Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cao su Đà Nẵng (DRC)

Năm 2008 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 45,84% trong tổng tài sản và chiếm 65,66% trong tổng TSNH, tương ứng vơi lượng tiền là 281,718 tr đồng, ở đây chủ yếu là tồn kho thành phẩm : 182,167 tr đồng chiếm 64.66 % trong tổng hàng tồng kho. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không đạt hiệu quả Năm 2009 hàng tồn kho vẫn chiếm 42,98% và chiếm 61.67% trong tổng TSNH tương ứng với 337,387 tr đồng, ở đây chủ yếu lầ tồn kho nguyên vật liệu 57,709% trong tổng hàng tồn kho.Đây là dấu hiệu tốt. 2. Tài sản dài hạn: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần TSDH chiếm 24,44%(2007), 29,16%(2008), 29,73%(2009) trên tổng TSDH. Qua 3 năm ta có thể thấy có một sự chuyển đổi cơ cấu tài sản, tỷ trọng của tài sản cố định tăng dần qua các năm, vì công ty có nhiều chính sách mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể là xây dựng dự án nhà mấy sản xuất lốp radian. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty qua các năm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài chính dài hạn, năm 2007 là 0.12%, tuy nhiên năm 2009 và 2008 thì công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn vì công ty đang dồn nguồn lực vào việc xây dựng nhà máy sản xuất lốp radian.

doc30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3233 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cao su Đà Nẵng (DRC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG(DRC) I/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG(DRC) Phân tích kết cấu : a.Bảng cân đối kế toán: Ta có số liệu báo cáo tài chính của công ty như sau: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY DRC - (BẢNG THU GỌN) (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2009 2008 2007 TÀI SẢN NGẮN HẠN 546,819 429,046 437,693 Tiền và các khoản tương đương tiền 77,969 14,761 36,039 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 125,948 120,864 151,670 Hàng tồn kho 337,387 281,718 240,137 Tài sản ngắn hạn khác 5,515 2,703 9,847 TÀI SẢN DÀI HẠN 238,229 185,472 146,714 Các khoản phải thu dài hạn Tài sản cố định 233,420 179,166 142,813 Bất động sản đầu tư Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716 Tài sản dài hạn khác 4,809 6,306 3,185 TỔNG TÀI SẢN 785,048 614,518 584,407 NGUỒN VỐN NỢ PHẢI TRẢ 226,560 398,490 375,874 Nợ ngắn hạn 183,213 303,161 261,802 Nợ dài hạn 43,347 95,329 114,072 VỐN CHỦ SỞ HỮU 558,488 216,028 208,533 Vốn và quỹ 557,253 216,686 208,596 Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,235 -658 -63 TỔNG NGUỒN VỐN 785,048 614,518 584,407 PHÂN TÍCH KẾT CẤU Tài sản 2009 2008 2007 SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG TÀI SẢN NGẮN HẠN 546,819 69.65% 429,046 69.82% 437,693 74.90% Tiền và các khoản tương đương tiền 77,969 9.93% 14,761 2.40% 36,039 6.17% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00% 9,000 1.46% 0.00% Các khoản phải thu ngắn hạn 125,948 16.04% 120,864 19.67% 151,670 25.95% Hàng tồn kho 337,387 42.98% 281,718 45.84% 240,137 41.09% Tài sản ngắn hạn khác 5,515 0.70% 2,703 0.44% 9,847 1.68% TÀI SẢN DÀI HẠN 238,229 30.35% 185,472 30.18% 146,714 25.10% Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00% Tài sản cố định 233,420 29.73% 179,166 29.16% 142,813 24.44% Bất động sản đầu tư 0.00% 0.00% 0.00% Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.00% 0.00% 716 0.12% Tài sản dài hạn khác 4,809 0.61% 6,306 1.03% 3,185 0.54% TỔNG TÀI SẢN 785,048 100.00% 614,518 100.00% 584,407 100.00% NGUỒN VỐN 0.00% 0.00% 0.00% NỢ PHẢI TRẢ 226,560 28.86% 398,490 64.85% 375,874 64.32% Nợ ngắn hạn 183,213 23.34% 303,161 49.33% 261,802 44.80% Nợ dài hạn 43,347 5.52% 95,329 15.51% 114,072 19.52% VỐN CHỦ SỞ HỮU 558,488 71.14% 216,028 35.15% 208,533 35.68% Vốn và quỹ 557,253 70.98% 216,686 35.26% 208,596 35.69% Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,235 0.16% -658 -0.11% -63 -0.01% TỔNG NGUỒN VỐN 785,048 100.00% 614,518 100.00% 584,407 100.00% Trong khi đó, Công ty DRC: Tài sản: Tài sản ngắn hạn trong các năm đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với tài sản dài hạn.Cụ thể là: 1.Tài sản ngắn hạn: Trong cả 3 năm thì hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn, sau đó là tiền và các khoản tương đương tiền còn tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cụ thể: Năm 2007: tài sản ngắn hạn chiếm 74,9 %, tài sản dài hạn chiếm 25,1% Năm 2008: TSNH chiếm 69,82%, TSDH chiếm 30,18% Năm 2009: TSNH chiếm 69,65%, TSDH chiếm 30,35% Trong đó: Năm 2007 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 41,09% ttrong tổng tài sản và chiếm 54,86% trong TSNH, tương ứng vơi lượng tiền là 240,137 tr đồng, ở đây chủ yếu là tồn kho nguyên vật liệu : 119,149 tr đồng chiếm 49,617% trong tổng hàng tồng kho. Đây là dấu hiệu tốt của công ty Năm 2008 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất là 45,84% trong tổng tài sản và chiếm 65,66% trong tổng TSNH, tương ứng vơi lượng tiền là 281,718 tr đồng, ở đây chủ yếu là tồn kho thành phẩm : 182,167 tr đồng chiếm 64.66 % trong tổng hàng tồng kho. Điều này chứng tỏ việc tiêu thụ sản phẩm của công ty không đạt hiệu quả Năm 2009 hàng tồn kho vẫn chiếm 42,98% và chiếm 61.67% trong tổng TSNH tương ứng với 337,387 tr đồng, ở đây chủ yếu lầ tồn kho nguyên vật liệu 57,709% trong tổng hàng tồn kho.Đây là dấu hiệu tốt. 2. Tài sản dài hạn: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần TSDH chiếm 24,44%(2007), 29,16%(2008), 29,73%(2009) trên tổng TSDH. Qua 3 năm ta có thể thấy có một sự chuyển đổi cơ cấu tài sản, tỷ trọng của tài sản cố định tăng dần qua các năm, vì công ty có nhiều chính sách mở rộng quy mô sản xuất, cụ thể là xây dựng dự án nhà mấy sản xuất lốp radian. