PHẦN MỞ ĐẦU ¯
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của đất nước, hoạt động kinh doanh giữ vai trò vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mặt khác, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, đã tham gia AFTA, gia nhập APEC và hiện đang chuẩn bị để gia nhập vào WTO. Chính những sự kiện này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam phát triển hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng náo nhiệt, sôi nổi hơn và trong kinh doanh cũng đòi hỏi phải có một sự cạnh tranh gay gắt quyết liệt hơn nữa giữa các nhà doanh nghiệp.
Như ta đã biết, mỗi một công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm của chính công ty làm ra, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng khu vực, từng thị trường. Vì vậy, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh hiện nay là làm sao để thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời, phải mở rộng thị trường tiêu thụ và khai thác những thị trường tiềm năng để nhằm tiêu thụ được tối đa sản phẩm của công ty. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh thì giai đoạn tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại của một công ty.
Ngoài ra, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty được biểu hiện qua lợi nhuận của công ty và đây cũng chính là yếu tố khẳng định uy tín cho từng sản phẩm nói riêng và uy tín cho cả công ty nói chung tại thị trường nội địa và cả thị trường ở các nước khác trên thế giới.
Đối với công ty cổ phần thủy sản Cafatex, là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam. Sở dĩ, công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và đi lên như hiện nay chính là vì công ty đã phải trải qua một thời gian dài để nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ từng nhân tố của thị trường, từ đó, đánh giá những mặt thuận lợi và khó khăn, để xác định được một cách chính xác từng thị trường từ thị trường mục tiêu, thị trường chủ lực đến thị trường tiềm năng cho quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty nhằm đạt hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh sự phát triển của công ty. Nếu sản phẩm mà công ty tạo ra không tiêu thụ được sẽ làm cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty bị đình trệ, ngược lại, nếu sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh thì sẽ tác động đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty nhanh thêm, lợi nhuận tích luỹ ngày càng nhiều hơn và đó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty.
Xuất phát từ nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty nên qua thời gian thực tập tại công ty Cafatex em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex” để làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Chế biến và xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty cổ phần thủy sản Cafatex. Thông qua việc phân tích các yếu tố liên quan đến tình hình tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của công ty, đồng thời, dựa trên quá trình phân tích để tìm ra và đánh giá các nhân tố thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm ở hiện tại cũng như trong tương lai. Từ đó, đề ra những biện pháp cụ thể nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp.
2. Phương pháp phân tích
- Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về công việc kinh doanh thương mại với những yếu tố về mặt hàng kinh doanh, giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, từ đó, đề tài đi sâu vào phân tích hoạt động kinh doanh của công ty thông qua doanh số tiêu thụ của các thời kỳ, lợi nhuận trên từng mặt hàng.
- So sánh các chỉ tiêu qua các năm (năm 2003-2005)
- Phân tích tỷ trọng của các mặt hàng kinh doanh và một số chỉ tiêu hiệu quả để nắm được thế mạnh của từng mặt hàng, từ đó, có kế hoạch sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả hơn.
IV. PHẠM VI GIỚI HẠN
Trong phạm vi nội dung nghiên cứu của bài luận văn này, em chỉ tập trung và phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng chủ lực và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thủy sản Cafatex trên cơ sở số liệu của giai đoạn từ năm 2003 đến 2005.
Từ đó, đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty trong tương lai.
102 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cafatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã vượt qua mức bình thường so với những năm trước.
Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí tiền ăn, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao, vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng.
- Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường khác cũng góp phần khá lớn trong tổng chi phí của Công ty. Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể như năm 2003 chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng là 11.766.981 (ngàn đồng), đến năm 2004 là 14.260.270 (ngàn đồng) tăng so với năm 2003 là 2.493.289 (ngàn đồng) tăng tương đương 21,19 % và năm 2005 thì chi phí chi trả cho lãi vay là 18.894.711 (ngàn đồng) lại tăng quá cao so với năm 2004 tương đương một số tiền 4.634.440 (ngàn đồng) tức là tăng 32,5 %. Ngoài ra, còn các khoản chi phí khác gia tăng cũng làm tăng tổng chi phí của Công ty.
Ø Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Cafatex trong ba năm vừa qua (2003-2005) có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex
Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trongviệc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Cafatex
Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex, ta tìm hiểu bảng sau:
BẢNG 12: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CAFATEX
(2003-2005)
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
2003
2004
2005
Giá trị
%
Giá trị
%
Doanh thu thuần
1.024.481.428
1.261.060.689
1.050.796.756
236.579.261
23,09
-210.263.933
-16,67
Giá vốn hàng bán
949.908.232
1.106.368.385
940.160.358
156.460.153
16,47
-166.208.027
-15,02
Lợi nhuận gộp
74.573.196
154.692.304
110.636.397
80.119.108
107,44
-44.055.907
-28,48
Lợi nhuận từ HĐKD
9.410.818
93.159.716
5.860.841
83.748.898
889,92
-87.298.875
-93,71
Lợi nhuận khác
107.587
406.786
2.263.834
299.199
278,12
1.857.048
456,52
Tổng lợi nhuận trước thuế
14.680.903
93.576.502
2.263.834
78.895.599
537,43
-91.312.668
-97,58
Lợi nhuận sau thuế
12.089.663
93.576.502
8.124.675
81.486.839
674,02
-85.451.827
-91,32
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex
BIỂU ĐỒ 9: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CAFATEX
(2003-2005)
Nhìn chung, qua ba năm (2003-2005) tình hình lợi nhuận của công ty Cafatex có nhiều biến động tương đối. Qua số liệu của bảng 12 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty hai năm 2003-2004 tăng mạnh nhưng sang năm 2005 lợi nhuận lại giảm xuống. Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm 2003 đạt 12.089.663 (ngàn đồng) và năm 2004 đạt 93.576.502 (ngàn đồng) tức là năm 2004 tăng 81.486.839 (ngàn đồng) so với năm 2003, ta thấy Công ty hoạt động có hiệu quả rất cao vào năm 2004, tuy nhiên, đến năm 2005 lợi nhuận của Công ty chỉ đạt ở mức 8.124.675 (ngàn đồng) giảm đến 85.451.827 (ngàn đồng) so với năm 2004.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2004 tăng lên rất nhiều so với năm 2003 tương đương là 83.748.898 (ngàn đồng), nhưng đến năm 2005 thì lợi nhuận của Công ty giảm xuống. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2005 thấp hơn so với năm 2004. Đó là vì, tại một số khu vực nuôi tôm ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết là do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty Cafatex thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu,… mà hiện tại ở một số tỉnh có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn lại là: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu…Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty Cafatex gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào.
