ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1. Tổng quan về dữ liệu. 3
1.1 Các yêu cầu của việc xác định dữ liệu. 3
1.2 Phân loại dữ liệu. 3
2. Dữ liệu thứ cấp. 6
2.1 Khái niệm dữ liệu thứ cấp. 6
2.2 Phân loại dữ liệu thứ cấp. 7
2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu thứ cấp. 8
3. Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp. 8
3.1 Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp. 8
3.2 Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp. 9
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỮ LIỆU THỨ CẤP Ở VIỆT NAM 10
1. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo chí 10
1.1 Khái niệm 10
1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo chí 11
1.3 Thực trạng và đánh giá. 12
2. Dữ liệu thứ cấp thu thập từ tập san chuyên ngành. 13
2.1 Khái niệm 13
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu từ tập san chuyên ngành. 14
2.3 Thực trạng và đánh giá. 14
KẾT LUẬN 18
Trong những năm gần đây, nhiều nhân tố tác động đã làm tăng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng khi đưa ra các quyết định liên quan. Khi hoạt động của công ty mở rộng trên toàn quốc và trên thị trường quốc tế, thì nhu cầu thông tin cần lớn hơn vì phạm vi của thị trường đã mở rộng. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính và phức tạp hơn thì để đưa ra các quyết định marketing, nhà quản trị phải có thông tin đa dạng hơn và tốt hơn về khách hàng. Khi đối thủ cạnh tranh trở nên mạnh hơn thì các giám đốc marketing cần có thông tin về hiệu quả của các công cụ cạnh tranh của đối thủ, hoặc khi môi trường thay đổi nhanh chóng thì họ cần những thông tin chính xác và cập nhập hơn.
Để xác định nhu cầu khách hàng, qua đó xây dựng và thực hiện chiến lược các chương trình marketing nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó, các giám đốc marketing cần nhiều thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các thông tin khác trên thị trường. Công việc của nghiên cứu marketing là đánh giá nhu cầu thông tin và cung cấp những phương án quản lý đối với thông tin hiện tại. Thông tin cần được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá, nhất là trong môi trường cạnh tranh như ngày nay. Tính khoa học của các quyết định ngày càng cao của các công ty đòi hỏi nghiên cứu marketing phải cung cấp nguồn thông tin lành mạnh và ít sai sót.
Là một bước trong quy trình nghiên cứu marketing, việc tổ chức thu thập dữ liệu giống như tìm kiếm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho bài báo cáo. Tùy theo tính chất và đặc điểm của mỗi loại nghiên cứu mà quyết định lựa chọn phương tiện thu thập dữ liệu cho phù hợp. Trong phạm vi bài thảo luận về đề tài: “Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn dữ liệu thứ cấp (báo, tạp chí, tập san chuyên ngành) tại Việt Nam hiện nay”, nhóm chúng tôi sẽ trình bày với các bạn về các khái niệm có liên quan, số lượng, phương pháp tiếp cận và những đánh giá về thực trạng của các nguồn dữ liệu thứ cấp đã nêu trên.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6916 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Phân tích và đánh giá thực trạng dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nhiều nhân tố tác động đã làm tăng nhu cầu thông tin của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng khi đưa ra các quyết định liên quan. Khi hoạt động của công ty mở rộng trên toàn quốc và trên thị trường quốc tế, thì nhu cầu thông tin cần lớn hơn vì phạm vi của thị trường đã mở rộng. Khách hàng ngày càng trở nên khó tính và phức tạp hơn thì để đưa ra các quyết định marketing, nhà quản trị phải có thông tin đa dạng hơn và tốt hơn về khách hàng. Khi đối thủ cạnh tranh trở nên mạnh hơn thì các giám đốc marketing cần có thông tin về hiệu quả của các công cụ cạnh tranh của đối thủ, hoặc khi môi trường thay đổi nhanh chóng thì họ cần những thông tin chính xác và cập nhập hơn.
Để xác định nhu cầu khách hàng, qua đó xây dựng và thực hiện chiến lược các chương trình marketing nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó, các giám đốc marketing cần nhiều thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các thông tin khác trên thị trường. Công việc của nghiên cứu marketing là đánh giá nhu cầu thông tin và cung cấp những phương án quản lý đối với thông tin hiện tại. Thông tin cần được thu thập một cách chính xác, hợp lý và có giá, nhất là trong môi trường cạnh tranh như ngày nay. Tính khoa học của các quyết định ngày càng cao của các công ty đòi hỏi nghiên cứu marketing phải cung cấp nguồn thông tin lành mạnh và ít sai sót.
Là một bước trong quy trình nghiên cứu marketing, việc tổ chức thu thập dữ liệu giống như tìm kiếm nguyên liệu đầu vào phục vụ cho bài báo cáo. Tùy theo tính chất và đặc điểm của mỗi loại nghiên cứu mà quyết định lựa chọn phương tiện thu thập dữ liệu cho phù hợp. Trong phạm vi bài thảo luận về đề tài: “Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn dữ liệu thứ cấp (báo, tạp chí, tập san chuyên ngành) tại Việt Nam hiện nay”, nhóm chúng tôi sẽ trình bày với các bạn về các khái niệm có liên quan, số lượng, phương pháp tiếp cận và những đánh giá về thực trạng của các nguồn dữ liệu thứ cấp đã nêu trên.
PHẦN MỘT: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tổng quan về dữ liệu
Các yêu cầu của việc xác định dữ liệu
Các loại dữ liệu thu thập phải được xác định rõ ràng xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu. Khi xác định dữ liệu, cần tuân thủ các yêu cầu sau:
Những thông tin chứa đựng trong dữ liệu phải phù hợp và đủ làm rõ mục tiêu nghiên cứu.
Dữ liệu phải xác thực trên hai phương diện
Giá trị: dữ liệu phải lượng định được vấn đề mà cuộc nghiên cứu cần lượng định
Độ tin cậy: nghĩa là nếu lập lại cùng một phương pháp phải nảy sinh ra cùng một kết quả
Dữ liệu thu thập phải bảo đảm nhanh và chi phí thu thập có thể chấp nhận được
Đây là 3 yêu cầu tối thiểu cần thiết để thông tin thu thập được đầy đủ và tin cậy, giúp cho nhà quản trị có đủ cơ sở chắc chắn khi ra quyết định, đồng thời căn cứ xác đáng để người nghiên cứu hình thành kế hoạch thu thập dữ liệu thích hợp.
Phân loại dữ liệu
Để giúp người nghiên cứu chọn lựa được đúng những dữ liệu thích hợp với mục tiêu dữ liệu cần thiết phải phân biệt 3 loại dữ liệu cơ bản.
Phân loại dữ liệu theo đặc tính của dữ liệu
Theo cách phân loại này có 5 loại dữ liệu:
Sự kiện
Bao gồm những sự lượng định hoặc đo lường về những gì thực sự đã và đang tồn tại. Sự kiện có thể hữu hình hoặc vô hình. Sự kiện hữu hình là những sự kiện có thể lượng định được. Ví dụ khi ta nói đến doanh nghiệp VMC bán được 1500 xe, hơn năm 1994 là 300 xe, thì đó là một sự kiện hữu hình. Nhưng sự kiện có thể vô hình, có nghĩa là khó hoặc không thể lượng định được. Ví dụ ý thích của khách hàng về một kiểu sản phẩm là một sự kiện vô hình rất khó định lượng.
Việc định lượng một loại sự kiện chỉ là lý tưởng. Trên thực tế hầu hết các vấn đề mang tính chất bán sự kiện (quasi - fact) chỉ dựa trên những ước định hay trên những “mẫu” có độ tin cậy tương đối.
