Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty xây lắp An Giang

Trong nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế như hiện nay ở nước ta và với xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của thế giới thì cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp không chỉ là giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có những doanh nghiệp nước ngoài sẽ ngày càng trở nên khốc liệt. Các doanh nghiệp có thể trụ vững trong thị trường ấy hay không và có thể phát triển được hay không hay sẽ phải chấp nhận sự đào thải Điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự mạnh hay yếu của các doanh nghiệp hay nói cách khác đó chính là tiềm lực tài chính của chính doanh nghiệp mình. Chính vì lẽ đó mà việc phân tích tình hình tài chính sẽ càng vô cùng quan trọng. Đề tài “ Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang” được thực hiện với các công việc như phân tích các Báo cáo tài chính, cụ thể là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính như khả năng thanh toán, khả năng quản trị nợ, khả năng sinh lời và hiệu quả sử dụng vốn để từ đó ta có thể thấy được khả năng tiềm lực tài chính cũng như các mặt còn tồn tại và thông qua đó ta sẽ có những biện pháp khắc phục. Qua việc phân tích tình hình tài chính của công ty trong khoảng thời gian ba năm 2007 – 2009 thì mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận đạt được ngày càng tăng tuy nhiên nếu xét tính tự chủ về mặt tài chính thì vẫn còn thấp do nợ phải trả chiếm tỷ trong quá lớn ngày càng tăng lên, bên cạnh đó tình hình đầu tư về chiều sâu chưa đang có xu hướng giảm xuống, khả năng thanh toán của công ty vẫn còn tương đối thấp và đang có dấu hiệu được cải thiện tốt hơn. Thông qua các mặt còn tồn tại của công ty mà đề ra các kiến nghị, giải pháp nhắm để ổn định tình hình tài chính và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn như: quản trị tiền mặt, quản trị các khoản phải thu, quản trị hàng tồn kho, quản lý vốn cố định, gia tăng doanh số tiêu thụ . MỤC LỤC 􀁙􀁚 􀀉 􀁙􀁚 Lời cảm ơn Tóm tắt Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ Danh mục các hình Danh mục các chữ viết tắt CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT Trang 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .2 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3 1.1 Những khái niệm cơ bản .3 1.1.1 Khái niệm về tài chính .3 1.1.2 Khái niệm về phân tích Báo cáo tài chính .3 1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ và mục đích của việc phân tích Báo các tài chính .3 1.2.1 Ý nghĩa .3 1.2.2 Nhiệm vụ 3 1.2.3 Mục đích 4 1.3 Giới thiệu hệ thống Báo cáo tài chính 4 2. NỘI DUNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 5 2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán 5 2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn 5 2.1.2 Phân tích mối liên hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn .5 2.1.3 Phân tích kết cấu của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán .6 2.1.3.1 Phân tích kết cấu tài sản 6 2.1.3.2 Phân tích kết cấu nguồn vốn .6 2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .7 2.3 Phân tích các tỷ số tài chính .7 2.3.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán .7 2.3.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành .7 2.3.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh .7 2.3.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền 8 2.3.2 Các tỷ số về quản trị nợ 8 2.3.2.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu .8 2.3.2.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 8 2.3.2.3 Hệ số thanh toán lãi nợ vay 8 2.3.3 Các tỷ số về hiệu quả sử dụng vốn .8 2.3.3.1 Vòng quay các khoản phải thu 9 2.3.3.2 Vòng quay hàng tồn kho .9 2.3.3.3 Vòng quay tài sản cố định 9 2.3.3.4 Vòng quay tổng tài sản .10 2.3.3.5 Vòng quay vốn chủ sở hữu .10 2.3.4 Các tỷ số về khả năng sinh lời .10 2.3.4.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu .10 2.3.4.2 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản .10 2.3.4.3 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 10 2.4 Phân tích Dupont 11 3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .13 3.1 Phương pháp so sánh 13 3.2 Phương pháp liên hệ cân đối 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG 1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .15 1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty .15 1.2 Quá trình hình thành và phát triển 15 2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN .15 2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty .15 2.2 Nhiệm vụ của các phòng ban 17 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 17 3.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 17 3.2 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán 18 4. CÁC MẶT HÀNG KINH DOANH VÀ VỊ TRÍ TRÊN THỊ TRƯỜNG 20 4.1 Các mặt hàng kinh doanh hiện nay .20 4.2 Chất lượng sản phẩm và vị trí trên thị trường 20 5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG QUA BA NĂM 2007 – 2009 21 6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY .21 6.1 Thuận lợi .21 6.2 Khó khăn 22 7. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG NĂM 2010 .22 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP AN GIANG 1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 24 1.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua Bảng cân đối kế toán 24 1.1.1 Đánh giá khái quát về tổng tài sản và tổng nguồn vốn 24 1.1.1.1 Đánh giá khái quát tổng tài sản .24 1.1.1.2 Đánh giá kháo quát tổng nguồn vốn .25 1.1.2 Phân tích mối liên hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn .26 1.1.3 Phân tích sự biến động của các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán 28 1.1.3.1 Phân tích phần tài sản .28 1.1.3.2 Phân tích phần nguồn vốn .33 1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 37 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU 40 2.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu .40 2.1.1 Phân tích nhóm tỷ số thanh toán 40 2.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện hành .40 2.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh .41 2.1.1.3 Tỷ số thanh toán bằng tiền 42 2.1.2 Phân tích nhóm tỷ số quản trị nợ .43 2.1.2.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu .43 2.1.2.2 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 44 2.1.2.3 Hệ số thanh toán lãi nợ vay 45 2.1.3 Phân tích nhóm tỷ số hiệu quả sử dụng vốn 46 2.1.3.1 Vòng quay các khoản phải thu 46 2.1.3.2 Vòng quay hàng tồn kho .47 2.1.3.3 Vòng quay tài sản cố định 50 2.1.3.4 Vòng quay toàn bộ tài sản 51 2.1.3.5 Vòng quay vốn chủ sở hữu .52 2.1.4 Phân tích nhóm tỷ số khả năng sinh lời .53 2.1.4.1 Tỷ số sinh lợi trên doanh thu 53 2.1.4.2 Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản .54 2.1.4.3 Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 55 2.2 Phân tích Dupont 57 2.3 Tóm tắt các tỷ số tài chính 59 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 60 2. KIẾN NGHỊ .61 2.1 Quản lý vốn lưu động .61 2.1.1 Quản trị tiền mặt 61 2.1.2 Quản trị các khoản phải thu .62 2.1.3 Quản trị hàng tồn kho .62 2.2 Quản lý vốn cố định .62 2.3 Gia tăng doanh số tiêu thụ 63 2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi 63 2.5 Xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn .63 Tài liệu tham khảo

