. SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU Đã tồn tại và phát triển qua nhiều năm, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm vẫn hoạt động theo phương châm “gắn bó với nông dân, nông thôn, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội địa phương”. Chi nhánh đã có những đóng góp rất lớn vào quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước “công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”. Chi nhánh đã thực hiện rất tốt chức năng “cầu nối” giữa những nơi thừa và những nơi tạm thời thiếu vốn để quá trình sản xuất của họ được liên tục cũng như mở rộng, phát triển hơn nữa. Điều đó đã góp phần tích cực vào việc cải thiện và nâng cao đời sống của hộ sản xuất, hộ nông dân của huyện Vũng Liêm. Để thực hiện tốt chức năng, vai trò, nhiệm vụ của một ngân hàng thì trong quá trình hoạt động các nhà lãnh đạo ngân hàng phải biết rõ vị thế, những điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng để có những chiến lược kinh doanh phù hợp với từng hoàn cảnh, từng giai đoạn kinh tế xã hội cụ thể. Để làm được điều này thì vấn đề phân tích tài chính là việc làm tất yếu đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nói chung và các nhà lãnh đạo chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm nói riêng. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà quản trị thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, xác định đầy đủ và đúng đắn những nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của ngân hàng, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm ổn định và tăng cường tình hình tài chính của ngân hàng. Do vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm tất yếu đối với các nhà quản trị, giúp họ đưa ra những quyết định chuẩn xác trong quá trình kinh doanh. Và đây cũng là lý do để tôi chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm” để làm nội dung nghiên cứu.
72 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2481 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưới 24 tháng là 24.211 triệu đồng tăng 4.421 triệu đồng hay tăng 22,34% so với năm 2004, năm 2006 tăng 6.084 triệu đồng hay tăng 25,13% so với năm 2005.
Và TGTKCKH từ 24 tháng trở lên cũng liên tục tăng lên. Năm 2005: 1.564 triệu đồng tăng 1,315 triệu đồng hay tăng 528,11% so với năm 2004, năm 2006 tiếp tục tăng 528 triệu đồng hay tăng 33,76% so với năm 2005. Có sự sút giảm tiền gửi tiết kiệm là do trong những năm gần đây thì giá vàng tăng lên và trong năm 2006 giá vàng biến động rất mạnh, và giá USD cũng tăng lên làm cho một ssố khách hàng thích đầu cơ vào vàng hơn là gởi tiền tiết kiệm. Một số khách hàng thì chuyển hướng sang gửi tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ. Vì thế tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ qua 3 năm tuy chiếm tỷ trọng rất thấp, chưa tới 2% tổng vốn huy động nhưng nó có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2004 tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ là 945 triệu đồng đến năm 2005 lên đến 1.835 triệu đồng tăng 890 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 180 triệu đồng so với năm 2005.
Phát hành giấy tờ có giá
Bên cạnh việc huy động vốn từ hình thức tiền gửi thì ngân hàng còn huy động vốn thông qua phát hành các giấy tờ có giá cả ngắn hạn lẫn dài hạn, hình thức này thu hút một lượng vốn ngày càng tăng qua các năm. Với hình thức này ngân hàng huy động vốn qua các dạng phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu. Nhưng ở ngân hàng thu hút được nhiều vốn nhất là thông qua phát hành kỳ phiếu 3 tháng, 6 tháng vì nó phù hợp với thời gian nhàn rỗi của nguồn vốn trong dân cư hơn nữa nếu như gởi tiết kiệm có kỳ hạn thì khách hàng sẽ chọn mua kỳ phiếu sẽ có lợi hơn vì lãi suất cao hơn.
Năm 2006 vốn huy động từ hình thức này tăng lên rất cao. Năm 2004 vốn huy động thông qua giấy tờ có giá chiếm 2,07%, năm 2005: 4,62%, năm 2006: 19,92%. Tổng số vốn huy động từ giấy tờ có giá năm 2006 là 25.355 triệu đồng tăng 19.779 triệu đồng hay tăng 354,70% so với năm 2005. Hình thức huy động vốn này không những ở chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm mà các ngân hàng thương mại khác cũng rất ưa chuộng hình thức này và áp dụng ngày càng phổ biến và có hiệu quả.
4.2. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.2.1. Phân tích thu nhập
Thu nhập của ngân hàng được tạo ra từ hoạt động tín dụng và dịch vụ thanh toán, cũng như các ngân hàng thương mại khác thì thu nhập từ hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Vũng Liêm cũng vậy thu nhập từ hoạt động tín dụng cũng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập nên khả năng tăng thu nhập bị nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung thì thu nhập từ hoạt động tín dụng liên tục tăng qua các năm, còn thu nhập từ các hoạt động khác chiếm tỷ trọng rất thấp.
Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì ngân hàng nào có tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ cao thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các ngân hàng có tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ thấp nhưng ở ngân hàng thì tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ rất thấp thông qua đây ta thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng còn yếu kém. Tốc độ tăng của thu nhập chỉ ở mức ổn định thể hiện qua bảng số liệu: ( bảng 11).
Nguồn thu của chi nhánh chưa có sự phân tán, còn quá tập trung vào thu lãi tiền vay, thu từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng chỉ ở mức thấp. Điều này chứng tỏ ngân hàng tuy đã có sự đa dạng sản phẩm của mình, nâng cao chất lượng các hoạt động thanh toán nhưng vẫn nằm trong tình trạng kém phát triển.
Bảng 11: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NHNO&PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
ĐVT: Triệu đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
2005 so 2004
2006 so 2005
Số
tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
TN hoạt động tín dụng
30.678
99,51
34.857
98,78
39.238
97,61
4.179
13,62
4.381
12,57
TN phí từ hoạt động dịch vụ
91
0,30
194
0,55
229
0,57
103
113,19
35
18,04
TN từ hoạt động kinh doanh khác
18
0,06
38
0,11
54
0,13
20
111,11
16
42,11
Thu nhập khác
41
0,13
198
0,56
678
1,69
156
380,49
481
244,16
Tổng thu nhập
30.828
100,00
35.287
100,00
40.199
100,00
4.458
14,46
4.913
13,92
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-200
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NHNO & PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
Cụ thể năm 2004 thu nhập từ hoạt động tín dụng là 30.678 triệu đồng chiếm 99,51%, năm 2005: 34.857 triệu đồng chiếm 98,78% tăng 4.179 triệu đồng hay tăng 13,62% so với năm 2004, năm 2006: 39.238 triệu đồng tăng 4.381 triệu đồng hay tăng 12,57% so với năm 2005.
Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm qua các năm là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng có sự tăng lên qua các năm vì ngân hàng ngày càng thu hút được lượng khách hàng có nhu cầu thanh toán trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và thu nhập từ hoạt động chuyển tiền cũng liên tục tăng làm cho tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ có xu hướng tăng, năm 2004 chiếm 0,3%, năm 2005 chiếm 0,55%, năm 2006 chiếm 0,57% trong tổng thu nhập. Tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ năm 2005 tăng 194 triệu đồng tăng 103 triệu đồng hay tăng 113,19% so với năm 2004, năm 2006 tăng 35 triệu đồng hay tăng 18,04% so với năm 2005.