Sự kiện có thể phân loại thành:
Sự kiện dân số học: đó là những sự kiện được sử dụng trong marketing, mô tả đặc điểm của dân cư hay khách hàng...ví dụ: thu nhập hàng năm của hộ gia đình, số thành viên gia đình, tuổi tác, giới tính của họ...
Sự kiện xã hội học: bao gồm các dữ liệu về tầng lớp xã hội của khách hàng (thượng lưu, trung lưu, hay tầng lớp bình dân...), tôn giáo,...
Sự kiện tâm lý: thể hiện nhận thức, động cơ hay lối sống của một cá nhân hay một nhóm người.
Sự kiện thái độ: phản ánh cách cư xử của con người trong việc lựa chọn mua hàng, nó mô tả hành vi và trạng thái ứng xử trước một sự lựa chọn về sản phẩm hay dịch vụ.
Kiến thức
Kiến thức – đó là loại dữ liệu phản ánh sự hiểu biết của người tiêu dùng và ý thức của họ về nhãn hiệu hàng hóa, thị trường, người bán. Ví dụ, khi quyết định mua một gói bột giặt trong số các nhãn hiệu Omo, Tide,...người tiêu dùng có một sự hiểu biết nhất định về công dụng, cách thức sử dụng bột giặt nói chung, ngoài ra còn phải biết được sự khác biệt giữa các loại bột giặt về tính năng tác dụng, những điểm đặc thù hình thành nên một nhãn hiệu để phân biệt với các loại khác ... để từ đó chọn đúng thứ bột giặt thích hợp nhất với yêu cầu của mình.
Dư luận
Khi người tiêu dùng chọn mua sản phẩm hay dịch vụ không chỉ dựa vào kiến thức của mình về sản phẩm, dịch vụ đó mà còn dựa vào (hay chỉ dựa vào) dư luận. Dư luận phản ánh sự cảm nhận cuả quần chúng về điều gì đó, thường là cảm nhận chung về một loại nhãn hiệu hay các tác dụng tốt hoặc tác dụng không mong muốn của sản phẩm, biểu tượng của sản phẩm và doanh nghiệp...
Hình thức tiềm tàng của dư luận có khuynh hướng hình thành thái độ (attitude), là sự thiên kiến về tinh thần, hay hành động ở mức độ nào đó. Ví dụ:người mua có ý định sẵn trong đầu là không mua sản phẩm của người bán mà họ đến xem đầu tiên, mà chỉ để đọ giá hoặc tìm hiểu thêm.
Một dạng khác của định kiến là ý niệm (images) của khách hàng: nhiều người có cùng một hình tượng giống nhau về một doan nghiệp hay về một nhãn hiệu nào đó. Hầu hết người tiêu dùng Việt Nam đều nhìn nhận xe máy của hãng Honda là bền và đẹp. Định kiến này rất có ý nghĩa trong nghiên cứu marketing vì nó ảnh hưởng đến cách cư xử, thái độ của nhiều người một cách dai dẳng trong quá trình mua bán.
Ý định
Ý định là suy nghĩ sắp sẵn trong đầu về hành động sẽ thực hiện trong tương lai, là thái độ xử sự sắp tới của đối tượng. Ý định và mức độ thay đổi về một hành vi tiêu dùng là những thông tin then chốt trong marketing.
Động cơ
Động cơ là lực nội sinh khiến con người cư xử theo một cách nào đó. Những người làm marketing sẵn sàng trả giá cao để để có dữ liệu về động cơ thúc đẩy tiêu dùng món hàng mà họ đưa ra. Những động cơ trực tiếp thì nói chung là rõ ràng, dễ nói ra. Nhưng những nguyên nhân cơ bản xâu xa của thái độ cư xử thì rất thì rất khó bộc lộ. Vì thế để nghiên cứu động cơ thúc đẩy, người ta phải sử dụng, một số kỷ thuật phức tạp hơn (chẳng hạn là phương pháp thử nghiệm) hoặc bằng phương pháp gián tiếp mà người đọc sẽ được giới thiệu trong phần thiết kế bảng câu hỏi.
Phân loại dữ liệu theo chức năng của dữ liệu
Dữ liệu phản ánh tác nhân: đây là loại dữ liệu phản ánh nguyên nhân dẫn đến một hành vi tiêu dùng. Ví dụ, Doanh nghiệp VMEP cần biết yếu tố nào là nguyên nhân chính dẫn người tiêu dùng quyết định mua một chiếc xe máy hiệu ENGEL- 80 trong số các yếu tố : giá rẻ, hình thức mua trả góp, chất lượng của xe, hay thu nhập của người tiêu dùng. kết quả của việc nghiên cứu các dữ liệu này sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn đùng các chính sách kinh doanh của mình
Dữ liệu phản ánh kết quả: việc thu nhập các dữ liệu để đấnh giá kết quả của các giải pháp marketing (là nguyên nhân) để từ đó tìm ra mối quan hệ nhân quả trong hoạt động marketing là rất quan trọng. Trong ví dụ trên, việc phân tích các dữ liệu về số lượng xe, doanh thu bán ở từng cửa hàng...là những minh họa cho các dữ liêu kết quả
- Dữ liệu mô tả tình huống: là loại dữ liệu dùng để nghiên cứu những đặc điểm riêng biệt hay phần tiêu biểu của đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở đề ra các quyết định marketing phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ví dụ: đặc điểm cá nhân hay gia đình có thể ảnh hưởng đến hành động mua sắn của họ, vì thế những đặc điểm khác nhau đó cấn được khảo sát để có kết luận đùng về mối quan hệ nhân quả.
- Dữ liệu làm rõ nguồn thông tin: Bao gồm các dữ liệu về tên người phỏng vấn, tên và địa chỉ của chủ thể hay vị trí thu nhập dữ liệu.
Phân loại dữ liệu theo địa điểm thu nhập dữ liệu
Theo cách phân loại này, địa điểm thu nhập dữ liệu bao gồm:
Nơi sinh sống của đối tượng (nhà ở).
Nơi đối tượng làm việc.
Trên đường phố hay trong lúc di chuyển.
Nếu đối tượng của nghiên cứu marketing là những người tiêu dùng thì thu thập dữ liệu tại nơi mua sắm, là nơi có mật độ người tiêu dùng cao, là hết sức tiện lợi. Ngày càng có nhiều cơ sở nghiên cứu chọn đối tượng ngẫư nhiên tại những nơi mua bán hàng hóa để tiến hành phỏng vấn cá nhân.
Phân loại dữ liệu theo nguồn thu thập dữ liệu.
Dữ liệu trong nghiên cứu marketing có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, sau đây là các nguồn dữ liệu chính:
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là loại dữ liệu được sưu tập sẵn, đã công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập.
Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu, có thể là người tiêu dùng, nhóm người tiêu dùng .... Nó còn được gọi là các dữ liệu gốc, chưa được xử lý. Vì vậy, các dữ liệu sơ cấp giúp người nghiên cứu đi sâu vào đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu động cơ của khách hàng, phát hiện các quan hệ trong đối tượng nghiên cứu. Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp nên độ chính xác khá cao. Đảm bảo tính cập nhật nhưng lại lại mất thời gian và tốn kém chi phí để thu thập.
Dữ liệu sơ cấp có thể thu thập được từ việc quan sát, ghi chép hoặc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng điều tra; cũng có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liêu sơ cấp.
Trong các chương sau, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về cách thức cũng như thiết kế các phương tiện để thu thập loại dữ liệu này.
Dữ liệu thu thập từ các cuộc thử nghiệm
Để thu thập dữ liệu, đặc biệt trong những trường hợp cần kiểm chứng các quan hệ nhân quả, hoặc cân nhắc giữa phương án để ra quyết định, người nghiên cứu có thể dùng phương pháp thử nghiệm để thu thập dữ liệu.
