Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Cosevco 9

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư kinh doanh nhưng cũng có không ít thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thấy được vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và không ngừng hoàn thiện công tác này, bởi thông tin tài chính không những cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn. Nhận thức được điều này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần COSEVCO 9” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Về cơ bản, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản liên quan đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. - Đề tài đã nghiên cứu khái quát đặc điểm hoạt động, cách thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được tình hình tài chính của công ty Cosevco 9 một cách khoa học trong giai đoạn 2010 – 2012. - Trên cơ sở vận dụng những lý luận và phân tích thực trạng tài chính của công ty, đã đưa ra được một số giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cosevco 9 trong thời gian tới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu cũng như điều kiện thời gian nên đề tài vẫn còn những hạn chế như sau: - Đề tài chỉ phân tích tình trạng tài chính của công ty mà chưa thu thập những thông tin của ngành kinh doanh mà công ty đang hoạt động cũng như những thông tin liên quan đến các đối thủ cạnh tranh để có sự đánh giá khách quan và chính xác hơn.

pdf80 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần Cosevco 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợ ngắn hạn trong tổng giá trị của TSCĐ đã chiếm đến 153,14%. Năm 2012 cũng tương tự, nguồn vốn dài hạn không thể tài trợ cho TSCĐ mặc dù TSCĐ tại thời điểm này đã giảm hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do nguồn VCSH giảm dần trong 2 năm qua bên cạnh đó công ty đã sử dụng thêm nợ ngắn hạn đến thanh toán cho các khoản nợ dài hạn. Qua đó cho thấy cán cân thanh toán của đơn vị mất cân đối. Tài sản lưu động không đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn mà công ty còn phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 39 3.1.3.2. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Qua bảng 3.9, cho thấy khoản phải thu và hàng tồn kho luôn nhỏ hơn nợ ngắn hạn tức là nhu cầu vốn lưu động thường xuyên bé hơn 0. Điều này có nghĩa là vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để trang trải nhu cầu sử dụng nợ ngắn hạn của đơn vị không cần phải vay thêm nợ ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Nhu cầu VLĐ thường xuyên tăng dần qua các năm là do công ty đã dùng nợ ngắn hạn để thanh toán cho các khoản vay, nợ dài hạn chứ không phải tài trợ cho chu kỳ kinh doanh, bên cạnh đó công ty đã thu được một phần nợ của khách hàng nên làm cho các khoản phải thu giảm xuống. Bảng 3.9 - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2010 2011 2012 1. Các khoản phải thu 26.931 24.507 22.065 2. Hàng tồn kho 28.256 28.366 28.958 3. Nợ ngắn hạn 80.360 82.771 83.822 Nhu cầu VLĐ thường xuyên = (1)+(2)-(3) -25.173 -29.898 -32.799 Tóm lại qua phân tích trên ta thấy tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của đơn vị không tốt vì đơn vị sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn, thậm chí nợ ngắn hạn còn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Chứng tỏ đơn vị đã mất khả năng thanh toán. Dù đơn vị bán hết tài sản cũng không đủ khả năng trang trải các khoản nợ của mình. 3.1.4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Qua phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh có thể thấy được tình hình lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên lợi nhuận lại không đồng nhất với tiền mặt. Chính vì thế phân tích dòng tiền là một trong những trụ cột quan trọng để các nhà quản trị có thể nắm bắt tình hình tài chính thực sự của công ty. Vậy tình hình tài chính của công ty Cosevco 9 được phản ánh như thế nào qua tình hình lưu chuyển dòng tiền của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012. Qua bảng phân tích 3.10 ta thấy tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh năm 2011 là âm 294 triệu đồng giảm so với năm 2010 1.284 triệu đồng, sang năm 2012 tiền từ hoạt động này tăng 3.717 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm mức chi vượt là 1.264,3%. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 40 Trong khi hoạt động tài chính qua 3 năm số tiền chi ra hầu như luôn lớn hơn số tiền thu vào. Cụ thể năm 2010 đơn vị chi vượt thu là 790 triệu đồng và năm 2012 là 3.375 triệu đồng. Riêng năm 2011 thu vượt chi nhưng chỉ là con số nhỏ (14 triệu đồng). Công ty không tham gia hoạt động đầu tư nên không có dòng tiền thu chi từ hoạt động này. Như vậy, để hiểu rõ hơn về các hoạt động của công ty ta đi vào xem xét từng khoản mục thu, chi của từng hoạt động. Hoạt động kinh doanh: lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của năm 2011 so với năm 2010 giảm chủ yếu là do tiền thu vào không đủ để trang trải các khoản chi ra. Cụ thể là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác giảm 1.742 triệu đồng với tốc độ giảm là 50,79%, đồng thời khoản mục tiền thu khác cũng giảm đáng kể, giảm 2.737 triệu đồng hay 54,76%. Bên cạnh đó tiền chi trả cho người cung cấp dịch vụ lại tăng 794 triệu đồng, tương ứng tăng 245,06% so với năm 2010. Qua năm 2012 lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là 3.423 triệu đồng, làm giảm lỗ so với năm trước 1264,3%. Sở dĩ có sự tăng mạnh như vậy là do công ty tích cực thu hồi những khoản nợ của khách hàng, quyết toán những hạng mục công trình đã hoàn thành, đồng thời công ty hạn chế thanh toán cho nhà cung cấp hàng hóa. Tuy năm 2012 có sự tăng trưởng về dòng tiền thuần nhưng đánh giá tổng quát thì công ty đang giảm chi trả lương cho cán bộ công nhân viên và thuế phải nộp cũng bằng 0 chứng tỏ mức độ hoạt động của công ty hiện tại rất thấp. Hoạt động tài chính: từ 2010 – 2012 ta thấy rằng lượng tiền chi trả nợ gốc năm 2011 giảm so với năm 2010, đến năm 2012 có tăng mạnh so với năm 2011 và đây là năm chi trả nhiều nợ gốc nhất nhưng cũng là năm nhận được ít tiền vay nhất trong 3 năm phân tích. Nếu đánh giá dựa trên những số liệu này sẽ dễ bị đánh lừa rằng công ty có khả năng trả nợ cao và bắt đầu hạn chế vay nợ từ bên ngoài nhưng thực tế đánh giá tổng thể ta thấy hiện trạng của công ty là không thể vay thêm được nữa vì gần