Mặc dù phân tích tài chính là con đường sáng giá để có được những thông tin cần thiết, nhưng không hẳn nó không gặp phải những lỗi lầm tiềm ẩn. Một số khó khăn gặp phải khi phân tích tình hình tài chính của công ty Kinh Đô:
1. Trong quá trình lập, luôn xuất hiện sự khác biệt giữa giá trị kế toán theo sổ sách và giá thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn nhất là trong điều kiện nước ta đang đứng trước lạm phát khá cao ở mức hai con số. Chính điều này đã làm bóp méo các báo cáo tài chính và kéo theo tính không chính xác giữa các tỷ số tài chính qua các năm.
2. Các nguyên tắc kế toán phổ biến được sử dụng đã làm cho việc xác định thu nhập của công ty không đúng với giá trị thực của nó. Chẳng hạn nhưng công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao lũy kế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông của công ty.
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 11441 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty Cổ Phần Kinh Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(43,758,070)
Chi phí bán hàng
(95,426,947)
(133,177,719)
(164,175,052)
Chi phí quản lý
(72,967,695)
(121,882,153)
(112,089,615)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
206,274,376
(80,111,916)
301,788,780
Thu nhập khác
21,149,879
28,372,935
376,775,688
Chi phí khác
(11,000,690)
(8,806,921)
(118,935,546)
Lợi nhuận khác
10,149,189
19,566,014
257,840,142
Lợi nhuận từ công ty liên kết
6,045,096
(1,143,329)
12,680,395
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
222,468,661
(61,689,231)
572,309,317
Chi phí thuế thu nhập hiện hành
0
0
(60,918,969)
Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại
1,658,742
1,087,205
11,552,689
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
224,127,403
(60,602,026)
522,943,037
Lãi cơ bản trên cổ phiếu:
4.764
(1.08)
6.12
Bảng 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích kết cấu và khái quát tình hình biến động của công ty Kinh Đô
1.1. Phân tích kết cấu tài sản ( kết cấu vốn):
Phân tích kết cấu tài sản tức là phân tích và đánh giá sự biến động các bộ phận cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp. Qua đó ta sẽ thấy được trình độ sử dụng vốn, cũng như tính hợp lý của việc phân bổ các loại vốn … từ đó đề ra các biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu
Tỉ lệ ( so với tài sản hoặc nguồn vốn)
Tài sản ngắn hạn
58.5%
Tài sản dài hạn
41.5%
Nợ phải trả
42%
Nguồn vốn chủ sở hữu
58%
Trong đó, cụ thể là:
Tiền và các khoản tương đương tiền
23%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
12%
Các khoản phải thu
19%
Hàng tồn kho
4%
Tài sản ngắn hạn khác
0.50%
Phải thu dài hạn khác
0.50%
Tài sản cố định
15%
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
23%
Tài sản dài hạn khác
0.70%
Lợi thế thương mại
2.300%
Nợ ngắn hạn
38.43%
Nợ dài hạn
3.17%
Vốn chủ sở hữu
56.81%
Nguồn kinh phí và các quỹ khác
1.59%
Từ bảng số liệu trên thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ 59% cao hơn nhiều trong tài sản dài hạn (41%). Việc chiếm tỷ lệ cao này là do công ty đã đã có lượng tiền mặt khá cao (23%). Việc nắm giữ tiền mặt nhiều thì thuận lợi ở đây phải kể đến là công ty có khả năng chi trả cao, luôn có lượng tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu trong công ty, khó khăn công ty phải đối mặt là nếu tiền mặt quá nhiều thì.( ). Một phần khác làm cho nguồn tài sản ngắn hạn cao là các khoản phải thu (19%) và các khoản đầu tư ngắn hạn (12%). Khoản phải thu cao tức là công ty đã cấp tín dụng cho các đối tác nhiều. Đầu tư ngắn hạn (12%) công ty đã thực hiện việc đầu tư, mỗi lần đầu tư thì số lợi nhuận từ việc đầu tư mang lại lượng tiền mặt để công ty có thể chi trả cho hoạt đông khác. Bên cạnh đó, hàng tồn kho chiếm 4% của toàn bộ tài sản. Công ty đã nắm giữ lượng tồn kho vừa phải để cung cấp cho thị trường khi cần thiết.
Tài sản dài hạn chiếm 41%. Cụ thể là công ty đã đã đầu tư vào tài sản cố định khá cao ( 15%), chủ yếu là mua trang thiết bị, máy móc mới để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của mình. Phần lớn số tiền còn lại công ty đã bắt đầu đi đầu tư vào dài hạn vào các lĩnh vực khác. Chính số tiền đầu tư này đã đem lại lợi nhuận từ số tiền lãi đi đầu tư của mình.
Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu lần lượt là 42%, 58%. Công ty đã dùng nợ phải trả đề chi trả tiền vay ngân hàng đến kì hạn, tiền lãi cho các khoản vay, thuế, trả chi phí cho người lao động. Các khoản nợ dài hạn công ty chi trả vẫn thấp hơn so với các khoản nợ ngắn hạn 3-17% so với 38.43%. Các khoản này chiếm khá cao trong nguồn vốn nhưng tỷ lệ này vẫn nhỏ hơn nguồn vốn chủ sở hữu (58%), hầu hết tỷ lệ này chứng tỏ công ty đã hoạt đông có hiệu quả từ nguồn vốn của mình.
Phân tích tình hình biến động của tài sản
Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy tổng tài sản của doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 là 1.035.639.993, tức là tăng 70,23%.
1.1.1.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: So với năm 2008 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2009 đã tăng ( từ 1.073.698.212 đến 1.343.366.579). Nguyên nhân của sự biến động này là do các khoản phải thu tăng mạnh ( từ 489.407.201 đến 825.182.838), các khoản đầu tư ngắn hạn giảm không đáng kể, ngoài ra hàng tồn kho giảm ( từ 181.656.311 xuống 162.475.837). Nếu kết hợp phân tích theo chiều dọc ta thấy tỷ trọng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trong tổng tài sản năm 2009 đã giảm.
Qua toàn bộ quá trình phân tích ta thấy:
Hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng đươc ưa chuộng hơn, công tác quản lý hàng tồn kho và chính sách phân phối hiệu quả hơn, tích kiệm được chi phí lưu kho và các chi phí khác cho doanh nghiêp.
Các khoản phải thu tăng khá mạnh. Đây chưa hẳn là dấu hiệu xấu mà chính là chính sách cho nợ của công ty nhằm khuyến khích khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay.
