Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex(PJICO) chi nhánh Nghệ An

Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích thực trạnh tài chính của Công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đạt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế- tài chính của nhà nước. Trước hết nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích hoạt độngc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

pdf45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex(PJICO) chi nhánh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem xét khả năng hoạt động của doanh nghiệp. 9/25/2013 20 Doanh thu - Vòng quay tiền = Tiền và chứng khoán dễ bán Doanh thu - Vòng quay dự trữ = Dự trữ Các khoản phải thu - Kỳ thu tiền bình quân = Doanh thu bình quân một ngày Doanh thu - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Tài sản cố định Doanh thu - Hiệu quả sử dụng TSLĐ = Tài sản lưu động Doanh thu - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng tài sản Bảng 4: Chỉ tiêu khả năng hoạt động STT CHỈ TIÊU Đơn vị 2009 2010 2011 1 Tiền mặt 1000đ 5314405 11096165 16524258 2 Phải thu khách hàng 1000đ 15046792 19943675 26346963 3 Dự trữ 1000đ 7248953 9564872 10325641 4 Tài sản lưu động 1000đ 56007620 67639800 75692707 5 Tài sản cố định 1000đ 32896310 41820456 59287941 6 Tài sản 1000đ 88903930 109460256 134980648 7 Doanh thu 1000đ 94665691 130056827 179508429 9/25/2013 21 8 Vòng quay tiền Vòng 17.813 11.72 10.863 9 Vòng quay dự trữ Vòng 13.059 13.597 17.384 10 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 57.22 55.21 52.84 11 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2.877 3.109 3.027 12 Hiệu suất sử dụng TSLĐ 1.69 1.923 2.371 13 Hiệu suất sử dụng tài sản 1.064 1.188 1.329 (Trích báo cáo tài chính 2009, 2010, 2011) Biểu đồ 2.1: Vòng quay tiền 17.813 10.863 11.72 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2009 2010 2011 N¨m L Çn Vßng quay tiÒn Vòng quay tiền của công ty giảm dần qua các năm, năm 2009 là 17.813 vòng, năm 2010 giảm xuống còn 11.72 vòng, và năm 2011 là 10.863 vòng. Do tốc độ tăng của tiền mặt nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên vòng quay tiền giảm dần. Năm 2009 tiền mặt là 5.3 tỷ, năm 2010 là 11 tỷ tăng 5.7 tỷ tương ứng 107.5% so với năm 2009, năm 2011là 16 tỷ tăng 5 tỷ tương ứng tăng 45.5% so với năm 2010. Doanh thu năm 2009 là 94.7 tỷ , năm 2010 là 130 tỷ tăng 35.3 tỷ tương ứng 37.27%, năm 2011 là 179.1 tỷ tăng 49.1 tỷ tương ứng 37.7%. Tuy vòng quay tiền giảm chưa chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm, mà phải kết hợp phân tích với các chỉ tiêu khác. 9/25/2013 22 Biểu đồ 2.2: Vòng quay dự trữ 17.384 13.59713.059 0 5 10 15 20 2009 2010 2011 N¨m L Çn Vßng quay dù tr÷ Vòng quay dự trữ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay dự trữ của công ty qua các năm đạt mức khá cao và luôn có xu hướng tăng. Cụ Thể năm 2009 là 13.059 vòng, sang năm 2010 tăng lên là 13.597 vòng, năm 2011 là 17.384 vòng. Vòng quay dự trữ tăng do tốc độ tăng của khoản mục doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dữ trữ, dự trữ năm 2009 là 7.2 tỷ, năm 2010 là 9.5 tỷ tăng 2.3 tỷ tương ứng 31.9% so với năm 2009, năm 2011 là 10.3 tỷ tăng 0.8 tỷ tương ứng tăng 8.42% so với năm 2010. Trong khi đó thì doanh thu năm 2009 là 94 tỷ, năm 2010 là 130.1 tỷ tăng 36.1 tỷ, sang năm 2011 doanh thu là 179.5 tỷ tăng 49.4 tỷ. Doanh thu của công ty tăng một phần do dữ trữ ít đi, phần vốn đó tập trung cho phát triển dịch vụ sau bán và chăm sóc khách hàng, môi giới. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý vì nếu vòng quay dữ trữ thấp quá có thể dẫn đến khả năng thanh toán hiện bị giảm sút. 9/25/2013 23 Biểu đồ 2.3: Kỳ thu tiền bình quân 57.22 55.21 52.84 50 51 52 53 54 55 56 57 58 2009 2010 2011 N¨m N gµ y Kú thu tiÒn b×nh qu©n Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Kỳ thu tiền bình quân có xu hướng giảm trong các năm, cụ thể năm 2009 là 57.22 ngày, năm 2010 là 55.21 ngày, năm 2011 là 52.84 ngày. Giảm là do tốc độ doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Điều này cho thấy khoản phải thu của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng không đáng kể so với độ tăng của doanh thu: năm 2009 doanh thu 94 tỷ thỉ khoản phải thu là 15.1tỷ chiếm 16.06%, năm 2010 doanh thu là 130.1 tỷ thì khoản phải thu là 19.9 tỷ, chiếm 15.3% doanh thu, năm 2011 doanh thu là 179.5 tỷ thì khoản phải thu là 26.3 tỷ chiếm 14.7% doanh thu. Phải thu khách hàng chiếm một lượng khá nhỏ tức doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng một khoản vốn không đáng kể. Mặc dù khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp, dựa vào chính sách này thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp được mở rộng tuy nhiên nó cũng phản ánh chính sách bán hàng của chi nhánh là khá chặt chẽ, vốn ít bị ứ đọng trong khâu thanh toán. Bán chịu là một cách thứ thu hút khách hàng để tăng doanh thu, làm cho tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn và hạn chế phần nào hao mòn vô hình của thiết bị, máy móc. Hơn nữa, việc bán chịu có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, tạo ra doanh thu nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro trong hoạt động kinh doanh như việc thu hồi vốn để quay vòng vốn sử dụng vào việc khác, tăng chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. 