như toàn bộ tài sản của công ty đã được đem đi thế chấp. Số tiền trả nợ vay chủ yếu là từ tiền đơn vị thu hồi được từ các khoản nợ và tiền vay của Tổng công ty để thanh toán nợ cho ngân hàng. Dòng tiền thuần trong năm của công ty được tổng hợp bởi tiền thuần từ hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính. Trong 2 năm 2010 và 2012 dòng tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã bù lỗ cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KIN H T Ế - HU Ế Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 41 Bảng 3.10 - Phân tích dòng tiền ĐVT : triệu đồng CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % I. Lưu chuyển tiền từ HĐKD 1. Tiền thu từ BH, CCDV và DT khác 3.430 1.688 5.668 (1.742) -50,79% 3.980 235,78% 2. Tiền chi trả cho người cung cấp HHDV 324 1.118 376 794 245,06% (742) -66,37% 3. Tiền chi trả cho người lao động 1.530 899 656 (631) -41,24% (243) -27,03% 4. Tiền chi trả lãi vay 443 227 297 (216) -48,76% 70 30,84% 5. Tiền chi nộp thuế TNDN 6. Tiền thu khác từ HĐKD 4.998 2.261 349 (2.737) -54,76% (1.912) -84,56% 7. Tiền chi khác từ HĐKD 5.141 1.999 1.265 (3.142) -61,12% (734) -36,72% Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD 990 (294) 3.423 (1.284) -129,70% 3.717 -1264,3% II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư III. Lưu chuyển tiền từ HĐTC 1. Tiền vay NH, DH nhận được 1.057 986 200 (71) -6,72% (786) -79,72% 2. Tiền chi trả nợ gốc vay 1.847 972 3.575 (875) -47,37% 2.603 267,80% Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC (790) 14 (3.375) 804 -101,77% (3.389) -24207% Lưu chuyển tiền thuần trong năm 200 (280) 48 (480) -240,00% 328 -117,14% Tiền và tương đương tiền đầu năm 99 299 19 200 202,02% (280) -93,65% Tiền và tương đương tiền cuối năm 299 19 67 (280) -93,65% 48 252,63%TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 42 Riêng năm 2011 dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thu mất cân đối chi nên bị thiếu hụt 294 triệu đồng, dòng tiền từ hoạt động tài chính của năm này lại dương 14 triệu đồng nhưng vẫn không thể bù đắp hết khoản lỗ cho hoạt động kinh doanh. Nên lưu chuyển tiền thuần của 3 năm chỉ có năm 2011 là chi vượt thu. Qua kết quả từ các hoạt động trên đã kéo theo lượng tiền tồn cuối kỳ qua 3 năm biến động không đều. Năm 2011 giảm hơn 280 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 93,65%. Sang năm 2012 lượng tiền có tăng trở lại, tăng 48 triệu đồng. Mặc dù có sự biến động nhưng ảnh hưởng không lớn đến tình hình tài chính của công ty. 3.2. Nhóm hệ số thanh toán Tình hình tài chính của công ty Cosevco 9 được thể hiện rõ nét qua khả năng thanh toán. Nếu công ty có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Bảng 3.11 - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1. Tiền và tương đương tiền 299 19 67 (280) -93,64% 48 252,63% 2. Đầu tư ngắn hạn - - - 3. Các khoản phải thu 26.931 24.507 22.065 (2.424) -9,00% (2.442) -9,96% 4. Tài sản ngắn hạn 73.440 70.928 67.739 (2.512) -3,42% (3.189) -4,50% 5. Nợ ngắn hạn 80.360 82.771 83.822 2.411 3,00% 1.051 1,27% 6. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = (4/5) (lần) 0,91 0,86 0,81 -0,05 -5,49% -0,05 -5,81% 7. Hệ số thanh toán nhanh = ( 1+2+3)/5 (lần) 0,34 0,30 0,26 -0,04 -11,76% -0,04 -13,33% 3.2.1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Qua bảng 3.11, ta thấy 1 đồng nợ ngắn hạn trong cả 3 năm đều chỉ được bảo đảm bằng chưa đến 1 đồng tài sản ngắn hạn và có xu hướng ngày càng giảm. So sánh số liệu 3 năm thì thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của năm sau thấp hơn năm trước. Cụ thể là năm 2011 hệ số này giảm 0,05 lần, đến năm 2012 giảm tiếp thêm 0,05 lần so với 2011. Nguyên nhân là tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn có xu TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 43 hướng biến động ngược chiều, giá trị tài sản ngắn hạn giảm dần trong khi lượng vay ngắn hạn lại tăng lên đáng kể trong cơ cấu nguồn tài trợ. Hệ số này có mối quan hệ với vốn lưu động thường xuyên ta đã phân tích ở trên, đó là khi vốn lưu động thường xuyên âm thì nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Vì thế để đảm bảo khả năng thanh toán tốt hơn công ty cần giảm mức nợ ngắn hạn xuống. 3.2.2. Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh của 3 năm đều nhỏ hơn 0,5 và năm sau thấp hơn năm trước. Với kết quả này cho thấy khả năng thanh toán nhanh khi nợ ngắn hạn của công ty đến hạn là không có, công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Theo số liệu trên thì mỗi năm hệ số thanh toán nhanh lại giảm đi 0,04 lần, đây là dấu hiệu không tốt cho công ty. Khả năng thanh toán nhanh giảm chủ yếu do phải thu giảm và nợ ngắn hạn tăng liền trong giai đoạn 2010 – 2012. Thực chất khả năng thanh toán của công ty còn thấp hơn những con số tính ra vì giá trị của các khoản phải thu đã chiếm khá lớn và như đã nói ở trên, các khoản phải thu phải mất một thời gian nhất định mới có thể thu hồi trong khi tiền có thể thanh toán ngay chiếm tỷ trọng lại có giá trị khá nhỏ trong tài sản ngắn hạn. Ta tập hợp hai hệ số trên giúp ta phân tích chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty Cosevco 9. Bảng 3.12 – Các hệ số thanh toán ĐVT: Lần Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 0.91 0.86 0.81 - 0,05 - 0,05 Hệ số thanh toán nhanh 0.34 0,3 0,26 - 0,04 - 0,04 Nhìn vào bảng trên ta thấy cả hai hệ số đều có dấu hiệu kém đi. Năm sau lại giảm so với năm trước là một dấu hiệu không tốt hay nói cách khác khả năng thanh toán của công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 là không khả quan. Hệ số khả thanh toán ngắn hạn giảm đi 0,05 lần mỗi năm mặc dù công ty vẫn có thể đảm bảo khả năng TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 44 thanh toán nhưng năm sau vẫn khá chậm so với năm trước. Còn hệ số thanh toán nhanh cho thấy công ty không có khả năng thanh toán ngay hay là thanh toán ngay yếu. Nguyên nhân là do lượng tiền trong công ty khá hạn chế, các khoản phải thu tuy có giảm nhưng lại chiếm khá lớn chứng tỏ công ty Cosevco 9 đã bị chiếm dụng vốn và không có biện pháp thu hồi lại các khoản này. 3.3. Nhóm tỷ số quản lý tài sản 3.3.1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho là 0,055 vòng nghĩa là thời gian quay 1 vòng của hàng tồn kho trung bình là 6.545 ngày. So với năm 2010, đã giảm 0,019 vòng và số ngày lưu kho tăng tương ứng là 1.681 