Đại lý là những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho VIETRANS, là một trong
những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty vì đại lý là người quyết định
chất lượng dịch vụ đầu vào, giá cả cạnh tranh cho VIETRANS. Nếu Công ty có sự hợp
tác sâu rộng với mạng lưới các đại lý ở các khu vực trên thế giới thì khả năng cung cấp
dịch vụ cho khách hàng cao hơn.
Tuy nhiên, hệ thống đại lý của VIETRANS hiện còn khá nhỏ bé, phân bổ ở một
số khu vực như Đông Nam Á, Tây Âu, Mỹ, còn ở các khu vực còn lại VIETRANS
chưa thiết lập được những mối quan hệ hợp tác và chưa khai thác được. Do đó, khả
năng cũng cấp dịch vụ ở những khu vực này rất khó khăn và hầu như không đáp ứng
được. Hơn nữa, VIETRANS cũng không duy trì được hợp đồng đại lý với các hãng
tàu, hãng hàng không (trừ Vietnam Airlines). Vì vậy, trong những năm tới đây Công
ty cần thực hiện một số những giải pháp sau nhằm thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa
các bên đồng thời mở rộng thêm sự liên kết với các khu vực khác trên thế giới:
VIETRANS cần khôi phục và nâng cao uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường
trong và ngoài nước, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, tuyển dụng nhân viên đầu
vào biết sử dụng nhiều ngôn ngữ nhằm giúp Công ty nắm bắt tình hình nền kinh tế thế
giới để cân nhắc đưa ra những chính sách mở rộng hệ thống đại lý ở một vài nước
đang phát triển trên thế giới.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
Chênh lệch
12/11 13/12
1. Tỷ suất nợ 14,25% 33,09% 40,73% 18,84% 7,64%
2. Tỷ suất tự tài trợ 85,75% 66,91% 59,27% (18,84%) (7,64%)
3. Hệ số nợ trên vốn
chủ sở hữu (lần)
0.17 0.49 0.69 197,47% 38,94%
5. Khả năng thanh toán
lãi vay (lần)
- - 1,13 - -
6. Khả năng trả nợ
(lần)
- - 3,96 - -
Tỷ số nợ trên tổng tài sản:
Năm 2011, tỷ suất nợ trên tổng tài sản của công ty ở mức 14,25% có nghĩa là
14,25% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ và nợ chiếm 14,25% trong tổng
nguồn vốn.
Năm 2012, tỷ suất này tăng lên 33,09% tương ứng tăng 18,84% so với năm
2011. Tổng nợ năm 2012 tăng 196,94% và tổng tài sản tăng 27,91% . Tỷ suất này
được xem là hợp lý và cho thấy công ty có khả năng tự chủ về mặt tài chính và đây là
một trong những yếu tố giúp thu hút các nhà đầu tư.
Năm 2013, tỷ suất nợ trên tổng tài sản là 40,73% , tăng 7,64% so với năm 2012.
Cho thấy 40,73% giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nợ. Tổng nợ của công ty
tăng 39,24% trong khi tổng tài sản tăng 13,13%.
Tuy trong cả 3 năm tỷ suất nợ có xu hướng tăng lên cho thấy giá trị tài sản của
công ty được tài trợ bằng nợ đang dần tăng lên nhưng vẫn trong phạm vị chấp nhận
được vì phần lớn giá trị tài sản của công ty được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất tự tài trợ :
51
Tỷ suất tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng độc lập về tài chính của doanh
nghiệp và khả năng chủ động trong các hoạt động kinh doanh.Tỷ suất này cho biết bao
nhiêu phần giá trị tài sản được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu và đây được xem là
nguồn tự tài trợ của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích 2.13 có thể thấy tỷ suất nợ trên tồng tài sản có chiều hướng
tăng dần đồng nghĩa với tỷ suất tự tài trợ của công ty sẽ giảm đi tương ứng với phần
tăng thêm của tỷ suất nợ qua các năm. Trong cả 3 năm tỷ suất này luôn chiếm phần
lớn trong giá trị tổng nguồn vốn, năm 2011 chiếm 85,75% đến năm 2013 giảm xuống
còn 59,27%, đây vẫn là con số an toàn cho công ty, công ty vẫn có khả năng tự chủ về
tài chính gíup giảm thiểu rủi ro bới sức ép các khoản nợ.
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Năm 2011, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty là 0,17 cố nghĩa là công ty
đang sử dụng nợ bẳng 0,17 lần vốn chủ sở hữu hay nói cách khác là tương ứng với q
đồng vốn chủ sở hữu thì công ty sử dụng 0,17 đồng nợ.
Năm 2012, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 0,32 lần tương ứng tăng 197,47%
so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ là 196,95% trong khi vốn chủ
sở hữu giảm đi 0,18% cho thấy tuy hệ số này có tăng nhưng công ty không phụ thuộc
vào nguồn vốn nợ.
Năm 2013, hệ số này của công ty là 0,69 lần, tăng 38,94% so với năm 2012.
Tổng nợ của công ty tăng 39,24% tăng cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu
(tăng 13,12%).
Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty cho thấy tình hình tài chính của công
ty khá tốt đều nhỏ hơn 1. Bên cạnh đó, sự tăng về nợ trong những năm gần đây tuy
không đang lo ngại nhưng công ty cần có những phương án cụ thể để không để hệ số
nợ tăng quá cao và tăng tiếp trong thời gian tới. Đặc biệt, có thể thấy tỷ lệ giữa nguồn
vốn chủ sở hữu với nguồn vốn nợ trong khoảng 4-6, đây là tỷ lệ tốt nhất giúp công ty
đảm bảo hoạt động kinh doanh, trong khi đó tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với
nguồn vốn nợ của công ty là 6-4, tỷ lệ này giúp công ty có khả năng tự chủ về tài
chính nhưng lại cho thấy về khả năng sử dụng nguồn vốn tự tài trợ của công ty chưa
đạt hiệu quả.
Khả năng thanh toán lãi vay và khả năng trả nợ:
Từ bảng 2.13 có thể thấy trong năm 2011 và 2012 nguồn vốn chủ yếu của công
ty là nguồn vốn chủ sở hữu, chính vì vậy mà trong 2 năm này công ty không phát sinh
các khoản vay nào. Tuy nhiên đến năm 2013, lượng tiền mặt và các tài sản có tính
thanh khoản cao chiếm tỷ trọng ít làm cho công ty phải vay một lượng vốn nhất định
Thang Long University Library
52
làm phát sinh khoản chí phí lãi vay phải trả, xong giá trị vay không cao nên công ty có
khả năng thanh toán lãi vay khi đến hạn trả.
2.2.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 2.14. Bảng nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
ĐVT: %
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Chênh lệch
12/11 13/12
1. Tỷ suất sinh lời trên doanh
thu (ROS)
(0,40) 1,25 0,34 1,65 (0,91)
2. Tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE)
(0,08) 0,31 0,27 0,39 (0,04)
3. Tỷ suất sinh lời trên tổng
tài sản (ROA)
(0,07) 0,21 0,16 0,28 (0,05)
5. Tỷ suất lợi nhuận gộp 5,73 3,31 7,21 (2,42) 3,9
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS):
Năm 2011, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là (0,40%) có nghĩa là cứ 100 đồng
doanh thu không tạo ra được đồng lợi nhuận nào cho cổ đông ngoài ra lợi nhuận còn
âm.