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty qua các năm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tài chính dài hạn, năm 2007 là 0.12%, tuy nhiên năm 2009 và 2008 thì công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn vì công ty đang dồn nguồn lực vào việc xây dựng nhà máy sản xuất lốp radian. Nguồn vốn Tổng nguồn vốn qua các năm của công ty đang có xu hướng chuyển sang sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.Nhưng vào năm 2007 và 2008 thì nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn 64,32%(2007), 64,85%(2008), 28,86%(2009). Nợ phải trả :qua 3 năm nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể: năm 2009 chiếm 23,34%; năm 2008 là 35,26%; năm 2007 là 44,08% trong tổng nguồn vốn.Nguyên nhân là vay để phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu và đặc trưng chung cảu ngành sản xuất lốp xe. Nguồn vốn chủ sở hữu :vào năm 2007 chiếm 35,68% trong tổng nguồn vốn, năm 2008 chiếm 35,15%, năm 2009 71,14% trong tổng nguồn vốn.Nguyên nhân là do nguồn quỹ từ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính tăng. Nguồn kinh phí và quỹ khác nặc dù chiếm tỷ trọng không đáng kể nhưung vào năm 2009 lại tăng lên v01,6% tổng nguồn vốn do quỹm khen thưởng phúc lợi từ hiệu quả của hoạt động kinh doanh. TRONG ĐÓ TRC Tài sản: Tài sản ngắn hạn trong các năm đều chiếm tỷ trọng thấp hơn so với tài sản dài hạn.Cụ thể là: Tài sản ngắn hạn: Trong cả 3 năm thì hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là tiền và các khoản tương đương tiền, sau đó là các khoản phải thu ngắn hạn còn tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Tiền và các khoản tương đương tiền: Nếu năm 2007 chiếm 36.67% thì 2008 giảm còn 22.72 %, tuy nhiên có sự gia tăng đáng kể khi 2009 chiếm 80.45% trong tổng tài sản . Công ty có sự dự trữ tiền mặt biến động, giảm ở 2008 nhưng lại tăng đột biến vào 2009, điều này chứng tỏ TRC đang sử dụng chính sách dự trữ một số lượng lớn tiền. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Công ty chỉ sử dụng đầu tư ngắn hạn mà không có các khoản dự phòng và tỷ trọng trong lĩnh vực này cũng tăng dần qua các năm, cụ thể là 2.20%(2007), 1.31%(2008), 1.18%(2009), điều này dễ gây ra nhiều rủi ro chảng hạn khi các khoản đầu tư tài chính không đạt hiệu quả sẽ không có các khoản dự phòng để bù đắp vào. Hàng tồn kho còn chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản ngắn hạn, cao hơn cả tỷ trọng của các khoảng đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn,... điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì tồn kho cao sẽ không tốt. Tài sản ngắn hạn khác: Các khoản mục trong tài sản ngắn hạn không trải đều qua các năm, vì vậy việc so sánh sự biến động qua cả 3 năm không thực hiện được. Tài sản dài hạn: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất trong phần TSDH chiếm 37.73%(2007), 47.97%(2008), 40.92%(2009) trên tổng TSDH, tiếp đó là các khoản đầu tư tài chính dài hạn chiếm 10.54%(20070, 15.44%(20080, 1.64%(2009) trong tổng TSDH. Qua 3 năm ta có thể thấy có một sự chuyển đổi cơ cấu tài sản, tỷ trọng của tài sản cố định tăng lên ở năm 2008 nhưng lại giảm xuống ở năm 2009. Tuy nhiên, TSCĐ vẫn tăng về mặt giá trị nhưng tốc độ tăng có giảm xuống. Nguồn vốn Trong tổng nguồn vốn thì vốn sở hữu ở các năm 2007, 2008 chiếm tỷ trọng ít nhưng vào năm 2009 thì tỷ trọng của vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng cao hơn 70% Phần nợ phải trả: Nợ ngắn hạn giảm mạnh qua 3 năm, từ 37.50%(2007) còn 32.86%(2008) và đến năm 2009 chỉ đạt 15.25% trong tổng nợ phải trả, nhưng nợ dài hạn tăng lên (4.94%(07), 4.41%(08), 5.31%(09)), tuy nhiên tốc độ tăng không đáng kể Phần vốn chủ sở hữu: Vốn đầu tư của chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 57.56%(07), 76.36%(08), 79.43%(09) và có xu hướng tăng lên. Việc vốn chủ sử hữu tăng lên do cty phát hành cổ phiếu vào năm 2006 Nguồn kinh phí và quỹ khác: 1.15%(07), 2008 đạt 4.03% nhưng đến năm 2009 lại giảm rất nhanh chỉ còn 2.77% SO SÁNH DRC TRC Tổng tài sản (09-08-07) 785,048 429,046 437,693 790,846 660,672 817,170 Tài sản ngắn hạn (09-08-07) 546,81 614,518 584,407 304,843 209,649 387,145 Tài sản dài hạn (09-08-07) 238,229 185,472 146,714 486,003 451,023 430,025 VỀ TÀI SẢN Trong khi DRC tập trung vào đầu tư tài sản ngắn hạn, trong đó hàng tồn kho chiếm tỷ trọng từ 40% / tổng tài sản trở lên thì TRC lại đầu tư vào tài sản dài hạn, tập trung vào tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng tài sản dài hạn, mà đầu tư vào tài sản dài hạn thường có khả năng sinh lợi cao hơn khi đầu tư tài sản ngắn hạn, hơn nữa tỷ lệ rủi ro của đầu tư tài sản dài hạn thấp hơn so với đầu tư bằng tài sản ngắn hạn. Rõ ràng, chúng ta có thể thấy công ty DRC đang tập trung đầu tư vào các tài sản ngắn hạn, có nghĩa là đang hướng tới các mục tiêu ngắn hạn hơn là các lợi ích trong dài hạn. VỀ NGUỒN VỐN Về cơ cấu sử dụng nguồn vốn đều giống nhau,những năm gần đây công ty đểu sử dụng nguồn vốn sở hữu là chủ yếu và nợ phải trả giảm dần. Điều này cho thấy rằng, càng về sau công ty càng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu nhiều hơn các nguồn vốn đi vay.