MỤC LỤC:
I/ PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài .2
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3
4. Phạm vi nghiên cứu 3
II/ PHẦN NỘI DUNG 4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN SAO MAI AN GIANG 4
1. Lịch sử hình thành .4
2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh 5
3. Sơ đồ tổ chức của công ty 6
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 7
1. Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan) 7
2. Phân tích khái quát về nguồn vốn .8
3. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn 9
4. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 11
PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH 24
III/ PHẦN KẾT LUẬN 26
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3019 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
I/ PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………..2
Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….2
Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………3
Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………3
Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………………..3
II/ PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………4
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN SAO MAI AN GIANG………………………………………4
Lịch sử hình thành………………………………………………………….4
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh…………………………………………..5
Sơ đồ tổ chức của công ty…………………………………………………..6
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY……………………………………..7
Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan) …………………7
Phân tích khái quát về nguồn vốn………………………………………...8
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn……………..9
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty…………………..11
PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH…………………………………………..24
III/ PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………26
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỉ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp và nhất là trong phương thức quản lý. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh, cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt?
Đứng trước những thử thách đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình.
Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ được “tình trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp, và không có gì khác hơn phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoài tình hình tài chính. Có thể nói rằng tài chính như là dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp. Bởi vì, trong quá trình hoạt động từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính.
Hơn nữa, trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, để kinh doanh ngày càng hiệu quả, tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng, chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai. Đứng trước hàng loạt những chiến lược được đặt ra đồng thời doanh nghiệp phải đối diện với những rủi ro. Do đó để lựa chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp mình, trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Đánh giá đúng nhu cầu về vốn, tìm được nguồn tài trợ, sử dụng chúng một cách hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng đó, em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang”. Thông qua việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu là nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại doanh nghiệp, để từ đó chỉ ra những điểm mạnh cũng như những bất ổn của công ty. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn thấy trước những biến động tình hình tài chính trong tương lai của mình mà có biện pháp đối phó thích hợp. Bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
Phân tích và đánh giá tình hình tài chính của công ty.
Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kiến nghị giúp tình hình tài chính của công ty tốt hơn trong những năm tới.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu từ công ty, tài liệu từ sách báo.
Phương pháp được dùng để phân tích số liệu: Phương pháp so sánh là chủ yếu, ngoài ra còn dùng các phương pháp khác như: phân tích xu hướng (theo phương pháp hồi quy tuyến tính), phân tích theo tỷ tệ chung, phương pháp liên hệ cân đối và thay thế liên hoàn.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình tài chính của công ty xây dựng Sao Mai trong những năm 2007 – 2009, và lập kế hoạch tài chính cho năm 2010 dựa trên bảng cân đối kế toán và bảng báo các kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007-2009.
II/ PHẦN NỘI DUNG
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SAO MAI AN GIANG.
1 .Lịch sử hình thành
Tiền thân của Công ty chúng tôi là “Công ty Liên Doanh Kiến Trúc” trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, thành lập vào năm 1988.
Qua nhiều năm thử thách và phát triển vững vàng trên thương trường xây dựng. Năm 1997 chúng tôi đã mạnh dạn tách ra và thành lập Công ty Cổ phần, đó là “Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai Tỉnh An Giang” mở ra một bước tiến mới, một doanh nghiệp mới, lớn mạnh không ngừng và tràn đầy hứa hẹn.
Khi nói đến Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai, là nói đến một trong các Công ty Hàng Đầu trên lãnh vực đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng chất lượng cao.
Khác với các hình thái khác, Công ty Cổ phần Đầu tư & Xây dựng Sao Mai là một doanh nghiệp cổ phần có nguốn vốn rất năng động và không giới hạn.
Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư có chuyên môn giỏi, tư duy khá mới mẻ, nhạy bén và đầy sáng tạo, trên một ngàn công nhân lành nghề và đội ngũ lao động phổ thông khá phong phú hoạt động khắp nơi trên toàn quốc và đã vươn ra thị trường ngoài nước.
Tên công ty : Công ty Cổ phần xây dựng Sao Mai An Giang
Vốn điều lệ : 49.563.000.000 đ
Trụ sở chính: 326 Hùng Vương, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 5203000036 do Sở Kế Hoạch & Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 28/11/2005.
Loại cổ phiếu : Cổ phiếu phổ thông
Mệnh giá : 10.000 đ/CP
Các công ty con và công ty liên kết:
Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (I.D.I)
Công ty Đầu tư du lịch và phát triển Thủy Sản
Công ty TNHH Dũng Thịnh Phát.
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, đường ống cấp thóat nước, công trình thủy lợi, xây lấp điện nước, san lấp mặt bằng…
- Trang trí nội thất, kinh doanh bất động sản, nhà hàng và dịch vụ du lịch
- Nuôi trồng và chế biến thủy sản.
