Đề tài Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty

MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Nhận xét của cơ sở thực tập Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ bảng biểu Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu, tác dụng của phân tích tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.5 Tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính 1.2 Tài liệu dùng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Bảng cân đối kế toán 1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.3 Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.3.1 Phương pháp so sánh 1.3.2 Phương pháp tỷ lệ 1.4 Nội dung phân tích 1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.4.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 1.4.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp 1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính 1.4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản 1.4.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp a) Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp b) Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 1.4.3 Phân tích khả năng thanh toán 1.4.3.1 Phân tích các khoản phải thu 1.4.3.2 Phân tích các khoản phải trả 1.4.4 Phân tích khả năng hoạt động 1.4.4.1. Vòng quay hàng tồn kho.(HHTK) 1.4.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.(NHTK) 1.4.4.3. Kì thu tiền bình quân.(KTTBQ) 1.4.4.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.(HTSCĐ) 1.4.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (HTS) 1.4.4.6. Vòng quay vốn lưu động (HVLĐ) 1.4.5. Phân tích các tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.4.5.1. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. (DLDT) 1.4.5.2. Tỉ suất doanh lợi tài sản (ROA). 1.4.5.3 Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản ( RE ) 1.4.5.3. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.(ROE) 1.5. Phương pháp phân tích tài chính Dupont: ( hiệu ứng Dupont) Chương II: Thực trạng tình hình tài chính ở CTCP Công Nghệ Gỗ Đại Thành. 2.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Công Nghệ Gỗ Đại Thành 2.1.1.1 Tên, địa chỉ Công Ty, thời điểm thành lập và các cột mốc quan trọng 2.1.1.2. Quy mô của công ty 2.1.1.3 Kết quả KD của công ty, đóng góp vào ngân sách của DN qua các năm 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của DN 2.1.2.2 Chức năng 2.1.2.2 Nhiệm vụ 2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty 2.1.3.2 Loại hình KD và các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp đang KD 2.1.3.2 Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN 2.1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty 2.1.3.5 Đặc diểm các nguồn lực của công ty 2.1.3.4.1 Tình hình sử dụng lao động 2.1.3.4.2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị nhà xưởng 2.1.4 Đặc điểm tổ chức SXKD 2.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý tại DN 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.6 Đặc điểm tổ chức kế toán của doanh nghiệp 2.1.6.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty 2.1.6.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 2.1.6.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 2.1.6.4 Hình thức kế toán mà công ty áp dụng 2.1.6.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 2.2.1.1 Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính tại Công ty 2.2.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại công ty 2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty 2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn 2.2.2.2 Cơ cấu tài sản 2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty 2.2.3.1 Phân tích khả năng thu hồi các khoản phải thu 2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán các khoản phải trả 2.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 2.2.3.3.1 Khả năng thanh toán tổng quát (HTQ) 2.2.3.3.2 Khả năng thanh toán hiện hành (H¬TTHH) 2.2.3.3.3 Khả năng thanh toán nhanh (HTTN) 2.2.3.3.4 Khả năng thanh toán lãi vay ( HTTLV) 2.2.4 Phân tích khả năng hoạt động của công ty 2.2.4.1 Hiệu suất sử dụng tài sản 2.2.4.2 Khả năng quay vòng của hàng tồn kho 2.2.4.3 Khả năng thu tiền bán hàng ( kỳ thu tiền bình quân) 2.2.5 Phân tích các tỷ số lợi nhuận 2.2.5.1 Doanh lợi doanh thu (DLDT) 2.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản ( Doanh lợi tài sản) ( ROA) 2.2.5.3 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( RE) 2.2.5.4 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn chủ sở hữu) (ROE) 2.2.6 Hiệu ứng Dupont 2.2.6.1 Hiệu ứng 1: Tỷ suất thu hồi tài sản 2.2.6.2 hiệu ứng 2: Tỷ suất thu hồi vốn góp Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại CTCP CNG Đại Thành 3.1 Đánh giá về tình hình tài chính Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 3.1.1 Những mặt đạt đươc 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 3.2.1 Biện pháp thu hồi các khoản phải thu khách hàng 3.2.2 Biện pháp tiết kiệm chi phí lãi vay 3.2.3 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý hơn 3.2.4 Một số biện pháp khác Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo

doc118 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
này các nhà quản trị kinh doanh sẽ xây dựng kế hoạch về dự trữ, thu mua, sử dụng hàng hóa, nguyên vật liệu góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2.4.3 Khả năng thu tiền bán hàng ( kỳ thu tiền bình quân) Bảng 2.17 Bảng phân tích khả năng thu tiền bán hàng Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 1. Doanh thu thuần Đồng 201.299.175.748 285.343.031.492 2. Doanh thu bình quân một ngày (2) = (1): 360 Đồng/ ngày 559.164.377 792.619.532 3. Số dư bình quân các khoản phải thu Đồng 33.586.189.146 50.132.326.883 4. Kì thu tiền bình quân (4) = (3) : ( 2) Ngày 60,06 63,25 5. Vòng quay các khoản phải thu (5) = (1) : (3) Vòng 5,99 5,692 Kì thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng kì thu tiền bình quân của công ty được thu hồi có xu hướng tăng lên trong hai năm qua. Năm 2008 số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi của công ty tăng 3,2 ngày so với năm 2007. Điều này là do trong năm công ty thực hiện chính sách tín dụng bán hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần thông qua bán hàng trả chậm nên đã làm cho khoản phải thu khách hàng tăng lên một cách nhanh chóng (như đã phân tích ở phần các khoản phải thu). Mặc dù trong năm công ty đã tăng được doanh thu bán hàng nhưng tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Trong năm 2008 tốc độ của các khoản phải thu khách hàng tăng 46,5 % so với năm 2007 trong khi doanh thu thuần chỉ tăng lên với tốc độ 41,75 % ; chính vì vậy mà kì thu tiền bình quân của công ty tăng lên. Tuy kì thu tiền của công ty cao và co xu hướng tăng lên làm cho vốn kinh doanh bị tồn đọng trong các khoản phải thu đó nhưng do doanh nghiệp đang muốn chiếm giữ thị phần trên thị trường tiêu thụ nên điều này cũng là tất yếu. Bên cạnh chỉ tiêu kì thu tiền bình quân người ta còn xét đến chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu. Ta thấy rằng năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu giảm 0,298 vòng so với năm 2007; chứng tỏ trong năm qua các khoản phải thu của công ty được thu với tốc độ chậm hơn của năm trước. 2.2.5 Phân tích các tỷ số lợi nhuận 2.2.5.1 Doanh lợi doanh thu (DLDT) 2.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản ( Doanh lợi tài sản) ( ROA) 2.2.5.3 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( RE) 2.2.5.4 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn chủ sở hữu) (ROE) Bảng 2.18 Bảng phân tích các tỷ số lợi nhuận Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 1. Vốn CSH bình quân đồng 35.606.801.724 40.654.943.222 2. Tổng tài sản bình quân Đồng 209.978.490.136 345.917.482.222 3. Doanh thu thuần Đồng 201.299.175.748 285.343.031.492 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Đồng 9.369.930.710 13.604.827.478 5. Lợi nhuận sau thuế Đồng 4.332.031.728 7.194.656.010 6. DLDT (6) = (5) : (3) x 100% % 2,15 2,52 7. Tỷ suất sinh lời kinh tế ( RE) (7) = (4) : (2) x 100% % 4,46 3,93 8. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) (8) = (5) : (2 ) x 100% % 2,06 2,08 9. Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE) ( 9) = (5) : (1) x 100% % 12,17 17,7 Biểu đồ 2 Doanh lợi doanh thu cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận . Qua số liệu phân tích được ta thấy rằng khả năng sinh lời chung của công ty có nhiều tiến bộ rõ rệt và có xu hướng tăng qua các năm. Nếu trong năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 2,15 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2008 con số này tăng lên 2,52 đồng. Đây là một dấu hiệu lạc quan thể hiện rõ những nổ lực của công ty trong việc tăng doanh thu tiết kiệm chi phí. Rõ ràng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008 tăng lên rất nhiều so với năm 2007, từ 4.332.031.728 đồng lên 7.194.656.010 tức là tăng 2.862.624.282 đồng tương ứng với tỷ lệ 66,08% trong khi doanh thu thuần mặc dù tăng rất cao nhưng tốc độ gia tăng chỉ có 41,75% chậm hơn tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế. Chứng tỏ trong kì doanh nghiệp đã giảm được chi phí để gia tăng lợi nhuận. Sự tăng lên của doanh lợi daonh thu cũng đồng thời cho phép kết luận mức gia tăng của lợi nhuận thu được cao hơn mức chi phí bỏ ra tức là công ty đang sử dụng vốn có hiệu quả. Xem xét đến chỉ tiêu ROA ta thấy: ROA là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Ta thấy trong năm 2008 100 đồng đầu tư vào tài sản tạo ra 2,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2007 thì 100 đồng đầu tư vào tài sản chỉ thu được có 2,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm nay công ty hoạt động có hiệu quả hơn,việc sử dụng tài sản vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn từ đó nâng cao được doanh lợi tài sản so với năm trước. Hơn nữa tỷ suất doanh lợi tài sản của công ty so với các công ty khác trong nền kinh tế hiện nay như vậy là khá tốt. Công ty cần tiếp tục phát huy và không ngừng phát triển hơn nữa việc sử dụng có hiệu quả tài sản để giữ vững và phát triển tỷ suất này trong tương lai. Nhưng khi xét đến chỉ tiêu RE ta thấy xu hướng của tỷ suất này giảm dần. Năm 2007 tỷ suất sinh lời kinh tế của công ty là 4,46% nghĩa là công ty đầu tư 100 đồng vào tài sản tạo ra 4,46 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay nhưng đến năm 2008 tỷ suất này chỉ còn 3,93. Như đã phân tích ở trên ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế tăng với tốc độ nhanh hơn của tài sản bình quân (tỷ lệ tăng của tài sản là 64,74 % trong khi tỷ lệ tăng của lợi nhuận sau thuế là 66,08%) cho thấy lợi nhuận trước thuế của công ty cũng tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản. Như vậy tỷ suất sinh lời của tài sản giảm nguyên nhân là do tốc độ tăng lên của chi phí lãi vay ít làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay chậm hơn tốc độ của tài sản. Trong năm vừa qua tốc độ tăng của chi phí lãi vay chỉ có 7,725 %. Tổng hợp cả tốc độ tăng của chi phí lãi vay và lợi nhuận trước thuế ta có được tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay với tỷ lệ 45,2 % thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản bình quân. Từ đó càng chứng tỏ công tác quản lý chi phí của công ty trong năm hiệu quả hơn năm trước. Bây giờ ta xét đến chỉ tiêu ROE: đây là chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng đầu tư vào vốn CSH sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy rằng tỷ suất ROE tăng lên rất nhanh. Năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào vốn CSH công ty tạo ra được 12,167 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng dến năm 2008 thì công ty đã tạo ra được 17,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Sự tăng lên này không phải là sự ngẫu nhiên bởi vì trong kì công ty đã tăng vốn vay bên ngoài bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh nên trong năm 2008 tỷ lệ tăng lên của vốn CSH chỉ có 14,18 % trong khi tỷ lệ lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhanh hơn rất nhiều lần. Chính đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất doanh lợi vốn CSH tăng lên nhanh như vậy. Cũng như chỉ tiêu ROA đã cho thấy ta có thể khẳng định rằng hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang trên đà tăng lên. 2.2.6 Hiệu ứng Dupont 2.2.6.1 Hiệu ứng 1: Tỷ suất thu hồi tài sản Là ta xem xét mối quan hệ tương tác giữa doanh lợi doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản tác động tới tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA). Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân ROA = x 100% Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân = x x 100% = DLDT x HTS x 100% Bảng 2.19 Hiệu ứng Dupont 1 Năm ROA = DLDT x HTS 2007 2,06 = 2,15 x 0,96 2008 2,08 = 2,52 x 0,825 Qua b ảng số liệu tính toán được ta thấy rằng hiệu quả hoạt động của công ty năm 2008 tăng so với năm 2007. Trước hết ta xét chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của công ty được đánh giá qua chỉ tiêu suất sinh lời của tài sản (ROA). Năm 2007, suất sinh lời kinh tế của công ty là 2,06 % tức là năm 2007 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 2,06 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu ROA tăng lên 0,02 % tức là 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra 2,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dĩ suất sinh lời kinh tế của công ty trong năm 2008 tăng như vậy là do ảnh hưởng của hai nhân tố tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu (DLDT ) và hiệu suất sử dụng tài sản (HTS ) thể hiện qua phương trình Dupont sau đây: ROA = DLDT x HTS Sử dụng phương pháp chênh lệch ta xác định đựoc mức độ ảnh hưỏng của hai nhân tố DLDT và HTS đến ROA Nhân tố DLDT do công ty áp dụng chính sách tín dụng bán hàng, quản lý tiêu thu tốt nên đã làm cho doanh thu năm 2008 cao hơn năm 2007. Cùng với việc tăng doanh thu công ty đã tiết kiệm được chi phí từ đó đưa