MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HTX THÁI DƯƠNG 5
1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của HTX Thái Dương. 5
1.2.Bộ máy tổ chức hoạt động của HTX Thái Dương. 7
1.3. Tình hình nhân sự; đánh giá sự đáp ứng với tính hình kinh doanh hiện nay. 10
1.4. Doanh số. 12
1.5. Địa bàn kinh doanh. 14
1.6. Phương thức kinh doanh. 14
1.7. Tình hình Tài chính của doanh nghiệp. 15
1.8. Khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của doanh nghiệp. 19
1.9. Kết luận. 21
1.10. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới. 23
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ. 24
2.1. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 24
2.2.Xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. 29
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu TCMN 37
2.4. Tình hình hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ thời gian qua. 42
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HTX THÁI DƯƠNG 46
3.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương và những vấn đề đặc thù của ngành hàng. 46
3.2.Thực trạng hoạt động XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương. 47
3.3.Tóm lược các vấn đề tồn tại và phương hướng phát triển trong hoạt động XK của HTX Thái Dương. 59
CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA HTX THÁI DƯƠNG 63
4.1.Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 63
4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước. 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 1: CÁC MẶT HÀNG CỦA HXT THÁI DƯƠNG 72
PHỤ LỤC 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 75
PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 76
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 79
PHỤ LỤC 5: SỐ LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG 80
LỜI MỞ ĐẦU1.Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Là mặt hàng có mức độ tăng trưởng khá cao trong những năm qua,bình quân khoảng 20% trên 1 năm, thị trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta ngoài các nước chủ yếu như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh , Pháp, Đức, Hàn Quốc, Đài Loan . Hiện đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cũng là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn.
Có thể nói, tác động kinh tế xã hội của ngành thủ công mỹ nghệ khá cao, đặc biệt là về mặt giảm nghèo và phát triển khu vực nông thôn. Ngành này đóng góp phần lớn cho việc phát sinh thu nhập ở các khu vực nông thôn, thu hút đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng và thu hẹp khoảng cách giữa mức sống ở nông thôn và đô thị. Tiềm năng xuất khẩu của ngành này ở mức cao. Đây là một ngành năng động, có mức tăng trưởng xuất khẩu về mặt giá trị tăng nhanh hơn gấp 5 lần so với mức trung bình thế giới. Các điều kiện thâm nhập thị trường của Việt Nam đối với ngành này tương đối ưu đãi. Sản phẩm thủ công của Việt Nam nổi tiếng do có mức giá vừa phải cũng như có một loạt các loại thiết kế độc đáo, nổi bật nhờ có nền tảng dân tộc đa dạng.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu: mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn . Chính vì thế, hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế.
HTX Thái Dương là một trong những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lâu đời tại Việt Nam. Bắt đầu hoạt động từ năm 1982, đến nay sản phẩm của HTX đã có mặt tại nhiều nước trên Thế giới. Tuy nhiên, không nằm ngoài quy luật chung của ngành, HTX cũng luôn phải đương đầu với những khó khăn về cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương” là đề tài tốt nghiệp của mình.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu chủ yếu của luận văn tốt nghiệp là nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong vấn đề XNK. Trên cơ sở thực trạng đó, tác giả đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch XNK cho doanh nghiệp.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của HTX Thái DươngPhạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay
Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được viết bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp và công cụ chủ yếu là thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp nhằm làm sáng tỏ các vấn đề có liên quan.
Nội dung tóm tắt nghiên cứu
Luận văn được chia làm bốn chương chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu Tổng quan về HTX Thái Dương
Tại chương này, tác giả giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, bộ máy cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng/Ban, tình hình nhân sự của HTX Thái Dương. Đồng thời, tác giả cũng phân tích và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của HTX từ năm 2008 đến nay và định hướng cho những năm tiếp theo.
Chương 2: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và hoạt động gia tăng kim ngạch của doanh nghiệp
Tại chương này, tác giả đưa ra lý luận chung về vấn đề xuất khẩu, vai trò của XK, các hình thức XK và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động XK nói chung và đối với hoạt động XK hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.
Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương
Tác giả đi sâu nghiên cứu ngành nghề kinh doanh và chỉ ra những vấn đề đặc thù của HTX Thái Dương, từ đó đưa ra một số phân tích, đánh giá về tình hình XK của HTX.
Chương 4: Các giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương.
Trong chương này tác giả chỉ ra các vấn đề tồn tại và phương hướng trong hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu và một số kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của HTX nói riêng và của ngành thủ công mỹ nghệ nói chung.
85 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2732 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của Thái Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên mức độ phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ vẫn còn hạn chế so với tiềm năng của nó: đặc biệt những năm gần đây doanh thu xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ mặc dù có tăng trưởng nhưng vẫn không đạt được chỉ tiêu đề ra, ngoài một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ, các mặt hàng TCMN còn lại đã bộc lộ nhiều điểm yếu. Mẫu mã sản phẩm chậm cải tiến, thiếu mặt hàng mới, kiểu dáng sản phẩm không theo kịp tập quán và thói quen tiêu dùng của thị trường xuất khẩu, sản phẩm không dự đoán được những biến đổi khí hậu của từng địa phương. Sản phẩm thiếu đồng bộ, tính hoàn thiện sản phẩm còn thấp, công dụng không rõ nét, độ an toàn chưa được chú ý, bao bì không hấp dẫn... đặc biệt là thiếu sản phẩm được thiết kế kiểu dáng sáng tạo từ đơn vị trực tiếp sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm vẫn còn cao, làm giảm đi khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Những mặt hàng được sản xuất mang đặc tính và tượng trưng của từng địa phương còn hạn chế, chưa gây được ấn tượng mạnh cho người tiêu dùng và các nhà phân phối.
Mặc dù có trên 200 làng nghề, 1,4 triệu lao động và 1000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN, nhưng đa số vẫn là các đơn vị vừa và nhỏ, quy mô sản xuất manh mún, nhà xưởng sản xuất còn thiếu và máy móc thiết bị phụ trợ sản xuất còn đơn sơ, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của những đơn hàng lớn, hoặc khi có đơn hàng lớn lại gặp phải thiếu nguyên liệu, thiếu lao động, phải huy động các cơ sở gia công riêng lẻ, dẫn đến chất lượng hàng hoá không ổn định, hoặc thời gian giao hàng kéo dài không đảm bảo được thời gian hợp đồng.
Sự liên kết giữa các nhà sản xuất và kinh doanh còn hạn chế, thiếu chiến lược cộng tác lâu dài. Hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà sản xuất không được quan tâm, thiếu tin cậy lẫn nhau: tranh mua tranh bán, làm giảm hiệu quả kinh doanh, chưa phát huy được thế mạnh của cộng đông. Lực lượng lao động thiếu ổn định do thu nhập của ngành mỹ nghệ còn thấp so với các ngành khác. Lao động sau đào tạo nghỉ việc tự lập cơ sở sản xuất hoặc chuyển qua các ngành có thu nhập cao, làm cho đơn vị sản xuất TCMN thường gặp khó khăn về lao động có tay nghệ.
Các đơn vị sản xuất nhỏ thường thiếu thông tin, thiếu vốn, khả năng tiếp thị và xúc tiến thương mại rất hạn chế, hàng hoá nhiều lúc phải bán qua nhiều trung gian, làm cho giá bán thấp, sản xuất thiếu hiệu quả, không có khả năng đầu tư mở rộng nhà xưởng, mua sắm trang bị và cải tiến máy móc thiết bị, hạn chế việc phát triển và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm.
2.4.2. Những bài học thực tiễn rút ra trong quá trình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
Do ảnh hưởng của các mặt tồn tại trên, đã và đang làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta so với các nước khác trong khu vực. Để mở rộng thị trường xuất khẩu đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững hướng tới mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD hàng thủ công mỹ nghệ vào năm 2012 chúng ta cần quan tâm và học hỏi rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thất bại:
Các đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên chủ động liên kết lại xây dựng làng nghề hoặc cụm sản xuất thủ công mỹ nghệ. Mỗi cụm hay làng nghề có thể do 5-10 doanh nghiệp cộng tác thành lập, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh như chia sẻ các hợp đồng lớn hoặc phân công phân khúc sản xuất. Tận dụng và phát huy hết công năng cơ sở vật chất và năng suất của máy móc thiết bị tại các đơn vị. Bổ sung lẫn nhau và ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Thông qua cụm sản xuất hoặc làng nghề để phô trương khả năng sản xuất, nâng tính phong phú đa dạng sản phẩm thu hút sự quan tâm và lòng tin của người mua hàng.
