Tính cấp thiết của đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng được mở rộng, sự đa dạng, phức tạp và nhu cầu thông tin ngày càng được nâng cao thu hút sự quan tâm của đông đảo những người đã, đang và sẽ hoạt động trong các ngành kinh tế. Đặc biệt công việc phân tích tài chính - kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ cho nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức, có vai trò cực kỳ quan trọng trong cung cấp thông tin kinh tế, tài chính cho nhà quản lý. Với nguồn thông tin hữu ích đó thì nhà quản lý có thể đánh giá chính xác, trung thực, khách quan về thực trạng tài chính, khả năng sinh lãi, hiệu quả kinh doanh, những triển vọng cũng như những rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp.
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo ra môi trường cạnh tranh khắc nghiệt giữa những doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường bằng uy tín, bằng sức mạnh tài chính, bằng chất lượng sản phẩm, Trong đó, vấn đề tài chính là quan trọng nhất và nó chi phối tất cả các mặt còn lại của doanh nghiệp. Để biết tình hình tài chính thực tiễn cũng như tình hình sử dụng vốn, quản lý nguồn nhân lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năng xoay vòng vốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu phân tích các bảng số liệu, phân tích các chỉ số tài chính và các công cụ khác để có thể rút ra những kết luận phù hợp với nhu cầu hiện tại. Từ kết quả phân tích kế toán tài chính đó doanh nghiệp có thể nhận ra những ưu khuyết điểm của mình mà định hướng, lập kế hoạch sản xuất và quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực trong tương lai
79 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2687 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính tại xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
2.Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ
02
-25.652.339.187
-32.872.879.549
-48.519.809.074
-7.220.540.362
28,15
-15.646.929.525
47,60
3.Tiền chi trả cho người lao động
03
-4.715.131.246
-7.261.279.830
-8.975.490.561
-2.546.148.584
54,00
-1.714.210.731
23,61
4.Tiền chi trả lãi vay
04
-3.876.448.278
-5.030.181.037
-3.791.373.852
-1.153.732.759
29,76
1.238.807.185
-24,63
5.Tiền chi nộp thuế TNDN và nộp khác
05
-998.078.105
-2.149.418.158
-4.245.416.534
-1.151.340.053
115,36
-2.095.998.376
97,51
6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
06
5.048.648.406
11.020.012.549
27.605.852.875
5.971.364.143
118,28
16.585.840.326
150,51
7.Tiền chi khác cho hoạt động KD
07
-19.735.178.666
-15.321.176.761
-24.526.966.767
4.414.001.905
-22,37
-9.205.790.006
60,09
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh
20
-6.894.757.143
16.170.652.433
22.377.124.984
23.065.409.576
334,54
6.206.472.551
38,38
II.Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi mua sắm,XDTSCĐ và các TS dài hạn khác
21
-1.843.270.447
-1.552.629.931
-11.447.086.854
290.640.516
-15,77
-9.894.456.923
637,27
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, các TS DH khác
22
81.666.667
81.666.667
-81.666.667
-100,00
7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
27
29.535.619
24.542.871
143.339.921
-4.992.748
-16,90
118.797.050
484,04
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
-1.813.734.828
-1.446.420.393
-11.303.746.933
367.314.435
-20,25
-9.857.326.540
681,50
III.Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ p.hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
31
710.000.000
-710.000.000
-100,00
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
32
-1.830.000.000
-1.830.000.000
1.830.000.000
-100,00
của doanh nghiệp đã phát hành
3.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
33
27.902.409.360
25.393.588.415
37.604.567.912
-2.508.820.945
-8,99
12.210.979.497
48,09
4.Tiền chi trả nợ gốc vay
34
-18.748.359.799
-39.819.155.126
-46.883.258.973
-21.070.795.327
112,39
-7.064.103.847
17,74
Lưu chuyển thuần từ hoạt động Tài chính
40
9.864.049.561
-16.255.566.711
-9.278.691.061
-26.119.616.272
-264,80
6.976.875.650
42,92
Lưu chuyển thuần trong kỳ (20+30+40)
50
1.155.557.590
-1.531.334.671
1.794.686.990
-2.686.892.261
-232,52
3.326.021.661
-217,20
Tiền tương đương tiền đầu kỳ
60
1.263.178.366
2.418.735.956
887.401.285
1.155.557.590
91,48
-1.531.334.671
-63,31
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (50+60+61)
70
2.418.735.956
887.401.285
2.682.088.275
-1.531.334.671
-63,31
1.794.686.990
202,24
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
- Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: năm 2004 giảm 26.119.616.272 đồng tương ứng 264,8% so với năm 2003 và tăng trở lại vào năm 2005 là 6.976.875.650 đồng tương ứng 42,92%. Riêng năm 2004 lưu chuyển tiền có giá trị rất thấp là -16.255.566.71 đồng nhưng hiệu qủa hoạt động thì cao hơn hai năm 2003, 2005. Nguyên nhân là do đơn vị phải trả lại vốn góp 1.830.000.000 đồng cho các chủ sở hữu đồng thời trả thêm 21.070.795.327 đồng nợ gốc vay mà chỉ vay thêm 25.393.588.415 đồng thấp nhất trong ba năm, chứng tỏ đơn vị làm ăn có lời và tự trang trải được các khoản vay.
Sau đây ta phân tích các chỉ tiêu thường được sử dụng (Bảng 09):
BẢNG 09 : CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Đồng
48.082.418.339
78.805.587.768
112.436.181.772
Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư
Đồng
29.535.619
106.209.538
143.339.921
Dòng tiền vào từ hoạt động tài chính
Đồng
28.612.409.360
25.393.588.415
37.604.567.912
Tổng dòng tiền vào từ các hoạt động
Đồng
76.724.363.318
104.305.385.721
150.184.089.605
Tỷ lệ dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh
Lần
0,6300
0,7600
0,7500
Tỷ lệ dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư
Lần
0,0004
0,0010
0,0010
Tỷ lệ dòng tiền vào từ hoạt động tài chính
Lần
0,3700
0,2400
0,25000
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
3.1 Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu vào (Bảng 09):
Ta nhận thấy trong 1 đồng thu vào từ các hoạt động thì có 0,63 đồng là từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính vào năm 2003, có 0,76 đồng như thế vào năm 2004 và tương tự có 0,75 đồng như vậy vào năm 2005. Như vậy, dòng tiền thu vào từ hoạt động sản xuất ngành in chiếm tương đương 70% tổng dòng tiền thu vào từ mọi hoạt động của xí nghiệp, cho thấy hoạt động này đang được quan tâm đúng mức và tạo hiệu quả cao.
3.2 Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền thu vào (Bảng 09):
Năm 2004 dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư tăng so với năm 2003 là 76.673.919 đồng tương ứng 259,6% và tăng 37.130.383 đồng vào năm 2005 tương ứng 34,96%. Tuy nhiên, dòng tiền này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng dòng tiền thu vào của xí nghiệp. Năm 2004 dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư tăng 0,0006 lần so với năm 2003 và đứng yên vào năm 2005. Tỷ số này cho thấy hoạt động đầu tư của xí nghiệp hiện chưa mang lại hiệu quả cao và cần quan tâm đúng mức hơn trong những năm tới.
