Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh thu
và lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị
trường và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Công ty. Thành lập bộ phận
marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến công tác
nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
84 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6559 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng tại công ty cổ phần Tân Tân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đồng
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Từ bảng số liệu trên ta nhận xét được rằng:
Nhìn chung tình hình luân chuyển hàng hóa của công ty giai đoạn 2006-
2008 là không ổn định, tốc độ luân chuyển hàng hóa năm 2007 chỉ đạt 133 vòng
(2,7 ngày/vòng), thấp hơn 36 vòng so với năm 2006. Sang năm 2008, Ban lãnh
đạo công ty chú trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao tốc độ luân chuyển
hàng hóa lên 176 vòng (giảm xuống chỉ còn 2,05 ngày/vòng), đảm bảo vòng quay
của hàng hóa, thu hồi vốn để tái đầu tư sản xuất sản phẩm phục vụ kịp thời cho nhu
cầu của thị trường.
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần mỗi năm đều có tăng lên nhưng rất
ít: năm 2006 là 2,97% trong 100% doanh thu bán ra có 2,97% lợi nhuận đạt
được, năm 2007 là 3,29%, năm 2008 là 3,67%
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 163.847.722 184.675.845 217.792.352
Các khoản giảm trừ doanh thu 255.602 202.968 8.515
Doanh thu thuần BH&CCDV 163.592.120 184.472.877 217.783.837
Giá vốn hàng bán 164.688.187 167.187.895 188.714.528
Giá trị tồn kho bình quân 974.486 1.257.052 1.072.245
Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) 169 133 176
Kì luân chuyển hàng hóa (ngày) 2,13 2,70 2,05
Lợi nhuận gộp về 146.136.840 17.284.983 29.069.309
Lợi nhuận thuần 4.855.192 6.070.119 7.986.898
Lợi nhuận sau thuế 3.897.263 4.872.485 6.411.082
Tỷ số LN thuần trên doanh thu thuần 2,97 3,29 3,67
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 44 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
5.1. NHÂN TỐ CHỦ QUAN (THUỘC VỀ CÔNG TY)
5.1.1. Tình hình cung cấp (thu mua)
Tình hình tiêu thụ, trước hết lệ thuộc vào tình hình cung cấp (đầu vào)
Khối lượng hàng hóa mua thực tế luôn luôn đáp ứng đủ nhu cầu của công
ty vì nguyên vật liệu chủ yếu của sản phẩm đậu phộng là đậu và dừa. Mà công ty
có chi nhánh ở Trà Vinh, Bến Tre nơi đó hoạt động của công ty là cung cấp
nguyên vật liệu. Công ty thuê công nhân ở đó trồng đậu phộng theo yêu cầu của
công ty. Mục đích của công ty phát triển chi nhánh ở Trà Vinh là để gần nguồn
cung cấp quan trọng thứ 2 là dừa. Ngoài ra với mục đích đảm bảo sản lượng và
chất lượng đậu phộng - nguyên vật liệu chính trong sản xuất, Tân Tân đã và đang
đầu tư hỗ trợ cung cấp giống đậu mới cho nông dân ở các địa phương như Bình
Dương, Củ Chi, Nghệ An. Ngoài đậu phộng công ty cũng sử dụng một số nguyên
vật liệu khác để sản xuất sản phẩm nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều. Vì thế
công ty rất yên tâm trong phần cung cấp nguyên vật liệu của mình. Đảm bảo cho
sản phẩm sản xuất ra đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó nguồn vốn công ty dồi dào đảm bảo nhu cầu đầu vào ổn định,
nhưng trong năm 2008 thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn cầu đã gây
không ít khó khăn về nguồn vốn đầu vào vì sự biến động của nó làm ảnh hưởng
đến tình hình sản xuất.
Và khó khăn khác mà Công ty gặp phải là chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu
tố thời tiết. Vì nguồn liêu liệu chính của công ty chủ yếu là lương thực thực phẩm
vì thế khi có thiên tai, bão lụt, sâu bệnh, nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất
lượng v.v… tình hình cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty bị hạn
chế.
5.1.2. Giá bán
Giá bán ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Đặt biệt đậu phộng là nhóm sản phẩm đem lại nhiều doanh thu là lợi nhuận cho
công ty. Từ đó càng đánh giá tầm quan trọng sự thay đổi giá bán của đậu phộng.
Sự thay đổi nhỏ của giá bán sẽ làm thay đổi số lượng đậu phộng tiêu thụ. Trong
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 45 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
thời khủng hoảng kinh tế toàn cầu giá cả tiêu dùng tăng lên rất nhiều vì thế nó
càng ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Bên cạnh
đó khủng hoảng làm giảm sức mua của người tiêu dùng từ hai yếu tố trên ta nhận
định rằng giá bán trong thời điểm này mang tính chất quyết định.
Các nguyên nhân làm giá tiêu dùng tăng:
Về tiền tệ, năm 2007, tổng dư nợ cho vay tăng tới 53,80%, cao gấp rưỡi
tốc độ tăng vốn huy động và cao gấp trên 6 lần tốc độ tăng GDP. Năm tháng đầu
năm 2008, dư nợ cho vay tăng 18%, cao gấp trên 4 lần tốc độ tăng vốn huy động
và cao gấp khoảng 2,5 lần tốc độ tăng GDP. Mãi tới 19/5/2008 mới bỏ trần lãi
suất huy động, nên tiền từ lưu thông vào ngân hàng có thể tăng cao hơn tiền từ
ngân hàng ra lưu thông.
Về chi phí đẩy vẫn tiếp tục tăng cao, trong đó có chi phí vay vốn, chi
phí thuê nhà xưởng, chi phí nguyên nhiên vật liệu, vận chuyển, làm tăng chi phí
sản xuất, lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
Về cầu kéo, nếu tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch
vụ tiêu dùng tăng tới 29,50%. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ vẫn
còn tăng trên 10%, tuy tăng thấp hơn mấy năm trước, nhưng vẫn cao gấp rưỡi tốc
độ tăng trưởng kinh tế.
“Nhập khẩu lạm phát” tiếp tục gia tăng do hàng nhập khẩu tính bằng
ngoại tệ tăng, do tỷ giá triệu đồng/ngoại tệ của nhiều nước tăng mà nước ta nhập
khẩu lớn; riêng tỷ giá triệu đồng/USD tăng thấp, có thời gian ngắn giảm, nhưng
gần đây lại tăng trở lại.
Một lượng tiền lớn đầu tư vào chứng khoán trong năm trước và đầu tư
vào bất động sản từ năm trước đến đầu năm nay, nay do hai thị trường này giảm
giá nên đã chuyển sang thị trường hàng hoá, dịch vụ, tạo áp lực tăng giá tiêu
dùng.
Từ những nguyên nhân trên kéo theo giá bán phải tăng làm cho số doanh
thu cao hơn do giá bán tăng cao nhưng số lượng tiêu thụ đã giảm so với cùng kì
năm ngoái làm cho lượng tồn kho tăng lên gây ứ động hàng hóa.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 46 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Bảng 5.1: Bảng giá mặt hàng đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói
giao động trong năm 2008 như sau:
ĐVT: đồng
Quý Giá (thùng)
I 442.000
II 446.000
III 451.000
IV 455.000
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Đứng trước tình hình giá cả nguyên vật liệu leo thang từng ngày làm gia
giá đầu ra tăng trong khi đồng lương của người tiêu dùng lại không tăng thêm.
