PHÂN TÍCH RẤT CHI TIẾT VÀ ĐẦY ĐỦ
NỘI DUNG .
A. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Ai sẽ sử dụng hệ thống
II. Yêu cầu của hệ thống
1. Các yêu cầu chức năng
1.1. Quy trình phải thực hiện .
1.2. Các thông tin phải lưu trữ .
1.3. Các chức năng
2. Các yêu cầu phi chức năng
2.1. Về vận hành
2.2. Về hiệu năng .
2.3. Về an toàn bảo mật .
III. Các ca sử dụng
1. Xác định các ca sử dụng
2. Xác định các bước xử lý
3. Các thành phần liên quan .
4. Các ca sử dụng
4.1. Lập danh sách môn học lớp học
4.2. Phân công giảng dạy .
4.3. Lập thời khóa biểu
4.4. Đăng ký học .
4.5. Hủy lớp .
4.6. Xếp lịch thi .
4.7. Gửi phiếu điểm .
IV. Mô tả hệ thống
1. Mô tả hệ thống về dữ liệu
1.1. Các thực thể
1.2. Các thuộc tính cụ thể của các thực thể
1.3. Sơ đồ thực thể liên kết
1.4. Biến đổi các tập thực thể .
2. Mô tả hệ thống về chức năng .
2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Trang 3
2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới đỉnh mức 1
B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Thiết kế kiến trúc
1. Lựa chọn kiến trúc .
2. Ưu điểm 30
3. Lựa chọn mức truy nhập đối với từng đối tượng sử dụng .
II. Thiết kế dữ liệu .
1. Lược đồ quan hệ
2. Thiết kế lưu trữ cơ sở dữ liệu vật lý .
III. Thiết kế giao diện .
IV. Thiết kế chương trình
47 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4663 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin cho một trung tâm tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------------
BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
ĐỀ 4:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN
CHO MỘT TRUNG TÂM TIN HỌC
Giảng viên hướng dẫn: Vũ Tuyết Trinh
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 18
Vũ Thị Uyên 20073418 HTTT-K52
Trần Thị Kiều Oanh 20072192 KTMT-K52
Trương Tứ Hải 20071033 TTM-K52
Trần Trung Hiếu 20071130 TTM-K52
Nguyễn Tiến Hoàng 20071247 TTM-K52
Hà Nội, 5/2010
Trang 1
MÔ TẢ BÀI TOÁN
Một trung tâm tin học cần xây dựng hệ thống thông tin cho mình. Hệ thống
này được mô tả như sau:
Mỗi đầu học kỳ, phòng đào tạo (PĐT) lập danh sách các môn học cần mở
trong học kỳ này và số lớp cần mở cho mỗi môn học rồi chuyển danh sách đó
sang cho ban giảng huấn (BGH). BGH liên hệ với các giảng viên làm trong trung
tâm để phân công giảng dạy cho các môn học này. Để thuận tiện cho việc phân
công giảng dạy, hệ thống lưu lại thông tin vể khả năng giảng dạy các môn học của
giảng viên(giảng viên dạy được những môn học gì). Với những môn mà không có
giảng viên nào dạy được thì ban giảng huấn phải liên hệ để mời các giảng viên từ
bên ngoài về thỉnh giảng.
Sau khi phân công đầy đủ các giảng viên dạy các môn học, PĐT bắt đầu xếp
thời khóa biểu (lịch học) cho các lớp môn học. Thông tin về lịch học mô tả lớp
môn học đó được học ở phòng nào, từ tiết mấy đến tiết mấy, do giảng viên nào
dạy. Sau khi xếp xong thời khóa biểu, phòng đào tạo thông báo lịch học cho học
viên biết.Học viên sẽ đăng ký học tại phòng đào tạo. Nếu một lớp học nào đó có
số lượng học viên đăng ký quá ít sẽ bị hủy. Khi hủy lớp, phòng đào tạo sẽ phải
thông báo cho các học viên đã đăng ký biết. Thông tin về phòng học được cập nhật
mỗi khi có một sự thay đổi nào đó (thêm phòng mới, hủy phòng, nâng /giảm sức
chứa,…)
Cuối học kỳ, PĐT xếp lịch thi và thông báo cho học viên và các giảng viên
biết. Sau khi thi xong, giảng viên chấm điểm và gửi bảng điểm về cho PĐT. Cuối
cùng PĐT sẽ in phiếu điểm để gửi cho học viên. Học viên cũng có thể yêu cầu
phòng đào tạo in phiếu điểm bất cứ khi nào.