Sơ đồ tổ chức của công ty
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Phân tích khái quát về tài sản (Bảng cân đối kế tóan)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2007
2008
2009
Tài sản ngắn hạn
480,769,534,232
548,968,460,419
374,022,864,122
Tiền và các khoản tương đương tiền
196,239,942,374
30,456,966,239
6,100,557,369
Các khoản phải thu ngắn hạn
92,546,610,110
206,086,851,824
105,457,943,197
Hàng tồn kho
119,697,954,235
273,383,445,998
240,837,885,280
Tài sản ngắn hạn khác
72,285,027,513
39,041,196,358
21,626,478,276
Tài sản dài hạn
153,157,139,459
322,459,074,257
385,183,349,718
Các khoản phải thu dài hạn
87,420,000
946,890,000
Tài sản cố định
103,666,227,702
135,200,883,565
164,445,533,809
Trong đó khấu hao
2,385,440,692
670,529,022
988,740,746
Bất động sản đầu tư
20,220,061,514
55,587,208,162
54,701,324,829
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
27,170,408,146
130,618,749,088
164,175,106,996
Tài sản dài hạn khác
2,100,442,097
224,813,442
914,494,084
Tổng cộng tài sản
633,926,673,691
871,427,534,676
759,206,213,840
Nhìn vào 3 năm, tổng tài sản của công ty tăng khá cao vào năm 2008, và giảm vào năm 2009, nhưng cao hơn 2007. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tương đối tốt. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2008 cao hơn năm 2007, 113,540,241,714 đồng. Nhưng đến năm 2009 thì các khoản phải thu ngắn hạn lại giảm đi 100,628,908,627 đồng. Bên cạnh đó, các khoản phải thu tài dài hạn thì có xu hướng tăng 2008 đến 2009.
TSCĐ và Đầu tư dài hạn tăng 169,301,934,798 đồng. Do khoản đầu tư TC dài hạn tăng đột biến 103,448,340,942 đồng, trong đó có khoản công ty đầu tư vào công ty con I.D.I
Từ năm 2007 đến năm 2009, tài sản cố định xu hướng tăng từ 31,534,655,863 đồng (2008) và tăng thêm 29,244,650,244 đồng (2009), chứng tỏ công ty đang phát triển, nâng cao năng lực sản xuất. Trong đó tài sản cố định hữu hình tăng 1,778,952,330 đồng(2008) và giảm 2,465,843,110 đồng(2009); do công ty đầu tư xây dựng về nhà cửa, vật kiến trúc, mua nhiều máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị quản lý. Vì vậy, chi phí xây dựng dở dang tăng 67,694,352,140 đồng vào 2008, đến năm 2009 tăng 31,652,801,350 đồng. Do trong năm công ty tiếp tục đầu tư để hoàn thành các hạng mục công trình chuẩn bị đưa vào hoạt động trong tương lai.
Bên cạnh đó, hàng tồn kho của công ty vẫn chưa giảm nhưng có tăng vào 2008 và giảm một số nhỏ vào 2009.
Phân tích khái quát về nguồn vốn
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2007
2008
2009
Nợ phải trả
387,479,780,058
601,121,857,579
458,095,468,481
Nợ ngắn hạn
216,861,857,658
419,072,137,579
262,597,833,481
Nợ dài hạn
170,617,922,400
182,049,720,000
195,497,635,000
Vốn chủ sở hữu
246,446,893,633
270,305,677,097
301,110,745,359
Vốn cổ phần
49,563,000,000
49,563,000,000
99,126,000,000
Tổng cộng nguồn vốn
633,926,673,691
871,427,534,676
759,206,213,840
Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng 237.500.860.000 đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã huy động được một nguồn vốn dồi dào đáp ứng nhu cầu mở rộng và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đến năm 2009 giảm so với năm 2008 là 112.221.320.000 đồng, nhưng công ty vẫn kinh doanh tốt.
Các nguyên nhân tăng nguồn vốn :
Trong năm công ty đã huy động thêm nguồn vốn góp bằng cách phát hành thêm hơn 1 triệu cổ phiếu ra công chúng. Điều này cũng đã mang lại cho công ty một khoản thặng dư lớn, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tăng góp phần làm tăng đáng kể nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty.
Các khoản nợ ngắn hạn, dài hạn đều tăng: phải trả người bán tăng mạnh, vay ngắn hạn và vay dài hạn tăng, mà phần thuế phải nộp cho Nhà nuớc tăng 34.074.782.960 đồng góp phần làm tăng tổng nguồn vốn của công ty. Năm 2008 vay ngắn hạn của công ty tăng lên khá cao do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính có những giai đoạn công ty thiếu vốn nên tăng cường vay vốn để mua vật liệu và duy trì hoạt động kinh doanh.
Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo tốt nhất cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Tài sản
Nguồn vốn
Chênh lệch
Năm 2007
541.775.886.100
633.926.673.691
92.150.787.500
Năm 2008
664.513.262.800
871.427.534.676
206.914.271.800
Năm 2009
652.801.380.700
759.206.213.840
106.404.833.100
Phần tài sản gồm: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu; TSCĐ và đầu tư dài hạn.
Phần nguồn vốn gồm: Nợ phải trả; Nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua bảng số liệu trên ta thấy mặc dù trong năm 2008 nợ phải trả tăng lên 213.642.077.500 đồng (do khoản phải trả nội bộ và thuế phải nộp tăng lên) nhưng vốn của công ty vẫn dư ra 206.914.271.800 đồng. Năm 2009 vốn dư ra 106.404.833.100 đồng. Từ đó cho thấy công ty luôn luôn đủ vốn để trang trải trong hoạt động của công ty mà chưa thấy có dấu hiệu khó khăn về vốn.
Tuy nhiên trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn trong quá trình hoạt động để tạo quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng .
Như vậy trong bảng CĐKT lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản .Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở : Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. Ta phân tích vốn luân lưu qua bảng bên dưới để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn hình thành nên nó.