Họ chỉ còn các lựa chọn là cắt giảm chi tiêu, tiêu sài. Từ người thu nhập trung
bình, khá, cao đều có cách tiêu tiền phù hợp với thời lạm phát…gây ảnh hưởng
lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
5.1.3. Chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty trên thương trường
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm có vai trò quyết định sự
thành công của chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của công
ty trên thương trường. Một công ty sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu như sản
xuất ra những sản phẩm không đạt chất lượng, ngược lại công ty sẽ ngày càng phát
triển và nâng cao uy tín khi họ luôn luôn đảm bảo được chất lượng sản phẩm hàng
hóa cung cấp cho thị trường. Chất lượng sản phẩm của công ty luôn đảm bảo hợp
vệ sinh phù hợp khẩu vị với tất cả mọi đối tượng.
Và những khó khăn mà công ty luôn gặp phải đối với sản phẩm đậu phộng nói
chung là khách hàng phiền hà về trọng lượng đã bị giảm đi để lâu không được vì dễ ra
dầu.
5.1.4. Phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán
+ Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty:
Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm là vấn đề không thể thiếu trong tổ chức
hoạt động kinh doanh, có ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng và thị trường tiêu thụ
sản phẩm của Công ty. Công ty không ngừng tăng cường các hình thức khuyến mãi
và tạo quan hệ với khách hàng bằng các hình thức như tặng thêm hay giảm giá sản
phẩm khi khách hàng đạt doanh số tiêu thụ nhất định, tặng quà cho những khách
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 47 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
hàng có doanh số tiêu thụ cao, tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm, rút thăm
trúng thưởng, tặng áo, lịch có in logo của Công ty.
+ Về phương thức bán hàng và phương thức thanh toán:
Khá linh hoạt. Khách hàng có thể đến mua trực tiếp tại công ty hoặc đặt
hàng qua điện thoại và thanh toán bằng chuyển khoản. Phương thức này tiện lợi và
tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho khách hàng, đặc biệt là các khách hàng ở
xa. Ngoài ra, công ty luôn đảm bảo cung cấp sản phẩm đủ lượng và kịp thời nhu
cầu của khách hàng. Tất cả các vấn đề nêu trên đều có tác động nhiều hay ít thúc đẩy
tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua, góp phần làm tăng
doanh số tiêu thụ.
5.2. NHÂN TỐ KHÁCH QUAN
5.2.1. Thuộc chính sách nhà nước
Năm 2008 là một năm đầy biến động, với nhiều khó khăn thách thức gần
như không thể lường trước, từ thiên tai, dịch bệnh, cho đến khủng hoảng kinh tế
toàn cầu.
Trước các diễn biến của thế giới, lúc đầu ai cũng cho rằng đây là một cuộc
khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng, do thiếu lương thực, thiếu
năng lượng mà giá cả tăng cao. Nhưng những gì diễn ra tiếp theo đã không phải
như vậy, mà là khủng hoảng tài chính, khởi nguồn từ Mỹ rồi lan ra toàn cầu.
Tiếp theo đó, không dừng lại ở khủng hoảng tài chính nữa, mà là suy
thoái, khủng hoảng kinh tế không phải là khủng hoảng kinh tế toàn cầu bình
thường nữa, mà là đại khủng hoảng.
Vấn đề khó khăn kinh tế Việt Nam ở một mức nhất định khá giống Mỹ:
tiêu nhiều hơn có (ngân sách thiếu hụt lớn, có thể là 6%), xuất ngày càng thấp
hơn nhập (thiếu hụt lớn tới 10% GDP), giá cả tăng rất cao. Đáng lẽ thiếu thanh
khoản như Mỹ, nhưng do đầu tư tài chính nước ngoài đổ vào nên làm lạm phát
tăng mạnh, đồng tiền thay vì mất giá như ở Mỹ lại lên giá, càng làm cho thiếu hụt
cán cân thanh toán lớn hơn và các mất cân đối phình to thêm. Việc tăng giá đồng
tiền Việt là điều khó tránh, nó giúp giảm áp lực lạm phát nhưng nó không thể là
công cụ thị trường đưa nền kinh tế đến chỗ tự cân đối như ở Mỹ. Bởi vì các mất
cân đối lớn về ngân sách và xuất nhập khẩu là do bàn tay nhà nước tạo ra, nằm
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 48 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
ngoài sự điều động của thị trường. Thu hút dòng vốn nước ngoài vào có tác dụng
như đổ thêm dầu vào lửa khi cơ chế không có khả năng xử lý.
Trước tình hình đó công ty đã trải qua một giai đoạn đầy khó khăn tiêu thụ
sản phẩm biến động thất thường không đoán trước được. Nguồn vốn vay thì bất
ổn do tình hình tài chính trong nước lẫn quốc tế đang bị khủng hoảng làm sản
xuất cũng bị ảnh hưởng.
5.2.2. Các yếu tố kinh tế
Chẳng hạn như lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh
hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt
động của các công ty. Trước tình hình khủng hoảng như hiện nay nhà nước đang
thực hiện biện pháp cắt giảm lãi suất để cứu vãng công ty tăng nhu cầu cầu vay
vốn để đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, để làm tăng lợi nhuận của công ty.
Ngoài ra sẽ khuyến khích người dân không gửi tiền vào ngân hàng nhiều và
khuyến khích tiêu thụ, vì thế sẽ làm cho nhu cầu cầu tiêu dùng tăng lên.
Trong giai đoạn này mức độ lạm phát rất cao làm ảnh hưởng rất nhiều đến
tình hình tiêu thụ của công ty. Vì nó sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra
những rủi ro lớn cho sự đầu tư của công ty, bên cạnh đó sức mua của xã hội cũng
bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ.
Ông Ngô Văn Hải, Phó giám đốc kinh doanh siêu thị Citimart cho biết,
lượng khách vào mua sắm tuy không giảm nhưng sức mua thì giảm rất mạnh, từ
15 -20%. Nếu như trước đây trung bình mỗi hoá đơn thanh toán thường có giá trị
500.000 đồng, thì nay chỉ còn dao động 200.000 – 250.000 đồng.
Theo Sở Công Thương TPHCM, 6 tháng đầu năm sức mua tiêu thụ của
mặt hàng thực phẩm được thống kê là giảm nhiều nhất.
Trong khi đó đối với công ty Tân Tân kênh phân phối đến Siêu thị chiếm
một khối lượng lớn nên việc giảm tiêu dùng của người dân như trên gây không ít
khó khăn trong công ty làm lượng hàng tiêu thụ bị giảm.
Trước tình hình đó nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm kích thích
người dân tiêu thụ trở lại.
Năm biện pháp kích thích người dân tiêu thụ trở lại
Tặng phiếu mua hàng
Giảm thuế giá trị gia tăng (VAT)
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 49 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
P0
P1
Q0 Q10
Giảm thuế trực thâu
Tăng trợ cấp thất nghiệp
Tăng lương cho nhân viên chức
Nếu nhà nước thực hiện được các chính sách trên dẫn đến tiêu thụ trong
nước được tăng lên nói chung và tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng của Tân Tân
nói riêng sẽ tăng lên.