pdf78 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3206 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại Công ty xây lắp An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải là những khách hàng truyền thống, có các tiêu chuẩn tín dụng cao, khả năng tài chính mạnh để đảm bảo khả năng thanh toán thì mới được công ty gia hạn thêm thời gian thanh toán cũng như nới rộng chính sách tín dụng. Việc gia tăng khoản phải thu ngắn hạn cũng như dài hạn trong năm 2009 là điều cần phải làm, tuy nhiên bên cạnh đó, công ty cũng cần phải xem xét thật kỹ đến chính sách tín dụng cho khách hàng sao cho thật phù hợp để vừa không bị mất đi khách hàng vừa không để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu gây ảnh hưởng đế việc đầu tư tái sản xuất; mặt khác công ty cũng cần kiểm tra lại các khách hàng có những khoản nợ đã quá hạn trả để có những biện pháp xử lý kịp thời. 2.1.3.2 Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho cho biết hàng tồn kho tạo ra được bao nhiêu giá trị hàng hóa trong một kỳ kinh doanh. Nếu số vòng quay thấp, cho thấy sự tồn kho hàng hóa quá mức dẫn đến việc tăng chi phí cho công ty. Ngược lại, nếu số vòng quay hàng tồn kho cao thì giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa tồn trữ, giảm bớt nguy cơ hàng hóa bị ứ đọng. Nhưng nếu hệ số này quá cao, công ty sẽ có nguy cơ không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu, gây ra tình trạng thiếu hàng và làm mất khách hàng, điều này ảnh hưởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty. Vòng quay hàng tồn kho của công ty được phân tích ở bảng sau: GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 47 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang BẢNG 4.16: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần Tr.đ 440.359 511.379 609.421 71.020 16,13 98.042 19,17 Hàng tồn kho Tr.đ 80.657 139.416 139.228 58.759 72,85 (188) (0,13) Vòng quay Vòng 5,46 3,67 4,38 (1,79) (32,8) 0,71 19,35 Số ngày lưu kho Ngày 66,85 99,46 83,33 32,61 48,78 (16,13) (16,2) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACC qua ba năm) BIỂU ĐỒ 4.14: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA ACC QUA BA 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 0 1 2 3 4 5 6 V òn g Doanh thu thuần Hàng tồn kho Vòng quay Dựa vào bảng số liệu phân tích và đồ thị trên ta thấy nhìn chung qua ba năm vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự biến động nhẹ. Bình quân số vòng quay hàng tồn kho trong ba năm khoảng 4,5 vòng, tương ứng khoảng 81,05 ngày/vòng. Sở dĩ, vòng luân chuyển hàng tồn kho thấp là hàng tồn kho của công ty luôn chiếm giá trị rất lớn. Cụ thể, năm 2008, vòng quay hàng tồn kho là 3,67 vòng, tức hàng tồn kho quay 3,67 vòng trong một năm và số ngày lưu kho của một vòng là 99,46 ngày, so với kỳ trước đã giảm đi 1,79 vòng tương ứng với số ngày tăng thêm là 32,61 ngày do trong năm này doanh thu thuần chỉ tăng thêm 16,13% trong khi hàng tồn kho có tốc độ tăng là 72,85% do chính điều này là cho số vòng quay hàng tồn bị giảm dẫn đến số ngày lưu kho bình quân sẽ tăng thêm. Như vậy, với số vòng quay bị giảm và số ngày lưu kho bình quân lại tăng lên cho thấy năm 2008, hàng tồn kho của công ty đã luân chuyển chậm hơn so với kỳ trước, hay nói cách khác, công ty đã hoạt động kém hiệu quả trong việc xử lý hàng tồn kho so với năm trước. Với tốc độ luân chuyển chậm như thế này và số ngày lưu kho kéo dài thêm sẽ làm cho công ty tốn nhiều chi phí cho việc lưu trữ và bảo quản, mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi giá trị hàng tồn kho sang tiền mặt cũng sẽ lâu hơn. Qua năm 2009, do giá trị của hàng tồn khi bị giảm đi 188 triệu đồng, mặt khác doanh thu thuần của của năm lại tăng thêm 98.042 triệu đồng tương đương khoảng 17% nên đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho trong một năm lúc này là 4,38 vòng, tức đã tăng thêm 0,71 vòng đồng thời ứng với số ngày lưu kho giảm đi 16,2 ngày so với năm 2008. Qua đây cho thấy việc xử lý hàng tồn kho của công ty lúc này đã hiệu quả hơn so với năm trước hay nói cách khác hoạt động sản xuất trong năm 2009 của công ty là có khả quan hơn so với năm trước. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đừng để số vòng quay hàng tồn kho quá lớn vì khi đó công ty sẽ không có đủ hàng để cung ứng khi thị trường có nhu cầu cao, từ đó sẽ làm mất đi khách hàng, do vậy công ty nên duy trì một mức tồn kho hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ cho thị trường mặt khác không để số vốn trong hàng tồn kho chiếm quá nhiều. GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 48 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang Ở đây, người viết xin giới thiệu một mô hình quản trị hàng tồn kho nhằm giúp cho công ty có thể kiểm soát được tốt hơn loại vốn này. Như ở phần phân tích trước ta biết được công ty Xây Lắp An Giang là một công ty tương đối lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh nhiều loại mặt hàng và từng loại mặt hàng có đặc thù riêng của chúng nên người viết không thể đưa ra mô hình chung cho công ty mà chỉ lấy điển hình một loại mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao nhất để đưa ra mô hình quản trị hàng tồn kho, các nhà máy khác có thể dựa theo và đưa ra mô hình quản trị hàng tồn kho cho phù hợp. Ở đây người viết sẽ giới thiệu mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất (Economic Ordering Quantity – EOQ) để ứng dụng vào nhà máy xi măng ACIFA. Mô hình EOQ là một mô hình quả trị hàng tồn kho mang tính định lượng để tìm mức tồn kho tối ưu cho nhà máy. Trong mô hình này khối lượng đặt hàng tối ưu sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố: Tổng khối lượng nguyên liệu clinker sử dụng trong năm, chi phí cho mỗi lẫn đặt hàng và chi phí tồn trữ trên một ngàn tấn nguyên liệu clinker. Theo mô hình này lượng đặt hàng tối ưu sẽ bằng: Q* = 2 * S * O C Trong đó: Q* = Sản lượng đặt hàng tối ưu S = Tổng khối lượng nguyên liệu sử dụng trong năm O = Chi phí cho mỗi lần đặt hàng C = Chi phí tồn trữ cho một đơn vị nguyên liệu Căn cứ vào các số liệu thống kê tại nhà máy ta có: S = 20.000 tấn. O = 32.878.000 đồng (chi phí đặt hàng bao gồm các loại chi phí như: chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển hàng, lương cho nhân viên quản lý và kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào). C = 57.000 đồng (chi phí tồn trữ bao gồm chi phí bốc xếp nguyên liệu vào kho, chi phí khấu hao nhà kho, lương cho thủ kho và chi phí hao hụt). (Nguồn: Phòng kế toán tại nhà máy Xi Măng ACIFA) Từ công thức trên ta sẽ có khối lượng đặt hàng tối ưu như sau: Q* = 2 * 20.000 * 32.878.000 57.000 = 4.803,36 (tấn) Với sản lượng tối ưu, ta sẽ có œ Số lần đặt hàng trong năm = S : Q* = 4 (lần). œ Chi phí đặt hàng trong năm = S * O : Q* = 136.896.000 đồng. œ Chi phí tồn trữ nguyên liệu = C :2 * Q* = 136.896.000 đồng. Qua việc tính ta thấy với khối lượng đặt hàng tối ưu, chi phí đặt hàng bằng chi phí tồn trữ. GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 49 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 50 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan 2.1.3.3 Vòng quay tài sản cố định Đây là tỷ số dùng để đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty, nó cho biết một đồng giá trị tài sản cố định trong một năm tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Để xem tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty như thế nào ta cùng tìm hiểu bảng số liệu sau: BẢNG 4.17: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần Tr.