Năm 2012, ROS của công ty là 1,25% tăng 1,65% so với năm 2011. Sự tăng lên
này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có xu hướng đi lên mặc dù năm
2012 doanh thu của công ty năng 26,63% và lợi nhuận ròng tăng 9,33%.
Năm 2013, ROS lại có dấu hiệu giảm xuống còn 0,34% tương ứng giảm 0,91%
so với năm 2012. Điều này là do doanh thu của công ty tăng (tăng 225,12%) trong khi
lơi nhuận ròng giảm 13,10%.
Qua phân tích ta thấy ROS của công ty có xu hướng tăng giảm thất thường. Tuy
ROS của công ty không cao nhưng vẫn lớn hơn 0 và không bị âm trong 2 năm gần
đây. Tuy vậy, công ty cần có những giải pháp rõ ràng quản lý chi phí hiệu quả hơn nữa
giúp tăng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Chỉ số này là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích
lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Năm 2011, ROE của công ty là (0,08%) có nghĩa là với 100 đồng vốn chủ sở
hữu thì công ty tkhông những không tạo ra lợi nhuận mà lợi nhuận còn bị âm.
53
Năm 2012, ROE của công ty là 0,31% tương ứng tăng 0,39% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do năm 2012 tốc độ tăng của lợi nhuận là 497,48% trong khi vốn chủ
sở hữu lại giảm đi là 0,18%.
Năm 2013, ROE của công ty là 0,27% giảm 0,04% so với năm 2012. Nguyên
nhận là do năm 2013 lợi nhuận của công ty giảm 13,10% trong khi vốn chủ sở hữu
tăng 0,22%.
Qua phân tích ta thấy, tỷ số này khá thấp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tự có
của công ty chưa cao làm cho lợi nhuận không cao đồng thời lợi nhuận để lại không có
làm quy mô vốn tự có trong 2 năm gần đây không có dấu hiệu tăng.
Phân tích ROE theo phƣơng pháp DuPont
Bảng 2.15. Mức ảnh hƣởng của ROS và vòng quay tổng tài sản đến ROA
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
ROA % (0,07) 0,21 0,16
ROS % (0,40) 1,25 0,34
Vòng quay tổng tài sản (Hts) Lần 1 0.16 0.48
Ảnh hưởng của ROS đến ROA
= Htsnăm sau x (ROSnăm sau – ROSnăm trước)
2,06 (0,15)
Ảnh hưởng của vòng quay tổng tài sản
(Hts) đến ROA
= ROSnăm trước x (Htsnăm sau – Htsnăm trước)
% -0,34 0,4
Năm 2011 đến năm 2012 ta thấy ROA tăng từ -0,07% năm 2011 lên đến 0,21%
năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng trên là do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
tăng mạnh còn vòng quay tổng tài sản có giảm nhưng giảm thấp hơn sự tăng của ROS.
Trong năm 2012, nhờ vào các chính sách của chính phủ và sự nắm bắt chuyển
hướng kinh doanh kịp thời đã làm cho doanh thu thuần tăng lên 26,63% so với năm
2011. Điều này dẫn đến sự tăng của chỉ số ROS từ -0,40% năm 2011 lên đến 1,25%
năm 2012, chỉ số ROS đã tác động đến ROA làm tăng 2,06%, tức là cứ 100 đồng tài
sản bỏ ra sẽ thu về được nhiều hơn 2,06 đồng lợi nhuận. Trong khi đó chỉ số vòng
quay tổng tài sản có sự sụt giảm từ 1% năm 2011 xuống còn 0,16% năm 2012, sự sụt
giảm này cũng tác động làm giảm 0,34% chỉ số ROA tức là cứ 100 đồng tài sản công
ty bỏ ra năm 2012 thu lại được ít hơn 0,34 đồng so với năm 2011
Đến năm 2013, khi tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã từng bước ổn định,
các nhà lãnh đạo đã có quyết định tăng quy mô tài sản và nguồn vốn cũng như mở
rộng thêm đầu tư kinh doanh đã có những bước đầu đem lại hiệu quả tích cực làm cho
vòng quay tổng tài sản tăng gấp 3 lần từ 0,16% năm 2012 lên đến 0,48% năm 2013
Thang Long University Library
54
(tương ứng tăng 200%) tác động làm tăng ROA 0,4% tức là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra
công ty thu về được nhiều hơn 0,4 đồng so với năm 2012. Trong khi doanh thu thuần
có sự tăng do thay đổi quy mô tài sản, nguồn vốn của công ty thì lợi nhuận lại có sự
sụt giảm nhẹ (giảm 13,10% so với năm 2012) khiến cho ROS giảm từ 1,25% năm
2012 xuống còn 0,34% năm 2013, tác động này làm giảm 0,15% chỉ số ROA, nghĩa là
cứ 100 đồng tài sản bỏ ra công ty thu về được ít hơn 0,15 đồng lợi nhuận.
Qua bảng trên có thể nhận thấy khả năng sinh lời tài sản của công ty có xu
hướng thay đổi qua các năm, chịu ảnh hưởng bởi vòng quay tổng tài sản và ROS.
Bảng 2.16. Mức ảnh hƣởng của hệ số tổng tài sản trên VCSH và ROA đến ROE
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
ROE % (0,08) 0,31 0,27
ROA % (0,07) 0,21 0,16
Hệ số tổng tài sản trên VCSH Lần 1,17 1,49 1,69
Ảnh hưởng của ROA đến ROE % 0,42 (0,08)
Ảnh hưởng của hệ số tổng tài sản trên
VCSH đến ROE
% 0,08 0,02
Qua bảng 2.16 ta thấy ROE giảm từ 0,31% năm 2012 xuống còn 0,27% năm
2013. Nguyên nhân của sự giảm trên là do tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
giảm còn hệ số tổng tài sản trên VCSH có tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ
giảm của ROA,
Trong năm 2012, ROA của công ty tăng mạnh do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn
hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Khi ROA tăng và hệ số tổng tài sản trên VCSH
không thay đổi dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng, cụ thể khi ROA
tăng khiến ROE tăng 0,42% tức là cứ 100 đồng VCSH công ty bỏ ra tạo ra nhiều hơn
năm 2011 là 0,42 đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó hệ số tổng tài sản trên VCSH có sự
tăng từ 1,17% năm 2011 lên 1,49% năm 2012, sự tăng này cũng tác động làm tăng
0,08% chỉ số ROE tức là cứ 100 đồng VCSH công ty bỏ ra năm 2012 thu lại được
nhiều hơn 0,08 đồng so với năm 2011.
Đến năm 2013, do tổng tài sản của công ty tăng 13,13% trong khi lợi nhuận
ròng giảm 13,10% điều này dẫn tới sự giảm của ROA từ 0,21% năm 2012 xuống còn
0,16% năm 2013, khi ROA giảm tác động khiến ROE giảm 0,08% tức là cứ 100 đồng
VCSH mà công ty bỏ ra sẽ thu về được ít hơn 0,08% đồng lợi nhuận. Trong khi đó hệ
số tổng tài sản trên VCSH tăng từ 1,49% năm 2012 lên 1,69% năm 2013, hệ số này tác
động làm tăng ROE 0,02% tức là cứ 100 đồng công ty bỏ ra sẽ thu về được nhiều hơn
0,02 đồng so với năm 2012
55
Kết luận: Qua bảng 2.15 và 2.16 cho thấy chỉ số ROE chịu tác động trực tiếp
bởi chỉ số ROA và hệ số tổng tài sản trên VCSH, ngoài ra ROE còn chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố như chỉ số ROS và vòng quay tổng tài sản. Chỉ cần một trong những
yếu tố trên thay đổi cũng có thể dẫn đến sự thay đổi của ROE.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản:
Năm 2011, ROA của công ty là (0,07%) có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản công ty
không tạo ra được lợi nhuận mà trái lại lợi nhuận còn đang âm.