Trang 2
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................. 04
NỘI DUNG ................................................................................. 05
A. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG ............................................................................05
I. Ai sẽ sử dụng hệ thống ..................................................................05
II. Yêu cầu của hệ thống ....................................................................05
1. Các yêu cầu chức năng ............................................................05
1.1. Quy trình phải thực hiện ...............................................05
1.2. Các thông tin phải lưu trữ .............................................06
1.3. Các chức năng ..............................................................06
2. Các yêu cầu phi chức năng ......................................................06
2.1. Về vận hành ..................................................................06
2.2. Về hiệu năng .................................................................06
2.3. Về an toàn bảo mật .......................................................06
III. Các ca sử dụng ..............................................................................07
1. Xác định các ca sử dụng ..........................................................07
2. Xác định các bước xử lý ..........................................................07
3. Các thành phần liên quan .........................................................08
4. Các ca sử dụng ........................................................................11
4.1. Lập danh sách môn học lớp học ....................................11
4.2. Phân công giảng dạy .....................................................12
4.3. Lập thời khóa biểu ........................................................13
4.4. Đăng ký học .................................................................14
4.5. Hủy lớp.........................................................................15
4.6. Xếp lịch thi ...................................................................16
4.7. Gửi phiếu điểm .............................................................17
IV. Mô tả hệ thống ..............................................................................18
1. Mô tả hệ thống về dữ liệu ........................................................18
1.1. Các thực thể ..................................................................18
1.2. Các thuộc tính cụ thể của các thực thể ..........................18
1.3. Sơ đồ thực thể liên kết ..................................................19
1.4. Biến đổi các tập thực thể ...............................................19
2. Mô tả hệ thống về chức năng ...................................................20
2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh .........................21
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ....................................22
Trang 3
2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới đỉnh mức 1 .........................23
B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG ..........................................................................30
I. Thiết kế kiến trúc ..........................................................................30
1. Lựa chọn kiến trúc ...................................................................30
2. Ưu điểm ..................................................................................30
3. Lựa chọn mức truy nhập đối với từng đối tượng sử dụng .........31
II. Thiết kế dữ liệu .............................................................................32
1. Lược đồ quan hệ ......................................................................32
2. Thiết kế lưu trữ cơ sở dữ liệu vật lý .........................................33
III. Thiết kế giao diện .........................................................................36
IV. Thiết kế chương trình ....................................................................41
NHẬN XÉT................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 46
Trang 4
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, công nghệ thông tin đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế, xã hội. Việc áp dụng công nghệ thông tin đem lại hiệu quả ta lớn, làm tăng
năng suất lao động, giảm chi phí. Một trong những ứng dụng của nó là hệ thống
quản lý. Tuy nhiên mỗi tổ chức, doanh nghiệp lại có những đặc điểm khác nhau
nên vấn đề mấu chốt là làm sao xây dựng được các hệ thống quản lý phù hợp với
đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp đó. Có như vậy, hệ thống mới phát huy tác
dụng. Để làm được điều này thì khâu phân tích và thiết kế phải đặc biệt được chú
trọng.
Hiểu được vấn đề trên, với đề tài bài tập lớn: “Hệ thống quản lý thông tin
của trung tâm tin học”, chúng em cố gắng tập trung nhiều vào khâu phân tích và
thiết kế hệ thống thông tin quản lý nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tốt, phù
hợp và đảm bảo được nhu cầu của trung tâm.
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ nhiệt tình của cô Vũ Tuyết Trinh – Bộ môn hệ thống thông tin – Trường đại
học Bách Khoa Hà Nội và cảm ơn ý kiến đóng góp của các bạn trong giảng
đường để bài của chúng em được hoàn thành. Sự nỗ lực của các thành viên trong
nhóm cũng là một yếu tố tạo nên kết quả này. Nhóm chúng em mong được sự
đánh giá nhận xét của cô để đề tài hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 19/05/2010
Trang 5
NỘI DUNG
A. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
I. Ai sẽ sử dụng hệ thống
Phòng đào tạo.
Ban giảng huấn.
Các giảng viên.
Học viên của trung tâm.
II. Yêu cầu của hệ thống
1. Các yêu cầu chức năng
1.1. Quy trình phải thực hiện
Đầu học kỳ phòng đào tạo lập danh sách các môn học được mở trong kỳ và
danh sách các lớp học. Hệ thống sẽ lưu lại dữ liệu về danh sách môn học và
lớp học.
Ban giảng huấn dựa vào các thông tin về môn học, lớp học và năng lực
giảng dạy của giáo viên sẽ liên hệ với giảng viên trong trung tâm để phân
công giảng dạy. Nếu có môn mà không có giảng viên trong trung tâm giảng
dạy thì BGH sẽ liên hệ với giảng viên ở bên ngoài để về thỉnh giảng. Hệ
thống sẽ lưu lại thông tin giảng dạy của giảng viên và danh sách các giảng
viên dạy các lớp.
PĐT xếp thời khóa biểu cho các lớp học và thông báo với học viên. Hệ
thống lưu lại lịch học các lớp.
