Đề tài Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần kim khí Lan Anh

Phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như trong quản lý tài chính nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp thích hợp điều chỉnh những yếu tố tài chính theo mục đích và mục tiêu phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh có thể thấy rằng, dù cơ cấu tài sản nguồn vốn ít có sự biến động, các chỉ tiêu thanh toán đều ở mức tốt, an toàn về thanh toán và không gặp rủi ro nhưng ta cũng nhận ra rằng vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong tình hình tài chính của doanh nghiệp cần được khắc phục như chưa quan tâm đến tăng trưởng dài hạn, doanh nghiệp còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lợi nhuận âm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng những giải pháp đã được nêu có thể góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm để nhận biết sớm sự biến đổi

pdf83 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần kim khí Lan Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uần từ HĐKD, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, ta có lưu chuyển tiền thuần trong kỳ. Lưu chuyển tiền thuần trong năm 2011 dương do công ty thu về dòng tiền nhiều hơn dòng tiền đã sử dụng. Năm 2012 lưu chuyển tiền thuần tiếp tục dương và tăng nhẹ 4,42% tương ứng 13 triệu so với năm 2011 do lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD tăng nhiều hơnmức giảm của dòng tiền từ hoạt động tài chính. Năm 2013 lưu chuyển tiền thuần có sự nhảy vọt, tăng 3.785 triệu tương ứng tăng 1.233% chủ yếu là do lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD mang dấu dương,thể hiện công ty đã có những cải thiện về kiểm soát chi phí và chủ động thanh toán nợ gốc trong năm trước. Do tiền và tương đương tiền đầu năm không có nên tiền và tương đương tiền cuối kỳ bằng đúng giá trị lưu chuyển tiền thuần trong năm. Ban đầu việc dòng tiền vào từ HĐKD nhỏ hơn dòng tiền chi ra từ HĐKD thể hiện nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng, nhưng kết quả HĐKD năm 2013 đã tạo ra hiệu ứng khá tốt đối với việc duy trì 51 hiệu quả nguồn thanh toán và hiệu quả SXKD. Giai đoạn 2011 - 2013 lưu chuyển tiền thuần có sự tăng trưởng liên tục, đặc biệt vào năm 2013 nên các khoản tiền và tương đương tiền cuối kỳ cũng có kết quả ấn tượng, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn chưa có dấu hiệu bắt đầu giảm dự trữ tiền mặt để đầu tư cho các hoạt động dài hạn. 2.2.4.Phân tích các chỉ tiêu tài chính 2.2.4.1. Phân tích khả năng thanh toán Bảng 2.10. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Đơn vị: lần) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Khả năng thanh toán hiện hành 1,24 1,32 1,2 0,08 6,67 (0,12) (9,04) Khả năng thanh toán nhanh 1,16 1,18 1,06 0,02 1,38 (0,12) (9,92) Khả năng thanh toán tức thời 0,04 0,07 0,73 0,03 61,16 0,67 1.021,17 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Hệ số khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì có bao nhiêu đồng TSNH có thể sử dụng để thanh toán. Năm 2011 khả năng thanh toán hiện hành đạt 1,24 lần, năm 2012 tăng 0,08 lần tương ứng tăng 6,67% do giá trị TSNH giảm 30,89%, nhỏ hơn mức giảm của nợ ngắn hạn là 35,2%. Năm 2013 nợ ngắn hạn tăng 18,88% nhưng TSNH chỉ tăng8,14% đã khiến hệ số này giảm 0,12 lần tương ứng giảm 9,04%. Nhìn chung, hệ số này lớn hơn 1 đã chứng tỏ Kim khí Lan Anh đạt được mức an toàn trong thanh toán nợ ngắn hạn, cao hơn hệ số toàn ngành là 0,76 lần (nguồn số liệu từ www.cophieu68.vn), đồng thời hệ số không quá cao cũng thể hiện khả năng linh hoạt về nguồn vốn của công ty không bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh việc doanh nghiệp có thể sử dụng bao nhiêu đồng TSNH để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không phải bán HTK. Hệ số này phản ánh khả năng sẵn sàng thanh toán cao hơn so với hệ số khả năng thanh toán hiện hành. Năm 2011, khả năng thanh toán nhanh đạt 1,16 lần, năm 2012 tăng nhẹ 0,02 lần tương ứng tăng 1,38% do nợ ngắn hạn giảm và hàng tồn kho không chiếm tỷ trọng cao. Đến năm 2013 hệ số này giảm 0,12 lần tương ứng 9,92% do nợ ngắn hạn tăng 18,88%, đồng thời tỷ trọng hàng tồn kho cũng tăng 16,89% trong khi TSNH chỉ Thang Long University Library 52 tăng 8,14%. Nhìn chung, khả năng thanh toán nợ của công ty vẫn đạt mức an toàn, cao gần gấp ba so với ngành là 0,44 lần, chỉ số này giữ giá trị lớn hơn 1vì trong các khoản nợ ngắn hạn, có những khoản đã và sẽ đến hạn thanh toán ngay thì mới có nhu cầu thanh toán, những khoản chưa đến hẹn chưa có nhu cầu phải thanh toán ngay. Hệ số khả năng thanh toán tức thời là hệ số phản ánh mức độ cao nhất khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ khi bị chủ nợ yêu cầu ngay lập tức. Do lượng dự trữ tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng có độ thanh khoản cao của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá thấp nên khả năng thanh toán tức thời của Kim khí Lan Anh trong 3 năm đều nhỏ hơn 1. Năm 2011 hệ số này chỉ đạt 0,04 lần, năm 2012tăng 61,16% tương ứng tăng 0,03 lần, đến năm 2013có sự tăng vọt tới 1.021,17% khiến hệ số lên đến 0,73 lần. Có sự tăng trưởng này là do lượng tiền mặt tăng nhẹ trong năm 2012 với 4,42%, năm 2013 tiếp tục tăng mạnh1.232,9%. Chỉ tiêu này tăng lên gần 1 phản ánh khả năng thanh toán nợ lập tức của công ty từ gần như không có lên mức an toàn đáng tin cậy, công ty đã có những biện pháp cải thiện chỉ số này rõ rệt, cần tiếp tục duy trì để tăng cường uy tín của Kim khí Lan Anh trên thị trường vốn, giúp công ty tiếp cận cơ hội đầu tư. Cả 3 năm giai đoạn 2011 - 2013, doanh nghiệp không sử dụng nợ vay nên chi phí lãi vay bằng 0, ta không tính toán khả năng thanh toán lãi vay. Qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán nợ, có thể thấy Kim khí Lan Anh đang theo đuổi chính sách thận trọng với việc duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn luôn ở mức an toàn, mà các khoản nợ ở đây chủ yếu là phải trả nhà cung cấp, trong khi đó chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản có sự chuyển dịch từ khoản phải thu khách hàng sang dự trữ tiền mặt, cho thấy công ty hoàn toàn đảm bảo về mặt tài chính, không chịu áp lực về rủi ro thanh toán do việc trả nợ không còn phụ thuộc vào khoản phải thu khách hàng. 53 2.2.4.2. Phân tích hiệu quả hoạt động Bảng 2.11. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Số vòng quay HTK (vòng) 144,4 133,11 55,35 (11,29) (7,82) (77,76) (58,42) Thời gian quay vòng HTK (ngày) 2,53 2,74 6,59 0,21 8,48 3,85 140,48 Số vòng quay khoản phải thu (vòng) 9,67 17,11 23,76 7,44 76,98 6,64 38,81 Thời gian thu tiền bình quân (ngày) 37,74 21,33 15,36 (16,42) (43,5) (5,96) (27,96) Thời gian thanh toán khoản phải trả (ngày) 20,32 13,69 49,33 (6,63) (32,63) 35,64 260,31 Chu kỳ kinh doanh (ngày) 40,27 24,07 21,96 (16,2) (40,23) (2,11) (8,77) Vòng quay tiền (ngày) 19,95 10,38 (27,37) (9,57) (47,98) (37,75) (363,67) (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Việc duy trì một lượng HTK hợp lý góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục và hiệu quả, bên cạnh đó cũng tiết kiệm giảm thiểu được chi phí bảo quản và cất giữ HTK. Số vòng quay HTK là chỉ tiêu quan trọng đánh giá việc doanh nghiệp có sử dụng hiệu quả HTK hay không. Năm 2011 số vòng quay HTK là 144,4 vòng, năm 2012 giảm 11,29 vòng tương ứng giảm 7,82% do công ty đã chủ động tăng giá trị HTK bình quân thêm 22,55% trong khi GVHB tăng chậm hơn ở mức 12,97%. Năm 2013, vòng quay HTK tiếp tục giảm 77,76 vòng tương ứng giảm 58,42% do GVHB giảm xuống trong khi lượng HTK bình quân lại tăng lên. Tuy giảm đều qua các năm nhưng số vòng quay HTK của Kim khí Lan Anh tương đối cao nên việc giảm bớt hệ số này đã phần nào chứng minh công ty có cải thiện về việc quản lý HTK mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn. Cùng với số vòng quay HTK, việc phân tích thời gian quay vòng HTK cũng cho ta rõ hơn về thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng cho đến khi tiêu thụ hết. Năm 2011 thời gian quay vòng HTK là 2,53 ngày tức là một đợt HTK mất 2,5 ngày để tiêu thụ hết. Khi số vòng quay HTK liên tục giảm đi thì thì thời gian quay vòng HTK liên Thang Long University Library 54 tục tăng lên. Năm 2012 thời gian quay vòng HTK tăng 0,21 ngày tương ứng 8,48%, đến năm 2013 tiếp tục tăng 3,85 ngày tương ứng 140,48% so với năm 2012. Thời gian quay vòng HTK cũng cho thấy hiệu quả quản lý HTK tại công ty đang được cải thiện. Bên cạnh đó, khả năng chuyển hóa thành tiền hay tính thanh khoản cũng được thể hiện rõ rệt trong những năm gần đây. Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ và chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu là 9,67 vòng, cao hơn tỷ số ngành là 2,75 vòng. Năm 2012, số vòng quay này tăng 7,44 vòng tương ứng tăng 76,98% do khoản phải thu bình quân giảm 36,1% đồng thời doanh thu thuần tăng 13,09% so với năm 2011. Cũng do tình hình tài chính khả quan của nhiều khách hàng nên trong năm này, công ty đã thắt chặt chính sách tín dụng mà vẫn duy trì được doanh thu bán hàng. Năm 2013, việc doanh thu thuần giảm 51,19% trong khi khoản phải thu tiếp tục giảm tới 64,84% đã kéo số vòng quay khoản phải thu nhích lên thêm6,64 ngày tương ứng tăng 38,81% so với năm 2012. Có thể thấy rằng để tránh rủi ro bị doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn,Kim khí Lan Anh duy trì số vòng quay khoản phải thu khá ổn định, giữ việc tăng trưởng đều qua 3 năm. Ngoài ra, công ty cũng cần tích cực hơn trong việc đưa ra những biện pháp chọn lựa nhà phân phối hay linh hoạt hơn trong việc thu hồi nợ từ phía khách hàng đểtạo được sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng hóa. Thời gian thu tiền bình quân là số ngày mà doanh nghiệp cần có để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt, thể hiện chính xác và rõ ràng hơn khả năng thu hồi nợcủa doanh nghiệp. Năm 2011, thời gian thu tiền bình quân là 37,74 ngày, năm 2012giảm đi 16,42 ngày so với năm 2011 do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng và tác động của một vài khoản phải thu đến hạn mà công tyđã thu hồi được. Sang năm 2013, thời gian thu tiền bình quân tiếp tục được cải thiện, giảm 5,96 ngày so với năm 2012, có thể thấy trong năm này, khả năng chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt tại công ty tốt hơn, đáp ứng nhu cầu chi trả hay đầu tư khác hiệu quả hơn. Thời gian thanh toán khoản phải trả phản ánh khả năng, chính sách thanh toán của doanh nghiệp. Năm 2011, thời gian thanh toán khoản phải trả là 20,32 ngày, năm 2012, thời gian này giảm 6,63 ngày xuống còn 13,69 ngày và tăng trong năm 2013 là 35,64 ngày so với năm 2012. Điều này cho thấy, trong thời gian đầuKim khí Lan Anh đẩy nhanh tiến độ thanh toán cho nhà cung cấp, góp phần nâng cao uy tín đểgiai đoạn sau có thể mua vật liệu được dễ dàng hơn. Việc thanh toán muộn hơn này còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như chính sách tín dụng của nhà cung cấp. Khi so sánh thời gian thanh toán khoản phải trả với thời gian thu tiền bình quân, ta thấy giai đoạn 2011 - 2012, công ty có khoảng thời gian thanh toán khoản phải trả ngắn hơn cho thấy lúc đầu doanh nghiệp vẫn đang có nguồn chiếm dụng nhỏ hơn phần 55 vốn bị chiếm dụng từ khách hàng, đến năm 2013 điều này đã được cải thiện, thời gian thanh toán khoản phải trả lớn hơn chứng tỏKim khí Lan Anh đã biết cách khắc phục nhằm đảm bảo được phần nào lượng tiền mặt đáp ứng mục tiêu chi trả. Chu kỳ kinh doanh cho ta biết khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu cho đến khi thu được tiền từ bán hàng. Chu kỳ kinh doanh năm 2011 của Kim khí Lan Anh là 40,27 ngày, năm 2012 chu kỳ kinh doanh giảm 16,2 ngày so với năm 2011 bởi chu kỳ kinh doanh tùy thuộc vào thời gian thu tiền bình quân và thời gian quay vòng tồn kho, thời gian quay vòng HTKtăng không đáng kể so với mức giảm của thời gian thu tiền bình quânnăm 2011. Chu kỳ kinh doanh tiếp tục giảm trong năm 2013 là 2,11 ngày so với năm 2012 do trong năm này mức tăng của thời gian quay vòng HTK vẫn nhỏ hơn so với mức giảm của thời gian thu tiền bình quân. Việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh tạo điều kiện cho việc rút ngắn vòng quay tiền từ đó đẩy nhanh xoay vòng vốn. Vòng quay tiền là một chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá khả năng quản lý dòng tiền của công ty. Vòng quay tiền tại Kim khí Lan Anh năm 2011 là 19,95 ngày, năm 2012giảm 9,57 ngày so với năm 2011 do tốc độ giảm của thời gian thanh toán khoản phải trảnhỏ hơn tốc độ giảm của chu kỳ kinh doanh. Đến năm 2013, vòng quay tiền lại giảm37,75 ngày do chu kỳ kinh doanh tiếp tục giảm trong khi thời gian thanh toán khoản phải trả lại tăng. Vòng quay tiền của công tyqua các năm không cao, đặc biệt năm 2013 mang giá trị âm, cho thấy lượng tiền mặt tạo ra trong kỳ dùng cho HĐKD và các hoạt động kháccó xu hướng đảm bảo dần, từ đókhông