4.2.2. Phân tích chi phí
Phần này ta sẽ tiến hành phân tích kết cấu chi phí để hạn chế các khoản chi bất hợp lý, tăng cường các khoản chi có lợi cho hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT
VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
2005 so 2004
2006 so 2005
Số
tiền
Tỷ trọng(%)
Số
tiền
Tỷ trọng(%)
Số
tiền
Tỷ trọng(%)
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
Chi hoạt động tín dụng
17.390
81,46
20.235
81,33
23.007
78,87
2.845
16,36
2.772
13,70
Chi hoạt động dịch vụ
125
0,59
70
0,28
164
0,56
-55
-44,00
94
0,46
Chi các hoạt động khác
29
0,14
30
0,12
6
0,02
1
3,45
-24
-0,12
Chi nộp thuế, phí, lệ phí
10
0,05
13
0,05
16
0,05
3
30,00
3
0,01
Chi cho nhân viên
1.303
6,10
1.350
5,43
1.950
6,68
47
3,61
600
2,97
Chi hoạt động quản lý và công vụ
914
4,28
1.001
4,02
1.322
4,53
87
9.52
321
1,59
Chi về tài sản
1.287
6,03
1.066
4,28
1.162
3,98
-221
-17,17
96
0,47
Chi phí dự phòng,bảo toàn, bảo hiểm
291
1,36
1.114
4.48
1.545
5,30
823
282,82
431
2,13
Tổng chi phí
21.349
100
24.879
100
29.172
100
3.530
16,53
4.293
21,22
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm
Tín dụng là một nghiệp vụ chính của ngân hàng cho nên để có nguồn vốn hoạt động kinh doanh thì nghiệp vụ huy động vốn là một nghiệp vụ quan trọng song song với nghiệp vụ tín dụng, do đó chi phí dành cho hoạt động tín dụng là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng cụ thể năm 2004 chi phí cho hoạt động tín dụng là 17.390 triệu đồng chiếm 81,46% tổng chi phí hoạt động, năm 2005: 20.235 triệu đồng chiếm 81,33% tăng 2.845 triệu đồng hay tăng 16,35% so với năm 2004, năm 2006 chi phí huy động vốn tiếp tục tăng lên 2.772 triệu đồng hay tăng 13,70% so với năm 2005. Tỷ lệ tăng này khá cao do trong năm 2005 công tác huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả cao, trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn lại chiếm tỷ trọng rất lớn.
Năm 2006 chi phí huy động tiếp tục tăng lên là do nguồn vốn huy động tăng lên, đồng thời cơ cấu vốn huy động của ngân hàng có sự chuyển dịch, loại tiền gửi có kỳ hạn dài hạn từ 12 tháng, 24 tháng trở lên tăng lên so với năm 2005. Mặt khác chi phí hoạt động tín dụng năm 2006 tăng lên một phần do giá vàng, USD tăng lên một số khách hàng chuyển sang hình thức gửi tiết kiệm bằng vàng, ngoại tệ. Chi phí trả cho loại hình gửi tiết kiệm này tăng lên. Bên cạnh đó thì một số khách hàng lại có xu hướng rút tiền gửi tiết kiệm ra để mua vàng dự trữ, đầu cơ. Do đó ngân hàng muốn huy động được vốn thì phải tăng lãi suất lên, điều này dẫn đến chi phí cho huy động vốn tăng lên.
Từ khi có tổ chức bảo hiểm tiền gửi ra đời thì các ngân hàng mua bảo hiểm tiền của khách hàng, đồng thời hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro cho nên ngân hàng luôn phải trích dự phòng rủi ro vì thế mà chi phí dự phòng, bảo toàn, bảo hiểm tăng lên qua các năm, năm 2004 khoản chi này chiếm 1,35% thì đến năm 2005: 4,48%, năm 2006 chi phí này tiếp tục tăng lên chiếm 5,31% tổng chi phí.
Các khoản chi phí đều có xu hướng tăng lên trong đó thì tốc độ tăng của chi phí hoạt động quản lý và công vụ tăng lên khá cao. Điều kiện làm việc đòi hỏi ngày càng cao, đó là vấn đề luôn đặt ra đối với người lãnh đạo phải trang bị, cải tiến trang thiết bị. Với trang thiết bị của ngân hàng còn yếu kém nên hoạt động cung cấp dịch vụ ở ngân hàng cũng rất hạn chế. Ngân hàng chỉ thực hiện dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán nên chi phí chi cho hoạt động này rất nhỏ
chiếm chưa tới 1% tổng chi phí. Do điều kiện hoạt động cạnh tranh để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng liên tục tăng khoản chi nâng cấp, mua máy móc thiết bị phục vụ cho điều kiện làm việc nên đã làm cho khoản chi tài sản tăng lên và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí. Hơn nữa tài sản của ngân hàng càng lớn, kỹ thuật hiện đại sẽ tạo cho ngân hàng lớp áo vững chắc tạo được niềm tin nơi khách hàng, làm tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng. Cho nên năm 2004 chi tài sản 1.287 triệu đồng chiếm 6,03%, năm 2005 chiếm 4,29%, năm 2006 chiếm 3,98 %. Ngân hàng luôn tăng cường mua sắm thêm trang thiết bị hiện đại hơn cho các phòng giao dịch nhưng do tỷ trọng của tài sản sinh lời tăng cao nên ta thấy tỷ trọng của tài sản cố định có xu hướng giảm xuống.
Bên cạnh đó để hoạt động có hiệu quả cao thì đòi hỏi cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao nghiệp vụ. Vì thế mà khoản chi cho hoạt động quản lý và công vụ cũng là một khoản chi quan trọng của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng tương đối và tăng qua các năm. Năm 2005: 1.001 triệu đồng tăng 87 triệu đồng hay tăng 9,5% so với năm 2004, năm 2006: 1.322 triệu đồng tăng 321 triệu đồng so với năm 2005. Mỗi năm ngân hàng đều có những đợt đưa cán bộ đi học nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Hoạt động trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chi nhánh không ngừng tăng chi phí cho tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mãi và nhiều chi phí khác như công tác phí, vật liệu, giấy tờ in … cũng tăng qua các năm làm cho khoản mục chi phí hoạt động quản lý và công vụ tăng lên.
Trong tổng chi phí thì chi phí hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và tác động nhiều đến lợi nhuận. Đây cũng là lý do ta đi phân tích cụ thể biến động của khoản mục chi phí này qua các năm để xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận.
Phân tích chi phí hoạt động tín dụng
Bởi vì hoạt động ở địa bàn nông thôn nên vấn đề huy động vốn là vấn đề hết sức khó khăn. Vì vậy mà vốn dùng để hoạt động của ngân hàng phần lớn là vốn vay. này thể hiện rõ qua bảng số liệu: (Bảng 13)
Hình 5: CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNO & PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
Nhu cầu vốn vay thì ngày càng tăng trong khi đó thì vốn huy động không đủ đáp ứng cho nên ngân hàng sử dụng vốn điều ngày càng tăng. Do đó, trong tổng chi phí chi cho hoạt động tín dụng thì khoản chi phí trả lãi vay luôn là một khoản chi lớn và liên tục tăng qua 3 năm. Điều Năm 2004 chi phí trả lãi vay là 11.897 triệu đồng, năm 2005: 15.021 triệu đồng tăng 3.124 triệu đồng hay tăng 26,26% so với năm 2004, năm 2006 tăng 344 triệu đồng hay tăng 2,29% so với năm 2005.