Học viên đăng ký học. Hệ thống xử lý thông tin nhận được và lưu trữ
chúng.
PĐT tùy vào số lượng đăng ký của mỗi lớp có thể hủy những lớp ít đăng ký
và thông báo với học viên. Hệ thống lưu lại danh sách cuối cùng về các lớp
học.
Cuối kỳ PĐT xếp lịch thi và thông báo với học viên và các giảng viên. Hệ
thống lưu trữ lịch thi và thực hiện gửi thông báo đế các học viên.
Giáo viên chấm điển và gửi bảng điểm về phòng đào tạo. Hệ thống lưu lại
bảng điểm và xử lý phân loại.
PĐT in phiếu điểm và gửi tới sinh viên (học viên có thể yêu cầu PĐT gửi
phiếu điểm). Hệ thống tự động gửi thông báo.
Trang 6
1.2. Các thông tin phải lưu trữ
Thông tin về môn học: tên môn học, mã môn học.
Thông tin về giảng viên: tên giảng viên, mã giảng viên, trình độ, khả năng
dạy các môn học, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, có phải là giảng viên thỉnh
giảng hay không.
Thông tin về phòng học: tên phòng, tình trạng : đang/không sử dụng, sức
chứa (tối thiểu, tối đa, cho phép).
Thông tin học viên:mã học viên, họ tên, ngày sinh, địa chỉ.
Thông tin lớp môn học: mã lớp, thời gian học, số lượng học viên trong lớp.
1.3. Các chức năng
Chức năng lưu trữ thông tin.
Chức năng sắp xếp phân công giảng dạy.
Chức năng lập thời khóa biểu, hiển thị lịch học.
Chức năng nhận bảng điểm từ giảng viên.
Chức năng cập nhật thông tin đăng ký từ sinh viên.
Chức năng hủy lớp đồng thời thông báo cho học viên.
Chức năng thông báo lịch thi, lịch học, gửi phiếu điểm tới sinh viên.
2. Các yêu cầu phi chức năng
2.1. Về vận hành
Cần có một nhóm phụ trách riêng về tính ổn định của hệ thống.
Nếu quá trình cập nhật thông tin có sai sót, cần có cơ chế dễ dàng chỉnh
sửa. Tránh mất công sức trong chỉnh sửa.
Sử dụng phần mềm tự động sắp xếp thời khóa biểu, phân công giảng dạy.
2.2. Về hiệu năng
Hệ thống có khả năng phục vụ nhiều người tại cùng một thời điểm. Bao
gồm : sinh viên, giảng viên, nhân viên phòng đào tạo, ban giảng huấn.
Thiết kế hệ thống nhằm tiết kiệm chi phí tối đa.
2.3. Về an toàn, bảo mật
Sinh viên, giảng viên, ban giảng huấn có quyền xem các thông tin trong
phạm vi cho phép.
Chỉ có phòng đào tạo mới có quyền xem, sửa thông tin trong toàn bộ hệ
thống.
Tiến hành backup dữ liệu định kỳ.
Kiểm soát bằng cách ghi lại nhật kí những thay đổi trong hệ thống theo
từng ngày.
Trang 7
III. Các ca sử dụng
1. Xác định các ca sử dụng
Lập danh sách các môn học lớp học.
Phân công giảng dạy.
Xếp thời khoá biểu + thông báo.
Đăng ký học.
Huỷ lớp.
Xếp lịch thi.
Gửi bảng điểm.
2.Xác định các bước xử lý
a. Lập danh sách các môn học
Thời gian là đầu học kỳ, PĐT dựa trên năng lực của trung tâm tiến hành lập
danh sách các môn học kỳ này và số lớp cần mở cho mỗi môn.
Hệ thống lưu lại thông tin và gửi cho BGH.
b. Phân công giảng dạy
Hệ thống tìm kiếm thông tin chuyên môn giảng dạy của giảng viên và số lượng
giảng viên.
Dựa vào các thông tin này hệ thống gửi đến cho mỗi giảng viên một yêu cầu và
thông tin về các lớp học người đó có thể giảng dạy.
Giảng viên gửi lại cho hệ thống xác nhận những lớp học có thể giảng dạy được
và một số yêu cầu về lịch dạy.
Hệ thống phân tích thông tin, nếu môn học nào không có giảng viên nào dạy
được thì tiến hành liên hệ với trung tâm khác để thuê giảng viên về thỉnh giảng.
Hệ thống lưu lại thông tin giảng viên và thông tin về các giảng viên bên ngoài
đến thỉnh giảng.
c. Xếp thời khoá biểu
PĐT sử dụng thông tin lưu trữ về danh sách lớp học, số lượng phòng học sức
chứa của mỗi phòng và thông tin giảng viên để xếp thời khoá biểu.
