Có thể dễ dàng nhận thấy khó khăn mà các DNNVV gặp phải đó là khả năng tiếp cận
nguồn vốn. Theo thống kê của VCCI gần 80% doanh nghiệp muốn tìm nguồn vốn vay
từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp
ứng đủ các điều kiện của ngân hàng khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay. Các DNNVV
thường có lượng tài sản nhỏ, khả năng thế chấp gần như không có, nên gặp rất nhiều
khó khăn khi muốn tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Đây được coi là một rào
cản lớn nhất khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng của các
DNNVV so với các doanh nghiệp Nhà nước. Đây cũng chính là thách thức đối với phía
ngân hàng khi quyết định cho vay đối tượng này. Với tài sản thế chấp nhỏ nếu doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ sẽ gây bất lợi cho ngân hàng trong vấn
đề xử lý nợ quá hạn.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3274 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và So sánh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở 2 ngân hàng BIDV và MB. Phân tích các thuận lợi, khó khăn của ngân hàng khi cho vay đối với đối tượng này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế được sai sót hơn
MB.
Ra quyết định tín dụng là một bước cực kỳ khó khăn vì đây là bước then chốt trong
hoạt động ngân hàng. Rủi ro mà ngân hàng có thể gặp là giải ngân nhầm cho khách hàng
không có khả năng trả nợ, giải ngân lượng thừa hoặc thiếu với số tiền cần thiết của doanh
nghiệp. Hoặc rủi ro là từ chối tín dụng với các trường hợp có khả năng trả nợ đúng hạn
Việc ra quyết định tín dụng, ngoài dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của cán bộ
tín dụng còn phụ thuộc vào:
Thông tin cập nhập từ thị trường, các cơ quan có liên quan
Các chính sách tín dụng của ngân hàng, qui định tín dụng của nhà nước
Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quết định tín dụng
Phần lớn các ngân hàng đều thực hiện việc ra quyết định tín dụng theo các bước sau:
Bước 1. Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, CBTD lập báo
cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình TPTD.
Bước 2. Trên cơ sở Tờ trình của CBTD kèm hồ sơ vay vốn, TPTD xem xét
kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo.
Bước 3. Hoàn chỉnh các thủ tục khác theo quy định.
CBTD căn cứ ý kiến của TPTD để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung
các điều kiện vay vốn.
Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu không đạt yêu cầu.
Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
Sau đó trình TPTD để kiểm tra lại nội dung, TPTD có ý kiến đồng ý hay không đồng
ý trình lãnh đạo quyết định.
Bước 4. Căn cứ bộ hồ sơ cho vay, căn cứ ý kiến đề xuất của cán bộ thẩm định/
tái thẩm định và TPTD, khoản vay sẽ được Ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh phê duyệt:
Khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi đó kiểm tra lần cuối hồ sơ pháp lý, hồ
sơ vay vốn, Ban lãnh đạo NHCV sẽ quyết định:
Duyệt đồng ý cho vay.
Duyệt cho vay có điều kiện.
Không đồng ý.
Triệu tập họp Hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định đối với trường hợp khoản vay
lớn hoặc phức tạp.
Khoản vay vượt quyền phán quyết: Sẽ được Ban thẩm định dự án Ngân hàng cấp
trên phê duyệt. Chỉ khi được phê duyệt, có thông báo, ngân hàng khu vực mới được phép
giải ngân.
Nội dung duyệt cho vay của lãnh đạo phải xác định rõ: Số tiền cho vay, Lãi suất cho
vay, Thời hạn cho vay, các điều kiện khác (nếu có).
3.2 Điểm khác nhau giữa các ngân hàng trong quy trình ra quyết định tín dụng
BIDV MB Nhận xét
Ra quyết
định tín dụng
-Thời hạn gia
quyết định vay
ngắn hạn là 10
ngày, với khoản
vay trung và DH:
25 ngày với dự
án nhóm A, 18
ngày với sự án
nhóm B, và 12
ngày dự án khác
còn lại
-Các khoản
vay nhỏ có thể do
phó giám đốc
quan hệ khách
hàng quyết định
dưới sự chứng
nhận của cán bộ
thẩm định và
trưởng phòng
thẩm định. Các
dự án thuộc
nhóm A, khi trình
-Dù có quyết
định cung cấp
tín dụng hay
không cũng
phải có ý kiến
giải trình của
bộ phận quan
hệ khách hàng,
thẩm định và
quản lý rủi ro.
-Các phần
còn lại giống
BIDV
Quá trìn ra
quyết định cấp
tín dụng của các
ngân hàng đều
trình tự theo các
bước quy định
chung giống
nhau, chỉ khác
nhau ở bộ phận
phòng ban chịu
trách nhiệm và
thực hiện
dự án cho phó
giám đốc khách
hàng phê duyệt
phải chuyển qua
phòng quản lý rủi
ro để tái thẩm
định
4. Giải ngân
4.1 Quy trình giải ngân
Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp
đồng. Giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc vận đông của tín dụng phải gắn với vận động của
hàng hóa. Việc phát tiền vay phải phù hợp với mục đích vay của hợp đồng tín dụng. theo
tính chất thì giải ngân có thể được chia làm 2 loại:
- Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy. Ngân hàng chỉ thuần tín cấp tiền trong
phạm vi mức tín dụng đã ký kết. Loại cho vay này thướng áp dụng cho các khoán vay nhỏ,
mức tín dụng cá nhân hay hộ gia đình với mức tín dụng không lớn
- Giải ngân là quyết định cho vay phụ kèm theo việc cấp tiền. Trong hợp đòng có qui
định các điều khoản cụ thể để cấp tiền.
Giải ngân có thể 1 lần hoặc chia làm nhiều lần. Nhân viên chăm sóc khách hàng phải
luôn xem xét đến các khoản nợ cũng như sử dụng các khoản nợ đó.
Các bước giải ngân:
Bước 1: Chứng từ giải ngân
a, Chứng từ của khách hàng
CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp các hồ sơ, chứng từ về mục đích sử dụng tiền
vay để giải ngân, gồm:
Hợp đồng cung ứng vật tư, hàng hoá, dịch vụ.
Bảng kê các khoản chi chi tiết, kế hoạch chi phí, biên bản nghiệm thu,...
Đối với hoá đơn, chứng từ thanh toán, trong trường hợp cụ thể Chi nhánh có
thể yêu cầu xuất trình các bản gốc hoặc chỉ yêu cầu bên vay liệt kê danh mục (và chịu trách
nhiệm về tính trung thực của bảng liệt kê) để đối chiếu trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn
vay sau khi giải ngân.
Thông báo nộp tiền vào tài khoản của Ngân hàng đối với những khoản vay
thanh toán với nước ngoài (đã xác định trong hợp đồng tín dụng).
b, Chứng từ của Ngân hàng
CBTD hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ theo mẫu sau:
Hợp đồng bảo đảm tiền vay trong trường hợp khách hàng chưa hoàn thành
thủ tục bảo đảm tiền vay.
Bảng kê rút vốn vay
Uỷ nhiệm chi.
Bước 2. Trình duyệt giải ngân
a, CBTD sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì
trình TPTD.
b, TPTD kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của CBTD
Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo.
Nếu chưa phù hợp, yêu cầu CBTD chỉnh sửa lại.
Nếu không đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết định
c, Lãnh đạo ký duyệt
Nếu đồng ý: Ký duyệt
Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại.
Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do
Bước 3. Nạp thông tin vào chương trình điện toán và luân chuyển chứng từ
a, CBTD nhận lại chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho vay, nạp vào máy tính các
thông tin dữ liệu của khoản vay theo Hợp đồng nhận nợ qua mạng máy tính của ngân hàng
.
b, CBTD chuyển những chứng từ đã được lãnh đạo duyệt cho các Phòng nghiệp vụ
có liên quan như sau:
Chứng từ gốc chuyển Phòng kế toán:
Hợp đồng tín dụng (nếu mới rút vốn lần đầu).
Bảng kê rút vốn vay.
Uỷ nhiệm chi.
Chứng từ khác (nếu có).
Phòng kế toán căn cứ vào chứng từ trên thực hiện hạch toán theo quy trình thanh
toán trong nước và theo dõi nợ vay theo Bảng theo dõi nợ vay
Chứng từ chuyển Phòng nguồn vốn (nếu có):
Đề nghị chuyển nguồn vốn đối với trường hợp khoản vay lớn có ảnh hưởng
đến cơ chế điều hành vốn theo quy định của Chi nhánh
Hợp đồng mua bán ngoại tệ đối với trường hợp khoản vay cần phải chuyển
đổi ngoại tệ.
Chứng từ chuyển Phòng thanh toán quốc tế đối với trường hợp thanh toán với
nước ngoài để mở L/C hoặc thanh toán tập trung.
Hợp đồng tín dụng.
Chứng từ khác (nếu có).
4.2 Các điểm khác nhau trong quy trình giải ngân
BIDV MB Nhận xét
Giải ngân -Bộ phận quan
hệ khách hàng
trình lên bộ phận
tín dụng tờ đơn
xin giải ngân. Bộ
phận tín dụng gửi
lại cho bộ phận
kế toán để xuất
các giấy tờ cần
thiết và phục vụ
lưu trữ
-Sao lưu dữ
liệu ở hệ thống
Ở BIDV có
quy trình giải
ngân rõ ràng
nhiệm vụ chức
năng của từng
phòng ban trong
quá trình giải
ngân
5. Giám sát và thu nợ
5.1 Quy trình giám sát và thu hồi nợ
Giai đoạn giám sát tín dụng được tiếp nối vơi mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độc
hấp hành tín dụng của khách hàng và kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp. trong giai
đoạn này thường có những bước:
Giám sát tín dụng
Thu nợ
Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng
Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề
Qui trình chung của giai đoạn này bao gồm:
Bước 1: Kiểm tra tình hình sử dụng vốn
a, Mở sổ sách theo dõi
CBTD mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, Bảng
theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày
tháng, năm giải ngân; số tiền giải ngân; lãi suất áp dụng; ngày tháng, năm thu nợ; số tiền
thu nợ, lãi; dư nợ từng thời điểm; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển
nợ quá hạn; thời hạn chuyển nợ quá hạn...
b, Khai thác phần mềm điện toán
Ngoài cách mở sổ theo dõi khoản vay ở trên, CBTD thường xuyên sử dụng phần
mềm điện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch với
hồ sơ tín dụng phải báo cáo với TPTD phối hợp với các phòng có liên quan để xử lý.
c, Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vật tư đảm bảo nợ vay
Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ
Kiểm tra trước, trong khi giải ngân
Kiểm tra sau khi giải ngân.
Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng TPTD tiến
hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông
qua: sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng; chứng từ, hoá đơn hạch toán (chi tiền mặt,
chuyển khoản, chi khác...); chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.
Kiểm tra tại hiện trường
Thị sát tiến độ thực hiện
Thị sát vật chất (vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị,...)
Lập biên bản kiểm tra
Sau khi kiểm tra, CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của khách
hàng và vật tư đảm bảo nợ vay Ngân hàng. Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc
phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng,
CBTD có báo cáo TPTD để trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện
pháp thu hồi nợ trước hạn...
Bước 2: Phân tích hiệu quả vốn vay
Bước 3: Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay
Bước 4: Thu nợ gốc và lãi
Có hai phương pháp thu nợ gốc và lãi được áp dụng:
+ Người vay trả nợ trực tiếp tại nơi giao dịch
+ Thành lập tổ thu nợ lưu động (có từ 3 cán bộ trở lên)
Khoản vay bằng ngoại tệ nào thì trả nợ gốc, lãi bằng ngoại tệ đó. Trường hợp
trả bằng ngoại tệ khác hoặc bằng đồng Việt Nam phải được giám đốc chấp thuận.
Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, số lời phải trả chỉ tính từ ngày vay đến
ngày trả nợ. Nếu có sự thỏa thuận về điều kiện, mức phí trả nợ trước hạn giữa người vay và NHCV
phải được ghi vào hợp đồng tín dụng.
Căn cứ kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay, CBTD thường xuyên theo dõi
tiến độ trả nợ của khách hàng vay thông qua chứng từ, sổ sách kế toán() và các phần mềm
về quản lý khoản vay, thông báo bằng văn bản trước 05 ngày làm việc cho khách hàng đối
với thu lãi và ít nhất 10 ngày làm việc đối với thu gốc khoản vay.
Bước 5: Xử lý phát sinh
a, Trả nợ trước hạn
CBTD xem xét yêu cầu trả nợ trước hạn của khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng trả
nợ trước hạn trong các trường hợp:
Khách hàng cân đối được nguồn vốn trả nợ trước hạn theo quy định trong
hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp này, tuỳ tình hình cụ thể, Chi nhánh có thể đồng ý
hoặc không đồng ý việc trả nợ trước hạn. Nếu Chi nhánh không đồng ý nhưng khách hàng
vẫn trả trước hạn, Chi nhánh có thể tính thêm số lãi phát sinh đối với thời gian trả trước
hạn theo nguyên tắc không vượt quá lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng.
Quá trình luân chuyển vốn của khách hàng, nếu vật tư hàng hoá hình thành từ
vốn vay đã kết thúc chu trình luân chuyển nhưng khoản vay chưa tới hạn, có thể đề nghị
khách hàng trả nợ trước hạn.
Trong quá trình kiểm tra phát hiện khách hàng sử dụng tiền vay không đúng
mục đích như đề nghị trước khi vay vốn hoặc sai chế độ tín dụng. CBTD lập biên bản báo
cáo TPTD để trình lãnh đạo ra quyết định yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn. Phối hợp
với Phòng kế toán để xác định nợ gốc, lãi, phí (nếu có) để thu hồi nợ.
b, Điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ
Phương thức thực hiện:
Trên cơ sở đơn đề nghị của khách hàng CBTD kiểm tra tình hình thực tế của khách
hàng, nếu đủ điều kiện gia hạn thì lập tờ trình gia hạn nợ cho khách hàng theo nội dung
sau:
Nguyên nhân không trả được nợ đúng hạn
Số tiền xin gia hạn
Ngày đề nghị gia hạn
Thời gian đề nghị gia hạn (thời hạn gia hạn không được vượt quá 12 tháng)
Ngày trả nợ mới sau khi gia hạn
Ngày duyệt
TPTD kiểm tra nội dung gia hạn nợ. Nếu đồng ý, ký trình lãnh đạo duyệt. Nếu không
đồng ý, ghi rõ lý do và trình lãnh đạo quyết định.
Lãnh đạo xem xét nội dung trình của TPTD. Nếu đồng ý ký duyệt. Nếu không đồng
ý: ghi rõ lý do, chuyển nợ quá hạn.