Thử nghiệm có thể được thực nghiệm trong phòng thử nghiệm(ví dụ , thử nghiệm các đặc tính của sản phẩm...) hoặc thử nghiệm trên hiện trương (thử nghiệm việc bán sản phẩm bằng nhiều mức giá khác nhau, thử nghiệm một phương trình quảng cáo hay khuyến mãi...)
Có nhiều mô hình thử nghiệm được sử dụng để thu thập dữ liệu (sẽ trình bày ở phần sau). Người nghiên cứu có thể phân tích, đánh giá để lựa chọn trong các số mô hình thử nghiệm đó một mô hình thu thập dữ liệu thích hợp.
Trong một số trường hợp, việc thử nghiệm được xem là cần thiết trước khi quyết định, chẳng hạn, thử nghiệm một loại dược phẩm mới; thử nghiệm một sản phẩm mới trước khi thương mại hóa.....Chi phí để thử nghiệm thường khá lớn, nhưng dữ liệu thu thập được đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy cao.
Dữ liệu thu thập từ các mô hình giả định
Thay vì thực hiện các cuộc thử nghiệm nhằm làm rõ những vấn đề còn nằm trong giả thiết thì phải tiêu tốn mất nhiều thời gian và tiền bạc, người ta có thể lập các mô hình giả định để phân tích. Các mô hình giả định đưa ra những tình huống có thập, nó không bao gồm mọi biến cố có trên thực tế mà được đơn giản hóa hơn nhiều so với thế giới hiện thực.
Đây là một kỹ thuật mới đối với những cuộc nghiên cứu xác định vấn đề nghiên cứu marketing. Những sự giả định tốt luôn luôn đòi hỏi phải dự tính được những mối quan hệ cũng như tác dụng của các yếu tố mà sau này có thể sử dụng được máy điện toán để xử lý và phân tích.
Qua kinh nghiệm thực tế về lựa chọn và thu thập dữ liệu, người nghiên cứu có thể phác họa ra một số mô hình mô tả những mối quan hệ về mặt hàm số giữa các biến số để tiến hành nghiên cứu (ví dụ, quan hệ về giá cả và nhu cầu sản phẩm; quan hệ giữa trình độ nhân viên bán hàng và kết quả bán của họ,....) Những mối quan hệ này được mô tả bởi những hàm số toán học. Và dựa trên mô hình này để dự báo những biến đổi có thể xảy ra khi một yếu tố nào nào đó thay đổi. Thật ra, không phải tất cả mọi sự giả định đều định lượng được những biến đổi của thế giới thực, trong những trường hợp như vậy, các người nghiên cứu phải tự giả định ra từ những kinh nghiệm của mình.
Mặc dù việc sử dụng các biến cố giả định có thể làm giảm đi giá trị của một chương trình nghiên cứu, nhưng nó vẫn là công cụ đắc lực đem lại cho người nghiên cứu khả năng tiếp thu và phân tích một lượng lớn các dữ liệu mà không phải tốn nhiều công sức và tiền bạc để thu thập chúng.
Dữ liệu thứ cấp
Khái niệm dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý. Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập.
Có nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn. Vì vậy chúng ta bắt đầu xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của chính mình. Các cuộc điều tra về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu)... do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội.
Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:
- Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường...
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan
- Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.
Ưu điểm của việc sử dụng dữ liệu thứ cấp là tiết kiệm tiền bạc, thời gian.
Nhược điểm trong sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp là:
- Số liệu thứ cấp này đã được thu thập cho các nghiên cứu với các mục đích khác và có thể hoàn toàn không hợp với vấn đề của chúng ta; khó phân loại dữ liệu; các biến số, đơn vị đo lường có thể khác nhau...
- Dữ liệu thứ cấp thường đã qua xử lý nên khó đánh giá được mức độ chính xác, mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu.
Vì vậy trách nhiệm của người nghiên cứu là phải đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, phải kiểm tra xem các kết quả nghiên cứu của người khác là dựa vào dữ liệu thứ cấp hay sơ cấp. Vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra dữ liệu gốc.
Phân loại dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp có đặc điểm là chỉ cung cấp các thông tin mô tả tình hình, chỉ rõ quy mô của hiện tượng chứ chưa thể hiện được bản chất hoặc các mối liên hệ bên trong của hiện tượng nghiên cứu. Vì dữ liệu thứ cấp, dù thu thập từ bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp, nó cũng là những thông tin đã được công bố nên thiếu tính cập nhật, đôi khi thiếu chính xác và không đầy đủ. Tuy nhiên, dữ liệu thứ cấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong nghiên cứu marketing do các lý do:
- Các dữ liệu thứ cấp có thể giúp người quyết định đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề trong những trường hợp thực hiện những nghiên cứu mà các dữ liệu thứ cấp là phù hợp mà không cần thiết phải có các dữ liệu sơ cấp. Ví dụ như các nghiên cứu thăm dò hoặc nghiên cứu mô tả.
- Ngay cả khi dữ liệu thứ cấp không giúp ích cho việc ra quyết định thì nó vẫn rất quan trọng vì nó giúp xác định và hình thành các giả thiết về các giải pháp cho vấn đề. Nó là cơ sở để hoạch định việc thu thập các dữ liệu sơ cấp; cũng như được sử dụng để xác định tổng thể chọn mẫu và thực hiện chọn mẫu để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp bên trong
Khi tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nên bắt đầu từ các nguồn bên trong tổ chức. Hầu hết các tổ chức đều có những nguồn thông tin rất phong phú, vì vậy có những dữ liệu có thể sử dụng ngay lập tức. Chẳng hạn như dữ liệu về doanh thu bán hàng và chi phí bán hàng và chi phí bán hàng hay các chi phí khác sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua các bảng báo cáo thu thập của doanh nghiệp. Những thông tin khác có thể tìm kiếm lâu hơn nhưng thật sự không khó khăn khi thu thập loại dữ liệu này.
Có hai thuận lợi chính khi sử dụng dữ liệu thứ cấp bên trong doanh nghiệp là thu thập được một cách dễ dàng và có thể không tốn kém chi phí.
Để tạo ra cơ sở dữ liệu thứ cấp bên trong, doanh nghiệp cần tổ tức cơ sở dữ liệu marketing (DataMarketing). Đó là việc sử dụng máy tính để nắm bắt và theo dõi các các hồ sơ khách hàng và chi tiết mua hàng. Thông tin thứ cấp này phục vụ như một nền tảng cho các chương trình nghiên cứu marketing hoặc như là nguồn thông tin nội bộ liên quan đến hành vi khách hàng trong nhiều doanh nghiệp.
Dữ liệu thứ cấp bên ngoài
Những nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu đã xuất bản có được từ các nghiệp đoàn, chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức phi chính phủ (NGO) , các hiệp hội thương mại, các tổ chức chuyên môn, các ấn phẩm thương mại, các tổ chức nghiên cứu Marketing chuyên nghiệp ....sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Trong thực tế, có rất nhiều dữ liệu thứ cấp có thể sử dụng được và có thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là phải phân loại nguồn dữ liệu để có một phương thức tìm kiếm thích hợp.
Các tiêu chuẩn đánh giá dữ liệu thứ cấp
Tính cụ thể
Dữ liệu thứ cấp phải bảo đảm tính cụ thể, có nghĩa là nó phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, có thể hỗ trợ cho việc phân tích nhận diện vấn đề hay mô tả vấn đề nghiên cứu. Tính cụ thể còn đòi hỏi sự rõ ràng về nguồn thu tập dữ liệu cũng như hiệu quả của dữ liệu (so sánh lợi ích của dữ liệu với chi phí thu thập)
Tính chính xác của dữ liệu
Người nghiên cứu phải xác định dữ liệu có đủ chính xác phục vụ cho việc nghiên cứu hay không. Dữ liệu thứ cấp có thể có sai số (hay không chính xác), điều này phụ thuộc vào nguồn cung cấp dữ liệu. Vì vậy, uy tín của nhà cung cấp và độ tin cập của nguồn dữ liệu những tiêu chuẩn cần xem xét khi thu thập dữ liệu thứ cấp.
