Đề tài Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3

Lời mở đầu Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển sôi động, đi kèm với sự phát triển ấy là sự sôi động của Thị trường tài chính. Một đất nước được coi là phát triển thực sự nếu thị trường tài chính của nước đó hoạt động nhanh nhạy và hiệu quả. Là hạt nhân trung tâm của Thị trường tài chính Thị trường chứng khoán luôn thể hiện tốt vai trò tạo vốn và chu chuyển vốn linh hoạt hơn trong nền kinh tế. Bắt đầu vào một giai đoạn hội nhập và phát triển thì Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã có những sự khởi sắc đầy ấn tượng, đặc biệt là khoảng thời gian cuối năm 2006 và đầu năm 2007 – đó được coi là một bước tiến ngoạn mục của thị trường Việt Nam. Tuy trong giai đoạn hiện nay thị trường có những dấu hiệu đi xuống nhưng đó là chu kì của bất cứ thị trường nào hay với bất cứ nền kinh tế nào, có thời kì phát triển thì cũng phải có thời kì chững lại. Đứng vị trí là một nhà đầu tư tại thời điểm thị trường như vậy ta cần biết chọn đầu tư những cổ phiếu tốt. Để minh họa cho sự lựa chọn ấy em đã chọn đề tài: “Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3” để biết được cách thức lựa chọn một cổ phiếu như thế nào là tốt. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về Công ty cổ phần chứng khoán An Bình Chương II: Khái quát về phân tích thị trường và phân tích ngành xây dựng. Chương III: Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3. Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, Thầy Trần Đăng Khâm và Công ty cổ phần chứng khoán An Bình đã tạo điều kiện và giúp em hoàn thành tốt đề tài.

doc68 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2541 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp nhà nước chiếm 26444.1 tỷ đồng, doanh nghiệp địa phương là 9928.7 tỷ. Biểu đồ 2.2: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp xây dựng Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn Tổng cục Thống kê) Các doanh nghiệp tư nhân có tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng chậm và đến năm 2004 con số này mới đạt 16.511 tỷ đồng. 2.1.4/ Lao động trong ngành xây dựng Bảng 2.6: Lao động trong ngành xây dựng Đơn vị: Ngàn Lao động Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 529 628 799 862 874 DN Nhà nước 392 408 470 468 410 DN Trung ương 258 273 316 318 285 DN Địa phương 133 135 154 151 125 DN Ngoài quốc doanh 135 217 324 388 457 DN có vốn ĐTNN 3 3 5 5 7 100% vốn nước ngoài 1 1 2 2 4 Liên doanh 2 2 3 3 3 (Nguồn Tổng cục Thống kê) Từ năm 2000 đến 2004 số lượng lao động trong ngành xây dựng tăng 1.65 lần. Số lượng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước chiếm đa số nhưng lại không tăng mạnh qua các năm. Mà số lao động trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Từ năm 2000 đến năm 2004 lao động trong các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh tăng gần 3.5 lần. Biểu đồ 2.3: Lao động trong ngành xây dựng Đơn vị: Ngàn Lao động (Nguồn Tổng cục Thống kê) Lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài biến động khá mạnh. Từ năm 2000 là 3 ngàn lao động, đến năm 2004 tăng lên 7 ngàn lao động, mức tăng đạt 2,33 lần trong 4 năm. 2.1.5/ Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành Bảng 2.7: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo giá hiện hành Đơn vị: tỷ đồng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TỔNG SỐ 75780 83560 103972 120548 142531 171364 Doanh nghiệp Nhà nước 46578 50378 59265 65514 75613 88857 Ngoài quốc doanh 28352 32262 43208 53216 64730 79924 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 850 920 1500 1817 2188 2583 (Nguồn Tổng cục thống kê) Giá trị sản xuất ngành xây dựng đóng góp từ 19%- 20% GDP hàng năm. Đặc biệt trong năm 2007 giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng đột biến. Lần đầu tiên, năm 2007, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/năm, cao nhất từ trước đến nay. Biểu đồ 2.4: Giá trị sản xuất ngành xây dựng Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn Tổng cục Thống kê) Trong 10 tháng năm 2006, tổng giá trị sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng đạt hơn 57.730 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó, giá trị sản xuất của khối Công nghiệp và Vật liệu xây dựng đạt 18.447 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2005. Một số sản phẩm có mức tăng trưởng khá so với kế hoạch như: Kính các loại, gạch chịu lửa, thép xây dựng, nhôm. Một số đơn vị xây lắp vẫn giữ được mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước như: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Lắp máy, Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp, Xây dựng Bạch Đằng… Tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng 2 đạt 7.872 tỷ đồng nâng tổng số 2 tháng đầu năm 2008 đạt 17.326 tỷ đồng, bằng 14,3% so với kế hoạch năm, tăng 41,9% so với cùng cùng năm 2007. Về tình hình xuất khẩu ngành xây dựng tháng 2 đạt khoảng 10,9 triệu USD, 2 tháng đầu năm 2008 đạt khoảng 21,4 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2007. Nhập khẩu 2 tháng đầu đạt khoảng 114,9 triệu USD, tăng 71,3% so với cùng kỳ năm 2007, với mặt hàng chủ yếu là máy móc thiết bị và clinker. 2.2/ Đặc điểm của ngành 2.2.1/ Giá trị sản xuất so sánh với GDP Bảng 2.8: Giá trị sản suất so sánh với GDP Đơn vị: tỷ đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 GDP 481,295 535,726 613,443 713,071 833,000 GTSX ngành xd 83,560 103,972 120,548 142,531 171,364 (Nguồn Tổng cục Thống kê) Ngành xây dựng hàng năm đóng góp cho GDP 1 co số đáng kể, từ 19% đến 20% GDP. Biểu đồ 2.5: Ngành xây dựng so với GDP Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn Tổng cục Thống kê) Khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu thế giảm dần qua các năm. Khu vực tư nhân chiếm từ 37% đến 47% và đang có xu hướng tăng lên. Khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1% đến 2%. Bảng 2.9: Tổng hợp chỉ số ngành của các công ty tiêu biểu Đơn vị: phần trăm (%) Công ty ROA ROE EPS HSTT ngắn hạn HS TT nhanh HSTT tức thời CTCP Sông Đà 9 11.55% 33.01% 5,278 100.58% 54.15% 15.61% CTCP Sông Đà 9.01 12.19% 20.93% 3,055 140.82% 20.42% 2.57% CTCP Sông Đà 6 7.55% 14.75% 4,196 132.86% 81.17% 61.56% CTCP Xây dựng vinaconex 7 34.69% 11.96% 1,494 159.09% 156.44% 8.21% CTCP Xây dựng vinaconex 5 3.85% 23.55% 3,680 117.82% 55.21% 19.45% CTCP Sông Đà 7 6.16% 11.35% 7,340 167.68% 88.33% 65.37% CTCP Xây dựng vinaconex 3 3.35% 17.87% 3,088 192.42% 149.95% 29.70% Trung bình ngành 11.33% 19.06% 4,019 144.47% 86.52% 28.92% (Nguồn báo cáo tài chính công ty) HSTT: Hệ số thanh toán Đây là bảng tính chỉ số trung bình ngành tổng hợp từ một số công ty xây dựng tiêu biểu trong ngành. Ta có thể dựa vào bảng số liệu này để so sánh hoạt động của các công ty xây dựng khác trong ngành. Tuy chưa phải là quy chuẩn nhưng hiện nay Việt Nam chưa có một chỉ số trung bình chung cho một ngành cụ thể nào trong nền kinh tế. Do một số công ty xây dựng khác trong ngành vẫn chưa lên sàn nên nguồn số liệu để tính chỉ số trung bình ngành chưa được chính xác. Tuy nhiên ta vẫn có thể coi đây là một cơ sở để so sánh một công ty xây dựng trong ngành với các công ty khác cùng ngành. 