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn trả nợ gốc:
Trường hợp khỏch hàng khụng trả nợ gốc đúng kỳ hạn hoặc khụng trả hết nợ gốc
trong thời hạn cho vay đó thỏa thuận trong hợp đồng tớn dụng và cú văn bản đề nghị,
NHCV xem xột cho điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cho gia hạn nợ. Thời hạn gia hạn nợ
hiện nay quy định tối đa bằng 12 thỏng đối với cho vay ngắn hạn và tối đa bằng 1/2 thời
hạn cho vay đó thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đối với cho vay trung và dài hạn. xem
xột quyết định và báo cáo NHNN Việt Nam.
c, Cho vay thêm
Dự án đầu tư của khách hàng đang gặp khó khăn, cú thể ảnh hưởng đến việc thu nợ
mà nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn. Xét thấy khả năng dự án có thể phát triển tốt nếu
được đầu tư thì ngân hàng có thể xem xét cho vay thêm. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh
tình trạng lợi dụng cho vay đảo nợ, lấy nợ mới nuôi nợ cũ để giấu nợ xấu tiềm ẩn
5.2 Các điểm khác nhau trong quy trình giám sát và thu hồi nợ
BIDV MB Nhận xét
Giám sát
và thanh lý tín
dụng
CBTD có
trách nhiệm theo
dõi và thống kê
các khoản phải
thu đến hạn, tính
lãi, phí phải trả
các khoản nợ
vay, bảo lãnh vay
vốn, chuẩn bị và
thông báo trả nợ
đến KH vay vốn
trước ngày đến
hạn phải trả ít
nhất 10 ngày, báo
các khoản vay tới
hạn ít nhất 5
ngày
CBTD theo
dõi việc thu nợ, 7
ngày làm việc
trước khi đến hạn
trả nợ, CBTD
thông báo cho
KH khoản vay
đến hạn bao gồm
nợ gốc, nợ lãi và
phí
Vấn đề hạn
chế rủi ro tín
dụng và giải
quyết nợ xấu là
vấn đề cấp thiết
đối với hầu hết
các tổ chức tín
dụng nói chung
và ngân hàng nói
riêng. Cả BIDV
và MB đều có
quy trình giám
sát và kiểm tra
tình hình sử dụng
vốn vay rất sát
xao và chi tiết
nhằm hạn chế
những rủi ro này
Kết luận chung
Nhìn chung, qui trình cho vay ở các ngân hàng là không có sự khác nhau nhiều. Sự
khác nhau của từng ngân hàng chỉ đến từ việc phân cấp các phòng ban, nhiệm vụ các bên,
thời gian thực hiện các công việc cũng như là hạn mức tín dụng được phép cấp của ngân
hàng ở các cấp khác nhau. Nhìn vào phân tích, đánh giá, so sánh giữa các ngân hàng, ta có
thể thấy BIDV dường như có qui trình tín dụng chặt chẽ nhất với việc ứng dụng hệ thống
đồng bộ dữ liệu tự động, sự tham gia của ban tái thẩm định và ban quản trị rủi ro trong các
quyết định tín dụng. Có lẽ chính vì thế mà BIDV đã giữ được tỉ lệ nợ xấu thấp nhất trong
các ngân hàng nêu trên. Hiện nay, theo xu hướng chung, các ngân hàng đều thực hiện phân
quyền tập củng cố mức độ, hạn chế hạn mức tín dụng mà chi nhánh có thể tự quyết nhằm
giảm tỉ lệ nợ xấu, phòng ngừa rủi ro nhân viên móc ngoặc với người đi vay để trục lợi. Quy
trình tín dụng đã được chuyên biệt hóa từng bộ phận và thực hiện trên máy tính nhằm tăng
tính an toàn và đánh giá chung cho toàn bộ các khoản vay.
6. VÍ DỤ
1. Hồ sơ vay của MB Thái Nguyễn Cho công ty cổ phần đầu tư Thái
Hoàng Dương.
Sản phẩm cho vay: Doanh nghiệp Thái Hoàng Dương vay tại ngân hàng MB
với mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng là bổ sung vốn lưu động phục vụ cho hoạt động
kinh doanh Bánh kẹo, mỹ phẩm của mình. Đây là khoản vay với hình thức có tài sản đảm
bảo. Bên B là bên đi vay, tức công ty Thái Hoàng Dương thế chấp khoản tài sản được ngân
hàng MB định giá là: 4,500,000,000 VNĐ (Bốn tỷ, năm trăm triệu VNĐ).
Lãi suất được quy định trong hợp đồng tín dụng này như sau:
Quy trình cho vay:
+ Xét duyệt điều kiện cho vay:
Sau khi tiến hành thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng qua các
khâu : tiếp nhận hồ sơ khách hàng->lập báo cáo đề xuất tín dụng->lập báo cáo thẩm định
tín dụng->thẩm định tài sản đảm bảo->xét duyệt hồ sơ và ký kết các giấy tờ, văn kiện tín
dụng có liên quan.
Ngoài hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên ngân hàng và doanh nghiệp theo
mẫu của ngân hàng MB thì bên đi vay, tức doanh nghiệp Thái Hoàng Dương còn phải ký
kết các loại giấy tờ liên quan khác tới khoản vay như:
Hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo.
Trước khi tiến hành giải ngân thì doanh nghiệp phải tiến hành trình bản đề nghị giải
ngân cho ngân hàng theo mẫu có sẵn.
GIẤY ĐỀ NGHỊ GIẢI NGÂN
Ngân hàng sẽ xem xét dựa trên bảng kê giải ngân và tiến hành làm khế ước nhận nợ
cho từng đợt giải ngân.
+Giải ngân: Với hạn mức cho vay là 8,000,000,000 VNĐ (Tám tỷ đồng chẵn), thời
gian giải ngân được chia thành nhiều giai đoan cho đến hết 08/2013 sẽ kết thúc quá trình
giải ngân.
Điều kiện tiên quyết của MB khi tiến hành giải ngân hay không giải ngân cho khoản
vay này là: Tất cả các tài liệu liên quan đến bên đi vay được ngân hàng MB yêu cầu cung
cấp tại từng thời điểm bao gồm các tài liệu như: hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính của bên vay,
hồ sơ về phương án vay vốn của khoản tín dụng và các hồ sơ liên quan tới Tài sản đảm bảo
mà bên đi vay không đáp ứng được thì khoản vay trên sẽ không được giải ngân.
+ Kiểm tra sử dụng vốn vay:
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm thực hiện kiểm soát sau giải ngân: kiểm tra tình hình
sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay/BL, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, tài sản đảm bảo,…thông qua các báo cáo tài chính đề nghị doanh nghiệp
cung cấp cũng như nếu cần thiết thì phải xuống thực tế tận nơi tại doanh nghiệp để kiểm tra
nếu thấy có dấu hiệu bất thường trong quá trình sản xuât kinh doanh.
+ Thu hồi nợ vay:
Bên B, bên đi vay, tức bên công ty Thái Hoàng Dương cam kết sử dụng các nguồn
sau để trả nợ:
Từ doanh thu của phương án kinh doanh và từ kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
Từ nguồn khấu hao tài sản cố định của Công ty.
Và từ các nguồn thu hợp pháp khác của bên đi vay.
Bên vay phải thực hiện cam kết trả 60% doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
tối thiểu là 2 tỷ đồng/tháng về tài khoản của bên vay khi đến kỳ trả nợ.
Lãi suất được quy định cho khoản tín dụng này dựa trên kết quả xếp hạng tín dụng đã
được phê duyệt và được ghi cụ thể trên từng khế ước nhận nợ tại thời điểm được giải ngân
và cũng được quy định rõ trong hợp đồng tín dụng được ký kết giữa hai bên.
