MỞ ĐẦU
Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới.
Chính vì thế, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro kinh doanh.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra doanh thu và lợi nhuận bởi vì doanh thu và lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập môn Phân tích hoạt động kinh doanh, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân”
Mục tiêu nghiên cứu:
_ Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2008, 2009.
_ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận.
_ Xem xét các chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
_ Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
33 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5289 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Vấn đề lớn nhất được đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập hiện nay không chỉ dừng lại ở sản xuất sản phẩm phù hợp nhu cầu mà còn là hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để làm sao không bị thua trên chính sân nhà và ngày càng tiến xa hơn vào thị trường thế giới.
Chính vì thế, với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp là một yêu cầu không thể thiếu được của các nhà quản lý doanh nghiệp. Thông qua phân tích, các nhà quản trị sẽ đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được những nguyên nhân tác động đến quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, đồng thời cũng là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, và là biện pháp quan trọng trong việc phòng ngừa các rủi ro kinh doanh.
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển thì doanh nghiệp đó phải tạo ra doanh thu và lợi nhuận bởi vì doanh thu và lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Như vậy, doanh thu và lợi nhuận chính là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch và mức độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó đề ra các biện pháp, chính sách để phát huy nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc đánh giá, xem xét một cách khoa học tình hình doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị tránh được những nhận định sai lầm về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn phát triển hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Qua thời gian học tập môn Phân tích hoạt động kinh doanh, được sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân”
Mục tiêu nghiên cứu:
_ Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp đạt được qua hai năm 2008, 2009.
_ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận.
_ Xem xét các chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
_ Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
I –Giới thiệu công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân:
Tên DN: Cty thương mại dịch vụ Thanh Xuân
Địa chỉ: 595/ 7 Cách mạng tháng 8, phường 14, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
Website: www.thanhxuanco.com
Điện thoại: 0918630665- 0838653130
Fax: 0838653130
Ngành nghề kinh doanh: sản xuất, kinh doanh đồ gỗ trong nhà và ngoài trời ( đồ gỗ)
Công ty Thanh Xuân không ngừng nỗ lực quản lý chất lượng ở từng khâu sản xuất để đảm bảo các tiêu chuẩn. Từ khâu thiết kế, lựa chọn nguyên liệu, độ ẩm đến thành phẩm, chất lượng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi. Công ty được cấp giấy chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) và quản lý Xí nghiệp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
* Sản phẩm của công ty gồm:
- Bàn, ghế, giường, tủ, kệ, tượng, đèn, khung gương, art decor, được sản xuất chủ yếu bằng gõ Tauarri, căm xe nhập từ Mianma; đặc biệt chú trọng tái sản xuất trên chất liệu gỗ cũ.
- Chuyên sản xuất các sản phẩm bàn ghế, giường tắm nắng, kệ hàng dùng ngoài trời .
-Sản phẩm thích hợp cho quán ăn, nhà hàng, khách sạn, resort, cà phê với mẫu mã sang trọng, lịch sự ,với giá rẻ như chất lượng đảm bảo,các sản phẩm làm ra chúng tôi đều sấy và sử lý gỗ theo tiêu chuẩn xuất khẩu nên các bạn yên tâm về chất lượng và giá cả cạnh tranh .Công ty tôi lấy chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, chúng tôi mong đây là sự lựa chọn đúng đắn,vừa rẻ vừa tiết kiệm của bạn
- Nhận gia công các mặt hàng bàn ghế ngoài trời theo mẫu của bạn vận chuyển hàng toàn quốc-Nhận làm hàng và xuất khẩu đi các nước trên thế giới
* Các giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu đã đạt được:
1. Được Mạng Doanh Nghiệp Việt Nam xét chọn là doanh nghiệp Việt Namuy tín – chất lượng 2006 – Lĩnh vực: đồ thủ công mỹ nghệ (trang trí nội thất, thủ công mỹ nghệ, design).
2. Được Mạng Doanh Nghiệp Việt Nam chứng nhận là thành viên chính thức – nhà cung cấp đáng tin cậy tại Việt Nam.
3. Là thương hiệu đã được công bố trên mạng thuonghieuviet.com.vn – Thương hiệu sử dụng cho sản phẩm trang trí nội thất.
4. Thuộc Topten ngành hàng THƯƠNG HIỆU UY TÍN CHẤT LƯỢNG NĂM 2007 do Mạng Thương Hiệu Việt chứng nhận.
5. Đạt Cúp bạc chất lượng hội nhập, sản phẩm: bàn ghế.
* Một số hình ảnh về sản phẩm của công ty Thanh Xuân:
II-Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận.
1- Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận:
1.1 Ý nghĩa của phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận:
Ðối các doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ hàng hoá là khâu cuối cùng của một vòng chu chuyển vốn; là quá trình chuyển đổi tài sản từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp mới được hoàn thành.
Tiêu thụ hàng hóa là quá trình đưa sản phẩm, hàng hóa tới tay người tiêu dùng và thu tiền về cho doanh nghiệp tức là doanh nghiệp thì nhận được giá trị của sản phẩm, hàng hóa còn người tiêu dùng thì nhận được giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa: “Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa”.
Thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra, sản phẩm của doanh nghiệp mới được xã hội và thị trường thừa nhận, khi đó doanh nghiệp mới thu hồi vốn và toàn bộ chi phí có liên quan đã bỏ ra và thực hiện được giá trị thặng dư là lợi nhuận.
Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh, nguồn hình thành các quỹ và là nguồn bổ sung vốn và quyết định mọi sự thành công hay thất bại của kinh doanh.
Do đó doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ, phân tích và chỉ rõ những ưu và nhược điểm, những khó khăn và thuận lợi để có những giải pháp khắc phục những tồn tại và góp phần hoàn thiện công tác quản lý sản xuất và tiêu thụ, khai thác tốt các nguồn tiềm năng trong doanh nghiệp.