5.2.3. Phân tích độ co giãn của cầu
Ta có số liệu về loại hàng hóa đậu phộng nước cốt dừa 18gr/400gói như
sau:
Khối lượng tiêu thụ là 4.564 thùng tại giá bán là 455.000 đồng
Khối lượng tiêu thụ là 4.813 thùng tại giá bán là 441.000 đồng
Độ co giãn của cầu so với giá của loại hàng hóa này sẽ là:
4813 4564
0, 0554564 1, 773441 455 0, 031
441
DE
ED<-1 hay 1DE , nên cầu có co giãn vì số phần trăm thay đổi của cầu
lớn hơn số phần trăm thay đổi của giá.
Hình 5.1: Đồ thị đường cầu co giãn
Nhìn vào đồ thị ta nhận xét được rằng khi giá đậu phộng thay đổi dẫn đến
sự thay đổi lớn về sản lượng tiêu thụ. Vì thế ta không nên tăng giá sản phẩm khi
không cần thiết.
Q
D
P
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 50 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
5.2.4. Nhân tố khách hàng
Vấn đề khách hàng là một bộ phận không tách rời trong môi trường cạnh
tranh. Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của công ty.
Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách
hàng so với với các đối thủ cạnh tranh.
Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá
của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm
bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công
việc dịch vụ hơn.
Như đối với công ty Tân Tân vì khách hàng chủ yếu nhất của công ty là
trẻ em và phụ nữ, vì vậy để nâng cao sản lượng tiêu thụ công ty phải tập trung
đầu tư vào thiết kế mẫu mã, sản phẩm cho sinh động, vui tươi đa dạng các sản
phẩm đậu phộng, bên cạnh đó cần phải chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm
càng giòn, càng ngon và hợp vệ sinh thực phẩm, bảo quản được lâu và không bị
hôi dầu. Đặt biệt đậu phộng thì ăn dễ bị nóng trong người đây là vấn đề khó khăn
để nâng cao sản lượng tiêu thụ . Vì:
Người mua có tương đối nhiều thế mạnh hơn khi họ có các điều kiện sau:
Lượng hàng người mua chiếm tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng bán ra của
các công ty
Việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém
Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người
mua.
Vì thế công ty cũng cần lập bảng phân loại các khách hàng hiện tại và
tương lai. Các thông tin thu được từ bảng phân loại này là cơ sở định hướng quan
trọng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến
marketing.
5.3. DỰ BÁO LƯỢNG TIÊU THỤ TRONG NĂM 2009
Phương trình hồi quy: y = ax + b
y: số lượng thùng bán ra
a: độ dốc của đường xu hướng
b: tung độ gốc
n: số lần quan sát
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 51 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Ta có bảng số liệu về tình hình chi phí hoạt động và số lượng thùng đậu
phộng 18gr/400gói
Bảng 5.2: Bảng chi phí bán hàng và khối lượng hàng bán (2008)
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Bảng 5.3 : Bảng các trị số cơ sở thống kê
n Y X XY XX
1 9.975 15,50 154.612,50 240,25
2 7.336 11,90 87.298,40 141,61
3 8.150 13,53 110.269,50 183,06
4 7.590 7,36 55.862,40 54,17
5 8.325 15,32 127.539 234,70
6 8.248 14,02 115.636,96 196,56
7 5.060 8,90 45.034 79,21
8 5.187 7,25 37.605,75 52,56
9 5.354 9,47 50.702,38 89,68
10 5.484 8,30 45.517,20 68,89
11 4.541 8,02 36.418,82 64,32
12 4.431 7,67 33.985,77 58,83
∑ 79.681 127,24 900.482,68 1.463,85
Tháng Khối lượng HB (thùng) Chi phí bán hàng (triệu đồng)
1 9.975 15,50
2 7.336 11,90
3 8.150 13,53
4 7.590 7,36
5 8.325 15,32
6 8.248 14,02
7 5.060 8,90
8 5.187 7,25
9 5.354 9,47
10 5.484 8,30
11 4.541 8,02
12 4.431 7,67
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 52 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Dự báo tiêu thụ theo phương pháp hồi quy, ta có:
2
2
10.805.792 10.138.610 667.182 484,8217.566 16.190 1.376
n xy x y
a
n x x
2
2
2
116.640.713 114.577.416 2.063.297 1499,3417.566 16.190 1.376
n x y x xy
b
n x x
Phương trình : y = 484,82x + 1499,34
Dự báo quý I, II trong năm 2009
Y13 = 484,82*13 + 1499,34 = 7.802 (thùng)
Y14 = 484,82*14 + 1499,34 = 8.287 (thùng)
Y15 = 484,82*15 + 1499,34 = 8.772 (thùng)
Y16 = 484,82*16 + 1499,34 = 9.357 (thùng)
Y17 = 484,82*17 + 1499,34 = 9.741 (thùng)
Y18 = 484,82*18 + 1499,34 = 10.226 (thùng)
5.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG TIÊU
THỤ THÔNG QUA PHƯƠNG TRÌNH HỒI QUY
Số liệu quan sát về tình hình thực hiện khối lượng hàng bán, đơn giá bán
và chi phí quảng cáo được thu thập như sau: Đậu phộng nước dừa 18gr/400gói.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 53 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Bảng 5.4 : Bảng số lượng sản phẩm tiêu thụ theo giá và chi phí quảng cáo
Khối lượng hàng
bán (thùng)
Giá bán
(1000đ)
Chi phí quảng
cáo (1000đ)Kì (tháng)
Y X1 X2
7/2007 6.346 447 8.719,10
8/2007 5.702 449 7.917,09
9/2007 11.339 430 17.495,40
10/2007 5.251 452 4.709,07
11/2007 6.190 448 9.214,04
12/2007 6.259 447,60 5.580,83
1/2008 9.975 445 15.498,70
2/2008 7.336 446,20 11.893,10
3/2008 8.150 444 13.525,30
4/2008 7.590 446 12.959,80
5/2008 8.325 445 15.323,10
6/2008 8.248 445,70 14.015,70
7/2008 5.060 453 8.902,48
8/2008 5.187 453 7.250,71
9/2008 5.354 450 9.471,32
10/2008 5.484 449 8.297,08
11/2008 4.541 454 8.019,84
12/2008 4.431 455,80 7.466,35
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Theo kết quả hồi quy trên, ta có phương trình hồi quy, biểu diễn mối quan
hệ giữa biến kết quả và biến giải thích là:
Y = 85.036,519 – 180,805X1 + 0,255X2
Giải thích các thông số:
Giá trị thông số b1= -180,805 khi giá bán sản phẩm thay đổi tăng 1 đơn vị
thì khối lượng tiêu thụ sẽ giảm đi một lượng là 180,805 đơn vị, với các yếu tố
khác không đổi.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 54 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Giá trị thông số b2= 0,255 khi chi phí quảng cáo thay đổi tăng 1 đơn vị thì
khối lượng tiêu thụ sẽ tăng một lượng là 0,255 đơn vị, với các yếu tố khác không
đổi.