3.3 Tỷ lệ dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu vào (Bảng 09):
Năm 2004 dòng tiền thu vào từ hoạt động tài chính có giảm so với năm 2003 là 328.820.945 đồng tương ứng giảm 11,25% nhưng qua năm 2005 tăng vọt lên 12.210.979.497 đồng tương ứng 48,09% so với năm 2004. Tuy nhiên trong tổng dòng tiền thu vào thì năm 2004, 2005 tỷ trọng dòng tiền này giảm thấp so với năm 2003 là 0,13 lần vào năm 2004 và giảm tiếp 0,01 lần vào năm 2005. Nhìn chung tỷ lệ này biến động khá tốt và cần phát triển hơn nữa để tăng lượng tiền thu vào cho xí nghiệp.
BẢNG 10 : PHÂN TÍCH TỶ LỆ THANH TOÁN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
Đồng
-6.894.757.143
16.170.652.433
22.377.124.984
Nợ ngắn hạn
Đồng
23.824.425.754
26.725.946.145
30.638.326.052
Nợ dài hạn
Đồng
33.203.532.039
25.826.652.925
18.369.074.192
Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn
Lần
-0,29
0,61
0,37
Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả
Lần
-0,12
0,31
0,46
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
3.4 Tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh doanh (Bảng 10):
Tỷ lệ này trong 3 năm qua đều có giá trị thấp dưới 1, có nghĩa là dòng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh không đủ bù đắp những khoản nợ ngắn hạn. Năm 2004 tỷ lệ thanh toán nợ ngắn hạn tăng so với năm 2003 là 0,9 đơn vị, sang năm 2005 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 0,37 đơn vị. Trong đó năm 2003 tỷ lệ này mang giá trị âm chứng tỏ xí nghiệp đang hoạt động chưa hiệu quả và bị thiếu hụt một lượng tiền tệ là 6.894.757.143 đồng gây nhiều khó khăn cho xí nghiệp trong vấn đề thanh toán nợ ngắn hạn. Nhưng xí nghiệp đã cố gắng khắc phục điều này ở những năm sau, tình hình đã được cải thiện dần dần, biểu hiện là sự tăng dần lên của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ngày càng cao.
3.5 Tỷ lệ thanh toán nợ phải trả từ lưu chuyển tiền tệ thuần hoạt động kinh doanh (Bảng 10):
Tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn phải rả từ lưu chuyển tiền tệ thuần của hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ này mặc dù còn thấp và có giá trị nhỏ hơn 1 chứng tỏ khoản tiền tệ thuần từ hoạt động kinh doanh không đủ trang trải cho những khoản nợ phải trả. Đây là điều bình thường vì bất kỳ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô cũng cần huy động những nguồn vốn rất lớn và sẽ trả dần qua các năm sau.
II. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán:
1 Phân tích tình hình công nợ:
1.1 Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả trong ngắn hạn:
Tình hình công nợ phản ánh quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản dư thừa thì doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu phần vốn đi chiếm dụng lớn hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp chiếm thêm một phần vốn đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ giảm bớt vốn.
Khi phân tích cần phải xác định được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý (đó là những khoản nợ còn đang trong thời hạn trả nợ chưa hết hạn thanh toán). Doanh nghiệp cần phải đôn đốc thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng nhất là các khoản nợ đã quá hạn thanh toán, đồng thời phải chủ động giải quyết những khoản nợ phải trả trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán.
BẢNG 11 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN
ĐVT: VND
CÁC KHOẢN PHẢI THU
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
CHÊNH LỆCH 04/03
CHÊNH LỆCH 05/04
TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI(%)
TUYỆT ĐỐI
TƯƠNG ĐỐI(%)
1. Phải thu của khách hàng
2.728.881.074
2.579.835.022
5.050.739.142
-149.046.052
-5,46
2.470.904.120
95,78
2. Trả trước cho người bán
724.215.186
1.200.000.000
475.784.814
65,70
-1.200.000.000
-100,00
3. Các khoản phải thu khác
313.213.512
164.813.070
131.104.044
-148.400.442
-47,38
-33.709.026
-20,45
4. Tạm ứng
857.678.753
625.146.691
929.268.464
-232.532.062
-27,11
304.121.773
48,65
6. Chi phí chờ kết chuyển
620.235.482
87.880.994
13.848.223
-532.354.488
-85,83
-74.032.771
-84,24
7. Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
40.000.000
90.270.900
50.270.900
125,68
-90.270.900
-100,00
8. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-107.351.736
-107.351.736
-150.133.823
0
0
-42.782.087
39,85
Tổng cộng
5.176.872.271
4.640.594.941
5.974.826.050
-536.277.330
-10,36
1.334.231.109
28,75
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
1. Vay ngắn hạn
19.245.598.411
17.642.637.516
15.820.715.188
-1.602.960.895
-8,33
-1.821.922.328
-10,33
2. Phải trả cho người bán
2.203.573.028
6.673.589.960
11.408.026.348
4.470.016.932
202,85
4.734.436.388
70,94
3. Người mua trả tiền trước
1.460.682.856
1.530.150.792
1.231.659.763
69.467.936
4,76
-298.491.029
-19,51
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
111.508.729
280.232.619
-406.280.358
168.723.890
151,31
-686.512.977
-244,98
5. Phải trả công nhân viên
753.319.113
502.291.837
2.415.580.203
-251.027.276
-33,32
1.913.288.366
380,91
6. Các khoản phải trả phải nộp khác
49.743.617
97.043.421
168.624.908
47.299.804
95,09
71.581.487
73,76
7. Chi phí phải trả
533.600.665
2.042.696.469
2.752.800.214
1.509.095.804
282,81
710.103.745
34,76
Tổng cộng
24.358.026.419
28.768.642.614
33.391.126.266
4.410.616.195
18,11
4.622.483.652
16,07
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta có đồ thị sau:
Hình 04: Đồ thị các khoản phải thu
Qua đồ thị các khoản phải thu ta nhận thấy rằng khoản phải thu năm 2005 tăng cao so với năm trước 1.334.231.109 đồng tương ứng 28,75%. Chủ yếu là do phải thu của khách hàng tăng. Năm 2005 phải thu của khách hàng tăng thêm 2.470.904.120 đồng so với năm 2004 (tương ứng tăng 95,78%. Trong năm đó, hầu hết các khoản phải thu có xu hướng giảm như trả trước cho người bán giảm 1.200.000.000 đồng tương ứng giảm 100%, chi phí chờ kết chuyển giảm 74.032.771 đồng, các khoản thế chấp, ký quỹ ký cược giảm 90.270.900 đồng. Tuy nhiên, khoản phải thu khó đòi tăng 42.782.087 đồng tương ứng 39,85% cho thấy xí nghiệp có nhiều khoản phải thu khó đòi hơn các năm trước.