1.2 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận.
Đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, dánh giá tính kịp thời của tiêu thụ.
Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ.
Đề ra các biện pháp nhằm đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng.
Phân tích điểm hòa vốn trong tiêu thụ.
Phân tích chung tình hình lợi nhuận.
Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận.
Phân tích các chỉ tiêu về chỉ suất lợi nhuận.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp
2.1 Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
Có 2 loại nguyên nhân chính:
*.Nguyên nhân chủ quan( thuộc về doanh nghiệp)
Tình hình cung cấp đầu vào.
Chất lượng, chủng loại, cơ cấu hàng hóa.
Phương thức bán hàng, chiến lược tiếp thị.
Tổ chức và kĩ thuật thương mại.
*.Nguyên nhân khách quan (thuộc về bên ngoài hay còn gọi là môi trường kinh doanh):
- Chính sách vĩ mô của chính phủ nhằm ổn định hóa như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chinh sách về tỉ giá hối đoái.
- Tình hình xã hội: cơ cấu nền kinh tế, mức sống, thu nhập, tập quán, lễ hội, mùa vụ.
- Tình hình thế giới, khu vực: các khuynh hướng thương mại, xu thế hội nhập, khu vực hóa và toàn cầu hóa
- Những nguyên nhân bất thường và định tính về bản chất khác.
Trong khi phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ, hẳn nhiên có một số vấn đề hẳn rất khó hoặc không thể “cân đo” được. Tuy vậy, để kết quả phân tích có lượng hóa đó mới đúng nghĩa là: “hệ thống thông tin hữu ích” của kế toán – cở sở của các quyết định quản trị. Và chỉ có điều này mới làm cho phân tích tích tinh hình kinh doanh nên thuyết phục và sẽ là một hoạt đọng thường xuyên được quan tâm tại các doanh nghiệp.
Trong quá trình phân tích ngoài các phương pháp đã trình bày, đặc biệt là phương pháp hồi qui rất hữu dụng, người ta còn vận dụng nhiều kiến thức kinh tế, và những thuật toán phức tạp khác, trợ giúp công tác phân tích.
2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ
-Tiêu thụ là khâu cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp.Sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng.Doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hay ít là biểu hiện ở chi tiêu khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.Khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được biểu hiện dưới hai hình thức đo lường là thước đo hiện vật và thước đo giá trị.
-Khối lượng sản phẩm hàng hóa được tính bằng thước đo hiện vật phản ánh khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ của từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ.Song, đối với những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nhiều loại mặt hàng thì không thể tổng hợp,so sánh được.Để khắc phục nhược điểm này, người ta sử dụng chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ.
-Để thu thập số liệu kịp thời và hợp lý cho công tác phân tích cần chú ý một số điểm sau:
+ Khi phân tích biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ, trong trường hợp giá cả biến động thì phải sử dụng giá bán kế hoạch để loại trừ biến động về giá.
+Trong điều kiện cạnh tranh,mặt hàng được chọn phân tích là mặt hàng có nhu cầu đang gia tăng, đang bị cạnh tranh mạnh, có mặt hàng mới đưa vào kinh doanh, mặt hàng sản xuất theo đơn đặt hàng quan trọng của doanh nghiệp.
+Cần xác định rõ thời điểm phân tích để chủ động trong khâu thu thập số liệu.Việc phân tích chung tình hình tiêu thụ có thể trên cơ sở ngày, tuần, tháng, quý, năm tùy thuộc vào yêu cầu phân tích của nhà quản lý.
-Nội dung phân tích chung tình hình tiêu thụ bao gồm những vấn đề sau:
* Phân tích chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ
Phương pháp phân tích là so sánh doanh thu thưc tế tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định) với doanh thu kế hoạch tính theo giá bán kế hoạch (hoặc giá bán cố định) cả về tuyệt đối và tương đối.
Ta có: Tt =
Tt: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
Q1i: khối lương sản phẩm tiêu thụ thực tế.
Qki: khối lượng sản phảm tiêu thụ kế hoạch.
Pki: giá bán đơn vị kế hoạch.
Mức tăng (giảm) giữa thực tế so với kế hoạch:
S= -
Nếu Tt >= 100% và S >=0 thì đánh giá doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
*Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu
Nội dung phân tích trên chỉ mới đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của toàn doanh nghiệp. Trong thực tế, các sản phẩm tiêu thụ thường không thể thay thế cho nhau do sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc mỗi sản phẩm có vị trí nhất định trong hỗn hợp sản phẩm. Do vậy, cần phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
-Kết quả tiêu thụ thể hiện bằng thước đo hiện vật: so sánh số thực tế với số kế hoạch của từng mặt hàng chủ yếu. Nếu chỉ cần một mặt hàng không hoàn thành kế hoạch thì kết luận doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
-Khi kết quả tiêu thụ thể hiện bằng thước đo giá trị: ngoài việc so sánh trên ta còn có thể tính chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tình hình tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
Nguyên tắc tính như sau: không lấy phần giá trị vượt kế hoạch của mặt hàng này bù cho phần hụt so với kế hoạch của mặt hàng kia.
-Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu được tính như sau:
Ttc =
Ttc : Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
Q : khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế trong giới hạn kế hoạch.
Do phần giá trị vượt kế hoạch của các mặt hàng chủ yếu không được tính vào phần tử số của chỉ tiêu trên này (Ttc) luôn luôn nhỏ hơn hoăc bằng 100%.
Nếu Ttc < 100%: doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
Nếu Ttc = 100%: doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu.
Ý nghĩa của chỉ tiêu:
Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chủ yếu nhằm chỉ ra những sản phẩm đang gặp khó khăn trong tiêu thụ để từ đó có biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ.
