Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây

Phân tích tình hình tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và phân tích tình hình tài chính của công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp nói riêng là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Tình hình tài chính, quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Vật Tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây có nhiều mặt tích cực đáng khích lệ. Song bên cạnh đó còn không ít những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường.

pdf68 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính của công ty vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảo thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Hơn nữa, chỉ tiêu này đang giảm khá nhanh qua 3 năm cũng thể hiện những dấu hiệu về rủi ro trong thanh khoản của công ty. Chỉ tiêu này cũng thường là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhất khi xem xét cho vay ngắn hạn và đầu tư vào doanh nghiệp. Do đó, công ty cần phải cải thiện và nâng cao ngay khả năng thanh toán nhanh trong thời gian tới. Cụ thể là giảm thiểu tỷ trọng hàng tồn kho trong các kỳ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Khả năng thanh toán tức thời Chỉ tiêu về khả năng thanh toán tức thời có những biến động rõ rệt trong 3 năm. Cụ thể, năm 2011, chỉ tiêu này là 0,68 lần, tức 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 0,68 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này cho thấy tình hình thanh toán tức thời của năm 2011 tương đối khả quan. Tuy nhiên sang đến năm 2012, chỉ tiêu này giảm mạnh xuống còn 0,27 lần, tức là 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo thanh toán tức thời bằng 0,27 đồng tiền và tương đương tiền. Nguyên nhân là do trong năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhanh hơn (giảm 45,17%) so với mức tăng của nợ ngắn hạn (tăng 39,99 ). Sang đến năm 2013, khả năng thanh toán tức thời tăng nhẹ lên 0,29 lần so với 2012. Ta có thể thấy, với hệ số này công ty hoàn toàn không đủ khả năng để đảm bảo thanh toán ngay khi nhà cung cấp cũng như ngân hàng bất ngờ thu hồi công nợ. Tuy nhiên, nếu so sánh với các công ty khác trong thời điểm hiện tài thì chỉ tiêu này của công ty cũng không phải là thấp. 2.2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu vòng quay hàng hóa và trung bình bao nhiêu ngày thì hàng tồn kho được quay vòng một lần. Chỉ tiêu này cũng thường được xem xét để đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ có tốt hay không, hàng hóa có được tiêu thụ nhanh chóng hay không, đặc biệt là với các doanh nghiệp thương mại. Hệ số này càng cao cho thấy công ty không bị ứ đọng nhiều hàng tồn kho. Qua bảng số liệu, ta thấy năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 12,73 vòng, tương ứng với thời gian quay vòng hàng tồn kho là 28,27 ngày. Hệ số này khá cao đối với một công ty thương mại chứng tỏ công ty tiêu thụ hàng hóa nhanh và chính sách 35 quản lý kho tốt. Bên cạnh đó, cũng do trong năm 2011 tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn kho không cao. Sang đến năm 2012, với những kỳ vọng lớn hơn cùng việc mở rộng hoạt động kinh doanh mà công ty tiến hành đầu tư thêm vào hàng tốn kho với mức tăng về giá trị là 138,22 . Tuy nhiên mức tăng này lại lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần trong kỳ (71,08 ) làm số vòng quay hàng tồn kho giảm còn 9,14 vòng, tức thời gian quay hết một vòng trung bình là 39,37 ngày. Năm 2013, chỉ tiêu này lại giảm mạnh 7,14 lần so với năm 2012 xuồng chỉ còn 2 vòng, thời gian quay vòng trung bình là 180 ngày. Trong một năm công ty chỉ quay vòng hàng tồn kho 2 lần chứng tỏ hàng hóa của công ty bị ứ đọng khá nhiều. Nguyên nhân chính là do đầu năm 2013, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, giá phân bón trong nước liên tục giảm trong các tháng đầu năm nên công ty đã quyết định thu hẹp ngành nghề kinh doanh phân bón là ngành chủ lực của công ty, chuyển sang tích trữ nhiều hơn để tránh gặp phải những rủi ro về giá. Điều này tác động mạnh đến cả đến doanh thu thuần và hàng tồn kho làm số vòng quay kho đột ngột giảm mạnh. Tuy nhiên, nếu công ty tiếp tục dự trữ kho và không có các biện pháp quản lý hiệu quả trong thời gian tới sẽ dẫn đến ứ đọng vốn và những rủi ro về thanh khoản. Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Vòng quay hàng tồn kho Lần 12,73 9,14 2,00 (3,59) (7,14) Thời gian quay vòng hàng tồn kho Ngày 28,27 39,37 180 11,10 140,63 Vòng quay các khoản phải thu Lần 11,23 5,84 5,42 (5,39) (0,42) Kỳ thu tiền trung bình Ngày 32,05 61,60 66,37 29,55 4,77 Vòng quay các khoản phải trả Lần 3,27 3,32 1,72 0,05 (1,60) Kỳ trả nợ trung bình Ngày 110 108,39 209,14 (1,58) 100,76 Thời gian quay vòng tiền Ngày (50) (7,42) 37,23 42,22 44,65 (Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính) Vòng quay các khoản phải thu Qua 3 năm, ta thấy số vòng quay các khoản phải thu giảm dần, đồng thời kỳ thu tiền trung bình tăng lên. Năm 2011, số vòng quay là 11,23 vòng tương ứng với trung Thang Long University Library 36 bình cứ 32,05 ngày công ty thu hồi vốn bị khách hàng chiếm dụng một lần. Vì chỉ tiêu kỳ thu tiền trung bình phản ánh khi hàng hóa được bán ra thì sau bao nhiêu ngày công ty thu hồi được tiền hàng nên chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt. Tuy nhiên nếu hệ số này quá thấp lại thể hiện chính sách cấp tín dụng của công ty chưa tốt, có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của công ty. Đối với giá trị của chỉ tiêu này trong năm 2011 là tương đối an toàn với cứ trung bình một tháng thì công ty lại thu hồi tiền hàng. Tuy nhiên, năm 2012, số vòng quay lại giảm một nửa xuống còn 5,84 vòng đồng nghĩa với kỳ thu tiền trung bình tăng lên gấp đôi là 61,6 ngày. Do trong năm công ty tăng đầu tư vào việc cấp tín dụng cho khách hàng (tăng 228,81 ) với kỳ vọng lượng hàng hóa bán ra tăng lên kéo theo tăng trưởng về doanh thu đã làm số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống và kỳ thu tiền trung bình tăng. Như vậy có thế thấy việc tăng đầu tư chưa thực sự đem lại kết quả như mong đợi. Sang đến năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 5,42 vòng, kỳ thu tiền trung bình tăng lên 66,37 ngày. Vòng quay các khoản phải trả Số vòng quay các khoản phải trả hay kỳ trả nợ trung bình phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của công ty đối