2. Hồ sơ vay của BIDV Móng Cái Cho công ty TNHH Long Hải
1.1 Giấy đề nghị vay vốn
1. Mục đích sử dụng vốn vay: Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu.
2. Thời hạn vay: 06 tháng
+ Trả lãi: hàng tháng
+ Trả gốc: cuối kỳ
3. Biện pháp bảo đảm: Có đảm bảo bằng tài sản
4. Hồ sơ kèm theo:
- Hợp đồng mua bán kèm theo.
- Các tài liệu có liên quan khác.
Công ty cam kết sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng thời hạn, mọi sai phạm
trong việc sử dụng sai mục đích vốn vay Công ty chịu hoàn toàn trách nhiệm theo
quy định của pháp luật.
Móng Cái, ngày … tháng … năm 2012
2. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH
Ngành nghề kinh doanh chính: Cung ứng vật liệu xây dựng; Dịch vụ xuất nhập khẩu
tổng hợp; Xây dựng các công trình, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hệ thống thoát nước,
dân dụng, san lấp mặt bằng; Lắp đặt đường dây tải điện dưới KV; Sửa chữa xe ô tô cơ giới
các loại; Trồng hoa, cây cảnh; Trồng cây hàng năm khác; Trồng cây xoài, cây ăn quả vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới; Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác; Trồng táo, mận và
các loại quả có hạt như táo; Trồng cây ăn quả khác.
B. Phương án sử dụng vốn:
1. Nhu cầu vốn mua hàng hoá:
- Tổng nhu cầu vốn: 875.400.000 đồng.
- Vốn tự có: 131.400.000 đồng.
- Đề nghị được vay Ngân hàng: 744.000.000 đồng.
2. Kế hoạch kinh doanh: (06 tháng)
Giá vốn hàng bán:
Stt Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xi măng Cẩm Phả PC40 Tấn 568 1.200.000 681.600.000
Thuế VAT 10% 68.160.000
Tổng cộng 749.760.000
* Tổng Chi phí dự kiến như sau: 920.040.000
- Giá vốn hàng bán 749.760.000
- Chi phí bốc xếp 59.640.000
- Chi phí bán hang 30.000.000
- Lãi vay 44.640.000
- Chi phí khác 36.000.000
* Doanh thu như sau:
Stt Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Xi măng Cẩm Phả PC40 Tấn 568 1.490.000 846.320.000
Thuế VAT 10% 84.632.000
Tổng cộng 930.952.000
Chênh lệch thu - chi: 930.952.000 – 920.040.000 = 10.912.000 đồng.
1. BÁO CÁO ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG
I. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
Tên Khách hàng: CÔNG TY TNHH LONG HẢI
Mã CIF: 493435
Địa chỉ: Thôn 5, Xã Hải Xuân, TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
Điện thoại: 0333 886339
Tài khoản số : 444-10-00-00-0084-7 tại BIDV Móng Cái.
Ngành nghề kinh doanh: Cung ứng vật liệu xây dựng; Dịch vụ xuất nhập khẩu tổng
hợp; Xây dựng các công trình, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hệ thống thoát nước, dân
dụng, san lấp mặt bằng; Lắp đặt đường dây tải điện dưới KV; Sửa chữa xe ô tô cơ giới các
loại; Trồng hoa, cây cảnh; Trồng cây hàng năm khác; Trồng cây xoài, cây ăn quả vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới; Trồng cam, quýt và các loại quả có múi khác; Trồng táo, mận và
các loại quả có hạt như táo; Trồng cây ăn quả khác.
Vốn Điều lệ: 7.000.000.000 VNĐ
II. ĐỀ XUẤT CỦA KHÁCH HÀNG
1. Trường hợp đề xuất cấp tín dụng theo món:
Giấy đề nghị ngày 05/07/2012
Đề nghị cấp TD trị giá: 744.000.000 VNĐ
Mục đích: Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu theo Hợp đồng kinh tế số
01/2012/HĐVT/VN-LH ngày 01/07/2012
Sản phẩm Tín dụng: Cho vay 0 Bảo lãnh
0 Chiết khấu
0 Mở L/C
Lãi suất/Phí: 12 %/năm.
Thời hạn: 06 tháng
Các điều kiện TD khác Toàn bộ doanh thu của lô hàng chuyển qua BIDV
Móng Cái
2. Biện pháp bảo đảm tín dụng:
TT Mô tả biện pháp bảo đảm Trị giá (VNĐ) Tỷ lệ so với Tổng dư nợ (%)
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 227646 do UBND TP Móng Cái
cấp ngày 29/12/2010. 500.000.000 67,2
2 Đăng ký xe ô tô số 016588, do Công an tỉnh Quảng Ninh cấp ngày
10/12/2009. 574.000.000 77,15
Tổng cộng 1.074.000.000 144,35
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG
1. Tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành và quản lý SXKD của khách
hàng:
1.1 Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng:
Công ty TNHH Long Hải được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày
28/05/2002 với số vốn điều lệ là 700.000.000 đồng; thay đổi lần 2 ngày 29/05/2009 với số
vốn điều lệ là 7.000.000.000 đồng. Lĩnh vực kinh doanh chính là Cung ứng vật liệu xây
dựng; Dịch vụ xuất nhập khẩu tổng hợp; Xây dựng các công trình, công nghiệp, giao
thông, thủy lợi, hệ thống thoát nước, dân dụng, san lấp mặt bằng; Lắp đặt đường dây tải
điện dưới KV
Doanh thu năm 2011 đạt 12.335 triệu đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 183 triệu đồng.
1.2. Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý:
Hồ sơ pháp lý của Công ty bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế công ty tnhh hai thành viên
trở lên số 5700420344 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày
28/05/2002, thay đổi lần 2 ngày 29/05/2009.
- Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu.
- Biên bản họp Hội đồng thành viên V/v bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm
Giám đốc.
- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.
- Sổ đăng ký thành viên góp vốn.
- Giấy chứng nhận phần vốn góp đối với từng thành viên góp vốn.
- Biên bản họp Hội đồng thành viên “V/v bổ nhiệm Kế toán trưởng công ty”.
- Quyết định Bổ nhiệm kế toán trưởng công ty.
- Biên bản họp Hội đồng thành viên V/v: Tăng vốn điều lệ
- Quyết định tăng vốn và sửa đổi điều lệ
- Biên bản họp Hội đồng thành viên “V/v: Phương án vay vốn phục vụ cho mở rộng
hoạt động kinh doanh”.
- Quyết định của Hội đồng thành viên “V/v: Ủy quyền cho Giám đốc Công ty đi vay
vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Móng Cái”.
- Báo cáo tài chính năm 2010, 2011
Công ty TNHH Long Hải có trụ sở chính tại: Thôn 5, Xã Hải Xuân, Thành phố
Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh.
Công ty TNHH Long Hải là Công ty TNHH hai thành viên, công ty có trụ sở riêng
có quyền tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh
doanh của mình. Công ty có điều lệ tổ chức hoạt động rõ ràng, có con dấu riêng và đã được
Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
=> Từ những điều kiện trên cho thấy Công ty TNHH Long Hải có đủ tư cách pháp
nhân để xác lập quan hệ tín dụng với Ngân hàng
1.3. Đánh giá về mô hình tổ chức và bố trí lao động của khách hàng:
Tổng số CBCNV của Công ty là 77 người trong đó cán bộ quản lý là 2 người, ngoài
ra số cán bộ công nhân thời vụ khoảng 45 người. Mô hình tổ chức được bố trí gọn nhẹ gồm
Giám đốc và một thành viên góp vốn thuộc ban lãnh đạo.
