không nói lên sự tác động nhân quả một cách trực tiếp,nhưng mối quan hệ giữa chúng thể hiện rõ theo khuynh hướng: khi sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm sẽ có ảnh hưởng tăng khối lượng sản xuất trong kỳ và ngược lại khi sử dụng nguyên vật liệu lãng phí sẽ ảnh hưởng giảm khối lượng sản xuất trong kỳ. Từ những điều trình bày trên,khi thực hiện phân tích mối quan hệ giữa cung ứng,dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu với kết quả sản xuất ta không dặt vấn xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất như đối với một số nội dung phân tích khác,mà chỉ dặt vấn đề xem xét mối liên hệ qua lai giữa các yếu tố nêu trên với kết quả sản xuất. Tuy nhiên,nếu kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế thì có thể làm rõ được những mối liên hệ được nêu qua phân tích,tức là có thể xác định những yếu tố này là thực sự ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất hoặc ảnh hưởng ở một mức độ nào đó. Trường hợp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất thì tùy theo tính chất ảnh hưởng mà ta có ứng xử quản lý phù hợp.còn trường hợp không ảnh hưởng trực tiếp thì qua số liệu phân tích cũng nói lên khả năng,điều kiện thuận lợi hay không thuận lợi của các yếu tố trên đối với kết quả sản xuất,biết được khả năng tiềm tàng của các yếu tố trên đối với sản xuất như thế nào. Phân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc. 1. Giới thiệu về Công ty TNHH Tấn Quốc. CÔNG TY TNHH TẤN QUỐC. Địa chỉ : 111 Núi Thành - Hải Châu - Đà Nẵng Điện thoại : (+84).511.3736993 - (+84).511.3735244 Fax : (+84).511.3731550 Email : hsnamtanquoc@gmail.com Website: Công Ty TNHH Tấn Quốc được Sở kế hoạch đầu tư TP Đà Nẵng cấp giấy phép kinh doanh số 3202000648 vào ngày 17/07/2002 và chính thức đi vào hoạt động kinh doanh tháng 09/2002. Trụ sở chính công ty đặt tại 111 Núi Thành, Phường Hòa Cường Bắc, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Những ngày đầu mới thành lập, công ty chỉ có 4 nhân viên với doanh số bán ra khoảng 3 tỷ VNĐ trong năm và chủ yếu kinh doanh lẻ. Năm 2005 để đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh, được sự đồng thuận, hỗ trợ của các cơ quan chức năng Công ty TNHH Tấn Quốc đã đầu tư vào dự án NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP TẤN QUỐC với qui mô nhỏ và công nghệ bán tự động phù hợp với điều kiện và thị trường tại thời điểm đó. Định hướng phát triển Doanh nghiệp theo chủ trương phát triển ngành Thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025 (theo tinh thần công văn số 1708/VPCP-KTN ngày 19/3/2009 V.v một số giải pháp thực hiện qui hoạch phát triển ngành Thép). Công ty TNHH Tấn Quốc chọn giải pháp đầu tư bổ sung vào NHÀ MÁY SẢN XUẤT THÉP một dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiên đại, công suất lớn để sản xuất ra các loại Thép hình cỡ lớn hiện có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường. Đây là lĩnh vực đầu tư các nhà sản xuất Thép trong nước chưa đáp ứng được đặt biệt tại địa bàn Miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại, công