với các nhà cung cấp. Vì vậy mà số vòng quay khoản phải trả càng thấp càng tốt và kỳ trả nợ trung bình càng cao thì càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp có lượng vốn chiếm dụng lớn với thời gian dài. Năm 2011, số vòng quay khoản phải trả là 3,27 vòng tương ứng với kỳ trả nợ trung bình là 110 ngày, có nghĩa là từ lúc mua hàng hóa tới khi 110 ngày sau công ty mới phải trả toàn bộ tiền hàng cho nhà cung cấp. Ta có thể thấy thời gian trả nợ trung bình của công ty khá dài do công ty có uy tín tốt đối với các nhà cung cấp. Đến năm 2012, chỉ tiêu số vòng quay có sự biến động nhẹ với mức tăng 0,05 lần, vì vậy mà kỳ trả nợ trung bình cũng không có nhiều sự thay đổi, giảm xuống còn 108,39 ngày. Sang đến năm 2013, số vòng quay các khoản phải trả lại lại giảm mạnh xuống còn 1,72 vòng, tương ứng với việc công ty được chiếm dụng vốn của nhà cung cấp trung bình 209,14 ngày. Với kỳ trả nợ dài như vậy cho thấy công ty công ty có được khoản vốn chiếm dụng ngày càng lớn, có thể giúp doanh nghiệp có một lượng tiền mặt dư thừa lớn khi chưa phải trả tiền hàng. Tuy nhiên, nếu kỳ trả nợ quá dài cũng có thể là những tín hiệu của việc công ty không có khả năng thanh toán sớm tiền hàng cho nhà cung cấp và phải kéo dài kỳ trả nợ của mình. Thời gian quay vòng tiền Thời gian quay vòng tiền cho ta biết số ngày kể từ khi chi tiền thực tế đến khi thu tiền về, vì vậy mà chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt. Qua bảng số liệu, ta thấy thời gian quay vòng tiền của công ty càng ngày càng tăng lên. Năm 2011, con số này đang là -50 ngày. Theo lý thuyết thì con số này càng 37 thấp thì càng tốt, tuy nhiên nếu quá thấp, đặc biệt là mang giá trị âm lại thể hiện doanh nghiệp đang có quá nhiều tiền dư thừa. Như đã phân tích ở trên thì năm 2011 doanh nghiệp dư thừa lượng tiền mặt khá lớn cho thấy việc bị ứ đọng vốn, công ty không tận dụng hết được nguồn vốn sẵn có, làm sụt giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Sang đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên -7,42 ngày, mặc dù vẫn âm nhưng phần nào thấy được công ty đã giảm bớt được nguồn tiền mặt nhàn rỗi, tận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đến năm 2013, thời gian quay vòng tiền lại tiếp tục tăng mạnh lên tới 37,23 ngày. Nguyên nhân chính là do thời gian quay vòng hàng tồn kho tăng mạnh (140,63 ngày), trong năm 2013 giá trị hàng tồn kho tăng mạnh do công ty tăng dự trữ tránh rủi ro về giá của thị trường làm thời gian quay vòng kho theo đó tăng lên. Tuy nhiên, do công ty luôn có lượng chiếm dụng vốn khá lớn từ khách hàng và nhà cung cấp, khoản mục phải trả người bán tiếp tục tăng trong năm 2013 (16,79 ), cộng với các loại chi phi kinh doanh đều giảm làm vòng quay các khoản phải trả giảm gần một nửa xuống còn 1,72 lần. Vì vậy mà kỳ trả nợ trung bình cũng tăng gấp đôi lên 209,14 ngày dẫn đến thời gian quay vòng tiền của công ty vẫn chưa ở mức quá cao. Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Hiệu suất sử dụng TSNH 1,94 2,5 0,93 0,56 (1,57) Hiệu suất sử dụng TSDH 3,43 3,57 1,98 0,14 (1,59) Hiệu suất sử dụng tổng TS 1,24 1,47 0,63 0,23 (0,84) (Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính) Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Năm 2011, chỉ số này là 1,94, có nghĩa là cứ 1 đồng tài sản ngắn hạn thì tạo ra được 1,94 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng 0,56 lần đồng nghĩa với doanh thu thuần tạo ra từ tài sản ngắn hạn cũng tăng, cụ thể trong năm 2012, 1 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra được 2,5 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy công ty sử dụng khá hiệu quả nguồn tài sản ngắn hạn trong cả 2 năm. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, chỉ số này là giảm mạnh xuống chỉ còn 0.93 lần, cũng có nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạo ra được 0,93 đồng doanh thu thuần. Trong năm này, mặc dù công ty tiến hành đầu tư nhiều vào tài sản ngắn hạn, cụ thể mức tăng lên tới 75,12% so với năm liền trước nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh lại bị thu hẹp thể hiện qua doanh thu Thang Long University Library 38 thuần giảm 35,19% so với năm 2012. Qua đó cho thấy hiệu quả sử dụng nguồn tài sản ngắn hạn của công ty đang có xu hướng giảm dần với mức giảm khá nhiều. Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn Nhìn vào bảng số liệu, chỉ tiêu này cũng có những biến động qua 3 năm giống như với hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Năm 2011, chỉ tiêu là 3,43 lần, nghĩa là 1 đồng tài sản dài hạn tạo ra được 3,43 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng nhẹ lên 3,57 đồng. Ta có thể thấy trong năm này, công ty mở rộng hoạt động kinh doanh với việc mua mới nhiều thiết bị tài sản cố định làm tài sản dài hạn trong năm tăng cao (64,58 ) nhưng mức tăng không cao bằng mức tăng của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh (71,08 ). Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản dài hạn trong năm 2012. Sang đến năm 2013, với hoạt động kinh doanh không mấy khả quan, doanh thu thuần giảm 35,19% trong khi tài sản dài hạn lại tiếp tục tăng ở mức 16,79% làm cho chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn giảm mạnh chỉ còn 1,98 lần. Ta thấy, các chính sách quản lý và sử dụng tài sản dài hạn của công ty trong năm 2013 cũng đang bộc lộ những dấu hiệu không mấy tích cực giống như với tài sản ngắn hạn và cần có những biện pháp điều chỉnh sớm nhất trong thời gian tới. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản là chỉ tiêu tổng hợp đo lường hiệu quả quản lý và sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011, chỉ tiêu này là 1,24 lần với ý nghĩa 1 đồng tổng tài sản tạo ra được 1,24 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, cũng giống như hai chỉ tiêu trên, hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong năm này tăng lên 1,47 lần. Qua đó ta thấy rõ hơn hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012 đạt hiệu quả cao khi tổng tài sản tăng cao, đặc biệt là tài sản dài hạn đồng thời doanh thu thuần cũng tăng mạnh. Ngược lại, năm 2013 chỉ tiêu này lại cho thấy rõ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động giảm mạnh, 1 đồng tổng tài sản chỉ tạo ra được 0,63 đồng doanh thu thuần trong khi giá trị tổng tài sản tiếp tục tăng lên so với năm 2012. Bên cạnh đó, tài sản tăng lên chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng cao vì công ty tiến hành dự trữ khối lượng lớn hàng tồn kho. 2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu này cho ta thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu, đồng thời cũng cho thấy mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Qua bảng số liệu có thể thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây trong cả 3 năm 2011, 2012 và 2013 khá cao, điều này chứng tỏ tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu bằng nguồn vốn vay. Năm 2011, chỉ tiêu này là 39 2,73 lần, có nghĩa là trong 1 đồng đầu tư của công ty thì có tới hơn 70 là từ nợ vay. Qua đó cho thấy công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp chưa cao. Đến năm 2012, hệ số này giảm xuống còn 1,73 lần, chủ yếu là do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên cao hơn so với mức tăng của nợ phải trả. Đây cũng là dấu hiệu tốt giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn đi vay, tăng khả năng tự chủ của công ty. Tuy nhiên, sang đến năm 2013, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lại tăng 0,33 lần so với năm 2012. Khi mà vốn đầu tư của chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng nhưng lại chậm hơn so với nợ phải trả. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng vốn chiếm dụng của công ty với khách hàng và nhà cung cấp tăng cao và hai nguồn vốn này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong nợ phải trả của công ty. Điểu này cho thấy công ty có sự phụ thuộc khá lớn vào nguồn vốn vay này và nó có thể sẽ đem đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho công ty. Nhìn chung, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm đều khá cao chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay, tự chủ về tài chính chưa cao. Nếu có những biện pháp sử dụng tối ưu và quản lý nguồn vốn vay chặt chẽ thì đây là một đòn bảy hiệu quả tạo ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên, với nguyên tắc tài chính, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, hệ số này quá cao dẫn đến công ty có thể gặp khó khăn khi trả nợ, thậm chí dẫn đến phá sản. Bên cạnh đó hệ số này còn có nhiều sự biến động trong 3 năm cũng cho thấy những chính sách quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa được ổn định. Hệ số nợ trên tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được đầu tư từ nguồn vốn vay. Chủ sở hữu công ty thì mong nguốn vốn này càng cao để sử dụng nguồn vốn này khuếch đại lợi nhuận trên vốn cổ phần. Chủ nợ thì muốn tỷ số này càng thấp để các khoản nợ được đảm bảo khả năng thanh toán trong trường hợp công ty phá sản. Tuy vậy, tỷ số này quá cao cũng không phải là điều tốt, công ty có khả năng rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, mất khả năng thanh toán. Tỷ số này của công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây là khá cao chứng tỏ công ty phụ thuộc nhiều vào vốn vay và không có nhiều biến động trong 3 năm. Năm 2011, hệ số này là 0,73 lần, đến năm 2012 giảm xuống còn 0,63 lần và năm 2013 tăng lên 0,67 lần. Tỷ trọng nợ vay cả 3 năm đều cao cũng chứng tỏ uy tín của doanh nghiệp đối với các nhà cho vay là khá cao. Trong đó, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp và khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ. Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, vì vậy mà sự tin tưởng từ các nhà cũng cấp và khách hàng theo đó cũng cao hơn so với các công ty tư nhân. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, tỷ trọng của công ty đang ở mức cao cho thấy công Thang Long University Library 40 ty dễ gặp phải những rủi ro lớn về tài chính, bên cạnh đó với đòn bảy tài chính mạnh mẽ nếu sử dụng hiệu quả sẽ tạo ra được sự tăng trưởng nhanh chóng về lợi nhuận. Hệ số thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay dùng để đo lường mức độ sử dụng vốn vay có hiệu quả đủ để đảm bảo trả lãi vay hay không. Vì vậy hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay cho hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Qua bảng số liệu thì hệ số thanh toán lãi vay tăng dần lên trong 3 năm. Năm 2011, hệ số này khá thấp khi chỉ bằng 0,92 lần, nghĩa là 1 đồng lãi vay chỉ được đảm bảo bằng 0,92 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số này khá thấp cho thấy trong năm 2011, mức độ sử dụng nguồn vốn vay của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao, không có khả năng đảm bảo trả lãi vay. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, chỉ tiêu này tăng lên 2,31 lần, cao hơn 1,38 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2013, hệ số tiếp tục tăng cao lên tới 4,05 lần đồng nghĩa với 1 đồng lãi vay được đảm bảo bằng 4,05 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nguyên nhân chủ yếu là do lãi vay không tăng nhiều trong khi lợi nhuận lại tăng khá cao, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2013 đạt những hiệu quả nhất định. Ta thấy hệ số thanh toán lãi vay tăng lên qua 3 năm thể hiện mức độ sử dụng nguồn vốn vay vào hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, khả năng đảm bảo thanh toán các khoản vay ngày càng cao. Trong thời gian tới, công ty tiếp tục giữ vững và nâng cao hơn hệ số này sẽ mang đến những tín hiệu tốt khi muốn vay vốn từ các nhà cho vay mới. Bảng 2.7 Chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý nợ Đơn vị: Lần Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 2,73 1,73 2,07 (1,00) 0,33 Hệ số nợ trên tổng TS 0,73 0,63 0,67 (0,10) 0,04 Hệ số thanh toán lãi vay 0,92 2,31 4,05 1,38 1,74 (Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính) 41 2.2.2.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Bảng 2.8 Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời Đơn vị : % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) 0,31 2,1 7,57 1,79 5,47 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) 0,38 3,09 4,78 2,70 1,69 Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) 1,43 8,44 14,64 7,00 6,20 (Nguồn: Số liệu và tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) ROS phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, tức là trong 100 đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt. Năm 2011, chỉ tiêu này đạt 0,31 nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần thì có 0,31 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2012, chỉ tiêu tăng lên 2,1 , tăng 1,79 so với năm 2011, đồng nghĩa với 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 2,1 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy công ty đang dần tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Sang đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên doanh thu tiếp tục tăng mạnh lên 7,57 , cũng có nghĩa là 100 đồng doanh thu thuần có 7,57 đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy doanh thu thuần trong năm 2013 giảm khá nhiều so với năm 2012 (35.19 ) nhưng các loại chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm nhiều hơn nên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng cao. Qua đó, ta thấy công ty đã có những chính sách quản lý chi phí kinh doanh khá hợp lý. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu có sự tăng trưởng qua cả 3 năm, đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013 cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh hiệu quả cũng như đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lời trên tài sản nhằm xác định khả năng sinh lời của tài sản, xem mỗi đồng đầu tư vào tài sản thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ đó đưa ra cơ sở để điều chỉnh việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp. Năm 2011, chỉ tiêu này đạt 0,38%, tức là cứ 100 đồng tài sản tạo ra được 0,38 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 chỉ số này tăng lên 3,09% , nghĩa là 100 đồng tài sản tạo ra được 3,09 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm công ty tăng vốn đầu tư vào Thang Long University Library 42 tài sản và đạt được hiệu quả khá tốt với lợi nhuận sau thuế tăng cao vượt trội (1057,19%) so với năm 2011, chứng tỏ quyết định đầu tư vào tài sản trong năm là đúng đắn. Năm 2013, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 4,78 , tức là trong 100 đồng tài sản tạo ra được 4,78 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản tăng đều qua 3 năm cho chứng tỏ công ty vẫn đang đầu tư và sử dụng tài sản vào hoạt động kinh doanh khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong năm 2013 mức tăng của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản thấp hơn nhiều so với tỷ suất sinh lời trên doanh thu và trên vốn chủ sở hữu cũng cho thấy công ty vẫn còn những hạn chế trong quản lý tài sản. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu quan trọng vì nó thể hiện mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận, điều mà các nhà đầu tư, nhà cho vay hay thậm chí chính chủ sở hữu doanh nghiệp đều rất quan tâm. Qua bảng số liệu, ta thấy được chỉ tiêu này tăng mạnh trong 3 năm. Cụ thể, năm 2011 chỉ tiêu này đạt 1,43%, tức là cứ 100 đồng chủ sở hữu bỏ ra thu được 1,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 7 so với năm 2011 lên mức 8,44% cũng có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 8,44 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể thấy trong năm 2012 công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh rất khả quan. Với việc mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư thêm vào tài sản cố định, vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên khá cao (80,55 ) nhưng vẫn không tăng cao bằng lợi nhuận sau thuế, điều này cho thấy công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn được đầu tư thêm đó, mang lại những kết quả đáng mong đợi. Sang năm 2013, công ty tiếp tục thể hiện được hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả khi mà tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng cao lên mức 14,64 , đồng nghĩa với trong 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được 14,64 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua cả 3 năm, công ty đang có hoạt động kinh doanh ngành càng phát triển, vốn chủ sở hữu bỏ ra ít hơn mà vẫn thu về lợi nhuận ngày một cao. Điều này cũng làm các chủ đầu tư, chủ nợ cũng như chính chủ sở hữu đánh giá cao và có những kỳ vọng về sự phát triển lớn hơn trong tương lai. Tóm lại, qua phân tích các tỷ suất sinh lời, ta thấy được những dấu hiệu tăng trưởng lớn mạnh trong hoạt động kinh doanh của công ty. Qua 3 năm, các tỷ suất sinh lời của công ty đều tăng khá cao. Điều này cho thấy những chính sách của công ty đang áp dụng tương đối hợp lý và hiệu quả, mặc dù tỷ trọng nợ phải trả luôn cao nhưng công ty đã tận dụng tốt đòn bảy tài chính để tạo ra lợi nhuận tăng lên nhanh chóng. Tuy vậy, công ty vẫn nên thận trọng trong quản lý tài chính vì lợi nhuận tăng nhanh luôn đi kèm với những rủi ro lớn. 43 2.2.3. Hệ số Z-Score Hệ số Z-Score là công cụ phổ biến được dùng để phát hiện nguy cơ phá sản. Ở Hoa Kỳ, chỉ số này đã dự đoán tương đối chính xác tình hình phá sản của các doanh nghiệp trong tương lai gần. Do đó mà hệ số Z-Score cũng có thể được xem là cơ sở để đánh giá toàn bộ tình hình tài chính của công ty trong năm hoạt động. Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây là doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần hóa, kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Vì vậy, nguy cơ phá sản cũng như khả năng tài chính của công ty trong 3 năm từ 2011 đến 2013 sẽ được đo lường bằng hệ số Z’’. Bảng 2.9 Hệ số Z-Score của công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây 2011-2013 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Giá trị theo tỷ trọng 2011 2012 2013 2011 2012 2013 VLĐ thường xuyên trên tổng tài sản (X1) 0,07 0,04 0,04 6,56 0,46 0,26 0,26 Lợi nhuận chưa phân phối trên tổng tài sản (X2) 0,001 0,03 0,07 3,26 0,0033 0,10 0,22 EBIT trên tổng tài sản (X3) 0,01 0,04 0,05 6,72 0,07 0,27 0,34 Hệ số VCSH trên nợ phải trả (X4) 0,37 0,58 0.48 1,05 0,39 0,61 0,50 Z’’ - Score 0,92 1,24 1,33 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu từ báo cáo tài chính của công ty) Qua bảng kết quả, ta thấy hệ số Z’’ của công ty tăng lên trong 3 năm. Năm 2011, Z’’ chỉ bằng 0,92 có nghĩa là công ty đang có vấn đề nghiêm trọng về tài chính và có thế nguy cơ phá sản nếu không có những điều chỉnh trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, sang đến năm 2012, hệ số này đã tăng lên 1,24 nghĩa là công ty không có rắc rối tài chính trong ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đã có những điều chỉnh làm tình hình tài chính tốt hơn. Nguyên nhân chính là các hoạt động kinh doanh của công ty khá hiệu quả, làm cho lợi nhuận tăng cao khiến các chỉ tiêu X2 và X3 tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó việc đầu tư thêm vốn chủ sở hữu để mở rộng hoạt động kinh doanh trong năm 2012 cũng làm hệ số vốn chủ sở hữu trên nợ phải trả (X4) cũng tăng. Năm 2013, tình hình tài chính lại tiếp tục tốt lên khi mà hệ số Z’’ là 1,33, tuy mức tăng không cao so với mức tăng của năm trước nhưng cũng cho thấy năng lực tài chính của công ty đang dần được nâng cao. Thang Long University Library 44 Nhìn chung, hệ số Z’’ của công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây tăng lên trong 3 năm và năm trong khoảng thể hiện công ty sẽ không có rắc rối về tài chính trong ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số Z’’ vẫn chưa ở mức cao, cho thấy tình hình tài chính của công ty vẫn còn nhiều những hạn chế nhất định và cần xem xét một cách thận trọng. Nếu không cải thiện và tiếp tục nâng cao hơn nữa thì tình hình tài chính của công ty rất có thể lại giảm xuống và rơi vào vùng nguy hiểm, dẫn đến mất khả năng tài chính. Kết luận chƣơng 2 Kết quả đạt đƣợc  Trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây luôn tăng trưởng và hoạt động hiểu quả. Lơi nhuận sau thuế tăng 1057,19 năm 2012 so với năm 2011 và tăng 133,71 năm 2013 so với năm 2012, những con số tăng trưởng khá ấn tượng. Trong khi thị trường kinh tế và tài chính trong các năm gần đây vẫn chưa thực sự khởi sắc, công ty không những hoạt động tốt và kinh doanh có lãi mà còn có những kết quả đáng tự hào. Mặc dù doanh thu thuần của công ty trong 3 năm có những biến động không nhỏ, với năm 2012 tăng cao so với năm 2011 nhưng sang đến năm 2013 lại giảm mạnh nhưng do có những chính sách quản lý chi phí hiệu quả làm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng đều. (xem trang 23)  Về cơ cấu tài sản, công ty đã có những điều chỉnh tỷ trọng khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu khách hàng giảm bớt đáng kể so với các năm trước. Thêm vào đó, công ty tiến hành đầu tư thêm tài sản cố định để mở rộng và phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh. Giá trị tổng tài sản cũng có sự tăng trưởng đều qua 3 năm. (xem trang 24)  Khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty luôn ở mức an toàn (>1) chứng tỏ công ty luôn đảm bảo chi trả được các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo khả năng trả nợ kể cả khi doanh nghiệp phá sản. (xem trang 33)  Bên cạnh đó, hệ số thanh toán lãi vay của công ty cũng tăng lên qua 3 năm, công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay vào hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng trả lãi ngày càng cao. (xem trang 39)  Ngoài ra, hoạt động kinh doanh của công ty cũng đang ngày càng hiệu quả thể hiện qua những chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của công ty tăng lên trong 3 năm. Điều này cho thấy công ty đang tân dụng được lợi thế rất lớn từ đòn bảy tài chính bằng việc sử dụng các khoản nợ. Từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ trọng nợ của công ty luôn chiếm khoảng gần 70% tổng nguồn vốn, góp phần làm giảm gánh nặng thuế cho công ty. (xem trang 41) 45  Cuối cùng, năng lực tài chính của công ty tuy vẫn chưa thực sự vững mạnh nhưng đang dần được nâng cao, biểu hiện ở hệ số Z-Score từ ở mức có nguy cơ phá sản rất cao trong năm 2011 đã tăng lên mức cảnh báo nhẹ hơn trong năm 2012 và tiếp tục tăng lên trong năm 2013. Dấu hiệu này cho biết công ty đã đạt được những kết quả đáng kỳ vọng về tình hình tài chính trong tương lai. (xem trang 43) Hạn chế tồn tại Bên cạnh những kết quả đạt được làm tình hình tài chính chung của công ty có những dấu hiệu tăng cao vẫn tồn tài những hạn chế trong công tác quản trị tài chính của công ty như sau:  Về cơ cấu tài sản, tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng tuy có giảm nhưng vẫn có những biến động trong các năm cho thấy chính sách quản lý thu hồi công nợ của công ty chưa ổn định. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương cũng giảm đáng kể nhưng vẫn ở mức cao, công ty vẫn để dư thừa và ứ đọng vốn. Thêm vào đó, tỷ trọng hàng tồn kho lại có dấu hiệu tăng lên đáng kể, đặc biệt tăng cao vào năm 2013. Sự tăng trưởng cao về giá trị tổng tài sản cũng chủ yếu là do sự tăng lên của khoản mục hàng tồn kho. (xem trang 24)  Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nợ chiếm đa phần trong tổng nguồn vốn chủ yếu là do sự đóng góp của khoản mục phải trả người bán. Chỉ tiêu này luôn chiếm một tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng lên trong 3 năm, nó có thể mang nguy cơ làm tăng nợ xấu của công ty. Việc sử dụng đòn bảy tài chính tuy mang lại cho công ty nhiều lợi ích với sự tăng trưởng nhanh chóng về lợi nhuận nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các khoản nợ của công ty đa phần là nợ ngắn hạn, có mức lãi suất cao và thời gian đáo hạn ngắn. Vì vậy áp lực về việc trả lãi sẽ ngày càng tăng, có thể khiến công ty đứng trước nguy cơ gặp phải rủi ro về lãi suất. (xem trang 28)  Vốn lưu động thường xuyên của năm 2013 ít hơn nhiều so với nhu cầu cần thiết, nguyên nhân là do hàng tồn kho tăng cao hơn so với mức tăng của các khoản phải trả. Mặc dù vốn lưu động thường xuyên tăng đều trong 3 năm nhưng mức tăng không cao. (xem trang 31)  Bên cạnh đó, hàng tồn kho nhiều là nguyên nhân chính làm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm dần và ở mức khá thấp, công ty có thể gặp khó khăn trong việc trả nợ nếu các chủ nợ và nhà cung cấp yêu cầu trả gấp. Việc hàng hóa bị ứ đọng quá nhiều trong kho cũng dễ dẫn đến những rủi ro về luân chuyển vốn. (xem trang 33)  Thời gian quay vòng hàng tồn kho và kỳ thu tiền trung bình của công ty đều tăng lên mà nguyên nhân cũng là do hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng nhanh về giá trị Thang Long University Library 46 trong 3 năm. Từ đó dẫn đến thời gian quay vòng tiền của công ty cũng tăng lên. (xem trang 35)  Trong khi hiệu suất sử dụng tài sản trong năm 2011 và 2012 tương đối khả quan chứng tỏ công ty đã khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có thì năm 2013 chỉ tiêu này lại giảm mạnh. Nguyên nhân chính là do công ty dự trữ hàng tồn kho quá nhiều khiến tổng tài sản tăng cao, cùng với đó là việc thu hẹp ngành hàng kinh doanh chính làm doanh thu thuần giảm mạnh. (xem trang 37)  Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản luôn ở mức cao và có xu hướng tăng, tỷ trọng nợ luôn cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Công ty có sự phụ thuộc lớn vào nguồn vốn vay và năng lực tự chủ tài chính vẫn còn thấp. (xem trang 39) 47 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY VTKT NÔNG NGHIỆP HÀ TÂY 3.1. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty 3.1.1. Giảm lượng tiền mặt dư thừa Công ty luôn có tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền khá cao trong cơ cấu tài sản, gây ứ đọng vốn, không tạo ra hiệu quả lợi nhuận. Những giải pháp sau có thể góp phần giúp công ty giảm lượng tiền mặt dư thừa và sử dụng hiệu quả cũng như quản lý tốt tài sản này:  Dự phòng cho các khoản phải chi ngoài kế hoạch, dự phòng cho các cơ hội phát sinh ngoài dự kiến khi thị trường có sự thay đổi đột ngột; như khi dự báo có sự tăng về giá hàng trên thị trường trong thời gian sau, doanh nghiệp có thể tiến hành tăng lượng hàng nhập về, lúc đó doanh nghiệp cần đáp ứng đủ nhu cầu về tiền.  Sau khi xác định được lưu lượng tiền mặt cần dự trữ thường xuyên, doanh nghiệp nên áp dụng những chính sách, quy trình sau để giảm thiểu rủi ro cũng như thất thoát trong quá trình thực hiện:  Số lượng tiền mặt tại quỹ giới hạn ở mức thấp chỉ để đáp ứng những nhu cầu thanh toán không thể chi trả qua ngân hàng. Thanh toán qua ngân hàng có tính minh bạch cao, giảm thiểu rủi ro gian lận, đáp ứng yêu cầu pháp luật liên quan.  Xây dựng quy trình thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bao gồm: danh sách các mẫu bảng biểu, chứng từ (hợp đồng kinh tế, hóa đơn, phiếu nhập kho, biên bản giao nhận...). Xác định quyền và hạn mức phê duyệt của các cấp quản lý trên cơ sở quy mô của doanh nghiệp. Đưa ra quy tắc rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận, cá nhân liên quan đến quá trình thanh toán để việc thanh toán diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.  Bên cạnh đó, một số biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn tiền mặt nhàn rỗi như sau:  Sử dụng các khoản đầu tư qua đêm của ngân hàng.  Sử dụng hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn với điều khoản rút gốc linh hoạt.  Đầu tư vào những sản phẩm tài chính có tính thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu.  Đầu tư vào cổ phiếu quỹ ngắn hạn.  Chọn lựa một số đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý tốt tiền mặt. Hiện nay công ty vẫn tiến hành trả lương cho công nhân viên một cách trực tiếp qua kế toán tiền lương, vì vậy các ngân hàng này có thể cung cấp cho công ty Thang Long University Library 48 các dịch vụ tự động như chi trả lương và các khoản chi thông qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. 3.1.2. Xây dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho tối ưu Năm 2013, tỷ trọng hàng tồn kho tăng mạnh, chiếm tỷ trọng gần như lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này là nguyên nhân chính làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp xuống mức khá thấp, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng, khả năng thanh toán nhanh và vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh, đòi hỏi cần có sự điều chỉnh hợp lý trong thời gian tới. Quản lý hàng tồn kho hiện nay vẫn luôn là vấn đề nhạy cảm của các doanh nghiệp khi mà sự biến động của giá cả trên thị trường rất khó ước đoán. Một số giải pháp sau đây có thể giúp công ty xậy dựng hệ thống quản lý hàng tồn kho tối ưu:  Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý, từ đó xác định lượng hàng tối ưu cần nhập trong mỗi giai đoạn. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa ngay khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù ngay tránh thiệt hại cho công ty và để đảm bảo uy tín của mình khi bán cho khách hàng, giảm chi phí bảo quản hàng hoá.  Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh tồn đọng lâu làm giảm giá trị hàng hoá và giảm khả năng thanh toán nhanh.  Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, nghiên cứu thông tin trong nước và thế giới nhằm dự báo nhu cầu và dự báo về giá hàng, từ đó có quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường, tránh nhập quá nhiều rồi bán không hết.  Doanh nghiệp nên áp dụng một số mô hình quản trị hàng tồn kho để xác định lượng hàng tồn kho tối ưu. Ví dụ như áp dụng kỹ thuật phân tích cận biên để xác định lượng hàng dự trữ tối ưu, với nguyên tắc là doanh nghiệp sẽ tăng 1 tấn hàng dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận biên.  Tăng cường công tác nghiên cứu và dự báo nhằm xác định lượng hàng tồn kho cần thiết, nhằm đảm bảo tính liên tục cho hoạt động kinh doanh và xác định thời điểm cần thiết nhập hàng.  Vì mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp là không tồn được quá lâu, vì vậy doanh nghiệp nên nhập hàng về khi đã nhận thấy xuất hiện nhu cầu, tránh nhập nhiều hàng về để đấy. 49 3.1.3. Tăng cường khả năng thu hồi công nợ, giảm thiếu các khoản phải thu Các khoản phải thu từ khách hàng vẫn luôn chiếm một tỷ trọng tương đối cao và có những biến động trong các năm gần đây làm vòng quay các khoản phải thu của công ty giảm dần. Để nâng cao khả năng thu hồi nợ, góp phần giảm thiểu các khoản phải thu, công ty có thể thực hiện những biện pháp như:  Mở sổ theo dõi chặt chẽ và chi tiết các khoản phải thu của khách hàng, phân biệt rõ ràng các khoản nợ, theo dõi chi tiết các khoản nợ, phân tích tình hình trả nợ của từng đối tượng khách hàng.  Có biện pháp ngăn ngừa rủi ro đối với các khoản nợ không thể thanh toán: trích lập dự phòng, chiết khấu thanh toán  Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng, xem xét khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đến kỳ hạn và khả năng tài chính của doanh nghiệp. Mở sổ theo dõi chi tiết tình hình công nợ của các bạn hàng, phân loại các khoản nợ để có chính sách cho phù hợp  Có những ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế về các điều kiện thanh toán, đặc biệt là thời gian thanh toán. 3.1.4. Nâng cao năng lực tự chủ tài chính qua công tác quản lý tốt nợ và tăng vốn chủ sở hữu Qua phân tích ta thấy tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là cao, điều này cho thấy doanh nghiệp chủ yếu đầu tư vào hoạt động kinh doanh cuả mình bằng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng. Thay vì vay nợ quá nhiều, công ty có thể tiến hành liên doanh, liên kết với các công ty cùng ngành hoặc khác ngành nhằm mở rộng mặt hàng kinh doanh: Liên kết là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ từ phía doanh nghiệp hợp tác. Ngoài ra, để có thể huy động một cách kịp thời, hợp lý và chủ động vốn trong kinh doanh, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau:  Xây dựng chiến lược huy động vốn phù hợp với thực trạng thị trường và môi trường kinh doanh của từng thời kỳ thông qua công tác nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng.  