GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Từ năm 1986, nước ta đã có một bước chuyển mình lớn khi chọn kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là bước đi tiếp theo trên con đường quá độ lên CNXH. Với những bước tiến vững chắc, tốc độ kinh tế tăng lên rất nhanh. Tuy vậy, nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp với tỉ lệ dân số tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp đến 80%, để có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có vốn và tín dụng. Ngân hàng chính là nơi có thể đáp ứng tốt nhất hai yếu tố này. Muốn phục vụ tốt chiến lược phát triển kinh tế đất nước vừa tăng cường khả năng cạnh tranh khi nước ta mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế đòi hỏi các Ngân hàng phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Sự hoạt động hiệu quả của Ngân hàng gắn liền với sự hưng thịnh của nền kinh tế, mọi biến động của kinh tế - xã hội đều tác động nhanh chóng đến Ngân hàng. Vì vậy, hoạt động của Ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ quan trọng của Ngân hàng thương mại nó luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư và đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn thu lãi cho vay chiếm trên 90% tổng thu nhập của Ngân hàng. Vì thế, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Cho nên tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng” để làm luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Đề tài này đã sử dụng phương pháp logic và so sánh để phân tích, đánh giá nhận xét vấn đề.
- Số liệu được sử dụng trong đề tài có xuất xứ từ các nghiệp vụ phát sinh thực tế tại Ngân hàng, do đó nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng dựa vào thực tế mà đúc kết nên. Vì vậy, các biện pháp mà đề tài đưa ra không ngoài mục đích phục vụ cho việc xử lí các tình huống phát sinh trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1. Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Từ đó, đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng, giúp Ngân hàng vững bước tiến lên trên bước đường hội nhập.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình tín dụng theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong 3 năm từ 2004 đến 2006.
- Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong 3 năm.
- Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế trong 3 năm.
- Đánh giá tình hình tín dụng của Ngân hàng bằng một số chỉ số tài chính.
- Phân tích rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong 3 năm.
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tín dụng và nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
- Đưa ra một số biện pháp giúp hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt hiệu quả.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình tín dụng của Ngân hàng diễn ra như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tình hình tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng?
- Những nguyên nhân nào gây ra rủi ro tín dụng tại Ngân hàng trong thời gian qua?
- Những biện pháp cần thiết nào để nâng cao hiệu quả cho vay của Ngân hàng ?
- Những biện pháp nào góp phần hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.4.1. Không gian:
Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - một Ngân hàng, nơi có quy mô tương đối nhỏ và mới được thành lập.
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
họ đã trả ngay trong năm này nên dư nợ đã không phát sinh. Số hợp tác xã tồn tại trong địa bàn tỉnh Sóc Trăng ít nên dư nợ ít là điều không thể trách khỏi. Gần đây Ngân hàng cũng đã không ngừng cố gắng tìm kiếm khách hàng mới vừa mở rộng hoạt động tín dụng vừa góp phần hạn chế rủi ro.
- Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn:
Dư nợ tín dụng đối với nhóm đối tượng này tăng không đều qua các năm. Ở năm 2004, dư nợ đạt 2.292 triệu thì đến năm 2005 dư nợ đã giảm đột biến chỉ còn 900 triệu, nhưng sang năm 2006 dư nợ đã tăng trở lại lên 3.580 triệu chiếm 3,23%. Dư nợ thấp ở nhóm đối tượng này vì Ngân hàng bị cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều Ngân hàng khác trên cùng địa bàn.
- Doanh nghiệp tư nhân:
Nước ta có nền sản xuất nhỏ là chủ yếu nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại rất nhiều, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các loại hình doanh nghiệp của đất nước. Hoạt động của nó đã góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo ra được nhiều công ăn việc làm. Nhờ nhận thức được vai trò của các doanh nghiệp này Đảng và Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho họ bằng cách đã ban hành nhiều Nghị Định để trợ giúp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy vậy, hoạt động của những doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn. Thấy được điều này NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã không ngừng nỗ lực để mở rộng quy mô hoạt động tín dụng với thành phần kinh tế này, nó được thể hiện là dư nợ tín dụng đã tăng liên tục qua các năm từ 2.770 triệu chiếm 4,6 % ở năm 2004 đã tăng lên 6.530 triệu với 6,81% ở năm 2005 và tính đến hết năm 2006 là 12.940 triệu chiếm 11,67% trong tổng dư nợ.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
Đây là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2004 dư nợ đạt 48.726 triệu chiếm trên 80% doanh số dư nợ của cả năm, năm 2005 đạt 76.532 triệu chiếm 79,81%. Năm 2006, dư nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh không đổi là do cho vay tăng cao nhưng thu nợ cũng tăng cao. Ngân hàng nên tạo ra sự cân đối trong doanh số dư nợ giữa các thành phần kinh tế, không nên đầu tư tín dụng quá nhiều vào một nhóm khách hàng sẽ dễ gặp phải rủi ro.
- Đối tượng đặc biệt, đối tượng khác:
Dư nợ tín dụng không ngừng được mở rộng đối với hai nhóm đối tượng này. Đặc biệt là đối với các đối tượng khác dư nợ tăng liên tục qua các năm từ 6.062 triệu ở năm 2004 đã tăng lên 15.420 triệu ở năm 2006. Qui mô tín dụng đối với hai nhóm đối tượng này tăng lên, điều này đã khẳng định NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã được nhiều người biết đến.
3.4.4. Đánh giá hoạt động tín dụng
3.4.4.1. Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn trong từng năm của Ngân hàng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng Ba Xuyên qua 3 năm từ 2004 đến 2006 được thể hiện như sau:
Bảng 9: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG TỪ 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Thu nợ
Triệu đồng
12.380
86.227
178.030
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
60.257
78.073
103.371
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng
0,21
1,10
1,72
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng ngày càng tăng. Năm 2004 vòng quay vốn tín dụng chỉ có 0,21 vòng điều này có thể được giải thích là năm 2004 Ngân hàng mới được thành lập và đi vào hoạt động được 5 tháng nên số nợ đến hạn ít dẫn đến doanh số thu nợ của Ngân hàng ít. Vòng quay vốn tín dụng từ 0,21 vòng ở năm 2004 tăng lên 1,1 vòng ở năm 2005 và ở năm 2006 là 1,72 vòng. Vòng quay vốn tín dụng ở hai năm này tăng cao là do Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn. Mặt khác, ở những năm này khách hàng của Ngân hàng kinh doanh đạt hiệu quả cao nó đã làm ảnh hưởng đến doanh số thu nợ. Tóm lại, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng diễn ra một cách nhanh chóng.
Bảng 10: VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG THEO THỜI HẠN VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 - 2006
Đơn vị tính: vòng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005-2004
2006-2005
Theo thời hạn
Ngắn hạn
0,27
1,34
2,06
1,07
0,72
Trung, dài hạn
0,03
0,45
0,77
0,42
0,33
Theo thành phần kinh tế
Hợp tác xã
_
_
0,44
_
0,44
Cty cổ phần,TNHH
0,21
1,84
0,83
1,63
-1,01
DN tư nhân
0,43
0,91
1,45
0,48
0,53
Hộ sx kinh doanh
0,13
0,91
1,58
0,78
0,67
Đối tượng khác
0,67
2,63
3,09
1,96
0,46
Đối tượng đặc biệt
0,70
0,29
0,86
-0,41
0,57
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Vòng quay vốn tín dụng theo thời hạn:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm, tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao có nghĩa là đồng vốn của Ngân hàng đã đến được tay nhiều khách hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của họ. Trong vòng quay vốn ngắn hạn, ta thấy vòng quay vốn được tăng nhanh vào năm 2005 và 2006 đạt 1,14 vòng và 2,06 vòng, hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đã đạt kết quả cao, khách hàng vay vốn ngắn hạn đã kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng không chỉ chú trọng đến tín dụng ngắn hạn mà còn quan tâm đến tín dụng trung, dài hạn nên vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn đã tăng liên tục qua các năm: từ 0,03 vòng ở năm 2004 đã tăng lên 0,45 vòng ở năm 2005 và cuối cùng là 0,77 vòng ở năm 2006. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn lớn hơn vòng quay vốn tín dụng trung, dài hạn là hoàn toàn hợp lí.
