Đề tài Phân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Vĩnh Long

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hoà mình vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới, những năm qua nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ đó là sự cố gắng của toàn thể dân tộc, chúng ta đã được bạn bè trên toàn thế giới công nhận và cột mốc đánh dấu cho những nổ lực cố gắng không ngừng đó là ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 tổ chức Thương Mại thế giới (WTO). Điều đó đã chứng tỏ nước ta đã và đang hội nhập sâu và rộng hơn vào thương mại quốc tế. Việc gia nhập này vừa có lợi cũng vừa có hại. Về mặt lợi là nhân dân ta được hưởng các sản phẩm dịch vụ tốt với giá cả phải chăng. Còn mặt hại là các doanh nghiệp, các hộ sản xuất nhỏ sẽ rơi vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên theo nhận định của chính phủ, sau khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại “cuộc xâm lược” của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra khi gia nhập quốc tế, nhu cầu sử dụng vốn không chỉ của doanh nghiệp mà còn các thành phần khác trong nền kinh tế đều tăng. Vì vậy, trong thời gian này và tới đây, hoạt động của ngân hàng không chỉ phục vụ cho lợi ích của chính bản thân mình nữa mà còn phải phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp, của xã hội.Trong điều kiện đó, ngày càng có nhiều ngân hàng ra đời để cung cấp vốn cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Trong vòng khỏang 3 năm gần đây, chỉ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã xuất hiện những ngân hàng ngoài quốc doanh với qui mô hoạt động rộng khắp. Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long là một chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, là một đơn vị có uy tín lâu đời với việc cho vay các doanh nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên, trước sự mở cửa hội nhập của đất nước ta, ngân hàng Công Thương Việt Nam nói chung và ngân hàng Công Thương Vĩnh Long cũng cần có bước chuyển mình để thích nghi với môi trường mới. Để thấy rõ hơn sự chuyển biến của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long đối với lĩnh vực ngoài quốc doanh như thế nào nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Vĩnh Long”

doc75 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trả được, nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là hoạt động cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng. BẢNG 8: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2005-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 ST % ST % ST % ST % ST % QD 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 NQD 11.136 100 10.359 100 14.892 100 (777) (7) 4.533 44 Tổng 11.136 100 10.359 100 14.892 100 (777) (7) 4.533 44 Từ bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có những biến động, nợ quá hạn của ngân hàng là do nợ quá hạn ở lĩnh vực ngoài quốc doanh (chiếm 100 %) nợ quá hạn, lĩnh vực quốc doanh không có nợ quá hạn vì trong thời gian gần đây ngân hàng thực hiện việc hạn chế cho vay đối với lĩnh vực kinh tế quốc doanh vì hiện tại các doanh nghiệp quốc doanh đang tiến hành cổ phần hoá, nên nợ quá hạn qua 3 năm 2005, 2006 và 2007 của ngân hàng ở khu vực quốc doanh không có. Năm 2005 nợ quá hạn của ngân hàng là 11.136 triệu đồng, năm 2006 nợ quá hạn giảm xuống còn 10.359 triệu đồng, giảm 777 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 7% so với 2005. Điều đó cho thấy ngân hàng đã tích cực trong công tác xử lý nợ quá hạn. Ngoài biện pháp đôn đốc thu nợ chi nhánh còn sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn khó đòi. Theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước QĐ 493 ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Kết quả là số dư nợ quá hạn đã giảm xuống. Đến năm 2007, tổng nợ quá hạn của chi nhánh lại tăng lên đến 14.892 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 4.533 triệu đồng, tỷ lệ tăng 44%. Đó là do năm 2007, ngân hàng thực hiện hiện đại hoá theo thông lệ quốc tế chương trình tự động chuyển nợ quá hạn khi đến hạn đối với những món nợ mà không trả kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng lên. Từ sự phân tích trên cho thấy nếu không quản lý tốt các khoản nợ quá hạn thì nợ quá hạn sẽ trở thành các khoản nợ khó đòi. Đó là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Lúc này khoản nợ quá hạn đã bộc lộ rõ về khoản cho vay rủi ro. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần phải chú ý đến nợ quá hạn hơn nữa, các cán bộ tín dụng cần phải nhắc nhở khách hàng thường xuyên hơn. 4.2.2.5. Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm: BẢNG 9 : TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2007 Chênh lệch 2007/2006 Nợ dưới tiêu chuẩn( Nhóm 3) 1.482 1.744 932 -262 -17 -812 46 Nợ nghi ngờ(Nhóm 4) 3.232 1.800 3.131 -1.432 44 1.331 74 Nợ có khả năng mất vốn(Nhóm 5) 2.965 2.842 6.151 123 4 3.309 116 Nợ xấu ( Nhóm 3+4+5) 7.679 6.386 10.214 -1.293 -17 3.869 60 (Nguồn Phòng Khách hàng) Theo quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ như sau: - Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm có: Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. - Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. - Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại. Theo quy định của chi nhánh, nợ thông thường là các khoản nợ thuộc nhóm 2, nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc nhóm 3 và 4, nợ chờ xử lý là các khoản nợ thuộc nhóm 5, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 đều là các khoản nợ xấu. Trong thực tiễn quan hệ tín dụng được hình thành hết sức đa dạng và có đủ tất cả các chủ thể tham gia. Quan hệ tín dụng thực chất là quan hệ vay - trả, nhưng thường người ta chỉ đề cập đến “vay” mà đôi khi thường bỏ quên mặt thứ hai của nó, đó là “trả” nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ cho ngân hàng không được thực hiện, dần dần món vay từ bình thường (nợ đủ tiêu chuẩn) chuyển biến theo các cung bậc: nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Từ đó, nợ xấu được hình thành và đè lên gánh nặng ngân hàng. Qua số liệu nêu cụ thể ở bảng trên cho thấy, nợ dưới tiêu chuẩn của chi nhánh năm 2005 là 1.482 triệu đồng chiếm 13% tổng nợ quá hạn của ngân hàng, nợ nghi ngờ của ngân hàng là 3.232 triệu đồng chiếm 29% tổng nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn là 2.965 triệu đồng chiếm 27% tổng nợ quá hạn Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát và thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng vẫn còn