Cũng dựa vào bảng 11 ta có đồ thị sau:
Hình 05 : Đồ thị các khoản phải trả
Dựa vào đồ thị trên ta nhận thấy khoản phải trả không ngừng tăng lên. Năm 2004 xí nghiệp phải trả tăng thêm năm so với năm 2003 là 4.410.616.195 đồng tương ứng 18,11%. Năm 2005 khoản phải trả tiếp tục tăng 4.622.483.652 đồng tương ứng 16,07% so với năm 2004. Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản phải trả của xí nghiệp đều có xu hướng tăng cao. Phải trả người bán năm 2004 tăng 202,85% so với năm 2003; năm 2005 tăng 70,94% so với năm 2004; chi phí phải trả năm 2004 tăng 282,81% so với năm 2003, năm 2005 tăng 34,76% so với năm 2004; phải trả công nhân viên năm 2005 tăng 380,91% so với năm 2004,…Các khoản này đều tăng với tỷ lệ khá cao.
Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ cần phải so sánh các khoản phải thu so với các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào.
BẢNG 12 : BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng số nợ phải thu
Đồng
5.176.872.271
4.640.594.941
5.974.826.050
Tổng số nợ phải trả
Đồng
24.358.026.420
28.768.642.610
33.391.126.266
Doanh thu thuần
Đồng
40.839.963.298
62.976.659.590
80.383.317.976
Thời gian của kỳ phân tích
Ngày
360
360
360
Tỷ lệ các khoản phải thu so với khỏan phải trả
%
21,25
16,13
17,89
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng
7,89
13,57
13,45
Kỳ thu tiền bình quân
Ngày
45,63
26,53
26,77
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả có xu hướng giảm, năm 2004 giảm 5,12% so với năm 2003, năm 2005 giảm 3,36% so với năm 2003 cho thấy khoản vốn xí nghiệp đi chiếm dụng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ này trong 3 năm đều thấp hơn 100% thể hiện số vốn xí nghiệp đi chiếm dụng các đơn vị khác nhiều hơn số bị chiếm dụng.
Tuy nhiên nếu dựa vào số liệu trong bảng cân đối kế toán thì chưa thể đánh giá chính xác được mà phải căn cứ vào tính chất, thời hạn và nguyên nhân phát sinh các khoản nợ phải thu, phải trả cũng như các biện pháp mà xí nghiệp đã, đang áp dụng để thu hồi và thanh toán nợ thì mới có thể đánh giá khách quan, chính xác.
1.2 Vòng luân chuyển các khoản phải thu (Bảng 12):
Chỉ tiêu này có thể hiểu là tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong một năm tài chính.
Vòng luân chuyển các khoản phải thu qua 3 năm là tương đối tốt. Năm 2004 số vòng quay này tăng hơn năm 2003 là 5,68 vòng và năm 2005 số vòng cũng tăng hơn năm 2003 là 5,56 vòng. Cho thấy vòng luân chuyển các khoản phải thu có chiều hướng tăng cao. Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, điều này nhìn chung là khá tốt cho xí nghiệp vì xí nghiệp không phải đầu tư vào các khoản phải thu, đồng thời cho thấy xí nghiệp đã áp dụng hiệu quả hơn các biện pháp thu nợ và bảo đảm an toàn cho nguồn vốn của mình.
1.3 Kỳ thu tiền bình quân (Bảng 12):
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.
Ta nhận thấy năm 2003 xí nghiệp cần 45,63 ngày để có thể thu hồi các khoản phải thu nhưng năm 2004 thì chỉ cần 26,53 ngày và năm 2005 thì chỉ cần 26,77 ngày. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy xí nghiệp đã ngày càng giảm những khoản nợ dài hạn có thể dẫn đến khoản nợ khó đòi. Thời gian kỳ thu tiền bình quân các năm sau ngày càng ngắn cho thấy xí nghiệp giảm ngày càng nhiều vốn phải thu bị tồn đọng_ không mang lại lợi nhuận, thời gian thu hồi lâu và khả năng thu hồi vốn thấp.
2 Phân tích khả năng thanh toán:
2.1 Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn là xem xét lượng tài sản hiện hành của doanh nghiệp có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian luân chuyển và thu hồi trong vòng một niên độ kế toán. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ có thời gian trả nợ trong vòng một niên độ kế toán.
BẢNG 13 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN NGẮN HẠN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Đồng
18.315.719.795
20.051.005.060
16.886.161.174
Tiền + Tương đương tiền
Đồng
6.077.693.992
4.724.697.641
7.713.797.638
Vốn bằng tiền
Đồng
2.418.735.956
887.401.285
2.682.008.275
Nợ ngắn hạn
Ngày
23.824.425.754
26.725.946.145
30.638.326.052
Tỷ lệ thanh toán hiện hành
Lần
0,77
0,75
0,55
Tỷ lệ thanh toán nhanh
Lần
0,25
0,18
0,25
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt
Lần
0,10
0,03
0,09
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
2.1.1 Tỷ lệ thanh toán hiện hành (Bảng 13):
Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động.
Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường của xí nghiệp là thấp. Qua 3 năm thì tỷ lệ này liên tục giảm, năm 2004 tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm 0,02 lần nhưng đến năm 2005 thì giảm thêm 0,2 lần chỉ còn 0,55. Có nghĩa là năm 2005 xí nghiệp có 0,55 đồng tài sản lưu động để trả cho khoản nợ 1 đồng nợ ngắn hạn. Và các tỷ số trên đều có giá trị thấp hơn 2 : 1, điều nay cho thấy đơn vị không đủ khả năng thanh toán những khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Vì thế xí nghiệp phải tìm những biện pháp hữu hiệu hơn trong điều tiết nguồn vốn, nhằm hạn chế những khoản vay và lãi vay quá lớn.
2.1.2 Tỷ lệ thanh toán nhanh (Bảng13):
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh sẽ cho biết khả năng thanh toán thật sự của xí nghiệp và được tính toán trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán cần thiết.
Theo số liệu tính toán bên trên ta nhận thấy rằng 3 năm qua xí nghiệp không có khả năng thanh toán nhanh và qua các năm khả năng thanh toán của xí nghiệp chưa có dấu hiệu tăng lên. Năm 2004 giảm 0,7 lần so với năm 2004 và năm 2005 thì tỷ lệ này tăng trở lại bằng với năm 2003. Các tỷ số này không chỉ nhỏ hơn 1 mà còn có giá trị rất thấp, đây là biểu hiện không khả quan cho tình hình thanh toán nhanh của xí nghiệp. Do đó xí nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hệ số thanh toán nhanh bằng cách làm tốt công tác thu hồi công nợ ở các khoản phải thu.
2.1.3 Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (Bảng 13):
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt so sánh mối quan hệ giữa vốn bằng tiền và các khoản nợ ngắn hạn.