Tăng cường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm khi sản xuất, để đảm bảo tính đồng nhất và ổn định chất lượng sản phẩm, đồng thời khắc phục những sản phẩm có khuyết điểm, để hoàn thiện sản phẩm đảm bảo về tính thẩm mỹ, tính an toàn khi sử dụng, xây dựng lại niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm mỹ nghệ của mình.
Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hội cần phát động và xây dựng phong trào thiết kế sáng tạo kiểu dáng sản phẩm bằng các giải thưởng trong giới doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, cũng như các nghệ nhân, sinh viên học sinh để bổ sung mẫu mã sản phẩm mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đa dạng hoá và phong phú thêm.
Bố trí lại sản xuất, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm để tăng năng suất lao động, để giảm giá thành sản phẩm, và đảm bảo tiến độ giao hàng.
Tăng cường vai trò của hiệp hội ngành nghề, của ban khuyến nông, sở công thương trong việc là cầu nối, diễn đàn trao đổi các kinh nghiệm, liên kết, tăng cường giao lưu phổ biến khoa học, kỹ thuật; cung cấp các thông tin thị trường các cơ hội làm ăn. Các tổ chức đó cũng đóng vai trò là “tiếng nói” của các tổ chức sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ để đề xuất với các cơ quan chức năng các giải pháp nhằm thúc đẩy ngành phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA HTX THÁI DƯƠNG
3.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương và những vấn đề đặc thù của ngành hàng.
3.1.1.Ngành nghề kinh doanh của HTX Thái Dương
Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam và được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào kim ngạch của cả nước, đồng thời có một vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn.
Phát huy truyền thống đó, từ khi thành lập đến nay HTX Thái Dương đã sản xuất và góp phần giới thiệu hàng gốm mỹ nghệ của Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới. Hiện nay, HTX Thái Dương đã có hơn 300 công nhân lành nghề với bàn tay khéo léo và óc sáng tạo cho ra đời những sản phẩm gốm mỹ nghệ ngày càng độc đáo hơn chiếm 5 trên 10 tiểu ngành, cụ thể như sau:
Gốm sứ: Thú, tượng, Chậu bằng đất đỏ, Bình trang trí trong
nhà, Chậu trang trí ngoài trời có tráng men, Chân đèn cầy, Chậu trang trí trong nhà, Bộ sưu tập
Hàng liễu gai (mây tre): Bàn, Ghế, Giở, Sọt, Khay
Hàng tráng kẽm: Bình tưới, Chậu
Hàng nhựa:
Hàng chất liệu resin:
3.1.2.Những vấn để đặc thù của ngành hàng.
Hàng thủ công mỹ nghệ không liệt vào các loại hàng thiết yếu. Song đời sống và dân trí càng cao thì nhu cầu về hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhìều..
Đặc thù của hàng thủ công mỹ nghệ là có truyền thống lâu đời, trải rộng trên nhiều địa phương và được làm chủ yếu bằng tay hoặc bán thủ công.
Quy mô sản xuất khó có thể mở rộng, nhanh lên gấp nhiều lần và vẫn sản xuất theo kiểu nhận đơn đặt hàng bị động.
Mô hình sản xuất chủ yếu dưới dạng các cá nhân, nghệ nhân hoặc hộ gia đình có truyền thống làm nghề; trong giai đoạn hiện tại còn có sự liên kết giữa các cá thể trên theo mô hình hợp tác xã (chẳng hạn như Thái Dương).
Thủ công mỹ nghệ là một ngành được đánh giá có giá trị xuất khẩu gia tăng cao do tận dụng được lợi thế từ nguồn nguyên liệu và nhân lực gần như toàn bộ từ trong nước.
Mẫu mã của hàng thủ công mỹ nghệ gần như không thay đổi trong 10 năm qua. Các doanh nghiệp vẫn phụ thuộc mẫu đi kèm trong hợp đồng có sẵn của khách hàng mà không mạnh dạn thiết kế, đa dạng hóa sản phẩm. "Vì đặc trưng của sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ là mỗi mẫu sản phẩm có một quy trình nhất định, nếu thay đổi sẽ phải thay đổi cả quy trình, tốn kém và mất nhiều thời gian .
Hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệ vừa mang tính mỹ thuật. Mỹ nghệ thể hiện nền văn hóa dân tộc, vừa có giá trị sử dụng. Hơn thế nữa là hàng thủ công mỹ nghệ mang những nét đặc trưng riêng cho mỗi dân tộc mà nước khác có nhu cầu sử dụng trao đổi
Trong mậu dịch quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ không chiếm tỷ trọng lớn. Nhưng nó giao thương với tất cả các nước trên thế giới, không nước nào không có hàng thủ công mỹ nghệ trong danh mục kim ngạch xuất khẩu.
3.2.Thực trạng hoạt động XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương
3.2.1. Đặc điểm mặt hàng xuất khẩu của HTX Thái Dương
(Xem thêm phụ lục 1về các mẫu mã sản phẩm)
Được thành lập và tọa lạc tại thành phố Biên Hòa, Đồng Nai là nơi giàu truyền thống về nghề gốm mỹ nghệ từ rất lâu đời, HTX Thái Dương đã cho ra đời gần 100 mặt hàng các loại phong phú về mẫu mã, kiểu dáng, công năng được nhiều khách hàng quốc tế yêu thích, có thể liệt kê một số đặc điểm của mặt hàng xuất khẩu của HTX Thái Dương như sau:
Phong phú về mẫu mã, chủng loại độc đáo về mầu sắc kiểu dáng và không ngừng được sáng tạo thêm các chủng loại mới, ngành hàng mới; ví dụ như mặt hàng chất liệu resin và nhựa.
Sản xuất mang tính bán thủ công, nghệ nhân và mỹ thuật (mỗi sản phẩm như một tác phẩm làm bằng tay) chiếm tới 65% công đoạn hình thành thành phẩm, do vậy chất lượng sản phẩm không đồng đều và khó có thể tăng sản lượng lên đột biến. Khi vào mùa vụ hoặc có đơn hàng lớn, HTX Thái Dương đã thuê thêm nhân công thời vụ để tăng cường quy mô sản xuất, nhưng lại phải đối mặt với việc tay nghề của các nhân công thày thấp dẫn tới chát lượng sản phẩm bị giảm sút.
Sản phẩm mang đậm chất văn hóa dân gian của các miền quê Việt Nam, do vậy tạo nên một nét riêng về văn hóa con người vì thế có được sự khác biệt rất lớn để tạo lợi thế cạnh tranh và hấp dẫn khách hàng vì cái mới, lạ, ngộ nghĩnh; về việc tìm hiểu văn hóa, con người Việt Nam.
Tận dụng được các nguồn nguyên liệu thô dồi dào như mây, tre, cói, rơm, đất sét … với giá thành rất rẻ; tuy nhiên trong thời gian gần đây các nguồn nguyên liệu này ngày càng trở nên khan hiếm. Hơn nữa các nguồn nguyên liệu không được tổ chức bài bản và thu gom lòng vong qua nhiều khâu đã làm đội chi phí và giảm nhiều tính chủ động. HTX Thái Dương hiện tại đã phải nhập khẩu một phần nhỏ tre từ Trung Quốc và mây từ Lào, Campuchia và In-đô-nê-xi-a.