ngày. Năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho chỉ còn 0,035 vòng tức là giảm hơn so với năm 2011 0,02 vòng và số ngày lưu kho tăng thêm 3.741 ngày. Bảng 3.13 – Vòng quay hàng tồn kho và số ngày lưu kho ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1. GVHB 2.021 1544 1.008 -477 -23,60% (536) -34,72% 2. Tồn Kho bình quân 27.339 28.311 28.662 972 3,56% 351 1,24% 3.Vòng quay = (1)/(2) 0,074 0,055 0,035 -0,019 -25,68% -0,02 -35,25% 4.Số ngày lưu kho = 360/(3) 4865 6545 10286 1.681 34,55% 3.741 57,15% Những con số này nói lên tình hình không tốt của công ty. Nguyên nhân là thời gian qua công ty ít hoạt động, tình hình kinh doanh không tốt dẫn đến giá vốn hàng bán giảm dần trong 3 năm qua. Trong khi đó thì giá trị hàng tồn kho bình quân (chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang) khá cao và có xu hướng tăng lên. 3.3.2. Hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân Theo bảng phân tích 3.14 ta thấy các khoản phải thu của công ty trong 3 năm qua có giảm nhưng vẫn khá cao, công ty vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn do đó làm giảm khả năng thanh toán. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 45 Số vòng quay khoản phải thu có xu hướng tăng mặc dù còn khá nhỏ tức là thời gian để thu được các khoản phải thu giảm xuống chứng tỏ đơn vị đã cố gắng trong việc thu tiền từ phía khách hàng và cả các khoản thu nội bộ. Đồng thời khi vòng quay các khoản phải thu tăng sẽ cải thiện một phần tình hình thanh toán của đơn vị. Tuy nhiên, tốc độ giảm của các khoản phải thu lại chưa lớn, công ty cần cố gắng thu hồi lại các khoản này, hoàn thành quyết toán công trình càng sớm càng tốt để giảm gánh nặng về tài chính cho đơn vị. Bảng 3.14 – Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1. Doanh thu thuần 1.297 1.688 1.586 391 30,15% (102) -6,04% 2. Phải thu bình quân 28.471 25.719 23.286 (2.752) -9,67% (2.433) -9,46% 3.Số vòng quay (vòng) = (1)/(2) 0,046 0,066 0,068 0,02 43,48% 0,002 3,03% 4.Kỳ thu tiền (ngày/vòng) = 360/(3) 7826 5455 5294 (2.371) -30,30% (161) -2,95% 3.3.3. Vòng quay của tài sản cố định và tổng tài sản (lời dẫn vào bảng) Bảng 3.15 - Số vòng quay của tài sản cố định và tổng tài sản ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.Doanh thu thuần 1.297 1.688 1.586 391 30,15% (102) -6,04% 2.TSCĐ bình quân 8.948 8.045 5.779 (903) -10,09% (2.266) -28,17% 3.Tổng tài sản bình quân 83.090 80.588 75.428 (2.502) -3,01% (5.160) -6,40% 3.Số vòng quay TSCĐ (vòng) = (1)/(2) 0,145 0,21 0,274 0,065 44,83% 0,64 30,48% 5.Số vòng quay TS (vòng) =(1)/(3) 0,016 0,021 0,021 0,005 31,25% 0 0,00% TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 46 3.3.3.1. Hệ số vòng quay tài sản cố định Từ bảng 3.15, ta thấy vòng quay tài sản cố định tương đối thấp tuy liên tục tăng nhẹ trong 3 năm qua nhưng vẫn nói lên tình hình sử dụng tài sản cố định không hiệu quả của đơn vị. Năm 2010, 1 đồng tài sản cố định công ty chỉ tạo ra được 0,145 đồng doanh thu. Năm 2011 có tăng so với năm 2011 là 0,065 đồng. Đến năm 2012 thì số vòng quay tài sản cố định có tăng hơn năm 2011 nhưng cũng chỉ được 0,274 vòng. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ giảm của TSCĐ bình quân lớn hơn tốc độ giảm của Doanh thu thuần. Trong giai đoạn 2011 – 2012 do công ty đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số máy móc, thiết bị làm cho tài sản cố định bình quân giảm mạnh. Bên cạnh đó những TSCĐ còn lại chưa được khai thác hết công suất làm cho thu nhập của tài sản cố định còn rất thấp. Hệ số này đã cho thấy đơn vị đang dần dần thu hẹp sản xuất, tình hình tài chính không tốt làm giảm năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. 3.3.3.2. Hệ số vòng quay tổng tài sản Qua bảng phân tích trên dễ thấy vòng quay của tổng tài sản còn rất thấp. Số vòng luân chuyển của tổng tài sản biến đổi chậm qua các năm cụ thể năm 2011 số vòng quay của tổng tài sản tăng 0,005 vòng so với năm 2010 nguyên nhân là tổng tài sản bình quân và doanh thu thuần có biến động ngược chiều, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 30,2% trong khi tổng tài sản bình quân lại có tốc độ giảm là 3,01%. Giai đoạn 2011 – 2012, số vòng quay tổng tài sản không đổi do cả cả tổng tài sản bình quân và doanh thu thuần đều có biến động giảm tương đương. Sự sụt giảm đáng kể của tài sản ngắn hạn và dài hạn làm cho tổng tài sản thời gian qua giảm mạnh trong khi doanh thu thuần của đơn vị biến động không nhiều dẫn đến số vòng quay tài sản có xu hướng tăng lên nhưng đây chính biểu hiện không tốt chứng tỏ công tác quản lý tài sản của đơn vị kém hiệu quả.TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 47 3.4. Nhóm tỷ số quản lý nợ Bảng 3.16 – Nhóm tỷ số quản lý nợ ĐVT : Triệu đồng CHỈ TIÊU Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.Nợ phải trả 95.456 92.747 87.199 (2.709) -2,84% (5.548) -5,98% 2.Nguồn VCSH (13.057) (13.969) (15.122) (912) 6,98% (1.153) 8,25% 3.Tổng nguồn vốn 82.399 78.778 72.077 (3.621) -4,39% (6.701) -8,51% 4.Chi phí lãi vay 127 227 218 100 78,74% (9) -3,96% 5.Lợi nhuận trước thuế (1.449) (912) (1.153) 537 -37,06% (241) 26,43% 6.Tỷ số nợ trên nguồn vốn = (1)/(3) 115,85% 117,73% 120,98% 1,88% 1,62% 3,25% 2,76% 7.Tỷ số nợ trên VCSH = (1)/(2) -731,1% -663,95% -576,64% 67,15% -9,19% 87,31% -13,15% 8. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (4+5+/(4) (10,41) (3,02) (4,29) 7,39 -71% -1,27 42,38% 3.4.1. Tỷ số nợ Dựa vào bảng phân tích 3.16 và đồ thị 3.1 ta thấy tỷ số nợ cả 3 năm của công ty đều rất cao chiếm trên 100% tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2010 - 2012. Cụ thể tỷ số nợ năm 2011 là 117,73%, hay tăng 1,88% so với năm 2010 và năm 2012 tiếp tục tăng thêm 1,62% nữa. Tỷ số nợ năm 2012 đã lên đến 120,98%. Điều này chứng tỏ đơn vị đang hoạt động dựa trên các khoản nợ vay, mức độ tự chủ về tài chính của đơn vị có thể nói là bằng 0. (ĐVT : triệu đồng) Đồ thị 3.1 - Tỷ số nợ trên Tổng nguồn vốn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 48 Thời gian qua các khoản nợ của công ty có giảm là do đã thanh toán một phần các khoản nợ nhờ tiền thanh lý, nhượng bán một số tài sản và tiền thu nợ của khách hàng. Nhưng tổng nguồn vốn lại có tốc độ giảm lớn hơn làm cho tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn vẫn tăng dần qua các năm. Nhìn chung thì công ty đã giảm bớt được gánh nặng về tài chính hơn các năm trước nhưng vẫn đang ở đang ở tình trạng mất khả năng