Vốn luân chuyển thường xuyên=TSNH-NợNH
2007
2008
2009
Tài sản ngắn hạn
480,769,534,232
548,968,460,419
374,022,864,122
Nợ ngắn hạn
216,861,857,658
419,072,137,579
262,597,833,481
VLĐ thường xuyên
263,907,676,574
129,896,322,840
111,425,030,641
Từ đó cho thấy tổng tài sản lưu động của 3 năm đều lớn hơn nợ ngắn hạn. Chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty rất tốt, có thể trang trải được các khoản ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Tài sản cố định của công ty luôn được đảm bảo. Điều này rất thuận lợi cho Công ty trong việc đi vay vốn tín dụng khi cần.
Năm 2008 vốn luân chuyển giảm so với năm 2007 đến năm 2009 vốn luân chuyển tiếp tục giảm so với năm 2008 và 2007 do công ty không huy động thêm vốn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty.
Kết luận: Qua phân tích chung tình hình tài chính từ việc đánh giá khái quát, mối quan hệ cân đối đến việc kết cấu vốn và nguồn vốn của công ty cho phép ta có những nhận xét như sau:
4Tình hình tài chính của công ty là khá tốt tuy gặp nhiều khó khăn trong năm 2008, do nợ phải trả tăng cao. Việc phân bổ vốn nhìn chung đã hợp lý .Tuy khoản nợ phải thu còn cao, một phần do tính chất của công ty là đầu tư bất động sản, vào thời điểm cuối năm, công ty xúc tiến việc xây dựng nên công nợ phải thu tăng cao hàng tồn kho lớn, đây có thể là chiến lược của công ty hàng tồn kho quá nhiều cũng là điều đáng lưu ý.Công ty đã có sự đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu rất tốt.
4Nguồn vốn chủ sở hữu 2009 giảm nhưng cao hơn 2007, các khoản nợ phải trả giảm, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng, tất cả đều thể hiện một khả năng tài chính khá tốt của công ty.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu bán hàng
203,324,306,441
280,646,972,107
548,167,227,843
các khoản giảm trừ
1,241,615,135
Doanh thu thuần
203,324,306,441
280,646,972,107
546,925,612,708
Giá vốn hàng bán
136,024,181,933
239,128,574,797
450,919,582,579
Lợi nhuận gộp
67,300,124,508
41,518,397,310
96,006,030,129
Doanh thu tài chính
213,039,032
7,342,242,546
9,833,481,659
Chi phí tài chính
5,282,634,740
13,043,896,516
20,373,196,117
Trong đó: chi phí lải vay
5,282,634,740
10,911,059,050
14,736,703,712
Lợi nhuận từ họat động tài chính
-5,069,595,708
-5,701,653,970
-10,539,714,458
Chi phí bán hàng
11,356,781,644
18,643,316,447
Chi phí quản lý DN
9,058,616,438
8,823,761,667
9,659,573,551
Lợi nhuận thuần
53,171,912,362
15,636,200,029
57,163,425,673
Thu nhập khác
131,534,048
371,646,619
3,810,136,851
Chi phí khác
21,314,972
303,187,276
3,219,824,798
Lợi nhuận khác
110,219,076
68,459,343
590,312,053
Lợi nhuận nhận của CTy liên kết
467,343,635
9,581,515,453
10,497,019,894
Tổng lợi nhuận trước thuế
53,282,131,438
25,286,174,825
68,250,757,620
Thuế TNDN
11,371,252,121
3,021,158,581
7,792,358,171
Tổng lợi nhuận sau thuế
41,910,879,317
22,265,016,244
60,458,399,449
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
12,594
4,495
10,807
số cổ phiếu đang lưu hành
3,327,871
4,956,300
5,594,508
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
Năm 2007, công ty đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế là 53,282,131,438 đồng, do đóng góp rất lớn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đến năm 2008, hoạt động sản xuất kinh doanh lỗ 37,535,712,333 đồng làm tổng lợi nhuận giảm. Nguyên nhân tình hình này là: do doanh thu thuần tăng ít và giá vốn hàng bán cũng gia tăng khá cao, làm cho lợi nhuận gộp giảm. Trong đó chủ yếu do chi phí bán hàng tăng khá lớn do công ty thực hiện chính sách khen thưởng cho hoạt động bán hàng, chính sách lương theo kết quả kinh doanh để tạo động lực mới trong kinh doanh. Ngòai ra chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.
Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng rất cao 41,527,225,644 đồng làm tổng lợi nhuận gia tăng tương ứng. Nguyên nhân là: do doanh thu thuần và giá vốn hàng bán tăng khá cao, làm lợi nhuận gộp tăng cao, trong đó, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng cao, vì tăng cường đầu tư cho hoạt động xúc tiến bán hàng như là quảng cáo, tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng và khảo sát thị trường.
Tóm lại, ta thấy ngoại trừ năm 2008 công ty đều cố gắng giữ vững lợi nhuận tăng đều.
Lợi nhuận từ hoạt động tàichính
Năm 2007, hoạt động tài chính lỗ -5,069,595,708 đồng. Sang năm 2008, họat động tài chính tiếp tục lỗ 632,058,262 đồng làm tổng lợi nhuận giảm. Tình hình này là do:chi phí tài chính tăng, trong đó chi phí lãi vay tăng khá cao do công ty tăng khoản vay ngắn hạn. Ngòai ra, thu nhập tài chính cũng tăng khá cao. Đến năm 2009, tình hình họat động tài chính của công ty vẫn tiếp tục giảm.