9/25/2013 24 Chính vì vậy, chi nhánh cần chú ý đến các điểm mạnh và điểm yếu của mình để phát huy cao nhất tiềm năng vốn có của mình bởi nó là con dao hai lưỡi nếu công ty không biết sử dụng sao cho hợp lý. Biểu đồ 2.4: Hiệu suất tài sản cố định 2.877 3.109 3.027 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95 3 3.05 3.1 3.15 2009 2010 2011 N¨m hiÖu suÊt tµi s¶n cè ®Þnh Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng cao vào năm 2010 đạt 3.109, có nghĩa cứ một đồng vốn bỏ đầu tư vào TSCĐ thì đem lại cho doanh nghiệp 3.109 đồng doanh thu do TSCĐ không được đầu tư mới mà TSCĐ được khấu hao dần nên giá trị còn lại giảm trong khi đó doanh thu tăng cao nên hiệu suất TSCĐ cao vào năm 2010 , song chỉ tiêu này có xu hướng giảm năm 2011 nhưng không đáng kể chỉ đạt 3.027do doanh nghiệp đầu tư một lượng vốn vào TSCĐ. Biểu đồ 2.5: Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động 2.371 1.923 1.69 0 0.5 1 1.5 2 2.5 2009 2010 2011 N¨m HiÖu suÊt sö dông TSL§ 9/25/2013 25 Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 1.69 có nghĩa một đồng vốn bỏ vào đầu tư thì tạo ra 1.69 đồng doanh thu, năm 2010 là 1.923, năm 2011 là 2.371. Điều này cho thấy quy mô càng được mở rộng thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của chi nhánh càng mang lại hiệu quả cao. Hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp tuy có tăng nhưng cũng không cao năm 2009 là 1.064, năm 2010 là 1.188, sang năm 2011 chỉ còn là 1.329. Do doanh nghiệp đầu tư mới vào tài sản lưu động làm tăng năng suất, hiệu quả tăng. Qua các chỉ tiêu trên, ta thấy khả năng hoạt động của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng không đáng kể do đây là giai đoạn suy thoái của nền kinh tế thế giới, tuy nhiên doanh thu và khả năng hoạt động của công ty có phát triển. Có thể sau giai đoạn này công ty sẽ phát triển mạnh mẽ các dịch vụ bảo hiểm nhiều hơn nhưng cũng cần chú ý không nên quá tràn lan, dàn trải. 1.1.4 Chỉ số về khả năng sinh lãi Với một doanh nghiệp lợi nhuận là chỉ tiêu cuối cùng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khi hoạt động có lợi nhuận doanh nghiệp mới có khả năng thanh toán những khoản nợ mà không ảnh hưởng tới nguồn vốn, mới có khả năng tái đầu mở rộng sản xuất, khẳng địnhvị trí của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận chưa phản ánh đầy đủ tình hình kinh doanh, nếu ta chỉ nhìn chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu thì dễ dẫn đến sai lầm. Bởi vì đánh giá lợi nhuận cần so sánh tương quan với chi phí, với lượng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng và bộ phận vốn chủ sở hữu huy động vào sản xuất kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận sau thuế - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Doanh thu Lợi nhuận sau thuế - Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) = Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế (hoặc EBIT) - Doanh lợi tài sản (ROA) = Tài sản (EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay) 9/25/2013 26 Bảng 5: Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Đơn vị: 1000 đồng STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1 Lợi nhuận sau thuế 6233466 7067563 8117200 2 Doanh thu 94665691 130056827 179508429 3 Tài sản 88903930 109460256 134980648 4 Vốn chủ sở hữu 22568795 31471230 35463581 5 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 0.0658 0.0543 0.0452 6 Doanh lợi vốn chủ sở hữu 0.276 0.224 0.229 7 Doanh lợi tài sản 0.071 0.0646 0.061 (TrÝch b¸o c¸o tµi chÝnh 2009, 2010, 2011) Qua bảng số liệu, ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm, năm 2010 là 7.06 tỷ tăng 0.83 tỷ tương ứng với 13.3% so với năm 2009, năm 2011 là 8.11 tỷ tăng 1.05 tỷ tương ứng 14.9% so với năm 2010. Mức tăng qua các năm là không đáng kể tuy nhiên đây là giai đoạn khủng hoảng kinh tế mà bắt đầu là từ Mỹ nên lợi nhuận sau thuế có tăng trưởng trong giai đoạn này là rất đáng ghi nhận. Biểu đồ 3.1: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 0.0452 0.0543 0.0658 0 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 2009 2010 2011 N¨m Doanh lîi tiªu thô s¶n phÈm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu là lợi nhuận. Năm 2009, cứ 1đồng doanh thu thì có 0.0658 đồng lợi nhuận, 9/25/2013 27 năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu thì có 0.0543 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2009, và sang năm 2011 thì cứ 1 đồng doanh thu chỉ có 0.0452 đồng lợi nhuận giảm nhiều so với năm 2010. Do lợi nhuận tăng không đáng kể trong khi đó doanh thu tăng cao, cho thấy hoạt động kém hiệu quả nên công ty cần có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dịch vụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra chi nhánh cần chú ý để giảm chi phí kinh doanh, giảm thiểu thấp nhất các loại chi phí không cần thiết từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ được cải thiện. Biểu đồ 3.2: Doanh lợi tài sản 0.061 0.0646 0.071 0.056 0.058 0.06 0.062 0.064 0.066 0.068 0.07 0.072 2009 2010 2011 N¨m Doanh lîi tµi s¶n Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu để thấy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, ta còn so sánh với tổng tài sản để xem xét khi bỏ đầu tư một đồng vốn vào tài sản thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng tính chỉ tiêu, doanh lợi tài sản của doanh nghiệp không cao và có xu hướng giảm qua các năm, trong các năm từ 2009 đến 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất vào năm 2009 doanh lợi tài sản là 0.071, có nghĩa là cứ bỏ 100 đồng vốn đầu tư vào tài sản thì sinh ra 7.1 đồng lợi nhuận. Năm 2010, doanh lợi tài sản chỉ còn 0.0646 có nghĩa là bỏ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì thu được 6.4 đồng lợi nhuận. Và năm 2011 doanh lợi tài sản la 0.061 tức cứ 1 đồng vốn đầu tư bỏ vào tài sản thì tạo ra 0.061 đồng lợi nhuận. Doanh lợi tài sản có xu hướng giảm qua các năm nhưng giảm mạnh nhất là năm 2011 nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của tài sản trong đó đáng kể đến là TSLĐ. Biểu đồ 3.3: Doanh lợi vốn chủ sở hữu 9/25/2013 28 0.2290.224 0.276 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 2009 2010 2011 N¨m Doanh lîi vèn chñ së h÷u Bên cạnh việc đánh giá khả năng sinh lời bằng doanh lợi tài sản, ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu. Doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh nếu bỏ 1 đồng vào sản xuất kinh doanh thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Theo bảng tính toán cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm mạnh đáng kể ở năm 2010 nhưng sau đó có tăng nhẹ ở năm 2011 nhưng không đáng kể. Khi doanh lợi vốn chủ sở hữu giảm có thể là do tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn tốc độ tăng của vốn chủ. Vào năm 2011 thì doanh lợi vốn chủ sở hữu có tăng nhẹ nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế có phần giữ ổn định trong khi tốc độ tăng của VCSH tăng ít hơn năm trước. 