thanh toán. 3.4.2. Tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu Qua bảng 3.16 cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm và là 1 con số rất lớn, có thể nói rằng vốn chủ sở hữu không thể gánh được những khoản nợ của đơn vị. Tỷ lệ này rất lớn, khả năng thanh toán nợ của đơn vị hầu như không có và rủi ro phá sản cao. Ta thấy nợ phải trả lớn gấp nhiều lần so với nguồn vốn chủ sở hữu. Năm 2010 phần vốn chủ sở hữu đã âm 13.056 triệu đồng. Dư nợ phải trả trong năm là 95.456 triệu đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn. Năm 2011 vốn chủ sở hữu giảm 912 triệu đồng, hay 6,98%. Nợ phải trả cũng giảm so với năm 2010 là 2,84%. Qua năm 2012, Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả tiếp tục giảm, do tốc độ giảm của nợ phải trả chậm hơn tốc độ giảm của nguồn VCSH nên làm cho tỷ số nợ 3 năm qua tăng. Công ty cần bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để tăng năng lực tài chính và khả năng tự chủ của đơn vị. 3.4.3. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay Nhìn vào bảng phân tích và đồ thị 3.2, dễ thấy rằng công ty đã không còn khả năng chi trả lãi vay bởi vì hoạt động kinh doanh 3 năm qua thua lỗ. Chi phí lãi vay trên báo cáo kết quả kinh doanh tăng, đó là số tiền lãi mà công ty đã thanh toán với các chủ nợ nhờ tiền vay của Tổng công ty. Hệ số thanh toán luôn ở tình trạng âm chứng tỏ khả năng sử dụng vốn vay của công ty không hiệu quả. Công ty đã vay nợ nhiều nhưng không thể tạo ra lợi nhuận để bù đắp phần lãi vay mà còn phải chịu lỗ. Mặc dù hệ số này có tăng từ mức âm 10,41lần lên chỉ còn âm 3,02 lần ở năm 2011, tăng hơn năm 2010 7,39 lần tương đương tăng 71% và năm 2012 có giảm lại 1,28 lần. Nhưng vẫn là xu hướng thể hiện khả năng thanh toán không tốt. Với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn là con sô âm công ty sẽ không thể nào chi trả lãi vay cho các chủ nợ và cũng khó có thể tiếp tục TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 49 vay tiền của Tổng công ty để thanh toán các khoản vay với ngân hàng nữa vì hầu như các tài sản của công ty đã được đem đi thế chấp. Đồ thị 3.2 - Khả năng thanh toán lãi vay 3.5. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lợi Để đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta cần đi sâu phân tích về khả năng sinh lợi của chỉ tiêu như doanh thu thuần, tài sản và vốn chủ sở hữu. Ta có bảng phân tích sau : Bảng 3.17 - Tỷ số về khả năng sinh lợi ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1.Lợi nhuận sau thuế (1.449) (912) (1.153) 537 -37,06% (241) 26,43% 2.Doanh thu thuần 1.297 1.688 1.586 391 30,15% (102) -6,04% 3.Tổng tài sản bình quân 83.090 80.588 75.428 (2.502) -3,01% (5.160) -6,40% 4.VCSH bình quân (12.332) (13.513) (14.546) (1.181) 9,58% (1.033) 7,64% 5.Hệ số LNST trên DTT = (1)/(2) -111,72% -54,03% -72,70% 57,69% -51,64% -18,67% 34,56% 6.Hệ số LNST trên TTS = (1)/(3) -1,74% -1,13% -1,53% 0,61% -35,11% -0,40% 35,40% 7.Hệ số LNST trên VCSH = (1)/(4) 11,75% 6,75% 7,93% -5% -42,56% 1,18% 17,48% TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 50 3.5.1. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu Các năm phân tích công ty đều bị thua lỗ, đặc biệt là năm 2010. Điều này chứng tỏ công ty có hiệu quả kinh doanh rất thấp. Năm 2010 thì cứ 100 đồng doanh thu công ty công ty phải chịu lỗ 111,72 đồng, chịu lỗ 54,03 đồng năm 2011. Và năm 2012 là 72,70 đồng. Nguyên nhân là do doanh thu của đơn vị thấp trong khi chi phí bỏ ra quá cao. Hệ số này năm 2011 có tăng lên là do mức tăng doanh thu tăng nhanh hơn mức tăng của chi phí. Mức doanh thu thuần tăng hơn năm 2010 gần 400 triệu đồng tương ứng 30,2%. Trong khi đó một số loại chi phí lại giảm như giá vốn hàng bán, khoản giảm trừ doanh thu. Nên lợi nhuận sau thuế được giảm lỗ 37,06% so với năm 2010, tương đương tăng 537.114.117 đồng. Năm 2012 hệ số lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần có giảm thêm 18,65 đồng so với năm 2011 do doanh thu giảm nhưng chi phí hoạt động khác tăng mạnh làm cho lợi nhuận sau thuế từ lỗ 912.371.899 (năm 2011) lên mức lỗ 1.152.723.101 đồng tương ứng giảm 26,34%. 3.5.2. Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản Từ bảng phân tích 3.17 ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi của tài sản liên tục thay đổi qua các năm, nhưng vẫn rất thấp vì công ty cứ đầu tư 100 đồng tài sản không thu được lãi mà còn phải chịu lỗ 1,74 đồng năm 2010, lỗ 1,13 đồng năm 2011 và 1,53 đồng vào năm 2012. Tỷ suất này năm 2011 tăng 0,61 đồng tương ứng 35,11% bởi vì lợi nhuận sau thuế trong năm tăng lên nhờ doanh thu thuần và thu nhập hoạt động khác tăng, trong khi đó tài sản bình quân có biến động giảm do công ty thu hồi được một phần các khoản phải thu và bán một số tài sản cố định để thanh toán các khoản nợ của mình. Năm 2012, ROA của công ty giảm 0,4 đồng so với năm 2011 tức là với 100 đồng đầu tư vào tài sản công ty phải chịu lỗ 1,53 đồng. Nguyên nhân là tốc độ giảm của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản bình quân. Lợi nhuận giảm. 241 triệu đồng tương đương giảm 26,43% trong khi đó quy mô tài sản chỉ giảm 6,4%. Tỷ suất sinh lợi của tài sản trong 3 năm qua cho thấy công ty hoạt động kinh doanh không hiệu quả, tình trạng thua lỗ kéo dài. Công ty cần có biện pháp tăng cường suất sinh lợi cũng như hiệu quả sử dụng vốn, khai thác hết công suất của máy móc, tiến hành đấu thầu các công trình, tiến hành quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành trước đó. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 51 3.5.3. Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Dựa vào những dự liệu ở bảng 3.17, ta dễ thấy rằng vốn chủ sở hữu đầu tư không đem lại lợi nhuận vì lợi nhuận 3 năm qua đều là con số âm. Để hiểu rõ hơn, ta đi phân tích : Qua bảng trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của đơn vị không khả quan. Cả 3 năm tỷ suất lợi nhuận đều dương nhưng thực chất là phản ánh cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty phải chịu lỗ 11,75 đồng năm 2010, 6,75 đồng năm 2011 và 7,92 đồng năm 2012. Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thời gian qua thua lỗ cộng thêm phần lỗ của những năm trước làm cho số lỗ của lợi nhuận chưa phân phối lũy kế càng ngày càng lớn trong khi nguồn vốn chủ sở hữu không được bổ sung nên vốn chủ sở hữu của đơn vị cũng là giá trị âm. Cũng như khi phân tích các tỷ số lợi nhuận khác, suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu cũng nói lên tình trạng thua lỗ kéo dài của công ty Cosevco 9. Công ty hiện nay gặp rất nhiều khó khăn về tài chính vì các khoản chi phí lớn, các khoản nợ lớn, kéo dài, nhưng không tạo ra được lợi nhuận để bù đắp. 3.6. Phân tích tài chính theo phương pháp DUPONT Để thấy rõ hơn sự tác động của các nhân tố làm chỉ tiêu ROA và ROE biến động qua các năm, ta sử dụng phương pháp phân tích Dupont Qua bảng phân tích ta thấy rằng tình hình tài chính của công ty không tốt. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) luôn thể hiện là có lãi nhưng thực chất ROE rất xấu. Nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tỷ suất này là do tác động của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, vòng quay của tổng tài sản cũng như tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Cụ thể ROE năm 2010 là 11,75%, năm 2011 là 6,75% và năm 2012 ROE ở mức 7,93%. Để thấy được nguyên nhân làm cho ROE dương nhưng lại thể hiện tình trạng không tốt của công ty ta đi vào phân tích một số yếu tố sau. Nhìn vào bảng số liệu 3.18 có thể thấy suất sinh lợi doanh thu của công ty 3 năm qua có biến động không đều. Năm 2011 là âm 53,03%,có tăng 57,69% so với năm 2010. Do tốc độ tăng của của doanh thu (30,15%) chậm hơn tốc độ tăng của LNST (37,06%). Đến năm 2012, lợi nhuận ròng của đơn vị giảm xuống, tình hình kinh doanh của công ty TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 52 trong năm không tốt do doanh thu giảm nhẹ, một số chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp có giảm tuy nhiên chi phí hoạt khác lại tăng mạnh so với năm trước. Bên cạnh đó vòng quay tổng tài sản có tăng trong năm 2011 và giữ nguyên đến năm 2012 do tổng tài sản bình quân có tốc độ giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Sự tăng giảm không đều của suất sinh lợi doanh thu và vòng quay tài sản đã làm cho ROA trong 3 năm qua cũng biến động tăng giảm nhưng nó vẫn thể hiện một điều là công ty bỏ ra một đồng tài sản để đầu tư không đem lại lợi nhuận mà luôn phải chịu lỗ. Bảng 3.18 - Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA, ROE ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 +/- % +/- % 1. Lợi nhuận sau thuế (1.449) (912) (1.153) 537 -37,06% (241) 26,43% 2. Doanh thu thuần 1.297 1.688 1.586 391 30,15% -102 -6,04% 3. Tổng tài sản bình quân 83.090 80.588 75.428 (2.502) -3,01% (5.160) -6,40% 4. Vốn chủ sở hữu bình quân (12.332) (13.513) (14.546) (1.181) 9,58% (1.033) 7,64% 5. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = (1)/(2) -111,72% -54,03% -72,70% 57,69% -51,64% -18,67% 34,56% 6. Vòng quay tổng tài sản = (2)/(3) 0,016 0,021 0,021 0,005 31,25% 0,00 0,00% 7. Tỷ số đòn bẩy tài chính = (3)/(4) -6,74 -5,96 -5,19 0,77 -11,49% 0,78 -13,05% 8. ROA = (5)*(6) -1,74% -1,13% -1,53% 0,61% -35,11% -0,40% 35,40% 9. ROE = (7)*(8) 11,75% 6,75% 7,93% -5% -42,56% 1,18% 17,48% Cụ thể năm 2010, 100 đồng tài sản công ty phải chịu lỗ 1,74 đồng, năm 2011 là 1,13 đồng và đến năm 2012 cũng phải chịu lỗ 1,53 đồng trên 100 đồng tài sản đầu tư. Đòn bẩy tài chính chưa được đơn vị vận dụng một cách chính xác và linh hoạt để gia tăng sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Khi công ty sử dụng vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ làm kết quả kinh doanh bị nhân lên nhiều lần, hệ quả là vốn chủ sở hữu 3 năm đều là con số âm. Điều này chứng tỏ công ty không vận dụng hiệu quả tác dụng của nợ và vốn chủ sở hữu. Những phân tích trên cho thấy sự ảnh hưởng của ROA hay suất sinh lợi doanh thu, vòng quay tổng tài sản và đòn cân nợ đến ROE. Nhận thấy rằng suất sinh lợi của TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 53 tài sản của công ty 3 năm qua và đòn bẩy tài chính đều là con số âm. Làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tuy phải chịu lỗ trên số vốn chủ sở hữu đầu tư nhưng lại mang giá trị dương theo công thức toán học. Qua đây ta thấy tình trạng không tốt về tài chính của công ty Cosevco 9. Hoạt động kinh doanh thua lỗ nhiều năm liền, khả năng thanh toán kém càng, công tác quản lý đơn vị còn nhiều bất cập. 3.7. Hệ số nguy cơ phá sản Z – score Bảng 3.19 - Chỉ số Z của công ty Cosevco 9 từ năm 2010 – 2012 ĐVT: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2010 2011 2012 1. LN trước thuế và lãi vay (1.322) (685) (935) 2. LN chưa phân phối (17.357) (18.269) (19.422) 3. Tài sản ngắn hạn 73.440 70.928 67.739 4. Nợ ngắn hạn 80.360 82.771 83.822 5. Vốn lưu động thuần = (3)-(4) (6.920) (11.843) (16.083) 6. Vốn chủ sở hữu (13.057) (13.969) (15.122) 7. Doanh thu thuần 1.297 1.688 1.586 8. Giá trị ghi sổ Tổng nợ phải trả 95.456 92.747 87.199 9. Tổng tài sản 82.399 78.778 72.077 X1 = Vốn lưu động/Tổng tài sản = (5)/(9) -0,08 -0,15 -0,22 X2 = Lợi nhuận chưa phân phối/Tổng tài sản = (2)/(9) -0,21 -0,23 -0,27 X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản = (1)/(9) -0,016 -0,009 -0,013 X4 = Vốn chủ sở hữu/Tổng nợ phải trả = (6)/(8) -0,14 -0,15 -0,17 X5 = Doanh thu thuần/Tổng tài sản = (7)/(9) 0,016 0,021 0,022 Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 -0,51 -0,60 -0,77 Ta đã tiến hành phân tích khả năng thanh toán của công ty Cosevco 9, trên cơ sở đó đánh giá được một phần rủi ro của công ty. Bên cạnh việc sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta sử dụng mô hình Z-Score để phân tích về rủi ro phá sản của đơn vị. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 54 Dựa vào các số liệu ở bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh ta có bảng phân tích trên. Với chỉ số Z-Score như trên thì công ty Cosevco 9 đang nằm trong vùng nguy cơ phá sản cao. Qua nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu Z phụ thuộc rất nhiều vào tổng tài sản. Do đó việc quản lý hiệu quả tài sản sẽ góp phần giảm thiểu khả năng phá sản của công ty bằng cách thanh lý những loại tài sản nào không còn hoạt động. Khi thanh lý những tài sản này công ty sẽ chuyển hóa tài sản cố định thành tài sản ngắn hạn làm tỷ trọng vốn lưu động ròng trên tổng tài sản tăng lên. Bên cạnh đó còn giảm được chi phí khấu hao làm tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng theo. Thực tế những năm qua công ty đã thanh lý nhiều loại tài sản nhưng không làm chỉ số Z tăng lên bởi dù công ty có bán hết tài sản cố định để bổ sung cho tài sản ngắn hạn thì vốn lưu động ròng vẫn nhỏ hơn nợ ngắn hạn. Kết hợp các tỷ số tài chính đã phân tích ở trên và chỉ số Z của cả ba năm đều nhỏ hơn mức 1,8, có thể nói rằng công ty đang nằm trong vùng nguy hiểm, xác suất mất khả năng thanh toán lớn và nguy cơ phá sản rất cao. Tuy nhiên do mô hình được tính toán dựa trên dữ liệu thi trường Mỹ, hệ số này sẽ không có tính thực tiễn cao khi áp dụng cho doanh nghiệp Việt Nam nên sự phân tích trên chỉ mang tính tham khảo. Nếu muốn đánh giá chính xác về “sức khỏe” tài chính của đơn vị cũng như những doanh nghiệp tại Việt Nam thì sẽ là cần thiết để xây dựng một mô hình Z-Score riêng biệt cho các doanh nghiệp Việt Nam. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 55 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY COSEVCO 9 4.1. Một số đánh giá về tình hình tài chính của công ty Cosevco 9 trong giai đoạn 2010 – 2012 Nhìn chung tài sản và nguồn vốn của công ty liên tục giảm trong 3 năm hoạt động. Năm 2010 thì tổng tài sản và nguồn vốn là 82.399 triệu đồng, đến năm 2011 đã giảm 3.621 triệu đồng xuống còn 78.778 triệu đồng và năm 2012 giảm tiếp còn 72.077 đồng. 4.1.1. Cơ cấu tài sản Do đặc thù của lĩnh vực thi công xây lắp, quy mô nợ phải thu và hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên cơ cấu tài sản của Cosevco 9 thường nghiêng về tài sản ngắn hạn. Nên tài sản ngắn hạn chiếm khoảng từ 89% đến 94% tổng tài sản giai đoạn 2010 – 2012.  Các khoản phải thu tập trung chủ yếu ở các công trình đã hoàn thành của công ty trong thời gian trước vì giai đoạn này công tác quản lý không tốt nên không đấu thầu công trình. Ví dụ công trình thủy điện A vương tại tỉnh Quảng Nam  Hàng tồn kho ở công ty chiếm chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang do không có công trình nên chưa thể quyết toán được.  Tài sản cố định hữu hình theo tôi đánh giá thì có giá trị ghi nhận trong sổ sách thấp hơn giá trị thực tế. Nhóm tài sản này chỉ chiếm từ 5% đến 11% tổng tài sản và có xu hướng giảm do công ty đã bán dần các máy móc thiết bị để trang trải chi phí hoạt động. Bên cạnh đó công ty ít hoạt động kinh doanh nhưng vẫn phải khấu hao tài sản càng làm chi phí của công ty lớn hơn. Tài sản cố định của công ty gồm nhà cửa, vật kiến trúc; các máy móc , thiết bị thi công và phục vụ cho hoạt động quản lý  Tài sản cố đinh vô hình của công ty chính là thương hiệu của công ty và nó có giá trị khoảng 2 tỷ đồng. 4.1.2. Cơ cấu nguồn vốn TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 56 Trong cơ cấu nợ phải trả, nguồn nợ chủ yếu là phải trả nội bộ, tiếp đến là phải trả người bán. Phải trả nội bộ chiếm từ 57% đến 80% tổng nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng, và phải trả người bán cũng chiếm từ 18% đến 21% tổng nguồn vốn. Vay tín dụng ngắn hạn và dài hạn giảm nhiều trong giai đoạn này vì công ty đã vay nội bộ để thanh toán các khoản vay đó. Ta thấy rằng đơn vị đã đi chiếm dụng một lượng vốn rất lớn từ bên ngoài. Nguồn vốn chủ sở hữu làm tổng nguồn vốn giảm từ 15% đến 21% do đơn vị hoạt động không hiệu quả dẫn đến lợi nhuận âm liên tiếp nhiều năm làm cho mức lỗ lợi nhuận chưa phân phối lũy kế ngày càng tăng. 4.1.3. Khả năng thanh toán Công ty Cosevco 9 ngày càng mất đi khả năng thanh toán khi tài sản ngắn hạn không đủ khả năng trang trải các nguồn nợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, một phần khá lớn các công trình đã hoàn thành chưa được quyết toán, chỉ quyết toán một phần hoặc quyết toán chậm trễ gây nên tình trạng khoản phải thu cao và do đặc thù kinh doanh nên chi phí sản xuất dở dang khá cao làm cho hàng tồn kho lớn gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của đơn vị. 4.1.4. Năng lực hoạt động Năng lực hoạt động của Cosevco 9 có xu hướng giảm dần theo thời gian, đây là hệ quả của kết quả kinh doanh các năm trước và khả quản lý ty chưa tốt của Ban lãnh đạo công ty. Hầu như các chỉ tiêu như vòng quay tài sản cố định, vòng quay tài sản, vòng quay khoản phải thu đều có tăng do công ty đã thu được một phần nợ từ các công trình từ những năm trước đó và đã nhượng bán một số máy móc, thiết bị nhưng vẫn còn rất thấp so với quy mô công ty. Riêng vòng quay hàng tồn kho là giảm trong 3 năm do công ty hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả nên ít có công trình nên giá vốn hàng bán khá thấp. 4.1.5. Khả năng sinh lợi Trong giai đoạn này, các ngành nghề liên quan đến bất động sản đều bị “đóng băng”. Cosevco 9 cũng không phải ngoại lệ, tuy nhiên không phải hoàn toàn là vì thị trường bất động sản mà công ty làm ăn thua lỗ trong thời gian qua. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 57 Cosevco 9 là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên công ty không có chi phí bán hàng, chi phí hoạt động chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí lãi vay. Chi phí quản lý doanh nghiệp luôn biến động trong khoảng từ 47% đến 62% so với doanh thu. Đây là mức chi phí rất cao so với tình hình kinh doanh của đơn vị. Chi phí lãi vay chỉ giao động trong khoảng 9% đến 14% so với doanh thu thuần. Mặc dù những năm trở lại đây công ty đã thế chấp tài sản vay tiền của Tổng công ty để thanh toán các khoản vay nợ các tổ chức tính dụng nhưng chi phí lãi vay vẫn cao do lãi vay từ những năm trước công ty chưa trả hết. Các tỷ suất lợi nhuận của đơn vị như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cả 3 năm qua đều là con số âm. Chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty rất thấp, hiệu quả quản lý tài sản, nguồn vốn và chi phí kém. 4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của công ty Cosevco 9 Qua phần phân tích thực trạng tài chính của công ty Cosevco 9 trong 3 năm liên tiếp 2010 - 2012 ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty có rất nhiều bất cập, đòi hỏi Ban lãnh đạo công ty cần có những giải pháp tức thời cho vấn đề tài chính của công ty. 4.2.1. Giải pháp về hoạt động tài chính 4.2.1.1. Tăng nguồn vốn chủ sở hữu Nhu cầu vốn và biện pháp tạo nguồn vốn là vấn đề quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào vì điều này ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến quy mô hoạt động, quá trình hoạt động và hiệu quả kinh doanh. Như kết quả phân tích ở trên, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty Cosevco 9 thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong cả 3 năm, lớn hơn 100% tổng nguồn vốn. Chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp. Vì vậy công ty nên có biện pháp tăng nguồn vốn chủ sở hữu để cải thiện tình hình tài chính bằng cách tập trung thay đổi hiện trạng của công ty, lập kế hoạch kinh doanh cụ thể để thu hút vốn đầu tư, phát hành cổ phiếu bổ sung, khuyến khích nhân viên trong công ty thanh toán số vốn góp còn thiếu của mình. 4.2.1.2. Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 58 Vốn lưu động (có thể hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị TSLĐ) chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh. Việc thay đổi vốn lưu động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến luồng tiền. Ta thấy vốn lưu động giảm dần qua các năm làm giảm khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn và tác động gián tiếp đến hoạt động của công ty. Do đó, công ty cần xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động đồng thời lập kế hoạch cụ thể để có thể quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 4.2.1.3. Quản lý vốn bằng tiền Qua quá trình phân tích cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất thấp. Một phần là do tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sán và ít được quan tâm trong việc ổn định và nâng cao tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên lượng tiền thiếu hụt sẽ gây ra nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy công ty nên gia tăng lượng tiền mặt trong tài sản ngắn hạn. Có thể bằng cách tăng tiến độ thu hồi các khoản nợ của khách hàng, hay có thể chi trả lương cho nhân viên vào nhiều đợt thay vì trả lương cho nhân viên một lần Tuy nhiên cũng không nên tăng lượng tiền tồn quỹ quá cao tránh tình trạng lãng phí vốn. 4.2.1.4. Quản lý các khoản phải thu Như đã phân tích, các khoản phải thu của công ty có xu hướng giảm xuống trong 3 năm tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản. Công ty cần chú trọng hơn để thu hồi các khoản phải thu hoặc thu về các khoản nợ của những công trình đã hoàn thành. Để thu hồi được triệt để nợ thì phòng kế toán, tài chính cần tăng cường bố trí người giám sát, mở sổ theo dõi cho từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu. Đồng thời phải tìm hiểu khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng tín dụng phù hợp. 4.2.1.5. Quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Tập trung chủ yếu vào chi phí sản xuất dở dang. Vì vậy công ty và các xí nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất, thi công theo từng thời kỳ để có kế hoạch quản lý hàng tồn kho chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, hàng tháng công ty nên đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng hóa tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp giải phóng sô hàng đó để nhanh chóng thu hồi vốn. 4.2.1.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 59 Tài sản cố định thời gian qua giảm đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty xây dựng như Cosevco 9. Để đẩy mạnh khả năng sản xuất kinh doanh, công ty cần: - Đầu tư thêm máy móc thiết bị cho sản xuất kinh doanh để đáp ứng những nhu cầu, nhiệm vụ mới. Mặt khác để đảm bảo cho hiệu quả cho việc đầu tư, công ty cần phải lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu của mình để có trình tự ưu tiên hợp lý. Tránh việc mua sắm những tài sản chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn và bị lỗi thời. - Theo dõi chặt chẽ việc trích lập khấu hao, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại tài sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Công ty cũng như các xí nghiệp nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng cần sửa chữa hay tiến hành thanh lý. - Khai thác hết công suất của các máy móc thiết bị cũ để bù lại những chi phí đã mất khi tài sản không hoạt động và nâng cao hiệu quả công việc. - Triệt để sử dụng diện tích nhà cửa, vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện hiện có chẳng hạn khi không có công trình công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như cho thuê. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng tài sản của công ty nhằm tránh được những tổn thất không đáng có. 4.2.1.7. Nâng cao khả năng sinh lợi Lợi nhuận của công ty cả 3 nằm đều âm. Điều này chứng tỏ chi phí của đơn vị bỏ ra lớn hơn thu nhập mang lại. Vì vậy để gia tăng lợi nhuận công ty cần tăng doanh thu và tiến kiệm chi phí một cách hợp lý.  Biện pháp nâng cao doanh thu Với đặc thù ngành xây dựng, hoạt động kinh doanh tạo doanh thu chủ yếu của công ty Cosevco 9 là xây dựng, xây lắp các công trình. Để có thể nâng cao doanh thu, công ty cần tăng cường hoạt động đấu thầu đồng thời đẩy mạnh việc đầu tư mua sắm công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và nâng cao chất lượng công trình.  Biện pháp tiết kiệm chi phí TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 60 Do thời gian qua công ty đã yếu kém trong khâu tài chính chủ yếu là do công ty quản lý chi phí chưa tốt, do đó công ty nên thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và quản lý chi phí. Đầu tiên, công ty cần kiểm soát chặt chẽ chi phí quản lý doanh nghiệp như hàng tháng nên đưa ra định mức sử dụng văn phòng phẩm để ngăn ngừa việc dùng lãng phí tài sản của công ty hay thông qua những lần hội họp, đề cao vai trò tích cực về ý thức của mỗi cá nhân để khuyến khích việc sử dụng tài sản chung một cách tiết kiệm, hiệu quả. Trong công tác phân công lao động, công ty cần sắp xếp theo đúng trình độ tay nghề, cân đối giữa các đơn vị tổ đội xây lắp để có thể phát huy hết năng suất lao động của từng người cũng như tiết kiệm được chi phí sản xuất, tránh sự hao hụt nguyên liệu cũng như ngày công lao động. Bên cạnh đó còn giáo dục khơi dậy trong ý thức người lao động tinh thần làm việc hăng say vì công việc, vì sự phát triển của công ty làm cho họ gắn bó và cống hiến tài năng cho công ty tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động hạ thấp giá thành sản phẩm. Trong quá trình thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh cần kiểm tra chất lượng thật chặt chẽ để tránh chất lượng đầu vào không đúng như chất lượng gây ảnh hưởng đến công trình thi công. 4.2.1.8. Xây dựng các kế hoạch tài chính Công việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, đồng thời quản lý hiệu quả vốn hoạt động. Đây là công việc rất quan trọng đối với công ty bởi thông qua những kế hoạch này thì ban giám đốc có thể thu hút được vốn đầu tư để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh như đã nêu ở mục 4.2.1.1. Lập một kế hoạch tài chính ngắn hạn khá đơn giản, ví dụ như công ty có thể xây dựng một ngân sách tiền để dự báo nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt. Ngân sách tiền mặt này là một kế hoạch ngắn hạn. Còn về kế hoạch dài hạn thì đây là một công việc rất phức tạp và khó khăn bởi vì công ty khó có thể dự đoán được hết những biến động sẽ xảy ra với đơn vị. Tuy nhiên, với một công ty có quy mô tương đối lớn và đã có nhiều uy tín trong lĩnh vực xây dựng thì việc lập kế hoạch tài chính dài hạn là một điều cần thiết với tình hình kinh doanh của công ty hiện nay. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 61 Khi xây dựng một kế hoạch tài chính dài hạn công ty cần phải xác định tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đạt được, từ đó tính toán mức vốn cần thiết để có thể trang trải cho các hoạt động cũng như các khoản hàng tồn kho, máy móc thiết bị, nhà xưởng để có thể đạt được mức tăng trưởng này. Bên cạnh đó, với hình thức sở hữu vốn là nhà nước thì việc rót vốn từ nhà nước về công ty là rất khó khăn vì nó còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của các cơ quan chủ quản, do vậy công ty cần dự tính chính xác, kịp thời nhu cầu về vốn từ đó có kế hoạch thu hút vốn từ bên ngoài. 4.2.2. Giải pháp về công tác đấu thầu Công ty cần tăng cường mở rộng công tác tiếp thị ở tất cả các cấp, có cơ chế động viên và đảm bảo công tác tiếp thị vào hoạt động có hiệu quả. Giữ và mở rộng các mối quan hệ đã có ở các tỉnh, các ban ngành để khai thác thêm những bố trí công tác phù hợp đối với những người có năng lực, kinh nghiệm để tham gia công tác đấu thầu. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 62 PHẦN III: KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư kinh doanh nhưng cũng có không ít thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt. Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và nắm bắt được những cơ hội trong kinh doanh đòi hỏi phải có tiềm lực mạnh mẽ về tài chính, phải sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải thấy được vai trò của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp và không ngừng hoàn thiện công tác này, bởi thông tin tài chính không những cung cấp cho nhà lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về “sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp mà còn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính kịp thời và đúng đắn. Nhận thức được điều này, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần COSEVCO 9” để làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Về cơ bản, đề tài đã giải quyết được những vấn đề sau: - Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản liên quan đến phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. - Đề tài đã nghiên cứu khái quát đặc điểm hoạt động, cách thức tổ chức quản lý của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được tình hình tài chính của công ty Cosevco 9 một cách khoa học trong giai đoạn 2010 – 2012. - Trên cơ sở vận dụng những lý luận và phân tích thực trạng tài chính của công ty, đã đưa ra được một số giải pháp góp phần hoàn thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty Cosevco 9 trong thời gian tới. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan như khó khăn trong việc tiếp cận số liệu cũng như điều kiện thời gian nên đề tài vẫn còn những hạn chế như sau: - Đề tài chỉ phân tích tình trạng tài chính của công ty mà chưa thu thập những thông tin của ngành kinh doanh mà công ty đang hoạt động cũng như những thông tin liên quan đến các đối thủ cạnh tranh để có sự đánh giá khách quan và chính xác hơn. - Dựa vào nội dung phân tích, các giải pháp đưa ra chỉ mang tính định hướng và chưa có sự thẩm định qua thực tế. - Về phương pháp phân tích, đề tài còn hạn chế sử dụng các biểu đồ để trình bày tổng quát, sinh động hơn về các chỉ tiêu phân tích. TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Công Duật 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Thị Hương (2002), Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Giáo Dục, Hà Nội 2. Ngô Kim Phượng (2010), Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Bùi Hữu Phước (2009), Giáo Trình Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Tài chính, thành phố Hồ Chí Minh . 4. Nguyễn Văn Công (1995), Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Và Hoạt Động Kinh Doanh, NXB Thống kê, Hà Nội 5. Nguyễn Công Bình (2009), Phân Tích Các Báo Cáo Tài Chính - Lý Thuyết Và Bài Giải, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội 6. Đoàn Như Quỳnh, Bài giảng Tài Chính Doanh Nghiệp, Đại học kinh tế Huế. 7. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân Tích Tài Chính Công Ty Cổ Phần, NXB Tài Chính 8. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài Chính Doanh Nghiệp Hiện Đại, NXB Thống kê, Hà Nội 9. Nguyễn Trọng Cơ và Nghiên Thị Hà (2009), Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp, NXB Tài Chính 10. Một số khóa luận của của các khóa trước. 11. Một số trang web như: TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ PHỤ LỤC Phụ lục 1: các chỉ số thanh toán Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Hệ số thanh toán nhanh  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Phụ lục 2: Những tỷ số quản lý tài sản Vòng quay hàng tồn kho TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Hệ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân  Năm 2010 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ  Năm 2011  Năm 2012 Hệ số vòng quay tài sản cố định  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Hệ sô vòng quay tài sản cố định  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Hệ số vòng quay tổng tài sản  Năm 2010  Năm 2011 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ  Năm 2012 Phụ lục 3 : Nhóm tỷ số quản lý nợ Tỷ số nợ  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Tỷ số nợ trên VCSH  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Hệ số thanh toán lãi vay  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Phụ lục 4: Những tỷ số về khả năng sinh lợi Hệ số lợi nhuận trên doanh thu  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012 Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu  Năm 2010  Năm 2011  Năm 2012TR ƯỜ NG ĐẠ I H ỌC KI NH TẾ - H UẾ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnguyen_cong_duat46_43_0647.pdf
Luận văn liên quan