LỜI MỞ ĐẦU Nhu cầu đời sống con người càng ngày càng cao, nền kinh tế và khoa học càng ngày càng phát triển. Đứng trước sự thay đổi hằng ngày và sự cạnh tranh khốc liệt đĩ nguồn nhân lực đã thực sự trở thành tài sản cực kỳ quý giá của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế đang hồi phục trên phạm vi toàn cầu. Nhưng để phát triển theo dự báo phải mất hai, ba năm nữa. Trong thời gian này, những doanh nghiệp hàng đầu thường tập trung chi phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực và thu hút nhân tài, chuẩn bị cho công cuộc cạnh tranh sau suy thóai. Các doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa trên cơ sở phát huy hiệu quả nhân tố con người. Chi tiền hay không chi tiền đó luôn là câu hỏi đối với các doanh nghiệp nhất là trong thời kỳ suy thoái. Khi làm gì con người cũng đóng vai trò chủ đạo, con người tận dụng khả năng và óc sáng tạo của mình để tạo ra những gì mà mình mong muốn. Do đó, mối quan tâm hàng đầu hiện nay của các nhà quản trị là làm sao để khuyến khích được người lao động đem hết tài năng và trí tuệ của mình ra để phục vụ cho doanh nghiệp.
Còn đối với người lao động nguồn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Đối với mỗi doanh nghiệp tài chính ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của công ty trên thị trường, tài chính giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm mục đích cung cấp cơ sở cho việc tạo ra các quyết định tài chính hợp lý. Một doanh nghiệp không thể lúc nào cũng có thể tạo ra cùng một loại sản phẩm với cùng những con người cũ trong khi thị trường có những thay đổi lớn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM – XD Phương Đông em đã đi sâu vào nghiên cứu và chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông” làm đề tài thực tập của mình, với hy vọng góp phần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Nội dung của đề tài được chia thành 3 chương sau:
Lời mở đầu Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty TNNHH TM – XD Phương Đông.
Kết luận Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán, phòng kinh doanh, đặc biệt là ông Nguyễn Gia Đăng Thục đã tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc thực tế và sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Nhân giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết của em còn nhiều sải sót em mong được sự góp ý của thầy cô để bài viết của mình hoàn thiện hơn.
65 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH thương mại – XD Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãi. Khoản thu nhập này giảm chủ yếu do thu nhập từ thanh lý tài sản giảm.
Năm 2009 lãi hoạt động này tiếp tục tăng 17 triệu tương đương 16,63% làm tổng lợi nhuận tăng tương ứng, do chi phí khác tiếp tục giảm nhiều là 69,23% và khoản thu nhập chỉ giảm 28,62% do thu nhập từ bán phụ phẩm giảm.
Năm 2010 hoạt động này lỗ và giảm rất lớn là 4,24 lần. Mặc dù thu nhập cũng tăng khá cao là 569 triệu (371,04%) do nhận được khoản tiền thưởng, tiền hổ trợ hợp đồng từ UBND tỉnh, tiền cho thuê kho và thu nhập tăng… nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí tăng đến 30,86 lần, do thanh lý một số tài sản hỏng.
Như vậy, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động khác không mấy hiệu quả. Mặc dù ở năm 2008, 2009 có thu được lãi nhưng vẫn rất thấp so với khoản bị lỗở những năm khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tổng lợi nhuận.
2.7 Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.7.1 Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán bao gồm đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp công ty làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của công ty. Tuy nhiên, đối với khoản phải trả ta đã xem xét ở phần “phân tích kết cấu nguồn vốn”, nên ởđây ta chỉđánh giá các khoản phải thu.
2.7.2 Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu của các doanh nghiệp bao gồm:nợ phải thu, tạm ứng và các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn tức là khoản công ty bị đơn vị khác chiếm dụng.
Để đánh giá khoản này ta thông qua chỉ tiêu tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:
Tỷ lệ giữa tổng giá trị khoản phải thu và tổng nguồn vốn
=
Tổng giá trị các khoản phải thu
x
100%
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp và tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:
Đồ thị 2.6: Tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn
Từ đồ thị ta thấy, tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn có xu hướng giảm xuống trong năm 2007 - 2009. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ nguồn vốn bị chiếm dụng giảm đi, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên. Nhưng đến năm 2010 đang có xu hướng tăng trở lại. Cụ thể tình hình này là:
Năm 2008 tỷ lệ này là 39,03%, giảm hơn năm trước 33,13%. Nguyên nhân do tổng khoản phải thu giảm 68.748 triệu tương đương 60,84% và tổng nguồn vốn giảm với mức độ nhỏ hơn là 27,59%. Các khoản phải thu giảm do:
Khoản phải thu khách hàng giảm 8.413 triệu đồng (43,42%), do công ty tích cực thu hồi nợ tồn đọng của năm trướcđồng thời giảm bớt khoản bán chịu trong năm.
Ngoài ra còn do khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và phải thu nội bộ giảm tương ứng là 20,71% và 16,97%.
Phải thu trong tài sản lưu động khác giảm 61.591 triệu tương đương 70,63%, chủ yếu do khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn giảm 70,72% do công ty giảm bớt sử dụng nguồn vốn vay.
Năm 2009 tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng nguồn vốn tiếp tục giảm xuống 3%. Do tổng nguồn vốn tăng 5,84% và tổng khoản phải thu giảm 1.021 triệu tương ứng 2,31%.
Nguyên nhân là: Khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược giảm mạnh l25.462 triệu đồng tương đương 99,8%. Mặt khác do nợ phải thu tăng khá cao với số tiền là 24.409 triệu tương ứng 1,3 lần đã làm hạn chế tốc độ giảm của khoản phải thu, cho thấy tình hình thu hồi công nợ của công ty gặp nhiều khó khăn hơn và điều này ảnh hưởng không tốt cho tình tài chính của công ty. Cụ thể :
Khoản phải thu khách hàng tăng 19.704 triệu đồng (tương đương 1,8 lần). Tình hình thực tế năm 2009 cho thấy thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, công ty tăng lượng hàng cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu khác (tăng gấp 3 lần năm trước). Do đó với doanh số bán chịu này không có tác dụng tích cực trong việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế mới, công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn.
Năm 2003 tỷ lệ này tăng lên 6,92%. Đây là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân do các khoản phải thu tăng 56,5% cao hơn tỷ lệ tăng của nguồn vốn. Tình hình này như sau:
Nợ phải thu tăng 7.449 triệu đồng tương đương 17,3%. Với các khoản như sau:
Trả trước người bán tăng 518 triệu tương đương 1,2 lần. Đây là xu hướng không tốt vì nguồn vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều.
Thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác cũng gia tăng với mức độ khá cao, doanh nghiệp cần tiến hành thu hồi nhanh để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Phải thu trong tài sản lưuđộng khác tăng khá cao với số tiền là 16.978 triệu đồng tương đương 90,8 lần. Trong đó chủ yếu do khoản ký quỹ, ký cược tăng rất cao với giá trị 17.050 triệu tương ứng 340%, do trong năm công ty mở rộng thêm hoạt động nhập khẩu vật tư, do đó công ty phải ký quỹ ở ngân hàng để mở LC cho việc thanh toán với khách hàng.
Tóm lại: Ta thấy rằng công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2010, chính sách thu hồi nợ của công ty chưa tốt vì khoản nợ cho khách hàng lại giảm trong khi bị nguồn khác chiếm dụng quá nhiều.
2.7.3 Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả
Ta có thể đánh giá khái quát về tình hình công nợ của công ty thông qua tỷ số giữa khoản phải thu và phải trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác kinh tế, cụ thể như sau:
Tỷ lệ khoản phải thu, phải trả
=
Tổng các khoản phải thu
Tổng các khoản phải trả
Bảng 2.13: Tỷ lệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Các khoản phải thu
113,005
44,257
43,236
67,663
-68,748
-60,84
-1,021
-2,31
24,427
56,50
Các khoản phải trả
124,927
74,352
75,257
113,184
-50,575
-40,48
905
1,22
37,927
50,40
Tỷ lệ
0,90
0,60
0,57
0,60
-0,31
-34,20
-0,02
-3,48
0,02
4,06
Đồ thị 2.7: Tỷ lệ khoản phải thu và phải trả
Từ đồ thị ta thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm, cho thấy nợ cần thu hồi của công ty có xu hướng giảm và mức độ nợ cần thanh toán gia tăng. Cụ thể là:
Năm 2007 tỷ lệ này là 0,9 lần nhưng sang năm 2008 chỉ còn 0,6 lần do khoản phải thu giảm 60,84% nhờ công ty tích cực thu hồi nợ, mức độ giảm của vốn bị chiếm dụng này cao hơn khoản phải trả nên làm tỷ lệ giảm.
Năm 2008 tỷ lệ tiếp tục giảm 0,02 lần, do giảm khoản phải thu, đồng thời khoản phải trả gia tăng 905 triệu (1,22%) do công ty tăng sử dụng khoản vay ngắn hạn và tăng chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp.
Năm 2010 tỷ số tăng với tỷ lệ 0,6 lần do khoản phải thu tăng 56,5% cao hơn mức độ tăng của nợ phải trả. Nguyên nhân là công ty bị chiếm dụng lượng vốn khá lớn bởi các nhà cung cấp và tổ chức tín dụng thông qua khoản ký quỹ tại ngân hàng.
Qua bốn năm vừa phân tích trên ta thấy tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả luôn nhỏ hơn 1 và đang có xu hướng giảm dần, chứng tỏ mức độ nợ cần thanh toán khá nhiều và có chiều huớng gia tăng. Công ty cần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn để đảm bảo khả năng thanh toán.
2.7.4 Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính.
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua các chỉ tiêu sau đây:
2.7.4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn
2.7.4.1.1 Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ. Ta có:
Hệ số thanh toán hiện hành
=
TSLĐ & ĐTNH
Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào các tài liệu có liên quuan ta lập được bảng phân tích sau:
Bảng 2.14: Hệ số thanh toán hiện hành
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 – 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TSLĐ & ĐTNH
132,095
75,717
81,626
117,151
-56,378
-42,68
5,909
7,80
35,526
43,52
Nợ ngắn hạn
124,927
61,901
67,336
107,263
-63,026
-50,45
5,436
8,78
39,927
59,30
HS thanh toán hiện hành
1,06
1,22
1,21
1,09
0,17
0,17
15,68
-0,90
-0,12
-9,90
Đồ thị 2.8: Hệ số thanh toán hiện hành
Từ đồ thị trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành tăng lên 2008 và sau đó dần dần giảm xuống, cụ thể như sau:
Năm 2008 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 1,22 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,22 đồng tài sản lưu động, so với năm 2007 thì tăng 0,17 tương ứng 15,68%. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn giảm 50,45% (chủ yếu do vay ngắn hạn giảm), cao hơn mức giảm của tài sản lưu động là 42,68% (nhờ giảm của khoản phải thu ).
Năm 2009 hệ số này là 1,21 giảm hơn trước 0,01 tương ứng 0,9%. Tuy mức độ giảm không lớn nhưng là biểu hiện không tốt. Nguyên nhân là tài sản lưu động tăng 5.909 triệu đồng tương ứng 7,8%, nhưng nợ ngắn cũng tăng mức độ lớnhơn là 8,78% làm hệ số giảm.
Năm 2010 hệ số này tiếp tục giảm nhiều hơn trước, cụ thể giảm 0,12 tương ứng 9,9%, tức là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,12 đồng. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng khá lớn là 39.927 triệu đồng (59,3%), cao hơn tài sản lưu động (chỉ tăng 43,52%).
Như vậy, ta thấy rằng nếu những năm sau còn tiếp tục giảm như thế này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn.
Hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ TSLĐ lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phụ cđiều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.
2.7.4.1.2 Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩnđánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.Ta có:
Hệ số thanh toán nhanh
=
TSLĐ - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Bảng 2.15: Hệ số thanh toán nhanh
(ĐVT:Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TSLĐ & ĐTNH
132,095
75,717
81,626
117,151
-56,378
-42.68
5,909
7.80
35,526
43.,52
Hàng tồn kho
17,102
29,186
26,271
39,284
12,084
70.66
-2,914
-9.99
13,013
49,53
Nợ ngắn hạn
124,927
61,901
67,336
107,263
-63,026
-50.45
5,436
8.78
39,927
59.,30
HS thanh toán nhanh
0,92
0,75
0,82
0,73
-0,17
-18.34
0.07
9.36
-0.10
-11.69
Đồ thị 2.9: Hệ số thanh toán nhanh
Từ đồ thị và bảng phân tích ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty thay đổi chiều hướng liên tục nhưng nhìn chung có xu hướng giảm. Tình hình trên là do ảnh hưởng bởi biến động của hàng tồn kho. Cụ thể là:
Năm 2007 hệ số thanh toán nhanh là 0,92, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0,92 đồng tài sản lưu động. Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty không mấy cao.
Năm 2008 hệ số này đã giảm đi 0,17 tương ứng 18,34%, cho thấy tình hình thanh toán càng khó khăn hơn. Nguyên nhân của việc giảm sút này là hàng tồn kho gia tăng một lượng khá lớn 12.048 triệu (tương đương 70,66%) chủ yếu là thành phẩm tồn kho khá cao.