3.2.2.Phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
Trên địa bàn hoạt động của HTX Thái Dương, Tp.Biên Hòa có khoảng gần 100 cơ sở ngành thủ công mỹ nghệ với gần 3.500 lao động, mặt hàng chủ yếu là xuất sang thị trường Châu Âu một số xuất trực tiếp còn lại đa số các doanh nghiệp không xuất trực tiếp mà phải qua ủy thác cho các công ty ở TP.HCM. Hiện có khoảng 07 Công ty, 33 doanh nghiệp và một số hộ cá thể chủ yếu làm gốm mộc, tập trung ở các phường Bửu Hòa, Tân Vạn, xã Hóa An và Tân Hạnh.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm ngành thủ công mỹ nghệ giảm do ảnh hưởng biến động thị trường Châu Âu, cạnh tranh trong khu vực Châu Á (chủ yếu là Trung Quốc), mặt khác giá nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng giá thành sản phẩm dẫn đến nhiều hợp đồng xuất khẩu không ký được chỉ sản xuất cầm chừng tiêu thụ nội địa. Để phù hợp với thị trường HTX Thái Dương luôn luôn thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chuyển đổi công nghệ nung gas, dầu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và khắc phục ô nhiễm môi trường.
3.2.2.1. Phân tích tình hình xuất khẩu
a) Phân tích tình hình xuất khẩu theo kim ngạch
Nhằm hiểu rõ hơn về tình hình xuất khẩu theo kim ngạch tôi đã sử dụng phương pháp tính toán nội suy từ các dữ liệu quá khứ về kim ngạch và tỷ giá để tính toán, ước lượng cho năm 2011 và 2012 như bảng dưới đây.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu HTX Thái Dương qua các năm
Năm
Kim ngạnh xuất khẩu
(VNĐ)
Tỷ lệ % năm sau so trước
Tỷ lệ % so kỳ gốc 2007
Tỷ lệ % so kỳ gốc
điều chỉnh tỷ giá
Ghi chú
2007
11,049,546,750
n/a
n/a
n/a
Giả định 2007 là kỳ gốc, tỷ giá 16,000.00
2008
13,366,810,101
20.97
20.97
17.31
Tỷ giá USD 31/12/2008 16,500.00
2009
10,449,559,833
-21.82
-5.43
-10.47
Tỷ giá USD 1/12/2009 16,900.00
2010
12,056,944,822
15.38
9.12
-7.63
Tỷ giá USD 31/12/2010 18,900.00
2011F
16,486,897,211
36.74
49.21
14.23
Dự báo Tỷ giá USD 31/12/2011 20,900.00
2012F
18,959,931,793
15.00
71.59
25.36
Dự báo Tỷ giá USD 31/12/2012 21,900.00
Nguồn: Báo cáo tài chính của HTX Thái Dương
Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu HTX Thái Dương qua các năm trên cho ta thấy về cơ bản hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương có sự tăng trưởng không đồng đều qua các năm về giá trị, năm 2011 được ước tính có sự phục hồi của hoạt động xuất khẩu tăng mạnh nhất đến gần 37% và năm 2009 thì đánh dấu sự suy giảm mạnh nhất tới 21%.
Xét trên cả thời kỳ 2007 – 2011, thì chúng ta chứng kiến sự suy thoái từ đỉnh và phục hồi tăng trưởng dần dần của các năm so với kỳ gốc 2007 với năm 2009 được coi là đáy của chu kỳ suy giảm. (Điều này cũng phù hợp với chu kỳ suy thoái của kinh tế thế giới giai đoạn 2008 – 2009)
Để nhìn nhận chính xác hơn về hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương, tôi đã tiến hành loại bỏ yếu tố biến động tỷ giá và yếu tố lạm phát qua các năm đồng thời tiến hành so sánh vời kỳ gốc 2007 thì thu được biểu đồ diễn biến kim ngạch xuất khẩu qua các năm trên (Biểu 2: Diễn biến kim ngạch xk qua các năm đã loại bỏ yếu tố tỷ giá). Biểu đồ đã cho chúng ta được diễn biến một cách khách quan, chính xác nhất về sự thăng trầm trong hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương và nó cũng dự báo được từng bước xu hướng của sự phục hồi này mặc dù tốc độ phục hồi diễn ra hết sức chậm chạp.
b) Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu ngành hàng.
Bảng 5: Cơ cấu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Đơn vị: Chậu, bộ
Gốm sứ
Hàng liễu, gai
Hàng tráng kẽm:
Hàng nhựa:
Hàng chất liệu resin:
Tổng
79.00%
7.00%
9.00%
3.00%
2.00%
100%
71,399.41
6,326.53
8,134.11
2,711.37
1,807.58
90,379
Nguồn: Báo cáo thống kê của HTX Thái Dương
Xem thêm phần phụ lục 5 về các số liệu tuyệt đối
Bảng 5: Cơ cấu các mặt hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cho thấy, HTX Thái Dương hiện tại có 5 nhóm ngành hàng phục vụ cho xuất khẩu bao gồm Gốm sứ, Hàng liễu gai, Hàng tráng kẽm, Hàng nhựa, Hàng resin.
Biểu 3: Cơ cấu các ngành hàng trong tổng kim ngạch xuất khẩu
Trong đó hàng gốm sứ là mặt hàng chủ lực chiếm đến 79% tỷ trong doanh thu xuất khẩu, các mặt hàng nhựa và Resin là mặt hàng mới do HTX Thái Dương liên kết với các đơn vị bạn sản xuất.
Cùng với thời gian đã xuất hiện xu hướng dịch chuyển của các nhóm hàng theo hưởng mặt hàng gốm sứ giảm về tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặc dù giá trị kim ngạch của mặt hàng này vẫn trong xu hướng tăng đều. Nguyên nhân là do các mặt hàng mới dân dần chứng minh được chỗ đứng của mình và bắt đầu có những đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
c) Phân tích tình hình xuất khẩu theo thị trường. (Xem phụ lục 2,4,5)
Nghiên cứu kỹ biểu bảng địa bàn kinh doanh bên trên và biểu đồ cơ cấu các thị trường 2011; chúng ta có thể nhận thấy hiện tai Thái Dương đã và đang có hoạt động phân phối trên 15 quốc gia trên thế giới với diễn biến cụ thể như sau:
Hàn Quốc là thị trường có quy mô lớn nhất chiếm trên 30 % tỷ trọng xuất khẩu ước năm 2011 đạt 242 ngàn USD và đây cũng là thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng năm sau gần gấp đôi năm trước.
Nhật bản đứng vị trí thứ hai chiếm trên 23% tỷ trọng xuất khẩu và ước đạt 187 ngàn USD trong năm nay. Nhật cũng là thị trường có tốc độ tăng nhanh tróng từ 10% lên 23%.
Thái Lan đứng vị trí thứ 3, chiếm gần 15% tỷ trọng xuất và có bước tăng trưởng đại nhảy vọt về quy mô từ 11 ngàn USD 2009 lên 22 ngàn USD 2010 và ước đạt 117 ngàn 2011.
Biểu 4: Cơ Cấu các thị trường 2011
Bên cạnh 3 quốc gia châu Á có quy mô lớn này, các thị trường Hy Lạp, Mỹ, Phần Lan lần lượt chiếm tỷ trọng là xấp xỉ 8%, 5%, 4,5% và đều suy giảm về quy mô giá trị từ 30 đến 60% so với năm 2010 và 2009.
Tây Ban Nha là thị trường mới khai phá trong năm 2011 và đóng góp đáng kể vào tỷ trọng giao dịch chiếm tớ 6% và ước đạt 48 USD trong 2011.
Đài Loan, Cyrus, Slovennia, Ý đầu là thị trường có mức đóng góp nhỏ từ 1 đến 2% vào doanh số nói chung và tộc độ tăng trưởng rất chậm hoặc đứng yên qua các năm
Ngoài ra một số thị trường truyền thống đã bị mất trong năm 2011 như Đức, Lithunia, New-Zealand, Uruguay đặc biệt là Đức là thị trường lớn đóng góp tới 23% doanh thu trong các năm trước đã đặt đấu hỏi về vấn đề duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu EU của Thái Dương.
Nhìn vào đồ thị bên dưới Biểu 5: Xu hướng phát triển các thị trườngvà dữ liệu quá khứ chúng ta có thể dự báo được xu hướng phát triển các thị trường của Thái Dương như sau:
Biểu 5: Xu hướng phát triển các thị trường
Các quốc gia châu Á như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan tiếp tục có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ về cả quy mô và tốc độ đồng thời đều duy trì thứ hạng của mình; đây chính là các thị trường chủ lực đóng góp tới 75% doanh số của Thái Dương nên cần được quan tâm và đầu tư mạnh mẽ đúng tầm.