ty có chi nhánh ở cửa hàng Lô 87, Nguyễn Hữu Thọ, Đà Nẵng và cửa hàng số 382 Nguyễn Lương Bằng, Đà Nẵng. Kết hợp với nhà máy sản xuất sắt thép các loại ở khu công nghiệp Hòa Khánh, công ty TNHH Tấn Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để phân phối sản phẩm sắt thép các loại đến các công trình trọng điểm của thành phố Đà Nẵng nói riêng và khu vực Miền Trung Tây Nguyên nói chung. Với bề dày kinh nghiệm và là đối tác tin cậy của nhiều công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cũng như khu vực Miền Trung Tây Nguyên, công ty luôn tự hào với những thành tích đạt được trong thời gian qua và nỗ lực để trở thành một thương hiệu uy tín hàng đầu khu vực. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu sản xuất các loại sắt thép như sau: Thép V, thép vuông, thép phi trơn Thép U, I, tấm lá Ống mạ kẽm - Ống thép Tôn các loại Một số hình ảnh sản phẩm của Công ty 2. Tình hình sử dụng thực tế các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc. 2.1 phân tích tình hình sử dụng lao động tại công ty TNHH Tấn Quốc 2.1.1 Phân tích tình hình sử dụng số lượng lao động Qua số liệu thu thập tại công ty ta có bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG: Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ trọng Công nhân viên sản xuất 200 80.32% 237 82.87% Công nhân viên trực tiếp 180 73.29% 217 75.87% Nhân viên gián tiếp 20 8.03% 20 6.99% Nhân viên ngoài sản xuất 49 19.68% 49 17.13% nhân viên bán hàng 29 11.65% 25 8.74% Nhân viên quản lý doanh nghiệp 20 8.03% 24 8.39% Tổng cộng 249 100% 286 100% NHẬN XÉT:Từ bảng phân tích trên cho thấy, tổng số lao động bình quân của doanh nghiệp tăng 37 người so với kế hoạch (249-286) Xét về mặt kết cấu(tỷ trọng) cho thấy: nhân viên quản lý tăng 0,36%( 8,03%-8,39%) và công nhân viên trực tiếp sản xuất tăng 2,58%(73,29-75,87). Việc tăng tỷ trọng của hai loại lao động này tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất (khối lượng sản xuất).Qua đó ta thấy khối lượng sản xuất thực tế đạt được tốt hơn so với kế hoạch. Tỷ trọng nhân viên bán hàng giảm 2,91%( 8,74%-11,65%) và nhân viên gián tiếp giảm 1,04%( 6,99%-8,03%). Nếu hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thực tế vẫn đảm bảo thì việc giảm này so với kế hoạch được đánh giá là tốt. Ngược lại hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thực tế không đảm bảo thì việc giảm này được đánh giá là không tốt. Thông qua mối liên hệ giữa kết quả sản xuất và kết quả tiêu thụ đạt được ta thấy tình hình sử dụng lao động thực tế của công ty tốt hơn so với kế hoạch. BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KẾT QUẢ SẢN XUẤT Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Mức Tỷ lệ % 1.Giá trị sản xuất CN (1000 đ) 3.220.192,50 4.289.647,50 1.069.455,00 33,21 2.Số CN sản xuất bình quân (người) 180 217 37 20,56 3.Năng suất lao động bình quân 17.889,96 19.767,96 1.878 10,5 Từ bảng phân tích số liệu ta thấy số công nhân sản xuất trực tiếp tăng 37 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 20,56%. Số lượng