Tuy nhiên, khoản mục lợi nhuận khác của Công ty qua ba năm (2003-2005) lại có xu hướng tăng dần, đặc biệt là năm 2005 lợi nhuận này lại tăng khá cao, tăng một khoảng là 1.857.048 (ngàn đồng), trong khi các phần lợi nhuận khác giảm xuống thì phần lợi nhuận này vẫn tăng, chính nhờ điều đó mà lợi nhuận sau thuế của Công ty vẫn còn rất cao so với các doanh nghiệp khác trong lúc này. Ngoài ra, để biết chính xác hơn mức lợi nhuận mà Công ty đạt được thì ta hãy so sánh mức độ biến động của các khoản mục với doanh thu thuần sẽ biết được rằng trong một đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng giá vốn, chi phí và được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế của Công ty vẫn tương đối cao hơn so với các Công ty khác trong cùng một ngành. Tất cả những điều đó là do sự nổ lực của Công ty trong việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và không ngừng mở rộng quy mô, mở rộng thị trường nhằm đưa Cafatex trở thành một công ty phát triển vững mạnh trên thương trường.
3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty
BẢNG 13: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Khối lượng sản phẩm
tiêu thụ (tấn)
7.581,95
11.462,51
8.849,56
Doanh thu
1.024.481.428
1.261.060.689
1.050.796.756
Giá vốn hàng bán
949.908.232
1.106.668.385
940.160.358
Chi phí BH và QLDN
48.249.714
51.472.099
87.933.053
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế là những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, sau đây ta đánh giá xem các nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty:
Ta có công thức:
Lợi nhuận = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)
Hay Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN – Thuế
Với Q là khối lượng hàng hoá
P là giá bán sản phẩm
CBH và CQL là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
T là thuế của sản phẩm, i là loại mặt hàng
Ø So sánh năm 2004/năm 2003:
Năm 2003: LN2003 = 1.024.481.428 – 949.908.232 – 48.249.714 – 2.591.240
ð LN2003 = 23.732.242 (ngàn đồng)
Năm 2004: LN2004 = 1.261.060.689 – 1.106.668.385 – 51.472.099
ð LN2004 = 102.920.205 (ngàn đồng)
ð Lợi nhuận = LN2004 – LN2003
Lợi nhuận = 102.920.205 – 23.732.242 = 79.187.963 (ngàn đồng)
Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận của Công ty Cafatex năm 2004 tăng hơn lợi nhuận năm 2003 rất nhiều, điều đó chứng tỏ là Công ty làm ăn có hiệu quả cao trong năm 2004. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm sang các thị trường nước ngoài nên đã gia tăng doanh thu và dẫn đến sự tăng lợi nhuận của Công ty.
Ø So sánh năm 2005/năm 2004:
Năm 2004: LN2004 = 1.261.060.689 – 1.106.668.385 – 51.472.099
ð LN2004 = 102.920.205 (ngàn đồng)
Năm 2005: LN2005 = 1.050.796.756 – 940.160.358 – 87.933.053
ð LN2005 = 23.703.345 (ngàn đồng)
Lợi nhuận = LN2005 – LN2004
Lợi nhuận = 23.703.345 – 102.920.205 = -79.216.860 (ngàn đồng)
Lợi nhuận của Công ty năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004, vì năm 2005 tình hình cạnh tranh diễn ra quyết liệt và thị trường xuất khẩu thủy sản khá ổn định nên xuất hiện nhiều doanh nghiệp khác cùng ngành, đồng thời, các đối thủ cạnh tranh cũng phục hồi và phát triển trở lại. Vì vậy, lợi nhuận của Công ty thấp hơn so với năm 2004 nhưng vẫn cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành và đó cũng là động lực để Công ty ngày càng chế biến các mặt hàng thủy sản mới.
3.2.1. Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ
Khối lượng tiêu thụ là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được xuất bán tiêu thụ theo các phương thức khác nhau và khối lượng sản phẩm của công ty có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lỗ, lãi ở mức độ nào của một công ty. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả ổn định, khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm tỷ lệ với khối lượng hàng hoá tiêu thụ.
Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Đơn giá
=
Để phân tích nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta có công thức sau:
LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LN năm trước
Q
Q là mức biến động khối lượng tiêu thụ
% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước)
Ø So sánh năm 2004/2003:
Ta có:
% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2003 = (Q2004 * P2003)/(Q2003* P2003)
= (11.462.517,30*135,12)/(7.581.952,34*135,12) = 1,51
Mức biến động khối lượng = 23.732.242*1,51–23.732.242 = 121.034.443,42
Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng là 121.034.443,42 đã làm tăng lợi nhuận của Công ty năm 2004 so với năm 2003 tương đương khoảng là 79.187.963 (ngàn đồng).
Ø So sánh năm 2005/2004:
Ta có:
% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2004 = (Q2005 * P2004)/(Q2004* P2004)
= (8.849.566,29*110,02)/(11.462.517,30*110,02) = 0,77
Mức biến động khối lượng = 102.920.205*0,77–102.920.205 = -23.671.647,15
BẢNG 14: PHÂN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CAFATEX
(2003-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
tấn
7.581,95
11.462,51
8.849,56
3.880,56
51,18
-2.612,95
-22,79
Đơn giá trung bình
1000 VNĐ
135,12
110,02
118,74
-25,11
-18,57
8,72
7,93
Doanh thu
1000 VNĐ
1.024.473
1.261.105
1.050.797
236.632
23,09
-210.309
-16,68
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
Với mức biến động khối lượng tiêu thụ giảm là 23.671.647,15 đã làm lợi nhuận của Công ty giảm theo một lượng tương đương là 79.216.860 (ngàn đồng).
Ø Tóm lại, nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty phải dùng nhiều cách, nhiều phương pháp hợp lý như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng cường cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng,… để đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu của Công ty.