cần phải trích quỹ tiền mặt để đáp ứng khả năng thanh toán các khoản phải trả trong khi chờ thu tiền từ phía khách hàng. Nhìn chung, việc kéo dài thời gian chiếm dụng vốn khi mua hàng phần nào giúpvòng quay tiền giảm đi và trải rộng vốn lưu động của doanh nghiệp nhưng cũng là thách thức đối với uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ. Bảng 2.12. Hiệu suất sử dụng tài sản (Đơn vị: lần) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Hiệu suất sử dụng TSNH 8,7 14,24 6,43 5,54 63,63 (7,81) (54,87) Hiệu suất sử dụng TSDH 3.551 3.046 532,33 (504) (14,21) (2.514) (82,53) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 8,68 14,18 6,35 5,49 63,27 (7,82) (55,19) (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Thang Long University Library 56 Hiệu suất sử dụng TSNH cho ta biết hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc sử dụng TSNH. Năm 2011, hiệu suất sử dụng TSNH là 8,7 hay mỗi đồng TSNH đem lại cho doanh nghiệp 8,7 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, hiệu suất sử dụng TSNH tăng5,54 lần tương ứng tăng 63,63% so với năm 2011 hay có thể hiểu trong năm này cũng với 1 đồng TSNH doanh nghiệp đã thu về được 14,24 đồng doanh thu thuần. Việc tăng trưởng của hiệu suất sử dụng TSNH là do doanh thu thuần tăng 13,09% trong khi TSNH bình quângiảm 30,89% so với năm 2011 trong đó đặc biệt là sựgiảm sút của các khoản phải thu ngắn hạn. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng TSNH lại giảm 7,81 lần tương ứng 54,87% so với năm 2012.Tuy có sự giảm sút nhưng nhìn chung hiệu quả sử dụng TSNH của công ty vẫn ở mức cao, điều này cho thấy, Kim khí Lan Anh đã có chính sách quản lý TSNH hiệu quả và có những đầu tư thích hợp hơn nhằm nâng cao doanh thu. Bên cạnh các TSNH thì giá trị TSDH là khoản mục mang tính vững chắc và lâu dài hơn cũng góp phần hình thành nên doanh thu cho doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng TSDH năm 2011 là 3.551 lần hay mỗi đồng TSDH doanh nghiệp tạo ra 3.551đồng doanh thu thuần. Năm 2012, con số này giảm đi 504 lần so với năm 2011 do tỷ trọng doanh thu thuần tăng lên không nhiều bằng tỷ trọng TSDH tăng. Năm 2013, hiệu suất sử dụng TSDHgiảm mạnh 2.514 lần so với năm 2012. Trong năm này, bên cạnh việc giá trị bình quânTSDH tiếp tục tăng cao thì doanh thu thuầncũng giảm mạnh do doanh nghiệp vấp phải những đối thủ mạnh trên thị trường. Việc hiệu suất sử dụng TSDH ở mức cao cho thấy mặt phát triển tích cực trong những năm gần đây của doanh nghiệp tuy nhiên do công ty không hề đầu tư vào tài sản cố định nên có thể hiệu suất này không được duy trì ổn định trong tương lai. Ngoài ra, để đánh giá tổng quát nhất hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp ta phải nói đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản là8,68 lần hay cứ 1 đồng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra 8,68 đồng doanh thu thuần. Năm 2012, con số này tăng 5,49 lần tương ứng tăng 63,27% so với năm 2011 do việc giảm các khoản phải thu ngắn hạn và đầu tư TSDH khác trong khi doanh thu tăng. Đến năm 2013, hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại giảm 7,82 lần tương ứng 55,19% so với năm 2011. Nhìn chung, hiệu suất sử dụng tài sản được cải thiện trong năm 2012 và xấu đi trong năm 2013, tuy nhiên như đã nói, việc không đầu tư vào TSCĐ và tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn có thể khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản không thực sự tốt và duy trì ổn định trong thời gian dài. Vì vậy, Kim khí Lan Anh cần tạo ra những thay đổi hợp lý với tình hình hiện tại để đạt được kết quả tốt, cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản trong tương lai. 57 2.2.4.3. Phân tích khả năng sinh lời Bảng 2.13. Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời (Đơn vị: %) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (1) và (2) Chênh lệch giữa (2) và (3) (1) (2) (3) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) ROS (0,19) (0,24) (0,77) (0.05) (24,49) (0,53) (216,9) ROA (1,69) (3,43) (4,88) (1.74) (103,25) (1,44) (42) ROE (8,7) (13,94) (27,49) (5.25) (60,33) (13,55) (97,2) (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS) năm 2011 là âm 0,19% hay từ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp bị thua lỗ 0,19 đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất này tăng 0.05% trong năm 2012, năm 2013 tăng 0,53% so với năm 2012. Tỷ số này âm phản ánh việc doanh nghiệp kinh doanh không có lãi, so với tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần của ngành vật liệu xây dựng bằng 0, ROS của Kim khí Lan Anh vẫn nhỏ hơn, điều này cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động không hiệu quả, liên tục thua lỗ và lỗ qua các năm ngày càng nhiều hơn, chủ yếu là do giá vốn hàng bán luôn ở mức cao hơn 99%, thậm chí hơn 100% so với doanh thu thuần, bên cạnh đó còn có chi phí quản lý doanh nghiệp dẫn tới lợi nhuận sau thuế âm. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cũng có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2011 là âm 1,69% hay 100 đồng tài sản thì doanh nghiệp thua lỗ 1,69 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 giảm 1,74% so với năm 2011. Đến năm 2013 tỷ suất này vẫn chưa được cải thiện so với năm 2012, tiếp tục giảm 1,44%. ROA trung bình ngành kim khí và vật liệu xây dựng trong những năm gần đây dao động ở mức 0 đến âm 1% nên trong 3 năm 2011- 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Kim khí Lan Anh đang ở ở trong mức âm đáng báo động, chưa thể tiến đến mặt bằng chung.. Nhìn chung, ROA giảm đi là biểu hiện của việc doanh nghiệp chưa thay đổi hướng sử dụng và quản lý tài sản chưa hiệu quả. Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2011, ROE là âm 8,7% hay cứ 100 đồng VCSH doanh nghiệp thua lỗ 8,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 là âm 13,94% và đến năm 2013là âm 27,49%. Do ROE trung bình ngành nằm trong khoảng âm 1% nên ROE của Kim khí Thang Long University Library 58 Lan Anh thực sựđang thể hiện sự yếu kém trong kinh doanh so với các doanh nghiệp cùng cấp và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên để thấy được các tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp có thực sự phản ánh việc quản lý tốt tài sản cũng như hiệu quả HĐKD và những tác động khiến các hệ số tăng trưởng, ta xem xét theo phương pháp phân tích tài chính Dupont. 