công nhân sản xuất trực tiếp tăng so với kế hoạch đề ra. Mức tăng này chưa thể đánh giá chính xác về tình hình sử dụng công nhân sản xuất tốt hay không tốt mà phải dựa vào mức biến động công nhân sản xuất tương đối, tức là phải đặt sự biến động số lượng công nhân sản xuất trong mối liên hệ với kết quả sản xuất mới đánh giá được đầy đủ về tình hình sử dụng lao động. Ta có: Số LĐ trực tiếp Số CNSX Số CNSX Tỷ lệ hoàn thành tăng giảm tương = thực tế - theo kế hoạch KH hoặc tốc đối kỳ phân tích hoặc năm trước độ phát triển = 217 – 180*(4.289.647,50/3.220.192,50) = 217 – 240 = - 23 ( công nhân sản xuất) Ta thấy rằng mức biến động tương đối của công nhân trực tiếp sản xuất thực tế giảm so với kế hoạch là 23 công nhân. Mục tiêu kế hoạch của doanh nghiệp đặt ra là 180 công nhân để sản xuất đạt giá trị sản lượng 3.220.192,50 (nghìn đồng). Tuy nhiên thực tế giá trị sản lượng đạt 4.289.647,5 (nghìn đồng) thì số lượng công nhân tương ứng phải là 240 công nhân nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ sử dụng 217 công nhân sản xuất. Vậy so với mục tiêu kế hoạch đề ra thì doanh nghiệp đã tiết kiệm được 23 công nhân, chứng tỏ thực tế việc sử dụng công nhân sản xuất trong kỳ hiệu quả hơn so với kế hoạch đề ra. Như vậy, giá trị sản lượng thay đổi so với kế hoạch là do sự ảnh hưởng của 2 nhân tố là số công nhân sản xuất bình quân và năng suất lao động bình quân. Để xác định mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này ta dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định. Chỉ tiêu phân tích: Giá trị sản xuất = số công nhân sản xuất bình quân * năng xuất lao động bình quân + Giá trị sản xuất TT = 4.289.647,50 (nghìn đồng). + Giá trị sản xuất KH = 3.220.192,50 (nghìn đồng). Đối tượng phân tích là: chênh lệch về giá trị sản xuất của thực tế so với kế hoạch 4.289.647,50 - 3.220.192,50 = 1.069.455,00 (nghìn đồng). Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố: + Ảnh hưởng của số công nhân sản xuất: (217 – 180) * 17.889,96 = 661.929 (nghìn đồng). Do số lượng công nhân sản xuất bình quân tăng 37 công nhân làm cho giá trị sản xuất thực tế tăng so với kế hoạch là 661.929 (nghìn đồng). + Ảnh hưởng của năng suất lao động bình quân của một công nhân sản xuất: 217 * (19.767,96 - 17.889,96) = 407.526 (nghìn đồng). Do năng suất lao động bình quân của một công nhân sản xuất tăng từ 17.889,96 (nghìn đồng) lên 19.767,96 (nghìn đồng) làm cho giá trị sản xuất tăng 407.526 (nghìn đồng). 2.1.2 Phân tích tình hình năng suất lao động Ta có số liệu thu thập ở bảng sau: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG: CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC TẾ CHÊNH LỆCH MỨC CL TỶ LỆ % Gía trị sản xuất (Gs) 3.220.192,50 4.289.647,50 1.069.455,00 33,21 Tổng số lao động bình quân(CN) 180 217 37 20,56 Tổng ngày làm việc(Tn) 47.880 60.326 12.446,00 25,99 Tổng số giờ làm việc(Tg) 383.040 512.910 129.870,00 33,91 Số ngày làm việc bình quân 1 lao động trong năm (n) 266 278 12 4,51 Số giờ làm việc bình quân ngày (h) 8 8,5 0,50 6,25 Năng suất bình quân giờ(Nh) 8,41 