chậm, lượng xây dựng cơ bản chưa được thanh toán kịp thời vào cuối năm 2005 dẫn đến nợ dưới tiêu chuẩn cao. Năm 2006 được xem là năm kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, các khách hàng trả nợ và lãi đúng hạn cho ngân hàng, các công ty xây lắp đường giao thông cũng được ngân sách tỉnh thanh toán đúng hạn nên có thể trả nợ vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó việc trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng cũng góp phần làm giảm đáng kể khoản nợ quá hạn của ngân hàng. Kết quả là nợ xấu của ngân hàng còn 6.386 triệu đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn của chi nhánh năm 2006 giảm còn 1.744 triệu đồng, nợ nghi ngờ chỉ còn 1.800 triệu đồng, nợ có khả năng mất vốn giảm còn 2.842 triệu đồng,. Đây là kết quả rất đáng mừng thể hiện sự nỗ lực kiên quyết của tập thể chi nhánh trong việc xử lý nợ quá hạn, góp phần làm lành mạnh hoá tài chính của ngân hàng. Đến năm 2007, nợ quá hạn lại tăng lên 14.892 triệu đồng, trong đó nợ nghi ngờ là 3.131 triệu đồng, tăng 1331 tri ệu đồng, tỷ lệ tăng 74%.so với năm 2006, nợ có khả năng mất vốn đạt 6.151 triêu đồng, tăng 3.309 triệu đồng, tỷ lệ tăng đến 116 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do công tác kiểm tra, kiểm soát và thu hồi nợ của các cán bộ tín dụng vẫn còn chậm, bên cạnh đó một số công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, các khoản nợ quá hạn gia tăng kéo dài dẫn đến tình hình nợ quá hạn năm 2007 gia tăng. Nhìn chung, tình hình nợ xấu của chi nhánh 3 năm qua tuy tăng nhưng không đáng lo do chi nhánh đã có những chính sách kịp thời để xử lý nợ quá hạn, hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong công tác tín dụng của ngân hàng. 4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh theo kỳ hạn: 4.2.2.1.Phân tích doanh số cho vay ngoài quốc doanh theo kì hạn: Nền kinh tế Vĩnh Long trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn như: Giá các mặt hàng lương thực, nông thuỷ hải sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của người dân, dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài, giá cả của một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, thép phân bón… tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, với sự phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã nỗ lực thực hiện công tác tín dụng ngày càng phát triển góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, doanh số cho vay của chi nhánh được thể hiện thông qua kết quả theo bảng tổng hợp dưới đây. BẢNG 10:DOANH SỐ CHO VAY NGOÀI QUỐC DOANH THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM(2005-2007) Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006-2007 Chênh lệch 2007-2006 ST % ST % ST % ST % ST % NH 1.635.492 95 1.851.757 94 2.231.938 89 216.265 13 380.181 20 T-DH 80.937 5 126.371 6 275.741 11 45.434 56 149.370 18 TC 1.716.429 100 1.978.128 100 2.507.679 100 261.699 15 529.551 27 (Nguồn: Phòng khách hàng) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình cho vay ngoài quốc doanh theo thời gian có những chuyển biến sau. Năm 2006 doanh số cho vay là 1.978.128 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 261.699 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15% và đến năm 2007 doanh số cho vay tiếp tục tăng và đạt 2.507.679 triệu đồng, tăng về số tuyệt đối là 529.551 triệu đồng, số tương đối là 27% so với năm 2006. Số liệu trên đã nói lên hiệu quả hoạt động tín dụng ngoài quốc tại NHCT- VL và cũng phản ánh lượng khách hàng đến ngân hàng vay vốn ngày càng tăng. Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao 90% trên tổng doanh số cho vay qua 3 năm. Đồng thời doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng cao, từ năm 2005 doanh số cho vay là 1.635.492 triệu đồng thì đến năm 2006 con số lên đến 1.851.757 triệu đồng (tăng 216.265 triệu đồng về số tuyệt đối, ứng với tỷ lệ tăng 13% so với năm 2005) và năm 2007 thì tăng vào khoảng 380.181 triệu đồng về số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 20% so với năm 2006. Điều đó cho thấy ngân hàng đã rất chú trọng vào doanh số cho vay ngắn hạn. Bởi vì cho vay ngắn hạn có khả năng sinh lời nhiều do vòng quay vốn nhiều mà rủi ro lại thấp hơn so với cho vay trung dài hạn. Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, khu công nghiệp Hòa Phú ngày càng thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư cũng đã mở ra một thị trường lớn cho ngân hàng, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng tích cực trong việc thu hồi nợ ngắn hạn để cho vay với nhiều biện pháp xử lý nợ hiệu quả nên vòng quay vốn tăng làm cho doanh số nợ ngắn hạn tăng. Bên cạnh đó, sự cố gắng hết mình của các cán bộ tín dụng trong công tác tiếp thị, tìm thị trường, sự quyết đoán của ban lãnh đạo trong việc đề ra các chính sách khách hàng đã đóng góp không nhỏ vào hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Đối với cho vay trung và dài hạn, mặc dù chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng doanh số cho vay nhưng cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng hơn năm 2005 là 45.434 triệu đồng (tương đương 56%), năm 2007 doanh số cho vay tăng 149.370 triêu đồng, tỷ lệ tăng 18% so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay ngoài quốc doanh qua 3 năm tăng là do một số doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Hòa Phú có nhu cầu vay vốn để đầu tư nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất của các doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh số cho vay của chi nhánh tăng qua các năm. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong công tác tín dụng trong công tác tiếp thị cùng với chính sách lãi suất, chính sách tín dụng phù hợp đã thật sự mang lại niềm tin cho mọi khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng 4.2.2.2.Phân tích doanh số thu nợ ngoài quốc doanh theo kì hạn: BẢNG 11: DOANH SỐ THU NỢ NGOÀI QUỐC DOANH THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM(2005-2007) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006-2005 Chênh lệch 2007-2006 Số Tiền % Số Tiền % NH 1.574.905 1.731.020 2.052.033 156.115 10 321.012 19 T- DH 100.693 141.083 200.912 40.390 40 59.829 42 TC 1.675.598 1.872.103 2.252.945 196.505 12 380.841 20 (Nguồn:Phòng khách hàng ) Song song với việc cho vay thì công tác thu hồi nợ của ngân hàng không kém phần quan trọng vì đây là một chỉ tiêu quan trọng để phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng .Thông qua số liệu của bảng trên, ta thấy, kết quả thu nợ cho thấy tổng doanh số thu nợ qua các năm