đ 440.359 511.379 609.421 71.020 16,13 98.042 19,17 Tài sản cố định Tr.đ 79.005 77.001 79.970 (2.004) (2,54) 2.969 3,86 Vòng quay Vòng 5,57 6,64 7,62 1,07 19,21 0,98 14,76 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACC qua ba năm) Vòng quay tài sản cố định của công ty trong ba năm đều lớn hơn 5 và có xu hướng tăng dần. Nếu như ở năm 2007 là 5,57 vòng thì sang năm 2008 là 6,64 vòng, tăng 1,07 vòng so với năm trước. Do tài sản cố định giảm đi 2.004 triệu đồng khoảng 2,54% chủ yếu là do công ty tiến hành thanh lý rất nhiều máy móc thiết bị cũng như các dây chuyền sản xuất cũ đã lỗi thời, năng suất hoạt động không cao trong khi đó doanh thu thuần lại tăng khá nhanh C Q Tổng chi phí Chi phí tồn trữ Chi phí đặt hàng Q* HÌNH 4.1: MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ TỒN TRỮ VÀ CHI PHÍ ĐẶT HÀNG BIỂU ĐỒ 4.15: VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA ACC QUA BA NĂM 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 0 2 4 6 8 10 V òn g Doanh thu thuần Tài sản cố định Vòng quay Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 51 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan 71.020 triệu đồng khoảng 16,13% nên đã làm cho tốc độ tăng của vòng quay tài sản cố định khoảng 19,21% so với năm trước, lúc này một đồng tài sản cố định đã tao ra 6,64 đồng doanh thu thuần trong khi năm trước là 5,57 đồng. Đến năm 2009, mặc dù tài sản cố định có tăng thêm so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng chỉ 3,86%, mặt khác doanh thu thuần năm 2009 tăng rất nhanh 98.042 triệu đồng vì vậy vòng quay tài sản cố định lúc này là 7,62 vòng, tức một đồng tài sản cố định tạo ra 7,62 đồng doanh thu thuần, tăng 0,98 đồng so với năm trước. Vòng quay tài sản cố định trong ba năm qua của công ty là tương đối lớn và tăng khá nhanh là do công ty có gia tăng tài sản cố định nhưng tốc độ tăng của nó không nhanh hơn so với tốc độ của doanh thu thuần. Điều này đã cho ta thấy rằng việc sử dụng tài sản cố định của công ty đang thay đổi theo chiều hướng rất khả quan, công ty đã tận dụng hiệu quả công suất tài sản cố định ngày càng tốt hơn, nghĩa là một đồng tài sản cố định ngày càng tạo ra nhiều doanh thu hơn cho công ty. Tuy nhiên, ở năm 2009 vòng quay tài sản cố định có sự tăng nhẹ hơn so với năm 2008 cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, nguyên nhân là do tốc độ gia tăng của doanh thu thuần có sự chênh lệch tương đối không nhiều so với tốc độ gia tăng của tài sản cố định. Do đó công ty cần xem xét kỹ và có những biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa công suất sử dụng tài sản cố định. Tiếp theo ta sẽ phân tích vòng quay của toàn bộ tài sản để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty.Tiếp theo ta sẽ phân tích vòng quay của toàn bộ tài sản để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. 2.1.3.4 Vòng quay toàn bộ tài sản Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu đánh giá tổng hợp việc sử dụng tài sản lưu động và tài sản cố định của công ty, nó cho ta biết được một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm hay một kỳ kinh doanh. Ta có bảng số liệu sau: BẢNG 4.18: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY TOÀN BỘ TÀI SẢN CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần Tr.đ 440.359 511.379 609.421 71.020 16,13 98.042 19,17 Tổng tài sản Tr.đ 292.957 332.089 390.708 39.132 13,36 58.619 17,65 Vòng quay Vòng 1,5 1,54 1,56 0,04 2,67 0,02 1,3 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACC qua ba năm) BIỂU ĐỒ 4.16: VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN CỦA ACC QUA BA NĂM 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 1,46 1,48 1,5 1,52 1,54 1,56 1,58 V òn g Doanh thu thuần Tổng tài sản Vòng quay Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 52 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Qua bảng phân tích và đồ thị trên cho ta thấy vòng quay toàn bộ tài sản của công ty đều lớn hơn hơn 1 và có xu hướng tăng lên trong ba năm qua. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tài sản là có mang lại lợi ích cho công ty. Ở năm 2007, vòng quay toàn bộ tài sản là 1,5 vòng, nghĩa là một đồng vốn trong một năm đã mang về 1,5 đồng doanh thu. Đến năm 2008, tăng lên 0,04 vòng tương đương khoảng 2,67%. Và đến năm 2009, vòng quay này tiếp tục tăng lên đến 1,56 vòng, tức là có 1,56 đồng doanh thu được tạo ra từ một vốn. Như vậy, nếu so sánh với năm trước thì lúc này một đồng vốn công ty bỏ ra thu thêm được 0,02 đồng. Vòng quay toàn bộ tài sản của công ty tăng lên trong ba năm chủ yếu là do doanh thu thuần có tốc độ tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản, nếu như ở năm 2008 doanh thu thuần tăng thêm 16,13% thì tổng tài sản chỉ tăng thêm 13,36%, còn ở năm 2009, doanh thu thuần có tốc độ tăng thêm là 19,17% trong khi tổng tài sản chỉ đạt tốc độ tăng thêm là 17,65. Vòng quay toàn bộ tài sản của công ty có tăng trong ba năm nhưng tốc độ tăng thêm không cao nhất là ở năm 2009 vẫn còn tương đối thấp nhất tốc độ tăng thêm của vòng quay tổng tài sản của năm 2009 so với năm 2008 chỉ đạt 1,3%, trong khi tốc độ tăng thêm vòng quay tổng tài sản của năm 2008 so với năm 2007 là 2,67%, tương tự như phần phân tích ở vòng quay tài sản cố định là do mặc dù doanh thu thuần của công ty vẫn tăng nhưng so với tốc độ gia tăng của tổng tài sản là không bằng nên làm cho hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản tăng ít hơn. Do đó công ty cần xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm gia tăng doanh thu, mặt khác cần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ở mức cao hơn từ đó làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1.3.5 Vòng quay vốn chủ sở hữu Vòng quay vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Ta có bảng số liệu phân tích chỉ tiêu này như sau: BẢNG 4.19: PHÂN TÍCH VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần Tr.