Tính thời sự
Nghiên cứu marketing đòi hỏi dữ liệu phải có tính thời sự (dữ liệu mới) vì giá trị của dữ liệu sẽ bị giảm qua thời gian. đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nghiên cứu marketing luôn cập nhập thông tin định kỳ, tạo ra nguồn thông tin có giá trị cao.
Mục đích của dữ liệu được thu thập:
Dữ liệu thu thập nhằm đáp ứng một số mục tiêu nghiên cứu đã xác định và giải đáp câu hỏi “Dữ liệu cần thu thập để làm gì?”
Dữ liệu được thu thập phục vụ cho mục đích nghiên cứu cụ thể, vì các dữ liệu có thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu này nhưng lại có thể không phù hợp với trường hợp khác.
Ưu và nhược điểm của dữ liệu thứ cấp
3.1 Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp
Dễ tìm kiếm và tìm kiếm nhanh
Đây là điểm ưu việt hẳn của dữ liệu thứ cấp. Thuộc tính này được quyết định bởi chỗ dũ liệu thứ cấp đã tồn tại sẵn và vấn đề chỉ đơn thuần là phát hiện ra chúng. Vì vậy, thời gian tạp hợp dữ liệu thứu cấp chính là thời gian để tìm kiếm chúng và thường chỉ mất vài giờ hoặc vài ngày, trong khi việc tập hợp các dữ liệu sơ cấp phải tốn hàng tuần hoặc thậm chsi vài tháng.
Chi phí tiêu tốn cho việc thu thập dữ liệu thứ cấp ít hơn rất nhiều so với lượng thiền cần thiết để có được các dữ liệu sơ cấp
Sở dĩ như vậy là vì dữ liệu thứ cấp phần lớn có trong các thư viện, mà với các nguồn này thì chi phí thấp hơn nhiều, thậm chí bằng không. Kể cả các nguồn dữ liệu từ Chính phủ thì chi phí cũng không đáng kể hoặc không phải trả phí. Ngay cả trong trường hợp người ta phải đi mua các thông tin của các tổ chức cung cấp chuyên nghiệp thì cái giá phải trả vẫn được coi là rẻ hơn rất nhiều so với những chi phí mà một công ty riêng biệt sẽ phải bỏ ra để thực hiện một cuộc nghiên cứu riêng trên phạm vi cả nước.
Dữ liệu thứ cấp có tính sẵn sàng và thích hợp.
Đặc tính này phản ánh tính ưu việt của thông tin từ các dữ liệu thứ cấp ở chỗ, chúng có thể được dùng ngay vào một mục tiêu cụ thể nào đó mà không phải mất, hoặc mất rất ít thời gian công sức để gia công, chế biến và xử lý chúng.
Dữ liệu thứ cấp góp phần làm tăng giá trị của những dữ liệu sơ cấp hiện hữu
Tác dụng này chủ yếu được thể hiện ở chỗ việc thu thập dữ liệu thứ cấp ban đầu đã giúp cho việc định hướng và xác định mục tiêu thu thập dữ liệu sơ cấp của nhà nghiên cứu.
3.2 Nhược điểm của dữ liệu thứ cấp
Không thống nhất về đơn vị đo lường
Dữ liệu thứ cấp được lưu trữ trong các đơn vị đo lường mà không phù hợp với đơn vị đo lường mà nhà nghiên cứu cần. Chẳng hạn, nhà nghiên cứu cần biết mức thu nhập của hộ gia đình để phân tích thị trường nhưng trong các nguồn dữ liệu thức cấp hiện đang tồn tại chỉ có những dữ liệu về tổng thu nhập và thu nhập sau thuế mà không phân biệt theo từng hộ.
Các loại khái niệm, phân chia, phâ loại của dữ liệu đã thu thập có thể không hữu ích đối với các nhà nghiên cứu.
Ví dụ, trong một tài liệu thứ cấp về mức thu nhập của dân cư tại một thành phố, thu nhập được chia thành nhiều lớp khác nhau. Lớp đầu tiên là dưới 150 ngàn đồng, còn lớp cuối cùng là trên 3 triệu đồng. tỷ lệ phần trăm dân số ứng với từng lớp được xác địnhcông phu và chính xác. Tài liệu này rất có ích cho rất nhiều trường hợp nghiên cứu, nhưng lại không có ý nghĩa đối với công ty X kinh doanh máy điều hòa không khí vì căn cứ vào những kết quả quan sát được thì khách hàng của họ thường phải có thu nhập từ 4 triệu đồng trở lên.
Đôi khi nhà nghiên cứu có thể tìm thấy thông tin với đơn vị đo lường mong muốn và sự phân loại thích hợp nhưng dữ liệu thì đã lạc hậu, quá hạn, thậm chí là chũng chỉ được phát hành một lần.
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập một cách gián tiếp thông qua một loại tài liệu nghiên cứu nào đó hay nói cách khác là được tìm thấy trong lần nghiên cứu thứ hai chứ không phải là tài liệu gốc của cuộc nghiên cứu lần đầu.
Chẳng hạn, một viện nghiên cứu đưa ra kết quả phân đoạn thị trường người tiêu dùng sản phẩm bia. Sau đó, kết quả này được người ta sử dụng làm tài liệu cho một bài báo đăng trên tạp chí “Diễn đàn doanh nghiệp”. Trong trường hợp này, kết quả về phân đoạn thị trường mà nhà nghiên cứu tiếp cận được trên tạp chí “Diến đàn doanh nghiệp” là nguồn dữ liệu gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Vấn đề cơ bản liên quan đến các dữ liệu gián tiếp là tính chính xác nảy sinh từ trong việc ghi chép lại và chuyển đổi dữ liệu ban đầu. Trong dữ kiện chuyển đổi, người sử dụng thứ hai có thể sắp xếp thông tin ra ngoài ngữ cảnh vốn có và làm thay đổi rất lớn ý định ban đầu của người hay nguồn đang được trích dẫn. Tức là hiện tượng “tam sao thất bản”.
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA DỮ LIỆU THỨ CẤP Ở VIỆT NAM
Dữ liệu thứ cấp thu thập từ báo chí
Khái niệm
Khái niệm báo chí là gì
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Nghĩa là đối tượng phản ánh đó phải xác thực cụ thể. Báo chí là một hoạt động thông tin đại chúng nhất, năng động nhất trong các loại hình hoạt động truyền thông đại chúng hiện nay.
Các thể loại báo chí:
Thể loại là khái niệm để chỉ một chỉnh thể của một hình thức ổn định tương ứng với nội dung của nó.
Tin báo chí: Nói đến tin là nói đến những thông điệp về các sự việc, sự kiện, hiện tượng trong đời sống. Tuy nhiên, không phải sự kiện hay hiện tượng nào cũng trở thành tin tức. Sự kiện và hiện tượng đó phải mới, mang tính giáo dục cao và thu hút sự quan tâm của nhiều người
Tường thuật: Tường là hiểu rõ, thuật là kể lại những sự kiện, sự việc, hiện tượng mà mình chứng kiến theo tiến trình từ đầu đến cuối. tường thuật là thể loại báo chí giúp cho công chúng biết và cảm nhận sự việc, sự kiện, hiện tượng xảy ra như đang chứng kiến. Tường thuật phải bảo đảm trật tự diễn biến của sự kiện như nó diễn ra, không được đảo lộn hay sắp xếp lại. Trong bài tường thuật, có thể lược bớt một số chi tiết không cần thiết nhằm làm cho bài tường thuật ngắn gọn súc tích, nhưng không được thêm chi tiết nào ngoại trừ cung cấp thêm thông tin cho sự kiện đang diễn ra nhằm làm nổi bật chi tiết muốn đề cập.