8,36 -0,04 -0,52 Năng suất bình quân ngày (Nd) 67,26 71,11 3,85 5,73 Năng suất bình quân năm(Ny) 17.889,96 19.767,96 1.878,00 10,50 TIẾN HÀNH PHÂN TÍCH: Chỉ tiêu phân tích :năng suất lao động năm (Ny) Kỳ kế hoạch: Kỳ thực tế: Đối tượng phân tích : Các nhân tố ảnh hưởng Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân trong 1 năm của 1 CNSX ( n): Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân ngày của 1CNSX (h): Ảnh hưởng của nhân tố năng suất bình quân giờ ( ) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Nhận xét: qua số liệu phân tích ta thấy chỉ tiêu năng suất lao động năm thực tế tăng so với kế hoạch 10,5% tương ứng với giá trị tăng thêm là 1.878 (nghìn đồng/năm) đây là do ảnh hưởng của 3 nhân tố: Số ngày làm việc bq trong năm kỳ thực tế tăng so với kế hoạch là 278-266=12 ngày làm năng suất năm tăng 813,88 (nghìn đồng/năm). Số giờ làm việc bq ngày của 1 CNSX thực tế tăng so với kế hoạch là 0,5 giờ (8-8,5) làm năng suất năm tăng 1.168,99 (nghìn đồng/năm). Năng suất lao động bình quân giờ giảm 0,52%. Cụ thể kế hoạch đề ra là năng suất lao động bình quân giờ đạt 8,41 (nghìn đồng/giờ) nhưng thực tế chỉ đạt được 8,36 (nghìn đồng/năm) điều này làm năng suất bình quân năm giảm 104,87 (nghìn đồng/năm). NHẬN XÉT: Từ bảng số liệu phân tích,kết quả so sánh mỗi loại năng suất lao động không giống nhau. Năng suất lao động giờ:so với kế hoạch giảm 0,52%, tương ứng với mức giảm 0,04 nghìn đồng. Năng suất lao động ngày: so với kế hoạch tăng 5,73% tương ứng với mức tăng 3,85 nghìn đồng.Ta thấy tốc độ tăng của năng suất lao động ngày tăng nhanh hơn tốc độ tăng của năng suất lao động giờ. Điều này chứng tỏ số giờ làm việc trong ngày thực hiện kém hơn kế hoạch. Năng suất lao động năm: so với kế hoạch tăng 10,5%, tương ứng mức tăng 1.878 nghìn đồng.Năng suất lao động tăng so với kế hoạch (10,5%) trong khi năng suất lao động ngày tăng so với kế hoạch (5,73%).Điều này chứng tỏ số ngày công bình quân của công nhân sản xuất trong năm thực hiên giảm so với kế hoạch. 2.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định 2.2.1. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định Việc phân tích tình hình trang bị TSCĐ thể hiện trên hai mặt, đó là phân tích tình hình biến động TSCĐ và tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. 2.2.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản cố định Số liệu thu tập được tại doanh nghiệp như sau: Loại tài sản cố định Nguyên giá Hao mòn Đầu năm Cuối năm Đầu năm Cuối năm 1 Thiết bị sản xuất 3.735.000 3.984.000 1.045.800 1.275.680 2. Phương tiện kỹ thuật 298.800 358.560 80.676 97.226 3. Thiết bị động lực 317.475 338.640 76.194 84.660 4. Hệ thống truyền dẫn 242.775 258.960 55.838 67.330 TỔNG CỘNG 4.594.050 4.940.160 1.258.508 1.524.896 Qua số liệu trên ta có: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (ĐƠN VỊ TÍNH: NGHÌN ĐỒNG) Loại TSCĐ Đầu năm Cuối năm CHÊNH LỆCH NG Tỷ trọng % NG Tỷ trọng % Mức Tỷ lệ % 1 Thiết bị sản xuất 3.735.000 81,30 3.984.000 80,65 249.000 6,67 2. Phương tiện kỹ thuật 298.800 6,50 358.560 