è Như vậy đây là biểu hiện tích cực về chuyển biến tài sản lưu động trong năm 2009. Sự chuyển biến này góp phần giảm chi phí, tăng thị phần, hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
1.1.2.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn năm 2009 (1.737.527.083) tăng so với năm 2008 (1.508.975.741) tức là tăng 15.14%. Trong đó tài sản cố định giảm, các khoản đầu tư dài hạn tăng 321150621 ngàn đồng, tài sản cố định khác tăng 15305812 ngàn đồng. Xét về mặt kết cấu thì tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng, nguyên nhân chủ yếu phải kể đến là do tỉ trọng của đầu tư dài hạn tăng. Qui mô về năng lực sản xuất đã được mở rộng, đồng thời doanh nghiệp cũng đã gia tăng đầu tư dài hạn, sự gia tăng này sẽ tạo nguồn lợi tức trong dài hạn cho doanh nghiệp.
Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn:
Nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2009 (4.247.601.003) tăng so với năm 2008 (2.983.409.6680), tức là tăng 42.38%.
1.2.1.Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu ta nhận thấy nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2009 là 2.413.130.301 ngàn đồng, năm 2008 là 2.075.922.722 ngàn đồng, tăng 16.24%. Nguyên nhân là do nguồn vốn cổ đông tăng do công ty đã phát hành thêm cổ phiếu lưu thông trên thị trường.
1.2.2. Nợ phải trả: Ta có thể thấy nợ phải trả trong năm 2009 ( 1.767.439.812) tăng mạnh so với 2008 ( 835.925.921). Mức tăng này đã làm tỉ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng. Nguyên nhân của sự biến động này là do: các khoản vay ngắn hạn tăng mạnh, các khoản phải trả cũng tăng mạnh.
è Từ những số liêu trên ta thấy:
Quy mô của doanh nghiệp ngày càng tăng, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại giảm thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng giảm. Mặt khác các khoản nợ phải trả lại tăng lên mà chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả, đây là dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng giảm dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên bố trí lại cơ cấu vốn sao cho phù hợp hơn bằng cách giảm bớt lượng vốn vay và nâng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.
Tình hình doanh thu và lợi nhuận:
Trong năm 2009, doanh thu thuần của công ty trong năm 2009 đạt 1527 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2008 tuy nhiên vẫn thấp hơn so với kế hoạch đặt ra ở mức 1747 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 573 tỷ đồng, vượt 10,4% so với kế hoạch đã điều chỉnh là 530 tỷ đồng
Trong đó doanh thu tăng cao chủ yếu là vào Tết Trung thu và dịp Tết âm lịch. Sản phẩm bánh trung thu của công ty chiếm đến 75% thị phần bánh trung thu cả nước. Đồng thời với thiết kế bao bì hoàn toàn mới và sự cải tiến trong chất lượng sản phẩm, không chỉ là quà biếu trao nhau mà còn gửi gắm câu chúc đầu xuân, mặt hàng Tết của công ty đã tăng trưởng 15% so với cùng kỳ năm trước, đưa ra thị trường hơn 30 triệu hộp sản phẩm các loại. Cơ cấu sản phẩm của công ty đa dạng và nhiều chủng loại.Tăng trưởng doanh thu các loại bánh bông lan công nghiệp, cracker và bánh trung thu trong năm 2009 ở mức cao.
Hoạt động đầu tư trong năm 2009 có chuyển biến tích cực so với năm 2008. Công ty đã chủ động điều chỉnh chiến lược đầu tư theo hướng tiếp tục giảm tối đa danh mục các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, điều chỉnh danh mục các khoản đầu tư thông qua việc mua bán và sáp nhập các công ty trong ngành thực phẩm. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động đầu tư của công ty là 338 tỷ đồng, trong đó bao gồm khoản lợi nhuận có được do đánh giá lại tài sản góp vốn vào công ty liên kết nhằm khai thác dự án khu dân cư Tân An Phước.
Lợi nhuận sau thuế trong năm 2009 của công ty tăng rất ấn tượng, đạt hơn 522 ngàn tỷ đồng sau khi phải chịu cảnh lỗ trong năm 2008 do thua lỗ hoạt động đầu tư tài chính.
Phân tích các tỉ số tài chính kết hợp so sánh qua các năm:
2.1. Phân tích tỷ số khả năng thanh toán :
2.1.1.Tỷ số thanh toán hiện hành:
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản lưu động để trả nợ.
Re = tài sản ngắn hạn / nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Tài sản ngắn hạn
1.474.433.927
2.510.073.920
170%
Nợ ngắn hạn
663.884.852
1.632.683.145
246%
Tỷ số thanh toán hiện hành
2,22
1,54
Về mặt ý nghĩa con số thì năm 2008 công ty có 2,22đ tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1đ nợ đến hạn trả, và năm 2009 là 1,54đ tài sản ngắn hạn đảm bảo cho 1đ nợ đến hạn trả. Như vậy khả năng trả nợ của công ty đã giảm đi.Nhưng qua hai năm hệ số thanh toán đều lớn hơn 1 cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn.Nhìn vào bảng cân đối kế toán thì ta thấy nợ ngắn hạn năm 2009 tăng 2,46 lần so với năm 2008, lớn hơn so với mức tăng trong tài sản ngắn hạn qua hai năm (1,7 lần), tăng trong tài sản ngắn hạn chủ yếu là do tăng trong tiền mặt và các khoản phải thu. Ta có thể hình dung năm 2009 khi mà cuộc khủng hoảng kinh tế đã dịu bớt xuống công ty bắt đầu tăng sản xuất nhưng do năm 2008 công ty bị lỗ nên qua năm 2009, để tăng sản xuất công ty phải huy động thêm vốn bằng vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn của người bán, người lao động... vì sức khỏe thị trường đang dần hồi phục nên việc tăng sản xuất đã giúp số tiền mặt tăng lên, đồng thời các khoản phải thu cũng tăng.Tỉ số thanh toán giảm đi cũng chưa hẳn là xấu, tuy nhiên công ty cần xem xét lại về việc mức nợ ngắn hạn lại tăng nhiểu hơn mức tăng trong tài sản lưu động
2.1.2.Tỷ số thanh toán nhanh:
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công tức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao.