Năm 2009 hệ số là 0,82, có mức độ tăng nhẹ là 0,07 tương đương 9,36%. Dù vẫn còn nhỏ hơn 1 nhưng là biểu hiện tốt. Nguyên nhân là hàng tồn kho giảm 2.914 triệu đồng (9,99%), chủ yếu do công cụ dụng cụ giảm mạnh vì công ty đã thanh lý những loại không sử dụng và thành phẩm tồn kho cũng giảm do giảm số lượng mua vào và cả giảm sản xuất.
Năm 2010 hệ số này chỉ đạt 0,73, tức là giảm 0,1 tương ứng 11,69%. Do hàng tồn kho tăng mạnh 39.284 triệu đồng tương ứng 49,53%, nguyên nhân là công cụ dụng cụ tăng để đảm bảo cho sản xuất, cùng với sản phẩm dở dang tăng để chuẩn bị cho những đơn đặt hàng đầu năm sau và hàng hoá tồn kho lớn vì kinh doanh cửa hàng gặp nhiều khó khăn.
Như vậy ta thấy hệ số thanh toán nhanh tương đối thấp (<1) và so với hệ số thanh toán hiện hành luôn thấp hơn một khoản nhất định như là: nếu ở hệ số thanh toán hiện hành mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,06 đồng tài sản lưu động ở năm 2007, thì đối với hệ số thanh toán nhanh chỉ bằng 0,92 đồng…Phần chênh lệch này chỉ ra rằng vẫn còn nhiều tài sản lưu động ở dạng hàng tồn kho và công ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán. Đặc biệt trong năm 2010 hệ sốở mức thấp nhất trong 4 năm qua có thểảnh hưởng không tốt cho công ty. Do đó cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn đọng để đảm bảo khả năng thanh toán.
2.7.4.1.3 Hệ số thanh toán bằng tiền
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi trải sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số thanh toán bằng tiền.
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Do đó ta có công thức như sau:
Hệ số thanh toán bằng tiền
=
Tiền + ĐTTCNH
Nợ ngắn hạn
Từ số liệu đã có ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.16: Hệ số thanh toán bằng tiền
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tiền & ĐTNH
1,879
2,220
12,058
10,145
341
18,14
9,838
443,16
-1,914
-15,87
Nợ ngắn hạn
124,927
61,901
67,336
107,263
-63,026
-63,026
5,436
8,78
39,927
59,30
HS thanh toán bằng tiền
0,015
0,036
0,179
0,095
0,02
138,44
0,44
399,32
-0,08
-47,19
Đồ thị 2.10: Hệ số thanh toán bằng tiền
Từ đồ thị ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty có xu hướng tăng, nhưng đến năm 2010 đã giảm xuống. Cho thấy mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợđã giảm. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2008 hệ số này bằng 0,036 tức là đối với 1đồng nợ ngắn hạn, công ty có thể đảm bảo chi trả bằng 0,036 đồng mà không cần vay thêm hay bán hàng tồn kho và cũng không cần đến các khoản phải thu. So với năm 2007, hệ số này đã tăng thêm 0,02 tức là tăng 1,4 lần. Bởi vì, vốn bằng tiền tăng 341 triệu đồng tương đương 18,14%, trong khi đó nợ ngắn hạn giảm. Vốn bằng tiền tăng do công ty được khách hàng thanh toán tiền hàng của năm trước và những hợp đồng bán hàng trong năm chủ yếu là thanh toán ngay hoặc ngắn hạn.
Quan sát trên đồ thị ta thấy: năm 2009 hệ số này tăng vọt với tỷ lệ gần 4 lần do vốn bằng tiền tăng mạnh với số tiền là 9.838 triệu gấp 4,43 lần năm trước vì doanh nghiệp tăng vay ngân hàng cho nhu cầu sử dụng trong năm. Tuy nhiên đến cuối năm vẫn còn tồn đọng lượng vốn bằng tiền này khá nhiều, nâng cao khả năng thanh toán nhanh, nhưng tập trung quá nhiều vào nguồn vốn bằng tiền như vậy sẽ không đạt hiệu quả cao.
Do đó, bằng việc đẩy mạnh giải phóng vốn bằng tiền đưa vào lưu động để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất gia tăng, vốn bằng tiền của công ty vào năm 2010 đã giảm đi 15.87% cùng với sự gia tăng của nợ ngắn hạn với tỷ lệ 59.3% đã làm cho hệ số giảm 47.19%.
2.7.4.1.4 Số vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp.Ta có:
Số vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu cụ thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền đó là số ngày của một vòng quay khoản phải thu: Ta có:
Kỳ thu tiền
=
360
Số vòng quay các khoản phải thu bình quân
Căn cứ số liệu ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.17: Số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
DT thuần
574,201
706,742
759,422
1,129,067
132,541
23,08%
52,680
7,45%
369,644
48,67%
Phải thu đầu kỳ
-5,555
25,797
18,640
23,049
31,352
-564,40%
-7,157
-27,74%
24,409
130,95%
Phải thu cuối kỳ
25,797
18,640
43,049
50,498
-7,157
-27,74%
24,409
130,95%
7,449
17,30%
Phải thu bình quân
10,121
22,219
30,845
26,773
12,098
119,53%
8,626
38,82%
15,929
51,64%
Vòng quay
56,73
31,81
24,62
24,14
-24,92
-43,93%
-7,19
-22,60%
-0,48
-1,96%
Kỳ thu tiền
6,35
11,32
14,62
14,91
4,97
78,36%
3,30
29,19%
0,29
2,00%
Đồ thị 2.11: Số vòng quay khoản phải thu
Từ đồ thị và bảng phân tích ta thấy, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm dần, cụ thể như sau:
Năm 2007 số vòng quay khoản phải thu là 56,73 vòng, tức là trong năm phải mất bình quân là 6,35 ngày để thu hồi các khoản nợ.
Năm 2008 tốc độ luân chuyển của khoản phải thu đã giảm đi 24,92 vòng, tương ứng 43,93%. Do đó thời gian thu hồi các khoản nợ cũng tăng lên 4,97 ngày. Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng với mứcđộ tăng nhỏ hơn mức độ tăng của khoản phải thu bình quân khá nhiều (khoản này tăng đến 119,53%).
Năm 2009 số vòng quay khoản phải thu là 24,62 vòng, giảmđi 7,19 vòng tương đương 22,6%, và kỳ hạn thu tiền cũng tăng tương ứng là 3,3 ngày. Tình trạng này cũng là do doanh thu tăng chậm hơn khoản phải thu bình quân. Doanh thu tăng hơn năm 2008 là 7,45%, nhờ lượng tiêu thụ nội địa tăng, trong khi khoản phải thu tăng đến 38,82%.
Năm 2010 tốc độ luân chuyển của khoản phải thu tiếp tục giảm là 0,48 vòng (giảm đi 1,96%). Mặc dù doanh thu thuần tăng khá cao là 48,67% do tình hình kinh doanh thuận lợi, thị trường xuất khẩu mở rộng với lượng xuất khẩu trực tiếp lớn, nhưng vẫn thấp hơn tốc độ tăng của khoản nợ phải thu nên số vòng quay các khoản nợ phải thu giảm.
Như vậy, ta thấy vòng quay các khoản phải thu liên tục giảm cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu ngày càng chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của đơn vị.
2.7.4.1.5 Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. Mặt khác, chỉ tiêu này còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thi trường hay không. Ta có:
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Gía vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Số ngày lưu kho
=
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Căn cứ vào các tài liệu ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.18: Số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
GVHB
537,700
667,724
705,148
1,058,422
130,024
24,18%
37,424
5,60%
353,275
50,10%
Tồn kho đầu kỳ
15,650
17,102
29,186
26,271
1,452
9,28%
12,084
70,66%
-2,914
-9,99%
Tồn kho cuối kỳ
17,102
29,186
26,271
39,284
2,084
70,66%
-2,914
-9,99%
13,013
49,53%
Tồn kho bình quân
16,376
23,144
27,728
32,778
6,768
41,33%
4,585
19,81%
5,049
18,21%
Vòng quay
32,84
28,85
25,43
32,29
-3,98
-12,13%
-3,42
-11,86%
6,86
26,98%
Số ngày lưu kho
10,96
12,48
14,36
11,15
1,51
-13,81%
1,68
13,45%
-3,01
-21,25%
Đồ thị 2.12: Số vòng quay hàng tồn kho
Căn cứ vào bảng phân tích ta có:
Năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho là 28,85 vòng, có nghĩa là thời gian hàng hóa ở trong kho trước khi bán ra trung bình là 10,96 ngày. So với năm 2007 đã giảm 3,98 vòng, và số ngày lưu kho cũng tăng tương ứng 1,51 ngày. Đây là biểu hiện không tốt vì khả năng chuyển thành tiền của hàng tồn kho đã giảm. Nguyên nhân là do giá vốn hàng bán chỉ tăng 24,18% thấp hơn 41,33% là mức độ tăng của hàng tồn kho bình quân.
Năm 2009 tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho tiếp tục giảm 3,42 vòng và số ngày lưu kho tăng tương ứng 1,68 ngày. Bởi vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn hàng tồn kho, cụ thể là giá vốn hàng bán chỉ tăng 5,6%, trong khi hàng tồn kho bình quân tăng 19,81%, mà nguyên nhân là do tồn kho đầu kỳ của năm 2009 cao, nên mặc dù có đẩy mạnh tiêu thụ vẫn chưa thể giải quyết hết lượng tồn lại và phát sinh mới trong năm.
Năm 2010 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 6,86 vòng và số ngày lưu kho giảm đi 3,01 ngày giúp cho tình hình thanh toán của công ty được tốt hơn. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng 50,1% cao hơn hàng tồn kho bình quân chỉ tăng 18,21%. Bởi vì lượng hàng tiêu thụ trong năm rất cao đạt ở mức kỷ lục do đó làm giảm mức tồn đọng hàng .
Tóm lại, thông qua những điều phân tích ở trên kết hợp với đồ thị ta thấy trị giá tồn kho cuối kỳ thấp hơn nhiều so với giá vốn hàng bán ra trong năm cho thấy tình hình tiêu thụ công ty tương đối tốt. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển hàng hoá có chiều hướng giảm xuống, vì tiêu thụ chưa tương xứng với quy mô hoạt động, quy mô sản xuấ t đang ngày được gia tăng. Do đó công ty cần đẩy mạnh tiêu thụ hơn nữa để đẩy nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán.
2.7.4.2 Khả năng thanh toán nợ dài hạn
Để phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
2.7.4.2.1 Khả năng chi trả lãi vay
Ta biết rằng gánh nợ về tài chính mà công ty phải đương đầu phụ thuộc rất lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền để chi trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Lãi vay là một nghĩa vụ tài chính đó và được đảm bảo chi trả từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đánh giá khả năng thanh toán nợ trong dài hạn ta cần phân tích hệ số khả năng chi trả lãi vay được tính như sau:
Hệ số khả năng chi trả lãi quay
=
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lãi quay
Chi tiêu này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi cho chủ nợ. Căn cứ vào tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích sau:
Từ đồ thị ta thấy nhìn chung khả năng chi trả lãi vay có xu hướng tăng, cụ thể như sau:
Bảng 2.19: Hệ số khả năng chi trả lãi vay
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 – 2010
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
7,081
-106
8,056
9,998
-7,187
-101,49%
8,162
7715,22%
1,942
24,11%
Lãi vay
6,449
8,313
4,799
8,059
1,865
28,91%
-3,514
-42,27%
3,260
67,93%
Hệ số trả lãi vay
1,10
-0,01
1,68
1,24
-1,11
01,16%
1,69
-13291,24%
-0,44
-26,10%
Đồ thị 2.13: Hệ số khả năng chi trả lãi vay
Từ đồ thị nhìn chung ta thấy khả năng chi trả lãi vay có xu hướng tăng, cụ thể như sau:
Năm 2007 hệ số này là 1,10 tức là cứ mỗi một đồng chi phí lãi vay thì công ty có 1,10 đồng lợi nhuận để trả lãi. Nhưng đến năm 2008 công ty không còn khả năng chi trả lãi bởi vì hoạt động sản xuất kinh doanh bị lỗ với số tiền là 106 triệu.
Năm 2009 hệ số chi trả lãi vay tăng vọt đạt 1,68. Nguyên nhân là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng khá lớn là 8.162 triệu tương đương 77,15 lần, trong khi đó chi phí lãi vay giảm 42,27%. Đây là xu hướng tốt thể hiện khả năng thanh toán dài hạn có chuyển biến tốt.
Năm 2010 mặc dù hệ số này giảm xuống chỉ cònở mức 1,24, giảm hơn trước 0,44 tương đương 26,10%, nhưng lợi nhuận tăng 1.942 triệu tương đương 24,11%, nhưng vì lãi vay tăng đến 3.260 triệu đồng với tỷ lệ 67,93% làm hệ số giảm, nên vẫn là biểu hiện tốt vì việc sử dụng đòn cân nợ có hiệu quả.
Như vậy, ta thấy ngoại trừ năm 2008 hoạt động kinh doanh bị nhiều ảnh hưởng xấu, còn lại nhìn chung khả năng chi trả lãi vay của công ty tương đối tốt. Với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đang ngày càng tăng sẽ tạo điều kiện tốt cho việc chi trả lãi vay trong những năm sau.
