CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời kì hội nhập như hiện nay, tuy đất nước có bước phát triển mới nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại những khó khăn thử thách, đặc biệt là các doanh nghiệp phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Đối với các doanh nghiệp phải nhanh chóng hòa nhập bằng không sẽ bị đào thải. Khi hội nhập, các doanh nghiêp có thể tận dụng trình độ công nghệ, thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị phần, và sữa là một ngành công nghiệp không ngoại lệ. Kinh tế xã hội phát triển đời sống vật chất của người dân được nâng cao thì nhu cầu về sản phẩm không chỉ ngon bổ dưỡng mà phải đảm bảo sức khỏe an toàn vệ sinh. Để đáp ứng nhu cầu của xã hội công ty sữa Vinamilk – Việt Nam đã cho ra đời những sản phẩm, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới như chiếm khoảng 30-80% thị phần trong nước. Trên 90% kim ngạch xuất khẩu của VNM là thị trường Trung Đông, Iraq, Úc, Mỹ, Canada, Thái Lan. Với xu hướng thị hiếu khách hàng tìm mua các sản phẩm sữa, và mức tiêu thụ ngày càng tăng, đang tạo cơ hội cho ngành công nghiệp sữa có cơ hội phát triển. Hơn thế nữa Vinamilk vượt xa yêu cầu đó, với chủng loại đa dạng phong phú, bổ dưỡng, công ty đã cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm, duy trì được vai trò chủ đạo trên thị trường trong nước và cạnh tranh hiệu quả với các nhãn hiệu sữa của nước ngoài. Công ty phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ mạng lưới phân phối rộng khắp của công ty. Thiết lập tìm kiếm kênh phân phối cho các sản phẩm mới cũng như thiết lập quan hệ đối tác với các đơn vị khác kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa. Bên cạnh đó, khi gia nhập các tổ chức thương mại, mở cửa giao thương với các nước trên thế giới, ngành sữa nói chung gặp phải những đối thủ cạnh tranh với nguồn lực dồi dào, giàu kinh nghiệm, trình độ công nghệ tiên tiến, là lực cản mạnh mẽ cho sự phát triển của công ty trong thời gian tới, do đó cần có biện pháp hợp lý, thu hút vốn đầu tư, tận dụng trình độ khoa học công nghệ, tổ chức tiếp thị, .nhằm tạo uy tín thương hiệu, tạo dấu ấn sản phẩm mới mong dành được thị phần. Đặc biệt là trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sữa, nhu cầu tiêu thụ giảm đáng kể, đây là điều đáng quan tâm đối với ngành sữa nói chung và công ty sữa Vinamilk nói riêng. Với yêu cầu thực tiễn đó chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009” nhằm khái quát tình hình tiêu thụ sữa trong thời gian qua, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ của công ty, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn trong thời kì khủng hoảng, phát triển và ổn định ngành trong tương lai.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009 vừa qua đồng thời đưa ra giải pháp giúp cải thiện và nâng cao doanh số tiêu thụ của công ty trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Khái quát thực trạng tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn vừa qua.
Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk từ năm 2006 đến nay.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sữa.
Đưa ra giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình tiêu thụ sữa của công ty Vinamilk Việt Nam. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, doanh thu,
1.3.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trên toàn quốc
1.3.3 Phạm vi về thời gian
Để đạt được mục tiêu phân tích tình hình tiêu thụ tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk của công ty Vinamilk Việt Nam đề tài nghiên cứu từ tháng 12 năm 2009 đến tháng 4 năm 2010. Để tài thực hiện thu thập dữ liệu từ năm 2006 đến nay.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập số liệu thứ cấp: Để phân tích một cách chính xác, kịp thời về tình hình tiêu thụ sữa dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như: báo, tạp chí, niên giám thống kê kinh tế, thời báo kinh tế Sài Gòn, cùng các trang web của cục thống kê, trang web của công ty Vinamilk, và nhiều trang web khác có liên quan.
1.4.2 Phương pháp phân tích
ã Dùng phương pháp mô tả để mô tả thực trạng khái quát tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk.
ã Dùng phương pháp so sánh để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch biến động lượng tiêu thụ, quy mô, khối lượng, tốc độ tăng trưởng, qua các năm.
ã Từ các phương pháp trên kết hợp với phương pháp luận nhằm đưa ra các kiến nghị giải pháp giúp nâng cao doanh số của công ty trong thời gian tới
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5240 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk trong giai đoạn 2006 – 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
anh chóng hơn từ sự phối hợp giữa các ban ngành để kiểm soát chất lượng sữa tươi, để đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm sữa an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
Hiện nay Vinamilk đang triển khai các bước để cải thiện tình hình cung cấp sữa tươi nguyên liệu từ các hộ nông dân như:
+ Ký lại hợp đồng mới với những điều khoản bắt buộc như bò phải được tiêm phòng, đeo bảng số tai, có sổ cá thể, sổ theo dõi đàn (do cơ quan thú y địa phương xác nhận vào hợp đồng);
+ Kết hợp yêu cầu thực hiện cải tiến kỹ thuật và giao sữa trực tiếp không qua người vắt sữa thuê với chế độ thưởng và tham gia các chương trình tín dụng của Vinamilk;
+ Kết hợp với các ngành chức năng để xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết hợp với Công ty Liên doanh Campina để thực hiện xây dựng Trung tâm Huấn luyện Kỹ thuật CNBS tại Lâm Đồng…
- Tuy nhiên, việc thực hiện các chương trình này nhất là chương trình ký lại hợp đồng với nông dân hiện đang gặp khó khăn vì sự phối hợp với các cơ quan thú y các địa phương. Ngoại trừ TP.HCM đã và đang thực hiện các chương trình tiêm phòng, đeo bảng số tai, cấp sổ theo dõi còn các địa phương khác hâu như không thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng hiện nay không tiếp tục. Điều này đã cản trở quá trình triển khai các chương trình mới của Vinamilk nên tiến độ thực hiện rất chậm.
- Giá sữa bột nguyên liệu thế giới đang duy trì ở mức thấp kể từ quý III/2008.Mức giá hiện tại của nguyên liệu sữa bột thế giới đã xuống thấp hơn mức giá đầu năm 2007 và giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008. Giá nguyên liệu sữa đang ở mức trung bình dài hạn của giai đoạn 1996-2006. Đây là một thuận lợi cho Vinamilk trong việc duy trì biên lợi nhuận ở mức cao;
- Giá sữa nguyên liệu trong nước vẫn đang duy trì ở mức cao, trong khi giá sữa bột thế giới giảm mạnh. Diễn biến này có lợi cho các công ty có tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa bột nhập khẩu cao. Nguyên liệu sữa tươi khó chế biến hơn, tuy nhiên lại rất quan trọng đối với các sản phẩm sữa tươi nguyên chất cao cấp.
- Tuy nhiên,nguồn nguyên liệu sữa trong nước còn thiếu.
+ Theo số liệu của Cục chăn nuôi,Bộ NN&PTNT, năm 2007 cả nước có 98.659 con bò sữa với tổng sản lượng trên 234 ngàn tấn sữa.
