Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông

LỜI MỞ ĐẦUNgày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Ngoài ra trong các ngành kinh tế thì du lịch đang là ngành mũi nhọn, lợi nhuận tăng rất nhiều lần so với vốn đầu tư bỏ ra ( lợi nhuận tối thiểu 30%). Du lịch mới phát triển khoảng 20 năm, khởi điểm từ năm 1990, do vậy ngành đang ở trong giai đoạn phát triển nên tiềm năng còn rất lớn. Nhu cầu, khuynh hướng du lịch ngày càng tăng do nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống tăng. Thêm vào đó du lịch ngành tổng hợp mang tính chất chính trị-kinh tế-văn hóa-xã hội, kéo theo sự phát triển các ngành nghề khác : giao thông, nhà hàng-khách sạn, ẩm thực, hệ thống phương tiện di chuyển, an ninh đều phát triển. Và ngược lại nếu các yếu tố này không phát triển đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch. “ Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển một cách mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước trên thế giới”. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông” MỤC LỤCNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2 LỜI MỞ ĐẦU 3 MỤC LỤC 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN 10 DU LỊCH-DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 10 ĐẶT VẤN ĐỀ 10 1. Mục tiêu nghiên cứu: 10 2. Phương pháp nghiên cứu: 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 10 4. Hạn chế bài nghiên cứu: 10 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 10 1. Bản chất & vai trò của tài chính doanh nghiệp. 10 1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp. 11 1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp. 11 2. Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp. 13 1.1. Khái niệm 13 1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp. 13 1.3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp. 14 3. Mục tiêu và nội dung phân tích tình hình tài chính. 14 1.1. Mục tiêu. 14 1.2. Nội dung phân tích. 15 4. Dự báo tài chính: 16 5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính. 16 1.1. Bảng cân đối kế toán. 16 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 17 1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. 17 6. Phương pháp phân tích. 18 1.1. Phương pháp phân tích tỷ số. 18 1.2. Phương pháp so sánh (phương pháp phân tích theo chiều ngang) 18 1.3. Phương pháp phân tích tỷ trọng (phân tích theo qui mô chung): 18 1.4. Phương pháp chia tách (Dupont) 19 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 20 1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: 20 2. Ngành nghề kinh doanh. 21 3. Cơ cấu tổ chức: 21 4. Cơ cấu cổ đông: 22 5. Các dòng sản phẩm chủ lực và hệ thống đơn vị 22 6. Các thành tựu đạt được: 23 7. Vị thế công ty: 23 8. Khách hàng và đối tác: 24 9. Chiến lược phát triển và đầu tư 25 10. Các dự án lớn: 26 11. Triển vọng của công ty. 26 12. Thuận lợi và rủi ro: 27 CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH NGÀNH DU LỊCH LỮ HÀNH 29 1. Đặc thù ngành : 29 2. Tốc độ tăng trưởng của ngành. 29 3. Nguồn lực của ngành: 29 4. Năng lực sản xuất : 30 5. Sự cạnh tranh: 30 6. Hạn chế của ngành: 30 7. Thuận lợi và triển vọng của ngành: 31 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH DẦU KHÍ PHƯƠNG ĐÔNG 32 1. Đánh giá khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn. 32 2. Phân tích tình hình biến động tài sản. 33 3. Phân tích tình hình biến động nguồn vốn. 36 4. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn. 39 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản. 39 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn. 43 5. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán. 46 1.1. Phân tích tình hình thanh toán. 46 1.2. Phân tích khả năng thanh toán. 50 6. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản. 58 1.1. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho. 59 1.2. Tốc độ luân chuyển khoản phải thu. 61 1.3. Khả năng luân chuyển tài sản ngắn hạn. 62 1.4. Tốc độ luân chuyển tài sản cố định. 65 1.5. Tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu. 67 1.6. Khả năng luân chuyển tổng tài sản. 68 7. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. 70 1.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 70 1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 75 1.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận. 77 1.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận. 79 8. Phân tích tỷ số giá trị thị trường: 79 1.1. Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS): 80 1.2. Hệ số P/E 81 1.3. Tỷ suất thu nhập (E/P) 81 1.4. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) 81 9. Phân tích dòng tiền. 81 1.1. Phân tích dòng tiền. 81 1.2. Dòng tiền hoạt động kinh doanh: 83 1.3. Dòng tiền đầu tư của công ty: 85 1.4. Dòng tiền tài trợ: 86 10. Phân tích tỷ số sinh lợi: 90 1.1. Tỉ suất sinh lợi ròng: 90 1.2. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) 91 1.3. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA): 92 1.4. Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA): 94 1.5. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE): 96 11. Phân tích khả năng sinh lợi 97 1.1. Chỉ số lợi nhuận hoạt động: 97 1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: 99 1.3. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: 100 1.4. Tỷ suất sinh lời vốn cố định: 102 CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 104 1. Dự báo về doanh thu. 104 1.1. Dự báo thị trường năm 2011. 104 1.2. Dự báo du lịch 2011. 104 2. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh: 105 1.1. Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: 105 1.2. Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác: 106 1.3. Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp: 107 3. Lập bảng cân đối kế toán dự báo: 107 1.1. Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: 108 1.2. Dự báo về hàng tồn kho: 108 1.3. Sự thay đổi tài sản lưu động khác: 109 1.4. Sự thay đổi tài sản cố định. 109 1.5. Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn. 109 1.6. Sự thay đổi các quỹ: 109 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY 111 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 115 1. Giải pháp - Kiến nghị: 115 1.1. Về tình hình huy động vốn: 115 1.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: 116 1.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất: 117 1.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: 117 1.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: 118 2. Kết luận: 118

