Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo

Qua quá trình phân tích em nhận thấy tình hình tài chính của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và xenluylo giai đoạn 2011 – 2013 đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là thách thức rất lớn mà công ty phải vượt qua bởi sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắc trong hoạt động kinh doanh. Một số giải pháp trên có thể giúp ích phần nào cho công ty khắc phục những khó khăn đang gặp phải và tìm ra những hướng đi mới tích cực hơn để góp phần thúc đ y, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, với kinh nghiệm hoạt động gần 40 năm cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty, sự nỗ lực hết mình của các cấp lãnh đạo và công nhên viên s đưa công ty phục hồi và ngày càng phát triển.

pdf73 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khả năng thanh toán nhanh 0,68 0,95 1,12 Khả năng thanh toán tức thời 0,31 0,39 0,57 (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) Hệ s khả năng thanh toán ngắn hạn  Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị của tài sản ngắn hạn hiện có thì doanh nghiệp có đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trong giai đoạn 2011– 2013 chỉ số này của công ty luôn >1, ngh a là công ty hoàn toàn có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoặc một chu k kinh doanh. Năm 2011, cứ một đồng nợ ngắn hạn s được đảm bảo b ng 1,1 đồng tài sản ngắn hạn, năm 2012 con số này tăng lên 1,29 lần, tương đương tăng 0,19 lần so với năm 2011; sang đến năm 2013, khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên 0,28 lần so với năm 2012, có giá trị 1,57 đồng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể, năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng 20,91% so với năm 2011, trong khi đó nợ ngắn hạn 3,12% dẫn đến việc khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2013 tăng 0,19 lần so với năm 2011. Sang đến năm 2013, tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt mức 15% trong khi nợ ngắn hạn lại bất ngờ giảm xuống 5,47%, đây là nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2012 – 2013 tăng nhiều hơn so với giai đoạn 2011 – 2012, đạt mức 1,57 lần năm 2013, tương đương tăng 0,28 lần so với năm 2012. Có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua mỗi năm đều tăng lên, đây là một xu hướng tốt, t số này qua các năm đều >1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn hợp lý, vì tài sản ngắn hạn dư thừa s làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, t số này cho ta thấy công ty đều dùng nguồn vốn của mình để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty lành mạnh, không gặp rủi ro trong việc thanh toán. Hệ s khả năng thanh toán nhanh  Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nhanh của các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn. Đây là chỉ số đo lường mức thanh khoản của công ty rõ ràng hơn khả năng thanh toán ngắn hạn. Chỉ số này đã loại trừ hàng tồn Thang Long University Library 40 kho ra bởi vì chúng kém thanh khoản hơn vì phải mất thời gian và chi phí tiêu thụ mới có thể chuyển thành tiền. Năm 2011, hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức 0,68 lần trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn là 1,1 lần, điều này cho thấy hàng tồn kho chiếm t trọng lớn trong tài sản ngắn hạn khiến cho khả năng thanh toán nhanh năm 2011 của công ty ở mức thấp. Sang đến năm 2012, hệ số này tăng lên đạt mức 0,95 lần, tăng 0,27 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 tài sản ngắn hạn tăng lên 20,91% và nợ ngắn hạn tăng 3,12% nhưng cùng với đó thì hàng tồn kho lại sụt giảm 16,63% khiến cho khả năng thanh toán nhanh tăng lên đáng kể so với năm 2011, tuy nhiên dù tăng lên thì chỉ số này vẫn <1 chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ lượng tiền cần thiết để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình trạng này mà kéo dài s ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng tài chính của doanh nghiệp. Năm 2013, dưới sự điều chỉnh phù hợp của doanh nghiệp, khả năng thanh toán nhanh tiếp tục tăng đạt mức 1,12 lần, tăng 0,17 lần so với năm 2012, giai đoạn này tài sản ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt mức 14,99%, cùng với đó hàng tồn kho cũng tăng 25,2% nhưng nợ ngắn hạn lại sụt giảm 5,47%, đây là nguyên nhân mặc dù cho hàng tồn kho tăng lên nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty vẫn không giảm xuống. Mặc dù hệ số này tăng lên không đáng kể nhưng đây là tín hiệu mừng cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty đã chạm mốc an toàn, công ty nên tìm ra các giải pháp giữ vững tình trạng này để hạn chế những rủi ro tài chính có thể xảy ra với doanh nghiệp. Hệ s khả năng thanh toán tức thời  Đây là chỉ số cho biết khả năng thanh toán ngay của tiền đối với các khoản nợ ngắn hạn ở bất cứ thời điểm nào. Qua bảng số liệu ta thấy hệ số khả năng thanh toán tức thời giai đoạn 2011 – 2013 khá là thấp nhưng tăng dần theo từng năm. Năm 2011, khả năng thanh toán tức thời là 0,31 lần, đến năm 2012 tăng lên 0,39 lần, tương đương tăng 0,08 lần so với năm 2011, nguyên nhân là do năm 2012 tiền mặt tăng 32,32% so với năm 2011, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng 3,12%, đó là nguyên nhân khiến cho khả năng thanh toán tức thời năm 2012 tăng 0,08 lần so với năm 2011. Sang đến năm 2013, khoản mục tiền tăng lên 38,53% trong khi nợ ngắn hạn lại sụt giảm 5,47% khiến cho khả năng thanh toán tức thời đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 0,57 lần. Khả năng thanh toán tức thời của công ty ở mức thấp cũng là một ưu thế giúp công ty có thể sử dụng triệt để nguồn lực để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, nếu khoản mục này thấp quá kéo dài s gây đến rủi ro trong thanh toán, ảnh hưởng tới uy tín doanh nghiệp và có thể dẫn đến doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản, công ty cần có những điều chỉnh hợp lý trong giai đoạn tới để gia tăng khoản mục này, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc. 41 2.2.4.2. Các ch tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản Bảng 2.7. Các chỉ tiêu ánh giá hả năng quản l t i sản của công ty giai oạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số vòng quay của khoản phải thu (vòng/năm) 9,90 6,98 2,20 Thời gian thu nợ TB (ngày) 36,36 51,55 