đ 440.359 511.379 609.421 71.020 16,13 98.042 19,17 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 120.823 130.998 146.580 10.175 8,42 15.582 11,89 Vòng quay Vòng 3,64 3,9 4,16 0,26 7,14 0,26 6,67 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACC qua ba năm) BIỂU ĐỒ 4.17: VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA ACC QUA BA NĂM 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 3,2 3,4 3,6 3,8 4 4,2 V òn g Doanh thu thuần Vốn chủ sở hữu Vòng quay Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang Cũng như vòng quay tổng tài sản thì trong ba năm qua vòng quay vốn chủ của công ty có xu hướng tăng lên. Năm 2007, vòng quay vốn chủ sở hữu đạt được là 3,64 vòng, nghĩa là trong năm có 3,64 đồng doanh thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn chủ sở hữu. Sang năm 2008, chỉ tiêu này tăng lên 3,9 vòng, như vậy tăng thêm 0,26 đồng so với năm 2007. Đến năm 2009, lúc này vòng luân chuyển đã đạt được 4,16 vòng, tức là một đồng vốn chủ sở hữu trong một năm đã mang về 4,16 đồng doanh thu cho công ty, so với năm trước thì tăng thêm 0,26 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng thêm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ tăng thêm của vốn chủ sở hữu, nếu như trong năm 2008 doanh thu thuần có tốc độ tăng thêm là 16,13% thì vốn chủ sở hữu chỉ tăng khoảng 8,42%, còn trong năm 2009, vốn chủ sở hữu 11,89% trong khi doanh thu thuần tăng đến 19,17% . Tuy nhiên tốc độ tăng thêm của vòng quay vốn chủ sở hữu của năm 2009 so với năm 2008 là 6,67% trong khi đó tốc độ tăng thêm của vòng quay vốn chủ sở hữu của năm 2008 so với năm 2007 là 7,14%, chính vì thế công ty cần có những biện pháp thích hợp hơn nữa. Nói tóm lại việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tốt hơn và có hiệu quả vì đã tạo ra ngày càng nhiều doanh thu hơn cho công ty. 2.1.4 Phân tích nhóm tỷ số sinh lời Cũng như bất kỳ công ty khác, công ty Xây Lắp An Giang hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu cuối cùng là hướng đến lợi nhuận, bởi vì lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Việc tạo ra lợi nhuận phụ thuộc rất lớn vào khả năng của người lãnh đạo công ty. Công ty hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận mang về càng cao. Nhưng nếu chỉ căn cứ vào sự tăng hoặc giảm xuống của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của công ty là tốt hay xấu thì đôi khi chúng ta sẽ mắc phải sai lầm. Do vậy, khi đánh giá cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã được thực hiện với tài sản, vốn chủ hữu… đã bỏ ra thì mới có thể đánh giá khách quan hơn về hiệu quả hoạt động của công ty. Những mối quan hệ ấy sẽ được tìm hiểu thông qua việc phân tích những chỉ tiêu về khả năng sinh lời của công ty. 2.1.4.1 Tỷ số sinh lợi trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của một đồng doanh thu thuần trong một kỳ kinh doanh, nó cho chúng ta biết trong doanh số bán ra có bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận. Như đã phân tích ở những phần trước, doanh thu của công ty trong ba năm có tốc độ tăng nhanh, nhưng có phải doanh thu tạo ra càng nhiều thì lợi nhuận mang về sẽ càng cao hay không. Trước hết là bảng số liệu phân tích về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. BẢNG 4.20: PHÂN TÍCH TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN DOANH THU CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Lợi nhuận ròng Tr.đ 11.444 14.154 22.108 2.710 23,68 7.954 56,2 Doanh thu thuần Tr.đ 440.359 511.379 609.421 71.020 16,13 98.042 19,17 ROS % 2,6 2,77 3,63 0,17 6,54 0,86 31,05 (Nguồn: Báo cáo tài chính của ACC qua ba năm) GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 53 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 54 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Bảng phân tích trên chi ta thấy số sinh lợi trên doanh thu của công ty đang có chiều hướng tăng dần từ năm 2007 trở đi. Cụ thể, năm 2007, tỷ số sinh lợi trên doanh thu là 2,6%, nghĩa là 100 đồng doanh thu bán ra thì mới tạo ra 2,6% lợi nhuận. Sang năm 2008, chỉ tiêu này đạt được là 2,77%, so với năm 2007 đã tăng thêm 0,17%, lúc này cứ 100 đồng doanh thu thì có 2,77 đồng lợi nhuận, tăng 0,17 đồng lợi nhuận tương đương khoảng 6,54% so với năm trước. Đến năm 2009, tỷ số này tiếp tục tăng và tốc độ tăng cũng cao hơn, lúc này là 3,63%, tăng 0,86% so với năm 2008, tương ứng với tốc độ tăng là 31,05%. Trong ba năm tỷ suất này luôn tăng là do lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh hơn so với sự gia tăng của doanh thu, bởi chi phí tương ứng tạo nên giá trị này trong ba năm qua là tương đối không cao. Nhìn chung chỉ tiêu này của công ty cũng còn tương đối thấp nhưng nó đang biến động theo chiều hương rất tốt, năm sau đều cao hơn năm trước và tốc độ tăng cũng cao hơn. Điều này chứng tỏ công ty đã có những biện pháp phù hợp trong việc gia tăng doanh thu nhưng đồng thời cũng tiết kiệm phần chi phí bỏ ra làm cho tỷ suất này ngày càng tăng cao. Do vậy công ty cần cố gắng tiếp tục duy trì và nâng cao cao hơn nữa các biện pháp tiệt kiệm chi phí nhằm làm cho tỷ số này ngày càng tốt hơn. 2.1.4.2 Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tổng tài sản hiện có tại công ty. Nó cho biết trong một kỳ kinh doanh thì tổng tài sản tạo ra được bao nhiêu phần trăm là lợi nhuận. Đối với công ty Xây Lắp An Giang thì tỷ suất này đạt được ở mức độ nào. Điều này được trả lời qua bảng phân tích sau: BẢNG 4.21: PHÂN TÍCH TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN TỔNG TÀI SẢN CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Lợi nhuận ròng Tr.đ 11.444 14.154 22.108 2.710 23,68 7.954 56,2 Tổng tài sản Tr.đ 292.957 332.089 390.708 39.132 13,36 58.619 17,65 ROA % 3,91 4,26 5,66 0,35 8,95 1,4 32,86 (Nguồn: Báo cáo tài chính của ACC qua ba năm) BIỂU ĐỒ 4.18: TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN DOANH THU CỦA ACC QUA BA NĂM 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 0 1 2 3 4 % Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROS Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 55 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản của công ty biến động theo xu hướng năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là 4,26%, nghĩa là trong 100 đồng tài sản tảo ra 4,26 đồng lợi nhuận, cao hơn 0,35 đồng so với năm trước, với tốc độ tăng là 8,95%. Sang năm 2009, chỉ tiêu này tiếp tục tăng cao 5,66%, lúc này 100 đồng tài sản đã mang về 5,66 đồng lợi nhuận tăng hơn so với năm 2008 là 1,4 đồng và tốc độ tăng cũng cao hơn 32,86%. Mặc dù tổng tài sản của công ty có tăng lên nhưng hầu hết đều có tốc độ chậm hơn so với lợi nhuận ròng do năm 2008 và 2009 đặc biệt là năm 2009 là hai năm mà công ty có chủ trương khuyến khích các nhà máy xí nghiệp thực hiện những biện pháp tiết kiệm nhiều loại chi phí. Chính vì lẽ đó đã làm cho phần lợi nhuận ròng của công ty tăng hơn, từ đây tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty trong ba năm được tăng lên. Qua việc phân tích tỷ số này ta cũng đã thấy lên một điều là khả năng quản lý tài sản của công ty cũng như tình hình hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn, đang theo một chiều hướng rất khả quan. Lợi nhuận là sự sống, vì thế công ty cần tăng cường hơn nữa khả năng sinh lời của tài sản để mang về nhiều lợi nhuận hơn nữa cho công ty. Như trong phần cơ sở lý luận về phương pháp phân tích Dupont thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một chỉ tiêu quan trọng góp phần tạo nên tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, vì thế việc phân tích tỷ số này sẽ được làm rõ hơn trong phần phân tích Dupont. 