Tạo niềm tin cho các nơi cung ứng vốn bằng cách nâng cao uy tín của công ty, cần ổn định và hợp lý hóa các chỉ tiêu tài chính, thanh toán các khoản nợ đúng hạn, tránh để nợ đọng, nợ xấu gây mất uy tín của doanh nghiệp...  Chứng minh được mục đích sử dụng vốn bằng cách đưa ra kết quả kinh doanh và hiệu quả vòng quay vốn trong những năm qua và triển vọng cùng với kế hoạch kinh Thang Long University Library 50 doanh của năm tới. Cần xây dựng những kế hoạch kinh doanh khả thi để cho các ngân hàng thẩm định và quyết định cho vay vốn. 3.2. Một số đề xuất kiến nghị khác  Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty có thể thành lập một bộ phận marketing, thực hiện hoạt động giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, hàng hóa của công ty. Qua đó, công ty vừa mở rộng được thị trường, tăng uy tín vừa góp phần giúp nông dân Việt Nam tiếp cận với giống cây trồng, vật nuôi mới, máy móc kỹ thuật hiện đại.  Áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý tài sản như quản lý hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả hay quản lý nhân sự. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các phần mềm ứng dụng phù hợp với từng loại hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chi phí đầu tư ban đầu không quá cao lại giúp công ty tiết kiệm được thời gian và nhân lực trong quá trình hoạt động, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.  Bên cạnh việc nâng cao khoa học công nghệ, trình độ nhân lực của công ty cũng cần không ngừng được nâng cao, đáp ứng đòi hỏi theo sự phát triển của công nghệ. Công ty nên tạo điều kiện hỗ trợ cán bộ, nhân viên học tập để cập nhật thông tin và mở rộng kiến thức vì con người vẫn luôn là nhân tố quan trọng nhất làm nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của mỗi công ty. KẾT LUẬN Phân tích tình hình tài chính ở các doanh nghiệp nói chung và phân tích tình hình tài chính của công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp nói riêng là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều đối tượng liên quan khác. Tình hình tài chính, quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời cũng như tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty Vật Tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây có nhiều mặt tích cực đáng khích lệ. Song bên cạnh đó còn không ít những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng định vị trí của mình trên thương trường. Bằng những kiến thức lý luận đã được trang bị kết hợp với thực tiễn nghiên cứu tìm hiểu tại công ty, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với mong muốn tăng cường hơn nữa nhằm phân tích và hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Hà Tây nói riêng và các doanh nghiệp nói chung. Song thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực tài chính còn nhiều hạn chế nên những phân tích trong đề tài sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các cô chú cán bộ phòng Kế toán - Tài chính của Công ty cùng toàn thể các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nói chung đóng góp ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn công tác quản lý tài chính doanh nghiệp ở Công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay. Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Sinh viên Lê Ngọc Phương Thang Long University Library PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng cơ cấu tài sản Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Phụ lục 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Phụ lục 3: Bảng biến động các khoản mục tài sản Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Phụ lục 4: Bảng biến động các khoản mục nguồn vốn Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Phụ lục 1: Bảng cơ cấu tài sản Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) A - TÀI SẢN NGĂN HẠN 9.053.269.131 63,92 12.008.871.112 58,81 21.029.886.587 68,16 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 5.503.753.576 38,86 3.017.834.351 14,78 5.709.290.087 18,50 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.773.664.143 12,52 5.551.189.331 27,18 4.643.701.256 15,05 1. Phải thu khách hàng 1.562.447.099 11,03 5.137.466.199 25,16 3.587.686.138 11,63 2. Trả trước cho người bán 200.453.495 1,42 400.429.132 1,96 485.451.770 1,57 3. Các khoản phải thu khác 10.763.549 0,08 13.294.000 0,07 570.563.348 1,85 IV. Hàng tồn kho 1.378.245.890 9,73 3.283.253.268 16,08 9.729.706.462 31,53 V. Tài sản ngắn hạn khác 397.605.522 2,81 156.594.162 0,77 947.188.782 3,07 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 268.260.423 1,89 156.594.162 0,77 947.188.782 3,07 2. Tài sản ngắn hạn khác 129.345.099 0,91 - - B - TÀI SẢN DÀI HẠN 5.111.119.185 36,08 8.412.001.188 41,19 9.824.048.284 31,84 I. Tài sản cố định 4.405.035.074 31,10 8.294.545.127 40,62 8.261.403.663 26,78 1. Nguyên giá 4.603.190.545 32,50 9.240.158.292 45,25 9.108.434.110 29,52 2. Giá trị hao mòn lũy kế (198.155.471) (1,40) (945.613.165) (4,63) (847.030.447) (2,75) IV. Tài sản dài hạn khác 706.084.111 4,98 117.456.061 0,58 1.562.644.621 5,06 1. Phải thu dài hạn 100.000.000 0,71 100.000.000 0,49 70.000.000 0,23 2. Tài sản dài hạn khác 606.084.111 4,28 17.456.061 0,09 1.492.644.621 4,84 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.164.388.316 100,00 20.420.872.300 100,00 30.853.934.871 100,00 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo Báo cáo tài chính năm 2011-2013) Thang Long University Library Phụ lục 2: Bảng cơ cấu nguồn vốn Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Tỷ trọng (%) Năm 2012 Tỷ trọng (%) Năm 2013 Tỷ trọng (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 10.367.329.157 73,19 12.946.911.549 63,40 20.790.647.811 67,38 I. Nợ ngắn hạn 8.056.876.099 56,88 11.278.721.549 55,23 19.846.147.811 64,32 1. Vay ngắn hạn 550.000.000 3,88 700.000.000 3,43 860.140.800 2,79 2. Phải trả cho người bán 5.233.640.809 36,95 8.568.224.009 41,96 10.006.654.030 32,43 3. Người mua trả tiền trước 1.444.989.400 10,20 1.171.090.400 5,73 8.386.771.600 27,18 4. Thuế và