3.2.2.Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán
BẢNG 15: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA
(2003-2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
tấn
7.581,95
11.462,51
8.849,56
3.880,56
51,18
-2.612,95
-22,79
Giá mua trung bình
1000 VNĐ
125,28
96,55
106,24
-28,74
-22,94
9,69
10,04
Giá vốn hàng bán
1000 VNĐ
949.867
1.106.705
940.177
156.839
16,512
-166.528
-15,05
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
Ta có công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN - Thuế
Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá mua nguyên liệu
Z0 = a0b0, Z1 = a1b1, Z2 = a2b2
Z = Z1 – Z0 = a1b1 – a0b0
Z = Z2 – Z0 = a2b2 - a0b0
Với: Z là giá vốn hàng bán, Z0 là giá vốn hàng bán năm 2003, Z1 là giá vốn hàng bán năm 2004, Z2 là giá vốn hàng bán năm 2005.
a là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, a0 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2003, a1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2004, a2 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2005.
b là giá mua nguyên liệu bình quân, b0 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2003, b1 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2004, b2 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2005.
Ø So sánh năm 2004/ năm 2003:
- So sánh chênh lệch tuyệt đối:
a1b0 = 11.462,51 * 125,28 = 1.436.023 (ngàn đồng)
Z2004/2003 = a1b1 - a0b0 = (a1b1 – a1b0) + (a1b0 - a0b0)
= ( 1.106.705 - 1.436.023) + ( 1.436.023 - 949.867)
= -329.318 + 486.156 = 156.838 (ngàn đồng)
- So sánh tương đối năm 2004/2003:
(a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b0/a0b0)
ó (1.106.705 /949.867) = (1.106.705 /1.436.023) * (1.436.023/ 949.867)
ó 116,50 = 77,06 * 151,18
(tăng 16,50%) (giảm 22,94%) (tăng 51,18%)
- So sánh chênh lệch tương đối
(a1b1 - a0b0)/a0b0 = [(a1b1 – a1b0)/a0b0] + [(a1b0 - a0b0)/a0b0]
1.106.705 /949.867 = -329.318 /949.867 + 486.156 /949.867
Hay 16,50% = -34,67% + 51,17%
Nhận xét: Khi giá vốn hàng bán năm 2004 so với năm 2003 tăng 16,50% tương đương 156.760.153 (ngàn đồng) là do
- Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 51,18% so với năm 2003.
- Do giá mua bình quân giảm 22,94% so với năm 2003.
Trong 16,50% tăng lên của giá vốn hàng bán thì nhân tố giá mua làm giá vốn hàng bán giảm 22,94% và nhân tố sản lượng tiêu thụ làm giá vốn tăng 51,18%. Khi giá vốn hàng bán tăng thông thường sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm xuống, tuy nhiên, với tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cafatex thì giá vốn có tăng cao nhưng bù lại sản phẩm xuất khẩu cũng tăng theo nên lợi nhuận của Công ty vào năm 2004 vẫn đạt rất cao.
Ø So sánh năm 2005/ năm 2004:
- So sánh chênh lệch tuyệt đối:
a2b1 = 8.849,56*96,55 = 854.425 (ngàn đồng)
Z2005/2004 = a2b2 – a1b1= (a2b2 – a2b1) + (a2b1 – a1b1)
= ( 940.177 – 854.425 ) + (854.425 – 1.106.705)
= 85.752 – 252.280 = -166.528 (ngàn đồng)
- So sánh tương đối kỳ 2 và kỳ gốc:
(a2b2/a1b1) = (a2b2/a2b1) * (a2b1/a1b1)
ó (940.177/1.106.705) = (940.177/854.425)*(854.425/1.106.705)
ó 84,95% = 110,03% * 77,20%
(giảm 15.05%) (tăng 10,03%) (giảm 22,80%)
- So sánh chênh lệch tương đối:
( a2b2 – a1b1)/a1b1 = [(a2b2 – a2b1)/a1b1] + [(a2b1 – a1b1)/a1b1]
-166.528 /1.106.705 = 854.425 /1.106.705 – 854.425 /1.106.705
Hay -15,04% = 7,75% – 22,79%
Nhận xét: Giá vốn hàng bán năm 2005 giảm 15,05% so với năm 2004 tương đương là giảm một khoảng 166.528 (ngàn đồng) là do:
- Do giá mua bình quân tăng 10,03% so với năm 2004.
- Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm 22,80% so với năm 2004.
Trong 15,05% giảm xuống của giá vốn hàng bán thì nhân tố giá mua bình quân làm giá vốn hàng bán tăng 10,03% và nhân tố khối lượng tiêu thụ làm giá vốn hàng bán giảm 22,80%. Năm 2005, Công ty đã tìm hiểu nhiều về các nhà cung cấp nên Công ty chủ động điều chỉnh được phần nào giá mua nguồn nguyên liệu đầu vào của Công ty thật hợp lý và giá tương đối hơn so với các doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng thủy sản đông lạnh nhưng giá mua này vẫn cao hơn nhiều so với năm 2004. Mặc dù, giá vốn hàng bán giảm nhưng khối lượng sản phẩm tiêu thụ không cao bằng năm trước nên lợi nhuận của Công ty vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2004.
Ø Nhìn chung, nhân tố giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và với nhân tố này thì Công ty có thể chủ động điều chỉnh được. Do đó, Công ty cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế sự tăng lên của giá vốn hàng bán nay nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều.
3.2.3. Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Để xem xét tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng như thế nào ta quan sát bảng 16 sau:
BẢNG 16: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ QLDN
CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
2003
2004
2005
Giá trị
%
Giá trị
%
Chi phí BH
38.838.902
39.672.676
72.581.080
833.774
2,14
32.908.404
82,94
Chi phí QLDN
9.410.812
11.799.423
15.351.973
2.388.611
25,38
3.552.550
30,10
Tổng chi phí
48.249.714
51.472.099
87.933053
3.222.385
6,67
36.460954
70,83
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
BIỂU ĐỒ 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BH VÀ QLDN (2003-2005)
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của Công ty. Thông thường, chi phí bán hàng luôn chiếm từ 77% đến 82% so với tổng chi phí bán hàng và quản lý, còn phần còn lại là chi phí quản lý phân bổ cho rất nhiều khoản mục khác nhau của Công ty. Qua biểu đồ11, ta thấy rõ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng đều qua từng năm. Phân tích chi tiết về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để có thể thấy rõ nguyên nhân tăng hay giảm các khoản mục chi phí này.
a. Chi phí bán hàng
Trong chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, quảng cáo, chi phí hoa hồng, bốc xếp,… Mỗi một nhân tố chi phí này chiếm một vai trò quan trọng và nó có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
- Chí phí vận chuyển: Đây là khoản chi phí có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Chi phí vận chuyển này bao gồm chi phí vận chuyển thuê ngoài và tự vận chuyển trong nước và nước ngoài như xe, tàu hay máy bay. Vào năm 2003, Công ty có chi phí vận chuyển là 24.063.625 (ngàn đồng), năm 2004 là 24.685.491 (ngàn đồng) và năm 2005 thì chi phí này là 28.874.625 (ngàn đồng), qua đó ta thấy rõ là chi phí vận chuyển của Công ty có xu hướng tăng dần qua ba năm.