* Ví dụ: Có số liệu về tình hình tiêu thụ của công ty Thanh Xuân năm 2008 và năm 2009 như sau
Sản phẩm
SLSP tiêu thụ (Q)
Đơn giá bán (P)
Q0
Qk
Q1
P0
Pk
P1
Bàn bát giác nhỏ
2,045
2,500
2,470
105,000
100,000
120,000
Ghế café
4,455
4,500
4,874
120,400
145,000
170,000
Ghế xích đu gỗ
207
300
282
3,040,000
3,100,000
3,200,000
Bộ bàn sa lon 4 ghế
761
750
765
2,500,000
2,600,000
2,496,000
Bộ bàn sa lon 2 ghế
670
700
658
1,200,000
1,250,000
1,300,000
Yêu cầu: 1. Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế so với kế hoạch
2. Phân tích tình hình tiêu thụ kỳ này so với kỳ trước.
Bài giải:
1.Phân tích tình hình tiêu thụ thực tế so với kế hoạch
Sản phẩm
t%
∆Q
QkPk
Q1Pk
T%
∆D
Bàn bát giác nhỏ
98.8%
-30
250,000,000
247,000,000
98.8%
-3,000,000
Ghế café
108.31%
374
652,500,000
706,730,000
108.31%
54,230,000
Ghế xích đu gỗ
94%
-18
930,000,000
874,200,000
94%
-55,800,000
Bộ bàn sa lon 4 ghế
102%
15
1,950,000,000
1,989,000,000
102%
39,000,000
Bộ bàn sa lon 2 ghế
94%
-42
875,000,000
822,500,000
94%
-52,500,000
Tổng
4,657,500,000
4,639,430,000
99.61%
-18,070,000
Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu ta có nhận xét như sau:
Với T = 99.61% và ∆D = -18,070,000 cho biết doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và giảm với tỷ lệ 0.39 % tương ứng làm cho doanh thu giảm một lượng tương ứng là 18,070,000. Cụ thể là do:
Sản phẩm ghế cafe và bộ bàn solon 4 ghế vượt mức kế hoạch tiêu thụ đề ra với tỷ lệ lần lượt đạt được là 108,31% và 102% đã làm cho doanh thu tăng 54.230.000 đ và 39.000.000 đ. Trong khi đó, sản phẩm bàn bát giác nhỏ, ghế xích đu và bộ salon 2 ghế không hoàn thành kế hoạch chỉ đạt được lần lượt là 98,8%, 94% và 94% làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm 1 lượng tương ứng lần lượt là 3.000.000 đ, 55.800.000 đ, và 52.500.000 đ.
Vậy doanh nghiệp cần phải có biện pháp đối với các sản phẩm không hoàn thành kế hoạch.
2. Phân tích tình hình tiêu thụ kỳ này so với kỳ trước.
Sản phẩm
t%
∆Q
QoPo
Q1Po
T%
∆D
Bàn bát giác nhỏ
120.78%
425
214,725,000
259,350,000
120.78%
44,625,000
Ghế café
109.41%
419
536,382,000
586,829,600
109.41%
50,447,600
Ghế xích đu gỗ
136.23%
75
629,280,000
857,280,000
136.23%
228,000,000
Bộ bàn sa lon 4 ghế
100.53%
4
1,902,500,000
1,912,500,000
100.53%
10,000,000
Bộ bàn sa lon 2 ghế
98.21%
-12
804,000,000
789,600,000
98.21%
-14,400,000
Tổng
4,086,887,000
4,405,559,600
107.8%
318,672,600
Nhận xét: Qua bảng phân tích số liệu ta có nhận xét như sau:
Với T = 107.8 % và ∆D = 318.672.600 cho biết kỳ này tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp đạt 107.8% và tăng so với kỳ trước 7.8% đã làm cho doanh thu tăng một lượng tương ứng là 318.672.600 đ. Cụ thể là do:
Tỷ lệ tiêu thụ của sản phẩm bàn bát giác nhỏ, ghế cafe, ghế xích đu gỗ và bộ bàn solon 4 ghế đạt được lần lượt đạt được là 120,78%, 109,41%, 136,23% và 100,53% đã làm cho doanh thu tăng lần lượt 44.625.000đ, 50.447.600đ, 228.000.000 đ và 10.000.000 đ. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu thụ của bộ bàn salon 2 ghế chỉ đạt được 98,21% làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm 1 lượng tương ứng là 14.400.000 đ. Tuy xét về mặt tổng thể doanh nghiệp đã có tốc độ tiêu thụ sản phẩm tăng so với kỳ trước nhưng xét về từng loại sản phẩm thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp đối với các sản phẩm bộ bàn ghế salon 2 ghế.
2.3 Phân tiêu thụ theo điểm hòa vốn:
Qua việc phân tích chung tình hình tiêu thụ chỉ cho ta thấy một cách tổng quát tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp nhưng chưa thấy được doanh thu tiêu thụ có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không?Một doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh điều không dễ dàng là ngay từ đầu đã có lãi, bởi lẽ thời kì đầu của máy móc thiết bị chưa phát huy hết công sức, công nhân chưa có kinh nghiệm, mức tiêu hao nguyên vật liệu còn cao, thị trường tiêu thụ còn hẹp và chưa nắm hết được nhu cầu của khách hàng. Song do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển,doanh nghiệp phải phấn đấu đẻ việc sản xuất kinh doanh từ tinh trạng lỗ sang hòa vốn tiến tới có lãi ít it tiến tới có lãi nhiều.
Điều mấu chốt là doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận để tồn tại và phat triển, lợi nhuận có được chủ yếu thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Do đó, cần thiết phải phan tích tình hình theo điểm hòa vốn.
-Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó với khối lượng tiêu thụ ở thị trường tiêu thụ doanh nghiệp đạt được doanh thu đủ bù đắp được toàn bộ hao phí sản xuất kinh doanh với giá cả thị trường đã được xác định hay dự kiến. Hay nói cách khác, điểm hòa vốn là điểm về khối lượng tiêu thụ mà doanh thu đủ bù đắp hết biến phí và định phí.Hay là điểm tại đó doanh thu tiêu thụ số lượng sản phẩm sản xuất ra vừa đủ để trang trải những chi phí phát sinh. Hay noi cách khác doanh thu tiêu thụ được bằng chi phí phát sinh.