Kết luận: Nhìn vào kết quả hồi quy như trên ta nhận xét được rằng giá bán
có ảnh hưởng rất lớn đến số lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty vì thế chúng ta
phải đảm bảo rằng không nên tăng giá bán sản phẩm khi không cần thiết và
muốn nâng cao số lượng tiêu thụ thêm nữa bên cạnh hạ giá bán sản phẩm nếu
được hay duy trì giá bán trong một khoản thời gian dài chúng ta cần phải tăng
thêm chi phí quảng cáo.
5.5. ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU TRONG KHÂU TIÊU THỤ SẢN
PHẨM
5.5.1. Điểm mạnh
Được cấp những chứng chỉ về chất lượng
Sản phẩm đa dạng (trên 140 loại)
Chất lượng sản phẩm tốt
Thị trường tiêu thụ rộng lớn
Hệ thống bán hàng rộng khắp trong nước
Khả năng thanh toán tốt
Có kinh nghiệm lâu năm
Có uy tín cao với khách hàng
Đội ngũ quản lý có trình độ & kinh nghiệm, NV trẻ, khoẻ, năng nổ,
sáng tạo
Linh hoạt trong việc nắm bắt các cơ hội
Chính sách đào tạo tốt
Công nghệ tiên tiến hiện đại
Chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
Thương hiệu nổi tiếng trong nước, sản phẩm có chỗ đứng trên thị
trường
5.5.2. Điểm yếu
Một phần nguyên liệu phải mua từ bên ngoài
Chi phí lớn cho đầu tư công nghệ mới
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 55 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Nguồn nguyên liệu không đáp ứng kịp sản xuất (xa nơi cung cấp
nguyên liệu và không đồng bộ)
Chiến lược quảng cáo không mạnh
Nguyên liệu tươi khó bảo quản nên tốn nhiều chi phí bảo quản
Khả năng thu thập thông tin yếu, chưa có văn phòng đại diện nước
ngoài
Khó khăn về giá cả sản phẩm, chi phí nguyên vật liệu cao bên cạnh
đó tiêu dùng trong xã hội giảm do khủng hoảng kinh tế
Nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao vì thế càng phải tập trung
nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu
của khách hàng thêm nhiều chi phí dịch vụ
Do biến động thời khủng hoảng kinh tế nên khó khăn trong việc
xác định dữ trữ hàng tồn kho, hay hàng tồn kho quá lớn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 56 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
CHƯƠNG 6
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Khủng hoảng kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu ngưng lại nếu không nói là
càng trầm trọng thêm ở một số quốc gia. Ngày càng có nhiều kinh tế gia, thuộc
đủ trường phái, đề cập tới một biện pháp ngăn cản suy thoái kinh tế được coi là
hữu hiệu : kích thích tiêu thụ.
Tay bút bình luận có uy tín của tờ báo Mỹ Financial Times, Martin Wolf
mới đây đã nhận định “nên làm mọi cách để đảo ngược tình thế sụp đổ mức cầu
hiện nay thay vì nỗ lực cải tổ cơ cấu kinh tế thế giới” Nhà bình luận kêu gọi các
chính phủ dành những phương tiện mạnh nhất, tung ra một chiến dịch kích cầu
đại quy mô gây sốc và kinh ngạc.
Các phương thức phổ biến hiện nay tại một số quốc gia được thực hiện để
kích cầu như như tặng phiếu mua hàng, giảm thuế trị giá gia tăng VAT, tăng tiền
trợ cấp cho các gia đình nghèo v.v..
Dựa vào các yếu tố kích cầu của nhà nước ở trên công ty phải biết vận
dụng tối đa thời cơ đó để nắm tăng lượng tiêu thụ hàng hóa của công ty để ổn
định lại và nâng cao tình hình hoạt động của công ty. Bên cạnh đó công ty có
quá trình hoạt động kinh doanh khá dài, đã tạo được vị thế trên thương
trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Đối với sản phẩm đậu phộng đây
là sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Công ty (trên 86%
doanh thu và trên 92% lợi nhuận của Công ty). Do đậu phộng đã trải qua thời gian
tồn tại khá lâu và đang ở giai đoạn trưởng thành nên nhu cầu trên thị trường về đậu
phộng là khá ổn định, sản lượng tiêu thụ và doanh thu tăng nhưng có xu hướng
chậm lại, cần cố gắng kéo dài giai đoạn này.
Trong đó yếu tố :
6.1. GIÁ CẢ
Là nhân tố ảnh hưởng không ít đến khối lượng hàng hoá tiêu thụ, ảnh
hưởng đến lợi nhuận của công ty. Nếu công ty định mức giá bán quá cao sẽ làm
cho khối lượng tiêu thụ bị giảm sút.
Khi giá bán tăng lên thì khối lượng tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của từng loại hàng hoá, những sản phẩm thiết yếu cho tiêu
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 57 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
dùng như lương thực thực phẩm, thì khối lượng tiêu thụ phụ thuộc vào giá cả.
Ngược lại, những sản phẩm cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm
nếu giá cả tăng lên.
Vì vậy, Công ty cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả
như thế nào cho thật hợp lí nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhìn vào phương trình hồi quy đã phân tích ở trên ta thấy rằng sự thay đổi
nhỏ của giá cả làm cho số lượng tiêu thụ thay đổi theo vì thế chúng ta phải định
giá cho hợp lí trong thời khủng hoảng này chúng ta không cần lợi nhuận đạt tối ta
mà phải định giá làm sao cho tiêu thụ khối lượng sản phẩm ổn định để giữ chân
khách hàng và nâng cao uy tín thương hiệu của mình để khách hàng không lãng
quên sản phẩm của mình. Chúng ta có thể thực hiện biện pháp tăng cường khuyến
mãi như giảm giá bán, tặng quà hay tặng thêm sản phẩm khi khách hàng mua với
số lượng sản phẩm nhất định nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút thêm
khách hàng mới, kích thích tiêu thụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
6.2. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Việc tiêu thụ sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sản phẩm
qua việc chất lượng sản phẩm kém hơn với các loại sản phẩm khác cùng loại trên
thị trường thì người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Nhu cầu xã hội Việt Nam ngày càng tăng, cuộc sống của mỗi người ngày
được nâng cao, đòi hỏi chất lượng hàng hóa ngày càng cao và giá cả ổn định và
hợp lí, không đáp ứng được nhu cầu thì hàng hóa không bán được gây ứ đọng
vốn.
Nhu cầu đòi hỏi trong quản lí sản xuất, nếu hao phí quá lớn, giá thành cao
thì hàng hoá sẽ khó tiêu thụ được, do đó phải giải quyết hài hoà giữa vấn đề chất
lượng, chi phí nhằm đảm bảo cho hàng hoá tiêu thụ được.
Nâng cao uy tín sản phẩm công ty là nhân tố quan trọng cho các nhà kinh
doanh và ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Công ty chỉ có thể nâng cao uy tín
cho sản phẩm khi đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả tương đối ổn
định, luôn luôn có đủ hàng cung ứng cho thị trường và các dịch vụ mua bán tốt.
Uy tín là nhân tố quyết định đẩy mạnh hàng hoá tiêu thụ có chất lượng cao.
Chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quyết định sự thành công của hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Công ty luôn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 58 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
và ổn định. Công ty liên tục phát động những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và duy trì
chế độ bảo dưỡng máy định kỳ 6 lần/năm để nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Bên cạnh đó, Công ty có bộ phận kiểm nghiệm chai, hủ, lon để kiểm tra sự an
toàn của các vỏ chai, hủ, lon trước khi đưa vào sử dụng. Một biện pháp khác là
Công ty có thể thực hiện cải tiến sản phẩm dựa trên sản phẩm hiện có. Hiện nay,
Công ty đang nghiên cứu lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất đậu phộng chất lượng
hơn đỡ tốn nguyên vật liệu và tiết kiệm thời gian hơn. Sản phẩm mới này sẽ mang lại
hiệu quả kinh tế xã hội hơn, giúp đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng doanh thu cho
Công ty. Công ty cần giữ vững chất lượng sản phẩm và phát huy công tác này nhằm
nâng cao uy tín của Công ty.
Chúng ta biết rằng tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam rất thích nguồn thực
phẩm tươi mát, thanh nhiệt trong cơ thể. Mặt dù đậu phộng là nhóm mặt hàng dễ ăn,
dễ chế biến nhưng cũng dễ nóng trong người gây tâm lí lo ngại cho người tiêu dùng.
Vì vậy, muốn nâng cao sản phẩm chúng ta nên nghiên cứu thêm mặt hàng mới hay
cải tiến công nghệ khuyến khích tạo sản phẩm làm giảm độ gây nóng cho cơ thể
người tiêu dùng
Và điều cần thiết trong đều kiện này chúng ta phải tập trung vào chất
lượng sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo ổn định giá cả và khi kinh tế càng khó khăn
thì sự tiêu thụ của khách hàng có sự lựa chọn rất cao và khó khăn. Biết như vậy
ta phải biết đánh vào tâm lí người tiêu dùng là đảm bảo chất lượng sản phẩm để
chiếm ưu thế và giữ chân khách hàng.
6. 3. ĐẨY MẠNH TIẾN ĐỘ SẢN XUẤT, TĂNG SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT
Sản xuất sản phẩm trước tiên là nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với
mục tiêu đạt được doanh thu và lợi nhuận tối đa. Cùng với tốc độ phát triển ngày
càng nhanh của nền kinh tế khu vực thì nhu cầu về các sản phẩm của Công ty sẽ
ngày càng tăng cao.
Do đó, Công ty cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng
sản phẩm sản xuất. Từ đó, phối hợp với công tác tiếp thị sẽ tăng khối lượng sản
phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất của công tác sản xuất là đảm bảo cung cấp đúng
lượng, đúng loại và đúng lúc cho nhu cầu của thị trường.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 59 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Như rà soát cơ cấu sản phẩm theo hướng tập trung vào những sản phẩm
chủ lực như đậu phộng, có cơ hội tiết giảm chi phí và ổn định được thị trường
tiêu thụ, xem xét lại năng lực sinh ra giá trị gia tăng của các nhóm sản phẩm -
dịch vụ, vì thường chỉ một nhóm sản phẩm chủ lực tạo ra phần lớn lợi nhuận,
giống như việc khoang khách hạng nhất - thương gia của một máy bay tạo ra tới
70 - 80% lợi nhuận ròng cho một chuyến bay; phát triển các dòng sản phẩm –
dịch vụ thay thế/liên quan mà không lệ thuộc vào các khoản đầu tư lớn, có thể
giúp ổn định hoặc khai thác thêm nhu cầu thị trường đang tồn tại.
6.4. TÌNH HÌNH TỒN KHO
Hàng tồn kho phải đảm bảo không để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối
lượng, làm mất khách hàng và cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên tồn kho quá lớn làm
ứ động vốn (tăng chi phí sử dụng vốn) và tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho,
gây ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Tồn kho phải luôn kịp thời và vừa đủ ( chứ
không phải đầy đủ). Vì vậy, công ty cần có bên cạnh các nhà cung cấp uy tín và
bằng các hợp đồng lâu dài, ổn định. Tất nhiên, điều này không đơn giản - đặc
biệt trong nền kinh tế thị trường, luôn chịu nhiều biến động bất định.
Để đảm bảo nguồn cung cấp và giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, một số
công ty đặt biệt là các công ty sản xuất chế biến hàng xuất khẩu thường có những
kế hoạch gìn giữ nguồn hàng thông qua việc đầu tư, ứng trước cho các nhà cung
cấp hoặc trực tiếp tổ chức sản xuất và xuất khẩu.
Hệ thống tồn kho kịp thời – JIT: Just in time – mà người Nhật sử dụng rất
thành công, có thể được tóm tắc rằng: cung ứng phải đúng lúc và đúng khối
lượng cần thiết để chi phí hàng tồn kho thấp nhất và tiến đến bằng không. Nhưng
sử dụng chúng để đạt được hiểu quả là cả một nghệ thuật và không phải là điều
dễ dàng.
6.5. PHƯƠNG THỨC TIÊU THỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Phương thức tiêu thụ: phương thức tiêu thụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến
việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá như: bán trực tiếp hoặc bán qua các tổ chức
trung gian, bán sỉ và lẻ…Công ty phải áp dụng linh động các phương thức và
phải quan tâm nhiều đến công tác chăm sóc khách hàng.
Phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán cũng ảnh hưởng đến
việc tiêu thụ như: bán thu tiền mặt, bán trả góp, bán theo phương thức chuyển
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 60 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
tiền (T/T), chờ thu (D/P) hay thư tín dụng (L/C). Việc áp dụng theo phương thức
nào còn tuỳ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại của công ty. Đối với những
khách hàng tiềm năng, có nhiều cơ hội sinh lời và tăng trưởng, công ty nên dành
những điều kiện thanh toán thuận lợi để thu hút họ. Đối với những nơi ít hấp dẫn
thì đương nhiên cần siết chặt hơn.
6.6. ĐỊNH VỊ THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU
Đừng quá nhầm lẫn và lạc quan rằng tất cả mọi người sẽ là khách hàng
của mình. Sự khẳng định này sẽ kéo theo hàng loạt những quyết định sai lầm
ngay sau nó chẳng hạn như về vấn đề giá cả, chiến lược marketing và hậu quả
lớn nhất là thất bại trong kinh doanh.
Những công ty kinh doanh muốn thành công thì phải hiểu được rằng sẽ
chỉ có một số số thị trường nhất định mua sản phẩm của họ với số lượng lớn và
ổn định. Vậy nên, nhiệm vụ phải làm đầu tiên là tìm hiểu rõ xem những khách
hàng đó là ai và sau đó tập trung nguồn lực tiếp thị cũng như ngân sách của công
ty vào nhóm khách hàng đó. Từ đó các hoạt động kinh doanh có thể được xây
dựng một cách tốt và vững chắc hơn.
Một trong những điều cần lưu ý đó là cần chọn lọc các sản phẩm và dịch
vụ của mình sao cho phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu đã định. Hãy
chuyên biệt hoá các sản phẩm của mình.