lợi nhuận của công ty tăng lên. Đây chính là nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,3552 % được tính theo công thức: ROA = (DLDT 2008 – DLDT 2007 ) x HTS 2007 = ( 2, 52 – 2,15 ) x 0,96 = +0,3552 % Như vậy cùng với việc tăng doanh thu thuần và tiết kiệm chi phí công ty đã tăng được lợi nhuận thuần trong năm lên. Chính nó đã làm cho tỷ suất sinh lời của tài sản tăng 0,3552 % trong kỳ. Đối với nhân tố HTS, do trong kỳ tổng tài sản bình quân của công ty tăng quá nhanh so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Điều này đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản của năm 2008 giảm 0,135 lần so với năm 2007. chính điều này đã làm cho tỷ suất ROA của công ty giảm một lượng 0,3402 % được tính theo công thức: ROA = DLDT2008 x ( HTS 2008 – HTS 2007 ) = 2,52 x ( 0,825- 0,96) = - 0,3402 % Sự giảm sút của HTS năm 2008 so với năm 2007 một phần là do trong năm công ty đã có sự đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh một phần do công tác dự trữ hàng tồn kho phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm của công ty quá lớn từ đó làm cho tỷ suất ROA giảm so với năm 2007. Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên ta có đựoc sự tăng lên của tỷ suất ROA trong năm 2008 so với năm 2007 là: ROA = + 0,3552 – 0,3402 =0,015 % Như vậy trong nhưng năm tiếp theo công ty cần tiếp tục phát huy tốt việc tăng doanh thu tiết kiệm chi phí. Cùng với đó công ty cần sử dụng tối đa công suất của tài sản cố định đã đầu tư cũng như quản lý tốt công tác dự trữ hàng tồn kho để tăng tỷ suất sinh lợi của tài sản trong tương lai. 2.2.6.2 hiệu ứng 2: Tỷ suất thu hồi vốn góp là xem xét tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp chịu sự tác động của DLDT, HTS, hệ số nợ. Tổng TS BQ Vốn CSH BQ DTT Tổng TS BQ LNST DTT Lợi nhuận sau thuế V ốn CSH BQ ROE = = x x 1 1 – HN = DLDT x HTS x Bảng 2.20 Hiệu ứng Dupont 2 Năm ROE = DLDT x HTS x 1/ (1-HN) 2007 ROE = 2,15 x 0,96 x 1 / (1- 0,8556 2008 ROE = 2,52 x 0,825 x 1/ (1 – 0,8973) Ngoài việc phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua tỷ suất ROA để xem xét hiệu quả hoạt động của công ty người ta còn phân tích hiệu quả tài chính của công ty thông qua tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE). Năm 2008 có sự tăng lên rất lớn của tỷ suất sinh lời vốn CSH. Năm 2008 ROE tăng 5,533% so với năm 2007. Nếu trong năm 100 đồng đầu tư vào vốn CSH tạo ra được 12,167 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2008 công ty tạo ra được 17,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn vào tỷ suất sinh lợi của vốn CSH ta thấy hiệu quả tài chính của công ty khá tốt. Sự tăng lên của tỷ suất ROE là sự tác động của đồng thời ba nhân tố DLDT, HTS, và hệ số nợ thể hiện qua phương trình kinh tế Dupont sau: ROE = DLDT x HTS x 1 / ( 1- HN ) = ROA x 1 / ( 1- HN ) Ta thấy rằng tỷ suất ROE chịu sự ảnh hưỏng của ROA và hệ số nợ. Dùng phương pháp số chênh lệch ta xác định được ảnh hưởng của ROA và hệ số nợ tác động tới ROE. Nhân tố ROA trong kỳ tăng 0,02 % đã làm cho ROE tăng lên 0,1385 % và được tính bằng công thức: ROE = ( ROA2008 – ROA2007 ) x 1 / ( 1- HN 2007) = ( 2,08 – 2,06) x 1/ ( 1-0,8556) = + 0,1385 % Như vậy doanh thu tăng làm cho chi phí tăng, chính đây là nguyên nhân làm cho cả ROA và ROE tăng lên trong kỳ. Nhân tố hệ số nợ trong kỳ tăng 4,17 % khiến cho ROE tăng lên ROE = ROA2008 x { 1/ (1- HN 2008) – 1 / (1- HN 2007) } = 2,08 x ( 9,737- 6,925 ) = +5,849 % Tổng hợp tác động của hai nhân tố ta có: ROE = + 0,1385 + 5,849 = 5,9875 % Như vây doanh thu tăng làm cho ROA tăng đồng thời cũng làm cho ROE tăng. Cùng với nó là hệ số nợ tăng lên tức là hệ số vốn CSH giảm. Chính hai nhân tố trên đã ảnh hưởng tới ROE khiến cho ROE tăng lên mạnh mẽ như vậy. Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 3.1 Đánh giá về tình hình tài chính Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành Bảng 2.21 Bảng đánh giá tình hình tài chính Công ty Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 I. Hệ số phản ánh cơ cấu TS và cơ cấu NV 1.Tỷ suất Nợ % 79,45 85,56 89,73 2.Tỷ suất tự tài trợ % 20,55 14,44 10,27 3.Tỷ suất NVTX % 26,06 27,06 21,08 4.Tỷ suất nguồn vốn tạm thời % 73,94 72,94 78,92 5. Tỷ suất vốn CSH trên nguồn vốn thường xuyên % 78,86 53,35 48,69 II. Các tỷ số về khả năng thanh toán 1. Khả năng thanh toán tổng quát Lần 1,259 1,169 1,114 2. Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1,058 1,051 0,894 3. Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,0347 0,0149 0,00764 4. Khả năng thanh toán lãi vay Lần 2,931 2,794 3,766 5. Hệ số chuyển đổi Lần 0,0089 0,00169 0,00118 III. Các tỷ số về khả năng hoạt động 1. Hiệu suất sử dụng tài sản Lần 0,96 0,825 2. Số vòng quay hàng tồn kho vòng 1.36 1,31 3. Số ngày một vòng quay HTK Ngày / vòng 265 275 4. Kỳ thu tiền bình quân ngày 60,06 63,25 IV. Các tỷ số lợi nhuận 1. Doanh lợi doanh thu (DLDT) % 2,15 2,52 2. Doanh lợi tài sản (ROA) % 2,06 2,08 3. Doanh lợi vốn CSH (ROE) % 12,167 17,7 Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành trong mấy năm vừa qua: Qua bảng tổng hợp về chỉ tiêu tài chính của Công ty ta có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty như sau: Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2008 cao hơn năm 2007 thể hiện rõ ở sự tăng lên của chỉ tiêu ROA. Hệ số nợ tăng lên nhanh và nằm ở mức trên 80 % cùng với nó là hệ số tự tài trợ giảm dần qua các năm chứng tỏ trong các năm vừa qua mặc dù công ty có cố gắng tăng cường vốn tự có nhưng do tốc độ tăng của vốn tự có chậm hơn tốc độ tăng của vốn vay bên ngoài nên hệ số nợ vẫn tăng lên. Điều này cho thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty phần lớn là vốn bên ngoài do đó công bị bị sức ép từ các chủ nợ. Đồng thời hệ số nợ nằm trên mức 80 % đây là một dấu hiệu cho thấy cấu trúc chưa hợp lý của công ty vì hệ số nợ quá cao, công ty bị sức ép rất lớn trong thanh toán từ các chủ nợ. Nó cũng chứa đựng rủi ro phá sản trong điều kiện kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Về khả năng thanh toán : khả năng thanh toán của công ty giảm dần qua các năm ở tất cả các khả năng thanh toán . Hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán hiện hành đang có thể chấp nhận được bởi 1 đồng vay nợ bên ngoài cũng cón được đảm bảo bằng hơn 1 đồng tài sản hoặc tài sản ngắn hạn nhưng hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty quá thấp, nhỏ hơn rất nhiều 1 chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh ( hay là thanh toán bằng tiền ) của doanh nghiệp quá thấp, chứa đựng nhiều rủi ro và mạo hiểm đạc biệt là khi có đột biến bất thường xảy ra. Qua hệ số chuyển đổi của tài sản ngắn hạn cũng cho thấy điều đó. Bởi hệ số này quá thấp cho thấy công ty có quá ít tiền và các khoản tương đương tiền để có thể thanh toán tức thời các khoản nợ của công ty. Tài sản của công ty phần lớn là các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng. Hàng tồn kho của công ty năm 2008 tăng 100.068.365.204 đồng so với năm 2007. Chính sự tăng