Rq = (tài sản lưu động - hàng tồn kho) / nợ ngắn hạn
Năm 2008: Tỷ số thanh toán nhanh = (1.474.433.927-181.656.311) / 663.884.852 = 1,95
Năm 2009: Tỷ số thanh toán nhanh=(2.510.073.920-162.475.837) / 1.632.683.145 = 1,44
Tỷ số thanh toán nhanh của công ty cho thấy khả năng thanh toán thật sự của công ty, tỷ số này cũng giảm từ 1,95 xuống 1,44. Tuy nhiên tỷ số này ở hai năm lớn hơn 1. Điều này chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nhanh mà không cần thanh toán hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy bao nhiêu đồng tài sản có tính thanh khoản có thể tài trợ cho mỗi đồng nợ đến hạn. Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta thấy hàng tồn kho năm 2009 giảm so với năm 2008. Đồng thời hàng tồn kho năm 2008 chiếm tỷ trọng 12% trong tổng tài sản lưu động,và con số này là 6% trong năm 2009, một mức không nhiều, nên vấn đề hàng tồn kho cũng không phải là vấn đề đáng lo của công ty.Tuy nhiên công ty cũng phải tính toán sao cho lượng hàng tồn kho còn lại là hợp lý, không để việc giảm lượng hàng tồn kho làm ảnh hưởng đến sự hoạt động liên tục của công ty, vì việc duy trì môt lượng hàng tồn kho nhằm đáp ứng cho một thời kì cao điểm là hết sức cần thiết.
2.1.3. Tỷ số thanh toán tức thời (hệ số thanh toán bằng tiền):
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Một thị trường (tài chính, tiền tệ) trôi chảy sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng chưa được phát triển như hiện nay, hệ số thanh toán nhanh thích hợp hơn là hệ số thanh toán bằng tiền.
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Dođó ta có công thức như sau:
Tỷ số thanh toán tức thời = tiền / nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Tiền
206.808.170
984.610.642
476%
Nợ ngắn hạn
663.884.852
1.632.683.145
246%
Tỷ số thanh toán tức thời
0,31
0,6
Qua hai năm ta thấy, tỷ số thanh toán tức thời công ty tăng nhanh, điều này cũng đồng nghĩa với việc công ty có 0,6đ để trả 1đ cho nợ khi đến hạn (2009). Nhưng điều này cũng cần xem xét lại tỷ số này tăng là do công ty đã vay quá nhiều vào năm 2009 tăng 2,46 lần so với năm 2008. Đồng thời tiền mặt của nó đã tăng 4,76 lần qua hai năm, cho thấy công ty đã nắm giữ quá nhiều tiền mặt ( tiền mặt quá nhàn rỗi) làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Kinh Đô.
2.2. Phân tích tỷ số đòn bẩy tài chính:
2.2.1.Tỷ số nợ:
Tỷ số nợ = tổng nợ / tổng tài sản
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Nợ
835.925.921
1.767.439.812
211%
Tổng Tài sản
2.983.409.668
4.247.601.003
142,4%
Tỷ số nợ
0,28
0,42
Năm 2009 tỷ số này là 0,42 cho thấy 42% tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.Tỷ số này tăng so với năm 2008 là do tuy cả nợ và tài sản đều tăng nhưng mức tăng trong nợ (2,11 lần) lớn hơn mức tăng trong tổng tài sản (1,4 lần).Tăng trong tổng nợ là tăng đáng kể trong nợ ngắn hạn còn nợ dài hạn lại giảm. Công ty cần xem xét để không làm tỷ số này tăng nhiều vì tài sản mà được tài trợ bằng nợ quá nhiều thì cũng rủi ro cao, thêm vào đó công ty phải đảm bảo sao cho có sẵn lượng tiền để chi trả cho những khoản nợ ngắn hạn, để không gây mất lòng tin nơi người cho vay.
2.2.2.Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = tổng nợ / vốn cổ phần
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Nợ
835.925.921
1.767.439.812
211%
Vốn cổ phần
571.148.760
795.462.590
139,3%
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
1,46
2,22
Năm 2009 tỷ số này là 2,22 cho thấy nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần 122%. Điều này cho thấy công ty đã sử dụng một số vốn vay đáng kể. Tỷ số này tăng so với năm 2008 là do tuy cả nợ và vốn cổ phần đều tăng nhưng mức tăng trong nợ (2,11 lần) lớn hơn so với mức tăng trong vốn cổ phần (1,39 lần).
2.2.3. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần = nợ dài hạn / vốn cổ phần
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Nợ dài hạn
172.041.069
134.756.667
78,3%
Vốn cổ phần
571.148.760
795.462.590
139,3%
Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần
0,3
0,17
Năm 2009 tỷ số này là 0,17 cho thấy phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn. Nợ dài hạn đóng góp 17% so với các cổ đông
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = toàn bộ tài sản / vốn cổ phần
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Tổng Tài sản
2.983.409.668
4.247.601.003
142,4%
Vốn cổ phần
571.148.760
795.462.590
139,3%
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
5,22
5,34
Năm 2009 tỷ số này là 5,34 cho thấy công ty có tài sản gấp 5,34 lần so với vốn cổ phần. Điều này cũng cho thấy về tình hình vay nợ của công ty. Tỷ số này tăng so với năm 2008.
Tất cả những tỷ số trong phần tỷ số đòn bẩy này cho thấy công ty nên xem lại việc vay nợ của mình
2.2.4. Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay:
Ta biết rằng gánh nợ về tài chính mà công ty phải đương đầu phụ thuộc rất lớn vào khả năng tạo ra dòng tiền để chi trả nợ theo yêu cầu hàng năm. Lãi vay là một nghĩa vụ tài chính đó và được đảm bảo chi trả từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó để đánh giá khả năng thanh toán nợ trong dài hạn ta cần phân tích hệ số khả năng chi trả lãi vay được tính như sau:
Khả năng thanh toán lãi vay = (lãi trước thuế và lãi vay) / lãi vay
Chỉ tiêu
2008
2009
Lãi trước thuế
(61.689.231)
572.309.317
Lãi vay
52.363.765
43.758.070
Khả năng thanh toán lãi vay
-
14,07
Trong năm 2008 ta thấy tỉ số này là một con số âm, chứng tỏ công ty đã làm mất đi lòng tin từ phía các nhà đầu tư. Do trong năm 2008 xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính, cũng phần nào làm vơi đi nỗi lo lắng từ các nhà đầu tư. Nhưng đến năm 2009, tỷ số này có phần chuyển biến khá rõ, từ con số âm công ty đã vượt lên 14,07, đã lấy lại được lòng tin từ phía nhà đầu tư.
2.3. Phân tích tỷ số hoạt động :
2.3.1.Tốc độ luân chuyển khoản phải thu phản ánh khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:
Số vòng quay các khoản phải thu = doanh thu thuần / các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân = các khoản phải thu / doanh thu bình quân ngày
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Các khoản phải thu
489.407.201
825.182.838
168,6%
Số vòng quay các khoản phải thu
2,97
1,85
Kỳ thu tiền bình quân
121,05 ngày
194,24 ngày
Số vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2009 bằng 1,85 cho thấy các khoản phải thu luân chuyển 1,85 lần hay bình quân khoảng 194,24 ngày công ty mới thu hồi được nợ. Tỷ số này giảm so với năm 2008 (2,97), giảm là do: tuy doanh thu thuần và các khoản phải thu đều tăng so với năm 2008 nhưng mức tăng của các khoản phải thu(1,16) lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần (1,05%).Trong các khoản phải thu tăng chủ yếu là từ phải thu khách hàng và các khoản phải thu khác; khoản trả trước cho khách hàng giảm. Mặc dù doanh thu năm nay có tăng nhưng công ty phải chấp nhận bán chịu nhiều hơn, bị chiếm dụng vốn nhiều hơn.