- Vòng quay vốn tín dụng theo thành phần kinh tế:
Hầu như vòng quay vốn tín dụng của tất cả các thành phần kinh tế đều tăng, riêng có công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có vòng quay tín dụng giảm mạnh vào năm 2006 là do: trong năm này họ kinh doanh không đạt hiệu quả cao nên chưa đủ vốn trả Ngân hàng đã làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm. Đối tượng còn lại có vòng quay vốn tín dụng đạt rất cao điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh mang tính chu kì của họ. Đặc biệt là ở nhóm các đối tượng khác vòng quay vốn tín dụng đạt rất cao là 2,63 vòng vào năm 2005 và 3,09 vòng vào năm 2006 đã cho thấy doanh số thu nợ cao hơn nhiều so với dư nợ bình quân cũng có nghĩa là hoạt động tín dụng của Ngân hàng ở nhóm đối tượng này không đạt hiệu quả cao.
3.4.4.2. Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ phản ánh công tác thu hồi nợ của Ngân hàng qua từng năm. Hệ số thu nợ của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm được thể hiện như sau:
Bảng 11: HỆ SỐ THU NỢ TRONG 3 NĂM TỪ 2004 ĐẾN 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Thu nợ
Triệu đồng
12.380
86.227
178.030
Cho vay
Triệu đồng
72.637
121.858
192.996
Hệ số thu hồi nợ
Lần
0,17
0,71
0,92
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Hệ số thu hồi nợ của Ngân hàng tăng nhanh qua các năm từ 0,17 lần ở năm 2004 đã tăng nhanh lên 0.71 lần vào năm 2005 và đạt mức kỉ lục 0,92 lần vào năm 2006. Năm 2006, doanh số thu nợ của Ngân hàng rất cao gần bằng doanh số cho vay, điều này đã tạo ra tính an toàn trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Bảng 12: HỆ SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN VÀ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: lần
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005-2004
2006-2005
Theo thời hạn
Ngắn hạn
0,21
0,74
0,94
0,53
0,20
Trung, dài hạn
0,03
0,52
0,83
0,49
0,31
Theo thành phần kinh tế
Hợp tác xã
0,00
1,00
0,18
1,00
-0,82
Cty cổ phần,TNHH
0,17
1,90
0,41
1,73
-1,49
DN tư nhân
0,30
0,53
0,69
0,23
0,16
Hộ sx kinh doanh
0,12
0,67
1,00
0,56
0,33
Đối tượng khác
0,40
0,83
0,89
0,43
0,06
Đối tượng đặc biệt
0,41
0,21
0,75
-0,20
0,54
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Hệ số thu nợ theo thời hạn:
Hệ số thu nợ đối với tín dụng ngắn, trung và dài hạn đều tăng với tốc độ nhanh qua các năm. Cụ thể như sau: hệ số thu nợ ngắn hạn tăng từ 0,21 lần ở năm 2004 tăng lên 0,74 lần ở năm 2005 và gần bằng 1 vào năm 2006, có được thành tích này là do công tác thu nợ của Ngân hàng đạt kết quả cao, cán bộ tín dụng đã xác định thời hạn cho vay phù hợp với chu kì sản xuất của khách hàng nên khách hàng có thể trả nợ dễ dàng. Còn đối với tín dụng trung, dài hạn: năm 2004 Ngân hàng cho vay 1 đồng thì chỉ thu hồi được 0,03 đồng điều này có thể được giải thích là trong năm này Ngân hàng chỉ hoạt động ở 5 tháng cuối năm nên số nợ đáo hạn là rất ít. Sang năm 2005 và 2006 hệ số thu nợ trung, dài hạn đã tăng nhanh lên 0,52 lần và 0,83 lần nguyên nhân là do cán bộ tín dụng đã thường xuyên gọi điện thoại và gửi giấy thông báo cho khách hàng khi gần đến hạn trả gốc hoặc lãi đã làm cho doanh số thu nợ tăng cao.
- Hệ số thu nợ theo thành phần kinh tế:
Trước tiên ta xem xét hệ số thu nợ của hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần những thành phần kinh tế này có điểm giống nhau là có hệ số thu nợ thấp vào năm 2004, tăng nhanh vào năm 2005 và sau đó lại hạ xuống thấp vào năm 2006, có hiện tượng này là do họ vay vào cuối năm 2004 nên đồng vốn chưa xoay vòng kịp để trả cho Ngân hàng, còn hệ số thu nợ tăng nhanh vào năm 2005 là do doanh số cho vay tăng không nhanh bằng doanh số thu nợ, thậm chí thu nợ lớn hơn cho vay, họ không chỉ trả nợ cho khoản vay ở năm 2004 mà còn trả cho khoản vay ở năm 2005 nên hệ số thu nợ có lúc lên đến 1,92 lần. Ở các nhóm đối tượng còn lại hệ số thu nợ hầu như tăng liên tục qua các năm, có được kết quả này là do Ngân hàng đã làm tốt công tác thu nợ với phương châm đề ra trong thu nợ là “không xiết nợ mà sẽ trao đổi, thỏa thuận với khách hàng để trả nợ dần”.
3.4.4.3. Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động
Bảng 13: TỔNG DƯ NỢ TRÊN VỐN HUY ĐỘNG TỪ 2004 – 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2004
2005
2006
Tổng dư nợ
Triệu đồng
60.257
95.888
110.854
Nguồn vốn huy động
Triệu đồng
31.394
69.088
79.978
Tổng dư nợ / VHĐ
Lần
1,92
1,39
1,39
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng chủ yếu là từ vốn huy động, việc sử dụng triệt để vốn huy động để cho vay sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Trong ba năm 2004, 2005, 2006 khả năng huy động vốn của Ngân hàng Ba Xuyên còn thấp, nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng cho nhu cầu về vốn của khách hàng cụ thể là: năm 2004 Ngân hàng huy động được 1 đồng đã cho vay tới 1,92 đồng. Năm 2005 khả năng huy động vốn của Ngân hàng đã được cải thiện cứ bình quân 1,39 đồng dư nợ thì vốn huy động tham gia được 1 đồng, tỷ lệ này cũng được duy trì trong năm 2006.
Tóm lại, hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong những năm qua luôn đạt kết quả cao, nó được thể hiện là vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu nợ luôn tăng cao qua các năm. Đặc biệt là hoạt động huy động vốn, cho vay, thu nợ có doanh số tăng liên tục. Quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng đã góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của khách hàng giúp hoạt động kinh doanh của khách hàng ngày một tốt hơn. Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện nhưng nguồn vốn huy động được vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới để tạo được nhiều lợi nhuận Ngân hàng phải tăng cường huy động vốn bằng các biện pháp thiết thực.