Có hai thể loại tường thuật:
Tường thuật trực tiếp: tường thuật sự kiện, sự việc khi nó đang diễn ra.
Tường thuật gián tiếp: tường thuật lại sự kiện, sự việc tại hiện trường nhưng không phải cùng thời điểm nó diễn ra
Ghi nhanh: Là phóng sự viết nhanh, nhằm phản ánh nhanh chóng kịp thời sự kiện mới, liên quan đến dư luận và mang tính định hướng dư luận nhận thức đúng sự việc, sự kiện. Khác với phóng sự, ghi nhanh dừng ở việc mô tả sự kiện chứ không đi sâu nghiên cứu để phân tích, bình luận sâu sắc vấn đề đặt ra của sự kiện. Bút pháp ghi nhanh có sự đan xen linh hoạt giữa thông tin sự kiện nóng hổi kết hợp với mô tả sinh động cùng những nhận xét, phân tích ban đầu của sự kiện, sự việc đó.
Ghi nhanh được thực hiện để phản ánh những sự kiện nóng hổi, cấp bách quan trọng theo dòng chủ lưu thời sự thông qua bút pháp mô tả trực tiếp hoặc tường thuật lại sự việc
Phóng sự: Là thể loại báo chí quan trọng, thông tin cụ thể, sinh động về con người, sự kiện có thật, có ý nghĩa truyền giáo, giáo dục theo một quá trình phát sinh, phát triển thông qua cái tôi của tác giả với bút pháp linh hoạt.
Trên bình diện tổng thể, phóng sự có tính chất kế thừa và tổng hợp cùng lúc nhiều thể loại báo chí như: tin, phỏng vấn, tường thuật, bình luận.
Phóng sự phải phản ánh sự kiện “có vấn đề”, liên quan đến tín đúng sai của một chương trình, của một quan hệ xã hội; là vấn đề đặt ra hàng loạt câu hỏi cần được giải quyết theo hướng mong đợi của đa số quần chúng.
Khác với các thể loại khác, phóng sự đi vào bản chất của sự kiện, phân tích, làm rõ sự kiện. Tuy nhiên, không phải phóng sự nào cũng có thể giải quyết hết vấn đề đặt ra trong cùng một tác phẩm. Phóng sự có thể chia nhỏ vấn đề ra từng “lát cắt” để phân tích mổ xẻ tạo thành phóng sự nhiều kỳ, nhiều tập.
Phỏng vấn: Phỏng vấn là một hình thức đối thoại có chủ đích giữa hai hoặc nhiều người, trong đó câu hỏi đưa ra nhằm thu nhận thông tin cần thiết từ người trả lời.
Có hai dạng phỏng vấn:
Phỏng vấn để trích dẫn nguồn tin, tức phỏng vấn nhân chứng để lấy phát biểu cho một bài phóng sự, ghi nhận.
Phỏng vấn trực tiếp những người có vai trò, có tầm ảnh hưởng đến một chương trình hay kế hoạch nào đó thông qua hệ thống câu hỏi đã được sắp sẵn theo chủ đích của tác giả.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo chí
Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu : Trước tiên nhà nghiên cứu phải hiểu rõ mục tiêu của chủ đề nghiên cứu là gì ? Liên quan đến vấn đề gì ? Bao giờ ? và ở đâu ? Từ đó mới xác định được những tạp chí, báo chí mình cần tìm hiểu là gì ? Có thề là các tạp chí về vấn đề nguồn nhân lực, vấn đề vốn ODA, vấn đề đào tạo và xúc tiến kinh doanh vv... tùy theo vấn đề cần nghiên cứu. Điều đó sẽ tránh gây lãng phí hoặc vô tình bỏ qua thông tin cần thiết vì nguồn thông tin là rất nhiều, nếu không có sự tìm hiều trong mục tiêu sẽ đem về những thông tin không có lợi.
Tìm các nguồn dữ liệu : Thông tin sẽ được tìm kiếm ở trên các tạp chí , sách báo . Đây là nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài, nó phong phú hơn nhiều nguồn dữ liệu nội bộ. Chính vì thế mà việc tìm kiếm và xác định rất phức tạp.
Tiến hành thu thập các thông tin : Các thông tin dữ liệu ghi chép từ tạp chí, sách báo phải đảm bảo tính xác định. ví dụ như tên tạp chí, sách báo ; tên tác giả cuốn tạp chí,sách báo ; năm xuất bản ; nhà xuất bản ; số trang vv...Những thông tin lấy từ nguồn dữ liệu là các tạp chí,sách báo phải đảm bảo tính chính xác , cụ thể, trình bày khoa học để tiện lợi cho việc xử lý , phân tích
Đánh giá các dữ liệu đã thu thập được : Đây là bước rất quan trọng và cần thiết, vì các thông tin lấy từ tạp chí có thể lệch lạc,sai sự thật. Việc đánh giá nhằm loại trừ các thông tin sai, hoặc không có giá trị cho cuộc nghiên cứu. Những trợ giúp đối với tạp chí: Vì tạp chí là nguồn dữ liệu phong phú nên những trợ giúp để tìm kiếm thông tin từ chúng cũng khá đa dạng và thường tìm thấy trong thư viện:
Tổng mục lục các tạp chí kinh doanh: Đây là loại trợ giúp mà ở đó liệt kê các bài báo đã được đăng tải của từng loại tạp chí hoặc của nhiều loại tạp chí trong suốt cả năm.
Hướng dẫn cho người đọc về tạp chí: Đây là một bài mục lục về các bài báo của các tạp chí được tập hợp theo từng chủ đề. Nó giúp ích cho các nhà nghiên cứu đang muốn tìm kiếm các thông tin từ các tạp chí theo những định hướng nhất định
Mục lục áp dụng khoa học kĩ thuật: Đây là một dạng tổng mục lục của rất nhiều tạp chí khác nhau về các lĩnh vực tự động hóa, hóa học, cơ khí , vật lý cũng như các lĩnh vực kĩ thuật khác mà các nhà nghiên cứu sử dụng thường xuyên cho mục đích kinh doanh.
Thực trạng và đánh giá
Báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển vững chắc dựa trên những số liệu như đã có tới 720 cơ quan báo chí, 830 ấn phẩm và chương trình PTTH, báo điện tử và hơn 17.500 nhà báo chuyên nghiệp cộng thêm hàng chục ngàn cộng tác viên, và Đài Tiếng nói VN phủ sóng đến 97,5% dân số.
Theo thống kê mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), hiện có khoảng 2 triệu người truy cập Internet, và không ít hơn số đó là độc giả của các tờ báo điện tử như VietNamNet, VnExpress, TuoitreOnline, Lao động điện tử...
Báo chí Việt Nam thường được chia thành ba nhóm: báo chí nhóm một, báo chí nhóm hai và báo chí nhóm ba:
Nhóm một là những cơ quan báo chí quan trọng nhất như báo Nhân Dân, đài truyền hình Việt Nam, đài phát thanh tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam.
Báo chí nhóm hai là báo chí thuộc chính quyền và đảng bộ địa phương hay các tổ chức chính trị xã hội cấp Trung ương như Hà nội mới, Đài truyền hình Hà nội, Sài gòn Giải phóng, Thanh Niên hay Lao Động…
Báo chí nhóm ba là các báo, tạp chí hay bản tin còn lại. Tuy có vai trò quan trọng trong việc “định hướng dư luận”, nhưng trừ truyền hình, còn các báo in thuộc nhóm một và hai lại có lượng người đọc ít hơn so với báo chí nhóm ba.
Một thực trạng đặt ra đó là: ở các nước khác, trước khi đến được với người đọc, thông tin để ra một tờ báo thường phải trải qua một quá trình kiểm tra chéo nghiêm ngặt để đảm bảo tính trung thực và khách quan của nó, và nguồn tin thường được phân cấp về mức độ tin cậy (nguồn tin cấp một- nhận trực tiếp từ nguồn, được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp hai –nhận trực tiếp từ nguồn, không được tiếp cận văn bản; nguồn tin cấp ba- thông tin nhận qua trung gian, không được tiếp cận văn bản…vv). Trong khi đó, ở Việt Nam, các tờ báo rất ít khi đưa việc kiểm tra chéo thông tin như một qui trình bắt buộc của tác nghiệp báo chí do vậy mà chất lượng nguồn thông tin trên báo chí không được đảm bảo, độ tin cậy không cao. Thiếu sự đòi hỏi nghiêm ngặt về tính chính xác của thông tin sẽ dẫn đến thiếu cạnh tranh gay gắt về thông tin, nên báo chí Việt Nam hình thành một văn hóa “chia sẻ”, trái ngược hoàn toàn với văn hóa “độc quyền” của báo chí nước ngoài.
Ở Việt Nam, thông tin có thể được các phóng viên làm việc ở các tờ báo khác nhau chia sẻ với nhau, và các phóng viên ở các tờ báo khác nhau hoàn toàn thoải mái khi cùng ngồi trao đổi hoặc phỏng vấn đại diện của một công ty. Các phóng viên viết cùng một lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, giáo dục hay y tế hình thành các nhóm chơi với nhau khá thân thiết, và có rất ít cạnh tranh về thông tin giữa họ với nhau. Văn hóa chia sẻ này khiến cho những khái niệm như “ dành riêng cho…” (exclusive…) hầu như ít tồn tại ở Việt Nam, và “đặc quyền tiếp cận” không còn là một công cụ hữu hiệu của quan hệ công chúng (“đặc quyền tiếp cận” là một công cụ của quan hệ công chúng, khi bạn cung cấp quyền tiếp cận thông tin hoặc nguồn tin chỉ dành riêng cho một phóng viên hay một tờ báo, do đó tạo giá trị cho riêng tờ báo hay phóng viên đó). “Văn hóa chia sẻ”, cộng thêm với văn hóa “đừng làm ngôi sao” khiến cho các bài viết thường na ná như nhau, ít có bản sắc riêng của người viết, và đặc biệt khi đã có thông cáo báo chí được soạn sẵn, thì việc các bài báo với nội dung giống nhau xuất hiện trên vài ba chục tờ báo là điều thường xuyên xảy ra.
“Văn hóa chia sẻ” của báo chí Việt Nam lại dẫn đến văn hóa “báo không ăn thịt báo”- báo chí Việt Nam rất e ngại trong việc đưa ra những thông tin ngược lại với thông tin đã được đăng tải trên “các báo bạn”, cho dù biết rằng những thông tin đó có thể không chính xác. Phần lớn trường hợp, họ chỉ dùng thái độ im lặng của mình để phản ứng thông tin sai lệch, mà hầu như không bao giờ trực tiếp đứng ra chỉ trích tính tin cậy hay công khai thách thức tính xác thực các bài báo của đồng nghiệp. Có một sự “ngầm định” khi có ai đó có ý định thách thức văn hóa “báo không thể sai” của báo chí Việt Nam.
Một nét văn hóa nữa chúng ta có thể nhận rõ trong thời gian vừa qua, đó là văn hóa “lề trái” và “lề phải” của báo chí Việt Nam- rất nhạy cảm về mặt chính trị, có các qui tắc và “cấm kỵ” bất thành văn và chịu sự kiểm soát chặt chẽ về mặt nội dung của các cơ quan chính quyền và tổ chức Đảng. Chuyên gia quan hệ công chúng phải nắm được “văn hóa lề phải”: các định hướng tuyên truyền và các chính sách chính trị, xã hội kinh tế trọng tâm, từ đó khéo léo lồng ghép vấn đề của mình cho phù hợp với chính sách đó, đồng thời phải hiểu được “văn hóa lề trái” những mối quan tâm và bức xúc của quần chúng, phản ánh thông qua báo chí, hiểu được ranh giới mong manh giữa hai lề và sự tế nhị của các tổng biên tập khi phải giữ một khoảng cách vừa phải với cả hai lề.
Một đặc điểm nữa của báo chí Việt Nam là văn hóa đồng dạng. Phần lớn các báo hay chương trình truyền hình của Việt Nam có nội dung tương tự như nhau, và không có sự khác biệt quá nhiều về “thương hiệu” báo chí như các tờ T.T, T.N, L.D, N.L.D…Báo chí chuyên ngành ở Việt Nam còn chưa phát triển, nội dung nghèo nàn, chất lượng bài viết không cao và lượng người đọc thấp. Đây là thiệt thòi lớn đối với ngành quan hệ công chúng, vì quan hệ công chúng chủ yếu tác động đến những nhóm đối tượng nhỏ và chuyên biệt (ví dụ như các nhà khoa học, các chuyên gia một ngành khoa học cụ thể, các chính trị gia..vv) mà báo chí chuyên ngành, ở các nước khác, lại là công cụ đắc lực để tác động đến nhóm đối tượng này. Lý do chủ yếu, có lẽ là, thói quen nghiên cứu vấn đề của mình một cách nghiêm túc và khoa học chưa được hình thành ở Việt Nam.
Dữ liệu thứ cấp thu thập từ tập san chuyên ngành
Khái niệm
Tập san chuyên ngành là những ấn phẩm,tạp chí…khoa học chuyên biệt về 1 ngành khoa học nhất định là tiếng nói và nơi chia sẻ các ý tưởng của các ngành khoa học đó.
VD:tạp chí công nghệ do khoa công nghệ đại học quốc gia phát hành
Đặc điểm của tập san chuyên ngành Việt Nam
Hầu như ngành khoa học nào ở Việt Nam cũng đều có ít nhất là một tập san. Có ngành như ngành y có khá nhiều tập san. Trường đại học y nào cũng có tạp chí khoa học. Đó là một điều tích cực, vì tập san là tiếng nói của ngành và cũng là nơi chia sẻ ý tưởng. Thế nhưng cái khác giữa tập san khoa học Việt Nam và quốc tế là cơ chế bình duyệt (peer review).
Ngoài một số tập san lâu đời và nghiêm chỉnh, phần lớn các tạp chí khoa học ở Việt Nam không có bình duyệt. Tác giả gửi bài đến, một vài người trong ban biên tập xem qua, và quyết định đăng hay không. Phần lớn là đăng. Chẳng những đăng bài mà còn phải trả nhuận bút cho tác giả. Có lẽ do cách làm như thế nên đại đa số những bài báo trên các tập san này có chất lượng khoa học rất thấp. Có rất nhiều lỗi lầm và sai sót cơ bản trong những bài báo. Cách trình bày hết sức sơ sài và tùy tiện, làm cho người đọc thấy hình như tác giả không tôn trọng độc giả. Trong các tập san y khoa mà tôi xem qua, không có bài nào viết đúng tiếng Anh, dù chỉ là tóm lược (abstract).
Còn các tạp chí khoa học quốc tế thì khác hẳn. Mỗi tập san có ban biên tập với thành viên từ nhiều nước trên thế giới. Bài được gửi đến phải qua 2 hoặc 3 chuyên gia bình duyệt, tái bình duyệt, rồi mới đi đến quyết định đăng hay không. Phần lớn bài báo nộp cho tập san quốc tế bị từ chối. Tạp chí có uy tín càng cao (impact factor cao) thì tỉ lệ tự chối càng cao, có khi lên đến 95-99%. Nếu quyết định đăng thì tác giả phải trả chi phí in ấn cho nhà xuất bản. Số tiền này không nhiều, được tính dựa vào số trang giấy. Tính trung bình, mỗi trang tốn khoảng 60 đến 120 USD, tùy theo tác giả muốn in màu hay trắng đen, và tùy vào nhà xuất bản.