2.3.2. Luân chuyển hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm,... Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiện qua chỉ tiêu sau:
Vòng quay hàng tồn kho = doanh thu thuần / hàng tồn kho
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Hàng tồn kho
181.656.311
162.475.837
112%
Số vòng quay hàng tồn kho
8,01
9,4
Năm 2009 tỷ số này là 9,4 cho thấy hàng tồn kho luân chuyển 9,4 vòng có nghĩa là khoảng 38 ngày 1 vòng. Tỷ số này tăng so với năm 2008, tăng là do doanh thu thuần tăng và hàng tồn kho giảm xuống.Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn. Với đặc điểm là công ty kinh doanh thực phẩm: bánh, kẹo...thì hàng hóa với khoảng 38 ngày quay vòng là cũng thích hợp.
Ngoài ra, hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, là chỉ tiêu được sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hiện đại khi mà các nguồn lực mỗi ngày hạn hẹp đi và chi phí cho việc sử dụng chúng ngày càng cao, vấn đề sử dụng hiệu quả nguồn lực ngày càng trở nên cấp thiết.
Để đánh giá xem tài sản của công ty đã được sử dụng tốt đếnmức độ nào để sinh ra lợi nhuận ta phân tích một số chỉ tiêu sau:
2.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = doanh thu thuần / tài sản cố định
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Tài sản cố định
749.091.750
656.084.839
87,6%
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
1,94
2,33
Năm 2009 tỷ số này là 2,33 cho thấy 1đ tài sản cố định tạo ra 2,33đ doanh thu
Tỷ số này tăng so với năm 2008, tăng là do doanh thu thuần tăng trong khi đó tài sản cố định giảm. Trong tài sản cố định chỉ có tài sản cố định hữu hình là tăng còn các khoản tài sản cố định thuê tài chính, tài sản cố định vô hình, chi phí xây dựng cơ bản dở dang đều giảm mà giảm đáng kể nhất là chi phí xây dựng dở dang, cho thấy nhiều hạng mục đầu tư xây dựng đã bước nào hoàn thành. Qua so sánh hai năm có lẽ hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã tốt hơn,việc đầu tư vào tài sản cố định là hợp lý. Ở đây tài sản cố định tạo ra nhiều hơn 1đ doanh thu. Đây có thể coi là một điểm đặc trưng của ngành bánh kẹo, bởi vì tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ lệ thấp trên tổng tài sản và doanh thu thì luôn cao hơn rất nhiều so với tài sản cố định, tài sản cố định luôn được sử dụng với cường độ rất cao.
2.3.4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản :
Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Ta có:
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = doanh thu thuần / toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Tổng Tài sản
2.983.409.668
4.247.601.003
142,4%
Hiệu suât sử dụng toàn bộ tài sản
0,49
0,36
Năm 2009 tỷ số này là 0,36 cho thấy 1đ tài sản tạo ra 0,36đ doanh thu
Tỷ số này giảm so với năm 2008, giảm là do: tuy cả doanh thu thuần và tổng tài sản đều tăng nhưng mức tăng trong tổng tài sản(1,42 lần) lớn hơn mức tăng trong doanh thu thuần(1,05 lần).Tăng trong tài sản là cả ở tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn, trong đó mức tăng nhiều hơn là ở tài sản ngắn hạn.Tăng trong tài sản ngắn hạn nhiều nhất là tăng tiền, sau đó là các khoản phải thu. Tỷ số này giảm có lẽ cho thấy công ty đang hoạt động gần hết công suất và rất khó để mở rộng hoạt động nếu không đầu tư thêm vốn.
2.3.5. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = doanh thu thuần / vốn cổ phần
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Vốn cổ phần
571.148.760
795.462.590
139,3%
Hiệu suât sử dụng vốn cổ phần
2,55
1,92
Năm 2009 tỷ số này là 1,92 hay công ty có doanh thu thuần lớn hơn vốn cổ phần 1,92 lần,hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của công ty lớn hơn hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty vì công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay.
Tỷ số này giảm so với năm 2008 vì tuy doanh thu thuần và vốn cổ phần đều tăng nhưng mức tăng trong vốn cổ phần (1,39 lần) lớn hơn mức tăng trong doanh thu thuần(1,05 lần). Qua so sánh thì dường như việc sử dụng vốn cổ phần đã ít hiệu quả hơn.
2.4. Phân tích tỷ số sinh lợi
2.4.1.Chỉ số lợi nhuận hoạt động:
Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS (Return on Sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có:
Chỉ số lợi nhuận hoạt động = Lợi nhuận thuần / Doanh thu thuần
Tình hình tại công ty:
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
2009/2008
Lợi nhuận thuần hoạt động
80.111.916
301.788.780
276%
Doanh thu thuần
1.455.768.275
1.529.355.479
5,05%
Chỉ số lợi nhuận hoạt động
0,055
0,19733
Năm 2008, chỉ số này của công ty là 0,055 có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần sẽ đem lại 0,055 đồng lợi nhuận. Năm 2006 , chỉ số này tăng lên 0,19733 cho ta thấy khả năng sinh lời tốt hơn của doanh nghiệp, 1 đồng doanh thu năm 2009 tạo ra 0,19733 đồng lợi nhuận. Doanh thu tăng lên qua 2 năm 1 phần cũng do chi phí từ 2008 sang 2009 giảm đáng kể è Doanh nghiệp ngày càng làm ăn tốt hơn, quản lý chi phí hiệu quả hơn.
2.4.2.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA):
Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Ta có:
Ta có công thức: ROA = Lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản
Chỉ tiêu
2009
2008
Chênh lệch
Tỉ suất lợi nhuận/DT
34,19%
4,16%
30,03%
Tỉ suất lợi nhuận/Tài sản
12,31%
2,03%
10,28%
è Từ bảng phân tích ta thấy năm 2009 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản thì mang lại 12,31 đồng lợi nhuận so với năm 2008 100 đồng đầu tư vào tài sản mang lại 2,03 đồng lợi nhuận. Vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của năm 2009 tăng lên rất nhiều so với năm 2008 và cụ thể là tăng lên 10,28%. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vòng quay tài sản. Thêm vào đó doanh nghiệp hoạt động cũng khá hiệu quả vì vậy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng cao. Năm 2009 tăng 30,03% so với năm 2008.