Các quốc gia châu Âu trong bối cạnh hiện tại và vài năm tới dần dần sẽ đóng góp không đáng kể vào doanh số và ngày càng cho thấy sự suy yếu dần. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chúng ta có thể nhận thấy 2 vấn đề chính là do châu Âu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái, nợ công, kinh tế yếu kém và sự đòi hỏi cao của khách hàng châu Âu.
Mỹ, New-Zealand, mặc dù có suy yếu nhưng sẽ phục hồi trong các năm tới khi có sự phục hồi kinh tế tại các quốc gia này.
Thị trường Đông Âu, Bắc Mỹ nên được chú ý nhiều hơn vì tiềm năng to lớn.
d) Phân tích tình hình xuất khẩu theo phương thức bán hàng.
Biểu 6: Các phương thức bán hàng xuất khẩu
Hiện tại hơn 85% các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương được xuất khẩu đi các nước trên thế giới (bao gồm EU, Mỹ, Châu Á …) thông qua các đầu mối tiêu thụ sản phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra tầm 5% các sản phẩm được tiêu thụ thông qua kênh giới thiệu bán hàng trực tiếp tới các chuỗi của hàng bán lẻ cho khách hàng; 10 % là qua các mối quen biết của khách hàng tự tìm tới đặt hàng theo yêu cầu.
Đầu mối Tp HCM
Khách QT tự tìm
Khách quốc tế
HTX Thái Dương
Nhà PP Quốc tế
TT chuỗi bán lẻ
Nhà PP Quốc tế
Sơ đồ 3: Tổ chức bán hàng xuất khẩu
HTX Thái Dương hiện tại chưa có 1 cửa hàng hay văn phòng đại diện tại các thị trường quốc tế. Xem sơ đồ 3 các kênh đưa hàng xuất khẩu bên dưới:
Sơ đồ 3: Tổ chức bán hàng xuất khẩu càng cho thấy rõ HTX Thái Dương chưa chủ động, tiếp cận được trực tiếp với khách hàng; phần lớn các giao dịch bán hàng đều phải thông qua 1 cấp trung gian nào đó. Về quan điểm chiến lược mô hình này làm tăng chí phí cho cả hệ thống, giảm năng lực cạnh tranh và làm tồn tại rất nhiêu rủi ro trong dài hạn khi môi trường kinh doanh có biến động.
e) Phân tích tính hiệu quả hoạt động xuất khẩu
Bảng 6: Hiệu quả hoạt động XK
Đơn vị tính: VNĐ
Năm
Lãi gộp từ hoạt động XK
Tỷ lệ %
Tỷ lệ % trong tổng lợi nhuận
2007
3,588,593,278
n/a
97.99%
2008
4,261,176,152
118.74%
96.99%
2009
3,974,923,135
93.28%
95.22%
2010
3,552,859,736
89.38%
94.19%
2011F
5,151,646,617
145.00%
91.71%
Trên thực tế hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ là hoạt động chủ lực chiếm bình quân các năm chiếm tới 95% cơ cấu lợi nhuận của HTX Thái Dương, tuy mấy năm gần đây cơ cấu này có xu hướng giảm xuống còn 90%; nhưng về giá trị tuyệt đối vẫn không ngừng tăng qua các năm.
Hoạt động xuất khẩu cuả HTX Thái Dương đã tạo ra gần 300 việc làm chính thức cho người lao động và cũng tương đương gần 300 lao động mang tính mùa vụ; đã đóng góp đáng kể cho ngân sách của thành phố Biên Hòa.
Hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương đã góp phần quảng bá, đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; hình ảnh của các làng nghề đến với các nước trên thế giới. Góp phần bảo tồn, duy trì, phát triển các giá trị văn hóa phi vật thể, biến chúng thành các giá trị kinh tế góp phần phát triển đất nước.
Hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương đã tạo ra một dòng ngoại tệ đều đặn hàng năm, góp phần hỗ trợ làm giảm nhập siêu, giải quyết vấn đề thiếu ngoại tệ.
Bên cạnh những mặt được kể trên, hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương cũng để lại những vấn đề tồn tại như: Môi trường bị ô nhiễm nặng do khói lò sản xuất, nguy cơ bị đánh mất, biến tấu các giá trị văn hóa truyền thống do yêu cầu đặt hàng của đối tác…
3.2.2.2. Phân tích hoạt động marketing phát triển thị trường xuất khẩu
Qua việc xem xét cơ cấu tổ chức của HTX Thái Dương ta có thể thấy rằng công ty chưa có một phòng marketing riêng biệt, một số hoạt động marketing được giao cho Phòng kinh doanh, bộ phận bán hàng hoặc Phòng hành chính đảm trách. Mặc dù không có phòng Marketing riêng biệt nhưng trên thực tế trong mỗi phòng đều có sự tiến hành các hoạt động marketing riêng lẻ nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động của phòng. Các hoạt động marketing của cán bộ nhân viên mỗi phòng đã thực hiện các nghiệp vụ marketing chủ yếu sau.
a) Nghiên cứu thị trường
Việc nghiên cứu thị trường chủ yếu qua các hoạt động buôn bán, trực tiếp với các thương nhân HTX Thái Dương đã thu thập được những thông tin về thị trường như dung lượng thị trường, đặc điểm của khách hàng, sự biến động của nhu cầu... chủ yếu thông qua các bạn hàng truyền thống của HTX Thái Dương, thông qua các hội chợ, hội thảo về sản phẩm và một phần qua kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế. Ngoài ra qua các bản thống kê hàng năm của các tổ chức, hiệp hội có liên quan trên các tạp chí, đặc san chuyên ngành, HTX Thái Dương có điều kiện nhận ra được các thông tin cần thiết về thị trường. Từ đó HTX Thái Dương xác định được nhu cầu của mỗi thị trường về mặt hàng thủ công mỹ nghệ hoặc các khả năng mở rộng thị trường có thể có.
b) Các chính sách về sản phẩm. (Xem phụ luc 3)
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ vừa mang tính mỹ nghệ vừa mang tính mỹ thuật mỹ nghệ thể hiện nền văn hóa dân tộc vừa có giá trị sử dụng. Hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm nhiều ngành hàng và chủng loại mặt hàng. Mỗi mặt hàng lại có nhiều chủng loại mẫu mã. Trong số các mặt hàng chủ yếu thủ công mỹ nghệ Thái Dương đã chọn mặt hàng gốm thủ công mỹ nghệ là mũi nhọn để triển khai xuất khẩu.
Đối với sản phẩm trước khi xuất khẩu HTX Thái Dương đều tuân thủ theo quy trình 10 bước (Xem phụ luc 3), tránh tình trạng xuất khẩu mặt hàng không đúng yêu cầu, chất lượng kém làm giảm uy tín. Việc vận chuyển và bảo quản HTX Thái Dương có nhứng kho chứa cho từng loại hàng. Với sản phẩm thu mua ở các chủ doanh nghiệp tư nhân thì được các xưởng của HTX đảm nhận ở việc lắp ráp, kiểm tra mẫu mã và đóng gói. Các sản phẩm của HTX khi xuất hiện trước các bạn hàng đều đảm bảo yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo chất lương, hình dáng bao bì với đầy đủ thông số kỹ thuật của loại sản phẩm đó.
c) Các chính sách về giá cả.
Trong tình trạng hiện nay, các công ty trong nước đang cạnh tranh nhau để có nguồn hàng xuất khẩu sau đó lại cạnh tranh để xuất khẩu được mặt hàng này. Vì vậy giá của mặt hàng thủ công mỹ nghệ nội địa tăng giảm thất thường, các công ty nước ngoài có điều kiện ép giá, dìm giá làm cho giá xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ giảm. Để giải quyết tình trạng này, HTX Thái Dương đã xem xét giảm thiếu các chi phí như chi phí lưu thông, chi phí kho bãi, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng ... đảm bảo thời gian lưu kho càng ngắn càng tốt. Để cạnh tranh được với các đơn vị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ khác, HTX đã tận dụng ưu thế của mình là có nguồn hàng vững chắc thường xuyên ổn định, cùng với nó là việc HTX hạ giá bán, thu lợi nhuận ít, luân chuyển nhanh nguồn vốn lưu động tăng được khối lượng bán.