Có hàng trăm ngàn tập san khoa học trên thế giới, nhưng chỉ có 16 hay 17 ngàn tập san được "công nhận", hiểu theo nghĩa có trong danh mục của Thomson ISI (Viện thông tin khoa học). Đây là những tập san uy tín, do các hiệp hội chuyên môn điều hành và quản lí.Đại khái, tập san phải có ban biên tập quốc tế, công trình đăng được trích dẫn trong một thời gian, có tiêu chí khoa học và cơ chế bình duyệt, v.v…
Phương pháp thu thập dữ liệu từ tập san chuyên ngành
Để có thể tiếp cận nguồn dữ liệu thứ cấp từ các tập san chuyên ngành, nhân viên nghiên cứu sẽ phải tiế hành theo quy trình như sau:
Xác định những thông tin cần thiết cho cuộc nghiên cứu: Số lượng và các lĩnh vực trong những tập san khoa học chuyên ngành không phải là nhỏ, hàm lượng thông tin trong mỗi loại tập san cũng rất khác nhau đối với mục tiêu nghiên cứu. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian và chi phí thu thập dữ liệu, người làm nghiên cứu cần phải chỉ rõ và khoanh vùng được những thông tin thực sự cần thiết và quan trọng đối với bài nghiên cứu của mình.
Tìm kiếm các nguồn dữ liệu có chứa đựng các thông tin cần thiết: Với một lý do tương tự như cho việc xác định những thông tin cần thiết, người làm nghiên cứu không thể đi tìm và tổng hợp tất cả những nguồn dữ liệu xung quanh mình. Người làm nghiên cứu cần xác định xem những thông tin mình cần có thể thu thập được từ đâu, ở những nguồn nào. Nếu trong những bài nghiên cứu đánh giá thị trường, rõ ràng là nhân viên nghiên cứu cần phải tìm đến những tập san chuyên ngành kinh tế là trước hết, sau đó mới có thể tìm đến những chuyên ngành khác, tùy theo mối liên quan đến bài nghiên cứu.
Tiến hành thu thập các thông tin: Việc tiến hành thu thập và xử lý các thông tin liên quan phục vụ cho bài nghiên cứu được nhân viên nghiên cứu thực hiện tùy vào yêu cầu. Có thể sử dụng những phương pháp phân tích và thống kê chuyên ngành, hoặc sự hỗ trợ từ những phần mềm thống kê SPSS, Eviews… đối với các dữ liệu là số phức tạp.
Đánh giá các dữ liệu đã thu thập được: Kết quả đánh giá sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn cho việc sử dụng thông tin trích lọc được từ những dữ liệu này.
Thực trạng và đánh giá
Số lượng:
Theo báo cáo tại Hội nghị, hiện nay Viện KH&CN Việt Nam đang xuất bản 12 tạp chí KH&CN chuyên ngành về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Hàng năm, các tạp chí đăng tải khoảng 550 công trình nghiên cứu trên mọi lĩnh vực (không kể các số đặc san). Số lượng tạp chí được phát hành ra quốc tế còn rất thấp, nhiều tạp chí chưa được cộng động các nhà khoa học quốc tế biết đến. Ngoài ra, nội dung và hình thức của các tạp chí có chất lượng không đồng đều. Trong số 12 tạp chí, chưa có tạo chí nào đạt mức chất lượng quốc tế để được ISI công nhận. Hoạt động của Hội đồng biên tập, tiềm lực cán bộ, cơ sở vật chất còn nhiều bất cập, khiến cho chất lượng của các tạp chí còn nhiều hạn chế. Viện KH&CN cũng đã thực hiện một số giải pháp để nâng cao chất lượng của các tạp chí như: Nâng cao chất lượng nội dung bằng cách thu hút các bài báo chất lượng chuyên môn cao, đặc biệt là bài báo của các chuyên gia quốc tế giỏi; nâng cao chất lượng hình thức bằng việc rà soát lại định dạng và hình thức, tiêu chí chất lượng trình bày thống nhất của các bài báo, cung cấp thông tin hướng dẫn chi tiết đến các tác giả; hoàn thiện và tăng cường nhân sự của Hội đồng biên tập, cụ thể là tăng cường các nhà khoa học nước ngoài tham gia Hội đồng biên tập; hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất, đào tạo nâng cao năng lực; tăng cường phát hành, quảng bá; mở rộng hợp tác quốc tế.
Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam vừa đưa ra 6 giải pháp nâng cao chất lượng xuất bản các tạp chí khoa học công nghệ (KHCN) nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển KHCN cũng như của bạn đọc. Hiện KHCN VN cho biết, hiện Viện đang xuất bản 12 tạp chí KHKT chuyên ngành về các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ. Tuy nhiên, ngoài một số ưu điểm nhất định thì phần lớn các tạp chí do Viện xuất bản có chất lượng hình thức không đồng đều, thậm chí một số tạp chí chỉ đạt chất lượng trung bình.
Ngoài ra, hầu hết 12 tạp chí do Viện xuất bản chưa có tạp chí nào đạt mức chất lượng quốc tế do hình thức trình bày không chuyên nghiệp, phần biên tập ngôn ngữ đặc biệt là biên tập tiếng Anh của nhiều tạp chí còn hạn chế.
Việc phần lớn các tạp chí không được xuất bản đúng quy định, nội dung thông tin còn quá ít, việc tổ chức duyệt bài và biên tập còn mang tính thủ công trong đó phải kể đến việc một số tạp chí xuất bản chậm từ 6 tháng đến 1 năm, nhiều bài gửi tới 2 năm chưa được đăng, đã và đang khiến cho việc nâng cao chất lượng các tạp chí do Viện KHCN VN xuất bản theo tiêu chuẩn quốc tế gặp rất nhiều khó khăn.
Từ thực tế trên, Viện KHCN VN đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xuất bản các tạp chí KHCN cụ thể như: nâng cao chất lượng nội dung khoa học bằng cách thu hút các bài báo chất lượng chuyên môn cao đặc biệt là bài báo của các chuyên gia giỏi quốc tế; Nâng cao chất lượng về hình thức bằng việc rà soát lại các format, định dạng về hình thức và tiêu chí chất lượng trình bày thống nhất của các bài báo, cung cấp thông tin hướng dẫn chi tiết đến các tác giả; Hoàn thiện và tăng cường Hội đồng biên tập cụ thể là tăng cường các nhà khoa học nước ngoài tham gia Hội đồng biên tập. Hoàn thiện các cơ chế quản lý tạp chí, xây dựng và ban hành khung định mức chi thống nhất cần mang tính khuyến khích, phù hợp với thông lệ quốc tế cho hoạt động của tạp chí để nâng tính hiệu quả; Đồng thời, tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất và đào tạo nâng cao năng lực, đầu tư xây dựng trang thông tin điện tử của các tạp chí Viện KHCN có đặc thù của từng tạp chí.
Mở rộng hợp tác quốc tế là giải pháp được chú trọng đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng của các tạp chí KHCN của Viện KHCN Việt Nam. Được biết, Viện KHCN Việt Nam đang giao Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ xây dựng “Dự án nâng cấp các tạp chí của Viện theo tiêu chuẩn quốc tế” phấn đấu đến năm 2014 Viện KHCN Việt Nam sẽ có 2 hoặc 3 tạp chí đạt chuẩn của Viện Thông tin Khoa học ISI (Institute of Scientific Information).