Tỷ số này thể hiện khả năng trả những khoản nợ đến hạn bằng tiền mặt. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt năm 2004 giảm 0,07 lần so với năm 2003 và năm 2005 thì tăng lên 0,06 lần so với năm 2004 nhưng vẫn còn thấp hơn năm 2003. Điều này có nghĩa là năm 2005 xí nghiệp chỉ có 0,09 đồng để thanh toán tức thời 1 đồng nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ tiêu này của xí nghiệp qua 3 năm vẫn còn rất thấp so với 0,5/1, đây là tiêu chuẩn được đặt ra cho mức thanh toán bình thường ở các doanh nghiệp. Xí nghiệp cần phải xem lại mức tình hình dự trữ tiền mặt của mình để duy trì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách bình thường và thanh toán các khoản nợ vay đến hạn.
2.1.4 Nguồn vốn lưu động thuần (nguồn vốn lưu động thường xuyên):
Tài sản ngắn hạn – Nguồn vốn ngắn hạn
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Ta có:
=
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn
Hoặc:
=
Với số liệu trong bảng cân đối kế toán ta tính được nguồn vốn lưu động thường xuyên qua 3 năm như sau:
BẢNG 14: PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN LƯU ĐỘNG THUẦN
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tài sản ngắn hạn
18.315.719.795
20.051.005.060
1.886.161.174
Nguồn vốn dài hạn
24.358.026.419
28.768.642.614
33.391.126.266
Tài sản dài hạn
55.302.649.981
45.519.742.683
39.065.253.841
Nguồn vốn dài hạn
61.344.956.605
54.237.380.237
55.570.218.933
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
-6.042.306.624
-8.717.637.554
16.504.965.092
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
Trong trường hợp này nguồn vốn lưu động thường xuyên ở 3 năm đều nhỏ hơn 0, đẳng thức trên nghĩa là tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nguồn vốn ngắn hạn (hay nguồn vốn dài hạn nhỏ hơn tài sản dài hạn) là -6.042.306.624 đồng vào năm 2003, -8.717.637.554 đồng vào năm 2004 và - 6.504.965.092 đồng vào năm 2005. Điều đó cho thấy đơn vị đã sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để hình thành tài sản dài hạn, biểu hiện sự khó khăn về tài chính. Chỉ tiêu này hiện nay là tương đối lớn, tức là tình hình càng khó khăn hơn, do đó xí nghiệp cần phải nỗ lực hơn trong thời gian tới.
2.2 Phân tích khả năng thanh toán dài hạn:
Từ những số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có bảng phân tích sau:
BẢNG 15 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN DÀI HẠN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Lợi nhuận trước thuế
Đồng
251.167.591
340.275.856
472.741.035
Lãi nợ vay
Đồng
3.876.448.278
5.021.055.574
3.791.373.852
Nguồn vốn chủ sở hữu
Đồng
22.099.117.942
19.693.089.758
20.696.179.649
Nợ phải trả
Đồng
57.561.558.458
54.595.295.539
51.760.200.458
Tổng nguồn vốn
Đồng
79.660.676.400
74.288.385.297
72.456.380.107
Hệ số thanh toán lãi nợ vay
Lần
1,06
1,07
1,12
Tỷ lệ nợ
Lần
0,72
0,73
0,71
Tỷ lệ tự tài trợ
Lần
0,28
0,27
0,29
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
2.2.1 Hệ số thanh toán lãi nợ vay:
Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận trước thuế và lãi nợ vay.
Nhìn chung thì tỷ số này qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2004 tăng 0,01 so với năm 2003, năm 2005 tăng 0,05 so với năm 2004. Điều này cho thấy khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay đối với các khoản nợ dài hạn và mức độ an toàn có thể có của người cung cấp tín dụng đang được cải thiện và nâng lên từ từ. Tuy vậy, khả năng thanh toán lãi nợ vay còn thấp. Trong năm 2005 xí nghiệp chỉ có 0,12 đồng để thanh toán 1 đồng lãi nợ vay. Do đó xí nghiệp cần nhanh chóng tìm ra các biện pháp hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để mở rộng thị trường, tăng doanh số bán góp phần làm tăng lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán.
2.2.2 Tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ :
Tỷ lệ tự tài trợ thể hiện mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng nguồn vốn đơn vị đang sử dụng.
Cả hai tỷ lệ này đều cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao (thì tỷ lệ nợ càng thấp) thì đơn vị càng có khả năng tự chủ về tài chính.
Tỷ lệ tự tài trợ cho thấy năm 2005 trong 1 đồng nguồn vốn của xí nghiệp có 0,71 đồng là nợ và 0,29 đồng vốn tự có (cao hơn năm 2004 là 0,02 đồng và cao hơn năm 2003 là 0,01 đồng), nghĩa là tỷ trọng nợ phải trả giảm đi. Nhưng tỷ lệ vốn tự có của xí nghiệp cả 3 năm đều thấp. Điều này cho thấy phần lớn tài sản đang sử dụng đều được đầu tư bằng nguồn vốn chiếm dụng của các tổ chức khác, chủ yếu là từ các khoản nợ ngắn hạn với tốc độ tăng nợ ngắn hạn năm 2004 là 12,18% và 14,64% năm 2005, chiếm trên 30% tổng nguồn vốn. Các tỷ lệ này chứng tỏ xí nghiệp đang bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Chính vì vậy mà xí nghiệp cần phải cố gắng hơn nữa trong thời gian tới.
Nhận xét:
Qua các số liệu đã phân tích ta nhận thấy phần lớn các tỷ trọng thể hiện xí nghiệp không có khả năng thanh toán trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn, đồng thời phát sinh nhiều khoản nợ phải thu có khả năng chuyển thành nợ khó đòi làm giảm doanh thu của xí nghiệp. Vì vậy để đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh lâu dài, cũng như giúp xí nghiệp có thể phát triển hơn nữa trong thời gian tới thì xí nghiệp cần tìm các biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán của mình như: đẩy mạnh thu hồi công nợ, hạn chế các khoản phải trả, tăng vòng luân chuyển các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân,…
III. Phân tích tình hình luân chuyển vốn:
Tình hình hoạt động của doanh nghiệp có chiều hướng tốt hay không còn được thể hiện qua tốc độ luân chuyển của tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp có tốc độ luân chuyển vốn cao thể hiện tình hình sử dụng vốn có hiệu quả và ngược lại. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá tình hình luân chuyển vốn nhưng các chỉ tiêu cơ bản sau thường được các nhà phân tích sử dụng:
BẢNG 16 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Giá Vốn hàng bán
Đồng
33.083.459.012
53.296.963.426
70.637.317.085
Hàng tồn kho bình quân
Đồng
10.720.111.508
14.532.008.834
8.229.216.849
Doanh thu thuần
Đồng
40.839.963.298
62.976.659.590
80.383.317.976
Vốn lưu động bình quân
Đồng
18.315.719.795
20.051.005.060
16.886.161.174
Thời gian của kỳ phân tích
Ngày
360
360
360
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng
3,09
3,67
8,58
Thời gian của một vòng luân chuyển
Ngày
116,65
98,16
41,94
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
2,23
3,14
4,76
Thời gian của một vòng luân chuyển
Ngày
161,45
114,62
75,63
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
1 Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu này chỉ rõ hàng hóa tồn kho được thanh toán trong kỳ phân tích và sự luân chuyển này thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với khối lượng hàng hóa còn tồn trong kho.