3.5. PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG
Phân loại nợ luôn là công tác quan trọng trong việc quản lí rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ba Xuyên có tình hình phân loại nợ như sau:
Bảng 14: PHÂN LOẠI NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 – 2006
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Nợ đủ tiêu chuẩn
60.257
100,00
95.638
99,74
92.900
83,80
Nợ cần chú ý
0
0,00
250
0,26
15.452
13,94
Nợ dưới tiêu chuẩn
0
0,00
0
0,00
1.362
1,23
Nợ nghi ngờ
0
0,00
0
0,00
890
0,80
Nợ có khả năng mất vốn
0
0,00
0
0,00
250
0,23
Tổng
60.257
100,00
95.888
100,00
110.854
100,00
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Cũng giống như những Ngân hàng khác Ngân hàng Ba Xuyên có nợ nhóm 1 luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nợ đủ tiêu chuẩn số tiền của nó luôn tăng liên tục qua các năm nhưng tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ ngày càng giảm đó là một xu hướng xấu.
Năm 2004 nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 không xuất hiện là do Ngân hàng chỉ hoạt động trong năm này có 5 tháng nên số nợ đến hạn là rất ít.
Năm 2005 ngoài nợ đủ tiêu chuẩn đã bắt đầu xuất hiện nợ cần chú ý với số tiền là 250 triệu chiếm 0,26%. Trong năm này, nhờ sự theo dõi sát sao của cán bộ tín dụng nên các hộ vay đã đóng lãi nhanh chóng, chỉ có một trường hợp hộ vay xây dựng nhà là để nợ quá hạn.
Nhưng sang năm 2006, 5 nhóm nợ đã xuất hiện đầy đủ với tỷ trọng thấp dần. Trong năm này, nợ đủ tiêu chuẩn lại giảm so với năm trước từ 95.638 triệu giảm còn 92.900 triệu, đồng thời nợ cần chú ý lại tăng với tốc độ nhanh chóng từ 250 triệu lên 15.452 triệu. Đây là một chiều hướng không tốt đánh dấu rủi ro tín dụng tăng qua các năm.
Từ khi đi vào hoạt động cho đến hết năm 2006. Ngân hàng Ba Xuyên luôn tìm mọi cách để khống chế tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ dưới mức quy định của Ngân hàng Nhà nước là 5% và mức quy định riêng của NHNo là 3%. Cụ thể tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ qua hai năm 2004, 2005 đều bằng 0 và năm 2006 là 2,26%.
3.5.1. Rủi ro tín dụng theo thời hạn.
Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ, tỷ lệ này lớn nghĩa là Ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng nhiều và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 diễn biến với tình hình như sau:
Bảng 15: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Ngắn hạn
0
0
3,07
Trung, dài hạn
0
0
00,0
Tổng
0
0
2,26
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Từ số liệu trên ta thấy: năm 2004, 2005 hoạt động thu nợ ngắn hạn đạt kết quả cao nên đã không xuất hiện nợ xấu, mặt khác mới được thành lập nên Ngân hàng rất quân tâm đến việc củng cố chất lượng tín dụng. Trong năm 2006, nợ xấu đã xuất hiện trong năm này với số tiền là 2.502 triệu chiếm 3,07% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Toàn bộ nợ xấu đều tập trung ở tín dụng ngắn hạn nguyên nhân là do doanh số dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ của Ngân hàng và nhóm đối tượng này có rất nhiều khách hàng, vì thế Ngân hàng không thể kiểm tra hết quá trình sử dụng vốn của từng hộ. Mặt khác, do thời gian quá ngắn nên một số khách hàng đã không xoay vòng đồng vốn kịp để trả Ngân hàng. Tổng cộng nợ xấu xuất hiện ở 8 đối tượng trong đó:
+ 3 trường hợp vay sản xuất nông nghiệp do thời tiết thay đổi đã gây sâu bệnh trên lúa, bệnh dịch trên vật nuôi nên ảnh hưởng đến thu nhập của hộ vay khiến họ không có vốn trả cho Ngân hàng.
+ 2 trường hợp sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không trả nổi nợ vay cụ thể: 1 trường hợp vay vốn mua máy để sản xuất nông nghiệp thì họ đã không mua máy mà dùng vốn để tiêu xài hết, trường hợp còn lại dùng vốn vay để cờ bạc, cá độ bóng đá bị thua lỗ. Cả hai trường hợp xảy ra rủi ro lỗi một phần là do cán bộ tín dụng đã không kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng.
+ 3 trường hợp còn lại khách hàng vay vốn để kinh doanh, do thiếu trình độ chuyên môn đồng thời do trình độ quản lí kém lại bị cạnh tranh gay gắt nên đã dẫn đến kinh doanh thua lỗ. Về phía Ngân hàng, cán bộ tín dụng chưa am hiểu về ngành nghề kinh doanh của khách hàng nên không những chưa xác định chính xác tính khả thi của phương án kinh doanh mà còn không thể tư vấn cho khách hàng về lĩnh vực sản xuất của họ.
- Cho vay trung, dài hạn luôn chứa đựng rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn trong trường hợp này thì ngược lại. Ta thấy nợ xấu trung hạn thấp hơn nợ xấu ngắn hạn, thậm chí nợ xấu trung hạn trong 3 năm 2004, 2005, 2006 đều bằng 0 là do cho vay trung, dài hạn có thời hạn dài nên số nợ đến hạn là rất ít, đồng thời, do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng thực hiện triệt để. Điều này đã khẳng định chất lượng tín dụng trung, dài hạn của Ngân hàng Ba Xuyên đạt kết quả cao, nhưng những món vay này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Đây là những món vay có thời gian dài nên việc kiểm tra sau khi cho vay phải tiến hành nhiều lần. Đối với Ngân hàng Ba Xuyên, trong thời gian tới những món nợ trung, dài hạn sẽ đáo hạn nhiều sẽ phát sinh nhiều nợ quá hạn. Vì vậy, ngay từ lúc này Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng để có kế hoạch xử lí kịp thời các khoản nợ có vấn đề.
3.5.2. Rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế.
Nợ xấu phát sinh khác nhau đối với các thành phần kinh tế khác nhau, nó được thể hiện như sau:
Bảng 16: NỢ XẤU TRÊN TỔNG DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ TỪ 2004 - 2006.
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
Hợp tác xã
_
_
0
Cty cổ phần, TNHH
0
0
0
DN tư nhân
0
0
0
Hộ sản xuất kinh doanh
0
0
3,27
Đối tượng khác
0
0
0
Đối tượng đặc biệt
0
0
0,16
Tổng
0
0
2,26
Nguồn: Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
- Hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân:
Qua 3 năm, nợ xấu đã không xuất hiện đối với nhóm đối tượng này, nói cách khác Ngân hàng không gặp rủi ro tín dụng khi đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệp này. Nguyên nhân là do các đối tượng này có số lượng ít nên dễ quản lí, đồng thời họ có kế hoạch kinh doanh cụ thể nên đã mang lại hiệu quả cao, nếu không trả nợ Ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của họ dẫn đến mất khách hàng nên họ đã trả nợ đầy đủ, đúng hẹn. Có thể nói, chất lượng tín dụng đối với nhóm thành phần kinh tế này là rất tốt. Vì vậy, Ngân hàng nên mở rộng quy mô tín dụng đối với nhóm đối tượng này.