Và đối với công ty Tân Tân như phân tích ở trên thì thị trường mục tiêu
của họ là ở miền Nam còn ở miền Trung và ở miền Bắc lượng tiêu thụ luôn luôn
biến động và không phải là thị trường mục tiêu. Khi đã xác định thị trường mục
tiêu ta nên quyết định mở thêm dịch vụ tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm,
tìm hiểu nhu cầu và sự hài lòng về sản phẩm thông qua các bảng câu hỏi hay tiếp
xúc trực tiếp, từ đó có kế hoạch sản xuất, cải tiến phương thức bán hàng, phương
thức thanh toán linh hoạt nhằm phục vụ kịp thời và tốt hơn nữa nhu cầu của
khách hàng. Thông qua đó, Công ty có thể thiết lập mối quan hệ thân thiết với
khách hàng, nhằm giữ chân khách hàng trung thành với sản phẩm của Công ty.
Khi nền kinh tế suy thoái, công ty thường hành động theo hai hướng
chính: hoặc giảm bớt các dự định, và áp dụng những biện pháp phòng vệ, cắt
giảm chi phí. Mục tiêu đơn giản là vượt qua được suy thoái, hay cố gắng bảo
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 61 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
toàn được nguồn thu và tăng trưởng hiện thời; hoặc nhanh chóng chuyển hướng
chiến lược, tấn công đối thủ cạnh tranh.
Kinh tế suy thoái sẽ làm lộ ra điểm yếu của mỗi công ty. Công ty theo
chiến lược tấn công đối thủ sẽ tìm kiếm những điểm yếu của đối thủ, phát hiện ra
cơ hội để thâm nhập thị trường. Họ giảm giá một số sản phẩm/dịch vụ để tăng
thêm thị phần, hoặc thậm chí tăng giá có chọn lọc để thu thêm lợi nhuận.
Công ty Tân Tân có một bảng cân đối tài chính ấn tượng, có nhiều tiền
mặt và không phải đi vay nợ, nên hành động theo hướng này. Họ sẽ tận dụng thời
kỳ suy thoái như là cơ hội để trở nên mạnh mẽ hơn trong cạnh tranh, tìm kiếm
nhiều phương thức để nâng cao năng lực cốt lõi và tay nghề chuyên môn ở những
lĩnh vực mới trong các ngành công nghệ hoặc các phân đoạn thị trường.
Dù theo hướng nào, trong thời kỳ suy thoái, công ty phải hành động nhanh
hơn, tập trung hơn, hiệu quả hơn để giành lợi thế cạnh tranh lâu dài trên nền tảng
kiểm soát chặt chẽ từ nhiều nguồn. Để làm được điều này, công ty có thể hành
động như sau:
Trước nhất, công ty phân tích mức độ chịu đựng của mình đến đâu khi suy
thoái tác động đến doanh số bán, chi phí, lợi nhuận cũng như chu kỳ kinh doanh.
Cụ thể, đánh giá lại từng sản phẩm, xem xét các ngành kinh doanh và toàn
bộ phạm vi hoạt động, mối liên kết giữa các chuỗi giá trị, sự co dãn của các nhà
cung cấp và khách hàng, thị trường để tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của mình,
cũng như cơ hội và mối đe dọa từ thị trường, từ đối thủ cạnh tranh, nhìn ra ai là
đối thủ mạnh nhất và họ sẽ phản ứng ra sao.
Từ đó, xem xét chỗ nào cần cải tiến hoạt động, cắt giảm chi phí, thêm giá
trị gia tăng, có thể khai thác nguồn lực rẻ ở đâu... để tạo ra giá thành thấp cũng
như đa dạng hóa rủi ro về tiền tệ và khách hàng để có sự ưu tiên trong ngắn hạn,
trung và dài hạn. Nếu công ty thấy không thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng
phải biết chấp nhận thất bại, khó khăn, và biết chờ đợi, hay thay đổi lĩnh vực kinh
doanh.
Thứ hai, soạn ra một loạt kịch bản trong suy thoái dựa theo kinh nghiệm
đã qua và dự kiến cho tương lai, chọn ra ngành kinh doanh hay sản phẩm nào bị
tác động nhiều nhất bởi suy thoái và tìm hướng xử lý.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 62 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Thứ ba, theo sát các khách hàng của đối thủ cạnh tranh để thâm nhập khi
có cơ hội. Nếu tài chính cho phép, thì tăng thêm đầu tư cho công tác tiếp thị, hoạt
động nghiên cứu và phát triển (R&D), tăng chi tiêu cho một số lĩnh vực để sẵn
sàng đạt các mục tiêu chiến lược như thay đổi mô hình kinh doanh, các kênh
phân phối...
Công ty phải đa dạng hóa khách hàng, vùng tiêu thụ như thế nào để đối
phó với những biến động.
Nếu như tình hình hoạt động của công ty trong giai đoạn này chúng ta nên
tấn công sản phẩm đậu phộng của nước mình sang thị trường Châu Phi đây là thị
trường tiềm năng. Đây là thị trường rất thích hợp để chúng ta tấn công sản phẩm
của mình vào thị trường này. Vì thị trường này nhập khẩu dễ dàng.
Thứ tư, những công việc nào tạo ra giá trị nhanh hơn phải được ưu tiên, vì
thời gian phản ứng là yếu tố quyết định thành công. Hơn nữa, cũng cần đẩy mạnh
hoặc tăng tốc các dự án có thể hoàn vốn nhanh nhất khi kinh tế bắt đầu hồi phục.
Thứ năm, tập trung sức lực vào việc xây dựng một chiến lược dài hạn một
cách bài bản, chuẩn bị nguồn lực cho cuộc chạy đua, nắm bắt trước những lĩnh
vực cần tuyển dụng và hướng nỗ lực của công ty vào phía đó, khi khủng hoảng
kết thúc.
6.7. TẤN CÔNG THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA
Các công ty đang vượt khó bằng cách tích cực khai thác thêm thị trường
xuất khẩu mới, đồng thời “hướng nội” để bù đắp lại các thị trường xuất khẩu đã
bị thu hẹp do suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xây dựng hệ thống phân phối, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm,
tìm lại các khách hàng cũ... là những biện pháp được các công ty khai thác để tìm
chỗ đứng tại thị trường nội địa.
Ông Chu Thanh Khơi, giám đốc Công ty cổ phần xuất khẩu thực phẩm
Tân Bình (TP.HCM), cho biết đang nhận làm hàng gia công. Hiện mỗi ngày công
ty nhận làm khoảng 3-4 tấn thủy sản các loại. Nhờ các đơn hàng với các đối tác
trong nước, tuy lợi nhuận không nhiều như khi xuất khẩu nhưng đã giải quyết
được việc làm thường xuyên cho trên 70% công nhân. Ngoài ra, công ty đang
đưa các mặt hàng rau quả đóng hộp thâm nhập thị trường nội địa thay vì chỉ xuất
khẩu như trước đây.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 63 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Còn theo bà Huỳnh Thị Thanh Giang - phó tổng giám đốc phụ trách thị
trường nội địa Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish),
mục tiêu chiến lược của công ty là khai thác thị trường nội địa. Trong giai đoạn
khó khăn, dự định của công ty là phát triển nhiều mặt hàng mới có giá bình dân,
đồng thời khai thác những thị trường mới như khu vực Tây Nguyên.
Và thị trường nội địa là thị trường chủ lực của công ty vì thế công ty dựa
vào điểm mạnh này của mình mà mở rộng thêm quy mô và đừng quên bạn hàng
cũ.