Điều này được chứng minh bằng những con số,ở công ty DRC :năm 2007 vốn chủ sở hữu :208,533 triệu đồng đến năm 2009 tăng lên đến 558,488 triệu đồng, trong khi đó xu hướng nợ phải trả lại giảm từ 375,874 tr đồng (2007) còn 226,560 tr đồng (2009) Cũng tương tự , bên công ty TRC, nợ phải trả cung có xu hướng giảm từ 306,433 tr đồng (2007) còn 130,635 tr đồng (2009). => Từ việc phân tích cơ cấu vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn và Nguồn VCSH/Tổng nguồn vốn ta thấy rằng cả hai công ty đều có xu hướng là giảm các khoản phải vay và tăng cường vốn bằng cách huy động vốn chủ sở hữu để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. b. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DRC (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục 2009 2008 2007 Doanh thu thuần 1,815,041 1,290,518 1,169,781 Giá vốn bán hàng 1,292,760 1,133,436 1,029,411 Lợi nhuận gộp 522,281 157,081 140,370 Chi phí bán hàng 45,460 34,020 25,905 Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,744 19,842 17,379 Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 392,133 48,101 73,769 Thu nhập hoạt động tài chính 2,450 10,089 1,705 Chi phí hoạt động tài chính 47,394 65,206 25,022 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -44,944 -55,117 -23,317 Thu nhập bất thường 2,750 3,838 4,030 Chi phí bất thường 357 150 6,931 Lợi nhuận bất thường 2,393 3,688 -2,901 Lợi nhuận trước thuế 394,527 51,789 70,868 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,252 Lợi nhuận sau thuế 393,275 51,789 70,868 PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA BẢNG DOANH THU THUẦN Khoản mục 2009 2008 2007 SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG SỐ TIỀN TỶ TRỌNG Doanh thu thuần 1,815,041 100.00% 1,290,518 100.00% 1,169,781 100.00% Giá vốn bán hàng 1,292,760 71.22% 1,133,436 87.83% 1,029,411 88.00% Lợi nhuận gộp 522,281 28.78% 157,081 12.17% 140,370 12.00% Chi phí bán hàng 45,460 2.50% 34,020 2.64% 25,905 2.21% Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,744 2.19% 19,842 1.54% 17,379 1.49% Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 392,133 21.60% 48,101 3.73% 73,769 6.31% Thu nhập hoạt động tài chính 2,450 0.13% 10,089 0.78% 1,705 0.15% Chi phí hoạt động tài chính 47,394 2.61% 65,206 5.05% 25,022 2.14% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -44,944 -2.48% -55,117 -4.27% -23,317 -1.99% Thu nhập bất thường 2,750 0.15% 3,838 0.30% 4,030 0.34% Chi phí bất thường 357 0.02% 150 0.01% 6,931 0.59% Lợi nhuận bất thường 2,393 0.13% 3,688 0.29% -2,901 -0.25% Lợi nhuận trước thuế 394,527 21.74% 51,789 4.01% 70,868 6.06% Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,252 0.07% 0.00% 0.00% Lợi nhuận sau thuế 393,275 21.67% 51,789 4.01% 70,868 6.06% Dựa vào bảng phân tích kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty DRC: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể: 88%(2007), 87,83%(2008), 71,22%(2009). Vì công ty hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực kinh doanh bán hàng nên yếu tố tác động trực tiếp làm cho doanh thu tăng là từ giá bán hàng. Mà giá bán lại phụ thuộc trực tiếp từ giá vốn hàng bán nên yếu tố này ảnh hưởng quyết định đến doanh thu thuần. Nguyên nhân giá vốn tăng cao là do trong thời gian qua công ty gặp nhiều khó khăn trong vấn đề thuê lao động, số lao động giảm nên công ty phải tăng khoảng tiền lương cho công nhân; bên cạnh đó chi phí cho nguyên vật liệu đầu vào chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, mà nguyên liệu phục vụ chủ yếu cho sản xuất của DRC là dầu thô và mủ cao su trong một thời gian dài tăng mạnh dẫn đến chi phí tăng. Tỷ trọng của các khoản lợi nhuận so với doanh thu thuần khá thấp. Trong đó,lợi nhuận gộp chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể: 12%(2007), 12,17%(2008), 28,78%(2009); nguyên nhân là do lợi nhuận gộp phụ thuộc vào doanh thu thuần và giá vốn hàng bán(LNG= DTT – GVHB), khi giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng chính thì kéo theo lợi nhuận gộp cũng chiếm tỷ trọng cao. Tiếp theo đến tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm 6,31%(2007), 3,73%(2008), đặc biệt vào năm 2009 chiếm 21,6%, nguyên nhân là do chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp trong khi đó tỷ trọng lãi gộp cao. Tỷ trọng của lợi nhuận từ hoạt động tài chính so với doanh thu thuần là thấp nhất , cụ thể: (-) 1.99%(2007), (-) 4,27%(2008), (-) 44,944%(2009) trong khi đó chi phí cho hoạt động này lại rất cao điều đó chứng tỏ công ty đầu tư cho hoạt động này không hiệu quá. Chi phí từ hoạt động hoạt động tài chính có tỷ trọng cao hơn các chi phí khác là do chi phí từ lãi vay nhiều, nguyên nhân la cho lạm phát phi mã. Vì công ty DRC thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chỉ thị của nhà nước vào năm 2006 nên công ty được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007, 2008 và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009, điều này làm cho tỷ trọng của lợi nhuận trước và sau thuế so với doanh thu thuần tương đương nhau, năm 2007: 6,06%; 2008: 4,01%; năm 2009 lợi nhuận trước thuế: 21,74%, sau thuế: 21,67%. Đối với công ty TRC Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể: 59,11%(2007), 62,39%(2008), 65,81%(2009) Lợi nhuân trước thuế chiếm tỷ trọng cao 36,07%(07), bởi giá bán ngày càng tăng cao, các nguồn thu từ đâu tư tài chính như lợi nhuân phát sinh từ nguồn huy động vốn nhàn rỗi do lãi suất huy động của ngân hàng tăng, đồng thời lợi nhuận bất thường( vườn cây thanh lý) cũng tăng cao. Chi phí chiếm tỷ trọng không cao sao với doanh thu thuần, tuy nhiên từ quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất 4,58% (07); 3.82% (08); 4,79% (09) bởi áp dụng cơ chế quản lý mới, mức chi trả lương cho công nhân viên tăng khuyến khích phát huy sáng kiến _ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất. Công ty bắt đầu cổ phần hóa vào năm 