Hệ thống lưu lại thông tin về lịch học bao gồm lớp môn học, phòng học, giảng
viên giảng dạy, thời gian học.
Trang 8
Hệ thống đăng tải thông tin lịch học đến các học viên.
d. Đăng ký học
Học viên đăng ký học thông qua hệ thống.
Hệ thống lưu lại thông tin đăng ký của học viên, thêm vào danh sách các lớp
tên học viên, nếu lớp nào đã đầy học sinh thì báo full và ngừng đăng ký đối với
lớp đó.
Sau thời gian dành cho học viên đăng ký, hệ thống thống kê lại các thông tin
về lớp học.
e. Huỷ lớp
Dựa vào thông tin các lớp học được học viên đăng ký, hệ thống tiến hành huỷ
những lớp có quá ít sinh viên đăng ký.
Hệ thống gửi thông tin huỷ lớp đến giảng viên và học viên đăng kí vào lớp đó.
Kết thúc hệ thống lưu lại toàn bộ các thông tin về môn học lớp học và danh
sách các học viên của các lớp.
f. Xếp lịch thi
Hệ thống dựa vào thông tin về môn học, lớp học được mở đầu kỳ và số phòng
học của trung tâm để xếp lịch thi.
Hệ thống thông báo lịch thi.
Phân công giáo viên coi thi.
g. Gửi phiếu điểm
Giáo viên chấm thi sẽ gửi bảng điểm thi của các lớp học vào hệ thống.
Hệ thống dựa trên thông tin của học viên sẽ xử lý các thông tin vừa nhận được.
Khi hoàn tất hệ thống sẽ gửi bảng điểm đến các học viên.
Nếu có học viên gửi yêu cầu đến hệ thống yêu cầu gửi bảng điểm, hệ thống sẽ
tìm kiếm bảng điểm của học viên đó và gửi lại cho học viên.
3. Xác định các thành phần liên quan
3.1. Lập danh sách các môn học và lớp môn học
Trang 9
Sự kiện kích hoạt: vào đầu kỳ, yêu cầu từ phía trung tâm.
Thông tin đầu vào: chương trình học của học viên, khả năng cơ sở vật chất của
trung tâm, số lượng nhân viên, học viên của trung tâm.
Thông tin xử lý: các môn cần học của sinh viên.
Thông tin đầu ra: danh sách các môn học và lớp học của trung tâm trong học
kỳ này.
Nếu thiếu thông tin, công việc sẽ được hoãn lại trong thời gian ngắn và yêu cầu
cung cấp thông tin nhanh chóng.
3.2. Phân công giảng dạy
Sự kiện kích hoạt: khi các môn học và lớp học đã được chỉ định.
Thông tin đầu vào: năng lực chuyên môn của các giảng viên trong trung tâm,
danh sách các môn học và lớp học, số giảng viên.
Thông tin xử lý: danh sách giảng dạy trong kỳ của các gíảng viên.
Thông tin đầu ra: danh sách các giảng viên giảng dạy mỗi môn học và lớp học,
thông tin về các giảng viên trung tâm khác đến thỉnh giảng.
Nếu thông tin đầu vào chưa sẵn sàng: không xử lý.
3.3. Xếp thời khoá biểu
Sự kiện kích hoạt: khi danh sách các môn học lớp học và danh sách giảng viên
mỗi lớp được chấp nhận.
Thông tin đầu vào: danh sách môn học, lớp học và giảng viên mỗi lớp.
Thông tin xử lý: danh sách môn học, lớp học, giảng viên.
Thông tin đầu ra: lịch học cho học kỳ.
Nếu các thông tin chưa đủ: không xử lý.
3.4. Đăng ký lịch học
Sự kiện kích hoạt: Đã có lịch học.
Thông tin đầu vào: lịch học của kỳ, số lượng môn cần học của học viên, thông
tin về số lượng tối đa mỗi lớp, thông tin đăng ký của sinh viên.
Trang 10
Thông tin xử lý: các thông tin đăng ký của học viên.
Thông tin đầu ra: Thời khoá biểu của mỗi học viên.
3.5. Huỷ lớp
Sự kiện kích hoạt: khi có một lớp nào đó có số lượng sinh viên qua ít.
Thông tin đầu vào: danh sách lớp cần huỷ và các thông tin liên qua đến lớp học
đó.
Thông tin xử lý: danh sách lớp, danh sách học viên, giảng viên.
Thông tin đầu ra: xác nhận từ hệ thống lớp đã được huỷ, thông báo đến sinh
viên và giảng viên của lớp đó.
Nếu thông tin chưa đủ: không xử lý đối với danh sách lớp, thực hiện sau đối
với giảng viên.
3.6. Xếp lịch thi
Sự kiện kích hoạt: thời gian học kết thúc.