+ Tuy vậy, do tốc độ nhu cầu phát triển sữa nhanh, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước năm 2007 chỉ đáp ứng được khoảng 27,2 % tổng nhu cầu sản xuất của các nhà máy chế biến sữa.
+ Nguyên liệu sữa tươi trong nước chủ yếu do các công ty đầu ngành như Vinamilk và Dutch Lady thu mua.Năm 2006, Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 770 ngàn tấn sữa, bao gồm sữa bột nguyên liệu và sữa bột cao cấp.
+ Lượng sữa bột nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu từ Châu Âu, NewZeland, Đông Nam Á, Mỹ, Úc và Trung Quốc.Chính phủ đã có chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó số lượng đàn bò sữa tăng bình quân 11%/năm, nâng sản lượng sữa bò tươi trong nước lên mức 380 ngàn tấn vào năm 2010 và 700 ngàn tấn vào năm 2015. Tuy nhiên trong dài hạn nguồn sữa trong nước cũng sẽ chưa đáp ứng được nhu cầu.
2.5.2 Tích cực
2.5.2.1 Góp phần phát triển kinh tế
Theo các cuộc điều tra gần đây thì mức tiêu thụ sữa của người dân Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Từ mức 3.7 kg/người vào năm 1995 lên 6 kg/người vào năm 2000 và năm 2007 đạt khoảng 12.3 kg/người. Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân).
Trong giai đoạn 2005-2008, doanh thu nội địa của Vinamilk tăng với tốc độ bình quân 21,2%/năm. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu biến động không ổn định do tác động của doanh thu xuất khẩu. Lợi nhuận sau thuế của Vinamilk đang tăng trưởng khá nhanh, do biên lợi nhuận tại thị trường trong nước được duy trì ở mức cao.
Biên lợi nhuận biên của Vinamilk đang được duy trì ở mức cao, tăng từ 24,3% năm 2006 lên mức 27,4 % năm 2007 và đạt tới mức 31,7% năm 2008. Mặc dù giá nguyên liệu đầu vào biến động tăng rất mạnh trong năm 2007 và ở mức cao trong năm 2008, tuy nhiên Vinamilk vẫn duy trì được mức tăng lợi nhuận biên. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí cũng như điều tiết giá bán của Vinamilk là rất tốt.Trong năm 2009 nhiều khả năng Vinamilk vẫn có thể duy trì được biên lợi nhuậnở mức khá cao do giá nguyên liệu đầu vào thấp. Mức giá sữa bột nguyên liệu hiện nay đã giảm khoảng 50% so với mức đỉnh của năm 2008 và quay về mức giá bình quân của giai đoạn 1996 – 2006. Điều này góp phần tăng trưởng ngành và qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế.
2.5.2.2 Giải quyết việc làm
Vinamilk là Công ty sản xuất sữa lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Hiện tại tổng công suất 9 nhà máy của Vinamilk đạt khoảng 570.406 tấn sữa hàng năm, với khoảng trên 200 dòng sản phẩm đa dạng, bao gồm các sản phẩm sữa, thực phẩm dinh dưỡng, cà phê và một số loại nước giải khát. Vinamilk đang trong quá trình tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất thông qua việc xây dựng thêm 3 nhà máy sữa tại Bắc Ninh, Đà Nẵng và Tuyên Quang.
Cộng thêm hệ thống phân phối trong nước của Vinamilk trải rộng, bao gồm 1.187 nhân viên bán hàng và 220 nhà phân phối cùng với 141.000 điểm bán hàng.
Vì vậy Vinamilk đã góp phần giải quyết một phần nào công việc làm của người dân.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
SỮA VINAMILK CỦA CÔNGTY VINAMILK VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY
3.1 Cơ sở lý thuyết về tiêu thụ
3.1.1 Khái niệm tiêu thụ:
Tiêu thụ sản phẩm(TTSP) là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa hai bên là sản xuất và phân phối bán hàng. Là việc đưa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng, thực hiện việc thay đổi quyền sở hữu tài sản.
Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình từ việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng trên thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng, các hoạt động hỗ trợ bán hàng tới việc thực hiện dịch vụ sau bán hàng.
Ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp.
Về phương diện xã hội, tiêu thụ san phẩm có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu vì nền kinh tế Quốc Dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỉ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường, trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị định phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo.
3.1.2 Các chỉ số tiêu thụ
Căn cứ vào việc thiết lập quan hệ so sánh theo thời gian và không gian thì có 2 loại chỉ số phát triển và chỉ số không gian. Cụ thể ta có các loại chỉ số sau:
-Chỉ số cá thể ( chỉ số đơn ).
Chỉ số cá thể hay còn gọi là chỉ số đơn là loại chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của từng đơn vị, từng phần tử của hiện tượng phức tạp
Vd: chỉ số giá của một loại sản phẩm nào đó.
-Chỉ số tổng hợp.
Chỉ số tổng hợp là chỉ số chỉ nghiên cứu sự biến động về một chỉ tiêu nào đó của nhiều đơn vị, nhiều phần tử của hiện tượng phức tạp.
Vd: nghiên cứu giá cả của tất cả các mặt hàng trên cùng một thị trường hay ở các thị trường khác nhau qua một thời gian.
-Chỉ số không gian.
Chỉ số không gian là chỉ số so sánh hiện tượng cùng loại nhưng qua các điều kiện không gian khác nhau.
Vd: nghiên cứu sự biến động về lượng bán ra và giá cả các mặt hàng ở 2 thi trường A và B.
3.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Vinamilk từ năm 2006 đến nay
3.2.1. Phân tích sản lượng tiêu thụ
3.2.1.1 Theo từng mặt hang
Bảng 3.1: Tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng
Tên hàng
ĐVT
2006
2007
2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Ông Thọ (nhãn đỏ 900g)
Triệu hộp
75
80
85
83
85
87
Sữa đậu nành Vfresh (200ml)
Triệu lít
26
29.5
30
30.93
32
33.5
Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml)
Triệu lít
42
43.7
44
46.5
47
49.2
Nước uống đóng bình ICY (19 lít)
Triệu lít
18
19.6
20
22.8
23
22.5
Sữa Dielac alpha 123 (900g)
Triệu hộp
6
6.3
6.5
7.1
7.5
7.2
Bảng 3.2: Chênh lệch giữa thực hiện so với số lượng tiêu thụ
Tên hàng
2006
2007
2008
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
Ông Thọ (nhãn đỏ 900g)
5
6.67
-2
-3.35
2
2.35
Sữa đậu nành Vfresh (200ml)
3.5
13.46
0.93
3.1
1.5
4.69
Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml)
1.7
4.05
2.5
5.68
2.2
4.68
Nước uống đóng bình ICY (19 lít)
1.6
8.89
2.8
14
-0.5
-2.2
Sữa Dielac alpha 123 (900g)
0.3
5
0.6
9.23
-0.3
-4
Nhận xét chung:
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm tăng, có những nguyên nhân khác nhau làm tăng khối lượng tiêu thụ, đó có thể là nguyên nhân chủ quan như: chất lượng, giá cả, phương thức bán hàng… hoặc là nguyên nhân khách quan như: xu hướng tiêu dùng, thu nhập, chính sách của nhà nước…
Nhận xét riêng:
Đối với sữa đặt có đường Ông Thọ nhãn đỏ nhìn chung tăng, trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 5 triệu hộp (tức tăng 6.67%), năm 2007 thực hiện so vơi kế hoạch giảm 2 triệu hộp (tức giảm 3.35%), năm 2008 tăng 2 triệu hộp (tức tăng 2.35%).