2.1.4.3 Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng đối với các nhà đầu tư, ở đây đối với công ty Xây Lắp An Giang thì nhà đâu tư chính là nhà nước vì nó cho ta thấy được khả năng tạo ra lãi của một đồng vốn nhà nước bỏ ra là bao nhiêu để đầu tư vào công ty. Chỉ tiêu này của công ty được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: BẢNG 4.22: PHÂN TÍCH TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA ACC QUA BA NĂM Năm 2008-2007 2009-2008 Chỉ tiêu Đvt 2007 2008 2009 Giá trị % Giá trị % Lợi nhuận ròng Tr.đ 11.444 14.154 22.108 2.710 23,68 7.954 56,2 Vốn chủ sở hữu Tr.đ 120.823 130.998 146.580 10.175 8,42 15.582 11,89 ROE % 9,47 10,8 15,08 1,33 14,04 4,28 39,63 (Nguồn: Báo cáo tài chính của ACC qua ba năm) BIỂU ĐỒ 4.19: TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN TỔNG TÀI SẢN CỦA ACC QUA BA NĂM 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 0 1 2 3 4 5 6 % Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ROA Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 56 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Trong ba năm qua, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên không ngừng. Nếu như ở năm 2007, tỷ suất này là 9,47% thì sang năm 2008 tăng lên 10,8%, nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ hữu bỏ ra tạo được 10,8 đồng lợi nhuận cho công ty, so với năm trước tăng thêm 1,33 đồng tương đương khoảng 14,04%. Đến năm 2009, tỷ suất này lại tiếp tục tăng lên rất nhanh 15,08 %, tức là có đến 15,08 đồng lợi nhuận được tạo ra từ 100 đồng vốn chủ sở hữu, tăng 4,28 đồng so với năm 2008, tốc độ tăng thêm khoảng 39,63%. Sự gia tăng này là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế có tốc độ tăng nhanh hơn, điều này chứng tỏ vốn chủ sở hữu tuy có bỏ ra nhưng ít trong khi lại mang về nhiều lợi nhuận hơn, mặt khác tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản của công ty trong ba năm đều thấp hơn so với tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chứng tỏ công ty đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên đã khuyếch đại được tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản. Tuy nhiên việc phân tích tỷ số này sẽ được xem xét kỹ trong phần phân tích Dupont. Tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu mà công ty đạt được ngày một tăng lên rất khả quan và tin rằng trong thời gian sắp tới công ty sẽ nâng cao hơn nữa khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thông qua những chính sách phù hợp và hiệu quả nhất. Tóm lại, các tỷ số về khả năng sinh lời của công ty luôn biến động từ năm 2007 đến năm 2009 theo chiều hướng rất tốt cùng với sự gia tăng của cả ba tỷ số: tỷ số sinh lợi trên doanh thu, số sinh lợi trên tổng tài sản và trên vốn chủ sở hữu. Điều này có nghĩa là trong thời gian ba năm qua doanh thu, tài sản và vốn chủ hữu ngày càng tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty mặc dù suất sinh lợi trên doanh thu vẫn còn tương đối thấp. Việc tăng khả năng sinh lợi là vấn đề mà công ty cần quan tâm nhiều hơn và nhất là vấn đề kiểm soát chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh, để công ty thực sự trở thành một công ty mạnh cả về thế và lực đồng thời đủ sức đứng vững trên thị trường, cùng cạnh tranh, cùng phát triển với các công ty khác trong xu thế toàn cầu hóa. 2.2 Phân tích Dupont Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán. Sau đây sẽ là sơ đồ Dupont của công ty Xây Lắp An Giang trong ba năm 2007 – 2009. Các số liệu trong sơ đồ dưới đây sẽ được thể hiện tuần tự từ trên xuống từ năm 2007 đến năm 2009: BIỂU ĐỒ 4.20: TỶ SỐ SINH LỢI TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA ACC QUA BA NĂM 0 50.000 100.000 150.000 200.000 2007 2008 2009 Năm T ri ệu đ ồn g 0 5 10 15 20 % Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu ROE Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 57 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Nhìn vào sơ đồ Dupont ta thấy suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu bị ảnh hưởng trực tiếp từ suất sinh lợi trân tài sản và 1-(Tổng nợ/Tổng tài sản). Vì vậy, ta sẽ có hai cách để tăng ROE. Một là tăng ROA, tức là quản lý sao cho có hiệu quả đối với lĩnh vực mà công ty hoạt động. Và hai là giảm đi chỉ số 1-(Tổng nợ/Tổng tài sản) Ứng dụng phương pháp phân tích Dupont vào việc tình hình tài chính tại công ty, ta nhận thấy ROE của công ty trong ba năm qua tăng lên là do tác động của chỉ số 1-(Tổng nợ/Tổng tài sản) bị giảm đi, điều này cũng đồng nghĩa với việc là công ty sử dụng rất hiệu quả đòn bẩy tài chính, tuy nhiên công ty cũng nên lưu tâm đến kết cấu nợ ngắn hạn và dài hạn sao cho phù hợp. Do ROE của công ty tăng lớn hơn ROA nên rủi ro về mặt tài chính sẽ rất cao, điều này cũng khá hợp lý vì trên thực tế, công ty kinh doanh các mặt hàng được sử dụng trong ngành xây dựng thường hay mua bán chịu rất nhiều nên làm cho các khoản phải trả rất lớn. Suất sinh lợi trên tài sản của công ty trong ba năm chênh lệch cũng rõ rệt do suất sinh lợi trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản đều có xu hướng tăng lên trong ba năm. Cụ thể: trong năm 2008, suất sinh lợi trên doanh thu tăng thêm 0,17% so với năm 2007 và số vòng HÌNH 4.2: SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH DUPONT QUA BA NĂM 2007 – 2008 - 2009 ROE 9,47 10,8 15,08 ROA 3,91 4,26 5,66 1 – Tổng nợ/Tổng tài sản 0,412 0,394 0,675 Tài sản lưu động 184.578 212.033 258.299 Tổng tài sản 292.957 332.089 390.708 ROS 2,6 2,77 3,63 Vòng quay tài sản 1,5 1,54 1,56 Doanh thu thuần 440.359 511.379 609.421 Doanh thu thuần 440.359 511.379 609.421 Lợi nhuận ròng 11.444 14.454 22.108 Tổng chi phí 431.227 498.711 588.537 Tổng doanh thu 442.671 512.865 610.645 Tài sản dài hạn 108.379 120.056 132.409 chia chia nhân chia trừ cộng Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang quay tổng tài sản cũng tăng nhẹ 0,04 vòng. Qua năm 2009, so với năm trước thì suất sinh lợi tiếp tục tăng nhanh 0,6% còn vòng quay tổng tài sản cũng cũng vẫn tăng nhẹ thêm 0,02 vòng. Qua sơ đồ phân tích Dupont ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lần lượt trong ba năm là 23,68% (năm 2008 so với 2007) và 56,2% (năm 2009 so với 2008) trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản là 13,36% (năm 2008 so với 2007) và 17,65% (năm 2009 so với 2008). Như vậy tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng phần vốn của mình ngày càng có hiệu quả hơn. Để có thể phân tích kỹ hơn suất sinh lợi trên doanh thu ta sẽ lập bảng thống kê tốc độ tăng của chi phí và lợi nhuận BẢNG 4.23: TỐC ĐỘ TĂNG CỦA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng chi phí 431.227 498.711 588.537 Tổng doanh thu 442.671 512.865 610.645 Lợi nhuận sau thuế 11.444 14.154 22.108 % chênh lệch chi phí 15,65 % 18,01 % % chênh lệch doanh thu 15,86 % 19,07 % % chênh lệch lợi nhuận 23,68 % 56,20 % (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm) Từ bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận sau thuế trong đều tăng lên là do tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tộ độ tăng của chi phí, điều này làm cho suất sinh lợi trên doanh thu của năm 2008 (2,77%) cao hơn năm trước (2,6%), và năm 2009 (3,63%) cao hơn so với năm 2008. Về tổng chi phí có sự tăng lên trong ba, trong đó chủ yếu là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, còn chi phí về tài chính