Năm 2005 vòng luân chuyển là 8,56 đồng nghĩa là trung bình hàng tòn kho mua về bán ra được 8,58 lần trong một năm. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2005 lớn hơn năm 2004 là 4,91 vòng và lớn hơn năm 2003 là 5,49 vòng. Nghĩa là tốc độ quay vòng hàng tồn kho ngày càng cao thể hiện:
+ Xí nghiệp hoạt động đạt hiệu quả trong việc mua nguyên vật liệu, sản xuất, sự trữ hàng tồn kho và bán hàng.
+ Xí nghiệp đã giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.
+ Rút ngắn được chu kỳ liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền mặt.
+ Giảm bớt nguy cơ để hàng dự trữ trơ thành hàng ứ đọng.
Để hiểu rõ hơn tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên như thế nào ta phân tích thời gian của một vòng luân chuyển.
Thời gian của một kỳ mua về bán ra năm 2005 là 41,94 ngày ngắn hơn năm 2004 là 56,22 ngày; ngắn hơn năm 2003 là 74,71 ngày. Chứng tỏ lượng hàng dự trữ càng về sau càng thấp và đơn vị tiêu thụ được lượng hàng hóa nhanh, phù hợp với khách hàng.
2 Vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động có bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2003 cứ một đồng vốn lưu động thì có 2,23 đồng doanh thu. Năm 2004 thì một đồng vốn lưu động có 3,14 đồng doanh thu (tăng 0,91 đồng so với năm 2003). Tương ứng năm 2005 thì một đồng vốn lưu động có 4,76 đồng doanh thu (tăng 1,62 đồng so với năm 2004). Nhìn chung xí nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quả nên cần duy trì và phát huy hơn nữa. Để tăng được vốn lưu động thì cần phải áp dụng động bộ các biện pháp nhằm rút bớt vốn và thời gian lưu vốn ở lại từng khâu, từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Số vốn lưu động qua các năm liên tục tăng chứng tỏ xí nghiệp đã giảm bớt lượng vốn lưu động, tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Số vòng quay vốn lưu động tăng lên sẽ kéo theo số ngày trong một vòng quay giảm xuống, cụ thể theo bảng trên ta thấy:
Thời gian một vòng luân quay vốn lưu động năm 2004 ngắn hơn năm 2003 là 46,83 ngày và thời gian của một vòng quay vốn lưu động năm 2005 ngắn hơn năm 2004 là 38,99 ngày. Điều đó có nghĩa là xí nghiệp đầu tư vốn lưu động đạt hiệu quả cao, và thời gian thu hồi qua các năm ngày càng mau hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn trước.
Để tiếp tục phân tích tình hình luân chuyển vốn, dựa vào số liệu thu thập được ở bảng cân đối kế toán ta lập được bảng phân tích sau:
BẢNG 17 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LUÂN CHUYỂN VỐN
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Doanh thu thuần
đồng
40.839.963.298
62.976.659.590
80.383.317.976
Vốn cố định cuối kỳ
đồng
61.344.956.605
54.237.380.237
55.570.218.933
Tổng tài sản cuối kỳ
đồng
79.660.676.400
74.288.385.297
72.456.380.107
Nguồn vốn chủ sở hữu
đồng
22.099.117.942
19.693.089.758
20.696.179.649
Vòng quay vốn cố định
vòng
0,67
1,16
1,45
Vòng quay toàn bộ tài sản
vòng
0,51
0,85
1,11
Vòng quay vốn chủ sở hữu
vòng
1,85
3,20
3,88
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
3 Vòng quay vốn cố định (Bảng 17):
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn cố định có được bao nhiêu đồng doanh thu
Năm 2003 trong một đồng vốn cố định có 0,67 đồng doanh thu. Năm 2004 thì một đồng vốn cố định có 1,16 đồng doanh thu (tăng 0,49 đồng so với năm 2003). Tương tự thì năm 2005 ta thấy một đồng vốn cố định có 1,45 đồng doanh thu (tăng 0,29 đồng so với năm 2004). Như vậy mức độ sử dụng vốn cố định năm sau tốt hơn năm trước. Ta xét thấy giá trị tài sản cố định ở năm 2004 và năm 2005 thấp hơn năm 2003 những chứa đựng nhiều đồng doanh thu hơn chứng tỏ máy móc thiết bị mua sắm ở năm 2003, 2004 đưa vào sử sụng đã hoạt động có hiệu quả.
4 Vòng quay toàn bộ tài sản (Bảng17):
Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng vốn có bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2005 cứ trong một đồng vốn thì có 1,11 đồng doanh thu, cao hơn năm 2004 là 0,26 đồng và cao hơn năm 2003 là 0,6 đồng. Tức là mức độ sử dụng chung tài sản cố định năm sau tốt hơn và tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn năm trước. Nguyên nhân là do tốc độ quay vòng của hàng tồn kho, của vốn lưu động, tốc độ quay vòng của tài sản cố định đều tăng nhanh hơn năm trước.
5 Vòng quay vốn chủ sở hữu (Bảng 17):
Chỉ tiêu này có thể hiểu là một đồng vốn chủ sở hữu có bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2005 nhiều hơn năm 2004 là 0,68 vòng và số vòng quay năm 2004 lại cao hơn năm 2003 là 1,35 vòng. Tỷ số này cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu năm sau đạt hiệu quả cao hơn năm trước.
Nhận xét:
Qua các tỷ số đã phân tích bên trên thì nhìn chung các năm qua tình hình luân chuyển vốn tăng ngày nhanh: khả năng sinh lời của vốn lưu động,vốn cố định cũng như của toàn bộ tài sản hay nguồn vốn chủ sở hữu,… đều tăng cho thấy tình hình luân chuyển vốn có hiệu quả. Điều đó phần nào chứng tỏ xí nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng tốt và việc đầu tư máy móc thiết bị các năm qua đã bắt đầu tạo ra lợi nhuận ổn định. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi cho xí nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng chất lượng sản phẩm trong thời gian tới.
IV. Phân tích khả năng sinh lời:
Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó, nó được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị trong một kỳ kế toán. Khi đơn vị hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của đơn vị là tốt hay xấu, mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với chủ sở hữu bỏ ra thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động cũng như từng mặt hoạt động.