Đối với sữa đậu nành Vfresh, nhìn chung đều tăng qua các năm. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 3.5 triệu lít (tức 13.46%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.93 triệu lít (tức 3.1%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.5 triệu lít (tức 4.69%).
Đối với sữa chua uống Vinamilk, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.7 triệu lít (tức 4.05%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.5 triệu lít (tức 5.68%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.2 triệu lít (tức 4.68%)
Đối với nước uống đóng bình ICY, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 1.6 triệu lít (tức 8.89%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 2.8 triệu lít (tức 14%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch giảm 0.5 triệu lít (tức giảm 2.2%).
Đối với sữa Dielac alpha 123, nhìn chung tăng. Trong đó, năm 2006 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.3 triệu hộp (tức 5%), năm 2007 thực hiện so với kế hoạch tăng 0.6 triệu hộp (tức 9.23%), năm 2008 thực hiện so với kế hoạch giảm 0.3 triệu hộp (tức giảm 4%)
3.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng
Yếu tố khách quan :
Thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao cùng với thói quen tiêu dùng sữa của người dân ngày càng được cải thiện dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sữa cũng tăng. Ngoài ra chính sách xuất nhập khẩu sữa của nhà nước cũng tác động lớn đến tình hình tiêu thụ sữa hiện nay.
Các nhân tố chính trị, pháp luật: Nhân tố này thể hiện tác động của nhà nước đến môi trường kinh doanh, hoạt động của công ty có thể bị ảnh hưởng và ràng buộc bởi pháp luật…
Các nhân tố về kỹ thuật công nghệ: Các nhân tố này có vai trò ngày càng quan trọng, quyết định. Nó ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến 2 yếu tố tạo nên khả năng tiêu thụ sản phẩm của các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đó là: chất lượng và giá bán. Nó giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận siêu ngạch và có thể nhanh chóng đưa ra những sản phẩm thay thế ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
- Các nhân tố văn hoá xã hội: Phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường. Chẳng hạn như ngày nay người ta có thói quen uống sữa vì họ luôn biết rằng uống sữa rất có lợi cho sức khỏe, sữa chứa nhiều canxi, vitamin D và rất nhiều thành phần dinh dưỡng này sẽ củng cố xương, răng cũng như các chức năng của hệ cơ và hệ thống mạch máu trong cơ thể.
b. Yếu tố chủ quan:
Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh : Vinamilk cung cấp các sản phẩm sữa đa dạng phục vụ nhiều đối tượng người tiêu dùng.Vinamilk có các dòng sản phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình. Bên cạnh đó, vinamlk còn cung cấp sản phẩm đa dạng đến người tiêu với các kích cỡ bao bì khác nhau. Vinamlik mang đến cho khách hàng tại thị trường việt nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dể dàng. Chính vì vậy mà sản lượng tiêu thụ của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamlik đều tăng qua các năm và dẫn đầu thị trường sữa ở Việt Nam.
Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp:Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Công ty là yếu tố thiết yếu dẫn đến thành công trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty, cho phép Công ty chiếm được số lượng lớn khách hàng và đảm bảo việc đưa ra các sản phẩm mới và các chiến lược tiếp thị hiệu quả trên cả nước. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, Công ty đã bán sản phẩm tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước.
Đội ngũ bán hàng nhiều kinh nghiệm đã hỗ trợ cho các nhà phân phối phục vụ tốt hơn các cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời quảng bá sản phẩm của Công ty. Đội ngũ bán hàng có nhiều kinh nghiệm phục vụ và hỗ trợ các hoạt động phân phối đồng thời phát triển các quan hệ với các nhà phân phối và bán lẻ mới. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, tiếp thị với các nhà phân phối địa phương nhằm quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu trên khắp đất nước.
Bảng 3.3: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm (đvt: triệu đồng)
3.2.2. Về giá trị tiêu thụ
Tên hàng
Giá
2006
2007
2008
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Ông Thọ (nhãn đỏ 900g)
11,990đ/hộp
892.5
952
1011.5
987.7
1011.5
1035.3
Sữa đậu nành Vfresh (200ml)
16,500đ/lít
429
486.75
495
510.345
528
552.75
Sữa chua uống Vinamilk dâu (180ml)
23,000đ/lít
966
1005.1
1012
1069.5
1081
1131.6
Nước uống đóng bình ICY (19 lít)
1,700đ/lít
30.6
33.32
34
38.76
39.1
38.25
Sữa Dielac alpha 123 (900g)
150,900đ/hộp
905.4
950.67
980.85
1071.39
1131.75
1086.48
Tổng
3,223.5
3,427.84
3,533.35
3,677.695
3,791.35
3,844.38
% hoàn thành
106.3%
104.09%
101.4%
Nhận xét : Doanh thu tiêu thụ qua các năm đều tăng. Trong đó doanh thu tiêu thụ năm 2006 tăng 6.3% so với kế hoạch, năm 2007 doanh thu tăng 4.09% so với kế hoạch, năm 2008 doanh thu tiêu thụ tăng 1.04% so với kế hoạch đề ra. Tuy các mặt hàng qua các năm doanh thu tiêu thụ đều tăng lên nhưng tăng với tốc độ giảm so với các năm trước :
Sữa chua Vinamilk : năm 2006 tăng 4.05%, năm 2007 tăng 5.68%, năm 2008 tăng 4.68%.
Sữa đậu nành Vfresh: năm 2006 tăng 13.46%, năm 2007 tăng 3.1%, năm 2008 tăng 4.69%.
Còn các mặt hàng như sữa ông thọ, nước uống đóng bình, sữa dielac alpha 123 tăng giảm không đồng đều.
3.2.3 T.hình T.thụ theo nhóm hàng (mặt hàng) chủ yếu
Công ty cổ phần sữa Vinamilk sản xuất trên 200 mặt hàng phân thành 5 nhóm hàng chủ yếu bao gồm: sữa đặc, sữa nước, sữa chua, sữa bột và sản phẩm khác.
Sản phẩm sữa đặc luôn là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu từ thị trường nội địa của Vinamilk. Đây cũng là sản phẩm có mức tăng trưởng doanh thu cao, với mức tăng bình quân giai đoạn 2004-2007 là 22,7%. Hiện tại thị trường sữa đặc của Việt Nam chủ yếu thuộc về Vinamilk và Dutch Lady. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ năm 2000 đến năm 2007 lượng sữa đặc do các công ty trong nước sản xuất đã tăng rất nhanh, và lớn hơn 3 lần lượng sữa đặc do các công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam.