Năm 2012, ROA của công ty là 0,21% tương ứng tăng 0,28% so với năm 2011.
Sự chênh lệch giữa tốc độ tăng của tổng tài sản và lợi nhuận ròng là nguyên nhân của
sự tăng trên, cụ thể tổng tài sản tăng 27,92% trong khi lợi nhuận ròng tăng 497,48%
Năm 2013, ROA của công ty là 0,16% giảm 0,05% so với năm 2012 có nghĩa
là cứ 100 đồng tài sản của công ty tạo ra được 0,16 đồng lợi nhuận ròng. Tổng tài sản
của công ty tăng 13,13% trong khi lợi nhuận ròng giảm 13,10% đã dẫn đến sự sụt
giảm ROA.
Qua phân tích trên có thể thấy, ROA của công ty có sự tăng vào năm 2012
nhưng lại giảm vào năm 2013. Do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty phải đầu
tư tài sản lớn vào kho bãi và cơ sở vật chất như đầu tư xây dựng, đầu tư vận tải mà
ROA khá thấp nhưng tỷ số này quá thấp cho thấy khả năng quản lý cũng như sử dụng
tài sản của công ty chưa đạt hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận gộp:
Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận gộp là 5,73% cõ nghĩa là cứ 100 đồng lợi nhuận
gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tạo ra cho công ty 5,73 đồng doanh thu.
Năm 2012, tỷ suất này là 3,31% giảm 2,42% so với năm 2011. Nguyên nhân là
do trong năm 2012 lợi nhuận gộp giảm 26,82% trong khi doanh thu thuần tăng
26,63%.
Năm 2013, tỷ suất này là 7,21% tăng 3,9% so với năm 2012 có nghĩa là cứ 100
đồng từ lợi nhuận gộp tạo ra được 7,21 đồng doanh thu. Sự tăng trên là do năm 2013
lợi nhuận gộp tăng 516,66% trong khi doanh thu thuần tăng 225,12%.
Qua phân tích cho thấy năm 2012 có sự tụt giảm về lợi nhuận gộp là do gái trị
hàng tồn kho tăng lên. Ngoài ra, cả 3 năm tỷ suất này đều không cao là do công ty
công ty chưa chọn được đúng nhà cung cấp hợp lý làm giá vốn hàng bán tăng cao ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty.
Thang Long University Library
56
2.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Giao nhận Kho
vận Ngoại thƣơng
Nhận thức vai trờ và tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối
với sự phát triển của Công ty trong những năm qua, Công ty cổ phần VIETRANS đã
sử dụng khá tốt những phân tích dựa trên kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua
phân tích công ty đã xác định được những nguyên nhân và các yếu tố chủ quan cũng
như khách quan ảnh hưởng đến tình hình tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm thực hiện
tốt mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong những năm tiếp theo.
2.3.1. Kết quả đạt được
Về doanh thu trong 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013 tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty luôn ổn định và doanh thu có xu hướng tăng theo từng
năm. Đặc biệt là giai đoạn năm 2012 đến năm 2013, nhờ nắm bắt kịp thời xu thế nền
kinh tế mà công ty đã có những bước mở rộng kinh doanh dịch vụ đem lại nguồn
doanh thu cao trong năm 2013. Trong khi quy mô nguồn vốn năm 2013 tăng 13,13%
so với năm 2012 thì doanh thu lại có tỷ lệ tăng 225,13%, đây là một dấu hiệu tốt và
đánh dấu sự thành công của công ty trong những năm qua.
Năm 2013 tuy công ty có đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh làm hàng
tồn kho của công ty có tăng nhưng tăng không đáng kể, cụ thể năm 2012 là
14.699.686.012 đồng tăng lên 15.219.441.440 đồng năm 2013 tương ứng tăng 3,5%
so với năm 2012 trong khi giá vốn hàng bán tăng 215,13% điều này cho thấy công ty
đã có chính sách bán hàng đạt hiệu quả làm giảm thiểu hàng tồn kho giúp giảm chi phí
lưu kho lưu bãi. Tuy hàng tồn kho trong năm 2013 có tăng nhưng đây vẫn là kết quả
đáng ghi nhận mà công ty đã đạt được.
Về tình hình tài sản ngắn hạn của công ty luôn duy trì ở mức ổn định, tăng dần
qua các năm. Đến năm 2013, vòng quay các khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay tài sản ngắn hạn đều tăng lên đáng kể, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hiệu
suất sử dụng tài sản ngắn hạn đang tốt dần lên và công ty đang sử dụng tốt nguồn lực
tài chính của mình. Ngoài ra, có thế thấy khả năng thanh toán của công ty khá tốt do
công ty không huy động nguồn vốn ngắn hạn mà huy động bằng nguồn vốn dài hạn
dẫn đến không chịu sức ép về tài chính làm chỉ số khả năng thanh toán của công ty
luôn ở mức tốt nhất.
Về cơ cấu quản lý hành chính của công ty nhìn chung là gọn nhẹ, hợp lý. Các
phòng ban được quy định các chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Không có hiện tượng chồng
chéo chức năng giữa các phòng ban. Bộ máy kế toán được bố trí phù hợp, các số liệu
phản ánh chi tiết tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
57
2.3.2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được công ty còn nhiều những bất cập, khó
khăn cần giải quyết như sau:
Về chi phí trong 3 năm đều tăng, đặc biệt là giai đoạn năm 2012 – 2013 chi phí
tăng mạnh (tăng 230,08%) , cụ thể tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là 225,13% trong
khi tốc độ tăng của doanh thu là 225,12% tuy tốc độ tăng của giá vốn hàng bán thấp
hơn tốc độ tăng của doanh thu song thấp hơn không đáng kể cho thấy nguyên nhân chủ
yếu làm cho chi phí tăng lên là do giá vốn hàng bán. Có thể thấy năm 2013 công ty
đang thúc đẩy đầu tư kinh doanh nên lượng giá vốn tăng cao tuy vậy công ty vẫn cần
tìm kiếm các nhà cung cấp giá rẻ hơn để giảm giá vốn hàng bán góp phần làm tăng lợi
nhuận của công ty, ngoài ra chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty chưa thức sự tốt
tuy chiếm tỷ trọng không cao lắm nhưng lại tăng đến 431,08% là do năm 2013 công ty
đã để lãng phí một số chi phí không cần thiết như chi phí tiếp đãi, hội nghị quá cầu kì
và sang trọng, công tác quản lý đồ dùng vật dụng văn phòng chưa thực sự tốt. Việc
tổng chi phí tăng mạnh đã không tác động không nhỏ làm lợi nhuận sau thuế của công
ty có sự sụt giảm làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu và tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu có phân giảm đi so với năm 2012.