è Có thể thấy tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp qua 2 năm tăng cao và nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã quản lí tốt vốn đầu tư cũng như chi phí để sinh lời.
2.4.3. ROE:
Ta có bảng số liệu sau:
Bảng tính đòn cân nợ :
Chỉ tiêu
2009
2008
Tổng tài sản
4.247.601.003
2.983.409.668
Vốn chủ sở hữu
2.413.130.301
2.075.922.772
Đòn cân nợ
1,76
1,437
Bảng tỉ suất lợi nhuận trên vốn :
Chỉ tiêu
Năm 2009
Năm 2008
Tỉ suất lợi nhuận
0,33
0,041
Đòn cân nợ
1,76
1,437
Tỉ suất lợi nhuận/vốn CSH
0,216
0,029
Đòn cân nợ của doanh nghiệp trong năm 2008 và 2009 lần lượt là 1.437 và 1.76. Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng từ 0.041 lên 0.33 nên đòn cân nợ càng phát huy tác dụng và làm cho ROE của doanh nghiệp tăng qua 2 năm, từ 0,029 lên 0,216. 1 đồng vốn chủ sở hữu trong năm 2008 chỉ tạo ra 0.029 đồng lợi nhuận nhưng tạo ra đến 0,216 đồng lợi nhuận trong năm 2009 è Doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả và đem lại mức lợi nhuận cao cho các cổ đông, sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng.
2.5. Phân tích giá trị thị trường:
2.5.1. Thu nhập mổi cổ phần(EPS):
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức: EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông. Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ
Thu nhập mỗi cổ phần EPS
Năm 2008
Năm 2009
2,636
6,17
Năm 2008 EPS giảm dần qua các quý,từ quý 1 đến quý 4: 6,39; 5,776; 4,079; 2,636
Năm 2009 EPS biến động nhiều hơn quý 1 là 1,994; quý 2 là 3,031; quý 3 tăng lên đến 7,717 rồi quý 4 lại giảm xuống 6,17.
2.5.2. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập(P/E)
P/E = giá trị thị trường mỗi cổ phần / thu nhập mỗi cổ phần
Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó.
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập(P/E)
Năm 2008
Năm 2009
11
10
Năm 2009 tỷ số này là 10 có nghĩa là giá cổ phần của công ty được bán gấp 10 lần so với thu nhập hiện hành của nó.
Đánh giá các tỉ số tài chính
Phương pháp so sánh:
Để đánh giá các tỉ số tài chính của công ty Kinh Đô, nhóm chúng tôi sẽ phân tích dựa trên sự so sánh với các tỉ số tài chính của công ty Bibica, một công ty cũng trong ngành bánh kẹo và thực phẩm.
Ta có tình hình tài chính 2 công ty như sau:
Công ty Bibica
2009
2008
A/ Tỉ số thanh toán
1
Tỉ số thanh toán hiện hành
2.172338305
3.97804305
2
Tỉ số thanh toán nhanh
1.721764112
3.121260477
B/ Tỉ số hoạt động
1
Số vòng quay các khoản phải thu
14.50065589
6.728038431
2
Kỳ thu tiền bình quân
24.82646322
53.50742326
3
Số vòng quay hàng tồn kho
8.850875985
6.283703444
4
Số ngày lưu kho bình quân
40.67394014
57.29105506
5
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
1.710228754
3.134689387
6
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
0.850904351
0.898133194
7
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
0.300449634
0.204523374
C/ Tỉ số đòn bẩy tài chính
1
Tỉ số nợ trên tài sản
0.289839528
0.184335625
2
Tỉ số nợ trên vốn cổ phần
0.408132443
0.225994453
3
Tỉ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
1.408132443
1.225994453
4
Khả năng thanh toán lãi vay
36.64134906
4.038677849
D/Tỉ số sinh lợi
1
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu
0.091382323
0.038300193
2
Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản ( ROA)
0.077757616
0.034398675
3
Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE)
0.109493022
0.042172584
b. Công ty Kinh Đô
2008
2009
A/ Tỉ số thanh toán
1
Tỉ số thanh toán hiện hành
2.22
1.54
2
Tỉ số thanh toán nhanh
1.95
1.44
B/ Tỉ số hoạt động
1
Số vòng quay các khoản phải thu
2.97
1.85
2
Kỳ thu tiền bình quân
121.03
194.24
3
Số vòng quay hàng tồn kho
8.01
9.41
4
Số ngày lưu kho bình quân
44.92
38.25
5
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
1.94
2.33
6
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
0.49
0.36
7
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
0.70
0.63
C/ Tỉ số đòn bẩy tài chính
1
Tỉ số nợ trên tài sản
0.28
0.42
2
Tỉ số nợ trên vốn cổ phần
0.40
0.73
3
Tỉ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
1.44
1.76
4
Khả năng thanh toán lãi vay
0.18
14.08
D/Tỉ số sinh lợi
1
Tỉ suất sinh lợi trên doanh thu
-0.04
0.34
2
Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản ( ROA)
-2.03%
12.31%
3
Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần ( ROE)
-2.92%
21.63%
Biểu đồ 1:
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy tỉ số thanh toán hiện hành của Kinh Đô năm 2008 là 2,2 thấp hơn rất nhiều so với Bibica, nhưng tài sản ngắn hạn của công ty vẫn có khả năng trả tốt cho các khoản nợ ngắn hạn. Sang năm 2009, tỷ số này giảm xuống còn 1,5, vẫn thấp hơn Bibica (2,1). Tuy nhiên mức sụt giảm trong khả năng thanh toàn của Kinh Đô (1,5 lần), thấp hơn mức sụt giảm của Bibica(1,9 lần). Nhìn chung khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn của Bibica tốt hơn của Kinh Đô
Biểu đồ 2:
Năm 2008 Kinh Đô sử dụng tài sản cố định không hiệu quả so với Bibica, 1đ tài sản của Kinh Đô tạo ra 1,9đ doanh thu, trong khi đó Bibica lại có thể tạo được 3,1đ doanh thu. Nhưng đến năm 2009 tỷ số này lại tăng lên 2,3 cho thấy việc sử dụng tài sản cố định đã hiệu quả hơn, và cao hơn của Bibica(1,7). Nói chung hiệu suất sử dụng tài sản là không có gì đáng lo ngại.