2007 nên thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm thuế trong vòng 2 năm. So sánh: Cũng tương tự như công ty DRC cũng chịu sức tàn phá của khủng hoảng kinh tế nên hầu hết tỷ trọng của các chỉ tiêu giống như nhau, giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất so với doanh thu thuần, việc cổ phần hóa giúp ho doanh nghiệp miễn được gánh nặng về thuế, làm lợi nhuận trước và sau thuế chênh lêch không đáng kể. Vì chiến lược hoạt động kinh doanh khác nhau nên ở 2 công ty đều phải bỏ ra những khoản chi phí và thu nhập khác nhau.Do giá bán cuối năm 2009 tăng cao, sản lượng khai thác vào thời vụ mủ nhiều, sản lượng tiêu thụ lớn, dẫn đến nguồn tiền thu về tương đối lớn.Trong năm 2008 giá cả đầu vào một số vật tư tăng vọt, nhất là phân bón và xăng dầu, nhiên liệu và một số vật tư hóa chất khác, từ đó dẫn đến tổng chi phí cũng tăng cao. Phân tích xu hướng: a. Bảng cân đối kế toán: Tài sản 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ TÀI SẢN NGẮN HẠN 546,819 429,046 437,693 117,773 27.45% -8,647 -1.98% Tiền và các khoản tương đương tiền 77,969 14,761 36,039 63,208 428.21% -21,278 -59.04% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 9,000 -9,000 -100.00% 9,000 Các khoản phải thu ngắn hạn 125,948 120,864 151,670 5,084 4.21% -30,806 -20.31% Hàng tồn kho 337,387 281,718 240,137 55,669 19.76% 41,581 17.32% Tài sản ngắn hạn khác 5,515 2,703 9,847 2,812 104.03% -7,144 -72.55% TÀI SẢN DÀI HẠN 238,229 185,472 146,714 52,757 28.44% 38,758 26.42% Các khoản phải thu dài hạn 0 0 Tài sản cố định 233,420 179,166 142,813 54,254 30.28% 36,353 25.45% Bất động sản đầu tư 0 0 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 716 0 -716 -100.00% Tài sản dài hạn khác 4,809 6,306 3,185 -1,497 -23.74% 3,121 97.99% TỔNG TÀI SẢN 785,048 614,518 584,407 170,530 27.75% 30,111 5.15% NGUỒN VỐN 0 0 NỢ PHẢI TRẢ 226,560 398,490 375,874 -171,930 -43.15% 22,616 6.02% Nợ ngắn hạn 183,213 303,161 261,802 -119,948 -39.57% 41,359 15.80% Nợ dài hạn 43,347 95,329 114,072 -51,982 -54.53% -18,743 -16.43% VỐN CHỦ SỞ HỮU 558,488 216,028 208,533 342,460 158.53% 7,495 3.59% Vốn và quỹ 557,253 216,686 208,596 340,567 157.17% 8,090 3.88% Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,235 -658 -63 1,893 -287.69% -595 944.44% TỔNG NGUỒN VỐN 785,048 614,518 584,407 170,530 27.75% 30,111 5.15% Công ty DRC Tài sản Tổng tài sản có xu hướng tăng lên qua các năm.Thể hiện qua sự chênh lệch giữa 2008/2007 là 5,15% và chênh lệch 2009/2008 tăng lên 27,75% tương ứng với lượng tiền 2007: 584,407 triệu đồng, năm 2008: 614,56 tr đồng, 2009: 785,048 tr đồng. Trong đó năm 2008 TSNH giảm nhẹ nên kéo theo sự chênh lệch giữa năm 2008/2007 giảm còn 1,98%, đến năm 2009 TSNH tăng vượt bậc làm cho sự chênh lệch giữa năm 2009/2008 tăng lên đáng kể 27,45%. Năm 2008 mức chênh lệch so với 2007 giảm 1,98% tương ứng với lượng tiền năm 2007: 437,693 triệu đồng , năm 2008: 429,046 triệu đồng .Nguyên nhân vào cuối 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong nền kinh tế, đặc biệt là tiêu dùng, vì thế lượng tồn kho ngày một gia tăng, làm tăng chi phí lưu kho, đồng thời việc chuyển hóa thành tiền của hàng hóa chậm nên làm cho tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm. Năm 2009 thì mức chênh lệch so với năm 2008 tăng 27,45% tương ứng với mức tiền là 429,046 triệu đồng; năm 2009 tăng lên 546,819 triệu đồng.Nguyên nhân cảu sự gia tăng là do vào năm 2009 có được sự can thiệp của chính phủ cho tất các ngành. Lượng tiền mặt hàng năm của công ty luôn ở mức cao đã giúp cho công ty thu về 1 khoản lợi nhuận 7-10 tỷ/năm từ việc gửi tiết kiệm ngân hàng làm cho tiền và các khoản tương đương tiền gia tăng đáng kể Tài sản dài hạn qua các năm thì đã có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ qua các năm, cụ thể 2008/2007 là 26,43%; 2009/2008 là 29,44%.Và trong đó tài sản cố định bắt đầu được đầu tư để chuẩn bị cho quá trình mở rộng sản xuất của công ty. Nguồn vốn Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng mạnh qua các năm cụ thể là chêch lệch 2008/2007 là 5,15% và 2009/2008 tăng lên 27,75% tương ứng với lượng tiền là 584,407 tr đồng (2007); 614,518 tr đồng (2008); 785,048 tr đồng(2009). Nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm 2008/2007 là 6,02%, nhưng NPT lại có xu hướng giảm mạnh 2009/2008 giảm 43,15%. Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi lại thì các khoản nợ sẽ có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ trong tương lại khả năng thu hồi các khoản nợ rất tốt. Vốn chủ sở hữu xu hướng tăng qua các năm cụ thể 2007: 208,533 tr đồng; 2007:216,028 tr đồng; năm 2009:558,488 tr đồng.Nguyên nhân gia tăng vốn là do xu hướng các khoản nợ giảm dần làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cảu công ty, và điều này rất tốt cho chiến lược mở rộng kinh doanh của công ty Công ty TRC Tài sản: Nhìn chung, tổng tài sản của công ty TRC có xu hướng tăng, thể hiện qua sự chênh lệch giảm giữa năm 2008/2007: 19,15% và chênh lệch tăng giữa năm 2009/2008: 19,70% tức là từ 817,170 trd (2007) giảm xuống còn 660,672 trd (2008) và bắt đầu tăng nhẹ vào năm 2009 là 790,846 trd Tài sản ngắn hạn: nguyên nhân năm 2008 mức chênh lệch so với 2007 giảm mạnh 45,85% là do khủng hỏang tài chính và suy thóai kinh tế thế giới đã tác động đến giá bán mủ cao su các tháng cuối năm, giá liên tục giảm mạnh; Các hợp đồng dài hạn với nước ngòai bị hủy , đồng thời sức mua trong nước giảm sút nên cũng như DRC lượng hàng tồn kho trong năm 2008 của công ty TRC cũng tăng lên đáng kể. Mức chênh lệch giữa năm 2009/2008 tăng lên 45,4% Nhờ có những nỗ lực của