Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô

Trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế đang mở cửa, ngày càng nhiều hoạt động diễn ra trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính . Thị trường tài chính ở Việt Nam vẫn còn hết sức mới mẻ, chưa phát huy hết hiệu quả hoạt động của mình. Do đó, việc đầu tư vào lĩnh vực tài chính chứa đựng nhiều nhạy cảm, rủi ro, đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc, tính toán hết sức kỹ lưỡng. Một trong điều không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào trước khi ra quyết định đầu tư đó là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Liệu rằng doanh nghiệp đó có được kỳ vọng là sẽ phát triển trong tương lai hay sẽ xuống dốc . Nhằm đưa ra một cái nhìn khái quát, toàn diện về tình hình tài chính của doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư nắm bắt được xu hướng hoạt động, khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, dưới đây, chúng tôi lựa chọn đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô. Bên cạnh việc đưa ra những phân tích, nhận xét về các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh, chúng tôi cũng đề xuất một số những giải pháp để có thể cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phần I : Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Kinh Đô I. Giới thiệu chung: Tên pháp định CTCP Kinh Đô Tên quốc tế Kinh Do Corporation Viết tắt GPĐKKD số 4103001184 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 06/9/2002 Thành lập 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch Tp.HCM Xuất thân Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô thành lập năm 1993 Ngành Bán lẻ thức ăn và dược phẩm Lĩnh vực Bán lẻ thực phẩm II. Lịch sử hình thành: Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và Chế biến thực phẩm Kinh Đô, được thành lập năm 1993 theo Quyết định số 216 GP-UB ngày 27/02/1993 của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh và Giấy phép Kinh doanh số 048307 do Trọng tài Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/1993. Những ngày đầu thành lập, Công ty chỉ là một xưởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tư 1,4 tỉ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước.Đến năm 1994, sau hơn một năm kinh doanh thành công với sản phẩm bánh snack, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ đồng và nhập dây chuyền sản xuất snack trị giá 750.000 USD từ Nhật. Thành công của bánh snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước đã trở thành bước đệm quan trọng cho sự phát triển không ngừng của Công ty Kinh Đô sau này. Năm 1999, Công ty nâng vốn điều lệ lên 40 tỷ đồng, đồng thời thành lập trung tâm thương mại Savico - Kinh Đô tại Quận 1, đánh dấu một bước phát triển mới của Kinh Đô sang các lĩnh vực kinh doanh khác ngoài bánh kẹo. Cũng trong năm 1999, Công ty khai trương hệ thống bakery đầu tiên, mở đầu cho một chuỗi hệ thống của hàng bánh kẹo Kinh Đô từ Bắc vào Nam sau này. Sau 12 năm hoạt động và phát triển, quy mô vốn và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng tăng trưởng đến năm 2005 trở thành doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo hàng đầu ở Việt Nam với vốn điều lệ 250 tỷ đồng và niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9988 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thừa là 215990 triệu đồng, đến thời điểm năm 2006 lượng vốn thừa giảm nhẹ xuống còn 196580 triệu đồng). lượng vốn thừa này bị các đơn vị khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng vào việc thế chấp, ký quỹ, ký cược,…Tuy nhiên vốn bị các đơn vị khác chiếm dụng có chiều hướng giảm, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có cố gắng trong việc thúc đẩy quá trình thu hồi nợ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đây là dấu hiệu khả quan đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1.1.3.3. Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 TSLĐ và ĐTNH 460,247 380,346 NNH 303,771 207,990 Chênh lệch 156,476 172,356 TSCĐ và ĐTDH 476,125 403,901 NDH 47,299 61,856 Chênh lệch 428,826 342,045 Qua bảng phân tích ta nhận thấy năm 2005, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn 156476 triệu đồng so với nợ ngắn hạn. Trong khi đó mức chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn lại là 248826 triệu đồng. Sang năm 2006, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn 156476 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn 428826 triệu đồng. Phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. và trong năm 2006 tỉ trọng tài trợ của vốn chủ sở hữu có xu hướng dịch chuyển về phía tài sản dài hạn. 1.2. Xét sự biến động năm 2007 so với năm 2006 1.2.1.. Phân khái quát tình hình biến động tài sản: Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2007 tăng so với năm 2006 là 456721triệu đồng, tức là tăng 48.78%. Trong đó: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2006 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị là 460247 triệu đồng, đến năm 2007 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên là 589481 triệu đồng. Như vậy, so với năm 2006 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2007 đã tăng 129234 triệu đồng, tức là tăng 28.08%. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản đầu tư ngắn hạn tăng 39735 triệu đồng (tăng 43.14% so với cùng kì năm trước, các khoản phải thu cũng tăng 137694 triệu đồng ( tức tăng 70.05% so với năm 2006), lưu động khác tăng đột biến 7959 triệu đồng ( tức tăng 2411.82%) ; ngoài ra còn do giảm giá trị các khoản tiền 31554 triệu đồng, tương ứng là giảm 62.08%; giá trị hàng tồn kho cũng giảm 24600 triệu đồng (giảm 20.43% so với năm 2006). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2007 đã giảm 6.84% (41.31% - 49.15%), chủ yếu là do tỷ trọng các khoản tiền giảm 4.04%, hàng tồn kho giảm 5.98%, các khoản đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ 0.37%; kết hợp đồng thời với sự tăng nhẹ trong các khoản phải thu 3% và các khoản lưu động khác 0.56%. Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy: Các khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm làm giảm khả năng thanh toán tức thời của công ty. Các khoản đầu tư ngắn hạn và lưu động khác tăng thể hiện quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tăng. Các khoản đầu tư ngắn hạn tăng hưa hẹn mang lại nguồn lợi tức ngắn hạn cho doanh nghiệp. Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đươc ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách phân phối hiệu quả hơn, tích kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác cho doanh nghiêp. Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu mà chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay. è Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong năm 2007. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2007 tăng so với năm 2006 là 327487 triệu đồng, tức là tăng 68.78%, xét về mặt tỷ trọng thì đã tăng 6.84% (từ 50.85% - 57.69%). Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 70060 triệu đồng, tương ứng là tăng 49.97% so với năm 2006; tài sản cố định vô hình tăng 6146 triệu (tương ứng tăng 7.22% so với năm 2006); các khoản đầu tư dài hạn tăng 266845 triệu đồng (tăng 149.27% so với năm 2006), tài sản cố định khác giảm 15547 tức 21.63%. trong năm 2007 tất cả các khoản mục đều tăng trừ tài sản cố định khác. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 6.84%, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do tỉ trọng của đầu tư dài hạn tăng 12.9%, tài sản cố định cô hình tăng nhẹ 0.12%, tài sản cố định vô hình giảm 2.54% và tài sản khác giảm 3.64%. Hầu hết các khoản mục trong tài sản cố định và đầu tư dài hạn đều tăng, trừ đầu tư cố định khác. Đăc biệt tỷ trọng đầu tư dài hạn tăng mạnh 12.9% như vậy trong năm 2007 cơ sở vật chất của doanh nghiệp đã được tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp. 1.2.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 là 456721 triệu đồng, tức là tăng 48.78%, trong đó: Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2007 là 726978 triệu đồng, năm 2006 là 585303 triệu đồng, tăng 141675 triệu đồng tức là tăng 24.21%. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng 147361 triệu đồng (tức tăng 25.42%), các quỹ khác giảm 5684 triệu đồng (tức giảm 99.58%) Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh và hoàn toàn là do tăng vốn góp của các cố đông. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty đã phát hành thêm cổ phiếu lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên xét về chiều dọc ta thấy tỉ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm 10.32%. Điều này cho thấy tỷ lệ tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặc dù tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm nhưng xét về tỉ lệ phần trăm của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn chiếm hơn 50% như vậy sự thay đổi trong kết cấu nguồn vốn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh. Nợ phải trả: Từ bảng phân tích ta thấy: trong năm 2007 tài sản của doanh nghiệp nhận được 47.82% ( tương ứng với số tiền là 66114 triệu đồng) nguồn tài trợ từ nợ phải trả. Trong khi tỉ lệ này trong năm 2006 chỉ đạt 37.49% (tức 351070 triệu đồng). Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2007 tăng mạnh 315044 triệu đồng tương ứng với mức tăng 89.74% so với cùng kì năm 2006. Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 10.23%. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn tăng mạnh 409441 triệu đồng (tức tăng 239.08% so với năm 2006), các khoản nợ dài hạn cũng tăng 38118 triệu đồng (tăng 80.59% so với năm 2006), các khoản phải trả giảm 132514 triệu đồng (tức giảm 100% so với năm 2006). è Từ những số liêu trên ta thấy: Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn đáo hạn. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (24.21%) chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả (89.74%), đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn. 1.2.3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 1.2.3.1.Quan hệ cân đối 1: Cân đối giữa bên A là tài sản [ I(1,2,4,5,6) + II] và bên B là nguồn vốn IV Chỉ tiêu Bên A Bên B Chênh lệch Năm 2006 739,793 585,303 154,490 Năm 2007 1,058,820 726,978 331,842 Dựa vào bảng trên ta thấy rằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng, cụ thể là ở năm 2006 lượng vốn thiếu là 154490 triệu đồng, đến năm 2007 lượng vốn thiếu không những không cải thiện mà còn tăng lên 331842 triệu đồng. Từ phân tích trên ta thấy rõ nhu cầu vốn của doanh nghiệp ngày càng tăng dần, chính vì lẽ đó để có đủ vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh được bình thường liên tục, doanh nghiệp phải huy động vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. 1.2.3.2. Quan hệ cân đối 2: Cân đối giữa bên A là tài sản [ I(1,2,4,5,6) + II] và bên B là nguồn vốn [ III(1,2,3) + IV]. Chỉ tiêu Bên A Bên B Chênh lệch Năm 2006 739,793 936,372 (196,579) Năm 2007 1,058,820 1,393,093 (334,273) Kết quả phân tích thể hiện lượng vốn vay và vốn tự có của doanh nghiệp không những đủ để trang trải cho hoạt động kinh doanh mà còn thừa vốn (ở thời điểm năm 2006 lượng vốn thừa là 196579 triệu đồng, đến thời điểm năm 2007 lượng vốn thừa tăng lên mức 334273 triệu đồng), lượng vốn thừa này bị các doanh nghiệp khác, khách hàng khác chiếm dụng như: khách hàng nợ tiền chưa thanh toán, trả trước cho người bán…Qua bảng phân tích chúng ta có thể thấy lượng vốn thừa tăng mạnh (gần gấp đôi vào năm 2007), điều này đồng nghĩa với lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp ngày càng tăng. Như đã phân tích trong phần tài sản, kết quả này là do doanh nghiệp mở rộng chính sách bán chịu, nhằm tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng chính sách này tức chính sách bán chịu của doanh nghiệp quá dễ dàng, doanh nghiệp có thể bị lâm vào tình trạng thu hồi nợ kém, ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư hiện tại cũng như các nhà đầu tư tiềm năng. 1.2.3.3. Quan hệ cân đối 3: Phân tích tính cân đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và giữa tài sản cố định với nợ dài hạn: Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 TSLĐ và ĐTNH 589,481 460,247 NNH 580,698 303,771 Chênh lệch 8,783 156,476 TSCĐ và ĐTDH 803,612 476,125 NDH 85,417 47,299 Chênh lệch 718,195 428,826 Qua bảng phân tích ta nhận thấy năm 2006, tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn 156476 triệu đồng, tài sản dài hạn cũng lớn hơn nợ dài hạn 428826 triệu đồng, như vậy phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn được trang trải từ nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ là vào thời điểm năm 2006 công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn, đảm bảo đúng mục đích sử dụng vốn. Đến thời điểm năm 2007, tài sản ngắn hạn lại lớn hơn 8783 triệu đồng so với nợ ngắn hạn, giảm khoảng 18 lần so với năm 2006. Trong khi đó mức chênh lệch giữa tài sản dài hạn và nợ dài hạn lại là 718195 triệu đồng tăng 1.67 lần. Một phần tài sản ngắn hạn và dài hạn vẫn được trang trải từ vốn chủ sở hữu tuy nhiên có sự chuyển dịch cơ cấu sang sang tài sản dài hạn. 2. Phân tích tình hình bố trí cơ cấu tài sản & nguồn vốn: 2.1. Bố trí cơ cấu tài sản: 2.1.1. Tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản: Tình hình cụ thể tại doanh nghiệp như sau: Bảng phân tích tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn CHỈ TIÊU 2007 2006 2005 Chênh lệch 2007/2006 2006/2005 TSLĐ & đầu tư ngắn hạn 589,481 460,247 380,346 28.08% 21.01% Tổng tài sản 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/Tổng tài sản 42.31% 49.15% 48.50% 40.62% 5.74% Đơn vị tính: Tỷ đồng Giai đoạn từ 2005 – 2006: Năm 2006 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 49.15% trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nếu so với năm 2005 thì tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đã tăng là 0.65%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiếp tục tìm kiếm khách hang tiềm năng, mở rộng thị trường , trong đó các khoản phải thu và đầu tư ngắn hạn đều giảm bên cạnh tiền và hang tồn kho tăng. Giai đoạn từ 2006- 2007 : Năm 2007 tài sản lưu động và đâu tư ngắn hạn chiếm 42.31% trong tổng tài sản doanh nghiệp, nếu so với năm 2006 thì mức này đã giảm từ mức 49.15% (năm 2006) xuống mức 42.31% (năm 2007) tức là giảm 6.84%. Nguyên nhân là do năm 2007 công ty đã có những chính sách kinh doanh nhăm thu hút khách hàng làm tăng đầu tư ngắn hạn và các khoản phải thu bên cạnh tồn kho giảm. à Qua 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy tỷ lệ TSLĐ và đầu tư ngắn hạn của công ty không dịch chuyển theo 1 xu hướng nhất định, các khoản phải thu đều chiếm 1 tỷ lệ cao trong TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho và lưu động khác thì đặc biệt cao trong năm 2006 khi so sánh với 2 năm còn lại. 2.1.2. Tỷ suất đầu tư: Tỷ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn). Chỉ tiêu này càng cao, phản ánh quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ngày càng tăng cường, năng lực sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, đầu tư tài chính của doanh nghiệp ngày càng cao. Từ số liệu thực tế tại doanh nghiệp ta có bảng sau: Bảng phân tích tỷ suất đầu tư: Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 2007/2006 2006/2005 TSCĐ & đầu tư dài hạn 803,612 476,125 403,901 68.78% 17.88% Tài sản cố định 357981 297348 272551 20.39% 9.10% Đầu tư dài hạn 445,631 178,777 131,350 149.27% 36.11% Tổng tài sản 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ suất đầu tư tổng quát 57.69% 50.85% 51.50% 34.97% 9.21% Tỷ suất đầu tư TSCĐ 25.70% 31.76% 34.75% 6.48% 3.16% Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn 31.99% 19.09% 16.75% 28.50% 6.05% Giai đoạn 2005-2006: Năm 2006 có tỷt suất đầu tư tổng quát là 50.85%, nếu so với năm 2005 là 51.50% thì đã giảm 0.65%. Trong đó tỷ suất đầu tư về taì sản cố định là 31.76% cũng giảm so với 2005 là 2.99%. Nguyên nhân là do mức tăng của tổng tài sản lớn hơn so với mức tăng cỷa TSCĐ & đầu tư dài hạn (tốc độ tăng của tổng tài sản là 19.4% và tốc độ tăng cỷa TSCĐ & đầu tư dài hạn là 17.88%), như vậy xết về tài sản cố định của công ty thì có tăng do mua sắm các thiết bị, máy móc hiện đại cho các dây chuyền sản xuất … Trong gia đoạn này thì tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn cũng tăng từ mức 16.75% năm 2005 lên mức 19.09% năm 2006 do các đầu tư dài hạn tăng mạnh với mức tăng là 36.1% lơn hơn nhiều so với mức tăng của tổng tài sản là 19.4%. Giai đoạn 2006- 2007: Năm 2007 tỷ suất đầu tư tổn quát là 57.69%, nếu só với năm 2006 là 50.85% thì đã tăng là 6.84%. Trong đó tỷ suất đầu tư về tài sản cố định là 25,7% giảm 6.06% so với năm 2006, nguyên nhân tăng mạnh đầu tư dài hạn, tài sản cố định cũng tăng nhưng mức tăng không bằng mức tăng của đầu tư dài hạn. Đầu tư dài hạn năm 2007 tăng 149.26% so với năm 2006 và tài sản cố định năm 2007 tăng 20.39%. giai đoạn này tỷ suất đàu từ tài chính dài hạn cũng tăng mặng từ 19.09% năm 2006 lên 31.99% năm 2007. à Như vậy qua toàn bộ quá trình phân tích ta nhận thấy tỷ suất đầu tư tổng quát và tài chính dài hạn của doanh nghiệp không ổn định còn tỷ suất đầu tư về TSCVĐ có xu hướng giảm dần, điều này không có nghĩa là doanh nghiệp không chú trọng vào tăng cường, qui mô về năng lực sản xuất ngày càng được mở rộng, mà là doanh nghiệp cũng gia tăng các đầu tư dài hạn. 2.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn: 2.2.1. Tỷ suất nợ: Tỷ suất nợ phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủ ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng. Dựa vào các tài liệu có liên quan ta có bảng sau: Bảng phân tích tỷ suất nợ: Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 2007/2006 2006/2005 Nợ phải trả 666,114 351,070 269,845 89.74% 30.10% Tổng nguồn vốn 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ suất nợ 47.82% 37.49% 34.41% 33.65% 10.36% Giai đoạn 2005 -2006: Trong giai đoạn này tỷ suất nợ tăng từ mức 34.41% năm 2005 lên mức 37.49% năm 2006 tức là đã tăng 3.08%. Nguyên nhân tăng là do nợ phải trả tăg cao, vì trong giai đoạn này doanh nghiệp mở rộng qui mô hoạt động do đó doanh nghiệp đã vay nhiều vốn hơn, đồng thời chiếm dụng vốn ở các đơn vị khác để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, làm cho tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng vốn Giai đoạn 2006-2007: Trong năm 2007 tỷ suất nợ là47.82% tức là tăng 10.33% so với năm 2006 (37.49%) , ta thấy nợ phải trả và tổng nguồn vốn cũng tăng mạnh. à Nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất nợ của doanh nghiệp cao và có xu hướng tăng dần, điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng đòn cân nợ để góp phần tăng lợi nhuận, tuy nhiên việc sử dụng đòn cân nợ một mặt đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, nhưng mặt khác nó cũng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nếu vay nhiều quá doanh nghiệp có thể mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có biện pháp giảm bớt lượng vốn vay nhằm giảm bớt rủi ro cho chính doanh nghiệp. 