BẢNG 18 : PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Chỉ tiêu
Đơn vị
2003
2004
2005
Lợi nhuận trước thuế
Đồng
251.167.591
340.260.382
472.741.035
Lợi nhuận sau thuế
Đồng
170.793.962
244.987.477
340.373.545
Doanh thu thuần
Đồng
40.839.963.298
62.976.659.590
80.383.317.976
Tổng tài sản
Đồng
79.660.676.400
74.288.385.297
72.456.380.107
Nguồn vốn chủ sở hữu
Đồng
22.099.117.942
19.693.089.758
20.696.179.649
Tỷ suất LNTT/DT
%
0,62
0,54
0,59
Tỷ suất LSTT/DT
%
0,42
0,39
0,42
Tỷ suất LNTT/Tổng TS
%
0,32
0,46
0,65
Tỷ suất LNST/Tổng TS
%
0,21
0,33
0,47
Tỷ suất LNST/VCSH
%
0,77
1,24
1,64
(Nguồn :Báo Cáo Tài Chính 2003, 2004, 2005 của Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ)
1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Bảng 18)
* Đối với tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu:
Năm 2003 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,62 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2004 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,54 đồng là lợi nhuận trước thuế (giảm so với năm 2003 là 0,08%), và năm 2005 trong 100 đồng doanh thu có 0,59 đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 0,05% so với năm 2004 nhưng vẫn thấp hơn năm 2003).
* Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:
Năm 2003 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,42 đồng là lợi nhuận sau thuế, năm 2004 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,39 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 0,03% so với năm 2003) và năm 2005 trong 100 đồng doanh thu thì có 0,42 đồng lợi nhuận sau thuế (tăng 0,03% so với năm 2004 và đạt tỷ lệ bằng năm 2003).
♦ Xét khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm đều tăng nhưng giá vốn cũng tăng theo làm cho các tỷ lệ biến động phức tạp. Nguyên nhân là do năm 2004, năm 2005 chi phí nguyên vật liệu ngành in dao động tăng cao đẩy giá vốn hàng bán tăng lên. Đồng thời chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng,…cũng đồng loạt tăng. Về phần xí nghiệp thi liên tục đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng và những thiết bị mới đưa vào sử dụng chưa tạo hiệu quả cao nên làm cho tỷ lệ này có chiều hướng giảm xuống.
2 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (Bảng 18)
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản:
Ta nhận thấy cứ 100 đồng tài sản tạo ra 0,32 đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2003; 0,46 đồng vào năm 2004 (tăng 0,14% so với năm 2003); tạo ra 0,65 đồng vào năm 2005 (tăng 0,19 & so với năm 2004), cho thấy tỷ suất này đang ngày một tăng cao không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng (0,14% so với 1,19% tăng thêm 0,05%).
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản:
Tương tự như tỷ suất trên ta thấy được cứ 100 đồng tài sản sinh ra 0,21 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2003; 0,33 đồng vào năm 2004 (tăng 0,12%) và sinh ra 0,47 đồng lợi nhuận vào năm 2005 (tương ứng tăng 0,14% so với năm 2004).
♦ Các tỷ số vừa tính được đã thể hiện các kết quả rất khả quan. Cả lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng trưởng cao qua các năm trong khi giá trị tài sản năm sau giảm thấp hơn năm trước. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của xí nghiệp đã mang lại hiệu quả cao và cần phát huy hơn nữa để có thể bù đắp cho những vấn đề khác.
3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Bảng 18)
Với kết quả tính toán trên ta thấy rằng các tỷ suất qua các năm đều tăng. Năm 2003 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra 0,77 đồng lợi nhuận, năm 2004 cứ 100 đồng tạo ra 1,24 đồng lợi nhuận (tăng 0,47% so với năm 2003) và năm 2005 trong 100 đồng vốn bỏ ra thì thu được 1,64 đồng lợi nhuận (tăng 0,4% so với năm 2004). Đây là biểu hiện tốt của xí nghiệp cho thấy hiệu quả sử dụng vốn ngày một tăng.
V. Đánh giá tình hình tài chính của xí nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2005:
Dưạ trên kết quả đã phân tích ta nhận thấy tình hình tài chính của xí nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2005 là khá tốt: tổng doanh thu sau thuế đang tăng với tốc độ nhanh, tốc độ luân chuyển vốn năm sau tốt hơn năm trước biểu hiện là thời gian của một vòng luân chuyển đang được thu ngắn, những máy móc đưa vào sử dụng bắt đầu mang lại hiệu quả ổn định và lâu dài. Song song với sự tăng trưởng của kết quả hoạt động kinh doanh là sự đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm giàu tổ quốc. Tuy nhiên, những tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, tỷ lệ nợ và tỷ lệ tự tài trợ, hệ số thanh toán lãi vay,.. cho thấy xí nghiệp đang gặp khó khăn về việc thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn, đồng thời lượng vốn đi chiếm dụng quá lớn và xí nghiệp phải chuyển một phần vốn ngắn hạn thành tài sản ngắn hạn, đây là điều vô cùng nguy hiểm. Vì thế ta cần thấy rõ những thuận lợi và hạn chế trong hiện tại để đề ra được những giải pháp phù hợp cho hoạt động của xí nghiệp trong tương lai.
1. Những thuận lợi:
Qua phân tích tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất của Xí nghiệp trong giai đoạn 2003 – 2005 ta nhận thấy tài chính của xí nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu được đánh giá là tương đối tốt và có những ưu điểm sau:
1.1 Về quy mô:
Xí nghiệp in Tổng Hợp Cần Thơ là một xí nghiệp có quy mô thuộc loại lớn. Trong các năm qua mặc dù xét về số tuyệt đối thì tầm cỡ quy mô có phần thu hẹp nhưng ngày càng được khách hàng tín nhiệm hơn, sản phẩm ngày càng phong phú cao cấp. Tốc độ luân chuyển vốn đang tăng nhanh, tỷ lệ sinh lời tăng cao hơn trước tạo điều kiện cho xí nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất. Tài sản cố định được quan tâm đầu tư liên tục. Ngoài việc in ấn chính thì xí nghiệp còn kinh doanh thêm vật tư ngành in, tách màu điện tử phục vụ nhu cầu càng lúc càng đa dạng trong và ngoài thành phố.
1.2. Về lợi nhuận sau thuế:
Tổng lợi nhuận sau thuế và doanh thu của xí nghiệp đang tăng với tốc độ nhanh thể hiện hiệu quả hoạt động ngày càng tốt. Đây là một nỗ lực rất lớn của xí nghiệp trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Điều nay chứng tỏ xí nghiệp đã tạo được cho mình một uy tín, một chỗ đứng vững chắc trên thương trường, gây được niềm tin nơi khách hàng. Chất lượng sản phẩm ngành in được cải thiện rõ rệt và ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng.
1.3 Về tài sản cố định :
Trong các năm qua xí nghiệp liên tục dồn vốn để gia tăng giá trị tài sản cố định nhằm mở rộng quy mô. Thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt, máy móc thiết bị được cải tiến theo sự hiện đại của công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, do đó để giữ được thị phần cũng như tạo ra nhiều sản phẩm mới phục vụ tốt hơn cho khách hàng của mình thì điều tất yếu là xí nghiệp cần được thay đổi những thiết bị máy móc cũ kỹ, lạc hậu. Hiểu được xu thế của thời đại, Ban Giám Đốc của xí nghiệp đã không ngần ngại đầu tư mới thiết bị, nhà xưởng và đào tạo thêm nhiều công nhân có tay nghề cao thích hợp cho dây chuyển sản xuất mới nhằm đạt được mục tiêu thị phần và chất lượng sản phẩm in.