Nhìn chung qua ba năm ta thấy hoạt động tài chính không được tốt hầu như đều bị lỗ và khoản lỗ này đang có chiều hướng tăng dần sẽ làm hạn chế mức độ tăng tổng lợi nhuận.
Lợi nhuận từ hoạt động khác
Năm 2008, hoạt động này lỗ và giảm rất khá lớn là 41,759,733 đồng. Mặc dù thu nhập cũng tăng là 240,112,571 đồng, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí tăng khá cao 218,872,304 đồng, do thanh lý một số tài sản hỏng và hao hụt nhiều trong qua trình xây dựng.
Năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng tương đối cao 521,852,710 đồng góp phần tăng tổng lợi nhuận. Nguyên nhân do thu nhập khác và chi phí khác tăng rất lớn, nhưng chi phí khác có tăng với mức độ thấp hơn thu nhập khác. Khoản thu nhập này tăng chủ yếu do thu nhập từ thanh lý tài sản tăng.
Như vậy, ta thấy rằng trong những năm qua hoạt động tương đối tốt. Mặc dù ở năm 2007, có thu được lợi nhuận nhưng vẫn thấp so với khoản bị lỗ ở những năm khác sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tổng lợi nhuận.
Phân tích biến động của dòng tiền qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Chỉ Tiêu
CÁC DÒNG TiỀN
HĐKDC
HĐĐT
HĐTC
TỒNG CỘNG
Tồn đầu kỳ
1,618,425,846
Thu trong kỳ
610,712,724,187
2,540,690,000
316,568,154,400
929,821,568,587
Chi trong kỳ
616,889,978,171
17,418,273,888
100,892,800,000
735,201,052,059
Tồn cuối kỳ
(6,177,253,984)
(14,877,583,888)
215,675,354,400
196,238,942,374
lưu chuyển trong kỳ
194,620,516,528
Năm 2007, Công ty thu tiền từ phát hành cổ phiếu được 158,331,960,000 đồng nên tiền cuối kỳ còn 196,238,942,374 đồng; Công ty cũng sử dụng một phần nguồn tiền từ hoạt động tài chính cho hoạt động kinh doanh là 6,177,253,984 đồng và hoạt động đầu tư là 14,877,583,888 đồng. Điều đó thể hiện công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính rất hữu hiệu: phát hành cổ phiếu đúng thời cơ, để có nguồn sử dụng cho hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư.
Năm 2008, Công ty sử dụng tiền rất có hiệu quả: dùng toàn bộ tiền từ hoạt động tài chính đầu kỳ 113,188,464,222 đồng cho hoạt động kinh doanh 152,146,398,860 đồng và hoạt động đầu tư 126,826,148,918 đồng.
Chỉ Tiêu
CÁC DÒNG TiỀN
HĐKDC
HĐĐT
HĐTC
TỒNG CỘNG
Tồn đầu kỳ
196,241,169,795
Thu trong kỳ
593,187,972,743
20,259,983,195
259,895,766,622
873,343,722,560
Chi trong kỳ
745,334,371,603
147,086,132,113
146,707,302,400
1,039,127,806,116
Tồn cuối kỳ
(152,146,398,860)
(126,826,148,918)
113,188,464,222
30,457,086,239
Lưu chuyển tiền trong kỳ
(165,784,083,556)
Tuy nhiên, cần xem lại:
+ Chính sách bán hàng, bán hàng chưa thu được tiền cao, nên Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (152,146,398,860) đồng.
+ Tiền đầu tư chưa thu được lợi nhuận: thu lãi chỉ được 5,039,983,195 đồng.
Chỉ Tiêu
CÁC DÒNG TiỀN
HĐKDC
HĐĐT
HĐTC
TỒNG CỘNG
Tồn đầu kỳ
30,456,966,239
Thu trong kỳ
226,299,606,577
43,640,914,277
614,906,462,500
884,846,983,354
Chi trong kỳ
148,648,632,403
103,054,677,703
657,541,653,000
909,244,963,106
Tồn cuối kỳ
77,650,974,174
(59,413,763,426)
(42,635,190,500)
6,058,986,487
Lưu chuyển tiền trong kỳ
(24,397,979,752)
Năm 2009, Công ty có chính sách bán hàng tốt hơn năm trước, nên tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được 77,650,974,174 đồng; đã dùng tiền từ từ hoạt động kinh doanh cho hoạt động đầu tư 59,413,763,426 đồng và hoạt động tài chính 42,635,190,500 đồng. Công ty sử dụng hết nguồn tiền đầu kỳ 30,456,966,239 đồng, còn lại cuối kỳ 6,058,986,487 đồng, đủ đáp ứng cho hoạt động thường xuyên của công ty. Chính sách cho hoạt động đầu tư đã mang lại hiệu quả: lợi nhuận từ đầu tư thu được 16,640,914,277 đồng.
Phân tích tỷ số thanh tóan
Hệ số thanh toán hiện hành
Rc=Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
2007
2008
2009
Tỷ số TT hiện hành Rc
2.22
1.31
1.42
Năm 2008 hệ số hiện hành của công ty giảm 0.91 so với năm 2007, cụ thể là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,91 đồng. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn tăng khá lớn là 202,211,279,921 đồng, cao hơn tài sản lưu động.
Ty nhiên năm 2009 hệ số này là 1.42 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1.42 đồng tài sản lưu động, so với năm 2008 thì tăng 0.11. Nguyên nhân do nợ ngắn hạn giảm 156,475,304,098 đồng (chủ yếu do vay ngắn hạn giảm), cao hơn mức giảm của tài sản lưu động (nhờ giảm của khoản phải thu ).