đều tăng đáng kể. Năm 2006, doanh số thu nợ đạt 1.872.103 triệu đồng; tăng 196.505 triệu đồng so với năm 2005. Trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 156.115 triệu đồng, thu nợ trung và dài hạn tăng 40.390 triệu đồng. Sang năm 2007, doanh số thu nợ đạt 2.252.944 triệu đồng; tăng 20% so với năm 2006 với số tuyệt đối tăng là 380.841 triệu đồng, chủ yếu là thu nợ ngắn hạn. Đóng góp vào sự gia tăng của doanh số thu nợ, thu nợ ngắn hạn tăng 156.115 triệu đồng, còn thu nợ trung và dài hạn tăng 59.829 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt kết quả tốt là do Ngân hàng đã sàng lọc khách hàng, thẩm định thận trọng tình hình tài chính cũng như nguồn chi trả chính của đối tượng vay vốn nhằm đảm bảo nguồn thu đúng thời hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cân nhắc rất kỹ đối với các dự án trung và dài hạn nhằm hạn chế những rủi ro 4.2.2.3.Phân tích tình hình dư nợ ngoài quốc doanh theo kì hạn: BẢNG 12: DƯ NỢ NGOÀI QUỐC DOANH THEO THỜI GIAN QUA 3 NĂM(2005-2007) Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006-2005 Chênh lệch 2007-2006 Số tiền % Số tiền % NH 601.259 621.996 801.902 20.737 3 179.906 29 T-DH 140.148 225.076 299.904 84.928 60 74.828 33 TC 741.407 847.027 1.101.806 105.620 14 254.734 30 (Nguồn: Phòng khách hàng) Qua số liệu cho thấy tình hình dư nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 105.620 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 146% và tiếp tục tăng cao vào năm 2007, dư nợ tăng so với năm 2006 là 254.734 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 30%. Đây là kết quả rất khả quan cho thấy trong thời gian qua ngân hàng luôn có một lượng khách hàng ổn định và thường xuyên, thêm vào đó ngân hàng cũng thu hút được thêm một lượng khách hàng mới đến với ngân hàng. Cũng với số liệu trên cho thấy tình hình dư nợ ngắn hạn và trung – dài hạn đều tăng qua các năm, nợ ngắn hạn năm 2006 tăng so với năm 2005 là 20.737 triệu đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 3%, năm 2007 tăng 179.906 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 29% . Song song với tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn là tốc độ tăng trưởng của dư nợ trung và dài hạn, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 85.288 triệu đồng, tương đương với 60% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 74.831 triệu đồng, tương đương với 33%. Mặc dù tổng dư nợ trung và dài hạn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chỉ vào khoảng 25%. Đó là do chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ định của Trung Ương về cơ cấu tín dụng của Ngân hàng Trung Ương về dư nợ trung và dài hạn phải nhỏ hơn 40% và dư nợ ngắn hạn lớn hơn 60% nên Ngân hàng đã đề ra những chính sách nhằm tập trung đầu tư ngắn hạn dư nợ trung và dài hạn. Việc giới hạn này đã nói lên tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn phải từng bước phù hợp với tỷ trọng huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì nếu dư nợ cho vay trung và dài hạn nhiều mà nguồn vốn huy động trung và dài hạn thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro. 4.2.2.4.Phân tích tình hình nợ quá hạn: Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGOÀI QUỐC DOANH THEO THỜI GIAN: Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số tiền % Số tiền % NH 5.367 4.912 10.202 -455 -9 5.290 107 T-DH 5.769 5.447 4.690 -322 -6 -757 -14 TC 11.136 10.359 14.892 -777 -7 4.533 44 (Nguồn: Phòng khách hàng) Qua bảng số liệu trên cho thấy, tình hình nợ quá hạn của chi nhánh biến động qua 3 năm. Cụ thể như sau: Năm 2005, nợ quá hạn là 11.136 triệu đồng trong đó nợ quá hạn trung - dài hạn cao, chiếm 52% tỷ trọng nợ quá hạn. Chủ yếu là do một số doanh nghiệp ngành xây dựng vay để thi công các công trình, cuối năm ngân sách chậm thanh toán nên chưa trả kịp nợ dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn năm 2005 tăng cao. Đến năm 2006, nợ quá hạn giảm xuống còn 10.359 triệu đồng, giảm 777 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7% so với năm 2005 , trong đó nợ quá hạn trung – dài hạn cao chiếm 53%. Điều này là do năm 2006 chi nhánh mở rộng cho vay trung dài hạn. Đến cuối năm, vẫn còn một số khách hàng chậm trả kỳ hạn nợ và lãi nên dẫn đến toàn bộ số nợ của khách hàng đều bị chuyển sang nợ quá hạn và làm cho nợ quá hạn trung và dài hạn năm 2006 tăng cao. Năm 2007, nợ quá hạn lại tăng lên 14.892 triệu đồng, tăng 4.533 triệu đồng, tỷ lệ tăng 44% là do nợ quá hạn ngắn hạn tăng mạnh (tăng 107%) là do doanh số cho vay ngắn hạn trong năm 2007 tăng cao so với năm 2006 do đó nợ quá hạn tăng là điều tất nhiên, bên cạnh đó, ngân hàng đã áp dụng chương trình tự động chuyển nợ quá hạn khi đến hạn nên những món nợ chưa trả kịp thời đều bị chuyển thành nợ quá hạn. Từ phân tích trên cho thấy cho vay ngắn, trung và dài hạn đều phát sinh những rủi ro và sự đánh giá kiểm tra khách hàng của các cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác và đầy đủ dẫn đến tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ quá hạn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ bởi vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông trong khi lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời mới dẫn đến nợ quá hạn. Vả lại, khách hàng vay vốn hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, có tính cạnh tranh trên thị trường, giá cả biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn mà cán bộ tín dụng thường rất khó phát hiện. Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Thương mại – dịch vụ 679.747 37 736.642 37 776.114 31 56.895 8 39.472 5 Công nghiệp – Chế biến 408.769 24 416.719 21 580.566 23 7.950 2 163.847 39 Xây dựng 196.625 11 242.579 12 360.414 14 45.954 23 117.835 48 Nông nghiệp 220.856 13 291.094 15 314.089 13 70.238 32 22.995 8 Thủy sản 139.017 11 210.235 11 294.458 12 71.2189 51 84.223 41 Ngành khác 71.410 4 80.859 4 182.038 7 9.444 13 101.179 125 Tổng cộng 1.717.429 100 1.978.128 100 2.507.679 100 261.699 15 529.551 27 BẢNG14: DOANH SỐ CHO VAY NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn : Phòng khách hàng NHCT- VL 4.2.3.Phân tích hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh theo ngành nghề: 4.2.3.1.Phân tích doanh số cho vay: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 HÌNH 13: CƠ CẤU CHO VAY CÁC NGÀNH KINH TẾ Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng doanh số cho vay của NHCT-VL ngày càng tăng cao. Trong đó: . - Thương mại - dịch vụ: đây là ngành cho vay chiếm tỷ trọng lớn thứ nhất chiếm tỷ trọng 37% năm 2005, năm 2006 chiếm 37%, năm 2007 chiếm 27%. Năm 2006, doanh số cho vay của ngành đạt 736.642 triệu đồng, tăng 8% so với năm 2005 và đến năm 2007 thì doanh số cho vay lại tăng và đạt 776.114 triệu đồng, tăng 5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây với sự phát triển năng động của tỉnh, nhiều loại hình kinh doanh và dịch vụ mới phát sinh như: dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động, môi giới du học tự túc, dịch vụ bảo vệ, … Cùng với sự hoạt động tích cực của các siêu thị và trung tâm thương mại, các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng kinh doanh của các đối tượng này là rất lớn. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu tuy có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt nhưng các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực để phát triển thị trường, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng cao như: gạo, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, quần áo, giày dép v.v… Nắm bắt được các điều kiện thuận lợi này mà NHCT-VL đã tăng cường cho vay trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. ` - Ngành công nghiệp: cho vay ở ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng số cho vay : chiếm trên 24% tổng doanh số cho vay vào năm 2005 và chiếm gần 21% trong năm 2006,23% trong năm 2007. Năm 2006, doanh số cho vay ngành công nghiệp đạt 416.719 triệu đồng, giảm 2% so với năm 2005. Nhưng đến năm 2007 đã tăng vọt đạt 580.566 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007 ngành công nghiệp tại Tỉnh Vĩnh Long đã phát triển nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá Tỉnh nhà theo chỉ thị của uỷ ban Tỉnh. Ngành công nghiệp tại tỉnh đã đi vào thế ổn định nhưng phổ biến vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều doanh nghiệp đi lên từ hộ cá thể, tiểu thủ công nghiệp nên nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh của họ là rất lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi để NHCT-VL mở rộng cho vay ở đối tượng này - Xây dựng: Doanh số cho vay ở ngành xây dựng trong những năm qua cũng có bước tăng. Năm 2006, doanh số cho vay của ngành đạt 242.579 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2005. Nguyên nhân là do Tỉnh Vĩnh Long đang trong giai đoạn quy hoạch tổng thể để tạo cơ sở vật chất tiến đến xây dựng thành phố loại 3 vào năm 2010 nên nhu cầu vốn cho xây dựng cơ bản là rất lớn. Hưởng ứng chính sách của địa phương nên ngân hàng đã hỗ trợ vốn cho ngành này. - Nông nghiệp: Đây là ngành có dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng, doanh số cho vay của ngành đều tăng qua các năm.Cụ thể, doanh số cho vay năm 2006 tăng 32% so với năm 2005, năm 2007 doanh số cho vay ngành nông nghiệp tăng nhẹ 8 % so với năm 2006. Đó là do chính sách phát triển nông nghiệp của Tỉnh đang ngày càng được đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, để đẩy mạnh các mặt hàng nông sản xuất khẩu, coi trọng phát triển công nghệ sinh học và tạo giống mới; cơ cấu sản xuất nông nghiệp và nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tạo vùng sản xuất nông sản, tạo ra sản phẩm có năng suất và đạt hiệu quả cao. Đây chính là điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi gia tăng sản lượng sản xuất của mình và ngày càng có cơ hội phát triển. Hưởng ứng chính sách phát triển của địa phương mà Ngân hàng mở rộng cho vay đối với ngành nông nghiệp. - Thuỷ sản : Trong lĩnh vực này, chi nhánh cho vay chủ yếu là ở các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi. Hoạt động cho vay đối ngành này chiếm tỷ trọng thấp. Trong đó, doanh số cho vay đối với ngành thuỷ sản năm 2006 đạt 210.235 triệu đồng, chiếm 11% tổng doanh số cho vay, tăng 51% so với năm 2005. Đến năm 2007, doanh số cho vay ngành thuỷ sản đạt 294.458 triệu đồng, tức tăng gần 41%. Nguyên nhân là do trong hai năm 2004 và 2005 dịch cúm gia cầm bùng phát nhiều lần nên nhiều hộ nông dân từ chăn nuôi gia cầm đã chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản dẫn tới nguồn thức ăn cho nhu cầu chăn nuôi này cũng tăng theo và doanh số cho vay ngành thuỷ sản tăng lên. - Đối với các ngành khác thì doanh số cho vay chiếm tỷ trọng rất thấp so với tổng doanh số cho vay. Nhưng tăng đều qua các năm.Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay ở các ngành khác đạt 80.859 triệu đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2007 đạt 182.038 triệu đồng, tăng 125% so với năm 2007 do nền kinh tế ngày càng phát triển, nên nhu cầu vốn ở tất cả các ngành đều tăng lên. Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Thương mại – dịch vụ 587.532 35 624.189 33 768.766 34 36.657 6 144.577 23 Công nghiệp – Chế biến 435.655 26 449.305 24 525.294 23 13.650 3 75.989 17 Xây dựng 317.292 19 318.258 17 235.204 11 966 0.3 83.054 -26 Nông nghiệp 234.583 14 293.142 15 405.203 18 58.559 25 112.061 38 Thủy sản 83.780 5 112.326 7 183.301 8 28.546 70.976 63 Ngành khác 16.756 1 74.884 4 135.177 6 58.128 347 60.293 81 Tổng cộng 1.675.598 100 1.872.103 100 2.252.945 100 196.505 12 380.841 20 BẢNG 15: DOANH SỐ THU NỢ NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 2006/2005 2007/2006 Nguồn: Phòng khách hàng NHCT- VL 4.2.3.2.Phân tích doanh số thu nợ: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hình 14: Cơ cấu thu nợ ngoài quốc doanh theo ngành nghề Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình thu nợ qua các năm có nhiều biến động, cụ thể như sau: - Công nghiệp -chế biến: Đây là ngành có doanh số thu nợ cao thứ hai trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006, doanh số thu nợ của ngành đạt 449.305 triệu đồng, tăng nhẹ so với năm 2005 và đạt 625.294 triệu đồng trong năm 2007, tăng 17% so với năm 2006.Từ kết quả trên cho thấy các doanh nghiệp trong ngành đang làm ăn có hiệu quả, nên co đủ khả năng trả nợ cho ngân hang đúng thời hạn. Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến có liên quan mật thiết với ngành thuỷ sản và nông nghiệp, vì đây là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho ngành. Trong năm 2006, 2007,giá nông sản và thuỷ sản tăng mạnh nên thu hút người dân đầu tư vào lĩnh vực này nên nguồn đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến được ổn định, góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp này làm ăn phát đạt. Và hiệu quả của doanh nghiệp cũng chính là hiệu quả của Ngân hàng trong công tác cho vay, giúp cho Ngân hàng thu nợ đạt hiệu quả cao. - Thương nghiệp - dịch vụ: Đây là ngành có tỷ trọng thu nợ cao nhất trong các ngành. Năm 2005, doanh số thu nợ đạt 587.532 triệu đồng, chiếm 35% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2006 đã tăng lên và tiếp tục tăng cao vào năm 2007, đạt 768.766 triệu đồng, chiếm gần 35% tổng doanh số thu nợ. Tỉnh Vĩnh Long đã trở thành Thành phố loạI ba trong năm 2010 nên ngành thương nghiệp - dịch vụ được các ban ngành quan tâm sâu sắc. Công tác quy hoạch, phát triển hệ thống các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đang được đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng khá, cơ sở vật chất được đầu tư phát triển, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch được chú trọng, mở ra triển vọng mới về phát triển du lịch. Những chính sách khuyến khích đó là điều kiện vô cùng thuận lợi giúp cho các cá nhân và doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thuơng mại dịch vụ đạt kết quả tốt, có đủ vốn để trả nợ cho ngân hàng. - Xây dựng: Công tác thu nợ trong ngành xây dựng lại có nhiều biến động. Năm 2006, doanh số thu nợ của ngành đạt 318.258 triệu đồng, tăng nhẹ (khoảng 0.3%) so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 chỉ đạt 235.204 triệu đồng, giảm 26% so với năm 2006. Do trong những năm gần đây, tiến độ thực hiện một số công trình của doanh nghiệp còn chậm so với kế hoạch. Các đơn vị gặp khó khăn nên việc trả nợ cho Ngân hàng còn hạn chế. Ngoài ra, còn một số nợ chưa đến hạn thu hồi nên doanh số thu nợ trong năm thấp. - Nông nghiệp: Doanh số thu nợ của ngành này qua 3 năm đều tăng cụ thể năm 2006 tăng 25% so với năm 2005 và lại tăng mạnh vào năm 2007, đạt 405.203 triệu đồng, tăng 38 % so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2006, dịch cúm bùng phát nên năng suất nuôi trồng của người dân giảm đáng kể, sức mua thức ăn chăn nuôi giảm làm cho năng suất sản xuất của các doanh nghiệp này giảm, dẫn đến doanh nghiệp quay đồng vốn chậm và chậm trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2007, dịch cúm được kiểm soát tốt, cơ cấu sản xuất nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng tập trung chuyên canh, luân canh phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất thức ăn làm ăn phát đạt và có điều kiện trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. - Thuỷ sản: Đối với ngành này thì doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 tăng đến 347% so với năm 2005, năm 2007 tăng 81% so với năm 2006 . Do trong 2006 và 2007, thị trường xuất khẩu cá bắt đầu tăng mạnh, đẩy giá cá nguyên liệu tăng cao nên người chăn nuôi thu được lợi nhuận lớn. Vì vậy, việc tích luỹ vốn để trả nợ cho Ngân hàng rất dễ dàng. - Còn đối với các ngành khác, doanh số thu nợ đều tăng cao do Ngân hàng thường xuyên theo dõi, nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn. BẢNG16: DOANH SỐ DU NỢ NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH NGHỀ QUA 3 NĂM Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ Tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % Số Tiền % TM-DV 587.532 35 624.189 33 768.766 35 36.657 6 144.577 23 CN-CB 435.655 26 449.305 24 625.294 28 13.650 3 75.989 17 Xây dựng 317.292 19 318.258 17 135.204 6 966 0.3 (183.081) (58) Nông nghiệp 234.583 14 293.142 15 405.203 20 58.559 25 112.061 38 Thủy sản 16.756 1 74.884 4 135.177 7 58.128 347 60.293 81 Ngành khác 83.780 5 112.326 7 183.000 4 28.546 34 25.674 23 Tổng cộng 1.675.598 100 1.872.104 100 2.252.644 100 196.506 12 380.540 20 4.2.3.3.Phân tích tình hình dư nợ: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hình 15: Cơ cấu dư nợ ngoài quốc doanh theo ngành nghề - Thương nghiệp - dịch vụ: Năm 2005, dư nợ của ngành đạt 244.664 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ khoảng 33% tổng dư nợ. Sang năm 2006, mức dư nợ tăng lên đạt 282.472 triệu đồng, chiếm 32% tổng dư nợ, đến năm 2007dư nợ tiếp tục tăng, cụ thể tăng 13.559 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm 2007, trước sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại - dịch vụ, NHCT- VL đã đẩy mạnh công tác cung ứng vốn cho khách hàng nên dư nợ đã tăng rất cao. - Ngành công nghiệp: dư nợ cho vay của ngành trong những năm qua có nhữnh biến động . Năm 2006, dư nợ cho vay của ngành đạt 152.538 triệu đồng, giảm 2% so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 đã gia tăng rất mạnh, đạt 155.783 triệu đồng, tăng 3% so với năm 2006. Hiện nay, ngành công nghiệp tại Tỉnh Vĩnh Long đang trên đà phát triển, nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa, chính sách hoạt động của thành phố là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nên khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Do đó, quy mô tín dụng trong lĩnh vực này ngày càng được chi nhánh mở rộng. - Xây dựng: Dư nợ cho vay trong lĩnh vực xây dựng cũng có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2006, dư nợ của ngành là 55.423 triệu đồng, tăng 25% so với năm 2005. Năm 2007, dư nợ ngành tăng mạnh đạt 75.475 triệu đồng, tăng 36% so với năm 2006. Trong các năm qua, việc sửa chữa, chỉnh trang và xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các khu dân cư mới, khu tái định cư, nhà cho dân cư đô thị và cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ không ngừng tăng cao và NHCT -VL cũng đã nỗ lực hỗ trợ vốn, mở rộng hoạt động tín dụng ở các đơn vị này. - Thủy sản: Dư nợ cho vay ngành thuỷ sản cũng có nhiều biến động. Năm 2006, dư nợ đạt 147.961 triệu đồng, tăng 29% so với năm 2005 và tiếp tục tăng lên đáng kể vào năm 2007, tăng 33.900 triệu đồng, tương đương tăng 19%. Với tốc độ tăng cao vào năm 2007 cho thấy Ngân hàng đang ngày càng quan tâm đầu tư vốn cho ngành này. - Các ngành khác: Công tác thu nợ qua các năm khá tốt vì doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm. Tóm lại, tình hình dư nợ cho vay theo từng ngành kinh tế có nhiều thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung đều tăng trưởng, chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng của NHCT _ VL đang trên đà phát triển. Có được kết quả khả quan như vậy là do Ngân hàng đã không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng luôn bám sát các chính sách phát triển kinh tế của địa phương vì sự phát triển mạnh mẽ của thành phố cũng là điều kiện tiên quyết để phát triển các hoạt động của ngân hàng. BẢNG17: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH NGHỀ Đơn vị tính: Triệu Đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Thương mại – dịch vụ 3.018 27 2.615 25 3.071 21 -403 -13 456 17 Công nghiệp – Chế biến 2.499 22 2.363 22 3.450 23 -136 -9 1087 46 Xây dựng 2.095 19 2.513 24 4.361 29 418 19 1.848 73 Nông nghiệp 1.807 16 1.525 9 2.430 16 -282 35 