Kế đến khoản chi lớn mà ngân hàng phải chi đó là chi phí trả lãi tiền gửi. Khoản chi này qua 3 năm liên tục tăng lên năm 2004: 5.023 triệu đồng, năm 2005: 5.100 triệu đồng tăng 77 triệu đồng hay tăng 1,53% so với năm 2004; năm 2006 khoản chi trả lãi tiền gửi tiếp tục tăng lên điều này cũng rất tốt bởi vì nó cho ta thấy ngân hàng huy động vốn ngày càng có hiệu quả, nhưng do thị trường biến động lãi suất thị trường tăng lên ngân hàng phải tăng lãi suất huy động từ đó làm cho khoản chi trả lãi tiền gửi này tăng lên. Khoản chi trả lãi tiền gửi năm 2006: 6.866 triệu đồng tăng 1.766 triệu đồng hay tăng 34,63% so với năm 2005.
Như vậy thì ta thấy chi phí trả lãi cho việc sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng thì khoản chi trả lãi vay là khoản chi phí rất cao. Qua đây cho thấy rằng nếu ngân hàng hoạt động bằng nguồn vốn tự huy động thì sẽ rất tốt vì ngân hàng sẽ phải trả chi phí cho việc sử dụng vốn thấp từ đó hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ cao hơn.
4.2.3. Phân tích lợi nhuận
Bảng 14: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CỦA NHNO&PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH 2005 so với 2004
CHÊNH LỆCH 2006 so với 2005
Số
tiền
Tỷ
lệ(%)
Số
tiền
Tỷ lệ(%)
Thu nhập
30.828
35.287
40.199
4.459
14,46
4.912
13,92
Chi phí
21.349
24.879
29.172
3.530
16,53
4.293
17,25
Lợi nhuận
9.479
10.408
11.027
929
9,80
619
5,94
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT
huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
Hình 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHNO & PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
Qua bảng số liệu ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm. Trong thu nhập của ngân hàng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu mặc dù ngân hàng đã tích cực mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác nhưng tốc độ tăng thu nhập chỉ ở mức thấp.
Năm 2004 tổng thu nhập là 30.828 triệu đồng, đến năm 2005: 35.287 triệu đồng, tăng 4.459 triệu đồng hay tăng 14,46% so với năm 2004 trong khi đó tốc độ tăng chi phí gần bằng tốc độ tăng thu nhập. Chi phí năm 2004: 21.349 triệu đồng, năm 2005: 24.879 triệu đồng tăng 3.530 triệu đồng hay tăng 16,53% so với năm 2004. Như vậy ta thấy rằng nếu như xét tốc độ tăng thì tốc độ tăng của chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Đến năm 2006 tổng thu nhập là 40.199 triệu đồng tăng 4.912 triệu đồng hay tăng 13,92% so với năm 2005. Tốc độ tăng của thu nhập ngày càng chậm lại trái lại chi phí năm 2006 tiếp tục tăng 4.293 triệu đồng hay tăng 17,25% so với năm 2005.
Chi phí tăng cao do trong những năm gần đây thì việc huy động vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên ngân hàng phải huy động với lãi suất cao. Trong tổng chi phí thì chi phí mà ngân hàng phải trả cho việc huy động vốn là một khoản chi phí rất lớn vì thế mà khoản chi phí này tăng dẫn đến tổng chi phí cũng tăng lên. Trong tổng nguồn vốn huy động thì phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn cho nên chi phí trả lãi cao.
Mặc dù chi phí hoạt động liên tục tăng qua 3 năm nhưng hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn đạt được hiệu quả tốt là lợi nhuận qua 3 năm cũng liên tục tăng song do chi phí tăng cao nên tốc độ tăng của lợi nhuận thấp cụ thể năm 2004 lợi nhuận 9.479 triệu đồng, năm 2005: 10.408 triệu đồng tăng 929 triệu đồng hay tăng 9,80% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận tăng 619 triệu đồng hay tăng 5,94% so với năm 2005. Lợi nhuận tăng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn so với năm 2005.
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH
Các chỉ tiêu thanh khoản
4.3.1.1. Tổng dư nợ cho vay trên vốn huy động.
Vốn hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nguồn vốn huy động. Do vậy mỗi ngân hàng cần có những chiến lược sử dụng vốn huy động sao cho hợp lý mang lại hiệu quả cao nhưng cũng phải đảm bảo khả năng thanh khoản. Trong nguồn vốn huy động của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó thì ngân hàng chủ yếu cho vay chi phí sản xuất lúa, những món vay ngắn hạn do đó tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Vì vậy mà khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn được đảm bảo thể hiện mặc dù doanh số cho vay liên tục tăng qua 3 năm nhưng chỉ số dư nợ trên nguồn vốn huy động có xu hướng giảm qua 3 năm, chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng không bị chiếm dụng lâu. Năm 2004: 2,64 lần, năm 2005: 2,10 lần, năm 2006: 2,22 lần. Các chỉ tiêu để đánh giá thanh khoản được thể hiện qua bảng số liệu: ( bảng 15)
Bảng 15: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH KHOẢN CỦA
NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Vốn huy động
Triệu đồng
90.271
120.527
127.297
Tài sản Có thanh khoản
“
1.538
2.717
1.885
* Tiền dự trữ
“
1.432
2.596
1.759
* Chứng khoán đầu tư
“
106
121
126
Tổng dư nợ
“
238.492
252.733
282.703
Tổng tài sản
“
261.724
278.936
311.909
Tài sản Có thanh khoản trên vốn huy động
%
1,70
2,25
1,48
Tổng dư nợ cho vay trên vốn huy động
Lần
2,64
2,10
2,22
Tài sản Có thanh khoản trên tổng tài sản
%
0,59
0,97
0,60
Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản trên tổng tài sản
%
0,04
0,04
0,04
Tỷ số trạng thái tiền mặt
%
0,55
0,93
0,56
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên bảng cân đối kế toán
của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
4.3.1.2. Tài sản Có thanh khoản trên vốn huy động.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng. Năm 2005 chỉ tiêu này là 2,25% tăng lên 0,55% so với năm 2004 là do đặc điểm của nguồn vốn huy động năm 2005 thì tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với năm 2004, năm 2006 cho nên ngân hàng phải dự trữ lại và đầu tư vào tài sản có khả năng thanh toán nhanh nhiều hơn, tiền gửi và các khoản đầu tư tại ngân hàng nhà nước năm 2005 tăng 15 triệu đồng so với năm 2004 nên làm cho tỷ số này tăng lên. Năm 2006 thì nguồn vốn huy động loại tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, 24 tháng trở lên chiếm tỷ trọng lớn nên ngân hàng càng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn, ngân hàng dự trữ giảm hơn so với năm 2005, chỉ số này giảm xuống còn 1,48%. Do ưu điểm của nguồn vốn huy động của ngân hàng là các loại tiết kiệm có kỳ hạn vì vậy mà ngân hàng có thể chủ động trong việc sử dụng vốn và việc dự trữ đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản. Nhưng bên cạnh đó thì ta thấy tiền gửi có kỳ hạn, và tiền gửi không kỳ hạn năm 2006 chiếm tỷ trọng khá cao nhưng tỷ số này lại giảm xuống điều này không tốt lắm.