2.2.2/ Các ngành có liên quan 2.2.2.1/ Ngành xi măng Ngành xi măng Việt nam trong những năm vừa qua đã có nhiều bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng ngành xi măng trung bình khoảng 12%. Sản xuất trong nước đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu xi măng trong nước. Công nghệ sản xuất xi măng ngày càng được hiện đại hóa, sản phẩm sản xuất ngày càng đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Như xi măng mác cao P400, PC500, P600 đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cho những dự án xây dựng trọng điểm. Trong một tương lai gần thì ngành xi măng là ngành trọng điểm giúp cho sự phát triển của ngành xây dựng. Đến 2020 Việt Nam 2.2.2.2/ Ngành thép Ngành sản xuất thép trong những năm gần đây đã được đầu tư phát triển ồ ạt. Về cơ bản ngành thép đã đáp ứng được nhu cầu trong nước. Sản xuất thép hiện nay chủ yếu chú trọng vào công nghệ cán thép. Các dự án khai thác quặng thép chưa được chú trọng phát triển. Công suất sản xuất thép của doanh nghiệp trong nước đã vượt nhu cầu thị trường, nhưng do lượng phôi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, hàng năm vẫn phải nhập khẩu đến 70% dẫn đến giá thép trong nước biến động mạnh và bị chi phối bởi giá thép trên thị trường thế giới. Bảng 2.10: Công suất nhà máy thép Đơn vị: triệu tấn Năm 2005 2010 Phôi thép 1,50 2.00 Cán thép 4,20 6,5 Gia công sau cán 1.00 1,6 (Nguồn chiến lược phát triển ngành thép) Bảng 2.11: Sản lượng sản xuất Đơn vị: triệu tấn Năm 2005 2010 Phôi thép 1,40 1,80 Thép cán 3,00 5.00 Gia công sau cán 0,60 1,50 (Nguồn chiến lược phát triển ngành thép) Theo quy hoạch phát triển ngành thép đến 2010 thì phải phát triển ngành thép trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của thị trường trong nước, tiến tới xuất khẩu… 2.2.2.3/ Ngành cơ khí xây dựng Đến nay ngành cơ khí xây dựng mới chế tạo được các thiết bị cho sản xuất thủ công nửa cơ giới. Đặc biệt chế tạo chi tiết máy còn kém, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và phụ tùng thay thế, chưa nói đến vấn đề quan trọng hơn là nghiên cứu thiết kế chế tạo ra những thiết bị thi công, thiết bị công nghệ sản xuất hiện đại. Quy trình sản xuất chưa đủ đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định. 2.2.3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến Cầu Các quy định của luật pháp: Luật xây dựng , Luật đấu thầu, các quy định về thị trường bất động sản sẽ tác động mạnh mẽ đến thị trường xây dựng. Quy hoạch phát triển của ngành: Thị trường xây dựng cơ bản các ngành rất lớn, các nguồn vốn đầu tư tập trung mạnh cho các ngành giao thông, thủy lợi, năng lượng trong những năm tới làm cầu tăng mạnh. Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa nhanh, hàng năm từ 3% - 6% đã làm cho nhu cầu cao ốc văn phòng, khu đô thị mới tại các thành phố lớn tăng mạnh mẽ khiến cho thị trường xây dựng dân dụng sôi động. 2.2.4/ Thị trường nội địa và thị trường quốc tế Xuất khẩu sản phẩm dịch vụ: hiện tại ở mức thấp nhưng đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây. Hiện tại các công ty xây dựng Việt Nam đã thực hiện một số dự án xây dựng hạ tầng giao thông, năng lượng với Lào, Campuchia. Nhập khẩu sản phẩm dịch vụ thiết bị: Nhiều tập đoàn, công ty xây dựng công nghiệp nước ngoài đã thâm nhập thị trường xây dựng hạ tầng Việt Nam từ rất sớm. Những công ty này sau khi trúng thầu các dự án đã góp phần chuyển giao những công nghệ xây dựng mới tiên tiến. Thị trường nội địa: Kinh tế Việt Nam đang ngày càng phát triển. Trong giai đoạn tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thị trường ngày càng mở rộng, vốn đầu tư tập trung với quy mô lớn hơn. Thị trường quốc tế: Năm 2005 ba thị trường có doanh số lớn nhất Mỹ (1.039 tỷ USD), Nhật Bản (464 tỷ USD) và Trung Quốc ( 241 tỷ USD). Doanh thu của tốp 100 nhà thầu xây dựng lớn nhất thế giới năm 2005 đạt xấp xỉ 580 tỷ USD. Thị trường xây dựng Trung Quốc, nước láng giềng những năm vừa qua luôn có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nhà thầu xây dựng mạnh mẽ hơn các thị trường khu vực ASEAN và Trung Đông. 2.2.5/ Chu kì kinh doanh Xây dựng luôn đi liền với sự phát triển kinh tế. Xây dựng cơ bản đã phát triển và đóng góp lớn vào sự phát triển chung của đất nước. Nền kinh tế phát triển với tốc độ mạnh mẽ trong những năm gần đây, GDP 2007 là 8,48%, làm cho tích lũy vốn trong nước tăng mạnh. Vốn ngân sách, vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài tăng quy mô vốn ODA cho Việt Nam . Mục tiêu 2020 Việt Nam căn bản trở thành nước công nghiệp, đầu tư cho xây dựng tiếp tục được quan tâm. Đây là thời kì phát triển trở lại của thị trường xây dựng trong nước sau cuối những năm 2000. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng gia tăng nhanh ở các khu vực chính phủ, tư nhân và vốn ODA. 2.3/ Các phân khúc thị trường 2.3.1/ Các sản phẩm dịch vụ chính Xây dựng hạ tầng giao thông: Cầu đường, Bến cảng, sân bay. Xây dựng công nghiệp: các nhà máy điện, nước, khu công nghiệp, nhà máy chế biến công nghiệp… Xây dựng dân cư: cao ốc văn phòng, khu dân cư… 2.3.2/ Phân khúc chính Thị trường xây dựng không có ranh giới rõ ràng cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng khu vực khác nhau. Các doanh nghiệp xây dựng có thể thực hiện những dự án trong lĩnh vực chính xong vẫn có thể thực hiện các dự án xây dựng khác. Xây dựng hạ tầng công nghiệp: Thị trường khu vực này một phần do chính phủ đầu tư, một phần do các chủ đầu tư là công ty tư nhân. Khu vực này có tốc độ phát triển nhanh và khá năng động. Các dự án lớn do chính phủ đầu tư. Thị trường được mở rộng dần với sự tham gia của tư nhân trong các dự án xây dựng là các chủ đầu tư những dự án nhà máy điện nhỏ, các khu công nghiệp… Xây dựng dân dụng: Thị trường này có tốc độ phát triển nhanh, cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung bởi các công ty tư nhân, một phần do nhà nước đầu tư. Tốc độ phát triển kinh tếm đô thị hóa nhanh làm cho thị trường này ngày càng sôi động. 2.3.3/ Mức độ cạnh tranh độc quyền Theo quy định của Luật đấu thầu thì các dự án sử dụng vốn ngân