905 59 Thủy sản 1300 12 943 9 1.200 8 -357 -73 257 27 Ngành khác 417 4 400 5 380 3 -17 -4 -20 -5 Tổng cộng 11.136 100 10.359 100 14.892 100 -777 -7 4.533 44 4. BẢNG 17: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN NGOÀI QUỐC DOANH THEO NGÀNH NGHỀ 4.2.3.4.Phân tích tình hình nợ quá hạn: Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hình 16: Cơ cấu Nợ quá hạn ngòai quốc doanh Nhìn chung, nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành trọng điểm cũng như ở các ngành có dư nợ cho vay cao nhất như: thương nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến, xây dựng, nông nghiệp. Số lượng nợ quá hạn có nhiều biến động và cũng có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ ngân hàng đã phải gánh chịu nhiều rủi ro. Đối với ngành thương mại- dịch vụ, năm 2005, số lượng nợ quá hạn của ngành chiếm cao trong cơ cấu các ngành. Là do có một số doanh nghiệp đã làm ăn không đạt hiệu quả cao do ảnh hưởng bởi các biến động của thị trường như giá vật tư tăng cao, giá vàng tăng giảm liên tục, giá xăng dầu tăng làm tăng chi phí hoạt động và giảm lợi nhuận của họ; ảnh hưởng bởi các vụ kiện bán phá giá,… dẫn tới một số doanh nghiệp phải lâm vào cảnh thua lỗ và chậm trả nợ cho ngân hàng. Trong năm 2007, ngành có tỷ trọng nợ quá hạn lớn nhất lại thuộc về ngành xây dựng chiếm 29% tổng nợ quá hạn, vì trong năm 2007, thị trường bất đông sản bị đóng băng theo đó nhiều công trình xây dựng bị dở dang hoặc không mua bán được, vì thế ảnh hưởng đến tình hình trả nợ cho ngân hàng, dẫn đến nợ quá hạn ở ngành này tăng cao trong năm này. Tóm lại, số lượng nợ quá hạn của NHCT-VL là tương đối thấp vì trong thời gian qua ngân hàng đã có nhiều biện pháp tích cực trong công tác thu hồi nợ. Tuy nhiên ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tac thu nợ đối với những ngành có nợ quá hạn cao để hạn chế rủi ro tín dụng. 4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH: BẢNG 18: CÁC CHỈ SỐ VỀ TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2005-2006 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006-2005 Chênhlệch 2007-2006 Tổngvốn huy động Triệu đồng 1.098.844 929.169 1.172.574 -169.675 243.405 Tổngnguồn vốn Triệu đồng 462.130 538.699 634.229 76.569 95.530 Doanh số cho vay Triệu đồng 1.716.429 1.978.128 2.057.679 261.699 529.551 Doanh số thu nợ Triêu đồng 1.675.598 1.872.103 2.252.945 196.505 380.841 Tổng dư nợ Triêu đồng 741.407 847.072 1.101.806 105.620 254.734 Nợ quá hạn Triêu đồng 11.136 10.359 14.892 -777 4.533 Dư nợ bình quân Triệu đồng 745.118 794.239 947.439 -109.069 180.381 1.VHĐ/ TNV % 42 58 54 16 -4 2.Dư nợ/VHĐ lần 1,6 1,57 1,73 0,03 0,16 3.Nợ quá hạn/Dư nợ % 1,5 1,2 1,35 0,28 0,18 4.Hệ số thu nợ % 97,6 94,6 89,8 -3 -4,8 5.Vòng quay tín dụng vòng 2,31 2,35 2,37 0,81 -0,04 Nguồn: Phòng Khách hàng 1.Chỉ tiêu vốn huy động/ Tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng nguồn vốn có bao nhiêu tỷ lệ % là vốn huy động tại địa phương, tỷ lệ này càng cao càng tốt. Tỷ lệ này của NHCT-VL biến động qua các năm .Cụ thể, năm 2005 tỷ lệ này là 42%, năm 2006 là 58% . Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn năm sau cao hơn năm trước là một tín hiệu rất đáng mừng. Điều này cho thấy ngân hàng đã chủ động được phần nào nguồn vốn huy động, góp phần chia sẻ tốt nhiệm vụ cho vay với nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Năm 2007, tỷ lệ này giảm xuống còn 54%, nguyên nhân do năm 2007, doanh số cho vay tăng 21% so với năm 2006, mặc dù ngân hàng đã có gắng huy động vốn nhưng vẫn không đủ để đáp ứng được nhu cầu tăng trên, ngân hàng cần có vốn điều chuyển từ NHCT –VN, do đó, tổng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn giăm. 2. Chỉ tiêu Dư nợ/ Tổng vốn huy động:Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Năm 2005, tỷ lệ này là 1,60 lần, năm 2006 là 1,57 lần và năm 2007 là 1,73 lần. Thông thường, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Năm 2005, cứ 1,60 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006, cứ 1,57 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Năm 2007, cứ 1,73 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Từ đó cho thấy ngân hàng đã và đang sử dụng triệt để nguồn vốn huy động, qua mỗi năm nguồn vốn huy động càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho vay. 3. Chỉ tiêu Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ: Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng rõ ràng nhất. Năm 2005, tỷ lệ nợ xấu/ dư nợ là 1,5%, đến năm 2006 đã giảm còn 1,2%, chứng tỏ trong năm này, công tác thu nợ và rủi ro tín dụng được ngân hàng kiểm soát khá tốt. Năm 2007 tuy có tăng nhưng không đáng kể, đạt 1,35%, tuy ngân hàng đã có nhiều biện pháp xử lí nợ qua hạn nhưng do khối lương vốn vay ngân hàng tăng mạnh vào năm này, bên cạnh đó tình hình kinh tế không ổn đinh như giá vàng, giá đô la, vật tư biến động mạnh nên nợ xấu năm này tăng lên là điều có thể. 4. Hệ số thu nợ: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả thu hồi nợ từ khách hàng mà Ngân hàng cho vay. Tức là phản ánh trong kỳ, với doanh số cho vay hiện có, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ của ngân hàng năm 2005 là 97,6%, năm 2006 là 94,6% và tỷ lệ 89,8% vào năm 2007. Tỷ số này qua các năm tương đối lớn cho thấy kết quả thu nợ của Ngân hàng qua các năm là rất tốt. Đây cũng là thành quả của quá trình giám sát, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. 5.Vòng quay tín dụng: Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đồng vốn cho vay hay phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng. Năm 2005, vòng quay vốn tín dụng của là 2,31 vòng/ năm. Sang năm 2006 đã tăng lên 2,35 vòng. Đến năm 2007 thì tăng nhẹ xuống còn 2,37vòng/ năm. Như vậy, cả 3 năm vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là khá cao và đều lớn hơn 1. Đó là do ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, vì các khoản vay ngắn hạn thường được sử dụng rất hiệu quả, ít rủi ro hơn và khả năng thu hồi nợ nhanh hơn các khoản vay trung - dài hạn. Việc thu hồi nợ nhanh đã làm cho tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NHCT-VL đạt cao.riêng năm 2007 vòng quay tín dụng giảm là do trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2007, đặc biệt là năm 2007 có nhiều khoản nợ quá hạn tăng lên, một số khách hàng kinh doanh không hiệu quả làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng. Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, có thể nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng tai NHCT-VL là khá tốt, mạng lưới tín dụng ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phát huy tích cực hơn nữa công tác huy động vốn tại chỗ để tương xứng với quy mô tín dụng hiện có, giảm bớt gánh nặng tín dụng cho nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Riêng về vấn đề nợ quá hạn, đây là khó khăn chung của rất nhiều ngân hàng; mặc dù vậy, NHCT-VL trong thời gian tới cần chủ động nâng cao hiệu quả của công tác thu nợ để cho đồng vốn của chi nhánh được đảm bảo an toàn, quay vòng nhanh mang lại nhiều lợi nhuận. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHẤP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5.1. MỘT SỐ ĐIỂM LÀM ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN CÔNG TÁC TÍN DỤNG Tình hình thị trường có nhiều biến động như giá vàng tăng đột biến, giá đô la tăng giảm thất thường trong những năm gần đây, đặc biệt là tình hình lạm phát của nền kinh tế làm giá cả một số mặt hàng tăng vùn vụt, bên cạnh đó thiên tai, lũ lụt luôn rình rập ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Tình hình kinh tế luôn diễn ra sôi động. Trong một vài năm gần đây xuất hiện thêm nhiều ngân hàng mới, vì thế sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ gây khó khăn trong tiến trình vay và cho vay của ngân hàng, đặc biệt là huy động tiền gửi Tỷ trọng nợ quá hạn còn tăng qua các năm. Sự điều chỉnh, thay đổi của ngân hàng cho phù hợp với những biến động của nền kinh tế còn chậm, chưa linh hoạt, do phải chờ công văn của ngân hàng cấp trên. Nguyên nhân của tồn tại là do người dân chỉ thấy lợi trước mắt, thủ tục rờm rà khi giao dịch với ngân hàng. Về nhận thức, sự am hiểu về hoạt động của ngân hàng đối với người dân còn thấp, tiền nhàn rỗi người dân nhiều. Thị trường vàng và chứng khoán đang rất sôi động thu hút nhiều vốn của người dân. 5.2. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG 5.2.1. Các biện pháp huy động vốn: Theo em chúng ta cần phải đánh bóng mạnh hơn nữa hình ảnh ngân hàng công thương Vĩnh Long trong mắt mọi người. Đối với hình thức huy động vốn, cần có thêm nhiều chiêu thức khuyến mãi, khuyên dụ khách hàng. Tuy nhiên, một điều rất quan trọng là vấn đề lãi suất, cần phải xem xét thật kỹ để đưa ra lãi suất thích hợp nhằm tránh tình trạng chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Tuy gần đây ngân hàng công thương Vĩnh Long có nhiều chính sách khuyến mãi về thẻ. Nhưng khi có nhu cầu sử dụng thẻ thì có một số yêu cầu tất yếu sau: có nhiều địa điểm đặt máy, liên kết với các ngân hàng khác và có thể thanh toán dễ dàng. Đối với yêu cầu thứ nhất, ngân hàng nên mở rộng thêm nữa những nơi đặt máy ATM như siêu thị, khu dân cư, … Yêu cầu thứ hai là một việc tất yếu. Do nhu cầu của hội nhập, chúng ta cần phải nhanh chóng liên kết với các ngân hàng khác để dễ dàng cho khách hàng thanh toán. Đối với yêu cầu cuối, tuy ngân hàng đã liên kết với một số doanh nghiệp để tạo điều kiện thanh toán nhưng chúng ta cần phải làm mạnh hơn nữa, chẵn hạn như dùng thẻ thanh toán trực tiếp tại các siêu thị lớn, không cần rút tiền. Nếu làm như vậy, vừa giảm các máy ATM ở các siêu thị vừa dễ dàng trong thanh toán. Nâng cao hơn nữa uy tín của ngân hàng để các doanh nghiệp và người dân biết đến ngân hàng Công thương như là một két sắt an toàn. Điều đó càng thuận lợi thì càng tạo điều kiện tốt để huy động các nguồn vốn trong xã hội. 5.2.2. Các biện pháp giải quyết nợ quá hạn: Qua sự phân tích ở trên em thấy rằng tình hình nợ quá hạn ngoài quốc doanh chiếm 100 % trong tổng nợ quá hạn, vì thế em nghĩ chúng ta cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng, đặc biệt là thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng. Khi khách hàng có dấu hiệu bất ổn về tài chính dẫn đến phát sinh nợ xấu thì phải tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp khắc phục thích hợp. Thực tế, có những trường hợp khách hàng bắt đầu gặp khó khăn thì được ngân hàng phát hiện kịp thời và có những biện pháp xử lý, đảm bảo duy trì khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng; hoặc ngân hàng áp dụng những biện pháp bắt buộc như phong tỏa tài sản. Ngân hàng nên xây dựng hệ thống thẩm định nợ xấu để thúc đẩy nhanh việc xử lý nợ tồn động tại các ngân hàng thương mại. Cuối cùng, theo em cách xử lý tốt nhất là mỗi cán bộ tín dụng phải thật cẩn trọng trước khi đặt bút quyết định một món vay mới. 5.2.3. Nâng cao trình độ năng lực của nhân viên ngân hàng: Đây là một yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả trong cạnh tranh làm cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng, được phục vụ theo đúng ý nghĩa là khách hàng. Do đó, ngân hàng thương mại cần thu hút được đông đảo khách hàng, tạo tâm lý thoải mái và giảm thời gian chờ đợi cho khách hàng. Các giải pháp khác là không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng mà yếu tố quyết định là hiện đại hóa trình độ công nghệ, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên, triển khai chương trình phần mềm ứng dụng, … Nếu như các ngân hàng thương mại có được trình độ công nghệ hiện đại, trình độ quản trị của các cán bộ quản lý cao và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các nhân viên chuyên nghiệp, thành thạo, có khả năng giao tiếp tốt, thái độ phục vụ ân cần thì càng làm cho chất lượng dịch vụ của ngân hàng thêm hoàn hảo. Cạnh tranh là một xu hướng tất yếu buộc các ngân hàng thương mại không ngừng đổi mới, nâng cao trình độ và thái độ trong phục vụ để giữ được các khách hàng cũ và thu hút được các khách hàng mới. Đông đảo người dân, doanh nghiệp, các tổ chức là khách hàng của ngân hàng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh hiện nay giữa các ngân hàng như được phục vụ với chất lượng dịch vụ ngày càng cao và sự đa dạng của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Sự cạnh tranh làm cho hoạt động của ngân hàng minh bạch hơn đối với người dân và đông đảo doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng hơn nữa giữa các ngân hàng thương mại và giữa các khách hàng. Trong khi các ngân hàng thương mại cổ phần hoạt động một cách năng động và có chiến lược kinh doanh bài bản, hiệu quả trong cạnh tranh thì các ngân hàng thương mại Nhà nước bị ràng buộc bởi cơ chế tài chính, cơ chế tiền lương và thu nhập nên có hạn chế hơn trong đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt là đầu tư cho công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu và mở rộng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Bởi vậy, giải pháp đầu tiên là Nhà nước cần tạo cơ chế thông thoáng hơn, chủ động hơn về tài chính và tiền lương cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, đồng thời phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà nước. 5.2.4. Cạnh tranh khuyến mại và mở rộng mạng lưới: Cùng với việc đưa ra lãi suất hấp dẫn, các ngân hàng thương mại cũng đưa ra nhiều hình thức khuyến mại khác; với tổng chi phí không những đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn cho người gửi tiền, hoặc lựa chọn các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như: tổ chức phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, quay số dự thưởng với phần thưởng hấp dẫn. Hình thức cạnh tranh mở rộng mạng lưới. Trong một vài năm gần đây, đông đảo khách hàng được chứng kiến sự mở rộng mạng lưới chi nhánh cấp 2, chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Một dạng khác cũng có thể được coi là cạnh tranh mở rộng mạng lưới đó là phát triển mạng lưới máy rút tiền tự động – ATM. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1.KẾT LUẬN Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống ngân hàng trong cả nước, ngân hàng công thương Việt Nam nói chung và ngân hàng công thương Vĩnh Long nói riêng đang đóng góp tiếng nói của mình vào công cuộc phát triển nền kinh tế nước nhà. Tuy bản thân là một ngân hàng thương mại nhưng ngân hàng công thương Vĩnh Long không chỉ hoạt động vì mục đích lợi nhuận mà còn vì sự nghiệp nâng cao và phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Thực tế, trong những năm gần đây, ngân hàng đã cung cấp vốn để hỗ trợ không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả các thành phần khác nữa. Chính những việc này đã góp phần xây dựng một bộ mặt năng động cho tỉnh Vĩnh Long. Qua phân tích và đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh tại ngân hàng công thương Vĩnh Long, em có một số nhận xét sau: Đối với doanh số cho vay, chúng ta nhận thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên vẫn chưa đều các thành phần kinh tế. Một mặt chúng ta thu hút thêm được lượng khách hàng mới, mặt khác chúng ta giảm được nguy cơ mất vốn. Ngoài ra, ngân hàng cần phải mở rộng thêm lĩnh vực cho vay dài hạn, trong cơ cấu doanh số cho vay chúng ta nhận thấy lĩnh vực này chiếm tỷ trong chưa cao. Tuy nhiên đối với loại hình này, ngân hàng cần phải xem xét thật kỹ càng, vì loại hình này dễ dàng dẫn đến mất vốn. Về doanh số thu nợ, ngân hàng cần phải phát huy tình hình hiện thời. Ngoài ra, có lẽ vì lĩnh vực cho vay của ngân hàng chủ yếu là lĩnh vực ngắn hạn do đó tốc độ thu nợ diễn ra nhanh chóng như vậy. Về nợ quá hạn, chúng ta cần tránh tình trạng nợ quá hạn tăng cao vào năm 2008. Cần phải xem lại việc thu nợ tư nhân - cá thể vì đây là lĩnh vực chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền kinh tế. Chúng ta cần phải tránh những việc vay vốn của người dân để đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, vàng,… vì đây là việc làm đầy rủi ro dễ dẫn đến mất vốn. Ngoài ra, đối với việc cho vay các công ty trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp tư nhân, đây là lĩnh vực cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu cho vay. Tuy nhiên, nó cũng chứa nhiều rủi ro, các công ty này thường gây ấn tượng với ngân hàng bằng những bản báo cáo đẹp. Do đó, trong thời gian cho vay hoặc thẩm định khách hàng, cán bộ tín dụng phải thật lưu ý hơn. 6.2.KIẾN NGHỊ 6.2.1. Đối với ngân hàng công thương Vĩnh Long: Qua quan sát thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng công thương Vĩnh Long, em xin đề xuất một số ý kiến sau: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có quá ít máy ATM của ngân hàng công thương nên nhiều khách hàng không muốn sử dụng thẻ ATM của ngân hàng. Do đó, ngân hàng nên lắp đặt thêm một số máy ở các khu vưc đông người như: trường học, chợ, siêu thị, một số công ty lớn,… để huy động được nhiều tiền từ dịch vụ này. Triển khai thực hiện liên kết nhiều hơn nữa với các đối tác để tạo điều kiện cho người sử dụng thẻ có thể thanh toán qua hệ thống ngân hàng, thông qua đó sẽ thu được một khoản phí lớn từ dịch vụ này. Đồng thời sẽ tạo cho người dân thói quen gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo để giới thiệu về hoạt động của ngân hàng, thông báo tình hình lãi suất, cũng như giới thiệu về sản phẩm mới của mình trên các phương tiện truyền thông, nhờ vào đó, ngân hàng sẽ thu hút được thêm một lượng khách hàng đáng kể. Ngân hàng công thương Vĩnh Long nên xây dựng một trang web riêng và thường xuyên cập nhật để các khách hàng ở xa có thể tìm hiểu về ngân hàng nhanh chóng và ngân hàng có thể giải đáp thắc mắc của khách hàng qua mạng internet. 6.2.2. Đối với các cấp có thẩm quyền: Đối với các cấp có thẩm quyền, cần phải chú trọng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển thông qua các biện pháp sau: Khuyến khích mở rộng mạng lưới thương mại dịch vụ nông thôn, mở rộng phục vụ các địa bàn vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện mua bán giao lưu hàng hóa thuận lợi, tăng sức tiêu dùng trong khu vực nông thôn (chú trọng các dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, phục vụ phát triển nông nghiệp). Củng cố và phát triển mạng lưới thu mua sơ chế biến nông sản, kinh doanh vật tư nông nghiệp, xăng dầu, giống cây trồng, thuốc thú y, giết mổ gia súc,… Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn: tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện nước, văn hóa giáo dục, y tế… Tăng cường các biện pháp huy động vốn xã hội hóa trong nhân dân kết hợp với vốn nhà nước, quản lý sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Tăng nhanh và mở rộng sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ. Vì đây là lĩnh vực thu hút số tiền tiêu dùng nhiều nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO ********* 1. Ths.Thái Văn Đại – Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại - Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ – Năm 2003. 2. Ths. Thái Văn Đại, Ths.Nguyễn Thanh Nguyệt – Giáo trình Quản trị Ngân hàng thương mại - Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ – Năm 2003. 3. Ts. Nguyễn Minh Kiều - Nghiệp vụ Ngân hàng - Trường Đại học Kinh tế TP HCM – NXB Thống kê – Năm 2006. 4. Ts. Nguyễn Đăng Dờn – Tín dụng ngân hàng – NXB Thống kê – Năm 2002. 5. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN Ngày 22/04/2005. 6. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ICOMBANK – VĨNH LONG qua ba năm 2005–2006–2007. 7. Các Website của BIDV, Ngân hàng Nhà nước, Google, ….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình tín dụng lĩnh vực ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Tỉnh Vĩnh Long.doc
Luận văn liên quan