4.3.1.3. Tài sản Có thanh khoản trên tổng tài sản.
Chỉ số này cho ta biết trong tổng tài sản của ngân hàng thì tỷ trọng tài sản không sinh lời như tiền mặt tại quỹ hoặc khả năng sinh lời ít như đầu tư vào chứng khoán của nhà nước, tiền gửi tại kho bạc Nhà nước chiếm tỷ trọng cao hay thấp trong tổng tài sản của ngân hàng. Qua bảng số liệu thì ta thấy chỉ số này có xu hướng tăng lên vào năm 2005 tương tự như phần phân tích ở trên thì do đặc điểm của nguồn vốn huy động năm 2005 đòi hỏi nhu cầu thanh khoản cao nên chỉ số này tăng lên hơn so với năm 2004, năm 2004 chỉ số này là 0,59%, năm 2005 tăng lên 0,97%. Năm 2006 thì nhu cầu thanh khoản của nguồn vốn huy động có sự tăng lên nhưng chỉ số này lại giảm xuống còn 0,60% chứng tỏ ngân hàng chấp nhận tăng rủi ro trong hoạt động của mình để tạo lợi nhuận.
4.3.1.4. Tỷ số trạng thái tiền mặt.
Nếu chỉ số này càng lớn thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao. Tỷ số này của ngân hàng qua 3 năm có sự biến động tăng giảm, năm 2004: 0,55%, đến năm 2005 tỷ số này tăng lên 0,93%. Qua 3 năm ta thấy trong năm 2005 thì ngân hàng dự trữ tiền mặt cao nhất, vì nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên cao nên ngân hàng tăng tiền dự trữ để đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Sang năm 2006 thì dự trữ tiền mặt giảm xuống so với năm 2005. Ta thấy so với tổng tài sản năm 2004 thì năm 2006 tăng lên rất cao nhưng tỷ số trạng thái tiền mặt tăng lên không cao lắm điều này nó sẽ tiềm ẩn rủi ro trong vấn
đề thanh khoản của ngân hàng.
4.3.1.5. Chỉ số chứng khoán có tính thanh khoản trên tổng tài sản.
Chỉ số này ổn định qua các năm. Ta thấy vốn huy động tăng lên thì ngoài việc dự trữ tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh khoản thì ngân hàng còn tìm cách đảm bảo khả năng thanh khoản bằng cách tăng cường đầu tư vào chứng khoán, mặc dù đầu tư vào chứng khoán có sự tăng lên cùng với nguồn vốn huy động nhưng sự tăng lên này không đáng kể, chỉ số chứng khoán đầu tư trên tổng tài sản ở mức ổn định qua các năm là 0,04% mặc dù đầu tư vào chứng khoán có sự tăng lên qua các năm, năm 2005: 121 triệu đồng tăng 15 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006: 126 triệu đồng tăng 5 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2005 ngân hàng huy động vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và tiền gửi không kỳ hạn ở mức khá cao cho nên ngân hàng muốn đảm bảo khả năng thanh khoản của mình nên tăng cường đầu tư vào chứng khoán. Việc đầu tư vào chứng khoán một mặt ngân hàng muốn đảm bảo khả năng thanh khoản, một mặt ngân hàng muốn đa dạng hóa hoạt động nâng cao lợi tức, không để vốn ứ đọng.
4.3.1.6. Phân tích khả năng thanh toán tức thì và phân tích tỷ số thành phần tiền biến động.
Bảng 16: CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỨC THÌ VÀ TỶ SỐ THÀNH PHẦN TIỀN BIẾN ĐỘNG CỦA NHNO & PTNT
HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Tiền mặt tồn quỹ (*)
Triệu đồng
1.432
2.596
1.759
Đầu tư tín phiếu kho bạc (**)
Triệu đồng
9
10
8
Tài sản có động (1) = (*) + (**)
Triệu đồng
1.441
2.606
1.767
Tiền gửi của tổ chức tín dụng (a)
Triệu đồng
94
40
46
Tiền gửi không kỳ hạn (b)
Triệu đồng
2.848
2.560
2.155
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (c)
Triệu đồng
3.931
1.481
6.658
Tổng tiền gửi thanh toán (2) = (a) + (b)
Triệu đồng
2.942
2.600
2.201
Vốn huy động (3)
Triệu đồng
90.271
120.527
127.297
Tài sản Nợ dễ biến động (4)
(4) = (a) + (b) + (c)
Triệu đồng
6.873
4.081
8.859
Tỷ số thành phần tiền biến động: (2)/(3)
%
3,25
2,16
1,73
Khả năng thanh toán tức thì: (1)/(4)
%
20,97
63,86
19,95
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên bảng cân đối kế toán
của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
a) Khả năng thanh toán tức thì
Chỉ số này không ổn định qua các năm, năm 2005 ngân hàng dự trữ tiền mặt cao nhất vì trong năm 2005 ngân hàng huy động tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tiền gửi không kỳ hạn ở mức tương đối cao cho nên ngân hàng tăng dự trữ tiền mặt và đầu tư vào tín phiếu cao nhất trong 3 năm. Vì vậy mà chỉ số này năm 2005: 63,86% cao nhất trong 3 năm. Năm 2006 chỉ số này giảm xuống còn 19,95% mặc dù tài sản Nợ dễ biến động là cao nhất trong 3 năm. Trong năm 2006 nhu cầu vốn vay tăng lên rất cao nên ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư dự trữ tiền mặt giảm xuống để tối đa hoá lợi nhuận. Điều này rất nguy hiểm vì vậy ngân hàng cần chú ý đến khả năng thanh khoản của mình trong tương lai.
b) Phân tích tỷ số thành phần tiền biến động
Chỉ số này có xu hướng giảm qua 3 năm. Có sự sụt giảm này là do tiền gửi của tổ chức tín dụng giảm xuống còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì tăng lên không đáng kể. Do hoạt động dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa phát triển nên việc thu hút khách hàng gửi tiền với mục đích thanh toán rất hạn chế. Chỉ số này càng thấp thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao nhưng xét lại thì ta thấy ngân hàng không có khả năng cạnh tranh trong việc cung cấp các hoạt động dịch vụ ngân hàng.
Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 17: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
2004
NĂM
2005
NĂM
2006
Doanh số cho vay ngắn hạn
Triệu đồng
234.443
261.267
326.073
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Triệu đồng
39.898
51.643
78.778
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
261.724
278.936
311.909
Doanh số cho vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn
%
89,58
93,67
104,54
Doanh số cho vay trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn
%
15,24
18,51
25,26
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên BCĐKT & BCKQHDTD của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
Qua bảng số liệu ta thấy cả doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng lên qua các năm. Chỉ số doanh số cho vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn và doanh số cho vay trung và dài hạn trên tổng nguồn vốn đều tăng lên qua các năm. Trong tổng nguồn vốn thì ngân hàng đầu tư phần lớn là tín dụng ngắn hạn. Chỉ số này có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Đầu tư vào tín dụng trung và dài hạn còn ở mức tương đối thấp. Việc sử dụng vốn để đầu tư này thì cũng rất phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
4.3.3. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Bảng 18: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
CHÊNH LỆCH
2005 so với 2004
2006 so
với 2005
Thu nhập
Triệu đồng
30.828
35.287
40.199
4.459
4.912
Thu nhập từ lãi suất
“
30.678
34.857
39.238
4.179
4.381
Chi phí lãi suất
“
17.390
20.235
23.007
2.845
2.772
Tổng tài sản
“
261.724
278.936
311.909
17.212
32.973
Tài sản sinh lời
“
259.585
274.392
304.485
14.807
30.093
Tổng doanh số cho vay
“
274.341
312.910
404.851
38.569
91.941
Lợi nhuận ròng
“
9.479
10.408
11.027
929
619
Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
%
3,62
3,73
3,54
0,11
-0,20
Lợi nhuận ròng trên thu nhập
%
30,75
29,50
27,43
-1,25
-2,06
Tỷ suất thu nhập lãi
%
5,12
5, 32
5,33
0,20
0,01
Hệ số sinh lời vốn tín dụng
%
11,18
11,14
9,69
-0,14
-1,45
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT Huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
4.3.3.1. Lợi nhuận trên tổng tài sản.
Hoạt động tạo ra lợi nhuận ở ngân hàng chủ yếu là hoạt động tín dụng vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản của ngân hàng tăng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2004 chỉ số này là 3,62%, tức trong 100 đồng tài sản đầu tư thì tạo ra 3,62 đồng lợi nhuận, năm 2005: 3,73% tăng 0,11%, năm 2006: 3,54% giảm 0,2% so với năm 2005, có sự tăng giảm nhưng không đáng kể. Tuy ngân hàng đã từng bước đa dạng cơ cấu đầu tư nhưng lợi nhuận từ các nguồn khác tăng lên không đáng kể.
4.3.3.2. Lợi nhuận trên tổng thu nhập.
Chỉ số này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng thu nhập. Năm 2005 một đồng thu nhập tạo được 30,75% đồng lợi nhuận, giảm 1,25% đồng so với năm 2004, năm 2006 lợi nhuận tiếp tục giảm 2,07% đồng so với năm 2005. Mặc dù thu nhập năm 2005 tăng cao hơn so với năm 2004, năm 2006 tăng cao hơn năm 2005, nhưng do chi phí hoạt động tăng lên. Xét qua 3 năm thì chỉ số lợi nhuận trên thu nhập của ngân hàng là cao nhưng ta thấy thu nhập của ngân hàng chủ yếu là thu nhập từ hoạt động tín dụng vì vậy rủi ro luôn song hành với lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng chưa đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình, còn đầu tư quá tập trung vào lĩnh vực tín dụng, các hoạt động dịch vụ ngân hàng thì nghèo nàn. Điều này cho ta thấy nếu như có đối thủ mạnh hơn, hiện đại, nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng thì ngân hàng sẽ chịu một áp lực cạnh tranh rất lớn. Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn để tỷ suất lợi nhuận tăng lên.
4.3.3.3. Tỷ suất thu nhập lãi.
Tài sản sinh lời chủ yếu của ngân hàng là tín dụng, đầu tư vào chứng khoán mặc dù thu nhập từ lãi suất có sự tăng lên qua các năm, nhưng cùng với sự tăng lên của thu nhập từ lãi suất thì chi phí trả lãi cũng tăng lên do điều kiện hoạt động ngày càng khó khăn, ngân hàng phải tăng lãi suất để thu hút được vốn vì vậy tỷ suất thu nhập lãi của ngân hàng có sự tăng lên nhưng chỉ ở mức thấp, năm 2005 tăng 0,20% so với năm 2004, năm 2006 tăng 0,01% so với năm 2005. Nhưng nhìn chung thì tỷ suất thu nhập lãi của ngân hàng ở mức khá ổn định.
4.3.3.4. Hệ số sinh lời vốn tín dụng.
Hệ số sinh lời vốn tín dụng qua 3 năm có xu hướng giảm, năm 2005: 11,14% trong 100 đồng doanh số cho vay thì tạo ra 11,14 đồng thu nhập, giảm 0,14 đồng so với năm 2004, năm 2006: 9,69%, giảm 1,45 đồng so với năm 2005, do vấn đề cạnh tranh về lãi suất cho vay giữa các ngân hàng với nhau vì vậy mà hệ số sinh lời vốn tín dụng của ngân hàng có xu hướng giảm.
Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 19: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM
2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Dư nợ ngắn hạn
Tr. đồng
183.576
196.106
219.093
Dư nợ trung và dài hạn
“
54.916
56.627
63.610
Doanh số cho vay ngắn hạn
“
234.443
261.267
326.073
Doanh số cho vay trung và dài hạn
“
39.898
51.643
78.778
Dư nợ bình quân ngắn hạn
“
180.059
189.843
207.602
Dư nợ bình quân trung và dài hạn
“
53.516,5
55.771,5
60.118,5
Doanh số thu nợ ngắn hạn
“
225.781
248.737
303.086
Doanh số thu nợ trung và dài hạn
“
37.099
49.932
71.795
Nợ quá hạn ngắn hạn
“
974
2.554
3.232
Nợ quá hạn trung và dài hạn
“
326
549
642
Tổng chi phí
“
21.349
24.879
29.172
Tổng thu nhập
“
30.828
35.287
40.199
Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn
Vòng
1,25
1,31
1,46
Vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn
“
0,69
0,89
1,19
Hệ số thu nợ ngắn hạn
%
96,31
95,20
92,95
Hệ số thu nợ trung và dài hạn
“
92,98
96,69
91,14
Nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
%
0,53
1,30
1,48
Nợ quá hạn trung và dài hạn trên dư nợ trung và dài hạn
“
0,82
0,97
1,01
Chi phí trên thu nhập
%
69,25
70,50
72,57
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên bảng báo cáo hoạt động tín dụng và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
Vòng quay vốn tín dụng thể hiện việc luân chuyển vốn cho vay, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này khá quan trọng trong việc đánh giá chất lượng tín dụng, đồng vốn quay nhanh thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại.
Nhưng chất lượng tín dụng thì sẽ được thể hiện rõ nhất qua tỷ lệ nợ quá hạn. Nó được đo lường bằng tỷ số Nợ quá hạn trên dư nợ. Trong quá trình họat động tín dụng của Ngân hàng, việc phát sinh nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi.
Việc sử dụng vốn của ngân hàng ngày càng đạt được hiệu quả. Điều này thể hiện ở vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm đều tăng lên. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng lên qua các năm, năm 2004: 1,25 vòng, năm 2005: 1,31 vòng, tăng 0,06 vòng so với năm 2004, năm 2006: 1,46 vòng tăng 0,15 vòng. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm vòng quay vốn cũng tăng lên chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn đạt hiệu quả. Tiếp đến ta xét đến hệ số thu nợ của ngân hàng ta thấy nó ở mức khá cao, tuy nhiên năm 2005 hệ số thu nợ ngắn hạn giảm xuống lý do là một số hộ sản xuất vay chăn nuôi gia cầm, gia cầm gặp phải dịch bệnh, nuôi heo thì giá heo giảm sút trong khi đó thì chi phí chăn nuôi luôn tăng lên, một số vùng trong huyện sản xuất nông nghiệp gặp phải dịch nhiễm rầy khá nặng làm năng suất lúa giảm nên làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn của ngân hàng. Đồng thời làm tăng khoản nợ xấu lên, tỷ lệ nợ xấu năm 2005 là 1,30% tăng lên cao hơn so với năm 2004.
