Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ phục hồi và đẩy mạnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bản chất của việc đo là đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế kết hợp với phát triển các tiềm năng trong nước, cụ thể là : nền kinh tế cận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và đinh hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải chủ động tìm ra các biện pháp thích ứng với cơ chế mới, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo hướng có hiệu quả hơn, tạo ra sự tăng trưởng về mọi mặt, phải nhanh chónh thích nghi dành thế chủ động trong môi trường cạnh tranh đầy sôi động và quyết liệt. Trong sản xuất kinh doanh, các hoạt động của doanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở của việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài. Phải xác định cho được những biện pháp cụ thể phục vụ cho kế hoạch phát triển của doanh nghiệp, trước hết phải xác định rõ mục tiêu kinh doanh, các hoạt động dài hạn, ngắn hạn nhằm phát triển doanh nghiệp một cách toàn diện. Một trong những biện pháp nghiệp vụ quan trọng và hữu hiệu nhất , đó là chính sách tài chính doanh nghiệp

pdf85 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2013 doanh thu này tăng vượt bậc 14828,4% so với năm 2012, đạt tới 50.017.766 VNĐ. Bước sang năm 2013, thị trường kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng đã có nhiều chuyển biến tốt khiến nguồn lợi thu về từ hoạt động đầu tư tài chính của công ty tăng vượt bậc. Cùng với đó không thể không kể đến những chính sách phân tích đầu tư hiệu quả của Thịnh Hoàng. Và theo những dự đoán của các chuyên gia, năm 2014 thì trường sẽ còn có những chuyển biến tích cực hơn nữa. Công ty sẽ có thể kiếm được những khoản lợi lớn hơn từ hoạt động đầu tư tài chính nếu đầu tư đúng và hiệu quả. Công ty nên tận dụng mọi cơ hội đầu tư, đánh giá các cơ hội một cách chuyên nghiệp nhất. Giá vốn hàng bán Năm 2011, giá vốn hàng bán của công ty là 588.634.478 VNĐ, sang năm 2012, con số này đã tăng lên tới 3.909.558.521 VNĐ, tương ứng với mức tăng 564,2% so với năm 2011.. Và tới năm 2013, giá vốn lại tiếp tục tăng mạnh, song mức tăng đã giảm so với giai đoạn 2011 – 2013 lên tới 16.435.935.080 VNĐ, tương ứng mức tăng 320,4% so với năm 2012. Như ta đã nói ở trên, việc thực hiện được nhiêu đơn hàng hơn vừa mang doanh thu tăng lên và cũng làm cho giá vốn tăng lên. Đồng thời ta thấy, tốc độ tăng của doanh thu năm 2012 là 477,8%, trong khi tốc độ tăng của giá vốn lại cao hơn 564,2% cho thấy trong năm này, công ty đã không quản lý tốt khoản chí phí đầu vào, Thang Long University Library 51 khiến cho mức độ tăng của giá vốn cao hơn mức độ tăng của doanh thu. Nhưng tới năm 2013, mức độ tăng của giá vốn và doanh thu đều bằng nhau, công ty đã đưa ra được những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết ngay tức thời những vấn đề còn tồn tại, kiểm soát chi phí đầu vào tốt hơn. Chi phí tài chính Như ta thấy trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phía trên của công ty, chi phí tài chính của công ty hoàn toàn là khoản chi phí lãi vay. Năm 2011, công ty không tồn tại khoản chi phí này. Tới năm 2012, khoản chi phí này tăng mạnh lên 136.617.362 VNĐ. Và tới năm 2013, con số này lại tiếp tục tăng lên tới 226.180.556 VNĐ, tương ứng với mức tăng 65,6% so với năm 2012. Như ta đã phân tích trong bảng cân đối kế toán của công ty, công ty đã tăng khoản vay nợ lên rất lớn trong năm 2012 và năm 2013, do đó khoản chi phí lãi vay phải trả cũng tăng lên là điều tất yếu. Tuy nhiên, khi phải chi trả một khoản lãi vay lớn như vậy sẽ làm giảm đi lợi nhuận trước thuế của công ty. Do đó công ty cần phải cân nhắc việc vay vốn để thực hiện đầu tư kinh doanh sao cho hợp l để giảm bớt gánh nặng lãi vay. Và đồng thời phải có những biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả để mang lại doanh thu lớn hơn, tăng lợi nhuận cho công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp Năm 2012, khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 122.841.101 VNĐ so với năm 2011, tương ứng với mức tăng 41,8%. Tới năm 2013, chi phí này lại tiếp tục tăng mạnh lên 614.085.818 VNĐ, tương ứng với mức tăng 47,5% so với năm 2012. Doanh thu tăng kéo theo các chi phí phát sinh trong hoạt động của công ty, cụ thể hơn là những chi phí cho hoạt động điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh cũng tăng theo. Từ việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư thêm vào tài sản cố định, nhà kho, cửa hàng, công ty phải thuê thêm nhân viên, phải chi trả thêm các chi phí điện nước,và nhiều chi phí phát sinh khác. Với tình hình điện nước và xăng dầu liên tục tăng, việc sử dụng quá lãng phí và không có sự quản lý chặt chẽ về khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, các doanh nghiệp rất dễ phải đối mặt với tính trạng phát sinh quá nhiều chi phí, gây lãng phí và ảnh hưởng tới lợi nhuận công ty. Thịnh Hoàng cần phải rất chú tâm tới khoản chi phí này trong tương lai. Lợi nhuận kế toán trƣớc thuế Năm 2011, lợi nhuận kế toán trước thuế của Thịnh Hoàng là âm 158.949.608 VNĐ, tới năm 2012, lợi nhuận giảm 125.158.098 VNĐ so với năm 2011 và âm lớn hơn ở mức 284.107.706 VNĐ. Bởi năm 2012, tuy doanh thu có tăng xong giá vốn hàng bán lại tăng với tốc độ lớn hơn doanh thu, thêm vào đó là các khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp trong giai đoạn này đồng loạt tăng cao, khiến cho 52 lợi nhuận trước thuế của công ty đã âm nay lại âm nhiều hơn. Tuy nhiên, tới năm 2013 lợi nhuận đã tăng một cách vượt bậc lên 336.951.670 VNĐ, tương ứng với mức tăng 218,6% so với năm 2012. Năm này, doanh thu tằng cùng với mức độ tăng của giá vốn, và với chính sách quản lý chi phí hiệu quả đã đem lại cho công ty khoản lợi nhuận dương. 2.2.5. Phân tích lưu chuyển tiền tệ công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin bổ sung về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doan chưa phản ánh được do kết quả hoạt động trong kỳ bị ảnh hưởng bởi nhiều khoản mục phi tiền tệ. Cụ thể là báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp các thông tin về luồng vào ra của tiền và coi như tiền, những khoản đầu tư ngắn hạn có tính lưu động cao, có thể nhanh chóng sẵn sàng chuyển đổi thành một khoản tiền biết trước ít chịu rủi ro lỗ về giá trị do những thay đổi vè lãi suất giúp cho người sử dụng phân tích đánh giá khả năng tạo ra các lương tiền trong tương lai, khả năng thanh toán các khoản nợ, khả năng chi trả lãi cổ phần đồng thời những thông tin giúp người sử dụng xem xét sự khác nhau giữa lãi thu đựoc và khoản thu chỉ bằng tiền. Sau đây là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Công ty 3 năm 2011 – 2013. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng kinh doanh Năm 2011 là âm 2.150.745.101 VNĐ, năm 2012 là âm 7.850.908.253 VNĐ, năm 2013 là âm 1.592.423.546 VNĐ. Chênh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là 5.700.163.152 VNĐ, chênh lệch tương đối là 265,0%. Từ số liệu lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm qua 2 năm 2011 và 2012 cho thấy thu từ các hoạt động bán hàng, dịch vụ hay thu khác không bằng chi. Nguyên nhân chủ yếu làm cho lưu chuyển tiền thuần âm trong 2 năm là do các khoản chi tiêu từ mua hàng hóa và dịch vụ, chi trả cho người lao động, chi trả lãi vay và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn hơn thu từ bán hàng cũng cấp dich vụ. Trong đó, khoản chi trả cho việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi từ cung cấp hàng hóa dịch vụ năm 2011 là âm 2.670.656.148 đến năm 2012 lên đến 16.508.641.532 mà doanh thu từ cung cấp dịch vụ, hàng hóa và doanh thu khác của năm 2011 chỉ là 757.031.047 và của năm 2012 là 9.059.873.176. Năm 2012 các khoản chi phí đột nhiên tăng lên do doanh nghiệp đầu tư thu mua và kinh doanh hàng hóa mà hàng hóa chủ yếu được đầu tư thu mua là nguyên vật liệu xây dựng. Chênh lệch tuyệt đối của năm 2013 so với năm 2012 là 6.258.484.707 VNĐ. Chênh lệch tương đối năm 2013 so với năm 2012 là âm 79,7% số liệu cho thấy tuy doanh thu năm 2013 đã tăng lên nhưng chi vẫn nhiều hơn, công ty vẫn còn gặp khó khăn trong việc giải quyết hàng tồn kho, và kinh doanh. Thang Long University Library 53 Bảng 2.13. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ Công ty trong năm 2011 – 2013 Đơn vị tính: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2012 Năm 2011 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013- 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối % Tuyệt đối Tƣơng đối % Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (1.592.423.546) (7.850.908.253) (2.150.745.101) (5.700.163.152) 265,0 6.258.484.707 (79,7) Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư - - - - - - - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 1.970.000.000 7.470.000.000 2.380.000.000 5.090.000.000 213,9 (5.500.000.000) (73,6) Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ 377.576.454 (380.908.253) 229.254.899 (610.163.152) (266,2) 758.484.707 (199,1) Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 11.339.357 392.247.610 162.992.711 229.254.899 140,7 (380.908.253) (97,1) Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 388.915.811 11.339.357 392.247.610 (380.908.253) (97,1) 377.576.454 3329,8 (Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) 54 Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng đầu tƣ Công ty không có hoạt động gì trong lĩnh vực này. Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt dộng tài chính Lưu chuyển tiền thuần hoạt động tài chính năm 2013 là 1.970.000.000 đồng, năm 2012 là 7.470.000.000 VNĐ, năm 2011 là 2.380.000.000 VNĐ. Chênh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là 5.090.000.000 VNĐ; chênh lệch tương đối là 213,9%. Chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là âm 5.500.000.000 VNĐ, chênh lệch tương đối là âm 73,6%. Từ số liệu ta thấy lưu chuyển tiền thuần trong hoạt động tài chính của công ty trong 3 năm tăng, giảm không đồng đều. Nguyên nhân do tiền thu chủ yếu nhận được từ nhận góp vốn của chủ sở hữu và tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. Chênh lệch lưu chuyển tiền thuần năm 2012 so với năm 2011 cao nguyên nhân do công ty nhận được nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn bổ sung, tuy nhiên sau năm 2013 chênh lệch với năm 2012 là âm 73,6% do công ty phải chi trả nợ gốc vay khiến cho chỉ số lưu chuyển tiền thuần giảm. Các số liệu cho thấy công ty đã có sự đầu tư vào hoạt động tài chính nhưng kết quả thu được chưa khả quan. Lƣu chuyển tiền thuần trong kỳ Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ năm 2013 là 377.576.454 đồng, năm 2012 là âm 380.908.253 VNĐ, năm 2011 là 229.254.899 đồng. Chệnh lệch tuyệt đối năm 2012 so với năm 2011 là âm 610.163.152 VNĐ, chênh lệch tương đối năm 2012 so với năm 2011 là âm 266,2%. Chênh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là 758.484.707 đồng, chệnh lệch tuyệt đối năm 2013 so với năm 2012 là âm 199,1%. Số liệu cho thấy chênh lệch tương đối qua các năm đều âm, tình hình tạo tiền và sử dụng tiền của doanh nghiệp chưa tốt, tuy nhiên công ty vẫn cố gắng cân đối thu chi đảm bảo việc kinh doanh tạo lợi nhuận. 2.2.6. Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Khả năng thanh toán tốt hay xấu sẽ phán ánh tiềm lực tài chính của công ty mạnh hay yếu. Thông thường khả năng thanh toán tốt thể hiện tình hình hoạt động ổn định hoặc ngược lại, việc mất khả năng thanh toán đồng nghĩa với việc phá sản doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích khả năng thanh toán đưa ra biên pháp nâng cao khả năng thanh toán. Đây là một yêu cầu đối với nhà quản lý tài chính. Thang Long University Library 55 Từ các báo cáo ta lập được bảng sau: Bảng 2.14 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty năm 2011 – 2013 Đơn vị: lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012 - 2011 2013 – 2012 Khả năng thanh toán ngắn hạn 3,41 1,15 1,07 (2,27) (0,08) Khả năng thanh toán nhanh 0,74 0,18 0,34 (0,55) 0,16 Khả năng thanh toán tức thời 0,41 0,001 0,039 (0,41) 0,038 (Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán ngắn hạn hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, là tỉ lệ tài sản hiện thời của công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn cho đến khi trả nợ. Chỉ tiêu này cho ta biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSLĐ và ĐTNH. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với sự sống của công ty. Qua bảng phân tích trên ta thấy hệ số này biến động rất mạnh qua ba năm. Cụ thể là năm 2012 hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm 2,27 lần so với năm 2011, xuống chỉ còn 1,15 lần. Tức là trong năm này, một đồng nợ ngắn hạn lúc này chỉ còn được đảm bảo bởi 1,15 đồng TSNH. Sang năm 2013, tỷ số này lại tiếp tục giảm so với năm 2012 là 0,08 lần, xuống chỉ còn 1,07 lần. Lúc này một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,07 đồng TSNH. Chỉ tiêu phán ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn lớn 1, chứng tỏ công ty luôn có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, các hệ số này vẫn ở mức thấp và liên tục giam trong ba năm qua, thể hiện khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức yếu, đây là dấu hiệu cho biết khó khăn về mặt tài chính công ty có thể gặp phải, dẫn đến suy giảm khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty sẽ ảnh hưởng đến uy tín trong tương lai và rất đáng lo ngại vì phần vốn vay lại là các khoản nợ ngắn hạn. Mặt khác, cần lưu rằng trong TSNH có một bộ phận lớn là hàng tồn kho, có tính thanh khoản thấp nên công ty phải có chính sách thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng tồn kho để tránh làm giảm khả năng thanh toán. Nếu khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cứ tiếp tục giảm trong tương lai, uy tín đối với nhà cấp tín dụng, với khách hàng và các đối tác kinh doanh của công ty sẽ bị giảm sút, ảnh hưởng tới việc vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty 56 sau này. Công ty cần có những biện pháp cấp thiết và hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý TSNH và nguồn nợ ngắn hạn của mình để nâng cao khả năng thanh toán của mình. Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu khắt khe hơn vì nó đã loại trừ hàng tồn kho (có tính thanh khoản thấp) ra khỏi tài sản lưu động để đánh giá khả năng thanh toán thực tế của công ty. Chỉ tiêu này cho ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng TSNH có trừ đi yếu tố hàng tồn kho. Hệ số này trong năm 2012 giảm 0,55 lần so với năm 2011 nhưng đã tăng nhẹ trong năm 2013 so với 2012. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của năm 2012 nhiều hơn 2011 và giảm đi trong năm 2013. Điều đó chúng tỏ khả năng thanh toán của công ty chậm hơn năm trước đó nhưng đã tốt hơn trong năm 2013. Nhìn chung, hệ số KNTT nhanh của công ty vẫn còn thấp và chưa đảm bảo an toàn cho công ty. Do đó, trong các năm tới công ty cần phải nâng các hệ số lên bằng cách giảm tỷ trọng hàng tồn kho, tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ phải trả. Khả năng thanh toán tức thời Hệ số này thể hiện cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ta nhận thấy hệ số này giảm trong năm 2012 là 4,41 lần nhưng đã tăng lại năm 2013 là 0,038 lần, hệ số giảm mạnh trong năm 2012 cho thấy công ty rơi vào tình trạng rủi ro cao trong khả năng thanh toán, chi trả cho hoạt động hàng ngày của công ty ở mức thấp; tuy nhiên năm 2013 đã tăng nhẹ trở lại cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang dần phục hồi. Qua đánh giá khả năng thanh toán tức thời của công ty vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến việc chi trả nợ, cho thấy công ty không dự trữu nhiều lượng tiền mặt trong ngân quỹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào công ty cũng thanh toán những hoản nợ thường xuyên mà nợ thường mang tính chất thời điểm nên việc dự trự lượng tiền mặt tại quỹ ít sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn do giảm lượng tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, công ty vẫn cần dự trữ một khoản tiền mặt hợp l để phòng tránh những biến động có thể xảy ra. Thang Long University Library 57 2.2.6.1. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Từ báo cáo ta lập được bảng sau: Bảng 2.15. Các chỉ tiêu phán ánh khả năng sinh lời của Công ty năm 2011 – 2013 Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) (21,98) (6,80) 1,92 15,18 8,72 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) (4,22) (2,70) 2,65 1,52 5,34 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) (5,67) (11,28) 11,80 (5,61) 23,08 (Nguồn:từ báo cáo tài chính công ty ) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) Chỉ số tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết năng lực sinh lời của doanh thu, một đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này dương chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh có lãi và ngược lại. Chỉ tiêu ROS năm 2011 là âm 21,98% tức là 100 đồng lợi nhuận công ty mất 21,98 đồng VCSH đến năm 2012 chỉ tiêu này là âm 6,8% có thể thấy lợi nhuận của công ty giảm thâm hụt, chênh lệch dương 15,18%. Năm 2013 chỉ tiêu này là 1,92% chênh lệch so với năm 2012 là 8,72% tức là 100 đồng doanh thu công ty đã kiếm được 1,92 đồng lợi nhuận, đây là dấu hiệu cho thấy công ty kinh doanh đã có hiệu quả. thấy chỉ tiêu ROS của công ty tăng đều qua 3 năm cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty đang đi lên. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty vẫn còn thấp cần thay đổi, áp dụng các chính sách hiệu quả để lợi nhuận tăng lên trong tương lai. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu cho biết một đồng tài sản bỏ ra thì công ty tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Đây là một chỉ tiêu mà nhà đầu tư đặc biệt quan tâm, chỉ tiêu ROA năm 2011 âm 4,22%, năm 2012 âm 2,7%, năm 2013 là 2,65%. Năm 2011 và năm 2012 chỉ số âm nguyên nhân do hàng tồn kho cao doanh nghiệp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa. Năm 2012 chỉ tiêu chênh lệch so với năm 2011 là 1,52% và năm 2013 chênh lệch so với năm 2012 lên đến 5,43% cho thấy công ty đang áp dụng các chính sách đúng đắn giảm hàng tồn kho và đầu tư cho tài sản dài hạn. Tỷ suất sinh lời năm 2013 cho biết 100 đồng tài sản bỏ ra thu thêm được 2,65 đồng lợi nhuận ròng. Nhìn chung, 58 chỉ tiêu tăng qua 3 năm cho thấy công ty đầu tư tài sản có hiệu quả. Tuy nhiên nuồn vốn không nhiều nên hiệu quả mang lại chưa cao. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu được nhà đầu tư cực kì chú ý. Chỉ tiêu ROE năm 2011 âm 5,56%, năm 2012 âm 11,28%, năm 2013 là 11,8%. Năm 2012 chênh lệch so với năm 2011 là âm 5,61% nguyên nhân do đầu tư vốn hai năm chưa hiệu quả. Tỷ suất sinh lời trên VCSH năm 2013 cho biết 100 đồng VCSH bỏ ra thu thêm được 11,8 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2013 so với năm 2012 chênh lệch là 23,08% tăng cao do công ty đã thay đổi nhiều chính sách trong việc đầu tư VCSH và bổ sung nguồn VCSH. Tuy nhiên, công ty cần cố gắng duy trì khả năng quản lý nguồn vốn, bổ sung VCSH để tăng lợi nhuận ròng. 2.2.6.2. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Bảng 2.16 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng năm 2011 – 2013 Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Vòng quay khoản phải thu khách hàng Vòng 18,76 7,02 8,11 (11,74) 1,09 Thời gian thu tiền bình quân Ngày 19,19 51,30 44,40 32,11 (6,89) Vòng quay HTK Vòng 0,23 0,51 2,28 0,28 1,77 Thời gian quay vòng HTK bình quân Ngày 1575,87 710,16 158,18 (865,72) (551,98) Vòng quay các khoản phải trả Vòng 1,13 1,42 45,07 0,29 43,65 Thời gian trả nợ trung bình Ngày 319,15 254,37 7,99 (64,78) (246,38) Thời gian luân chuyển tiền Ngày 1275,92 507,09 194,59 (768,83) (312,50) Hiệu suất sử dụng TSNH Lần 0,22 0,46 1,66 0,23 1,21 Hiệu suất sử dụng TSDH Lần 1,51 3,10 8,14 1,59 5,04 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 0,19 0,40 1,38 0,20 0,98 (Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) Thang Long University Library 59 Vòng quay khoản phải thu khách hàng Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính sách tín dụng của công ty. Số vòng quay đã giảm từ năm 2011 đến 2012. Cụ thể là năm 2011, vòng quay khoản phải thu là 18,76 vòng, sang năm 2012 giảm xuống còn 7,02 vòng. Sang năm 2013, số vòng quay khoản phải thu đã tăng trở lại từ 7,02 vòng năm 2012 lên 8,11 vòng năm 2013. Tuy tốc độ tăng còn chậm, xong cũng cho thấy những nỗ lực của công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, thực hiện nhiều hợp đồng hơn, tăng doanh thu thuần. Thời gian thu tiền bình quân Chỉ tiêu này là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua chịu cho tới khi khách hàng thanh toán hết nợ. Năm 2011, kỳ thu tiền bình quân là 19,19 ngày, năm 2012 kỳthu tiền bình quân là 51,30 ngày và năm 2013 giảm xuống còn 44,40 ngày. Kỳ thu tiền bình quân năm 2013 cho biết thời gian từ lúc khách hàng nhạn nợ cho đến khi khách hàng thanh toán là 44,40 ngày giảm 6,89 ngày so với năm 2012. Kỳ thu tiền bình quân giảm so vòng quay khoản phải thu tăng lên. Kỳ thu tiền được rút ngắn khiến cho hiệu kinh doanh được cải thiện. Công ty sẽ nhanh hơn trong việc thu hồi nợ , giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm đựơc chi phí quản lý nợ. Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này cho ta biết hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong 1 năm. Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho là 0,23 vòng, năm 2012 tăng lên 0,51 vòng tăng lên 0,28 vòng so với năm 2011. Năm 2013 vòng quay hàng tồn kho tăng vòng 2,28 vòng, tăng 1,77 vòng so với năm 2012. Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy lượng hàng bán trong năm 2013 tăng và công ty đang có lưu chuyển vốn tốt. Lượng hàng tồn kho của công ty nhỏ hơn TSNH đang lưu thông. Việc hàng tồn kho giảm nguyên nhân là công ty đang có nhiều đơn đặt hàng vật liệu xây dựng mới. Thời gian quay vòng HTK bình quân Chỉ tiêu này là khoảng thời gian từ khi công ty mua hàng hóa tới khi công ty bán được hàng. Năm 2011, chu kỳ lưu kho là 1575,87 vòng, năm 2012 chỉ tiêu này là 710,16 vòng, năm 2013 giảm còn 158,18 vòng. Chu kỳ lưu kho năm 2013 cho biết thoiừ gian từ lúc mua hàng cho đến lúc bán hàng được 158,18 ngày. Nhìn chung, chỉ tiêu thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm dần trong 3 năm, cho thấy thời gian tiêu thụ hàng hóa của công ty càng ngày càng giảm. Thời gian quay vòng hàng tồn kho càng nhỏ thì càng tốt. Vòng quay các khoản phải trả Chỉ tiêu này cho biết 1 năm trung bình các khoản phải trả quay được bao nhiêu lần. Năm 2012 vòng quay các khỏan phải trả là 1,42 vòng tăng 0,92 vòng so với năm 60 2011. Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 là 45,07 vòng tăng 43,65 vòng so với năm 2012. Vòng quay các khoản phải trả năm 2013 tăng do công ty được cung cấp thêm nhờ các vay khoản tín dụng chưa cần thanh toán ngay, và được bố sung vốn lưu động thường xuyên. Thời gian trả nợ trung bình Chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian từ khi công ty nhận nợ cho tới khi công ty thanh toán hết nợ cho nhà cung cấp. Năm 2011 thời gian trả nợ trung bình là 319,15 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 254,37 ngày, năm 2013 là 7,99 ngày chỉ tiêu này giảm 246,38 ngày so với năm 2012. Thời gian trả nợ năm 2013 giảm mạnh nguyên nhân là so hệ số trả nợ năm 2013 tăng lên. Chỉ tiêu này năm 2013 giảm xuống cho thấy hạn thanh toán nợ công ty đã đến. Thời gian luân chuyển tiền Chỉ tiêu này cho biết số ngày để tiền quay được 1 vòng từ lúc bán hàng thu nợ cho đến khi trả hết nợ cho người bán. Năm 2011 thời gian luân chuyển tiền là 1275,92 ngày, năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 507,09 ngày chênh lệch so với năm 2011 là 768,83 ngày. Năm 2013 chỉ tiêu này giảm còn 194,59 chênh lệch so với năm 2012 là 312,50 ngày. Chỉ tiêu kỳ luân chuyển tiền năm 2013 cho biết khoảng thời gian từ khi mua hàng tới khi bán hàng thu tiền và thanh toán công nợ cho người bán là 194,59 ngày. Thời gian luân chuyển tiền năm 2013 giảm do thời gian trả nợ giảm. Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho ta biết hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc sử dụng TSNH. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH là 0,22 hay mỗi đồng TSNH đem lại cho doanh nghiệp 0,22 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, chỉ số này tăng 0,23 lần so với năm 2011. Lúc này 1 đồng TSNH mang lại cho công ty 0,46 đồng doanh thu thuần. Việc tăng hiệu suất sử dụng TSNH là do doanh thu thuần của công ty tăng mạnh 477,8% trong khi TSNH chỉ tăng 179,8%. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH tiếp tục tăng lên tới 1,66 lần do năm này doanh thu tiếp tục tăng mạnh (tăng 320,4%) trong khi TSNH của công ty chỉ tăng 15,2 % so với năm 2012. Điều này cho thấy chính sách quản lý TSNH của công ty đang mang lại hiệu quả tích cực giúp phát triển hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trong thời gian tới, công ty cần duy trì và phát huy tốc độ tăng hiệu suất sử dụng TSNH của mình để không ngừng nâng cao năng lực tài chính và củng cố vị thế trên thị trường. Hiệu suất sử dụng TSDH Bên cạnh các TSNH thì giá trị TSDH cũng là khoản mục quan trọng góp phần tạo nên doanh thu cho công ty. Hiệu suất sử dụng TSDH năm 2011 của công ty là 1,51 lần hay mỗi đồng TSDH công ty tạo ra 1,51 đồng doanh thu thuần. Năm 2012 con số Thang Long University Library 61 này tăng hơn hai lần lên tới 3,1 lần (tăng 1,59 lần so với năm 2011). Nguyên nhân dẫn tới sự tăng này là do trong năm 2012 giá trị bình quân của TSDH đã tăng lên, doanh nghiệp đầu tư vào tài sản dài hạn nhiều hơn với mức tăng 181,4%. trong khi mức tăng của doanh thu thuần vẫn cao hơn là 477,8% so với năm 2011. Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSDH lại tiếp tục tăng mạnh, lên 8,14 lần, tức 1 đồng TSDH tạo ra được 8,14 đồng doanh thu thuần. Trong năm này, bên cạnh việc doanh thu đang trên đà tăng mạnh, thì giá trị TSDH của công ty lại tiếp tục tăng do công ty đầu tư thêm tài sản dài hạn cho hoạt động kinh doanh. Với sự tăng mạnh liên tục của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản như vậy, công ty đang chứng minh được năng lực tài chính của mình và nâng cao vị thế kinh doanh chỉ sau một thời gian ngắn gia nhập thị trường. Biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, đồng thời có những chính sách quản lý kinh doanh hiệu quả sẽ mang lại thành công hơn nữa cho công ty trong tương lai. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Ngoài ra để đánh giá tổng quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp ta phải nói đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là 0,19 lần hay cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp sẽ tạo ra 0,19 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, con số này tăng lên tới 0,4 lần (tăng 0,2 lần so với năm 2011) do tổng tài sản của doanh nghiệp cũng như doanh thu đểu tăng mạnh. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tài sản lại tiếp tục tăn lên 1,38 lần (tăng 0,98 lần so với năm 2012). Mức độ tăng của năm 2013 cao hơn năm trước là do tổng tài sản đã tăng nhẹ so với năm trước nhưng doanh thu thuần lại vẫn tiếp tục tăng mạnh. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty trong ba năm đều rất tốt và đang phát triển. Tuy nhiên, với sự biến động khó lường trước của thị trường trong tương lai các chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản sẽ có nhiều biến động. Công ty cần xem xét một cách thật cẩn trọng, kỹ càng trước khi đưa ra những quyết định nhằm cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản. 2.2.6.3. Phân tích chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý công nợ Bảng 2.17 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản của Công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng năm 2011 – 2013 Đơn vị:% Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 2013-2012 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 25,56 76,09 77,58 50,53 1,49 Tỷ số nợ trên VCSH 34,33 318,21 345,96 283,88 27,74 Tỷ số chi trả nợ vay - (107,96) 248,97 - 356,93 (Nguồn: từ báo cáo tài chính công ty) 62 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành bởi bao nhiều % là nợ, từ đó xác định trách nhiệm của công ty đối với các khoản nợ vay cũng như chủ nợ. Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản đặt 25,56%, nghĩa là một đồng tài sản được hình thành bởi 0,2556 đồng nợ. Năm 2012, tỷ số này tăng mạnh lên tới 76,09% (tăng 50,53% so với năm 2011). Khi đó, một đồng tài sản được hình thành bởi 0,7609 đồng nợ. Các khoản nợ chiếm một tỷ lệ rất cao trong toàn bộ tài sản của công ty khiến cho công ty phải đối mặt với những rủi ro lãi suất và vỡ nợ. Đến năm 2013, tỷ số này lại tăng lên 77,58%, tức tăng 1,49% so với năm 2012. Nó cho biết, một đồng tài sản lúc này được hình thành từ 0,7758 đồng nợ. Tuy không còn tăng mạnh như trước, xong tỷ trọng nợ trong tổng tài sản của công ty vẫn rất cao. Chính vì vậy, công ty cần đưa ra những chính sách sử dụng vốn phù hợp để giảm tỷ trọng nợ trên tổng tài sản về mức an toàn, tránh rủi ro xảy ra. Tỷ số nợ trên VCSH Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta thấy được mức sử dụng nợ của doanh nghiệp đặt trong mối tương quan với VCSH, phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung con số này của công ty ở mức độ rất cao và đang tăng dần qua các năm. Đây thực sự là một điều đáng lo ngại. Năm 2011, tỷ số nợ trên VCSH là 34,33%, tức trong một đồng vốn kinh doanh của các chủ sở hữu công ty có 0,3433 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Năm 2012 tăng mạnh so với năm 2011 (tăng 283,88%) lên tới 318,21%, tức lúc này, trong một đồng vốn kinh doanh của các chủ sở hữu công ty có tới 3,1821 đồng được hình thành từ các khoản nợ. Năm 2013, tỷ số này tiếp tục tăng lên tới 345,96%. Tỷ số chi trả nợ vay Là hệ số tài chính đánh giá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Năm 2011, vì lãi vay bằng 0 nên ta không có tỷ số chi trả nợ vay vào năm này. Và tới Năm 2012, tỷ số chi trả nợ vay của công ty là âm 107,96%, con số này cho thấy, công ty đã không có đủ khả năng chi trả nợ từ nguồn lợi nhuận trước thuế. Nó làm ảnh hưởng tới khả năng sinh lời thấp và nếu không có những biện pháp khắc phụ sẽ rất dễ dẫn tới vỡ nợ, phá sản. Tuy nhiên, năm 2013, tỷ số này tăng mạnh lên 248,97%, tăng 356,93% so với năm 2012. Cho thấy công ty đã nỗ lực rất lớn nhằm nâng cao tỷ số chi trả nợ vay của mình, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó tạo dựng uy tín trên thị trường. Thang Long University Library 63 2.3. Đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng 2.3.1. Những ưu điểm Sau khi phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng, ta có thể thấy công ty đã rất nỗ lực phát triển hoạt động kinh doanh của mình, nâng cao năng lực tài chính công ty. Trong năm 2011, 2012 do nền kinh tế chìm trong khó khăn, công ty cũng bị ảnh hưởng rất nhiều, đặc biệt khi đó, công ty cũng mới chỉ là một công ty mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên, năm 2013, rút kinh nghiệm từ những thất bại, bằng những giải pháp hiệu quả, quyết liệt, công ty đã mang lại cho mình nhiều thành công lớn. Cụ thể như sau: Thứ nhất, khả năng sinh lời trên tổng tài sản và trên doanh thu của công ty đã liên tục tăng trong 3 năm 2011 – 2013. Mặc dù năm 2011, 2012 chỉ số này còn ở mức âm, xong tới năm 2013 đã tăng lên lớn hơn 0. Còn khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu, năm 2012 bị giảm so với năm 2011 nhưng tới năm 2013 cũng đã tăng trở lại, với mức độ tăng khá lớn. Thứ hai, công ty đã có những chính sách chặt chẽ trong quản lý hàng tồn kho của mình làm cho vòng quay hàng tồn kho được tăng cao. Từ năm 2011, số vòng quay chỉ là 0,23 vòng, tới năm 2013, số vòng quay đã lên tới 2,28 vòng. Từ đó, thời giản luân chuyển hàng tồn kho trung bình cũng được rút ngắn. Thứ ba, hiệu suất sử dụng TSNH, TSDH và tổng tài sản cũng liên tục tăng trong 3 năm. Công ty cần duy trì phát triển trong tương lai. Cuối cùng, năm 2013, công ty đã thu về được khoản doanh thu cũng như lợi nhuận lớn, tăng vượt bậc so với năm 2012. Nó là tín hiệu cho việc kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi khi thực hiện được nhiều hợp đồng, mang lại nguồn doanh thu lớn. Trong tương tai công ty cần tiếp tục phát huy, nắm bắt cơ hội để mang lại nguồn lợi lớn nhất 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những thanh công đạt được, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phụ sau: Thứ nhất, tỷ trọng nợ phải trả của công ty là quá lớn khiến công ty phải chịu một khoản lãi vay lớn, không ổn định. Nó cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của công ty không cao, làm mất uy tín đối với nhà cung cấp tín dụng. Vì vậy, công ty cần cân bằng lại cơ cấu nguồn vốn sao cho hợn lý nhất để vừa đảm bảo về mặt tài chính, vừa tăng lợi ích cho mình. Thứ hai, khả năng thanh toán của công ty đang bị giảm mạnh, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời còn nhỏ hơn 0 rất nhiều. Điều nay cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ, đặc biệt là các khoản nợ sắp tới hạn 64 của công ty là rất thấp. Công ty cần có những chính sách dự trữ tiền hay cắt giảm nợ nay để có thể nâng cao khả năng thanh toán cũng uy tín đối với chủ tín dụng. Thứ ba, vòng quay phải thu khách hàng giảm liên tục trong ba năm, cùng với đó là thời gian thu tiền bình quân tăng lên. Điều đó cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều. Công ty cần cân nhắc lại những chính sách tín dụng cấp cho khách hàng cũng như việc điều chỉnh lại chính sách tín dụng này sao cho hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thu hồi vốn. Cuối cùng, công ty không có khoản dự phòng nào, điều này sẽ làm công ty gặp khó khăn khi những rủi ro xảy ra. Để vốn của công ty luôn được bảo toàn và phát triển trong mọi trường hợp biến động về lạm phát, tỷ giá, lãi suất,và những rủi ro khác thì công ty cần phải thường xuyên quan tâm trích lập các quỹ dự phòng ổn định. Thang Long University Library 65 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TRUNG THỊNH HOÀNG. 3.1. Định hƣớng phát triển công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng. 3.1.1. Đánh giá chung về môi trường của công ty. Với phương châm “Hội nhập chủ động”, Việt nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việt Nam tuy là một nước đang phát triển, song Việt Nam ngày càng thu hút được sự đầu tư từ nước ngoài. Nguyên nhân do môi trường chính trị ở Việt Nam ổn định, môi trường pháp lý tạo điều kiện cho việc kinh doanh, bên cạnh đó, Việt Nam còn có nhiều chính sách để khuyến khích cũng như tạo điều kiện cho các công ty phát triển như miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Đối với công ty, nhận thức được tình hình kinh doanh hết sức khó khăn, công ty đã có sự thay đổi linh hoạt trong cách thức hoạt động, trong việc sử dụng và điều tiết vốn. Quan tâm chú trọng vào chất lượng của công trình nhằm giữ chân những khách hàng cũ, tạo dựng được uy tín đối với nhà cung cấp. Bộ máy quản lý hệ thống: Cơ cấu tổ chức của công ty tương đối đơn giản, gọn nhẹ, giúp tối thiểu hóa chi phí. Nhà quản lý của công ty có năng lực quản lý tốt, cùng với đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, nhiệt huyết. Số lượng không lớn, nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu của công việc. Ngoài ra với đặc thù kinh doanh của công ty, nguồn hàng và nguồn lao động chi phí rẻ cũng là yếu tố tác động đến hoạt động của công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực còn phải kể đến những thách thức khó khăn mà công ty phải đối mặt. Môi trường kinh doanh sẽ cạnh tranh gay gắt hơn làm cho việc kinh doanh không tốt, dẫn đến hàng tồn kho ngày càng nhiều làm tăng chi phí kho bãi, ứ động vốn hay khó khăn hơn là việc thu nợ của khách hàng và bị chiếm dụng vốn. Nếu không có những biện páp xứ lý kip thời thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng bị đào thải. 3.1.2. Định hướng phát triển công ty cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng Theo thông tin của phòng kinh doanh bán hàng, kinh doanh vật liệu xây dựng và cung cấp hiết bị điện dân dụng vẫn hoạt động chính của công ty trong thời gian tới. Công ty xác định rằng doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động trên sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ cơ cấu doanh thu hàng năm của công ty, cụ thể bằng những định hướng như sau: Tăng cường công tác đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và ngoài địa bàn tỉnh, thành phố. Tiếp tục xây dựng phát triển công ty là một doanh nghiệp mạnh, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước đo phát triển và ổn định bền vững công ty. Duy trì và phát triển ngành nghề chủ yếu là kinh doanh vật liệu xây dựng. Tiếp tục đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh thương mại, đảm bảo cho công ty có tiềm lực kinh tế mạnh 66 mẽ đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Công ty hoàn thiện cơ chế quản lý giữa các bộ phận. Tăng cường quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp đảm bảo cho công ty kinh doanh có hiệu quả và tích lũy vốn để phát triển. Công ty tiếp tục cso kế hoạch tuyển thêm nguồn nhân lực mớii có năng lực để phát triển công ty, mặt khác có chính sách đào tạo nguồn nhân sự cũ nhằm nâng cao khả năng làm việc, có chế độ đã ngộ tốt đối với nhân viên lâu năm, khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật áp dụng khoa hcọ công nghệ quản lý nâng cao năng lực kinh doanh, phát triển để mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác lớn để phát triển năng lực. 3.2. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Việt Trung Thịnh Hoàng 3.2.1. Các biện pháp quản lý nguồn vốn Có thể thấy một vấn đề khó khăn rất lớn hiện nay của công ty là vốn chủ sở hữu quá nhỏ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của công ty. Trong lĩnh vực khá lớn và khả năng thu hồi vốn nhanh là không thể. Các công trình xây dựng ít nhất 1 năm mới hoàn thành xong và sau khi hoàn thành thì chưa chắc có thể nhận tiền ngay do chủ đầu tư còn chậm trong thanh toán tiền công trình. Thực tế, ngay khi đấu thầu, các công ty muốn thắng thầu cũng đã phải chứng minh năng lực tài chính của mình. Do đó, việc tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu là một vấn đề cấp thiết. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có thể huy động từ chính những cổ đông sáng lập trong công ty, hoặc kết nạp thêm cổ đông mới. Vì chỉ một công ty nhỏ, mang tính chất là một công ty gia đình nên việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán rất khó khăn. Do đó công ty có thể giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hoặc có thể những thành viên nội bộ trong công ty đầu tư và góp thêm vốn. Khi kêu gọi tăng vốn chỉ sở hữu, công ty cần đưa ra những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, có tiềm năng trong tương lai. Điều đó chững tỏ năng lực sản xuất và tiềm lực phát triển của công ty. Do đó nâng ca gía trị của công ty, thu hút được nguồn vốn đầu tư cho công ty. Do đó sẽ nâng cao giá trị của công ty, thu hút được nguồn vốn đầu tư cho công ty. Ngoài ra công ty cần quan tâm đến công tác thu nợ, theo dõi các khoản phải thu của khách hàng theo từng hợp đồng kinh tế. Khi hợp đồng đến thời hạn thanh toán thì bộ phận kế toán có trách nhiệm báo ngay cho người quản l công ty để họ bố trí ngừoi đi thu nợ. Nếu quá thời hạn thanh toán thì bộ phận kế tón phải đề xuất phương án giải quyết, thu nợ cho công ty. Điều này sẽ giúp cho công ty bị chiếm dụng vốn. 3.2.2. Các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Khi hệ số khả năng thanh toán nhỏ hơn 1 điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không thể giảm hàng tồn kho hay khoản phải thu để chuyển thành tiền mặt thanh toán Thang Long University Library 67 cho các khoản nợ ngắn hạn thì biện pháp tình thế của doanh nghiệp là sử dụng nợ vay từ bên ngoài để thnh toán hay đảo nợ, xin ân hạn hoặc sử dụng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của công ty để trang trải. Các biện pháp tình thế đó không thể kéo dài lâu bới vay nợ mới thì sẽ tăng thêm chi phí sử dụng nợ và gánh nặng nợ, thu nhập thì cũng có hạn nên trong hoạt động tài chính hàng ngày doanh nghiệp phải luôn chú ý đến khả năng thanh toán và duy trì một lượng tiền mặt tối ưu, lập các quỹ dự phòng, sử dụng các chứng khoán thanh toán và quan trọng nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh phải thu lợi cao bởi khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh là khoản đảm bảo quan trọng nhất để chi trả những nhu cầu đó. Khả năng thanh toán nhanh không đảm bảo tiêu thụ hiệu quản thì công ty có thể giảm dự trữ hàng tồn kho. Nhưng việc dự trư hàng tồn kho dễ gặp rủi ro giảm giá nên cân trích lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Đối với công ty, các chỉ tiêu khả năng thanh đều giảm dần qua ba năm. Tuy khả năng thanh toán NH >1 nhưng có xu hướng giảm dần qua ba năm phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn đang giảm dần. Tuy nhiên đến năm 2013 chỉ số khả năng thanh toán giảm gần 1, đây là dấu hiệu công ty gặp phải khó khăn về tài chính ảnh hưởng đến uy tín công ty. Để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro công ty nên giảm nợ NH thay vào đó bổ sung TSLĐ bằng nguồn vốn thường xuyên và các nguồn tài trợ dài hạn khác. Bên cạnh đó, công ty có thể phải sử dụng nhiều tiền để thanh toán các khoản nợ NH nên ngay từ bây giờ công ty nên có kế hoạch thu hồi các khoản phải thu và giảm dự trữ để bù đắp nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Việc mất cân đối là do cơ cấu TSLĐ trong tổng tài sản đang giảm, nếu có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng trong khả năng thanh toán thì công ty sẽ tiến lên một tỷ lệ hợp lý hơn. Công ty nên trích lập các quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi ... Đó là cách chuyển kỳ hạn hợp lý mà lại đảm bảo trợ giúp thanh toán khi khả năng thanh toán không đảm bảo. Hoặc khi các dự báo không chính xác thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến tài sản và nguồn vốn của công ty. 3.2.3. Các biện pháp quản lý khoản phải thu của công ty. Hiện tại chính sách quản lý thu tiền của công ty chưa thực sự hiệu quả, điều này thể hiện thông qua khoản phải thu của công ty trong ba năm 2011 đến 2013 tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Sau đây là một vài nguyên nhân và những đề xuất giúp công ty quản trị khoản phải thu tốt trong tương lai: Sự tin tưởng của công ty với khách hàng: Đối với những khách hàng quen thuộc, có tiềm lực tài chính như những công ty lớn như công ty CP xây dựng và TM Ánh Sao hay công ty TNHH đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long. Theo phòng kế toán, công ty TNHH đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long nợ 732.367.100 đồng .Do dựa trên quan hệ lâu năm những khách hàng này thường nợ công ty số tiền lớn với số 68 lượng đơn hàng nhiều, không những thế các công ty này thường thanh toán không đúg hạn, có trường hợp chậm hơn 2 tháng kể từ lúc công ty bàn giao công trình. Mức chiết khấu thanh toán của công ty vẫn còn thấp: Theo phòng kinh doanh, hiên công ty chỉ áo dụng mức một chiết khấu, áp dụng với mọi dự án, đó là 1/10 net 30. Mức chiết khấu này chưa thực sựu hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn, vì thế các khách hàng sẽ không muốn thanh toán nhanh, mà thường đợi tới hạn mới thanh toán. Điều này có thể dẫn tới hiện thượng khách hàng không thanh toán hết cho công ty. Mức thanh toán hiện tại ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh, làm giảm lượng khách hàng làm giảm khả năng tiêu thụ của công ty. Vì thế, công ty nên tăng mức chiết khấu thanh toán và kéo dài thời gian hưởng chiết khấu thanh toán để khách hàng có thới gian để huy động tiền để thanh toán cho công ty. Với mức chiết khấu thanh toán cao, thời gian hưởng chiết khấu lại kéo dài điều này sẽ tạo được sự hấp dẫn đối với các đối tác. Công ty nên thay đổi chính sách từ 1/10 net 30 tành 3/20 net 35. Công ty thay đổi chính sách sẽ giúp cho công ty nhanh chóng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng. Đặc biệt, với nhữg khoản nợ khó đòi mực chiết khấu có thể tăng lên thành 5%, tuy nhiên thời gian hưởng chiết khấu sẽ giảm xuống còn 7 ngày và thời gian thanh toán sẽ rút xuống còn 25 ngày. Với chính sách như thế, công ty sẽ vừa gây sức ép với khách hàng mau thanh toán, lại cũng khuyến khích thanh toán sớm để hưởng mức chiết khấu cao là 5%. Đối với từng khách hàng khác nhau, tuy thuộc và khả năng tài chính và quan hệ giữa hai bên mà công ty nên áp dụng những chính sách để khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng một cách nhanh chóng và đầy đủ. Công tác theo dõi các khoản phải thu: Theo phòng kế toán, công tác theo dõi và đôn đốc thu hồi cốn của công ty do phòng đảm nhiệm. Tuy nhiên, công việc này phòng kế tóa chưa thực hiện tốt. Đến hạn thanh toán, các cán bộ phòng kế toán sẽ theo dõi và gửi văn bản tới các công ty đối tác để yêu cầu thanh toán. Nếu như bên khách hàng nhận được mà chưa thanh toán thì phòng sẽ cử nhân viên tới tận nơi để yêu cầu công ty đó hoàn thành nghĩa vụ của mình. Song, những công việc đó chưa cải thiện được tình hình hiện tại của công ty. Phòng nên tăng cường các đợt tới công ty của khách hàng để yêu cầu thanh toán nợ, ngoài ra, phòng có thể đề xuát thêm các điều khoản vào hợp đồng ví dụ như tiền phạt nếu không thanh toán đúng hạn hoặc nếu công ty vẫn kêin quyết không thanh toán nhanh cho doanh nghiệp