2.2.4.4. Phân tích Dupont Bảng 2.14. Phân tích tác động của ROS lên ROA Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa (1) và (2) Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (3) và (4) (1) (2) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (3) (4) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) ROS (%) (0,19) (0,24) (0,05) (26,32) (0,24) (0,77) (0,53) (220.83) Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 8,68 8,68 0 0 14,18 14,18 0 0 ROA (%) (1,65) (2,08) (0,43) (26,32) (3,4) (10,9) (7,51) (220,83) (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Năm 2011 – 2012: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm 0,05% với số nhân hiệu suất sử dụng tài sản là 8,68 làm cho ROA năm 2012 giảm 1,65% chủ yếu do chi phí QLDN tăng quá nhiều so với mức tăng của lợi nhuận thuần dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 40,79%. Năm 2012 – 2013: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu tiếp tục giảm 0,53% dưới tác động của số nhân 14,18 làm cho ROA giảm đi 7,51% hay một đồng tài sản năm 2013 tạo ra ít lợi nhuận hơn năm 2012 là 0,0751 đồng do trong năm 2013 công ty đã trượt mất một số gói thầu xây dựng khiến doanh thu thuần giảm 51,19% đồng thời chưa kiểm soát tốt mức tăng chi phí khiến lợi nhuận sau thuế giảm tới 54,67%. Bảng 2.15. Phân tích tác động của hiệu suất sử dụng tổng tài sản lên ROA Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch giữa (1) và (2) Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch giữa (3) và (4) (1) (2) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) (3) (4) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) ROS (%) (0,24) (0,24) 0 0 (0,77) (0,77) 0 0 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 8,68 14,18 5,49 63,27 14,18 6,35 (7,82) (55,19) ROA (%) (2,08) (3,4) (1,32) (63,27) (10,9) (4,89) 6,02 55,19 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) 59 Năm 2011 - 2012: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng 5,49 lần với số nhân tỷ suất sinh lời trên doanh thu là âm 0,24% đã khiến ROA của năm 2012 giảm 1,32%. Trong khi giá trị tổng tài sản giảm hàng năm thì hiệu suất sử dụng tài sản lại tăng, điều này cho thấy trong năm 2012 công ty đã sử dụng hiệu quả tài sản. Năm 2012 – 2013: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm 7,82 lần, với số nhân âm 0,77% khiến cho ROA tăng 6,02% hay một đồng tài sản năm 2013 tạo ra nhiều lợi nhuận hơn năm 2012. Ta có thể thấy, ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ROS và số vòng quay tài sản. Như đã tính toán, ROA của Kim khí Lan Anh giảm liên tục và chưa có xu hướng tăng trở lại trong 3 năm gần đây, nhìn vào phương trình Dupont, việc ROA giảm là do sựgiảm đi của cả ROS lẫn số vòng quay tài sản. Trong đó ROS giảm do tốc độgiảm lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độgiảm của doanh thu thuần, doanh nghiệp quản lý chi phí thiếu hiệu quả hơn và không thu được doanh thu từ các hoạt động khác, số vòng quay tài sản giảm do doanh thu thuần giảm đitrong khi tổng tài sản tăng. Do việc tăng tổng tài sản nhưng lại không có sự đầu tư vào TSCĐ có thể gây ra thiếu ổn định trong tương lai nên Kim khí Lan Anh cần cải thiện doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế, quản lý chi phí hiệu quả để đảm bảo gia tăng ROA bền vững. 2.2.5.Phân tích điểm hòa vốn Để thấy được mối quan hệ giữa chi phí cố định, chi phí biến đổi và doanh thu hay số lượng tiêu thụ, ta tiến hành phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp. Do Kim khí Lan Anh tiêu thụ khá nhiều loại hình sản phẩm từ quặng kim loại, kim khí đến sơn, kính, vận tải xây dựng nên ta phân tích điểm hòa vốn theo doanh thu để dễ dàng hơn trong việc xác định chi phí. Bảng 2.16. Doanh thu – chi phí và điểm hòa vốn tại Kim khí Lan Anh (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu (S) 78.118 88.345 43.119 Tổng chi phí 78.273 88.563 43.451 Tổng chi phí cố định 151 311 554 Tổng chi phí biến đổi 78.122 88.252 42.897 EBIT (155) (218) (332) SBE (2.948.955) 295.433 107.603 Thang Long University Library 60 Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bán ra đủ bù đắp tất cả các chi phí. Chi phí cố định của Công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh được tính toán chủ yếu từ chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí biến đổi chính là giá vốn hàng bán mỗi năm. Từ đây ta thấy, năm 2011 điểm hòa vốn theo doanh thu của Kim khí Lan Anh là âm 2.948.955 triệu, mức này nhỏ hơn 0 rất nhiều do giá vốn hàng bán lớn hơn doanh thunên doanh nghiệp không bù đắp được chi phí và hoạt động chưa có lãi, thể hiện ở giá trị EBIT âm. Năm 2012 - 2013 điểm hòa vốn đã đạt giá trị dương và theo doanh thu tăng lêntrong năm 2012 do chi phí cố định tăng qua các năm, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn không bù đắp được chi phí và hoạt động thua lỗ. Nhìn chung, điểm hòa vốn trong giai đoạn 2011 -2013 đều lớn hơn nhiều lần doanh thu đạt được trong giai đoạn này, năm 2011, doanh thu thực tếkém điểm hòa vốn khoảng 37 lần, năm 2012 là hơn 3 lần và đến năm 2013 khoảng cách này là 2,5 lần. Việc doanh thu thực tế có xu hướng ngày càng tạo ra khoảng cách gần với điểm hòa vốn tuy chưa khẳng định hiệu quả HĐKD nhưng đã thể hiện hiệu quả cải thiện chính sách quản lý chi phí cố định với giai đoạn kinh tế hiện tại của công ty Cổ phần Kim khí Lan Anh. Việc xác định điểm hòa vốn cho ta thấy việc tăng giảm chi phí cố định ảnh hưởng trực tiếp đến mức doanh thu mà tại đó doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí. Qua đây, ta cũng thấy được chính sách quản lý chi phí chưa hiệu quả, chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng quá cao dẫn tới thay đổi điểm hòa vốn tại Kim khí Lan Anh trong năm 2011 – 2013. 