Thông tin đầu vào: danh sách các lớp học môn học và danh sách học viên,
giảng viên.
Thông tin xử lý: thời gian thi của các môn học.
Thông tin đầu ra: lịch thi.
Nếu không có thông tin: không xử lý.
3.7. Gửi phiếu điểm
Sự kiện kích hoạt: khi các giảng viên gửi bảng điểm đến hệ thống.
Thông tin đầu vào: bảng điểm, danh sách học viên.
Thông tin xử lý: bảng điểm các lớp.
Thông tin đầu ra: bảng điểm cá nhân của mỗi sinh viên.
Nếu chưa có thông tin: không xử lý.
Trang 11
4. Các ca sử dụng
4.1. Lâp danh sách các môn học
Use case name: Lập danh sách các môn học, lớp học ID: 1 Importance level: high
Primary actor: Phòng đào tạo
Short Description: Ca sử dụng này mục đích là tạo danh sách môn học, lớp học
Trigger: Yêu cầu từ trung tâm vào đầu năm học
Type: Temporal
Major Inputs Description
Chương trình học
Cơ sở vật chất
Số lượng học viên dự kiến
Số giảng viên
Source
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Trung tâm
Major Inputs Description
Danh sách môn học
Danh sách lớp học
Số lượng học viên dự kiến mỗi lớp
Destination
PĐT
PĐT
PĐT
Major Steps Performed Information for Steps
1. PĐT tìm kiếm thông tin về chương trình học, số lượng học viên,
giảng viên
Chương trình học, số lượng học
viên, giảng viên
2. PĐT kiểm tra cơ sở vật chất của trung tâm Khả năng cung ứng của trung tâm
3. Lập ra danh sách các môn học được giảng dạy trong học kỳ Danh sách các môn học
4. Lập danh sách lớp học được mở
Danh sách lớp học, số lượng học
viên mỗi lớp
Trang 12
4.2. Phân công giảng dạy
Use case name: Phân công giảng dạy ID: 2 Importance level:nomal
Primary actor: BGH
Short Description: Ban giảng huấn phân công giảng viên giảng dạy các môn học
Trigger: Khi có danh sách môn học, lớp học
Type: External
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Danh sách môn học PĐT
Danh sách giảng viên của mỗi
lớp
BGH
Thông tin về chuyên môn của
giảng viên
Hệ thống
Thông tin về các giảng viên
thỉnh giảng
BGH
Danh sách lớp học PĐT
Số lượng giảng viên Trung tâm
Major Steps Performed Information for Steps
1. Ban giảng huấn nhận dữ liệu từ phòng đào tạo Danh sách lớp học môn học
2. Gửi thông báo đến các giảng viên yêu cầu xác định môn học có
thể giảng dạy
Danh sách dự trù giảng dạy
3. Nhận thông tin từ các giảng viên Môn học và lớp học có thể giảng
dạy
4. Phân công giảng dạy Danh sách các giảng viên giảng
dạy
5. Liên hệ các trung tâm khác để thuê giảng viên dạy các lớp
không có giảng viên đảm nhiệm
Thông tin của các giảng viên
thỉnh giảng
6. Gửi danh sách sang PĐT Danh sách phân công giảng dạy
Trang 13
4.3. Phân công giảng dạy
Use case name: Xếp thời khoá biểu ID:3 Importance level:nomal
Primary actor: PĐT
Short Description: Phòng đào tạo
Trigger: Khi đã có danh sách các lớp học và giảng viên giảng dạy
Type: External
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Danh sách các lớp học PĐT Lịch học Học viên
Danh sách giảng viên BGH Thời gian giảng dạy Giảng viên
Các phòng học và thời gian xử
dụng
Trung tâm Phòng học Học viên
Major Steps Performed Information for Steps
1.Nhận thông tin từ ban giảng huấn Danh sách phân công giảng dạy
2. Tìm kiếm thông tin từ hệ thống
Danh sách lớp học, số lưọng học
viên mỗi lớp, tình trạng cơ sở
vật chất hệ thông
3. Sắp xếp lịch học Lịch học
4. Thông báo lịch học kỳ tới đến học viên và giảng viên
Trang 14
4.4. Đăng ký học
Use case name: Đăng ký học ID:4 Importance level:nomal
Primary actor : Học viên
Short Description: Học viên đăng ký học qua hệ thống
Trigger: Lịch học đã được PĐT ấn định
Type: External
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Thông tin đăng ký học Học viên Thời khoá biểu riêng Học viên
Danh sách lớp học PĐT
Số lượng học viên đăng ký