Thời gian thu tiền bình quân của công ty tuy có sự giảm đột biến từ 510 ngày
năm 2012 xuống còn 188 ngày năm 2013 nhưng vẫn là con số khá cao cho thấy chính
sách quản lý các khoản phải thu của công ty còn chưa tốt, chưa có chính sách thu tiền
hợp lý làm cho ứ động nguồn tiền từ nợ và thiếu lượng tiền mặt cần thiết. Vì vậy, công
ty cần có những giải pháp cụ thể như đặt các hệ thống hộp khóa tại ngân hàng để giảm
bớt thời gian thu hồi tiền.
Tình hình tài sản dài hạn của công ty tập trung vào đầu tư cho tài sản cố định
hữu hình, đây là một dấu hiện tất yếu khi công ty mở rộng kinh doanh song công ty
cần xây dựng kế hoạch lâu dài vì tài sản cố định là những tài sản có khả năng thanh
khoản thấp, khó chuyển đổi thành tiền cho doanh nghiệp khi cần thiết.
Thời gian gần đây sự liên kết giữa tổng công ty ở Hà Nội và các công ty con,
công ty liên doanh chưa thực sự tốt, cho thấy kết quả đạt được chưa cao. Tổng công ty
chưa có những chính sách, phân bổ cơ cấu rõ ràng để thông nhất cũng như thắt chặt
liên kết như một thể thống nhất giữa các công ty với nhau và với tổng công ty.
Thang Long University Library
58
3CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN
KHO VẬN NGOẠI THƢƠNG
3.1. Nhận xét về môi trƣờng kinh doanh của Công ty Vietrans
Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp là những nhân tố làm tác động đến
toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu môi trường kinh
doanh của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý chủ động hơn trong các tình huống có
thể xảy đến trong quá trình hoạt động của mình để từ đó có những chính sách, biện
pháp phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Dưới đây là một vài khó khăn và
thuận lợi trong môi trường kinh doanh của công ty VIETRANS.
3.1.1. Thuận lợi
Chất lƣợng nhân lực: nhân tố con người là yếu tố quyết định đến hiệu quả
kinh doanh của công ty. Ở VIETRANS, Ban giám đốc đã có những tầm nhìn xa và
định hướng phát triển đúng đắn đã giúp cho quá trình kinh doanh của công ty mang lại
hiệu quả cao và phù hợp với tình hình kinh tế thị trường. Ngoài ra, Công ty có một đội
ngũ các cán bộ quản lý cấp dưới là những người có kinh nghiệm công tác, phong cách
quản lý, khả năng ra quyết định, người quản lý là người làm việc trực tiếp với nhân
viên vì vậy trình độ hiểu biết của họ sẽ giúp các nhân viên có những ý tưởng sáng tạo
mới, phù hợp với sự phát triển và tđến khả trưởng thành của công ty.
Công nghệ, máy móc và thiết bị: đây là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến khả
năng cạnh tranh của Công ty cũng như tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, giá
thành và giá bản sản phẩm. Chính vì vậy, công ty luôn đầu tư tăng TSCĐ và nâng cấp
các thiết bị cần thiết đáp ứng nhu cầu về đặc thù kinh doanh của Công ty.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mang đặc trưng riêng
của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên
trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đưa
hoạt động của doanh nghiệp vào nề nếp và xây dựng mối quan hệ thân thiết giữa các
thành viên, nó tạo ra bầu không khí hoạt động thống nhất, đồng tâm của mội thành
viên bằng hệ thống các giá trị chuẩn mực chung, khơi dậy, động viên, tạo điều kiện
cho mọi người hợp tác cùng làm việc. VIETRANS cũng đac chú trọng làm tốt công
tác xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp, duy trì các hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ lẫn
nhau, tổ chức các kỳ tham quan, nghỉ mát, du xuân và các hoạt động văn hóa thể thao
tạo ra bầu không khí thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra,
VIETRANS cũng phải xây dựng cho mình những giá trị chung mà tất cả mọi thành
viên Công ty đều phải nôi theo như: triết lý kinh doanh, phong tục, thói quen,tạo
nên bản sắc riêng cho Công ty. Triết ý kinh doanh đó là: vì sự hài lòng của khách
59
hàng, vì sự phát triển của Công ty thông qua khẩu hiệu: VIETRANS – a name you can
trust. Xây dựng được nền văn hóa doanh nghiệp như trên đã cho phép VIETRANS sử
dụng và phát triển tiềm năng đa dạng của mỗi người cán bộ nhân viên Công ty.
Nguồn tài chính: quyết định trực tiếp đến quy mô hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi
trong việc đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo nâng cao chất lượng giúp
nâng cao năng lực cạnh tranh, củng cố vị thế của mình trên thị trường trong và ngoài
nước. Tuy trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp rất nhiều khó khăn nhưng
nguồn tài chính của công ty luôn là một thuận lợi chứ không gặp khó khăn về nguồn
tài chính như những Công ty khác.
3.1.2. Khó khăn
Tỷ giá hối đoái: đây là yếu tố tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm hay
dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt là với một Công ty giao nhận như VIETRANS thì
tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc tỷ
giá hối đoái không ổn định có thể gây thua lỗ cũng như làm thay đổi giá thành sản
phẩm dẫn đến những thay đổi về lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Vì vậy, việc dự báo try giá hối đoái là rất cần thiết trong hoạch định và tổ chức thực
hiện các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh: là những công ty, tổ chức hoạt động cùng lĩnh vực với
doanh nghiệp. Tuy VIETRANS là một trong một vài công ty đứng đầu trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, giao nhận và dịch vụ logistics nhưng gần đây có không ít những công
ty có nguồn tài chính hùng mạnh được thành lập thâm nhập vào thị trường. Ngoài ra,
có thể thấy lĩnh vực hoạt động của Công ty là một thị trường đầy tiềm năng đang được
các nhà đầu tư, giới kinh doanh để ý tới, vì vậy nó luôn chứa đựng nhiều đối thủ tiềm
tàng.
Tình hình kinh tế trong và ngoài nƣớc: cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp cũng như việc hoạch định chiến lược trong hiện tại và
tương lai. Nếu nền kinh tế không ổn định sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp
vì nó kéo theo sự bất ổn về giá cả, lượng cầu về hàng hóa – dịch vụ, tiền tệ, tỷ
giá,tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong những năm
gần đây do khủng hoảng mà nền kinh tế trong và ngoài nước gặp rất nhiều khó khăn
nó tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Khách hàng: đổi với một công ty mà loại hình hoạt động chính là dịch vụ giao
nhận như VIETRANS thì khách hàng luôn là một yếu tố gây khó khăn đối với doanh
nghiệp vì để làm hài lòng về chất lượng dịch vụ là một công việc rất khó, chưa kể đến
lượng khách hàng của công ty rất rộng, rất khó để thu nhập, phân tích và đánh giá,
phân loại khách hàng.