Sản phẩm sữa nước là sản phẩm chiếm tỷ trọng trên doanh thu đứng thứ hai của Vinamilk, chủ yếu được tiêu thụ nội địa, và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 31% trong giai đoạn 2004-2007. Theo thống kê của AC Nielsen, Vinamilk chiếm khoảng 35% thị phần thị trường sữa nước nội địa năm 2007. Sữa nước là phân khúc thị trường có mức độ cạnh tranh rất cao, do đa số các công ty sữa trong nước như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, Nutifood, Hanoimilk... đều sản xuất sữa nước. Đối thủ lớn nhất của Vinamilk trên thị trường này vẫn là Dutch Lady với thị phần tương đương. Sữa nước có thể sẽ là sản phẩm trọng tâm phát triển của Vinamilk trong thời gian tới. Thói quen tiêu thụ các sản phẩm sữa tự nhiên đang được hình thành đối với khu vực dân cư có thu nhập cao và sẽ trở thành xu thế chung của thị trường trong tương lai giống như tại các quốc gia phát triển. Do vậy thị trường sữa nước là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với thị trường các loại sản phẩm sữa khác.
Sản phẩm sữa bột của Vinamilk hiện được tiêu thụ tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong các năm 2005 và 2006, doanh thu từ sữa bột chiếm tỷ trọng cao chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu sữa bột duy trì ở mức cao. Doanh thu sữa bột xuất khẩu bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại trong năm 2008, sau khi đãVinamilk chiếm khoảng 13,8% thị phần sữa bột trong nước theo thống kê của AC Nielsen. Đây là thị trường chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của nhiều sản phẩm nhập khẩu như Abbott, Farley, X.O, Mead Johnson... định hướng phân khúc người tiêu dùng có thu nhập cao. Sản phẩm sữa bột Dielac của Vinamilk không có thế mạnh đáng kể so với với các sản phẩm nhập ngoại có chất lượng cao, được ưa chuộng và phân phối rộng rãi.
Sản phẩm sữa chua chiếm khoảng 10% tổng doanh thu của Vinamilk và có mức tăng trưởng bình quân 26,2%/năm trong giai đoạn 2004 – 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng doanh thu sữa chua đã giảm xuống mức 10% trong năm 2007, bởi Vinamilk hiện đã chiếm khoảng 97% thị phần thị trường sữa chua và khó có khả năng mở rộng thêm thị phần nhanh chóng.
Tỷ trọng doanh thu các dòng sản phẩm trong giai đoạn 2009-2010 có thể sẽ thay đổi theo hướng tỷ trọng doanh thu từ sản phẩm sữa nước và sữa bột sẽ ngày càng cao, trở thành những sản phẩm quan trọng nhất; tỷ trọng doanh thu sữa đặc và sữa chua sẽ thấp hơn do tiềm năng tăng trưởng thị trường của các sản phẩm sữa bột và sữa nước lớn hơn so với các sản phẩm khác. Đối thủ quan trọng nhất của Vinamilk trong nước vẫn sẽ là Dutch Lady, có khả năng cạnh tranh mạnh với Vinamilk trên cả 4 dòng sản phẩm sữa đặc, sữa nước, sữa bột và sữa chua.
Doanh thu của Vinamilk tính theo dòng sản phẩm (2007)
3.2.4 Tình hình tiêu thụ theo từng thị trường
Các sản phẩm của Vinamilk chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nội địa.
Doanh thu thị trường nội địa chiếm khoảng trên 85% doanh thu trong năm 2008. Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng hơn 23 công ty sản xuất sữa trong đó Vinamilk là công ty lớn nhất với khoảng 38% thị phần, Dutch Lady hiện là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinamilk với khoảng 28% thị phần.
Hệ thống phân phối trong nước của Vinamilk trải rộng, bao gồm 1.787 nhân viên bán hàng, 220 nhà phân phối cùng với hơn 141.000 điểm bán hàng, cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady có khoảng 80.000 điểm bán lẻ, Nutifood với 121 nhà phân phối và 60.000 điểm bán lẻ.
Thị phần trong nước của Vinamilk có nhiều khả năng được mở rộng sau sự kiện Melamine. Một số đối thủ quan trọng của Vinamilk đã gặp những bất lợi từ sự kiện Melamine và một số sự kiện liên quan đến chất lượng sữa thành phẩm. Trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt, một số công ty trong đó có Vinamilk, không chịu ảnh hưởng từ các sự kiện trên sẽ có cơ hội để tăng thị phần.
Thị trường xuất khẩu không ổn định. Doanh thu từ thị trường xuất khẩu trong những năm qua diễn biến thất thường và không ổn định. Thị trường chính của Vinamilk là Iraq (chiếm trên 80% doanh thu) có mức độ ổn định không cao. Hiện chưa có các thông tin cụ thể về những thị trường xuất khẩu mới của Vinamilk.
3.2.5 Tình hình doanh thu qua các năm
Năm 2008 Vinamilk (VNM) đã thể hiện nội lực thông qua kết quả kinh doanh khá tốt. Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2008, VNM đạt 7.076 tỉ đồng doanh thu và 1.129 tỉ đồng lợi nhuận ròng, hoàn thành 86,3% và 99% kế hoạch năm. Ước tỉ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của VNM tăng từ 27% trong năm 2007 lên 33% trong năm 2008 và 2009. Các động lực chính giúp làm tăng tỉ suất lợi nhuận gồm giá vốn giảm (nhờ đầu tư vào các trại bò sữa); giá bán tăng; hiệu quả kinh doanh tăng nhờ quy mô sản xuất (giá đơn vị sản phẩm thấp hơn) và tái cơ cấu sản phẩm. Tỉ suất lợi nhuận từ hoạt động được dự đoán cũng sẽ tăng đáng kể, từ 9% năm 2006 lên 19% năm 2009, chủ yếu là dựa vào tỉ suất lợi nhuận gộp tăng và tỉ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu giảm (chỉ đạt 11% trong 6 tháng đầu năm 2008).
Tổng doanh thu thuần trong quý 4/2009 của công ty đạt 2.873,34 tỷ đồng, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2009 đạt 10.614,8 tỷ đồng, tăng 29,3% so với năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế quý 4/2009 của Vinamilk đạt 601,48 tỷ đồng, tăng 166,46% so với cùng kỳ năm trước; luỹ kế năm 2009 lãi 2.376 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2008. Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2009 đạt 6.770 đồng, riêng quý 4/2009 đạt 1.714 đồng.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
3.3.1 Yếu tố chủ quan
3.3.1.1 Chất lượng sản phẩm
Về chất lượng sản phẩm sữa Vinamilk khi đóng hộp vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng đảm bảo tốt. Nhưng trong thời gian qua, do quá trình vận chuyển không được cẩn thận, bảo quản không tốt làm cho sản phẩm sữa Vinamilk gặp không ít những phản ánh xấu về sữa Vinamilk của khách hàng. Chẳng hạn như một số trường hợp sau: Ông Trần Thành Tự (Hải Phòng), khách hàng thường xuyên của Vinamilk, cho biết, ông đã mua phải lô sữa hộp hiệu "Ông Thọ" (lô 2C- 05H1) có một số hộp có tình trạng nổi váng màu vàng, chất lượng không đảm bảo. Khi khiếu nại với Công ty Sữa Vinamilk thì không nhận được sự giải đáp thoả đáng (năm 2001); Ông V.T.T ở phố Ngô Văn Sở, Hà Nội, cũng cho biết, gia đình ông tổ chức sinh nhật và mua các hộp sữa tươi tiệt trùng loại màu trắng, giá 2.600 đồng/hộp để sử dụng. Sau tiệc sinh nhật tất cả những người tham gia đều bị ngộ độc nhẹ.