-Trong thực tế và trong nhiều trường hợp việc xem xét điểm hòa vốn không phải đơn giản.Điều đó phụ thuộc vào vào hai yếu tố mức giá cả thị trường và tình hình chi phí của doanh nghiệp. Vậy với số lượng sản phẩm đã sản xuất và tiêu thụ tương ứng với nó là tổng chi phí đã biết thì điểm hòa vốn sẽ đạt tới khi khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ bán với giá đúng bằng chi phí biến đổi,còn ứng với lượng sản phẩm đã bán được với giá bán lớn hơn chi phí biến đổi thì điểm hòa vốn sẽ đạt tới điểm lượng nhỏ hơn lượng sản phẩm đã sản xuất.
-Qua phân tích hòa vốn,các doanh nghiệp có thể dự đoán được khối lượng sản phẩm cần đạt để có thể hòa vốn hoặc có thể biết trước với giá tối thiểu bao nhiêu để không lỗ.
Phân tích tiêu thụ theo điểm hòa vốn không những xác định sản lượng tiêu thụ vốn mà còn chỉ ra phương hướng đẩy mạnh tiêu thụ, điều chỉnh chi phí để có quyết định đúng đắn và sản phẩm trong kì kinh doanh.
Trình tự phân tích
Xác định khối lượng tiêu thụ từng loại tại điểm hòa vốn
S: là doanh thu bán hàng.
Q: là khối lượng sản phảm tiêu thụ.
P: là giá bán đơn vị sản phẩm.
TC: là tổng chi phí sản xuất.
X: là khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
TFC: là tổng định phí.
VC: là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm.
- Điểm hòa vốn: là điểm tại đó doanh thu băng chi phí, là điểm giao nhau giưa hai đường doanh thu và chi phí.
S = TC
Hay:
Q.P = TFC + Q.VC suy ra Q = TFC / (P – VC)
Vậy, để đạt được điểm hòa vốn ta phải tiêu thụ một lượng sản phẩm là:
Tổng định phí
Sản lượng =
hòa vốn (giá bán đơn vị sản phẩm – chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm)
Trong đó:
Tổng định phí bao gồm: định phí sản xuất, định phí bán hàng và định phí quản lý doanh nghiệp.Nhưng chi phí này không thay đổi theo khối lượng sản phẩm sản xuất và têu thụ.
Biến phí đơn vị sản phẩm: bao gồm biến phí giá vốn hàng bán, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp.
Do chi phí ở doanh nghiệp có nhiều cách ứng xử nên khi xác định sản lượng hòa vốn nên phải tiến hành phân tích chi phí và chọn cách ứng xử lad sản phảm sản xuất và tiêu thụ.
Trường hợp cần xác định sản lượng hòa vốn theo thước đo giá trị(còn được gọi là doanh thu hòa vốn) thì tinh theo công thức sau:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / tỉ lệ số dư đảm phí
Trong đó:
Tỷ lệ số dư đảm phí = (Đơn giá bán – biến phí đơn vi) / Đơn giá bán
Sản lượng( doanh thu) hòa vốn có thể xác định bằng phương pháp đồ thị. Theo khái niệm về điểm hòa vốn thì tại điểm hòa vốn ta có:
Tổng doanh thu = Tổng định phí + Tổng biến phí
Điểm hòa vốn được xác định qua đồ thị như
D
C
bX
a
Shv
Xhv Sản lượng X
Từ việc xác định điểm hòa vốn trong trường hợp kinh doanh một loại sản phẩm, có thể khái quát cách xác định điểm hòa vốn đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều loại sản phẩm như sau:
Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí / Tỉ lệ số dư đảm phí
Để tính điểm hòa vốn khi kinh doanh nhiều mặt hàng cần chú ý một số vấn dề sau:
- Xác định cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và giả định cơ cấu này không thay đổi trong ki phân tích.Đây là cơ sở tính số dư đảm phí đon vị binh quân (tỉ lệ số dư đảm phí đơn vị binh quân).
- Xác định định phí trực tiếp cho từng sản phẩm và định phí chung cho các loại sản phẩm. Tách rời hai loại định phí này co nhiều áp dụng trong kiểm toán chi phí và phân tích ảnh hưởng khối lượng tiêu thụ từng mặt hàng đến hòa vốn chung cua toàn doanh nghiệp.
Kết luận chung khi phân tích hòa vốn:
- Trong trường hợp số lượng sản phẩm tiêu thụ lớn hơn sản lượng hòa vốn, hoạt động của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận.Ngược lại, nếu sản lượng tiêu thụ nhỏ hơn sản lượng hòa vốn, hoạt đọng tiêu thụ của doanh nghiệp bi lỗ.
- Trong trường hợp mức tiêu thụ của doanh nghiệp đã bảo hòa và mức này rất gần điểm hòa vốn thì cần có những biện pháp để cắt giảm chi phí tại doanh nghiệp.Đối với định phí, cần ưu tiên cắt giảm định phí tùy ý: còn đối với thì cần quan tâm đến biến phí thuộc khả năng kiểm soat của đơn vị. Những biện pháp này góp phần làm cho sản lượng hòa vốn của doanh nghiệp được giảm xuống.
- Trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, phân tích tiêu thụ theo điểm hòa vốn sẽ chỉ ra những thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng có lợi cho doanh nghiệp.
- Phân tích theo điểm hòa vốn còn cho thấy những thời điểm thích hợp trong kì kinh doanh cần điều chỉnh giá bán, biến phí đơn vị để tăng sản lượng tiêu thụ và vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận.