Thang Long University Library
60
3.2. Các giải pháp tài chính đƣợc đƣa ra nhằm nâng cao tình hình tài chính của
Công ty
3.2.1. Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với chi phí nguyên vật liệu, đồ dùng văn phòng: Công ty cần quy định định
mức sử dụng cho từng bộ phận. Đồng thời Tổng giám đốc hoặc các nhà quản lý kinh
doanh cần tiến hành lựa chọn nhà cung cấp dựa trên báo giá do nhà cung cấp gửi đến
căn cứ vào các tiêu chí do Công ty xây dựng như giá cả, chất lượng và uy tín trong bán
hàng và giao hàng. Định kỳ, bộ phận vật tư tiến hành đánh giá lại nhà cung cấp và báo
cáo lại cho ban Giám đốc. Công ty cùng nên chuyển đổi vị trí các nhân viên mua hàng
để tránh tình trạng một người có quan hệ với một nhà cung cấp nhất định một thời gian
dài.
Đối với chi phí mua ngoài: như điện, nước, chi phí tiếp khách, đàm phán, ký kết
hợp đồng, Công ty cần thực hiện chính sách hạn chế, tiết kiệm hết mức có thể cho
những chi phí trên, vì đây là những chi phí Công ty có thể chủ động tiết kiệm được.
Kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán
Đối với quy trình mua hàng: tuân thủ nguyên tắc phân công phân nhiệm, thông
tin phục vụ cho việc ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp là đảm bảo khách quan,
tránh được sự thông đồng giữa nhà cung cấp với các cán bộ công nhân viên và với
người mua hàng.
Đối với quy trình xuất hàng: khâu lập hợp đồng cần có sự tham gia kiểm tra của
nhiều bộ phận có liên quan để giám sát rủi ro và sự thông đồng của người mua và các
cán bộ công nhân viên.
Đối với chi phí mua hàng: Công ty nên thanh toán theo phương thức chậm trả
hoặc trả tiền sớm hưởng chiết khấu thanh toán. Cuối kỳ cần tính toán phân bôt chi phí
mua hàng cho hàng tồn khi và hàng bán ra trong kỳ theo tiêu thức phân bổ thích hợp.
Chi phí mua hàng phát sinh phải được kiểm soát theo chứng từ thực tế.
3.2.2. Rút ngắn thời gian luân chuyển tiền
Thời gian luân chuyển tiền: đây là chỉ tiêu đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp
nhằm đưa ra các chính sách quản lý vốn lưu động cho phù hợp và đạt hiệu quả nhất.
Thời gian lưu chuyển tiền phụ thuộc vào kỳ thu tiền bình quân, thời gian luân chuyển
kho và thời gian trả chậm bình quân. Thời gian luân chuyển tiền càng thấp càng tốt
cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể rút ngắn thời gian luân chuyển tiền
bằng cách giảm thời gian chuyển đổi hàng tồn kho qua việc xử lý và bán hàng hóa
nhanh hơn hoặc bằng cách giảm thời gian thu tiền khách hàng qua việc tăng tốc thu nợ
hoặc bằng cách kéo dài thời gian thanh toán qua việc trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp.
61
Thời gian luân chuyển tiền = Kỳ thu tiền BQ + Thời gian luân chuyển kho
- Thời gian trả chậm BQ
( Thời gian trả trậm BQ =
360
Vòng quay các khoản phải trả
)
Mục tiêu của công ty là rút ngắn thời gian luân chuyển tiền, chỉ số này càng nhỏ
sẽ càng tốt cho công ty, để làm được điều đó công ty cần phải thực hiện các biện pháp
sau:
Quản lý các khoản phải thu: tình trạng thực tế của Công ty VIETRANS là các
khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản phải thu và đang
có xu hướng tăng lên trong ba năm qua. Chính vì vậy, quản lý chặt chẽ các khoản phải
thu khách hàng giúp Công ty tăng doanh thu, tận dụng tối đa nguồn vốn hiện có, đảm
bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
Chính sách tín dụng đối với khách hàng: mỗi doanh nghiệp đều có các khoản
mua chịu và bán chịu hàng hóa từ đó hình thành nên các khoản phải thu của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản này nhưng ở mức độ khác nhau.
Kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro.
Nếu không bán chịu hàng hóa sẽ mất đi cơ hội bán hàng, nếu bán chịu hàng hóa quá
nhiều chỉ phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách bán chịu hợp lý đối với từng
khách hàng.
+ Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm
bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời
hạn. Hiện nay, biện pháp này đang được sử dụng khá phổ biến do nó có thể mang lại
lợi ích cho cả hai bên.
+ Thời hạn bán chịu: là việc quy định độ dài thời gian của các khoản tín dụng
đồng thời chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng. VD: trong hợp đồng mua bán hàng hóa
có quy định thời hạn tính dụng 3/10 net 60, điều này có nghĩa là công ty áp dụng tỷ lệ
chiết khẩu 3% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kẻ từ ngày
kí hợp đồng, hoặc khách hàng sẽ phải thanh toán 100% tiền hàng trong vòng 60 ngày.
Phân tích đánh giá các khoản phải thu: để công tác quản lý khoản thu dễ dàng
và thuận tiện cho việc theo dõi đồng thời đạt hiệu quả cao, công ty nên phân loại, phân
tích và đánh giá các khoản này một cách chi tiết, cụ thể
+ Xếp hạng các nhóm nợ của công ty: đây là việc đánh giá và xếp hạng mức
độ thu hồi các khoản phải thu công ty. Bằng phương pháp này, công ty có thể dễ dàng
theo dõi đồng thời thuận tiện cho việc đôn đốc khách hàng thanh toán mà không sợ
mất lòng khách hàng. Chúng ta có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
Thang Long University Library
62
(1) Nhóm 1 (nợ loại A): là các khoản nợ có độ tin cậy cao hay đủ tiêu
chuẩn thường bao gồm các khoản nợ trong hạn mà công ty đánh giá
có khả năng thu hồi đúng hạn. Các khách nợ này thường là những
công ty vững chắc về tài chính, về tổ chức và có uy tín.
(2) Nhóm 2 (nợ loại B): là những khoản nợ có mức độ rủi ro thấp hay nợ
cần chú ý. Nhóm này thường bao gồm các khoản nợ quá hạn < 90
ngày và các khoản nợ đã cơ cấu loại thời hạn nợ. Các khách nợ
thường là những công ty có tình hình tài chính khá tốt, là khách nợ
truyền thống, có độ tin cậy.
(3) Nhóm 3 (nợ loại C): là những khoản nợ quá hạn có thể thu hồi được
hay nợ dưới tiêu chuẩn thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn
từ 90 ngày đến 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại nhưng lại quá
hạn <90 ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Những khách nợ này thường
là những khách hàng có tình hình tài chính ổn định, hiện tại có khó
khăn những có triển vọng phát triển hoặc cải thiện.
(4) Nhóm 4 (nợ loại D): là nợ ít có khả nawg thu hồi và nợ quá hạn khó
đòi, thường bao gồm những khoản nợ đã quá hạn 181 đến 360 ngày
và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180
ngày theo thời hạn cơ cấu lại. Khách hàng nợ thường có tình hình tài
chính xấu không có triển vọng rõ ràng hoặc khách hàng cố ý không
thanh toán nợ.
(5) Nhóm 5 (nợ loại E): là những khoản nợ không thê rthu hồi được hay
nợ có khả năng mất vốn. Các khách nợ thường là những công ty phá
sản hoặc chuẩn bị phá sản, không có khả năng trả nợ hoặc không tồn
tại.