BẢNG 17: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Chi phí bán hàng
38.838.902
80,50
39.672.676
77,08
72.581.080
82,54
833.774
2,14
32.908.404
82,94
1. Chi phí vận chuyển
24.063.625
61,96
24.685.491
47,96
28.874.625
32,84
621.866
2,58
4.189.134
16,97
2. Chi phí tiếp thị, quảng cáo
963.052
2,48
352.137
0,68
973.380
1,11
-610.915
-63,43
621.243
176,43
3. Các chi phí khác (bốc xếp, hoa hồng,.…)
13.812.225
16,05
14.635.048
28,42
42.733.075
48,60
822.823
5,95
28.098.027
191,91
2. Chi phí quản lý
9.410.812
19,50
11.799.423
22,92
15.351.973
17,45
2.388.611
25,38
3.552.550
30,10
Tổng chi phí
48.249.714
100
51.472.099
100
87.933053
100
3.222.385
6,67
36.460954
70,83
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
Năm 2004, chi phí vận chuyển của Công ty tăng 621.866 (ngàn đồng) so với năm 2003 và tỷ lệ tăng là 2,58%, còn năm 2005 thì chi phí này tiếp tục tăng cao hơn nữa vượt lên mức 4.189.134 (ngàn đồng) với tỷ lệ là 16,97%, tỷ lệ chi phí từ năm 2003 đến năm 2005 này tương đối tăng khá cao và nhanh. Có nhiều nguyên nhân làm cho chi phí vận chuyển này tăng cao là vì hiện nay các loại xăng, dầu, nhớt dùng chủ yếu cho các phương tiện vận chuyển lại luôn tăng giá mà Công ty Cafatex lại chủ yếu xuất khẩu thủy sản sang các thị trường nước ngoài như Nhật, Mỹ, Cannada, Hà Lan,…nên chi phí mà Công ty chi trả cho phần này quá cao và cứ tăng dần qua từng năm như vậy đã làm giảm phần lớn lợi nhuận của Công ty và ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần phải có những giải pháp hợp lý để giảm tối thiểu phần nào chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận của Công ty.
- Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Khoản chi phí quảng cáo và tiếp thị của Công ty tăng và giảm tương đối không ổn định. Năm 2004, chi phí này thấp nhất trong ba năm, điều này chứng tỏ là vào năm này Công ty không đặt nặng vấn đề quảng cáo, chủ yếu bán sản phẩm cho các thị trường quen thuộc chưa lấn sang các thị trường khác. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì chi phí quảng cáo và tiếp thị đã tăng lên lại, cho thấy Công ty đã chú ý đến việc xây dựng thương hiệu và quyết tâm đẩy mạnh các mặt hàng tôm, cá đông lạnh sang các thị trường khác thông qua việc quảng bá sản phẩm của Công ty. Nhưng nhìn chung, tỷ trọng của chi phí quảng cáo và tiếp thị vẫn chiếm phần rất thấp trong tổng chi phí bán hàng, tiêu biểu như năm 2003 tỷ trọng là 2,48%, năm 2004 tỷ trọng là 0,68% và năm 2005 thì tỷ trọng là 1,11% so với tổng chi phí bán hàng là 77% - 82%, vì vậy, Công ty cần phải chú trọng, quan tâm nhiều hơn đến công tác quảng cáo, tiếp thị để nâng cao thị phần cho Công ty và đem lại lợi nhuận với mức cao nhất.
- Các chi phí khác: bao gồm các chi phí như chi phí bốc xếp, chi phí chiếu xạ, phí ngân hàng, chi phí hoa hồng, môi giới,… chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí bán hàng của Công ty, nếu Công ty tiết kiệm các chi phí này sẽ làm tăng phần nào lợi nhuận của Công ty.
b. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Tất cả các chi phí này sẽ tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của Công ty nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phí này. Để hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này qua bảng 18 sau:
- Tiền lương và bảo hiểm: là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí quản lý, do có sự thay đổi về số cán bộ công nhân viên nên tiền lương và bảo hiểm tăng đều qua các năm. Năm 2004 tiền lương trả cho cán bộ công nhân là 4.466.983 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2003 và tăng cao hơn một khoảng 897.347 (ngàn đồng) chiếm tỷ lệ là 25,13%, với tỷ lệ như vậy chứng tỏ rằng tiền lương năm 2004 mà Công ty phải trả đã tăng rất cao. Đến năm 2005, mức tiền lương chi trả là 7.354.816 (ngàn đồng) tăng 2.887.833 (ngàn đồng) so với năm 2004 với mức tỷ lệ tăng lên là 64,64%, ta thấy rằng tình hình tiền lương của Công ty chi trả cho nhân viên ngày càng tăng cao. Ngoài ra, thì khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng đã tăng theo mức tiền lương, chính từ hai khoản chi phí mà Công ty trả cho nhân viên tăng qua từng năm đã chứng minh được rằng Công ty ngày một quan tâm nhiều hơn đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó đã khuyến khích rất nhiều đến quá trình làm việc của từng nhân viên, từ đó, dẫn đến tình hình kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn.