- Hộ sản xuất kinh doanh:
Đây là đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng, nó luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số dư nợ. Năm 2004, 2005 do quy mô đầu tư vào đối tượng này còn nhỏ nên Ngân hàng đã giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng chặt chẽ và có kế hoạch xử lí kịp thời không để nợ xấu phát sinh. Sang năm 2006, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, số lượng hộ vay tăng lên đáng kể. Họ kinh doanh ở nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau, không có thu nhập ổn định. Vả lại, kinh nghiệm kinh doanh còn yếu nên hoạt động kinh doanh đã không hiệu quả, đồng thời, một số hộ vay còn sử dụng vốn sai mục đích nên đã không có vốn trả cho Ngân hàng. Những nguyên nhân trên đã làm cho nợ xấu xuất hiện vào năm 2006 với số tiền là 2.499 triệu chiếm 3,27% trong tổng dư nợ theo thành phần kinh tế. Nợ xấu đã xuất hiện ở 8 đối tượng, trong đó ở hộ sản xuất kinh doanh đã chiếm đến 7 đối tượng đã cho thấy nhóm đối tượng này có rủi ro cao. Trong thời gian tới Ngân hàng nên sang lọc kĩ khách hàng ở nhóm đối tượng này trước khi ra quyết định cấp tín dụng để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
- Đối tượng đặc biệt:
Đây là đối tượng cho vay theo chỉ định của Chính phủ với mục đích giúp họ thoát nghèo vươn lên làm giàu chính đáng. Nhưng nợ xấu đã xuất hiện ở đối tượng này với số tiền là 3 triệu. Nợ xấu chỉ xuất hiện ở một đối tượng nhưng do nguyên nhân khách quan gây nên, cụ thể là khí hậu thay đổi thất thường làm xuất hiện sâu bệnh gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Các đối tượng khác: khách hàng vay chủ yếu là để xây dựng nhà, mua xe, tiêu dùng…tuy qua ba năm 2004 đến 2006 chưa xuất hiện nợ xấu nhưng đây cũng là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Điều này được thể hiện là nợ cần chú ý ở nhóm đối tượng này đã xuất hiện ở mức cao vào năm 2006 nguyên nhân là do đối tượng này vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu cải thiện đời sống của họ, cho nên nguồn vốn vay của Ngân hàng không tạo ra được thu nhập. Vì vậy, khách hàng không có thu nhập ổn định thì rất dễ dẫn đến rủi ro.
3.5.3. So sánh rủi ro tín dụng giữa NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng và Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Sóc Trăng (Ngân hàng MHB)
Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long chi nhánh tỉnh Sóc Trăng là Ngân hàng hoạt động trên cùng địa bàn là Thành phố Sóc Trăng với NHNo Ba Xuyên, cùng là Ngân hàng thương mại Nhà nước và cũng mới được thành lập không lâu. Vì những nét tương đồng trên giữa hai Ngân hàng mà việc so sánh rủi ro tín dụng giữa hai Ngân hàng là điều hợp lí.
Bảng 17: NỢ XẤU / TỔNG DƯ NỢ CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG VÀ NGÂN HÀNG MHB - SÓC TRĂNG TRONG 3 NĂM 2004 - 2006
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
NHNo
Ba Xuyên
NH
MHB
NHNo
Ba Xuyên
NH
MHB
NHNo
Ba Xuyên
NH
MHB
Ngắn hạn
0
0,12
0
0,23
3,07
0,80
Trung, dài hạn
0
0,02
0
0,25
0
0,55
Tổng
0
0,08
0
0,24
2,26
0,72
Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng MHB và Bảng cân đối tài khoản của NH Ba Xuyên trong 3 năm 2004 - 2006
Từ bảng 17 ta thấy: Xét về tổng thể, rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên trong hai năm 2004 và 2005 đều bằng 0 nên rủi ro tín dụng đã thấp hơn Ngân hàng MHB. Nhưng trong năm 2006, rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên tăng đột biến lên 2,26% gấp gần 3 lần rủi ro tại Ngân hàng MHB. Điều này chứng tỏ NHNo Ba Xuyên có chất lượng tín dụng không bằng Ngân hàng MHB.
Tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ ngắn hạn tại Ngân hàng MHB tăng rất chậm qua các năm, cao nhất là năm 2006 với tỷ lệ 0,8%. Còn NHNo Ba Xuyên có tỷ lệ này tăng rất nhanh từ 0% ở năm 2005 tăng lên 3,07% ở năm 2006. Vậy trong năm 2006, chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHNo Ba Xuyên thấp hơn Ngân hàng MHB và có xu hướng thấp hơn trong những năm tới. Do đối tượng cho vay ngắn hạn của NHNo Ba Xuyên là hộ sản xuất kinh doanh mà đối tượng này có rủi ro cao.
Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng MHB có tăng qua các năm nhưng nó vẫn còn rất thấp. Tuy nhiên nó vẫn còn lớn hơn rủi ro tín dụng tại NHNo Ba Xuyên vì NHNo Ba Xuyên không gặp phải rủi ro tín dụng khi đầu tư vào tín dụng trung, dài hạn. Cho nên chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng MHB thấp hơn NHNo Ba Xuyên. Do đối tượng cho vay của Ngân hàng MHB như: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng gặp rủi ro về sâu bệnh.
Tóm lại, rủi ro tín dụng được Ngân hàng Ba Xuyên khống chế ở mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước, nhưng rủi ro tín dụng của Ngân hàng trong thời gian qua đã có xu hướng tăng. Trong năm 2006, chất lượng tín dụng của Ngân hàng Ba Xuyên nói chung và chất lượng tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng nói riêng đạt kết quả không cao bằng Ngân hàng MHB. Vì vậy, NHNo Ba Xuyên nên thực hiện tốt qui trình cho vay đặc biệt là khâu thẩm định khách hàng để sàng lọc những khách hàng tốt nhất trước khi cho vay, điều này vừa giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn vừa duy trì chất lượng tín dụng trung, dài hạn.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
4.1. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
4.1.1. Những nhân tố khách quan.
- Cạnh tranh:
Sóc Trăng là một thị trường mới phát triển, có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập và nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên nhu cầu vốn ở đây là rất cao. Vì vậy, Sóc Trăng đã thu hút được nhiều Ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động. Chỉ tính riêng trong khu vực Thành phố Sóc Trăng với diện tích 7615,22 ha và dân số là 173.322 người đã thu hút hơn 14 chi nhánh lớn nhỏ của các Ngân hàng Thương Mại Nhà nước và các NHTM cổ phần. Ngân hàng Ba Xuyên mới được thành lập lại phải cạnh tranh với những Ngân hàng đã được thành lập nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm và am hiểu thị trường, đặc biệt là họ đã bước đầu tạo được uy tín đối với khách hàng nên đã có nhiều khách hàng thân thiết. Không những thế, Ngân hàng còn phải cạnh tranh với những NHTM cổ phần mới được thành lập họ rất năng động trong việc thu hút khách hàng như: lãi suất huy động và lãi xuất cho vay của họ rất hấp dẫn, ngay từ khi mới thành lập họ đã biết quảng bá thương hiệu của mình bằng cách quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, treo panô trên các tuyến đường quan trọng trong Thành phố.
- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:
Đây là yếu tố có tác động lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Người ta thường nói chính sách có thông thoáng thì kinh tế mới có điều kiện phát triển. Vì vậy, chỉ cần một thay đổi nhỏ của chính sách cũng ảnh hưởng đến nhiều mặt của nền kinh tế. Trước hết phải nói đến chính sách quy hoạch của địa phương, cụ thể như địa phương muốn mở rộng một con đường nào đó, nó sẽ tác động đến đời sống của người dân trên con đường đó. Người dân sẽ có nhu cầu vay vốn Ngân hàng để sửa chữa, xây dựng lại nhà cửa hoặc vay vốn để kinh doanh…Còn nếu địa phương quyết định quy hoạch một vùng nào đấy sẽ ảnh hưởng đến tài sản đảm bảo của khách hàng đối với Ngân hàng. Ví dụ như: để đưa thị xã Sóc Trăng trở thành Thành phố, thành đô thị Loại 3, chính quyền địa phương đã tiến hành mở rộng, nâng cấp, làm mới một số con đường, sửa chữa, xây dựng mới một số bệnh viện, trường học điều này đã ảnh hưởng đến đời sống của người dân và tài sản đảm bảo của Ngân hàng. Kế đến là chính sách mở rộng hoặc thu hẹp một ngành nghề nó sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của người dân dẫn đến ảnh hưởng đến việc trả nợ cho Ngân hàng.
4.1.2. Những nhân tố chủ quan
- Nguồn vốn
Phương châm hoạt động của các Ngân hàng đều là “đi vay để cho vay”. Để có đủ vốn cho khách hàng vay đòi hỏi hoạt động đi vay của Ngân hàng phải đạt hiệu quả. Trong những năm qua, nguồn huy động tại chỗ của Ngân hàng Ba Xuyên ngày càng tăng nhưng so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì nó vẫn còn thấp, nguồn vốn huy động vẫn chưa đáp ứng đủ khả năng cho vay. Cho nên, Ngân hàng phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên đã gây khó khăn cho hoạt động cho vay. Điều này là do Ngân hàng chưa quảng bá thương hiệu của mình đến với khách hàng, các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng còn quá ít, nơi giao dịch nhỏ, hẹp nên chưa thu hút khách hàng đến Ngân hàng để giao dịch. Uy tín của Ngân hàng vẫn chưa được khẳng định nên còn nhiều người dân tại Sóc Trăng vẫn còn chưa biết đến Ngân hàng Ba Xuyên là một chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Các sản phẩm tín dụng
Hiện nay các sản phẩm của Ngân hàng Ba Xuyên còn ít chủ yếu là: cho vay ngắn, trung, dài hạn theo mục đích của dự án, bảo lãnh cho khách hàng vay vốn, tín dụng ngoại tệ…Đã có nhiều trường hợp khách hàng đến Ngân hàng đề nghị xin vay vốn nhưng vì Ngân hàng đã không thực hiện các hình thức tín dụng phù hợp với yêu cầu của khách hàng nên khách hàng đã ra về và tìm đến những Ngân hàng khác. Vì vậy, để tăng doanh số cho vay, đáp ứng hết nhu cầu về vốn của khách hàng, đòi hỏi Ngân hàng phải đa dạng hình thức cho vay. Việc đa dạng hình thức cho vay không chỉ giúp Ngân hàng thu hút khách hàng mà còn giúp duy trì và giữ vững những khách hàng hiện có.
- Phong cách phục vụ:
Ngân hàng Thương Mại là một công ty có quan hệ công cộng, quan hệ với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Khách hàng đến Ngân hàng tiếp xúc trực tiếp với nhân viên Ngân hàng từ bảo vệ đến nhân viên nghiệp vụ. Nếu nhân viên không có phong cách phục vụ tốt, không làm cho khách hàng hài lòng và yêu mến thì họ sẽ không đến Ngân hàng nữa và khi đã mất khách hàng thì Ngân hàng đã mất tất cả. Vì vậy yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng mà nó còn quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Trong thời gian qua, phong cách phục vụ của nhân viên toàn Ngân hàng Ba Xuyên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng đã có phong cách phục vụ tương đối tốt nên đã dần dần tạo được lòng tin và sự hài lòng của khách hàng, điều này được thể hiện qua hơn 3 năm hoạt động Ngân hàng đã có được một số khách hàng thân thiết thường xuyên đến giao dịch tại Ngân hàng.
- Lãi suất cho vay:
Lãi suất cũng giống như giá cả của sản phẩm nên được nhiều người quan tâm, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vay với số tiền lớn để mở rộng qui mô. Nếu chỉ cần chênh lệch lãi suất rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến chi phí của họ, do đó, họ rất thận trọng khi lựa chọn Ngân hàng. Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Ba Xuyên được thực hiện theo quyết định từ Ngân hàng cấp trên, Ngân hàng Ba Xuyên không tự quyết định lãi suất cho mình, so với các NHTM cổ phần trên cùng địa bàn thì lãi suất cho vay của Ngân hàng Ba Xuyên vẫn còn cao hơn, nên các NHTM cổ phần gần đây đã thu hút được một số khách hàng từ các NHTM Nhà nước chuyển sang.
- Chỉ tiêu Ngân hàng đề ra đối với Cán bộ tín dụng
Muốn phát triển và tiến bộ mọi ngành, mọi người đều đặt ra cho mình những kế hoạch, những mục tiêu để tự phấn đấu. Khi đạt được kế hoạch này con người lại đặt ra những kế hoạch mới, quá trình này cứ tiếp diễn liên tục tạo thành sự phát triển của con người và xã hội. Vì vậy trong hoạt động của ngành Ngân hàng cũng không ngoại lệ, các Ngân hàng thường đặt kế hoạch theo quý và năm để phấn đấu. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra Ngân hàng đã tiến hành giao kế hoạch đến từng cán bộ trong Ngân hàng trong đó có cán bộ tín dụng, kế hoạch cụ thể của từng cán bộ tín dụng là doanh số thu nợ và doanh số dư nợ. Cho nên các kế hoạch đề ra nó không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mà nó còn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Trong thời gian qua, các chỉ tiêu mà Ban lãnh đạo Ngân hàng Ba Xuyên đưa ra đối với từng Cán bộ tín dụng tương đối hợp lí, nó đã góp phần mở rộng quy mô tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
4.2. NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
Hoạt động kinh doanh nào mang lại lợi nhuận cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đi kèm với nó, hoạt động tín dụng cũng không ngoại lệ. Năm 2006, Ngân hàng Ba Xuyên đã gặp phải rủi ro tín dụng sau đây là một số nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên.
4.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng
- Có nhiều trường hợp khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích nhưng cũng không trả nợ cho Ngân hàng. Trường hợp rủi ro phát sinh là do khách hàng kinh doanh không có hiệu quả dẫn đến thua lỗ. Việc khách hàng kinh doanh thua lỗ vì sản phẩm của họ không cạnh tranh lại với những sản phẩm khác, dần dần khách hàng bị mất thị phần. Đồng thời vì thiếu kinh nghiệm quản lí nên không thể ứng phó với những tình huống xấu xảy ra trong kinh doanh, điều này đã làm cho khách hàng bị phá sản không trả nổi nợ cho Ngân hàng. Trong năm 2006, tại Ngân hàng Ba Xuyên đã có 3 trường hợp không trả nổi nợ vì nguyên nhân này với số tiền lên đến 1.830 triệu.
- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
Việc sử dụng vốn đúng mục đích đã được qui định trong nguyên tắc tín dụng. Khi đi vay, khách hàng phải trình bày mục đích sử dụng vốn vay của mình với Ngân hàng, mục đích vay vốn phải dược Ngân hàng chấp thuận và được ghi trên hợp đồng tín dụng. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng chính là việc khách hàng sử dụng vốn vay mang lại hiệu quả. Nguyên nhân xảy ra rủi ro là do khách hàng không sử dụng vốn vay được từ Ngân hàng để sản xuất, kinh doanh mà dùng vốn để tiêu sài, cờ bạc hoặc đem vốn đầu tư vào ngành chứa nhiều rủi ro. Nguyên nhân này là nguyên nhân thường xuyên xảy ra nhất khi phát sinh rủi ro tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng Ba Xuyên đã gặp rủi ro bởi nguyên nhân này với 2 trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và số tiền là 610 triệu. Tóm lại, sau khi cho vay Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra vốn vay có được sử dụng đúng mục đích không. Tuy nhiên, nguyên nhân này cũng phải kể đến lỗi từ phía Ngân hàng Ba Xuyên.
4.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Hiện nay các Ngân hàng được thành lập ngày càng nhiều. Để có thể thu hút được khách hàng ngoài yếu tố lãi suất, thời gian làm hợp đồng cũng rất quan trọng, vì nhiều khách hàng lớn họ chỉ thiếu vốn trong tức thời nên họ đòi hỏi vốn phải đến tay họ một cách nhanh nhất. Vì vậy, để vốn đến tay khách hàng một cách nhanh chóng Ngân hàng Ba Xuyên trong thời gian qua đã xem nhẹ khâu thẩm định khách trước khi cho vay nên Ngân hàng đã cho vay phải những khách hàng có phương án kinh doanh không hiệu quả, đồng thời năng lực quản lí của khách hàng kém. Những khách hàng vay với mục đích kinh doanh tại Ngân hàng Ba Xuyên thường vay với số tiền lớn nên khi rủi ro xảy ra chỉ với 3 khách hàng mà số tiền đã lên đến 1.830 triệu.
Khâu quan trọng sau cùng của quy trình cho vay là kiểm tra sau khi cho vay. Công việc cụ thể của khâu này là kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay có theo mục đích ghi trên hợp đồng, kiểm tra tiến độ thực hiện dự án, đôn đốc trả nợ. Tuy là công việc sau cùng nhưng nó có vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng và xử lí rủi ro, trong năm 2006, có hai trường hợp vốn đã sử dụng sai mục đích lỗi do cán bộ tín dụng đã không kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng để có kế hoạch xử lí nợ kịp thời.
4.2.3. Nguyên nhân khách quan
Do đặc điểm cư dân Sóc Trăng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống của họ cũng phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì vậy những thiệt hại do thiên nhiên gây ra là điều không thể tránh khỏi. Ví dụ: trong trồng trọt, chỉ cần một thay đổi nhỏ của khí hậu như hạn hán kéo dài là mùa màng mất trắng. Thậm chí khi độ ẩm lên cao, nắng nóng cũng tạo điều kiện cho sâu rầy, dịch hại phát triển làm năng suất giảm đáng kể ảnh hưởng đến thu nhập của người dân. Trong năm 2006, có một trường hợp không trả nợ Ngân hàng nguyên nhân là do khí hậu thay đổi làm xuất hiện sâu bệnh làm sản lượng lúa giảm gây ảnh hưởng xấu đến thu nhập của họ, cuối cùng đã gây ra rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Ba Xuyên đối với hộ vay này.
Đồng thời, khí hậu thay đổi, nắng nóng kéo dài cũng làm phát sinh một số bệnh trong chăn nuôi như: bệnh lở nồm long móng ở lợn, bệnh đốm trắng ở tôm, đặc biệt là bệnh cúm ở gia cầm đã gây ảnh hưởng xấu đến thu nhập của người dân không chỉ ở địa bàn tỉnh Sóc Trăng mà còn trên phạm vị cả nước. Ngân hàng Ba Xuyên đã gặp phải rủi ro khi cho khách hàng vay với mục đích chăn nuôi với số trường hợp gặp rủi ro là hai trường hợp, trong đó một trường hợp vay nuôi tôm và một trường hợp vay nuôi cá.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT
CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
5.1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN - SÓC TRĂNG
a. Về hoạt động huy động vốn.
Hiện nay nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nên đã gây khó khăn khi cho vay. Vì vậy, tăng cường khả năng huy động vốn là điều cần thiết để nâng cao hiệu quả cho vay. Ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp sau:
+ Bên cạnh những hình thức huy động đã có là: nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu thì Ngân hàng Ba Xuyên nên thực hiện thêm các hình thức huy động mới như: nhận tiền gửi qua đêm, nhận chi tiền gửi tại nhà theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Ngân hàng nên thực hiện nhiều dịch vụ để thu hút khách hàng đến giao dịch.
+ Thường xuyên tham khảo lãi suất huy động của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn, cập nhật các quy định bằng văn bản về lãi suất của Ngân hàng cấp trên để từ đó đưa ra mức lãi suất phù hợp. Thực hiện lãi suất bậc thang (tiền gửi càng nhiều thì lãi suất càng cao) để thu hút khách hàng.
+ Thời gian giao dịch tại Ngân hàng trùng với thời gian làm việc của nhiều khách hàng nên khách hàng không thể đến Ngân hàng để gửi tiền. Vì vậy, thời gian giao dịch nên thuận lợi, thuận tiện với khách hàng như bố trí làm thêm vào ngày thứ bảy, vào các ngày lễ, tết.
+ Muốn thực hiện tốt phương châm “Nhanh chóng – an toàn – chính xác - hiệu quả” thì nhân viên Ngân hàng cần có trình độ chuyên môn cao. Để giữ và thu hút khách hàng cần có phong cách phục vụ nhiệt tình, niềm nở, lịch sự.
+ Ngân hàng cần tạo thêm lòng tin đối với khách hàng bằng cánh đầu tư nhiều vào cơ cở vật chất, đặc biệt là nơi giao dịch. Vì nơi giao dịch hiện nay của Ngân hàng rất nhỏ hẹp không thể phục vụ một lúc nhiều khách hàng. Nơi giao dịch phải được bố trí hiện đại, lịch sự thu hút khách hàng, đồng thời, có khu vực đậu xe dành riêng cho khách hàng và có nhân viên bảo vệ tại khu vực đó để quản lí và bảo vệ tài sản của khách hàng khi khách hàng vào Ngân hàng.
+ Thực hiện tặng quà khuyến mãi cho khách hàng gửi tiền vào các dịp lễ tết, giá trị của món quà phụ thuộc vào số tiền mà khách hàng gửi vào, quà có thể là tiền, hiện vật.
+ Hiện nay thương hiệu NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, tiếp thị là công tác quan trọng để thu hút khách hàng. Ngân hàng nên thực hiện các hình thức tiếp thị sau: in tờ rơi chuyển đến các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn, tăng cường quảng cáo trên báo, đài, tivi…mở hội nghị khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng hiểu, nắm chắc các dịch vụ của Ngân hàng từ đó có quan hệ với khách hàng.
b. Về hoạt động tín dụng
Từ việc phân tích tình hình tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên ta thấy: dư nợ trung, dài hạn và dư nợ tín dụng đối với các công ty, các doanh nghiệp vẫn còn thấp. Đồng thời để tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thì Ngân hàng nên thực hiện một số biện pháp sau:
+ Bên cạnh những hình thức tín dụng đã có Ngân hàng nên thực hiện thêm một số hình thức mới như:
* Tín dụng tín chấp để phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, công nhân viên và các đối tượng khác. Các khách hàng thuộc nhóm đối tượng này vay chủ yếu để tiêu dùng, họ có uy tín cao và thu nhập ổn định giúp Ngân hàng có thể hạn chế rủi ro.