Xét đến vòng quay vốn tín dụng trung và dài hạn cũng tăng qua các năm nhưng do thời hạn dài nên vòng quay vốn chậm hơn tuy nhiên hệ số thu nợ thì có sự tăng giảm qua các năm, năm 2005 hệ số thu nợ là 96,69% tăng 3,71% so với năm 2004, năm 2006 hệ số thu nợ là 91,14% giảm 5,55% so với năm 2005 là do ảnh hưởng của cơn bão số 9 vừa qua thì một số nơi trong huyện đã bị thiệt hại về vườn cây ăn trái làm cho nhiều hộ vay vốn cải tạo vườn tạp ở các xã Thanh Bình, Quới Thiện, một số khách hàng mất mùa còn một số khách hàng thì thất thu nên đã không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Qua đây thì phần nào cũng dẫn đến nợ quá hạn ở ngân hàng. Hơn nữa vào năm 2005, do ngân hàng nghiêm túc thực hiện phân loại, chuyển nợ quá hạn trễ một ngày cũng chuyển nợ quá hạn nên làm cho tỷ lệ nợ quá hạn tăng, tỷ lệ nợ xấu lên đến 0,97, năm 2006 là 1,01%.
Ngoài ra để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng ta cũng cần xét đến chỉ tiêu tổng chi phí trên tổng thu nhập, chỉ tiêu này cho biết chi phí phải bỏ ra để đạt được 1 đồng thu nhập. Năm 2005 để có được 1 đồng thu nhập phải bỏ ra 70,50% đồng chi phí. Năm 2005 tỷ lệ chi phí trên thu nhập tăng 1,25 % đồng so với năm 2004. Năm 2006 chi phí tiếp tục tăng lên để được một đồng thu nhập ngân hàng phải bỏ ra 72,57% đồng chi phí. Vì nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng là cấp tín dụng cho nên để có nguồn vốn kịp thời đáp ứng nhu cầu hoạt động thì ngân hàng chủ yếu là vay vốn ngân hàng cấp trên, nguồn vốn vay này mỗi năm đều tăng lên. Đồng thời với điều kiện hoạt động như hiện nay thì ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để có nguồn vốn hoạt động. Chính vì vậy mà chi phí hoạt động của ngân hàng ngày càng tăng lên, dẫn đến chỉ số chi phí/thu nhập cũng tăng theo. Ngân hàng cần có biện pháp trong việc quản lý các khoản mục chi phí, giảm tối đa các khoản chi phí bất hợp lý để ngày một nâng cao lợi nhuận đồng thời tăng thế mạnh cạnh tranh của ngân hàng.
4.3.5. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 20: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM QUA 3 NĂM 2004-2006
CHỈ TIÊU
ĐVT
NĂM 2004
NĂM 2005
NĂM 2006
Thu nhập
Triệu đồng
30.828
35.287
40.199
Chi phí
Triệu đồng
21.349
24.879
29.172
Dư nợ
Triệu đồng
238.492
252.736
279.976
Tài sản
Triệu đồng
261.724
278.936
311.909
Dư nợ trên tổng tài sản
%
91,12
90,61
89,76
Thu nhập trên tổng tài sản
%
11,78
12,65
12,89
Chi phí trên tổng tài sản
%
8,16
8,92
9,35
(Nguồn: Các chỉ tiêu tính toán được dựa trên BCĐKT, BCKQHĐKD và báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNO & PTNT huyện Vũng Liêm qua 3 năm 2004-2006)
4.3.5.1. Tổng thu nhập trên tổng tài sản.
Chỉ tiêu này cho ta biết ngân hàng đầu tư như thế nào, mức độ tạo thu nhập từ việc sử dụng một đồng vốn của ngân hàng. Trong tổng tài sản có của ngân hàng thì tỷ trọng đầu tư vào tín dụng chiếm ưu thế nên thu nhập tạo ra tăng lên theo tỷ lệ khá ổn định làm cho chỉ số thu nhập trên tổng tài sản tuy có sự tăng lên nhưng cũng ở mức ổn định. Năm 2004: 11,78%, chỉ số này có ý nghĩa là đầu tư vào một đồng tài sản thì tạo ra được 11,78% đồng thu nhập, cũng tương tự như vậy chỉ số này vào năm 2005: 12,65%, năm 2006: 12,89%. Một điều mà ngân hàng cần quan tâm đó là trong thu nhập của ngân hàng thì thu nhập từ hoạt động tín dụng là cao nhất, vì vậy nó luôn tìm ẩn chứa những rủi ro nhất định. Ngân hàng cần đa dạng danh mục đầu tư để có sự phân tán rủi ro.
4.3.5.2. Tổng chi phí trên tổng tài sản.
Chỉ số này xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư. Chỉ số này qua 3 năm đi theo chiều hướng tăng lên. Nếu như chi phí tăng lên do ngân hàng đầu tư vào những tài sản sinh lời cao hơn thì tốt nhưng phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm ta thấy tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Mặt khác ngân hàng đầu tư chủ yếu vào tín dụng nếu như chỉ số này cao quá sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của ngân hàng. Tốc độ tăng của chỉ số này của ngân hàng qua 3 năm còn ở mức độ thấp nó không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận, năm 2004: 8,16%, phải bỏ ra 8,16 đồng, năm 2005 phải bỏ ra 8,92 đồng, năm 2006 phải bỏ ra 9,35 đồng chi phí cho việc sử dụng 100 đồng tài sản. Tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản thấp hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản cho thấy ngân hàng sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, ngân hàng bỏ ra chi phí thấp nhưng lại thu được kết quả cao.
Dư nợ trên tổng tài sản.
Chỉ số này cho ta xác định quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong kết cấu tổng tài sản của ngân hàng thì ngân hàng đầu tư vào tín dụng quá cao qua 3 năm tỷ trọng đầu tư vào tín dụng đều trên 90%. Tuy nhiên năm 2006 tỷ trọng đầu tưq vào tín dụng có xu hướng giảm xuống. Qua đây ta thấy ngân hàng có sự chuyển hướng đầu tư vào các lĩnh vực khác như sự chuyển dịch này rất nhẹ từ năm 2004 đến năm 2006 tỷ trọng chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực khác chỉ có 1,36%. Điều này cho ta thấy ngân hàng chấp nhận một tỷ lệ rủi ro rất cao trong hoạt động kinh doanh của mình vì đầu tư quá tập trung.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VŨNG LIÊM
5.1. GIẢI PHÁP NHẰM HỢP LÝ HƠN CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
- Đa dạng các hình thức huy động vốn bên cạnh các hình thức tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi, tiết kiệm có thưởng, phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn và dài hạn, trái phiếu thì ngân hàng cần mở rộng thanh toán các giấy tờ có giá như séc, hối phiếu, lệnh phiếu.
- Ngân hàng cần mở rộng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
+ Cung cấp các dịch vụ thanh toán như dịch vụ thu hộ, chi hộ…
+ Thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác, quản lý và đầu tư của các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng.