2.7.4.2.2 Hệ số nợ so với nguồn vốn chủ sở hữu
Các nhà cho vay dài hạn một mặt quan tâmđến khả năng trả lãi, mặt khác cũng chú trọng đến sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của người cho vay. Vì vậy khi phân tích khả năng đảm bảo nợ dài hạn phải tính hệ số giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Ta có:
Hệ số giữa nợ phải trả và vốn CSH
=
Nợ phải trả
Nguồn vốn CSH
Đây là hệ số cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất. Căn cứ vào số liệu có liên quan ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.20: Hệ số giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Nợ phải trả
124,927
74,352
75,257
113,184
-50,575
-40,48%
905
1,22%
37,927
50,40%
NV CSH
31,679
39,040
44,758
44,377
7,361
23,24%
5,718
14.65%
-380
-0,85%
HS nợ phải trả và NV CSH
3,94
1,90
1,68
2,55
-2,04
-51,70%
-0,22
-11,71%
0,87
51,69%
Đồ thị 2.14: Hệ số giữa nợ phải trả và NV CSH
Qua đồ thị ta thấy hệ số nợ và vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm chứng tỏ công ty đã tiến hành tái cấu trúc lại nguồn vốn bằng cách tăng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm bớt vốn vay. Điều này sẽ giúp cho khả năng thanh toán dài hạn thuận lợi hơn. Cụ thể là:
Năm 2007 hệ số này bằng 3,94, tức là các chủ nợ cung cấp cho công ty 3,94 đồng ứng với mỗi đồng bỏ ra của công ty. Tức là vốn cho hoạt động kinh doanh
được tài trợ từ bên ngoài cao gấp 3,94 lầncủa bản thân doanh nghiệp.
Năm 2008 hệ số này đã giảm 2,94 tươngđương 51,7%. Do khoản nợ phải trả giảm 50.575 triệu đồng tương đương 40,48%, đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng 7.361 triệu với tỷ lệ 23,24%.
Năm 2009 hệ số giữa nợ và nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm tuy nhưng tốc độ thấp hơn năm trước, cụ thể là 1,68 giảm đi 0,22 tương đương 11,71%. Do nợ phải trả tăng nhưng với mức độ 1,22% thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu là 14,65%.
Năm 2010 hệ số này là 2,55 tăng 0,87 tương đương 51,69%. Do nợ phải trả tăng 37.927 triệu đồng tương đương 50,4%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu giảm 380 triệu (0,85%). Điều này cho thấy năm 2010 công ty đã tăng cường sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài nhiều hơn.
Tóm lại, ta thấy đến cuối thời điểm năm 2010 tỷ lệ nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu cao hơn năm 2010 nhưng vẫn thấp hơn năm 2007 đồng thời việc kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đều có lãi và tăng đều qua các năm do đó công ty có thể an tâm tiếp tục sử dụng đòn cân nợ. Tuy nhiên, cùng với việc sử dụng nợ công ty cũng cần duy trì và nâng cao tích lũy nội bộ để đảm bảo khả năng thanh toán trong dài hạn.
2.7.4.3 Tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước
Đối với ngân sách nhà nước, công ty phải thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời. Điều đó cũng biển hiện tình trạng hoạt động kinh doanh của công ty thuận lợi hay khó khăn. Thông qua tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước ta có thểđánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụđó của công ty. Ta có:
Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước
=
Số tiền đã nộp
Số tiền phải nộp
Căn cứ vào tài liệu từ các bảng báo cáo ta lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.21: Tỷ lệ thanh toán với ngân sách nhà nước
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Mức
Tỷ lệ
Số tiền đã nộp
2,300
4,963
5,475
8,330
2,664
115,83%
512
0,32%
2,855
52,14%
Số tiền phải nộp
2,026
5,175
6,025
6,617
3,156
155,47%
850
16,42%
592
9,82%
Tỷ lệ phần trăm
113,51
95,90
90,87
125,89
-17,61
-15,52%
-5,03
5,24%
35,02
38,54%
Đồ thị 2.15: Tỷ lệ thanh toán ngân sách nhà nước
Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy:
Tình hình nộp ngân sách của công ty khá tốt. Biểu hiện: năm 2007 tỷ lệ này đạt tới 113,51%. Năm 2008 tuy tỷ lệ đã giảm đi 17,61% do khoản phải nộp trong kỳ tăng 16,42% cao hơn sốđã nộp, nhưng tỷ lệ còn thiếu lại ngân sách không nhiều.
Năm 2009 tỷ lệ này lại giảm đi 5,03%, tuy mức độ giảm ít hơn năm trước nhưng là biểu hiện không tốt.
Năm 2010 tình hình trên được cải thiện biểu hiện là tỷ lệ thanh toán ngân sách đã tăng 32,02%đạt 125,89% do công ty tạm nộp vượt mức quá nhiều.
2.7.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị công ty. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngày hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực ngày càng trở nên cấp thiết.
Để đánh giá xem tài sản của công ty đã sử dụng tốt đến mức độ nào sinh ra lợi nhuận ta phân tích một số chỉ tiêu sau:
2.7.5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động
2.7.5.1.1 Số vòng quay vốn (hay số vòng quay tài sản)
Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có:
Số vòng quay tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Căn cứ vào tài liệu ta lập bảng phân tích và đồ thị như sau:
Bảng 2.22: Số vòng quay tài sản
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
574,201
706,742
759,422
1,129,067
132,541
23,08
52,680
7,45
369,644
48,67
Tồng vốn đầu kỳ
58,362
156,606
113,392
120,015
98,244
168,34
-43,214
-27,59
6,623
5,84
Tồng vốn cuối kỳ
156,606
113,392
120,015
157,562
-43,214
-27,59
6,623
5,84
37,547
31,29
TS sử dụng bình quân
107,484
134,999
116,703
138,788
27,515
25,60
-18,295
-13,55
22,085
18,92
Vòng quay TS
5,34
5,24
6,51
8,14
-0,11
-2,00
1,27
24,30
1,63
25,02
Đồ thị 2.16: Số vòng quay tài sản
Quan sát đồ thị ta thấy số vòng quay tài sản có xu hướng tăng dần, doanh thu thuần gia tăng ngày càng cao, trong khi đầu tư cho tài sản biến động không nhiều. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ công ty sử dụng tài sản của mình ngày càng hiệu quả hơn.
Từ bảng phân tích ta có:
Năm 2008 tài sản được luân chuyển với tốc độ 5,34 vòng/năm có nghĩa là mỗi một đồng đầu tư vào tài sản, công ty thu được 5,34 đồng doanh thu thuần. So với năm 2007 số vòng quay đã giảm đi 0,11 vòng tương đương 2%. Tuy mức độ giảm này không cao, nhưng cho thấy tài sản của công ty sử dụng giảm hiệu quả vì tốc độ tăng doanh thu không bằng mức gia tăng đầu tư tài sản, biểu hiện là doanh thu chỉ tăng 23,08% trong khi tài sản sử dụng bình quân tăng 25,60%.