7,26 59.760 20,00 3. Thiết bị động lực 317.475 6,91 338.640 6,85 21.165 6,67 4. Hệ thống truyền dẫn 242.775 5,29 258.960 5,24 16.185 6,67 CỘNG 4.594.050 100 4.940.160 100 346.110 7,53 NHẬN XÉT: Qua số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét như sau: Tài sản cố định cuối năm tăng so với đầu năm là 7,53% tương ứng với mức tăng 346.110(nghìn đồng). Điều này chứng tỏ quy mô tài sản cố định trong doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Cụ thể là: Tài sản cố định dùng cho sản xuất cuối năm tăng 6,67% so với đầu năm tương ứng với mức tăng 249.000 (nghìn đồng). Phương tiện kỹ thuật cuối năm tăng 20% so với cuối năm tương ứng với mức tăng 59.760(nghìn đồng). Như vậy Doanh nghiệp đã chú tâm tăng năng lực sản xuất trưc tiếp, nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Thiết bị động lực được doanh nghiệp đầu tư tăng thêm 6,67% tương ứng với mức tăng 21.165( nghìn đồng). Hệ thống truyền dẫn cũng được đầu tư tăng thêm 6,67% tương ưng với mức tăng 16.185(nghìn đồng). Về sự biến động của kết cấu tài sản cố định: tỷ trọng thiết bị sản xuất giảm 0,65% cụ thể là: cuối năm thiết bị sản xuất chiếm tỷ trọng là 80,65%, đầu năm chiếm tỷ trọng là 81,3%. Phương tiện kỹ thuật tăng 0,76% cụ thể (cuối năm là 7,26%và đầu năm là 6,5%), thiết bị động lực cuối năm giảm 0.06% so với đầu năm (6,85% – 6,91%):. Hệ thống truyền dẫn kỳ thực tế giảm 0,05% cụ thể (cuối năm là 5,24% – đầu năm là 5,29%) 2.2.1.2 Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ H: Hệ số hao mòn tài sản cố định HM: Giá trị hao mòn lũy kế NG: Nguyên giá TSCĐ Vậy hệ số hao mòn : H= Từ đó ta có bảng sau: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT CỦA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (ĐƠN VỊ TÍNH : NGHÌN ĐỒNG) Loại tài sản cố định Nguyên giá Hao mòn Hệ số hao mòn (%) KH TT KH TT KH TT 1 Thiết bị sản xuất 3.735.000 3.984.000 1.045.800 1.075.680 28,00 27,00 2. Phương tiện kỹ thuật 298.800 358.560 80.676 93.226 27,00 26,00 3. Thiết bị động lực 317.475 338.640 76.194 84.660 24,00 25,00 4. Hệ thống truyền dẫn 242.775 258.960 55.838 67.330 23,00 26,00 TỔNG CỘNG 4.594.050 4.940.160 1.258.508 1.320.896 27,39 26,74 NHẬN XÉT: Qua số liệu tính toán và nội dung phân tích ta có nhận xét như sau: Năm nay doanh nghiệp đã đầu tư mới vào TSCĐ là 346.110 (nghìn đồng) tốc độ tăng là 7,53% Đi sâu vào phân tích từng loại TSCĐ cho ta thấy: Năm nay doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào thiết bị động lực tăng 21.165 (nghìn đồng). Thiết bị sản xuất tăng 249.000 (nghìn đồng). Phương tiện kỹ thuật tăng 59.760 (nghìn đồng). Hệ thống truyền dẫn tăng 16.185 (nghìn đồng). Về hệ số hao mòn cho ta thấy: Đâu năm cứ 100 đồng nguyên giá đã khấu hao 27,39 đồng , cuối năm số đã khấu hao là 26,74 đồng trong 100 đồng nguyên giá của tài sản cố định Hệ số hao mòn của từng loại cho ta thấy: thiết bị sản xuất là mới nhất, hệ số hao mòn là 27,00%. Phương tiện kỹ thuật tuy đã cũ theo năm trước, hệ số hao mòn là 27,00%, năm nay đã được nâng cấp chỉ còn 26,00%. Thiết bị động lực năm trước hệ số