mỗi lớp PĐT
Số lượng học viên mỗi lớp PĐT
Major Steps Performed Information for Steps
1. Nhận thông tin đăng ký từ học viên Thông tin đăng ký
2. Cập nhật thông tin vào hệ thông Số lượng học viên đã đăng ký
3. Ngừng đăng ký đối với các lớp đã đủ số lượng Danh sách các lớp ngừng đăng ký
4. Sau thời gian đăng ký tổng hợp thông tin
Danh sách các lớp và số lượng
học viên
Trang 15
4.5. Huỷ lớp
Use case name: Huỷ lớp ít đăng ký ID:5 Importance level: nomal
Primary actor: PĐT
Short Description: Phòng đào tạo huỷ các lớp có quá ít sinh viên đăng ký
Trigger: Khi có danh sách các lớp có ít đăng ký
Type: External
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Danh sách các lớp có ít học
viên đăng ký
Hệ thống Xác nhận huỷ lớp Hệ thống
Thông báo đến các học viên
và giảng viên lớp đó
Hệ thống
Major Steps Performed Information for Steps
1. Thu thập thông tin về các lớp ít học viên đăng ký Danh sách lớp ít học viên
2. Huỷ lớp
Danh sách các học viên của lớp
và giảng viên phân công giảng
dạy
3. Gửi thông báo đến các học viên đã đăng ký
4. Điều chỉnh lại danh sách các lớp học và số học viên
Danh sách ấn định lớp học và số
học viên của lớp trong học kỳ
Trang 16
4.6. Xếp lịch thi
Use case name: Xếp lịch thi ID:6 Importance level: nomal
Primary actor: PĐT
Short Description: Phòng đào tạo xếp lịch thi cho các học viên
Trigger: Khi học kỳ kết thúc
Type: Temporal
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Danh sách các lớp học PĐT Lịch thi Học viên
Số lượng học viên PĐT Phân công coi thi Giảng viên
Số lượng giảng viên PĐT
Danh sách giảng viên dạy các
lớp
PĐT
Major Steps Performed Information for Steps
1. Lấy thông tin từ hệ thống Danh sách lớp học, số lượng học viên, giảng viên
2. Kiểm tra lại cơ sở vật chẩt của trung tâm Thông tin khả năng đáp ứng của trung tâm
3. Kiểm tra lại lịch học và làm việc của trung tâm Thời gian có thể diễn ra
4. Sắp xếp lịch thi Lịch thi các môn
5. Thông báo tới các học viên lịch thi Danh sách các học viên dự thi
6. Thông báo tới các giảng viên Danh sách phân công coi thi
Trang 17
4.7. Gửi phiếu điểm
Use case name: Gửi phiếu điểm ID:7 Importance level: nomal
Primary actor: PĐT
Short Description: Phòng đào tạo gửi bảng điểm đến các học viên sau khi có điểm thi
Trigger:khi các cán bộ chấm thi gửi bảng điểm các lớp đến hệ thống
Type: External
Major Inputs Description Source Major Outputs Description Destination
Bảng điểm Giảng viên Bảng điểm cá nhân Học viên
Danh sách học viên các lớp PĐT
Danh sách các môn học viên
đăng ký trong kỳ
PĐT
Major Steps Performed Information for Steps
1. Hệ thống nhận thông tin bảng điểm từ giảng viên Bảng điểm
2. Hệ thống lưu thông tin lại Danh sách bảng điểm
3. Hệ thống xử lý dữ liệu, cập nhật bảng điểm cá nhân Bảng điểm cá nhân
4. Gửi bảng điểm đến cho học viên Bảng điểm cá nhân
5. Nếu có học viên yêu cầu gửi phiếu điểm Yêu cầu từ học viên
6. Hệ thống tìm kiếm bảng điểm Bảng điểm
7. Gửi phiếu điểm đến cho học viên có yêu cầu, và yêu cầu xác
nhận đã nhận được thông tin
Xác nhận từ học viên
Trang 18
IV. Mô tả hệ thống
1. Mô tả hệ thống về dữ liệu
1.1. Các thực thể
Hệ thống gồm các thực thể sau:
Giảng viên (GIANG_VIEN).
Môn học (MON_HOC).
Học viên (HOC_VIEN).
Phòng học (PHONG_HOC).
Lớp môn học (LOP_MON_HOC).
1.2. Thuộc tính cụ thể các thực thể
GIANG_VIEN (maGV, tenGV, trinhDoGV, soDT, diaChiGV, thinhGiang).
MON_HOC (maMon, tenMon).
HOC_VIEN (maHV, hoTenHV, ngaySinh, diaChiHV, soDT).
PHONG_HOC (tenPhong, tinhTrang, sucChua).
LOP_MON_HOC (maLop, thoigianHoc, soluongHV,lichThi)
Trang 19
1.3. Sơ đồ thực thể liên kết
1.4. Biến đổi các tập thực thể
Các liên kết 1-1
Không có
Các liên kết 1-n
MON_HOC - LOP_MON_HOC.
GIANG_VIEN - LOP_MON_HOC.