Năm 2009 số vòng quay tài sản tăng 1,27 vòng tương đương 24,3%,đây là sự bắt đầu cho một xu hướng tốt. Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng 7,45% tuy không cao nhưng do quy mô tài sản đã giảm đi 13,55% làm cho số vòng quay tài sản đạt được là 6,51 vòng.
Năm 2010 tài sản được luân chuyển với tốc độ cao hơn là 8,14 vòng tăng 1,63 vòng (tương đương 25,02%). Kết quả này là do doanh thu thuần tăng khá lớn là 369.644 triệu với mức độ là 48,67% cao hơn so với tài sản sử dụng bình quân là 18,92%.
Vậy qua việc tốc độ lưu chuyển tài sản của doanh nghiệp ngày càng nâng cao, chứng tỏ vốn của công ty được sử dụng ngày càng hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công ty trong thời gian tới. Do đó công ty cần phát huy hơn nữa.
2.7.5.1.2 Số vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Ý nghĩa của nó là cho biết trong năm hoạt động của doanh nghiệp thì tài sản cố định được quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là với một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì công ty được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ta có:
Số vòng quay tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân
Từ các tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị biểu diễn như sau:
Bảng 2.23: Số vòng quay tài sản cố định
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 - 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
574,201
706,742
759,422
1,129,067
132,541
23,08
52,680
7,45
369,644
48,67
Tồng vốn đầu kỳ
20,602
20,313
33,109
32,933
-289
-1,40
12,796
63,00
-177
-0,53
Tồng vốn cuối kỳ
20,313
33,109
32,933
36,195
12,796
63,00
-177
-0,53
3,263
9,91
TS sử dụng bình quân
20,457
26,71
33,021
34,564
6,254
30,57
6,310
23,62
1,543
4,67
Vòng quay TSCĐ
28,07
26,46
23,00
62,67
-1,61
-5,73
-3,46
-13,08
9,67
42,04
Đồ thị 2.17: Số vòng vay TSCĐ
Từ đồ thị ta thấy, số vòng quay tài sản cố định liên tục giảm sau đó có xu hướng tăng lên vào năm 2010 chứng tỏ công ty đang phấn đấu khai thác hiệu quả hơn máy móc thiết bị của đơn vị mình. Tình hình cụ thể như sau:
Năm 2008 vòng quay tài sản cố định là 26,46 vòng tức là trên 1đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 26,46 đồng doanh thu. So với năm 2007 thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định đã giảmđi 1,61đồng tương đương 5,73%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng chậm hơn tài sản cố định bình quân, cụ thể là doanh thu thuần chỉ tăng 23,08%, trong khi tài sản cố định bình quân tăng 30,57%.
Năm 2009 số vòng quay này tiếp tục giảm đi 3,46 vòng ứng với tỷ lệ 13,08%. Mức độ giảm còn cao hơn năm trước, cho thấy tài sản cố định sử dụng kém hiệu quả hơn bởi vì tuy mức độ tăng tài sản cố định có giảm hơn trước (chỉ tăng 23,62%), nhưng đồng thời doanh thu cũng tăng ít hơn trước khá nhiều (chỉ tăng 7,45%). Tình hình này cầnđược cải thiện. Và kết quảnăm 2010 cho thấy công ty đã tích cực khắc phục được tình trạng trên biểu hiện là: khả năng tạo ra doanh thu trên một đồng tài sản cố định tăng 9,67 đồng tương đương 42,04%. Mức độ tăng khá cao cho thấy việc sử dụng tài sản cố định bắt đầu có hiệu quả, tạo ra xu hướng tích cực hơn trong những năm tới. Đạt được điều đó là nhờ những phấn đấu của công ty trong công tác sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất cùng với việc gia tăng doanh số để khai thác hiệu quả công xuất của máy.
2.7.5.1.3 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Vốn lưu động là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, dùng để duy trì những hoạt động bình thường trong hiện tại. Do đó việc sử dụng có hiệu quả vốn này có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo cho sự phát triển ổn định và lâu dài của doanh nghiệp.
Trước hết ta khảo sát sơ đồ về vòng quay vốn lưu động ở doanh nghiệp như sau:
Vòng luân chuyển vốn lưu động
TIỀN
Khoản phả thu
Hàng tồn kho
Mua nguyên vật liệu
Sản xuất
Nợ phải trả
Bán hàng
Mua hàng
Từ sơ đồ trên ta thấy: Luân chuyển vốn lưu động là sự vận động tuần hoàn của vốn trải qua ba giai đoại cung cấp, sản xuất và tiêu thụ làm cho vốn chuyển từ hình thái này sang hình thái khác nhưu: tiền tệ, nguyên vật liệu, thành phẩm… và kết thúc một chu kỳ kinh doanh trở về trạng thái ban đầu của nó.
Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính công ty. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng chỉ tiêu số vòng quay vốn luân động. Ta có:
Số vòng quay vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Ngoài ra ta có thể dùng chỉ tiêu số ngày của một vòng quay vốn lưu động để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Ta có:
Số ngày một vòng quay vốn lưu động
=
360
Số vòng quay vốn lưu động
\
Căn cứ vào bảng tài liệu ta có bảng kết quả sau:
Bảng 2.24: Số vòng quay vốn lưu động
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 – 2008
2008 - 2009
2009 – 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
574,201
706,742
759,422
1,129,067
132,541
23,08
52,680
7,45
369,644
48,67
Vốn lưu động đầu kỳ
5,620
7,168
13,816
14,290
1,548
27,54
6,648
92,75
473
3,43
Vốn lưu động cuối kỳ
7,168
13,826
14,290
9,888
6,648
92,75
473
3,43
-4,402
-30,80
Vốn lưu động bình quân
6,394
10,492
14,053
12,089
4,098
64,09
3,561
33,94
-1,964
-13,98
Vòng quay vốn lưu động
89,80
67,36
54,04
93,40
-22,44
-24,99
-13,32
-19,77
39,36
72,83
Số ngày của một vòng
4,01
5,34
6,66
3,85
1,34
33,32
1,32
24,65
-2,81
-42,14
(ĐVT: Triệu đồng)
Đồ thị 2.18: Số vòng quay vốn lưu động
Từ bảng phân tích và đồ thị trên ta thấy số vòng quay vốn lưu động có xu hướng giảm dần, chỉ đến năm 2010 mới có chiều hướng gia tăng chứng tỏ những năm trước đây vốn lưu động được sử dụng chưa mấy hiệu quả, cụ thể của tình hình này là:
Năm 2008 số vòng quay vốn lưu động là 67.36 vòng, tức là cứ 1 đồng vốn lưu động sẽ tạo ra 67.36 đồng doanh thu thuần và thời gian của một vòng quay là 5.34 ngày.