1.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Trong phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn (Bảng tài trợ). Nó giúp nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng và việc sử dụng nguồn vốn đó. 9/25/2013 29 Bảng 6: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn Đơn vị: 1000đ Chỉ tiêu Năm 2010 so với năm2009 Năm 2011 so với năm2010 Sử dụng vốn Nguồn vốn Sử dụng vốn Nguồn vốn S.Lượng % S.Lượng % S.Lượng % S.Lượng % 1.Tiền 5781760 15.99 5428093 12.36 2.Phải thu khách hàng 4896883 13.55 6403288 14.58 3.Dự trữ 2315919 6.4 760769 1.73 4.TSLĐ 11632180 32.18 8052907 18.3 3 5.TSCĐ - Nguyên giá 8924146 24.7 1746748 5 39.7 7 - Khấu hao TSCĐ 3584930 9.95 9140893 20.08 6. Lợi nhuận chưa phân phối 834097 2.3 1049637 2.39 7. Nợ ngắn hạn 3995628 11.05 3672706 8.36 8. Nợ dài hạn 10430602 28.8 5 6014915 13.7 9. Phải trả CNV 2596402 7.18 5810253 13.23 9/25/2013 30 10. Vốn chủ sở hữu 8902435 24.6 3992351 9.08 11.Thuế và các khoản phải nạp NN 2741563 7.6 5914786 13.47 12. Quỹ khen thưởng phúc lợi 3168832 8.76 8772318 19.97 13. Quỹ dự phòng tài chính 2489203 6.89 5365189 12.23 Tổng 36147290 100 36147290 100 4392279 5 100 4392279 5 100 (Trích báo cáo tài chính 2009, 2010, 2011) Từ bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn ta thấy, quy mô sử dụng vốn trong năm 2010 tăng lên 36.14 tỷ, tốc độ tăng khá lớn. Trong tổng số vốn tăng lên đó được cung ứng cụ thể: vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng là 24.6%, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng là 11.05%, nợ dài hạn là 28.85% và phần TSCĐ hao mòn được khấu hao chuyển thành nguồn vốn là 9.95%. Vốn chủ sở hữu tăng 8.9 tỷ so với năm 2009 do doanh nghiệp tăng các quỹ dự phòng tài chính và quỹ phúc lợi khen thưởng với tốc độ khá cao. Năm 2010 quỹ dự phòng tài chính tăng 6.89% so với năm 2009, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng với tốc độ tương ứng là 8.76% năm 2010. Nợ ngắn hạn tăng 3.99 tỷ tương ứng 11.05% so với năm 2009 và 8.36% so với năm 2010, phải trả công nhân viên giảm xuống còn 2.59 tỷ tương ứng 7.185%. Với tổng số vốn được cung ứng, doanh nghiệp chủ yếu dùng để tài trợ cho TSLĐ chiếm 32.18%, sau đó được sử dụng tài trợ cho tiền và dự trữ lần lượt chiếm là 15.99% và 6.4% so với năm 2009. Ngoài ra cũng cần để ý đến việc tăng phải thu khách hàng của chi nhánh tăng 13.55% so với năm 2009, điều này là chính sách tín dụng của công ty là mở rộng thị trường và quan hệ với khách 9/25/2013 31 hàng. Nói chung tỷ lệ khoản phải thu của doanh nghiệp cao gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp trong trường hợp khách hàng không thanh toán tuy nhiên doanh nghiệp cũng đảm bảo cho khả năng thanh toán bằng cách tăng cung ứng cho khoản mục tiền tăng 15.99% tổng nguồn cung ứng và tỷ lệ này là khá cao. Sang năm 2011, nguồn vốn tăng lên đáng kể 43.9 tỷ so với năm 2010. Điều này cho thấy công ty không ngừng mở rộng quy mô phát triển. Nguồn vốn được khai thác chủ yếu được tài trợ bằng khấu hao TSCĐ là 20.8%, bằng quỹ khen thưởng phúc lợi tăng là 19.97% và bằng quỹ dự phòng tài chính tăng chiếm 12.23% so với năm 2010. Dữ trữ chỉ tăng 1.73% so với năm 2010, việc bị chiếm dụng lớn khá lớn nhưng dữ trữ ít là điều không hợp lý và chi nhánh cần xem xét cải thiện khoản mục này trong tương lai. Nguốn vốn tăng còn được tài trợ từ nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khá lớn lần lượt là 8.36% và 13.7%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chỉ tăng 8.09% tốc độ tăng so với năm 2010 là không đáng kể. Năm 2011, việc sử dụng vốn của công ty tập trung vào tài trợ cho quỹ dự phòng tài chính và quỹ khen thưởng là rất cao: quỹ dự phòng tài chính là 12.23%, quỹ khen thưởng phúc lợi là 19.97%. Chi nhánh sử dụng nguồn vốn tăng để đầu tư vào tiền mặt tăng 12.36%, việc tiền tại quỹ tăng là bởi khoản phải thu khách hàng của chi nhánh là có tăng so với năm 2010 là 14.58%. Trong khi đó việc đầu tư vào TSLĐ của chi nhánh tăng 18.33%. Như vậy, so với năm 2010 việc tài trợ cho các khoản phải thu là vẫn tăng, doanh nghiệp vẫn ở tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn, qua đây có thể thấy, doanh nghiệp vẫn thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác mới. 1.3 Đánh giá tình hình tài chính chi nhánh Sau khi phân tích tình hình tài chính chi nhánh bảo hiểm PJICO Nghệ An ta thấy có nhiều lợi thế nhưng cũng có một số tồn tại và khó khăn: 1.3.1 Kết quả đạt được - Về khả năng thanh toán hiện hành: đến năm 2010 chỉ số này của chi nhánh là có tăng mạnh so với năm 2009 từ 2.27 lên 2.36 điều này chứng tỏ tài sản lưu động của doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn, được cải thiện qua năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của TSLĐ nhanh hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. TSLĐ tăng 11 tỷ tương ứng 19.64% còn nợ ngắn hạn tăng 4 tỷ tương ứng 16.67%. TSLĐ tăng chủ yếu do khoản mục phải thu tăng 4.9 tỷ chiếm 44.5% lượng tăng của TSLĐ. Điều này do công ty mở rộng thu hút khách hàng, mở rộng thị trường. 9/25/2013 32 - Về khả năng thanh toán nhanh: tỷ số thanh toán nhanh của công ty tăng khá cao, năm 2009 là 1.985, năm 2010 là 2.033. Năm 2010, tỷ số khả năng thanh toán nhanh tăng do dự trữ tăng chậm hơn so với TSLĐ, năm 2009 là 7.2 tỷ, năm 2010 là 9.5 tỷ tăng 2.3 tỷ tương đương 0.32 lần so với năm 2009. - Hệ số nợ có xu hướng gia tăng qua các năm 2009 và năm 2010 cụ thể là từ 0.35 lên 0.416. Lý giải điều này: ta thấy tốc độ tăng của tổng nợ nhanh năm 2009 là 31.1tỷ, năm 2010 là 41.5 tỷ tăng 10.4 tỷ tương ứng 33.44 % so với năm 2009, trong đó chủ yếu do nợ dài hạn tăng, năm 2009 là 6.5 tỷ, năm 2010 là 16.9 tỷ tăng 10.4 tỷ tương ứng 160 % so với 2009. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nợ và có xu hướng tăng, năm 2009 là 24.5 tỷ, năm 2010 là 28.5 tỷ tăng 4 tỷ tương ứng 16.32% so với năm 2009. Nợ dài hạn tăng nhanh tức chi nhánh đã sử dụng đòn bẩy tài chính để tạo ra lợi nhuận cao hơn điều đó là có lợi với doanh nghiệp, nhưng đối với các chủ nợ thì điều đó không tốt bởi nó sẽ làm giảm khả năng thanh toán nợ trong tương lai nếu doanh nghiệp phá sản. - Cơ cấu tài sản của chi nhánh có sự ổn định qua các năm, nhưng chủ yếu TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn TSCĐ trong tổng tài sản của công ty. Tỷ số cơ cấu TSLĐ năm 2009 là 0.517, năm 2010 là 0.618, năm 2011 là 0.561. TSLĐ, năm 2010 tăng 11.6 tỷ tương ứng tăng 21.09%, năm 2011 tăng 8 tỷ tương ứng 11.83%. Trong TSLĐ, khoản phải thu tăng qua các năm, điều này liên quan đến chính sách của công ty. Với phương thức thanh toán chậm này để chi nhánh mở rộng quan hệ bạn hàng, tìm kiếm thị trường mới, tuy nhiên chính sách này cũng khá nguy hiểm có thể gây mất khả năng thanh toán cho doanh nghiệp khi khách hàng không trả nợ. Còn TSCĐ, có xu hướng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2009 là 32.8 tỷ, năm 2010 là 41.8 tỷ tăng 9 tỷ tương ứng 27.4%. Năm 2011 TSCĐ là 59.2 tăng 17.4 tỷ tương ứng tăng 41.6%. Điều này cho thấy có thể doanh nghiệp bắt đầu tập trung mở rộng sản xuất đầu tư thiết bị hiện đại, và tái đầu tư cho tương lai, điều này là rất đáng ghi nhận. - Tỷ số cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tăng, năm 2009 là 0.254, năm 2010 là 0.288, năm 2011 là 0.263. Do tổng nguồn vốn tăng nhanh qua các năm, năm 2009 là 88.9 tỷ, năm 2010 là 109.4 tỷ tăng 20.5 tỷ tương ứng 23.06% so với 2009, năm 2011 là 134.9 tỷ tăng 25.5 tỷ tương ứng 23.31%. Ta thấy quy mô vốn phát triển không ngừng từ đó nó sẽ tạo ra bàn đạp để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận các khoản vốn vay khác, tạo ra doanh thu lớn hơn trong tương lai. - Vòng quay dự trữ của công ty qua các năm đạt mức khá cao và luôn có xu hướng tăng năm 2009 là 13.059 vòng, sang năm 2010 tăng lên là 13.597 vòng, năm 2011 là 17.384 vòng. Vòng quay dự trữ tăng do tốc độ tăng của khoản mục 9/25/2013 33 doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dữ trữ, dự trữ năm 2009 là 7.2 tỷ, năm 2010 là 9.5 tỷ tăng 2.3 tỷ tương ứng 31.9% so với năm 2009, năm 2011 là 10.3 tỷ tăng 0.8 tỷ tương ứng tăng 8.42% so với năm 2010. Trong khi đó thì doanh thu năm 2009 là 94 tỷ, năm 2010 là 130.1 tỷ tăng 36.1 tỷ, sang năm 2011 doanh thu là 179.5 tỷ tăng 49.4 tỷ. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp tăng cao vào năm 2010 đạt 3.109, có nghĩa cứ một đồng vốn bỏ đầu tư vào TSCĐ thì đem lại cho doanh nghiệp 3.109, trong khi đó năm 2009 chỉ là 2.877. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã tận dụng tối đa tần suất tạo ra lợi nhuận của TSCĐ, bên cạnh đó thì doanh nghiệp cần chú ý để khấu hao TSCĐ đúng với hao mòn của nó, từ đó thu hồi được vốn đầu tư ban đầu, và tái đầu tư vào TSCĐ trong tương lai hiện đại hơn và mang lại lợi ích cao nhất. Năm 2011 TSCĐ là 59.2 tăng 17.4 tỷ tương ứng tăng 41.6% điều này cho thấy có thể doanh nghiệp bắt đầu tập trung mở rộng sản xuất đầu tư thiết bị hiện đại. - Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 1.69 có nghĩa một đồng vốn bỏ vào đầu tư thì tạo ra 1.69 đồng doanh thu, năm 2010 là 1.923, năm 2011 là 2.371. Điều này cho thấy quy mô càng được mở rộng thì hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của chi nhánh càng mang lại hiệu quả cao. Chi nhánh cần biết tận dụng tốt nhất lợi thế mình có được này đâu tư nhiều hơn nữa vào TCLĐ để tạo doanh thu cao hơn trong tương lai. - Lợi nhuận sau thuế của công ty tăng qua các năm, năm 2010 là 7.06 tỷ tăng 0.83 tỷ tương ứng với 13.3% so với năm 2009, năm 2011 là 8.11 tỷ tăng 1.05 tỷ tương ứng 14.9% so với năm 2010 và mức tăng đó là rất đang ghi nhận trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế luc đó. - Doanh lợi vốn chủ sở hữu tuy giảm nhẹ ở năm 2010 nhưng sau đó đã tăng lại vào năm 2011 nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế có phần giữ ổn định là rất đáng ghi nhận, nhưng trong khi đó tốc độ tăng của VCSH tăng ít hơn năm trước như vậy chi nhánh cần có kế hoạch để được tổng công ty đầu tư về vốn kinh doanh từ đó đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại, đồng thời giảm bớt chi phí vốn vay hiện đang rất cao của chi nhánh, tăng lợi nhuận sau thuế. - Trong cơ chế thị trường, từ một chi nhánh mới thành lập, đến nay đã mở rộng thị phần ra nhiều địa phương và cả nước ngoài, nâng thị phần từ 4% năm 1996 lên 25% năm 2011. Chính việc này rất có ý nghĩa cho kết quả hoạt động của chi nhánh, tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu từ các hoạt động bảo hiểm giúp giảm bớt những khó khăn về tài chính. 9/25/2013 34 - Vài năm trở lại đây, quy mô về vốn của Công ty đã tăng, cơ cấu tài sản thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp với khả năng hoạt động của chi nhánh, doanh thu tăng nhanh và có lãi. Để đạt được như thế một phần nhờ vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang được chú trọng và Công ty đã đề ra nhiều giải pháp cải thiện tình hình: xây dựng bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả, chú ý tuyển chọn người có năng lực và sử dụng đúng người đúng việc. Công tác tài chính được quan tâm đặc biệt. Đề ra những cách thức về quản lý và sử dụng vốn, tổ chức công tác tiếp thị và dịch vụ sau bán… 1.3.2. Hạn chế còn tồn tại Đây là thời kỳ nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn lạm phát cao, trong khi nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng do vậy chi phí bán hàng và tiếp thị cao. Ngoài ra đồng tiền mất giá còn vô tình tạo ra chi phí vốn vay trước đó tăng cao, tăng trách nhiệm trả nợ trong tương lai của chi nhánh, điều đó đồng nghĩa với việc chi phí tăng cao trong thời gian này, hay lợi nhuận sau thuế giảm. Kéo theo đó là các hệ số khác của chi nhánh cũng không tôt như: - Khả năng thanh toán lãi vay bị giảm khá nhanh, năm 2009 là 3.388, năm 2010 là 3.187 năm 2011 là 2.881, tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản nợ và lãi vay. Năm 2009 EBIT là 22.2 tỷ, năm 2010 EBIT là 30.5 tỷ tăng 8.3 tỷ tương ứng với 37.6%, năm 2011 là 36.2 tỷ tăng 5.7 tỷ tương ứng 18.7%. Còn tốc độ tăng của lãi vay là: năm 2009 lãi vay là 6.5 tỷ, năm 2010 là 9.5 tỷ tăng 3 tỷ tương đương 46.15%, năm 2011 là 12.5 tỷ tăng 3 tỷ tương ứng với 31.5%. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng là điều rất tốt cho chi nhánh nhưng tốc độ tăng của lãi vay cũng tăng nhanh không kém như vậy là doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng thanh toán lãi vay của mình. - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm cũng giảm qua các năm, năm 2009 là 0.0658 đến năm 2010 giảm xuống còn 0.0543, và đến năm 2011 chỉ còn 0.0452. Điều này rất đáng lo ngại bởi do lợi nhuận tăng không đáng kể trong khi đó doanh thu tăng cao, cho thấy hoạt động của chi nhánh có nhiều chi phí không cần thiết và cần phải khắc phục. - Doanh lợi tài sản của doanh nghiệp không cao và có xu hướng giảm qua các năm, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả nhất vào năm 2009 doanh lợi tài sản là 0.071, năm 2010, doanh lợi tài sản chỉ còn 0.0646 và năm 2011 doanh lợi tài sản la 0.061 tức cứ 1 đồng vốn đầu tư bỏ vào tài sản thì tạo ra 0.061 đồng lợi nhuận. Doanh lợi tài sản có xu hướng giảm qua các năm 9/25/2013 35 nhưng giảm mạnh nhất là năm 2011 nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng của tài sản trong đó đáng kể đến là TSLĐ. - Cơ cấu vốn vay của chi nhánh là chưa được hợp lý, tỷ trọng vốn vay ngắn hạn trong tổng số vốn vay là còn chiếm tỷ lệ lớn. Cụ thể năm 2009 vốn vay ngắn hạn là 24,56 tỷ chiếm tỷ lệ 78.5% tổng nợ, năm 2010 là 28.5 tỷ tương ứng chiếm tỷ lệ 62.6%, và năm 2011 là 32.2 tỷ chiếm 58.34% so với tổng nợ. Tuy qua các năm là có giảm nhưng tỷ lệ này vẫn chưa được hợp lý bởi nó vẫn chiếm tỷ lệ trên 50% là vẫn khá cao. - Các khoản phải thu khách hàng của chi nhánh còn chiếm tỷ lệ cao so với nợ ngắn hạn phải trả. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi một khi nợ ngắn hạn đáo hạn mà nếu chi nhánh vẫn bị chiếm dụng vốn thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hiện tại. Năm 2009 các khoản phải thu chiểm tỷ lệ 61.2% so với nợ ngắn hạn, năm 2010 là 69.8%, và năm 2011 là 81.7% so với nợ ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vòng quay vốn của chi nhánh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. - Trong những năm qua thì lãi vay của chi nhánh có xu hướng tăng so với doanh thu cụ thể là: năm 2009 là 6568279 tỷ chiếm 6.9% so với doanh thu, sang năm 2010 là 9598261 tỷ chiếm 7.38% so với doanh thu cùng năm, và năm 2011 chiếm 7.01%. Đây là điều đáng lo ngại bởi nếu tình hình doanh thu khong được cải thiện trong những năm tới hoặc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay thì chi nhánh sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán lãi vay và vốn vay khi đáo hạn - Hệ số nợ của chi nhánh có giảm nhẹ trong những năm qua từ 0.416 xuống 0.409, nhưng điều đáng chú ý ở đây là khả năng thanh toán nợ lại giảm mạnh trong 2 năm trở lại đây cụ thể là: 3.187 xuống 2.881. Như vậy công ty không nên đi vay thêm do khả năng thanh toán nợ giảm mạnh, nhưng không có nghĩa là không đi vay do đó công ty cần chú ý sử dụng đòn bẩy tài chính sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại. - Khả năng thanh toán lãi vay bị giảm khá nhanh, mặc dù khả năng thanh toán lãi vay vẫn cao, năm 2009 là 3.388, năm 2010 là 3.187 năm 2011 là 2.881, nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi không nhanh bằng tốc độ tăng của các khoản nợ và lãi vay. Tuy khả năng thanh toán lãi vay cao, tình hình tài chính của công ty lành mạnh nhưng đây cũng là dấu hiệu không tốt doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay nếu tỷ số này tiếp tục giảm nhanh trong các năm tới nên cần phải chú ý xem xét và cải thiện tỷ số này. - Tỷ số cơ cấu TSLĐ năm 2009 là 0.517, năm 2010 là 0.618, năm 2011 là 0.561. TSLĐ, năm 2010 tăng 11.6 tỷ tương ứng tăng 21.09%, năm 2011 tăng 8 9/25/2013 36 tỷ tương ứng 11.83%, còn TSCĐ, có xu hướng ổn định qua các năm, cụ thể năm 2009 là 32.8 tỷ, năm 2010 là 41.8 tỷ tăng 9 tỷ tương ứng 27.4%. Tỷ trọng của TSCĐ so với TSLĐ trong những năm gần đây còn thấp vì vậy chi nhánh cần tăng đầu tư cho hệ thống thiết bị làm việc hiện đại hơn từ đó nâng cao hiệu quả năng suất lao động của nhân viên. II. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ CẢI THIỆN TÌNH HÌNH Ở CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO CHI NHÁNH NGHỆ AN 2.1. Định hướng phát triển của công ty Trên cơ sở những kết quả đạt được năm 2011, căncứ vào nhiệm vụ, kế hoach sản xuất kinh doanh năm 2012 của tổng công ty giao cho chi nhánh PJICO Nghệ An trong đại hội công nhân viên chức đã đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới như sau: Phát huy tối đa hiệu quả khai thác và sử dụng triệt để năng lực hiện có để đẩy mạnh hoạt động bán bảo hiểm, đặc biệt nâng cao năng lực tài chính, sử dụng hiệu quả vốn vay để từ đó có thể ký hợp đồng bảo hiểm có giá trị cao hơn. Và chú ý khai thác tối đa các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Cải thiện tình hình tài chính, trước mắt cần nâng cao chỉ số khả năng thanh toán nợ, từ đó sẽ dễ dành huy động các nguồn vốn nhàn rỗi khác để phục vụ nhu cầu thanh toán tạm thời của chi nhánh. Trong năm tới nâng tổng doanh thu phí bảo hiểm lên 250 tỷ, phát huy tối đa thế mạnh của mình, bằng việc chú ý các dịch vụ sau bán, cũng như tư vấn cho các khách hàng tiềm nhằm chiếm thị phần. Giữ chân các khách hàng hiện đang năm trong hợp đồng bảo hiểm để khi hết thời hạn bảo hiểm họ sẽ lại sử dụng dịch vụ bảo hiểm của chi nhánh. Chỉ tiêu về năng suất lao động là phấn đấu phát huy và áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả khai tối đa thác thị trường bảo hiểm của phòng nghiệp vụ, nâng cao năng suất lao động. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho CBCNV, tổ chức tốt các đợt thi đua, phong trào tìm kiếm các hợp đồng bảo hiểm cho chi nhánh và được hưởng hoa hồng. Phong trào phát huy sáng kiến cải tiến nhằm nâng cao hiểu quả năng suất lao động. Tăng cường một cách hiệu quả công tác tiếp thị, mở rộng quan hệ 2.