Ví dụ: Tại doanh nghiệp Thanh Xuân có số liệu như sau:
Chỉ tiêu
Bàn bát giác nhỏ
Ghế cà phê
Xích đu gỗ
Bộ bàn salon 4 ghế
Bộ bàn salon 2 ghế
Sản lượng ( Q1)
2.470
4.874
282
765
658
Tổng định phí
35.000
70.000
45.000
185.000
195.600
Biến phí đơn vị
86
135
2665
1760
842
Biến phí đơn vị trong sản xuất
78
121
2459
1650
735
Biến phí đơn vị ngoài sản xuất
8
14
206
110
107
Giá bán đơn vị sản phẩm ( P1)
120
170
3.200
2.496
1.300
BẢNG PHÂN TÍCH TIÊU THỤ THEO ĐIỂM HÒA VỐN CỦA TỪNG LOẠI SẢN PHẨM
Chỉ tiêu
Bàn bát giác nhỏ
Ghế cà phê
Xích đu gỗ
Bộ bàn solon4 ghế
Bộ bàn salon2 ghế
Sản lượng (Q1)
2.470
4.874
282
765
658
Tổng định phí
35.000
70.000
45.000
185.000
195.600
biến phí đơn vị
86
135
2.665
1.760
842
giá bán đơn vị sản phẩm ( P1)
120
170
3.200
2496
1.300
tỷ lệ số dư đảm phí
0,28
0,21
0,17
0,29
0,35
sản lượng hòa vốn
1.029
2.000
84
251
427
doanh thu hòa vốn
123.529
340.000
269.159
627.391
555.197
Nhận xét: Qua bảng số liệu ta có nhận xét sau:
+ Đối với sản phẩm bàn bát giác nhỏ: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 1029 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 1029sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 123,529 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ.
+ Đối với sản phẩm ghế cafe: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 2000 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 2000 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 340 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ.
+ Đối với sản phẩm xích đu gỗ: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 84 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 84 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 269,159 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ.
+ Đối với sản phẩm bộ bàn salon 4 ghế: Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 251 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 251 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 627,391 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ.
+ Đối với sản phẩm bộ bàn salon 2 ghế : Nếu doanh nghiệp tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của các mặt hàng này ở mức trên 427 sp thì doanh nghiệp có lãi, nếu doanh nghiệp tiêu thụ dưới 427 sp thì lỗ. Và nếu doanh thu tăng trên mức 555,197 triệu đồng thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại thì lỗ.
Doanh nghiệp có thể tác động lên các yếu tố chi phối điểm hòa vốn để đạt được những mục đích nhất định như: thay đổi giá bán, thay đổi giá thành hoặc thay đổi quy mô sản xuất để đạt được mức lãi mong muốn.
2.4 Phân tích mối quan hệ giữa tiêu thụ với khối lượng sản xuất và dự trữ:
Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên ngoài hay những nhân tố khách quan, đồng thời chịu tác động bởi những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp, trong đó có ảnh hưởng của nhân tố về khả năng sản xuất, yêu cầu dự trữ của doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm tiêu thụ, sản xuất và dự trữ được thể hiện qua công thức sau:
Số lượng SP Số lượng SP Số lượng SP Số lượng SP
tiêu thụ = dự trữ + sản xuất - dự trữ
trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cho kỳ sau
Bằng phương pháp cân đối lien hệ, ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ.Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ là: số lượng sản phẩm dự trữ đầu kỳ, số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ và số lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ.
- Nhân tố số lượng sản phẩm dự trư đầu kỳ
Nhân tố này tăng lên làm cho khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng lên, tuy nhiên, khối lượng dự trữ là kết quả tồn kho của cuối kỳ trước, do đó cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có cách đánh giá đúng đắn.
- Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ:
Có thể nói rằng đối với một doanh nghiệp sản xuất khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ là nhân tố chủ yếu tác động cùng chiều với khối lượng được tiêu thụ trong kỳ. Bởi vì trong điều kiện nhu cầu thị trường gia tăng khối lượng sản phẩm sản xuất sẽ gia tăng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong kỳ mà con đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho kỳ sau. Đây là yếu tố tích cực nhằm gia tăng khối lượng sản xuất để hạ thấp giá thành sản phẩm, đồng thời khối lượng tiêu thụ tăng lên sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại, nếu như khối lượng sản phẩm sản xuất giảm là biểu hiện không tốt, cũng có thể do nhu cầu thị trường giảm mà lam cho doanh nghiệp giảm khối lượng sản xuất để giảm khối lượng tồn kho sản phẩm, hoặc do năng lương sản xuất bị giới hạn, cung ứng nguyên vật liệu không kịp thời.
- Nhân tố khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ(cho kỳ sau)
Đây là nhân tố tác động ngược chiều với khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Nếu khối lượng sản phẩm cuối kỳ tăng lên là do trong kỳ khối lượng tiêu thụ trong kỳ giảm là biểu hiện không tốt trong công tác tiêu thụ . Tuy nhiên nếu khối lượng tiêu thụ cuối kỳ tăng lên là do sản xuất trong ky tăng mạnh ma doanh nghiệp có kế hoạch tiêu thụ với khối lượng lớn trong kỳ sau là biểu hiện tích cực.Nếu khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ giảm đáng kể trong khi nhu cầu thị trường của kì sau không giảm thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, sản phẩm không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, ảnh hưởng làm giảm doanh thu, từ đó giảm lợi nhuận.