BẢNG 18: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CAFATEX
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch 2004/2003
Chênh lệch 2005/2004
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Chi phí bán hàng
38.838.902
80,50
39.672.676
77,08
72.581.080
82,54
833.774
2,14
32.908.404
82,94
2. Chi phí quản lý
9.410.812
19,50
11.799.423
22,92
15.351.973
17,45
2.388.611
25,38
3.552.550
30,10
Lương nhân viên
3.569.636
7,39
4.466.983
8,68
7.354.816
8,36
897.347
25,13
2.887.833
64,64
BHXH,BH y tế, KPCĐ
301.252
0,62
296.207
0,57
636.549
0,72
-5.045
-1,67
340.342
114,90
Chi phí ăn giữa ca
289.431
0,60
334.542
0,65
546.152
0,62
45.111
15,58
211.610
63,25
Chi phí văn phòng phẩm
341.255
0,71
574.352
1,12
672.396
0,76
233.097
68,31
98.044
17,07
Chi phí điện thoại, fax
816.920
1,69
694.522
1,35
789.865
0,89
-122.398
-14,98
95.343
13,72
Chi phí sửa chữa TSCĐ
159.891
0,33
170.277
0,33
269.533
0,31
10.386
6,49
99.256
58,29
Khấu hao TSCĐ
976.531
2,02
1.008.897
1,96
713.355
0,81
32.366
3,31
-295.542
-29,29
Thuế, lệ phí
35.813
0,07
124.164
0,24
454.796
0,52
88.351
246,70
330.632
266,28
Chi phí quản lý khác
3.893.714
8,05
4.129.479
8,02
3.914.511
4,45
236.296
6,12
-214.968
-5,21
Giảm chi phí quản lý
-973.100
-2,02
0
0
0
0
973.100
-100
0
0
Tổng chi phí
48.249.714
100
51.472.099
100
87.933053
100
3.222.385
6,67
36.460954
70,83
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2003 chi phí khấu hao tài sản cố định là 976.531 (ngàn đồng), năm 2004 có chi phí là 1.008.897 (ngàn đồng) và năm 2005 là 713.355 (ngàn đồng), qua ba năm (2003-2005) ta thấy thì tình hình chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2004 chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 32.366 (ngàn đồng) so với năm 2003 và tỷ lệ tăng là 3,31% , sở dĩ chi phí này tăng là vì năm 2004 Công ty xây dựng thêm nhiều phòng, mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại…Đến năm 2005 thì chi phí khấu hao tài sản cố định giảm xuống khá nhiều so với năm 2004, giảm xuống 295.542 (ngàn đồng) tức là giảm đến 29,29%, đó cũng là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân mà chi phí khấu hao của Công ty năm 2005 giảm là vì Công ty đã thanh lý và nhượng bán một số máy móc kém hiện đại và không cần thiết lắm cho khâu sản xuất sản phẩm của Công ty.
Ngoài ra, cần chú ý là trong Công ty thì chi phí này đóng vai trò khá quan trọng, do đó, Công ty nên có những biện pháp tiết kiệm hơn về loại chi phí này vì nó chính là cơ sở để làm tăng lợi nhuận cho Công ty.
- Chi phí sửa chữa tài sản cố định: Qua tỷ lệ ba năm (2003-2005) của chi phí sửa chữa tài sản cố định này là năm 2003 có tỷ lệ 0,33%, năm 2004 có tỷ lệ 0,33% và năm 2005 tỷ lệ của chi phí này là 0,31%, ta thấy tình hình về chi phí này ít biến động chứng tỏ rằng Công ty đã sử dụng rất hợp lý, đúng cách, và bảo quản rất chu đáo các tài sản cố định này. Vì vậy, chi phí sửa chữa tài sản cố định mà Công ty phải bỏ ra hằng năm không tốn nhiều và không đáng kể, chính điều đó đã giúp Công ty tiết kiệm được phần nào các khoản tiền không cần thiết.
- Chi phí văn phòng phẩm, điện thoại, fax: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý của Công ty, nhưng một điều đáng mừng đó là các khoản chi phí này đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Các khoản chi phí này có thể cắt giảm được bằng cách Công ty nên có các quy định về khoản định mức, khen thưởng các bộ phận sử dụng tiết kiệm và ngược lại, Công ty cũng nên phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Tuy chi phí này chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu Công ty tiết kiệm được thì nó cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của Công ty.
- Chi phí khác: bao gồm các khoản chi phí còn lại như chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng, chi phí bảo quản, chi phí công tác,… tương đối không ổn định có một số chi phí tăng và cũng có một số chi phí giảm. Công ty cần có những biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này như là hạn chế các phần chi phí tiếp khách, công tác phí, tính toán hợp lý khi thuê nhân công bảo quản, ngoài ra, Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty.
Ø Tóm lại, nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa khoản chi phí này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều hơn nữa và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.
4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty
4.1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động
BẢNG 19: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ VÀ LAO ĐỘNG
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng doanh thu
1.024.571.413
1.263.595.580
1.063.099.812
Lợi nhuận
12.089.663
93.576.502
8.124.675
Tổng quỹ lương
25.660.106
29.701.367
33.759.700
Lao động (người)
2.120
2.934
2.894
Tổng chi phí
1.013.764.689
1.174.211.643
1.053.130.966
Hiệu suất sử dụng chi phí
1. Tiền lương
39,93
42,54
31,49
2. Lao động
483.288
430.673
367.346
3. Tổng chi phí
1,01
1,08
1,01
Hiệu quả sử dụng lao động
1. Tiền lương
0,47
3,15
0,24
2. Lao động
5.702
31.893
2.807
3. Tổng chi phí
0,01
0,08
0,01
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
Từ bảng số liệu trên, ta nhìn thấy tổng quỹ lương của Công ty qua ba năm tăng đều, chứng tỏ Công ty đã có sự quan tâm đến tình hình lao động của nhân viên ngày càng nhiều. Đồng thời, qua hiệu quả sử dụng lao động, thấy rõ sức sinh lợi của tiền lương ở năm 2004 là cao nhất trong 3 năm qua. Nghĩa là cứ 1000 đồng tiền lương thì thu được 3.150 đồng lợi nhuận. Còn năm 2003 và năm 2005 thì sức sinh lợi của tiền lương ít hơn so với năm 2004, nghĩa là cứ 1000 đồng tiền lương sẽ tạo ra 470 đồng lợi nhuận ở năm 2003 và 240 đồng lợi nhuận ở năm 2005.
Tương tự trên, năm 2004 cứ một lao động của Công ty tạo ra được 31.893 đồng lợi nhuận và năm 2005 thì một lao động trong năm sẽ tạo ra 2.807 đồng lợi nhuận, lợi nhuận năm 2005 đã giảm nhiều so với năm 2004.
4.2. Các chỉ tiêu tài chính của Công ty
Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty.
4.2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn:.