163,81 Hệ số trả nợ (đồng) 2,69 2,46 2,29 Thời gian trả nợ TB (ngày) 133,66 146,59 157,40 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho (vòng/ năm) 2,41 3,66 2,14 Thời gian luân chuyển kho TB (ngày) 149,59 98,37 168,22 Thời gian luân chuyển vốn b ng tiền TB 52,29 3,33 174,63 Hiệu suất sử dụng TSDH (lần) 0,09 0,10 0,07 Hiệu suất sử dụng TSNH (lần) 1,00 0,88 0,50 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (lần) 0,08 0,09 0,06 (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) Đánh giá t nh h nh các hoản phải thu  Biểu ồ 2.5. Biểu ồ thể hiện t nh h nh các hoản phải thu giai oạn 2011 - 2013 Nhìn vào biểu đồ ta thấy giai đoạn 2011 – 2013, thời gian thu nợ TB có xu hướng tăng lên. Năm 2011 ở mức 36,36 ngày, sang đến năm 2012 đã tăng lên 51,55 ngày, tương ứng với sự giảm xuống của số vòng quay khoản phải thu là 9,9 vòng/năm vào năm 2011 và 6,98 vòng/năm vào năm 2012, nguyên nhân khiến thời gian thu nợ TB 9,90 6,98 2,20 36,36 51,55 163,81 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số vòng quay của khoản phải thu (vòng/ năm) Thời gian thu nợ TB (ngày) Thang Long University Library 42 tăng lên là do năm 2012 doanh thu thuần tăng từ 2.953.061.917 đồng lên đến 3.136.692.817 đồng, tương đương tăng 183.630.900 đồng trong khi khoản phải thu khách hàng chỉ tăng 150.908.372 đồng. Việc gia tăng cả doanh thu thuần và phải thu khách hàng là do năm 2012 công ty thực hiện chính sách tín dụng thương mại nới lỏng khiến cho cả doanh thu thuần và phải thu khách hàng đều tăng mạnh, tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng của phải thu khách hàng nên đã khiến cho thời gian thu nợ TB tăng lên 15,19 ngày và số vòng quay khoản phải thu giảm xuống 2,92 vòng/ năm so với năm 2011. Năm 2013, số vòng quay khoản phải thu của công ty tiếp tục giảm xuống 4,79 vòng và chỉ còn 2,2 vòng/ năm, đồng ngh a với việc thời gian thu nợ TB tăng lên thành 157,4 ngày. Phải thu khách hàng tiếp tục tăng lên đạt mức 938.377.586 đồng, tăng 489.241.758 đồng nhưng doanh thu thuần lại giảm 1.074.401.961 đồng còn 2.062.290.856 đồng là nguyên nhân khiến cho số vòng quay khoản phải thu năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012. Điều này cho thấy trong giai đoạn này công ty đang nới lỏng chính sách tín dụng thương mại, mặc dù khiến doanh thu có tăng lên nhưng lại khiến cho doanh nghiệp bị khách hàng chiếm dụng vốn và phát sinh chi phí quản lý các khoản phải thu. Công ty nên cân nhắc để điều chỉnh chính sách tín dụng một cách phù hợp nh m đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty trong thời gian tới. Đánh giá hả năng trả n  Biểu ồ 2.6. Biểu ồ thể hiện khả năng trả n của công ty giai oạn 2011 – 2013 2,69 2,46 2,29 133,66 146,59 157,40 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Hệ số trả nợ Thời gian trả nợ TB (ngày) 43 Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy hệ số trả nợ của công ty giai đoạn 2011 - 2013 khá ổn định và có xu hướng giảm nhẹ qua 3 năm. Năm 2011, hệ số trả nợ là 2,69 đồng, tương đương với thời gian trả nợ TB là 133,66 ngày, sang đến năm 2012, hệ số này giảm xuống 0,23 đồng còn 2,46 đồng, tương đương thời gian trả nợ TB tăng lên thành 146,59 ngày, nguyên nhân là do năm 2012 giá vốn hàng bán của công ty chỉ tăng lên 183.630.900 đồng, trong khi phải trả người bán tăng 49.880.277 đồng, thuế phải nộp tăng 229.988.163 đồng và phải trả người lao động tăng 30.069.901 đồng so với năm 2012 làm cho hệ số trả nợ giảm xuống. Đến năm 2013, hệ số này tiếp tục giảm còn 2,29 lần với thời gian trả nợ TB là 157,4 ngày. Nguyên nhân là do trong năm 2013 mặc dù chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2012 với mức tăng 224.153.016 đồng nhưng giá vốn hàng bán lại giảm mạnh với mức 1.074.401.961 đồng làm cho hệ số này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2,29 đồng. Hệ số trả nợ có xu hướng giảm xuống cho thấy công ty ngày càng chiếm dụng vốn nhiều hơn để thực hiện các khoản đầu tư trong ngắn hạn, tuy nhiên khả năng trả nợ của công ty vẫn đang ở mức an toàn và tương đối tốt. Đánh giá t nh h nh h ng tồn kho  Biểu ồ 2.7. Biểu ồ ánh giá t nh h nh h ng tồn kho Theo số liệu phân tích ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2011 – 2013 tương đối thấp và có xu hướng khá bất ổn. Năm 2012, số vòng quay hàng tồn kho là 3,66 vòng/năm, tăng 1,15 vòng so với năm 2011, tương đương với thời gian luân chuyển kho TB giảm từ 149,59 ngày xuống còn 98,37 ngày. Nguyên nhân là do năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 726,411,904 đồng ( 26,78% ) trong khi đó hàng tồn 2,41 3,66 2,14 149,59 98,37 168,22 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số vòng luân chuyển hàng tồn kho (vòng/ năm) Thời gian luân chuyển kho TB (ngày) Thang Long University Library 44 kho lại giảm 187.441.108 đồng (16,63%) làm cho số vòng luân chuyển hàng tồn kho tăng 1,15 vòng/năm so với năm 2011. Năm 2013, giá vốn hàng bán biến động giảm xuống 921.142.412 đồng và hàng tồn kho lại tăng 236.813.234 đồng so với năm 2012, điều này làm cho thời gian luân chuyển kho TB tăng từ 98,37 ngày năm 2012 lên 168,22 ngày năm 2013, tương đương với số vòng luân chuyển hàng tồn kho năm 2013 giảm 1,55 vòng/năm so với năm 2012. Với đặc thù kinh doanh là cung ứng các sản ph m về giấy thì số vòng luân chuyển hàng tồn kho của công ty đang ở mức thấp hơn so với trung bình ngành giấy, chứng tỏ hàng tồn kho của công ty bị ứ đọng khá nhiều, làm cho dòng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong khoảng thời gian sắp tới. Công ty nên đ y mạnh quá trình tiêu thụ các nguyên liệu, vật liệu dự trữ trong kho và các thành ph m còn tồn kho để đ y nhanh quá trình chuyển thành tiền của hàng hóa đảm bảo cho nhu cầu thanh toán của công ty. Đánh giá thời gian luân chuyển v n bằng ti n  Thời gian luân chuyển vốn b ng tiền phản ảnh khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra thanh toán nguyên, vật liệu đầu vào tới khi doanh nghiệp được thu tiền về từ việc bán hàng hóa. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy thời gian luân chuyển vốn b ng tiền giai đoạn 2011 – 2013 rất bất ổn định. Năm 2011, vòng quay tiền là 52,29 ngày, sang đến năm 2012 chỉ còn là 3,33 ngày, tương đương giảm 48,96 ngày so với năm 2012. Thời gian thu nợ chỉ TB tăng lên 15,19 ngày trong khi thời gian luân chuyển kho TB lại giảm 51,23 ngày và thời gian trả nợ TB tăng lên 12,93 ngày là nguyên nhân khiến cho vòng quay tiền năm 2012 giảm 48,96 ngày so với năm 2011. Đến năm 2013, thời gian thu nợ TB tăng mạnh với mức 112,26 ngày, thời gian luân chuyển kho TB cũng biến động tăng lên 69,86 ngày, trong khi thời gian trả nợ TB chỉ tăng 10,82 ngày đã làm cho thời gian luân chuyển vốn TB tăng mạnh đạt mức 174,63 ngày, tăng 171,3 ngày so với năm 2012. Nhìn chung trong giai đoạn này vòng quay tiền ở mức khá an toàn, với thời gian luân chuyển vốn b ng tiền TB khá ngắn, thường thấp hơn hoặc xấp xỉ b ng thời gian trả nợ giúp cho vốn bỏ ra thu hồi lại khá nhanh. Trong thời gian tới, công ty cần có biện pháp để duy trì, cải thiện tốt hơn nữa trong việc quản lý dòng tiền vào và ra hiệu quả hơn, cải thiện thời gian của một vòng quay tiền. 45 Biểu ồ 2.8. Biểu ồ thể hiện hiệu suất s d ng t i sản giai oạn 2011 – 2013 Hiệu suất s d ng TSNH  Qua chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng TSNH ta có thể thấy hiệu suất sử dụng TSNH có xu hướng giảm dần từ năm 2011 đến năm 2013. Cụ thể: Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH đạt 1 lần, ngh a là 1 đồng TSNH được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh s thu được 1 đồng doanh thu thuần, sang năm 2012, 1 đồng TSNH đưa vào kinh doanh chỉ thu được 0,88 đồng doanh thu thuần, đồng ngh a với việc hiệu suất sử dụng TSNH năm 2012 đã giảm 0,12 lần so với năm 2011, nguyên nhân bởi vì năm 2012 doanh thu thuần chỉ tăng 183.630.900 đồng, trong khi TSNH lại tăng đến 619.321.720 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy hoạt động quản lý, sử dụng tài sản của công ty ở mức thấp, TSNH tăng 20,91% mới khiến cho doanh thu thuần tăng 6,22%. Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH tiếp tục giảm và giảm xuống còn 0,5 lần, tức là 1 đồng TSNH bỏ ra chỉ thu được 0,5 đồng doanh thu thuần, đây cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn này. Năm 2013, doanh thu giảm mạnh từ 3.136.692.817 đồng xuống còn 2.062.290.856 đồng (tương ứng giảm 34,25%) trong khi TSNH lại tăng 536.897.918 đồng so với năm 2012 làm cho hiệu suất sử dụng TSNH tiếp tục giảm 0,38 lần so với năm 2012. Điều này tiếp tục cho thấy những thiếu sót trong công tác quản lý, sử dụng TSNH của công ty, tuy đầu tư thêm TSNH nhưng không nhũng không đem lại mức tăng trưởng cho doanh thu thuần mà lại làm cho doanh thu thuần giảm xuống. Công ty cần tăng cường đ y nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa, khắc phục 0,0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 1,0 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1,00 0,88 0,50 0,09 0,10 0,07 0,08 0,09 0,06 Hiệu suất sử dụng TSNH Hiệu suất sử dụng TSDH Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Thang Long University Library 46 tình trạng ứ đọng thành ph m cũng như nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu để đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh giúp tăng hiệu suất sử dụng TSNH. Hiệu suất s d ng TSDH  Nhìn vào biểu đồ ta thấy hiệu suất sử dụng TSDH có xu hướng bất ổn trong giai đoạn 2011 – 2013. Trong năm 2011, 1 đồng TSDH tạo ra 0,09 đồng doanh thu thuần, sang năm 2012 chỉ số này tăng lên thành 0,1 lần. Nguyên nhân là do trong năm 2012, doanh thu thuần tăng từ 2.953.061.917 đồng lên 3.136.692.817 đồng (tương ứng với mức tăng 183.630.900 đồng), trong khi TSDH lại giảm từ 32.535.830.538 đồng xuống còn 31.482.549.852 đồng (tương ứng giảm 1.053.280.686 đồng) so với năm 2011. Đến năm 2013, hiệu suất này lại đột ngột giảm mạnh, 1 đồng TSDH chỉ tạo ra được 0,07 đồng doanh thu thuần, giảm 0,03 lần so với năm 2012. Doanh thu thuần năm 2013 giảm 1.074.401.961 đồng trong khi TSDH chỉ giảm 924.169.723 đồng so với năm 2012 chính là nguyên nhân khiến hiệu suất sử dụng TSDH năm 2013 giảm 0,03 lần so với năm 2012. Hiệu suất s d ng tổng t i sản  Hiệu suất này phản ánh một cách khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 2011 – 2013. Năm 2012, hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt 0,09 lần, tương đương tăng 0,01 lần so với năm 2011, ngh a là 1 đồng tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh s thu được 0,09 đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân khiến cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 tăng lên so với năm 2011 là do doanh thu thuần năm 2012 tăng 6,22% so với năm 2011, tương ứng tăng 183.630.900 đồng trong khi tổng tài sản lại giảm 1,25% (444.521.467 đồng). Năm 2013, tổng tài sản lại tiếp tục giảm với mức giảm 0,3% (105.718.498 đồng), trong khi doanh thu thuần lại đột ngột biến động giảm xuống tới 34,25% (1.074.401.961 đồng) khiến cho 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,06 đồng doanh thu thuần, đồng ngh a với việc hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2013 giảm 0,03 lần so với năm 2012. Nhận xét Nhìn chung ta thấy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp đang ở mức thấp và đáng báo động, tài sản đưa vào sử dụng có giá trị lớn nhưng lại chỉ tạo ra một lượng nhỏ doanh thu thuần, tuy nhiên, cũng phải nói đến Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo là công ty vừa sản xuất vừa nghiên cứu các sản ph m về giấy nên tài sản của công ty không chỉ phục vụ việc sản xuất mà còn sử dụng để nghiên cứu, các tài sản này có giá trị lớn và chúng không chỉ đem lại thu nhập từ việc bán các sản ph m về giấy mà còn đem lại thu nhập khác là việc bán các nghiên cứu từ các đề tài, nên các chỉ tiêu này chỉ phản ánh được phần nào hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. 47 2.2.4.3. Các ch tiêu đánh giá khả năng sinh lời T suất sinh lời trên doanh thu (ROS), t suất sinh lời trên tài sản (RO ) và t suất trên VCSH (ROE) là những chỉ tiêu quan trọng trong bảng phân tích tài chính, các chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng sinh lời hiện tại của công ty, từ đó cho các nhà quản trị cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về tiềm lực của công ty để từ đó đề ra các kế hoạch trong tương lai. Biểu ồ 2.9. Đánh giá hả năng sinh lời Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)  T suất sinh lời trên doanh thu (ROS) phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần nh m cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu hay 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là t suất rất quan trọng đối với các nhà quản trị vì nó cho biết khả năng kiểm soát chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, nó cho biết lợi nhuận do doanh thu tiêu thụ sản ph m mang lại. Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 T suất sinh lời trên doanh thu 3,36 (12,49) (10,43) T suất sinh lời trên tổng tài sản 0,28 (1,12) (0,62) T suất sinh lời trên VCSH 0,3 (1,21) (0,67) (14) (12) (10) (8) (6) (4) (2) 2 4 Thang Long University Library 48 Bảng 2.8. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giai oạn 2011-2013 ơn v : % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Doanh thu thuần 2.953.061.917 3.136.692.817 2.062.290.856 Lợi nhuận sau thuế 99.099.287 (391.697.065) (215.076.523) T suất sinh lợi trên doanh thu ( ROS) 3,36 (12,49) (10,43) (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) Qua bảng phân tích cũng như biểu đồ có thể thấy ROS năm 2011 là 3,36%, ngh a là cứ 100 đồng doanh thu thuần s tạo ra được 3,36 đồng lời nhuận sau thuế, sang đến năm 2012, con số này tụt xuống còn (12,49)%, tương ứng với 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được (12,49) đồng lợi nhuận ròng, giảm 15,84% so với năm 2011. Nguyên nhân khiến cho ROS năm 2012 sụt giảm mạnh so với năm 2011 là do lợi nhuận ròng năm 2012 giảm 490.796.352 đồng, tương ứng với mức giảm 495,26%, trong khi doanh thu thuần lại tăng 183.63.900 đồng (6,22%) so với năm 2011. Doanh thu thuần tăng nhưng lợi nhuận ròng giảm chứng tỏ chi phí hoạt động của công ty tăng lên, đặc biệt là sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí khác đã khiến cho lợi nhuận ròng của công ty sụt giảm mạnh m và có giá trị âm. Đây chính là nguyên nhân khiến t suất sinh lời trên doanh thu năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu thuần giảm mạnh từ 3.136.692.817 đồng xuống còn 2.062.290.856 đồng, tương ứng với mức giảm 1.074.401.961 đồng (34,25%), cùng với sự gia tăng của lợi nhuận sau thuế với mức tăng 176.620.542 đồng, tăng 45,09% đã khiến ROS năm 2013 tăng và đạt mức (10,43)%, tức là 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra (10,43) đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân của việc doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận sau thuế tăng là do trong năm 2013 công ty đã nghiên cứu thành công sản ph m giấy cách điện có chất lượng cao nhưng rẻ hơn giá nhập kh u của nước ngoài nên thu được tiền từ việc bán đề tài nghiên cứu khiến cho thu nhập khác của công ty tăng mạnh từ 208.953.898 đồng năm 2012 lên 2.310.845.018 đồng năm 2013, tương đương tăng 2.101.891.120 đồng (1.005,91%). Nhìn chung, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008, phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường đều gặp khó khăn và phải chịu thua lỗ, sụt giảm trong giai đoạn này nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng chịu nhiều bất ổn, cùng với việc quản lý không tốt các khoản chi phí khiến cho ROS giai đoạn 2012 – 2013 rơi vào trạng thái âm nhưng doanh nghiệp cũng đã và đang khắc phục tình trạng này và 49 đang chờ một tín hiệu khả quan từ nên kinh tế giúp đưa công ty thoát khỏi tình trạng này. Tỷ suất sinh lời trên tổng t i sản (ROA)  Bảng 2.9. Đánh giá tỷ suất sinh lời trên tổng t i sản giai oạn 2011-2013 ơn v : % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản 35.508.292.849 35.063.771.382 34.958.052.884 Lợi nhuận sau thuế 99.099.287 (391.697.065) 215.076.523) T suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) 0,28 (1,12) (0,62) (Nguồn: Số liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) T suất sinh lời trên tổng tài sản của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo giai đoạn 2011 – 2013 có nhiều biến động. Năm 2011, RO là 0,28%, ngh a là cứ 100 đồng tài sản đầu tư thì công ty thu về 0,28 đồng lợi nhuận, sang đến năm 2012, 100 đồng tài sản đầu tư chỉ còn đem lại (1,12) đồng lợi nhuận, tương ứng ROA giảm 1,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ giảm của tài sản, trong năm 2012, dù cho tổng tài sản chỉ giảm từ 35.508.292.8 do khấu hao TSCĐ và thanh lý một số tài sản hết thời gian sử dụng xuống còn 35.063.771.382 đồng, tương ứng giảm 444.521.467 đồng (1,25%) nhưng lợi nhuận ròng lại giảm từ 99.099.287 đồng xuống (391.697.065) đồng, giảm tới 490.796.352 đồng (45,09%) so với năm 2011. Sang đến năm 2013, t số này biến động tăng lên đạt (0,62)%, ngh a là cứ 100 đồng tài sản đầu tư tạo ra được (0,62) đồng lợi nhuận sau thuế, mặc dù t suất này vẫn ở mức âm nhưng nó đã tăng 0,5% so với năm 2012, chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến tích cực hơn. Sự gia tăng của RO năm 2013 được giải thích do lợi nhuận sau thuế tăng 176.620.542 đồng (45,09%), nguyên nhân là do sự gia tăng mạnh m của thu nhập khác, đó chính là thu nhập phát sinh từ việc bán các đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, tổng tài sản cũng tiếp tục giảm xuống từ 35.063.771.382 đồng xuống còn 34.958.052.884 đồng, tương ứng giảm 105.718.498 đồng, nguyên nhân là do hao mòn TSCĐ cùng với sự thanh lý, nhượng bán các tài sản không còn giá trị sử dụng. Ngoài ra trong năm 2013 công ty cũng kết thúc hợp đồng thuê tài chính các phương tiện vận tải, truyền dẫn làm giá trị tổng tài sản giảm xuống kéo theo sự tăng lên của t suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2013 so với năm 2012. Nhìn chung, t suất sinh lời trên tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 không ổn định và xấu hơn là trong năm 2012 và 2013 t suất này còn giữ giá trị âm. Mặc dù do Thang Long University Library 50 nền kinh tế khó khăn nhưng cũng phải kể đến sự bất hợp lý trong công tác quản lý các khoản chi phí của công ty, giá vốn hàng bán quá cao, doanh thu không đủ bù đắp giá vốn cùng với sự phát sinh chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác n m ở mức cao khiến cho lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn 2012 – 2013 luôn ở mức âm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Trong thời gian sắp tới, Viện trưởng cần nhanh chóng đề ra biện pháp nh m tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận, giúp công ty nhanh chóng vượt qua tình trạng khó khăn này. Tỷ suất sinh lời trên V n chủ sở hữu (ROE)  Bảng 2.10. Đánh giá tỷ suất sinh lời trên V n chủ sở hữu ơn v : Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 3,356 (12,488) (10,429) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) 8,317 8,946 5,899 Hệ số tài sản so với VCSH (lần) 1,089 1,086 1,081 ROE 0,304 (1,213) (0,665) ∆ ROE (1,517) 