Biểu đồ 3;
Nhìn chung tỉ số tổng tài sản của Kinh Đô cao hơn của Bibica nhưng mức chênh lệch từng năm là không đáng kể. Tỉ số này ở hai công ty đều tăng qua hai năm. Ở Kinh Đô, năm 2009, công ty có được tổng tài sản gấp 1,7 lần so với vốn cổ phần. Dường như công ty đã gia tăng tài trợ bằng nợ vay. Nhìn qua tỉ số tổng nợ trên vốn cổ phần: 0,4 năm 2008, 0,73 năm 2009. Mặc dù ở đây tài trợ bằng vốn cổ phần vẫn chiếm ưu thế hơn, nhưng khoảng cách đang được rút ngắn, hay công ty đang tích cực sử dụng đòn bẩy tài chính
Biểu đồ 4:
Năm 2008, 1đ vốn đầu tư của Kinh Đô sinh lợi 0,0203đ, trong khi của Bibica lại sinh lợi là 0,034đ, hay khả năng sinh lợi từ tài sản của Kinh Đô kém hơn Bibica. Thế nhưng năm 2009, Kinh Đô lại chứng kiến mức tăng đáng kinh ngạc của tỉ số này(12,3%), cho thấy khả năng tạo lợi nhuận tốt từ tài sản. Ở Bibica tỉ số này cũng tăng lên đáng kể (gấp đôi), nhưng vẫn không thể so với Kinh Đô
Biểu đồ 5:
Năm 2008, 1đ vốn các nhà đầu tư bỏ vào Kinh Đô tạo lãi 0,0292đ, trong khi các nhà đầu tư của Bibica có thể nhận 0,042đ lãi từ 1đ vốn của mình. Đến năm 2009 thì tình hình đã khác đi rất nhiều, mặc dù tỉ số này đều tăng lên ở cả hai công ty, nhưng mức tăng ở Kinh Đô vượt trội nhiều so với Bibica, triển vọng lợi nhuận cho các nhà đầu tư của Kinh Đô là rất tốt, 1đ vốn nhà đầu tư bỏ ra, họ có thể nhận lai 0,2136đ. Nhìn chung tình hình đối với tỉ số này cũng tương tự như tỉ số sinh lợi trên tổng tài sản, nhưng ta có thể thấy được tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản. Sự khác nhau ở đây là do công ty có sử dụng vốn vay, và sử dụng rất có hiệu quả nên đã khuếch đại được được tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần cao hơn tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản.
Phương pháp Dupont:
Từ bảng phân tích trên ta thấy ROE chịu sự tác động của 3 yếu tố:
1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.
2. Đòn bẩy tài chính.
3. Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty đã có xu hướng tăng hơn năm trước, nguyên nhân là do lãi ròng năm nay đã tăng cao hơn sao với lãi năm trước. Doanh thu năm 2009 tăng hơn năm 2008, lí do của việc tăng này là do: sau cuộc khủng hoảng năm 2008 công ty có xu hướng phụ hồi việc khi doanh, làm cho doanh thu tăng nhanh.
Từ bảng trên cho ta thấy, công ty chưa thật sự sử dụng hết công suất tài sản của mình, một đồng tài sản chỉ tạo ra 0,36 đồng doanh thu, trong những năm tới công ty cần đưa ra kế hoạch mới trong việc phát huy tài sản của mình tham gia váo quá trình sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, đề làm cho doanh thu tạo ra từ việc sử dụng tài sản cao.
Từ bảng Dupont ta thấy: ROA<ROE chứng tỏ công ty có sử dụng đến đòn bẩy tài chính, công ty sử dụng vốn vay tương đối hiệu quả.
Phân tích báo cáo dòng tiền:
Bảng 3: Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ công ty Kinh Đô năm 2009
Đánh giá khả năng tạo tiền trong tương lai
Toàn bộ dòng tiền thu vào trong kỳ của công ty được tổng hợp từ các dòng tiền thu vào từ 3 hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính.
Các chỉ tiêu
2009
Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
913630514
Lượng tiền thuần từ hoạt động đầu tư
-36180576
Lượng tiền thuần từ hoạt động tài chính
-100102999
Lượng tiền thuần trong năm
777346939
Dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh là dòng tiền thu chủ yếu của công ty trong năm 2009 và là nguồn thu duy nhất đóng góp trong lương tiền thuần trong năm. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn diễn ra bình thường, và là nguồn đóng góp chính trong doanh thu của công ty.
Phân tích khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp
Từ hệ số thanh toán nợ ngắn hạn cho ta thấy lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty chỉ có thể đáp ứng hơn 50% khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Lượng tiền mặt để đáp ứng khả năng trả nợ của công ty là không cao.
Hệ số này cho thấy công ty có đủ lượng tiền mặt cần thiết để thanh toán các khoản lãi phải trả
Phân tích khả năng về tình hình tài chính để doanh nghiệp hoạt động liên tục
Tỷ số này thể hiện lượng vốn sẵn có để đầu tư phát triển cho công ty. Với tỷ số tài trợ bằng 10.95 cho thấy công ty đầu tư vào tài sản cố định chủ yếu từ vốn của công ty.
5. Nhận xét về tình hình tài chính của công ty trong năm 2009
5.1. Ưu điểm :
KDC hiện đang là tập đoàn sản xuất chế biến thực phẩm hàng đầu Việt Nam với rất nhiều lợi thế: hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành hợp lý, mạng lưới phân phối rộng, thương hiệu mạnh.
KDC cũng xây dựng hệ thống quản trị hiện đại, ứng dụng nhiều phương pháp quản lý tiên tiến vào vận hành hoạt động, ban lãnh đạo có nhiều chuyên gia giỏi và tính chuyên mô hóa cao.
Được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao
Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của KDC tương đồi ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1
Cơ cấu vốn
Hệ số nợ trong cơ cấu vốn của KDC qua các năm ở mức tương đối thấp (dưới 40%) và đa phần là các khoản nợ ngắn hạn nên không đáng lo ngại nhiều
Khả năng hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho tăng cho thấy công ty có chính sách quản lý hàng tồn kho tốt hơn.Với đặc điểm là c.ty kinh doanh thực phẩm:bánh,kẹo...thì hàng hóa với khoảng 38 ngày quay vòng là cũng thích hợp
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định đã tốt hơn, việc đầu tư vào tài sản cố định là hợp lý. Ở đây tài sản cố định tạo ra nhiều hơn 1đ doanh thu
Khả năng sinh lời
Trừ năm 2008 các năm khác suất sinh lời tổng hợp của công ty đều tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và cao hơn hẳn so với một số doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực
Doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu ngày càng hiệu quả và đem lại mức lợi nhuận cao cho các cổ đông, sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng
5.2. Nhược điểm:
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào WTO cho nên việc cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu sẽ là một yếu tố làm tăng cạnh tranh với các sản phẩm của KDC.
Một số các sản phẩm chính như snack đã có thời gian tồn tại tương đối dài nên bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm lại và sự cạnh tranh về mặt thị phần cũng vì thế mà tăng lên.