Công ty có thể gửi email chào mua cho các siêu thị, các hiệu buôn bán sỉ
và lẻ trên toàn quốc, các quán ăn uống, khách sạn, resort v.v….để giới thiệu sản
phẩm, chào mời hợp tác.
Khai thác thị trường nông thôn
Theo bà Huỳnh Thị Thanh Giang, để thành công vấn đề cốt lõi là hệ thống
phân phối. Công ty chia bốn vùng phân phối: phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra, khu
vực thứ hai từ đèo Hải Vân vào đến Đồng Nai, vùng ba là TP.HCM và các khu
vực lân cận, khu vực còn lại là địa bàn miền Tây. Mỗi khu vực có chiến lược
phân phối khác nhau. Tại miền Bắc, do khoảng cách địa lý nên sản phẩm ở các
đại lý bán lẻ sẽ do tổng đại lý miền Bắc đảm nhận. Tổng đại lý này sẽ phân phối
hàng xuống các đại lý nhỏ và cửa hàng tại Hà Nội và toàn khu vực.
Ở Nam Trung bộ và khu vực TP.HCM, Agifish sẽ trực tiếp phân phối
hàng tới những siêu thị lớn tại trung tâm, các đại lý ở ngoại thành sẽ do các tổng
đại lý đảm nhận.
Riêng khu vực miền Tây, tổng công ty phân phối trực tiếp đến tất cả siêu
thị, đại lý và cửa hàng.
Ở thị trường nông thôn đưa hàng hóa về các huyện, vùng sâu vùng xa,
công ty không tập trung nhiều vào việc phân phối qua hệ thống siêu thị. Không
bán lẻ trực tiếp, công ty khảo sát và nắm những đầu mối làm khâu trung gian, lấy
hàng từ các nhà sản xuất rồi đem ra các tỉnh, huyện đổ cho các cửa hàng bán lẻ,
các chợ. Cách phân phối này phù hợp với vùng nông thôn, mô hình kinh doanh
chủ yếu là các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, chợ truyền thống.
Đối với công ty Tân Tân thì thị trường chủ yếu của công ty là thị trường
nội địa vì thế trong tình trạng khủng hoảng kinh tế như hiện nay công ty nên tấn
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 64 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
công vào thị trường nông thôn để giải quyết lượng hàng tồn kho và nâng cao sản
lượng tiêu thụ.
6.8. CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN TRỢ BÁN HÀNG
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, công ty nào cũng cần đến chiến
lược đẩy mạnh tiêu thụ nhằm chiếm lĩnh thị trường, thiết lập, quảng bá thông tin
về hình ảnh, nét đặc sắc của sản phẩm và của công ty.
Đẩy mạnh tiêu thụ là việc sử dụng các hình thức quảng bá thông tin thông
qua con người hoặc các phương tiện khác. Nó có ảnh hưởng và sức hấp dẫn lớn
đến người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó; nói cách khác, đó là
sự tín nhiệm hay tình cảm của khách hàng đối với các sản phẩm của công ty.
Vì thế chúng ta nên thực hiện các hình thức quảng cáo mang tính nhắc nhở.
Bên cạnh đó, vấn đề thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu thị trường cũng quan
trọng không kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 65 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
CHƯƠNG 7
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của Công ty giai
đoạn 2006-2008 cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian
qua là có hiệu quả, sản lượng tiêu thụ tăng nhưng tốc độ tăng 2008 đã giảm so với
năm 2007. Nhóm sản phẩm đậu phộng là mặt hàng có sản lượng tiêu thụ nhiều nhất,
trong đó đậu phộng nước cốt dừa 18gr là sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất. Và
miền Nam là thị trường tiêu thụ lớn nhất, mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu
cho Công ty. Cùng với việc gia tăng nguồn vốn kinh doanh, cố gắng giảm thiểu các
chi phí hoạt động để gia tăng lợi nhuận, Công ty còn linh hoạt trong sản xuất,
phương thức bán hàng, phương thức thanh toán, và giữ ổn định giá bán các nhóm
sản phẩm và đặt biệt là nhóm sản phẩm đậu phộng nhằm đạt mục tiêu tăng cường
công tác tiêu thụ, mở rộng thị trường, phục vụ đúng, đủ và kịp thời nhu cầu của
khách hàng, nâng cao lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thương
trường.
Bên cạnh đó công ty đã gặp không ít những khó khăn trong tình hình nền kinh
tế bị suy giảm hiện nay. Mặc dù nhìn chung doanh thu và lợi nhuận của công ty qua
các năm phân tích có tăng nhưng tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ lại giảm do lạm phát
tăng cao, thị trường chứng khoán ảm đạm, người tiêu dùng hạn chế tiêu dùng do mức
lương thấp. Bên cạnh đó sự phân phối sản phẩm của công ty còn rất nhiều biến động
giữa các miền nhất là miền Trung và miền Bắc do thiên tai, dịch bệnh v.v…làm khó
khăn trong việc hoạch định sản xuất sản phẩm và dữ trữ hàng tồn kho cho thích hợp.
7.2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm đậu phộng
của Công ty, tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản
phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như
sau:
7.2.1. Đối với Ban lãnh đạo Công ty
Tạo môi tường làm việc thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết nhất trí trong
tập thể cán bộ công nhân viên, làm cho mục tiêu phấn đấu của họ thống nhất với
mục tiêu kinh doanh của Công ty. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 66 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
chuyên môn, tay nghề cho nhân viên.
Giữ vững chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán sản phẩm, nâng cao uy tín
và khả năng cạnh tranh của Công ty.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ:
Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh thu
và lợi nhuận cho Công ty. Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị
trường và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của Công ty. Thành lập bộ phận
marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến công tác
nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Áp dụng phương thức kinh doanh thuận tiện nhất cho khách hàng như
giao hàng tận nơi, bán hàng trả chậm.
Nâng cao lợi nhuận của Công ty bằng cách giảm các chi phí.
Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất sản xuất,
giảm thiểu hao phí nguyên vật liệu, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh
cho Công ty trên thương trường.
Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình
thức trả lương, khen thưởng hợp lý.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương
tiện vận chuyển.
7.2.2. Đối với Nhà nước
Ban lãnh đạo Tỉnh cần quan tâm hỗ trợ, thường xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý
kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của các công ty. Tạo
điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho các công ty.
Ban lãnh đạo Tỉnh cần tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo nâng cao
năng lực lãnh đạo và phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin kịp thời
cho các công ty.
Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trong vùng
đặt biệt tỉnh Bình Dương là tỉnh đang được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Cần có chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học phục vụ
sự phát triển chung của đất nước.
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 67 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Dược (2005) Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Tổng Hợp
TP.HCM
2. Huỳnh Đức Lộng (1997), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Thống Kê
3. Nguyễn Năng Phúc ( 2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
Chính.
4. Bùi Văn Trịnh (2007), Bài giảng phân tích hoạt động kinh doanh
5. Công ty CP Tân Tân:
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Tân Tân (2006-
2008)
Khối
hậu cần
Khối
hậu cần
Khối
hậu cần Khối hậu cần
Khối
hậu cần
Khối
hậu cầnKhối
nguồn
nhân lực
Khối Nhà
Máy SX
Khối KDQT Khối
Marketing
Khối
QLCL
Khối KDND Khối
hậu cần
Khối TC-
KT
Khối đầu
tư & phát
triển
Ban
ISO
P.