Chính phủ, trong đó gói kích thích kinh tế giá trị 160 nghìn tỉ đồng vào tháng 5/2009 làm cho nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến đáng kể, tuy nhiên mức gia tăng lượng hàng tồn kho cao chênh lệch 43,02%, gây ứ đọng vốn và giảm thiểu lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm xuống còn 83,66% Tài sản dài hạn:tương tự như tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn cũng có xu hướng giảm vào năm 2008 tức à chênh lẹch 4,88%, và tăng vào năm 2009, chênh lệch 7,76% , tập trung vào nguồn TSCD để mở rộng sản xuất, công ty nhận thức được rằng trong giai đoạn này đầu tư vào TSCD thì có khả nưng sinh lợi cao hơn Nguồn vốn Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng mạnh qua các năm cụ thể là chêch lệch 2008/2007 là 19,15% và 2009/2008 tăng lên 19,07% tương ứng với lượng tiền là 817,170 tr đồng (2007); 660,672 tr đồng (2008); 790,847 tr đồng(2009). Nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm 2008/2007 là 54,96%, nhưng NPT lại có xu hướng giảm mạnh 2009/2008 giảm 4,12%. Khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi lại thì các khoản nợ sẽ có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ trong tương lại khả năng thu hồi các khoản nợ rất tốt. Vốn chủ sở hữu xu hướng tăng qua các năm cụ thể 2007: 470,356 tr đồng; 2008:504,467 tr đồng; năm 2009:606,297 tr đồng. Nguyên nhân gia tăng vốn là do xu hướng các khoản nợ giảm dần làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cảu công ty, và điều này rất tốt cho chiến lược mở rộng kinh doanh của TRC b. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: PHÂN TÍCH XU HƯỚNG Khoản mục 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ Doanh thu thuần 1,815,041 1,290,518 1,169,781 524,523 40.64% 120,737 10.32% Giá vốn bán hàng 1,292,760 1,133,436 1,029,411 159,324 14.06% 104,025 10.11% Lợi nhuận gộp 522,281 157,081 140,370 365,200 232.49% 16,711 11.90% Chi phí bán hàng 45,460 34,020 25,905 11,440 33.63% 8,115 31.33% Chi phí quản lý doanh nghiệp 39,744 19,842 17,379 19,902 100.30% 2,463 14.17% Lợi nhuận từ hoạt động SXKD 392,133 48,101 73,769 344,032 715.23% -25,668 -34.80% Thu nhập hoạt động tài chính 2,450 10,089 1,705 -7,639 -75.72% 8,384 491.73% Chi phí hoạt động tài chính 47,394 65,206 25,022 -17,812 -27.32% 40,184 160.59% Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -44,944 -55,117 -23,317 10,173 -18.46% -31,800 136.38% Thu nhập bất thường 2,750 3,838 4,030 -1,088 -28.35% -192 -4.76% Chi phí bất thường 357 150 6,931 207 138.00% -6,781 -97.84% Lợi nhuận bất thường 2,393 3,688 -2,901 -1,295 -35.11% 6,589 -227.13% Lợi nhuận trước thuế 394,527 51,789 70,868 342,738 661.80% -19,079 -26.92% Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,252 1,252 0 Lợi nhuận sau thuế 393,275 51,789 70,868 341,486 659.38% -19,079 -26.92% Doanh thu thuần của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm, năm 2009 tăng 40,64% so với năm 2008 và năm 2008 tăng 10.32% so với 2007. Là do năm 2009 DRC được hưởng lợi từ gói kích cầu kinh tế: thuế VAT của lốp, hỗ trợ lãi suất của chính phủ (làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận), ngoài ra DRC còn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận gộp năm 2009 (232.49%) tăng mạnh hơn năm 2008 (11.90%). Đó là do chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 giảm 34.80% so với năm 2007. Năm 2008 do đầu ra của sản phẩm khó khăn trong 6 tháng cuối năm nên công ty tăng các chế độ khuyến mãi để bán và thu tiền hàng nhanh, nên chi phí bán hàng tăng lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên, đó là do lệ phí ngân hàng tăng, và các chi phí quản lý khác tăng theo giá thị trường. Năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 (715.23%), năm 2009 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhưng lợi nhuận gộp tăng cao hơn (232.49%), đồng thời chi phí từ hoạt động tài chính giảm (27.32%) nên dẫn đến lợi nhuận tăng. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2008 tăng cao so với năm 2007 do chi phí trả lãi vay ngân hàng tăng và chênh lệch tỷ giá USD tăng. Còn năm 2009 giảm so vơi 2008 (28.48%) vì năm 2009 DRC sử dụng chủ yếu vốn chủ sở hữu để hoạt động, việc vay ngân hàng ít lại. Hơn nữa năm 2009 chính phủ áp dụng gói hỗ trợ lãi suất 4% nên chi phí trả lãi vay ngân hàng giảm. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm (26.92%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 661.80% so với năm 2008, điều này chứng tỏ trong vòng 3 năm công ty đã đưa lợi nhuận trước thuế từ mức âm(tức lỗ) lên cao hơn rất nhiều điều này cũng nói lên rằng hiện nay công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt. Lợi nhuận sau thuế của năm 2008/2007 giảm dần, cụ thể là lợi nhuận của năm 2008 giảm 26,92% so với năm 2007. Lý do lợi nhuận của năm 2008 giảm so với năm 2007 là do các khoản chi phí cho quản lý, bán hàng, hoạt động tài chính… của năm 2008 cao hơn so với năm 2007 nên một phần làm cho lợi nhuận trước thuế của năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, mặc dù doanh thu của năm 2008 lớn hơn năm 2007. Các khoản lãi vay tăng lên có thể là do công ty xây dựng và mở rộng thêm quy mô nhà máy sản xuất nên làm cho tài sản dài hạn tăng lên. Ngoài ra các khoản chi phí bán hàng và quản lý tăng lên cũng do có thể công ty mở rộng thêm các chi nhánh và tuyển thêm các nhân viên mới, đào tạo và tuyển chọn nhân viên. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của năm 2009/2008 lại tăng cao, cụ thể là lợi nhuận của năm 2009 tăng 659,38% so với năm 2009. Tuy các chi phí cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp, hoạt động tài chính,.. của năm 2009 vẫn tăng cao hơn so với năm 2008 nhưng do lợi nhuận tăng cao hơn gấp nhiều lần, chẳng hạn lợi nhuận gộp năm 2009 là 522,281 triệu đồng- năm 2008 là 157,081 triệu đồng; lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 là 392,183 triệu đồng- năm 2008 là 157,081 triệu đồng;….và doanh thu cũng tăng lên. Chính lý do đó đã làm cho lợi nhuận của năm 2009 tăng cao hơn nhiều so với năm 2008 Công ty TRC: Theo bảng kết quả hoạt động kinh doanh của TRC ta thấy rằng Doanh thu thuần của công ty có xu hướng giảm xuống qua các năm (-19,81%) (09/08), tức giảm 108,792 triệu đồng; 11,63% (08/07) tức 57,222 triệu đồng. Các khoản chi phí tăng lên một phần là do công ty sử dụng một số chính sách ưu đãi như là chiết khấu và trong năm 2008 này TRC mở rộng quy mô nên làm cho giá vốn hàng bán tăng cao. Giá vốn hàng bán: nhìn chung giá vốn hàng bán giảm mạnh từ 17.84% xuống còn -15.48% . Trong lúc đó các hoạt động về tài chính tăng mạnh từ -57.29 % đến 41.77%. Chính vì những lý do trên mà làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của TRC giảm từ 9.06% còn -28.73 % Lợi nhuận sau thuế của năm 2008/2007 tăng từ 177,445 lên 198,220 tức tăng 11.71%. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của năm 2009/2008 lại giảm, cụ thể là lợi nhuận của năm 2009 giảm 20,08% so với năm 2008 Thông qua bảng báo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty DRC và TRC ta thấy rằng trên mức độ phát triển thì DRC có tình hình kinh doanh tốt hơn TRC qua các năm, thể hiện rõ nhất là vào năm 2009. Lợi nhuận gộp của DRC tăng mạnh 232.49% (09/08) trong khi đó TRC giảm 27.01% (09/08), nguyên nhân của sự khác biệt này là do DRC đã năm 2009 DRC được hưởng lợi từ gói kích cầu của kinh tế, và vẫn duy trì được lượng hàng bán trên thị trường đạt 95% sản lượng tối đa. Điều này đã kéo theo lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DRC tăng cao (715.23%) còn TRC thì lại giảm (55.350%).Còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính của TRC lại tăng chứng tỏ chi phí trả lãi vay ngân hàng của công ty tăng từ 73.43% (08/07) lên 150.27% (09/08), DRC thì lại giảm qua các năm 136.38% (08/07) xuống – 18.46% (09/08) do có sự hỗ trợ lãi suất của chinh phủ, đây là xu hướng tôt cho công ty DRC.Chinh những yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận sau thuế của DRC vào năm 2009 tăng rất cao 659.48%,TRC thì lại giảm 20.08% Thu nhập từ hoạt độn tài chính của năm 2008 tăng cao 491,73% (08/07), nhưng lại giảm rất mạnh vào năm 2009 :75,72% (09/08) Chi phí cho hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất: 2,14% (07); 5.05% (08); 2,16%(09), tăng cao vào năm 2008 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2009. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cả về mạt giá trị và tỷ trọng. Có thể công ty đầu tư nhiều hơn cho nhân sự cấp cao, cải thiện tình hình quản lý. Chi phí cho hoạt động bất thường giảm rất mạnh (2007:0,59%; 2009:0.02%), điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã và đang có những biện pháp tốt trong việc giảm những chi phí không đáng kể phát sinh. Lợi nhuận trước thuế tăng nhanh và cao:08/07 giảm 26,92%; 09/078 đạt 661,80% điều này chứng tỏ trong vòng 3 năm công ty đã đưa lợi nhuận trước thuế từ mức âm ( lỗ) lên cao hơn rất nhiều điều này cũng nói lên rằng hiện nay công ty đang hoạt động kinh doanh rất tốt. Phân tích theo chỉ số tài chính: Các thông số khả năng thanh toán: -Khả năng thanh toán hiện thời: 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 2,98 1,42 1,67 110,89% -15,35% 2009 2008 2007 DRC 2,98 1,42 1,67 TRC 2,53 0,97 1.26 Ý nghĩa: Năm 2009 : cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo thanh toán bằng 2,98 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2008: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo thanh toán bằng 1,42 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2007: cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo thanh toán bằng 1,67 đồng tài sản ngắn hạn Đánh giá: Khả năng thanh toán hiện thời (TSNH/NNH) có xu hướng giảm vào năm 2008 , tăng vào năm 2009, sự giảm xuống như vậy là vì trong năm 2008 tài sản ngắn hạn giảm mạnh hơn so với năm 2007 cụ thê là 2008/2007: -1,98%; 2009/2008:27,45%.Và đồn thời nợ ngắn hạn cũng giảm mạnh đó là 2008/2007: 15,8%; 2009/2008: -39,57%.Khả năng thanh toán hiện thời của công ty vào năm 2009 là 2.98>1, điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ hiện tại của công ty rất tốt. Ta thấy TRC có mức độ an toàn trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ của 2 công ty đều như nhau. Và năm 2009 thì cả 2 đều có khả năng thanh toán hiện thời >2, đây là dấu hiệu tốt cho một công ty sản xuất. -Khả năng thanh toán nhanh: 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 1.14 0,49 0,75 135,22% -35,6% 2009 2008 2007 DRC 1.14 0,49 0,75 TRC 2,2 0,84 1,2 Ý nghĩa: Năm 2009: tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,14 đồng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho. Năm 2008: tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,49 đồng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho. Năm 2007: tỷ số này cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,75 đồng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho. Đánh giá: Khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng giảm xuống vào năm 2008, nhưng lại tăng vào năm 2008 tưong ứng với mức chênh lệch 2008/2007: -34,6%; 2009/2008: 135,22%, điều này nói lên khả năng thanh toán nhanh của công ty có xu hướng tăng lên, và cụ thể năm 2009: 1,14 >1, có nghĩa