Khả năng thanh toán
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh của KDC tương đồi ổn định qua các năm và ở mức chấp nhận được vì đều lớn hơn 1. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa chỉ tiêu thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền tương đối lớn. Điều này là do KDC tập trung một phần tài sản ngắn hạn của mình vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm từ 10% đến 12% tổng tài sản của KDC. Bên cạnh việc làm khả năng thanh toán bằng tiền bị giảm so với thanh toán nhanh mà suất sinh lời của KDC cũng bị ảnh hưởng do hiệu quả hoạt động này không cao.
Cơ cấu vốn
Hệ số nợ trong cơ cấu vốn của KDC qua các năm ở mức tương đối thấp (dưới 40%) và đa phần là các khoản nợ ngắn hạn nên không đáng lo ngại nhiều. Tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn ở mức hợp lý làm cho công ty không mất nhiều chi phí trả lãi song KDC sẽ không sử dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính.
Khả năng hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu của KDC ngày càng giảm dần khiến cho số ngày thu tiền từ hoạt động bán hàng càng ngày càng tăng lên chứng tỏ chính sách tín dụng thương mại ngày càng được mở rộng với khách hàng.Tuy nhiên Điều này chứng tỏ KDC bị chiếm dụng vốn từ các đối tác tương đối lớn và sẽ làm giảm vòng quay vốn của công ty. Mặc dù doanh thu hàng năm đều tăng đều đặn song tốc độ tăng lên đó nhỏ hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản và tài sản cố định nên vòng quay các loại tài sản này đều giảm xuống từ năm 2005 đến năm 2009.
Khả năng sinh lời
Ngoài việc lợi nhuận bị âm năm 2008 do hoạt động tài chính bị lỗ nặng nề khiến cho ROA và ROE bị âm còn lại các năm khác suất sinh lời tổng hợp của công ty đều tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và cao hơn hẳn so với một số doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực.
Doanh thu và lợi nhuận tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
+ Quy mô ngày càng tăng, hàng hóa đa dạng, mạng lưới phân phối rộng.
+ Sử dụng đòn cân nợ khá hiệu quả
+ Quản lý chi phí tốt, hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng cải thiện.
+ ROA là khá tốt và tăng đều.
+ ROE tăng mạnh và khá cao è sức hút với các nhà đầu tư ngày càng tăng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân tích:
Mặc dù phân tích tài chính là con đường sáng giá để có được những thông tin cần thiết, nhưng không hẳn nó không gặp phải những lỗi lầm tiềm ẩn. Một số khó khăn gặp phải khi phân tích tình hình tài chính của công ty Kinh Đô:
Trong quá trình lập, luôn xuất hiện sự khác biệt giữa giá trị kế toán theo sổ sách và giá thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn nhất là trong điều kiện nước ta đang đứng trước lạm phát khá cao ở mức hai con số. Chính điều này đã làm bóp méo các báo cáo tài chính và kéo theo tính không chính xác giữa các tỷ số tài chính qua các năm.
Các nguyên tắc kế toán phổ biến được sử dụng đã làm cho việc xác định thu nhập của công ty không đúng với giá trị thực của nó. Chẳng hạn nhưng công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao lũy kế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông của công ty.
Ảnh hưởng cùa tính thời vụ cũng góp phần làm sai lệch các báo cáo tài chính. Cụ thể là doanh số của công ty tăng nhanh vào các dịp Tết Trung Thu hoặc Tết Nguyên Đáng làm cho báo cáo tài chính không được chính xác qua các thời kì.
Mặc dù vậy, không có nghĩa là việc phân tích tài chính của công ty Kinh Đô không có ý nghĩa. Các nhà quản trị tài chính, nhà đầu tư, người cung cấp tín dụng đã dùng những tỉ số này đề có những thông tin hay quyết định đầu tư vào Kinh Đô.
Chương 3: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Triển vọng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam và dự báo doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Kinh Đô
Triển vọng phát triển ngành bánh kẹo Việt Nam
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có mức tăng trưởng tương đối ổn định (khoảng 2%/năm) và là ngành năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tại Việt Nam. Sự hồi phục của nền kinh tế sau khủng hoảng đã tác động tích cực đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, theo đó doanh số ngành bánh kẹo được dự tính tăng khoảng 6.12% và 10% trong năm 2010 – 2011. Theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2010 – 2014 ước đạt 8-10%.
Dự báo doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Kinh Đô trong những năm sắp tới
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
1230
1456
1529
Theo phương pháp hồi quy xu hướng biến động doanh thu ta có phương trình sau:
Y = 1106 + 149.5X
trong đó X là số thứ tự năm bắt đầu là số 1 (năm gốc 2007)
Theo hàm hồi quy tốc độ tăng doanh thu trong năm 2010 được ước lượng là 11.45% so với năm 2009. Tuy nhiên với sự phục hồi của nền kinh tế cùng với mục tiêu đặt ra của công ty, dự báo doanh thu của Kinh Đô trong thời gian sắp tới sẽ tăng trưởng với tốc độ 22% mỗi năm. Do đó doanh thu của công ty trong thời gian sắp tới được dự báo như sau:
Năm
2010
2011
2012
Doanh thu
1865
2276
2777
Dự báo bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Giá vốn hàng bán
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
1230
1456
1529
Giá vốn hàng bán
908
1086
1024
% doanh thu
74
75
67
Với tình hình biến động giá nguyên vật liệu đầu vào, dự đoán giá vốn hàng bán của công ty trong năm 2010 ở mức 70% so với doanh thu và duy trì trong các năm tiếp theo
Chi phí bán hàng
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
1230
1456
1529
Chi phí bán hàng
95
133
164
% doanh thu
8
9
11
Với mục tiêu tăng trưởng doanh thu 22% mỗi năm trong thời gian tới thì công ty sẽ đẩy mạnh phát triển thương hiệu đặc biệt là trong khâu tiếp thị và bán hàng. Chính vì vậy dự báo chi phí bán hàng trong các năm tiếp theo sẽ duy trì ở mức 10% so với doanh thu.
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
1230
1456
1529
Chi phí QLDN
73
122
112
% doanh thu
6
8
7
Với việc tận dụng lợi thế kinh tế vể quy mô, ổn định cơ cấu tổ chức công ty nên chi phí quản lý doanh nghiệp được dự báo sẽ ổn định ở mức 7% so với doanh thu trong thời gian tới.
Doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
Bên cạnh hoạt động kinh doanh chính là sản xuất bánh kẹo thì công ty cũng tham gia khá mạnh vào các hoạt động đầu tư tài chính và bất động sản. Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều bất ổn. Tuy nhiên với một danh mục đầu tư chứng khoán khá ổn định thì dự báo doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính của công ty trong năm 2010 sẽ là khá cao khoảng hơn 300 tỷ đồng. Trong những năm tiếp theo những dự án bất động sản của công ty sẽ tiếp tục mang lại cho công ty những khoản doanh thu lớn và dự báo doanh thu hoạt động tài chính sẽ tăng 30% trong năm 2010 và giữ ở mức 20% trong những năm tiếp theo.