Một số khách hàng khác cũng phản ánh việc khi sử dụng sữa tươi hoặc sữa chua của Vinamilk thấy có mùi không bình thường (năm 2001)…chính vì, những phản ánh của khách hàng đã làm cho sản lượng bán ra giảm hơn trước.
Từ đó, công ty sữa Vinamilk quyết tâm cải thiện thêm trong các khâu, đặc biệt là khâu sản xuất và giới thiệu sản phẩm. đáp lại sự quyết tâm đó mà công ty vinamilk đưa ra nhiều sản phẩm hơn, chất lượng cao hơn thể hiện chỉ trong 10 tháng đầu năm 2008, VNM đạt 7.076 tỉ đồng doanh thu và 1.129 tỉ đồng lợi nhuận ròng, hoàn thành 86,3% và 99% kế hoạch năm, làm cho khách hàng có nhiều sự chọn lựa sản phẩm hơn, vững lòng tin với sữa vinamilk hơn.
3.3.1.2 Trình độ công nghệ kĩ thuật
Quy trình sản xuất và kiểm tra sữa của công ty là hết sức nghiêm ngặt. Hiện nay, công nghệ sản xuất của Vinamilk là theo tiêu chuẩn ISO 9002. Góp phần làm cho sữa Vinamilk ngày càng an toàn, sạch, chất lượng cao hơn. Thúc đẩy, sản lượng tiêu thu ngày càng tăng.
3.3.1.3 Phương thức bán hàng
Hệ thống phân phối của Công ty thông qua các kênh chủ yếu sau: ... Kênh Truyền thống là kênh phân phối chủ lực phân phối hơn 90% sản phẩm của công ty. Kenh truyền thong được thực hiện qua các nhà phân phối đến các điểm bán lẻ trên cả nước. Hiện nay công ty có 183 và phân phối trực tiếp đến gần 94.000 điểm bán lẻ có mặt trên 64/64 tỉnh thành trong cả nước. với kênh phân phối rộng khắp như vậy làm cho nhiều người biết đến mức tiêu thụ ngày càng tăng.
3.3.1.4 Tổ chức, kỹ thuật thương mại
- Kỹ thuật thương mại.
Vinamilk xem hệ thống CNTT hiện đại là một phần không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh dài hạn của công ty. Hệ thống quản lý sản xuất và phân phối trước đây đã không thể đảm bảo cung cấp thông tin chính xác kịp thời phục vụ cho qui trình sản xuất, quản lý hàng tồn kho và marketing. Ban lãnh đạo đã đi đến quyết định chọn 2 giải pháp là Oracle E-Business Suite, và SAP CRM để giải quyết vấn đề này.
Sau một thời gian chạy thử nghiệm song song ERP với phần mềm kế toán cũ, tháng 4/2007 Vinamilk đưa ERP vào vận hành và từ tháng 1/2007, Vinamilk đã xem Oracle E-Business Suite (EBS) phiên bản 11.5 và SAP CRM là các phần mềm chính thức. Chỉ với thành tích này, Vinamilk đã trở thành một công ty Việt Nam hiếm hoi triển khai thành công nhiều giải pháp nằm trong top 10 giải pháp của thế giới.
- Tổ chức về nguồn nguyên liệu
+ Để chủ động nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến sữa, vinamilk đã có chương trình giảm dần nguyên liệu nhập khẩu, phát triển đàn bò sữa trong nước cung cấp sữa tươi nguyên liệu cho các nhà máy, với cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi bò sữa trong cả nước.Theo báo cáo của ĐHCĐ năm 2007, Vinamilk thu mua khoảng 40% sữa tươi nguyên liệu tại Việt nam.
+ Do nguồn cung cấp nguyên liệu sữa nội địa chưa thật sự ổn định, Vinamilk đã quyết định đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu sữa tươi dưới các hình thức trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp kép kín, với quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến song song với phát triển chăn nuôi bò sữa nông hộ nhằm cung cấp nguồn sữa tươi nguyen liệu ổn định.
+ Dự kiến công ty vinamilk sẽ xây dựng các trang trại chăn nuôi bò sữa cong nghệ cao tại Nghệ An, Vĩnh phúc, Lâm đồng….Quy mô trang trại là 2.000con/trại cung cấp trung bình 30triệu lít sữa/năm
- Tổ chức của công ty Vinamilk theo hệ thống. Từ CÔNG TY CỔ PHẦN VINAMILK đến VĂN PHÒNG CÔNG TY đến CHI NHÁNH HÀ NỘI, CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG, CHI NHÁNH CẦN THƠ đến các Nhà máy sữa như nhà máy sữa Trường Thọ, thống Nhất…..
- Sơ đồ cơ cấu và quản lý:
Đại hội đồng cổ đông tới hội đồng quản trị tới ban kiểm soát tới tổng giám đốc tới phó tổng giám đốc tới các giám đốc các bộ phận tới các phòng nhân sự…
Chính vì, tổ chức và kĩ thuật tổ chức chặt chẽ làm cho công ty Vinamilk phát triển bền vững hơn trong tương lai.
3.3.1.5 Tình hình dự trữ hàng hóa
Hệ thống xe đông lạnh vận chuyển tốt, dây chuyền chế biến hiện đại, đáp ứng việc dự trữ trong thời gian tương đối dài.
3.3.1.6 Tình hình cung ứng vốn
Cổ phiếu VNM có mức tăng trưởng cao, ổn định và giá hấp dẫn. VNM là một trong nhhững doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng ổn định, ít rủi ro. Trong tình hình kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn, nhà đầu tư có thể cân nhắc chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận 15% năm và P/E (chỉ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu) của năm 2009 là 9. Và cổ phiếu VNM đáp ứng được những yêu cầu này.
Về khả năng tài chính, VNM là công ty có dòng tiền ổn định và khả năng tài trợ vốn tốt. Khác với nhiều công ty đang gặp khó khăn do thiếu hụt vốn hoặc có nhiều khoản đầu tư tài chính, bất động sản, VNM có tài sản mạnh và tính thanh khoản cao. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Thiên Việt, khả năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư bằng chính dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của VNM là một đặc tính quan trọng, giúp giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư khi mua cổ phiếu này
3.3.1.7 Các yếu tố khác
Quy mô của một doanh nghiệp, Vinamilk là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sữa nói riêng và thực phẩm nói chung. Và điều tạo sự an tâm nhất chính là hệ thống phân phối của Vinamilk. Với 1.400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn quốc với 5.000 đại lý và 90 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện, siêu thị… cho thấy khả năng chi phối thị trường, tiềm lực cũng như lợi thế của Vinamilk khi phát triển sản phẩm mới.
3.3.2 Yếu tố khách quan
3.3.2.1 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế xã hội
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến nay
Rủi ro của suy thoái kinh tế thế giới.
Tỷ lệ lạm phát.
Nguồn nguyên liệu sữa trong nước còn thiếu, cần phải nhập khẩu nên phụ thuộc vào giá sữa nguyên liệu thế giới.
