Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần R.E.E

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 5 1.1.1 Khái niệm 5 1.1.2 Ý nghĩa 5 1.2. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính 6 1.2.1 Vai trò 6 1.2.2. Mục đích 6 1.3. Giới thiệu sơ lược về báo cáo tài chính 7 1.3.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính 7 1.3.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính 7 1.3.3. Công cụ của phân tích báo cáo tài chính 7 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 10 2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần RRE 10 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 10 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng, triết lý kinh doanh và định hướng phát triển 10 2.1.3. Tài liệu phân tích 13 2.2. phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần REE 14 2.2.1. Phân tích sơ lược 22 2.2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán 22 2.2.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 24 2.2.2. Phân tích tỷ số 25 2.2.2.1. Tỷ số thanh khoản (Liquidity Ratios) 25 2.2.2.2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 26 2.2.2.3. Tỷ số quản lý nợ 29 2.2.2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi 31 CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 33 3.1. Đối với hàng tồn kho 33 3.2. Đối với khoản phải thu 33 3.3. Đối với hiệu suất sử dụng tài sản cố định 33 3.4. Đối với việc huy động vốn 34 PHẦN KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHẦN MỞ ĐẦU Lời mở đầu Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Trong doanh nghệp vấn đề tài chính đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ thình hình tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó chúng tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần R.E.E”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lại và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1. Đối tượng nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp, cụ thể hơn là phân tích bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dựa vào đó mà đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua bài tiểu này, giúp chúng ta hiểu được cách sử dụng những thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro trong tương lai để ra quyết định kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh các vấn đề tài chính của doanh nghiệp như bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản báo cáo tình hình tài chính 4. Phương pháp nghiên cứu báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ.

doc33 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5653 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần R.E.E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH SÁCH NHÓM NLX PHẠM THỊ KIM ÁNH 08219081 NGÔ PHAN ĐÌNH DOÃN 08111221 LƯU NGỌC HUỆ (NT) 08213911 KHỔNG MINH HUY 08099071 NGUYỄN THỊ BÍCH LOAN 08232891 LƯƠNG NGUYỄN THÀNH PHƯƠNG 08103271 PHẠM PHÚ QUỐC 08103101 PHẠM THỊ MI SA 08879771 PHẠM QUANG VINH 08101761 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Lời mở đầu Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình. Trong doanh nghệp vấn đề tài chính đóng vai trò rất quan trọng, bởi lẽ thình hình tài chính lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó chúng tôi chọn đề tài “phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần R.E.E”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lại và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1. Đối tượng nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp, cụ thể hơn là phân tích bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…dựa vào đó mà đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua bài tiểu này, giúp chúng ta hiểu được cách sử dụng những thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những rủi ro trong tương lai để ra quyết định kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này xoay quanh các vấn đề tài chính của doanh nghiệp như bản cân đối kế toán, bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bản báo cáo tình hình tài chính… 4. Phương pháp nghiên cứu báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính là việc sử dụng các kỹ thuật khác nhau để phân tích các báo cáo tài chính cho doanh nghiệp để nắm bắt được tình hình tài chính thực tế của doanh nghiệp, qua đó đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất. 1.1.2 Ý nghĩa Phân tích tài chính là một mục vô cùng quan trọng đối với nhiều đối tượng. Dưới đây là ý nghĩa đối với mỗi nhóm đối tượng: - Nhóm đối tượng bên ngoài - bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và cơ quan quản lí - Nhóm đối tượng từ bên trong doanh nghiệp đó là chủ doanh nghiệp, manager, nhân viên trong công ty.... Đối với nhóm đối tượng thứ nhất là nhóm đối tượng bên ngoài bao gồm chủ đầu tư, chủ nợ và cơ quan quản lí. Những kết quả phân tích tài chính sẽ giúp họ có một cái nhìn toàn diện bao quát về doanh nghiệp, về vốn, tỉ suất lãi, doanh thu hàng năm, nợ tồn đọng,... Các chỉ số phân tích tài chính sẽ cung cấp một cách chính xác, kịp thời và thiết yếu cho các nhà đầu tư có ý định hoặc tuơng lai sẽ đầu tư vào doanh nghiệp. Chính những kết quả phân tích này là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, là nguồn thu hút vốn từ ngoài vào giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. - Còn đối với chủ nợ, những chỉ số trong bảng phân tích tài chính phục vụ một yêu cầu duy nhất đó là khả năng thanh toán nợ tồn đọng của doanh nghiệp đối với họ. Nhóm đối tượng này thường chỉ quan tâm chủ yếu đến chỉ số kinh doanh, doanh thu, lưu lượng tiền mà doanh nghiệp có được trong một năm - thường thì không quan tâm đến nguồn tiền - để phục vụ chi trả thanh toán các khoản nợ của công ty đó. Một số chỉ số phân tích tài chính khác mà họ quan tâm như lưu lượng hàng hóa, hàng tồn kho, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, máy móc và một số chỉ tiêu khác. - Riêng nhóm "cơ quan quản lí", nhóm này chỉ quan tâm đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên mặt vĩ mô, những ảnh hưởng của doanh nghiệp trong một ngành, một lãnh vực hoặc hơn nữa là phạm vi đất nước. Những chỉ số này giúp họ có những cái nhìn bao quát hơn về quá trình phát triển và thi phần của doanh nghiệp trong bộ phận, ngành, lãnh vực hoặc nền kinh kế. Nhóm thứ hai đó là nhóm có tác động từ bên trong doanh nghiệp, bao gồm có chủ doanh nghiệp, Manager, nhân viên,... Họ cần có một bản phân tích tài chính đầy đủ, chính xác, rõ ràng và chi tiết. Phục vụ cho mục đích điều hành, quản lí và xây dựng doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, các nhà quản lí thường yêu cầu những chỉ số phân tích chính xác và chi tiết mang tính thời sự cập nhật để họ đưa ra những biện pháp chiến lược sách lược trong kế hoạch kinh doanh của mình, khắc phục những khuyết điểm, tồn đọng và xúc tiến những giải pháp kinh doanh mới. Đối với nhân viên công ty, những chỉ số phân tích tài chính giúp họ có cái nhìn chính xác, khả quan hơn về doanh nghiệp mà họ đang làm, và tất nhiên một điều hoàn toàn có thể xảy ra đó là họ sẽ trở thành một nhà đầu tư ưu thế của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò và mục đích của phân tích tài chính 1.2.1 Vai trò - Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tài chính là tạo ra giá trị khổng lồ cho các nhà đầu tư, cung cấp các phân tích, và đề xuất “lời khuyên đầu tư” cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. - Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. - Phân tích tài chính cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh. - Phân tích tài chính cũng giúp kết nối và cố vấn đầu tư cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch. - Kết qủa của phân tích tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự hưng thịnh của các công ty. Điều này đã được khẳng định rất rõ và chứng minh qua thực tế. 1.2.2. Mục đích Phân tích tài chính giúp nhà phân tích đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, tiềm năng, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó đưa ra quyết định cho thích hợp. 1.3. Giới thiệu sơ lược về báo cáo tài chính 1.3.1 Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để đề ra các quyết định kinh tế. 1.3.2. Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính đối với nhà quản trị Việc phân tích các báo cáo tài chính có thể giúp cho nhà quản trị đưa ra các hướng đi cho doanh nghiệp. Cũng như đưa ra các mục tiêu cho doanh nghiệp nhằm hướng tới những mục tiêu làm cho doanh nghiệp làm ăn có lãi hoặc đưa doanh nghiệp đi lên theo hướng mà báo cáo tài chính đưa ra. Định hướng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tương tự đều nhằm hướng vào tương lai. Phân tich báo cáo tài chính đối với nhà đầu tư Cả những người mua bán cổ phần lẫn nhà cho vay ngân hàng đều phân tích các báo cáo tài chính và coi đó như là một công việc hỗ trợ cho việc ra quyết định, tuy nhiên phạm vị chú ý chính trong những phân tích của họ sẽ khác nhau. Người ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của công ty, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai Phân tích báo cáo tài chính đối với người cho vay Nhà cho vay ngân hàng có thể quan tâm nhiều hơn tới khả năng cơ động chuyển sang tiền mặt trong thời kỳ ngắn hạn và giá trị lý giải của các tài sản có tính cơ động. Còn các nhà đầu tư cổ phần tiềm năng quan tâm hơn đến khả năng sinh lợi lâu dài và cơ cấu vốn. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, sự định hướng vào việc ra quyết định của công tác phân tích là đặc trưng chung. 1.3.3. Công cụ của phân tích báo cáo tài chính Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”. Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ. Công dụng lớn thứ hai của các tỷ lệ là để so sánh xu thế theo thời gian đối với mỗi công ty riêng lẻ. Ví dụ, xu thế số dư lợi nhuận sau thuế đối với công ty có thể được đối chiếu qua một thời kỳ 5 năm hoặc 10 năm. Rất hữu ích nếu ta quan sát các tỷ lệ chính thông qua một vài kỳ sa sút kinh tế trước đây để xác định xem công ty đã vững vàng đến mức nào về mặt tài chính trong các thời kỳ sa cơ lỡ vận về kinh tế. Đối với cả hai phạm trù sử dụng chính, người ta thường nhận thấy rằng “trăm nghe không bằng mắt thấy” và việc mô tả các kết quả phân tích dưới dạng đồ thị thường rất hữu ích và xúc tích. Nếu ta chọn phương pháp này để trình bày các kết quả thì tốt nhất là nên trình bày cả tiêu chuẩn ngành và xu thế trên cùng một biểu đồ. Các tỷ lệ tài chính then chốt thường được nhóm lại thành bốn loại chính, tuỳ theo khía cạnh cụ thể về tình hình tài chính của công ty mà các tỷ lệ này muốn làm rõ. Bốn loại chính, xét theo thứ tự mà chúng ta sẽ được xem xét ở dưới đây là: - Khả năng sinh lợi: Các tỷ lệ “ở hàng dưới cùng” được thiết kế để đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi của công ty. - Tính thanh khoản: Các tỷ lệ được thiết kế ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ ngần ngắn hạn khi đến hạn. - Hiệu quả hoạt động: Đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của công ty để kiếm được lợi nhuận. - Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ / vốn): Đo lường phạm vi theo đó việc trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ hay bán thêm cổ phần. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần RRE 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh là Xí nghiệp Quốc doanh Cơ điện lạnh, thành lập năm 1977. Ngày 13 tháng 11 năm 1993, Xí nghiệp được chuyển thành Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh theo Quyết định số 1707/QĐ-UB của Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh. Tại thời điểm thành lập, Công ty có vốn điều lệ là 16 tỷ đồng. Sau khi cổ phần hóa, Công ty đã có những bước tiến mạnh mẽ về mọi mặt, doanh thu và lợi nhuận đều tăng nhanh. Ngày 14 tháng 8 năm 2000, Công ty đã được tổ chức DNV (Thụy Điển) cấp chứng chỉ ISO 9002. Với sự kiện này, REE là công ty cơ điện lạnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9002. Đến năm 2003, nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với các nước khu vực và thế giới, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 đang áp dụng tại Công ty đã được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2000. Với sự năng động của ban lãnh đạo Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty luôn được đánh giá là người đi tiên phong trong việc thực hiện các chính sách đổi mới của Nhà nước. Là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành cổ phần hóa vào năm 1993, Công ty cũng là một trong hai doanh nghiệp đầu tiên niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2000. Tại thời điểm niêm yết, vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ đồng. Năm 2002, Công ty tăng vốn lên 225 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Sau khi thực hiện các đợt phát hành cổ phiếu thưởng và phát hành 5 triệu cổ phiếu vào tháng 10/2005, hiện nay Công ty có vốn điều lệ là 282 tỷ đồng. 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mạng, triết lý kinh doanh và định hướng phát triển Tầm nhìn: Đối với khách hàng: Cung cấp các sản phẩm chất lượng cao mang tính ổn định và lâu dài. Nhu cầu của khách hàng đều được REE phục vụ một cách tốt nhất, không phân biệt đối tượng khách hàng. Đối với cổ đông và nhà đầu tư: REE luôn giữ phương châm tăng cường sự minh bạch, công khai hoá thông tin các hoạt động của Công ty đến các cổ đông, các nhà đầu tư thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau và cũng luôn chủ động tạo cơ hội đối thoại với nhà đầu tư. Đối với đối tác kinh doanh: Duy trì, nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ lâu dài trên nguyên tắc tôn trọng lợi ích của các bên tham gia nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất cho xã hội. Đối với cộng đồng xã hội: REE luôn xem việc chia sẻ tấm lòng với cộng đồng bằng cả vật chất lẫn tinh thần là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đối với nhân viên: Tạo môi trường làm việc bình đẳng, không phân biệt độ tuổi, giới tính.  Triết lý kinh doanh: Cam kết cải tiến chất lượng Nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác Tạo ra giá trị cao nhất cho cổ đông Trân trọng sự đóng góp của nhân viên Bảo đảm tính chính trực Sứ mệnh: Là nhà chuyên nghiệp về điều hòa không khí, Reetech luôn đi đầu trong cung cấp các giải pháp về điều hòa không khí trong mọi lĩnh vực theo hướng tiết kiệm điện năng, bảo vệ môi trường, mang lại những lợi ích tốt nhất và niềm tin cho khách hàng. Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ hướng tới tiện nghi, sang trọng và sức khỏe cho người sử dụng. Định hướng phát triển: Hoạt động dịch vụ cơ điện (M&E) + Công trình nổi bật năm 2007 là nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất. Với công trình trọng điểm này, REE-M&E đã chứng minh được năng lực quản lý, thi công và hệ thống cơ điện có trình độ kỹ thuật cao, ngang tầm với các nhà thầu M&E trên thế giới. Ngoài ra, năm 2007, REE-M&E cũng ký kết được một số dự án tương đối, tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội như cao ốc văn phòng Gemadept (91,5 tỷ đồng), khu phức hợp Thái Bình Plaza (102,2 tỷ), Sài Gòn Pearl phase II (70,9 tỷ), Golden westlake – HN (82,3 tỷ). + Phương hướng sắp tới là tham gia đấu thầu các dự án có gói M&E từ trung bình trở lên (khoảng từ 3 triệu USD trở lên). Hoạt động sản xuất, lắp ráp và kinh doanh các sản phẩm mang thương hiệu Reetech + Một lợi thế mà Reetech vượt trội hơn các thương hiệu khác là sản phẩm máy điều hòa nhiệt độ Reetech có đầy đủ các dãy công suất, chủng loại đa dạng và có nhiều dòng sản phẩm với giá thành hợp lý để người tiêu dùng lựa chọn, và đội ngũ dịch vụ bảo hành bảo trì rộng khắp trên các tỉnh thành. Bên cạnh các dòng sản phẩm máy lạnh dân dụng, Reetech còn có các dòng sản phẩm dành cho thương mại, công nghiệp và dược phẩm như hệ thống máy lạnh trung tâm thế hệ thứ ba làm lạnh bằng gas không ảnh hưởng môi trường, máy lạnh trung tâm làm lạnh bằng nước giải nhiệt gió dạng “Modular”. Phát triển, quản lý khai thác kinh doanh bất động sản + tổng diện tích 66.737 m² văn phòng cho thuê của REE đa không còn một chỗ trống, như dự án etown 2 chính thức khai trương vào tháng 3/2007 chỉ chưa đầy 2 tháng sau đa lấp đầy 100% diện tích cho thuê. + Bên cạnh các hoạt động cho thuê văn phòng, sau hơn một năm thành lập, REE Land – một công ty thành viên của REE Corp chuyên đầu tư vào lĩnh vực bất động sản – đa có những bước khởi đầu tốt. REE Land đa tham gia góp vốn vào dự án cao ốc căn hộ và văn phòng Hiệp Phú ở Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và dự án cao ốc văn phòng cùng với Công ty HAPACO ở Hải Phòng. + hoạt động kinh doanh BĐS của REE gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của TT nhà đất, chính sách cắt giảm đầu tư công của CP và việc thắt lại dòng tiền tín dụng NH đổ vào lĩnh vực được dự đoán là còn "lình xình" trong thời gian tới. Đầu tư chiến lược + Với mô hình “Holding Company”, REE có định hướng đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực có nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, cụ thể danh mục đầu tư của REE bao gồm: ngân hàng, hạ tầng điện - nước - viễn thông, vận tải, địa ốc, thủy sản,… + Tuy nhiên, sự sụt giảm quá mạnh của TTCK và BĐS đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư của REE. Việc mất thanh khoản của các dự án 2.1.3. Tài liệu phân tích BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN dvt: ngàn đồng tỉ trọng TÀI SẢN 2009 2008 tăng tuyệt đối tỷ lệ tăng 2009 % 2008 % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1,408,236,808 1,118,977,987 289,258,821 25.85% 41.64% 42.90% I. Tiền và các khoản tương đương tiền 244,409,919 359,042,809 -114,632,890 -31.93% 7.23% 13.77% 1. Tiền 91,399,269 25,450,192 65,949,077 259.13% 2.70% 0.98% 2. Các khoản tương đương tiền 153,010,650 333,592,617 -180,581,967 -54.13% 4.52% 12.79% II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 325,383,754 182,504,714 142,879,040 78.29% 9.62% 7.00% 1. Đầu tư ngắn hạn 458,186,486 457,724,511 461,975 0.10% 13.55% 17.55% 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -132,802,732 -275,219,797 142,417,065 -51.75% -3.93% -10.55% III. Các khoản phải thu ngắn hạn 575,146,029 457,622,941 117,523,088 25.68% 17.01% 17.55% 1. Phải thu khách hàng 224,871,531 195,130,680 29,740,851 15.24% 6.65% 7.48% 2. Trả trước cho người bán 70,385,741 14,777,886 55,607,855 376.29% 2.08% 0.57% 3. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 254,636,381 229,555,088 25,081,293 10.93% 7.53% 8.80% 4. Các khoản phải thu khác 338,795,125 26,029,516 312,765,609 1201.58% 10.02% 1.00% 5. Dự phòng phải thu khó đòi -8,627,136 -7,870,229 -756,907 9.62% -0.26% -0.30% IV. Hàng tồn kho 242,913,714 106,952,564 135,961,150 127.12% 7.18% 4.10% 1. Hàng tồn kho 249,311,699 111,431,452 137,880,247 123.74% 7.37% 4.27% 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho -6,397,965 -4,478,888 -1,919,077 42.85% -0.19% -0.17% V. Tài sản ngắn hạn khác 20,363,392 12,854,959 7,508,433 58.41% 0.60% 0.49% 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 1,742,862 924,365 818,497 88.55% 0.05% 0.04% 2. Thuế Giá trị Gia tăng được khấu trừ 5,584,789 3,450,654 2,134,135 61.85% 0.17% 0.13% 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 4,387,048 -4,387,048 -100.00% 0.00% 0.17% 4. Tài sản ngắn hạn khác 13,056,741 4,092,892 8,963,849 219.01% 0.39% 0.16% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1,973,709,471 1,489,276,511 484,432,960 32.53% 58.36% 57.10% I. Tài sản cố định 89,628,886 45,351,955 44,276,931 97.63% 2.65% 1.74% 1. Tài sản cố định hữu hình 17,872,226 19,819,388 -1,947,162 -9.82% 0.53% 0.76% Nguyên giá 41,514,866 40,133,580 1,381,286 3.44% 1.23% 1.54% Giá trị hao mòn lũy kế -23,642,640 -20,314,192 -3,328,448 16.38% -0.70% -0.78% 2. Tài sản cố định vô hình 14,357,143 11,886,137 2,471,006 20.79% 0.42% 0.46% Nguyên giá 15,848,393 12,603,724 3,244,669 25.74% 0.47% 0.48% Giá trị hao mòn lũy kế 1,491,250 -717,587 2,208,837 -307.81% 0.04% -0.03% 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 57,399,517 13,646,430 43,753,087 320.62% 1.70% 0.52% II. Bất động sản đầu tư 521,885,876 531,763,776 -9,877,900 -1.86% 15.43% 20.39% 1. Nguyên giá 664,675,337 637,355,700 27,319,637 4.29% 19.65% 24.44% 2. Giá trị hao mòn lũy kế -142,789,461 -105,591,924 -37,197,537 35.23% -4.22% -4.05% III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,356,918,797 909,089,598 447,829,199 49.26% 40.12% 34.85% 1. Đầu tư vào công ty liên kết 216,974,461 219,229,527 -2,255,066 -1.03% 6.42% 8.41% 2. Đầu tư dài hạn khác 1,313,978,793 935,342,340 378,636,453 40.48% 38.85% 35.86% IV. Tài sản dài hạn khác 5,275,912 3,071,182 2,204,730 71.79% 0.16% 0.12% 1. Chi phí trả trước dài hạn 289,548 0 289,548 0.01% 0.00% 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 2,056,818 141,636 1,915,182 1352.19% 0.06% 0.01% 3. Tài sản dài hạn khác 2,929,546 2,929,546 0 0.00% 0.09% 0.11% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 3,381,946,279 2,608,254,498 773,691,781 29.66% 100.00% 100.00% NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ 893,842,260 508,968,718 384,873,542 75.62% 26.43% 19.51% I. Nợ ngắn hạn 791,108,503 403,533,080 387,575,423 96.05% 23.39% 15.47% 1 Vay và nợ ngắn hạn 148,477,993 148,277,946 200,047 0.13% 4.39% 5.68% 2 Phải trả người bán 142,259,957 68,293,306 73,966,651 108.31% 4.21% 2.62% 3 Người mua trả tiền trước 389,655,601 101,195,303 288,460,298 285.05% 11.52% 3.88% 4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 53,253,805 9,153,793 44,100,012 481.77% 1.57% 0.35% 5 Phải trả người lao động 2,265,398 2,483,699 -218,301 -8.79% 0.07% 0.10% 6 Chi phí phải trả 1,836,395 6,122,968 -4,286,573 -70.01% 0.05% 0.23% 7 Các khoản phải trả khác 47,782,142 64,287,101 -16,504,959 -25.67% 1.41% 2.46% 8 Dự phòng phải trả ngắn hạn 3,854,329 3,718,964 135,365 3.64% 0.11% 0.14% II. Nợ dài hạn 102,733,757 105,435,638 -2,701,881 -2.56% 3.04% 4.04% 1 Nợ dài hạn khác 63,422,906 59,844,841 3,578,065 5.98% 1.88% 2.29% 2 Vay và nợ dài hạn 22,666,870 32,570,912 -9,904,042 -30.41% 0.67% 1.25% 3 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 4 Dự phòng trợ cấp thôi việc 16,643,981 13,001,889 3,642,092 28.01% 0.49% 0.50% 5 Dự phòng phải trả dài hạn 17,996 -17,996 -100.00% 0.00% 0.00% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 2,463,374,316 2,088,465,068 374,909,248 17.95% 72.84% 80.07% I. Vốn chủ sở hữu 2,462,171,925 2,087,167,691 375,004,234 17.97% 72.80% 80.02% 1 Vốn cổ phần đã phát hành 810,431,310 810,431,310 0 0.00% 23.96% 31.07% 2 Thặng dư vốn cổ phần 1,315,439,887 1,315,439,887 0 0.00% 38.90% 50.43% 3 Cổ phiếu quỹ -28,913 -28,913 0 0.00% 0.00% 0.00% 4 Quỹ đầu tư phát triển 70,417,784 70,417,784 0 0.00% 2.08% 2.70% 5 Quỹ dự phòng tài chính 48,528,597 46,095,899 2,432,698 5.28% 1.43% 1.77% 6 Lợi nhuận chưa phân phối 217,367,558 -155,188,276 372,555,834 -240.07% 6.43% -5.95% II. Quỹ khác 1,202,391 1,297,377 -94,986 -7.32% 0.04% 0.05% 1 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1,202,391 1,297,377 -94,986 -7.32% 0.04% 0.05% C. LỢI ÍCH CỦA CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 24,729,703 10,820,712 13,908,991 128.54% 0.73% 0.41% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 3,381,946,279 2,608,254,498 773,691,781 29.66% 100.00% 100.00% BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỐ PHẦN CƠ ĐIỆN LẠNH REE dvt: ngàn đồng tỉ trọng Mã số CHỈ TIÊU TM 2009 2008 tăng tuyệt đối tỉ lệ tăng 2009 % 2008 % 1 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.1 1,182,010,428 1,174,308,753 7,701,675 0.66% 2 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 17.1 -7,799,295 -19,915,379 12,116,084 -60.84% 10 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 17.1, 23 1,174,211,133 1,154,393,374 19,817,759 1.72% 100.00% 100.00% 11 4. Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp -765,333,673 -824,317,894 58,984,221 -7.16% -65.18% -71.41% 20 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 408,877,460 330,075,480 78,801,980 23.87% 34.82% 28.59% 21 6. Doanh thu hoạt động tài chính 17.2, 23 212,900,370 183,012,218 29,888,152 16.33% 18.13% 15.85% 22 7. Chi phí tài chính 18 -4,086,863 -525,042,497 520,955,634 -99.22% -0.35% -45.48% 23 Trong đó: Chi phí lãi vay -8,103,317 -17,662,769 9,559,452 -54.12% -0.69% -1.53% 24 8. Chi phí bán hàng -48,980,024 -39,710,986 -9,269,038 23.34% -4.17% -3.44% 25 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp -90,065,673 -70,809,872 -19,255,801 27.19% -7.67% -6.13% 30 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 478,645,270 -149,273,176 627,918,446 -420.65% 40.76% -12.93% 31 11. Thu nhập khác 19,23 5,749,895 7,982,887 -2,232,992 -27.97% 0.49% 0.69% 32 12. Chi phí khác 19 -205,800 -368,307 162,507 -44.12% -0.02% -0.03% 40 13. Lợi nhuận khác 19 5,544,095 7,614,580 -2,070,485 -27.19% 0.47% 0.66% 50 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 484,189,365 -141,658,596 625,847,961 -441.80% 41.24% -12.27% 51 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 20.1 -52,302,330 -15,036,430 -37,265,900 247.84% -4.45% -1.30% 52 16. (Chi phí) lợi ích thuế TNDN hoãn lại 20.3 1,915,182 2,868,075 -952,893 -33.22% 0.16% 0.25% 60 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 433,802,217 -153,826,951 587,629,168 -382.01% 36.94% -13.33% Phân bổ cho: 17.1 Lợi ích của cổ đông thiểu số 1,603,571 -7,641 1,611,212 -21086.40% 0.14% 0.00% 17.2 Cổ đông của công ty mẹ 432,198,646 -153,750,541 585,949,187 -381.10% 36.81% -13.32% 70 18. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (VNĐ) 24 5,333 -1,901 7,234 -380.54% 0.00% 0.00% 2.2. phân tích tình hình tài chính của công ty cố phần REE 2.2.1. Phân tích sơ lược 2.2.1.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Phân tích theo chiều ngang Dựa vào bảng cân đối kế toán ta thấy Tài sản ngắn hạn tăng 25.85% tương ứng với mức tăng 289,258 tỷ. Mức tăng này ảnh hưởng bởi nhân tố Tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Hàng tồn kho. Ta thấy Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 31.93% tương đương với mức giảm là 114,632 tỷ đồng. Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 78.29% tương đương với mức tăng 142,879 tỷ, mức tăng này thật đáng kể. Cho thấy công ty đã dùng tiền và các khoản tương đương tiền để mua chứng khoán ngắn hạn năm 2009. Năm 2008-2009 khoản mục hàng tồn kho tăng 127.12%, mức tăng tương ứng với 135,061 tỷ. Mức tăng này cho thấy công ty đang gia tăng sản lương hàng tồn kho, có thể do việc kinh doanh của công ty không được như ý hoặc mức tăng hàng tồn kho thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty. Tài sản dài hạn tăng 58.36%, mức tăng này tương ứng với mức tăng 484,432 tỷ. Mức tăng này được gây ra bởi mức tăng tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Năm 2009 tài sản cố định tăng 97.63% tương ứng với mức tăng 44,276 tỷ đồng, mức tăng này gần gấp đôi so với giá trị tài sản năm 2008. Trong khi đó các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 49.26%, mức tăng tương ứng với 447,829 tỷ đồng. Tài sản dài hạn tăng cho thấy công ty đã dùng tiền mặt để đầu tư vào tài sản cố định hoặc năm 2009 công ty đã huy động vốn để mở rộng sản xuất. Để hiểu rõ được điều này, chúng ta cần phải xem xét phần Nguồn vốn của công ty. Phần Nợ phải trả của công ty tăng 75.62%, mức tăng này tương ứng với 384,873 tỷ đồng. Điều này cho thấy công ty vay mượn nợ khá nhiều trong năm 2009, công ty vay mượn nợ để đầu tư vào tài sản cố định để mở rộng sản xuất. Khoản mục vay mượn nợ ngân hàng chỉ tăng có 0.13%, mức tăng này không đáng kể. Trong khoản vay mượn công ty không chỉ sử dụng hoàn toàn vốn vay ngân hàng mà còn dựa vào phần phải trả người bán. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy rằng khoản phải trả người bán tăng 108.31%, mức tăng này hơn gấp đôi so với năm trước tương đương với 73,966 tỷ. Ngoài ra công ty còn tận dụng khoản Nguời mua trả tiền trước, khoản này tăng 285%, mức tăng tương ứng với 288,460 tỷ đồng. Khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước là nguồn vốn không phải trả lãi. Doanh nghiệp đang tận dụng hai khoản này để mà đầu tu vào tài sản lưu động và mở rộng sản xuất kinh doanh. Phần nguồn vốn chủ sở hữu có mức tăng không đáng kể, mức tăng là 17.95%, mức tăng tương ứng là 374,909 tỷ đồng. Mức tăng nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu là mức tăng lợi nhuận chưa phân phối. Ta thấy lợi nhuận chưa phân phối năm 2009 này dương, trong khi đó khoản mục này năm 2008 bị âm do công ty kinh doanh thua lỗ. Chính vì khoản mục lợi nhuận chưa phân phối này tăng cho nên vốn chủ sở hữu tăng, trong khi công ty không phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn. Phân tích theo chiều dọc Ta thấy khoản tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, đầu năm là 41.64% xuống cuối năm là 42.9%, mức giảm là 1.26%, mức giảm này chủ yếu cho tiền và các khoản tương đương tiền giảm, trong khi các khoản đầu tư tài chính và hàng tồn kho tăng lên nhưng mức tăng này không đủ để bù đắp khoản tiền mặt giảm. Tiền mặt đầu năm là 13.77% đến cuối năm là 7.23%, giảm 6.54%. Trong khi đó mức tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chỉ là 2.62%, hàng tồn kho là 3.08%. Cho thấy tiền mặt giảm không chỉ để đầu tư vào tài chính ngắn hạn hay hàng tồn kho, mà còn đầu tư vào tài sản cố định – theo đúng như phân tích ở trên. Tài sản dài hạn có khuynh hướng tăng, đầu năm 57.10% đầu năm tăng lên thành 58.36%, mức tăng là 1.26%. Mức tăng này bằng với mức giảm của tài sản ngắn hạn. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy bất động sản đầu tư giảm 4.96%, trong khi đó mức tăng của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 5.27%. Điều này cho thấy công ty đang bán bớt bất động sản đầu tư để tăng cường đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Khi phân tích xong bảng cân đối kế toán thì ta thấy công ty đang cố gắng huy động nguồn vốn, bằng các khoản không chịu chi phí cố định như khoản phải trả người bán, khoản thu trước. Công ty mở rộng đầu tư bằng cách mở rộng tài sản cố định, sản lượng sản xuất ra phải tăng lên. Nhưng hàng tồn kho tăng quá nhiều cho thấy khả năng bán hàng của công ty không phù hợp với năng suất hiện tại. Do đó công ty cần có những chính sách bán hàng mới hoặc nỗ lực marketing để hàng tồn kho giảm ít lại. 2.2.1.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Phân tích theo chiều ngang Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1.72%, tương ứng với tăng 19,817 tỷ đồng mức tăng này là do doanh thu bán hàng tăng đồng thời các khoản giảm trừ doanh thu giảm đáng kể. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 0.66%, tương ứng với mức tăng 7,701 tỷ đồng, trong khi đó các khoản giảm trừ doanh thu giảm 60.84%, giảm tương ứng với 12,116 tỷ đồng. Công ty vừa tăng doanh thu mà vừa giảm các khoản giảm trừ doanh thu, cho thấy công ty đạt thành công trong việc buôn bán, hàng thiếu chất lượng và hàng bán bị trả lại giảm một cách đáng kể. Giá vốn hàng bán giảm 7.16%, mức giảm tương ứng với 58,984 tỷ. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách cải thiện hoạt động sản xuất của mình là cho giá vốn hàng bán giảm xuống. Doanh thu hoạt động tài chính tăng 16.33% trong khi đó chi phí tài chính giảm xuống 99.22%, mức giảm tương ứng với giảm 520,995 tỷ Chi phí bán hàng tăng 23.34% tương ứng với mức tăng 9,269 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 27.19 tương ứng mức tăng 19,255 tỷ đồng. Mặc dù vậy nhưng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 420.65%, điều này là do doanh thu tăng nhưng các khoản giảm trừ doanh thu giảm xuống, và giá vốn hàng bán giảm xuống. Cho thấy năm 2009 là năm kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đã khắc phục những nhược điểm về kinh doanh bán hàng của năm trước. Chính điều này làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2009 dương 433,802 tỷ, tăng 382.01% so với năm trước Phân tích theo chiều dọc Năm 2008 theo bảng trên tính thì ta thấy trong năm 2008 là 100 đồng doanh thu thì chúng ta có 71 đồng giá vốn hàng bán và lãi gộp là 28.59 đồng và lợi nhuận thuần là -13 đồng. Trong khi đó năm nay 2009 thì trong 100 đồng doanh thu ta có 65 đồng giá vốn hàng bán, lãi gộp 34.82 đồng và lợi nhuận thuần là 40.76 đồng. Như vậy khi so sánh về măt kết cấu thì cùng 100 đồng doanh thu thuần thì năm nay giá vốn hàng bán giảm 6 đồng, điều đó dẫn đến lãi gộp tăng 6.23 đồng và lợi nhuận thuần tăng 53.76 đồng. Trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng năm nay đều tăng, mức tăng khoảng 0.73 đồng, đáng lẽ điều này làm cho lợi nhuận năm nay giảm, nhưng thực tế do doanh số bán tăng nhưng các chi phí khác giảm xuống làm cho lợi nhuận thuần tăng 53.69 đồng. Qua phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta thấy rằng công đã thành công trong việc giảm chi phí sản xuất, làm cho lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể. 2.2.2. Phân tích tỷ số 2.2.2.1. Tỷ số thanh khoản (Liquidity Ratios) 1. Tỷ số thanh toán hiện thời (còn gọi là tỷ số thanh khoản ngắn hạn): đây là một trong những thước đo khả năng thanh khoản của một công ty à thể hiện khả năng sử dụng tài sản ngắn hạn ( TS lưu động ) để trang trải các khoản nợ ngắn hạn, được xác định dựa vào thông tin từ bảng cân đối tài sản bằng cách lấy giá trị tài sản lưu động chia cho giá trị nợ ngắn hạn phải trả. Giá trị tài sản lưu động Công thức tính: Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = (lần) 2 (lần) Năm 2008 1 (lần) Năm 2009 Số 2,77 có nghĩa là công ty có 2,77 đồng tài sản lưu động để thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Tương tự số 1,78 cũng vậy. Tỷ số thanh toán hiện hành năm 2009 thấp hơn năm 2008 vì nợ ngắn hạn năm 2009 tăng gần gấp đôi so với 2008 (cụ thể là tăng hơn 1,96 lần) nhưng tài sản ngắn hạn lại tăng ít (chỉ tăng 1,25 lần). Giá trị tài sản lưu động bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Khi xác định tỉ số thanh khoản hiện thời chúng ta đã tính cả hàng tồn kho trong giá trị tà sản lưu động đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Để tránh nhược điểm này, tỷ số thanh khoản nhanh được thực hiện. 2. Tỷ số thanh toán nhanh: thể hiện khả năng thanh toán nợ của các “tài sản có tính thanh khoản cao” (tức là các loại tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn), bao gồm tất cả tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho biết, với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ hay không. Giá trị tài sản lưu động – Giá trị hàng tồn kho Công thức tính: Giá trị nợ ngắn hạn Tỷ số thanh khoản nhanh = Năm 2008 (lần) Năm 2007 (lần) Tỷ số thanh toán nhanh năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 vì hàng tồn kho và nợ ngắn hạn năm 2009 tăng gần gấp đôi so với năm 2008 . Cụ thể hàng tồn kho tăng từ đ( năm 2008) lên 242,913,714đ (năm 2009), nợ ngắn hạn tăng từ đ (năm 2008) lên đ (năm 2009). Trong khi đó tiền và các tương đương tiền năm 2009 giảm so với năm 2008 ( cụ thể giảm từ 359,042,809đ (năm 2008) xuống còn 244,409,919 đ năm 2009. Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp giảm. 2.2.2.2. Tỷ số quản lý tài sản hay tỷ số hiệu quả hoạt động 1. Số vòng quay các khoản phải thu Doanh thu thuần Các khoản phải thu Công thức: Vòng quay các khoản phải thu = Năm 2009: Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2009 == 2,04 lần Tỷ số trên cho thấy trong năm 2009 các khoản phải thu luân chuyển 2,04 lần. Điều này có nghĩa là bình quân khoản ngày công ty mới thu hồi được nợ. Tỷ số này có thể được thể hiên ở dạng khác đó là tỷ số kỳ thu tiền bình quân: Các khoản phải thu Doanh thu trung bình ngày Kỳ thu tiền bình quân = = ngày Năm 2008: Vòng quay các khoản phải thu của công ty năm 2008 == 2,52 lần Tỷ số trên cho thấy trong năm 2008 các khoản phải thu luân chuyển 2,52 lần. Điều này có nghĩa là bình quân khoản ngày công ty mới thu hồi được nợ. Nhận xét: Ta thấy số vòng quay các khoản phải thu năm 2009 (2,04 lần- tương ứng số ngày thu được nợ là 176,47) thấp hơn năm 2008 (2,52 lần- tương ứng với số ngày thu được nợ là 142,86). Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của năm 2009 kém hơn năm 2008 do vốn bị chiếm dụng nhiều hơn 33,6 ngày. 2. Số vòng quay hàng tồn kho: Doanh thu thuần Hàng tồn kho Công thức: Số vòng quay hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 == 4,83 lần Ta thấy trong năm 2009 hàng tồn kho của công ty REE luân chuyển 4,83 vòng có nghĩa là khoảng ngày. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2008 == 10,79 lần Ta thấy trong năm 2008 hàng tồn kho của công ty REE luân chuyển 10,79 vòng có nghĩa là khoảng ngày. Vậy theo đặc điểm ngành kinh doanh của công ty REE thì hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2008 cao hơn năm 2009 là 10,79 - 4,83 = 6 vòng tương ứng tiết kiệm được 41,17 ngày. 3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Doanh thu thuần TSCĐ Công thức : Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2009= = 13,1 đồng. Nghĩa là 1 đồng TSCĐ đã tạo ra được 13,1 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2008= = 25,45 đồng. Nghĩa là 1 đồng TSCĐ đã tạo ra được 25,45 đồng doanh thu. Nhận xét: Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2008 cao hơn năm 2009 là 12,35 đồng chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ ở công ty REE năm 2008 cao hơn 2009. Toàn bộ TS 4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Doanh thu thuần Công thức : Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS năm 2009 = = 0,347 đồng. Nghĩa là 1 đồng TS đã tạo ra được 0,347 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng toàn bộ TS năm 2008= = 0,443 đồng. Nghĩa là 1 đồng TS đã tạo ra được 0,443 đồng doanh thu. Nhận xét: Ta thấy chỉ số năm 2008 cao hơn năm 2009 là 0,096 chứng tỏ công suất hoạt động của công ty năm 2008 cao hơn năm 2009. Công ty cần xem xét tìm nguyên nhân tại sao công suất hoạt động năm 2009 thấp hơn năm 2008 để có biện pháp nâng cao năng suất cho năm sau. Doanh thu thuần 5. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần Vốn cổ phần Công thức: Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần= Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần năm 2009 = = 1,44 đồng. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần năm 2008 = = 1,42 đồng. Nhận xét: Việc tính toán trên cho thấy rằng công ty REE có doanh thu gấp 1,44 lần so với vốn cổ phần trong năm 2009 và gấp 1,42 lần so với vốn cổ phần trong năm 2008. Nhìn chung ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cổ phần năm 2009 tăng nhưng không đáng kể so với năm 2008. 2.2.2.3. Tỷ số quản lý nợ Mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty gọi là đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính có tính hai mặt . Một mặt nó giúp gia tăng lợi nhuận cho cổ đông , mặt khác nó làm gia tăng rủi ro. Do đó, quản lý nợ cũng quan trọng như quản lý tài sản. Các tỷ số quản lý nợ bao gồm: 1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ trên tổng tài sản thường gọi là tỷ số nợ, đo lường mức độ sử dụng nợ của công ty so với tài sản. Công thức tỷ số này như sau: Tổng nợ Tỷ số nợ = (%) Giá trị tổng tài sản 508,968,718 Năm 2008= = 19,5% 2,608,254,498 893,842,260 Năm 2009= = 26,4% 3,381,946,279 Nhìn vào kết quả tính tỷ số ta thấy tỷ số nợ của công ty ngày càng tăng. Chúng ta có thể thấy công ty này vay nợ càng nhiều. Có thể công ty vay tiền để đầu tư vào nhà máy, máy móc thiết bị hoặc mở rộng qui mô hoạt động. 2. Tỷ số khả năng trả lãi hay tỷ số trang trải lãi vay Sử dụng nợ nói chung tạo ra được lợi nhuận cho công ty, nhưng cổ đông chỉ có lợi khi nào lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ. Nếu không công ty sẽ không có khả năng trả lãi và gánh nặng lãi gây thiệt hại cho cổ đông. Để đánh giá khả năng trả lãi của công ty chúng ta sử dụng tỷ số khả năng trả lãi. Công thức xác định tỷ số này như sau: EBIT Tỷ số khả năng trả lãi= (lần) Chi phí trả lãi -149,273,176 Năm 2008= = 8,45 ( lần) 17,662,769 478,645,270 Năm 2009= =59 ( lần) 8,103,317 2 tỷ số này đo lường khả năng trả lãi cho công ty . Khả năng trả lãi của công ty cao hay thấp nói chung phụ thuộc vào khả năng sinh lợi và mức độ sử dụng lãi của công ty. Nếu khả năng sinh lợi của công ty chỉ có giới hạn trong khi công ty sử dụng quá nhiều nợ thì tỷ số khả năng trả lãi sẽ giảm. Nhìn vào kết quả này khả năng trả lãi vào năm 2009 sẽ trở nên dễ dàng hơn. 3. Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của công ty, vì ngoài lãi ra công ty còn phải trả nợ gốc và các khoản khác chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó, chúng ta không chỉ có quan tâm đến khả năng trả lãi mà còn quan tâm đến khả năng thanh toán nợ nói chung. Để đo lường khả năng trả nợ chúng ta sử dụng tỷ số sau: EBITDA+ Thanh toán tiền thuê Tỷ số khả năng = trả nợ Chi phí lãi vay+nợ gốc +thanh toán tiền thuê 330,075,480+368,307 Năm 2008= =1,9(lần) 17,662,769+148,277,946+368,307 408,877,460+205,800 Năm 2009= =2,6(lần) 8,103,317+148,477,993+205,800 Khi tính chỉ số này cần lưu ý khôi phục lại tiền thuê, do tiền thuê đã được khấu trừ như là chi phí hoạt động ra khỏi EBITDA. Từ kết quả trên ta thấy năm 2009 có khả năng trả nợ cao hơn so với năm 2008. 2.2.2.4. Tỷ số khả năng sinh lợi 1. Lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 2009 = 0.369 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 2008 = -0.133 Qua cách tính trên ta thấy tỷ số năm 2008 là -0.133 và năm 2009 là 0.369. tỷ số này tăng lên. Do năm 2008 cty làm ăn không có lãi mà còn bị lỗ. Năm 2009 tỷ số là 0.369 có nghĩa 100 đồng doanh thu tạo ra 3.69 đồng lọi nhuận. Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường Tổng tài sản 2. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tài sản 2009 = = 0.128 Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường Tổng tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tài sản 2008= = -0.058 Tỷ số ROA của cty năm 2008 là -5.8% và năm 2009 là 12.8% chứng tỏ cty làm ăn có lợi nhuận.qua đó ta thấy khả năng sinh lợi của cty cao hơn năm 2008. Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường Vốn cổ phần thường 3. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tổng sở hữu 2008 = = -0.1898 Tỷ số lợi nhuận trên vốn tổng sở hữu 2009= 0.5352 Qua tính tỷ số trên ta thấy tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lên. Tỷ số năm 2009 là 0.5352 hơi cao so với ROA. Điều này là do đòn bẩy tài chính có tác dụng làm gia tăng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông. CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP Nhìn vào các chỉ số tài chính ta thấy mặc dù công ty kinh doanh có lời năm 2009 nhưng vẫn tồn tại những điểm yếu mà công ty cần phải khắc phục 3.1. Đối với hàng tồn kho Ta thấy hàng tồn kho năm 2009 nhiều hơn so với năm 2008. Điều này có thể được giải thích là do công ty mở rộng sản xuất, tồn kho là điều tất yếu. Nhưng khi nhìn vào chỉ số vòng quay hàng tồn kho thì ta thấy năm 2009 tỷ số này là 4,8 trong khi đó chỉ số này năm 2008 là 10,78. Tức là hàng tồn kho năm 2009 phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu thụ, nó cho thấy vấn đề bán hàng của công ty không được tốt đẹp. Có nhiều lý do dẫn đến hàng tồn kho tồn đọng, chiến lược Marketing chưa tốt, hàng bán bị trả lại, hàng không đủ chất lượng…Do đó công ty cần phải có những chiến lược để cải thiện tình hình này. Hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp, ngoài ra chi phí để lưu kho, chi phí bảo quản sản phẩm sẽ làm tăng chi phí cho công ty. 3.2. Đối với khoản phải thu Khả năng thu nợ của công ty năm 2009 thấp hơn so với năm 2008, năm 2009 công ty phải mất 2,04 vòng để thu lại được tiền, trong khi đó năm 2008 công ty chỉ mất 2.52 vòng để lấy lại được tiền. Khi tính ra ngày thì năm 2009 mất đến 176.47 ngày để lấy được tiền. Điều này cho thấy việc quản lý khoản phải thu của công ty bị sa sút, chính sách bán chịu của công ty không được ổn lắm. Nếu công ty không cải thiện thì với đà này, năm sau khoản phải thu của công ty lại tăng lên và công ty lại phải huy động vốn phát sinh thêm chi phí. Hơn nữa công ty sẽ dễ lâm vào tình trạng nguy hiểm, vì có thể sẽ không có khả năng chi trà nợ nần. Do đó công ty cần phải thay đổi chính sách bán hàng. Giảm giá, chiết khấu hợp lý với những khách hàng mua số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được khoản nơ dây dưa khó đòi. 3.3. Đối với hiệu suất sử dụng tài sản cố định Năm 2008 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 25.47, trong khi năm 2009 chỉ số này chỉ có 13.1. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty đã giảm xuống. Trong khi năm 2009 là năm mà công ty tăng mua tài sản cố định, đầu tư mở rộng kinh doanh, qua tỷ số này ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là không được tốt. Điều này cũng có thể giải thích khi chúng ta xem xét hàng tồn kho. Qua đây ta thấy rằng công ty cần gia tăng doanh số bán để hiệu suất sử dụng tài sản cố định được tăng lên. Điều này phải được thực hiện vì công ty mở rộng sản xuất thì doanh số bán phải tăng cho phù hợp, không để hàng sản xuất ra nhiều mà không bán được, gây ứ đọng ngày càng nhiều phát sinh thêm nhiều chi phí. Muốn giải quyết vấn đề này thì chúng ta cấn phải giải quyết ở khâu bán hàng của doanh nghiệp. 3.4. Đối với việc huy động vốn Nhìn qua bảng cân đối kế toán ta thấy rằng công ty huy động vốn năm 2009 chủ yếu thông qua khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước. Điều này cho thấy công ty thận trọng trong việc huy động vốn, công ty không muốn khoản lãi vay nào được gia tăng thêm nữa. Việc này giúp cho công ty nằm trong vùng an toàn không sợ mất khả năng chi trả, nhưng trong kinh doanh thì phải mạo hiểm mới có lời cao. Công ty huy động vốn không vay mượn đã làm mất đi một lá chắn thuế hữu hiệu, nếu vay nợ công ty sẽ tận dụng được đòn bẩy tài chính, mang lợi nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và cổ đông. Mặt khác việc huy động vốn bằng cách này cũng có thể được giải thích là do công ty không dám sử dụng đòn bẩy tài chính, tại vì năm 2008 doanh nghiệp đã kinh doanh lỗ, mà đòn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi cho nên doanh nghiệp chọn cách huy động vốn theo cách thận trọng, chắc chắn điều này nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nhóm doanh nghiệp sang năm sau nên vay nợ để tận dụng được lá chắn thuế đồng thời phát hành thêm trái phiếu nếu như công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh. PHẦN KẾT LUẬN Bất cứ doanh nghiệp nào muốn vận hành một cách hiệu quả điều phải thông qua quá trình phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những báo cáo mang tính quyết định về hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp là bản bảo cáo tài chính .Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai để ra các quyết định kinh tế.Báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kế toán đến người ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị. Những báo cáo tài chính do kế toán soạn thảo theo định kỳ là những tài liệu có tính lịch sử vì chúng thể hiện những gì đã xảy ra trong một thời kỳ nào đó. Đó chính là những tài liệu chứng nhận thành công hay thất bại trong quản lý và đưa ra những dấu hiệu báo trước sự thuận lợi và những khó khăn trong tương lai của một doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh của trường Đại Học Công Nghiệp TP.HCM Giáo trình PTHĐKD của trường ĐH Kinh Tế TP.HCM Một số trang wed tham khảo: …và một số wed liên quan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần REE.doc
Luận văn liên quan