doc118 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính theo chức năng, công ty còn có những hoạt động tài chính với những chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích hoạt động này sẽ giúp ta đánh giá được sử ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng 4.3: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Doanh thu hoạt động tài chính 1,465 3,320 1,372 1,856 (1,948) Chi phí tài chính 1,864 4,409 5,430 2,544 1,022 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (399) (1,088) (4,058) (689) (2,970) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,224 (59,750) 1,874 (63,974) 61,625 Biểu đồ 3.5: Đồ thị biểu diễn lợi nhuận từ hoạt động tài chính và tổng lợi nhuận Dựa vào bảng phân tích ta thấy hoạt động tài chính luôn bị lỗ đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân làm cho hoạt động tài chính lỗ là do thu nhập hoạt động tài chính của doanh nghiệp ít nên không bù đắp nổi chi phí tài chính. Thu nhập hoạt động tài chính chủ yếu của công ty là thu lãi tiền gửi, thu lãi do chênh lệch tỷ giá và doanh thu từ hoạt động mua bán bột cá với Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sản xuất Sinh Việt, trong khi đó chi phí hoạt động tài chính của doanh nghiệp mà chủ yếu là chi phí trả lãi vay thì lại cao. Cụ thể: Năm 2009, công ty vay ngắn hạn từ Tổng Công ty Tài Chính Cổ phần Dầu Khí gồm 2 hợp đồng tín dụng: tháng 3/2009 với hạn mức tín dụng là 50 tỷ đồng và vào tháng 10/2009 với hạn mức tín dụng là 100 tỷ đồng, chịu lãi suất 6,5%/năm và được sử dụng để bổ sung vốn lưu động cho công ty. Ngoài ra, công ty còn một khoản vay dài hạn từ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí vào tháng 11/2008 với hạn mức 50 tỷ đồng và chịu lãi suất 1,5%/năm, được sử dụng cho dự án nâng cấp khách sạn Phương Đông. Năm 2010, công ty đã bổ sung vốn lưu động bằng một khoản vay ngắn hạn từ Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí hạn mức 100 tỷ đồng với lãi suất 14,9%/năm vào tháng 11/2009, và khoản vay 1,4 tỷ đồng vào tháng 11/2010 chịu lãi suất 16%/năm để bổ sung vốn nhắm cải tạo dự án nhà hàng Trường Thi. Kết Luận: Từ biểu đồ cho thấy, khoản lỗ từ hoạt động tài chính qua 3 năm có xu hướng tăng lên, đây là dấu hiệu không tốt chứng tỏ thu nhập hoạt động tài chính không bù đắp được chi phí tài chính và gây ảnh hưởng bất lợi hơn đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận Bảng 4.4: Bảng phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Thu nhập khác 465 366 392 (98) 26 Chi phí khác 246 331 63 85 (268) Lợi nhuận khác 219 35 330 (184) 294 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4,224 (59,750) 1,874 (63,974) 61,625 Thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là thu từ việc bán phế phẩm, phế liệu, thu nhập do thanh lý tài sản, thu hoa hồng bảo hiểm khách du lịch. Qua bảng phân tích ta thấy thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp luôn lớn hơn chi phí khác, nghĩa là hoạt động khác của doanh nghiệp luôn có lời. Riêng năm 2009 do ngành du lịch gặp khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch giảm, đặc biệt là khách quốc tế. Đến năm 2010, công ty đã tiến hành sắp xếp lại bộ máy nhân sự, điều chỉnh phương án kinh doanh và tiết giảm chi phí hợp lý. Như vậy dù hoạt động khác của công ty không chiếm tỷ trọng lớn nhưng có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh, bằng chứng là lợi nhuận của hoạt động khác luôn dương và có chiều hướng ngày càng tăng dần góp phần làm tăng tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích tỷ số giá trị thị trường: 2008 2009 2010 EPS 209.20 - 124.96 P/E - - 81.62 E/P - - 0.01 BVPS 10,165.80 6,168.30 7,812.21 P/B - 1.80 1.31 Tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS): Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. EPS của công ty không ổn định và ở mức kém hấp dẫn. EPS năm 2009 là âm do công ty phải trích dự phòng công nợ khoản phải thu khó đòi và hoạt động kinh doanh thương mại ( phân đạm) không hiệu quả. EPS năm 2010 đạt 124,96 đồng/CP do công ty đã sắp xếp bộ máy nhân sự, điều chỉnh phương án kinh doanh, thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí hợp lý. Vì vậy, mảng kinh doanh du lịch và thương mại đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Nhưng vẫn còn kém xa so với EPS chung của ngành ( khoảng 12200 đồng/CP) và các công ty trong cùng ngành ( HOT: 3648 đồng/CP; FDT: 2517 đồng/ CP). Kết Luận: Doanh nghiệp sử dụng vốn chưa đạt hiệu quả. Biểu đồ 3.6: EPS của công ty và nội bộ ngành du lịch Việt Nam. Hệ số P/E P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu P/E năm 2010 của công ty đạt 81.62 cao hơn hẳn hệ số P/E chung của ngành là 22.10, của FDT là 68.48 hay của HOT là 7.91 chứng tỏ các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng khả năng tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai của công ty. Tỷ suất thu nhập (E/P) E/P của công ty năm 2010 chỉ đạt 0.01, cho thấy hiệu suất sinh lời rất kém, gần như không xảy ra. Tỷ số giá trên giá trị sổ sách (P/B) Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ tìm kiếm các cổ phiếu có giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Tỉ lệ P/B của công ty qua các năm 2009 và 2010 tương ứng là 1.8 và 1.31 (lớn hơn 1) lại cho thấy dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản cao hoặc doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá cao hơn giá trị ghi sổ của nó. So với ngành (2.59) và các công ty cùng ngành (FDT: 1.27; HOT: 1.31) , tỉ lệ P/B của công ty là khá chứng tỏ PDC vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm và kỳ vọng của nhà đầu tư. Phân tích dòng tiền Phân tích dòng tiền Để phân tích dòng tiền ta tập trung vào ba hoạt động chủ yếu của công ty là dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư và dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính. Chính vì vậy dựa vào bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông ta có biểu đồ sau: Đồ thị 3.7: Thể hiện dòng tiền của ba hoạt động của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Năm 2008 dòng tiền hoạt động tài trợ có tỉ trọng lớn và có giá trị dương khá lớn so với dòng tiền đầu tư và kinh doanh có thể trong giai đoạn này công ty vừa mới chính thức chuyển sang loại hình công ty cổ phần Du lịch Dầu khí phương đông do đó đã huy động bằng cách vay ngắn hạn và dài hạn là 259 tỷ cùng với một khoản chi trả nợ gốc vay lớn 164 tỷ nhằm xây dựng và đầu tư tài sản do đó là