Bảng 7: Giá bình quân của mặt hàng
Năm
2,007
2,008
2,009
2,010
2,011
2,012
Giá bình quân mặt hàng (usd)
7.04
6.16
4.39
7.75
6.87
6.50
Tỷ lệ % năm sau so năm trước
n/a
-12.43
-28.81
76.52
-11.34
-5.40
Tỷ lệ % so với kỳ gốc 2008
n/a
n/a
-28.81
25.67
11.41
5.39
(Nguồn: Phòng Kinh doanh HTX Thái Dương)
Nhìn chung các biện pháp marketing của HTX Thái Dương chưa có sự liên kết với nhau. Hoạt động marketing của các phòng ban còn riêng rẽ chưa có sự phối hợp hài hòa. HTX chưa có chiến lược marketing chung và thường xuyên cho hoạt động xuất khẩu.
d) Các chính sách khuyếch trương.
Thái Dương thực hiện các thông tin quảng cáo như: in ấn, catalog, website,... Đăng quảng cáo trên các trang vàng của bưu điện, hội khuyến nông, trung tâm khuyến nông, đăng các trang màu trong sách Directory Việt Nam tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Mặt khác HTX có phòng trưng bầy và giới thiệu sản phẩm ở ngay tại trụ sở chính. Việc tham gia giới thiệu sản phẩm ở các hội chợ thương mại ở trong và ngoài nước được HTX tích cực tham gia. Bán hàng trực tiếp: Đối với hình thức này HTX đã cử người đến các nơi tiêu thụ lớn và các công ty của nước ngoài tại Việt Nam, các đại sứ quán của các nước, còn đối với người tiêu dùng cuối cùng, (trong nước) công ty mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm hoặc sử dụng các cửa hàng chuyên doanh để chào hàng.
3.3.Tóm lược các vấn đề tồn tại và phương hướng phát triển trong hoạt động XK của HTX Thái Dương
3.3.1. Cơ hội và nguy cơ
Cơ hội
Nguy cơ
Chính sách mở cửa thị trường của nhà nước
Việt Nam đang trong quá trình gia nhập WTO và hội nhập hoàn toàn với nền kinh tế thế giới
Hình ảnh của Việt Nam được coi như một địa điểm cung cấp hàng đầu cho thị trường thế giới về sản phẩm thủ công.
Nhu cầu ổn định của thị truờng thế giới đối với những phụ kiện dùng trong nhà và hàng quà tặng.
Có cơ hội về các nhóm sản phẩm như đồ dùng trong vườn và theo mùa, đồ thuỷ tinh, kim loại và sản phẩm giấy
Lượng khách du lịch tăng lên sẽ mở ra thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm.
Việt Nam phụ thuộc vào một số những khách hàng quốc tế lớn nhiều hơn so với các nước khác
Nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên nếu không có kế hoạch khai tác được tổ chức hợp lý
Phụ thuộc vào 04 nhóm sản phẩm chỉ làm cho Việt Nam dễ bị tác động khi mô hình tiêu thụ có sự thay đổi.
Cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế. Các đối thủ cạnh tranh lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ sản xuất sản phẩm vừa rẻ vừa có chất lượng tốt.
Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng có thể dẫn tới việc giảm lực lượng lao động trong các ngành thủ công và làm cho giá lao động tăng lên.
3.3.2. Tóm lược các vấn đề tồn tại
Như vậy qua các nhìn nhận phân tích về đặc thù của ngành hàng thủ công mỹ nghệ và về hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương, tôi nhận thấy một số vấn đề tồn tại sau:
Một là: Công nghệ sản xuất bằng lò đốt củi hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương đã quá lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường do vậy HTX cần chuẩn bị kế hoạch để chuyển đổi công nghệ công nghệ lò gas, tuynel. Quy trình sản xuất vẫn mang tính thủ công cao, cách thức bố trí xắp xếp sản xuất không khoa học … làm lãng phí thời gian, chi phí, công sức của công nhân và làm cho chất lượng sản phẩm không đồng đều.
Hai là: Trình độ tay nghề của công nhân không đồng đều và cũng chưa được huấn luyện đào tạo đúng cách. Công nhân thời vụ được tuyển ồ ạt khi vào mùa vụ và hầu như chưa được huấn luyện chu đáo, bài bản.
Ba là: Các vấn đề nghiên cứu thị trường, làm marketing hầu như chưa bài bản và không có kế hoạch và không được đầu tư đúng mức. Công tác dự báo thị trường, ngành hàng, nguồn nguyên liệu xu hướng biến động của thị trường hầu như không được coi trong, xây dựng tổ chức bài bản để coi như một la bàn định hướng.
Bốn là: HTX Thái Dương chưa nhìn nhận ý thức được việc xây dựng chiến lược, áp dụng các mô hình chiến lược để tăng cường, nâng cao năng lực cạnh tranh, xác định vị thế của mình trên thương trường. HTX Thái Dương chưa thực sự có được kế hoạch tốt trong việc tổ chức vùng, nguồn nguyên vật liệu thực sự chủ động, có giá thành hợp lý.
Năm là: Mặc dù có nhiều mẫu mã, màu sắc, hình dáng nhưng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Thái Dương vẫn chưa đủ đáp ứng các nhu cầu đa dạng, chưa thực sự hướng tới sở thích khách hàng.
Sáu là: Mặc dù kim ngạch xuất khấu có xu hướng tăng trưởng, nhưng kế hoạch xuất khẩu của Thái Dương mang tính rủi ro cao vì không có cách tiêp cận trực tiếp khách hàng mà đều thông qua các khâu, tổ chức trung gian.
Bảy là: Thi trường truyền thống EU & Mỹ ngày càng có dẫu hiệu chững lại và trên đà giảm sút mạnh, có thị trường ngừng hẳn giao dịch trong khi các thị trường mới thì chưa thực sự phát triển và xâm nhập được.
Tám là: Hạn chế về năng lực tài chính dẫn tới khó mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hóa các quy trình tăng năng suất.
Chín là: Hạn chế trong việc am hiểu các luật lệ, thông lệ, quy định quốc tế trong hoạt động giao thương dẫn tới dễ bị thua thiệt trong đàm phán, ký kết hợp đồng.
Mười là: Dễ bị rơi vào “bẫy tỷ giá” trong hoạt động xuất khẩu dẫn tới có những ảo tưởng sai lầm là đang trên đà phát triển trong khi thực tế có thể hoạt động xuất khẩu đang bị chững lại và suy giảm.
3.3.3. Phương hướng phát triển trong hoạt động xuất khẩu của HTX Thái Dương
Định hướng trong thời gian tới, HTX sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang các thị trường Nhật Bản, Phần Lan, Hy Lạp, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, HTX cũng sẽ khôi phục lại thị phần tại các thị trường truyền thống EU, Mỹ vốn là những thị trường chiếm ưu thế của HTX những năm trước đây.
Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu, HTX cũng có chủ trương đa dạng hóa sản phẩm đồng thời nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm đẩy mạnh hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Sở dĩ cần có định hướng này là do hàng thủ công mỹ nghệ của HTX những năm gần đây có những bước phát triển khá nhanh nhưng so với nhiều nước trong khu vực thì quy mô và chất lượng phát triển trên thế giới còn thấp kém. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của HTX cũng chưa phong phú đa dạng; trình độ tập trung hoá và chuyên môn hoá của lao động chưa cao, từ đó năng lực xuất khẩu còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của nhiều hàng hoá thủ công mỹ nghệ còn yếu, lực lượng trực tiếp sản xuất kinh doanh tuy đông nhưng không mạnh, thiếu kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức sản xuất kinh doanh, nhất là lúng túng trong quan hệ tìm thị trường xuất khẩu.