Sau khi chi phí tài chính năm 2009 dương do hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư thì chi phí tài chính của công ty sẽ ở mức 80 tỷ đồng trong năm 2010 và tăng 10% trong các năm tiếp theo trong đó chi phí lãi vay sẽ nằm trong khoản 50 tỷ đồng một năm.
Doanh thu và chi phí từ hoạt động khác
Doanh thu từ hoạt động khác của công ty trong năm 2009 biến động bất thường do công ty đánh giá lại tài sản để góp vốn liên kết. Chính vì vậy dự báo trong các năm tiếp theo doanh thu và chi phí từ hoạt động khác của công ty sẽ vẫn ở mức lần lượt là 30 tỷ đồng và 10 tỷ đồng mỗi năm.
Lợi nhuận từ công ty liên kết
Trong những năm tiếp theo dự báo lợi nhuận từ công ty liên kết sẽ mang về cho công ty khoản 10 tỷ đồng mỗi năm.
Chi trả cổ tức
Công ty vẫn duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức là 24% lợi nhuận sau thuế.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 2010 – 2012:
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Doanh thu thuần
1865
2276
2777
Giá vốn hàng bán
1306
1593
1944
Lợi nhuận gộp
559
683
833
Doanh thu hoạt động tài chính
300
390
468
Chi phí tài chính
80
88
97
Chi phí bán hàng
187
228
278
Chi phí quản lý doanh nghiệp
131
159
194
Lợi nhuận thuần
461
598
732
Thu nhập khác
30
30
30
Chi phí khác
10
10
10
Lợi nhuận khác
20
20
20
Lợi nhuận từ công ty liên kết
10
10
10
Lợi nhuận trước thuế
491
628
762
Thuế TNDN
123
157
191
Lợi nhuận sau thuế
368
471
571
Lợi nhuận giữ lại
280
358
434
Dự báo bảng cân đối kế toán
Phần tài sản
Tài sản ngắn hạn
Trong thời gian tới công ty vẫn tiếp tục duy trì lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn để đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường và ổn định. Do đó lượng tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn sẽ vẫn duy trì so với những năm trước.
Đặc điểm là công ty sản xuất bánh kẹo mà đầu vào nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Với tình hình biến động của giá nguyên vật liệu trên thế giới thì công ty vẫn duy trì mức hàng tồn kho để giảm thiểu nguy cơ từ những biến động này, Chính vì vậy dự báo số vòng quay hàng tồn kho sẽ duy trì ở mức 8vòng/năm hay là khoảng 45 ngày quay vòng 1 lần.
Yếu tố mùa vụ của thị trường bánh kẹo cùng với chính sách bán chịu cho khách hàng truyền thống sẽ làm cho vòng quay các khoản phải thu của công ty duy trì ở mức 3 vòng /năm hay là 120 ngày quay vòng 1 lần.
Các khoản tài sản ngắn hạn khác thì vẫn tăng bình quân 1.2 lần mỗi năm.
Tài sản dài hạn
Các hoạt động đầu tư vào tài sản cố định sẽ tăng trong những năm tiếp theo để đáp ứng mức độ phát triển của công ty do đó tài sản cố định hàng năm của công ty sẽ ở mức 50% so với doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh. Đây là mức hợp lý trong điều kiện công ty đang mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh trong toàn quốc.
Năm
2007
2008
2009
Doanh thu
1230
1456
1529
TSCĐ
481
749
656
% doanh thu
39
51
43
Các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn đặc biệt là các hoạt động đầu tư vào các công ty liên kết là một mảng kinh doanh được công ty đặc biệt chú trọng. Chính vì đối với khoản đầu tư tài chính dài hạn này được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Với cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008 làm cho mức đầu tư tài chính giảm mạnh thì mức tăng của năm 2009 so với 2008 là 1.47 lần có thể dự báo trong thời gian tới cùng với sự phục hồi của nền kinh tế công ty sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào hoạt động này và sẽ tăng ở mức 1,2 lần mỗi năm.
TÀI SẢN
2010
2011
2012
I/ TSNH
2377
2671
2905
Tiền và đầu tư TC ngắn hạn
1500
1600
1600
Hàng tồn kho
233
285
347
Các khoản phải thu
622
759
925
TSNH khác
22
27
33
II/ TSDH
2220
2670
3215
Phải thu dài hạn khác
24
26
30
TSCĐ
932
1138
1388
Đầu tư TC dài hạn
1194
1432
1719
TSDH khác
38
42
46
Lợi thế thương mại
32
32
32
Tổng TS
4597
5341
6120
Phần nguồn vốn
Nợ phải trả
Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua có thể dự báo trong năm 2010 công ty sẽ tiếp tục thực hiện thanh toán dần các khoản vay ngắn hạn và có thể chỉ vay thêm một khoản thấp trong những năm tiếp theo để bổ sung cho tài sản lưu động. Về các khoản vay dài hạn, có thể trong thời gian tới khoản vay dài hạn trước đây đã tài trợ đủ cho các hoạt động đầu tư của công ty nên có thế trong năm 2010 công ty có thể không vay thêm nợ dài hạn và có thể vay thêm một khoản không lớn trong các năm tiếp theo.
Nguồn vốn chủ sỡ hữu
Công ty sẽ tiếp tục phát hành cổ phiếu ra thị trường làm tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Đây có thể coi là hạng mục cân đối của công ty.
Với dự báo tỷ giá VNĐ/USD sẽ biến động theo chiều hướng tăng dẫn đến khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được dự báo sẽ tăng cao trong năm 2010 và có thể giảm nhẹ trong các năm tiếp theo.
Các nguồn quỹ của công ty vẫn duy trì so với mọi năm.
Lợi ích cổ đông thiểu số được dự báo sẽ duy trì ở mức 65 tỷ đồng mỗi năm trong các năm tiếp theo.
NGUỒN VỐN
2010
2011
2012
I/ Nợ phải trả
1135
1240
1443
Nợ ngắn hạn
1000
1100
1300
Nợ dài hạn
135
140
143
II/ Vốn chủ sở hữu
3397
4101
4677
Vốn cổ phần
1376
1978
2454
Thặng dư vốn cổ phần
1720
1720
1720
Cổ phiếu quỹ
(137)
(137)
(137)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
2
1
1
Quỹ đầu tư phát triển
25
25
25
Quỹ dự phòng tài chính
26
26
26
Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
17
17
17
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
368
471
571
III/ Lợi ích cổ đông thiểu số
65
65
65
Tổng NV
4597
5341
6120
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty Cổ Phần Kinh Đô.doc