và chi phí khác thì giảm xuống. Tuy nhiên nếu xét về mặt kết cấu và so sánh với sự tăng lên của lợi nhuận thì thì mức tăng lên này là hợp lý với tình hình hoạt động của công ty. Qua việc phân tích sơ đồ Dupont ta nhận thấy năm 2009 là năm mà công ty hoạt động hiệu quả nhất, mặt khác mức tăng trưởng vẫn được nâng cao qua các năm tuy nhiên công ty vẫn sử dụng đòn bẩy tài chính quá nhiều. Vì vậy để muốn tăng suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu một cách bền vững an toàn và có mức rủi ro thấp bằng cách gia tăng suất sinh lợi trên tổng tài sản. Theo sơ đồ Dupont, suất sinh lợi trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều vào suất sinh lợi trên doanh thu và vòng quay tài sản tức khai thác tối đa công suất của tài sản. Muốn gia tăng suất sinh lợi trên doanh thu thì phải tăng lãi ròng, mà muốn tăng lãi ròng thì phải giảm chi phí. Vì vậy công ty cần rà soát lại, cắt giảm những khoản chi phí không cần thiết, kiểm soát thật chặt chẽ các chi phí sản xuất cũng như chi phí hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, cần làm tăng vòng quay tổng tài sản, tức là cần làm cho tài sản cố định khó thay đổi trong thời gian dài và cần giảm tài sản lưu động. Để giảm tài sản lưu động, ta không nên dự trữ lượng tiền mặt quá lớn, giảm các khoản phải thu ở mức vừa phải, đồng thời quản trị thật tốt hàng tồn kho. Tăng trưởng không phải là tối đa hóa lợi nhuận mặc dù tăng trưởng, tăng thị phần từ đó lợi nhuận của công ty sẽ tăng. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận ở quan điểm về tài chính thì việc tăng trưởng ngày càng nhiều chưa hẳn là một dấu hiệu tốt mặc dù tăng trưởng sẽ làm tăng lợi nhuận. Nếu thiếu sự nhạy bén và linh hoạt tài chính để duy trì một mức tăng trưởng phù hợp thì dù công ty có tăng trưởng nhanh, có nhu cầu cung ứng sản phẩm trên thị trường thì cũng sẽ thất bại, sẽ là một quan điểm sai lầm cho nhà quản trị của công ty nếu cho rằng tăng trưởng càng nhanh hơn thì tốt hơn. Nếu đánh giá đúng khả năng tài chính của công ty mình và thậm GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 58 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang chí duy trì một mức tăng trưởng chậm thì công ty vẫn sẽ có nhiều khả năng giành nhiều thị phần trong tương lai. Vì vậy việc quản lý tăng trưởng là một vấn đề mà công ty cần phải đặc biệt quan tâm. 2.3 Tóm tắt các tỷ số tài chính Qua việc phân tích các tỷ số của công ty trng ba năm qua ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty đang có chiều hướng phát triển rất tốt tuy vẫn còn một vài tỷ số vẫn còn thấp cần được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn nữa. Sau đây là bảng tóm tắt các tỷ số của công ty trong năm vừa qua, đồng thời ta sẽ cùng so sánh các tỷ số tài chính của công ty với công ty Cổ Phần Xi Măng Vật Liệu Và Xây Lắp Đà Nẵng (DXV). BẢNG 4.24: TÓM TẮT CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH STT Chỉ tiêu Năm 2009 ACC Năm 2009 DXV 1 Tỷ số thanh toán Tỷ số thanh toán hiện hành 1,13 2,53 Tỷ số thanh toán nhanh 0,52 2,29 Tỷ số thánh toán bằng tiền 0,03 0,55 2 Tỷ số quản trị nợ Nợ / Vốn chủ sở hữu 1,67 3,93 Nợ / Tổng tài sản 0,62 0,80 Hệ số thanh toán lãi nợ vay 5,41 3,71 3 Hiệu quả sử dụng vốn Vòng quay khoản phải thu ngắn hạn 6,17 5,28 * Kỳ thu tiền bình quân 59,16 69,18 Vòng quay hàng tồn kho 4,38 34,86 * Số ngày lưu kho bình quân 83,33 10,47 Vòng quay tài sản cố định 7,62 2,79 Vòng quay tổng tài sản 1,56 1,52 Vòng quay vốn chủ sở hữu 4,16 7,48 4 Tỷ số sinh lời ROS 3,63 1,22 ROA 5,66 1,85 ROE 15,08 9,13 (Nguồn: báo cáo tài chính của công ty Cổ Phần Xi Măng Vật Liệu Và Xây Lắp Đà Nẵng) * Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy nhóm tỷ số về thanh toán của ACC đều thấp hơn DXV, tuy nhiên khả năng trả lãi nợ vay của công ty thì tốt hơn rất nhiều, điều này khẳng định uy tín và vị thế của công ty trong các ngân hàng, đây là một thế mạnh của công ty. Về nhóm tỷ số quản trị nợ của ACC thấp hơn DXV, nhất là tỷ số nợ trên tổng tài sản và nợ trên vốn chủ sổ hữu. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc của ACC vào các chủ nợ ít, mức độ độc lập về tài chính cao hơn và ACC ít gặp rủi ro trong thanh toán hơn DXV. Về hiệu quả sử dụng vốn cũng như tỷ số khả năng sinh lời của ACC đều cao hơn DXV, điều này thể hiện tình hình tài chính của ACC là tốt hơn hẳn DXV. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho của ACC lại ít hơn DXV rất nhiều, đây là một hạn chế của ACC mà công ty cần phải lưu ý nhiều hơn nữa. GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 59 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ YZ YZ 1. KẾT LUẬN Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để tồn tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Trong cuộc cạnh tranh đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển sản xuất, nhưng cũng không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể, phá sản. Để có thể trụ lại được trong cơ chế thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh hiện có hay nói đúng hơn là phải có nền tảng tài chính vững chắc. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang tôi có một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, phần tài sản và nguồn vốn của công ty cũng biến động qua từng năm với mức độ tương đối lớn nhất là tài sản lưu động và nợ phải trả nên đã dẫn đến sự giảm xuống của tỷ suất đầu tư cũng như tỷ suất tự tài trợ. Điều này cho thấy, tình hình đầu chiều sâu chưa được tốt khi công ty dự trữ quá nhiều hàng tồn kho cũng gia tăng các khoản phải thu mặc dù trong ba năm vừa qua tài sản dài hạn có tăng nhưng tốc độ tăng không cao so với tài sản lưu động, mặt khác, với tỷ số tự tài trợ có xu hướng giảm xuống chứng tỏ khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty là tương đối thấp. Tuy nhiên do là công ty nhà nước nên vốn chủ sở hữu đều là vốn nhà nước vì vậy việc rót vốn về rất khó vì phải có được sự chấp thuận của Ủy ban tỉnh và cơ quan trực thuộc cấp trên. Chính vì thế mà số tiền công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hầu hết là đi vay ngân hàng. Thứ hai, công ty đang trên đà tăng trưởng, các sản phẩm của công ty đã và đang xâm nhập sâu vào thị trường trong và ngoài nước bởi chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ mà công ty cung ứng ngày càng được nâng cao. Doanh thu tiêu thụ của công ty không ngừng tăng lên trong ba năm vừa qua đồng thời các chi phí sản xuất cũng như chi phí hoạt động kinh doanh đang được kiểm soát rất tốt. Thứ ba, về hoạt động tài chính. Trong ba năm qua hoạt động này đều mang về doanh thu cho công ty, tuy nhiên với chi phí bỏ ra quá lớn nhất chi phí lãi nợ vay do nguồn tài trợ của công ty đều là vay ngân hàng, vì vậy chi phí lãi nợ vay càng lớn bao nhiêu thì sẽ càng trở thành gánh nặng cho cho công ty bấy nhiêu. Thứ tư, về khả năng thanh toán của công ty, mặc dù nợ phải trả quá lớn nhất khoản nợ vay ngân hàng nhưng với khả năng thanh toán tương đối tốt nhờ khả năng tao ra lợi nhuận để chi trả lãi nợ vay do đó công ty đã tạo được sự tín nhiệm cho ngân hàng, tuy nhiên bên cạnh đó, hệ số thanh toán bằng tiền mặt còn thấp, công ty cần cố gắng cải thiện tỷ số này ở một