Ngoài ra, do thiếu vốn nên công tác nghiên cứu, dự báo thị trường của HTX còn yếu, thiếu chuyên nghiệp nên chỉ tiêu xuất khẩu chưa đạt được như mong muốn. Hàng thủ công mỹ nghệ của HTX còn thiếu, yếu các khâu lưu kho và phân phối thành phẩm; marketing và bán hàng; dịch vụ hỗ trợ khách hàng, dẫn đến việc sản phẩm bị chèn ép trên thị trường. Chính vì thế, trong thời gian tới, HTX cũng sẽ ưu tiên đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu thị trường, marketing và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Tăng cường công tác thu thập thông tin bằng nhiều hình thức để đảm bảo nắm bắt những nhu cầu, tập quán và phong tục của từng địa phương, cũng như các chính sách quy định về tiêu chuẩn nhập khẩu thiết kế sản xuất sản phẩm thích hợp để xúc tiến mở rộng thị trường xuất khẩu. Có như thế thì hoạt động xuất khẩu của HTX mới có thể tăng trưởng mạnh trong tương lai.
Chủ động xây dựng phương án đổi mới công nghệ, quy trình nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới gắn với công tác giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng.
Chủ động nguồn nguyên liêu, đẩy mạnh công tác quản trị hàng tồn kho, cơ cấu vốn, dự phòng biến động tỷ giá và biện pháp loại bỏ yếu tố tỷ giá, trượt giá trong kim ngạch xuất khẩu.
CHƯƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA HTX THÁI DƯƠNG
4.1.Một số giải pháp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu
4.1.1. Đối mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất.
Việc đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp với công nghệ truyền thống, nâng cao năng lực sản xuất đối với HTX Thái Dương là hết sức cấp thiết. Nó không chỉ đòi hỏi sự phát triển của thị trường công nghệ và khả năng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn mà bên cạnh đó là sự nâng cao năng lực quản lý của người sản xuất, sự đổi mới về cơ chế chính sách trong lĩnh vực này.
Hiện nay ngành hàng chủ lực đóng góp vào phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Thái Dương là gốm thủ công mỹ nghệ, do vậy việc đổi mới công nghệ nên ưu tiên tập trung chính vào ngành hàng này. HTX Thái Dương nên tiến hành đổi mới đồng bộ dây chuyền sản xuất từ khâu chế biến nguyên liệu, thiết kế mẫu mã, lò sấy, lò nung, nhà xưởng, hệ thống xử lý chất thải; đặc biệt việc xây dựng là nung đốt bằng gaz, than hóa khí, dầu, dần dần chấm dứt việc dùng củi đốt lò.
Để triển khai thành công giải pháp công nghệ có hiệu quả cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:
Có kế hoạch vốn và chủ động chuẩn bị nguồn vốn lớn, dài hạn cho việc đổi mới thông qua các hình thức vay ngân hàng, huy động các đối tác, dân cư, liên kết hợp tác.
Đào tạo đội ngũ cán bộ mới có khả năng tìm tòi, học hỏi nghiên cứu và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới; họ sẽ là các nhân tố mới quyết định việc triển khai, vận hành các công nghệ mới.
Chủ động tìm kiếm, nghiên cứu và thuê tư vấn giới thiệu các công nghệ hợp lý với hiện trạng HTX.
Xây dựng lộ trình đổi mới và phân công nhiệm vụ cụ thể; đồng thời phải coi đây là việc tối quan trong không thể trì hoãn.
4.1.2. Xây dựng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và công nhân có tay nghề cao.
Hiện nay HTX Thái Dương đang đối mặt với vấn đề lao động đó là tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động. Thừa đối với những cán bộ đã nhiều tuổi, thiếu sự năng động cần thiết để tồn tại trong cơ chế cạnh tranh gay gắt, thiếu những cán bộ có trình độ, năng lực thực sự về kinh doanh thương mại quốc tế. Trong khi đó, lao động trong HTX quá nhiều, tổ chức không chặt chẽ dẫn đến khó kiểm soát. Vì vậy trong thời gian tới HTX Thái Dương cần có những biện pháp vừa mềm dẻo, vừa linh hoạt, năng động để giải quyết tối ưu vấn đề này:
Không ngừng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn cho cán bộ công nhân viên tạo sự thích ứng của con người với công việc.
Cần trang bị hơn nữa những kiến thức về pháp luật ngoại ngữ, tin học, thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường và đối tác mình đang đảm nhận.
Khuyến khích cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn về ngoại ngữ tin học ở các trung tâm đào tạo có chất lượng bằng cách cấp 100% học phí.
Chú trọng việc cử các cán bộ ra nước ngoài theo chương trình nghiên cứu thị trường của HTX để họ có thêm nhiều thông tin về thị trường đó, nhất là đối với đội ngũ thiết kế, họ cần nắm bắt rõ thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài đế thiết kế mẫu mã cho phù hợp. Mặt khác, với tầng lớp nghệ nhân tại làng nghề của HTX cần cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về thị hiếu để họ kịp thời nắm bắt được xu thế mới trong sản xuất.
Chú ý đến khâu tuyển dụng nhân sự, trong việc tuyển cán bộ xuất nhập khẩu, ngoài kỹ năng nghiệp vụ cần yêu cầu cao về trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của họ. Bên cạnh đó, việc tuyển dụng nhân sự sẽ góp phần xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ cao, nhanh nhạy, có phản ứng kịp thời trước mọi tình huống kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của công ty một cách vững chắc và lâu dài.
Tăng cường sử dụng có hiệu quả các kích thích lợi ích vật chất và tinh thần nhằm nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người lao động. Các hình thức kích thích tinh thần của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, đặc biệt là khuyến khích cho thành tích sản xuất kinh doanh vượt kế hoạch) sẽ làm cho họ hăng say, nhiệt tình vì công việc, phát huy hết khả năng sáng tạo của mình, phấn khởi,v ui vẻ làm việc. Hình thức này còn tạọ nên môi trường “ văn hóa doanh nghiệp” là động lực mạnh mẽ cho HTX vượt qua khó khăn thử thách, giành chiến thắng trên thương trường.
4.1.3. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường và hoạt động marketing
Một trong những điểm yếu lớn nhất của các HTX Thái Dương trong việc xuất khẩu hàng gốm thủ công mỹ nghệ là công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng và triển khai chính sách Marketing. Đặc biệt trong đìều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như hiện nay, khi mà đa số các doanh nghiệp đều cung cấp các sản phẩm có chất lượng tương đương nhau. Do vậy, đơn vị nào vận dụng chính sách Marketing hiệu quả hơn giành được thắng lợi.
Đó chính là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ dù cung cấp sản phẩm có chất lượng cao vẫn không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thúc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu HTX Thái Dương nên chú trọng và đầu tư mạnh mẽ vào công tác nghiên cứu thị trường và triển khai hoạt động markeing theo hướng sau:
Nên thành lập một bộ phận nghiên cứu thị trường và triển khai hoạt động marketing chuyên biệt theo hướng thành lập một phòng marketing riêng với các nhân sự có kinh nghiệm và am hiểu về thị trường, bán hàng, khách hàng và các hoạt động xúc tiến.
Bước đầu nên hoạch định một ngân sách hợp lý (khoảng 2% doanh thu) để phục vụ cho công tác nghiên cứu và triển khai marketing.
Xây dựng một kế hoạch marketing bài bản có tầm nhìn từ 1 đến 3 năm tới; trong kế hoạch đó sẽ nêu ra các vấn đề về khách hàng, thị trường, sản phẩm, kênh đưa hàng, giá bán, chiết khấu, cac biện pháp xúc tiến khuếch trương, thời gian, thời điểm thực hiện, dự kiến nhân sự thực hiện…
Thường xuyên đánh giá, rút kinh nghiệm từ các hoạt động nghiên cứu và triển khai marketing; đồng thời gắn kết giữa hiệu quả hoạt động xuất khẩu với công tác nghiên cứu và triển khai marketing.
Tham gia tích cực vào các tổ chức, hiệp hội thủ công mỹ nghệ, các cơ quan về xúc tiến thương mại, khuyến nông; các tổ chức du lịch quốc tế và xuyên việt … để có được nhiều cơ hội tiếp cận các thông tin kinh doanh quý báu.