2.2.2. Tỷ suất tự tài trợ: Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng vốn Tình hình thực tế tại doanh nghiệp Bảng phân tích tỷ suất tự tài trợ: Đơn vị tính: Tỷ đồng CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch 2007/2006 2006/2005 Nguồn vốn chủ sở hữu 726,978 585,303 514,402 24.21% 13.78% Tổng nguồn vốn 1,393,093 936,372 784,247 48.78% 19.40% Tỷ suất tự tài trợ 52.18% 62.51% 65.59% 15.13% 9.04% Giai đoạn 2005 – 2006: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm. Năm 2006 tỷ suất tự tài trợ là 62.51% (giảm 3.08% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2006 là 1.38% so với năm 2005, trong khi đó tốc độ tăng của tổng là 2.47%. Giai đoạn 2006 – 2007: Trong giai đoạn này tỷ suất tự tài trợ giảm. Năm 2007 tỷ suất tự tài trợ là 52.18% (giảm 10.33% so với năm 2006. Nguyên nhân này là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, cụ thể là tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu trong năm 2007 là 24% so với năm 2006, trong khi đó tốc độ tăng của tổng nguồn vốn là 48.78%. à Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp qua 3 năm có xu hướng giảm dần chứng tỏ khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp ngày càng giảm, doanh nghiệp có thể bị thiếu vốn để chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 3. Phân tích khả năng thanh toán: Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến khả năng thanh toán. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai cần phải đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 3.1. Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn: Phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn là để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Để phân tích chúng ta sử dụng các chỉ tiêu sau: 3.1.1. Vốn lưu động ròng: Ta có: Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn Bảng phân tích vốn lưu động ròng: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Tài sản ngắn hạn 380,346 460,247 589,481 21.01% 28.08% Nợ ngắn hạn 207,990 303,771 580,698 46.05% 91.16% Vốn lưu động ròng 172,356 156,476 8,783 -9.21% -94.39% Vốn lưu động ròng phản ánh phần tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn, vốn lưu động càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Nhìn vào bảng vốn lưu động ròng của Kinh Đô trong 3 năm, ta thấy vốn lưu động ròng giảm từ 171,356 trong năm 2005 xuống 156,476 năm 2006 ( - 9,21%) và năm 2007 chỉ có 8,783 ( giảm đến 94,39% so với 2006). Qua 3 năm, lượng vốn lưu động có xu hướng giảm mạnh, làm cho tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn vốn lâu dài giảm, hay nói cách khác là sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn tăng. Vốn lưu động ròng cho ta cái nhìn khái quát về khả năng chi trả, để đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích những chỉ tiêu sau: 3.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành ( K ): Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Tài sản ngắn hạn 380,346 460,247 589,481 21.01% 28.08% Nợ ngắn hạn 207,990 303,771 580,698 46.05% 91.16% Hệ số TT hiện hành 1.83 1.52 1.02 -0,171 -0,33 Nhìn vào bảng ta thấy, hệ số thanh toán hiện hành của Doanh nghiệp giảm dần qua các năm. Năm 2005, hệ số này là 1,83 nhưng sang 2006 và 2007 chỉ còn lại lần lượt là 1,52 và 1,02. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn nợ ngắn hạn. Cụ thể từ năm 2005 sang 2006, tài sản ngắn hạn tăng lên 21,01% trong khi nợ ngắn hạn tăng 46,05%. Còn từ 2006 sang 2007, tài sản ngắn hạn chỉ tăng lên 28,08% trong khi nợ ngắn hạn tăng đến 91,16%. Như vậy, dựa trên kết quả trên ta có thể thấy: trong năm 2005, 1 đồng nợ ngắn hạn có 1,83 đồng tài sản ngắn hạn đảm bảo nhưng sang 2006 và 2007 chỉ còn lại 1,52 và 1,02. Tuy vậy, dù có giảm nhưng hệ số thanh toán hiện hành của Doanh nghiệp là vẫn chấp nhận được vì còn > 1, tài sản ngắn hạn đến lúc này vẫn còn có thể đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Xu hướng giảm hệ số thanh toán hiện hành của Dn thể hiện 2 điều, mặt tốt là điều này cho thấy Dn không đầu tư quá mức vào tài sản lưu động và số TSNH ko tạo ra doanh thu này sẽ giảm è DN sử dụng vốn hiệu quả hơn. Mặt khác, nếu xu hướng này vẫn tiếp tục trong các năm tới thì rất đáng báo động vì nó làm khả năng thanh toán ngắn hạn của Dn giảm và làm rủi ro tài chính tăng lên. Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu sau: 3.1.3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng TT nhanh = TSNH có khả năng thanh khoản cao/ NNH Trong đó TSNH có KN thanh khoản cao = Tiền + khoản phải thu Ta có bảng phân tích hệ số này của DN: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Tiền + khoản phải thu 260,713 247,405 353,545 -5.10% 42.90% Nợ ngắn hạn 207,990 303,771 580,698 46.05% 91.16% Hệ số TT nhanh 1.25 0.81 0.61 -0.350 -0.252 Tương tự hệ số TT hiện hành, hệ số thanh toán nhanh của Dn cũng giảm dần trong 3 năm. Cụ thể năm 2005 hệ sô này là 1,25 sang 2006 còn 0,81 và sang 2007 là 0,61. Điều này có nghĩa là trong năm 2005, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảm bằng 1,25 đồng “ tiền + khoản phải thu” còn sang 2006 thì 1 đồng nợ NH được đảm bảo bằng 0,81 đồng tiền có khả năng thanh khoản cao và sang 2007 thì còn lại 0,61 đồng. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng nợ ngắn hạn của Dn nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng của “tiền + khoản phải thu”. Tình trạng này của Dn cho thấy trong năm 2005, Dn bị ứ đọng tiền và sang 2006 2007 đã điều chỉnh giảm, tuy nhiên hệ số này của Dn là khá thấp, khả năng thanh toán của Dn trong năm 2007 là chưa tốt, trong những năm tới Dn cần ngăn chặn tình trạng này. 3.1.4. Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Ngoài hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn nữa ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt nếu các chủ nợ đòi thanh toán tức thời. Hệ số thanh toán tức thời = Tiền / Nợ NH Ta có bảng phân tích: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Tiền 44,724 50,826 19,272 13.64% -62.08% Nợ ngắn hạn 207,990 303,771 580,698 46.05% 91.16% Hệ số TT tức thời 0.22 0.17 0.03 -0.222 -0.802 Quan sát từ bảng ta thấy hệ số này của Dn qua cả 3 năm đều rất thấp và có xu hướng ngày càng giảm dần. Nhìn vào các chỉ tiêu cấu thành hệ số ta thấy: tiền mặt của Dn có xu hướng giảm và năm 2007 giảm đến 62,08% so với năm 2006, trong khi đó nợ ngắn hạn lại tăng nhanh qua 3 năm, đặc biệt năm 2007 tăng đến 91,16% so với năm 2006. Đó là nguyên nhân tại sao hệ số này giảm nhanh chóng. è Có thể thấy khả năng thanh toán bằng tiền của DN là không tốt và ngày càng xấu đi. Trong các năm tới Dn cần nâng cao mức dự trữ bằng tiền lên mức cho phép và giảm các khoản nợ phải trả ngắn hạn đến mức giới hạn cần thiết để có thể đảm bảo đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán. 3.2. Khả năng thanh toán dài hạn: Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu: Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác họ chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Tỷ lệ này được tính như sau: Tỷ lệ nợ/ VCSH = Nợ phải trả / VCSH Tình hình tại DN như sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 2007/2006 Nợ 269,845 351,070 666,114 30.10% 89.74% Vốn chủ sở hữu 514,402 585,303 726,978 13.78% 24.21% Nợ/ VCSH 0.52 0.60 0.92 0.075 0.316 Nhìn chung ta thấy tỷ lệ nợ so với VCSH của Dn là khá tốt và có xu hướng tăng. Trong năm 2005 tỷ lệ này là 0,52 điều này thể hiện rằng số vốn huy động bằng cách đi vay chỉ chiếm 52% so với VCSH, nhưng sang 2006 và 2007, hệ số này tăng dần è Dn đang chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn, đi vay nhiều hơn để kinh doanh. Việc tăng tỷ trọng nợ này của Dn cũng là điều chấp nhận đc và cũng có nhiều mặt tốt, nhưng Dn cũng nên giữ cho tỷ số này không quá cao để có thể đảm bảo sự vững vàng về tài chính hơn. Trong năm 2007, cả VCSH và nợ của Dn đều tăng mạnh, trong đó VCSH tăng từ 585,303 tỷ lên 726,978 tỷ còn nợ tăng từ 351,070 tỷ năm 2006 lên đến 666,114 tỷ trong 2007. Tốc độ tăng của nợ nhanh hơn tốc độ tăng của VCSH cho nên hệ số này tăng trong cả 3 năm. 4. Phân tích khả năng luân chuyển vốn: Khả năng luân chuyển vốn là một vấn đề rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích khả năng luân chuyển vốn giúp chúng ta đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả cho công ty. 4.1. Luân chuyển hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,... Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Trị giá hàng tồn kho bình quân Thời gian tồn kho bình quân = Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Thời gian tồn kho bình quân đo lường số ngày hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Số liệu cụ thể tại doanh nghiệp: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Giá vốn hàng bán - 230 061 -716 854 -623 093 26.1% 13.1% HTK bình quân 65 953 120 403 95 803 -20.4% 82.6% Số vòng quayHTK -8.623 -5.954 -6.504 2.669 -0.55 Thời gian tồn kho 41.75 60.46 55.35 19 -6 Giai đoạn từ năm 05-06: số vòng quay HTK năm 2005 là 8.6 vòng, mỗi vòng là 42 ngày, trong khi đến năm 2006, số vòng quay là 6 vòng, mỗi vòng kéo dài 60 ngày. Giai đoạn từ năm 06-07: Số vòng quay HTK năm 2007 đã tăng hơn so với năm 2006 gần 1 vòng, và mỗi vòng ngắn hơn 6 ngày Như vậy, nhìn chung, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối vốn dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn dự trữ để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. 4.2. Luân chuyển khoản phải thu: Tốc độ luân chuyển khỏan phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau: Số vòng quay khoản phải thu = Tổng doanh thu thuần/ Số dư bình quân nợ phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay khoản phải thu Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% Khoản phải thu bình quân 215 989 196 579 334 273 9% 70% Số vòng quay KPT 3.698 5.078 2.594 1.38 -2.484 Kỳ thu tiền bình quân 139 71 97 -68 26 Giai đoạn 05-06: Số vòng quay KPT tăng 1.38 vòng, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại giảm xuống. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng trong khi đó khoản phải thu bình quân lại giảm, điều đó chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp khá khả quan Giai đoạn 06-07: Số vòng quay KPT giảm rõ rệt, trong khi kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên 26 ngày, cụ thể là năm 2006, số vòng quay KPT là 5.1 vòng trong khi năm 2007 chỉ là 2.6 vòng. Tốc độ luân chuyển vốn giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn. Nguyên nhân của điều này là do khoản phải thu tăng mạnh từ 196 579 năm 2006 lên đến 334 273 năm 2007. Trong khi đó, doanh thu thuần lại giảm nhẹ 13.1%. Vậy, khả năng thu hồi nợ trong giai đoạn này không tốt bằng giai đoạn năm 05-06. Như vậy, qua 3 năm hoạt động, số vòng quay KPT lúc đầu tăng sau đó giảm, đây là dấu hiệu không tốt, cho thấy khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp đi xuống. Vốn của doanh nghiệp bị tồn đọng và bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, gây khó khăn hơn trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 4.3. Luân chuyển vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận chuyển. Nó không ngừng mang nhiều hình thái khác nhau như là: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau: Số vòng quay vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần/ Vốn lưu động bình quân sử dụng Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất. Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Doanh thu thuần 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% Tài sản NH- Nợ NH 305 877 288 990 8 783 5.52% 96.96% Số vòng quay VLĐ 2.61 3.45 98.71 0.84 95.26 Số ngày quay vòng VLĐ 138 104 4 -34 -100 Giai đoạn 05-06: Số vòng quay vốn lưu động tăng nhẹ do doanh thu thuần tăng, trong khi vốn lưu động bình quân sử dụng lại giảm. Mặc khác số ngày quay vòng vốn lưu động năm 2005 là 138 đến năm 2006 chỉ còn 104 ngày. Như vậy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm 2006 tốt hơn năm 2005 điều đó giúp công ty tránh ứ động vốn và tiết kiệm được một lượng vốn. Giai đoạn 06-07: Số vòng quay giai đoạn này tăng một cách đột biến: 95.26 vòng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty năm 2007 giảm 13.1% so với năm 2006, trong khi vốn lưu động lại giảm một cách đáng kể. Điều này cho thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng cũng có nghĩa là thời gian cho một vòng quay vốn lưu động tăng. như vậy, trong giai đoạn này hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty ngày càng tăng. Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta nhận thấy, tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng dần sau đó là tăng mạnh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là tốt. 4.4. Luân chuyển vốn chủ sở hữu: Việc phân tích tình hình luân chuyển vốn chủ sở hữu nhằm đánh giá xem doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả vốn chủ sở hữu hay không. Để đánh giá ta dựa vào các tiêu chí sau: Số vòng quay VCSH = Tổng doanh thu thuần/ VCSH sử dụng bình quân Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay VCSH Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Doanh thu 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% VCSH bình quân 514 402 585 303 726 978 13.78% 24.21% Số vòng quay VCSH 1.55 1.71 1.19 0.16 -0.52 Số ngày 232 210 302 -22 -92 Giai đoạn 05-06: số vòng quay vốn chủ sở hữu tăng nhẹ do doanh thu tăng và VCSH bình quân được sử dụng cũng tăng 13.78%, số ngày quay vòng Vốn chủ sở hữu cũng giảm. Như vậy, chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của công ty có xu hướng khả quan hơn. Giai đoạn 06-07: VCSH được sử dụng tăng 24.21%, cụ thể là năm 2006 chỉ là 585 303 trong khi năm 2007 là 726 978. Do vậy, số vòng quay VCSH cũng giảm. Điều này cho thấy, VCSH không tham gia tạo nhiều doanh thu. Tóm lại, qua 3 năm ta thấy, tốc độ luân chuyển VCSH của công ty tương đối không tốt, tuy nhiên tình hình luân chuyển có xu hướng tăng dần. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu chưa cao, vốn bị ứ đọng trong sản xuất kinh doanh, không tham gia tạo nhiều doanh thu. Do đó, trong những năm tới công ty cần có những biện pháp để nâng cao tốc độ luân chuyển vốn chủ sở hữu. 4.5. Luân chuyển toàn bộ vốn: Với những phân tích chi tiết từng thành phần vốn trên giúp ta có cái nhìn chi tiết và cụ thể khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn ta cần xem xét khả năng luân chuyển toàn bộ vốn. Số vòng quay tổng vốn = Tổng doanh thu thuần/ Tổng vốn sử dụng bình quân Số ngày của một vòng quay = Số ngày trong kỳ/ Số vòng quay tổng vốn Ta có bảng sau: Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 05-06 06-07 Doanh thu 798 751 998 150 866 992 26.1% 13.1% Tổng vốn bình quân 784 247 936 372 1 393 093 19.39% 48.78% Số vòng quay tổng vốn 1.02 1.07 0.62 0.05 -0.45 Số ngày 353 336 580 -17 244 Từ bảng trên có thể thấy, số vòng quay tổng vốn năm 2006 là cao nhất: 1.07 vòng, năm 2005 thấp hơn rất ít và cuối cùng là giảm mạnh vào năm 2007: 0.62 vòng. Trong khi đó, doanh thu đạt được cao nhất cũng vào năm 2006 là 998 150, tuy nhiên tổng vốn bình quân bỏ ra nhiều nhất lại là năm 2007: 1 393 093. Tốc độ tăng tổng vốn bình quân của năm 2007 so với năm 2006 là rất lớn: 48.78%. Như vậy, trong 3 năm, năm 2006 doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn cả. Năm 2007 hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp giảm mạnh, điều này thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chậm, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khó có điều kiện tích lũy để tái đầu tư. Tóm lại, qua toàn bộ quá trình phân tích trên, ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm trong năm 2007, bằng chứng là tốc độ luân chuyển khỏan phải thu, tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu tăng nhanh vào năm 2006 nhưng cũng giảm mạnh vào năm 2007. Do đó, trong những năm tới, công ty cần phải có những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như đề ra các giải pháp nhằm nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế những tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất, đồng thời tăng doanh thu bán hàng. 5. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh: 5.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý 5.1.1. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán. Phân tích tình hình biến động của giá vốn hàng bán cho ta thấy được Chỉ tiêu 2007 2006 2005 chênh lệch 06-05 Giá vốn hàng bán 0 716,854 568,689 20.6688% chi phí bán hàng 0 76,307 63,684 16.5424% Chi phí QLDN 0 73,107 51,235 29.9178% Doanh thu thuần 0 998,150 798,751 19.9769% giá vốn/doanh thu 0  71.8183% 71.1973% 0.8647% CPBH/doanh thu thuần  0 7.6448% 7.9729% -4.2918% CPQL/doanh thu thuần  0 7.3242% 6.4144% 12.4226% Xét năm 05-06: Nhìn trên bảng biểu ta thấy từ năm 2005 đến 2006 lượng giá vốn hàng bán và doanh thu thuần đều tăng.Năm 2005 giá vốn hàng bán chiếm 71,19% doanh thu thuần còn năm 2005 giá vốn hàng bán chiếm 71,81% doanh thu thuần, tăng gần 0.9%. Bên cạnh đó ta cũng thấy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 20,7% tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là 19,9%. Lượng tăng này nhìn chung là ko đáng kể và nguyên nhân chính là do giá cả của nguyên vật liệu gia tăng. à Có thể thấy qua 2 năm giá vốn hàng bán của doanh nghiệp tuy có tăng do chịu tác động của lạm phát song lượng tăng là không đáng kể và không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Điều này là nhờ vào việc doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong việc chống lạm phát. Tuy nhiên tỉ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu vẫn còn cao do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần có các nỗ lực để giảm giá vốn hàng bán nâng cao doanh thu nhằm gia tăng lợi nhuận. 5.1.2.Chi phí bán hàng: Giai đoạn 2005 -2006 chi phí bán hàng của doanh nghiệp có tăng tuy nhiên tốc độ tăng này không bằng tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể là tốc độ tăng của chi phí bán hàng là 16,5% còn tốc độ tăng của doanh thu là 20%. Chính vì vậy năm 2005 chi phí bán hàng chiếm 7,9% doanh thu còn năm 2006 chi phí bán hàng của doanh nghiệp chiếm 7,6% doanh thu. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp chủ yếu là chi cho chi phí quảng cáo, chi phí điện nước cho các chi nhánh, chi phí cho nhân viên tăng thêm, chi phí giao nhận và vận chuyển. ta có thể thấy đây đều là những chi phí hợp lí tăng lên cùng với tốc độ tăng của doanh thu nên có thể nói rằng doanh nghiệp đã quản lí khá tốt chi phí bán hàng. Điều này góp phần làm tăng lợi nhuận trong các năm tiếp theo và doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tình hình này. 5.1.3. Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí quản lí doanh nghiệp của kinh đô năm 2006 cũng tăng và cụ thể là tăng gần 30% so với năm 2005. Đây là mức tăng khá cao. chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2005 chiếm 6,4% doanh thu còn năm 2006 thì chiếm 7,3% doanh thu. Chi phí quản lí doanh nghiệp chủ yếu là do doanh nghiệp tăng chi phí thiết kế web, tăng chi phí đào tạo. vì vậy ta kết luận mặc dù chi phí quản lí doanh nghiệp có tăng song mức tăng này là phù hợp, chứng tỏ các nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm cũng như quảng bá rộng hơn hình ảnh của công ty. Những chi phí này là hợp lí. Bên cạnh đó mức tăng chi phí quản lí doanh nghiệp vẫn cao hơn mức tăng của doanh thu. do đó ta thấy hiệu quả quản lí chi phí quản lí của doanh nghiệp vẫn còn chưa tốt doanh nghiệp cần có các biện pháp khắc phục, thay đổi phương pháp để giảm tốc độ tăng của chi phí đồng thời góp phần vào việc tăng lợi nhuận. Nhìn chung qua 2 năm, giá vốn hàng bán cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty tăng. Song những mức tăng này đều không cao đồng thời khá hợp lí. Công ty kinh đô đã quản lí khá tốt các chi phí này và nên tiếp tục duy trì phát huy nhằm tăng cao lợi nhuận của công ty. 5.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng chi phí mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí chúng ta sẽ thấy được quá trình quản lí chi phí của doanh nghiệp có hiêu quả không. Từ đó rút ra nguyên nhân tại sao. Tình hình thực tế của doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu 2007 2006 2005 Chi phí 0 178,230 138,188 Doanh thu thuần 0 998,150 798,751 Hiệu suất sử dụng chi phí 0 5.600347865 5.780176282 Theo bảng trên ta thấy, hiệu suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp 2 năm 2005 là 5,7% tức là cứ 1 đồng chi phí mang lại 5,7 đồng doanh thu còn năm 2006 là 5,6% tức là cứ 1 đồng chi phí mang lại 5,6 đồng doanh thu. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp như trên là khá cao. Mặc dù năm 2006 hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp thấp hơn của năm 2005 0,1%. Điều này có thể được lí giải vì giá nguyên vật liệu tăng do tác động của lạm phát. Theo bản cáo bạch của công ty chúng ta đều biết, chi phí nguyên vật liệu chiếm khoảng 65-75% giá thành sản phẩm, do đó việc tăng hay giảm giá nguyên vật liệu có ảnh hưởng rát lớn đến chi phí cũng như kết quả kinh doanh của công ty. Đặc biệt trước tình hình tăng giá do lạm phát như vậy, công ty đã có những nỗ lực nhằm làm giảm chi phí như: công ty thực hiện kiểm soát chi phí bằng việc kiểm soát quá trình sản xuất. Quy trình sản xuất của kinh đô được thiết lập cụ thể chặt chẽ và đồng bộ, bảo đảm thực hiện công việc đúng ở mọi khâu ngay từ ban đầu để ngăn ngừa phát sinh các sai sót và hỏng hóc. Hàng tháng bộ phận kế toán quản trị và giá thành lập báo cáo kiểm soát chi phí sản xuất, báo cáo này được luân chuyển qua nhiều cấp khác nhau từ kế toán trưởng giám đốc tài chính và tổng giám đốc điều hành. Vì vậy với việc thực hiện các nỗ lực này chúng ta có thể tin rằng trong các năm sau hiệu suất sử dụng chi phí của doanh nghiệp sẽ tăng cao hơn. 5.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động tài chính đến tổng lợi nhuận Chỉ tiêu 2007 2006 2005 Doanh thu từ hoạt động tài chính 47,464 4,954 chi phí tài chính 23,847 18,099 LN hoạt động tài hính 23,617 -13,145 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 308,113 101,997 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và hoạt động tài chính 331,730 88,852 Ngoài hoạt động kinh doanh chính theo chức năng công ty còn có những hoạt động tài chính với chi phí và thu nhập có liên quan. Việc phân tích này sẽ giúp cho ta đánh giá được sự ảnh hưởng của chúng vào tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào bảng phân tích, chúng ta có thể thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005. Cụ thể là từ 4954 lên 47464. Đặc biệt trong khi năm 2005 công ty phải chịu lỗ từ hoạt động tài chính 13145 tỉ đồng thì đến năm 2006 công ty không những có lãi mà còn lãi rất cao 23617 tỉ đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã quản lí tốt các chi phí tài chính đem lại 1 khoản doanh thu lớn cho công ty. 5.4. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khác đến tổng lợi nhuận Chỉ tiêu 2007 2006 2005 Thu nhập khác 19,502 15,203 Chi phí khác 4,969 5,170 LN khác 14,532 10,033 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD 308,113 101,997 Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD và hoạt động khác 293,581 112,030 Thu nhập từ hoạt động khác của doanh nghiệp chủ yếu là từ các hoạt động còn các chi phí khác của doanh nghiệp là từ các hoạt đông như thu được từ các khoản nợ khó đòi, thu tiền thưởng kim ngạch. Còn chi phí khác như chi phí đấu giá tài sản cố định, chi phí bán tài sản cố định bị lỗ. Thông qua bảng trên ta thấy, năm 2006 lợi nhuận từ hoạt động khác của doanh nghiệp đã tăng, cụ thể là năm 2005 là 10 tỉ đồng còn năm 2006 là 14,5 tỉ đồng. mức tăng này là do doan 6. Phân tích khả năng sinh lời: Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính mà bất kỳ một đối tượng nào muốn đặt quan hệ với doanh nghiệp cũng đều quan tâm. 6.1.Chỉ số lợi nhuận hoạt động: Chỉ tiêu này thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được tính dựa vào công thức sau: Chỉ số LNHĐ = Lợi nhuận thuần HĐKD/ Doanh thu thuần Tình hình tại công ty: Chỉ tiêu 2005 2006 Chênh lệch 2006/2005 Lợi nhuận thuần HĐ 101,997 308,113 202.08% Doanh thu thuần 798,751 998,150 24.96% Chỉ số lợi nhuận HĐ 0.128 0.309 141.73% Năm 2005, chỉ số này của Cty là 0,128 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0,128 đồng lợi nhuận. Năm 2006 , chỉ số này tăng lên 0,309 cho ta thấy khả năng sinh lời tốt hơn của Dn, 1 đồng doanh thu năm 2006 tạo ra 0,309 đồng lợi nhuận. Doanh thu tăng lên qua 2 năm 1 phần cũng do chi phí từ 2005 sang 2006 giảm đáng kể è Doanh nghiệp ngày càng làm ăn tốt hơn, quản lý chi phí hiệu quả hơn. 6.