lên của hàng tồn kho làm cho khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán hiện hành có vẻ khả quan so với các doanh nghiệp khác nhưng lại làm hệ số khả năng thanh toán nhanh thấp đến như vậy. Sự tăng lên của hàng tồn kho cũng làm cho số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,05 vòng/ kỳ đồng thời với số vòng quay hàng tồn kho giảm là thời gian để 1 vòng quay hàng tồn kho tăng lên 10 ngày / vòng. Như vậy so với năm 2007, năm 2008 công ty chưa sử dụng hiệu quả hàng tồn kho. Hàng tồn kho tăng ở đây chủ yếu là các khoản mục nguyên vật liệu dùng cho việc sản xuất sản phẩm bởi hầu hết sản phẩm công ty sản xuất ra đều đã được tiêu thụ. Công ty hầu như sản xuất theo các hợp đồng chỉ một phần nhỏ là được tiêu thụ ở đại lý đặt tại thành phố Hồ Chí Minh. Cùng với sự tăng lên của hàng tồn kho là các khoản phải thu cũng tăng lên và tăng với tốc độ rất nhanh. Năm 2008 các khoản phải thu của công ty tăng 25.000.000.000 đồng ( tương ứng với tỷ lệ tăng 66,43 %) so với năm 2007. Sự tăng lên này hoàn toàn là sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng. Nguyên nhân của sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng tăng nhanh là do công ty đã áp dụng chính sách tín dụng bán hàng để tăng cường công tác tiêu thụ để mau chóng thu hồi vốn cho sản xuất. Cùng với đó là công tác quản lý nợ cung như thu hồi nợ công ty tổ chức còn kém dẫn đến các khoản phải thu khách hàng tăng lên. Sự tăng lên của khoản phải thu làm cho kì thu tiền bình quân tăng lên 3,2 ngày. Tuy nhiên các khoản phải thu tăng lên nhưng số vòng quay của các khoản phải thu giảm 0,298 vòng.Chứng tỏ chính sách tín dụng bán hàng của công ty khá tôt bởi vì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu cho nên số vòng quay của các khoản phải thu mới giảm như vậy. Điều cốt yếu là công ty cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý cũng như công tác thu hồi nợ để giảm đi các khoản phải thu tăng kì thu tiền bình quân lên. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty năm 2008 giảm so với năm 2007, đặc biệt là hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Sự sụt giảm này không phải do việc sử dụng tài sản cố định giảm mà chủ yếu là do tốc độ tăng của tài sản cố định chậm hơn rất nhiều lần so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Nếu xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định ta thấy rằng công ty đã tận dụng được tối đa công suất máy móc thiết bị. Trong năm công ty cũng đã đầu tư mới nhiều máy móc thiết bị nhà xưởng. tuy việc đầu tư này làm cho hiệu suất sử dụng tài sản trong năm giảm nhưng hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai đáp ứng nhu cầu thi trường. Tài sản của công ty chiếm tỷ trong thấp hơn rất nhiều lần so với tài sản ngắn hạn. Điều này là một bất cập trong cơ cấu tài sản của công ty. Bởi công ty là doanh nghiệp sản xuất mà lại có tỷ trọng tài sản dài hạn đặc biệt là tài sản cố định thấp thì khó có thể mở rộng sản xuất, tăng năng lực sản xuất. Tuy nhiên công ty đang ngày càng giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tăng tỷ trọng tài sản dài hạn đặc biệt là tài sản cố định qua mấy năm qua chứng tỏ công ty đang xây dựng cơ cấu tài sản phù hợp hơn. Doanh lợi do doanh thu mang lại mấy năm qua tăng và tỷ lệ khá cao. Điều này là do doanh thu tăng nhanh và tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí từ đó dẫn đến lợi nhuận mà công ty thu được tăng làm cho tỷ suất doanh lợi doanh thu tăng trong năm 2008 so với năm 2007. Doanh thu tăng nhanh, chi phí có tăng nhưng tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng nhanh. Điều này cũng làm cho tỷ suất doanh lợi tài sản ( ROA ) cũng như tỷ suất doanh lợi vốn CSH (ROE) tăng so với năm 2007. Việc quản lý công nợ của công ty trong mấy năm qua cũng tương đối tốt. Mặc dù các khoản vay nợ cũng như các khoản phải thu có tăng lên rất nhiều nhung hệ số công nợ của công ty cho ta thấy rằng công tác quản lý nợ của công ty khả quan hơn bởi công ty đã chiếm dụng vốn của đơn vị khác nhiều hơn là số vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng. Như vậy công ty đã tăng vốn vay để tăng vôn kinh doanh. Đây là một điều tốt khi doanh nghiệp muốn mở rông quy mô sản xuất nhưng sẽ rất là nguy hiểm khi mà vốn vay của công ty phần lớn là vốn vay nợ ngắn hạn. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thanh toán của công ty. Qua đánh giá chung tình hình tài chính tại công ty ta có thể thấy những mặt đạt được cũng như những hạn chế mà hiện nay Công ty đang gặp phải 3.1.1 Những mặt đạt đươc Là một doanh nghiệp thành lập năm 1995 đến năm 2007 công ty bắt đầu được cổ phần hoá theo xu thế chung của nền kinh tế. Ngành nghề củ yếu của công ty là sản xuất các mặt hàng từ gỗ tự nhiên để xuất khẩu. Tuy phải cạnh tranh rất khốc liệt nhưng công ty đã sớm tạ được chỗ đứng trên thị trường, ngày càng chiếm lĩnh được nhiều thị trường đặc biệt là thị trường nước ngoài. Hiện nay công ty là một trong ba công ty xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ lớn nhất Bình Định. Với mẫu mã đẹp, nhiều chủng loại và việc lấy chất lượng hàng hoá làm đầu nên sản phẩm của công ty ngày càng tạo được chữ tín với khách hàng. Từ đó công ty có thể manh dạn đầu tư mở rộng qui mô sản xuất tăng doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân của nguời lao động. Qua phân tích ta thấy tổng doanh thu tăng lên với tốc độ khá nhanh và năm noà công ty cũng có lãi . Cụ thể như sau: Bảng 2.22 Bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 180.842.854.662 201.299.175.748 285.343.031.492 Doanh thu thuần 180.842.854.662 201.299.175.748 285.343.031.492 Lợi nhuận sau thuế 2.930.629.861 4.332.031.723 7.194.656.010 Ta thấy rằng doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế của công ty tăng nhanh qua các năm điều này cho thấy công ty hoạt động hiệu quả hơn qua các năm. Sở dĩ công ty đạt được những thành tựu như vậy là do những nguyên nhân sau: - Công ty được xây dựng trên một diện tích rộng lớn nằm trong khu công nghiệp Phú Tài nên công ty có đủ điều kiện xây dựng kho tàng, nhà xưởng, phát triển mở rông sản xuất.Vị trí địa lý của công ty cũng rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu vào công ty cũng như việc đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ bởi công ty nằm rất gần cảng Qui Nhơn. Ngoài ra Bình Định cũng là nơi tập trung nhất nguồn nguyên vật liệu gỗ từ các tỉnh miền trung và các tỉnh Tây Nguyên. - Đội ngũ công nhân bậc cao nhiều, số lượng công nhân nhiều, giá nhân công rẻ tao cho doanh nghiệp hạ thấp chi phí tăng doanh thu cũng như lợi nhuận. Đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật lành nghề trẻ năng động nhiệt tình. - Tổ chức hạch toán của công ty đảm bảo theo hệ thống kế toán doanh nghiệp lớn và được áp dụng linh hoạt phù hợp với chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Công tác kế toán được bố trí xuyên suốt chặt chẽ, có khả năng đôn đốc quan sát kịp thời và chính xác đầy đủ. Trong kỳ công ty đã tăng tài sản cũng như vốn