các khản phải nộp Nhà nước 87.654.544 0,62 133.728.140 0,65 104.142.181 0,34 5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 740.591.346 5,23 705.679.000 3,46 488.439.200 1,58 II. Nợ dài hạn 2.310.453.058 16,31 1.668.190.000 8,17 944.500.000 3,06 1. Vay và nợ dài hạn 1.500.000.000 10,59 1.668.190.000 8,17 944.500.000 3,06 2. Dự phòng phải trả dài hạn 810.453.058 5,72 - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.797.059.159 26,81 7.473.960.751 36,60 10.063.287.060 32,62 I. Vốn chủ sở hữu 3.797.059.159 26,81 7.473.960.751 36,60 10.063.287.060 32,62 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.782.000.000 26,70 6.828.468.930 33,44 7.944.401.675 25,75 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15.059.159 0,11 645.491.821 3,16 2.118.885.385 6,87 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.164.388.316 100,00 20.420.872.300 100,00 30.853.934.871 100,00 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo Báo cáo tài chính năm 2011-2013) Phụ lục 3: Bảng biến động các khoản mục tài sản Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A - TÀI SẢN NGĂN HẠN 9.053.269.131 12.008.871.112 21.029.886.587 2.955.601.981 32,65 9.021.015.475 75,12 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 5.503.753.576 3.017.834.351 5.709.290.087 (2.485.919.225) (45,17) 2.691.455.736 89,19 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.773.664.143 5.551.189.331 4.643.701.256 3.777.525.188 212,98 (907.488.075) (16,35) 1. Phải thu khách hàng 1.562.447.099 5.137.466.199 3.587.686.138 3.575.019.100 228,81 (1.549.780.061) (30,17) 2. Trả trước cho người bán 200.453.495 400.429.132 485.451.770 199.975.637 99,76 85.022.638 21,23 3. Các khoản phải thu khác 10.763.549 13.294.000 570.563.348 2.530.451 23,51 557.269.348 4.191,89 IV. Hàng tồn kho 1.378.245.890 3.283.253.268 9.729.706.462 1.905.007.378 138,22 6.446.453.194 196,34 V. Tài sản ngắn hạn khác 397.605.522 156.594.162 947.188.782 (241.011.360) (60,62) 790.594.620 504,87 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 268.260.423 156.594.162 947.188.782 (111.666.261) (41,63) 790.594.620 504,87 2. Tài sản ngắn hạn khác 129.345.099 (129.345.099) (100,00) - B - TÀI SẢN DÀI HẠN 5.111.119.185 8.412.001.188 9.824.048.284 3.300.882.003 64,58 1.412.047.096 16,79 I. Tài sản cố định 4.405.035.074 8.294.545.127 8.261.403.663 3.889.510.053 88,30 (33.141.464) (0,40) 1. Nguyên giá 4.603.190.545 9.240.158.292 9.108.434.110 4.636.967.747 100,73 (131.724.182) (1,43) 2. Giá trị hao mòn lũy kế (198.155.471) (945.613.165) (847.030.447) (747.457.694) 377,21 98.582.718 (10,43) IV. Tài sản dài hạn khác 706.084.111 117.456.061 1.562.644.621 (588.628.050) (83,37) 1.445.188.560 1.230,41 1. Phải thu dài hạn 100.000.000 100.000.000 70.000.000 - - (30.000.000) (30,00) 2. Tài sản dài hạn khác 606.084.111 17.456.061 1.492.644.621 (588.628.050) (97,12) 1.475.188.560 8.450,87 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 14.164.388.316 20.420.872.300 30.853.934.871 6.256.483.984 44,17 10.433.062.571 51,09 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo Báo cáo tài chính năm 2011-2013) Thang Long University Library Phụ lục 4: Bảng biến động các khoản mục nguồn vốn Công ty VTKT nông nghiệp Hà Tây năm 2011-2013 Đơn vị: Đồng CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012 Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) A - NỢ PHẢI TRẢ 10.367.329.157 12.946.911.549 20.790.647.811 2.579.582.392 24,88 7.843.736.262 60,58 I. Nợ ngắn hạn 8.056.876.099 11.278.721.549 19.846.147.811 3.221.845.450 39,99 8.567.426.262 75,96 1. Vay ngắn hạn 550.000.000 700.000.000 860.140.800 150.000.000 27,27 160.140.800 22,88 2. Phải trả cho người bán 5.233.640.809 8.568.224.009 10.006.654.030 3.334.583.200 63,71 1.438.430.021 16,79 3. Người mua trả tiền trước 1.444.989.400 1.171.090.400 8.386.771.600 (273.899.000) (18,96) 7.215.681.200 616,15 4. Thuế và các khản phải nộp Nhà nước 87.654.544 133.728.140 104.142.181 46.073.596 52,56 (29.585.959) (22,12) 5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 740.591.346 705.679.000 488.439.200 (34.912.346) (4,71) (217.239.800) (30,78) II. Nợ dài hạn 2.310.453.058 1.668.190.000 944.500.000 (642.263.058) (27,80) (723.690.000) (43,38) 1. Vay và nợ dài hạn 1.500.000.000 1.668.190.000 944.500.000 168.190.000 11,21 (723.690.000) (43,38) 2. Dự phòng phải trả dài hạn 810.453.058 (810.453.058) (100,00) - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 3.797.059.159 7.473.960.751 10.063.287.060 3.676.901.592 96,84 2.589.326.309 34,64 I. Vốn chủ sở hữu 3.797.059.159 7.473.960.751 10.063.287.060 3.676.901.592 96,84 2.589.326.309 34,64 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.782.000.000 6.828.468.930 7.944.401.675 3.046.468.930 80,55 1.115.932.745 16,34 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 15.059.159 645.491.821 2.118.885.385 630.432.662 4.186,37 1.473.393.564 228,26 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.164.388.316 20.420.872.300 30.853.934.871 6.256.483.984 44,17 10.433.062.571 51,09 (Nguồn: Tính toán của tác giả theo Báo cáo tài chính năm 2011-2013) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Trọng Anh (2013), Bài giảng Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Đại học Thăng Long. 2. PGS. TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS. Bạch Đức Hiển (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 3. TS. Lưu Thị Hương (2010), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Thị Hải (2010), Phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Phong Phúc, Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ, thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Văn Nam (2012), Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên, Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 6. Đào Thị Ngân (2014), Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH du lịch ấn tượng châu Á, Khóa luận tốt nghiệp ngành Tài chính, Trường Đại học Thăng Long. 7. Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn, trích nguồn congcu.quantri.vn, truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2014. doi-giua-tai-san-voi-nguon-von 8. Hệ số Z-Score, trích nguồn archive.saga.vn, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014. Thang Long University Library

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa20162_4092.pdf
Luận văn liên quan