+ Các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng như bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, và cho thuê két sắt và các dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Bám sát với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương để:
+ Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như ngoài việc cung cấp vốn cho ngành nghề truyền thống, sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây thì các ngành nghề thủ công dần được khôi phục và phát triển, ngành kinh doanh thương nghiệp đang trên xu hướng phát triển thì ngân hàng đã khai thác nguồn khách hàng này và tăng cường đầu tư vào các lĩnh vực này.
+ Chủ động tìm kiếm, mở rộng khách hàng, tổ chức đánh giá tìm hiểu nhu cầu vay vốn của thị trường để phân nhóm khách hàng và đề ra kế hoạch cho vay phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu vốn. Cần có sự thay đổi hợp lý về định mức và thời gian cho vay tùy theo tính chất và vòng quay vốn của từng ngành nghề ở nông thôn. Chi nhánh cần xác định rõ đối tượng vay vốn để có chính sách lãi suất hợp lý với từng đối tượng xin vay.
+ Tích cực mở rộng, và tăng cường cho vay thông qua tổ, nhóm như tổ giáo viên, cán bộ công chức, tổ chức nghề nghiệp khác …
- Tăng đầu tư vào trang thiết bị với công nghệ hiện đại, tài sản cố định để tạo niềm tin cho người gửi tiền cũng như ngày càng nâng cao hoạt động cung cấp dịch vụ thanh toán của ngân hàng.
5.2. NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH KHOẢN.
Nguồn vốn huy động được ngày càng tăng lên nhưng tài sản có thanh khoản năm 2006 lại giảm so với năm 2005, trong tương lai nếu cứ tiếp tục giảm thì ngân hàng sẽ phải gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản.
Để tối đa hóa mức sinh lời từ đồng vốn huy động được thì ngân hàng dự trữ tiền mặt ở mức thấp nhưng thấp quá thì không tốt ngân hàng sẽ gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản. Vì vậy ngân hàng cần dự đoán nhu cầu thanh khoản của khách hàng mà tăng dự trữ tiền mặt.
Trong điều kiện kinh tế biến động như hiện nay tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao, đồng thời hoạt động thanh toán của ngân hàng ngày càng phát triển vì vậy mà thu hút càng nhiều khách hàng gởi tiền không kỳ hạn. Do vậy mà ngân hàng cần tăng cường đầu tư vào tín phiếu để đảm bảo khả năng thanh khoản.
5.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
5.3.1. Những giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn
- Tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, theo dõi, quan sát thái độ phục vụ của nhân viên, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về các dịch vụ tiền gửi, và cung cách phục vụ của nhân viên từ đó chi nhánh có những chấn chỉnh thích hợp nhằm thực hiện tốt công tác huy động vốn.
- Tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng hiện có kết hợp với chủ động tiếp cận khách hàng tiềm năng.
- Tư vấn khách hàng kết hợp vay vốn với việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng góp phần đáp ứng tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
- Ngân hàng cần thực hiện cung cấp những dịch vụ chi trả việc mua sắm cho khách hàng để thu hút khách hàng gởi tiền.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cho khách hàng gởi và rút tiền.
- Có chính sách ưu đãi về lãi suất gởi tiền cho khách hàng gởi tiền, nhất là khách hàng truyền thống.
5.3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Đẩy mạnh cho vay ở các đối tượng như doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả để đảm bảo hệ số thu nợ ở mức cao.
- Cần có những giải pháp hạn chế nợ quá hạn.
Phải thực hiện đúng quy trình tín dụng thẩm định kỹ khách hàng trước khi cấp tín dụng, nhằm xác định đúng khả năng tài chính, phương án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không rồi mới cấp tín dụng. Đồng thời cán bộ tín dụng cần phải bám sát diễn biến kinh tế địa phương để có thể cấp những hạn mức tín dụng thích hợp với nhu cầu sản xuất của khách hàng.
Do người vay luôn có nhu cầu vốn lớn hơn chi phí thực hiện phương án sản xuất để còn sử dụng vào mục đích khác. Cán bộ tín dụng cần xác định chi phí cho vay trên cơ sở tính toán sát thực chi phí thực hiện dự án, tức không được ấn định chi phí quá cao theo nhu cầu của khách hàng để rồi cấp khoản tín dụng quá lớn so với thu nhập tạo ra từ dự án dẫn đến việc thu hồi vốn không đạt được hiệu quả.
Khi cấp tín dụng cho nông dân cán bộ tín dụng cần phải giảng giải cho họ hiểu về thời hạn trả lãi, trả gốc, về mức lãi suất phạt nếu quá hạn. Cán bộ tín dụng cần cho khách hàng biết là ngân hàng luôn có những chính sách ưu đãi trong việc cấp tín dụng cho những khách hàng có uy tín trả lãi và gốc đúng hạn nếu khi vay với số tiền lớn sẽ được ưu tiên về lãi suất.
Cán bộ tín dụng cần phải tuân thủ quy định giới hạn cấp tín dụng như cho vay ngắn hạn vốn tự có tham gia của khách hàng là trên 10%, cho vay trung hạn thì vốn tự có tham gia của khách hàng là trên 20%.
Cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích có thể thu hồi trước hạn. Khi khách hàng gặp phải khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì ngân hàng cần có những biện pháp hỗ trợ khách hàng. Nếu khách hàng thiếu vốn hoạt động, ngân hàng xét thấy phương án sản xuất kinh doanh khả thi thì cấp thêm vốn cho khách hàng, nhưng ngân hàng phải tiến hành giám sát chặt chẽ đối với khách hàng này. Nếu tình trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng không còn cứu vãng được thì ngân hàng tiến hành phân kỳ thu nợ từng phần đối với khách hàng.
Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nắm bắt được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Cần hạn chế tình trạng quá tải ở cán bộ tín dụng, chia nhỏ địa bàn quản lý để cán bộ dễ dàng giám sát khách hàng trên địa bàn của mình.
5.4. NÂNG CAO CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI.
Để nâng cao các chỉ tiêu về khả năng sinh lời thì ngân hàng cần có những giải pháp tăng lợi nhuận bằng các giải pháp sau:
*Những giải pháp tăng thu nhập.
- Cần duy trì và giữ vững mối quan hệ với những khách hàng như các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả thường xuyên có nhu cầu vốn lớn, có uy tín với ngân hàng. Hằng năm tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng theo mức độ uy tín để có chính sách ưu tiên lãi suất cho vay đối với họ nhằm tạo mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với khách hàng.
- Củng cố và tiếp tục mở rộng hình thức cho vay tổ nhóm trung gian như tổ hợp tác, tổ vay vốn.
- Duy trì mức thu nhập từ hoạt động tín dụng đồng thời nâng cao các hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện có song song với việc mở rộng các dịch vụ mới đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và nâng cao đa dạng nguồn thu cho đơn vị.
* Những giải pháp làm giảm chi phí.
Chi phí để chi trả cho việc sử dụng vốn huy động và vốn vay thì ngân hàng khó có thể chủ động để giảm chi phí vì lãi suất huy động vốn, lãi suất vay nó phụ thuộc vào lãi suất thị trường. Ngân hàng chỉ có thể tiết kiệm được chi phí bằng cách phấn đấu hơn nữa trong công tác huy động vốn để có nguồn vốn sử dụng với chi phí thấp nhằm hạn chế sử dụng vốn vay tiết giảm được chi phí. Ngoài ra thì ngân hàng có thể chủ động kiểm soát các khoản chi phí như chi cho vật liệu, giấy tờ in, chi bưu phí và điện thoại, chi hội nghị … và có những biện pháp giảm các khoản chi phí này:
- Hạn chế tối đa việc lãng phí vật liệu, giấy tờ in ở nhân viên, tuyệt đối không cho sử dụng điện thoại vào việc riêng.