2.2.6.Phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tại doanh nghiệp 2.2.6.1. Đòn bẩy hoạt động Bảng 2.17. Mức sử dụng đòn bẩy hoạt động và DOLS Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng doanh thu (triệu đồng) 78.118 88.345 43.119 Tổng chi phí (triệu đồng) 78.273 88.563 43.451 Tổng chi phí cố định (triệu đồng) 151 311 554 Tổng chi phí biến đổi (triệu đồng) 78.122 88.252 42.897 Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động + Chi phí cố định/Tổng chi phí 0,01 0,01 0,01 + Chi phí cố định/Doanh thu 0,01 0,01 0,01 DOLS 0,03 (0,43) (0,67) 61 Dựa vào số liệu từ bảng, ta thấy mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của Kim khí Lan Anh giai đoạn 2011 và 2012 - 2013 có sự chênh lệch rõ rệt, dao động từ âm 0,67 - 0,03, công ty duy trì mức chi phí cố định trong khoảng chưa đến 600 triệu. Độ bẩy hoạt động DOLS năm 2011 là 0,03 hay cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ tạo ra sự thay đổi 0,03% trong EBIT, năm 2012DOLS giảm xuống âm 0,43 và tiếp tục giảm xuống còn âm 0,67, sự biến động 1% doanh thu trong năm 2013 sẽ có tác động làm thay đổi âm 0,67% EBIT trong năm 2013. Điều này cho thấy trong thời gian gần đây cùng với việc giảm EBIT khi gặp phải những khó khăn trong bán hàng và nhận thầu công trình, Kim khí Lan Anh đã chưa vận dụng được nhiều hiệu quả của đòn bẩy hoạt động. Cùng với tình hình nguồn lực tài chính tại Kim khí Lan Anh chưa có nhiều cải thiện và ổn định, doanh nghiệp nên có những cân nhắc điều chỉnh chi phí cố định cũng như chi phí biến đổi để tăng trưởng EBIT một cách bền vững. 2.2.6.2. Đòn bẩy tài chính Bảng 2.18. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và DFL Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nợ phải trả (triệu đồng) 7.249 4.697 5.584 Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 8.997 6.232 6.788 EBIT (triệu đồng) (152) (214) (331) Chi phí lãi vay (triệu đồng) 0 0 0 Cổ tức phải trả hàng năm 0 0 0 Thuế suất thuế TNDN (%) 0 0 0 Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính 0,81 0,75 0,82 DFL 1 1 1 (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Kim khí Lan Anh không phát hành cổ phiếu ưu đãi do đó đòn bẩy tài chính tại doanh nghiệp hình thành từ việc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính tại Kim khí Lan Anhgiai đoạn 2011 - 2013không có nhiều chênh lệch do doanh nghiệp duy trì một khoản nợ phải trả ổn định. Năm 2011 chỉ số này là 0,81, đến năm 2012, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giảm xuống còn 0,75 do trong năm Kim khí Lan Anh chủ động giảmcác khoản nợ vay, các khoản nợ phải trả người bán hay khoản thuế phải nộp mang dấu âm không chịu chi phí lãi vay. Bên cạnh việc giảm mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động, doanh nghiệp Thang Long University Library 62 còn giảm cả mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính. Năm 2013 doanh nghiệp gần như trở về mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính ban đầu là 0,82. DFL là chỉ tiêu để đo lường mức độ biến động của thu nhập trên cổ phần thường khi EBIT thay đổi. Trong giai đoạn 2011 - 2013, doanh nghiệp liên tục làm ăn không có lãi đồng thời chi phí lãi vay bằng 0 nên không tác động đến thu nhập cổ phần thường, DLF cả 3 năm đều bằng 1. Khi EBIT thay đổi 1% thì thu nhập trên vốn cổ phần thường cũng thay đổi 1%. Việc không sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này giảm thiểu được những rủi ro nhất định cho Kim khí Lan Anh, dù vậy nó gây ra những hạn chế về cơ hội đầu tư cũng như cơ hội gia tăng thu nhập cho các nhà đầu tư. 2.2.6.3. Đòn bẩy tổng hợp Khi doanh nghiệp sử dụng kết hợp cả chi phí cố định lẫn chi phí tài trợ tạo ra đòn bẩy tổng hợp, doanh thu thay đổi khiến EBIT thay đổi sau đó làm thay đổi EPS. Bảng 2.19. Độ bẩy tổng hợp Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 DOLS 0,03 (0,43) (0,67) DFL 1 1 1 DTL 0,03 (0,43) (0,67) (Nguồn: Số liệu được tính từ BCTC) Độ bẩy tổng hợp để đo lường mức biến đổi của EPS khi doanh thu thay đổi hay chỉ tiêu đánh giá độ nhạy cảm của thu nhập vốn cổ phần với sự thay đổi doanh thu đạt được. Năm 2011, DTL bằng 0,03 hay khi doanh thu thay đổi 1% thì EPS thay đổi 0,03%. Năm 2012, độ bẩy tổng hợp giảm đi còn âm 0,43 do DOLS giảm và DLF giữ nguyên so với năm 2011. Năm 2013, DTL giảm xuống còn âm 0,67 do trong năm Kim khí Lan Anh đồng thời giảm chi phí cố định khiến độ bẩy hoạt động giảm và không sử dụng nợ vay khiến DFL giữ nguyên bằng 1. Độ bẩy hoạt động thấp hơn độ bẩy tài chính trong những năm gần đây chứng tỏ vai trò quan trọng hơn của độ bẩy tài chính tại Kim khí Lan Anh. Việc điều chỉnh các nhân tố trong DOLS hay DFL khiến DTL thay đổi, làm thay đổi tỷ lệ rủi ro theo mục đích của doanh nghiệp. Độ bẩy tổng hợp của Kim khí Lan Anh còn rất thấp, thậm chí 2 năm gần đây mang dấu âm, chưa đảm bảo được an toàn và phòng tránh rủi ro nhất là trong điều kiện doanh nghiệp làm ăn chưa tốt. Với khả năng thanh toán ở mức an toàn như những năm gần đây thì Kim khí Lan Anh nên có những chiến lược sử dụng nợ vay, đầu tư thêm vào TSCĐ nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng vốn cao và tận dụng đòn bẩy hoạt động hay tài chính để khuếch đại lợi nhuận và thu nhập cổ phần thường. 63 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ LAN ANH 3.1. Những khó khăn, thuận lợi tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh 3.1.1. Thuận lợi  Công ty có đội ngũ nhân viên trẻ và rất tháo vát là một thế mạnh đối với doanh nghiệp.  Công ty thành lập chưa lâu nhưng đã đạt được nhiều sự hài lòng về chất lượng sản phẩm, dần tạo được chỗ đứng bền vững trong lòng khách hàng, khẳng định thương hiệu, sản phầm được ưa chuộng, với sự năng động của giám đốc cũng như ban lãnh đạo, họ đã có rất nhiều mối quan hệ tốt với các công ty xây dựng. Công ty luôn dành những dịch vụ quan tâm, chăm sóc đối với nhiều khách hàng. Từ đó công ty đã tạo được mạng lưới khách hàng khá thân thiết.  Giám đốc, ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty luôn cố gắng tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, để tránh những căng thẳng trong công việc cho mọi người, từ đó luôn có những ý kiến và ý tưởng rất sáng tạo.  Sự bố trí giữa các phòng ban của công ty rất hợp lí, tiết kiệm được nhiều thời gian chuyển giấy tờ, số liệu giữa các phòng ban. 3.1.2. Khó khăn  Tình trạng sản xuất trái phép, cạnh tranh tràn lan của những vật liệu kém chất lượng từ một số nhà sản xuất và một số tư nhân gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của công t, đây là điều rất khó để có thể khắc phục.  Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng đang ngày một mạnh lên trong những năm gần đây, nhiều công ty doanh nghiệp mở rộng hình thức kinh doanh sang kinh doanh vật liệu, phụ liệu, ngoại thất, nội thất khiến cho thị trường nhiễu loạn và bất ổn định.  Bộ máy lãnh đạo của công ty chưa ổn định, lãnh đạo các phòng, cửa hàng chưa thực sự phát huy khả năng, kinh nghiệm trong tổ chức HĐKD còn nhiều hạn chế.  