Hệ số thanh toán nhanh
Rq=Tài sản ngắn hạn-Hàng tồn khoNợ ngắn hạn
2007
2008
2009
Tỷ số TT nhanh Rq
1.66
0.66
0.51
Năm 2007 hệ số thanh toán nhanh là 1.66, tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm, với 1 đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 1.66 đồng tài sản lưu động. Hệ số này lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty tương đối cao.
Tuy nhiên, đến năm 2008 hệ số này giảm 1.0, cho thấy tình hình thanh toán càng khó khăn hơn. Nguyên nhân của việc giảm sút này là hàng tồn kho gia tăng một lượng khá lớn 153,686,491,763 đồng, chủ yếu là hàng hóa bất động sản, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang khá cao. Và đến năm 2009 hệ số này tiếp tục giảm 0.15 nguyên nhân là công cụ dụng cụ tăng để đảm bảo cho sản xuất, cùng với sản phẩm dở dang tăng để chuẩn bị cho những đơn đặt hàng đầu năm sau và hàng hoá tồn kho lớn vì kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Như vậy, ta thấy hệ số thanh toán nhanh so với hệ số thanh toán hiện hành luôn thấp hơn một khoản nhất định như là: nếu ở hệ số thanh toán hiện hành mỗi một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.21 đồng tài sản lưu động ở năm 2007, thì đối với hệ số thanh toán nhanh chỉ bằng 1.66 đồng…Phần chênh lệch này chỉ ra rằng vẫn còn nhiều tài sản lưu động ở dạng hàng tồn kho và công ty có thể gặp khó khăn trong thanh toán. Đặc biệt trong năm 2009 hệ số ở mức thấp nhất trong 3 năm qua có thể ảnh hưởng không tốt cho công ty. Do đó cần giải phóng nhanh lượng hàng tồn đọng để đảm bảo khả năng thanh toán.
Phân tích tỷ số họat động
Số vòng quay các khoản phải thu
A/R=Doanh thu thuần Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân=Các khoản phải thuDoanh thu bình quân ngày
2007
2008
2009
Số vòng quay các Khoản phải thu
2.20
1.36
5.19
Kỳ thu tiền bình quân
166
268
70
Năm 2007, số vòng quay khỏan phải thu là 2.20, tức là trong năm phải mất bình quân là 166 ngày để thu hồi các khoản nợ. Đến năm 2008 tốc độ luân chuyển của khoản phải thu đã giảm đi 0.85 vòng. Do đó thời gian thu hồi các khoản nợ cũng tăng 104 ngày. Nguyên nhân là doanh thu thuần tăng với mức độ tăng nhỏ hơn mức độ tăng của khoản phải thu bình quân khá nhiều.
Tuy nhiên năm 2009, số vòng quy tăng cao 3.85 vòng, và thời gian thu hồi giảm khá nhiều 199 ngày. Do vậy, số vòng quay nợ phải thu càng lớn và số ngày một vòng quay càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ nhanh. Tỷ số vòng quay nợ phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của công ty.
Như vậy, ta thấy vòng quay các khoản phải thu tăng trở lại năm 2009 cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu ngày càng nhanh sẽ không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và hoạt động của đơn vị.
Vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho=Giá vốn hàng bánHàng tồn kho bình quân
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho=Số ngày trong kỳ (360ngày)số vòng quay hàng tồn kho
2007
2008
2009
Số vòng quay hàng tồn kho
2.27
1.22
1.75
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
158.40
295.89
205.27
1.7526 hơn 2007 hơn 2007XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
Năm 2008, vòng quay hàng tồn kho tăng 0.15 vòng và số ngày lưu kho giảm đi 41.69 ngày so với năm 2007, giúp cho tình hình thanh toán của công ty được tốt hơn. Nguyên nhân là giá vốn hàng bán tăng 103,104,392,864 đồng cao hơn hàng tồn kho bình quân chỉ tăng 136,691,655,296 đồng. Bởi vì lượng hàng tiêu thụ trong năm rất cao đạt ở mức kỷ lục do đó làm giảm mức tồn đọng hàng.
Đến năm 2009 số vòng quay này tiếp tục tăng 0.53 vòng, số ngày lưu kho giảm 90.62 ngày. Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày một vòng quay hàng tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh. Tuy nhiên nếu quá cao lại thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá cung ứng không kịp cung ứng cho khách hàng, gây mất uy tín công ty.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=Doanh thu thuầnTài sản cố định bình quân
2007
2008
2009
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
3.92
2.35
3.65
Năm 2008, hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 2.35 tức là trên 1 đồng tài sản cố định công ty có thể tạo được 2.35 đồng doanh thu. So với năm 2007, thì khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản cố định đã giảm đi 0.12 đồng. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng chậm hơn tài sản cố định bình quân.
Đến năm 2009, hiệu suất này tăng 1.3, tức là tạo ra doanh thu trên một đồng tài sản cố định tăng 1.3 đồng. Mức độ tăng khá cao cho thấy việc sử dụng tài sản cố định bắt đầu có hiệu quả, tạo ra xu hướng tích cực hơn trong những năm tới.
Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số nợ
Tỷ số nợ=Tổng nợTổng tài sản
2007
2008
2009
Tỷ số nợ
0.61
0.69
0.60
Năm 2007 tỷ số nợ là 0.61 nghĩa là 1 đồng tài sản của công ty chỉ có 0.61 đồng nợ, sang năm 2008 tỷ số nợ là 0.69 tăng 0.08 so với năm 2007, do năm 2007 tốc độ tăng của tổng tài sản nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng nợ. Năm 2009 hệ số nợ của công ty giảm mức 0.60 nằm trong tầm kiểm soát của công ty. Hệ số nợ thấp, đảm bảo hoạt động của công ty, các chủ nợ, các nhà đầu tư sẽ rất hài lòng với tỷ số nợ này, cũng như yên tâm về tình hình tài chính của công ty, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong việc huy động vốn sau này của công ty. Đây có thể là chính sách của công ty, tuy nhiên các nhà kinh doanh ai cũng muốn mình bỏ ra ít vốn nhưng lại thu được lợi nhuận cao, bằng cách sử dụng vốn của người khác một cách tối đa.
Vì vậy với khả năng của mình doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ số nợ lên một chút nữa để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn, nếu doanh nghiệp muốn dành vốn của mình để đầu tư thêm như mở rộng qui mô sản suất…
Khả năng chi trả lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay=Lãi trước thuế và lãy vay(EBIT)Lãi vay
2007
2008
2009
Khả năng thanh toán lãi vay
11.09
3.32
5.63
Khả năng thanh toán năm 2007 là 11.74 lần, năm 2008 là 3.27 lần thấp hơn năm 2007 là 8.47 lần. Do năm 2008 công ty vay nhiều hơn, lãi nhiều hơn mà lợi nhuận lại thấp hơn . Điều này cho thấy công ty đã sử dụng vốn vay không mấy hiệu quả, tạo ra lợi nhuận không đủ bù đắp được phần lãi vay mà còn mang lại lợi nhuận thấp cho công ty trong năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khả năng thanh toán lãi vay của công ty đã tăng trở lại ở mức 5.57 lần, đồng thời cũng mang lại lợi nhuận cao cho công, chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty có biểu hiện tốt.
Kết luận: Tỷ số này là tốt trong năm 2007, 2009 việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty. Nhưng thấp trong năm 2008, vì vậy với khả năng của mình công ty nên nâng tỷ số nợ cao hơn một chút nữa để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa từ việc sử dụng thêm vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích tỷ số sinh lời
Tủ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
ROS=Lợi nhuận ròngDoanh thu thuần x 100
2007
2008
2009
Tỷ suất sinh lời ROS
203.63
7.93
11.05
Năm 2007, ROS là 20.82 tức là cứ 1 đồng doanh thu thuần công ty có được 20.82 đồng lợi nhuận. Nhưng đến năm 2008, ROS giảm 9.47, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra lợi nhuận ròng ít hơn trước 9.47 đồng. Mức độ giảm này là khá lớn, do doanh thu tăng khá cao 77,322,665,666 đồng, nhưng lợi nhuận ròng đã giảm đi 19,645,863,073 đồng.
Năm 2009, ROS là 12.97, tăng hơn năm trước 1.62 đồng trên 1 đồng doanh thu. Đây là biểu hiện tốt do lợi nhuận ròng tăng khá cao 38,193,383,205 đồng, nhờ doanh thu thuần tăng một lượng lớn 266,280,604,601 đồng.
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2007cao hơn 2008 và 2009. Tuy 2008 có hướng giảm nhưng 2009 lại tăng, điều này chứng tỏ hoạt động chiến lược của công ty tương đối tốt.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
ROA=Lợi nhuận ròngTổng tài sản x 100
2007
2008
2009
Tỷ suất sinh lời ROA
6.61
2.56
7.96
Năm 2007, ROA của công ty là 6.68, tức là với 1 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 6.68 đồng. nhưng đến năm 2008, ROA giảm 3.03 chỉ còn 3.65. Nguyên nhân do lợi nhuận ròng giảm 19,645,863,073 đồng, trong khi đó tổng tài sản lại tăng khá cao 237,501,860,985 đồng. Đây là biểu hiện không tốt, hiệu quả của công ty giảm xuống.
Năm 2009, ROA tăng 5.7 ở mức 9.35. Mức độ tăng khá lớn cho thấy công ty nổ lực cho hiệu quả tài sản của mình. Cụ thể là lợi nhuận ròng tăng 39,109 tỷ đồng, trong khi tổng tài sản giảm 112,222,320,836 đồng. Lợi nhuận tăng là nhờ công ty chủ động được tình hình, cải thiện doanh số, giảm giá thành và tiết giảm chi phí tốt.
Như vậy, khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản vẫn còn khoảng cách khá lớn đối với khả năng tạo ra doanh thu, đều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn hạn chế.
Tỷ suất sinh lời của vốn cổ phần
ROE=Lợi nhuận ròngVốn cổ phầnx100
2007
2008
2009
Tỷ suất sinh lời ROE
84.56
44.92
60.99
ROE của công ty biến đổi liên tục trong những năm qua, và năm 2009 có xu hướng giảm xuống, cụ thể như sau: Năm 2008, ROE là 44.92 tức là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 44.92 đồng lợi nhuận. So với năm 2007, đã giảm đi 39.64 đồng. Đến năm 2009, suất sinh lời của 1 đồng vốn cổ phần tăng lên 16.07 đồng.
Tỷ suất này đo lường lợi nhuận đạt được trên vốn đóng góp của các cổ đông. Ta thấy năm 2007 tỷ suất này cao 84.56 giúp cho công ty có thể tìm kiếm vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng của mình. Ngược lại, năm 2008 tỷ suất này giảm đáng kể làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần cao không phải lúc nào cũng thuận lợi bỡi vì có thể là do ảnh hưởng của vốn cổ phần mà vốn cổ phần càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng cao.
