Đề tài Phân tích tình hình tài chính bưu điện tỉnh Bạc Liêu

LỜI MỞ ĐẦU a&b Với vai trò là hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế, từ khi ra đời cho đến nay Bưu chính –Viễn thông Việt Nam luôn luôn là mạch máu, là hệ thống thần kinh của Đảng, của Nhà nước, của chính quyền các cấp. Hơn thế nữa, đó chính là công cụ phục vụ cho các hoạt động kinh tế xã hội và là đời sống tinh thần vô cùng phong phú của mọi tầng lớp nhân dân. Với mục tiêu ngày càng phát triển, Bưu chính –Viễn thông Việt Nam đã và đang chuyển mình xây dựng cơ sổ vật chất hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Hiện nay, Bưu chính- Viễn thông Việt Nam đã thành công trong giai đoạn tăng tốc và chuyển sang giai đoạn cạnh tranh và hội nhập. Cũng như mọi doanh nghiệp khác, để hoạt động có hiệu quả việc phân tích tài chính đóng một vai trò hết sức quan trọng vì nó là cơ sở ø giúp các nhà quản lý ra những quyết định tài chính đúng đắn. Việc thu thập, phân tích, xử lý, đánh giá những thông tin bổ ích về hoạt động tài chính chứa đựng trong các báo cáo quyết toán có ý nghĩa sống còn đối với bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích to lớn của việc phân tích tài chính, em đã chon đề tài “Phân tích tình hình tài chính Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung luận văn được chia làm 4 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung Chương II: Giới thiệu về Bưu Điện tỉnh Bạc Liêu Chương III: Phân tích tình hình tài chính Bưu Điện Bạc Liêu. Chương IV: Nhận xét đáng giá chung và đề xuất ý kiến. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng phần trình bày cũng không thể đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết, tòan diện về tình hình tài chính của đơn vị được

doc94 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2517 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính bưu điện tỉnh Bạc Liêu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng ngày càng nhiều.Việc tăng doanh thu đã thể hiện phần nào hiệu quả hoạt động của đơn vị trong việc mở rộng quy mô kinh doanh. b. Về chi phí: Giá vốn hàng bán tăng 11.888.483.686 đồng tức tăng 22,1% tuy nhiên so sánh tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giữa hai kỳ ta thấy tỷ lệ này lại giảm tư ø67,06% xuống còn 65,64%. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng giá vốn hàng bán. Trong năm 2002, chi phí bán hàng bằng 0 trong khi năm 2001 là 2.803.218 đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 180.158.822 đồng tương ứng giảm 1,43% (100 - 98,57) làm tỷ lệ so với doanh thu thuần giảm từ 15,66% xuống còn 12,37%. Tóm lại, khi sản lượng tiêu thụ tăng giá vốn hàng bán tăng là điều tất nhiên nhưng do nỗ lực của đơn vị trong việc hạ giá thành nên đã làm tốc độ tăng giá vốn hàng bán chậm hơn tốc độ tăng doanh thu. Nếu như trong năm 2001, trong 100 đồng doanh thu thu được có 67,06 đồng là giá vốn thì năm 2001 chỉ còn có 65,64 đồng. Mức độ giảm này tuy không nhiều nhưng đó là một xu hướng tốt, là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của mình. Bên cạnh đó các khoản chi phí khác đều giảm đã chứng minh sự cố gắng của đơn vị trong việc cắt giảm bớt các khoản chi phí không cần thiết. c. Về lợi nhuận: Thu nhập từ hoạt động bất thường tăng trong khi chi phí bất thường giảm nên đã làm lợi nhuận thu từ hoạt động này tăng gần 2 lần. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 8.137.014.391 đồng tức tăng 58,70%. Tỷ lệ so với doanh thu thuần thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 17,28% ở năm 2001 và 21,99% ở năm 2002), các khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường đều chiếm tỷ lệ rất thấp (0,46% và 0,59% vào năm 2002). Lợi nhuận sau thuế tăng 5.515.363.313 đồng tương ứng tăng 54,86%. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần tăng từ 12,53% lên 15,56% thể hiện việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đã mang lại hiệu quả tốt. Trong năm 2002 cứ 100 đồng doanh thu sẽ mang lại 15,56 đồng lợi nhuận tăng hơn năm 2001 gần 3 đồng. Tóm lại trong năm 2002, doanh thu của đơn vị tăng chứng tỏ thị trường tiêu thụ của đơn vị đã được mở rộng và sản phẩm dịch vụ cung ứng phù hợp nhu cầu xã hội. Lợi nhụân tăng với tốc độ tương đối là kết quả của nỗ lực hạ giá thành và tiết kiệm các khoản chi phí. Đây là một tín hiệu đáng mừng chứng tỏ được việc mở rộng quy mô hoạt động của đơn vị là hiệu quả. 3.2.5-Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: a. Phân tích tình hình thanh toán: a1. Các khoản phải thu: Bảng 9: Phân tích tình hình thanh tóan (Đơn vị tính: đồng) Các khoản phải thu Cuối năm 2001 Cuối năm 2002 So sánh giữa hai kỳ ± % 1.Phải thu của khách hàng 10.073.694.406 14.692.963.665 4.619.269.259 145,85 2.Trả trước cho người bán 18.874.913.534 37.417.078.762 18.542.165.228 198,28 3.Phải thu nội bộ 134.672.429 180.275.481 45.603.052 133,86 4.Các khoản phải thu khác 4.907.713.218 4.971.503.475 63.790.257 101,30 5.Tạm ứng 866.629.663 914.854.806 48.225.143 105,56 Tổng các khoản phải thu 34.857.623.250 58.176.676.189 23.319.052.939 166,90 Các khoản phải trả Cuối năm 2001 Cuối năm 2002 So sánh giữa hai kỳ ± % 1.Vay ngắn hạn 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 6.723.410.000 5.408.607.158 -1.314.802.842 80,40 3.Phải trả cho người bán 3.744.448.504 23.930.107.719 20.185.659.215 639,08 4.Người mua trả tiền trước 3.518.637.962 4.978.012.437 1.459.374.475 141,48 5.Nộp ngân sách 217.206.679 89.633.322 -127.573.357 41,27 6.Trả công nhân viên -2.956.636 -2.956.636 0 100,00 7.Trả cho đơn vị nội bộ 83.834.799.391 83.405.667.003 -429.132.388 199,49 8.Phải trả, nộp khác 3.794.370.957 2.222.425.878 -1.571.945.079 58,57 9.Vay dài hạn 13.021.552.284 14.247.455.485 1.225.903.202 109,41 10.Ký quỹ,ký cược dài hạn 3.300.000 2.300.000 -1.000.000 69,70 11. Chi phí phải trả 2.494.053.199 3.455.942.463 961.889.264 138,57 Tổng các khoản phải trả 117.348.822.340 137.737.194.830 20.388.372.490 117,37 So với đầu kỳ, các khoản phải thu tăng thêm 23.319.052.939đồng (tức tăng thêm 66,9%) trong đó : Số bị khách hàng chiếm dụng tăng thêm 4.619.269.259 đồng (tức tăng 45,85%). Số bị người bán chiếm dụng tăng thêm 18.542.165.228 đồng (tức tăng thêm 98,28%). Phải thu nội bộ tăng 45.602.052 đồng (tức 33,86%) Các khoản phải thu khác tăng 1,3%. Tạm ứng tăng 5,56%. Các khoản phải thu tăng với tốc độ khá nhanh nhất là số bị người bán chiếm dụng đã tăng gần 2 lần. Việc mở rộng quy mô hoạt động thì mua bán chịu là điều phải chấp nhận nhưng với nguồn tài trợ chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn thì việc tăng các khoản phải thu quá nhiều như thế là điều không tốt. Bảng 10: Bảng giá trị các chỉ tiêu về tình hình thanh toán Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch ± % 1.Các khoản phải thu 34.857.623.250 58.176.676.189 23.319.052.939 166,90 2.Các khoản phải trả 117.348.822.340 137.737.194.830 20.388.372.490 117,37 3.Tỷ lệ phải thu so với phải trả (3) = (1) / (2) 0,2970 0,4224 0,1254 142,22 4.Doanh thu thuần 80.206.031.957 100.048.567.994 19.842.536.037 124,74 5.Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) (5) = (4) / (1) 2,3010 1,7197 -0,5812 74,74 6.Kỳ thu tiền bình quân (ngày) (6) = (1)*360/ (4) 156,46 209,33 52,87 133,80 Căn cứ vào bảng giá trị, tỷ lệ phải thu so với phải trả ở đầu năm của doanh nghiệp là 0,2970, tỷ số này không cao chứng tỏ đơn vị đi chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác nhiều hơn số vốn đơn vị bị chiếm dụng. Ở cuối kỳ tỷ số này là 0,4224 (tức đã tăng thêm 42,22%) thể hiện tốc độ tăng của số vốn bị chiếm dụng nhanh hơn số vốn đơn vị đi chiếm dụng. Để tìm hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích các chỉ tiêu tiếp theo. Số vòng quay các khoản phải thu cho biết hiệu quả của việc thu hồi nợ. Hệ số này đầu năm là 2,3010 và cuối năm là 1,7197 (tức đã giảm đi 0,5812 vòng tương ứng giảm 25,26%). Số vòng quay các khoản phải thu không cao chứng tỏ việc thu hồi nợ của đơn vị chưa tốt. Hệ số này lại giảm vào cuối năm chứng tỏ doanh nghiệp tiếp tục bị chiếm dụng vốn nhiều hơn mà vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để thu hồi. Số ngày trung bình để thu hồi hết các khoản nợ trong năm 2001 là 156,47 ngày và trong năm 2002 là 209,33 ngày. Một lần nữa chỉ tiêu này đã thể hiện rõ hơn việc thu hồi nợ của doanh nghiệp là chưa tốt, số vốn bị chiếm dụng lại tăng nhanh vào năm 2002 nên đã làm kỳ thu tiền bình quân của giai đoạn nay tăng thêm 52,87 ngày (tức tăng 33,8%). Tóm lại, khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì cần thiết áp dụng các hình thức thanh toán sau nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng tuy nhiên cũng cần có biệp pháp tích cực thúc nay khách hàng thanh toán cũng như đề nghị các nhà cung ứng thực hiện giao hàng đúng thời gian giao ước nhằm giải phóng lượng tiền tồn đọng trong các khoản này đưa vào sản xuất kinh doanh, góp phần làm tăng vòng quay vốn. a2. Các khoản phải trả (bảng 9) Tổng các khoản phải trả ở đầu kỳ là 117.348.822.340 đồng, cuối kỳ là 137.737.194.830 đồng, tăng 20.388.372.490 đồng (tương ứng 17,37%). Trong đó tăng nhanh là khoản mục phải trả cho người bán (tăng thêm gần 5,5 lần), người mua trả tiền trước (tăng 41,48%), vay dài hạn (tăng 9,41%); còn lại các khoản mục khác đều giảm. Tỷ số nợ phản ảnh bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ lệ nợ năm 2001 = 117.348.822.340 = 0,7230 162.304.590.275 Tỷ lệ nợ năm 2002 = 137.737.194.830û = 0,7223 190.687.697.583 Đầu năm 72,3% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay và cuối năm là 72,23%. Với một tỷ số nợ cao như vậy sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh và thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp không cao. Tuy nhiên để có nhận xét, đánh giá đúng đắn về tình hình thanh toán (Phai thu, phải trả) của đơn vị, ngoài số liệu trên bảng cân đối kế toán cần phải sử dụng thêm các số liệu hạch toán hàng ngày để xác định tính chất, thời gian, nguyên nhân các khoản phải thu, phải trả; đưa ra các biện pháp nhằm thu hồi hoặc thanh toán nợ. Do vậy phân tích trên đây chỉ có tính chất tương đối vì có sự hạn chế về thời gian hoàn thành luận văn và những tài liệu hạch toán hàng ngày rất khó thống kê trong thời gian ngắn. b. Phân tích khả năng thanh toán: b1. Hệ số khả năng thanh toán: Bảng 10: Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán NHU CẦU THANH TOÁN Số tiền (đồng) Năm 2001 Năm 2002 I.Các khoản phải thanh toán ngay 1.Phải nộp ngân sách 2.Phải trả người mua 3.Phải trả công nhân viên 4.Phải trả người bán 5.Phải trả khác 6.Phải trả nội bộ 7.Nợ dài hạn đến hạn trả II.Các khoản phải thanh toán trong thời gian tới 1.Nợ dài hạn 2.Nợ khác 101.829.916.857 217.206.679 3.518.637.962 -2.956.636 3.744.448.504 3.794.370.957 83.834.799.391 6.723.410.000 3.638.583.843 0 3.638.583.843 120.031.496.881 89.633.322 4.978.012.437 -2.956.636 23.930.107.719 2.222.425.878 83.405.667.003 5.408.607.158 4.574.240.667 0 4.574.240.667 TỔNG NHU CẦU THANH TOÁN 105.468.500.700 124.605.737.548 KHẢ NĂNG THANH TOÁN Số tiền (đồng) Năm 2001 Năm 2002 Khoản có thể dùng thanh toán ngay 1.Tiền mặt 2.Tiền gửi ngân hàng 3.Tiền đang chuyển II.Khoản có thể dùng để thanh toán trong thời gian tới 1.Đầu tư ngắn hạn 2.Các khoản phải thu 3.Hàng tồn kho 4.Vay ngắn hạn 5.Vay dài hạn 18.868.229.445 6.330.697.989 12.537.531.456 0 52.753.686.084 0 33.615.170.245 6.116.963.555 0 13.021.552.284 14.733.137.179 9.289.331.031 5.443.806.148 0 79.100.708.825 0 57.202.513.383 7.650.739.956 0 14.247.455.486 TỔNG KHẢ NĂNG THANH TOÁN 71.621.915.529 93.833.846.004 Căn cứ vào bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ta tính được chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán năm 2001 = 71.621.915.529 = 0,6791 105.468.500.700 Hệ số khả năng thanh toán năm 2002 = 93.833.846.004 = 0,7530 124.605.737.548 Như vậy hệ số thanh toán ở hai năm 2001 và 2002 đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ Bưu điện Bạc Liêu không đủ khả năng thanh toán. Hệ số càng nhỏ thì đơn vị càng mất dần khả năng này. Trong năm 2002, khả năng thanh toán tăng lên 0,7530-0,6791=0,0740, tuy mức tăng không cao nhưng cũng đã thể hiện nỗ lực của Bưu điện Bạc Liêu trong việc cải thiện tình hình thanh toán đối với các đơn vị khác. b2. Tỷ số thanh toán hiện hành: Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong 1 năm bao gồm: vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả, các khoản phải trả khác. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2001 = 60.187.437.165 = 0.5911 101.829.916.857 Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2002 = 81.503.389.581 = 0,6790 120.031.496.881 Tỷ số này cho thấy mối quan hệ giữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn. Đầu năm 2002, 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bằng 0,5911 đồng tài sản, cuối năm 2002 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được bảo đảm bằng 0,6790 đồng tài sản. Các chỉ tiêu này đều bé hơn 1 (<1) chứng tỏ khả năng thanh toán của đơn vị không cao. Tỷ số thanh toán hiện hành vào cuối năm tăng thêm 0,0879 (0,0879=0,6790-0,5911) đã thể hiện được nỗ lực của đơn vị trong vịêc cải thiện tình hình thanh toán. b3. Tỷ số thanh toán tức thời: Tỷ số thanh toán tức thời năm 2001 = 18.868.229.445 = 0,1853 101.829.916.857 Tỷ số thanh toán tức thời năm 2002 = 14.733.137.179 = 0,1227 120.031.496.881 Đầu năm, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,1853 đồng tài sản lưu động dễ chuyển đổiù thành tiền và cuối năm là 0,1227 đồng. Hệ số này nhỏ hơn 0,5 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp đang gặp khó khăn, lượng tiền mặt không đủ để đơn vị thanh toán các khoản nợ hiện hành. Tỷ số này cuối năm giảm đi 0,0626 ( 0,0626 = 0,1227 - 0,1853) làm cho khả năng thanh toán tức thời của đơn vị càng thêm khó khăn, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do cuối năm lượng tiền mặt giảm trong khi các khoản nợ ngắn hạn lại tăng lên. Do đó có thể đơn vị phải tìm cách thanh lí hàng tồn kho, thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng,... để cải thiện tình hình thanh toán của mình. Tuy nhiên tỷ số này giảm lại được đánh giá là tích cực vì không nên dự trữ lượng tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà nên giải phóng nó để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. b4. Tỷ số thanh toán tài sản lưu động: Tỷ số thanh toán TSLĐ năm 2001 = 18.868.229.445 = 0,3135 60.187.437.165 Tỷ số thanh toán TSLĐ năm 2002 = 18.868.229.445 = 0,1808 81.503.389.581 Đầu năm, trong 1 đồng tài sản lưu động thì 0,3135 đồng có khả năng chuyển đổi thành tiền; Cuối năm, trong 1 đồng TSLĐ thì 0,1808 đồng có khả năng chuyển đổi thành tiền. Tuy tỷ số này đã giảm đi vào cuối năm nhưng vẫn thể hiện khả năng thanh toán tài sản lưu động tương đối phù hợp của doanh nghiệp. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 0,1 hoặc lớn hơn 0,5 đều không tốt vì như thế sẽ gây ứ động vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán. b.5. Vốn họat động thuần : Một doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì cần thiết phải duy trì một mức vốn luân chuyển thuần hợp lý để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn, dự trữ hàng tồn kho đầy đủ. Vốn hoạt động thuần càng lớn thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao. Vốn hoạt động thuần = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn Vốn hoạt động thuần năm 2001 = 60.187.437.165 - 101.829.916.857 =-41.642.479.692 (đồng) Vốn hoạt động thuần năm 2002 =81.503.389.581-120.031.496.881 =-38.528.107.300 (đồng) Vốn hoạt động thuần của đơn vị đầu năm là -41.642.479.692 đồng, cuối năm là -38.528.107.300 đồng, vốn hoạt động thuần âm chứng tỏ khả năng thanh toán của đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn. Tuy cuối năm có khá hơn so với đầu năm nhưng cũng chưa cải thiện được nhiều tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán có thể rút ra những nhận xét sau: Đơn vị đang gặp khó khăn trong việc thu hồi và chi trả các khoản công nợ. Phần tài sản lưu động tăng lên do mở rộng quy mô sản xuất lại bị chiếm dụng quá nhiều như là khách hàng chậm thanh toán các khoản cước phí hàng tháng, bị các nhà cung ứng chiếm dụng, ... Đơn vị chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hồi các khoản nợ này. Số vòng quay các khoản phải thu còn quá thấp. Chính sách huy động vốn của đơn vị cũng chưa hợp lý, trong kết cấu nguồn vốn thì các khoản nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn. Với một kết cấu như thế sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự chủ về mặt tài chính của đơn vị đồng thời sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh. Khả năng thanh toán hiện hành cũng như khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không cao. Doanh nghiệp không sẵn sàng để chi trả các khoản nợ đó. Cần có biện pháp cải thiện tình hình nhằm đảm bảo uy tín của đơn vị như là thanh toán hàng tồn kho để tránh các chi phí bảo quản lưu kho cũng như giải phóng được một lượng tiền mặt để đưa vào kinh doanh hoặc thanh toán cho các đơn vị khác, theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán cước phí hàng tháng của khách hàng, … 3.2.6 - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Quá trình sản xuất kinh doanh càng phát triển thì việc trang bị tài sản cố định càng nhiều, vì thế cần phải thường xuyên cải tiến tình hình sử dụng tài sản cố định. Mặt khác nếu tài sản cố định được sử dụng hợp lý thì vốn cố định sẽ được tiết kiệm và giảm được chi phí. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến các chỉ tiêu sau: a.1. Sức sản xuất của tài sản cố định: Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quá trình kinh doanh trong kỳ có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sản xuất của TSCĐ năm 2001 = 80.206.031.957 = 0,56 (140.550.410.645+145.883.935.100) / 2 Sức sản xuất của TSCĐ năm 2002 = 100.048.567.994 = 0,6696 (145.883.935.100+152.935.694.735) / 2 Trong năm 2001, 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại 0,56 đồng doanh thu được hưởng. Trong năm 2002, hiệu suất này là 0,6696 tức đã tăng 0,6696-0,56=0,1096 chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của đơn vị tăng. Đây là một xu hướng tích cực bởi vì cùng một đồng vốn nhưng có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn. a.2. Sức sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu sức sinh lời tài sản cố định cho biết một đồng tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. Sức sinh lời của TSCĐ năm 2001 = 15.041.726.286 = 0,1050 (140.550.410.645+145.883.935.100) / 2 Sức sinh lời của TSCĐ năm 2002 = 23.043.752.047 = 0,1542 (145.883.935.100+152.935.694.735) / 2 Một đồng nguyên giá tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh năm 2001 mang lại 0,105 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2002 là 0,1542 đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này một lần nữa đã chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng lên. a.3. Suất hao phí tài sản cố định: Qua chỉ tiêu này để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận phải có bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định. Suất hao phí của TSCĐ năm 2001 = (140.550.410.645+145.883.935.100) / 2 = 1,7856 80.206.031.957 Suất hao phí của TSCĐ năm 2002 = (145.883.935.100+152.935.694.735) / 2 = 1,4934 100.048.567.994 Nếu như trong năm 2001 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 1,7856 đồng nguyên giá tài sản cố định thì trong năm 2002 chỉ cần có 1,4934 đồng nghĩa là để tạo ra một lượng doanh thu như nhau thì chỉ cần một số vốn ít hơn, số vốn tiết kiệm được khi tạo ra một đồng doanh thu thuần là 0,2922 đồng (-0,2922 = 1,4934-1,7856). Cả ba chỉ tiêu trên đều đã chứng tỏ được sự cố gắng của đơn vị trong việc sử dụng tài sản cố định nên đã làm hiệu quả sử dụng tài sản cố định tăng. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại đơn vị vẫn còn khá thấp, sức sản xuất bình quân của tài sản cố định chỉ bằng (0,56+0,6696)/2 = 0,6148, còn sức sinh lời bình quân chỉ khoảng (0,105+0,1542)/2 = 0,1296 đồng trên 1 đồng nguyên giá tài sản cố định. Do đó Bưu điện tỉnh Bạc Liêu cần phát huy hết tác dụng của tài sản cố định, tránh để lãng phí công suất thiết bị, máy móc,... để ngày càng nâng cao hơn hiệu quả sử dụng tài sản cố định. b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động b.1 . Phân tích chung Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu như: sức sản xuất, sức sinh lời của vốn lưu động. Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất càng tăng thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng Sức sản xuất của VLĐ năm 2001 = 80.206.031.957 = 1,3848 (55.649.258.463+60.187.437.165) / 2 Sức sản xuất của VLĐ năm 2002 = 100.048.567.994 = 1,4122 (60.187.437.165+81.503.389.581) / 2 Năm 2001, 1 đồng vốn lưu động đem lại 1,3848 đồng doanh thu thuần và trong năm 2002 là 1,4122 đồng doanh thu được hưởng. So sánh giữa hai năm ta thấy sức sản xuất của vốn lưu động đã tăng 0,0274 (0,0274 = 1,4122 – 1,3848) chứng tỏ đơn vị đã sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. Sức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận ròng trong kỳ. Sức sinh lợi của VLĐ năm 2001 = 15.041.726.286 = 0,2597 (55.649.258.463+60.187.437.165) / 2 Sức sinh lợi của VLĐ năm 2002 = 23.043.752.047 = 0,3253 (60.187.437.165+81.503.389.581) / 2 Nếu như trong năm 2001, 1 đồng vốn lưu động có thể đem lại 0,2597 đồng lợi nhuận trước thuế thì năm 2002, 1 đồng vốn lưu động sẽ mang lại 0,3253 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này đã tăng 0,0656 đồng (0,0656 = 0,3253 – 0,2597 ) thể hiện nỗ lực của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả đồng vốn hơn. b.2 . Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ-sản xuất -tiêu thu). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Do đó ta đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển. Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần (4) VLĐ bình quân Nên ta có: Thời gian của một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ p.tích Î VLĐ b.quân Doanh thu thuần Thời gian của một vòng luân chuyển càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng Gọi ti: thời gian một vòng luân chuyển (ngày/vòng) Ti: thời gian của kỳ phân tích, theo qui định Ti=360 ngày. Ri: doanh thu được hưởng (đồng) Vi: vốn lưu động bình quân i = 0,1 ( 0 tương ứng năm 2001 ; 1 tương ứng năm 2002) Ta có công thức thời gian của một vòng luân chuyển như sau: ti = Ti Î Vi Ri Bảng 12: Bảng phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch ± % Doanh thu được hưởng R 80.206.031.957 100.048.567.994 19.842.536.037 124,74 Vốn LĐ bình quân V 57.918.347.814 70.845.413.373 12.927.065.559 122,32 Thời gian một vòng luân chuyển t 259,96 254,92 -5,04 98,06 Aùp dụng phương pháp loại trừ: Đối tượng phân tích: rt = t1 – t0 = 254,92 – 259,96 = -5,04 (ngày/vòng ) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích: Aûnh hưởng của thời gian của kỳ phân tích đến thời gian một vòng luân chuyển rt (T) = ( T1 – T0 ) Î V0 = (360-360) Î 57.918.347.814 = 0 R0 80.206.031.957 Aûnh hưởng của yếu tố ”Vốn lưu động bình quân” rt (V) = T1 Î (V1 - V0 ) = 360 Î (70.845.413.373 – 57.918.347.814) R0 80.206.031.957 = 58,02 (ngày/vòng) Aûnh hưởng của yếu tố “doanh thu được hưởng” = -63,06 ( ngày / vòng ) Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng: rt = rt(t) + rt(V) + rt(R) = 0 + 58,02 – 63,06 = - 5,04 (ngày/vòng) Kết luận: Năm 2001, vốn lưu động quay một vòng hết 260 ngày; năm 2002, một vòng quay vốn mất 255 ngày. Như vậy thời gian một vòng luân chuyển đã giảm đi 5 ngày. Nguyên nhân của tình hình này là do ảnh hưởng của các yếu tố: Vốn lưu động bình quân tăng 12.927.065.559 đồng tương ứng tăng 22,32% làm thời gian một vòng luân chuyển tăng 58,02 ngày. Doanh thu được hưởng tăng 19.842.536.037 đồng tương ứng tăng 24,74% làm thời gian một vòng luân chuyển giảm 63,06 ngày. Như vậy thời gian của một vòng luân chuyển giảm chủ yếu là do doanh thu tăng và tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm giảm nhu cầu về vốn cho phép tăng doanh thu hơn nữa. Cụ thể: Với một số vốn không tăng, có thể tăng doanh thu từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận nếu doanh nghiệp tăng tốc độ luân chuyển. Từ công thức (4) ở trên ta có: Tổng doanh thu được hưởng = Vốn LĐ bình quânÍ số vòng quay vốn LĐ = 57.918.347.814 Í1,1422 = 81.792.842.804 (đồng) Như vậy trong điều kiện vốn không đổi là 57.918.347.814 đồng, nếu tăng thêm số vòng quay vốn lưu động lên đến 1,1422 thì tổng doanh thu thuần sẽ là 81.729.842.804 đồng, tức tăng thêm 1.586.810.847 đồng so với doanh thu 80.206.031.957 đồng khi số vòng quay vốn không tăng. Với số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ đạt doanh thu như cũ. Nếu tốc độ luân chuyển vốn không thay đổi so với kỳ trứơc, tức là1,3848; để đạt được tổng doanh thu thuần 100.048.567.994 đồng ở kỳ phân tích phải cần một lượng vốn là: Vốn lưu động bình quân = Tổng doanh thu kỳ phân tích Số vòng quay vốn kỳ gốc = 100.048.567.994 = 72.247.032.025 (đ) 1,3848 So với số vốn thực tế sử dụng ở kỳ phân tích là 70.845.413.373 đồng, đơn vị đã tiết kiệm 1.401.618.652đồng (1.401.618.652=72.2437.032.025-70.845.413.373). Số vốn lưu động tiết kiệm (-) do thay đổi tốc độ luân chuyển là: Việc tăng tốc độ luân chuyển từ 1,3848 vòng lên 1,4122 vòng (tức tăng 0,0274 vòng, tương ứng 1,98%) đã tiết kiệm cho đơn vị một số vốn là1.400.697.952 đồng. Do đó, thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một biện pháp tích cực nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và từ đó giảm nhu cầu vốn cho đơn vị, góp phần tăng doanh thu. Tốc độ luân chuyển chịu ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Tình hình thu mua, dự trữ nguyên vật liệu. Tiến độ sản xuất. Tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Tình hình thanh toán công nợ. Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt đối với Bưu điện Bạc Liêu khi các nguồn vốn bị chiếm dụng nhiều thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển cũng là việc thu hồi nhanh chóng các khoản bị chiếm dụng từ khách hàng, các nhà cung ứng và đẩy nhanh tiến độ thanh toán trong nội bộ, theo dõi chặt chẽ danh sách khách hàng còn nợ hoặc chậm đóng cước phí hàng tháng đề nghị khách hàng thanh toán theo thời gian quy định, hợp đồng với các nhà cung ứng đảm bảo cung cấp thiết bị vật tư phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh đúng kỳ hạn,…Bên cạnh đó giải phóng hàng tồn kho để tránh chi phí bảo quản, lưu kho, … c. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, ta phải tính và so sánh các chỉ tiêu sau: c1. Hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh năm 2001 = 15.041.726.286 = 0,0927 162.304.590.275 Hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh năm 2002 = 23.043.752.047 = 0,1208 190.687.697.583 Một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh năm 2001 đem lại 0,0927 đồng lợi nhuận trước thuế và năm 2002 là 0,1208 đồng lợi nhuận trước thuế. Hệ số sinh lời tăng 0,0281 đồng (0,0281 =0,1208-0,0927) tương ứng tăng 30,4% (1 - 0,1208 / 0,0927) chứng tỏ hiệu qủa kinh doanh của đơn vị tăng do đơn vị đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn kinh doanh của mình, cùng một đồng vốn nhưng có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn. Tuy hệ số doanh lợi có tăng nhưng vẫn còn khá thấp do đó đơn vị ngoài việc thu hút thật nhiều đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình để làm tăng doanh thu, phải tiết kiệm triệt để các khoản chi phí không cần thiết để làm tăng lợi nhuận hơn nữa, góp phần nâng cao hơn hiệu quả sử dụng vốn. c2. Hệ số doanh lợi trên doanh thu: Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu được hưởng đem lại mấy đồng lợi nhuận. Hệ số doanh lợi trên doanh thu năm 2001 = 15.041.726.286 = 0,1875 80.206.031.957 Hệ số doanh lợi trên doanh thu năm 2002 = 23.043.752.047 = 0,2303 100.048.567.994 Năm 2001, 1 đồng doanh thu được hưởng mang lại 0,1875 đồng lợi nhuận trước thuế. Năm 2002, 1 đồng doanh thu được hưởng sẽ mang lại cho đơn vị 0,2303 đồng lợi nhuận trước thuế. So sánh chỉ tiêu này ở hai năm 2001 và 2002, ta thấy hệ số sinh lợi trên doanh thu được hưởng đã tăng 0,0428 (0,0428=0,2303-0,1875) tức tăng thêm 22,82% (1-0,2303 / 0,1875). Điều này chứng tỏ tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng doanh thu cũng có nghĩa là bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng doanh thu, đơn vị đã cố gắng giảm chi phí nhằm mang lại lợi nhuận tối đa. Đây là một xu hướng tích cực cần được đơn vị phát huy hơn nữa trong thời gian tới. c3. Phân tích khả năng sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu Gọi Hi: hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu Ki: Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu Li: hệ số doanh lợi trên doanh thu. i = 0,1 tương ứng năm 2001, 2002 Ta có công thức như sau : H = K Í L Aùp dụng phương pháp loại trừ: Bảng 13: Bảng phân tích khả năng sinh lợi của nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tuyệt đối % Doanh thu được hưởng (đồng) 80.206.031.957 100.048.567.994 19.842.536.037 124,74 Lợi nhuận ròng (đồng 15.041.726.286 23.043.752.047 8.002.025.761 153,20 Vốn chủ sở hữu (đồng) 43.814.537.291 51.834.504.549 8.019.967.258 118,30 Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu (K) 1,8306 1,9302 0,0996 105,44 Hệ số doanh lợi trên doanh thu (L) 0,1875 0,2303 0,0428 122,82 Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu (H) 0,3433 0,4446 0,1013 129,50 Đối tượng phân tích : rH = H1 – H0 = 0,4446 – 0,3433 = 0,1013 Các yếu tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích: Yếu tố “số vòng quay vốn chủ sở hữu “ rH (K) = rK Í L0 = 0,0996 Í 0,1875 = 0,0187 Yếu tố “hệ số doanh lợi trên doanh thu” rH (L) = K 1Í rL = 1,9302 Í 0,0428 = 0,0826 Tổng hợp các yếu tố rH = rH(K) + rH(L) = 0,0187 + 0,0826 = 0,1013 Kết luận Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu năm 2001 là 0,3433 và năm 2002 là 0,4446. Như vậy, hệ số này năm 2002 tăng 0,1013 (tương ứng 29,5% )so với năm 2001 nguyên nhân là do ảnh hưởng của hai yếu tố: Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu tăng 0,0996 (tức tăng 5,44%) làm cho hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng 0,0187. Hệ số doanh lợi trên doanh thu tăng 0,0428 (tức tăng 22,82%) làm hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng 0,0826. Như vậy hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng là do hệ số doanh lợi trên doanh thu và hệ số quay vòng của vốn chủ sở hữu tăng. Hệ số doanh lợi trên vốn chủ sở hữu tăng được đánh giá tích cực bởi vì nó thể hiện hiệu quả kinh doanh của đơn vị tăng và nỗ lực của đơn vị trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên, tốc độ tăng này phần lớn là do hệ số doanh lợi trên doanh thu tăng nên đơn vị cần chú trọng nhiều hơn trong việc đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn chủ sở hữu. 3.3-Kết luận Trên đây là những vấn đề cơ bản về tình hình tài chính tại Bưu điện tỉnh Bạc Liêu, qua phần phân tích có thể thấy được phần nào thực trạng của đơn vị trong những năm qua, trong hiện tại và cả định hướng trong tương lai từ đó có thể làm cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn trong công tác quản lý cũng như trong quá trình tổ chức sản xuất nhằm giúp Bưu điện tỉnh Bạc Liêu vươn cao và vươn xa hơn trong tương lai. CHƯƠNG IV Nhận Xét Đánh Giá Chung Đề Xuất Yù Kiến Chương IV NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ---***--- 4.1-NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG: Qua quá trình thực tập tại bưu điện tỉnh Bạc Liêu, em đã có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị kết hợp với những số liệu tài chính và kiến thức đã học, em xin đưa ra một số nhận xét như sau: 1.4.1.Những kết quả đạt được: Tuy chỉ mới thành lập trong 6 năm nhưng Bưu Điện Bạc Liêu trong từng bước chuyển động đã chứng tỏ được sự vững chắc của mình. Từ một đơn vị hằng năm phải được bù lỗ Bưu điện Bạc Liêu đã từng bước đi vào hoạt động có hiệu quả, doanh thu không ngừng tăng và đã có lợi nhuận. Đây là một tín hiệu đáng mừng hứa hẹn những thành công khác trong tương lai. Cùng với việc tăng vốn kinh doanh (tăng 17,49%) là việc tăng doanh thu (tăng 24,74%), điều này đã chứng tỏ việc mở rộng quy mô kinh doanh là hợp lý. Doanh thu tăng khi mở rộng quy mô kinh doanh là kết quả của quá trình không ngừng hoàn thiện các dịch vụ đã có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng với các dịch vụ mới như: điện thoại di động trả trước, dịch vụ tiết kiệm bưu điện, bán tem chơi, dịch vụ 108,... Khi doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng là điều hợp lý nhưng do những nỗ lực của đơn vị trong việc phấn đấu hạ giá thành, cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết nên tốc độ tăng giá vốn chậm hơn tốc độ tăng doanh thu kết quả đạt được là lợi nhuận tăng với tốc độ nhanh (53,20%). Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh đều tăng chứng tỏ Bưu điện Bạc Liêu là một đơn vị hoạt động có hiệu quả. Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng góp phần làm tăng lợi nhuận, góp phần tăng tích luỹ cho những năm tới. Hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng như vốn lưu động tăng thể hiện nỗ lực của đơn vị trong việc khai thác, sử dụng hợp lý máy móc thiết bị và nguồn vốn. 1.4.2. Một số tồn tại: Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, đơn vị còn tồn tại một số vấn đề như sau: Đồng thời với việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đơn vị đã mạnh dạn vay thêm vốn và tăng thêm các khoản vốn chiếm dụng. Điều này đã làm cho kết cấu vốn của đơn vị chủ yếu là nợ phải trả (chiếm 72,82%).Với kết cấu vốn như thế đã làm giảm đi mức độ độc lập về tài chính của đơn vị. Mặt khác, đơn vị lại sử dụng các khoản nợ ngắn hạn quá nhiều (62,95%) sẽ làm tăng rủi ro kinh doanh, giảm khả năng thanh toán. Là một đơn vị hoạt động trong ngành dịch vụ nhưng tỷ suất đầu tư chỉ chiếm 57,26% là còn khá thấp. Đơn vị cần theo dõi chặt chẽ các công trình xây dựng cơ bản, thúc đẩy việc hoàn thành sớm để đưa các công trình này vào sử dụng, góp phần làm tăng giá trị tài sản cố định. Về tình hình thanh toán, với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng việc mua bán chịu là điều phải chấp nhận. Tuy nhiên các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng và đi chiếm dụng lại quá nhiều là không tốt. Số vòng quay các khoản phải thu thấp thể hiện việc thu hồi nợ chậm trễ. Một phần tài sản của doanh nghiệp được trang trãi bằng các khoản vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và uy tín của đơn vị. Về khả năng thanh toán, đơn vị không đủ khả năng thanh toán, mặc dù tình hình này có cải thiện hơn vào cuối năm 2002. Nhìn chung, khả năng thanh tóan của đơn vị đang gặp khó khăn nhất là khi các khoản nợ ngắn hạn tăng và dự trữ tiền mặt lại giảm. Tóm lại, qua việc phân tích tình hình tài chính Bưu điện tỉnh Bạc Liêu, ta thấy đây là một đơn vị hoạt động có hiệu quả với doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước và có xu hướng ngày càng tăng, tuy còn gặp khó khăn về tình hình, khả năng thanh toán cũng như quá trình huy động vốn. Nhưng với tình hình hoạt động như thế, Bưu điện Bạc Liêu có thể phát huy thế mạnh của mình, vượt qua khó khăn để ngày càng vững mạnh hơn, xứng đáng là cơ sở hạ tầng vững chắc trong quá trình phát triển của tỉnh nhà. 4.2– MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH BẠC LIÊU: Qua quá trình phân trình phân tích, em phần nào đã nắm bắt được tình hình tài chính tại Bưu điện tỉnh Bạc Liêu, với kiến thức còn hạn hẹp, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại Bưu điện tỉnh Bạc Liêu: 4.2.1-Có chính sách huy động vốn hợp lý: Là một đơn vị nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, để mở rộng quy mô hoạt động thì nhu cầu về vốn rất lớn. Với cơ cấu vốn mà nợ ngắn hạn quá cao sẽ làm tăng rủi ro về tài chính cho đơn vị. Vì vậy đơn vị cần có chính sách huy động vốn hợp lý nhằm giảm bớt rủi ro, cải thiện tình hình thanh toán, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính. a. Tăng thêm các khoản vay dài hạn, ít nhất là đủ để đảm bảo các nguồn tài trợ thường xuyên cho tài sản cố định của đơn vị. Khi tăng các khoản vay dài hạn, tiền lài hàng năm có thể tăng lên tuy nhiên đây lại là một nguồn ổn định. Việc kinh doanh ngày càng hiệu quả, doanh thu, lợi nhuận không ngừng tăng sẽ là cơ sở để đơn vị mạnh dạn tăng thêm các khoản vay dài hạn tránh được tình trạng sử dụng các nguồn tài trợ tạm thời để trang trãi các loại tài sản cố định vì các khoản nợ ngắn hạn có tính tủi ro cao. b.Tranh thủ hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, từ Tổng công ty xuất phát với ưu thế là một ngành còn độc quyền và những khó khăn của một Bưu Điện mới được hình thành. Tuy hiện nay, Bưu điện tỉnh Bạc Liêu đã đáp ứng phần lớn nhu cầu thông tin phục vụ nền kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nhưng đối với những vùng khó khăn thì việc đáp ứng nhu cầu thông tin còn nhiều hạn chế. Điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan như địa hình của tỉnh Bạc Liêu sông ngòi chằng chịt, dân cư không sống tập trung, thu nhập người dân từ nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản nên còn thấp,…Do đó đầu tư vào khu vực này không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nhưng cũng không thể bỏ trống địa bàn này. Vì vậy trong thời gian tới cần tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi và các chính sách hỗ trợ cho vùng đặc biệt khó khăn của chính phủ để đầu tư những trang thiết bị phù hợp nhằm tạo tiền đề phát triển nền kinh tế tại đây theo chủ trương của Đảng và nhà nước. 4.2.2-Tăng tỷ suất đầu tư và hiệu quả sử dụng tài sản cố định Mở rộng quy mô hoạt động phải được thực hiện cùng với việc đầu tư trang bị cho những tài sản cố định trực tiếp tạo ra doanh thu. Tập trung nguồn vốn cho công tác xây dựng cơ bản, cụ thể là lắp đặt các tuyến cáp nội hạt, cáp quang, mở rộng thêm các nút chuyển mạch, thu hẹp bán kính phục vụ, mở thêm nhiều dịch vụ mới đồng thời trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã hội, giúp hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn. Tăng cường sử dụng các tài sản cố định, tránh để máy móc không hoạt động hoặc làm việc không hết công suất, khuyến khích khách hàng lắp đặt thuê bao để tránh lãng phí dung lượng của tổng đài số qua các biện pháp như: khuyến khích, giảm chi phí lắp đặt, giảm thu chuyển mạng,… tiến hành nâng cấp bảo dưỡng các tổng đài, các kênh thông tin cho thuê… Tích cực thúc đẩy việc hoàn thành các công trình xây dựng cơ bản dở dang sớm đưa vào sử dụng để làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua việc đầu tư vào TSCĐ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đồng thời nhanh chóng giảm bớt tỷ trọng tài sản cố định không dùng trong sản xuất, thanh lý các tài sản cố định không còn sử dụng nữa để bổ sung lượng vốn phục vụ quá trình kinh doanh. 