Lĩnh vực nghiên cứu
Dùng chức năng phân loại lãnh vực nghiên cứu, chia ấn phẩm khoa học thành 12 nhóm lớn: nông nghiệp, khoa học cơ bản, khoa học y sinh, hóa học, kinh tế, kỹ thuật, khoa học môi trường, khoa học vật liệu, toán, vật lý, y tế công, và khoa học xã hội
Bảng phụ lục: Những lĩnh vực nghiên cứu hàng đầu dựa trên số lượng bài báo khoa học trong thời gian 1991 – 2000 và 2001 – 2010 của Việt Nam
Lĩnh vực nghiên cứu
1991-2000
2001-2010
Tỷ lệ tăng (%)
Toán và ững dụng
245
607
2.48
Toán
306
552
1.80
Y tế công, Môi trường và sức khỏe nghề nghiệp
127
527
4.15
Vật lý (Condensed Matter)
203
420
2.07
Bệnh truyền nhiễm
64
366
5.72
Khoa học vật liệu
99
337
3.40
Kỹ thuật, Điện, Điện tử
17
335
19.71
Y học nhiệt đới
92
305
3.32
Vi sinh học
73
300
4.11
Khoa học môi trường
62
276
4.45
Khoa học cây trồng
114
246
2.16
Vật lý ứng dụng
86
245
2.85
Vật lý (Đa ngành)
77
211
2.74
Hóa sinh học và Sinh học phân tử
82
163
1.99
Về chất lượng
Đóng góp của Việt Nam cho tri thức khoa học vẫn còn rất khiêm tốn so với quy mô dân số, khi ta đo lường những đóng góp đó bằng kết quả nghiên cứu khoa học, và có một mối tương quan rõ rệt giữa kết quả nghiên cứu khoa học và chỉ số kinh tế tri thức.
Có nhiều cách giải thích cho sự cách biệt lớn giữa các nước về kết quả nghiên cứu khoa học. Ở Việt Namngân sách nhà nước dành cho nghiên cứu và phát triển có một vai trò quan trọng trong việc định hình bức tranh nghiên cứu khoa học. Trong lúc các nước khác đầu tư lớn cho khoa học và công nghệ thì Việt Nam có mức đầu tư thấp hơn nhiều. Bởi vậy có lẽ cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi bài báo khoa học của Việt Nam còn rất khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới.
Kinh tế và mức độ ổn định xã hội cũng có thể là một cách giải thích khác. Trong khi Việt Nam trải qua nhiều cuộc chiến tranh trong suốt 100 năm qua, các nước khác trong vùng được hưởng một thời kỳ dài ổn định. Quả vậy, hoạt động nghiên cứu khoa học của Việt Nam đã thực sự cất cánh từ 1990, khi áp dụng chính sách đổi mới sau một thời kỳ dài khủng hoảng kinh tế và bị cô lập về chính trị. Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi thấy kết quả nghiên cứu khoa học của Việt Nam là thấp nhất trong 10 năm đầu (1991-2000) nhưng đã gia tăng nhanh chóng trong thập kỷ kế tiếp.
Một lý do khác cho sự đóng góp khiêm tốn của khoa học trong kết quả nghiên cứu toàn cầu là trở ngại về tiếng Anh. Nhiều người nghiên cứu ở Việt Nam không quen thuộc với tiếng Anh, kết quả là phần lớn của họ công bố ở các tạp chí trong nước và không được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu ISI. Điều này có nghĩa là chỉ có một phần nhỏ các bài báo khoa học của giới nghiên cứu Việt Nam hiện diện trong các tạp chí được liệt kê trong danh mục ISI .Tất cả những nhân tố này đã góp phần khiến cho sự hiện diện của giới khoa học Việt Nam trong các tạp chí được liệt kê trong danh mục ISI còn khiêm tốn.
Dựa trên những kết quả này, chúng ta có thể xác định được một số nguyên mẫu (archtypes) của việc sản xuất tri thức. Trong khi Việt Nam có số lượng bài báo khoa học nhiều trong các ngành toán và vật lý lý thuyết, thì Singapore có thế mạnh đáng kể trong kỹ thuật và công nghệ sinh học, còn Thái Lan thì mạnh về công nghệ thực phẩm, dược lý và dược học. Malaysia có thành tích cao về tinh thể học, công nghệ thực phẩm, khoa học về cây trồng, trong lúc Philippines và Indonesia có nhiều bài báo khoa học về nông học và ngư nghiệp. Những mẫu hình này tiêu biểu cho những đóng góp khá đa dạng và toàn diện của giới khoa học ASEAN cho tri thức khoa học thế giới.
KẾT LUẬN
Sau khi tìm hiểu và phân tích thực trạng của nguồn dữ liệu thứ cấp, nhóm chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng những nguồn dữ liệu này tại Việt Nam như sau:
Nâng cao tính thực nghiệm trong thu thập dữ liệu thứ cấp: Khác với số liệu kỹ thuật và tự nhiên, số liệu kinh tế xã hội luôn là số liệu quan sát và không thể thu thập lại bằng các thí nghiệm có kiểm soát. Trong một số trường hợp việc đưa ra hệ thống kiểm soát có thể làm cho số liệu thu thập được không còn mang nội dung kinh tế xã hội ban đầu và thậm chí không thể thu thập được thông tin. Tính phi thực nghiệm còn dẫn đến khả năng bỏ sót số liệu và đo đếm không chính xác. Tính phi thực nghiệm này đẩy việc nghiên cứu, phân tích kinh tế đặc biệt là khi dùng các phương pháp định lượng, các phương pháp thống kê vào tình thế bị động về thông tin. Đặc trưng này đòi hỏi thay vì thí nghiệm trực tiếp người ta cần sử dụng ngày càng nhiều hơn các phương pháp nghiên cứu gián tiếp và luôn phải chấp nhận những kết luận có tính chính xác tương đối, số đông.
Giảm thiểu tính chủ quan của cả người nghiên cứu và người cung cấp dữ liệu: Đối với hầu hết các dữ liệu nhận được từ các cuộc khảo sát, đặc trưng của dữ liệu đều bị ảnh hưởng ít nhiều vào ý thức chủ quan của người thiết kế bảng hỏi và cách thức chọn mẫu. Hiểu biết về đối tượng mang tin của người nghiên cứu làm nên một phần chất lượng số liệu (mức, thang đo, phân loại, phạm vi,..). Với người cung cấp tin cũng có hiện tượng như vậy, quan niệm và thái độ hay cách nhìn nhận thông tin họ được yêu cầu cung cấp ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng thông tin, độ chính xác cũng như tính xác thực của thông tin. Ngoài ra, chất lượng dữ liệu còn ảnh hưởng bởi sự hạn chế về tài chính và nguồn nhân lực.
Làm sạch dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu đã được xử lý, dữ liệu thứ cấp được coi là thông tin và hơn thế nữa là các thông tin của tổng thể, tính đa dạng của các cá thể hầu như bị che lấp bởi cách tính các chỉ tiêu, cách phân tổ thống kê và xác định thời kỳ tham chiếu. Làm sạch dữ liệu thứ cấp có ít nội dung hơn, nhưng thông thường liên quan đến xu thế, qui luật của sự vận động và các mối quan hệ được xác định theo một qui tắc sẵn có hay ở mức trung bình mà các học thuyết, quan điểm kinh tế xã hội đã phát hiện một cách chung nhất. Thực tế, việc làm sạch dữ liệu thứ cấp có thể gặp rất nhiều khó khăn. Với các loại dữ liệu thứ cấp, việc làm sạch hầu như chỉ làm tốt ở khâu đầu tiên là phát hiện những vấn đề cần hiệu chỉnh, còn việc hiệu chỉnh phụ thuộc vào nguồn số liệu sơ cấp mà ảnh hưởng của nguồn số liệu này sau hiệu chỉnh (nếu có thể) không chỉ đối với bộ phận dữ liệu thứ cấp đã được quan tâm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và đánh giá thực trạng dữ liệu thứ cấp tại Việt Nam.docx