* Quản trị điều hành của ban lãnh đạo:
+ Ông Bùi Văn Ngư - Chức vụ Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công
ty.
+ Ông Bùi Văn Tuấn – Thành viên góp vốn.
Lãnh đạo công ty là những người có kinh nghiệm lâu năm trong điều hành kinh
doanh, am hiểu môi trường kinh doanh trong nước cũng như trong khu vực, có tầm nhìn
chiến lược trong kinh doanh từ đó đã đưa ra những quyết định giúp cho công ty phát triển
mạnh cả về năng lực cũng như quy mô hoạt động.
2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng
2.1. Đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng
Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn kinh doanh có hiệu quả và ngày được biết
đến và có uy tín trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn. Năm 2011 tình hình thị trường có
nhiều biến động về giá cả, chi phí kinh doanh tăng cao, các công trình xây dựng dân dụng
của dân cũng như của nhà nước giảm đáng kể, doanh thu của Công ty giảm nhẹ so với năm
2010 đạt 12.355 triệu đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 183 triệu đồng (giảm so với năm
2010).
2.2. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào:
Trong năm 2011 hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty là xây dựng dân dụng và
kinh doanh vật liệu xây dựng. Vật liệu xây dựng được mua từ các công ty chuyên doanh
vật liệu xây dựng lớn, tập kết về kho bãi tại Hải Xuân, Móng Cái sau đó bán cho người tiêu
dùng…Công ty mua tại các cơ sở sản xuất vật liệu và các đại lý kinh doanh vật liệu xây
dựng lớn sau đó giao bán cho các đơn vị thi công khác, phục vụ nhu cầu xây dựng dân
dụng của người dân trên địa bàn và đáp ứng cho việc thi công của Công ty. Trong năm vừa
qua, Công ty đã tạo dựng và có nhiều bạn hàng tin cậy như Công ty CP xây dựng Thái Hà,
Công ty Cổ phần công trình kỹ thuật Việt Nam, Công ty TNHH Liên Trường, Công ty Cổ
phần Viglacera Đông Triều, Công ty TNHH Dũng Hà, Công ty TNHH Thành Ngọc, Công
ty TNHH Vinh Ngàn…Như vậy với uy tín đã được tạo lập với các nhà cung cấp trong thời
gian vừa qua nên công ty luôn có lượng hàng đầu vào ổn định và đảm bảo chất lượng đáp
ứng kịp thời nhu cầu cho các đối tác mua hàng. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
công ty được liên tục cho dù thị trường trong năm vừa qua có nhiều biến động do tình hình
khủng hoảng kinh tế chung.
2.3. Đánh giá phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Thị trường hoạt động chủ yếu của Công ty là trong tỉnh Quảng Ninh. Với kinh
nghiệm lâu năm trên lĩnh vực xây dựng cơ bản, công ty đã từng bước khẳng định uy tín
cũng như thương hiệu của mình trên thị trường.
3. Phân tích hoạt động và triển vọng của khách hàng
ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU
Thị trường X
Sản phẩm, dịch vụ X
Kênh phân phối X
CƠ HỘI THÁCH THỨC
Thị trường X
Sản phẩm, dịch vụ X
Kênh phân phối X
+ Về thị trường: Công ty có ưu thế về am hiểu thị trường đây là điểm mạnh đồng thời
cũng là cơ hội đối với Công ty so với các đối thủ cạnh tranh.
+ Về kênh phân phối: Hiện tại trên địa bàn thành phố có rất nhiều doanh nghiệp cung
cấp các sản phẩm cùng loại tương tự nên Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật
liệu xây dựng thì cần tạo dựng nhiều kênh phân phối khác nhau, đây là điểm yếu cũng như
là thách thức của Công ty
+ Về sản phẩm, dịch vụ: Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ trong kinh doanh là điều
kiện tiên quyết cho sự phát triển của Doanh nghiệp đây là điểm mạnh và cũng là cơ hội đối
với Công ty.
• Ngắn hạn:
Từ bảng phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức đối Công ty
TNHH Long Hải ta thấy hiện nay trong ngắn hạn Công ty đang hoạt động tương đối hiệu
quả nhờ ưu thế về am hiểu thị trường, các đối tác kinh doanh đã quan hệ lâu năm có uy tín.
• Dài hạn:
Là công ty đang bắt đầu bước vào xây dựng cơ bản của chuyên kinh doanh vật liệu
xây dựng đây một thách thức đối với doanh nghiệp nếu không đa dạng hóa các sản phẩm
dịch vụ cung cấp cho khách hàng, sẽ khó khăn nếu thị trường xây dựng trên địa bàn giảm
sút.
4. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng
4.1. Quan hệ giao dịch với BIDV:
4.1.1 Quan hệ tiền gửi, tiền vay của Công ty tại các Tổ chức tín dụng:
Công ty TNHH Long Hải có quan hệ tiền gửi thanh toán tại:
+ Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Móng Cái
+ Vietcombank Móng Cái
+ Ngân hàng No&PTNT Việt Nam – CN Móng Cái
4.1.2. Quan hệ tiền vay:
Công ty TNHH Long Hải hiện chưa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng No&PTNT
Việt Nam – CN Móng Cái và Vietcombank Móng Cái, dư nợ chi tiết tại thời điểm
04/07/2012 như sau:
Dư nợ ngắn hạn tại NH No&PTNT Việt Nam – CN Móng Cái: 3.500.000.000 VNĐ.
Dư nợ Trung hạn tại Vietcombank Móng Cái: 183.000.000 VNĐ
Khi cho vay đối với Công ty TNHH Long Hải sẽ mang lại những lợi ích sau cho
Ngân hàng:
- Mức dư nợ: 744 triệu đồng, lãi suất vay 12%/năm, thời gian cho vay 06 tháng thì lãi
vay dự kiến thu được: 44.640.000 triệu đồng.
- Với chi phí mua vốn FTP 6 tháng là 10,5%; lợi nhuận ròng là: 5.580.000 đồng.
- Thu phí chuyển tiền vay: 1.320.000 đồng
- Tăng doanh số, thu phí chuyển tiền trong nước.
- Huy động tiền gửi trên tài khoản tiền gửi trong thời gian khách hàng chưa sử dụng
- Tăng dư nợ Ngoài quốc doanh, cho vay có đảm bảo bằng tài sản.
IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG
Số liệu về tình hình tài chính:
Stt CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011
ICHỈ TIÊU THANH KHOẢN
A Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín dụng nội bộ:
1 Khả năng thanh toán hiện hành 1,87 1,81
2 Khả năng thanh toán nhanh1,42 1,22
3 Khả năng thanh toán tức thời 1,11 0,68
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung
1 Thời gian thanh toán công nợ 0,00 0,00
II CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG
A Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín dụng nội bộ:
1 Vòng quay vốn lưu động 1,16 0,85
2 Vòng quay hàng tồn kho 7,60 2,74
3 Vòng quay các khoản phải thu 10,87 3,56
4 Hiệu suất sử dụng tài sản 20,86 23,97
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung
1 Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân1,10 0,82
2 Tốc độ tăng trưởng Doanh thu thuần trong kỳ 127,61% -8,90%
III CHỈ TIÊU CÂN NỢ VÀ CƠ CẤU TS, NV
A Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín dụng nội bộ:
1 Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản 0,51 0,54
2 Nợ dài hạn/Vốn CSH 0,00 0,00
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung
1 Hệ số TSCĐ/Vốn CSH 8,19% 6,19%
2 Tốc độ gia tăng tài sản 45% 7%
3 Khả năng trả nợ gốc trung dài hạn
IV CHỈ TIÊU THU NHẬP
A Nhóm chỉ tiêu chính theo ĐHTD nội bộ:
1 Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần 0,06 0,09
2 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thuThuần 0,033 0,0189
3 Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH BQ (ROE) 4,34% 2,56%
4 Lợi nhuận sau thuế/Tổng TS BQ (ROA) 2,47% 1,21%
5 EBIT/Chi phí lãi vay 3,09 4,39
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung
1 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế -583,31% -40,04%
V CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
A Nhóm chỉ tiêu chính theo Định hạng tín dụng nội bộ:
B Nhóm chỉ tiêu bổ sung
1 Hiệu suất sử dụng lao động
2 Hệ số chi phí lao động
Phân tích:
Qua số liệu báo cáo tài chính năm 2011 cho thấy:
* Nhóm chỉ tiêu thanh toán: Khả năng thanh toán của Công ty giảm nhẹ so với năm
2010. Khả năng thanh toán hiện hành đạt 1,81 (> 1) giảm 0,06 so với năm 2010; Khả năng
thanh toán nhanh đạt 1,22 (> 1) giảm 0,2 so với năm 2010. Khả năng thanh toán tức thời
đạt 0,68. Khả năng thanh khoản của năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng nhìn chung
đối với công ty vừa kinh doanh và thi công các công trình xây dựng thì các chỉ tiêu thanh
khoản như trên là tốt, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn là đảm bảo.
* Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Trong năm 2011, do tình hình kinh tế trong nước có
nhiều biến động, đặc biệt là giá cả nguyên vật liệu xây dựng có nhiều biến động, các công
trình xây dựng dân dụng trên địa bàn giảm đáng kể, sự cắt giảm chi tiêu công giảm thiểu
các công trình xây dựng vốn ngân sách ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiệp, các chỉ tiêu hoạt động về cơ bản giảm so với năm 2010, cụ thể: Vòng quay vốn lưu
động đạt 0,85 giảm 0,31 so với năm 2010; Vòng quay hàng tồn kho đạt 2,74 giảm 4,86 so
với năm 2010; Vòng quay các khoản phải thu đạt 3,56 giảm 7,31 so với năm 2010; Hiệu
suất sử dụng là 23,97 tăng so với năm 2010. Chỉ tiêu Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình
quân giảm so với năm 2010 điều này cho thấy tốc độ gia tăng doanh thu chậm hơn so với
tốc độ gia tăng tài sản. Năm 2011 doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều giảm so với năm
2010, doanh thu và lợi nhuận giảm do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt là
trong ngành xây dựng.
* Chỉ tiêu cân nợ và cơ cấu tài sản, nguồn vốn: Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
năm 2011 và 2010 lần lượt là: 0,54 và 0,51 điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính
của công ty là tốt. Qua số liệu ta thấy năm 2011 doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư thêm
tài sản cố định.
* Nhóm chỉ tiêu thu nhập: Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần đạt: 0,09 tăng 0,03 so với
năm 2010. ROA, ROE đều giảm so với năm 2010. Doanh thu và lợi nhuận năm 2011 đều
giảm so với năm 2010 do các công trình xây dựng cơ bản chưa được quyết toán.
Kết luận:
Những nội dung phân tích tình hình tài chính trên đây đã phản ảnh tương đối đầy đủ
kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Công ty. Quá trình phân tích đánh giá tình
hình tài chính, hoạt động kinh doanh cho thấy: Trong bối cảnh nền kinh tế đầy khó khăn,
hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm vừa qua là tương đối hiệu quả. Khả năng
thanh toán được bảo đảm; các chỉ tiêu hoạt động của Công ty khá tốt. Công ty đã từng có
quan hệ tín dụng với BIDV Móng Cái và tạo dụng được uy tín với ngân hàng.
Qua đó Phòng QHKHDN nhận thấy đây là một khách hàng có năng lực tài chính và
có tiềm năng trong các quan hệ với Ngân hàng cần được phát triển.
V. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN SXKD VÀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ:
Hiện tại Công ty TNHH Long Hải đang kinh doanh vật liệu xây dựng như cát, đá,
sỏi, xi măng… và cung cấp cho các đơn vị thi công nhỏ lẻ trên địa bàn thành phố và phục
vụ cho chính các công trình mà công ty đang thi công. Trong năm 2011 Công ty nhận các
công trình thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nước và thi công như Công trình cải tạo nâng
cấp vỉa hè đường Hữu Nghị đoạn từ cầu Ka Long đến chợ Thọ Xuân, phường Hòa Lạc,
thành phố Móng Cái; Công trình cải tạo cổng trường mầm non Bắc Sơn; xây bếp ăn điểm
trường Pẹc Nả; Công trình cây xanh vỉa hè tỉnh lộ 335 và quốc lộ 18A, ngoài ra Công ty
còn ký hợp đồng chăm sóc cây xanh của thành phố, trồng, chăm sóc cây xanh cho khu đô
thị Phượng Hoàng. Do vừa kinh doanh vừa thi công, vừa để phục vụ kinh doanh vừa tồn
đọng trong các công trình mà công ty hiện đang thi công nên nguồn vốn lưu động sử dụng
bị thiếu hụt.
Ngày 01/07/2012 Công ty đã ký hợp đồng mua nguyên vật liệu của Công ty TNHH
Vinh Ngàn với tổng trị giá Hợp đồng 749,76 triệu đồng. Sau đó phân phối lại cho các cá
nhân, đơn vị thi công nhỏ lẻ khác.
Căn cứ vào nhu cầu của Công ty, cán bộ QHKHDN phân tích phương án kinh doanh
và trả nợ trong 06 tháng như sau:
TT Nội dung Thành tiền
IDoanh thu từ bán hàng 930.952.000
II Tổng chi phí 920.040.000
1 Giá vốn hàng bán 749.760.000
2 Chi phí bốc xếp 59.640.000
3 Chi phí bán hàng 30.000.000
4 Lãi vay 44.640.000
5 Chi phí khác 36.000.000
6 Thuế thu nhập DN 2.728.000
III Lợi nhuận trước thuế 10.912.000
IV Chi phí cần thiết cho SXKD (II-4-6) 875.400.000
V Vốn tự có tham gia 131.400.000
VI Tổng nhu cầu vốn cần vay (IV-V) 744.000.000
VI. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM TIỀN VAY
Khoản vay của Công ty TNHH Long Hải được bảo đảm bằng các tài sản sau:
- Giá trị quyền sử dụng đất tại Thôn 5, xã Hải Xuân, TP Móng Cái, Tỉnh Quảng Ninh
theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BC 227646 do UBND thành phố Móng Cái
cấp ngày 29/12/2010; Vào sổ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CH00110.
(Chi tiết theo Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất số 01/2012/HĐTC ngày
10/07/2012 đã ký giữa ông Bùi Văn Ngư và bà Hoàng Thị Nương với BIDV Móng Cái).
* Giá trị tài sản bảo đảm: 500.000.000 đồng
- Xe ô tô con hiệu TOYOTA (BKS: 14N-8181) (Đăng ký xe ô tô số 016588 do
Công an tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 10/12/2009)
(Chi tiết theo Hợp đồng thế chấp tài sản số 01/2012/HĐTC ngày 10/07/2012 đã ký
giữa Công ty TNHH Long Hải với BIDV Móng Cái).