4.2.3- Cải thiện tình hình và khả năng thanh toán: Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của đơn vị hiện nay đang gặp khó khăn. Do đó để đảm bảo cho đơn vị hoạt động lâu dài, phải cải thiện tình hình và khả năng thanh toán. a. Tăng cường công tác thu hồi nợ: Trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động, các khoản phải thu tăng là điều bình thường tuy nhiên các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá cao trong kết cấu tài sản sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đơn vị. Do đó cần có biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ như là tăng chi phí thu hồi nợ để khuyến khích người đi thu ở vùng nông thôn, vùng xa do điều kiện đi laị khó khăn, theo dõi sít sao từng khách hàng không để chiếm dụng vốn kéo dài, quy định thời hạn thanh toán tối đa cho khách hàng là 2 tháng, … b- Đối với các khoản đơn vị đi chiếm dụng: Khi nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trãi cho các loại tài sản thì việc chiếm dụng vốn là điều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên cũng không nên chiếm dụng quá nhiều. Đơn vị nên chiếm dụng vốn của người bán, người mua, nội bộ trong khoảng thời hạn thanh toán để tài trợ cho hoạt động kinh doanh chứ không nên chiếm dụng quá thời hạn thanh toán vì như thế sẽ làm giảm uy tín của đơn vị. Với khoản vốn chiếm dụng, đơn vị nên lập kế hoạch chi trả nợ cụ thể đề phòng đối phương có yêu cầu thu nợ bất thường. Thực hiện đúng các hợp đồng đã được người mua thanh toán để đảm bảo uy tín của đơn vị, tạo điều kiện cho việc hợp tác lâu dài. Đối với tỷ lệ nợ thì phải xem xét đến yếu tố doanh thu vì chúng có mối liên hệ trực tiếp với nhau, nếu đơn vị có mức doanh số ổn định thì có thể sử dụng đòn cân nợ ở mức cao. Đối với việc sử dụng vốn, cần sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với từng bộ phận nhất là có biện pháp nhằm gia tăng lượng vốn lưu động từ đó làm tăng khả năng thanh toán của đơn vị và góp phần cải thiện tình hình tài chính. Hạn chế chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, dù chỉ là các đơn vị nội bộ vì đây là yếu tố mang tính rủi ro cao. Bên cạnh đó, lập các quỹ dự phòng cho các khoản nợ để tránh thất thoát về vốn có thể xảy ra. 4.2.4-Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng có nghĩa là cần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, việc này có ý nghĩa tích cực vì nó sẽ giảm bớt nhu cầu về vốn cho đơn vị trong quá trình hoạt động. Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình kinh doanh. Đặc biệt đối với bưu điện Bạc Liêu khi các nguồn vốn bị chiếm dụng nhiều thì việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển cũng là việc thu hồi nhanh chóng các khoản bị chiếm dụng. Có chính sách giải quyết kịp thời hàng tồn kho để giải phóng một lượng tiền mặt đưa vào sản xuất kinh doanh đồng thời tránh được các khoản chi phí bảo quản, lưu kho không cần thiết. 4.2.5-Nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc tăng doanh thu: Hiệu quả hoạt động kinh doanh được đánh giá qua các chỉ tiêu như: hiệu suất sử dụng tài sản cố định, tài sản lưu động và một số chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu này đều có liên quan chặt chẽ với doanh thu mà đơn vị đạt được. Doanh thu càng tăng chứng tỏ vốn sử dụng ngày càng hiệu quả, góp phần tăng lợi nhuận. Do đó việc tăng doanh thu chính là biện pháp hữu hiệu để tăng hiệu quả kinh doanh. Một số biện pháp để tăng doanh thu: Tiếp tục mở rộng địa bàn phục vụ, chiếm lĩnh tất cả các thị trường có thể có, không những ở thành thị mà cả những vùng nông thôn xã xôi hẻo lánh. Giảm bán kính phục vụ thông qua các đại lý bưu điện, thực tế cho thấy đại lý Bưu điện mang lại hiệu quả hơn bưu cục vì giảm được chi phí tiền lương, chi phí cơ sở hạ tầng nhưng cần quản lý chặt chẽ về giá cước để bảo vệ khách hàng. Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, có chiến lược tiếp thị các sản phẩm Bưu chính Viễn thông một cách rộng rãi đến người tiêu dùng thông qua báo, đài, các áp phích, biểu mẫu hướng dẫn về các dịch vụ tại nơi giao dịch. Do hạn chế của Bưu điện hiện nay chưa có đội ngũ Marketing chuyên trách nên Bưu điện tỉnh Bạc Liêu cần bồi dưỡng kiến thức Marketing cho mỗi nhân viên. Đối với những dịch vụ mới cần làm rõ những điểm nổi trội của nó so với dịch vụ cũ, cụ thể là nó sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích gì. Đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ như chỉ tiêu an toàn, chỉ tiêu thời gian, chỉ tiêu chính xác, thể lệ thủ tục. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín đơn vị tới khách hàng, tiết kiệm chi phí cho sản xuất kinh doanh mà còn có ý nghĩa thiết thực đối với người tiêu dùng và xã hội. Không ngừng nâng cao đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu nhiều lĩnh vực ngoài lĩnh vực chuyên sâu của mình để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh các thể lệ thủ tục trong quá trình khai thác nghiệp vụ, nhất là đơn vị mang tính đặc thù như ngành bưu điện. Cần quan tâm nhiều hơn nữa đến phong cách phục vụ khách hàng: thái độ phục vụ, tính cước chính xác,… tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm mang lại cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng nhất . 4.2.6- Hạ thấp chi phí kinh doanh: Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và Bưu điện nói riêng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, gọi chung là chi phí kinh doanh. Chi phí kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh doanh nhất định. Chi phí kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động điều trọng yếu nhất là tiết kiệm triệt để chi phí kinh doanh. Do đặc điểm của ngành Bưu điện là tải trọng không đồng đều theo thời gian nên đơn vị cần có kế hoạch phân công bố trí lao động phù hợp tránh để lãng phí nguồn lao động nhất là đối với Bưu chính khi lao động sống chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu giá thành. Đối với số lao động nên duy trì ở một số lượng vừa phải để tránh lãng phí trong những giờ thấp điểm nhưng cũng đồng thời đảm bảo cho hoạt động trong giờ cao điểm, có thể sử dụng một số biện pháp như: hợp đồng lao động, thuê lao động bán thời gian,… Khai thác, vận hành các thiết bị một cách tiết kiệm hợp lý. Thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị để bảo đảm chất lượng phục vụ. Có chính sách khuyến khích mọi cán bộ công nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước, các đồ dùng văn phòng,…thực hiện theo phương châm giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết, ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trước bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đến một lúc nào đó ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ nên ngoài việc mở rộng mạng lưới để có nhiều khách hàng hơn nữa, ngay từ lúc này phải giảm tối đa các khoản chi phí không