là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản nhanh của công ty hơn giá trị nợ ngắn hạn. Tỷ số thanh toán nhanh của DRC qua 3 năm có xu hướng tăng mạnh vào năm 2009 nhưng thấp hơn nhiều so với khả năng thanh toán hiện hành, qua đó cho thấy công ty có quá nhiều hàng tồn kho.vậy nếu không có chính sách giải quyết tốt hàng tồn kho thì cồn ty sẽ mất khả năng thanh toán đối với các khoản nợ đến hạn. So với TRC thì DRC có khả năng thanh toán nhanh kém hơn vì hàng tồn kho của công ty khá nhiều. Điều này cho thấy tính thanh khoản nhanh của DRC không tốt so với TRC. Chỉ số hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng hàng tồn kho: 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 Vòng quay hàng tồn kho 5.38 4,58 4,87 17,44% -5,96% Số ngày tồn kho 56,88 66,80 62,82 -14,85% 6,34% DRC TRC Số ngày tồn kho(09) 56,88 31,77 Ý nghĩa: Năm 2009: trong một năm hàng tồn kho quay đươc 5,38 vòng thì tạo ra doanh thu.Và mất hết 57 ngày. Năm 2008: trong một năm hàng tồn kho quay đươc 4,58 vòng thì tạo ra doanh thu.Và mất hết 67 ngày. Năm 2009: trong một năm hàng tồn kho quay đươc 4,87 vòng thì tạo ra doanh thu.Và mất hết 53 ngày. Đánh giá: Thời gian giải tỏa hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng từ 2007-2008, nhưng lại giảm từ 2008-2009 vì công ty bán hàng thu tiền nhanh, tuy nhiên hàng tồn kho của DRC vẫn ở mức cao, chính vì thế thời gian giải tỏa hàng tồn kho còn thấp. Việc thời gian gian giải tỏa hàng tồn kho cao sẽ làm ứ đọng vốn và làm cho khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho thấp.Bên cạnh đó chi phí hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng đên doanh thu của công ty. Vì thế ta cần có chính sách hàng tồn kho hợp lý nhằm tạo được doanh thu cao nhất cho công ty. Đối với TRC , thời gian giải tỏa kho thấp hơn DRC, ở công ty này công ty có chính sách dự trữ hàng tồn kho ít, và kinh doanh chủ yếu làm theo đơn đặt hàng điều này có thế làm giảm đi ưu thế canh tranh của công ty. - Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân. 2009 2008 2007 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2008/2007 Vòng quay khoản phải thu 14,41 10,68 7,71 34,97% 38,44% Kỳ thi tiền bình quân 24,98 33,,72 46,68 -25,91% -27,77% DRC TRC Kỳ thu tiền bình quân(09) 24,98 8,2 Ý nghĩa: Năm 2009: tốc độ chu chuyển khoản phải thu ra tiền mặt là: 14.41 và bình quân doanh nghiệp mất khoản 25 ngày cho 1 khoản phải thu. Năm 2008: tốc độ chu chuyển khoản phải thu ra tiền mặt là 10,68 và bình quân doanh nghiệp mất khoản 34 ngày cho 1 khoản phải thu. Năm 2007: tốc độ chu chuyển khoản phải thu ra tiền mặt là: 7,71 và bình quân doanh nghiệp mất khoản 47 ngày cho 1 khoản phải thu. Đánh giá: Nhìn chung qua các năm khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp từ các khoản phải thu có xu hướng nhanh hơn, kéo theo là kỳ thu tiền bình quân nhanh hơn.Điều này chứng tỏ vốn của doanh nghiệp ngày càng ít bị chiếm dụng, từ đó lầm giảm vốn ứ đọng trong khâu thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng vốn. So với DRC thì TRC có khả năng thu hồi vốn thông qua các khoản phải thu nhanh hơn, điều này chứng tỏ công ty TRC đang có chính sách thu tiền rất chặt chẽ Để có thể có khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt nhanh thì công ty cần có chính sách thu nợ chặt chẽ hơn, và cần có chính sách bán hàng sao cho giảm tối thiểu việc mua nợ của khách hàng. -Vòng quay tài sản: 2009 2008 2007 DRC 5,38 4,58 4,87 TRC O,59 0,72 0,56 Ý nghĩa: Tỷ số phản ánh tình trạng quy mô sản xuất của công ty, nó cho biết vào năm 2009 cư 1 đồng tài sản thì tạo ra 5,38 đồng doanh thu, và tương tự ở các năm 08-07. Đánh giá: Trong năm 2008, tổng tài sản tăng 41,581 tỷ đồng so với 2007, tương đương 17.32%. Tài sản ngắn hạn lại giảm 8,647 tỷ đồng (giảm 1.976 %), tài sản dài hạn năm 2008 tăng 36,353 tỷ đồng (tăng 25.455%). Trong khi đó, doanh thu thuần tăng 120,737 tỷ đồng (10.32%). Chính sự tăng giảm không đều đã làm cho vòng quay tài sản của năm 2008 giảm 5.95% so với năm 2007, từ 4.87 (năm 2007) xuống 4.58( năm 2008). Chính sự tập trung đầu tư tài sản dài hạn nhằm phục vụ cho hoạt động lâu dài của công ty nhưng lại hạn chế đầu tư tài sản ngắn hạn nên doanh thu năm 2008 tăng không đáng kể, chỉ tăng 10.32%. Trong năm 2009, tổng tài sản tăng 55,669 tỷ đồng (tăng 19,76%) so với năm 2008, tài sản ngắn hạn tăng 117,773 tỷ đồng ( tăng 27.45%), tài sản dài hạn tăng 54,254 tỷ đồng (tăng 30.28%). Trong khi đó, doanh thu thuần tăng 524,523 tỷ đồng ( tăng 40.64%). Nhận thấy, các yếu tố trên trong năm 2009 đều tăng so với năm 2008, tỷ lệ tăng cũng không chênh lệch quá lớn nên vòng quay tài sản cũng tăng lên, từ 4.58 trong năm 2008 lên 5.38 trong năm 2009. Trong năm 2009, công ty đã đầu tư gần như đồng đều cả về tài sản ngắn hạn và dài hạn nhằm phục vụ cho việc đầu tư sản xuất và phát triển lâu dài của công ty nên doanh thu thuần tăng mạnh 40.64%. Qua các số liệu cho ta thấy được vòng quay tài sản của DRC ngày càng có xu hướng tăng dần, còn TRC thì giảm điều này cho thấy DRC đã sư dụng nguồn vốn một cách phù hợp để tạo ra doanh thu cho công ty. -Vòng quay tài sản cố định: 2009 2008 2007 DRC 7,78 7,2 8,19 TRC 1,36 1,73 1,6 Ý nghĩa: Năm 2009: mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tao ra được 7,78 đồng doanh thu Năm 2008: mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tao ra được 7,2 đồng doanh thu Năm 2007: mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tao ra được 8,19 đồng doanh thu Đánh giá: Tỷ số này là tương quan doanh thu thuần và tài sản cố định ròng. Trong năm 2008, tài sản cố định tăng so với 2007 nên