So với năm 2007 tốc độ này đã giảm đi 22.44 vòng tương đương 24.99% và số ngày của 1 vòng quay cũng tăng lên 1.34 ngày tương đương 33.32%.
Năm 2009 vốn lưu động quay trung bình 54.04 vòng với thời gian của 1 vòng là 6.66 ngày, vậy đã vận chuyển chhajm hơn trước 13.31 vòng tức là đã giảm đi 19.77% và thời gian của 1 vòng quay cũng dài hơn 1.323 ngày tức là tăng thêm 24.65%.
Đến năm 2010 nhờ hoạt động tiêu thụ diễn ra mạnh nên tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng lên 39.36 vòng tương đương 72.83%. Mức độ tăng khá cao này là một biểu hiện tích cực cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh có khởi sắc tốt. Đồng thời, số ngày của 1 vòng cũng giảm đi 2.81 ngày, với tỷ lệ là 42.14%.
Qua đó ta thấy, trong năm 2008 và 2009 số vòng quay của vốn lưu động liên tục giảm và số ngày của 1 vòng tăng dần lên, chứng tỏ vốn lưu động luân chuyển ngày càng chậm điều này sẽ làm cho tình hình tài chính của công ty ngày càng xấu đi. Đến năm 2010 luân chuyển vốn đã diễn ra nhanh hơn cho thấy vốn được sử dụng hiệu quả hơn.
2.7.5.1.4 Hệ số lãi gộp
Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp…để đạt đượv lợi nhuận, tức là cho ta biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng đóng góp cho chi phí hoạt động và lợi nhuận. Ta có:
Hệ số lãi gộp
=
Lãi gộp
x
100%
Doanh thu thuần
Bảng 2.25: Hệ số lãi gộp
(ĐVT: Triệu đồng)
CHỈ TIÊU
NĂM 2007
NĂM 2008
NĂM 2009
NĂM 2010
2007 - 2008
2008 - 2009
2009 – 2010
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu thuần
574,201
706,742
759,422
1,129,067
132,541
23,08
52,680
7,45
369,644
48,67
Gía vốn hàng bán
5,377,020
667,724
705,148
1,058,422
130,024
24,18
37,424
5,60
353,275
50,10
Lãi gộp
36,501
39,018
54,275
70,644
2,517
6,90
15,256
39,10
16,370
30,16
Hệ số lãi gộp
6,36%
5,52%
7,15%
6,26%
-0,84%
-13,15
1,635
29,45
-0,89%
-12,45
Đồ thị 2.19: Hệ số lãi gộp
Quan sát đường biểu diễn hệ số lãi gộp ta thấy hệ số lãi gộp thường xuyên biến động theo những chiều hướng khác nhau có xu hướng giảm vào năm 2010, cụ thể là:
Năm 2008 hệ số này là 5,52% tức là trong 100 đồng doanh thu có 5,52 đồng dung để trang trải cho chi phí hoạt động và có lãi. So với năm 2007 hệ số này đã giảm đi 0,84%, nguyên nhân do giá vốn hàng bán tăng với mức độ cao hơn doanh thu thuần làm cho lãi gộp tăng chậm hơn (chỉ tăng 6,9%) nên hệ số giảm.
Năm 2009 hệ số lãi gộp bằng 7,15% tức là với 100 đồng doanh thu thuần khả năng trang trải cho chi phí hoạ tđộng đã tăng hơn trước 1,63 đồng. Đây là biểu hiện tích cực vì giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu chứng tỏ công ty có biện pháp tốt để giảm giá thành làm lãi gộp tăng với mức độ khá cao hơn doanh thu là 39,1%.
Năm 2010 hệ số lãi gộp giảm trở lại, với 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 6,26 đồng lãi gộp tức là giảm hơn trước 0,89 đồng. Tuy mức độ giảm không lớn lắm nhưng là biểu hiện không tốt vì mặc dù doanh thu tăng rất lớn nhưng giá vốn hàng bán còn tăng nhanh hơn làm giảm tốc độ tăng của lãi gộp chỉ còn 30,16% làm hệ số gộp giảm tương ứng.
Tóm lại ta thấy, trong những năm qua doanh thu không ngừng gia tăng, nên sự giảm sút của hệ số lãi gộp là do biện pháp kiểm soát giá thành của công ty chưa tốt. Công ty cần giảm giá thành để nâng cao lợi nhuận hơn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH TM – XD PHƯƠNG ĐÔNG
3.1 Kiến nghị về phương hướng phát triển sản xuất của công ty
Tăng cường công tác quản lý nội bộ bằng các quy chế và quy định cụ thể hơn, xây dựng thêm các định mức kinh tế phù hợp với kinh tế sản xuất.
Đào tạo cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, nội dung đào tạo đi sâu vào thực tế của công ty. Đối với cán bộ chủ chốt thì đưa đi học thêm kiến thức chuyên môn ở các trung tâm đào tạo.
3.2 Xác định chính sách tài trợ, cơ cấu vốn hợp lý
Mục tiêu, chính sách kinh doanh của doanh nghiệp mỗi năm mỗi khác nhau. Vì vậy, xây dựng một cơ cấu vốn linh động phù hợp theo mỗi kỳ kinh doanh là tạo nền móng tài chính vững mạnh cho doanh nghiệp.
Một số chính sách huy động vốn hiệu quả:
Chính sách huy động tập trung: nghĩa là công ty chỉ tập trung vào một số ít nguồn. Ưu điểm của chính sách này là chi phí hoạt động có thể giảm song sẽ làm công ty phụ thuộc hơn vào chủ nợ.
Chiếm dụng vốn của nhà cung cấp: đây là hình thức mua chịu mà các nhà cung cấp lớn hơn bán chịu vốn. Hình thức này khá phổ biến nó có thể sử dụng đối với các doanh nghiệp không đủ khả năng vay ngân hàng.
Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: đây là một trong những nguồn huy động vốn hiệu quả.
3.3 Quản lý dự trữ và vay vòng vốn
Qua số liệu các năm 2008, 2009 thấy được hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng giảm sút. Vì thế cần có những biện pháp nhằm tăng cường khả năng quay vòng vốn của công ty.
Áp dụng mô hình quản lý dự trữ hàng hóa có lựa chọn A-B-C: là phương pháp khá hiệu quả và phù hợp với tình hình dự trữ của công ty. Hàng hóa được phân loại thành 3 nhóm như trên theo tiêu thức về: giá trị hàng hóa sử dụng hàng năm và số loại hàng hóa.
3.4 Quản lý thanh toán
Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ta thấy: công ty thường bị chiếm dụng vốn nên công ty thương đi vay nợ để bù đắp các khoản này làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý.