* Tài trợ xuất nhập khẩu: đây là hình thức cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hình thức này có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngành ngoại thương. Vì thời gian tài trợ ngắn nên giúp Ngân hàng có thể hạn chế được một số rủi ro, đồng thời đây còn là hình thức tín dụng có độ an toàn cao và giúp Ngân hàng sử dụng vốn đạt hiệu quả hơn.
* Đại lí cho thuê tài chính: đây là hoạt động tín dụng thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, các động sản khác…Hình thức tín dụng này giúp Ngân hàng có thể mở rộng khách hàng, góp phần tăng dư nợ trung, dài hạn. Đặc biệt hình thức này có rủi ro thấp và mang lại lợi ích kinh tế xã hội.
+ Lãi suất cho vay tại Ngân hàng Ba Xuyên còn cao hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Để thu hút các khách hàng lớn đặc biệt là các công ty thì Ngân hàng Ba Xuyên cần đưa ra mức lãi suất cho vay mang tính cạnh tranh hơn bằng cách thực hiện mức lãi suất mới nhất theo quy định của Ngân hàng cấp trên, đặc biệt Ngân hàng Ba Xuyên nên áp dụng mức lãi suất thấp cho các khách hàng lớn có quan hệ thân thiết với Ngân hàng để giữ chân họ.
+ Thường xuyên gửi thư hoặc gọi điện thoại thăm hỏi khách hàng vào các dịp lễ, tết. Hoạt động này vừa tạo ra sự thân thiết giữa Ngân hàng với khách hàng vừa thuận lợi cho việc kiểm tra sau khi cho vay.
+ Hiện nay, phòng tín dụng tại NHNo chi nhánh Ba Xuyên chỉ có 5 cán bộ tín dụng kể cả trưởng phòng và phó phòng nếu Ngân hàng muốn mở rộng quy mô tín dụng đòi hỏi phải tuyển thêm cán bộ tín dụng. Để cán bộ tín dụng hoàn thành tốt kế hoạch được giao đòi hỏi các kế hoạch này phải phù hợp với năng lực của từng người, tránh trường hợp tạo nên áp lực công việc đối với họ như: Cán bộ tín dụng có kinh nghiệm thì giao chỉ tiêu thu nợ, dư nợ cao hơn Cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm. Đồng thời, Ngân hàng nên thực hiện khen thưởng bằng vật chất và tinh thần cho các Cán bộ tín dụng thực hiện tốt kế hoạch được giao.
+ Dư nợ tín dụng của NHNo chi nhánh Ba Xuyên đối các công ty, các doanh nghiệp vẫn còn thấy. Cho nên Ngân hàng cần chú ý mở rộng quy mô tín dụng đối với các công ty và các doanh nhiệp vì trong quá trình sản xuất kinh doanh các đối tượng này thường phát sinh nhu cầu bổ sung vốn lưu động và họ thường vay với số tiền lớn bằng cách: Cán bộ Ngân hàng cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng bằng cách thường xuyên gặp gỡ khách hàng để giới thiệu các sản phẩm của mình. Đồng thời, cán bộ tín dụng nên tiến hành công tác tư vấn, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về kinh doanh để các doanh nghiệm có kế hoạch kinh doanh và mang lại hiệu quả cao nhất.
+ Hoạt động Ngân hàng trong thời gian qua chính quyền địa phương có vai trò rất quan trọng trong việc cho vay và thu nợ của khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải có quan hệ thân thiết với chính quyền địa phương. Mặt khác, sự thay đổi cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương tác động rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng, điều này đòi hỏi Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải thường xuyên bám sát những chủ trương quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương đó.
5.2. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
5.2.1. Quy trình cho vay.
Từ phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên ta thấy: đa phần rủi ro là do nguyên nhân từ phía khách hàng chủ yếu là do khách hàng thiếu năng lực, các dự án cho vay không khả thi và cuối cùng là do khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Để hạn chế rủi ro tín dụng Ngân hàng cần thực hiện đúng quy trình cho vay theo hướng dẫn của NHNo & PTNT Việt Nam.
a. Trước khi cho vay
Do rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên xuất hiện nhiều ở hộ sản xuất kinh doanh, vì vậy theo tôi để hạn chế rủi ro tín dụng ở nhóm đối tượng này trước khi cho vay Ngân hàng cần chú ý những điểm sau:
+ Phân tích uy tín của người vay: công việc này nhằm xác định khả năng và ý muốn trả nợ vay của khách hàng. Công việc này gồm:
* Xem xét quan hệ tín dụng giữa khách hàng với Ngân hàng cho vay hoặc Ngân hàng cùng hệ thống kể cả đối với các tổ chức tín dụng khác. Xem xét các phía cạnh như sau: tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, mục đích của khoản vay, mức độ tín nhiệm đặc biệt chú ý đến nợ quá hạn.
* Thu thập ý kiến của các chủ nợ khác đối với khách hàng.
* Tiến hành xếp hạng khách hàng để dựa vào đó quyết định cho vay.
+ Xem xét sự khả thi của phương án kinh doanh: Cán bộ tín dụng cần chú ý phân tích điều kiện và môi trường kinh doanh như: thị phần mà khách hàng đang có, khả năng cạnh tranh của khách hàng với những khách hàng khác cùng ngành, cuối cùng cán bộ tín dụng phải nhận thức được sự phát triển trong tương lai của ngành mà khách hàng đang kinh doanh.
b. Sau khi cho vay
Ta thấy, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên là do 2 khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và 3 khách hàng sử dụng vốn không hiệu quả. Vì vậy để giảm rủi ro do nguyên nhân này công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay có ý nghĩa cực kì quan trọng, mục đích của công việc này là hướng dẫn, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, đồng thời có thể đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho khách hàng để khách hàng sử dụng vốn mang lại hiệu quả.
Để thực hiện tốt công tác này thì cán bộ tín dụng nên định kì hoặc đột xuất kiểm tra, một hoặc nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay. Cán bộ tín dụng kiểm tra bằng cách thị sát tiến độ thực hiện và thị sát vật chất.
Nếu những yếu tố trên có ảnh hưởng lớn đến tình hình trả nợ thì Cán bộ tín dụng phải báo cáo cho Trưởng phòng tín dụng trình Giám đốc để cùng khách hàng tìm giải pháp khắc phục hoặc ngưng cho vay hoặc thu hồi nợ trước hạn.
Phân loại khoản vay cũng là một công việc quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng. Nhờ tiến hành phân loại khoản vay mà trong năm 2006 Ngân hàng Ba Xuyên đã phòng ngừa kịp thời và có biện pháp xử lí để giảm rủi ro xuống thấp. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần thực hiện tốt hơn nữa công tác này để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho Ngân hàng.
5.2.2. Về phía Ngân hàng
a. Đối với cán bộ tín dụng.