cho chi phí hoạt động dở dang của công ty năm 2008 đạt 60 tỷ do công ty ngừng vận hành kinh doanh tòa nhà khách sạn Phương Đông và tiến hành sửa chữa nâng cấp lên thành khách sạn 4 sao vào tháng 8 năm 2008 Nhưng so với đối thủ cạnh tranh như công ty du lich dịch vụ Hội An với mã chứng khoán là HOT: Đồ thị 3.8: Biểu diễn tỉ trọng của ba dòng tiền hoạt động của công ty du lịch dịch vụ Hội An Nhìn vào biểu đổ này ta thấy công ty du lịch dịch vụ Hội An dòng tiền từ hoạt động kinh doanh rất lớn trong khi công ty sử dụng dòng tiền tài trợ vừa phải như trong năm 2009 công ty với doanh thu đạt gân 30 tỷ VND thì công ty đã sử dụng gần 20 tỷ để đầu tư mua sắm các tài sản cố định và cho các đơn vị khác vay. Còn lại là chi trả cổ tức cho các cổ đông. Dòng tiền hoạt động kinh doanh: Năm 2010 ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty vượt trội đạt 106 tỷ chủ yếu là do các khoản phải thu tăng lên trong đó có khoản nợ khó đòi với công ty TNHH, công ty này đã phá sản vào ngày 18/01/2010 Thương Mại và Dịch Vụ Đức Thuận và hàng tồn kho lớn nguyên nhân do giá trị phân lân Lâm Thao tồn kho. Mặt khác dòng tiền hoạt động đầu tư có giá trị dương nhưng chủ yếu là là do lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỷ giá. Tuy nhiên dòng tiền hoạt động tài trợ có giá trị âm do chi phí trả lãi vay và các khoản vay đến hạn phải thanh toán trong năm 2010 lớn ngoài ra công ty còn thanh toán tiền thuê đất với Ủy ban nhân dân tỉnh nghệ An Nguồn thu từ hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định trong năm 2008 Và trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi năm 2009: Đồ thị 3.9: Biểu diễn cấu trúc hình thành nên dòng tiền hoạt động kinh doanh của công ty dịch vụ dầu khí phương đông Qua biểu đồ ta thấy khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh không phải từ hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch chính của công ty mà chủ yếu từ khấu hao tài sản cố định và khoản trích dự phòng giảm giá. Điều này cho ta thấy công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông hoạt động không hiểu quả. Quan sát qua ba năm hoạt động của công ty từ năm 2008 đến năm 2010 công ty đang trong giai đoạn khởi sự do đó cần nguồn vốn lớn, hoạt động kinh doanh còn hạn chế do đó giám đốc công ty cần có các chiến lược kinh doanh tốt hơn trong quản lý các khoản nợ khó đòi và giảm chi phí lãi vay. Vì chi phí lãi vay đã chiếm phần lớn doanh thu của công ty do đó làm lợi nhuận giữ lại của công ty không còn sẽ gây khó khăn cho việc tái đầu tư và phát triển mở rộng của công ty. Dòng tiền đầu tư của công ty: Năm 2008 công ty chính thức cổ phần và tách ra làm thành công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông chính vì thế công ty tập trung vào mua sắm tài sản cố định và tiến hành sửa chữa nâng cấp tòa nhà khách sạn Phương Đông thành khách sạn đạt tiêu chuẩn bốn sao và hoạt động đầu tư có giá trị âm lớn do trong giai đoạn này công ty mua các tài sản hữu hình như máy móc thiết bị phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lí có giá trị tăng lên từ 77 tỷ năm 2008 đến 153 tỷ năm 2009. Trong giai đoạn này chi phí hoạt xây dựng cơ bản dở dang kết chuyển sang tài sản cố định hữu hình từ năm 2008 sang năm 2009 được đưa vào sử dụng làm tài sản hữu hình tăng lên. Ngoài ra chi phí đầu tư vào thiết kế và chi phí ban quản lí cho công trình Phương Đông Plaza và khách sạn Cửa Đông đẩy chi phí quản lý doanh nghiệp lên 50 tỷ VNĐ . Công ty còn đầu tư vào mua cổ phần của công ty Cổ Phần Sài Gòn – Kim Liên với tỷ lệ tương ứng là 16,5% vốn điều lệ của công ty này. Đồ thị 4: Cấu trúc dòng tiền đầu tư của công ty dịch vụ dầu khí phương đông Dòng tiền tài trợ: Đồ thị 4.1 :Cấu trúc dòng tiền tài trợ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Phần lớn công ty nhận vốn từ các nguồn vay vốn ngắn và dài hạn chiếm đến 250% so với tổng dòng tiền tài trợ trong khi đó nguồn vốn tự có của doanh nghiệp chỉ đạt 17,67%. Đây là một công ty hoạt động chủ yếu dựa vào khoản tiền tài trợ từ bên ngoài chính vì thế dẫn đến chi phi lãi vay cao.Vào năm 2009 thì dòng tiền hoạt động tài trợ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông giảm đi chỉ còn 78 tỷ Đồ thị 4.2: Dòng tiền hoạt động đầu tư và dòng tiền hoạt động tài trợ Nhìn vào biểu đồ dòng tiền hoạt động đầu tư và hoạt động tài trợ cho ta một cách nhìn cụ thể hơn về hoạt động đầu tư và tài chính của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông. Năm 2008 và 2009 công ty nhận được sự tài trợ lớn từ các khoản vốn vay ngắn và dài hạn thì đến năm 2010 công ty trả lãi nguồn vay này dẫn đến trong năm 2010 công ty gánh một chi phí lãi vay lớn. Đồ thị 4.3: Biểu diễn dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Nhìn vào đồ thị giữa dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty Dịch Vụ Dầu khí Phương Đông ta nhận thấy sự chênh lệch khá lớn của lợi nhuận và dong tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế. Đặc biệt năm 2009 lợi nhuận sau thuế âm 60 tỷ nguyên nhân của điểu này la công ty trong năm 2009 đã đầu tư vào thiết kế và quản lý doanh nghiệp cho công trình Phương Đông Plaza và khách sạn Cửa Đông trong khi gian đoạn này công ty đã có thời gian ngừng hoạt động để đầu tư, tu sửa các khách sạn dẫn đến dòng tiền hoạt động kinh doanh bị âm. Tuy nhiên ta nhìn vào năm 2010 dòng tiền hoạt động kinh doanh đã tăng một cách ấn tượng từ âm 40 tỷ VNĐ sang dương 106 tỷ. mặc dù vậy lợi nhuận của công ty chỉ đạt 1,5 tỷ VNĐ điều này phản ánh chi phí cho lãi vay và các khoản nợ tới hạn của công ty quá lớn dẫn đến khoản doanh thu bù đắp cho khoản lỗ lũy kế và chi phí lãi vay gần hết. So sánh với đối thủ cạnh tranh công ty du dịch dịch vụ Hội An ta có lợi nhuận vượt trội so với doanh thu, doanh thu chính của công ty dịch vụ hội an chủ yếu thu nhập từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. ngoài ra công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu lớn sử dụng nguồn vạy nhỏ và đem sử dụng nguồn vốn của mình đi đầu tư và cho vay do đó dẫn đến lợi nhuận của công ty vượt trội. Đồ thị 4.6: thể hiện giữa lưa chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty du dịch dịch vụ Hội An Qua biểu đồ Dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty dịch vụ và dầu khí Phương Đông ta có thể thây công ty này hoạt động không hiệu quả chủ yếu dựa vào nguồn vay là chính do đó lợi nhuận của công ty thấp dẫn đến lãi trên mỗi cổ phiếu âm 3983 VNĐ đo đó với chỉ số như vậy công ty