thì yêu cầu bên thứ ba (có thể tòa án) để giải quyết. Với những biện pháp như thế, công ty sẽ khiên cho bên khách hàng nghiêm túc thực hiện việc thanh toán, hạn chế việc khách hàng kéo dài thời gian thanh toán cũng như chi phí mà công ty phải bỏ ra cho phòng kế toán để yêu cầu hoàn thành nghĩa vụ như trong hợp đồng. Thang Long University Library 69 3.2.4. Các biện pháp quản lý hàng tồn kho của công ty. Trong ba năm liên tiếp 2011 đến 2013, lượng hàng tồn kho của công ty khá lớn, việc này đồng nghĩa với việc chi phí bảo quản và chi phí kho bãi tăng lên. Nếu hàng tồn kho không được tiêu thụ, bị ứ đọng thì điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của công ty, làm lãng phí số tiền đầu tư của công ty. Vì vậy, công ty cần có các biện pháp quản lý hàng tồn kho cho hợp l , tránh trường hợp mua nhiều nguyên vạt liệu nhưng lại không chủ động tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít. Ngoài ra, quản trị hàng tồn khi cần chiết khấu thương mại, hưởng lợi khi giá nguyên liệu tăng. Khi quản trị hàng tồn kho cần đảm bảo nguyên tắc: Đảm bảo cũng cấo đủ yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và chi phí thấp. Để quản lý hàng tồn kho hiệu quả, công ty Việt Trung Thịnh Hoàng có thể sử dụng mô hình quản lý hàng tồn kho ABC. Theo mô hình ABC giá trị hàng tồn kho hàng năm được xác định bằng cách lấy nhu cầu hàng năm của từng lọai hàng tồn kho nhân với chi phí tồn kho đơn vị. Tiêu chuẩn để xếp loại hàng tôn kho khi vào các nhóm là: Nhóm A: Bao gồm các loại hàng có giá trị 70% tổng giá trị tồn kho, nhưng về số lượng chỉ chiếm 20% hàng tồn kho. Nhóm B: Gồm các loại hàng có giá trị hàng năm từ 25% tổng giá trị hàng tồn kho, nhưng về sản lượng chúng chiếm từ 30% tổng số hàng tồn kho Nhóm C: gồm những loại hàng có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm 5% tổng giá trị hàng tồn kho. Tuy nhiên về số lượng chúng lại chiếm khoảng 50 % tổng số hàn tồn kho Trên thực tế số lượng dự trữ hàng tồn kho của công ty như sau: Nhóm A: Vật liệu hoàn thiện như sắt, thép, xi măngcó giá trị 50% giá trị hàng tồn kho. Chiếm 10% tổng số hàng tồn kho. Nhóm B: Vật liệu kết cấu xây dựng như gạch có giá trị 35% trị giá hàng tồn kho, chiếm khoảng 30% tổng số hàng tồn kho. Nhóm C: Vật liệu cũng cấo cho công trường như cát, sơn, vôi, vữa có giá trị 15% hàng tồn kho, chiếm khoảng 60% tổng số hàng tồn kho. 70 Bảng 3.1 Mô hình ABC của Công ty Loại vật liệu % số lượng % giá trị Nhóm Sắt 23,45 2,25 A Thép 11,75 4,35 Xi măng 12,80 3,40 Gạch 32,00 31,28 B Cát 10,15 21,75 C Sơn 4,65 19,8 Vôi 5,20 17,17 (Nguồn: phòng kinh doanh bán hàng) Sơ đồ 3.1 Mô hình ABC Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC: Đầu tư có trọg tâm khi mua hàng. Chẳng hạn, ta phải dành các nguồn lựuc để mua hàng nhóm A nhiều hơn so với nhóm C Xác định các chu kỳ kiểm toán khác nhau cho các nhóm khác nhau + Đối với hàng tồn kho thuộc nhóm A, việc tính toán phải được thực hiện thường xuyên, thường là mỗi tháng một lần. + Đối với loại hàng tồn kho thuộc nhóm B sẽ tính toán trong chu kỳ dài hơn, thường là mỗi quý một lần. + Đối với loại hàng tồn kho thuốc nhóm C thường tính toán 1 năm 1 lần Giúp nâng cao trình độ của nhân viên giữ kho( do họ thường xuyên thực hiện các chu kỳ kiểm toán của từng nhóm hàng. Có được các báo cáo tồn kho chính xác, đương nhiên, mức độ chính xác tùy thuộc vào giá trị hàng tồn kho, có thể áo dụng các phương 50% 35% 15% Giá trị tích luỹ ($) 10% 30% Nhóm A Nhóm B Nhóm C % Loại tồn kho 60% Thang Long University Library 71 pháp dự báo khác nhau cho các nhóm khác nhau. Nhóm A phải được dự báo cẩn thận hơn các nhóm B vs C(chẳng hạn mặt hàng giản đơn thì áp dụng phương pháp dự báo bình quân giản đơn) KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Dựa vào những phân tích về thực trạng tình hình tài chính trong chương 2, cùng với những lý luận về phân tích tình hình tài chính ở chương 1, chương 3 đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty Cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng. Những giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện tài chính của công ty cũng như tình hình nền kinh tế Việt Nam hiện nay. KẾT LUẬN Tóm lại, các công ty tài chính là một phần quan trọng không thể thiếu của thị trường tài chính. Với nền kinh tế đang ngày càng mở rộng, phức tạp và tiềm ẩn đầy rủi ro như hiện nay, việc nắm bắt được tình hình thị trường cũng như hiểu rõ hơn về năng lực tài chính của công ty mình là rất quan trọng. Từ đó, vấn đề phân tích tình hình tài chính của công ty chứng khoán càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với các đối tượng quan tâm trong xã hội. Trong thời gian nghiên cứu đề tài, em cũng nhận thấy Công ty Cổ phần Việt Trung Thịnh Hoàng có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định. Tuy công ty hoạt động chưa lâu nhưng đã có uy tín trên thị trường bởi sự nỗ lực để cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và các nhà đầu tư. Công ty có những lợi thế trong một số mảng nghiệp vụ chuyên nghiệp với vị trí nhất định trên thị trường. Tuy nhiên, công ty đang phải đối mặt với không ít khó khăn về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như năng lực tài chính. Việc phân tích tình hình tài chính của công ty đã giúp em có được cái nhìn bao quát và rõ ràng hơn về công ty tài chính nói chung và công ty cổ phần nói riêng. Do kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế cùng thời gian thực hiện có hạn nên em chỉ dừng lại ở mức độ đề cập và đưa ra một số giải pháp chủ quan trong một số hoạt động của công ty. Bài khóa luận có thể còn nhiều thiếu sót nên em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp kiến của các thầy cô cùng các cô chú, anh chị công ty Việt Trung Thịnh Hoàng để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã luôn ở bên cạnh và giúp đỡ em, tạo động lực cho em hoàn thiệt tốt bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày . tháng . năm 2014 Sinh viên thực hiện Hoàng Minh Dũng. Thang Long University Library DANH MỤC THAM KHẢO 1. Th.S Ngô Thị Quyên (2013), Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Thăng Long, Hà Nội. 2. Nguyễn Minh Kiều (2008), Phân tích báo cáo tài chính công ty, Hà Nội, tr.26-57. 3. Nguyễn Năng Phúc (2004), Phân tích tài chính trong các công ty cổ phần ở Việt nam, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tr.16-45. 4. Lưu Thị Hương (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội, tr.20-35.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18383_9593.pdf
Luận văn liên quan