Các rủi ro tín dụng xảy ra trong năm 2006 lỗi một phần thuộc về Ngân hàng mà người chịu lớn nhất là cán bộ tín dụng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp thẩm định khách hàng và là người kiểm tra quá trình sử dụng vốn của họ. Để hạn chế rủi ro tín dụng thì cán bộ tín dụng cần:
Cán bộ tín dụng cần hiểu biết về ngành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng để có thể đánh giá chính xác tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó quyết định cho vay một cách phù hợp và có thể giám sát khoản vay một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, Cán bộ tín dụng có thể tham gia tư vấn cùng khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh góp phần vào việc giúp khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, Cán bộ tín dụng phải am hiểu sâu rộng về tình hình kinh tế xã hội, thủ tục chế độ nguyên tắc của ngành. Điều này đã đòi hỏi Cán bộ tín dụng phải luôn luôn nghiên cứu, học hỏi và được tập huấn nghiên cứu, nhằm trau dồi kiến thức, đúc kết kinh nghiệm của bản thân góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ.
Để Cán bộ tín dụng có thể am hiểu sâu về tình hình và đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương nơi mình phụ trách, Ngân hàng Ba Xuyên đã và đang thực hiện chuyên môn hóa Cán bộ tín dụng theo địa bàn. Việc này góp phần tạo mối quan hệ lâu dài, gắn bó giữa Cán bộ tín dụng với khách hàng và với chính quyền địa phương nó cũng góp phần hạn chế rủi ro.
b. Đối với lãnh đạo Ngân hàng
Để hạn chế rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía Ngân hàng cụ thể là do cán bộ tín dụng, Ban lãnh đạo Ngân hàng phải thường xuyên thực hiện những công việc sau:
+ Tiến hành giao kế hoạch và thường xuyên nắm bắt tiến độ thu nợ và lãi của Cán bộ tín dụng.
+ Kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc thực hiện kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng.
+ Định kì thay đổi địa bàn quản lí đối với Cán bộ tín dụng để tránh trường hợp Cán bộ tín dụng có mối quan hệ quá thân với khách hàng sẽ dễ dẫn đến việc Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
+ Thu thập thông tin xác minh tư cách, phẩm chất, tác phong, chất lượng công tác của Cán bộ tín dụng.
5.2.3. Phân tán rủi ro
5.2.3.1. Bảo hiểm tín dụng
Để đảm bảo được an toàn vốn tín dụng đòi hỏi NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng sớm có quy định và đưa vào thực hiện yêu cầu khách hàng vay vốn mua bảo hiểm cho ngành nghề kinh doanh của họ hoặc bảo hiểm tài sản vay của khách hàng.
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là luôn chứa đựng những rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh năm 2006 nó đã gây nên rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên. Cho nên việc mua bảo hiểm cho cây trồng vật nuôi sẽ giúp cho hộ nông dân phòng ngừa được rủi ro trong sản xuất, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng cho Ngân hàng.
5.2.3.2. Cho vay hợp vốn
Từ thực tế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ba Xuyên ta thấy, rủi ro tín dụng chỉ xảy ra ở một số khách hàng nhưng số tiền bị rủi ro là khá lớn vì số tiền vay ở một khách hàng là khá lớn có khách hàng vay trên 1 tỷ đồng. Vì vậy cách tốt nhất để hạn chế rủi ro đối với các đối tượng này là Ngân hàng nên tiến hành cho vay hợp vốn vì cho vay hợp vốn có sự tập trung nguồn vốn cho vay của nhiều Ngân hàng khác nhau từ đó phân tán được rủi ro và giúp nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Cho vay hợp vốn còn góp phần đẩy mạnh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới sự trợ giúp của các Ngân hàng bạn.
5.2.3.3. Lập quỹ dự phòng rủi ro
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ba Xuyên cũng như những Ngân hàng khác, việc xảy ra rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách thức nào hạn chế tối thiểu những tổn thất xảy ra là điều cần phải quan tâm. Vì vậy, việc lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro sẽ giúp cho Ngân hàng bù đắp được những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra từ đó không gây ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng.
5.2.3.4. Đa dạng hoá việc sử dụng vốn của Ngân hàng.
Trên cơ sở phân tích dư nợ và rủi ro tín dụng theo thành phần kinh tế ta thấy: hộ sản xuất kinh doanh có dư nợ qua các năm đều trên 68% tổng dư nợ theo thành phần kinh tế và tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ ở đối tượng này trong năm 2006 là 3,27%. Để hạn chế rủi ro tín dụng ở nhóm đối tượng này thì Ngân hàng Ba Xuyên nên thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tư có nghĩa là mở rộng các khoản tín dụng của Ngân hàng cho nhiều khách hàng đa dạng, phong phú như các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… với những nguồn thu nhập và tài sản thế chấp đa dạng. Đồng thời, đa dạng hóa địa lí là tìm kiếm khách hàng ở nhiều nơi khác nhau, điều kiện kinh tế khác nhau như ngoài khu vực Thành phố Sóc Trăng Ngân hàng nên chú ý mở rộng quy mô tín dụng sang các huyện lân cận đây cũng là một biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN.
Cũng như các Ngân hàng khác trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên - Sóc Trăng đã góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Qua 3 năm hoạt động, Ngân hàng Ba Xuyên đã thu được một số kết quả sau:
+ Tổng số vốn huy động cuối năm 2006 của Ngân hàng đạt 79.987 triệu tăng 15,76% so với đầu năm.
+ Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ tăng liên tục qua các năm, trong đó dư nợ cho vay tính đến hết năm 2006 là 110.854 triệu tăng 14.966 triệu tương đương 15,61%.
+ Đối tượng thu hút vốn đầu tư chủ yếu của Ngân hàng là hộ sản xuất kinh doanh, cụ thể qua 3 năm dư nợ tín dụng ở đối tượng này đều trên 68% trong tổng dư nợ của toàn Ngân hàng.
+ Các chỉ số tín dụng như: vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu nợ đều tăng nhanh qua các năm.
Ngân hàng cho vay càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng lớn, còn nếu cho vay ít thì lợi nhuận không đủ trả lãi cho khách hàng. Vì vậy, Ngân hàng Ba Xuyên năm 2006 đã gặp phải rủi ro tín dụng những rủi ro này đã được Ngân hàng khống chế và xử lí nên nó đã không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Trong quá trình hoạt động, NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên đã không ngừng nâng cao hơn nữa nguồn vốn huy động của mình để đáp ứng đủ nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn toàn Thành phố Sóc Trăng. Đồng thời, Ngân hàng Ba Xuyên đã góp phần nhỏ bé của mình trong việc khẳng định thương hiệu “Agribank – Mang phồn thịnh đến với khách hàng”.
6.2. KIẾN NGHỊ.
6.2.1. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên – Sóc Trăng.
- Tăng cường khả năng huy động vốn để có thể đáp ứng tốt nhu cầu về vốn của khách hàng.
- Mở rộng quy mô tín dụng đối với cho vay trung, dài hạn.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra sau khi cho vay, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất kinh doanh .
- Ngoài việc khống chế, kiểm soát tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ theo quy định của NHNN và NHNo, Ngân hàng nên quản lí tỷ lệ này theo thời gian, theo thành phần kinh tế.
6.2.2. Đối với NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng
- Sớm xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng.
- Mở rộng mạng lưới phù hợp tránh trường hợp chồng chéo, giành khách hàng giữa các chi nhánh.
- Mở rộng quyền hạn cho các chi nhánh được chủ động áp dụng các loại lãi suất, để từ đó nâng cao tính cạnh tranh giữa các chi nhánh.
- Giám sát định kì hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động tín dụng của chi nhánh cấp dưới.
- Kiểm tra chuyên môn, kĩ năng và hiểu biết của cán bộ tín dụng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình tín dụng và rủi ro tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng.DOC