Thuế nhập khẩu giảm làm bình ổn giá nguồn cung nguyên liệu và thành phẩm nhập khẩu trên thị trường sữa, việc giảm thuế nhập khẩu hiện tại đang có lợi cho các công ty kinh doanh sản phẩm sữa dùng nguyên liệu nhập khẩu.
3.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước
- Ngành có mức độ cạnh tranh cao.
+ Hiện tại Việt Nam có khoảng 23 doanh nghiệp chế biến sữa, tiêu biểu như Vinamilk, Dutch Lady Vietnam, Nutifood,Hanoimilk, Mộc Châu… Sản phẩm được tập trung chính là sữa bột, sữa đặc, sữa nước và sữa chua. Trong đó Vinamilk và Dutch Lady Vetnam là hai công ty lớn nhất chiếm lần lượt khoảng 38% và 28% thị phần, phần còn lại thuộc về các công ty nhỏ hơn và sản phẩm sữa cao cấp nhập khẩu trực tiếp
+ Công ty nước ngoài, hai đại gia chiếm thị phần sữa bột lớn nhất tại Việt Nam là Mead Johnson và Abbott ,mỗi hãng chiếm trên 20% .Cộng với Neslte ,Dumex và một số hãng khác của Hàn Quốc ,Nhật Bản ,các công ty nước ngoài chiếm gần 60% thị trường sữa bột.
- Thị phần trong nước của Vinamilk có nhiều khả năng được mở rộng sau sự kiện Melamine. Một số đối thủ quan trọng của Vinamilk đã gặp những bất lợi từsự kiện Melamine và một số sự kiện liên quan đến chất lượng sữa thành phẩm.
- Trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sữa của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng tốt, một số công ty trong đó có Vinamilk, không chịu ảnh hưởng từ các sự kiện trên sẽ có cơ hội để tăng thị phần.
3.3.2.3 Tâm lý tiêu dùng
Mức tiêu thụ các sản phẩm sữa bình quân đầu người của Việt Namcòn thấp nhưng gần đây nhu cầu tiêu thụ nay đang từng bước tăng trưởng và ổn định.các sản phẩm sữa đã được người dân quan tâm sử dụng nhiều hơn, đặc biệt sữa bột và sữa nước.
3.3.2.4 Các yếu tố khác
- Rủi ro chất lượng sản phẩm: Tương tự như các công ty trong lĩnh vực thực phẩm, rủi ro quản trị chất lượng luôn là một rủi ro thường trực của Vinamilk, đặc biệt hiện có nhiều thông tin không tích cực về chất lượng sữa tại Việt Nam. Tuy nhiên thời gian qua Vinamilk đã quản trị chất lượng đầu ra tốt và chưa gặp những rủi ro về chất lượng sản phẩm như một số công ty trong cùng ngành.Sữa
- Rủi ro tỷ giá: Hiện tại nguyên vật liệu của Vinamilk chủ yếu được nhập khẩu từ New Zealand, Châu Âu và Mỹ, do vậy Vinamilk cũng chịu rủi ro nhất định về chất lượng nguồn cung cũng như tỷ giá.
- Thị trường xuất khẩu không ổn định: Doanh thu từ thị trường xuất khẩu trong những năm qua diễn biến thất thường và không ổn định. Thị trường chính của Vinamilk là Iraq (chiếm trên 80% doanh thu) có mức độ ổn định không cao. Hiện chưa có các thông tin cụ thể về những thị trường xuất khẩu mới của Vinamilk.
3.4 Khó khăn và thuân lợi
3.4.1 Khó khăn
3.3.1.1 Khả năng tiếp cận các trình độ khoa học kĩ thuật
- Phát triển chăn nuôi bò sữa gặp nhiều khó khăn:
+ Giá thức ăn sẽ tăng cao, đặc biệt là thức ăn tinh. Nguồn thức ăn cho bò sữa sẽ bị cạnh tranh vì được sử dụng làm nguyên liệu sản xuấu dầu sinh học Ethanol.
+ Sự thay đổi khí hậu tòan cầu sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến chăn nuôi bò sữa trên thế giới.
+ Việc tiếp cận với thông tin về cải thiện di truyền của đàn bò sẽ giúp cho ngành chăn nuôi bò sữa của các nước đang phát triển nhanh chóng cải thiện được di truyền của đàn bò sữa trong nước. Tuy nhiên, sự cải thiện nhanh chóng di truyền đàn bò sữa nhờ các phương tiện hỗ trợ (Công nghệ sinh học, công nghệ thông tin) cũng sẽ là con dao hai lưỡi cho tính đa dạng sinh học của đàn bò nếu việc quản lý giống không được chặt chẻ và khoa học.
+ Các vấn đề về môi trường (thuỷ triều đỏ, hiệu ứng nhà kính…) cũng sẽ là thách thức cho ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững.
- Việc thu mua sữa cũng gặp nhiều khó khăn:
+ Chất lượng sữa nguyên liệu sản xuất trong nước không ổn định và giá thành sản xuất cao.
3.3.1.2 Nguồn nguyên liêu phục vụ sản xuất
Nhiều năm qua, các nhà máy chế biến sữa của Vinamilk đã góp phần đáng kể trong việc phát triển đàn bò sữa cả nước. TP Hồ Chí Minh hiện đứng đầu cả nước về số lượng đàn bò sữa là nhờ sự phát triển hệ thống thu mua sữa nguyên liệu của Vinamilk. Song, hầu hết hệ thống chăn nuôi bò sữa ở nước ta vẫn là quy mô nhỏ, chất lượng sữa không ổn định, chưa thể đáp ứng nhu cầu sữa nguyên liệu cho các nhà máy. Đó là chưa nói đến nhiều địa phương xuất hiện tình trạng khi lãnh đạo mới lên thay thế, việc quan tâm phát triển bò sữa cũng thay đổi, thường theo xu hướng kém đi.
3.3.1.3 Giá sản phẩm
- Giá bán của các sản phẩm của công ty sữa Vinamilk tăng manh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chính khiến công ty phải điều chỉnh giá là do nguyên liệu đầu vào như sữa bột đã tăng thêm khoảng 50%, lên mức 3.750 USD/tấn so với giá tháng 9/2009, giá đường công ty này sử dụng để sản xuất còn tăng tới 100%. Điều này đã khiến cho chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh.
- Các sản phẩm sữa công ty phải tăng giá từ 35-40% mới đủ bù đắp chi phí theo đúng mức tăng của nguyên liệu đầu vào. Tuy nhiên nếu tăng giá sản phẩm quá mạnh thì bản thân doanh nghiệp cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Vinamilk chỉ tăng ở mức 6% để chia sẻ với người tiêu dùng.
3.3.1.4 Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn chưa cao
Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 30/09/2005 là 3.927 người. Cơ cấu lao động phân theo trình độ được thể hiện dưới bảng sau:
Phân theo trình độ
Số lượng
Tỷ lệ
- Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học:
1.495
38,07%
- Cán bộ có trình độ trung cấp:
316
8,05%
- Lao động có tay nghề:
1.930
49,15%
- Lao động phổ thông:
186
4,73%
Tổng cộng:
3.927
100%
Công ty đặt mục tiêu đầu tư đào tạo nguồn nhân lực tri thức cao. Một số hoạt động đào tạo Công ty đã và đang thực hiện:
Công ty đã và đang chuẩn bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai bằng cách gửi con em cán bộ, công nhân viên sang học ở các ngành công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa, tự động hóa quy trình công nghệ và sản xuất, máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm, quản lý trong ngành sữa. Đến nay, Công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 con em của cán bộ công nhân viên đi học theo diện này.