PHONG_HOC - LOP_MON_HOC.
Cách xử lý: thêm khóa chính của quan hệ bên 1 vào quan hệ bên n làm khóa
ngoài.
LOP_MON_HOC (maLop, thoiGianHoc, soLuongHV,lichThi,maLop,maGV, tenPhong ) .
Các liên kết n-n
GIANGVIEN – MON_HOC.
HOC_VIEN – LOP_MON_HOC.
Trang 20
Cách xử lý: Thêm một quan hệ mới xác định bởi các thuộc tính nằm trong
khóa của các thực thể có liên quan và các thuộc tính của liên kết.
dạy được (maGV, maMon) hay KHA_NANG_GIANG_DAY(maGV,maMon)
HOC (maLop, maHV, ketQua, lichThi).
THI(maLop, phongThi,thoiGian)
Mô hình quan hệ
GIANG_VIEN (maGV, tenGV, trinhDoGV, soDT, diaChiGV, thinhGiang).
MON_HOC (maMon, tenMon).
HOC_VIEN (SHHV, hoTenHV, ngaySinh, diaChiHV, soDT).
PHONG_HOC (tenPhong, tinhTrang, sucChua).
LOP_MON_HOC (maLop, thoigianHoc, soluongHV ,lichThi ,maGV ,maMon ,tenPhong)
KHA_NANG_GIANG_DAY(maGV,maMon)
HOC(maLop,maHV,ketQua)
THI(maLop,phongThi,thoiGian)
2. Mô tả hệ thống về chức năng
Với các ký hiệu:
Hình chữ nhật là tác nhân.
Hình thoi là kho dữ liệu.
Hình tròn méo là các chức năng.
Trang 21
2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Trang 22
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Trang 23
2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu dưới đỉnh mức 1
a. Chức năng 1 – lập danh sách môn học, lớp học
Trang 24
b. Chức năng 2 – phân công giảng dạy
Trang 25
c. Chức năng 3- lập thời khóa biểu
Trang 26
d. Chức năng 4 – đăng ký học
Trang 27
e. Chức năng 5 – hủy lớp
Trang 28
f. Chức năng 6 – xếp lịch thi
Trang 29
g. Chức năng 7 – gửi phiếu điểm
Trang 30
B. THIẾT KẾ HỆ THỐNG
I. Thiết kế kiến trúc
1. Lựa chọn kiến trúc:
Mô hình Client - Server, loại Server base.
Mô hình Web Server.
Một hệ quản trị CSDL đặt trên máy chủ, có nhiệm vụ quản lý tập trung các dữ
liệu, cho phép thực hiện các truy cập song song.
2. Ưu điểm:
Có 4 nhóm người sẽ sử dụng hệ thống sinh viên, giảng viên, ban giảng huân,
nhân viên phòng đào tạo. Trong đó sinh viên, giảng viên chiếm số lượng lớn.
Khi sử dụng web server, yêu cầu đối với máy tính rất nhẹ nhàng. Máy tính
client chỉ cần cài đặt trình duyệt là có thể sử dụng các chức năng của hệ thống
Trang 31
Các thông tin về từng sinh viên, từng giảng viên và đặc biệt điểm môn học
từng sinh viên cần được bảo mật.
Việc thêm, chỉnh sửa thông tin cho sinh viên, giảng viên, phòng học chỉ cần
thực hiện một lần duy nhất trên máy chủ. Dễ dàng hơn trong việc quản trị sao
chép dự phòng dữ liệu (backup).
3. Lựa chọn mức truy cập với từng nhóm người sử dụng:
Học viên : truy cập ở mức ứng dụng (xem lịch học, lịch thi, kết quả từng môn
học)
gửi đăng kí môn học tại đầu mõi kỳ học
Gửi yêu cầu in phiếu điểm
Giảng viên: truy cập ở mức ứng dụng
Được phép truy vấn dữ liệu (xem thông tin sinh viên, lịch dạy, thông tin về lớp
học đang dạy)
Gửi bảng điểm vào cuối kì cho cho mỗi lớp học.
Gửi khả năng giảng dạy.
Nhân viên phòng đào tạo: Được phép truy cập dữ liệu, lưu trữ giữ liệu
VD: Thêm mới/ thay đổi/Xóa thông tin từng sinh viên, môn học, phòng học
Truy cập dữ liệu tùy theo yêu cầu công việc (VD:
Ban giảng huấn: Truy cập dữ liệu
Trang 32
II. Thiết kế dữ liệu
1. Lược đồ quan hệ
Trang 33
2. Thiết kế lưu trữ cơ sở dữ liệu vật lý
2.1 Bảng HOC_VIEN
Lưu trữ danh sách các học viên trong trung tâm
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maHV number Mã học viên để phân biệt các học viên
2 hoTenHV Text Họ tên học viên
3 ngaySinh Text Ngày sinh của học viên
4 diaChiHV Text Địa chỉ của học viên
5 soDT number Số điện thoại của học viên
Trong bảng này maHV được chọn làm khóa.