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA): Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp: Ta có công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản chỉ tiêu năm 2006 năm 2005 chênh lệch hệ số quay vòng vốn 9.14 7.23 26.4177% tỉ suất lợi nhuận/DT 29.48% 12.42% 17.0598% tỉ suất lợi nhuận/Tài sản 31.42% 12.65% 18.7749% è Từ bảng phân tích ta thấy năm 2006 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì mang lại 31,4 đồng lợi nhuận so với năm 2005 100 đồng đầu tư vào tài sản mang lại 12,65 đồng lợi nhuận. Vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm 2006 tăng lên rất nhiều so với năm 2005 và cụ thể là tăng lên 18,8%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vòng quay tài sản khiến cho hệ số quay vòng vốn của doanh nghiệp năm 2006 là 9,14 trong khi hệ số vòng quay vốn năm 2005 là 7,23 tăng 26,41%. Thêm vào đó doanh nghiệp hoạt động cũng khá hiệu quả vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng cao. Năm 2006 tăng 17% so với năm 2005. è Có thể thấy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp qua 2 năm tăng cao và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vốn đầu tư cũng như chi phí để sinh lời. 6.3. ROE Tỉ suất lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu = tỉ suất lợi nhuận/ DT * hệ số quay vòng vốn* đòn cân nợ. Trong đó: đòn cân nợ = tổng tài sản/ vốn CSH Ta có bảng số liệu sau: Bảng tính đòn cân nợ : Chỉ tiêu 2006 2005 tổng tài sản 936,372 784,247 vốn chủ sở hữu 585,303 514,402 đòn cân nợ 1.60 1.52 Bảng tỉ suất lợi nhuận trên vốn : Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 tỉ suất lợi nhuận 0.29 0.12 vốn quay vòng 1.065975916 1.018494173 đòn cân nợ 1.60 1.52 tỉ suất lợi nhuận/vốn CSH 0.502671266 0.192796684 Đòn cân nợ của Dn trong năm 2005 và 2006 lần lượt là 1.52 và 1.6. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng từ 0.12 lên 0.29 nên đòn cân nợ càng phát huy tác dụng và làm cho ROE của DN tăng hơn gấp đôi qua 2 năm, từ 0,19 lên 0,5. 1 đồng VCSH trong năm 2005 chỉ tạo ra 0.19 đồng lợi nhuận nhưng tạo ra đến 0,5 đồng lợi nhuận trong năm 2006 è Dn sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả và đem lại mức lợi nhuận cao cho các cổ đông, sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng. III. Nhận xét: 1. Điểm mạnh: - Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô ngày càng tăng, hàng hóa đa dạng, mạng lưới phân phối rộng khắp. - Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có xu hướng tăng dần thể hiện sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, công ty tiết kiệm được tương đối chi phí dự trữ hàng tồn kho, giải phóng vốn nhanh để xoay vòng vốn nhanh, tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận khi đang hoạt động có lãi. - Sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả - Quản lý chi phí tốt, hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng cải thiện. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản là khá tốt và tăng đều. - ROE tăng mạnh và khá cao è sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng. 2. Điểm yếu: - Khả năng thanh toán chưa tốt và giảm qua các năm, trong đó khả năng thanh toán tức thời rất kém, rủi ro về tài chính khá cao. - Khả năng tự chủ của Dn ngày cảng giảm, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ trang trải cho những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp và lượng vốn thiếu hụt này lại có chiều hướng tăng. Doanh nghiệp phải huy động vốn liên tục từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác. - Lượng vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp ngày càng tăng, khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp chưa cao. IV. Giải pháp: Sau quá trình phân tích về tình hình tài chính của công ty Kinh Đô chúng tôi có một số giải pháp như sau: Dựa vào kết quả phân tích ta thấy CTCP Kinh Đô hiện nay đang sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu là từ vốn vay do nguồn vốn tự có của cty còn hạn chế.Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận , công ty đã sử dụng đòn cân nợ. Việc sử dụng đòn cân nợ một mặt làm tăng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của Dn khi Dn còn đang làm ăn tốt nhưng cũng đồng thời làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của Dn và dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Do đó, trong những năm tới, để giảm rủi ro công ty nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào sản xuất. Công ty cần quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu để tận dụng các khoản vốn này hiệu quả hơn cho SXKD và đặc biệt là để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, tránh việc chậm trễ làm mất niềm tin với các nhà cho vay Quản trị tốt chi phí nhằm tăng lợi nhuận Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cũng như vật lực, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể sản xuất và tiêu thụ tốt hơn. Kết luận Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế và xu thế hội nhập mạnh mẽ hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng là mục tiêu lâu dài cần đạt tới của tất cả các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một vấn đề hết sức quan trọng. Việc phân tích tài chính của doanh nghiệp có thể giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính và từ đó có thể đưa ra các quyết định đầu tư đúng đắn. Không nằm ngoài mục đích trên, bằng việc phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần Kinh Đô, chúng tôi đã đưa ra một số nhận xét về điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề ra một số giải pháp hứa hẹn trong tương lai. Qua việc phân tích các chỉ số tài chính về vốn, khả năng thanh toán, tài sản, nguồn nợ... có thể thấy rằng, Công ty Cổ Phần Kinh Đô hoạt động tương đối hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển lĩnh vực sản xuất thực phẩm ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những mặt chưa tốt về khả năng thanh khoản tức thời, vấn đề huy động và sử dụng vốn, do đó, doanh nghiệp cần khắc phục để hoàn thiện hơn tình hình tài chính của mình. Vấn đề cải thiện tình hình hoạt động sản xuất, tài chính... là vấn đề không phải dễ dàng giải quyết và khắc phục được ngay. Vì thế, không chỉ công ty Cổ phần Kinh Đô mà rất nhiều các doanh nghiệp Việt Nam khác cũng cần hết sức thận trọng và từng bước học hỏi, tiếp thu, tích lũy kinh nghiệm để doanh nghiệp ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, góp phần to lớn thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Kinh Đô.doc
Luận văn liên quan