Công ty tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài.
Những cán bộ công nhân viên có yêu cầu học tập cũng được Công ty hỗ trợ 50% học phí cho các khóa nâng cao trình độ và nghiệp vụ.
3.3.1.5 Sự xâm nhập của các doanh nghiệp
- Công ty Vinamilk với sản phẩm đa dạng, có lợi thế về hệ thống phân phối rộng khắp, do đó ngành hàng sữa tươi - tiệt trùng được dự báo vẫn sẽ được người tiêu dùng tin tưởng trong thời gian tới. Tuy vậy, Vinamilk cũng sẽ chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của Dutch Lady, Netslé, Mộc Châu và HanoiMilk.
- Việc phát triển các sản phẩm mới như café Moment, bia Zorok cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt.
3.3.1.6 Các yếu tố khác
- Ảnh hưởng của ngành sữa trong bối cảnh lạm phát cao và rủi ro suy thoái của nền kinh tế thế giới. Tình hình kinh tế vẫn đang trong giai đoạn bất ổn, nhu cầu tiêu thụ giảm sẽ là một trong những yếu tố lo ngại ảnh hưởng đến doanh số Vinamilk trong thời gian tới.
- Rủi ro đầu tư tài chính: Vinamlik tham gia đầu tư khoảng 571 tỷ vào cổ phiếu. Với những diễn biến bất lợi của thị trường tài chính hiện nay. Hoạt động đầu tư tài chính của Vinamilk có thể đang tìm ẩn những rủi ro nhất định.
3.3.2 Thuận lợi
3.3.2.1 Khả năng huy động vốn
Do cổ phiếu VNM có mức tăng trưởng cao, ổn định và giá hấp dẫn. VNM là một trong nhhững doanh nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng ổn định, ít rủi ro. Trong tình hình kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn, nhà đầu tư có thể cân nhắc chọn cổ phiếu của doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận 15% năm và P/E (chỉ số giá trên thu nhập của mỗi cổ phiếu) của năm 2009 là 9. Và cổ phiếu VNM đáp ứng được những yêu cầu này. khả năng tài chính, VNM là công ty có dòng tiền ổn định và khả năng tài trợ vốn tốt tiềm năng tăng trưởng của VNM còn dựa vào một số yếu tố quan trọng là thị phần, giá trị vốn hoá và mạng lưới phân phối VNM có tài sản mạnh và tính thanh khoản cao
3.3.2.2 Uy tín thương hiệu
Thương hiệu Vinamilk cũng là một thương hiệu mang tầm quốc gia và một phần mang tính quốc tế, sản phẩm của công ty được ưa chuộng và xuất khẩu sang nhiều quốc gia
3.3.2.3 Thị phần cao
Tiềm năng tăng trưởng của VNM còn dựa vào một số yếu tố quan trọng là thị phần, giá trị vốn hoá và mạng lưới phân phối. Hiện nay, VNM chiếm gần 39% thị trường các sản phẩm sữa trên cả nước, là một trong những công ty có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường (chiếm 7%). Mạng lưới phân phối cũng là một thế mạnh của VNM. Công ty này sở hữu một hệ thống phân phối sỉ gồm 220 nhà phân phối, có mặt tại 64 tỉnh thành.
3.3.2.4 Kênh phân phối
Hệ thống phân phối của Vinamilk, với 1.400 đại lý cấp 1 cũng như mạng lưới phân phối trải đều khắp toàn quốc với 5.000 đại lý và 90 nghìn điểm bán lẻ có kinh doanh sản phẩm của Vinamilk cũng như tại các kênh phân phối trực tiếp khác như trường học, bệnh viện, siêu thị… cho thấy khả năng chi phối thị trường, tiềm lực cũng như lợi thế của Vinamilk khi phát triển sản phẩm mới, ngoài ra, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada,…
3.3.2.5 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống các nhà máy sữa được đầu tư trải dài ở nhiều địa phương trong cả nước. Chúng giúp giảm giá thành vận chuyển khi phân phối .cũng như khai thác được ưu thế nhân công và nguyên liệu từ các đàn bò sữa địa phương.
3.5 Dự báo khối lượng tiêu thụ của ngành
3.5.1 Lý thuyết về khối lượng tiêu thụ
Khối lượng tiêu thụ có quan hệ nghịch biến với giá nhưng có quan hệ thuận với chi phí quảng cáo và thu nhập bình quân của người dân.
3.5.2 Mô hình thể hiện mối quan hệ với khối luợng tiêu thụ
Y = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + e.
Trong đó:
Y: Khối lượng tiêu thụ.
X1: Giá bán.
X2: Chi phí quảng cáo
X3: Thu nhập của người dân.
b0: Số lượng cố định.
b1: Mức tác động đến khối lượng khi giá thay đổi.
b2: Mức tác động đến khối lượng khi chi phí quảng các thay đổi.
b3: Mức tác động đến khối lượng khi thu nhập của hộ gia đình thay đổi.
e: Sai số thể hiện của các yếu tố khác mà ta không thể đưa được vào mô hình..
Ta có số liệu tình hình tiệu thụ sản phẩm Sữa Dielac alpha 123 (450g) của Vinamilk trong năm 2009 vừa qua như sau:
Tháng
Giá Bán(Nghìn Đồng)
KLTT(Triệu Hộp)
CPQC(Triệu Đồng)
Thu Nhập(Triệu Đồng)
01/2009
91
1.3
510
2.8
02/2009
91.5
1.4
410
3.1
03/2009
91
1.5
450
3.5
04/2009
105
1.5
560
3.6
05/2009
105
1.4
410
3.8
06/2009
106
1.3
495
3.8
07/2009
110
1.1
430
3.9
08/2009
114
1
415
3.8
09/2009
117
0.9
400
4
10/2009
125
1
395
3.9
11/2009
128
1.1
340
4.3
12/2009
130
1.1
315
4.5
01/2010
132
1.2
350
4.7
02/2010
135
0.9
209
5.1
Từ số liệu trên ta chạy hàm hồi quy ta có:
Từ kết quả hồi qui ta có phương trình biểu hiện mối quan hệ giữa biến kết quả và các biến giải thích như sau:
Y= 50,17 – 23,85X1 + 0,02X2 + 21X3. trong đó:
+ Giá trị thông số b1 = - 23,85 nghĩa là khi giá bán tăng lên 1000 đồng thì khối lượng tiêu thụ sẽ giảm đi trung bình là 23,85 đơn vị, với X2 và X3 không đổi.
+ Giá trị thông số b2 = 0,02 nghĩa là chi phí quảng cáo tăng lên 1 triệu đồng thì khối lượng tiêu thụ tăng trung bình là 0,02 đơn vị, với X1 và X3 không đổi.
+ Giá trị thông số b3 =21,2 nghĩa là khi thu nhập của người dân tăng lên 1triệu đồng thì khối lượng tiêu thụ tăng 21,2 đơn vị, với X1 và X2 không đổi.