Tài sản lưu động
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
BẢNG 20: KHẢ NĂNG THANH TOÁN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
Tài sản lưu động
340.475.564
593.455.292
416.916.283
Nợ ngắn hạn
323.336.631
484.589.136
347.020.651
Khả năng thanh toán nhanh (lần)
1,05
1,22
1,20
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng trả nợ của Công ty. Nó thể hiện khả năng trả ngay những món nợ tới hạn theo yêu cầu của chủ nợ. Phần tài sản của công ty dùng để trả những khoản nợ tới hạn là các khoản tiền như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu…
Qua bảng số liệu ta thấy khả năng thanh toán nhanh của Công ty qua 3 năm (2003-2005) có mức độ tăng giảm tương đối ổn định. Năm 2003 khả năng thanh toán của Công ty là 1,05 lần và tăng ở năm 2004 là 1,22 lần, đến năm 2005 thì khả năng này là 1,20 lần. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự gia tăng của các khoản nợ, vì vậy, Công ty cần phải có những biện pháp để nâng cao hơn nữa khả năng về tài chính của công ty, có như vậy thì mới chủ động trước những sự thay đổi đột ngột của thị trường cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
4.2.2. Mức lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
Mức lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
BẢNG 21: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
Tổng doanh thu
1.024.571.413
1.263.595.580
1.063.099.812
Lợi nhuận ròng
12.089.663
93.576.502
8.124.675
Lợi nhuận/doanh thu (%)
1,18
7,41
0,77
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua ba năm (2003-2005) tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2003 có tỷ số là 1,18%, năm 2004 có tỷ số là 7,41% và sang năm 2005 chỉ tiêu này giảm xuống rất nhiều so với 2 năm trước chỉ còn 0,77%.
Năm 2004 Công ty hoạt động rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm này đạt được 7,41%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 7,41 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì chỉ tiêu này của Công ty không còn như năm trước mà chỉ còn 0,77%, cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,77 đồng lợi nhuận, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tổng doanh thu giảm vì sản lượng mặt hàng thủy sản của Công ty tiêu thụ chậm hơn và các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng không được ổn định, đặc biệt là thị trường Mỹ nhập khẩu thủy sản của Công ty giảm nhiều.
4.2.3. Lợi nhuận trên tài sản có (ROA)
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên tài sản có =
Tổng tài sản có
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận trên vốn tự có =
Tổng vốn tự có chung
BẢNG 22: TỶ SỐ (ROA) VÀ (ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
Tổng tài sản
456.469.907
695.894.195
512.584.456
Vốn chủ sở hữu
100.365.277
188.582.130
125.408.713
Lợi nhuận ròng
12.089.663
93.576.502
8.124.675
ROA (%)
2,65
13,45
1,59
ROE (%)
12,06
49,62
6,48
(Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Cafatex)
a. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có:
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2003 tỷ số này của Công ty là 2,65% và năm 2004 có tỷ số là 13,45%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2004 hoạt động của Công ty hiệu quả. Nghĩa là cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 13,45 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tỷ số này lại giảm xuống rất nhiều so với năm trước chỉ còn 1,59%, tức là năm 2005 cũng với 100 đồng tài sản có Công ty chỉ thu được 1,59 đồng lợi nhuận.
b. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có:
Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2003-2005) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ cao. Năm 2004, tỷ số này rất cao, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được 49,62 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2005 thì do khối lượng sản phẩm của Công ty giảm nên lợi nhuận của Công ty cũng thấp hơn so với năm 2004. Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong năm 2005 giảm xuống chỉ còn 6,48%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2005 Công ty chỉ thu được 6,48 đồng lợi nhuận ròng, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Vì vậy, Công ty cần phải có một số biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận của Công ty và giải quyết các vấn đề gây nên giảm phần lợi nhuận này.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO CÔNG TY
¯
I. BIỆN PHÁP TĂNG DOANH THU
Doanh thu = Số lượng x Đơn giá
Vì vậy, muốn tăng doanh thu thì có hai cách, đó là tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá bán, đồng thời, có thể kết hợp tăng sản lượng và giá bán. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng với Công ty cổ phần thủy sản Cafatex mà là đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó, để tăng doanh thu trong tương lai thì Công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng phần sản lượng tiêu thụ bằng cách đẩy mạnh việc đầu tư công nghệ mới hiện đại hơn nữa với công suất lớn, hạn chế được thời gian hao phí trong sản xuất. Từ đó, sẽ nâng cao năng lực sản xuất của Công ty, kết hợp với việc mở rộng thị trường, tìm thêm khách hàng mới.
Mặt khác, với sự đầu tư công nghệ mới hiện đại sẽ đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, sử dụng các chính sách hoa hồng, khuyến mãi, chiêu thị để khuyến khích khách hàng, đồng thời, thu hút sự chú ý của khách hàng đối với từng sản phẩm, từng mặt hàng của Công ty. Chính những điều đó, sẽ tạo nên nhiều điều kiện thuận lợi hơn để Công ty tăng sản lượng tiêu thụ từ thị trường xuất khẩu đến thị trường nội địa, ngoài ra, tăng doanh thu sẽ dẫn đến tăng lợi nhuận và nâng cao uy tín của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. BIỆN PHÁP GIẢM CHI PHÍ
1. Giảm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là khoản chi phí chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng chi phí. Vì thế, để giảm chi phí Công ty cần có những biện pháp thích hợp trong việc giảm chi phí sản xuất như: giám sát chặt chẽ và có kế hoạch thích hợp trong việc sử dụng nguyên liệu tránh gây hao phí, giám sát tình hình là việc của các công nhân trực tiếp sản xuất nhằm hạn chế thời gian hao phí trong thao tác công việc của công nhân, tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, hợp lý hơn để có thể giảm nhẹ phần nào chi phí sản xuất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm để sản phẩm của Công ty có đủ năng lực cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
Ngoài ra, với công nghệ mới hiện đại được đầu tư và đội ngũ công nhân viên có đầy đủ năng lực, trình độ chuyên môn, có tay nghề cao, năng lực sản xuất của Công ty được cải thiện sẽ làm giảm đi phần nào chi phí tồn trữ nguyên liệu và giúp cho Công ty có thể điều chỉnh, hoạch định chiến lược nguyên vật liệu phù hợp hơn. Điều này cũng sẽ góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cafatex trong tương lai. Đây là một số biện pháp cụ thể đối với các loại chi phí của từng bộ phận:
1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công ty cần phải có sự phối hợp từ tất cả các khâu, từ khâu thu mua đến khâu sản xuất:
Khâu thu mua nguyên vật liệu: Công ty cần tổ chức mạng lưới thu mua chặt chẽ, đa dạng hoá mạng lưới thu mua qua nhiều vùng hoặc nhiều vựa khác để tránh bị động khi thiếu nguyên liệu, đồng thời, Công ty nên chủ động tìm những nguồn mua nguyên liệu ổn định và mua với số lượng lớn. Vì đặc trưng các mặt hàng là tươi sống, như vậy nếu như Công ty có nhà cung cấp ổn định thì có thể xuống tận nơi để lấy nguyên liệu về tránh được tình trạng nguyên liệu không còn tươi làm tăng lượng phế liệu. Mặt khác, khi mua với một số lượng lớn Công ty vừa được hưởng giá ưu đãi, hoa hồng vừa giảm được chi phí vận chuyển rất nhiều.