* Giá trị tài sản bảo đảm là: 574.000.000 đồng.
Tổng Giá trị tài sản bảo đảm là: 1.074.000.000 đồng
(Bằng chữ: Một tỷ không trăm bảy mươi tư triệu đồng chẵn).
VII. ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA
Trong hoạt động của Công ty, Chi nhánh nhận thấy có thể xảy ra các rủi ro:
Rủi ro do thị trường: Thị trường tiêu thụ có rủi ro do dự báo không chính xác sức
mua của thị trường cũng như giá cả cạnh tranh với các doanh nghiệp.
=> Biện pháp hạn chế rủi ro cho Ngân hàng: Theo dõi, bám sát tình hình thị trường
cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng.
VIII. CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA BIDV
• Kết quả chấm điểm và xếp loại khách hàng
Doanh nghiệp xếp hạng A.
IX. ĐỀ XUẤT CỦA PHÒNG QHKHDN
• Đề xuất chính sách quan hệ với khách hàng thời gian tới: Phát triển quan hệ
với khách hàng
Đề nghị cấp TD trị giá 744.000.000 VNĐ
Mục đích Thanh toán tiền mua nguyên vật liệu theo Hợp đồng kinh tế số
01/2012/HĐVT/VN-LH ngày 01/07/2012.
Sản phẩm Tín dụng Cho vay 0 Bảo lãnh
0 Chiết khấu
0 L/C
Lãi suất/phí: 12%/năm.
Thời hạn:
Trả gốc:
Trả lãi: 06 tháng
Trả cuối kỳ
Trả hàng tháng
Hình thức đảm bảo: Cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Các điều kiện TD khác: Toàn bộ doanh thu của lô hàng chuyển qua tài
khoản của công ty mở tại BIDV Móng Cái.
3. Kết luận.
Xét về mọi mặt ta có thể thấy qui trình cũng như các bước để hoàn thiện một hồ sơ
vay vốn cho doanh nghiệp của BIDV chặt chẽ hơn nhiều so với của MB. Điều này một
phần là do BIDV là một ngân hàng thuộc hàng top ở Việt Nam nên các bước thực hiện
cũng như quy trình chuyên nghiệp hơn nhiều. Ngay từ bước nhận hồ sơ cho tới việc đánh
giả khả năng thành công của một dự án kinh doanh. Tuy nhiên, cùng với khả năng chuyên
biệt hơn ấy, BIDV cũng đòi hỏi trong bước sàng lọc hồ sơ vay vốn với nhiều điều kiện ngặt
nghèo hơn. Điều này, khiến cho các doanh nghiệp ở Việt Nam, đa phần là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận được với nguồn vốn của BIDV hơn so với những ngân
hàng cổ phần với quy mô nhỏ hơn như MB.
III. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG KHI CHO
VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Vấn đề lo ngại nhất của NHTM khi cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung
và DN vừa và nhỏ nói riêng là rủi ro nợ xấu luôn có khả năng xảy ra, nhất là trong thời kỳ
mà nợ xấu của các ngân hàng đang ở mức báo động.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp khát vốn nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận được
nguồn vốn cho vay của các ngân hàng thương mại , ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển
của doanh nghiệp và hơn nữa là ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đứng về
góc độ NHTM cho vay, có thể nêu ra một số khó khăn phổ biến mà thực tế các doanh
nghiệp cần phải nghiên cứu, khắc phục để có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn cho vay
của ngân hàng.
Về năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp:
Do môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt sau khi Việt Nam gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO), cạnh tranh càng lớn thì khả năng thành công của
doanh nghiệp càng nhỏ. Vì vậy, việc lựa chọn kinh doanh trong lĩnh vực nào và cạnh
tranh bằng cách nào để doanh nghiệp thành công tùy thuộc hoàn toàn vào khả năng,
năng lực của lãnh đạo điều hành doanh nghiệp. Phần lớn các lãnh đạo điều hành doanh
nghiệp đều trưởng thành và đi lên từ thực tiễn, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV). Các lãnh đạo điều hành này thường đi từ kinh nghiệm hoạt động kinh doanh
thực tiễn của mình chưa được đào tạo qua trường lớp, nên không nắm bắt được nguyên
lý hoạt động của ngành nghề kinh tế đặc thù mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nhiều
lãnh đạo doanh nghiệp không có bằng cấp phù hợp với lĩnh vực mà doanh nghiệp mình
đang hoạt động, điều đó cũng tạo khó khăn cho việc đánh giá năng lực điều hành lãnh
đạo doanh nghiệp của các NHTM.
Mặt khác, thực tế nữa là lãnh đạo doanh nghiệp không được đào tạo bài bản
nên phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp tại Việt Nam thường không biết cách quản lý
dòng tiền hoặc quản lý dòng tiền không hiệu quả, đầu tư dàn trải dẫn đến các NHTM
thường đánh giá năng lực lãnh đạo doanh nghiệp ở mức thấp. Vì vậy, các lãnh đạo
doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực và điều hành để quản lý doanh nghiệp tốt hơn,
trên cơ sở đó các NHTM sẽ đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp tốt hơn.
Báo cáo tài chính thiếu minh bạch
Số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp (nhiều nhất là DNNVV) thường
không trung thực và thiếu minh bạch. Số liệu thiếu thống nhất, chưa theo kịp các chuẩn
mực quốc tế đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn từ NHTM.
Theo qui định của Việt Nam hiện nay, có 6 loại doanh nghiệp bắt buộc phải được kiểm
toán báo cáo tài chính hàng năm. Riêng các doanh nghiệp, tổ chức thực hiện vay vốn
ngân hàng thì được kiểm toán theo quy định của pháp luật về tín dụng. Tuy nhiên, phần
lớn các DNNVV đều không kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm. Nếu các NHTM yêu
cầu doanh nghiệp kiểm toán báo cáo tài chính thì trở thành một rào cản và tăng chi phí
cho các doanh nghiệp.
Tiếp nữa, các chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam là khá rõ ràng và đầy đủ
nhưng chỉ so với điều kiện thị trường tại Việt Nam, chưa phù hợp chuẩn mực kế toán
theo thông lệ quốc tế. Trong khi đó, việc phân loại khách hàng doanh nghiệp để cho vay
của các NHTM hiện nay lại đang dựa theo chuẩn mực quốc tế, mà chủ yếu khai thác
thông tin trên báo cáo tài chính không theo chuẩn mực quốc tế của doanh nghiệp.
Vấn đề nữa là luật hiện hành không có chế tài đủ mạnh để bảo đảm các quy định về
thông tin báo cáo tài chính được thực thi một cách nghiêm túc. Bởi chế tài quá nhẹ,
không đủ sức răn đe nên nhiều nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp đã không ngần
ngại bóp méo thông tin báo cáo tài chính. Do đó, nếu doanh nghiệp không cải thiện chất
lượng thông tin báo cáo tài chính, thì việc tiếp cận vốn các NHTM sẽ gặp khó khăn.
Trốn thuế
Hiện tượng trốn thuế của các doanh nghiệp đang phổ biến tại Việt Nam, hầu như các
doanh nghiệp đều lách luật, cố ý hạch toán tăng chi phí không thực tế trong hoạt động
kinh doanh theo qui định để lợi nhuận trước thuế giảm tới mức tối thiểu hoặc thậm chí
là âm, làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trở nên tồi tệ có chủ ý của doanh
nghiệp.
Điều này vô hình chung, khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn các NHTM, các NHTM
xem xét các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và tính toán các chỉ tiêu trên kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp để phân loại, đánh giá, xếp loại khách hàng thì dĩ nhiên
đánh giá là hiệu quả thấp.