cần thiết để giảm giá thành nhằm giảm giá cước các dịch vụ trong nước và quốc tế xuống bằng hoặc thấp hơn giá cước của các nước trong trong khu vực theo chỉ đạo của Chính phủ nhưng vẫn bảo đảm có lãi. 4.2.7-Một số đề xuất khác Bưu điện là ngành chịu ảnh hưởng của nhân tố kinh tế xã hội rất cao nên đơn vị phải luôn bám sát tình hình kinh tế xã hội của địa phương cũng như thị hiếu của người sử dụng để đáp ứng kịp thời với nhu cầu của người tiêu dùng cũng như có những quyết định kịp thời khi có biến động xảy ra. Tổ chức công tác kế toán hoàn chỉnh theo hình thức chứng từ ghi sổ, hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty. Bộ máy kế toán cần linh hoạt điều chỉnh và xử lý kịp thời những phát sinh trong phạm vi đơn vị. Mặc dù công tác kế toán được xử lý trên máy tính nhưng cần được ghi chép đầy đủ để bảo đảm an toàn khi có sự cố xảy ra đồng thời tạo điều kiện cho ban lãnh đạo hay các đối tượng sử dụng dễ dàng kiểm tra, đối chiếu,… Cần phải có biện pháp hạch toán rạch ròi, chính xác các khoản chi phí giữa Viễn thông, Bưu chính, Phát hành báo chí để giúp cho các nhà quản trị đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, thấy được mặt mạnh, mặt yếu của từng dịch vụ để khắc phục. Từ đó đưa ra biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cải tiến cơ chế quản lý, vừa bảo đảm tính tập trung thống nhất, vừa tăng cường quản lý chặt chẽ đồng thời phát huy tính năng động sáng tạo của các dơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc. Quan tâm thỏa đáng đến lợi ích vật chất lẫn tinh thần của người lao động, đảm bảo thu nhập của công nhân viên luôn ổn định để mỗi cán bộ công nhân viên an tâm công tác, phát huy hết tài năng, hăng hái tham gia và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Chúng ta nhận thấy rằng con người là yếu tố quan trọng trong công cuộc đổi mới ngành nên vậy vấn đề nhân lực ở Bưu điện Bạc Liêu là khâu trọng yếu. Do đó Bưu điện Bạc Liêu cần sớm hình thành một số chế độ chính sách tạo động lực và niềm say mê cho cán bộ công nhân viên luôn gắn bó với ngành nghề, chú trọng quan tâm chính sách bồi dưỡng tài năng. Đào tạo đại học và trên đại học chuyên ngành Bưu chính Viễn thông, đầu tư thích đáng vào trang thiết bị phục vụ nghiên cứu. Cần bổ sung thêm nguồn nhân lực được đào tạo chuyên ngành có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ quản lý giỏi để làm chủ được công nghệ tiên tiến cũng như đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập trong tương lai Phát huy thế mạnh thực hiện kế hoạch hàng năm, thực hiện triển khai mạnh mẽ các chỉ tiêu, thực hiện ngay từ đầu năm kế hoạch. Cần chú trọng đến sự hợp lý trong cơ cấu lợi nhuận giữa Bưu chính, Viễn thông và Phát hành báo chí. Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần bám sát sự chỉ đạo của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Uỷû ban nhân dân tỉnh nhằm tạo mối thông tin hai chiều, phản ánh chỉ đạo để thực hiện thuận lợi mục tiêu đề ra và chiến lược phát triển của Bạc Liêu đến năm 2003. 4.3-KẾT LUẬN: Trong những năm qua, mặc dù bị ảnh hưởng nhiều từ những biến chuyển của nền kinh tế trong nước cũng như những khó khăn của một Bưu Điện mới được thành lập, song với sự quan tâm của cấp uỷ và chính quyền địa phương, đặc biệt của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên đã đưa Bưu điện tỉnh Bạc Liêu vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu đáng kể. Trong lĩnh vực hoạt động của ngành cũng như thị trường cung cấp dịch vụ của ngành bưu điện ngày nay càng được mở rộng, đa dạng hoá các loại dịch vụ, thu hút ngày càng nhiều khách hàng thu hút nhiều nguồn đầu tư, tạo uy tín ngày càng vững chắc trong quan hệ hợp tác kinh doanh. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ tốt hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bưu điện tỉnh Bạc Liêu luôn cố gắng tiết kiệm chi phí trong mọi lĩnh vực hoạt động, mang lại hiệu quả ngày càng cao. Mặc dù địa hình tỉnh Bạc Liêu sông ngòi chằng chịt, việc lưu thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhưng bưu điện đã phấn đấu mở rộng mạng lưới phục vụ, cho đến nay đã có 100% số xã có máy điện thoại và có báo đọc trong ngày. Đây là sự phấn đấu tích cực của Bưu điện Bạc Liêu. Bên cạnh đó đơn vị cũng đã hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, các khoản phải nộp Tổng công ty. Những năm gần đây, Bưu điện Bạc Liêu tập trung nguồn vốn cho công tác xây dựng cơ bản nhằm thu hẹp bán kính phục vụ đồng thời trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã hội, giúp hoạt động của doanh nghiệp ngày càng mạnh hơn. Bưu điện Bạc Liêu còn tạo môi trường làm việc thuận lợi, làm tăng năng suất lao động, phát huy những ưu điểm có được để tạo doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Những thành tựu trên đã khẳng định vị trí cũng như vai trò của bưu điện Bạc Liêu đối với xã hội, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển hợp tác giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tuy nhiên cùng với sự phát triển chung trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay, đặc biệt là trong đầu những năm thế kỷ 21, thế kỷ của thông tin, nếu dừng lại ở nhứng thành tựu đã đạt được như trên thì hoạt động của Bưu điện sẽ không đáp ứng được nhu cầu của xã hội và dần dần mất đi thị trường. Vì vậy vấn đề đặt ra là Bưu điện phải không ngừng đầu tư thiết bị công nghệ mới phù hợp với nhu cầu, đào tạo những cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi để quản lý điều hành hoạt động của đơn vị nhằm giữ vững vị trí của Bưu điện trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặt khác, tình hình tài chính của đơn vị chưa được tốt, các tỷ số tài chính chưa ổn định, khả năng thanh toán còn nhiều khó khăn. Do đó quan tâm cải thiện tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động sẽ là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu để giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Trên đây là tình hình tài chính cùng một số giải pháp kiến nghị còn mang tính lý thuyết, có thể tính khả thi chưa cao. Em mong rằng phần phân tích của mình cùng một số kiến nghị như trên sẽ giúp ích phần nào cho Bưu điện Bạc Liêu trong quá trình phát triển. Do kiến thức thực tế còn hạn chế, phần lớn phân tích và giải pháp kiến nghị đều dựa trên cơ sở lý thuyết. Em kính mong được sự chỉ dẫn của quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty. Em xin chân thành cảm ơn. Bạc Liêu , tháng 11 năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính bưu điện tỉnh bạc liêu.doc
Luận văn liên quan