mức vừa phải tránh tình trạng duy trì số dư quá lớn gây lãng phí vốn đầu tư đồng tăng nguy cơ về rủi ro. Thứ năm, về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài, công ty đã sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài rất lớn và việc sử dụng này ngày càng tăng trong ba năm. Do đó, đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả vì sử dụng đòn bẩy tài chính như một con dao hai lưỡi vừa có ưu điểm và khuyết điểm: nó giúp cho hiệu quả đạt được ngày càng cao tuy nhiên nó cũng sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp thậm chí có thể dẫn đến nguy cơ phá sản. Thứ sáu, về hiệu quả sử dụng vốn, nhìn chung vòng luân chuyển của các loại tài sản đều tăng, chứng tỏ việc sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả ngày càng cao, nhất là vòng quay tài sản cố định. Tuy nhiên, vòng luân chuyển của các khoản phải thu đang giảm xuống GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 60 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang trong năm 2009 làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên. Với việc kỳ thu tiền bình quân tăng lên sẽ làm gây khó khăn về nợ phải thu, từ đó ảnh hưởng đến việc tái hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên do mục tiêu của công ty mở rộng thị trường tìm kiếm khách hàng mới thì sự gia tăng các khoản phải thu là điều phải chấp nhận nhưng chỉ trong một thời nhất định, công ty cần tránh để cho khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu. Thứ bảy, về khả năng sinh lợi, các tỷ số sinh lợi đang có xu hướng tăng lên rất nhanh, nhất là suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên cần phải chú ý một điều là suất sinh lợi trên tổng tài sản nhỏ hơn suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy công ty sử dụng rất hiệu quả đòn bẩy tài chính của mình nhưng nó cũng đồng nghĩa với mức rủi ro về tài chính là rất cao. Còn về suất sinh lợi trên doanh thu vẫn còn tương đối thấp nhưng nó đang có xu hướng tăng lên trong trong ba năm qua, để có thể tăng trưởng một cách ổn định đồng thời mang lại tính rủi ro thấp cho chủ nợ thì công ty cần phải cố gắng gia tăng tỷ số này nhiều hơn nữa. 2. KIẾN NGHỊ Tình hình tài chính của công ty Xây Lắp An Giang đã được thể hiện rất rõ nét thông qua việc phân tích trên. Trong thời gian qua, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong hoạt động kinh doanh. Song song với những thành tựu ấy là những hạn chế mà công ty đã và đang vướng phải, nó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển của công ty. Vì thế những hạn chế đó cần được công ty khắc phục trong tương lai. Đây là vấn đề không thể giải quyết được một sớm một chiều mà đòi hỏi phải khắc phục dần dần trong quá trình hoạt động. Nhằm góp một phần của mình, người viết xin đề xuất một số kiến nghị nhằm ổn định tình hình tài chính đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty Xây Lắp An Giang trong thời gian tới như sau: 2.1 Quản lý vốn lưu động 2.1.1 Quản trị tiền mặt Tiền là một khoản mục được trình bày trước tiên trên Bảng cân đối kế toán và là một loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất. Mặc dù là loại tài sản rất quan trọng dùng để phân tích khả năng thanh của doanh nghiệp nhưng nó lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản và ít được quan tâm trong việc ổn định và nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên khi lượng tiền bị thiếu hụt sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhằm góp phần giúp cho công ty quản trị tốt loại tài sản này, người viết xin đề xuất một số giải pháp như sau: Công ty cần tăng tốc độ thu hồi tiền mặt. Để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt công ty có thể thay đổi chính sách chiết khấu hiện tại đối với những khoản nợ được khách hàng thanh toán trước hay đúng hạn. Do tiền là một loại tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng gian lận, biển thủ thường cao hơn những tài sản khác. Vì vậy để hạn chế những rủi ro này đồng thời để đảm bảo rằng khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền sẽ được đưa vào đầu tư càng nhanh chóng thì công ty cần thực hiện tối đa việc thu nợ qua ngân hàng, hạn chế thu bằng tiền mặt. Do đó, khi khách hàng thanh toán nợ chỉ cần gửi sec chi trả tới ngân hàng mà công ty có mở tài khoản. Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, công ty còn có thể thu được một khoản lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu. Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, công ty nên trì hoãn việc thanh toán nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định như chi phí tài chính hay tiền phạt thấp hơn lợi nhuận mà việc chậm thanh toán đem lại. Để làm giảm tốc độ chi tiêu công ty có thể tận dụng khoản chênh lệch về thời gian thu chi hoặc có thể thay đổi thời gian chi trả lương cho người lao động chẳng hạn như thay vì công ty sẽ trả lương cho người lao động vào đầu mỗi tháng, ta có thể chi trả lương vào từng đợt có thể là hai hoặc ba đợt nhằm tận dụng khoảng thời gian giữa các đợt đầu tư vào các hoạt động khác. GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 61 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang Ngoài ra, công ty cũng cần hoạch định một ngân sách tiền để dự báo nhu cầu chi tiêu. Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt. Kế hoạch này được xây dựng theo từng tháng, từng tuần hay từng ngày. 2.1.2 Quản trị các khoản phải thu Như đã phân tích, các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng lên trong ba năm, điều này đồng nghĩa với việc công ty chiếm dụng vốn ngày càng tăng, làm cho tốc độ vòng quay đồng vốn bị chấm lại. Vì thế: Công ty cần xem xét việc thay đổi các tiêu chuẩn tín dụng và thời hạn bán chịu đối với khách hàng mà hiện tại công ty đang áp dụng có phù hợp với mục tiêu mới của công ty không. Bởi vì khi các tiêu chuẩn này tăng lên ở mức cao hay thời hạn bán chịu bị rút ngắn, doanh số bán sẽ giảm, ngược lại doanh số bán sẽ tăng nếu các tiêu chuẩn giảm xuống hay công ty gia tăng thời hạn bán chịu. Tuy nhiên, một hệ quả tất yếu nếu doanh số tăng là khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên thì khả năng gặp những khoản nợ khó đòi cũng tăng lên kéo theo chi phí thu tiền cũng tăng. Vì vậy, khi quyết định thay đổi tiêu chuẩn tín dụng hay thời hạn bán chịu công ty cần phải dựa trên cơ sở phân tích chi phí và lợi nhuận. Theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã đến hạn. Mặt khác, nhanh chóng xác định và thu hồi khoản thuế được hoàn lại trong năm nhằm làm giảm mức ứ đọng vốn. 2.1.3 Quản trị hàng tồn kho Như ở phần phân tích trước ta nhận thấy trong công ty hàng tồn kho là loại tài sản chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản, ngoài ra nó cũng có ảnh hưởng rất lớn và liên quan rất mật thiết với giá vốn hàng bán. Do vậy công tác quản trị hàng tồn kho là một công việc rất quan trọng đối với công ty. Vì vậy, công ty cần: Xây dựng một kế hoạch sản xuất theo từng thời kỳ trên cơ sở dự báo về nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm hay vào doanh số dự kiến, kết hợp với thông tin về mức công suất tối đa và việc xác định mức tồn kho tối thiểu để đảm bảo có đủ nguyên liệu cần thiết. Kiểm tra chất lượng số hàng hóa khi nhập về. Nếu hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. Bên cạnh, công ty cũng cần một mô hình quản lý hàng tồn kho thích hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm cho từng nhà máy. Với việc xây dựng và áp dụng thành công một hệ thống quản lý hàng tồn kho hữu hiệu sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của công ty. Bảo quản tốt hàng tồn kho. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu và lượng hàng hóa trong kho trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn của công ty 2.2 Quản lý vốn cố định Cần tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất, mặc khác, để đảm bảo hiệu quả cho việc đầu tư, các nhà máy cần phải lập kế hoạch và các định rõ nhu cầu của mình để có trình tự ưu tiên hợp lý. Tránh việc xây dựng, mua sắm những tài sản chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn và bị lỗi thời. Bên cạnh đó, trước khi đầu tư phải lập dự án tính phân tích khả thi và hiệu quả của nó nhằm giảm thiểu rủi to nhất là những tài sản có giá trị lớn. GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 62 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang Theo dõi chặt chẽ việc trích lập khấu hao, lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp cho từng loại tài sản nhằm nhanh chóng thu hồi lại vốn đã đầu tư. Thường xuyên kiểm kê và đánh giá tài sản cố định nhằm sớm phát hiện ra những hư hỏng để có những biện pháp xử lý và sửa chữa kịp thời. Thanh lý, nhượng bán những máy móc thiết bị có hiệu quả sử dụng thấp, cũ kỹ, lỗi thời và thay vào đó bằng những máy móc thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến hơn với công suất cao hơn nhằm tiết kiệm nguyên liệu đầu vào cũng như thời gian tạo ra sản phẩm. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc giữ gìn, bảo quản và sử dụng tài sản của công ty nhằm tránh được những tổn thất không đáng có. 2.3 Gia tăng doanh số tiêu thụ Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị trên mạng internet, báo đài, trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Mở rộng thị trường tiêu thụ trong cũng như ngoài nước bằng việc duy trì các mối quan hệ bán hàng cũ đồng thời tăng cường tìm kiếm và tiếp cận những khách hàng mới. Tiếp tục duy trì sản xuất những sản phẩm truyền thống đồng thời cũng mở rộng thêm một số mặt hàng, sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tạo ra sự tín nhiệm, uy tín trên thị trường đối với công ty về chất lượng sản phẩm, tác phong làm việc, tinh thần phục vụ… Đó là một quy luật bất di bất dịch để tồn tại trong cạnh tranh trên thương trường. 2.4 Nâng cao khả năng sinh lợi Lợi nhuận phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố doanh thu và chi phí. Vì vậy để gia tăng lợi nhuận công ty cần tiết kiệm chi phí một cách hợp lý bằng các biện pháp sau: Trong quá trình thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất, cần kiểm tra chất lượng thật chặt chẽ để tránh tình trạng chất lượng nguyên liệu đầu vào không đúng chất lượng gây ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như sản phẩm hoàn thành. Đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên trong việc nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, tránh sự hao hụt nguyên liệu cũng như ngày công lao động. Khi thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất cần phải chú ý đến vị trị địa lý của hệ thống kho bãi cũng như các nhà máy sản xuất, cần phải đặt chúng ở những nơi gần khu dân cư và gần nguồn nguyên liệu để vừa thuận lợi trong việc mua bán vừa giảm thiểu được sự hư hao cũng như chi phí vận chuyển, bảo quản. Công ty cũng cần theo dõi lượng nguyên liệu biến hằng ngày nhằm xác định thời điểm thu mua cho thích hợp Kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thông qua nâng cao hiệu suất hoạt động. Bộ phận bán hàng cần huy động đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp có trình độ nghiệp vụ ngoại thương cao để lựa chọn phương thức gia hàng hợp lý. 2.5 Xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn Công tác quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn, đồng thời việc quản lý hiệu quả vốn hoạt động. Đây là một công việc rất quan trọng đối với tất các các công ty bởi vì thông qua một kế hoạch tài chính ngắn hạn hay dài hạn được tốt có khả quan thì nhà quản lý công ty có thể thu hút được nhiều vốn đấu tư để duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Như ở phần kiến nghị về việc quản trị tiền mặt, người viết cũng đã đưa ra giải pháp về việc lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, còn về kế hoạch dài hạn tuy đây là một công việc rất phức tạp và khó khăn bởi vì công ty khó có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 63 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan Phân tích tình hình tài chính tại công ty Xây Lắp An Giang GVHD: ThS Nguyễn Đăng Khoa Trang 64 SVTH: Thạch Thị Ngọc Lan với doanh nghiệp trong vòng mấy năm sắp tới. Mặc dù vậy, với một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, sản xuất và kinh doanh rất đa dạng các mặt hàng như công ty Xây Lắp An Giang thì việc lập một kế hoạch tài chính dài hạn là một điều cần thiết với tình hình kinh doanh hiện nay. Khi xây dựng một kế hoạch tài chính dài hạn công ty cần phải xác định tốc độ tăng trưởng mà công ty có thể đạt được, từ đó tính toán thật kỹ mức vốn cần thiết để có thể trang trải cho các hoạt động cũng như cho các khoản hàng tồn kho, máy móc thiết bị nhà xưởng, nhu cầu về nguồn nhân sự… để có thể đạt được mức tăng trưởng này. Bên cạnh đó, công ty cũng cần dự tính chính xác, kịp thời nhu cầu về vốn từ đó có kế hoạch thu hút vốn. Với hình thức sở hữu vốn là nhà nước thì việc rót vốn từ nhà nước về công ty là rất khó khăn vì nó còn phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan chủ quản, do vậy để đảm bảo nhu cầu về vốn chắc chắn việc đi vay nợ là không tránh khỏi tuy nhiên nó sẽ mất rất nhiều thời gian chính vì thế mà công ty cần phải dự báo chính xác và kịp thời. TÀI LIỆU THAM KHẢO YZ YZ 1. Kế toán tài chính – Đại học quốc gia TP.HCM, khoa kinh tế, bộ môn kế toán kiểm toán – Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.HCM. 2. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp – Huỳnh Đức Lộng – Giảng viên trường Đại học kinh tế TP.HCM- Nhà xuất bản Thống Kê. 3. Cẩm nang nghiệp vụ quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản – Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Quản trị tài chính – Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết – Tủ sách Đại học Cần Thơ 5. Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nguyễn Hải Sản- Nhà xuất bản Thống Kê 6. Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH may xuất khẩu Mỹ An – Hồ Hữu Hùng- DH1TC3 – Đại học An Giang. 7. Báo cáo tài chính 2007, công ty Xây Lắp An Giang. 8. Báo cáo tài chính 2008, công ty Xây Lắp An Giang. 9. Báo cáo tài chính 2009, công ty Xây Lắp An Giang. 10. Trang Web: cophieu68.com 11. Trang Web:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfPhân tích tình hình tài chính tại Công ty xây lắp An Giang.pdf
Luận văn liên quan