Tính chất quan hệ sản xuất, tiêu thụ và dự trữ rất phức tạp nên khi đánh giá tình hình trên cần phải xem xét trong những mối quan hệ nhất định. Nếu như khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng trong khi khối lượng sản phẩm sản xuất tăng và khối lượng sản phẩm dự trữ cuối kỳ đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ cho kỳ sau thì đánh giá là cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Tuy nhiên có một số trường hợp mất cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ như sau:
* Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên, trong khi khối lượng sản xuất và dự trữ đầu kỳ tăng, khối lượng sản xuất trong kỳ giảm và khối lượng dự trữ cuối kỳ tăng lên. Thông thường khối lượng sản xuất trong kỳ giảm thì gắn liền với nhu cầu thị trường giảm, nhưng dự trữ cuối kỳ tăng lên sẽ không thực hiện được tiêu thụ trong kỳ sau, làm cho chi phí tồn kho cao, giảm hiệu quả sử dụng vốn
* Nếu khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng, trong khi khối lượng sản xuất tăng, khối lượng dự trữ cuối kỳ giảm thì tình hình này sẽ không đáp ứng được yêu cầu tiêu thụ trong kỳ sau nếu như nhu cầu thị trường không giảm
Những trường hợp trên là điển hình khi xem xét mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ và dự trữ. Tuy nhiên để có cách đánh giá một cách toàn diện và đúng đắn về tính cân đối giữa sản xuất, tiêu thụ và dự trữ thì cần căn cứ vào tình hình thực tế tại doanh nghiệp và thông tin về nhu cầu thị trường của từng loại sản phẩm.
Khi đánh giá cũng cần phải chú ý rằng: mối quan hệ giữa các nhân tố trên đối với khối lượng sản phẩm tiêu thụ là tác động qua lại lẫn nhau, tức là tiêu thụ tác động đến khâu sản xuất và dự trữ đồng thời có sự tác động ngược lại từ khâu dự trữ và sản xuất đến khâu tiêu thụ
Vì vậy, để đánh giá hợp lý cần chú ý đến đặc điểm thị trường trong từng thời kỳ, cũng như cơ chế quản lý Nhà nước đối với Doanh nghiệp.
3. Phân tích tình hình lợi nhuận:
3.1 . Phân tích khái quát tình hình lợi nhuận:
a) Mục tiêu của doanh nghiệp:
Bất kỳ một tổ chức nào củng có mục tiêu hướng tới; mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của các tổ chức phi lợi nhuận là những công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo… không mang tính chất kinh doanh.
Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
b) Ý nghĩa của lợi nhuận:
Theo lý thuyết kinh tế, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối tư bản cho chu kỳ sản xuất sau.
Ý nghĩa xã hội: Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp, mở rộng phát triển sản xuất, tạo công an việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động tạo ra sức phát triển sản xuất trên cơ sở chính sách phân phối đúng đắn để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua thu thuế thu nhập doanh nghiệp; trên cơ sở đó giúp cho nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội.
Đối với doanh nghiệp: lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại cho doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Ngoài ra lợi nhuận còn là yếu tố quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lỉnh doanh nghiệp trong một nền kinh tế mà vốn dĩ đầy bất trắc và khắc nghiệt. Vì vậy tạo ra lợi nhuận là chức năng duy nhất của doanh nghiệp.
Với ý nghĩa đó, phân tích khái quát lợi nhuận là nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu lợi nhuận và tình hình biến động từng bộ phận lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó chỉ ra hướng đi sâu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Tài liệu sử dụng để phân tích lợi nhuận là báo cáo kết quả kinh doanh ( phần I: lãi, lỗ) và các tài liệu khác có liên quan đến kế hoạch lợi nhuận. Lợi nhuận phản ánh vào kết quả kinh doanh chia làm ba bộ phận:
+ Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch cụ của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận.
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: bộ phận lợi nhuận này hình thành từ quá trình đầu tư vốn của doanh nghiệp ra bên ngoài, như cho vay, góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và các hoạt động đầu tư tài chính khác.
+ Lợi nhuận khác: . Đây là bộ phận lợi nhuận hình thành từ những hoạt động xảy ra ngoài dự kiến, không thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động tài chính của doanh nghiệp cụ thể là các khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ ( đang được theo giỏi ngoài bảng cân đối kế toán) các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản( là số thu về nhượng bán trừ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán), các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phầm còn thừa khi hết hạn bảo hành
Phương pháp phân tích là so sánh tuyệt đối và tương đối chỉ tiêu lợi nhuận giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, có xem xét đến các yếu tố về thu nhập và chi phí cấu thành nên lợi nhuận.
3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu được xác định cho những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ và đã thu tiền hoặc người mua chấp nhận trả. Ðây là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ đi tất cả các chi phí cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đó. Phần chi phí để sản xuất và tiêu thụ gồm chi phí trong sản xuất (chi phí sản phẩm), chi phí sản phẩm tính cho khối lượng đã tiêu thụ chính là giá vốn hàng bán và chi phí ngoài sản xuất (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp):
Lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau:
Chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn – Chi phí – quản lý
thuần thuần hàng bán bán hàng doanh nghiệp
= Tổng – các khoản – giá vốn – chi phí – chí phí quản
Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp
Các chỉ tiêu : doanh thu, lợi nhuận… được xác định ở trên là tổng doanh thu, tổng lợi nhuận… của nhiều mặt hàng.