kinh doanh từ đó công ty đã mở rộng quy mô sản xuất. Tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản có xu hướng tăng lên. Đây là một thuận lợi để công ty tăng năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tỷ suất DLDT, ROA, ROE đều tăng trong năm qua chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả đem về nhiều lợi nhuân cho công ty 3.1.2 Những mặt còn hạn chế Mặc dù công ty trong thời gian qua đã cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất cũng như hoạt động tài chính trong nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay. Tuy nhiên trong thời gian qua công ty cũng không thể tránh khỏi những mặt hạn chế như sau: Cơ cấu tài chính của công ty còn chưa hợp lý. Là một doanh nghiệp sản xuất nhưng công ty lại có tỷ trọng tài sản cố định quá thấp trong tổng tài sản. Đây là một bất lợi cho công ty khi muốn nâng cao năng lực sản xuất cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.Tuy tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản đang có xu hướng tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn thấp so với tỷ trọng của tài sản lưu động. Cơ cấu nguồn vốn thì lại có tỷ trọng nợ quá lớn, chứng tỏ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn bên ngoài. Và tỷ trọng này lại có xu hướng tăng nhanh qua các năm và luôn nằm ở mức trên 80 % khiến cho nguy cơ phá sản của công ty là rất cao Công ty áp dụng chính sách tín dụng bán hàng nên doanh thu qua các năm rất cao đem lại lợi nhuận cao cho công ty nhưng nó lại có một bất cập là khiến cho các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng tăng lên rất nhanh. Công ty nếu không có chính sách thu hồi các khoản phải thu thích hợp thì vốn kinh doanh của công ty sẽ có nguy cơ thiếu trong tương lai. Lượng hàng tồn kho của công qua lớn và tăng nhanh qua các năm. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Chính hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng nhanh khiến cho hệ số thanh toán nhanh của công ty rất thấp và giảm dần qua các năm. Các khoản nợ bên ngoài của công ty tăng nhanh đặc biệt là nợ vay ngắn hạn đã khiến cho công ty có thể mất khả năng thanh toán trong tương lai 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành em thấy rằng tình hình tài chính của công ty nói chung là tốt trong tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay. Tuy thời gian thực tập tiếp xúc với thực tế còn ít nhưng em cũng mạnh dạn đưa ra một số định hướng giải pháp cho công ty trong thời gian tới như sau: 3.2.1 Biện pháp thu hồi các khoản phải thu khách hàng a) nguyên nhân Ta thấy rằng các khoản phải thu đặc biệt là các khoản phải thu khách hàng của công ty có xu hướng tăng nhanh qua các năm liên tiếp là một chiều hướng xấu mà tình hình tài chính của công ty đang gặp phải. Các khoản nợ của khách hàng càng ngày càng tăng và tăng với tốc độ chóng mặt. Vì vậy trong thời gian tới công ty phải có biên pháp thu hồi các khoản nợ phải thu. b)Mục tiêu của biện pháp Vấn đề ứ đọng vốn trong thanh toán hiện nay là một vấn đề nan giải đối với mọi doanh nghiệp. Vốn nằm trong các khoản phải thu khách hàng thì không có khả năng sinh lãi, lại có nguy cơ mất vốn nếu như xảy ra tình trạng nợ khó đòi. Trong khi đó để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh liên tục thì các nhà quản lý phải đi vay vốn để khắc phục nhu cầu cần vốn cho hoạt động kinh doanh. Do vậy doanh nghiệp phải chịu thêm một khoản chi phí lãi vay làm cho lợi nhuận thuần giảm. Do đó để tăng lợi nhuận doanh nghiệp cần bổ sung vốn cho hoạt đông sản xuất kinh doanh. Nếu công tác thu hồi nợ được tiến hành tốt thì công ty sẽ có thêm một khoản vốn để đưa vào các hoạt động khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh như thanh toán các khoản nợ đến hạn, tăng vòng quay vốn lưư đông, đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh… c) Giải pháp đưa ra: Trong thời gian này hình thức bán của công ty chủ yếu là bán trực tiếp có đơn đặt hang sẵn và một phần thông qua đại lý tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh, hình thức thanh toán mà công ty áp dụng là thanh toán theo thời hạn như trong hợp đồng. Với hình thức thanh toán như vậy thì công ty bị ứ động một lượng vốn khá lớn do khách hang chiếm dụng; điều này làm cho công ty bỏ qua các cơ hội kinh doanh khác nhiều khi rất hiệu quả. Từ đó em đưa ra định hướng giải pháp là công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán. Chiết khấu thanh toán là số tiền mà công ty chiết khấu cho bên mua khi bên mua thực hiện việc thanh toán tiền trước thời hạn quy định trong hợp đồng. Chiết khấu thanh toán sẽ tạo cho khách hàng thấy có lợi khi thanh toán sớmcòn công ty sẽ đẩy nhanh vòng quay của các khoản phải thu, rút ngắn thời gian thu tiền bình quân. Tuy nhiên khi thực hiện chính sách chiết khấu thanh toán công ty sẽ chịu một khoản chi phí gọi là chi phí chiết khấu. Đây là khoản tiền khuyến khích khách hàng thanh toán sớm đồng thời gây sự chú ý quan tâm đến công ty và sản phẩm của công ty. Nếu biện pháp này sử dụng thành công thì công ty sẽ không bị chiếm dụng vốn nhiều như hiện tại hiệu quả sử dụng vốn của công ty được nâng cao hơn, đồng thời còn tạo điều kiện cho công ty đứng trước nhiều cơ hội kinh doanh mới có thể đem lại hiệu quả cho công ty khi mà công ty có vốn để kinh doanh. Tuy nhiên biện pháp này phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác của khách hàng. Do đó công ty cần phải có đội ngũ kinh doanh có năng lực, khả năng giao tiếp tốt, thỏa thuận với khách hàng về mức chiết khấu hợp lý nhằm thõa mãn lợi ích cho khách hàng đồng thời đem lại hiệu quả cho công ty. Ngoài ra công ty còn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để thu hồi công nợ: - Trong mỗi hợp đồng buôn bán phải ghi rõ thời hạn trả tiền trên mỗi hợp đồng. Nếu đến hạn mà khách hàng chưa thanh toán thì khách hàng phải chịu thêm lãi suất của khoản tiền nợ . Nếu thời gian quá hạn càng lâu thì mức lãi suất sẽ càng tăng cao. - Đến thời hạn thanh toán công ty cần làm văn bản thông báo đến khách hàng. - Nếu khách hàng quá khó khăn thì công ty có thể gia hạn thêm các khoản nợ hoặc nếu khách hàng có nguy cơ giải thể hoặc phá sản thì có thể thực hiện phương án cầm cố. - Nếu không còn cách nào để thu hồi các khoản nợ thì công ty có thể bán các khoản nợ đó cho các ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính tín dung. 3.2.2 Biện pháp tiết kiệm chi phí lãi vay a) nguyên nhân Qua phân tích ta thấy rằng chi phí của doanh nghiệp quá cao, hằng năm công ty phải trả lượng lớn tiền cho khoản chi phí này. Do đó nếu công ty tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ làm tăng được lợi nhuận của công ty lên. b) mục tiêu của biện pháp: Công ty phải đi vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Ta thấy rằng chi phí tài chính của doanh nghiệp chỉ có khoản chi phí lãi vay do đó chi phí lãi vay là một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận ròng của công ty rất là lớn. Tiết kiệm chi phí lãi vay làm tăng khả năng trả nợ lãi vay của công