Khâu bảo quản: Đối với nguyên liệu đòi hỏi độ tươi sống cao nên phải bảo quản sao cho phù hợp để nguyên liệu đạt chất lượng và bảo quản phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn tươi sống của nguyên liệu nhất là cá và tôm. Đồng thời, Công ty nên tránh tình trạng bảo quản nguyên liệu quá lâu tại Công ty và tốt nhất thì bộ phận thu mua của Công ty cần linh động trong việc vận chuyển nhanh chóng nguyên liệu mua về đến phân xưởng chế biến ngay như vậy vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản và hạn chế tối đa sự hư hỏng của nguyên liệu. Ngoài ra, Công ty cần chủ động tìm nguồn nguyên liệu ổn định và xác định mức tồn kho thật hợp lý.
Khâu sản xuất: Công ty cần tạo môi trường làm việc thoải mái cho công nhân như là chỗ làm việc rộng, thoải mái, đảm bảo vệ sinh an toàn cho công nhân tại nơi làm việc, phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên liệu, thường xuyên kiểm tra thay mới các công cụ, dụng cụ để đảm bảo sự ổn định về kích thước, khối lượng,…của sản phẩm chế biến. Mặt khác, Công ty khuyến khích công nhân tiết kiệm nguyên liệu, tổ chức thi đua giữa các phân xưởng.
1.2. Chi phí nhân công trực tiếp
Công ty muốn giảm chi phí này thì trước hết phải giảm thời gian lao động hao phí và nâng cao năng suất lao động, đồng thời, Công ty phải quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, đảm bảo đầy đủ các chế độ về lương, tiền thưởng, bảo hiểm và các chế độ ưu đãi khác cho công nhân của Công ty.
Để giảm thời gian lao động hao phí thì Công ty phải bố trí, sắp xếp lao động thật sự phù hợp giữa trình độ tay nghề và yêu cầu của các công nhân. Hơn thế nữa, những người có tay nghề cao nên bố trí những khâu đầu vào quan trọng để xử lý nguyên vật liệu nhằm tránh các hiện tượng không đảm bảo chất lượng nguyên liệu dẫn đến thành phẩm tạo ra cũng không đạt chất lượng cao.
Nâng cao năng suất lao động tức là bộ phận quản lý sản xuất nên có kế hoạch sản xuất một cách khoa học, giảm số giờ công tiêu hao sản xuất và giảm các biến động đột ngột theo thị trường như tăng lên hoặc giảm xuống sản lượng sản xuất hay đơn đặt hàng trong tháng. Tránh tình trạng trong lúc công nhân ít việc lúc phải tăng ca liên tục vừa làm cho công nhân mệt mỏi làm giảm năng suất lao động vừa giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Hay các tình trạng thuê thêm công nhân mùa vụ cũng làm rất tốn kém chi phí lại không ổn định đối với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Đồng thời, để nâng cao tay nghề công nhân tạo ý thức sử dụng tiết kiệm thì Công ty cần mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho công nhân trong việc sử dụng các quy trình và công nghệ mới.
Ø Nhìn chung, khi Công ty muốn ngày càng phát triển mạnh thì điều cần nhất mà Công ty nên làm đó là tạo môi trường làm việc tốt nhất cho công nhân, khi đó họ sẽ hăng hái làm việc, tìm tòi, sáng tạo và sẽ đồng tâm với mục tiêu chung của Công ty.
1.3. Chi phí sản xuất chung
Đối với loại chi phí này có rất nhiều khoản mục không thể cắt giảm được vì vậy muốn giảm chi phí này thì Công ty nên tận dụng các năng lực sẵn có tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Công ty phải thường xuyên bảo trì máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển để tránh hư hỏng nặng để tốn kém nhiều chi phí sửa chữa hơn. Còn đối với chi phí vận chuyển nước ngoài thì Công ty cần phải tiếp tục tìm kiếm những đơn vị vận chuyển có cước chi phí phù hợp và có uy tín như thời gian vừa qua.
2. Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Bên cạnh việc giảm chi phí sản xuất thì việc việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà Công ty cần xem xét. Mặc dù với quy mô sản xuất của công ty ngày càng một gia tăng nhưng tốc độ tăng của chi phí quản lý và chi phí bán hàng vẫn tăng nhanh tương đương với tốc độ tăng của doanh thu làm giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.
Để giảm chi phí bán hàng thì công tác bán hàng rất quan trọng, do đó, Công ty cần lựa chọn nhân viên bán hàng một hợp lý như nhân viên phải có trình độ, năng lực, thực hiện tốt công tác bán hàng. Từ đó, sẽ giảm được phần nào chi phí bán hàng làm tăng doanh thu cho Công ty.
Ngoài ra, với những phương tiện hiện có của Công ty, nếu Công ty nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước thì có thể nói Công ty vẫn chưa đủ phương tiện để vận chuyển cho khách hàng. Khi đó Công ty sẽ phải thuê phương tiện vận chuyển bên ngoài. Mặc dù, giá thuê của Công ty là tương đương với giá thuê của những đơn vị khác, nhưng nếu như Công ty tự trang bị thêm cho mình những phương tiện vận chuyển thì sẽ hạ thấp được rất nhiều chi phí. Trong đó, chi phí thuê ngoài là một khoản chi phí không nhỏ mà Công ty cần phải giảm.
Đặc biệt, các chi phí cho quảng cáo thì Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể và việc sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp phải hợp lý hơn, chi phí nào không cần thiết thì nên giảm bớt để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING
Tích cực tham gia các kỳ hội chợ, triễn lãm, khảo sát thị trường, tổ chức hội nghị khách hàng, giới thiệu văn hoá ẩm thực chế biến từ thủy sản. Tìm nhiều cộng tác viên ở nhiều nước để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại, có hoa hồng hợp lý.