Trường hợp 1: Trường hợp số liệu phân tích được xác định riêng cho từng loại sản phẩm thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm được xác định như sau:
LN = Tổng – các khoản – giá vốn – chi phí – chí phí quản
Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp
LN = - - - -
LN = Qi ( Pi – Ri – Zi – Cbi – Cqi )
Trong đó :
LN : Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa
Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ
Pi : là giá bán sản phẩm i
Ri : là các khoản giảm giá đơn vị sản phẩm i
Zi : là giá thành (giá vốn) đơn vị sản phẩm i
Cbi : là chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm i
Cqi : là chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm i
n : là số loại sản phẩm i
Trường hợp 2: Trường hợp một số yếu tố trong công thức trên liên quan đến nhiều sản phẩm về mặt hạch toán không thể tách riêng cho từng loại sản phẩm thì số liệu của yếu tố đó được phản ánh ở dạng tổng số, chẳng hạn như trường hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và giá trị các khoản giảm giá không hạch toán cho từng loại sản phẩm mà chỉ cho ở dạng tổng số, thì chỉ tiêu lợi nhuận được xác định theo công thức sau :
LN = Tổng – các khoản – giá vốn – tổng chi phí – tổng chí phí quản
Doanh thu giảm trừ hàng bán bán hàng lý doanh nghiệp
LN = – TR – – TCb – TCq
LN = Qi ( Pi - Zi ) – TR – TCb – TCq
Trong đó :
Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ
Pi : là giá bán sản phẩm i
TR : là tổng giá trị các khoản giảm trừ của hàng bán
TCb : là tổng chi phí bán hàng
TCq : là tổng chi phí quản lý doanh nghiệp
Trường hợp 3: Trường hợp chi phí được phân thành biến phí và định phí thì lợi nhuận được xác định như sau :
LN = Tổng – tổng biến – tổng định
Doanh thu phí phí
LN= – – TFC
LN = Qi ( Pi – VCi ) – TFC
Trong đó :
Qi : là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ
Pi : là giá bán sản phẩm i
VCi : là biến phí đơn vị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm i
TFC : là tổng định phí trong kỳ
- Phương pháp phân tích : dùng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch. Thông thường chúng ta tiến hành so sánh lợi nhuận thực tế năm nay với năm trước hoặc cũng có thể so sánh giữa thực tế và kế hoạch để xác định độ chênh lệch lợi nhuận
- Đối tượng phân tích : LN = LN1 – LNk
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa :
+ Trường hợp 1:
LN = Qi ( Pi – Ri – Zi – Cbi – Cqi )
+ Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ :
Để xem xét ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ trong khi nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ không thay đổi thì phải giả định mỗi sản phẩm đều có tốc độ tăng sản phẩm tiêu thụ giữa kỳ phân tích và kỳ gốc là như nhau và bằng với tốc độ tiêu thụ bình quân của toàn doanh nghiệp. Như vậy, khi số lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các yếu tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là :
LN(Q) = Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt
Với Tt là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ :
Tt =
Vậy, ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ là :
QLN = LN (Q) – LNk
= Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt - Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki )
= (Tt – 1) Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki )
= (Tt – 1) LNk
+ Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ :
Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là :
LN(k) = Q1i( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki )
Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ là:
KLN = LN(K) – LN(Q)
= Q1i( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki) -Qki( Pki – Rki – Zki – Cbki – Cqki ) *Tt
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ:
Khi giá bán sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là:
LN(P) = ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki)
Như vậy, mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ là:
∆ P LN = LN(P) – LN(K)
= ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z ki –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P ki–R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki)
= ∑ Q1i ( P1i – P ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ:
∆ R LN = LN(R) – LN(P)
= ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z ki –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R ki – Z ki – Cb ki – Cq ki)
= – ∑ Q1i ( R1i – R ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn :
∆ Z LN= LN(Z) – LN(R)
= ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z 1i –Cb ki – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z ki – Cb ki – Cq ki)
= – ∑ Q1i ( Z1i – Z ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng:
∆ Cb LN = LN(Cb) – LN(Z)
= ∑ Q1i ( P1i – R 1i – Z 1i –Cb 1i – Cq ki) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z 1i – Cb ki – Cq ki)
= – ∑ Q1i ( Cb1i – Cb ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố quản lí doanh nghiệp:
∆ Cq LN= LN(Cq) – LN(Cb)
= ∑ Q1i ( P1i – R ki – Z 1i –Cb 1i – Cq 1i) – ∑ Q1i ( P 1i–R 1i – Z 1i – Cb 1i – Cq ki)
= – ∑ Q1i ( Cq1i – Cq ki )
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆ LN = ∆ Q LN +∆ K LN + ∆ P LN + ∆ R LN + ∆ Z LN + ∆ Cb LN +∆ Cq LN
+ Trường hợp 2 :
LN = ∑ Qi ( Pi – Z i ) – TR –TCb –TCq
Tương tự trường hợp 1, các nhân tố ảnh hưởng được xác định như sau:
+ Ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ
Lợi nhuận tính theo số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế, các nhân tố còn lại tính theo kế hoạch là:
LN(Q) = ∑ Qki T t ( P ki – Z ki ) – TR k –TCb k –TCq k
Như vậy ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ là:
∆ Q LN = LN(Q) –LN k
=(∑QkiT t( P ki – Z ki )–TR k –TCb k–TCqk) –( ∑ Qki( P ki – Z ki ) –TR k–TCb k–TCq k)
= (T t – 1) ∑ Q ki ( P ki – Z ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ
Khi kết cấu sản phẩm thay đổi từ kỳ gốc sang kỳ phân tích, giả sử các nhân tố khác không đổi thì lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là:
LN(K) = ∑ Q1i ( P ki–Z ki) – TR k –TCb k –TCq k
Như vậy, ảnh hưởng của nhân tố kết cầu sản phẩm tiêu thụ là:
∆ K LN = LN(K) - LN(Q)
=(∑Q1i(P ki–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k)–(∑Q kiT t (P ki – Z ki) –TR k–TCb k –TCq k )
= ∑Q1i ( P ki– Z ki) – ∑Q ki T t ( P ki – Z ki)
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá bán sản phẩm tiêu thụ
∆ P LN = LN(P) – LN(K)
= ( ∑ Q1i( P 1i – Z ki ) –TR k–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P ki–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k)
= ∑ Q1i ( P1i – P ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm giá:
∆ TRLN = LN(TR) – LN(P)
= ( ∑ Q1i( P 1i – Z ki ) –TR 1–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z ki) –TR k –TCb k –TCq k)
= – ( TR 1i – TR ki)
+ Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm:
∆ Z LN= LN(Z) – LN(TR)
= ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb k–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z ki) –TR 1 –TCb k –TCq k)
= – ∑ Q1i ( Z1i – Z ki )
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng:
∆ TCbLN= LN(TCb) – LN(Z)
= ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb 1–TCq k) – (∑Q1i(P 1i–Z 1i) –TR 1 –TCb k –TCq k)
= – ( TCb 1i – TCb ki)
+ Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí doanh nghiệp:
∆ TCqLN = LN(TCq) – LN(TCb)
= ( ∑ Q1i( P 1i – Z 1i ) –TR 1–TCb 1–TCq 1) – (∑Q1i(P 1i–Z 1i) –TR 1 –TCb 1 –TCq k)
= – ( TCq 1i – TCq ki)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
∆ LN = ∆ Q LN +∆ K LN + ∆ P LN + ∆ TR LN + ∆ Z LN + ∆ TCb LN +∆ TCq LN
+ Trường hợp 3:
Cũng bằng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch, ta xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tăng ( giảm) lợi nhuận thực tế so với kế hoạch như trường hợp 2
3.3 Phân tích tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp:
Lợi nhuận là một trong các phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu này không chỉ chịu tác động bởi chất lượng công tác quản ly kinh doanh mà còn ảnh hưởng bởi quy mô của doanh nghiệp, nghĩa là quy mô sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẻ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều,còn quy mô sản xuất kinh doanh ngày càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp.