sách từ 30% trở lên phải thực hiện đấu thầu. Các dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thường sử dụng vốn ngân sách lớn, và thông qua đấu thầu. Độc quyền xảy ra giữa các phân khúc chính, những dự án đầu tư bằng vốn ngân sách. Thị trường xây dựng được phân thành các khu vực do từng Bộ ngành làm chủ đầu tư, mỗi Bộ ngành đều có các Công ty xây dựng . Các dự án thường được đấu thầu khép kín giữa các doanh nghiệp trong Bộ ngành. Khu vực thị trường do vốn đầu tư tư nhân, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ. Các nhà thầu nước ngoài xuất hiện ở Việt Nam cùng với sự gia tăng của nguồn vốn ODA và xu thế hội nhập. Cạnh tranh giữa các Tổng công ty trong nước với các tập đoàn nước ngoài là không cân sức. Với công nghệ hiện đại, khả năng tài chính và một phần quy định của nguồn ODA, các tập đoàn nước ngoài đã trở thành nhà thầu chính, các Tổng công ty , công ty trong nước đã trở thành những nhà thầu phụ. 2.3.4/ Theo địa lý Bảng 2.12: Giá trị sản xuất ngành xây dựng theo vùng Đơn vị: tỷ đồng Các công ty xây dựng tập trung tại các vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các thành phố lớn số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng tập trung lớn nhất. Theo thống kê, đến năm 2005 tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Giá trị sản xuất tại hai vùng Đồng bằng Bắc Bộ, và Đông Nam bộ chiếm trên 60% giá trị sản xuất ngành xây dựng . 2.4/ Hoạt động của ngành 2.4.1/ Rào cản gia nhập ngành: Vốn lớn, Nợ đọng Ngành xây dựng đang ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp được thành lập tăng mạnh qua các năm, theo thống kê riêng Tp. Hồ Chí Minh có đến gần 10.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng bị chi phối mạnh bởi quy mô công ty. Vốn đầu tư cho thiết bị máy móc, cho hoạt động rất lớn, doanh nghiệp còn phải đối mặt với các đặc điểm là các công trình xây dựng cơ bản luôn có thời gian dài, giải ngân và thanh quyết toán chậm. Lao động cũng là vấn đề của các doanh nghiệp , do đặc điểm luôn phải di dời địa bàn hoạt động theo công trình, lao động lành nghề luôn trong tình trạng thiếu hụt và biến động. Quy định trong Nghị định 181/2004/Nđ-cp đã loại bỏ các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính tham gia vào thị trường xây dựng là một rào cản mới cho các doanh nghiệp ngành xây dựng muốn tham gia vào kinh doanh thị trường hạ tầng dân cư. 2.4.2/ Chính sách Thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp: 28% Thuế giá trị gia tăng: 10% 2.4.3/ Quy định pháp lý trong ngành Luật Xây dựng : Số 16/2003/QH11 Ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 Luật Đấu thầu: Số 61/2005/QH11 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 Luật nhà ở: Số 56/2005/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005. Luật kinh doanh Bất động sản: Số 63/2006/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 6 năm 2006 Luật đầu tư: Số 59/2005/QH11 Ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 Nghị định số 209/2004/ND-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình. Nghị định số 8/2005/ND-CP ngày 24/012005 về Quy hoạch xây dựng. Nghị định số 16/2005/ND-CP ngày 7/02/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Nghị định số 46/2005/ND-CP ngày 6/4/2005 về Tổ chức và hoạt động thanh tra xây dựng . Nghị định số 46/2005/ ND-CP ngày 6/04/2005 về Cấp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng . Nghị định số 02/2006/ND-CP ngày 5/01/2006 về Ban hành quy chế khu đô thị mới. 2.4.4/ Cơ cấu chi phí Chi phí nguyên vật liệu xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất từ 60% - 65% và có xu hướng tăng do giá xi măng, thép. Chi phí lãi vay đối với các doanh nghiệp xây dựng cơ bản chiếm một phần lớn từ 2% - 3% doanh thu. Ngành xây dựng với đặc trưng sử dụng nguồn nguyên vật liệu lớn, trong khi nguồn nguyên liệu mới giá thành thấp chưa được nghiên cứu sử dụng, vẫn chủ yếu là nguyên liệu phổ thong, nên chi phí sản xuất cao. Giá vốn hàng bán chiếm từ 80% - 90%, trong đó chi phí nguyên vật liệu từ 50% - 60% trong cơ cấu giá vốn hàng bán. Chi phí tài chính chiếm từ 2% - 3%. Đối với các nhà thầu xây dựng cơ bản, chi phí lãi vay ngân hàng chiếm tỷ trọng khá lớn. Do các dự án cơ bản thường dùng vốn ngân sách, cơ chế giải ngân, thanh toán chậm làm cho các nhà thầu phải vay nợ ngân hàng khá lớn. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Đối với các doanh nghiệp xây dựng công nghiệp chi phí bán hàng gần như không có. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong xây dựng dân dụng, chi phí bán hàng chiếm từ 0,5% - 1%. Chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 3% - 4% doanh thu. Với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ lớn hơn nhiều. 2.4.5/ Mức độ tập trung vốn: gia tăng mạnh Nguồn vốn đầu tư đã tăng lên 2,7 lần trong 5 năm qua, năm 2003 sụt giảm nhưng lại hồi phục mạnh vào năm 2004 với tốc độ tăng 23,3%. Ngành xây dựng nhu cầu đầu tư cho công nghệ, máy móc thiết bị là rất lớn. Các doanh nghiệp muốn thắng thầu các dự án lớn phải có khả năng tài chính mạnh nếu không chỉ là những nhà thầu phụ. 2.4.6/ Nguồn lao động Theo thống kê đến năm 2005 khu vực xây dựng sử dụng xấp xỉ 2 triệu lao động, trong đó thường xuyên là khoảng 1,4 triệu. Hàng năm số lượng kỹ sư xây dựng do các trường đại học trong nước cung cấp khoảng 3000 đến 5000, các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề cung cấp lượng lao động khá lớn. Dù vậy lực lượng lao động vẫn chủ yếu chưa qua đào tạo, lao động phổ thong còn thiếu. Tình trạng các công ty xây dựng sử dụng một lượng nhỏ kỹ sư, công nhân lành nghề có hợp đồng, còn lại tuyển dụng lao động phổ thong theo thời vụ, khi có việc thì làm, khi không có việc thì cho nghỉ khá phổ biến. Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng đã thể hiện trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Bộ xây dựng : “ Phát triển đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành xây dựng một cách đồng bộ, đủ trình độ và hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ và khoa học xây dựng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của ngành xây dựng trong nước và tham gia cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường xây dựng khu vực và quốc tế; góp phần hoàn toàn thắng lợi sự nghiệp CNH và HĐH Đất nước.” 2.4.7/ Ứng dụng và phát triển công nghệ trong ngành: Tuy đã lớn mạnh về nhiều mặt nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của lực lượng xây dựng nước ta còn yếu kém. Hiện ngành xây dựng mới chỉ tiếp cận được các công nghệ phổ thong của thế giới chứ chưa phải công nghệ đỉnh cao. Nhiều công trình lớn đã áp dụng những công nghệ xây dựng tiên tiến như: Hầm Hải vân, Cầu dây văng, Cảng biển, nhưng chủ yếu thực hiện là do các tập đoàn nước ngoài. Chúng ta chỉ học hỏi qua những cơ hội thực hiện được. Xu hướng phát triển công nghệ trong ngành được thể hiện qua chiến lược phát triển khoa học công nghệ xây dựng . Thiết kế, kiến trúc, quy hoạch. Sử dụng công nghệ tin học tiên tiến và tự động hóa, áp dụng công nghệ sạch, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tăng cường hàm lượng khoa học của các sản phẩm thiết kế, quy hoạch phù hợp với tiến bộ KHCN, với tập quán sinh hoạt, điều kiện khí hậu tự nhiên của Việt Nam , giữ gìn được bản sắc văn hóa địa phương và dân tộc. Tư vấn kiểm định và giám sát chất lượng: Nhập thiết bị thí nghiệm, kiểm định hiện đại và hiệu quả cao, đồng thời đào tạo người sử dụng. Quản lý, giám sát và kiểm định chất lượng kỹ thuật đạt trình độ khu vực và quốc tế thừ khâu lập dự án, khảo sát thiết kế, thi công xây lắp tới khâu đưa công trình vào sử dụng. Cơ khí xây dựng : Từng bước tăng cường năng lực thiết bị công nghệ và nhân lực để khắc phục tình trạng tụt hậu, tiến tới ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực về các công nghệ chế tạo kết cấu thép chuyên dụng đặc biệt, tranh thiết bị, phụ tùng thay thế, phục vụ công nghệ sản xuất VLXD, xây lắp, công nghiệp nước… Công nghệ vật liệu xây dựng : Hình thành và phát triển công nghệ sản xuất men, mầu cho vật liệu gốm sứ xây dựng . Phát triển công nghiệp sản xuất các hóa phẩm xây dựng . Sản xuất các vật liệu trang trí hoàn thiện thỏa mãn tiêu dùng trong nước. Sử dụng vật liệu mới, tính năng cao. Sản xuất xi măng và bê tong mác cao phục vụ xây dựng các công trình nhà cao tầng và các công trình đặc biệt. Công nghệ xây dựng : Làm chủ công nghệ xây dựng các công trình biển, công trình ngầm dạng phức tạp kể cả dạng tuyến để giải quyết giao thông trong đô thị với trình độ công nghệ đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến thế giới. 2.4.8/ Mức độ biến động của ngành Ngành xây dựng phụ thuộc vào chu ký phát triển kinh tế đất nước. Trong thời kì phát triển ổn định của nền kinh tế, thị trường xây dựng tiếp tục phát triển mạnh. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng cơ bản phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hàng năm. Thị trường xây dựng dân dụng lại phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư tư nhân. Biến động các luồng vốn đầu tư sẽ làm cho thị trường xây dựng biến động cùng chiều. Nguồn vốn ODA phụ thuộc vào môi trường đầu tư. Tham nhũng là một trong những trở ngại lớn nhất của việc thu hút nguồn vốn này. Nguồn vốn ODA giảm sẽ ảnh hưởng lớn và khó khăn cho các dự án xây dựng cơ bản. Vốn ODA đã trở thành nguồn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam chiếm tỷ trọng 11% tỷ USD trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ 2001 đến 2004 đã có trên 11 tỷ USD vốn ODA cam kết dành cho Việt Nam , trong đó đã giải ngân được 7,84 tỷ USD. Theo Bộ KH-ĐT, trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 nguồn vốn ODA huy động dự kiến đạt 11 tỷ USD. Mỗi năm, tỷ lệ ODA dành cho năng lượng điện là 18,57%, cho giao thông là 22,42%. 2.4.9/ Hội nhập thị trường quốc tế Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng hội nhập ngành xây dựng là tất yếu. Các công ty xây dựng trong nước đã bước đầu hội nhập và cạnh tranh trong thị trường xây dựng quốc tế. Một số công trình xây dựng cơ bản nước ngoài( Lào, Campuchia) đã được các công ty Việt Nam thực hiện. Thị trường xây dựng trong nước, các nhà thầu xây dựng nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều. Các nhà thầu nước ngoài thường thực hiện các công việc như quy hoạch xây dựng , thiết kế công trình giám sát thi công. Xuất khẩu lao động ngành xây dựng là hướng đi những năm qua và tiếp tục phát triển những năm tới. 2.5/ Kết quả hoạt động Hoạt động các doanh nghiệp xây dựng những năm vừa qua đã đóng góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế đất nước. Các Tổng công ty nhà nước hoạt động chưa có hiệu quả do đặc thù xây dựng của khu vực này. Do nguồn vốn đầu tư chủ yếu là ngân sách, cơ chế hoạt động còn nhiều bất cập, dự án lớn, có thời gian dài, giải ngân chậm đã làm cho chi phí hoạt động tăng cao. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ, nợ lương công nhân… Các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần khá năng động, đã có những kết quả hoạt động rất khả quan. Tuy nhiên, số lượng công ty tư nhân hoạt động trong ngành xây dựng gia tăng mạnh nhưng quy mô vốn nhỏ, áp dụng thi công với công nghệ thấp hoặc bán thủ công. Bảng 2.13: Kết quả hoạt động toàn ngành Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tài sản cố định 21.773 29.597 34.425 43.514 Nguồn vốn 79.424 113.995 135.207 166.721 Giá trị sản xuất 83.560 103.972 120.548 142.531 171.364 Tổng doanh thu 60.406 85.523 112.908 127.839 Lợi nhuận 1.633 1.854 2.099 1.902 Lợi nhuận/ Doanh thu 2,7% 2.17% 1.86% 1.49% Lợi nhuận/Vốn 2.06% 1.63% 1.55% 1.14% Vòng quay tài sản cố định 2.77 2.89 3.28 2.94 (Nguồn báo cáo phân tích ngành xây dựng CTCPCK Thăng Long) 2.6/ Một số công ty lớn trong ngành 2.6.1/ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình giao thông( cầu đường bộ, đường sắt, bến cảng, sân bay…) trong và ngoài nước. Xây dựng công nghiệp, dân dụng, các công trình khác (thủy lợi, quốc phòng, điện, thủy điện, san lấp mặt bằng…) Sản xuất vật liệu xây dựng , cấu kiện bê tông đúc sẵn. Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm cầu thép, sản phẩm cơ khí. Đào tạo công nhân kỹ thuật, nghiệp vụ. Xuất khẩu lao động. Tư vấn đầu tư xây dựng , khảo sát thiết kế, giám sát, thí nghiệm các công trình giao thông. Cung ứng, xuất nhập khẩu thiết bị vật tư, thiết bị giao thông vận tải, nhiên liệu… Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, siêu thị, dịch vụ du lịch. Thị trường: Thị trường xây dựng cơ bản trải rộng từ Bắc vào Nam và phát triển sang cả thị trường Lào. Các công trình đã tham gia: Đường bộ: Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường Bắc Lào, Pakse-Phifay. Cầu: cầu Đuống, cầu Phú Lương, cầu Tân đệ, cầu Đò Quan, cầu ADB4( Lào) Cảng biển: cảng Chùa vẽ, cảng Quy Nhơn, cảng Sài Gòn. Sân bay: Nội bài, Đà Nẵng, Phú Bài, Điện Biên. Bảng 2.14: Kết quả đạt được trong những năm qua Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị tổng sản lượng Quy ra USD 2000 1,201 90,000,000 2001 1,500 100,000,000 2002 2,108 155,000,000 2003 3,080 200,000,000 2004 3,100 200,000,000 2005 3,320 210,000,000 2006 3,104 200,000,000 2007 3,100 200,000,000 (Nguồn www.cienco1.com) Biểu đồ 2.6: Giá trị tổng sản lượng Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn www.cienco1.com) 2.6.2/ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. Đầu tư xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước. Đầu tư xây dựng các công trình khác như: điện, thủy lợi. Đầu tư các dự án kinh doanh địa ốc, bất động sản, các khu công nghiệp, các khu dân cư và đô thị mới… Cung ứng, XNK vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị giao thông vận tải. Sản xuất VLXD, cấu kiện BT đúc sẵn, khai thác và chế biến VLXD. Lắp đặt thiết bị cơ – điện – nước, thiết bị công nghệ, đường dây và trạm biến áp điện, kết cấu tiêu chuẩn 9. Hoàn thiện xây dựng : Trang trí nội thất và tạo kiến trúc cảnh quan công trình. Tư vấn khảo sát thiết kế các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện dân dụng và công nghiệp. Thị trường: Thị trường xây dựng hạ tầng giao thông các tỉnh miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Nha Trang. Mở rộng ra các công trình công nghiệp, dân dụng trên toàn quốc. Biểu đồ 2.7: Doanh thu của công ty qua các năm Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn www.cienco5.com) 2.6.3/ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6 Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước; Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công và gia công dầm thép, cấu kiện thép, sản phẩm cơ khí khác; Cung ứng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị giao thông vận tải; Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông; Xuất khẩu lao động; Kinh doanh nhà, đất, khách sạn và các dịch vụ khác; Đầu tư xây dựng các dự án theo phương thức BT, BOT; Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu đô thị , khu công nghiệp. Biểu đồ 2.8: Giá trị sản lượng thực hiện từ năm 2002 đến năm 2006 Đơn vị: tỷ đồng (Nguồn www.cienco6.com) Thị trường: Các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường bộ, cầu, cảng, sân bay. Tập trung mạnh mẽ ở các tỉnh miền Nam. Mở rộng thị trường xây dựng quốc tế: Campuchia. 2.6.4/ Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới Lĩnh vực hoạt động Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn Sản xuất các loại vật liệu xây dựng Gia công, sửa chữa các dụng cụ máy móc thiết bị cơ khí Xây dựng các công trình giao thông cầu cống, xây dựng dân dụng, bến cảng. Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình. Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng Dịch vụ vận chuyển bê tông tươi, bê tông siêu trường, siêu trọng Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên phụ liệu, phụ tùng ngành xây dựng Thị trường: Thị trường trải rộng từ các tỉnh miền Trung đến các tỉnh Nam bộ. Các dự án lớn đã tham gia: Dự án cầu Mỹ Thuận Dự án Hầm đường bộ Hải Vân Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh- Trung Lương Cảng xuất hàng Dung Quất. BOT cầu Phú Mỹ. 2.6.5/ Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam Vinaincon Lĩnh vực hoạt động: Xây dựng: Xây dựng các công trình công nghiệp, công cộng và dân dụng. Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng. Xây dựng các công trình điện, hệ thống kiểm tra đo đếm, viễn thông. Tư vấn thiết kế Kết cấu thép và gia công cơ khí Bê tông ly tâm và kết cấu bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng khác… Chế tạo và sửa chữa thiết bị cơ khí xây dựng , khai thác và kinh doanh. Vận tải & du lịch Xuất nhập khẩu Bảng 2.15: Giá trị tổng sản lượng và tổng doanh thu của công ty từ 2000-2006 Đơn vị: tỷ đồng Năm Giá trị tổng sản lượng Giá trị tổng doanh thu 2000 2.186,999 1.695,543 2001 2.561,231 1.964,052 2002 2.920,000 2.220,000 2003 3.749,283 3.365,510 2004 3.926,256 3.498,095 2005 3.765,940 3.325,264 2006 3.556,166 2.976,536 (Nguồn báo cáo tài chính Vinaincon) 2.6.6/ Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà Lĩnh vực hoạt động: Tư vấn, đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp; Tư vấn quy hoạch và thiết kế Thi công xây lắp Kinh doanh, khai thác các dịch vụ về nhà ở, khu đô thị và khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất Xuất nhập khẩu thiết bị máy móc Khai thác, chế biến khoáng sản (Trừ những loại khoáng sản Nhà nước cấm) Nhận ủy thác đầ tư của các tổ chức cá nhân. 2.7/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngành Ngành xây dựng phụ thuộc lớn vào chu kì kinh tế đất nước. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo thuận lợi cho ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ hơn. Chính sách luật pháp của nhà nước Theo đuổi chính sách phát triển kinh tế cao và ổn định, trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 tốc độ tăng trưởng GDP trung bình 8% sẽ tăng đầu tư cho lĩnh vực xây dựng công nghiệp. Các thể chế, chính sách về xây dựng ngày càng hoàn thiện, Luật xây dựng , Luật đấu thầu, Luật đất đai, Bất động sản được ban hành sẽ làm cho thị trường ngành xây dựng phát triển mạnh mẽ. Thị trường xây dựng mở rộng Hạ tầng giao thông Phát triển CSHT-GT đảm bảo vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới. Nông nghiệp, thủy lợi Với mục tiêu phát triển khu vực nông nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản nông nghiệp như hồ chứa nước, sẽ tiếp tục được tập trung đầu tư trong những năm tới. Xây dựng công nghiệp Các khu công nghiệp, khu chế xuất cho công nghiệp sản xuất chế biến tăng làm cho thị trường xây dựng công nghiệp tăng theo. Xây dựng dân dụng Tốc độ đô thị hóa nhanh làm cho nhu cầu về nhà ở tăng theo. Thị trường xây dựng dân dụng tiếp tục phát triển. Ngành sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đã có bước phát triển mạnh, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thị trường xây dựng trong nước. Các loại vật liệu xây dựng mới được nghiên cứu sản xuất, sử dụng trong xây dựng làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng. 2.8/ Dự báo hoạt động ngành Hoạt động ngành xây dựng sẽ được phát triển mạnh theo chiều sâu, theo hướng các Tổng công ty lớn được tập trung nguồn lực về nhân công, tài chính mạnh mẽ hơn. Doanh nghiệp ngành xây dựng lớn mạnh cả về số lượng và quy mô. Quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua và những năm tiếp theo sẽ tạo điều kiện thành lập những tập đoàn xây dựng lớn trong nước. Các doanh nghiệp sẽ được cơ cấu lại hoạt động, tài chính và đặc biệt cơ chế quản lý công ty sẽ được thay đổi lớn làm tăng tính hiệu quả hoạt động. Gia tăng quy mô vốn, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đủ sức tham gia các dự án xây dựng quan trọng và tham gia thị trường xây dựng quốc tế là mục tiêu của Tổng công ty , tập đoàn xây dựng trong tương lai. Các quy định của pháp luật về xây dựng , Đấu thầu trong xây dựng sẽ tạo môi trường hoạt động mang tính cạnh tranh cao, thúc đẩy các doanh