+ Phân tích số dư các khoản phải thu: phương pháp này đo lường quy mô
doanh số bán chịu chưa thu được tiền tại thời điển cuối các thàng do kết quả bán hàng
của tháng và các tháng trước đó. Thực tế cho thấy, khối lượng hàng bán chịu phụ
thuộc nhiều vào đặc điểm của ngành và mặt hàng kinh doanh, điều kiện của khách
hàng từng khu vực địa lý. Do đó, cách tốt nhất là nên phân loại và theo dõi só dư nớ
của từng nhóm khách hàng theo tập quán thanh toán của họ. Bảng dưới đây là một ví
dụ cho phương pháp mô hình số dư khoản phải thu.
Tháng bán
hàng
Tỷ lệ % khoản phải thu còn tồn đọng ở cuối tháng
9 10 11 12
Tháng hiện tại 30% 15% 40% 60%
Trước 1 tháng 16% 11% 15% 40%
Trước 2 tháng 12% 10% 10% 15%
63
Mỗi cột trong bảng cho thấy các khoản phải thu vẫn còn đọng ở thời điểm
cuối tháng bao gồm những khoản phải thu của tháng đó và cả những khoản nợ của
tháng trước chuyển sang.
Phòng ngừa rủi ro khoản phải thu khó đòi: khi công ty nới lỏng chính sách tín
dụng góp phần làm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu nhưng cũng chứa đựng
nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần
thiết đối với mọi công ty để ổn định tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng.
Rủi ro đối với các khoản phải thu gồm có rủi ro tín dụng và rủi ro tác động của sự thay
đổi tỷ giá, lãi suất.
+ Phòng ngừa rủi ro tín dụng: trước hết công ty cần tìm hiểu kỹ khách hàng về
tình hình tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng để xác định giới hạn tín dụng
phù hợp với từng khách hàng. Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu
công ty cần lập dự phòng đối với những khoản phải thu khó đòi. Việc lập dự phòng có
thể xác định % tỷ lệ nhất định trên từng loại khoản phải thu. Cách thức này giúp công
ty đối phó khi rủi ro xảy ra
+ Phòng ngừa rủi ro thay đổi hối đoái: đối với các rủi ro tác động của tỷ giá,
lãi suất có thể lựa chọn các nghiejeo vụ kinh doanh trên hị trường ngoại hối và thị
trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn
loại tiền vay
Xử lý đối với khoản phải thu khó đòi: công ty bán chịu cho khách hàng cần phải
xem xét kỹ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng đã được ký kết giữa các bên và
phải có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng. Các khoản nợ phát sinh phải có chứng
từ hợp lệ chứng minh. Công ty phải thường xuyên đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp
cần thiết để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Định kỳ công ty phải đối chiếu, tổng hợp,
phân tích tình hình khoản phải thu, đặc biệt là các khoản nợ quá hạn và khó đòi. Cần
phải có các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn nợ, xóa một phần nợ cho khách hàng,
bán nợ, khởi kiện trước pháp luật
Quản lý hàng tồn kho: đối với một Công ty xuất nhập khẩu như VIETRANS
với quy trình hoạt động chính là nhập khẩu, dự trữ hàng hóa rồi bán lại cho khách
hàng, đóng vai trò là trung gian thì việc quản lý hàng tồn kho là xác định “ đúng sản
phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi vào đúng thời điểm” , trên đây là một số ý kiến
để giúp Công ty nâng cao khả năng quản lý hàng tồn kho.
+ Xác định và lựa chọn nguồn cung cứng thích hợp
+ Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự
đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm hàng hóa có lợi cho doanh
Thang Long University Library
64
nghiệp trước biến động của thị trường. Đây là một biện pháp rất quan trọng để bảo
toàn vốn cho công ty.
+ Lựa chọn các phương tiện vận chuyển thích hợp, giảm bớt chi phí và bốc dỡ.
+ Thực hiện tốt việc dự trữ, bảo quản hàng hóa, áp dụng thưỏng phạt vật chất
để tránh tình trạng bị mất mát hao hụt quá mức vật tư hàng hóa.
+ Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình sồm các chi tiết và nguyên vật
liệu dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư hàng hóa bị ứ đọng, có biện pháp nhanh
chóng giải phóng số hàng hóa đó để thu hồi vốn.
+ Lượng tồn khi thấp: bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản
phẩm dở dang và thành phẩm chưa tiêu thụ. Lượng tồn kho thấp giúp tiết kiệm được
không gian và chi phí,
Quản lý các khoản phải trả: trong tình hình kinh tế hiện nay việc các doanh
nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Doanh nghiệp đi chiếm
dụng vốn thì cũng sẽ bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn của mình, ở đây là sự
tương quan hỗ trợ nhau. Tuy nhiên, qua phân tích ba năm gần đây thì công ty
VIETRANS đang đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác, cụ thể là các khoản
phải thu, khoản vốn công ty bị chiếm dụng chỉ bằng khoảng một nửa phần vốn công ty
đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác. Có thể thấy việc công ty đi chiếm dụng vốn
là điều tốt cho công ty nhưng bên cạnh đó công ty cũng cần có những biện pháp cân
nhắc để tránh sự gia tăng quá cao các khoản chiếm dụng này vì nó có thể làm công ty
rơi vào tình trạng không thể trả nợ, dẫn đến phá sản.
3.2.3. Tăng cường sự phối hợp giữa các chi nhánh, công ty con, các công ty liên
doanh của công ty.
Trong những năm qua, sự phối hợp giữa các chi nhánh, công ty con cũng như
các công ty liên doanh chưa thực sự nhịp nhàng, hiệu quả điều này làm công ty không
phát huy hết được các thế mạnh của mình. Nguyên nhân cũng do các công ty này trải
dài khắp cả nước làm cho công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần phải có
một tổ cán bộ chuyên khảo sát, kiểm soát hoạt động từng công ty để có sự điều chỉnh
hợp lý, thường xuyên trao đổi thông tin với nhau. Đặc biệt, khâu kê toán ở công ty
tổng Hà Nội cần có chính sách quản lý tình hình thu chi các công ty con.
Ngoài ra, công ty cần tăng cường khai thác hơn nữa thị trường TP.HCM đây là
một thị trường đầy hứa hẹn và đầy tiềm năng, tuy nhiên hệ thống công ty con, chi
nhánh ở đây chưa tương xứng với tiềm năng của vùng cũng như của ngành. Cần phải
đầu tư nhiều hơn nữa cho thị trường này cả về cơ sở vật chất lẫn nhân lực, công ty có
thể cắt giảm bớt một số tài sản dài hạn không thật sự cần thiết để đầu tư làm tăng hiệu
quả sử dụng tài sản của công ty.
65
3.2.4. Một số giải pháp khác
Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Yếu tố con người là yếu tố quyết định, ở nhiều nước phát triển trên thế giới như
Mỹ và Nhật thì yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành
công hay thất bại của doanh nghiệp chứ không phải là sự hùng mạnh về tài chính. Do
đó, công tác đào tạo nâng cao chất lượng các cán bộ công nhân viên là điều luôn cần
dù đây là một công tác khó và lâu dài, cần có sự đầu tư cả về thời gian lẫn tiền bạc của
doanh nghiệp.
Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn các cán bộ hơn nữa, đảm bảo chất
lương đầu vào để giảm được chi phí đào tạo sau này. Mặt khác, liên tiếp cử các cán bộ
nhân viên đi nâng cao kiến thức, công nghệ mới. Nhằm tăng cường hiệu quả cũng như
sự đoàn kết trong công ty, nên thực hiện chính sách nhân viên cũ, lâu năm với nhân
viên mới, cứ một nhân viên mới vào sẽ được một nhân viên có kinh nghiệp ở công ty
cùng ngành nghề kèm cặp, hướng dẫn.
Công ty cần chú ý đến phân phối thu lao động, trả lương theo đúng năng lực và
khả năng của người lao động, có thêm những chính sách đãi ngộ như : tăng thưởng, tổ
chức liên hoan thường niên, đi du lịch cho nhận viên. Làm được như vậy sẽ tạo thêm
động lực thúc đẩy ngừoi lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để hoàn thành công
việc tốt hơn.
Đầu tƣ đổi mới công nghệ
Tiến hành phân tích thị trường, nhu cầu thị trường, năng lục công nghệ của
công ty để lựa chọn máy móc thiết bị sao cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao
nhất.
Dịch vụ chủ yếu của công ty là dịch vụ Logistíc mà các loại hình dịch vụ tập
trung nhiều đến vận tải, các thiết bị liên quan đến tổng hợp hàng hóa, phân phối, lưu
kho lưu bãi vì vậy việc cập nhập các công nghệ mới là không thể thiếu với một công ty
giao nhận. Và để làm được điều đó công ty cần xây dựng mối quan hệ với các cơ quan
nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuất trong và ngoài nước để nắm bắt các công
nghệ phát triển.
Nâng cấp hệ thống thông tin
Trong hoạt động kinh doanh, thông tin đóng vai trò rất quan trọng bởi trong đời
sống kinh tế hiện nay, thông tin được coi là yếu tố cấu thành lực lượng xã hội. Thông
tin kinh tế không chỉ có vai trò hỗ trợ mà còn đóng vai trò quyết định sự thành công
của doanh nghiệp. Muốn đứng vững trong cạnh tranh, trước hết công ty phải thu nhận
được môt lượng thông tin kinh tế đủ lớn để ra các quyết định cần thiết cho quá trình
kinh doanh tiến hành một cách thuận lợi. Thu nhập thông tin đầy đủ chính xác về
Thang Long University Library
66
khách hàng giúp cho VIETRANS có những chính sách hợp lý, những quyết định kịp
thời, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Thông tin về các đối tác cung cấp đầu vào giúp
cho Công ty có nhiều lựa chọn về dịch vụ, giá cả để tìm được sự lựa chọn tối ưu nhất.
Để làm được điều đó VIETRANS cần xây dựng hệ thống thông tin như: thông tin về
môi trường kinh doanh của thị trường mà Công ty định tham gia, về các đối thủ cạnh
tranh để có định hướng thích hợp; thông tin về tâm lý khách hàng; thông tin về tình
hình và viễn cảnh của thị trường giúp Công ty định hướng đúng về thị trường đó và
đưa ra quyết định có tham gia hay không; thông tin về giá cả trên thị trường giúp nắm
vững thị trường để lựa chọn nguồn cung ứng đầu vào.
Để có được những thông tin cần thiết nói trên đòi hỏi hệ thống thông tin của
Công ty phải được hoàn thiện và ngày càng có chất lượng cao. Củng cố bằng một số
biện pháp sau: Các chi nhánh , Công ty con, các Công ty liên doanh bổ sung thêm
nhiệm vụ cung cấp thông tin về khách hàng, về thị trường ở từng vùng cho Công ty
giúp việc hoạt định chiến lược kinh doanh chung được chính xác; tăng cường quan hệ
với các đại lý của VIETRANS ở trên thế giới để họ có thể cung cấp các thông tin cần
thiết, phục vụ cho công việc kinh doanh của VIETRANS ở thị trường đó; Xây dựng
đội ngũ cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường và cung cấp thông tin, dự báo khả năng
của thị trường.
Tăng cƣờng công tác marketing
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thương trường như ngày nay,
marketing không thể tách rời với hoạt động của các bộ phận khác trong doanh nghiệp
và marketing phải được coi là triết lý kinh doanh của cả doanh nghiệp chứ không đơn
thuần là một bộ phận riêng biệt. Marketing lalf một hoạt động gần như bắt buộc phải
có trong phần lớn các doanh nghiệp. Nếu trước đây, marketing hướng đến sản phẩm,
mục tiêu của các chiến lượng marketing là nhằm thu hút người tiêu dùng chú ý đến sản
phảm thì ngày nay marketing đang hướng đến việc phân hóa đối tượng người tiêu
dùng.
VIETRANS có thể áp dụng ba chiến lược như sau: tung ra dịch vụ cho tất cả
khách hàng, tung ra một số dịch vụ cụ thể cho một số nhóm khách hàng nhất định hay
tập trung vào một phân khúc hẹp. Có nghĩa là VIETRANS hoặc không phân đoạn thị
trường và có chính sách áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, hoặc phân
đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình và áp dụng các chính sách
thích hợp cho thị trường đó. Nhưng dù theo đuổi chính sách nào thì Công ty cũng phải
biết quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng.
VIETRANS cần xây dựng các biện pháp marketing dựa trên các yếu tố sau:
Marketing luôn phải vận động bắt kịp các nhu cầu của xã hội. Công ty phải có bộ phận
chuyên biệt theo dõi hoạt động, diễn biến của thị trường và các đối thủ cạnh tranh, để
67
có thể giúp Công ty đưa ra quyết định nhanh chóng, kịp thời; Đội ngũ các chuyên gia
tiếp thị cần biết rõ nguồn lực đầu tư nên phân bổ đi đâu, kênh phân bổ nào được coi là
khả thu nhất và mang lại hiệu quả cao nhất để từ đó loại bỏ các kênh ít khả thi; Sử
dụng các bảng biểu để ai cũng có thể nhìn thấy rõ công việc diễn ra hàng ngày, hàng
tháng và hàng quý. Điều này rất cần thiết để chuyên gia tiếp thị đưa ra quyết định đúng
lúc, đúng thời điểm, giúp Công ty tăng hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao khả năng hợp tác hữu hiệu với các đại lý
Đại lý là những người cung cấp dịch vụ đầu vào cho VIETRANS, là một trong
những yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của Công ty vì đại lý là người quyết định
chất lượng dịch vụ đầu vào, giá cả cạnh tranh cho VIETRANS. Nếu Công ty có sự hợp
tác sâu rộng với mạng lưới các đại lý ở các khu vực trên thế giới thì khả năng cung cấp
dịch vụ cho khách hàng cao hơn.
Tuy nhiên, hệ thống đại lý của VIETRANS hiện còn khá nhỏ bé, phân bổ ở một
số khu vực như Đông Nam Á, Tây Âu, Mỹ, còn ở các khu vực còn lại VIETRANS
chưa thiết lập được những mối quan hệ hợp tác và chưa khai thác được. Do đó, khả
năng cũng cấp dịch vụ ở những khu vực này rất khó khăn và hầu như không đáp ứng
được. Hơn nữa, VIETRANS cũng không duy trì được hợp đồng đại lý với các hãng
tàu, hãng hàng không (trừ Vietnam Airlines). Vì vậy, trong những năm tới đây Công
ty cần thực hiện một số những giải pháp sau nhằm thắt chặt hơn nữa sự hợp tác giữa
các bên đồng thời mở rộng thêm sự liên kết với các khu vực khác trên thế giới:
VIETRANS cần khôi phục và nâng cao uy tín, thương hiệu của mình trên thị trường
trong và ngoài nước, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, tuyển dụng nhân viên đầu
vào biết sử dụng nhiều ngôn ngữ nhằm giúp Công ty nắm bắt tình hình nền kinh tế thế
giới để cân nhắc đưa ra những chính sách mở rộng hệ thống đại lý ở một vài nước
đang phát triển trên thế giới.