vòng quay tài sản cố định giảm, năm 2007 là 8.19, năm 2008 giảm xuống còn 7.2. Đây là dấu hiệu không tốt bởi vì sẽ kéo theo cho thấy doanh thu thuần sẽ giảm. Trong năm 2009, tài sản cố định tăng, nhưng tài sản ngắn hạn cũng tăng đáng kể, kéo theo đó doanh thu thuần tăng nên vòng quay tài sản cố định tăng, từ 7.02 năm 2008 lên 7.78 năm 2009.Vì trong năm 2009 công ty DRC phải mở rộng quy mô sản xuất đồng thời chuẩn bị cho dự án đàu tư vào tài sản cố định là rấ lớn. So với DRC thì ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của TRC kém hiệu quả hơn. c. Tỷ số nợ: Tỷ số nợ trên tổng tài sản: 2009 2008 2007 DRC 0,29 0,65 0,64 TRC 0,21 0,24 0,42 Ý nghĩa: Tỷ số này cho biết tổng nợ phải trả so với tông tài sản phản ánh mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Năm 2009: tỷ số nợ là 0,29 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì được tài trợ bởi 0,29 đồng nợ. Năm 2008: tỷ số nợ là 0,65 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì được tài trợ bởi 0,65 đồng nợ. Năm 2007: tỷ số nợ là 0,64 nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì được tài trợ bởi 0,64 đồng nợ. Đánh giá: Qua bảng ta thấy tỷ số nợ của 2007 đến 2008 có xu hướng tăng, giảm mạnh vào năm 2009.Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty không cao và sử dụng đồn bảy tài chính không hiểu quả, tuy nhiên khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay của doanh nghiệp cao. Tương tự công ty DRC thì TRC cũng vậy,công ty đã không sử dụng tốt đòn bẩy tài chính, tuy nhiên DRC vẫn sử dụng đòn bẫy tài chính tốt hơn so với TRC. Vì vậy công ty cần có chính sách sao cho thông số nơ ở mức có thế giúp công ty công ty sử dụng hiệu quả đồn bẩy tài chính và vân có khả năng tiếp cận nguồn vốn vay dễ dàng khi cần thiết bằng cách công ty có thể kéo dài thời gian trả nợ cho chủ nợ. Hệ số nợ dài hạn 2009 2008 2007 DRC 0,07 0,31 0,06 TRC 0,06 0,05 0,08 Ý nghĩa: Năm 2009 tỷ số nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu của DRC là 0,07, cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 0,07 là nợ dài hạn. Năm 2008 tỷ số nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu của DRC là 0,31 cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 0,31 là nợ dài hạn. Năm 2007 tỷ số nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu của DRC là 0,35, cứ mỗi đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 0,35 là nợ dài hạn. Đánh giá: Tỷ số giữa nợ dài hạn so với tổng nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Ta thấy từ năm 2007-2009 tỷ số nợ dài hạn có xu hướng giảm so với tổng vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn từ 0.35-0.07. Năm 2008 là 0,31, tức là cứ trong 1 đồng tài sản thì công ty nợ 0,31 đồng, trong khi đó năm 2007 là 0,35 tức là cứ trong 1 đồng tài sản thì công ty nợ 0,35 đồng, năm 2009 là 0,07, tức là cứ trong 1 đồng tài sản thì công ty nợ 0,07 đồng. Các tỷ số này đều thấp hơn 1 điều này có nghĩa công ty đang sử dụng nợ dài hạn ít hơn vốn chủ sở hữu, nó làm tăng khả năng tự chủ tài chính và khả năng vay nợ của doanh nghiệp.Tuy nhiên conong ty không tận dụng được tối đa lợi ích từ việc dùng nợ để tài trợ cho tài sản, và mất đi cơ hội tiết kiệm thuế.Trong khi đó TRC vào 2007 là 0.08; 2008 là 0,05; năm 2009 là 0,06 thấp hơn DRC. d.Tỷ số khả năng sinh lời: - Thông số lợi nhuận gộp biên: Nhìn vào 2 năm 2007 và 2008, nói chung thông số lợi nhuận gộp biên tương đối ổn định với con số thấp vì do hậu quả của lạm phát và suy thoái làm cho giá cả của mọi hàng hóa tăng cao, nhưng đến năm 2009 ta thấy thông số này có xu hướng tăng lên, điều này cho thấy giá vốn hàng bán có tốc độ giảm so với doanh thu thuần. Doanh thu thuần tăng 40,64% năm 2009 trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 14,06% năm 2009, nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu hồi phục đồng thời nhận được gòi kích cầu của nhà nước. Mặc dù, công ty DRC có nhiều bước tiến triển, tuy nhiên lợi nhuận gộp biên vẫn còn thấp so với TRC. Chứng tỏ hoạt động kinh doanh vẫn còn chưa hiệu quả -Lợi nhuận ròng biên: Qua bảng ta thấy hàm lượng lợi nhuận ròng trên doanh thu có hướng giảm xuống. vào năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,06 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông, trong khi đó vào năm 2008 thì con số đó chỉ còn 0,04 đồng. Tuy nhiên, hàm lượng lợi nhuận ròng trên doanh thu có hướng tăng lên. vào năm 2009, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. -Tỷ số ROA: Qua bảng trên ta thấy chỉ số ROA có xu hướng giảm xuống, điều này là do lợi nhuận sau thuế giảm 29,92% năm 2008 và tăng 659,38% năm 2009, tổng tài sản tăng lên, nguyên nhân là do công ty thu được lợi nhuận cao số vốn bỏ ra. Tỷ số của công ty hiện đang ở mức cao hơn so với TRC nên có thể kết luận công ty DRC đã sử dụng nhiều chính sách đầu tư hợp lý và hiệu quả. -Tỷ số ROE: Qua bảng trên ta thấy, thông số suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2008 giảm so với năm 2007, nhưng đSến năm 2009 lại tăng cao. Sở dĩ như vậy là do VCSH tăng 3,59% năm 2008 và 158,53% năm 2009. Lợi nhuận sau thuế giảm 26,92% năm 2008, tăng 661,8% năm 2009. Năm 2008, ROE giảm do công ty phát hành thêm cổ phiếu và vốn điều lệ tăng trong lúc chưa tạo ra lợi nhuận VCSH tăng, đồng thời chịu tác động của suy thoái nên tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường e ngại và không dám đóng góp cổ phần của mình vào công ty, tuy nhiên năm 2009 thì, công ty đã tạo ra cú sốc và thu hút được các nhà đầu tư mạnh mẽ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính công ty cao su đà nẵng(drc).doc
Luận văn liên quan