Vậy,để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần tính và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tùy theo mối quan hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu liên quan.Tùy theo mục đích phân tích mà tính các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận thích hợp.
-Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm
= * 100%
doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng doanh thu bán hàng thuần trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao, thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, ngược lại. Vì vậy,để nâng cao chỉ tiêu này thì doanh nghiệp phải nâng cao lợi nhuận bằng cách giảm chi phí, hạ giá thành, tăng giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ
- Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận gộp Lợi nhuận gộp
= * 100%
trên doanh thu thuần Doanh thu bán hàng thuần
Chỉ tiêu này cho biết trong 100đ doanh thu thuần sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp, chỉ tiêu này chưa tính đến ảnh hưởng của nhân tố chi phái bán hàng và chi phí quản ly doanh nghiệp
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh daonh
Tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm
= *100%
trên vốn SXKD Vốn sản xuất kinh doanh bình quân
Trong đó : Vốn sản xuất kinh doanh bình quân được tính như sau:
Vốn sản xuất kinh doanh 1/2V1+ V2 +….+ Vn-1 + 1/2Vn
=
bình quân N – 1
V1,V2,…Vn: là số dư vốn xác định kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn. Bởi vậy, để nâng cao chỉ tiêu trên, một mặt phải tìm mọi biện pháp để nâng cao lợi nhuận, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp ly về cơ cấu vốn sản xuất.
Vốn sản xuất của doanh nghiệp gồm: vốn cố định, vốn lưu động. Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Giá trị tài sản cố định được tính theo 2 cách sau:
+ Tính theo nguyên giá
Phương pháp này đang áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp, tuy nhiên, tính theo phương pháp này có những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: dễ tính, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng đầy đủ các tài sản cố định hiện có và khai thác triệt để về thời gian, công suất tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm: phản ánh không chính xác giá trị tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận
+ Tính theo giá trị còn lại
Ưu điểm: loại trừ được phần giá trị còn lại của tài sản cố định đã hao mòn, thúc đẩy doanh nghiệp quan tâm đến việc bảo dưỡng, sử dụng triệt để năng lực sản xuất của thiết bị sản xuất còn lại vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời phản ánh đúng thực lực về thiết bị sản xuất của doanh nghiệp hiện tại
Nhược điểm: việc xác định đúng giá trị còn lại của tài sản cố định phù hợp với năng lực sản xuất hiện tại là một vấn đề phức tạp.
Trong phân tích ta có thể sử dụng một trong 2 cách trên, thông qua cách xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh, ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận là: tổng mức lợi nhuận, tổng vốn sản xuất và cơ cấu vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất được xác định như sau:
Lợi nhuận thuần Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bq
= *
Vốn cố + Vốn lưu Vốn lưu động bq Vốn sản xuất bq
định bq động bq
KEÁT LUAÄN
Trong môi trường hội nhập và cạnh tranh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả, hay nói cách khác là phải có lợi nhuận. Lợi nhuận chính là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp đặt ra cho mình và cố gắng để đạt đuợc. Qua thời gian thực tập ở công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân, vận dụng những kiến thức đã học ở trường, em đã cố gắng tìm hiểu và đưa ra những phân tích về tình hình tiêu thụ, lợi nhuận của công ty để qua đó có thể biết được hiệu quả hoạt động mà công ty đã đạt được trong những năm qua.
Công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân là một trong những công ty công mỹ nghệ của nước ta. Từ khi ra đời đến nay công ty đã có những bước tiến quan trọng và ngày càng đứng vững trong môi trường cạnh tranh rất quyết liệt của thị trường bàn ghế hiện nay. Hoạt động kinh doanh của công ty là thực sự có hiệu quả và ngày càng phát triển hơn. Hàng năm công ty đều tạo ra doanh thu và lợi nhuận có xu hướng tăng so với năm trước. Để đạt được thành quả này thì sự đóng góp của bộ phận Kế toán là không nhỏ. Chính nhờ những thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời về tất cả tình hình biến động của nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí…của bộ phận Kế toán đã giúp Ban Giám Đốc có được cái nhìn cụ thể, toàn cảnh về tình hình của công ty, để từ đó có những giải pháp khai thác tiềm năng, khắc phục tiêu cực, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Do kiến thức có hạn và chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm về thực tế, nên những phân tích và giải pháp của nhóm nêu ra chưa thật cụ thể và không thể tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm cũng hiểu việc áp dụng các lý thuyết vào thực tế là không dễ dàng và không được cứng nhắc, đòi hỏi cần nhiều thời gian nghiên cứu, trải nghiệm. Chính vì thế có những vấn đề nào nhóm chưa phản ánh được sâu sắc, toàn diện mong được cô thông cảm và góp ý để nhóm có thể nâng cao hiểu biết của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của công ty thương mại dịch vụ Thanh Xuân.doc