4.1.4. Xây dựng chiến lược thị trường xuất khẩu.
Ngành thủ công mỹ nghệ đang phải đối mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ cơ cấu như yếu kém trong sản xuất, hệ thống hỗ trợ ngành chưa hiệu quả, không có nhiều tiến bộ trong đổi mới sản phẩm hay quy mô sản phẩm còn hạn hẹp. Do đó, để nâng cao năng lực xuất khẩu và đạt được mục tiêu đề tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đề ra, cần phải có một chiến lược khả thi với phương hướng cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của HTX Thái Dương, đẩy mạnh giá trị xuất khẩu của HTX Thái Dương và định hướng cho HTX Thái Dương trong những năm tới. Mô hình chiến lược thị trường xuất khẩu của HTX Thái Dương nên chú trọng vào các yếu tố sau:
Củng cố các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế; tập trung mạnh vào các thị trường chủ lực như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan đồng thời tái xâm nhập chiếm lĩnh khối thị trường EU, Mỹ, Đông Âu.
HTX Thái Dương sẽ kết hợp, liên kết với các nhà xuất khẩu dưới hình thức nhà thầu phụ trong khuôn khổ làng nghề và các phương tiện sản xuất khép kín đảm bảo cho marketing/hậu cần/phát triển sản phẩm.
Chuỗi cung cấp nguyên liệu thô được tổ chức hợp lý, bền vững và hiệu quả, ít các nhà trung gian hơn và các nhà xuất khẩu kiểm soát trực tiếp nhiều hơn về những hoạt động cung cấp nguyên liệu thô.
Các tổ chức hỗ trợ hiệu quả cung cấp các dịch vụ phát triển kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đổi mới công nghệ, tri thức thị trường, năng lực marketing xuất khẩu, phát triển sản phẩm…
4.1.5. Nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng, mẫu mã nhằm thu hút phục vụ nhu cầu, thị hiếu đa dạng của khách hàng.
HTX Thái Dương cần đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến, đổi mới mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu đa dạng phong phú của thị trường. HTX Thái Dương phải thường xuyên tiếp cận nguồn thông tin mới nhất về thị trường xuất khẩu qua các hệ thống thông tin trên mạng, mua thông tin của các tổ chức dịch vụ tài chính quốc tế, tạo mối liên hệ tốt với các Tham tán của Việt Nam tại nước ngoài, các cơ quan Nhà nước để có được nguồn thông tin nhanh, chính xác, từ đó xây dựng ý tưởng đề tài, thiết kế sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường:
Thuê nước ngoài, nhất là việt kiều thiết kế mẫu mã, có thể thương lượng để tiền thiết kế được tính vào tiền bán theo tỷ lệ %, nếu bán được công ty sẽ trích tỷ lệ % trả cho nhà thiết kế, do tiếp xúc thường xuyên với thị trường của công ty các nhà thiết kế này có thể đưa ra những mẫu mã phù hợp nhất.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới trong HTX Thái Dương, bằng cách xây dựng một bộ phận chuyên trách về thiết kế mẫu sản phẩm mới, tổ chức các cuộc thi nhằm tìm ra các mẫu mới lạ đặc sắc nhất.
Phối hợp hoạt động giữa các trung tâm nghiên cứu với các cơ sở sản xuất ,khuyến khích các nghệ nhân, cung cấp cho họ những thông tin mới nhất về thị hiếu tiêu dùng của thị trường xuất khẩu .
Có sự bảo hộ bản quyền và kiểu dáng mẫu mã để tránh sự sao chép, làm giả của các đối thủ cạnh tranh nhằm hạ thấp uy tín của công ty .
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các kế hoạch mẫu mã sản phẩm . việc kiểm tra phải thường xuyên nhằm cải tiến mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ , tránh sự nhàm chán của khách hàng.
4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước
Để có thể đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ theo phương hướng mục tiêu nêu ở phần trên, ngoài việc tổ chức thực hiện tốt các chính sách biện pháp đã có, đề nghị chính phủ cho sửa đổi bổ sung một số chính sách biện pháp cho phù hợp với đặc điểm và ý nghĩa của việc phát triển ngành nghề thuộc nhóm này.
Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ để thúc đẩy nâng cao tính linh hoạt và khả năng thích ứng nhanh .
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ theo hướng tích cực.
Năng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hoá thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
Tiếp tục hoàn thiện và phát triển môi trường thể chế để thúc đẩy xuất khẩu .Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ cần thiết hỗ trợ cho xuất khẩu
Tiếp tục đẩy mạnh và cải cách hành chính, cắt giảm chi phí cho xuất khẩu và kiện toàn công tác xúc tiến
Tăng cường ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
Có chính sách khuyến khích, ưu đãi hiện có đối với các nghành nghề truyền thống và các nghệ nhân.
Hỗ trợ nghiệp vụ về tín dụng và văn phòng
Tằng cường quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
Thực hiện các trương trình quảng bá, thu hút khách du lịch quốc tế để từ đó có cơ hội tiếp cận giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ
KẾT LUẬN
Ngành thủ công và mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ rất lâu, tuy nhiên, sự tăng trưởng ấn tượng của ngành chỉ chỉ thực sự đạt được trong 5 (năm) năm gần đây, chủ yếu là gia tăng trong xuất khẩu ra thị trường thế giới. Sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung về kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành thủ công mỹ nghệ đã có những tác động to lớn đến tình hình kinh tế và xã hội của đất nước, đặc biệt đối với tình hình giảm đói nghèo và phát triển các khu vực nông thôn: thu nhập ở các khu vực nông thôn tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 1,35 triệu người ở hơn 2.000 làng nghề trên khắp đất nước, từ đó, thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn. Ngành thủ công mỹ nghệ cũng đã góp phần hình thành hàng ngàn các nhà sản xuất, các thương gia, các nhà xuất khẩu và những công ty dịch vụ ở Việt Nam.
Hiện nay, chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển ngành thủ công mỹ nghệ như chính sách khuyến khích đối với một số ngành nghề thủ công, chính sách đào tạo thợ thủ công, chính sách cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chính sách khuyến nông về ngành nghề nông thôn…Các hiệp hội làng nghề, tổ chức khuyến nông, sở công thương cũng không ngừng đưa ra các biện pháp hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu thủ công mỹ nghệ và đóng vai trò cầu nối ba bên: Đơn vị sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ - Đối các, thông tin, cơ hội quốc tê – Các cơ quan quản lý nhà nước.
Bên cạnh những thuận lợi do sự hỗ trợ của chính phủ để đầu tư sản xuất, hàng thủ công mỹ nghệ còn gặp không ít khó khăn nhất là về vấn đề thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.
Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, trước đây thị trường xuất khẩu lớn truyền thống của Việt Nam là Đông Âu, EU…Sau những biến cố về chính trị khi thị trường truyền thống dần mất đi ngành thủ công mỹ nghệ đang tìm kiếm thêm những thị trường mới để tiếp tục phát triển sản xuất trong nước, tăng quy mô, gia tăng sản lượng.
Trong tình hình đó HTX Thái Dương bắt đầu mở rộng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình sang thị trường Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và đã đạt được những thành công bước đầu, hiện nay thị trường Châu Á chiếm tới 75% kim ngạch xuất khẩu; đó là những bước đột phá thành công trong ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương. Tuy nhiên thị phần của HTX Thái Dương trên thị trường quốc tế còn rất nhỏ bé. Vì vậy HTX Thái Dương cần phải nhanh chóng hơn nữa để tìm ra các giải pháp để thâm nhập thị quốc tế.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai hoạt động xuất khẩu, trong việc tìm hiểu nắm bắt các thủ tục, quy định của các nước trên thế giới; nhưng với sự nỗ lực cố gắng của mình, chúng ta tin rằng khả gia tăng kim ngạch mặt hàng thủ công mỹ nghệ của HTX Thái Dương là hoàn toàn có khả thi và đúng đắn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Báo cáo do VIETRADE/ITC thực hiện.
Giáo trình Nghiệp vụ Kinh doanh xuất nhập khẩu, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Trần Văn Chu (chủ biên)
Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê,
Những vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo Dục
Giáo trình Marketing quốc tế, học viện Ngoại Giao
Giáo trình quản trị marketing của Philip Kotler.
Giáo trình Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội.