không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Sẽ dẫn đến khả năng huy động vốn đầu tư của công ty kém. Nhìn vào hoạt động của ba dòng tiền kinh doanh, đầu tư và tài trợ ta nhận thấy công ty dịch vụ dầu khí Phương Đông có doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh phân đạm trong khi hoạt động kinh doanh chính là khách sạn chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm: kinh doanh khách sạn, phân đạm, lát sắn khô và kinh doanh khác. Nhìn vào biểu đồ bên dưới ta thấy tỉ trọng của kinh doanh phân đạm đạt được tỉ trọng lớn chiếm gần 70% doanh thu của công ty. Có thể trong giai đoạn gần đây công ty chuyển sang hoạt động kinh doanh phân đạm nhằm tiềm kiếm kinh phí cho hoạt động kinh doanh khách sạn vì vậy trong năm 2010 doanh thu kinh doanh khách sạn có tăng nhẹ. Đồ thị 4.7:thể hiện cấu trúc hình thành doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty dịch vụ du lịch dầu khí Phương Đông Phân tích tỷ số sinh lợi: Tỉ suất sinh lợi ròng: Biểu đồ 4.8: Tỉ suất lợi nhuận ròng Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng của một công ty so với doanh thu của nó. Từ biểu đồ trên, có thể thấy PDC đã quản lý và sử dụng các yếu tố đầu vào ( nguồn vốn, nguồn nhân lực…) không tốt so với các công ty trong cùng ngành và hệ số chung của ngành. Thậm chí, thậm chí -19% vào năm 2009. Năm 2010, do cơ cấu lại bộ phận quản lý và chuyển giao một phần chủ sở hữu cho tổng công ty PTSC, nên tình hình đã khả quan hơn. Chỉ số thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) Biểu đồ 4.9: Thu nhập trước thuế và lãi vay (EBIT) EBIT là một chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của công ty và do đó khiến cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc so sánh giữa các công ty.  EBIT của PDC luôn thấp hơnvà không ổn định so các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, trong khi chi phí trả lãi vay luôn cao hơn rất nhiều (Xem báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), điều này có thể lý giải là do công ty đang trong quá trình đầu tư và tái cấu trúc quản lý. Điều này cũng làm giảm đáng kể lợi nhuận trước thuế thu nhập của công ty so với FDT và HOT, cho dù các công ty trả một tỷ lệ thuế thu nhập như nhau thì cuối cùng, PDC vẫn có lợi nhuận sau thuế thấp hơn rất nhiều. Chỉ số Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA): Biểu đồ 5: Thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao (EBITDA) Kể cả xem xét về chỉ số EBITDA, chúng ta cũng không nhận thấy sự hấp dẫn của công ty so với HOT và FDT. Với FDT, EBITDA có xu hướng gia tăng ổn định qua các năm, có thể tạo ra sự hấp dẫn các nhà đầu tư ( trong khi tỷ số thanh toán nợ của công ty cũng khá đảm bảo, nhưng không có sự ổn định). Với HOT, EBITDA lại có xu hướng giảm trong những năm gần đây, nhưng tỷ số thanh toán nợ lại gia tăng, điều này cho thấy công ty tăng khả năng đảm bảo việc thanh toán nợ vay. Như vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận và đảm bảo thanh toán nợ vay của PDC là không ổn định và kém so với các công ty cùng ngành. Thậm chí với biến động năm 2009, công ty còn bị đưa vào diện cảnh báo của HNX Biểu đồ 5.1: Tỷ số thanh toán nợ (DCR) Phân tích tỉ suất sinh lợi trên tài sản ( ROA): Biểu đồ 5.2: Tỉ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng tài sản và hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn. ROA của PDC qua các năm là khá thấp so với ngành và các công ty trong cùng ngành do PDC đang tập trung đầu tư vào xây dựng, nâng cấp hệ thống nhà hàng-khách sạn trong giai đoạn (2008-2009) nên cần lượng vốn đầu tư cao và bị gián đoạn hoạt động kinh doanh do đầu tư xây mới và nâng cấp, nên nguồn lợi nhuận thu về là khá thấp. Cộng với tình hình biến động kinh tế từ năm 2008, làm cho lĩnh vực kinh doanh phân đạm gặp nhiều khó khăn. Từ giữa 2009, khách sạn Phương Đông hoạt động trở lại, và được công nhận đạt chuẩn quốc tế ( 4 sao) làm cho lợi nhuận và doanh thu của PDC khả quan hơn khi bước vào giai đoạn 2010 nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Mặc dù từ quý II/2010 công ty đã thu hẹp quy mô hoạt động (Giải thể xí nghiệp kinh doanh Nông sản, Phân bón Miền Trung-Tây Nguyên…) và tập trung vào hai mảng kinh doanh chính là du lịch-khách sạn và kinh doanh phân bón, bước đầu cơ cấu một phần bộ phận quản lý làm cho hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn tài sản, vốn cổ phần của công ty có hiệu quả hơn. Chỉ Tiêu 2008 2009 2010 Doanh thu 232,238,940,628 314,212,805,059 190,093,461,132 Lãi ròng 3137931430 (59750159723) 1874471182 Tổng tài sản 305550459077 312697699115 185442383228 Hiệu suất sử dụng tài sản (%) 0.76 1.00 1.03 Tỉ suất sinh lợi/Doanh thu (%) 1.35 (19.02) 0.99 Hiệu suất sử dụng tài sản trong các năm vừa qua của công ty quá thấp, với một đồng tài sản, công ty chỉ làm ra được 0.7 đồng doanh thu ( năm 2008), 1 đồng doanh thu (2009) và 1.03 đồng doanh thu (2010). Vấn đề này được cải thiện dần qua các năm tiếp theo. Ngoài ra, lợi nhuận biên của công ty vẫn còn kém, và có xu hướng giảm. Với 100 đồng doanh thu năm 2009, công ty chỉ làm ra được 1.35 đồng lãi ròng , nghĩa là có tới 98.65 đồng chi phí ( trong khi lĩnh vực du lịch, lợi nhuận ít nhất là 30%). Rõ ràng, trong các năm vừa qua, công ty đã không quản lý tốt chi phí. Kết luận: Năng lực quản trị của công ty không đạt hiệu quả, thành quả hoạt động kém và rủi ro cao so với các công ty trong cùng ngành. Khuyến nghị: Công ty cần rà soát lại sự hợp lý trong việc sử dụng và quản lý tài sản hiện có, chất lượng sản phẩm và giá cả của công ty cũng như các chính sách để tiêu thụ sản phẩm cần được cải thiện. Kiểm tra lại việc quản trị hàng tồn kho, các chi phí và việc sử dụng nợ cũng như cấu trúc vốn. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên vốn cô phần ( ROE): Biểu đồ 5.3: Tỉ suất sinh lợi trên tổng vốn cổ phần (ROE) Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. ROE của công ty thấp so với các đối thủ cạnh tranh, chứng tỏ công ty không sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, nghĩa là chưa cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Hệ số ROE thấp có thể làm cho cổ phiếu công ty trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư, nếu công ty không có biện pháp cải thiện trong các năm tiếp theo. Ngoài ra, hệ số ROE của công ty cũng thấp hơn lãi vay ngân hàng của công ty nhưng ngược lại khoản vay ngân hàng của công ty thấp hơn phần vốn cổ đông ( trừ biến động năm 2009) thì phần lợi nhuận công ty tạo ra có thể tạm chấp nhận trong giai đoạn khởi sự khi cần đầu tư-sửa chữa-nâng cấp cơ sở vật chất nhiều (2008-2009). Kết luận: ROA và ROE của công ty qua các năm luôn ở mức thấp, thậm chí âm. Doanh thu hoạt động truyền thống của công ty chỉ có từ Khách sạn Phương Đông nhưng lại không ổn định, các chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả. Doanh thu chính từ hoạt động kinh doanh phân bón nhưng cũng nhiều rủi ro bởi biến động giá cả và không chủ động được nguồn cung. Ngoài các rủi ro chung, năng lực quản trị của công ty còn kém. Khuyến nghị: Công ty có cơ cấu sở hữu đa phần là doanh nghiệp nhà nước, lại là công ty con của tập đoàn dầu khí Việt Nam, nên nội lực và lợi thế cạnh tranh của công ty trên thị trường là rất lớn. Công ty có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ nội bộ tập đoàn lẫn nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất thấp nhờ uy tín và sự tín nhiệm đã có từ trước, để có thể gia tăng tỷ lệ ROA, ROE trong giai đoạn mới từ 2011. Ngoài ra, công ty cần cơ cấu lại ban quản trị, cũng như hiệu quả quản lý tài chính để cải thiện tình hình kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của mình. Phân tích khả năng sinh lợi Chỉ số lợi nhuận hoạt động: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau: Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần HĐKD / Doanh thu thuần Tình hình thực tế tại công ty như sau: Bảng 4.5:Phân tích chỉ số lợi nhuận hoạt động Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Lợi nhuận thuần HĐKD 4,005 (59,785) 1,545 (63,790) 61,330 Doanh thu thuần 232,239 314,213 190,093 81,974 (124,119) Chỉ số lợi nhuận hoạt động 1.72% -19.03% 0.81% -20.75% 19.84% Đồ thị 5.6: chỉ số lợi nhuận hoạt động Năm 2009, chỉ số lợi nhuận hoạt động là -19,03%, điều này có nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ mất đi 19,03 đồng lợi nhuận thuần trong năm 2009, nếu so với năm 2008 thì đã giảm 20,75 đồng. Vào năm 2010, 100 đồng doanh thu chỉ đem lại 0,81 đồng lợi nhuận thuần (tăng 19,84 đồng so với năm 2009. Như vậy nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận hoạt động của công ty có những thay đổi đáng kể. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Tổng lợi nhuận trước thuế/ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp. Theo số liệu thực tế tại công ty ta có: Bảng 4.6:Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tổng lợi nhuận trước thuế 4,224 (59,750) 1,874 (63,974) 61,625 Doanh thu thuần 232,239 314,213 190,093 81,974 (124,119) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 1.82% -19.02% 0.99% -20.83% 20.00% Đồ thị 5.7: Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Năm 2009, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 1.82%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần đem lại 1.82 đồng lợi nhuận. So với năm 2008 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của năm 2009 đã giảm 20.83 đồng. Từ sau năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng tăng nhanh, cụ thể là năm 2010 cứ trong 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 0,99 đồng lợi nhuận. Như vậy qua 3 năm từ 2008 đến năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng có nhiều thay đổi lớn. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động: Tỷ suất sinh lời vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế/ Tổng vốn lưu động sử dụng BQ Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn lưu động càng cao thì trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Bảng 4.7: Phân tích tỷ suất sinh lời vốn lưu động Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tổng lợi nhuận trước thuế 4,224 (59,750) 1,874 (63,974) 61,625 Tổng vốn lưu động sử dụng bình quân 154,037 138,807 20,674 (15,230) (118,133) Tỷ suất sinh lời vốn lưu động 2.74% -43.05% 9.07% -45.79% 52.11% Đồ thị 5.8:Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn lưu động Trong năm 2009 cứ 100 đồng vốn lưu động mất đi 2.74 đồng lợi nhuận, so với năm 2008 thì doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động không hiệu quả, bằng chứng là tỷ suất sinh lời vốn lưu động giảm xuống 45,79%.Từ sau năm 2009, tỷ suất sinh lời vốn lưu động có chiều hướng tăng nhanh. Vào năm 2010 cứ 100 đồng vốn lưu động tạo ra được 9.07 đồng lợi nhuận, tăng 52.11 đồng so với năm 2009. Như vậy trong giai đoạn 2009-2010 doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, kinh doanh hiện nay của công ty tiết kiệm được vốn và tỷ lệ sinh lời vốn lưu động cao. Tỷ suất sinh lời vốn cố định: Tỷ suất sinh lời vốn cố định thể hiện hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời vốn cố định = Tổng lợi nhuận trước thuế /Tổng vốn cố định sử dụng bình quân Dựa vào các tài liệu liên quan ta có bảng sau: Bảng 4.8: Phân tích tỷ suất sinh lời vốn cố định Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 08-09 09-10 Tổng lợi nhuận trước thuế 4,224 (59,750) 1,874 (63,974) 61,625 Tổng vốn cố định sử dụng bình quân 138,611 154,692 150,656 16,081 (4,037) Tỷ suất sinh lời vốn cố định 3.05% -38.63% 1.24% -41.67% 39.87% Đồ thị 5.9: Đồ thị tỷ suất sinh lời vốn cố định Từ bảng phân tích và đồ thị ta nhận thấy trong năm 2009 cứ 100 đồng vốn cố định có thể mất đi 38,63 đồng lợi nhuận, so với năm 2008 thì giảm 41,67 đồng. Như vậy năm 2009 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định không hiệu quả so với năm 2008. Kể từ sau năm 2009 tỷ suất sinh lời vốn cố định có xu hướng tăng dần, cụ thể là năm 2010 cứ 100 đồng vốn cố định thì tạo ra 1.24 đồng lợi nhuận (tăng 39.87 đồng so với năm 2009). Điều này chứng tỏ là năm 2008 và năm 2010 doanh nghiệp sử dụng vốn cố định hiệu quả về năm sau. Trong các năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất này lên. CHƯƠNG V: DỰ BÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Dự báo về doanh thu Dự báo thị trường năm 2011 Dự báo, thị trường ngoại hối trong năm 2011 nhìn chung sẽ tương đối ổn định, lượng ngoại tệ doanh nghiệp bán cho NHTM sẽ tăng, nhờ đó lãi suất huy động USD ổn định. Đồng thời, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do sẽ thu hẹp khoảng cách so với tỷ giá niêm yết tại các NHTM.Dự báo, trong năm 2011, VND sẽ tiếp tục giảm giá so với hầu hết các ngoại tệ trong khu vực châu Á và trên thế giới. Hoạt động huy động USD của các NHTM sẽ tiếp tục tăng do tâm lý giữ USD của người dân và doanh nghiệp vẫn khá lớn khi tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định và khả năng VND sẽ tiếp tục giảm giá so với USD trong dài hạn.   Tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm mạnh, nguy cơ lạm phát vẫn ở mức cao Dự báo du lịch 2011 Dự đoán năm 2011 thị trường khách sạn sẽ tăng mạnh. Trong năm 2011, nhiều khách sạn từ 3 sao trở lên sẽ tiếp tục được lên kế hoạch xây dựng do lượng du khách đến Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Cùng với đó, xu hướng xây dựng tổ hợp khách sạn kết hợp với khu thương mại bán lẻ của các nhà đầu tư trong nước cũng gia tăng. Dự đoán du lịch 2011 sẽ có nhiều sự phát triển do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phê duyệt Chương trình xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011bao gồm 4 đề án trọng điểm. Thứ nhất, đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài” thực hiện năm 2011. Trong đó, Bộ chủ trương quảng bá du lịch Việt Nam thông qua các sự kiện lớn tại nước ngoài; tuyên truyền quảng bá trên kênh truyền hình, truyền thông đa phương tiện và nghệ thuật biểu diễn; mời, đón các đoàn làm phim, phóng viên du lịch nước ngoài (phát sóng, đăng tải trên kênh truyền hình và phương tiện truyền thông tại thị trường du lịch trọng điểm). Thứ hai, đề án “Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam ở trong nước” với hoạt động duy trì kênh truyền hình Du lịch, tăng cường chất lượng nội dung; tuyên truyền du lịch Việt Nam trên báo chí; sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm xúc tiến du lịch. Đồng thời, tổ chức hoạt động biểu diễn, giới thiệu không gian di sản văn hóa âm nhạc truyền thống Việt Nam phục vụ xúc tiến du lịch; lựa chọn các tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu của văn hóa dân tộc để xây dựng, dàn dựng thành chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ khách du lịch đến Quảng Ninh và biểu diễn thường xuyên tại Vịnh Hạ Long; tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin về các chương trình nghệ thuật biểu diễn tại Hà Nội phục vụ khách và các tour du lịch. Thứ ba, đề án “Tăng cường giới thiệu về sản phẩm du lịch các vùng miền” gồm các hoạt động tham gia, tổ chức một số sự kiện trong Chương trình Năm Du lịch quốc gia Phú Yên 2011; tham gia Hội chợ ITE TP. HCM 2011; tuyên truyền bầu chọn Vịnh Hạ Long; nghiên cứu thử nghiệm tạo mẫu sản phẩm quà tặng xúc tiến, quảng bá du lịch đối ngoại. Thứ tư, đề án “Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến du lịch, đa dạng hóa các phương thức cung cấp thông tin, dịch vụ du lịch” gồm hoạt động thiết lập, cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin du lịch Việt Nam phục vụ công tác xúc tiến du lịch; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước nhằm nâng cao năng lực, kỹ năng xúc tiến du lịch cho các bộ quản lý nhà nước về du lịch. Lập dự báo kết quả hoạt động kinh doanh: Sự thay đổi giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Giá vốn: trong năm 2011 công ty có thể sẽ đưa vào hoạt động khách sạn Cửa Đông và Trung tâm hội nghị, dịch vụ Thương mại Quốc tế. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý: trong năm tới công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá về du lịch, tham gia các hội chợ du lịch và đưa nhân viên đi đào tạo các lớp về du lịch, về quản lý, các lớp về vận hành máy, kiểm phẩm,...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Dựa vào tình hình trên ta dự báo các khoản mục giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý như sau: tính các khoản mục này theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu và sau đó thực hiện hồi quy để có được kết quả dự báo trong năm 2011. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Dự báo 2011 Doanh thu 36% -39% -6.3% Giá vốn 43% -45% -8% Chi phí bán hàng 136% 454% 135% Chi phí quản lý 1573% -91% 12.5% Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Dự báo 2011 Doanh thu 315,514,122,383 191,154,917,793 179,082,169,538 Giá vốn 321,385,065,227 175,165,403,175 161,277,417,968 Chi phí bán hàng 904,988,893 5,013,491,414 11,817,125,145 Chi phí quản lý 50,620,037,113 4,311,506,788 4,851,483,901 Dự báo hoạt động tài chính và hoạt động khác: Thu nhập hoạt động tài chính trong năm 2011 bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi các họat động đầu tư và thu lãi do chênh lệch tỷ giá. Do đó khoản mục này sẽ biến động không nhiều và được dự báo dựa vào phương pháp hồi qui giá trị qua các năm để có kết quả dự báo năm 2011. Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Dự báo 2011 Thu nhập HĐTC 3,320,304,019 1,372,256,525 1,342,743,914 Chi phí HĐTC 4,408,508,047 5,430,450,270 7,755,708,719 Thu nhập khác 366,466,986 392,499,580 371,004,912 Sự thay đổi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo thông tư 128/2003/TT_BTC của Bộ Tài Chính thì bắt đầu từ năm 2004 sẽ áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Từ các số liệu dự báo trên ta có bảng báo cáo kết quả kinh doanh dự báo trong năm 2011 như sau: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ BÁO NĂM 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu MS Dự Báo Năm 2011 Tổng doanh thu 1 179,082,169,538 Các khoản giảm trừ (0,1% Doanh thu) 3 1,790,821,695.38 1. Doanh thu thuần ( 10=01-03 ) 10 177,291,347,842 2. Giá vốn hàng bán 11 161,277,417,968 3. Lợi nhuận gộp ( 20=10-11 ) 20 16,013,929,874 4. Chi phí bán hàng 21 11,817,125,145 5. Chi phí quản lý 22 4,851,483,901 6. Lợi nhuận thuần từ HĐKD ( 30=20-21-21 ) 30 (654,679,171) 7. Thu nhập HĐTC 31 1,342,743,914 8. Chi phí HĐTC 32 7,755,708,719 Trong đó: Chi phí lãi vay 33 7,745,008,575 9. Lợi nhuận HĐTC ( 40=31-32 ) 40 (6,412,964,805) 10. Thu nhập khác 41 371,004,912 11. Chi phí khác 42 39,934,110 12. Lợi nhuận khác ( 50= 41-42 ) 50 331,070,802 13. Tổng lợi nhuận trước thuế ( 60=30+40+50 ) 60 (6,736,573,174) 14. Thuế TNDN (28% lợi nhuận trước thuế) 70 0 15. Lợi nhuận sau thuế 80 0 Lập bảng cân đối kế toán dự báo: Dự báo các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu: Các khoản mục có mức độ thay đổi theo tỷ lệ phần trăm so với doanh thu bao gồm: tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, chi phí xây dựng cơ bản dở dang, các khoản phải trả và các khoản nợ khác Khoản Mục 2008 2009 2010 Dự Báo 2011 Phương Pháp Phần trăm so với doanh thu Tiền 9.7% 2.9% 4.5% 3.4% Hồi quy Đầu tư ngắn hạn 0.0% 8.0% 0.9% 4.4% Trung bình cộng 2 năm 2009 và 2010 Khoản phải thu 36.8% 22.3% 3.5% 12.9% Trung bình cộng 2 năm 2009 và 2010 Chi phí XDCBDD 25.9% 0.2% 1.5% 1.5% Bằng năm 2010 Các khoản phải trả 326.3% 205.4% 35.6% 35.6% Bằng năm 2010 Khoản Mục 2008 2009 2010 Dự Báo 2011 Tiền 22,576,796,154 9,124,310,841 8,519,076,523 6,156,056,378 Đầu tư ngắn hạn 0 25,000,000,000 1,700,000,000 7,925,002,175 Khoản phải thu 85,362,196,916 70,084,651,318 6,572,021,004 23,067,658,374 Chi phí XDCBDD 60,224,272,371 779,668,879 2,821,844,395 2,658,387,160 Các khoản phải trả 757,718,124,937 645,385,814,511 67,728,128,029 63,804,930,659 Dự báo về hàng tồn kho: Hàng tồn kho được dự báo bằng cách tính giá trị hàng tồn kho theo tỷ lệ phần trăm so với giá vốn hàng bán và tiến hành hồi quy để có được tỷ lệ cho năm 2011. Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Dự báo 2011 Hàng tồn kho 41,817,621,558 31,728,569,965 1,797,757,037 629,779,066 Giá vốn 224,425,730,082 321,385,065,227 175,165,403,175 161,277,417,968 Phần trăm so với giá vốn 18.6% 9.9% 1% 0.39% Sự thay đổi tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác được dự báo bằng cách lấy giá trị trung bình cộng của 2 năm 2009 và 2010 làm giá trị cho năm tiếp theo. Như vậy tài sản lưu động khác vào năm 2011 sẽ là 2,869,347,156+2,085,135,996=2,477,241,576 đồng Sự thay đổi tài sản cố định Dự tính trong năm 2011, doanh nghiệp xây dựng và hòan thành khách sạn Cửa Đông với tổng giá trị ước tính 20 tỷ đồng, như vậy tài sản cố định ước tính năm 2011 là 170,655,601,205 đồng Sự thay đổi chi phí trả trước dài hạn Khoản mục này được dự báo bằng cách hồi quy giá trị qua 3 năm từ 2008 – 2010 để dự báo giá trị trong năm 2011, ta có kết quả dự báo là 2,570,996,646 đồng. Sự thay đổi các quỹ: Doanh nghiệp hoạt động nếu có lãi sẽ thực hiện trích lập các quỹ theo tỷ lệ như sau: Quỹ đầu tư phát triển: mức trích lập là 42% lợi nhuận sau thuế. Quỹ dự phòng tài chính: mức trích lập là 8% lợi nhuận sau thuế. Quỹ trợ cấp mất việc làm: mức trích lập là 5% lợi nhuận sau thuế. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: cũng được trích từ lợi nhuận sau thuế, nhưng mức trích lập không theo tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế mà được tính như sau: Mức trích lập quỹ khen thưởng = Lương bình quân thực tế * 2 * Số lượng công nhân viên. 3.7. Sự thay đổi nguồn vốn kinh doanh: Nguồn vốn kinh doanh trong năm 2011 được dự báo sẽ bằng nguồn vốn kinh doanh năm 2010 là 117,714,255,199 đồng cộng với phần còn lại của lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 1,874,471,182 đồng, như vậy giá trị dự báo vào năm 2011 sẽ là 119,588,726,381 đồng. 3.8. Sự thay đổi khoản mục vay ngắn hạn: Khoản mục vay ngắn hạn sẽ được dự báo bằng cách cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong năm 2010, phần chênh lệch này sẽ là nguồn vốn thiếu hụt mà doanh nghiệp phải huy động ở bên ngoài. Từ các phân tích trên ta có bảng cân đối kế toán dự báo trong năm 2011 như sau: CHỈ TIÊU MÃ SỐ DỰ BÁO NĂM 2011 TÀI SẢN A.TSLĐ & ĐTNH 100 40,255,737,570 I.Tiền 110 6,156,056,378 II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 7,925,002,175 III.Các khoản phải thu 130 23,067,658,374 IV.Hàng tồn kho 140 629,779,066 V.Tài sản lưu động khác 150 2,477,241,576 B.TSCĐ & ĐTDH 200 188,057,655,012 I.Tài sản cố định ròng 210 170,655,601,205 II.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 12,172,670,000 III.Chi phí XDCB dở dang 230 2,658,387,160 IV.Chi phí trả trước dài hạn 241 2,570,996,646 TỔNG TÀI SẢN 250 228,313,392,582 NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 300 106,066,279,041 I.Nợ ngắn hạn 310 105,903,036,605 1.Vay ngắn hạn 311 39,515,902,363 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - 3.Các khoản phải trả 313 63,804,930,659 4.Lương và các khoản phải trả, phải nộp khác 314 2,582,203,583 II.Nợ dài hạn 320 163,242,436 III.Nợ khác 330 - B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 122,247,113,541 I.Nguồn vốn quỹ 410 122,247,113,541 1.Nguồn vốn kinh doanh 411 119,588,726,381 2.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 412 - 3.Chênh lệch tỷ giá 413 - 4.Quỹ đầu tư phát triển 414 - 5.Quỹ dự phòng tài chính 415 - 6.Lợi nhuận chưa phân phối 416 - 7.Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 2,658,387,160 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 1.Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm 421 - 2.Quỹ khen thưởng và phúc lợi 422 - TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 228,313,392,582 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY Bảng thống kê các chỉ số tài chính từ năm 2008- 2010 Chỉ tiêu ĐVT Năm2008 Năm2009 Năm2010 1.Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính 1.1.Bố trí cơ cấu tài sản Tài sản lưu động/ Tổng tài sản % 50.41% 44.39% 11.15% Tỷ suất đầu tư tổng quát % 49.59% 55.61% 88.85% Tỷ suất đầu tư tài sản cố định % 45.36% 49.47% 81.24% Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn % 3.98% 3.89% 6.56% 1.2.Bố trí cơ cấu nguồn vốn Tỷ suất nợ % 83.19% 87.37% 36.52% Tỷ suất tự tài trợ % 16.81% 12.63% 63.48% 2.Nhóm chỉ tiêu tình hình thanh toán và khả năng thanh toán 2.1.Tình hình thanh toán 2.1.1.Khoản phải thu/ Tài sản lưu động % 55.42% 50.49% 31.79% 2.1.2.Khoản phải thu/ Khoản phải trả % 11.27% 10.86% 9.70% 2.2.3.Khoản phải trả / Tài sản lưu động % 492% 465% 328% 2.2.Khả năng thanh toán 2.2.1.Khả năng thanh toán trong ngắn hạn Vốn luân chuyển triệu -530,762 -433,548 -47,805 Hệ số thanh toán hiện hành lần 0.22 0.24 0.30 Hệ số thanh toán nhanh lần 0.16 0.19 0.28 Hệ số thanh toán bằng tiền lần 0.03 0.02 0.12 2.2.2.Khả năng thanh toán trong dài hạn Hệ số khả năng thanh toán lãi vay lần 3.28 (12.56) 1.35 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lần 4.96 6.93 0.58 3.Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn 3.1.Luân chuyển hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho vòng 8.74 10.45 Thời gian tồn kho bình quân ngày 41 34 3.2.Luân chuyển khoản phải thu Số vòng quay khoản phải thu vòng 4.04 4.96 Kỳ thu tiền bình quân ngày 89 73 3.3.Luân chuyển vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động vòng 2.15 2.38 Số ngày của một vòng quay ngày 168 151 Hệ số đảm nhiệm lần 0.466 0.419 3.4.Luân chuyển vốn cố định Số vòng quay vốn cố định vòng 2.14 1.25 Số ngày của một vòng quay ngày 168 289 3.5.Luân chuyển vốn chủ sở hữu Số vòng quay vốn chủ sở hữu vòng 2.55 1.8 Số ngày của một vòng quay ngày 141 200 3.6.Luân chuyển toàn bộ vốn Số vòng quay toàn bộ vốn vòng 1.02 0.76 Số ngày của một vòng quay ngày 354 472 4.