Tình hình kinh tế suy thoái, nhu cầu về xây dựng nói chung giảm gây bất lợi cho sự phát triển của công ty. 3.2. Định hƣớng phát triển của Công ty cổ phần kim khí Lan Anh. Duy trì mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là HĐKD vật liệu và sơn, kính phục vụ ngành xây dựng. Chỉ đạo mở rộng nguồn khách hàng và đối tác theo phương thức: nguồn tự khai thác, dự án, liên doanh liên kết và tiếp cận trực tiếp với các công trình để phát triển. Thang Long University Library 64 Tiếp tục xây dựng hoàn thiện và thực hiện chiến lược phát triển theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm trên cơ sở đầu tư chiều sâu, thống nhất bộ máy quản lý, công nghệ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Mở rộng thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. Phát triển hệ thống bán lẻ với các điểm bán hàng mới. Giữ vững và mở rộng khai thác thị trường vật liệu và sơn trên phạm vi toàn quốc. Công ty luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới nhưng vẫn duy trì tốt với các khách hàng truyền thống. Hiện tại thị trường truyền thống của công ty là các công trình, đại lý miền Bắc, trong thời gian tới công ty sẽ nỗ lực thâm nhập sâu hơn vào thị trường khách như miền Nam, tăng sản lượng tiêu thụ. Đối với dự án đấu thầu mới: Quyết tâm đấu thầu và trúng thầu các công trình mang tính chiến lược, có khả năng sử dụng số lượng lớn và có doanh thu cao. Tiếp tục triển khai mảng nội thất nhằm tích lũy kinh nghiệm và nâng cao năng lực cạnh tranh. Hướng đến bộ máy nhận sự gọn nhẹ và linh hoạt. Thành lập phòng quản lý cửa hàng để phát triển hệ thống bán lẻ.. Đảm bảo vật tư cho kế hoạch sản xuất năm 2014, hoàn thành các biện pháp nhằm giảm chi phí quản lý. Đảm bảo chi trả tiền lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Định hướng mua bất động sản phù hợp để làm tài sản cho doanh nghiệp. 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính giai đoạn 2011-2013 tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh Qua việc phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần kim khi Lan Anh có thể thấy rằng giai đoạn 2011-2013 là một giai đoạn nhiều khó khăn với nền kinh tế vĩ mô nói chung và tình hình tài chính của Lan Anh nói riêng. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp vẫn còn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót về quản lý tài sản, chi phí, cơ hội đầu tư... 65 Bảng 3.1. Đánh giá tình hình tài chính giai đoạn 2011 – 2013 tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh Chỉ tiêu Ƣu điểm Nhƣợc điểm Cơ cấu Tài sản và nguồn vốn Cơ cấu tài sản của công ty không có biến động nhiều. Tỷ trọng TSNH và TSDH chênh lệch nhau quá nhiều. Việc không đầu tư vào tài sản cố định, tài sản dài hạn, vay dài hạn cho thấy chiến lược của công ty chưa hướng tới sự ổn định lâu dài trong tương lai mà chú trọng đầu tư cho những lợi ích ngắn hạn trước. Kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu từ bán hàng và dịch vụ tăng trong ba năm. Chi phí quản lý cao và liên tục tăng, tỷ trọng giá vốn trên doanh thu thuần vẫn còn cao. Quản lý khả năng thanh toán Hệ số khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh đều ở mức tương đối tốt,. Khả năng thanh toán lãi dựa trên lợi nhuận đang được duy trì ở mức thấp cho thấy mức độ uy tín trong thanh toán của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Công ty duy trì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở mức thấp, mà các khoản nợ ở đây chủ yếu là phải trả nhà cung cấp, trong khi đó phải thu khách hàng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản, cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn và gánh chịu rủi ro cao do việc trả nợ phụ thuộc vào khoản phải thu khách hàng. Thang Long University Library 66 Chỉ tiêu Ƣu điểm Nhƣợc điểm Quản lý tài sản TSNH - Trong giai đoạn 2010 -2012 Lan Anh đã tăng lượng dự trữ tiền mặt và giữ được mức độ an toàn nhất định cho khả năng thanh toán nợ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng tích cực đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm mục đích sinh lời. - Công ty tạo được sự cạnh tranh trên thị trường, thu hút thêm khách hàng bởi chính sách nới lỏng tín dụng, tăng giá trị khoản phải thu khách hàng. - Việc quản lý HTK được cải thiện, giảm thiểu được lượng hàng bị ứ đọng, kém chất lượng. - Hiệu quả sử dụng TSNH của công ty khá tốt cho thấy Lan Anh đã có chính sách quản lý TSNH hiệu quả nhất định và có những đầu tư thích hợp nhằm nâng cao doanh thu. - Lượng tiền mặt dự trữ xuống quá thấp có thể gây ảnh hưởng đến các khoản nợ đến hạn phải trả bằng tiền. - Việc tăng khoản phải thu chứa đựng những rủi ro nhất định vì công ty có thể bị khách hàng chiếm dụng vốn làm giảm khả năng thanh toán tức thời. - Thời gian luân chuyển HTK tăng qua các năm và đang ở mức khá cao, số vòng quay HTK còn thấp, bên cạnh đó vòng quay tiền cũng khá cao, lượng tiền mặt tạo ra trong kỳ khan hiếm dần. - Hiệu quả sử dụng TSNH có sự giảm sút qua ba năm. Công ty đầu tư nhiều vào HTK và phải thu khách hàng, tuy nhiên mức tăng đầu tư không tương xứng với mức độ tạo ra doanh thu của tài sản làm cho hiệu suất sử dụng TSNH giảm. TSDH Giá trị TSDH là khoản mục mang tính vững chắc và lâu dài hơn, góp phần hình thành nên doanh thu cho doanh nghiệp. Tài sản dài hạn của công ty chưa được đầu tư cũng nhưu chưa có chính sách quản lý các khoản tài sản dài hạn một cách hiệu quả để sinh lời cho công ty. Quản lý dòng tiền. Thanh toán các khoản vay ngắn hạn kịp thời, không để phát sinh thêm lãi, từng bước tạo dựng được uy tín với ngân hàng và nhà đầu tư. Doanh nghiệp còn non trẻ, khả năng sinh lời và thanh toán chưa đủ thuyết phục cho các khoản vay dài hạn, gây nhiều hạn chế cho việc đầu tư mở rộng kinh doanh 67 Chỉ tiêu Ƣu điểm Nhƣợc điểm Về khả năng sinh lời. Trong thời gian gần đây, Lan Anh đã cố gắng chủ động tận dụng nhiều hiệu quả của đòn bẩy hoạt động. EBIT âm, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và khả năng sinh lời luôn âm và có chiều hướng âm lớn hơn qua 3 năm Việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này cũng gây ra những rủi ro nhất định cho công ty do doanh nghiệp làm ăn chưa ổn định và khả năng thanh toán chỉ gần chạm mức an toàn. 3.4. Đề xuất một số giải pháp cải thiện những hạn chế tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh 3.4.1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Qua phân tích về cơ cấu Tài sản - Nguồn vốn có thể thấy quy mô của công ty trong ngắn hạn đã tăng trưởng ổn định. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng tài sản và không được đầu tư tăng lên qua các năm cho thấy công ty chưa hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài, chưa phù hợp với xu thế thị trường. Giải pháp cho vấn đề này là các nhà quản trị cần thay đổi lại lại cơ cấu tài trợ tài sản, tăng cường đầu tư vào TSDH, cụ thể là TSCĐ như nhà xưởng, máy móc, thiết bị vận tải phục vụ kinh doanh. Doanh nghiệp cũng cần xem xét lại các khoản mục nợ ngắn hạn, dài hạn trong nguồn vốn, các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Trong giai đoạn tiếp theo công ty cần tập trung tăng nguồn vốn dựa trên các khoản nợ dài hạn nhằm nâng cao cơ hội đầu tư phát triển với chi phí sử dụng vốn bình quân thấp hơn chi phí sử dụng VCSH hiện giờ.Công ty có thể kêu gọi nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng hoặc tăng phần lợi nhuận để lại chưa phân phối. 3.4.2. Quản lý khả năng thanh toán Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt: Công ty phải tiến hành ngay các biện pháp thu hồi các khoản nợ quá hạn tránh tình trạng các khoản phải thu chiếm tỷ trọng quá lớn gây ứ đọng vốn như hiện nay. Việc thu hồi nợ cần bắt đầu từ các khoản có giá trị lớn trước, sau đó đến các khoản nhỏ, cũng cần đặc biệt lưu ý đến các khoản quá hạn hay có thời hạn lâu ngày cần có biện pháp đôn đốc thu nợ thường xuyên. Thêm vào đó để nâng cao hiệu quả của việc thu hồi nợ công ty Thang Long University Library 68 nên áp dụng mức lãi phạt nặng hơn tùy theo thời gian quá hạn từng khoản nợ, điều này sẽ khiến khách hàng tích cực hơn trong việc trả nợ cho công ty. Việc thu hồi nợ hiệu quả sẽ giúp tăng lượng tiền của công ty, góp phần đáp ứng khả năng thanh toán, nâng cao uy tín đối với nhà cung cấp. Sử dụng quá nhiều nợ ngắn hạn sẽ tạo áp lực lên khả năng thanh toán của công ty, vì vậy doanh nghiệp cần chủ động xem xét giảm các khoản nợ ngắn hạn, thay thế bằng một phần nợ dài hạn. 3.4.3. Quản lý hàng tồn kho HTK chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, việc lưu trữ HTK cũng khiến cho các chi phí bảo quản, lưu trữ tăng lên, ngoài ra việc HTK bị ứ đọng lâu không tiêu thụ được sẽ khiến doanh nghiệp phải trích lập dự phòng giảm giá HTK. Kim khí Lan Anh cần có những biện pháp quản lý HTK hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tối đa các khoản chi phí đồng thời vẫn đảm bảo được tăng trưởng doanh thu. Kim khí Lan Anh có thể áp dụng mô hình JIT (just in time approach) để quản lý hàng tồn kho đặc biệt là các nguyên vật liệu trong kỳ sẽ xuất giao cho bên gia công sản xuất. Để nâng cao hiệu quả mô hình JIT, công ty nên kí kết những hợp đồng thương mại lâu dài với các nhà cung cấp vật liệu để tránh trường hợp biến động giá quá lớn hay các nhà cung cấp bỏ dở việc phân phối gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hàng tồn kho, việc áp dụng mô hình JIT đã nêu ở trên cũng góp phần làm giảm mức hàng tồn kho xuống do nguyên vật liệu chỉ được mua và xuất dùng khi có những đơn đặt hàng lớn hay đến giai đoạn cung ứng cáp nhiều như mùa xây dựng cuối nămtừ đó lượng hàng tồn lại trong kho cũng được giảm thiểu ít nhiều. Bên cạnh đó, công ty cũng cần tính đến biện pháp tiến hành thanh lý, giảm giá những vật liệu quá cũ, không bán được lâu ngày để tiến tới duy trì khoản mục HTK có tính cập nhật và không phải trích lập dự phòng giảm giá do vật liệu lỗi thời. Giả sử, việc áp dụng mô hình JIT và những biện pháp trên đạt được hiệu quả, công ty không cần phải dự trữ nguyên vật liệu nữa, khối lượng hàng cũng giảm 40%, chi phí quản lý nguyên vật liệu trước đây được dùng cho việc ký kết các hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu dài hạn. 69 Bảng 3.2. Dự tính sự thay đổi về hàng tồn kho sau khi áp dụng giải pháp Chỉ tiêu Năm 2013 Dự kiến sau thay đổi Hàng tồn kho (triệu đồng) 775 415 GVHB (triệu đồng) 42.897 38.215 Số vòng quay HTK (vòng) 55,35 59,5 Thời gian quay vòng HTK (ngày) 6,59 6,03 Lợi nhuận sau thuế tăng thêm (triệu đồng) 0 104 Từ đây, có thể thấy sau khi áp dụng những biện pháp quản lý HTK, công ty không những có thể cải thiện được một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sử dụng HTK mà còn tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định giúp làm gia tăng lợi nhuận sau thuế từ đó nâng cao tỷ suất sinh lời. 3.4.4. Quản lý khoản phải thu khách hàng Qua phân tích quy mô khoản phải thu qua các năm cũng như vòng quay khoản phải thu hay kỳ thu tiền bình quân, có thể thấy việc tăng lên liên tục của khoản phải thu khách hàng và thời gian thu tiền bình quân ảnh hưởng không tốt đến quay vòng tiền và cơ hội đầu tư do công ty bị chiếm dụng vốn nhiều. Vì vậy, Lan Anh nên tiến hành những giải pháp nhằm giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng thu hồi công nợ, giảm khoản vốn bị chiếm dụng cải thiện lưu chuyển tiền thuần trong kỳ và quan trọng nhất là tránh được rủi ro khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên việc thu hồi được hết các khoản nợ không phải là công việc dễ dàng với doanh nghiệp đặc biệt với những khách hàng có nhiều rủi ro trong thanh toán. Doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống trong việc chọn lựa cấp tín dụng cho khách hàng. Ta có thể sử dụng mô hình điểm số của Altman. Đây là mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hóa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và yếu tốảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng. Mô hình này thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm và đo lường xác suất vỡ nợ thông qua đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro với khách hàng: Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6 X4 + 1X5 Thang Long University Library 70 Bảng 3.3. Mô hình điểm số của Altman Biến số Trọng số VLĐ ròng/ Tổng tài sản (X1) 1,2 LN giữ lại/ Tổng tài sản (X2) 1,4 LN trước thuế và lãi/ Tổng tài sản (X3) 3,3 Thị giá CP/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn (X4) 0,6 Doanh thu/ Tổng tài sản(X5) 1 Z càng cao thì rủi ro càng thấp và ngược lại. Trong đó: Z > 2,99: khách hàng trong vùng an toàn 1,81 < Z < 2,99: khách hàng nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Z < 1,81: khách hàng nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ mất khả năng thanh toán cao. Đối với khách hàng thuộc nhóm có Z > 2,99 có thể cấp tín dụng, bán hàng trả chậm. Với nhóm khách hàng thứ hai, việc cấp tín dụng cần được xem xét ở một mức độ nhất định và xác định thường xuyên mức độ an toàn của khách hàng. Với nhóm khách hàng có Z < 1,81, doanh nghiệp không nên cấp tín dụng hay bán hàng trả chậm vì dễ dẫn đến rủi ro thu