3.6. Định hướng phát triển
Tăng cường sản xuất sữa trong nước, giảm lượng nhập khẩu, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm
Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
Phát triển thưogn hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân VN thông qua chiến lược áp dụng nghiên của khoa học về nhu cầu dinh đưỡng đặc thù của người VN để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người Việt Nam.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải khát có lợi cho sức khoẻ của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực Vfresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát đến từ thiên nhiên và có lợi cho sức khoẻ con người.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà vinamilk có thị phần cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và các đô thị nhỏ.
Đầu tư toàn diện cả về xây dựng thương hiệu mạnh, phát triển hệ thống sản phẩm mới và nâng cao chất lượng hệ thống phân phối lạnh với mục tiêu dưa ngành hàng lạnh (sữa chua ăn, kem, sũa thanh trùng các loại) thành một ngành hàng có đống góp chủ lực nhất cho công ty cả về doanh số và lợi nhuận.
Khai thác sức mạnh và uy tín của thươgn hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh dưỡng có uy ínhkhoa hcj và đáng tin cậy nhất của người Việt nam dể chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phân fucả thị trường sũa bột trong vòng 2 năm tới.
Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm và từ sữa nhằm hướng tới một lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mỏ rộng sang các sản phẩm giá trị cộng thêm nhằm nâng cao tuỷ suất lợi nhuận cung của toàn công ty.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp.
Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu quả.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất lượng với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của công ty giai đoạn 2005-2009 cho thấy công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong thời gian qua là có hiệu quả, sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng đều tăng. Công ty cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào lợi ích xã hội. Tuy nhiên:
Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh của công ty còn hạn chế, nguyên nhân là do:
Công ty chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm và theo cảm tính là chủ yếu.
Chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng sản phẩm và đa thương hiệu.
Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của công ty giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của công ty.
Tiềm lực về tài chính hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng công ty không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
Nhận thức về tầm quan trọng của kênh phân phối của công ty còn hạn chế. Công ty xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.
Khả năng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp công ty chưa chặt chẽ, điều đó phần nào làm giảm bớt sức mạnh của cả cộng đồng công ty.
Chi phí kinh doanh còn cao, năng lực và bộ máy quản lý điều hành chưa tất, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của hệ thống công ty còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, công nghệ kinh doanh và khả năng tiếp cận đổi mới công nghệ kinh doanh còn lạc hậu,...
Môi trường kinh doanh của công ty còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ, chưa thực sự việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh bằng giá (giá thành các sản phẩm trong nước cao hơn các sản phẩm nhập khẩu từ 20% - 40%).
4.2 KIẾN NGHỊ
Qua quá trình tìm hiểu tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận tại công ty , chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị nhằm thúc đẩy tình hình tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như sau:
Đối với Nhà nước:
Cần thường xuyên gặp gỡ, tổ chức lấy ý kiến, giải quyết những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh của công ty. Tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng sản xuất kinh doanh cho công ty. Nhà nước cần có chính sách thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Cần có chính sách khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sự phát triển chung của đất nước.
Đối với công ty :
Tạo môi tường làm việc thân thiện và an toàn, tạo sự đoàn kết nhất trí trong tập thể CB CNV, làm cho mục tiêu phấn đấu của họ thống nhất với mục tiêu kinh doanh của công ty. Quan tâm đến đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho nhân viên.
Giữ vững chất lượng sản phẩm, ổn định giá bán sản phẩm, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của công ty.
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ:
Mở rộng thị trường tiêu thụ là vấn đề mấu chốt trong việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Công ty cần đầu tư hơn nữa cho việc nghiên cứu thị trường và quảng cáo giới thiệu sản phẩm của công ty. Thành lập bộ phận marketing chuyên biệt nhằm phục vụ có hiệu quả trong việc xúc tiến công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Áp dụng phương thức kinh doanh thuận tiện nhất cho khách hàng như giao hàng tận nơi, bán hàng trả chậm.
Nâng cao lợi nhuận của công ty bằng cách giảm các chi phí.
Đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc nhằm nâng cao năng suất sản xuất, giảm thiểu hao phí nguyên vật liệu, giá thành hạ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho công ty trên thương trường.
Khuyến khích nhân viên nâng cao năng suất lao động thông qua hình thức trả lương, khen thưởng hợp lý.
Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhất các chi phí vận chuyển và phương tiện vận chuyển.
GIẢI PHÁP:
1. Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp
Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường
Công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường theo trình tự sau: xác định mục tiêu nghiên cứu thị trường, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu thị trường, xác định và lựa chọn phương pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thực hiện, điều chỉnh kế hoạch và viết báo cáo.
Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của công ty
Công ty cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.
Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng
Nhiệm vụ phát triển hệ thống kênh phân phối cần được xác lập và điều khiển bởi cấp quản lý cao nhất của công ty. Kênh phân phối cần được đầu tư về vật chất tiền bạc và nhân lực tương xứng với mục tiêu mà nó phải theo đuổi.
Cần kiên quyết loại trừ những cách thức tổ chức và quản lý kênh đã quá lạc hậu và lỗi thời. Công ty nên chọn kiểu kênh phân phối dọc (đây là kiểu tổ chức kênh rất hiệu quả và đang được áp dụng phổ biến).
2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm
Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng công ty, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp... Ngoài ra, từng thành viên trong công ty, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.
3. Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty
Một là, công ty phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu
Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì công ty cần phải hiểu rõ người hách hàng của mình hơn ai hết,và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Ba là, công ty phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình
Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa
4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong công ty
Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức quản lý kinh doanh thích hợp cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sự hoạt động của các bộ phận trong công ty một cách nhịp nhàng.
Điều chỉnh hợp lý tầm, hạn quản trị phù hợp với yêu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý trong công ty với xây dựng mạng lưới thông tin, xác định các quyết định đưa ra một cách chính xác, hiệu quả.
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công ty
Để có được đội ngũ lao động đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và lao động hiện có ở các công ty. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường. Bổ sung những cán bộ, lao động đủ tiêu chuẩn, có triển vọng phát triển, đồng thời thay thế những cán bộ, nhân viên không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn, vi phạm pháp luật và đạo đức. Đây là giải pháp quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ hiện có mà chưa cần đến việc đào tạo, bồi dưỡng.
Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với công ty bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho người lao động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng khuyến khích người lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty. Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ công ty. Biện pháp này sẽ giúp các công ty có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí để tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, lao động để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, sử dụng thành thạo vi tính, am hiểu thị trường thế giới và luật lệ buôn bán quốc tế.
6. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh.
Để thúc đẩy hoạt đòng kinh doanh, công ty cần phải xây dựng được hệ thống thông tin như: thông tin về môi trường kinh doanh, thông tin về hệ thống phân phối, giá cả mặt hàng hiện hành, thông tin về tình hình và viễn cảnh của thị trường, thông tin về hệ thống giao thông vận tải....
7. Xây dựng nền văn hóa của công ty
Để có được một nền văn hóa công ty , công ty phải xây dựng mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoanchinhphan_tich_hoat_dong_kinh_doanh1.doc
- Hoan_chinh_Phan_Tich_Hoat_Dong_Kinh_Doanh.ppt