hao mòn là 24,00%, năm nay là 25,00%. Hệ thống truyền dẫn đã cũ, năm trước hệ số hao mòn là 23,00%, còn năm nay là 26,00% Như vậy tình trạng kỹ thuật của các loại Tài sản cố định ở doanh nghiệp chưa đồng đều và việc đầu tư nâng cấp các loại chưa được chú trọng toàn diện. 2.2.2.Tình trạng hiệu suất sử dụng tài sản cố định Ta có số liệu thu thập được của doanh nghiệp: Chỉ tiêu Ký hiệu Năm trước Năm nay 1. Giá trị sản xuất Gs 3.689.097 4.289.647,5 2. Nguyên giá TSCĐ đầu kỳ NGdk 4.010.010 4.594.050 3. Số khấu hao trong kỳ KH 1.258.508 1.524.896 4. Giá trị còn lại TSCĐ cuối kỳ NGck 4.594.050 4.940.160 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định được biểu hiện bằng giá trị sản xuất được làm ra bằng tài sản cố định, được biểu hiện bằng công thức: Hs= H : Hiệu suất sử dụng TSCĐ. GS: Gía trị sản xuất. = Nguyên giá TSCĐ bình quân. = : nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đầu kỳ. : nguyên giá TSCĐ ở thời điểm cuối kỳ Doanh nghiệp đã sử dụng phương pháp nguyên giá TSCĐ tính theo TSCĐ dùng cho sản xuất, ta có bảng số liệu như sau: BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỮ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (ĐVT: NGHÌN ĐỒNG) Chỉ tiêu Ký hiệu Năm trước Năm nay 1.Giá trị sản xuất Gs 3.689.097 4.289.647,5 2.TSCĐ bình quân  NG 4.302.030 4.767.105 3. hiệu suất sử dụng TSCĐ H 0,86 0,90 Ta có hiệu suất sử dụng tài sản : H = Năm trước : Ho = = 0,86 Năm nay : H1 = = = 0,90 Chỉ tiêu phân tích: GS = H x Năm trước: GSo = x H0 = 3.689.097 Năm nay : GS = x H1 = 4.289.647,5 Đối tượng phân tích : = GS1 - Gso = 4.289.647,5 – 3.689.097 = 600.550,5 Ảnh hưởng của nhân tố nguyên giá bình quân: = x- Gso = 4.767.105 x 0.86 – 3.689.097 = 4.099.710,3 – 3.689.097 = 410.613,3 Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng TSCĐ = GS1 - x = 4.289.647,5 – 4.099.710,3 = 189.937,2 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: = + =410.613,3 + 189.937,2 =600.550,5 NHẬN XÉT: Gía trị sản xuất năm nay so với năm trước tăng 600.550,5 (nghìn đồng) là do nguyên nhân sau : + Do nguyên giá TSCĐ bình quân tăng 465.075 (nghìn đồng) đã làm cho giá trị sản xuất tăng 410.613,3 ( nghìn đồng) +Do hiệu suất TSCĐ tăng 0,04 (nghìn đồng) đã làm cho giá trị sản xuất tăng 189.937,2 ( nghìn đồng) 2.2.3.Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị Q : số lượng máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất n : số ngày làm việc bình quân trong 1 năm của 1 máy móc thiết bị c : số ca làm việc bình quân trong ngày của 1 máy móc thiết bị h : số giờ làm việc bình quân trong 1 ca trên 1 máy móc thiết bị Nsd : năng suất sử dụng bình quân 1 giờ Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch Thực tế 1. Giá trị sản xuất 1000 Đ 3.220.192,5 4.289.647,5 2. Số lượng MMTB(Q) Cái 10 12 3. Số ngày làm việc bình quân trong năm của 1 MMTB (n) Ngày 266 278 4. Số ca làm việc bình quân trong ngày của 1MMTB(c) Ca 2 2,5 5. Số giờ làm việc bình quân trong 1 ca của 1 MMTB (h) Giờ 8 8,5 6. Năng suất sử dụng bình quân 1 giờ ( Nsd) 1000 Đ 75,66 60,51 Năng suất sử dụng