hồi công nợ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể áp dụng thêm chính sách chiết khấu nhằm tạo động lực thanh toán sớm của khách hàng từ đó giảm thiểu khoản phải thu khách hàng và tăng cường tính cạnh tranh. Giả sử tỷ lệ chiết khấu thanh toán có thể được áp dụng như sau: Bảng 3.4. Tỷ lệ chiết khấu thanh toán Nhóm Thời gian thanh toán (ngày) Tỷ lệ chiết khấu (%) 1 Trả ngay 2,8 2 1 – 30 2 3 30 – 60 1,05 4 60 – 90 0,9 5 90 – 100 0,5 71 Nhìn chung, việc xây dựng hệ thống chọn lựa cấp tín dụng và chiết khấu thanh toán cho khách hàng có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt các khoản phải thu, bên cạnh đó hạn chế được các khoản dự phòng phải trích lập trong kỳ, từ đó giảm bớt chi phí và tăng lợi nhuận. Ngoài ra, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ cũng được cải thiện và doanh nghiệp có điều kiện chi trả trong kỳ tốt hơn, ít phải sử dụng dự trữ tiền mặt hơn 3.4.5. Một số giải pháp khác Ngoài việc đề ra những biện pháp nhằm quản lý các khoản phải thu cũng như HTK đạt hiệu quả cao hơn, Lan Anh cũng nên chú trọng các chính sách phân bổ hiệu quả chi phí bán hàng hay chi phí QLDN trong các giai đoạn sắp tới, giám sát chặt chẽ khâu kiểm tra kỹ thuật nhằm giảm thiểu tối đa vật liệu lỗi, hư hỏng giúp nâng cao uy tín cũng như tối thiểu hóa hàng bán bị trả lại. Đối với những dự án cơ bản dở dang, công ty cần xác định lại nhu cầu vốn và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành để tạo ra tài sản cố định hữu hình tham gia vào quá trình tạo doanh thu. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc bảo trì sửa chữa các máy móc thiết bị định kỳ, giúp tiết kiệm chi phí hỏng hóc, mua mới, đồng thời bố trí hệ thống máy móc hợp lý, khai thác tối đa công suất và nâng cao khả năng làm việc của máy móc thiết bị. Tạo dựng chiến lược hợp lý nâng cao hiệu quả cạnh tranh trên thị trường, đồng thời thường xuyên cập nhật kịp thời sự thay đổi của các vật liệu, nội thất, chủng loại sơn, kính nhằm đáp ứng nhu cầu từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, Lan Anh cũng cần tích cực mở rộng phạm vi thị trường, đấu thầu những dự án có tính cạnh tranh và khả năng thu lợi cao. Nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự, có cơ chế quản lý, đãi ngộ tốt với công nhân viên, đảm bảo công tác bán hàng, tiêu thụ diễn ra an toàn, hiệu quả. Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty cũng cần đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu. Hiện nay với tốc độ phát triển chóng mặt của truyền thông đa phương tiện thì việc đưa sản phẩm đến tay công chúng rất cần có sự giúp đỡ của hoạt động quảng bá. Chiến lược quảng cáo trực tiếp trên sóng truyền hình và bên ngoài là cách quảng bá sản phẩm truyền thống nhưng chưa bao giờ mất đi hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý tới chi phí vì chi phí cho quảng cáo trên truyền hình là rất lớn. Công ty cũng có thể áp dụng các xu hướng marketing hiện đại như mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm về các từ khóa là một giải pháp quảng bá hiện đại, hiệu quả và ít chi phí trực tiếp, bên cạnh đó cần có chi phí về nhân lực trong các mảng hoạt động mới này. Trong thời gian tới, Lan Anh cũng cần tích cực và chủ động hơn trong việc thực hiện kế hoạch tiến hành phân tích nghiên cứu tài chính để nhận biết và phát hiện sớm những sự thay đổi có thể diễn ra gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất cũng như cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời duy trì tốt khả năng thanh toán, tỷ suất sinh lời và hiệu suất sử dụng vốn Thang Long University Library KẾT LUẬN Phân tích tài chính doanh nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cũng như trong quản lý tài chính nhằm đánh giá thực trạng hiện tại của doanh nghiệp để từ đó có những biện pháp thích hợp điều chỉnh những yếu tố tài chính theo mục đích và mục tiêu phát triển riêng của mỗi doanh nghiệp. Qua việc phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần kim khí Lan Anh có thể thấy rằng, dù cơ cấu tài sản nguồn vốn ít có sự biến động, các chỉ tiêu thanh toán đều ở mức tốt, an toàn về thanh toán và không gặp rủi ro nhưng ta cũng nhận ra rằng vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong tình hình tài chính của doanh nghiệp cần được khắc phục như chưa quan tâm đến tăng trưởng dài hạn, doanh nghiệp còn bị chiếm dụng vốn nhiều, lợi nhuận âm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu áp dụng những giải pháp đã được nêu có thể góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động. Doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong công tác phân tích tình hình tài chính hàng quý, hàng năm để nhận biết sớm sự biến đổi. Trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thông tin cũng như kinh nghiệm ứng dụng thực tế, những phân tích và đánh giá được nêu trong khóa luận vẫn còn nhiều điểm thiếu sót, chưa sát thực và tối ưu. Em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía thầy cô để bài viết được hoàn thiện và thực tế hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại trường Đại học Thăng Long, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Chu Thị Thu Thủy trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2014 Sinh viên thực hiện Đỗ Hoàng Tuấn Linh PHỤ LỤC 1. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2011 của Công ty cổ phần kim khí Lan Anh 2. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012 của Công ty cổ phần kim khí Lan Anh 3. Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2013 của Công ty cổ phần kim khí Lan Anh Thang Long University Library TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Doanh nghiệp, Chương 1: Những quy định chung 2. Lê Minh Tú (2010), Quản lý tài chính doanh nghiệp , NXB Thống Kê, TPHCM 3. Th.S Nguyễn Hoàng Nam, Th.S Bùi Anh Tuấn (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội 4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống Kê, TPHCM 5. Nguyễn Minh Kiều, Bài giảng phân tích tài chính – Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright 6. GS.TS Phạm Quang Trung (2013), Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB ĐH KTQD 7. PGS.TS Trương Bá Thanh , TS Trần Đình Khôi Nguyên, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, ĐH Kinh tế , ĐH Đà Nẵng 8. Cộng đồng kinh doanh, 9. Wikipedia Bách khoa toàn thư mở, 10. Thống kê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfa17195_2646.pdf
Luận văn liên quan