Các website: lienminhquangtri.com.vn, khuyencongdongnai.org.vn, saga.vn
thaiduongcoop.com, thuongmai.vn , saigondautu.com.vn …
PHỤ LỤC 1
CÁC MẶT HÀNG CỦA HXT THÁI DƯƠNG
1.Gốm sứ - Thú
GIP5397C
TAN2599
TAN2598
TAN2464
GAN328
GAN326
GAN324
GAN316
GAN312
2.Gốm sứ - Tượng
GST22
TDT2585
3.Gốm sứ - Chậu nung đất đỏ
TIP2766S
TIP2762
TIP2760S
TIP2214
PIP2134
COP2421
COP2419
COP2416
COP2414
4.Gốm sứ - Bình trang trí trong nhà
GLV2978A
GLV4484
GLV4740
GLV4762
GLV5126
GLV5160
GLV4870
GLV4916
GLV4937
GLV5004
5.Gốm sứ - Chậu trang trí ngoài trời tráng men
GOP2597B
GOP2151
GOP2045
GOP5357
GOP5329
GOP4882
GOP5354
GOP5341
GOP5332
GOP2680
6.Gốm sứ - Chân đèn cầy
GCH4868
GCH4879
TCH16
7.Gốm sứ - Chậu trang trí trong nhà
GIP5231S
GIP5363
GIP5331
GIP5325
GIP4009
GIP3968S
GIP5305
GIP5264
GIP4561
GIP4516S
GIP3788C
GIP4116S
GIP4101
GIP4100S
GIP4049T
GIP3055
CRIP4083
8.Hàng liễu gai – Bàn ghế - Giỏ
RTPA2007
WHC2007
RTTR2007
RTB2008
RTB2007
9.Hàng liễu gai – Sọt, Khay
RTP2010
RTP2009
WHTR2008
WHTR2007
WHT2008
WHP2011
10.Hàng tráng kém – Bình tưới
ZWC301
ZWC319
ZWC316
ZWC303
ZNP331
ZNP309
11.Hàng tráng kẽm – Chậu
ZNP347
ZNP344
ZNP342
ZNP341
ZNP305
ZNP301
Nguồn: Phòng thiết kế HTX Thái Dương
PHỤ LỤC 2
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU
Stt
Thị trường
Xu hướng
Mỹ
Xu hướng giảm
Ý
Xu hướng giảm
Phần Lan
Xu hưởng giảm
Tây Ban Nha
Xu hướng tăng
Newzealand
Xu hướng giảm
Hy Lạp
Xu hưởng giảm
Slovenia
Xu hướng giảm
Cyprus
Giảm mạnh
Lithunia
Xu hướng giảm
Uruguay
Xu hướng giảm
Thái Lan
Xu hướng tăng
Đài Loan
Tăng mạnh mẽ
Hàn Quốc
Tăng mạnh mẽ
Nhật
Tăng mạnh mẽ
Nguồn: Tự khảo sát và phân tích
PHỤ LỤC 3
QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
1.Khâu chế biến:
Đất thô được đưa qua hệ thống nghiền - lọc - khử từ - ép - luyện - đất thành phẩm.
2.Tạo hình: bằng phương pháp xoay và rót.
3. Xu: cắt gọt chổ đất thừa trên chậu, làm láng bề mặt chậu và khoét lỗ chậu.
4. Hệ thống xông, làm khô
5. Kiểm tra bán thành phẩm
6. In design lên chậu và khắc
7. Chấm men
8. Vô lò
- 2 lò 18 khối
- 4 lò 10 khối
- 8 lò 8 khối
9. Kiểm phẩm:
10. Đóng gói: bằng carton or pallet. Chất hàng lên contianer
Nguồn: Bộ phận sản xuất HTX Thái Dương
PHỤ LỤC 4: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG
Địa bàn kinh doanh
STT
Quốc Gia
Dự báo 2011
9 tháng 2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
DoanhSố
(USD)
Tỷ trọng(%)
Doanh
Số
(USD)
Tỷ trọng
(%)
DoanhSố
(USD)
Tỷ trọng
(%)
DoanhSố
(USD)
Tỷ trọng
(%)
DoanhSố
(USD)
Tỷ trọng
(%)
Hàn Quốc
242,235
30.56
186,335
30.56
122,288
17.80
0
0.00
0
0.00
Nhật
187,019
23.59
143,861
23.59
61,967
9.02
63,905
10.85
99,740
14.46
Thái Lan
117,368
14.81
90,283
14.81
28,540
4.15
11,626
1.97
47,843
6.93
Hy Lạp
63,164
7.97
48,587
7.97
102,906
14.98
104,401
17.73
67,406
9.77
Tây Ban Nha
48,302
6.09
37,155
6.09
0
0.00
0
0.00
6,085
0.88
Mỹ
41,018
5.17
31,552
5.17
81,994
11.93
145,916
24.78
124,129
17.99
Phần Lan
35,586
4.49
27,374
4.49
42,672
6.21
84,251
14.31
133,058
19.29
Đài Loan
19,011
2.40
14,624
2.40
8,401
1.22
0
0.00
0
0.00
Cyprus
17,965
2.27
13,819
2.27
21,545
3.14
8,518
1.45
33,799
4.90
Slovenia
11,099
1.40
8,538
1.40
6,239
0.91
15,256
2.59
55,216
8.00
Ý
9,873
1.25
7,595
1.25
10,903
1.59
0
0.00
0
0.00
Đức
0
0.00
0
0.00
199,589
29.05
136,175
23.13
0
0.00
Lithunia
0
0.00
0
0.00
0
0.00
18,689
3.17
77,350
11.21
New-Zealand
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
7,599
1.10
Uruguay
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
37,687
5.46
Tổng cộng
792,639
100
609,723
100
687,041
100
588,736
100
689,912
100
Nguồn báo cáo tài chính của doanh nghiệp
PHỤ LỤC 5: SỐ LƯỢNG HÀNG XUẤT KHẨU ĐI CÁC THỊ TRƯỜNG
TT
Chậu Bộ các loại
Dự báo 2011
9 tháng 2011
Năm 2010
Năm 2009
Năm 2008
DoanhSố
(Bộ)
Tỷ trọng (%)
Doanh
Số
(Bộ)
Tỷ trọng
(%)
DoanhSố
(Bộ)
Tỷ trọng
(%)
DoanhSố
(Bộ)
Tỷ trọng
(%)
Doanh
Số
(Bộ)
Tỷ trọng
(%)
Nhật
34,966
30.31
26,897
30.31
14,614
16.49
14,985
11.18
22,024
19.69
Phần Lan
20,651
17.90
15,885
17.90
8,632
9.74
15,317
11.42
11,755
10.51
Hàn Quốc
16,372
14.19
12,594
14.19
7,813
8.81
0
0.00
0
0.00
Hy Lạp
10,054
8.72
7,734
8.72
13,012
14.68
21,693
16.18
13,856
12.39
Thái Lan
8,336
7.23
6,412
7.23
2,014
2.27
1,602
1.19
8,092
7.23
Tây Ban Nha
7,103
6.16
5,464
6.16
0
0.00
0
0.00
1,235
1.10
Mỹ
6,448
5.59
4,960
5.59
10,373
11.70
49,024
36.56
23,742
21.22
Đài Loan
5,238
4.54
4,029
4.54
1,236
1.39
0
0.00
0
0.00
Slovenia
3,195
2.77
2,458
2.77
1,186
1.34
4,432
3.31
12,644
11.30
Ý
1,556
1.35
1,197
1.35
1,620
1.83
0
0.00
0
0.00
Cyprus
1,435
1.24
1,104
1.24
2,143
2.42
2,248
1.68
5,270
4.71
Đức
0
0.00
0
0.00
26,000
29.33
22,237
16.58
0
0.00
Lithunia
0
0.00
0
0.00
0
0.00
2,549
1.90
8,522
7.62
New-Zealand
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
609
0.54
Uruguay
0
0.00
0
0.00
0
0.00
0
0.00
4,114
3.68
Nguồn báo cáo tài chính của doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích tình hình xuất khẩu và các giải pháp gia tăng kim ngạch xuất khẩu của HTX Thái Dương.doc