bình quân giờ trên 1 MMTB : Nsd NsdK = 75,66 Nsd1 = 60,51 Chỉ tiêu phân tích : Gs = Q x n x c x h x Nsd Kỳ kế hoạch : GSK = QK x nK x cK x hK x NsdK = 3.220.192,5 Kỳ thực tế : GS1 = Q1 x n1 x c1 x h1 x Nsd1 = 4.289.647,5 Đối tượng phân tích: ∆Gs = GS1 - GSK 4.289.647,5 – 3.220.192,5 = 1.069.455 Các nhân tố ảnh hưởng: + ảnh hưởng của nhân tố số lượng MMTB (Q) ∆Gs (Q) = Q1 x nK x cK x hK x NsdK GSK = 12 x 266 x 2 x 8 x 75,66 – 3.220.192,5 = 3.864.107,52 – 3.220.192,5 = 643.915,02 + ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân trong 1 năm (n) ∆ Gs (n) = Q1 x n1 x ck x hk x NsdkQ1 x nk x ck x hk x Nsdk = 12 x 278 x 2 x 8 x 75,66 – 3.864.107,52 = 4.038.428,16 – 3.864.107,52 = 174.320,64 + ảnh hưởng của nhân tố số ca làm việc bình quân trong 1 ngày (c) ∆Gs (c) = Q1 x n1 x c1 x hk x Nsdk Q1 x n1 x ck x hk x Nsdk = 12 x 278 x 2,5 x 8 x 75,66 – 4.038.428,16 = 5.048.035,2 – 4.038.428,16 = 1.009.607,04 + ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân trong 1 ca (h) ∆Gs (h) = Q1 x n1 x c1 x h1 x Nsdk Q1 x n1 x c1 x hk x Nsdk = 12 x 278 x 2,5 x 8,5 x 75,66 - 5.048.035,2 = 5.363.537,4 - 5.048.035,2 = 315.502,2 + ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động trên 1 giờ. ∆Gs(Nsd) = GS1 Q1 x n1 x c1 x h1 x Nsdk = 4.289.647,5 – 5.363.537,4 = - 1.073.889,9 Tổng hợp các nhân tố ∆Gs = ∆Gs (Q) + ∆Gs (n) + ∆Gs (c) + ∆Gs (h) + ∆Gs(Nsd) = 643.915,02+ 174.320,64 +1.009.607,04+ 315.502,2 - 1.073.889,9 =1.069.455 NHẬN XÉT: Giá trị sản xuất thực tế so với kế hoạch tăng 164.782.000 VNĐ là do ảnh hưởng của các nhân tố: Do số lượng máy móc thiết bị kỳ thực tế tăng so với kỳ kế hoạch 2 cái làm giá trị sản xuất tăng 643.915,02 (nghìn đồng). Số ngày làm việc bình quân kỳ thực tế tăng 12 ngày so với kỳ kế hoạch làm giá trị sản xuất tăng 174.320,64 (nghìn đồng). Số ca làm việc bình quân trong ngày tăng 0,5 ca làm cho giá trị sản xuất tăng 1.009.607,04 (nghìn đồng) Số giờ làm việc bình quân trong ca tăng 0,5h làm cho giá trị sản xuất tăng 315.502,2 ( nghìn đồng) Năng suất sử dụng bình quân giờ giảm 15,15 ( nghìn đồng) làm cho giá trị sản xuất giảm 1.073.889,9 (nghìn đồng) Phân tích tình hình cung ứng và dự trữ NVL: Ta có số liệu thu thập được như sau: STT Tên NVL Khối lượng NVL cung ứng Đơn giá mua KH TT KH TT 1 Sắt phế liệu (kg) 873.305 866.109 5.354 5.852 2 Than (kg) 532.387 560.250 1.805 1.643 3 Oxy (kg) 411 436 44.198 44.633 4 Gas (kg) 1238 1.245 19.111 20.069 5 Que hàn (cái) 3.660 3.735 10.583 10.334 2.3.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng NVL: Phương pháp phân tích: Để phân tích tình hình cung ứng NVL về mặt số lượng, ta tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng từng loại NVL, theo công thức sau: Trong đó: : tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL : khối lượng cung ứng thực tế của VL i : khối lượng cung ứng kế hoạch của VL i Pki : Đơn giá mua kế hoạch của vật liệu i Vki = Vsxi + Vck - Vdk Với: Vsxi là khối lượng nguyên vật liệu i cần cho sản xuất trong kỳ Vck: khối lượng NVL i dự kiến tồn đầu kỳ Vdk : khối lượng NVL i thực tế