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính 2.2.1 Nâng cao khả năng thanh toán 9/25/2013 37 Qua phân tích tình hình tài chính của chi nhánh ta thấy: Công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên Công ty thường phải vay nợ để bù đắp cho khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý như: Trước hết phải quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ. - Giảm giá, triết khấu hợp lý với những khách hàng truyền thống và thanh toán đúng hạn. - Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mền dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi và tạo lập các mối quan hệ làm ăn mới. - Đảm bảo một lượng tiền mặt nhất định để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn đã đáo hạn. Ngoài ra, cần phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa phải cho các khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn, nhưng để tránh rủi ro từ phía chủ nợ vì một lý do nào đó phải đòi thanh toán ngay. - Đối với các khoản phải thu công ty nên có chính sách tín dụng không quá lỏng để không bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên cũng không nên quá hà khắc vì nếu quá hà khắc có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ của chi nhánh. Ngoài ra chi nhánh cũng cần có kế hoạch thu các khoản nợ đến hạn, lập sổ theo dõi riêng các khoản nợ khó đòi và có khả năng mất vốn để có chính sách kịp thời nhất đối phó với tình huống đó. - Đối với mỗi loại hình kinh doanh bảo hiểm trong lĩnh vực nào thì chi nhánh nên có một chính sách quản lý rủi ro và xác định phí bảo hiểm phù hợp nhất với xác suất xảy ra rủi ro của đối tượng được bảo hiểm. Ví dụ như rủi ro xảy ra đối với lĩnh vực xây dựng thì thường cao hơn đối với rủi ro xảy ra trong các lĩnh vực khác. - Có cơ chế quản lý tài sản cố định phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực tế, để làm tăng tính thanh khoản cho tài sản lưu động nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng tốt nhất khả năng chuyển hoán thành tiền khi cần. 2.2.2 Nâng cao khả năng thu lợi Khả năng thu lợi là khả năng thu được lợi nhuận của công ty, do đó, năng lực thu lợi luôn là điều quan tâm nhất của các đối tượng liên quan. Có những doanh nghiệp, hiện tại chưa mang lại thu nhập, nhưng sau một thời gian, lại có thể mang lại một khoản thu nhập lớn cho chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các nhà quản lý và người lao động. Khả năng sinh lợi được tính: 9/25/2013 38 Lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí - Như vậy cần có những chính sách bán hàng và cung ứng dịch vụ để làm tăng doanh thu, chính sách quản lý chi phí để làm giảm tổng chi phí, từ đó làm tăng lợi nhuận thuần của chi nhánh. Do đó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tư, tăng năng lực tài chính cho chi nhánh và việc huy động các nguồn vốn khác cũng sẽ dễ dàng hơn. - Tăng tổng doanh thu của công ty như: tăng cả về số lượng và chất lượng dịch vụ cung cấp, đó là: tăng cường máy móc thiết bị phục vụ công tác giám định tổn thất và tính toán xác suất xảy ra rủi ro đối với đối tượng nhận bảo; tăng chất lượng phục vụ bằng cách đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhân viên; tăng cường phạm vi, quy mô và chất lượng các dịch vụ bảo hiểm khác;… - Để giảm tối thiểu chi phí chi nhánh cần lập các kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ một cách cụ thể, khoa học, đảm bảo chất lượng và số lượng. Có như thế thì Tổng công ty mới có thể giảm được sự lãng phí về vật lực và nhân lực tránh được sự hao mòn tài sản không đáng có. 2.2.3 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tựu chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng - thiết lập được một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty ở mức an toàn. Công ty có thể áp dụng chính sách huy động vốn sau: - Chính sách huy động tập trung nguồn vốn: tức là công ty sẽ chỉ tập trung vào một hay một số ít nguồn. Chính sách này có ưu điểm là chi phí huy động có thể giảm song nó có nhược điểm là làm cho công ty phụ thuộc hơn vào một chủ nợ nào đó. Vì vậy công ty cần sử dụng sao cho hợp lý nhất, phù hợp nhất với tình hình tài chính hiện tại của chi nhánh. Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ khi áp dụng chính sách này, Trước hết, công ty cần xác định khả năng huy động vốn chủ sở hữu bao gồm: - Sử dụng linh hoạt tiết kiệm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhưng chưa sử dụng đến. - Lợi nhuận để lại công ty: đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho nguồn vốn này còn khi làm ăn thua lỗ thì không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này, 9/25/2013 39 - Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như lương CBCNV, thuế, các phải trả phải nộp,... đây là hình thức tài trợ " miễn phí" vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong một thời hạn nhất định, còn nếu chậm trễ trả lương cho công nhân sẽ làm suy giảm tinh thần làm việc của họ. Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các DN. Thực tế trong ba năm qua công ty đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã quá dư thừa, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau trong tương lai không xa. Trong khi đó, công ty đang cần những nguồn tài trợ có thời gian dài để đầu tư cho TSCĐ, vì vậy công ty nên giảm nợ ngắn hạn, thay bằng nợ dài hạn với cơ cấu hợp lý phù hợp với khả năng của công ty. 2.2.4. Nâng cao năng lực tài chính - Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, để không những giúp doanh nghiệp nắm được thực trạng của hoạt động tài chính mà còn trên cơ sở thực trạng đó có thể dự đoán được các nhu cầu tài chính trong kỳ tiếp theo, nâng cao một bước tính tích cực chủ động trong sản xuất kinh doanh. - Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty ta thấy nổi bật lên là vấn đề tài sản lưu động còn khá ít, chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với TSCĐ. Vì vậy chi nhánh cần đầu tư nhiều hơn nữa vào TSCĐ nhằm nâng cao năng lực sản xuất của Công ty đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mới. Ngoài ra hầu hết các tài sản của Công ty còn mới cần bảo quản, kinh doanh khai thác hết công suất sử dụng để nâng cao hiệu quả công việc. - Tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, đồng thời chặt chẽ và nghiêm túc hơn trong công tác thanh toán nhiều khoản vốn bi chiếm dụng. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng tài chính cần tăng cường bố trí người giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. - Trong các chỉ số về khả năng sinh lãi cần chú ý đến kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dịch vụ phù hợp để cải thiện tình hình thu nhập, bởi trong những năm gần đây doanh lợi tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm. Ngoài ra tuy doanh lợi vốn chủ sở hữu và doanh lợi tài sản có ổn định qua các năm nhưng chi nhánh cần chú 9/25/2013 40 ý sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao doanh thu, bằng cách đầu tư nhiều hơn vào máy móc thiết bị, nâng cao hiệu quả hoạt động. 2.2.5 Sử dụng hợp lý chính sách bán chịu để tăng doanh thu. Trên thực tế trong ba năm qua, các khoản vốn bị chiếm dụng của công ty thường chiếm tỷ trọng rất cao và có xu hướng tăng. Năm 2010 so với năm 2009 là tăng 13.55% và năm 2011 so với năm 2010 là tăng 14.58%, buộc công ty phải tìm các khoản vay ngắn hạn để bù đắp cho nên chi phí hoạt động tài chính của công ty luôn cao. Một phần do lãi vay tăng lên, một phần do các chi phí đòi nợ tăng.Tuy nhiên, công ty muốn tiêu thụ được hàng hoá, muốn có việc làm cho công nhân viên thì phải chấp nhận tất cả những điều đó. Chính vì vậy, công ty cần chủ động thực hiện chính sách bán chịu để tiếp tục sản xuất kinh doanh bình thường mà không bị thiệt hại nhiều.Vì vậy, công ty cần phải: - Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải toả hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Xây dựng các điều kiện bán chịu: thông thường căn cứ vào mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu. - Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại. - Có phương án xử lý cụ thể đối với từng khoản bán chịu sao cho giảm được các chi phí thu tiền, nợ khó đòi... đồng thời vẫn phải đảm bảo bù đắp được mọi rủi ro công ty có thể phải gánh chịu khi áp dụng việc bán chịu. - Thời hạn bán chịu không quá dài. - Các khách hàng đó phải có khả năng thanh toán nợ trong tương lai. -Mức giá bán chịu phải cao hơn mức giá bán thanh toán ngay. Nhờ bán chịu hàng hoá, sản phẩm cho khách hàng, công ty có thể tiêu thụ được một lượng hàng lớn hơn so với không bán chịu cho khách hàng. Do đó doanh thu tiêu thụ tăng thêm làm cho các chỉ tiêu có liên quan đến doanh thu tiêu thụ cũng được cải thiện như vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. 2.2.6 Đầu tư đổi mới công nghệ Những năm qua, do máy móc thiết bị không theo kịp nhu cầu thị trường nên năng suất công việc của công ty chưa được cao. Vài năm trở lại đây, chi nhánh đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất và đã mang lại những hiệu quả 9/25/2013 41 kinh tế nhất định. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của chi nhánh là đẩy mạnh đổi mới công nghệ, nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng khoa học- công nghệ kỹ thuật hiện đại vào phân tích dự đoán tình hình tài chính chi nhánh cũng như khả năng tính toán giám định tổn thất để việc tính toán phí bảo hiểm được chính xác nhất. - Đổi mới đồng bộ các yếu tố cấu thành công nghệ: từ máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, năng lượng đến nâng cao trình độ, kỹ năng kỹ xảo của người lao động, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lý. Ttong thời gian tới, công ty nên thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cụ thể như: - Công ty cần tính toán để đầu tư vào các bộ phận thiết yếu trước. Từng bước thay thế một cách đồng bộ thiết bị cho phù hợp với nhu cầu thị trường bằng việc đầu tư có hiệu quả vào công nghệ hiện đại hơn. Việc đổi mới công nghệ phải đảm bảo cân đối giữa phần cứng và phần mềm để phát huy hiệu quả của công nghệ mới. Khi mua các thiết bị máy móc cũng như bí quyết công nghệ công ty có thể thương lượng với các đối tác để được thanh toán theo phương thức trả chậm. - Tận dụng trang thiết bị máy móc hiện có trong công ty, ngoài ra phải tiến hành bảo dưỡng máy móc theo định kỳ thay cho việc cứ khi nào phát sinh sự cố thì công ty mới cử cán bộ kỹ thuật đến sửa chữa như hiện nay nhằm đảm bảo các trục trặc được sửa chữa kịp thời giúp cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục và tiếp kiệm thời gian và công sức cho người trực tiếp lao động sản xuất. - Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất. - Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần phải xây dựng mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại. - Tích cực đào tạo độ ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý, công nhân lành nghề trên cơ sở đảm bảo bồi dưởng vật chất thoả đáng cho họ. - Nâng cao trình độ quản lý, trong đó chú trọng đến vai trò của quản lý kỹ thuật. - Tiến hành các nghiên cứu, phân tích về thị trường, nhu cầu thị trường, năng lực công nghệ của công ty để lựa chọn máy móc thiết bị công nghệ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Ngoài ra đổi mới công nghệ còn làm cho cơ cấu vốn của công ty hợp lý hơn, và để thực hiện được tốt hơn nữa giải pháp này, công ty cần: 9/25/2013 42 - Công ty phải tiến hành những nghiên cứu, phân tích đánh giá xem đầu tư vào một thiệt bị công nghệ cụ thể nào đó có khả thi không, có thật sự cần thiết không, có đem lại hiệu quả không. - Công ty có đủ khả năng huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho hoạt động đổi mới thiết bị công nghệ của mình. - Công ty phải thiết lập được mối quan hệ với các công ty tư vấn về công nghệ để lựa chọn được thiết bị hiện đại phù hợp giá cả phải chăng. - Công ty cần tăng cường nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật để có đủ kiến thức điều khiển, làm chủ công