Thang Long University Library
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề
phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công
ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tình hình tài chính của Công ty để
từ đó có những quyết định phù hợp trở thành một trong những vấn đề không thể thiếu
đối với Công ty.
Công ty Cổ phần Giao nhận Kho vận Ngoại thương dù kinh doanh vẫn có lãi
nhưng vẫn còn hạn chế trong một vài hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian
gần đây khiến lợi nhuận giảm trong năm 2012 - 2013, công ty cần áp dụng các giải
pháp kiến nghị trên nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu
quả hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do
chưa có nhiều thông tin khi phân tích do đó những đánh giá trong khóa luận có thể
chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối
ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các quý thầy cô giáo
để bài viết được hoàn thiện hơn, thực tiễn hơn và giúp ích cho công việc của em sau
này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là sự hướng
dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn Th.S Ngô Thị Quyên đã giúp em hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Diệu Huyền
PHỤ LỤC
Phụ lúc 1. Bảng cân đối kế toán năm 2011 – 2012 - 2013
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 – 2012 - 2013
Thang Long University Library
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang web cung cấp các thông tin, dữ liệu tài chính :
2. Trang web tài nguyên giáo dục mở Việt Nam:
3. Trang web Ngân hàng Vietcombak :
4. Trang web Bộ Công Thương Việt Nam:
5. Trang web Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam :
6. Trang web tìm kiếm tài liệu:
7. PGS.TS Nguyễn Trọng Cơ – TS.Nghiêm Thị Thà, Phân tích tài chính doanh nghiệp,
NXB Tài chính.
8. TS. Nguyền Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TỔNG TÀI SẢN 313.989.585.196 401.652.655.821 454.389.455.165
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 95.609.930.838 141.996.990.506 173.439.696.725
I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền
10.596.749.883 11.749.951.078 18.204.546.336
II. Đầu tƣ tài chính ngắn
hạn
498.976.302 - -
III. Các khoản phải thu tài
chính ngắn hạn
59.814.150.953 94.356.043.561 112.908.606.190
1. Phải thu khách hàng 23.113.480.971 65.618.354.427 95.359.168.476
2. Trả trước người bán 10.466.339.791 1.769.831.872 4.813.406.456
3. Các khoản phải thu khác 26.234.330.191 26.967.857.262 12.736.031.258
IV. Hàng tồn kho 8.036.999.696 14.699.686.012 15.219.441.440
V. Tài sản ngắn hạn khác 16.663.054.004 21.191.309.855 27.107.102.759
1. Thuế GTGT được khẩu trừ 9.792.453 3.321.796.399 2.699.286.614
2. Thuế và các khoản phải thu
Nhà nước
94.392.091 76.479.236 279.107.025
3. Tài sản ngắn hạn khác 16.558.869.460 17.793.034.220 24.128.709.120
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 218.379.654.358 259.655.665.315 280.949.758.440
I. Tài sản cố định 72.166.987.681 111.616.622.581 130.260.238.264
1. Tài sản cố định hữu hình 30.582.079.756 28.575.480.754 113.291.271.594
2. Tài sản cố định vô hình 15.779.644.912 14.785.142.278 13.988.707.578
3. Chi phí xây dựng dở dang 25.805.263.013 68.255.999.549 2.980.259.092
II. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn
136.237.979.748 138.252.352.283 138.788.768.685
III. Tài sản dài hạn khác 9.974.686.929 9.786.690.451 11.900.751.491
Thang Long University Library
1. Chi phí trả trước dài hạn 9.974.686.929 9.786.690.451 11.900.751.491
TỔNG NGUỒN VỐN 313.989.585.196 401.652.655.821 454.389.455.165
A. NỢ PHẢI TRẢ 44.756.820.198 132.901.189.648 185.057.362.675
I. Nợ ngắn hạn 42.811.176.370 75.623.831.897 123.470.243.845
1. Phải trả người bán 7.288.547.570 10.313.163.019 14.470.667.689
2. Người mua trả tiền trước 11.304.381.315 4.810.618.700 13.574.896.423
3. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
539.318.440 520.740.958 2.988.068.536
4. Phải trả người lao động 4.810.000.000 2.814.632.500 2.565.620.048
5. Chi phí phải trả - 139.809.783 145.833.333
6. Quỹ khen thưởng phúc lợi - 30.304.295 144.369.915
7. Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
18.868.929.045 56.994.562.642 89.580.787.901
II. Nợ dài hạn 1.945.643.828 57.277.357.751 61.587.118.830
1. Phải trả dài hạn khác 1.201.074.285 1.201.074.285 1.201.074.285
2. Vay và nợ dài hạn - 56.076.283.466 60.000.000.000
3. Dự phòng trợ cấp mất việc 444.569.543 - -
4. Doanh thu chưa thực hiện 300.000.000 - 386.044.545
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU
269.232.764.998 268.751.466.173 269.332.092.490
I. Vốn chủ sở hữu 269.232.764.998 268.751.466.173 269.332.092.490
1. Vốn đầu tư chủ sở hữu 135.114.924.129 268.000.000.000 268.000.000.000
2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái (31.568.264) - -
3. Quỹ đầu tư phát triển 10.961.833.807 41.227.098 77.243.503
4. Quỹ dự phòng tài chính 3.105.697.051 41.227.098 77.243.503
5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở
hữu
51.337.370.739 24.736.259 46.346.102
6. Lợi nhuận chưa phân phối 68.744.507.536 644.275.718 1.131.259.382
Phụ lục 2. Báo cáo kết quả kinh doanh
STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1.
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
52.524.219.463 66.513.119.509 216.252.690.115
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần 52.524.219.463 66.513.119.509 216.252.690.115
4. Giá vốn hàng bán 49.512.080.099 64.308.713.791 202.659.131.540
5. Lợi nhuận gộp 3.012.139.364 2.204.405.718 13.593.558.575
6.
Doanh thu hoạt động tài
chính
963.210.688 1.635.392.370 6.233.138.346
7. Chi phí tài chính 1.148.974.904 3.678.166 5.502.953.076
- Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9.
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
2.730.770.789 1.981.869.313 10.525.375.709
10.
Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
95.604.359 1.854.250.609 3.798.368.137
11. Thu nhập khác 200.000 428.045
12. Chi phí khác 210.000.000 890.246.687 3.074.104.245
13. Lợi nhuận khác (209.800.000) (890.246.687) (3.073.676.200)
14.
Tổng lợi nhuận trƣớc
thuế
(114.195.641) 964.003.922 724.691.937
15. Thuế TNDN 95.605.362 130.083.554
16 Lợi nhuận sau thuế (209.801.003) 833.920.368 724.691.937
Thang Long University Library
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- a16112_6869.pdf