tồn đầu kỳ Vsxi = Qk* mi Qk : Khối lượng sản phẩm cần sản xuất theo kế hoạch mi : định mức tiêu hao NVL i cho một đơn vị sản phẩm Nếu Tv >= 100% : DN hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL. Tv < 100% : DN không hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL. STT Tên NVL 1 Sắt phế liệu (kg) 873.305 866.109 5.354 4.637.147.586 4.675.674.970 99,18% 2 Than (kg) 532.387 560.250 1.805 1.011.251.250 960.958.535 105,23% 3 Oxy (kg) 411 436 44.198 19.270.328 18.165.378 106,08% 4 Gas (kg) 1.238 1.245 19.111 23.793.195 23.659.418 100,57% 5 Que hàn (cái) 3.660 3.735 10.583 39.527.505 38.797.278 101,88% Tổng 1.407.341 1.431.775 81.051 5.730.989.864 5.717.192.081 100,24% Tv = 100,24% > 100% è Điều đó cho thấy DN hoàn thành kế hoạch cung ứng NVL. 2.3.2. Phân tích tính chất kịp thời của việc cung ứng NVL: Tình hình cung ứng NVL trong tháng 4/2010: Nguồn nguyên liệu Ngày nhập Số lượng (kg) Tồn đầu tháng 01/4 15.000 Nhập lần 1 6/4 21.000 Nhập lần 2 14/4 24.000 Nhập lần 3 24/4 15.000 Nhập lần 4 29/4 18.000 Tổng 93.000 Biết DN cần sử dụng 3.000 kg NVL Sắt trong 1 ngày. Trong tháng 4 DN sản xuất 29 ngày.Do đó,NVL cần cung ứng l à 3.000*29=87.000(kg) Ngày 1/4 : Tồn 15.000 (kg). 15.000/3.000 = 5 (ngày), từ 1/4 à 5/4 Ngày 6/4 : Nhập 21.000 (kg). 21.000/3.000 = 7 (ngày), từ 6/4 à 12/4 Ngày 13/4 thiếu nguyên liệu nên ngừng sản xuất Ngày 14/4: Nhập 30.000 (kg). 30.000/3.000= 10 (ngày), từ 14/4 à 23/4 Ngày 24/4: Nhập 15.000 (kg). 15.000/3.000= 5 (ngày), từ 24/4 à 28/4 Ngày 29/4: Nhập 18.000 (kg). 18.000/3.000= 6(ngày), 29/4 Thừa NVL đến ngày 6/5( gồm ngày 2/5,3/4,5/4,6/4 Qua phân tích trên cho thấy, nếu tiêu dùng cho sản xuất sản phẩm bình quân trong ngày là 3.000(kg) thì nhu cầu về vật tư trong tháng là 87.000kg. Vậy số tồn kho đầu tháng là 15.000kg có thể đảm bảo sản xuất trong 5 ngày.Nên vào ngày 6/4 doanh nghiệp nhập lần thứ nhất 21.000kg và chỉ đảm bảo sản xuất tới ngày 12/4.Nhưng vì đến ngày 14/4 mới nhập được vật tư nên ngày 13/4 không có vật tư sản xuất.Lần nhập vào ngày 24/4 và ngày 29/4 đảm bảo cho việc sản xuất tới ngày 28/4.Lần nhập vào ngày 29/4 với số lượng 18.000kg không những giúp DN đả m bảo sản xuất mà còn dư thừa có thể sản xuất cho tới ngày 6/4.Mặc dù DN cung ứng thừa nhưng vẫn không đảm bảo cho hoạt động cung ứng diễn ra liên được . KẾT LUẬN Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền với đơn vị sản xuất kinh doanh. Một nhà quản trị doanh nghiệp dù ở cấp cao nào, trước khi có quyết định nào đó đều có sự cân nhắc, tính toán về hiệu quả của quyết định sẽ đưa lựa chọn trên cơ sở phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng các nhân tố sản xuất giúp cho doanh nghiệp biết được tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng TSCĐ, tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn . Do hạn chế về thời gian nghiên cứu tìm hiểu đề tài, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, có những vấn đề chưa được đề cập đến, nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất tại công ty TNHH Tấn Quốc.doc
Luận văn liên quan