ty, góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty. c) giải pháp đưa ra: Công ty có thể huy động vốn từ chủ sở hữu để tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn lên hoặc huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty với mức huy động lãi suất thấp hơn lãi suất tiền vay của ngân hàng hay các tổ chuác tín dụng nhưng phải cao hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng để thu hút các cán bộ công nhân viên. Một khi thực hiện được biện pháp này thành công tức là công ty đã tăng được vốn kinh doanh bằng nguồn vốn vay nhưng với lãi suất thấp hơn rất nhiều lãi suất vay của ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Từ đó công ty giảm được một khoản chi phí lãi vay rất lớn bởi hiện nay vốn vay của công ty đang là rất lớn chiếm phần lớn cơ cấu nguồn vốn của công ty và đang có xu hướng tăng lên.Giảm được chi phí lãi vay công ty sẽ tăng được lợi nhuận đem lại hiệu quả sử dụng vốn tăng lên. Công ty cũng không nên chỉ giới hạn vay trong cán bộ công nhân viên trong công ty mà có thể tìm kiếm nguồn vốn vay của các cá nhân tổ chức có mức lãi suất thấp. 3.2.3 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý hơn a) Nguyên nhân Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 TSNH Đồng 135.528.120.608 189.122.717.514 314.191.082.718 TSDH Đồng 37.674.350.167 57.631.791.984 130.889.372.238 Tổng tài sản Đồng 173.202.470.775 246.754.509.498 445.080.454.956 Tỷ trọng TSNH % 78,25 76,64 70,59 Tỷ trọng TSDH % 21,75 23,36 29,41 Tỷ suất nợ % 79,45 85,56 89,73 Tỷ suất tự tài trợ % 20,55 14,44 10,27 Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng cơ cấu tài sản của công ty không được hợp lý cho lắm bởi là một doanh nghiệp sản xuất nhưng tài sản dài hạn lại chiếm tỷ trong quá ít (đặc biệt là tài sản cố định ) trong khi tỷ trọng tài sản ngắn hạn lại chiếm tỷ trong quá lớn (đặc biệt là hàng tồn kho các loại và các khoản phải thu khách hàng ). Hơn nữa khi đi vào phân tích ta thấy rằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty quá thấp làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn đặc biệt là thanh toán nhanh quá thấp. Điều này sẽ rất bất lợi khi mà đến hạn thanh toán mà công ty chưa thể chuyển các khoản phải thu khách hàng hoặc hàng tồn kho các loại thành tiền để thanh toán. Chính nó gây nên sự mất uy tín của công ty trên thương trường. Thêm vào đó công ty có tỷ suất nợ quá cao khiến cho tính tự chủ về tài chính của công ty rất thấp.Công ty bị sức ép rất lớn vè việc thanh toán từ các chủ nợ. b) Mục tiêu của biện pháp Công ty xây dựng lại cơ cấu tài chính hợp lý làm tăng tỷ trọng tài sản dài hạn đặc biệt là tỷ trọng tài sản cố định trong cơ cấu tài sản và tăng cơ cấu vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn. Khi đó công ty sẽ có điều kiện nâng cao năng lực sản xuất cũng như tiết kiệm chi phí ( đặc biệt là chi phí tài chính) từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính. c) Giải pháp đưa ra Cơ cấu tài sản của công ty đang chiếm tỷ trọng lớn là tài sản ngắn hạn mà là doanh nghiệp sản xuất nên công ty nên làm sao để tăng tỷ trọng của tài sản dài hạn đặc biệt là tài sản cố định. Công ty có thể tăng cường đầu tư mua sắm Tài sản cố định để nâng tỷ trọng tài sản cố định trong tài sản dài hạn cũng như trong tổng tài sản. Đồng thời khi đầu tư mua sắm tài sản cố định sẽ nâng cao năng lực sản xuất , tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí từ đó tăng lợi nhuận cho công ty. Công ty cũng cần phải tính toán mức dự trữ hợp lý các lôại hàng tồn kho để giảm chi phí bảo quản dự trữ , tăng khả năng thanh toán ngắn hạn đặc biệt là thanh toán nhanh của công ty. Công ty cũng nên đưa ra các hạn mức tín dụng cũng như áp dụng các biện pháp thu hồi các khoản phải thu khách hàng. Về cơ cấu nguồn vốn thì công ty nên đưa ra các giải pháp làm sao để tăng được vốn chủ sở hữu giảm bớt vốn vay nợ đặc biệt là các khoản vay nợ ngắn hạn. Công ty có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành chứng khoán, huy đông vốn đầu tư tăng thêm từ các nhà đầu tư hoặc công ty có thể gia hạn thêm các khoản nợ vay để giảm áp lực thanh toán trong ngắn hạn mà hiện nay công ty đang gặp phải. Hoặc nếu không thể huy động được vốn chủ sở hữu thì công ty có thể huy động vốn vay từ công nhân viên hoặc tìm kiếm các nguồn vốn vay từ các cá nhân tổ chức có mức lãi suất thấp hơn để giảm bớt chi phí lãi vay. 3.2.4 Một số biện pháp khác a) Có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý: Hàng tồn kho của công ty đang chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản. Chính hàng tồn kho lớn làm cho hệ số thanh toán nhanh của công ty thấp. Từ đó công ty cần xây dựng một chính sách hàng tồn kho hợp lý hơn để vừa đảm bảo phục vụ cho quá trình sản xuất cũng như tiêu thu được diễn ra liên tục nhưng hàng tồn kho không quá lớn gây lãng phí cả giá trị hàng tồn kho cũng như chi phí quản lý bảo quản lượng hàng tồn kho đó. b) Cải thiện khả năng thanh toán và tình hình thanh toán Công ty đang có quá nhiều nợ đặc biệt là nợ quá hạn. Tài sản của công ty có quá nhiều tài sản khó chuyển đổi thành tiền trong ngắn hạn nên tình hình thanh toán cũng như khả năng thanh toán của công ty là rất thấp. Trong tương lai công ty cần có biện pháp thích hợp để tăng cường khả năng thanh toán cũng như cải thiện tình hình thanh toán để giữ vững uy tín của công ty trên thương trường. c) Mở rông phạm vi tiêu thụ sản phẩm để đẩy nhanh tốc độ bán hàng Tình hình tiêu thu của công ty trong thời gian qua khá tốt. Doanh thu mang về cho công ty khá cao từ đó công ty đã tăng được lợi nhuận cho mình. Thời gian tới công ty cần làm tốt hơn nữa khâu bán hàng cũng như Marketting sản phẩm của mình trên thị trường nhằm mở rộng phạm vị tiêu thu sản phẩm trong và ngoài nước để tăng nhanh doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. KẾT LUẬN Hiểu quá khứ là bước khởi đầu cần thiết để dự tính cho tương lai. Trong nền kinh tế thị trường, một yêu cầu đặt ra cho các nhà quản trị doanh nghiệp vô cùng lớn với trách nhiệm nặng nề, muốn doanh nghiệp luôn được tăng trưởng và phát triển thì vấn đề tài chính không thể không được quan tâm, trái lại nó là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói. Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Để tình hình tài chính của doanh nghiệp mình luôn luôn được “mạnh mẽ” đòi hỏi các nhà quản trị tài chính nói riêng và nhà quản trị doanh nghiệp nói chung phải thường xuyên phân tích, đánh giá và kiểm tra tình hình tài chính doanh nghiệp.Vì thế phân tích tài chính doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính ở các doanh nghiệp là hết sức cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Qua phân tích tài chính doanh nghiệp còn có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của mình từ đó có thể phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn yếu kém để có thể hòa nhập và phát triển trong cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. Qua thời gian thực tập ở công ty Đại Thành và quá trình phân tích tình hình tài chính ở công ty Đại Thành ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên tình hình tài chính lại chứa đựng nhiều bất cập rủi ro.Cơ cấu tài sản chưa hợp lý bởi tài sản dài hạn còn chiếm tỷ trọng ít, cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả quá lớn. Tình hình thanh toán cũng như công tác thu hồi quản lý nợ công ty cũng còn chưa tốt… Nhìn chung so với các doanh nghiệp cùng ngành khác thì công ty hoạt động khá hiệu quả trong nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên để đứng vững trong công cuộc cạnh tranh hiện nay đòi hỏi công ty phải có biện pháp quản lý tài chính, cũng như sử dụng có hiệu quả nhân lực của công ty nhằm tiết kiệm chi phí tăng doanh thu đem lại lợi nhuận lớn cho công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải có những biện pháp để hạn chế những khó khăn đã trình bày trong bài phân tích. Mặ dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên bài chuyên đề này không tránh khỏi được những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô giáo TS. Trần Thị Cẩm Thanh cùng như các thầy cô giáo trong khoa và các anh chi phòng kế toán tại công ty để bài chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Cẩm Thanh cùng các anh chị trong phòng kế toán tại công tyĐại Thành đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành đợt thực tập cũng như hoàn thành bài chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn !. Quy nhơn ngày 20 tháng 4 năm 2008 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tuyền LỜI MỞ ĐẦU Tồn tại phát triển hay phá sản là câu hỏi luôn được những nhà làm kinh doanh đặt ra cho mình. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay thì rất dễ xảy ra tình trạng “ hôm nay làm ăn phát đạt nhưng hôm sau phá sản”. Vậy câu hỏi được đặt ra là làm sao để giảm thiểu nguy cơ phá sản, tăng cường sự lớn mạnh của doanh nghiệp trên thương trường. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin và xu hướng hội nhập đã tạo điều kiện cho mỗi doanh nghiệp có được nhiều nguồn thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định kinh doanh. Tuy nhiên với một lượng thông tin khổng lồ như vậy các doanh nghiệp đều phải tự tìm cho mình những phương pháp phân tích và tiếp cận phù hợp nhất để khai thác triệt để các luồng thông tin này. Thông tin của doanh nghiệp có thông tin bên ngoài và thông tin bên trong. Thông tin của doanh nghiệp được phân tích tốt sẽ có thể giúp các nhà quản trị ra quyết định nhanh chóng dễ dàng. Phân tích tình hình tài chính là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau vì nó đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển vọng của doanh nghiệp. Trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Phân tích tình hình tài chính cho nhà quản lý đánh giá được thực trạng tài chính từ đó đưa ra những quyết định trong tương lai. Qua quá trình thực tế thực tập ở Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành em đã đi vào tìm hiểu hệ thống báo cáo tài chính và nhận thấy hầu hết thông tin bên trong của doanh nghịêp nằm ở hầu hết các báo cáo tài chính. Đồng thời em cũng nhận thấy phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thấy tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính như vậy nên em đã quyết định chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Công ty Cổ Phần công nghệ Đại Thành” làm nội dung chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Thông qua đề tài này em muốn hiểu rõ hơn về việc phân tích các thông tin trên hệ thống báo cáo tài chính và cụ thể hoá những lý luận đã được học vào việc phân tích tình hình tài chính tại đơn vị. Bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty ta có thể phát hiện được để kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là để đánh giá sức mạnh tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh và những hạn chế còn tồn tại ở Công ty. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp để nâng cao tình hình tài chính tại Công ty. Để nghiên cứu đề tài này em sử dụng các báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 để tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Đi từ cơ sở lý luận đã được học ở trưòng từ đó đưa vào phân tích các số liệu thực tế tại Công ty; đó là phương pháp nghiên cứu mà em đã áp dụng trong quá trình làm chuyên đề này. Kết cấu của đề tài như sau: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng tình hình tài chính tại công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành Chương III: Các giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Công ty Đại Thành. Đây là một lĩnh vực rông lớn nên với kiến thức có hạn của mình, bài viêt của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của Cô giáo TS.Trần Thị Cẩm Thanh cùng các anh chi trong phòng kế toán công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em cũng chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo và các anh chị kế toán trong công ty giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn.! Quy nhơn, ngày 16 tháng 4 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Tuyền Tên đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY” MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Nhận xét của giáo viên phản biện Nhận xét của cơ sở thực tập Danh mục các chữ viết tắt Danh mục sơ đồ bảng biểu Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1Khái niệm, ý nghĩa, mục tiêu, tác dụng của phân tích tình hình hoạt động tài chính doanh nghiệp Khái niệm phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1.3 Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.4 Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 1.1.5 Tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính 1.2 Tài liệu dùng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1 Bảng cân đối kế toán 1.2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.3 Phương pháp sử dụng để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.3.1 Phương pháp so sánh 1.3.2 Phương pháp tỷ lệ 1.4 Nội dung phân tích 1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.4.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp 1.4.1.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp 1.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính 1.4.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản 1.4.2.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp a) Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp b) Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Phân tích khả năng thanh toán 1.4.3.1 Phân tích các khoản phải thu 1.4.3.2 Phân tích các khoản phải trả 1.4.4 Phân tích khả năng hoạt động 1.4.4.1. Vòng quay hàng tồn kho.(HHTK) 1.4.4.2. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho.(NHTK) 1.4.4.3. Kì thu tiền bình quân.(KTTBQ) 1.4.4.4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định.(HTSCĐ) 1.4.4.5. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (HTS) 1.4.4.6. Vòng quay vốn lưu động (HVLĐ) 1.4.5. Phân tích các tỉ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.4.5.1. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu. (DLDT) 1.4.5.2. Tỉ suất doanh lợi tài sản (ROA). 1.4.5.3 Tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản ( RE ) 1.4.5.3. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu.(ROE) 1.5. Phương pháp phân tích tài chính Dupont: ( hiệu ứng Dupont) Chương II: Thực trạng tình hình tài chính ở CTCP Công Nghệ Gỗ Đại Thành. 2.1 Khái quát về Công ty Cổ Phần Công Nghệ Gỗ Đại Thành 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Công Nghệ Gỗ Đại Thành 2.1.1.1 Tên, địa chỉ Công Ty, thời điểm thành lập và các cột mốc quan trọng 2.1.1.2. Quy mô của công ty 2.1.1.3 Kết quả KD của công ty, đóng góp vào ngân sách của DN qua các năm 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của DN Chức năng 2.1.2.2 Nhiệm vụ 2.1.3. Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty Loại hình KD và các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu mà doanh nghiệp đang KD 2.1.3.2 Thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của DN 2.1.3.3 Vốn kinh doanh của công ty Đặc diểm các nguồn lực của công ty 2.1.3.4.1 Tình hình sử dụng lao động 2.1.3.4.2 Tình hình sử dụng máy móc thiết bị nhà xưởng 2.1.4 Đặc điểm tổ chức SXKD 2.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý tại DN 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý 2.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.1.6 Đặc điểm tổ chức kế toán của doanh nghiệp 2.1.6.1 Mô hình tổ chức kế toán tại công ty 2.1.6.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 2.1.6.3 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán 2.1.6.4 Hình thức kế toán mà công ty áp dụng 2.1.6.5 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính 2.2.1.1 Phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính tại Công ty 2.2.1.2 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn tại công ty 2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty 2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn 2.2.2.2 Cơ cấu tài sản 2.2.3 Phân tích khả năng thanh toán của công ty 2.2.3.1 Phân tích khả năng thu hồi các khoản phải thu 2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán các khoản phải trả 2.2.3.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán 2.2.3.3.1 Khả năng thanh toán tổng quát (HTQ) 2.2.3.3.2 Khả năng thanh toán hiện hành (HTTHH) 2.2.3.3.3 Khả năng thanh toán nhanh (HTTN) 2.2.3.3.4 Khả năng thanh toán lãi vay ( HTTLV) 2.2.4 Phân tích khả năng hoạt động của công ty 2.2.4.1 Hiệu suất sử dụng tài sản 2.2.4.2 Khả năng quay vòng của hàng tồn kho 2.2.4.3 Khả năng thu tiền bán hàng ( kỳ thu tiền bình quân) 2.2.5 Phân tích các tỷ số lợi nhuận 2.2.5.1 Doanh lợi doanh thu (DLDT) 2.2.5.2 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản ( Doanh lợi tài sản) ( ROA) 2.2.5.3 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản ( RE) 2.2.5.4 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu ( doanh lợi vốn chủ sở hữu) (ROE) 2.2.6 Hiệu ứng Dupont 2.2.6.1 Hiệu ứng 1: Tỷ suất thu hồi tài sản 2.2.6.2 hiệu ứng 2: Tỷ suất thu hồi vốn góp Chương III Các giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại CTCP CNG Đại Thành 3.1 Đánh giá về tình hình tài chính Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 3.1.1 Những mặt đạt đươc 3.1.2 Những mặt còn hạn chế 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty Cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành 3.2.1 Biện pháp thu hồi các khoản phải thu khách hàng 3.2.2 Biện pháp tiết kiệm chi phí lãi vay 3.2.3 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý hơn 3.2.4 Một số biện pháp khác Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần KD: Kinh doanh SXKD: sản xuất kinh doanh DN: doanh nghiệp XK: Xuất khẩu TNDN: Thu nhập doanh nghiệp CSH:chủ sở hữu HĐQT: hội đồng quản trị KT: Kĩ thuật XNK: xuất nhập khẩu ĐT& PT: đầu tư và phát triển KT-TC: kế toán – tài chính HCSN: hành chính sự nghiệp NVL: nguyên vật liệu TSCĐ: tài sản cố định BHXH: bảo hiểm xã hội QLDN: quản lý doanh nghiệp GTGT: giá trị gia tăng SPDD: sản phẩm dở dang CNTT: công nhân trực tiếp CPSXC: chi phí sản xuất chung Vốn CSH : Vốn chủ sở hữu TSDH: Tài sản dài hạn NPT: Nợ phải trả TS: Tài sản Tổng NV: Tổng Nguồn vốn DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Bảng cân đối kế toán năm 2007 Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán năm 2008 Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007 Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008 Bảng 1.5: Bảng đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp Bảng 1.6: Bảng đánh giá mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp Bảng 1.7 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản Bảng 1.8: Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Bảng 2.2 Bảng phân tích vốn kinh doanh của công ty Sơ đồ 2.1: Sơ đồ qui trình sản xuất sản phẩm của công ty Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động tại công ty Đại Thành Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Đại Thành Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ Bảng 2.3 Bảng phân tích khái quát mức độ độc lập tài chính tại Công ty Bảng 2.4 Bảng phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Công ty Bảng 2.5 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn tại Công ty Bảng 2.6: Bảng phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Bảng 2.7 Bảng phân tích các khoản phải thu Bảng 2.8Bảng phân tích thanh toán các khoản phải trả Bảng 2.9 Bảng tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn Bảng 2.10 Bảng phân tích hệ số công nợ Bảng 2.11 Bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Bảng 2.12 Bảng tính khả năng thanh toán tổng quát của Công ty Bảng 2. 13 Bảng tính khả năng thanh toán hiện hành Bảng 2.14 Bảng tính khả năng thanh toán nhanh của Công ty Bảng 2.15 Bảng tính hệ số khả năng chuyển đổi Bảng 2.16 Bảng tính khả năng thanh toán lãi vay Bảng 2.17 Bảng phân tích hiệu suất sử dụng tài sản Biểu đồ 1: biểu đồ hiệu suất sử dụng tài sản Bảng 2.18 Bảng phân tích khả năng quay vòng của hàng tồn kho Bảng 2.19 Bảng phân tích khả năng thu tiền bán hàng Bảng 2.20 Bảng phân tích các tỷ số lợi nhuận Biểu đồ 2: biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của công ty Bảng 2.21 Hiệu ứng Dupont 1 Bảng 2.22 Hiệu ứng Dupont 2 Bảng 2.23 Bảng đánh giá tình hình tài chính Công ty Bảng 2.24 Bảng doanh thu và lợi nhuận của Công ty DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập bài giảng quản trị tài chính doanh nghiệp – Thầy giáo TS Hà Thanh Việt. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. Năm 2006 Phân tích hoạt động kinh doanh phần II – ThS. Trần Đình Khôi Nguyên. Nhà xuất bản giáo dục năm 2001 4. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – PGS.TS Nguyễn Năng Phúc. Trường Đại học kinh tế quốc dân 5. Báo cáo tài chính của công ty cổ phần công nghệ gỗ Đại Thành năm 2007, 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài chính tại công ty.doc
Luận văn liên quan