Do đó, nếu doanh nghiệp đã chủ ý trốn thuế thì khó tiếp cận vốn các NHTM, vì vậy
lãnh đạo doanh nghiệp phải thực hiện việc ghi nhận kết quả kinh doanh thực tế phát
sinh để NHTM có thể đánh giá đúng hiệu quả của việc kinh doanh.
Thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt
Thông tư 09/2012/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực ngày
01/6/2012 đã quy định việc sử dụng các phương tiện thanh toán để giải ngân vốn vay
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải sử dụng các phương
tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay và thực hiện thanh toán
trực tiếp cho bên thụ hưởng với số tiền từ 100.000.000 đồng trở lên cho một lần giải
ngân.
Tuy nhiên thực tế, doanh nghiệp vẫn thích giải ngân bằng tiền mặt có rất nhiều lý do để
doanh nghiệp biện minh cho việc dùng tiền mặt như: bên thụ hưởng không có tài khoản
thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Để trả lương cho người lao động;
Để bù đắp phần vốn tự có, nguồn tài chính mà khách hàng vay đã sử dụng để thực hiện
dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án
phục vụ đời sống;...
Đứng trên góc độ NHTM cho vay, các lý do của doanh nghiệp đưa ra tỏ ra có lý.
Nhưng khi làm thủ tục giải ngân vốn tín dụng bằng tiền mặt thì doanh nghiệp không
chứng minh được việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Rõ ràng nhiều doanh nghiệp
đang lợi dụng sơ hở này sử dụng vốn vay sai mục đích, vì nhiều doanh nghiệp không đủ
hóa đơn, chứng từ chứng minh việc sử dụng vốn nên đây cũng là một rào cản trong việc
cho vay đối với NHTM.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là một bước tiến quan trọng trong
việc thực hiện đề án TTKDTM giai đoạn 2 (2010-2015) đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương
tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35- 40%,
triển khai 250.000 điểm chấp nhận thẻ (POS) với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm.
Việc mở rộng TTKDTM sẽ mang đến nhiều lợi ích, thu hút tiền nhàn rỗi trong xã hội,
tăng nguồn vốn cho đầu tư và mở rộng sản xuất.
Do đó, cùng với các NHTM, các doanh nghiệp cũng nên chủ động thực hiện TTKDTM
giúp NHNN tăng khả năng kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế, điều hành tốt
hơn chính sách tiền tệ quốc gia. TTKDTM sẽ tạo môi trường pháp lý quan trọng hỗ trợ
các cơ quan chức năng tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế
của Nhà nước.
Tài sản bảo đảm (TSBĐ)
Các doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM thường thiếu TSBĐ theo quy định, nguyên
nhân có nhiều lý do, nhưng nhìn chung như sau:
- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thì cao và tài sản cố định của doanh nghiệp thực tế
trên báo cáo tài chính cũng cao, nhưng giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì
không có hoặc có không đầy đủ theo quy định hiện hành nên không thế chấp để vay
vốn được. Việc không có giấy phép về quyền sử dụng và quyền sở hữu thì có nhiều
nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do chi phí cho việc có được giấy phép quyền sử dụng
và quyền sở hữu lớn, thủ tục hành chính rườm rà,... cũng là một trở ngại cho doanh
nghiệp.
- Khi vay vốn NHTM các doanh nghiệp luôn bảo đảm với ngân hàng dự án, phương án
sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu quả nhưng chỉ thiếu TSBĐ của doanh nghiệp. Các
NHTM đề nghị TSBĐ của bên thứ ba thì đại diện doanh nghiệp hoặc người có liên
quan đến doanh nghiệp không đồng ý đưa tài sản thuộc quyền sử dụng và quyền sở hữu
của mình dù rằng luôn khẳng định dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, hiệu
quả, đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cũng phải xem lại.
Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay, thiết nghĩ lĩnh vực kinh doanh nào
cũng gặp rủi ro thị trường đầu ra thì để đảm bảo hoàn vốn cho các NHTM thì việc các
NHTM yêu cầu có TSBĐ là hoàn toàn có cơ sở.
- Trường hợp đặc thù đối với dự án bất động sản (BĐS), dự án BĐS được chủ đầu tư
thế chấp để vay vốn tại các NHTM, sau đó lại được chính NHTM đó hoặc NHTM khác
cho vay để khách hàng mua các căn hộ của chính dự án BĐS đó. Rủi ro từ việc cho vay
mà TSBĐ là dự án BĐS sẽ rất lớn, bởi NHTM đã hai lần giải ngân cho hai khoản vay
khác nhau mà chỉ có một TSBĐ. Đây cũng là một rủi ro về TSBĐ cho các NHTM khi
cho vay mà doanh nghiệp cần quan tâm tránh, mà nhất là các doanh nghiệp hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực BĐS.
Trên đây là các vấn đề mà doanh nghiệp khi vay vốn các NHTM cần khắc phục, thay
đổi sao cho phù hợp với các quy định của NHTM. Dù rằng trong giai đoạn hiện nay,
việc tăng trưởng tín dụng của các NHTM gặp khó khăn với mong muốn là cầu nối giữa
doanh nghiệp và các NHTM, sẽ là sự hài hoà cho cả hai phí nếu hai bên đều phải cố
gắng để hiểu nhau hơn giữa NHTM và doanh nghiệp.
Có thể dễ dàng nhận thấy khó khăn mà các DNNVV gặp phải đó là khả năng tiếp cận
nguồn vốn. Theo thống kê của VCCI gần 80% doanh nghiệp muốn tìm nguồn vốn vay
từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp
ứng đủ các điều kiện của ngân hàng khi muốn tiếp cận nguồn vốn vay. Các DNNVV
thường có lượng tài sản nhỏ, khả năng thế chấp gần như không có, nên gặp rất nhiều
khó khăn khi muốn tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Đây được coi là một rào
cản lớn nhất khi tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng hay ngân hàng của các
DNNVV so với các doanh nghiệp Nhà nước. Đây cũng chính là thách thức đối với phía
ngân hàng khi quyết định cho vay đối tượng này. Với tài sản thế chấp nhỏ nếu doanh
nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ sẽ gây bất lợi cho ngân hàng trong vấn
đề xử lý nợ quá hạn.
Mặt khác, do đa phần các DNNVV đều đến từ các cơ sở thủ công phát triển lên nên
trình độ tiếp cận khoa học công nghệ còn hạn chế. Năng suất lao động không cao, chất
lượng không bảo đảm, khả năng cạnh tranh kém. Trong điều kiện hội nhập, cạnh
tranh với các sản phẩm xuất xứ từ các nước rất cao, ếu không có những cải tiến sẽ rất
khó khăn cho doanh nghiệp trong thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển đặc
biệt là đối với doanh nghiệp có “tham vọng” vươn ra thị trường thế giới.
Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các DNNVV cũng là vấn đề
đáng quan tâm. Cũng theo thống kê của VCCI, hiện chỉ có khoảng 46% doanh nghiệp
sử dụng email trong công việc, hơn 50% trong số doanh nghiệp này không có nhu cầu
sử dụng phần mềm quản lý và chỉ có khoảng 20% có website riêng. Nhiều chủ doanh
nghiệp không quen với việc điều hành qua máy tính và cho rằng công nghệ thông tin
chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn, còn DNNVV chỉ cần điều hành trực tiếp trong
doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nhom_14_nhpt_6719.pdf