nghệ mới. 2.2.7 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do đó công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động: - Nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. - Người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty nghĩa là nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả của thiết bị máy móc qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. - Trích lập ngân quỹ phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động. 9/25/2013 43 - Có chính sách khuyên khích và hỗ trợ đối với cán bộ công nhân viên có điều kiện tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn. - Có chính sách sử dụng hợp lý những cán bộ công nhân viên đã qua đào tạo trình độ được nâng cao lên như đề bạt tăng bậc lương, tuyên chuyển vị trí công tác đến nơi phù hợp có trình độ cao hơn... 2.3 Kiến nghị 2.3.1 Đối với nhà nước: - Để tạo thuận lợi cho việc phân tích và nâng cao chất lượng phân tích, Nhà nước cần đưa ra chuẩn hoá, thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Yêu cầu thực hiện công khai tài chính: bắt buộc các doanh nghiệp phải lập các báo cáo tài chính để công bố trên các phương tiện thôngtin đại chúng, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,trên cơ sở đó buộc các doanh nghiệp phải phân tích tài chính từ đó đưa ra các quyết định để có thể tồn tại trong nền kinh tế cạnh tranh. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp, xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, tiếp tục hoàn thiện thị trường chứng khoán ở Việt Nam để tăng cường huy động vốn trong và ngoài nước.Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư..., hoà nhập thị trường vốn trong nước với khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự huy động vốn thông qua các hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn liên doanh... - Chính phủ nên nghiên cứu và ban hành các nghị định, quy chế quản lý tài chính theo sát, phù hợp với thực tế nhằm tạo nền tảng cho các doanh nghiệp quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tiến tới tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng tự chủ về tài chính, độc lập trong kinh doanh. - Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác: yêu cầu các doanh nghiệp phải lập đẩy đủ các báo cáo tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính. Tổng công ty hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ phân tích tài chính trong việc tổ chức lớp học cho nhân viên của các chi nhánh thuộc tổng công ty. 2.3.2 Đối với chi nhánh: Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nó sẽ đưa ra cho doanh nghiệp những hướng giải quyết nhất định tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trên cơ sở đó, 9/25/2013 44 doanh nghiệp nào nắm bắt và áp dụng được một cách linh hoạt sẽ đem lại kết quả kinh doanh cao. Thứ 1: tổng công ty hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo cán bộ phân tích tài chính trong việc tổ chức lớp học cho nhân viên của các chi nhánh thuộc tổng công ty. Ngoài ra tổng công ty luôn phải cập nhật mới nhất các phương pháp hiện đại để việc phân tích tài chính doanh nghiệp được chuẩn xác nhất và mang lại đánh giá tốt nhất về tình hình sức khỏe doanh nghiệp. Cũng từ đó tổng công ty sẽ biết được chi nhánh nào kinh doanh có hiệu quả để từ đó có chính sách đầu tư đúng nơi và đúng lúc. Thứ 2: Về vốn kinh doanh của chi nhánh thì cần được tổng công ty bổ sung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu và thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời tăng khả năng tự chủ về tài chính mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, đảm bảo khả năng thanh toán bất thường trong tương lai. Thứ 3: Chi nhánh cần có chính sách sử dụng vốn hướng vào nội bộ thông qua quá trình phân phối lợi nhuận sao cho đạt hiệu quả cao nhất với đồng vốn bỏ ra đó. Ngoài ra phải đảm bảo các nguồn vốn và doanh thu thu được để tái đầu tư( nếu cần thiết) vào hoạt động sản xuất kinh doanh và có chính sách sử dụng hợp lý với nhu cầu thực tại chi nhánh để không gây lãng phí nguồn vốn. Thứ 4: Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu chưa phù hợp vì TSCĐ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số tài sản của doanh nghiệp. Để thuận tiện cho việc phân tích tài chính và công tác giám định bồi thường thì chi nhánh cần phải đầu tư hơn nữa vào TSCĐ. Hiện tại thì chi nhánh cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng TSCĐ tránh để hư hỏng. Còn đối với TSCĐ có khả năng sử dụng kém hoặc không sử dụng, nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm TSCĐ mới. 9/25/2013 45 KẾT LUẬN Cùng với sự phát triển của cơ chế thị trường, vai trò của hoạt động tài chính cũng không ngừng phát triển và khẳng định mình. Nổi bật trong môi trường cạnh tranh của thời đại hoạt động tài chính đã giúp nền kinh tế chủ động hơn. Nhìn về góc độ vi mô trong từng doanh nghiệp phân tích doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Qua phân tích thực trạnh tài chính của Công ty thông qua một số công cụ ta thấy được vai trò tài chính. Nếu phân tích tài chính chính xác sẽ mang đến cho doanh nghiệp hiệu quả cao, giảm được chi phí đáng kể cho hoạt động quản lý. Phân tích tài chính doanh nghiệp cần được đạt lên vị trí xứng đáng trong chính sách quản lý kinh tế- tài chính của nhà nước. Trước hết nhà nước và các doanh nghiệp cần phải nhận thức được tầm quan trọng của nó, thấy được sự cần thiết phải phân tích hoạt độngc trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi áp dụng phân tích tài chính vào chi nhánh công ty Bảo Hiểm PJICO Nghệ An đã thấy rõ được thực trạng về tài chính của chi nhánh. Ở một chừng mực nhất định, phù hợp với khả năng của bản thân, đây là một vấn đề tổng quát, phức tạp đòi hỏi nhiều kinh nghiệm thực tiễn, với trình độ năng lực có hạn và thời gian thực tập không dài, nên việc thực hiện đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến của Thạc Sỹ Hoàng Thị Thanh huyền để báo cáo này của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_cao_hiep_3568.pdf
Luận văn liên quan