Giảm giá, chiết khấu thanh toán hợp lý và đúng thời hạn các khoản nợ và thu.
Thực hiện chinh sách thu tiền linh động, mềm dẻo. Cần tập trung đầu tư mở rộng các phương thức thanh toán hiệu quả và hiện đại nhằm tăng khả năng thanh toán và thu hồi nợ cho công ty.
Khi thời hạn thanh toán đã hết mà khách hàng vẫn chưa thanh toán công ty cần có những biện pháp nhắc nhở, đôi thúc và biện pháp cuối cùng là phải nhờ đến cơ quan pháp lý giải quyết.
3.5 Đầu tư đổi mới công nghệ
Trong nền kinh tế thị trường khả năng cạnh tranh quyết định bởi chất lượng hàng hóa trên một đơn vị chi phí thấp. Vài năm trở lại đây công ty không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất và đã mang lại hiệu quả cao. Song việc đổi mới còn nhiều khó khăn và thiếu sự đồng bộ. Vì thế cần không ngừng cập nhật ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh cũng như quản lý, cụ thể:
Cần tính toán mục tiêu đầu tư cũng như quy trình tập trung đầu tư một cách rõ ràng.Thường xuyên tiến hành bảo dưỡng nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.
Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất.
Để nâng cao năng lực công nghệ, công ty cần tạo lập mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu , ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong và ngoài nước để phát triển công nghệ theo chiều sâu và từng bước hoàn chỉnh công nghệ hiện đại.
Tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý công nhân lành nghề trên cơ sở bồi dưỡng vật chất thích đáng cho công nhân.
Nâng cao trình độ quản lý trong đó cần lưu tâm đến vai trò quản lý kỹ thuật, quản lý dự án, nhân sự….
3.6 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động
Đội ngũ lao động là yếu tố quyết định then chốt quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thật công nghệ hiện đại song một số khâu không thể thiếu bàn tay, óc sáng tạo của người lao động. Do đó công ty cần phải phát huy và khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi lao động. Công nghệ kỹ thuật kết hợp với óc sáng tạo của con người sẽ là nguồn lực to lớn nhất giúp doanh nghiệp hoạt dộng ngày càng hiệu quả. Để đạt được hiệu quả trên doanh nghiệp cần có những chính sách đào tạo đội ngũ lao động hợp lý cụ thể:
Công ty cần tuyển chọn những lao động lành nghề có ý thức học hỏi kinh nghiệm sáng tạo trong đổi mới sản xuất. Khuyến khích lao động phấn đấu nâng cao tay nghề, trao đổi kinh nghiệm cho nhau cùng tiến bộ.
Công ty cần có những chính sách khuyến khích thù lao cho người lao động một cách hợp lý tương thích với trình dộ khả năng của mỗi lao động. Làm được như vậy sẽ thúc đẩy người lao động nâng cao trình độ năng lực, cải thiện hiệu suất làm việc ngày càng cao.
Công ty cần thường xuyên mở các lớp học miễn phí nhằm nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động. Hay tổ chúc các đợt thi đua lao động giỏi nhằm khuyến khích tinh thần ý chí thi đua trong đội ngũ lao động.
Bên cạnh đó cần nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ quản lý của công ty.Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người, đúng việc làm hiệu suất làm việc được nâng cao.
Với những giải pháp đã đề ra cùng với sự đồng lòng của toàn thể đội ngũ nhân viên, lao động hứa hẹn những triển vộng lớn, cơ hội lớn và thành công lớn sẽ đến trong tương lai của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, có không ít doanh nghiệp sau khi hoạt động chưa được bao lâu đã phải phá sản vì những lý do chủ quan lẫn khách quan. Những doanh nghiệp còn tồn tại thì cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có yếu tố chủ quan lẫn khách quan, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ.
Công ty TNHH TM – XD Phương Đông từ ngày thành lập đến, đã trải qua không ít khó khăn. Cùng với sự chuyển mình của đất nước công ty đã và đang tự khẳng định mình để đi lên. Tuy còn tồn tại nhiều khó khăn, nhưng qua phân tích ở trên cho thấy: Doanh lợi của công ty tuy không cao nhưng công ty đang có những biện pháp để thu hút khách hàng và ngày càng tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả.
Với truyền thống đoàn kết, bản lĩnh lãnh đạo của Ban giám đốc công ty đã tận dụng thuận lợi vượt qua những khó khăn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tương đối. Những điều đó khẳng định một tương lai phát triển vững chắc của công ty.
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài được chọn nhằm phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH TM – XD Phương Đông năm 2008-2009 để thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của công ty trong hai năm vừa qua, xem xét mối quan hệ cân đối giữa chúng. Đồng thời phân tích sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đã cho ta thấy tình hình và kết quả kinh doanh của công ty không mấy hiệu quả. Hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của công ty. Thấy được ưu nhược điểm về tài chính qua các tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động. Từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình phân phối sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn thấy được khả năng tiềm tàng về vốn của công ty đưa ra các hướng điều chỉnh đúng đắn hơn cho tình hình tài chính của công ty trong tương lai.
ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI
Qua quá trình phân tích đề tài các mục tiêu yêu cầu của đề tài đều được phân tích một cách sâu sắc với số liệu công ty cung cấp.
Với uy tín của mình công ty có thể thu hút vốn tối đa lúc cần thiết, khả năng thanh toán nhìn chung vẫn đáp ứng các khoản nợ, bên cạnh đó trong năm công ty đã đẩy nhanh số vòng tồn kho. Giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh.
Tình hình khủng hoảng toàn cầu đang ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tài chính của công ty, làm sức mạnh tài chính của công ty giảm nhiều so với năm 2008. Nhưng vẫn trong tình trạng có thể kiểm soát được. Vì thế công ty vẫn vượt qua diễn biến này nếu có những điều chỉnh thích hợp và có những dự đoán sát sao tình hình kinh tế năm 2011.
Nhưng trong quá trình phân tích có thể có thể gặp những hạn chế nhất định như số liệu trên sổ sách kế toán là những con số có giá trị sổ sách nhiều hơn giá trị thực tế. Môi trường kinh doanh trong lý thuyết ảnh hưởng một số nhân tố nhất định nào đó, còn trong môi trường kinh doanh của công ty còn chịu muôn vàn nhân tố hữu hình cũng như vô hình, khách quan cũng như chủ quan tác động nên những nhận xét về tình hình tài chính của công ty có những hạn chế nhất định. Bên cạnh đó số liệu kế hoạch của công ty và chỉ số trung bình ngành vẫn chưa cập nhật nên vẫn chưa có cái nhìn cặn kẽ tình hình thực hiện kế hoạch của công ty và so sánh với các doanh nghiệp trong ngành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_tap_mon_tai_chinh_tien_te_0038.doc