Phân tích tỷ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần
EPS=Thu nhập ròng của cổ đông phổ thôngSố cổ phần phổ thông đang lưu hành
2007
2008
2009
Thu nhập ròng
41,910,879,317
22,278,892,425
60,462,152,963
Số cổ phần đang lưu hành
3,327,871
4,956,300
5,594,508
Thu nhập mỗi cổ phần EPS
12,594
4,495
10,807
Năm 2007 CTCP Sao Mai An Giang phát hành 1,674,300 cổ phần phổ thông ra công chúng, tháng 10 năm 2007 công ty phát hành thêm 1,653,571 cổ phần để tăng vốn điều lệ từ 32,820,000,000 đồng lên 49,563,000,000 đồng. Nên tổng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân theo phương pháp bình quân gia quyền là 3,327,871 cổ phiếu.
Năm 2008, thu nhập mỗi cổ phần giảm xuống, công ty mua lại 1,628,429 cổ phiếu quỹ, nên tổng số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 4,956,300. Đồng thời thu nhập ròng cổ đông giảm. Đến năm 2009, thu nhập này tăng trở lại, do thu nhập ròng tăng mức mạnh và cổ phiếu lưu hành cũng tăng. Công ty làm ăn có hiệu quả tỷ lệ thu nhập trên cổ phần tăng nhiều từ 4.495 của năm 2008 lên đến 10.807 của năm 2009 .
Tỷ lệ chi trả cổ tức
Tỷ lệ chi trả cổ tức=Cổ tức mỗi cổ phầnThu nhập mỗi cổ phần
2007
2008
2009
Thu nhập mỗi cổ phần EPS
12,594
4,495
10,807
cổ tức mỗi cổ phần
12,594
4,495
10,807
Tỷ lệ chi trả cổ tức
1
1
1
Tỷ kệ chi trả cổ tức của công ty trong 3 năm là 1%, công ty thu lợi bao nhiêu chia hết bấy nhiêu, không giữ lại để hoạt động kinh doanh nào khác.
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập
P/E=Giá trị thị trường mỗi cổ phầnThu nhập mỗi cổ phần
P /E 2007=5600012954=4.32
P /E 2008=600004495=13.3
P /E 2009=6400010807=5.92
Phân tích Dupont
ROE=Lãi ròng Vốn cổ phần
ROE=Doanh thu thuầnVốn cổ phần xLãi ròngDoanh thu thuần
ROE=DT thuầnTổng tài sảnxTổng tài sảnVốn cổ phầnxLãi ròngDT thuần
Trong phân tích Dupont, ta lấy tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần làm ví dụ. Qua phân tích và tỷ số ta thấy tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần phụ thuộc vào những nhân tố là: Doanh thu, tổng tài sản và vốn cổ phần. Sự tăng lên của 3 nhân tố đó làm cho tỷ suất này giảm mạnh vào năm 2008 tăng lên vào năm 2009. Ta thấy rằng công ty sử dụng vốn vay nợ hiệu quả,vì vậy công ty sẽ gặp ít rủi ro do vay nợ tăng lên.
PHẦN 3: HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH
Nếu là nhà tài chính hãy kiến nghị những vấn đề gì giúp tình hình tài chính tốt hơn trong những năm tới
Trước hết chúng ta hãy trình bày cơ bản nhiệm vụ của Nhà tài chính (giám đốc tài chính) trong doanh nghiệp:
Phân tích cấu trúc & quản lý rủi ro tài chính
Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính; chuẩn bị các báo cáo đặc biệt
Dự báo những yêu cầu tài chính; chuẩn bị ngân sách hàng năm; lên kế hoạch chi tiêu; phân tích những sai biệt; thực hiện động tác sửa chữa
Thiết lập tình hình tài chính bằng cách triển khai và áp dụng hệ thống thu thập, phân tích, xác minh và báo cáo thông tin tài chính
Quản lý nhân viên
Phân tích đầu tư & quản lý danh mục đầu tư
Nắm bắt & theo dõi thị trường chứng khoán liên quan đến các hoạt động công ty
Thiết lập & duy trì các quan hệ với ngân hàng và các cơ quan hữu quan.
Theo sát và đảm bảo chiến lược tài chính đề ra.
Năm nay, tình hình thị trường bất động sản càng khó khăn nhiều hơn trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang giảm và nền kinh tế vĩ mô còn nhiều biến động. Công ty CP ĐT XD Sao Mai là đơn vị chuyên kinh doanh bất động sản cũng không nằm ngoài khó khăn chung trên. Tuy nhiên, Công ty Sao Mai đã kiên trì vượt qua những thách thức khó khăn, để có những thành công tiếp nối thành công. Sự thành công của Công ty Sao Mai cũng nhờ những chiến lược khôn ngoan của Hội đồng quản trị, cùng với sự đoàn kết, sáng tạo, quyết tâm của tập thể CBCNV của Công ty. Sự thành công của Công ty phải nói đến vai trò rất quan trọng của giám đốc tài chính công ty.