2.2 Bảng LOP_MON_HOC
Lưu trữ thông tin về các lớp môn học được mở trong kỳ
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maLop Number Mã lớp môn học
2 soLuongHV Number Số lượng học viên của lớp
3 thoiGianHoc Date/time Thời gian học trong ngày
4 maMon Number Mã môn học
5 maGV Number Mã giảng viên
6 tenPhong Text Tên phòng học
Trong bảng thì khóa sử dụng ở đây là maLop.
2.3 Bảng MON_HOC
Bảng lưu trữ thông tin vể môn học
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maMon Number Mã môn học
2 tenMon Text Tên của môn học
Khóa ở đây là maMon.
Trang 34
2.4 Bảng PHONG_HOC
Lưu trữ các thông tin về các phòng học của trung tâm
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 tenPhong Text Tên phòng học
2 tinhTrang Text Tình trạng của phòng học
3 sucChua number Sức chứa tối đa của phòng học
Khóa sử dụng là tenPhong
2.5 Bảng GIANG_VIEN
Lưu trữ các thông tin riêng của giảng viên trong trung tâm
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maGV Number Mã giảng viên
2 tenGV Text Tên giảng viên
3 trinhdoGV Text Trình độ giảng dạy của
giảng viên
4 diaChiGV Text Địa chỉ hiện tại của giảng
viên
5 soDT Number Số điện thoại giảng viên
6 thinhGiang Yes/no Giảng viên có phải là giảng
viên thỉnh giảng hay
không
Khóa ở đây là maGV.
2.6 Bảng KHA_NANG_GIANG_DAY
Thể hiện khả năng giảng dạy của giảng viên ( có thể dạy những môn nào)
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maGV Number Mã giảng viên
2 maMon number Mã môn học giảng viên có
thể giảng dạy
Khóa ở đây là (maGV,maMon).
Trang 35
2.7 Bảng HOC
Lưu trữ thông tin kỳ này học viên học những lớp môn học nào
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maHV Number Mã học viên
2 maLop Number Mã lớp học viên học trong kỳ
3 ketQua Text Kết quả thi
Khóa ở đây là (maHV,maLop).
2.8 Bảng THI
Các thông tin về lịch thi của các lớp môn học
STT Tên trường Kiểu Độ rộng Ý nghĩa
1 maLop Number Mã lớp môn học
2 thoiGian Date/time Thời gian thi
3 phongThi Text Địa điểm thi
Khóa ở đây là maLop.
Trang 36
III. THIẾT KẾ GIAO DIỆN
Giao diện tương tác của hệ thống:
Trang 37
1. Học viên
1.1. Đăng kí học
1.2. Xem lịch học (học viên)
Trang 38
1.3 Xem điểm
2. Giảng viên
2.1. Xem lịch giảng dạy
Trang 39
2.2 Nhập điểm
Trang 40
3. Phòng đào tạo
3.1. Lập danh sách môn học
Trang 41
3.2. Xem thông tin học viên
IV. Thiết kế chương trình
1. Lập danh sách lớp học môn học
Trang 42
2. Phân công giảng dạy
3. Lập thời khóa biểu
Trang 43
4. Đăng kí học
5. Hủy lớp
Trang 44
6. Xếp lịch thi
7. Gửi phiếu điểm
Trang 45
NHẬN XÉT
Qua quá trình thực hiện đề tài bài tập lớn, chúng em đã rút ra một số nhận xét
về kết quả thực hiện của nhóm như sau:
Ưu điểm:
- Các thành viên trong nhóm luôn có ý thức hoàn thành công việc của mình.
- Trong từng bước phân tích và thiết kế cả nhóm đã hiểu được tương đối đầy
đủ các bước của quy trình quản lý hệ thống của trung tâm tin học qua đó đã
hiểu sâu hơn những kiến thức cô giảng trên lớp.
Nhược điểm:
- Chúng em vẫn chưa làm được phần Test Case.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chúng em vẫn chưa thể hoàn thành tất cả các
khâu như yêu cầu của một bài phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Vì vậy,
chúng em rất mong sự góp ý của cô cho bài làm của nhóm.
Một lần nữa, chúng em xin cảm ơn sự nhiệt tình của cô giáo đã giúp nhóm
hoàn thành bài tập lớn này.
Trang 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng của cô Vũ Tuyết Trinh – Bộ môn hệ thống thông tin – Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
2. Giáo trình “Phân tích và thiết kế hệ thống thông ”, tác giả Nguyễn Văn Ba,
nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin cho một trung tâm tin học(thực hiện bởi sv bkhn).pdf