0,548 Ảnh hưởng của ROS (%) (1,435) 0,200 Ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) (0,086) 0,345 Ảnh hưởng của hệ số tài sản so với VCSH (%) 0,004 0,003 (Nguồn: ố liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) Từ biểu đồ và bảng phân tích ta thấy, cũng giống như ROS và RO , ROE giai đoạn 2011 – 2013 cũng có xu hướng bất ổn do sự bất ổn của lợi nhuận sau thuế. Cụ thể: Năm 2011, t suất sinh lời trên VCSH là 0,304%, ngh a là cứ đầu tư 100 đồng VCSH thì đem lại 0,304 đồng lợi nhuận ròng, t suất này là quá thấp. Đến năm 2012, lợi nhuận ròng đột ngột giảm xuống từ 99.099.287 đồng năm 2011 xuống còn (391.697.065) đồng năm 2012 (giảm tới 490.796.352 đồng so với năm 2011 ), mặc dù VCSH cũng có xu hướng giảm trong giai đoạn này nhưng mức giảm của VCSH không đủ bù đắp mức giảm của lợi nhuận ròng chỉ từ 32.595.870.938 đồng xuống còn 32.281.925.718 đồng nên đã khiến cho 100 đồng VCSH được đầu tư chỉ đem lại (1,213) đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 1,517% so với năm 2011. VCSH suy giảm hoàn 51 toàn là do sự suy giảm của lợi nhuận sau thuế khiến cho khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2012 bị âm kéo theo sự suy giảm của VCSH. Năm 2013, lợi nhuận sau thuế của công ty tiếp tục âm nhưng đã tăng lên so với năm 2012, tăng từ (391.697.065) đồng năm 2012 lên (215.076.523) đồng năm 2013, trong khi VCSH tiếp tục chịu ảnh hưởng của khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối suy giảm nên giảm từ 32.421.668.971 đồng xuống còn 32.206.592.448 đồng, tương ứng giảm 215.076.523 đồng (0,66)%. Điều này đã khiến cho t suất sinh lời trên VCSH tăng lên 0,55% so với năm 2012, đạt mức (0,665)%, ngh a là 100 đồng VCSH tạo ra (0,665) đồng lợi nhuận ròng. iai đoạn 2011 – 2013 ROE của công ty có xu hướng không ổn định cũng là do ảnh hưởng của t suất sinh lời trên doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với VCSH, mức cao nhất tại năm 2011 với 100 đồng VCSH tạo ra được 0,304 đồng lợi nhuận. Việc phân tích ROE qua mô hình Dupont s cho thấy cái nhìn rõ ràng hơn sự ảnh hưởng của ROS, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với VCSH đến ROE, cụ thể: Trước hết là ảnh hưởng của chỉ tiêu t suất sinh lời trên doanh thu (ROS) đến ROE, nhìn vào bảng phân tích ta thấy ROE có xu hướng bất ổn trong giai đoạn này, giảm đi trong năm 2012 và tăng lên trong năm 2013. Năm 2012, trong khi doanh thu thuần tăng mạnh thì lợi nhuận sau thuế lại giảm đi do chi phí giá vốn hàng bán tăng cao so với năm 2011 đã làm cho ROS giảm mạnh từ 3,356% xuống còn (12,488)%. Có thể nhận thấy, năm 2012 ROS tác động làm cho ROE giảm 1,435%, điều đó có ngh a là giai đoạn 2011 – 2012 trong khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với VCSH không đổi thì khi ROS giảm từ 3,356% xuống còn (12,488)%, tức là giảm 15,843% s làm cho t suất sinh lời trên VCSH giảm 1,435%. Sang đến năm 2013, sự tăng mạnh của thu nhập khác đã làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên, cùng với sự giảm đi của doanh thu thuần đã làm cho ROS biến động tăng lên so với năm 2012, đạt giá trị (10,429)%, từ đó tác động làm ROE tăng 0,2%, tương đương với khi ROS tăng 2,059% thì làm cho ROE tăng 0,2% trong điều kiện hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu không đổi. Thứ hai là ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản đến hiệu quả sử dụng VCSH, năm 2012, doanh thu thuần đột ngột tăng lên vói tốc độ 6,22% trong khi tổng tài sản chỉ giảm 1,25% đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2012 tăng 0,629% so với với năm 2011 nhưng lại kéo theo sự giảm xuống của hiệu suất sử dụng VCSH là 0,086%, điều đó có ngh a là khi t suất sinh lời trên doanh thu và hệ số tài sản so với VCSH không đổi thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng từ 8,317% lên 8,946% (tương ứng tăng 0,629%) s làm t suất sinh lời trên VCSH giảm 0,086%. Năm Thang Long University Library 52 2013, doanh thu thuần biến động giảm xuống 34,25%, trong khi tổng tài sản chỉ giảm 1,25% đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 3,046% so với năm 2012, kéo theo t suất sinh lời trên VCSH tăng 0,345%. Điều này đồng ngh a với việc khi t suất sinh lời trên doanh thu và hệ số tài sản so với VCSH không đổi thì trong giai đoạn 2012 – 2013, khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 3,046% s làm cho ROE tăng 0,345%. Cuối cùng là ảnh hưởng của hệ số tài sản so với VCSH lên ROE. Có thể thấy r ng hệ số tài sản so với VCSH của công ty giai đoạn 2011 – 2013 có xu hướng giảm, giảm từ 1,089 lần năm 2011 xuống còn 1,086 lần năm 2012 và 1,081 lần năm 2013. Năm 2012, tổng tài sản giảm 444.521.467 đồng (1,25%) trong khi VCSH chỉ giảm 313.945.220 đồng (0,96%) làm cho hệ số tài sản so với VCSH giảm 0,003 lần so với năm 2011. Hệ số tài sản so với VCSH giảm 0,003 lần nhưng lại làm cho ROE tăng 0,004%, ngh a là khi ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản không đổi thì khi hệ số tài sản so với VCSH giảm 0,003 lần s làm cho ROE tăng 0,004%. Sang đến năm 2013 thì con số này là 0,003%, ngh a là khi hệ số tài sản so với VCSH giảm 0,005 lần thì ROE s tăng 0,003% với điều kiện ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản không thay đổi. 2.2.5. Phân tích tình hình tài chính chung của công ty thông qua chỉ số Bảng 2.11. Bảng phân tích nguy cơ phá sản của công ty giai oạn 2011 – 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A1 0,0074 0,0228 0,0426 A2 0,0003 (0,0099) (0,0161) A3 0,0035 (0,0112) (0,0059) A4 11,1920 11,6045 12,2939 Z - core 11,8248 12,2268 13,0955 ( Nguồn : ố liệu tác giả tính từ Báo cáo tài chính) Nhìn vào bảng phân tích ta thấy giai đoạn 2011 – 2013, – core của công ty có giá trị rất lớn và n m trong ngưỡng – core > 2,6. Điều này cho thấy công ty đang n m trong vùng an toàn và chưa có nguy cơ phá sản. Năm 2011, – core có giá trị 11,8248, mặc dù giá trị của 1, 2 và 3 rất nhỏ do tổng tài sản của công ty có giá trị rất lớn, chủ yếu là nhà cửa, vật kiến trúc, quyền sử dụng đất, bản quyền, b ng sáng chế và các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động nghiên cứu, trong khi đó doanh thu của công ty lại rất nhỏ cùng với chi phí sản xuất lớn kéo theo lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty đều ở mức thấp so với tổng tài sản. Tuy nhiên, trong cơ cấu nguồn vốn của công ty thì VCSH chiếm t trọng rất lớn 91,8% trong khi tổng nợ chỉ là 8,2% đã làm cho 4 có giá trị rất lớn và đây chính là nhân tố chính ảnh hưởng đến – core, làm cho – core mang giá trị lớn. Sang đến năm 2012, chi phí sản xuất quá lớn vượt qua cả doanh thu khiến cho lợi nhuận trước 53 thuế của công ty giảm mạnh và xuống tới mức âm, trong khi tổng tài sản không có biến động gì nhiều kéo theo cho 2 và 3 mang giá trị âm, tuy nhiên – core năm 2012 vẫn giữ giá trị lớn do sự ảnh hưởng quá lớn của 4, đạt mức 12,2268, tăng 0,402 Năm 2013, với sự gia tăng mạnh m của khoản thu nhập khác làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên so với năm 2012, cùng với sự tăng nhẹ của vốn lưu động và sự giảm đi của tổng nợ đã là nguyên nhân khiến – core năm 2013 tăng 0,8687 so với năm 2012, đạt mức 13,0855. Nhìn chung ta có thể thấy – core của công ty có giá trị rất lớn, công ty đang n m trong vùng an toàn. Mặc dù giai đoạn 2012 – 2013, lợi nhuận của công ty bị giảm xuống và có giá trị âm nhưng với đặc thù là một công ty nhà nước với số VCSH lớn trong khi tổng nợ lại nhỏ nên trong giai đoạn này tình trạng tài chính của công ty vẫn an toàn và chưa có nguy cơ phá sản. Tuy nhiên, công ty nên khắc phục ngay tình trạng này, nếu tình trạng này kéo dài thì s gây nguy hiểm cho doanh nghiệp và nguy cơ phá sản là có thể xảy ra. Mặc dù là một doanh nghiệp vừa nghiên cứu vừa sản xuất, nhưng công ty phải đặt vấn đề tài chính của mình lên hàng đầu và phải đảm bảo khả năng sinh lời cao cho tài sản. Ta có thể thấy tài sản của công ty có giá trị rất lớn nhưng lại chỉ tạo ra được giá trị lợi nhuận rất nhỏ và thậm trị mang giá trị âm vào năm 2012 và 2013, máy móc thiết bị không được cải tiến, chi phí sản xuất tăng cao, trong khi bộ phận marketing không được đầu tư cùng với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường và sự suy thoái của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 không mấy khả quan. Trong thời gian sắp tới, công ty phải nhanh chóng tìm ra những biện pháp nh m nâng cao chỉ số , tăng sự ảnh hưởng của 1, 2 và 3 lên – core, có như vậy thì sự an toàn của công ty mới được đảm bảo b ng chính năng lực tài chính của mình chứ không phải từ nguồn VCSH. Doanh nghiệp có thể bán đi những tài sản không hoạt động và thay thế những máy móc thiết bị b ng công nghệ mới để giảm chi phí sản xuất, đầu tư xây dụng một bộ phận marketing với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm trong việc tìm kiếm đơn hàng Mặc dù các giải pháp này có thể làm gia tăng hệ số cho doanh nghiệp nhưng giải pháp nào cũng dẫn đến tình trạng khó khăn, doanh nghiệp s phải “thắt lưng buộc bụng” trong thời gian sắp tới. 2.3 K t luận Sau khi phân tích tình tài chính của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và xenluylo thông qua các Báo cáo tài chính, các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và – core, có thể thấy tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2011 – 2013 – giai đoạn nền kinh tế v mô còn nhiều khó khăn, bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại không ít những vấn đề khó khăn cần giải quyết. Sau đây là một số kết quả và hạn chế. Thang Long University Library 54 2.3.1. Những kết quả đạt được Trong bối cảnh nền kinh tế v mô chưa thật ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc dẫn tới những khó khăn chung của toàn nền kinh tế, Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và xenluylo cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng, tuy nhiên, công ty đã vượt qua khó khăn và đạt được những thành tựu sau: Công ty luôn đảm bảo tốt chất lượng của sản ph m, hàng đã giao cho khách  không có trường hợp bị lỗi, bị hỏng phải trả lại hoặc phải giảm giá nên trong giai đoạn này công ty không xuất hiện các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần của công ty luôn đảm bảo b ng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.1 Hoạt động nghiên cứu của công ty đem lại hiệu quả khả quan, các công trình  nghiên cứu của công ty có giá trị áp dụng cao và được công nhận, được mua lại khiến cho thu nhập khác của công ty luôn chiếm t trọng lớn và có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này.2 Công ty luôn duy trì mức độ cân b ng tài chính ở mức khả quan, đảm bảo khả  năng thanh toán của các khoản nợ đến hạn, điều này giúp công ty có thể hoạt động kinh doanh ổn định mà không phải chịu sức ép lớn từ các khoản nợ. 3 2.3.2. Hạn chế Dù doanh thu thuần của công ty lớn nhưng lợi nhuận ròng lại ở mức thấp, thậm  chí mang giá trị âm vào giai đoạn 2012 – 2013, nguyên nhân là do nền kinh tế v mô chịu nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành dẫn đến giá bán các sản ph m về giấy giảm, trong khi giá nguyên liệu đầu vào lại thường xuyên biến động và có xu hướng tăng cao, cùng với chi phí lương công nhân viên đắt đỏ do Nhà nước áp dụng mức sàn cho lương. Ngoài ra, nhiều TSCĐ của công ty đã lỗi thời, không theo kịp tiến bộ khoa học – công nghệ, thường xuyên hỏng hóc phải sữa chữa lớn. Điều này làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu và nhân công, năng suất lao động không cao, đồng thời công ty cũng phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để sửa chữa cũng như chi phí trong thời gian ngừng sản xuất.4 Các khoản phải thu khách hàng của công ty có giá trị lớn do công ty nới lỏng  chính sách tín dụng làm gia tăng các khoản phải thu, tăng dự phỏng phải thu khó đòi và làm tăng thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp.5 Công ty còn bất cập trong việc xây dựng các phòng ban, việc không có Bộ phận  bán hàng và Marketing cho thấy công ty không quan tâm đến việc tìm kiếm khách 1 Mục 2.2.1.1 - Tr.22 2 Mục 2.2.1.1 - Tr.23 3 Mục 2.2.4.1 - Tr.39-40 4 Mục 2.2.1.2 - Tr.23 5 Mục 2.2.1.2 - Tr.24 55 hàng và lôi kéo những khách hàng mới cho công ty. Điều này làm cho công ty có ít đơn hàng và doanh thu của công ty chỉ phụ thuộc vào những khách hàng truyền thống.6 Công ty chỉ sử dụng nguồn nợ dài hạn để kinh doanh trong năm 2011, giai đoạn  2012 – 2013 công ty không có nợ dài hạn, điều này cho thấy công ty không mấy tích cực trong việc sử dụng nguồn tài trợ từ nợ dài hạn từ phía ngân hàng và đối tác.7 Hiệu suất sử dụng TSCĐ và tổng tài sản luôn ở mức thấp cho thấy tài sản sử  dụng không đem lại hiệu quả, tài sản đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh có giá trị lớn nhưng doanh thu thuần tạo ra lại không cao.8 T suất sinh lời trên tổng doanh thu, trên tổng tài