Những năm tới, còn nhiều khó nhăn và thách thức, nếu là giám đốc tài chính của công ty, để giúp tình hình tài chính tốt hơn , tôi sẽ kiến nghị với Hội đồng quản trị, lãnh đạo của công ty các vấn đề sau đây:
Để tăng doanh thu, cần phải phát triển hệ thống bán hàng: bán nền nhà trả góp cho mọi người dân trong tỉnh, thủ tục mua bán gọn nhẹ, mua nền nhà không cần chứng minh thu nhập. Khi khách hàng góp được ½ giá trị nền nhà, thì được xây nhà để ở;
Xây dựng chung cư dành cho người có thu nhập thấp tạo các khu dân cư hiện hữu của công ty;
Phát hành cổ phiếu ra công chúng và đầu tư vốn vào các khu dân cư khác;
Đối với các hoạt động không hiệu quả như khu nhà hàng, khách sạn thì kiến nghị bán lại cho nhà đầu tư khác, nhằm thu hồi vốn để đầu tư vào các khu dân cư khác đang cần vốn
Kiểm soát chặc chẻ chi phí bán hàng như chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng bán hàng; sắp xếp lại lao động ở các bộ phận gián tiếp nhằm giảm chi phí quản lý để tăng lợi nhuận ;
Tăng cường công tác thu nợ; đối với các khoản nợ lâu năm không thu hồi được cần lập các hồ sơ để trích dự phòng nợ phải thu.
Trên đây là những kiến nghị mà giám đốc tài chính cần đề xuất với Ban lãnh đạo Công ty Sao Mai để thực hiện trong thời gian tới, nhằm giúp tình hình tài chính của công ty được tốt hơn.
III/ PHẦN KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích tình hình tài chính. ta có thể thấy “ bức tranh “tổng quát về tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Sao Mai An Giang như sau :
Ưu điểm
Tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt. Việc phân bổ vốn nhìn chung đã hợp lý. Tuy khoản nợ phải thu còn cao, một phần do tính chất của công ty bất động sản, ngoài ra còn hoạt động công ty con về thủy sản I.D.I. Hàng tồn kho lớn, đây có thể là chiến lược của công ty nhưng hàng tồn kho quá nhiều cũng là điều đáng lưu ý. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh, các khoản nợ phải trả tương đối giảm vào năm 2009. Tỷ suất lợi nhuận cũng tăng, tất cả đều thể hiện một khả năng tài chính khá ổn định của công ty. Nhìn chung, Công ty đã có sự đầu tư về cả chiều rộng và chiều sâu rất tốt.
Các tỷ số về cơ cấu tài chính là khá tốt, việc thanh toán ngắn hạn của công ty luôn được đảm bảo, thuận lợi cho việc phát triển lâu dài của công ty. Tuy nhiên, với khả năng của mình công ty nên nâng tỷ số nợ cao hơn một chút nữa. để có thể mang lại lợi nhuận cao hơn nữa từ việc sử dụng thêm vốn vay trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành của công ty là khá tốt. Nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo thanh toán. Tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm trong hai năm 2008 và 2009, chứng tỏ một khả năng tài chính vẫn tương đối ổn định, cũng như quản trị tài chính của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động lâu dài cuả doanh nghiệp .
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh không những đủ trang trải cho các khoản chi của hai dòng tiền còn lại, mà còn có dư, chứng tỏ doanh nghiệp không thiếu vốn, việc quản lý dòng tiền cũng tương đối hợp lý .
Nhược điểm
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong hoạt động kinh doanh chưa được tốt. tuy vòng quay hàng tồn kho là tạm ổn do công ty sản xuất lớn nhưng kỳ thu tiền còn quá dài phần vốn bị chiếm dụng nhiều. Do công ty đẩy mạnh công suất sản xuất, hàng tồn kho tăng, tuy doanh thu cũng tăng khá mạnh nhưng tốc độ thấp hơn tốc độ tăng của hàng tồn kho. Mặt khác, do doanh thu tăng mạnh dẫn đến nợ phải thu tăng và năm 2008 công ty lại đầu tư quá nhiều trong việc mở rộng qui mô hoạt động làm cho tài sản tăng đột biến khiến cho doanh thu tăng mạnh.Vì vậy để cải thiện tình hình này, doanh nghiệp nên chú trọng hơn chính sách hàng tồn kho, số lượng dự trữ hợp lý nâng cao chất lượng hàng tồn kho hơn nữa để có thể ngắn tối đa vòng quay hàng tồn kho, tìm kiếm thêm khách hàng. mở rộng thị trường tiêu thụ để đẩy mạnh doanh thu hơn nữa.Công ty nên nhanh chóng hoàn thành các công trình đầu tư mở rộng để đưa vào hoạt động nhằm góp phần nâng cao doanh thu, có như vậy thì chắc chắn tỷ số hoạt động sẽ được cải thiện rất tốt, tạo cơ sở vũng chắc để công ty thực hiện các chiến lược lâu dài .
Tóm lại : Công ty Cổ phần Xây dựng Sao Mai An Giang là một công ty khá vững mạnh tại An Giang, cả về chiều rộng và chiều sâu. Một khả năng tài chính dồi dào, rất thuận lợi, vững chắc cho việc hoạt động và phát triển lâu dài. Tuy còn một số hạn chế trong hoạt động kinh doanh một phần do chính sách của công ty, một phần do đặc thù ngành nghề nhưng với tiềm năng tài chính sẵn có của công ty. Công ty Cổ phần Xây dựng Sao Mai An Giang sẽ nhanh chóng khắc phục được những tồn tại và tiếp tục thực hiện những bước đột phá mới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại Công Ty Xây Dựng Sao Mai An Giang.docx