HCSX
P. Phát
triển
thị
trường
quốc
tế
P.
Brand
Mting
Bánh
P.
QA
CN
Hà Nội
P. Cung
ứng
P.
K Toán
P.
Dự án
Phòng
HCQT P. Kĩthuật cơ
điện
P.
Dịch
vụ
khách
hàng
P.
Brand
M Đậu
P.
QC
M. Nam P.
Logicstic
P.
TC-TD P.Đầu tư
P.
Nhân
sự Phânxưởng
Đậu PThiết kế
P.RD
SPhẩm
M.trung
P. Kế
hoạch P.Kiến
tạo
P.Pháp
chế Phân
xưởng
rau câu
P.
Nghiên
cứu thị
trường
P.RD
Bao bì
Tp&
miền đông
P.đào tạo
&Ptriển TT
P. IT
P.Đào
tạo
Phân
xưởng
bánh
P.
H Chánh
Siêu thị
toàn quốc
M. Tây
Horeka &
KA
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
Hình 3.2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN TÂN
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 23 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Bảng 3.3: Bảng tình hình hoạt động của công ty
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %
Doanh thu 184.596 215.768 261.079 31.172 16,89 45.311 21,00
Chi phí 179.126 208.676 251.505 29.550 16,50 42.829 20,52
Lợi nhuận trước thuế 5.470 7.092 9.574 1.622 29,65 2.482 35,00
Lợi nhuận sau thuế 4.391 5.693 7.685 1.302 29,65 1.992 35,00
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 31 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
4.3. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
Bảng 4.2 : Doanh thu tiêu thụ nhóm mặt hàng đậu phộng theo thị trường giai đoạn 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bộ phận KT-TC
DOANH THU Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)THỊ TRƯỜNG
2006 2007 2008
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Ngoài nước 12.534 7,65 14.165 7,67 16.988 7,80 1.631 13,00 2.823 19,93
Trong nước 151.314 92,35 170.511 92,33 200.805 92,20 19.197 12,69 30.294 17,77
Miền Nam 61.673 37,64 70.177 38,00 82.478 37,87 8.504 13,79 12.301 17,53
Miền Trung 42.338 28,87 64.212 19,56 52.706 30,13 21.874 51,66 -11.506 -17,92
Miền Bắc 47.303 25,84 36.122 34,77 65.621 24,20 -11.181 -23,64 29.499 81,66
TỔNG CỘNG 163.848 100,00 184.676 100,00 217.793 100,00 20.828 12,71 33.117 17,93
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 39 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Đánh giá tình hình tiêu thụ theo hình thức giá trị:
Bảng 4.6: Bảng xuất - nhập - tồn
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Tồn đầu kì Sản xuất trong kì Tiêu thụ trong kì Tồn cuối kì
Sản phẩm
Giá bán
cố định
(1000 đồng) K/H T/H K/H T/H K/H T/H K/H T/H
-Đậu phộng cà phê
330gr/24lon 564 40.608 56.400 1.906.320 1.856.688 1.906.320 1.859.508 40.608 53.580
-Đậu phộng nước dừa
150gr/48lon in 600 252.000 252.000 1.977.600 2.043.000 1.977.600 1.977.600 252.000 317.400
-Đậu cay nóng
30gr/10gói/8 túi 176 17.600 12.144 290.400 328.416 264.000 237.072 44.000 103.488
-Đậu Funmix 800gr/8hủ 424 371.424 426.968 1.439.480 1.379.272 1.661.232 1.626.464 149.672 179.776
Tổng cộng 681.632 747.512 5.613.800 5.607.376 5.809.152 5.700.644 486.280 654.244
So sánh 109,67% 99,89% 98,13% 134,54%
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 26 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng:
Bảng 4.1 : Doanh thu tiêu thụ sản phẩm năm 2006-2008
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bộ phận KT-TC
Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)SẢN PHẨM
2006 2007 2008
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Đậu phộng 163.848 88,76 184.676 85,59 217.793 83,42 20.828 12,71 33.116 17,93
Snack 1.901 1,03 4.596 2,13 6.318 2,42 2.695 141,72 1.722 37,47
Bánh 10.393 5,63 14.521 6,73 20.599 7,89 4.128 39,72 6.078 41,86
5 Happiness 1.957 1,06 2.848 1,32 3.263 1,25 891 45,56 415 14,58
Các loại khác 6.498 3,52 9.127 4,23 13.106 5,02 2.629 40,46 3.979 43,60
TỔNG CỘNG 184.597 100,00 215.768 100,00 261.079 100.00 31.171 16,89 45.311 21,00
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
GVHD: Trương Khánh Vĩnh Xuyên 35 SVTH: Trần Phan Đoan Khánh
Bảng 4.3: Bảng chi phí trong tiêu thụ hàng hóa
Đvt: Triệu đồng
Nguồn: Bộ phận KT – TC
CHI PHÍ Chênh lệch (07-06) Chênh lệch (08-07)CÁC LOẠI CHI PHÍ 2006 2007 2008
Chi phí % Chi phí % Chi phí % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Chi phí Marketing 16.121,00 100 18.781,00 100 22.636,00 100 2.660,00 16,50 3.855,00 20,53
- CP quảng cáo 4.836,30 30 6.385,54 34 8.375,32 37 1.549,24 32,03 1.989,78 31,16
- KM người tiêu dùng 4.030,25 25 5.070,87 27 5.432,64 24 1.040,62 25,82 361,77 7,13
- KM trên kênh 1.612,10 10 1.314,67 7 905,44 4 -297,43 -18,45 -409,23 -31,13
- Hội chợ 773,31 11 1.126,86 6 1.131,80 5 -646,45 -36,45 4,94 0,44
- Nghiên cứu thị trường 2.740,57 17 3.756,20 20 4.979,92 22 1.015,63 37,06 1.223,72 32,58
- Tài trợ chương trình PR 1.128,47 7 1.126,86 6 1.810,88 8 -1,61 -0,14 684,02 60,70
Chi phí Selling 7.165,00 100 8.347,00 100 10.060,00 100 1.182,00 16,50 1.713,00 20,52
- Biến phí PP hàng bán 2.651,05 37 2.837,98 34 3.018 30 186,93 7,05 180,02 6,34
- CP lương nhân viên 1.146,40 16 2.086,75 25 2.816,80 28 940,35 82,03 730,05 34,99
- CP thuê ngoài 644,85 9 500,82 6 704,20 7 -144,03 -22,34 203,38 40,61
- CP hành chính 644,85 9 417,35 5 402,40 4 -227,50 -35,28 -14,95 -3,58
- CP IT và điện thoại 1.003,10 14 1.585,93 19 2.313,80 23 582,83 58,10 727,87 45,90
- CP công tác 1.003,10 14 667,76 8 603,60 6 -335,34 -33,43 -64,16 -9,61
- Giải trí, tiếp khách 71,65 1 250,41 3 201,20 2 178,76 249,49 -49,21 -19,65
TỔNG CỘNG 23.286 27.128 32.696 3.842 16,50 5.568 20,52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đề tài- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐẬU PHỘNG TẠI CÔNG TY CP TÂN TÂN.pdf