1.4 Về khả năng huy động vốn:
Tuy là một doanh nghiệp nhà nước nhưng phần lớn tài sản cố định như: máy móc thiết bị, nhà xưởng,…đều được xí nghiệp đầu tư từ những nguồn vốn vay của ngân hàng và nguồn vốn được huy động từ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng đầu tư của xí nghiệp đã tạo được lòng tin của các nhà đầu tư cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.
2 Những hạn chế:
Sau một thời gian hoạt động thì tồn tại song song với những thuận lợi đã đề cập trên thì tình hình tài chính của xí nghiệp cũng gặp một số khó khăn cần giải quyết:
2.1. Tốc độ thu hồi công nợ còn chậm:
Trong thời gian qua doanh thu của xí nghiệp không ngừng tăng lên kéo theo tình trạng các khoản phải thu, đặc biệt là phải thu từ phía khách hàng, cũng tăng theo. Nếu giải quyết được vấn đề này thì xí nghiệp giảm khoản phải trả người bán và gia tăng khả năng thanh toán. Điều này đòi hỏi xí nghiệp phải có nhiều nỗ lực tìm biện pháp hữu hiệu để thu hồi công nợ tránh tình trạng bị chiếm dụng và thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh.
2.2. Khả năng thanh toán còn thấp:
Tình hình và khả năng thanh toán thể hiện qua các tỷ số tài chính vẫn còn thấp, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của xí nghiệp còn rất hạn chế đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt.
2.3. Doanh thu thuần liên tục giảm:
Mặc dù tổng lợi nhuận cuối kỳ vẫn tăng đều qua các năm nhưng chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh chính lại liên tục giảm và mang giá trị âm thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh ngành in đang thua lỗ và có xu hướng giảm giá trị thấp hơn trong thời gian tới.
2.4. Lượng hàng tồn kho cao:
Lượng hàng tồn kho hiện nay của xí nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao dẫn đến tình trạng lượng vốn bị ứ đọng, gây thiếu hụt vốn trang trải cho mọi hoạt động sản xuất.
2.5. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp:
Qua phân tích trên ta nhận thấy hiệu quả sử dụng vốn tuy có tăng trưởng qua các năm nhưng về mặt số tuyệt đối thì còn rất thấp. Đây là một vấn đề khó khăn cho quá trình tái đầu tư sản xuất mà xí nghiệp cần tìm ra các biện pháp hữu hiệu để cải thiện.
2.6. Chi phí sản xuất, chi phí bàn hàng, chi phí quản lý còn cao:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong cạnh tranh. Từ những phân tích trên ta nhận thấy chi phí sản xuất của xí nghiệp vẫn còn cao dẫn đến giá vốn hàng bán cao, đồng thời chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh qua các năm.
CHƯƠNG IV
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA XÍ NGHIỆP
Sau quá trình phân tích tình hình tài chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ ta nhận thấy tình hình tài chính và công tác kế toán của đơn vị là khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì thế để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị thì cần phải tiến hành những giải pháp tích cực, hữu hiệu, phù hợp với tình hình tại đơn vị. Sau khi phân tích chi tiết từng chỉ tiêu em xin trình bày một số giải pháp cụ thể có thể thực hiện được:
I. Tăng khả năng thu hồi công nợ:
Hiện nay xí nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng từ trước của khách hàng. Theo nguyên tắc hiện nay thì khi đặt hàng thì khách hàng sẽ đặt cọc 50% tổng số tiền và sẽ thanh toán dứt điểm khi nhận đủ hàng. Tuy nhiên trong quan hệ mua bán không thể tránh khỏi những khoản nợ lẫn nhau. Hàng bán càng nhiều thì doanh số càng lớn và kéo theo phải thu của khách hàng tăng cao. Do đó xí nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác đối chiếu công nợ thu hồi công nợ; thiết lập chính sách khen thưởng cho nhân viên đi thu hồi theo tỷ lệ công nợ thu hồi được mà khoản chi phí này được điều tiết bằng tỷ lệ thích hợp để vẫn đảm bảo nguồn vốn hoạt động.
Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần nghiên cứu đề ra chính sách thưởng hợp lý cho những khách hàng thanh toán sớm hoặc thanh toán đúng hạn theo tỷ lệ khuyến khích, nghĩa là thanh toán càng sớm thì hưởng chiết khấu càng cao. Điều quan trọng là phần trích thưởng phải được tính toán một cách cẩn thận và hợp lý theo kế hoạch đề ra.
II. Nâng cao khả năng thanh toán:
Khả năng này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của xí nghiệp trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả của nội bộ cán bộ công nhân viên của xí nghiệp. Hiện nay các tỷ số thanh toán rất thấp cho thấy xí nghiệp khó có khả năng thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó em đề xuất một số biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình này như: định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ,…Song song với những hoạt động đó thì xí nghiệp cũng có thể tìm cách gia tăng doanh số bán, thu được nhiều lợi nhuận hơn để bù đắp những khoản thiếu hụt; định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.
III. Tăng trưởng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh:
Với cách tính cũ thì lợi nhuận cuối cùng của xí nghiệp vẫn được đảm bảo bằng các khoản thu nhập khác. Tuy nhiên qua các năm gần đây ta nhận thấy hoạt động sản xuất chính tạo hiệu quả chưa cao. Bằng chứng là các số tuyệt đối liên tục giảm thấp và có giá trị âm. Nguyên nhân là do trong 3 năm xí nghiệp mua mới nhiều máy móc thiết bị, tài sản cố định mà chủ yếu từ các nguồn vốn vay nên phải trả lãi vay rất lớn. Do đó xí nghiệp đã tính khấu hao tài sản cố định theo theo đường thẳng và chịu nguồn hạn mức ngân hàng khống chế, thời gian tối đa của một khoản vay là 5 năm đối với khoản vay ngắn hạn. Khoản khấu hao nay được tính vào phần giá vốn hàng bán làm cho giá vốn quá lớn và doanh thu thu về không bù đắp nổi. Để thấy rõ hiệu quả thu được từ hoạt động sản xuất chính của xí nghiệp thì xí nghiệp có thể đổi cách tính khác là khấu hao theo sản phẩm đối với những TSCĐ đầu tư mới. Thêm vào đó xí nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa xí nghiệp, củng cố bộ máy tổ chức, chỉnh đốn những hạn chế tồn đọng nhằm sớm tăng trưởng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
IV. Giải quyết vấn đề ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho
Ngành in là một ngành kinh doanh đặc thù và có tính chất mùa vụ đòi hỏi xí nghiệp phải dự trữ lượng hàng lớn để đáp ứng được đơn đặt hàng từ trước tránh tình hình biến động giá và đáp ứng không đủ lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Tuy nhiên sản xuất thường dồn vào những ngày cuối năm nên xí nghiệp có thể dự trữ nhiều vào những đợt đắt hàng (quý 3) nhằm làm giảm lượng vốn bị ứ đọng. Để đảm bảo đủ lượng nguyên vật liệu cần thiết thì xí nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu giá thị trường và lập kế hoạch dự trữ thu mua nguyên vật liệu từ trước.
V. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Tại xí nghiệp hiện nay tỉ lệ khấu hao lũy kế cao, cho nên muốn tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ thì những TSCĐ không sử dụng được nên tiến hành thanh lý để tăng vòng quay TSCĐ. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp đối với từng TSCĐ nhằm đảm bảo thu hồi vốn kịp thời, đảm bảo tái đầu tư TSCĐ.
- Xí nghiệp nên khuyến khích công nhân làm vệ sinh công nghiệp tại các phân xưởng.
- Định kỳ nên rà soát lại từng nguyên giá tài sản cố định để đánh giá được chính xác, phù hợp với mặt bằng giá hiện hành và để phản ánh chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn cố định trong kỳ.
VI. Chi phí sản xuất, chi phí bàn hàng, chi phí quản lý còn cao
Giá thành là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp chủ yếu không những tạo cơ hội và khả năng cho xí nghiệp mở rộng quy mô đồng thời tăng mức tích lũy vốn, tăng lợi nhuận cũng như nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp. Muốn giảm chi phí sản xuất phải hạ giá thành sản phẩm in ấn, xí nghiệp cần phải có những chính sách thưởng phạt công bằng khuyến khích người lao động tiết kiệm chi phí trong sản xuất đồng thời có những biện pháp hữu hiệu theo dõi định mức vật tư một cách chính xác từ đó có thể tính giá thành chính xác và cạnh tranh.
Bên cạnh đó, xí nghiệp cũng cần tìm thêm những nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định với mức giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và quy cách theo yêu cầu. Đây là khâu đầu vào rất quan trọng góp phần cho việc hạ thấp giá thành sản xuất. Song song đó, xí nghiệp cần phải đề ra các chính sách tiếp thị, phục vụ khách hàng một cách hợp lý, hữu hiệu sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường in ấn, tăng doanh thu hàng năm đồng thời nâng cao lợi nhuận của mình.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
µ
I. Kết luận:
Sau khi tiến hành phân tích tình hình tài chính Xí nghiệp in Tổng Hợp Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2005 thông qua các báo cáo tài chính chủ yếu em có một số kết luận như sau:
Trong các năm qua, Xí nghiệp in tổng hợp Cần Thơ là một xí nghiệp có quy mô thuộc loại lớn với tổng doanh thu, tổng lợi nhuận sau thuế đang tăng với tốc độ nhanh. Cho thấy xí nghiệp đã hoạt động uy tín, giao hàng đầy đủ đúng hợp đồng, chất lượng bảo đảm, cũng như phong cách làm việc khoa học,…nên ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng thường xuyên, thu hút nhiều khách hàng mới với những hợp đồng có giá trị lớn. Không những thế xí nghiệp luôn tìm cách mở rộng quy mô như mua sắm thêm nhiều tài sản cố định, xây dựng thêm xưởng sản xuất bản kẽm, dây chuyền vé số, mở thêm cửa hàng giới thiệu sách, đầu tư về chất lượng in và đa dạng hóa sản phẩm,…Đồng thời, Ban Giám Đốc xí nghiệp đã mạnh dạn quyết định thanh lý, chuyển nhượng những trang thiết bị máy móc cũ kĩ lạc hậu, năng suất thấp cho các nhà in trong khu vực để áp dụng các thiết bị mới có kĩ thuật công nghệ tiên tiến, chất lượng cao, năng suất vượt trội, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu cũng như công sức của người lao động.
Mặc khác, với uy tín của mình xí nghiệp đã huy động được rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài như nguồn vốn vay, vốn huy động của cán bộ công nhân viên xí nghiệp. Điều này cho thấy xí nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và có định hướng đầu tư có hiệu quả, chiếm được lòng tin của nhà đầu tư cũng như tập thể cán bộ công nhân viên của xí nghiệp.
Tồn tại song song với những thuận lợi đó thì xí nghiệp vẫn còn tồn đọng một số khó khăn như : tốc độ thu hồi công nợ còn chậm với những khoản nợ lớn, lượng hàng tồn kho cao, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp,…nên khoản tiền mặt dự trữ tại đơn vị không nhiều. Điều này dẫn đến khả năng thanh toán còn hạn chế, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt rất thấp. Một vấn đề khác cũng có tầm quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động của xí nghiệp là khoản doanh thu thuần qua các năm liên tục giảm, trong đó chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chiếm tỷ trọng cao. Xí nghiệp cần phải xem lại các khả năng để có những định hướng và quyết định đúng đắn trong thời gian tới.
II. Kiến nghị:
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp và khắc phục một số hạn chế em xin kiến nghị một vài ý kiến nhỏ bé của mình với mong muốn đưa xí nghiệp đi lên ngày một vững mạnh.
1. Kiến nghị đối với ban lãnh đạo cấp trên:
Hiện nay cơ sở máy móc thiết bị của Xí nghiệp được nhà nước cấp ban đầu chủ yếu là TSCĐ có thời gian sử dụng đã lâu và lạc hậu. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì ngành in đang được đầu tư phát triển không chỉ trong nhà nước mà còn được mở rộng bởi các tổ chức, các cá nhân riêng lẻ nên tình hình cạnh tranh là vô cùng gay gắt, quyết liệt và xí nghiệp đang thiếu vốn để đầu tư chiều sâu. Do đó xí nghiệp đang rất cần được hỗ trợ kinh phí để đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
2. Kiến nghị đối với Xí nghiệp in:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ, mở các lớp tập huấn nghiệp vụ nhằm cập nhật kiến thức về công nghệ, dịch vụ mới kịp thời cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện kế hoạch đào tạo năm 2006 về đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên.
- Đưa sản phẩm in đến gần với người tiêu dùng bằng cách phát triển marketting, tiếp thị tận nơi, tham gia quảng bá trưng bày tại các kỳ hội chợ về chất lượng sản phẩm in nhằm gia tăng khách hàng tự do đến với xí nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
µ
Th.s Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.s Nguyễn Thị Diệu, Th.s Lưu Thanh Đức Hải _ Tủ sách Đại học Cần Thơ - Giáo trình: Nguyên lý kế toán.
TS Nguyễn Trọng Cơ, PGS.TS Ngô Thế Chi -Giáo trình: Kế toán và phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ _ Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội.
TS Võ Văn Nhị - Giáo trình: Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới _ Nhà xuất bản tài chính.
Th.s Nguyễn Khắc Tâm _ Giáo trình: Kế toán quản trị _ Th.s Huỳnh Lợi, Nhà xuất bản thống kê 2001.
Các thông tin và số liệu trong bảng Báo cáo tài chính của Xí nghiệp in Tổng hợp Cần Thơ năm 2003 – 2005.
Các thông tin và tài liệu khác cần thiết cho luận văn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tài chính tại Xí Nghiệp In Tổng Hợp Cần Thơ (78 trang).doc