sản và trên VCSH của công ty  không cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, VCSH của công ty luôn ở mức thấp.9 6 Mục 2.2.1.2 - Tr.24 7 Mục 2.2.2.2 - Tr.33 8 Mục 2.2.4.2 - Tr.45-46 9 Mục 2.2.4.3 - Tr.47-52 Thang Long University Library 56 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN T NH H NH TÀI CH NH CỦA C NG T TNHH VIỆN C NG NGHIỆP GIẤ VÀ XENLU LO Từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo giai đoạn 2011 – 2013 ở chương 2, chương 3 s đưa ra một số giải pháp nh m cài thiện tình hình tài chính của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo trong thời gian tới. 3.1 Ti t iệm chi phí giảm giá th nh sản ph m Dựa vào phân tích tài chính ta có thể thấy được mặc dù doanh thu của công ty lớn nhưng do giá vốn hàng bán cao nên lợi nhuận của công ty ở mức thấp, đặc biệt giai đoạn 2012 – 2013, giá vốn hàng bán còn lớn hơn doanh thu từ bán hàng mang lại khiến cho doanh thu thuần rơi vào mức âm. Ngoài ra, thu nhập khác của công ty là khoản thu nhập từ các đề tài nghiên cứu cũng chiếm t trọng lớn nhưng chi phí khác luôn ở mức cao khiến cho lợi nhuận khác thấp. Có nhiều nguyên nhân khiến tổng chi phí của công ty luôn ở mức cao, cụ thể: Do máy móc, thiết bị sản xuất đã lỗi thời làm tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu  cũng như năng suất và nhân công, điều đó làm tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Công ty không cập nhập những máy móc thiết bị mới với công nghệ tiên tiến hơn nên chất lượng sản ph m không thể cạnh tranh được với thị trường. Nền kinh tế v mô không được ổn định, lạm phát luôn ở mức cao, chi phí nguyên  vật liệu nhập từ nhà cung cấp không ngừng tăng lên, trong khi nền kinh tế thị trường lại cạnh tranh gay gắt, công ty không thể nâng giá bán sản ph m. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, công ty nhất định phải tiết kiệm chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trước hết, công ty phải thanh lý các máy móc thiết bị đã lỗi thời, đầu tư các thiết  bị mới tiên tiến hơn, mặc dù s phải đầu tư một khoản tiền lớn tại thời điểm hiện tại, nhưng công ty s tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu và nhân công trong suốt giai đoạn sản xuất tiếp theo. Công ty nên xây dựng một khu sản xuất nguyên vật liệu của riêng mình, thuê đất  và trồng cây tại các khu vực gần nhà máy như Bắc Ninh hoặc Hòa Bình. Thuê nông dân ở các vùng đó và cử đội ngũ cán bộ có chuyên môn về hướng dẫn nông dân cách chăm sóc cây. Làm như vậy, công ty vừa tự chủ trong việc cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, vừa tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu do không phải mua giá cao từ nhà cung cấp. 57 3.2 Tăng cƣờng quản l các hoản phải thu giảm thời gian v n chi m d ng trong thanh toán Trong kinh doanh, muốn tiêu thụ được sản ph m, hàng hóa, các doanh nghiệp không tránh khỏi việc phải cấp tín dụng cho khách hàng. Việc đ y mạnh tiêu thụ làm cho doanh thu tăng nhưng kéo theo các khoản phải thu cũng tăng. Do vây, bài toán đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào vừa giữ chân được khách hàng, vừa hạn chế được thời gian khách hàng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Để làm tốt công tác quản lý khoản phải thu, trong khâu ký kết hợp đồng với khách hàng, cần đưa ra các thảo luận và thống nhất về điều khoản thanh toán, bao gồm về thời gian thanh toán, t lệ thanh toán trước, số tiền cần phải thanh toán khi quyết toán hợp đồng, đặc biệt phải đề ra lãi suất phạt khi trả quá hạn, mức phạt trả quá hạn này phải cao hơn lãi suất của ngân hàng nh m ràng buộc khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Ngoài ra, khi đến hạn thanh toán công ty cần có biện pháp đốc thúc, thông báo thời gian trả nợ cho khách hàng, chu n bị giấy tờ, chứng từ thanh toán, thực hiện kịp thời thủ tục thanh toán nh m rút ngắn thời gian và chủ động trong thanh toán. 3.3 Xây dựng ộ phận Mar eting chuyên nghiệp Có thể thấy r ng trong giai đoạn trước đây công ty không có bộ phận marketing, các đơn hàng của công ty hầu như là từ các khách hàng truyền thống, điều đó khiến doanh thu của công ty không có sự tăng trưởng. Chính vì vậy, nhiệm vụ tiếp theo của công ty là phải xây dựng và đào tạo một đội ngũ marketing và bán hàng thật chuyên nghiệp. Ngoài việc phải duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, đội ngũ này s giúp công ty tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng mới, gia tăng các đơn hàng nh m xây dựng sự tăng trưởng của doanh thu. Ngoài ra, công ty cũng nên tăng cường đầu tư vào các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản ph m của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo đài, internet để khách hàng biết đến nhiều hơn về công ty. 3.4 Xây dựng phƣơng án huy ộng v n d i hạn Dựa vào kết quả phân tích ta thấy, hiện nay công ty không mấy tích cực trong việc sử dụng nguồn tài trợ từ nợ dài hạn từ phía ngân hàng và đối tác mà chỉ sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ VCSH. Tuy nhiên, nguồn vay dài hạn từ phía đối tác thường không ổn định, mặc dù có thể nói đây là một nguồn vốn có lãi suất cực thấp, thậm chí không lãi suất. Nếu tiếp cận được nguồn vốn này thì đây có thể là một hướng đi khả quan và nhiều lợi thế, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào uy tín từ phía công ty với đối tác, chính vì vậy, công ty cần nâng cao uy tín của mình với đối tác. Thang Long University Library 58 Nguồn nợ dài hạn của ngân hàng tuy có chi phí sử dụng cao, nhưng thời gian nợ lâu nên công ty có thể xây dựng kế hoạch trả nợ tốt. Để có thể tiếp cận với các nguồn vay dài hạn từ ngân hàng, công ty cần xây dựng các kế hoạch đầu tư dài hạn. Và khả thi nhất là tập trung vào đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại để thay thế các thiết bị đã lỗi thời như đã nói đến ở trên. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho công ty, một mặt vừa tiếp cận được nguồn dài hạn từ ngân hàng, mặt khác lại tiết kiệm chi phí sản xuất giúp nâng cao t lệ sinh lời, gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh. 3.5 S d ng h p l t i sản d i hạn Xét về cơ cấu thì TSDH chiếm t trong lớn trong tổng tài sản, tuy nhiên với đặc điểm kinh doanh của công ty thì công ty vẫn cần trang bị thêm những máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nh m nâng cao năng suất lao động. Việc huy động tối đa cả về số lượng và chất lượng của TSDH vào hoạt động sản xuất kinh doanh s tăng tốc độ sử dụng vốn, tránh được hao mòn vô hình, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận cho công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định trong công ty cần có một số giả pháp sau: Trước khi tiến hành đầu tư phải phân loại rõ ràng từng nhóm TSDH, xác định số  TSDH sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. Đồng thời, việc mua sắm thêm TSDH cũng phải gắn liền với nhu cầu thực tế sử dụng, tránh tình trạng đầu tư thừa, không sử dụng gây lãng phí. Thực hiện phân cấp quản lý TSDH cho phân xưởng sản xuất nhầm nâng cao  trách nhiệm trong công tác quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa TSDH, giảm thời gian ngừng việc sửa chữa lớn so với kế hoạch. Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định k máy móc thiết bị, tránh tình  trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được phải ngừng sản xuất để sửa chữa, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thời gian giao hàng với đối tác. 3.6 Một s iện pháp hác 3.6.1. Đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân l c Đối với bất k doanh nghiệp nào thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng nghề cho công nhân và một vấn đề bức thiết của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của cho hoạt động này. Công ty có thể tổ chức các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Cử cán bộ đi tham dự các buổi Hộ thảo khoa học trong toàn ngành Giấy để học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn. Hàng năm cử những cán bộ có thành tích tốt sang nước ngoài học hỏi 59 nền khoa học công nghệ của họ, tuyển thêm các cán bộ trẻ có nghiệp vụ cao về tài chính làm dồi dào thêm cho nguồn nhân sự. Mặc dù công việc này mang tính đầu tư lâu dài, xong chắc chắn s mang lại hiệu quả, chất lượng nguồn nhân lực của công ty s nâng cao trong tương lai. Để cán bộ, công nhân viên làm việc có hiệu quả thì các nhà quản trị phải luôn nâng cao cơ cấu tổ chức hoạt động, tạo tính năng động và cảm hứng trong công việc cho nhân viên, tạo điều kiện làm việc tốt và chế độ khen thưởng cho nhân viên có thành tích xuất sắc, sáng tạo, phát huy tối đa năng lực nhân viên. Thêm vào đó, công tác chi trả lương cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý người lao động. Do đó, kế toán cần phải hạch toán chính xác và đầy đủ tiền lương cũng như các khoản trợ cấp, phụ cấp, bảo hiểm cho nhân viên. Thanh toán lương đúng hạn và đầy đủ để đảm bảo quyền lợi của người lao động được hưởng tối đa. 3.6.2. Xây d ng thương hiệu nâng cao uy tín và ch tr ng m rộng th trư ng kinh doanh của công ty Trong điều kiện nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để đứng vững trên thị trường và có nhiều cơ hội kinh doanh, công ty cần có những giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường. Khi đã có uy tín và tạo dựng hình ảnh tốt thì việc mở rộng thị trường đối với công ty không phải là điều quá khó. Để làm được điều này, trước hết công ty phải nâng cao chất lượng sản ph m, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách linh hoạt và nhanh chóng. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần phải xác định các chiến lược giá cả hợp lý, linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đối với những khách hàng quen thuộc, công ty nên có chính sách giảm giá và khuyến khích vào từng thời điểm, mục tiêu của doanh nghiệp nh m mở rộng thị trường kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường và nâng cao uy tín, chất lượng sản ph m không thể thực hiện trong thời gian ngắn, mà đòi hỏi sự quyết tâm và kiên trì của công ty. Hơn nữa, điều này cũng đồng ngh a r ng thời gian sắp tới công ty s phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn để khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường. Thang Long University Library 60 KẾT LUẬN Qua quá trình phân tích em nhận thấy tình hình tài chính của Công ty TNHH Viện Công nghiệp Giấy và xenluylo giai đoạn 2011 – 2013 đang gặp rất nhiều khó khăn. Đây là thách thức rất lớn mà công ty phải vượt qua bởi sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắc trong hoạt động kinh doanh. Một số giải pháp trên có thể giúp ích phần nào cho công ty khắc phục những khó khăn đang gặp phải và tìm ra những hướng đi mới tích cực hơn để góp phần thúc đ y, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thêm vào đó, với kinh nghiệm hoạt động gần 40 năm cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty, sự nỗ lực hết mình của các cấp lãnh đạo và công nhên viên s đưa công ty phục hồi và ngày càng phát triển. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do sự hiểu biết cũng như khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vây, em kính mong nhận được sự thông cảm cũng như sự bổ sung, góp ý quý giá từ các thầy, cô để bài viết của em được hoàn thiện. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại trường Đại học Thăng long đã truyền cho em những kiến thức vô cùng quý báu, và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Trần Đình Toàn đã chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân th nh cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Đỗ Thị Hiền PHỤ LỤC 1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013. 2. Bảng cân đối kế toán năm 2011, 2012, 2013. 3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011, 2012, 2013. Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ThS Trịnh Trọng Anh (2013), Bài giảng Nhập m n Tài chính do nh nghiệp, Trường Đại học Thăng Long. 2. Lê Thị Phương Bích (2013), luận văn: Phân tích tình hình tài chính tại C ng ty TN thương mại Vạn Ph c 3. Hồ Hữu Hùng (2013), khóa luận tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại C ng ty m y u t kh u ỹ n 4. Lưu Đình Hưng (2014), luận văn: “ Phân tích tình hình tài chính tại C ng ty TN T và D Tân Nhật Linh , Trường Đại học Thăng Long. 5. PGS.TS Lưu Thị Hương, P S.TS. Vũ Duy Hào (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính do nh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản tài chính. 8. PGS.TS Trương Bá Thanh, TS Trần Đình Khôi Nguyên (2009), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. 9. P S.TS Vũ Công Ty (2008), Giáo trình Tài chính do nh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính. 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa18749_1917.pdf
Luận văn liên quan