nghiệp ngành xây dựng phát triển. Cơ chế quản lý cho các dự án ngân sách, ODA đang được chính phủ xem xét, tháo gỡ những vướng mắc trong khâu đấu thầu, giải ngân, thanh toán. Giúp các doanh nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ hơn. Sự hiện diện của nhiều tập đoàn xây dựng nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế buộc các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới về quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được. Đặc biệt là nhu cầu đầu tư xây dựng trong các lĩnh vực giao thông, hạ tầng, công nghiệp, dân dụng ngày càng lớn, tạo ra một thị trường to lớn cho các doanh nghiệp ngành xây dựng phát triển. Theo chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xây dựng đến năm 2010 là tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10%-10,5% đến năm 2010 đóng góp khoảng 40%-41% vào GDP và sử dụng 23%-24% lực lượng lao động. Chương 3: Phân tích cổ phiếu Công ty cổ phần Sông Đà 3 3.1/ Phân tích công ty Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 3 Vốn điều lệ: 80.000.000.000 VND Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị: Ông Hoàng Văn Nghiệp 3.1.1/ Tóm tắt quá trình phát triển của công ty Công ty Sông Đà 3 là đơn vị thành viên của Tổng công ty Sông Đà – Bộ Xây dựng . Tiền thân là Công ty Xây dựng trường Đảng Campuchia. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ngày 01/01/2006 Công ty Sông Đà 3 đã chính thức chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần theo quyết định số 2372/QĐ-BXD ngày 26/12/2005. Trải qua 17 năm xây dựng và phát triển, từ một công ty chủ yếu là hoạt động xây lắp đơn thuần, đến nay công ty đã bổ sung thêm nhiều chức năng với quy mô lớn mạnh về mọi mặt đa dạng về ngành nghề kinh doanh. 3.1.2/ Ngành nghề kinh doanh Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, hạ tầng kĩ thuật. Đường dây và trạm biến thế điện. Đầu tư xây dựng và khai thác các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng ( khi đủ điều kiện). 3.1.3/ Sản phẩm dịch vụ chính Thi công các công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi và dân dụng Sản xuất các loại vật liệu xây dựng : Vữa bê tông, đá dăm, đá hộc 3.1.4/ Vị thế của công ty trong ngành Hiện nay trên thị trường các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh thuộc Tổng công ty có tên tuổi lớn như Licogi, Vinaconex… đây là những đơn vị có thế mạnh về vốn đầu tư, phạm vi hoạt động kinh doanh rộng, sẵn sàng tham gia thi công các công trình thủy điện lớn của đất nước và cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp. Tuy nhiên công ty đã khẳng định được vị thế và uy tín trên thị trường, là một trong những đơn vị hàng đầu trong xây lắp và thi công bê tông cho các công trình thủy điện. Công ty là đơn vị được Tổng công ty giao cho chuyên xây lắp các công trình thủy điện lớn của đất nước trên khu vực Miền Trung Tây nguyên. Hiện nay công ty chiếm khoảng 70% thị phần các công việc thi công bê tông cho các công trình thủy điện nói chung và cho các công trình đầu tư có vốn từ ngân sách Nhà nước nói riêng trên địa bàn. 3.1.5/ Phân tích SWOT Thế mạnh - Là công ty con của Tổng Công ty Sông Đà nên thường xuyên được giao thi công các công trình trọng điểm quốc gia. - Công ty đã chiếm lĩnh thị trường khu vực miền Trung gần 10 năm. Có đội ngũ cán bộ và kĩ sư kinh nghiệm lâu năm. - Hệ thống trang thiết bị máy móc thi công hiện đại, đặc biệt là thiết bị về bê tông lạnh, bê tông dầm lăn cho thủy điện. Cơ hội - Đến khoảng 2030 sẽ có khoảng 30 nhà máy thủy điện vừa và lớn được xây dựng trên Miền Trung Tây Nguyên. - Môi trường cạnh tranh ngày càng minh bạch. - Nguồn vốn huy động trên thị trường chứng khoán sẽ ngày càng lớn. Điểm yếu - Lập hồ sơ thiết kế chậm, nghiệm thu quyết toán sản phẩm hoàn thành chưa tốt dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. - Thiếu vốn và khó khăn trong việc tìm nguồn vốn tài trợ cho các dự án mở rộng quy mô kinh doanh. Thách thức - Giá cả vật liệu ngày càng cao. - Tính cạnh tranh với công ty cùng ngành, và một số công ty trực thuộc tổng công ty là cao. - Chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. 3.1.6/ Các nhân tố rủi ro tác động đến hoạt động của công ty 3.1.6.1/ Rủi ro về kinh tế Tốc độ tăng trưởng của công ty chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi tình hình tăng trưởng của ngành điện nói chung và nền kinh tế nói riêng. Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cao và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Nhu cầu sử dụng điện sẽ thiếu hụt trầm trọng nếu Chính phủ không có các giải pháp đầu tư thêm các nhà máy sản xuất điện năng. Nhận thấy đây là vấn đề làm ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội cùng đầu tư xây dựng các công trình nguồn điện, đặc biệt là xây dựng các công trình thủy điện. Với ưu thế là đơn vị có thế mạnh trong lĩnh vực thi công công trình thủy điện tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và là thành viên của Tổng Công ty Sông Đà , hàng năm được Tổng Công ty giao cho thi công các công trình thủy điện do Tổng Công ty làm chủ đầu tư hoặc do Tổng Công ty Sông Đà làm tổng thầu cho các công trình của Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam ( EVN). Điều này đã tạo nên những thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty . Có thể nói rằng rủi ro về kinh tế là nhân tố không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của Công ty cổ phần Sông Đà 3. 3.1.6.2/ Rủi ro về luật pháp Hiện tại Công ty cổ phần Sông Đà 3 hoạt động theo sự điều chỉnh cảu Luật doanh nghiệp . Nếu được chấp thuận đăng kí giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà nội, hoạt động của Công ty sẽ tuân thủ theo sự điều chỉnh của Nghị định và các Quy định về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Từ đầu năm 2007, nếu được giao dịch tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà nội, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được điều chỉnh bởi Luật chứng khoán. Nhìn chung trong thời gian tới rủi ro luật pháp đối với doanh nghiệp là không cao do luật chứng khoán ra đời sẽ có tính ổn định, nhất quán cao hơn Nghị định và Quy định từ trước đến nay hiện vẫn đang áp dụng. 3.1.6.3/ Rủi ro cơ cấu tài chính Là doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây lắp, thời gian thu hồi nợ thường kéo dài và chi phí dở dang lớn. Hệ quả là Công ty thường xuyên phải duy trì tỷ lệ Nợ trên Vốn chủ sở hữu ở mức cao để tài trợ cho vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh thường ngày. Việc duy trì tỷ lệ Nợ trên vốn chủ sở hữu cao, cùng với việc bị chiếm dụng vốn dài ngày có thể gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán khi Công ty không thu hồi được các khoản nợ, hoặc khách hàng lớn của Công ty bị phá sản. 3.1.6.4/ Rủi ro lãi suất Như đã phân tích, tỷ trọng các khoản nợ phải trả chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp . Việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn sẽ làm tăng chi phí lãi vay trong cơ cấu chi phí sản xuất kinh doanh hàng năm. Tình hình biến động lãi suất trong nền kinh tế thời gian vừa qua cho thấy lãi suất vẫn đang có chiều hướng tăng, mặc dù chịu sự kiểm soát vĩ mô của Ngân Hàng Nhà Nước. Để hạn chế những rủi ro này, Công ty nên tìm cách tái cấu trúc nguồn vốn theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu, sau khi tham gia thị trường chứng khoán, Công ty sẽ có những thuận lợi rất lớn để thực hiện được mục tiêu này thông qua việc huy động vốn từ công chúng đầu tư. 3.1.6.5/ Rủi ro nguyên vật liệu Ngoài các rủi ro nêu trên, công ty hiện cũng đang phải đối mặt với rủi ro về biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu như: gạch, đá , xi măng, thép xây dựng …và xăng, dầu để vận hành máy móc thiết bị nặng. Trong thời gian qua giá cả các loại nguyên, nhiên, vật liệu đều tăng, gây ra những ảnh hưởng nêu trên, Công ty cần có kế hoạch dự trữ các loại vật tư đầu vào và dự báo thị trường thích hợp nhằm đối phó những tăng giảm bất thường trên thị trường. 3.2/ Phân tích tình hình tài chính 3.2.1/ Dùng bảng excel để phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Cổ phần Sông Đà 3 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng tài sản 239,517,607,380 200,067,252,675 447,518,627,745 NV chủ sở hữu 20,000,000,000 24,139,183,140 29,428,297,335 Nợ/Vốn chủ sở hữu 10.99 7.30 14.21 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 2.93 2.44 1.60 Doanh thu thuần 301,251,094,943 192,835,630,540 252,737,369,984 Lãi vay 16,102,547,796 16,114,616,416 15,971,594,822 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 2,839,264,221 3,966,780,619 8,456,620,532 Lợi nhuận trước thuế 974,459,607 4,139,183,140 8,194,646,277 Lợi nhuận sau thuế 291,062,537 4,139,183,140 8,194,646,277 Tỉ lệ chi trả cổ tức 13% EPS 146 2,070 4,097 P/E 222.6 15.7 7.93 ROE 1.46% 34.27% 30.60% ROA 7.13% 9.21% 7.46% EBIT 17,077,007,403 20,253,799,556 24,166,241,099 Hệ số thanh toán ngắn hạn 82.44% 91.93% 97.90% Hệ số thanh toán nhanh 40.34% 32.03% 63.53% Hệ số thanh toán tức thời 13.11% 8.20% 5.71% Số cổ phiếu lưu hành bình quân 2,000,000 2,000,000 2,000,000 Giá trị sổ sách 9,905 12,007 14,714 Thị giá/ Giá trị sổ sách 3.28 2.70 2.20 Một số chỉ tiêu tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 9 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng tài sản 886,567,103,400 887,845,627,761 724,041,975,519 NV chủ sở hữu 76,733,575,886 96,290,071,114 224,780,274,242 Nợ/Vốn chủ sở hữu 10,10 7,73 2,22 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 4,44 2,75 0,19 Doanh thu thuần 467,390,119,202 335,973,981,514 394,474,465,333 Lãi vay Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 2,751,185,390 22,998,123,817 53,068,638,219 Lợi nhuận trước thuế 15,186,030,261 28,508,406,248 52,993,700,988 Lợi nhuận sau thuế 15,318,687,436 29,748,218,878 52,993,700,988 Tỉ lệ chi trả cổ tức 15% EPS 1,434 4,250 5,278 P/E 29.15 9.84 7.92 ROE 13.08% 8.37% 11.55% ROA 7.30% 34.39% 33.01% EBIT 64,694,625,572 74,296,981,492 93,093,116,396 Hệ số thanh toán ngắn hạn 84.19% 87.50% 100.58% Hệ số thanh toán nhanh 44.39% 32.32% 54.15% Hệ số thanh toán tức thời 7.21% 7.56% 15.61% Số cổ phiếu đang lưu hành bình quân 7,000,000 7,000,000 10,039,873 Giá trị sổ sách 10,962 13,756 14,985 Thị giá/ Giá trị sổ sách 3.81 3.04 2.79 Một số chỉ tiêu tài chính Công ty cổ phần Sông Đà 9.01 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng tài sản 91,071,108,533 70,826,112,762 80,852,824,365 NV chủ sở hữu 19,035,610,463 20,979,822,729 22,807,043,364 Nợ/Vốn chủ sở hữu 3,78 2,37 2,54 Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu 1,27 0,84 0,40 Doanh thu thuần 62,042,758,431 61,930,579,413 28,776,269,451 Lãi vay 5,599,524,785 4,528,665,713 3,917,238,937 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 2,557,346,575 4,698,860,599 5,300,054,243 Lợi nhuận trước thuế 3,817,635,224 4,854,153,706 5,329,031,555 Lợi nhuận sau thuế 3,817,635,224 4,854,153,706 4,582,967,138 Tỉ lệ chi trả cổ tức 15.84% EPS 2,545 3,248 3,103 P/E 11.00 8.62 9.02 ROE 20.06% 24.26% 20.93% ROA 10.34% 11.59% 12.19% EBIT 9,417,160,009 9,382,819,419 9,246,270,492 Hệ số thanh toán ngắn hạn 134.64% 162.60% 140.82% Hệ số thanh toán nhanh 50.18% 40.52% 20.42% Hệ số thanh toán tức thời 14.25% 13.43% 2.57% Số cổ phiếu lưu hành bình quân 1,500,000 1,494,283 1,477,069 Giá trị sổ sách 11,935 13,451 15,205 Thị giá/ Giá trị sổ sách 2.34 2.08 1.84   3.2.2/ Đánh giá chung Từ các con số tính toán cho thấy qua 3 năm Tổng tài sản của công ty tăng lên đáng kể, tăng 208,001,020,365 VND, tương đương với mức tăng là 86,84% so với năm 2005. Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng đều đặn trong 3 năm, từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 4,139,183,140VND, tương đương với mức tăng là 20,69%. Từ năm 2006 đến 2007 tăng 5,289,114,195 VND tương đương tăng 21,91%. Như vậy để hòa cùng nhịp tăng trưởng của nền kinh tế thì Công ty cũng đã có quá trình củng cố về nguồn vốn hoạt động và sắm sửa trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình được tốt hơn. Khoản mục Nợ phải trả của công ty trong năm 2005 có thể coi là gánh nặng đối với công ty, năm 2006 khoản mục này đã có sự cải thiện hơn nhưng đến năm 2007 lại tăng đột biến, tăng 1,39 lần so với năm 2006. So với các công ty khác trong ngành thì Công ty có tỷ số Nợ/Vốn CSH lớn nhất SD9 là 2,22 và S91 là 2,54 năm 2007 còn công ty là 14,21. Tỷ lệ nợ dài hạn/ Vốn CSH của công ty cũng là lớn nhất so với các công ty còn lại. Như năm 2007 tỷ lệ Nợ dài hạn/ Vốn CSH của công ty là 1,60 trong khi tỷ lệ này của SD9 là 0,19 và của S91 là 0,40. Doanh thu thuần của công ty thì lại có một sự giảm đột biến trong năm 2006 nhưng lại tăng lên trong năm 2007, tuy vậy con số gia tăng này chỉ là cải thiện hơn so với năm 2006 còn so với năm 2005 thì vẫn là mức giảm chung. Do đặc điểm của ngành xây dựng là các dự án đầu tư dài hạn, thời gian thu hồi vốn lâu, nên doanh thu trong các năm là không đều nhau, có năm doanh thu sẽ tăng đột biến nếu trong năm đó có công trình được nghiệm thu, còn doanh thu sẽ thấp nếu trong năm không có công trình nào được bàn giao để nghiệm thu. Ngoài ra cũng có một sự đặc biệt đối với ngành xây dựng là doanh thu tập trung vào quý IV của năm. Trong giai đoạn 2006-2008 công ty định hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất từ lĩnh vực xây lắp (lĩnh vực chính của công ty với doanh thu chiếm 60-70% trong cơ cấu tổng doanh thu) sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh hàng hóa phục vụ xây dựng nên doanh thu năm 2006 và 2007 không đạt được mức tăng trưởng cao. Tuy vậy cũng có một điều khả quan hơn đó là trong năm 2007 kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đáng kể so với năm 2005 và 2006. Mức tăng của lợi nhuận sau thuế là 0,98 lần so với năm 2006 và 27,15 lần so với năm 2005. Đây là một con số đáng khen ngợi đối với thành tích mà công ty đã đạt được. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần của công ty tăng đều trong 3 năm, năm 2005 là 0,09% năm 2006 là 2,14% và năm 2007 là 3,24%. Năm 2005 do công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần nên khoản đánh giá lại giá trị sản xuất kinh doanh dở dang, đánh giá lại khấu hao tài sản cố định được tính vào giá vốn hàng bán nên lợi nhuận và tỷ suất sinh lời năm 2005 rất thấp. Đây cũng là con số cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự tăng trưởng qua các năm. So với các doanh nghiệp cùng ngành thì tỷ số này của SD3 là rất thấp. Năm 2007 tỷ số này của SD9 là 13.43% còn của S91 là 15.93%. Điều này có thể lí giải do chi phí giá vốn trên doanh thu cao, chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp đều lớn. Thu nhập trên một cổ phiếu của công ty tăng qua 3 năm phân tích nhưng chỉ đạt ở mức trung bình so với trung bình ngành. EPS của Công ty thấp hơn SD9 và S91 trong 2 năm 2005 và 2006, năm 2007 Công ty có một chút cải thiện hơn nên EPS năm 2007 của SD3 là 4.097đồng/ cổ phiếu trong khi EPS của SD9 đạt 5,278 đồng/ cổ phiếu. ROE của công ty trong năm 2007 được coi là tốt nhưng ROA lại thấp. ROA của công ty là 7.46% trong khi của S91 là 12.19% và của SD9 là 30.01% như vậy chỉ số này cho thấy khả năng sinh lợi của Tổng tài sản của công ty là thấp. Bên cạnh đó thì khả năng sinh lợi của Vốn chủ lại khá tốt ROE đạt 30.6% năm 2007. 3.2.3/ Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán của Công ty ở mức rất thấp, chưa đạt 1 lần cho thấy công ty rất có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Hệ số thanh toán ngắn hạn năm 2007 mới chỉ đạt xấp xỉ 0.98. Tuy nhiên khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của doanh nghiệp lại giảm xuống qua các năm. Do khoản mục hàng tồn kho tăng lên và khoản tiền và tương đương tiền lại giảm xuống. Tài sản lưu động của công ty tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đây là đặc thù của ngành xây lắp, các công trình thường thi công trong thời gian dài và việc quyết toán các công trình chậm. Khả năng thanh toán của SD3 xét trên cả 3 phương diện thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và tức thời thì đều thấp hơn so với S91 và SD9. Nhìn chung, khả năng thanh toán của doanh nghiệp chưa được khả quan. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh khả năng thanh toán, làm lành mạnh tình hình tài chính của mình. 3.2.4/ Về cơ cấu vốn Hệ số Nợ trên Vốn chủ sở hữu và Nợ dài hạn trên Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp rất cao, tuy nhiên đây là đặc trưng chung của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. So với các doanh nghiệp trong ngành thì khả năng tự tài trợ vốn của doanh nghiệp là thấp. Tại ngày 31/12/2007 hệ số Nợ trên Vốn chủ của doanh nghiệp cao gấp 5,6 lần so với S91 và gấp 6,4 lần so với SD9. Điều này dẫn đến chi phí lãi vay cao, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiệu quả sử dụng tài sản chưa cao với tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở mức thấp dẫn đến làm giảm tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. 3.2.5/ Thông tin tăng vốn Ngày 14- 12- 2007 công ty đã chốt danh sách thực hiện quyền. Theo đó, công ty sẽ trả cổ tức năm 2006 bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:0,13; Phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ 1:1,37 Đồng thời chào bán 3,000,000 cổ phiếu ra công chúng theo hình thức đấu giá công khai với giá khởi điểm 30,000 đồng/ cổ phiếu. 3.3/ Định giá 3.3.1/ Định giá theo phương pháp P/E Chỉ tiêu SD3 S91 SD9 SDT SDA P trung bình 70.900 83.000 90.600 121.400 200.200 EPS 2007 4,097 3,103 5,278 7,147 6,262 P/E 2007 17.30 26.75 17.16 16.99 31.97 P/E trung bình 22.04 EPS kế hoạch 2008 920 P theo EPS 2008 20.272 “Giá trung bình được lấy từ ngày 01/10/2007 đến ngày 28/12/2007. Các công ty được sử dụng trong so sánh là các công ty tương đồng về quy mô vốn hoặc về hoạt động kinh doanh”. Như vậy định giá theo phương pháp P/E cho kết quả giá cổ phiếu của SD3 là 20.272 VND/ cổ phiếu. 3.3.2/ Phương pháp P/BV Tại ngày 31/12/2007 Vốn Chủ Sở Hữu (CSH) của công ty là 29.428.297.335 VND nhưng đến ngày 22/1/2008 công ty đã tăng vốn nhờ phát hành thêm cổ phiếu nên đến thời điểm hiện nay Vốn CSH của công ty đã tăng lên tương ứng là 89.428.297.335 VND( ước tính). Số cổ phiếu đang lưu hành là 8.000.000 cổ phiếu. Như vậy có thể tính giá trị mỗi cổ phần là: BV = 89/428.297.335/8.000.000 = 11.179 đồng/cổ phần. Cũng theo khảo sát các công ty trong ngành xây dựng thì chỉ số P/BV trung bình của các công ty này là 2,5 - 5. Giả sử cổ phiếu của Công ty cũng được nhà đầu tư kỳ vọng ở mức hợp lý (P/BV gấp 3 lần ) thì: P = 11.179*3 = 33.535 đồng/ cổ phiếu. Kết hợp lấy giá trị trung bình các kết quả từ 2 phương pháp trên ta có giá trung bình: PTB = ( 20.272 + 33.535)/2 = 27.903 VND/ cổ phiếu. 3.3.3/ Nhận định Cổ phiếu của SD3 chưa thực sự được coi là hấp dẫn, nếu xét đến cổ phiếu tốt thì SD3 cũng không được coi là một cổ phiếu tốt. Như vậy xét về đầu tư dài hạn theo xếp hạng là cổ phiếu tốt thì ta không nên đầu tư vào SD3. Nhưng nếu ở mức giá hấp dẫn là từ 20.000 VND đến 30.000 VND thì ta cũng có thể đầu tư vào cổ phiếu này. Kết luận Qua việc lựa chọn và phân tích cổ phiếu của Công ty cổ phần Sông Đà 3 ta thấy để lựa chọn được một cổ phiếu tốt ta cần phân tích rất nhiều nội dung. Quan trọng là sự lựa chọn ngành để từ đó ta tìm được sự hoạt động chung nhất của ngành, đặc điểm của ngành và chu kì phát triển chung của ngành. Trong ngành ta mới phân tích để tìm ra một cổ phiếu tốt thể hiện là hoạt động tài chính hiệu quả được biểu hiện ở các chỉ tiêu tài chính tốt. Như vậy đứng trên giác độ một nhà đầu tư khi thị trường đang trong giai đoạn phát triển không ổn định và có xu hướng chững lại, để có thể thu được lời từ hoạt động đầu tư của mình các nhà đầu tư nên lựa chọn và phân tích để tìm cho mình một danh mục đầu tư bao gồm những cổ phiếu được coi là tốt.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích và định giá Công ty cổ phần Sông Đà 3.DOC
Luận văn liên quan