- Đơn giản hóa hơn nữa thủ tục vay vốn nhằm tiết kiệm chi phí vật liệu cho ngân hàng, đồng thời góp phần thuận tiện hơn về thủ tục cho khách hàng vay vốn.
- Lựa chọn hình thức marketing phù hợp ngoài việc quảng cáo trên pano, aphich, tốt nhất ngân hàng nên phối hợp với phòng thông tin của Ủy ban nhân dân thị trấn, xã thông tin tuyên truyền những hình thức huy động vốn mới để khách hàng có thể nhanh chóng nắm bắt được thông tin, và thường xuyên nhắc lại để khách hàng biết được khi có nhu cầu gửi tiền. Đây là một biện pháp khá hiệu quả nhưng chỉ tốn chi phí rất thấp, sẽ góp phần làm giảm chi phí hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Nhìn chung thì hoạt động huy động vốn, và hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng đối với tất cả các đối tượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Điều này được thể hiện các phòng giao dịch được đặt ở những xã trọng điểm thuận tiện cho việc giao dịch giữa ngân hàng và nông dân. Phong cách phục vụ của nhân viên ngày càng được cải thiện góp phần khai thác đáng kể nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Hoạt động của ngân hàng luôn luôn đi theo tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nông dân, góp phần hạn chế đáng kể hiện tượng tiêu cực như cho vay nặng lãi ở nông thôn, tác động khá tốt đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện. Dư nợ của chi nhánh luôn ở mức tăng trưởng ổn định và trong tầm kiểm soát của chi nhánh. Song song với việc tăng trưởng tín dụng chi nhánh luôn có những chính sách lựa chọn những khách hàng tốt, kiên quyết từ chối cho vay đối với những khách hàng không đảm bảo các điều kiện vay vốn, các khách hàng có mức độ rủi ro cao.
Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động kinh doanh tiền tệ, nó phát sinh do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Với lượng khách hàng truyền thống của ngân hàng là những hộ sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất của họ phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vào những năm gần đây thì chăn nuôi gặp rất nhiều trở ngại như trận dịch cúm gia cầm bùng phát rất mạnh ở huyện Vũng Liêm vào năm 2005 và đi rồi trở lại thường xuyên làm cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Giá cả gia súc thì biến động giảm làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của nông dân dẫn đến nợ xấu tồn đọng nhiều ở ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động thì chi nhánh luôn chú trọng công tác phân tích chất lượng tín dụng để đánh giá đúng thực trạng nợ nhằm có những biện pháp hữu hiệu, những ứng xử phù hợp với từng loại nợ để nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong kinh doanh bên cạnh việc đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì ngân hàng luôn chú trọng đến vấn đề tạo niềm tin nơi khách hàng, việc tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng rút tiền đó là một trong những vấn đề làm khách hàng hài lòng với ngân hàng. Do vậy mà ngân hàng rất chú trọng đến tình trạng thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng luôn dựa vào đặc điểm, cơ cấu của nguồn vốn huy động, nhu cầu thanh khoản của nguồn vốn huy động để dự trữ tiền mặt hay đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản nhanh để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của khách hàng. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt, hoạt động huy động vốn ngày một khả quan do ngân hàng luôn chú trọng công tác marketing, không ngừng chấn chỉnh phong cách phục vụ, giải quyết nhanh chóng vấn đề gửi và rút tiền thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng như không có tình trạng thiếu hụt thanh khoản, nếu khách hàng rút tiền với số lượng lớn thì ngân hàng sẵn sàng đem đến tận nhà nếu khách hàng có nhu cầu.
6.2. KIẾN NGHỊ
- Đối với chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vũng Liêm
Tăng cường kiểm soát chi phí hoạt động, khuyến khích tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các khoản chi phí bất hợp lý.
Để hạn chế nợ quá hạn chi nhánh phải có chính sách phân chia cho cán bộ tín dụng với khối lượng công việc thích hợp chẳng hạn như phân chia địa bàn quản lý tránh quá tải cho cán bộ tín dụng vì địa bàn quản lý quá rộng thì cán bộ tín dụng khó giám sát chặt chẽ, theo dõi, đánh giá khách hàng của mình.
Giao chỉ tiêu hoạt động cho các phòng giao dịch kết hợp khen thưởng nếu như hoàn thành tốt chỉ tiêu, đưa ra mức khen thưởng nhiều hơn nếu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.
Cần đa dạng hóa các loại hình dịch vụ một mặt để làm tăng tỷ trọng nguồn thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh mặt khác nhằm phân tán rủi ro vì ngân hàng đầu tư quá tập trung vào hoạt động tín dụng.
- Đối với chính quyền địa phương
Khẩn trương tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, nhất là tại các khu thị trấn tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhận thế chấp, xác định giá trị thế chấp trong việc cho vay của ngân hàng.
- Đối với ngân hàng cấp trên
+ Có những chính sách tuyển dụng cán bộ, nhân viên thật sự có năng lực để điều chuyển về các chi nhánh.
+ Việc huy động vốn thông qua hoạt động cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng là rất lớn, đồng thời vấn đề tận dụng số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán của khách hàng là một lợi thế cho ngân hàng nhưng ở ngân hàng thì hoạt động cung cấp dịch vụ còn yếu kém, phương tiện kỹ thuật không đủ hiện đại để đáp ứng nhu cầu thanh toán, vì vậy ngân hàng cấp trên cần hỗ trợ cho chi nhánh, trang bị trang thiết bị hiện đại cho chi nhánh thực hiện các dịch vụ thanh toán.
+ Hỗ trợ chi nhánh trong việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
+ Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát ở các chi nhánh.
+ Thường xuyên tổ chức thi đua khen thưởng hoàn thành tốt chỉ tiêu đặc biệt là trong công tác huy động vốn nếu các chi nhánh hoàn thành vượt chỉ tiêu thì sẽ khen thưởng.
+ Đơn giản hơn nữa thủ tục vay vốn để tiết kiệm chi phí cho ngân hàng, và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
- Đối với Ngân hàng Nhà nước
Lãi suất phạt nợ quá hạn 150% lãi suất cho vay. Với mức lãi suất này thì hiện nay chưa tác động giảm bớt được nợ quá hạn cho ngân hàng. Vì nó vẫn còn thấp hơn so với mức lãi suất cho vay ở ngoài thị trường tự do. Chẳng hạn như lãi suất cho vay là 1,1% thì lãi suất quá hạn là 1,65% thì nó vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay nóng ở ngoài thị trường tự do bình quân là 5%, hiện nay cứ 1 triệu đồng là người cho vay nặng lãi sẽ lấy tiền lãi là 50 ngàn đồng trên tháng, có nơi còn cao hơn. Vì vậy, nhà nước cần đưa ra lãi suất phạt như thế nào để phù hợp với thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vũng Liêm.doc