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh 4.1.Tỷ trọng giá vốn trong doanh thu % 96.64% 102.28% 92.15% 4.2.Tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu % 0.16% 0.29% 2.64% 4.3.Tỷ trọng chi phí quản lý trong doanh thu % 1.30% 16.11% 2.27% 4.4.Hiệu suất sử dụng chi phí lần 1.02 0.84 1.03 Qua toàn bộ quá trình phân tích trên đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của Công ty Du Lịch Phương Đông như sau: Thứ nhất: Về cơ cấu tài chính Nhìn chung qua 3 năm từ năm 2008–2010 qui mô của doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, trong đó: Về cơ cấu tài sản: Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có xu hướng giảm xuống,tuy nhiên các khoản phải thu giảm chậm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động,chứng tỏ mặc dù doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ nhưng lượng vốn bị tồn đọng trong khâu thanh toán vẫn còn nhiều,công ty cần đưa lượng vốn bị chiếm dụng nàyvào đầu tư kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ suất đầu tư của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần,điều này thể hiện sự chú trọng của công ty vào đầu tư đổi mới tài sản giúp cho cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng tăng cường và qui mô về năng lực sản xuất ngày càng mở rộng. Do doanh nghiệp đang trong thời kỳ đổi mới nên đây là sự thay đổi hợp lý. Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn tài trợ qua các năm đều có xu hướng giảm cả về vốn chủ sở hữu lẫn vốn vay. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu thì tỷ suất nợ của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhẹ rồi giảm mạnh, như vậy doanh nghiệp đã không sử dụng đòn bẩy tài chính,tức là vay và chiếm dụng vốn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh,điều này cũng có nghĩa là mức độ rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Ngược với sự giảm của tỷ suất nợ thì tỷ suất tự tài trợ lại có chiều hướng tăng, chứng tỏ tính tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Nhìn chung cơ cấu nguồn vốn của công ty hiện nay chưa hợp lý lắm. Thứ hai: Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán Tình hình thanh toán của doanh nghiệp không khả quan lắm. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao hơn các khoản phải trả.Doanh nghiệp có cố gắng trong việc thu hồi nợ, bằng chứng là tỷ trọng khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động có chiều hướng giảm, do đó doanh nghiệp cần tiếp tục đề ra các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ. Các khoản phải trả giảm mạnh,cho thấy yêu cầu thanh toán của doanh nghiệp ngày càng giảm. Khả năng thanh toán của công ty cũng có chiều hướng tăng, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh toán bằng tiền vì chỉ số này khá thấp,mức độ đảm bảo nợ vay bằng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cũng giảm. Thứ ba: Về hiệu quả sử dụng vốn Dựa vào việc phân tích tốc độ luânc huyển vốn kết hợp với tỷ suất sinh lời các loại vốn ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có xu hướng tăng, thời hạn thu tiền của doanh nghiệp ngày càng ngắn, chứng tỏ khả năng thu hồi vốn nhanh,vốn của doanh nghiệp không bị các đơn vị khác chiếm dụng và doanh nghiệp có điều kiện tích luỹ. Công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp rất tốt giúp công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để đưa vốn vào sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận của công ty khi đang hoạt động có lãi. Cuối cùng là về hiệu quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu của công ty có sự sụt giảm nhanh,trong đó giảm mạnh nhất là vào năm 2010 chỉ đạt 191,154,917,793 đồng, tương ứng là giảm xấp xỉ 40% so với năm 2009. Hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.Tuy nhiên tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thuvẫn còn cao mà chủ yếu là do trong giai đoạn này doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống nhà hàng, khách sạn nhằm thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch nên khoản chi phí khấu hao tài sản cố định tính vào giá vốn rất cao, đây là khoản chi phí không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu các cơ sở mới đi vào hoạt động, nhưng trong những năm tiếp theo những cơ sở này sẽ mang lại lợi ích cho công ty; ngoài ra giá vốn tăng còn do sự gia tăng giá vốn ở mảng thương mại. Do đó trong những năm tiếp theo để giảm giá vốn doanh nghiệp cần có những biện pháp giảm giá vốn của mặt hàng giúp tăng lợi nhuận của công ty. CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN Giải pháp - Kiến nghị: Về tình hình huy động vốn: Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Du Lịch Phương Đông đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn tự có. Như vậy công ty đã không sử dụng đòn bẩy tài chính để tối đa hoá lợi nhuận. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của doanh nghiệp và có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để tăng tỷ suất sinh lời, công ty nên tăng nguồn vốn vay và nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán: Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thựchiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu.Việc quản trị tốt các khoản mục này mộtmặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay. Quản trị khoản phải thu: Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu.Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp. Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng. Quản trị tiền mặt: Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình.Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ. Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt. Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹthuật và năng lực sản xuất: Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty: Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu,lợi nhuậnvà nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảmchi phí. Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận: Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn. Doanh nghiệp cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời,chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế. Hiện nay doanh thu của công ty có giảm và giá vốn cao nên lợi nhuận giảm mạnh, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực: Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân là việc mà doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sang tạo trong công việc, công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năngl ực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc. Kết luận: Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của công ty Cổ Phần Du Lịch Dầu Khí Phương Đông.doc
Luận văn liên quan