Ngoài ra, tham gia các đợt hội chợ, các cuộc thi về chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín thương hiệu, đây là hình thức quảng bá sản phẩm một cách thực tế và hữu hiệu nhằm khẳng định mình với khách hàng và tạo ra ưu thế cạnh tranh một cách mạnh mẽ.
Đa dạng hoá sản phẩm: đưa ra các sản phẩm mới như thủy hải sản xuất khẩu cao cấp, chế biến các mặt hàng thủy sản ăn liền xuất khẩu,…đáp ứng thị hiếu khách hàng. Sự lựa chọn của mỗi người là khác nhau nên sự đa dạng hoá sản phẩm là điều cần thiết tránh sự nhàm chán của khách hàng khi sử dụng sản phẩm cùng loại để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản lượng của Công ty ngày càng mạnh.
Đổi mới bao bì: kiểu dáng đẹp, mẫu mã mới luôn là yếu tố lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên, nó góp phần đến sự lựa chọn sản phẩm của khách hàng. Tuy nhiên, vẫn phải đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp.
Lựa chọn thị trường tối ưu: Mặt hàng thủy sản nói chung có sức tiêu thụ chịu ảnh hưởng một phần đáng kể bởi tâm lý người tiêu dùng cùng với các phong tục tập quán và nét văn hoá đặc thù của mỗi dân tộc, do đó, nên phân tích và có sự chọn lọc khi thâm nhập thị trường mới và tránh trường hợp sản phẩm tung ra lại không tiêu thụ được. Vì vậy, Công ty Cafatex cần tìm hiểu kỹ và phân tích sở thích cũng như văn hoá của các quốc gia rồi mới đưa sản phẩm của Công ty vào thăm dò và mở rộng thị trường.
IV. MỘT SỐ CÁC BIỆN PHÁP KHÁC
Tận dụng nguồn phụ phẩm: Trong quá trình chế biến, các phụ phẩm từ cá, tôm nên được giữ lại hoặc sơ chế hoặc bán trực tiếp ra bên ngoài cho các cơ sở chế biến khác như cơ sở thức ăn gia súc, gia cầm, nuôi cá,…Nếu làm được điều đó Công ty sẽ có thêm một khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc xử lý phụ phẩm.
Với các bộ phận kỹ thuật chế biến cần có biện pháp nâng cao, kéo dài tuổi thọ sản phẩm, đảm bảo độ an toàn cho sản phẩm bằng cách sử dụng tối thiểu hoá chất nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Ø Tóm lại, tất cả các biện pháp chủ yếu trên nhằm có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cafatex trong tương lai. Những biện pháp đó được rút ra trên cơ sở phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua với mục đích là những biện pháp này sẽ được Công ty xem xét và có thể thực hiện, giúp cho hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả và phát triển mạnh mẽ hơn.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
¯
I. KẾT LUẬN
Hoà vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực với đầy những khó khăn và thử thách, Công ty cổ phần thủy sản Cafatex là một trong những công ty xuất khẩu thủy sản ở nước ta, đang từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình với mục tiêu trở thành Công ty xuất khẩu thủy sản lớn nhất nước.
Qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh ở công ty Cafatex trong 3 năm qua thì ta thấy rằng Công ty làm ăn có hiệu quả rất cao. Đặc biệt là năm 2004, Công ty đã có mức tiêu thụ sản phẩm khá lớn và tổng doanh thu của Công ty cũng tăng mạnh so với năm 2003 và năm 2005, trong đó, thủy sản là mặt hàng chủ lực mang lại hiệu quả xuất khẩu cao với tốc độ tăng trưởng nhanh đã đem lại lợi nhuận cho Công ty và nhờ đó, mà Công ty đã tạo thêm việc làm cho nhiều người lao động hơn.
Ngoài ra, nhằm thay thế lượng thức ăn được làm từ gia cầm thì mặt hàng thủy sản hiện nay đã đóng vai trò quan trọng trong bữa ăn của hầu hết mọi người dân từ trong nước đến trên thế giới, chính vì vậy, sản lượng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác ngày càng tăng cao và sản lượng thủy sản xuất khẩu của công ty Cafatex cũng chiếm phần không nhỏ.
Tóm lại, Công ty Cafatex đang ngày càng có uy tín và đứng vững trên thị trường, một thị trường với sự cạnh tranh gay go và quyết liệt. Tuy nhiên, Công ty cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa để có thể tồn tại và phát triển mạnh trong điều kiện như ngày nay.
II. KIẾN NGHỊ
1. Đối với nhà nước
Trong xuất khẩu thủy sản, nhà nước đóng vai trò là người nhạc trưởng, là nhà thương thuyết để tạo điều kiện môi trường thuận lợi, là nhà can thiệp tạo động lực hổ trợ cho các nhà kinh doanh thủy sản xuất khẩu , với sự hổ trợ nhiệt tình của nhà nước sẽ giúp cho tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Do đó, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn và nên thực hiện một số nội dung quan trọng sau:
- Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh.
- Nhanh chóng triển khai cập nhật, điều chỉnh bổ sung các tiêu chuẩn hiện có, sớm ban hành các tiêu chuẩn cơ bản bắt buộc áp dụng.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại hổ trợ cho các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường và cung cấp thông tin.
- Tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm và các buổi hội chợ để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp tại địa phương, trong nước đến người tiêu dùng của ngoài tỉnh và trên thế giới.
- Cần áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và người nuôi hợp tác với nhau cùng có lợi.
- Nghiên cứu và qui hoạch cụ thể cho ngành nuôi trồng để đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu cho các doanh nghiệp thủy sản.
2. Đối với Công ty:
Bên cạnh sự hỗ trợ của nhà nước thì sự phấn đấu của công ty cũng đóng vai trò rất quan trọng:
- Xây dựng thương hiệu chung cho một số sản phẩm và tập trung nguồn lực để đẩy mạnh công tác quảng bá phát triển thị trường.
- Xây dựng chính sách tiếp thị sản phẩm và nâng cao hiệu quả xuất khẩu
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực cao nắm bắt và phản ứng nhanh trước sự thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
- Duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu sản phẩm ở các thị trường chủ lực ổn định trước đây.
- Kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng cả khâu đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
- Xây dựng lại website riêng của Công ty để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích Tình hình Tiêu thụ và Hiệu quả Hoạt động Kinh doanh của Công ty Cafatex.doc